You are on page 1of 3

MỤC TIÊU 30 CHUYÊN ĐỀ CHINH PHỤC KÌ THI THPT QUỐC GIA

7 ĐIỂM MÔN HÓA HỌC - NĂM 2021

CHUYÊN ĐỀ 09: TÍNH CHẤT, ỨNG DỤNG CỦA NHÔM VÀ HỢP CHẤT
Câu 1: Kim loại phản ứng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH tạo thành muối là
A. Cu. B. Al. C. Na. D. Fe.
Câu 2: Thành phần chính của quặng boxit là hợp chất nào?
A. FeS2. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. Al2O3.
Câu 3: Xác định chất X thỏa mãn sơ đồ sau: Al2O3  X (dd) 
 NaAlO2  H2 O
A. NaHSO4. B. NaCl. C. Na2CO3. D. NaOH.
Câu 4: Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là
A. Na. B. Ca. C. Mg. D. Al.
Câu 5: Dung dịch AlCl3 không phản ứng được với dung dịch nào?
A. AgNO3. B. HNO3. C. NH3. D. NaOH.
Câu 6: Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.12H2O được gọi là phèn chua nếu M là kim loại nào?
A. Na. B. Li. C. Ag. D. K.
Câu 7: Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
A. NaNO3. B. Ca(OH)2. C. KCl. D. Na2SO4.
Câu 8: Xác định chất X thỏa mãn sơ đồ sau: Al(OH)3  X (dd) 
 KAlO2  H2O
A. KOH. B. KCl. C. KHSO4. D. K2CO3.
Câu 9: Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al2O3?
A. NaCl. B. KHSO4. C. K2SO4. D. H2O.
Câu 10: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. BaCl2. C. HCl. D. Ba(OH)2.
Câu 11: Xác định chất X thỏa mãn sơ đồ sau: Al(OH)3  X (dd) 
 Al(NO3 )3  H2O
A. KHSO4. B. KNO3. C. HNO3. D. K2CO3.
Câu 12: Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al2O3?
A. Na2SO4. B. Ba(OH)2. C. H2O. D. KCl.
Câu 13: Cho từ từ dung dịch chứa chất X tới dư vào dung dịch Al(NO3)3, thu được kết tủa trắng keo. Chất X là
A. Ba(OH)2. B. HCl. C. NH3. D. NaOH.
Câu 14: X là kim loại hoạt động mạnh, không thể điều chế X bằng cách điện nóng chảy muối halogenua của nó.
Kim loại X là
A. Na. B. Ba. C. Ca. D. Al.
Câu 15: Hiđroxit nào sau đây còn có tên gọi là axit aluminic?
A. Al(OH)3. B. KOH. C. NaOH. D. Ba(OH)2.
Câu 16: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Al2O3. B. NaAlO2. C. Al2(SO4)3. D. AlCl3.
Câu 17: Muối kali aluminat có công thức là
A. KNO3. B. K2SO4. C. KAlO2. D. KCl.
Câu 18: Nhôm bền trong không khí và trong nước là do có lớp chất X rất mỏng và bền bảo vệ. Chất X là
A. Al2O3. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. KAlO2.
Câu 19: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa. Dung dịch X chứa chất nào?
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. AlCl3. D. NaAlO2.
Câu 20: Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Al(OH)3?
A. NaOH. B. Na2SO4. C. NaHSO4. D. HCl.
Câu 21: Ở điều kiện thích hợp, kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây?
A. MgO. B. CuO. C. Fe3O4. D. Cr2O3.
1
Câu 22: Dung dịch Al2(SO4)3 không phản ứng được với dung dịch nào?
A. BaCl2. B. H2SO4. C. NaOH. D. Ba(OH)2.
Câu 23: Xác định chất X thỏa mãn sơ đồ sau: Al2O3  X (dd) 
 AlCl3  H2O
A. HCl. B. Na2CO3. C. NaHSO4. D. NaCl.
Câu 24: Dung dịch nào sau đây hòa tan đươc Al(OH)3?
A. KCl. B. Na2SO4. C. HNO3. D. NaNO3.
Câu 25: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
A. HCl. B. H2SO4 đặc, nguội.
C. Cu(NO3)2. D. NaOH.
Câu 26: Hợp chất X là chất rắn màu trắng, không tan trong nước và bền với nhiệt. Công thức X là
A. NaAlO2. B. Al(NO3)3. C. Al2O3. D. Al(OH)3.
Câu 27: Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.12H2O được gọi là phèn nhôm nếu M không phải là ion nào?
+

A. Li+. B. NH4+. C. Na+. D. K+.


Câu 28: Dung dịch Al(NO3)3 không phản ứng được với dung dịch nào?
A. Ba(OH)2. B. NaOH. C. NH3. D. HCl.
Câu 29: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Al(OH)3. B. Al(NO3)3. C. Ba(AlO2)2. D. NaAlO2.
Câu 30: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính và kém bền với nhiệt?
A. KAlO2. B. Al(OH)3. C. Al2O3. D. Al(NO3)3.
Câu 31: Kim loại nào sau đây là thành phần của hợp kim siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không?
A. Mg. B. Ca. C. Al. D. Na.
Câu 32: Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch KAlO2?
A. HNO3. B. KHSO4. C. HCl. D. NaOH.
Câu 33: Kim loại nào sau đây có trong hỗn hợp tecmit để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray?
A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Na.
Câu 34: Kim loại Al phản ứng với dung dịch chứa chất nào sau đây?
A. NaNO3. B. MgCl2. C. Na2SO4. D. NaHSO4.
o
Câu 35: Xác định chất X thỏa mãn sơ đồ sau: Hiñroxit X 
t
 Oxit Y  H 2 O
A. KOH. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. Al(OH)3.
Câu 36: Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Al2O3?
A. HCl. B. HNO3. C. NaNO3. D. NaOH.
Câu 37: Bình chứa làm bằng chất X, không dùng để đựng dung dịch nước vôi trong. Chất X là
A. sắt. B. thủy tinh. C. nhôm. D. nhựa.
Câu 38: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch chất X, thấy tạo thành kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan
hết. Chất X là
A. Fe(NO3)2. B. KAlO2. C. NaNO3. D. AlCl3.
Câu 39: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. AlCl3. B. KAlO2. C. Al2O3. D. Al2(SO4)3.
Câu 40: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch chất X, thấy tạo thành kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan hết.
Chất X là
A. AgNO3. B. NaOH. C. AlCl3. D. KAlO2.
Câu 41: Hơp chất X là chất rắn màu trắng, kết tủa ở dạng keo. Công thức của X là
A. Al(OH)3. B. Al(NO3)3. C. NaAlO2. D. Al2O3.
Câu 42: Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất nào?
A. AlCl3. B. NaAlO2. C. Al2O3. D. Al(OH)3.
Câu 43: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al2(SO4)3. B. NaAlO2. C. Al(NO3)3. D. Al(OH)3.

2
3

You might also like