You are on page 1of 18

Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.

HY

BÀI 13
ID: 64303, 66975
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

VỢ NHẶT
(Kim Lân)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Kim Lân (1920 - 2007) là cây bút chuyên viết truyện. Thế giới nghệ thuật của ông chỉ tập
trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. Ông viết rất hay về những thú chơi
gọi là phong lưu đồng ruộng của người dân quê (chó săn, đánh vật, chọi gà, thả chim...). Các
truyện: "Đôi chim thành", "Con mã mái", "Chó săn"... kể lại một cách sinh động những thú chơi
lành mạnh kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước cách
mạng - những người sống cực nhọc, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa.
- Sau cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện
ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Ông
viết chân thật và xúc động về cuộc sống và con người ở nông thôn mà ông hiểu sâu sắc - những
con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng.
2. Văn bản
"Vợ nhặt" được xem là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân có tiền thân là tiểu thuyết "Xóm
ngụ cư" được viết ngay sau cách mạng tháng Tám thành công, lấy bối cảnh nạn đói năm Ất Dậu
(1945) nhưng bị bỏ dở và mất bản thảo. Mãi đến sau khi hòa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào
một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Tình huống truyện
- Diễn biến tình huống: Anh cu Tràng nhà nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, giữa lúc đói khát lại lấy
được vợ.
- Đặc điểm của tình huống truyện:
+ Lạ:
Tràng vừa nghèo, vừa xấu, lại là dân ngụ cư (bị người làng khinh rẻ) tưởng như ế vợ thế mà lại
lấy được vợ;
hai con người mới gặp nhau hai lần, chưa biết gì về nhau mà đã theo nhau về ở cùng nhà;
giữa cảnh đói khát (người chết thì "như ngả rạ", người sống "xanh xám như những bóng ma",
"không khí vẩn lên mùi rác rưởi và mùi gây của xác người", "tiếng quạ cứ kêu lên từng hồi thê
thiết", mùi đốt đống rấm từ những nhà có người chết thoảng vào khét lẹt) người ta chỉ có thể nghĩ
đến miếng ăn, sự sống – cái chết thì Tràng lại lấy vợ.

Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

+ Éo le, thê thảm: Giá trị con người rúng (người đàn bà theo không Tràng, một người xa lạ về
nhà; "đám cưới" ngày đói thật thảm hại, không cheo cưới, không rước dâu, cô dâu không có bộ
quần áo lành lặn, mà lại rách như tổ đỉa, thậm chí không có lấy một chẽ cau để cúng tổ tiên...).
+ Tình huống truyện đã mở ra trường diễn biến tâm trạng của các nhân vật (những người dân ở
xóm ngụ cư, đặc biệt là các nhân vật Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ), khiến các nhân vật tự bộc
lộ đặc điểm tính cách, phẩm chất; giúp tư tưởng chủ đề của truyện được thể hiện.
- Tác động của tình huống truyện đến các nhân vật và tư tưởng chủ đề của tác phẩm:
+ Trước sự kiện anh cu Tràng "nhặt" được vợ, những người dân ở xóm ngụ cư đã thể hiện rất
rõ thái độ, xúc cảm của mình:
 Thoạt đầu, họ thấy phấn chấn, mừng lạ: "Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng
rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ.".
"Cái gì lạ lùng và tươi mát" đó chính là xúc cảm sẻ chia rất tự nhiên của mọi người khi thấy Tràng
có vợ.
 Nhưng ngay sau đó, họ ái ngại, thậm chí lo lắng thay cho Tràng: "Một người thở dài.", "Ôi
chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này
không?", "Họ cùng nín lặng.". Thái độ này xuất phát từ chính cái nhìn thực tế của những người lao
động nghèo ở xóm ngụ cư. Hơn ai hết, họ thấu hiểu cảnh ngộ tăm tối, cùng cực của mình trong
thời đoạn ngặt nghèo này.
+ Diễn biến tâm trạng của các nhân vật Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ và tư tưởng chủ đề
của truyện sẽ được tìm hiểu ở bên dưới.
- Ý nghĩa của tình huống:
+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói, khiến thân phận con
người trở nên rẻ rúng quá đỗi
+ Bộc lộ thái độ, tư tưởng tình cảm của nhà văn: xót xa, ái ngại trước cảnh con người bị đói
khổ, bị cái chết bủa vây, hành hạ làm cho giá trị trở nên rẻ rúng; thể hiện thái độ cảm thông sâu
sắc, một sự trân trọng đáng quí đối với những khát vọng chân chính của con người trong hoàn cảnh
bi thương.
+ Từ tình huống, nhà văn có thể khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động
Việt Nam: dù trong tình cảnh bi đát tới đâu, dù có ở bên bờ vực thẳm của cái chết nhưng họ vẫn là
những con người giàu lòng thương yêu, vẫn khao khát hạnh phúc, khát khao một tổ ấm gia đình và
vẫn tin tưởng, hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn ở tương lai.
2. Các nhân vật
2.1. Nhân vật Tràng
* Khái quát: Tràng có ngoại hình xoàng xĩnh và xấu xí ("hai con mắt nhỏ tí"; "hai bên quai
hàm bạnh ra"; "chiếc áo nâu tàng; cái đầu trọc nhẵn"; "lưng to rộng như lưng gấu"...); có tật vừa
đi vừa nói lảm nhảm những điều hắn nghĩ, cách nói năng cộc cằn và thô vụng ("Rích bố cu, hở?";
"Làm đếch gì có vợ"...); nhà nghèo; dân ngụ cư; làm nghề kéo xe bò thuê.  Tràng ế vợ.
* Diễn biến tâm trạng của Tràng:
- Buổi chiều hôm trước:

Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

+ Khi quyết định đưa người đàn bà về làm vợ: Ban đầu Tràng cũng thấy lo lắng ("chợn nghĩ
thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng") nhưng sau đó
Tràng "Chậc, kệ!" và dẫn đàn bà về nhà. Cái tặc lưỡi không phải là sự dễ dãi, liều lĩnh mà là biểu
hiện của sự đồng cảm, sẻ chia, của tính cách hồn nhiên, chất phác, thật thà, tốt bụng; sâu xa hơn,
nó còn là biểu hiện của khát vọng bản năng, đời thường trong gã đàn ông chưa vợ.
+ Trên đường đưa người đàn bà về nhà:
 Chi tiết sợ "chúng nó (mấy đứa trẻ con ở xóm ngụ cư) đùa như ngày trước, Tràng vội vàng
nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng" chứng tỏ Tràng hoàn toàn nghiêm túc trong việc
đưa người đàn bà về nhà làm vợ. Tràng sợ việc mấy đứa trẻ con ở xóm ngụ cư đùa bỡn mình như
mọi ngày sẽ khiến cho "việc đại sự" của Tràng trở nên trò đùa, làm người đàn bà ngượng nghịu
hoặc phải suy nghĩ.
 T âm trạng chủ yếu xuyên suốt nhân vật Tràng trong văn bản là niềm vui, thích thú: "mặt
hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường, hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự
đắc với mình". Tâm trạng của Tràng có phần đối lập với thái độ của những người dân ở xóm ngụ
cư.
Sở dĩ Tràng vui, phấn khởi, tự đắc bởi từ đây Tràng cũng đã có một người vợ như bao chàng
trai khác. Niềm vui đó hẳn được khởi phát từ một suy nghĩ hết sức đơn giản về hôn nhân, về cuộc
sống gia đình. Nhưng, xét đến cùng, nó xuất phát từ khát vọng hạnh phúc gia đình rất chính đáng.
+ Về đến nhà:
 Nhìn người đàn bà ngồi ngay giữa nhà mà hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế: "Hắn
đã có vợ rồi đấy ư?". Việc xảy ra nhanh quá, chính người trong cuộc cũng không ngờ tới.
 Đưa vợ vào nhà, Tràng đon đả mời ngồi, sau đó hắn lại đứng tây ngây một lúc vì cảm giác
trống trải và vì sợ: sợ vì liều lĩnh và sợ vì sẽ không biết tiếp theo phải làm gì. Hắn ra sân lấy lí do
đón mẹ để tránh một tình huống khó xử.
 Tràng ra cổng đón mẹ (khác với mọi hôm) để giấu sự ngượng ngùng khi đối diện với người
đàn bà. Chi tiết cũng bộc lộ sự sốt sắng trong lòng Tràng, Tràng mong mẹ về để thưa chuyện với
mẹ. Điều này một lần nữa cho thấy niềm khát khao hạnh phúc trong nhân vật.
 Thấy bà cụ Tứ về, Tràng đon đả đón chào và nhất định không chịu thưa chuyện với mẹ từ
ngoài cổng. Tràng mời mẹ vào nhà, "ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện" rồi mới đàng hoàng nói
chuyện. Điều này chứng tỏ Tràng hết sức nghiêm túc trong việc đại sự của mình. Việc Tràng lấy
vợ hoàn toàn không phải là chuyện chơi, chuyện đùa.
 Khi bà cụ Tứ về, Tràng đã giới thiệu với mẹ về nàng dâu mới: "Kìa! Nhà tôi nó chào u!".
Hai tiếng "nhà tôi" chứng tỏ Tràng đã coi người đàn bà là vợ và hắn dành cho người vợ của mình
một tình cảm hết sức thân thương, trừu mến.
 Khi được bà cụ Tứ đồng ý, Tràng "thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi". Chi tiết chứng
tỏ trước đó hẳn Tràng đã hồi hộp sợ mẹ không không chấp nhận việc mình đưa một người đàn bà
lạ về làm vợ. Đồng thời, một lần nữa nó cho thấy khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống mãnh liệt
trong nhân vật.
- Buổi sáng hôm sau:
+ Tràng thấy "trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra", việc có vợ đối
với hắn vẫn hết sức bất ngờ.

Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

+ Tràng nhận ra xung quanh mình "có cái gì vừa thay đổi mới lạ": "Nhà cửa, sân vườn hôm
nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đĩa vẫn vắt
khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở
dưới gốc cây ổi đã kín nước đầy ăm ắp", bà cụ Tứ lúi húi giẫy cỏ, nàng dâu quét tước, nấu nướng.
Tất cả những cảnh tượng đó thật bình thường nhưng đủ làm cho hắn cảm động vì chưa bao giờ
Tràng được trải qua niềm hạnh phúc giản dị như thế.
+ Tràng thấy cuộc đời mình bỗng nhiên thay đổi hẳn, hắn thấy mình trưởng thành ("nên
người") và cần có trách nhiệm với gia đình của mình: "Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn
bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái
nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong
lòng". Bởi vì Tràng đã có một gia đình, và trong cái buổi sáng đầu tiên ấy, hắn đã được tắm mình
trong không khí ấm áp, hạnh phúc của tổ ấm gia đình.
+ Chi tiết Tràng tiếc rẻ vì bữa trước đã kéo thóc về kho thóc Nhật và hình ảnh "lá cờ đỏ bay
phấp phới" trong đầu Tràng mở ra một sự thay đổi trong nhận thức, hứa hẹn sự thay đổi trong hành
động của nhân vật ở tương lai. Biết đâu, chính Tràng sẽ là một trong số những người đi phá kho
thóc Nhật đó.
 Diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng được nhà văn tập trung khắc họa thông qua những
chi tiết về cử chỉ, hành động, lời nói và dòng suy nghĩ (bộc lộ qua những lời văn nửa trực tiếp).
Tràng hiện lên là một gã trai quê ngờ nghệch nhưng tốt bụng, giàu tình yêu thương và có khát
vọng hạnh phúc, khát vọng sống mãnh liệt.
Với hình tượng anh cu Tràng, Kim Lân đã thể hiện rõ sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương,
trân trọng và niềm tin tưởng hi vọng dành cho nhân vật.
2.2. Nhân vật người "vợ nhặt"
* Khái quát: Không tên tuổi, lai lịch. Cái đói đã tàn phá sức vóc của một cô gái đương thì
("cái ngực gày lép nhô hẳn lên, hai con mắt thì trũng hoáy", "thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ
đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt"...); thậm chí
khiến thị trở nên một người đàn bà thiếu tự trọng (sưng sỉa vì Tràng quên lời hứa mời ăn, khi được
Tràng mời, thị ăn một chặp bốn bát bánh đúc); liều lĩnh, thân phận rẻ rúng (chấp nhận theo không
một người đàn ông không quen biết về nhà).
* Diễn biến tâm trạng nhân vật người vợ nhặt:
- Buổi chiều hôm trước:
+ Trên đường về nhà Tràng: Các chi tiết "Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón
rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn.", "thị càng ngượng
nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia", chứng tỏ nhân vật người "vợ nhặt" có ý thức rất sâu sắc
về thân phận của mình. Thị có ý thức về nhân phẩm chứ hoàn toàn không thiếu tự trọng khi theo
không một người đàn ông.
+ Về đến nhà Tràng:
 Đứng trong căn nhà "vắng teo, rúm ró" của mẹ con Tràng, thị đảo mắt nhìn xung quanh và
thất vọng, "cái ngực lép nhô hẳn lên nén một tiếng thở dài". Có lẽ thị cám cảnh cho gia cảnh sống
nhà Tràng và có phần thất vọng về nơi chốn mà mình có ý định tựa nương.

Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

 Thị ngồi mớm ở mép giường, ngượng nghịu. Chi tiết tiếp tục cho thấy sự ý tứ, thẹn thùng
trong cách ứng xử của thị. Người đàn bà này không phải không biết tự trọng.
 Khi bà cụ Tứ về, thị đã đứng lên lễ phép chào. Tưởng bà không nghe, thị lại chào một lần
nữa: "U đã về ạ!". Lời chào hỏi chứng tỏ thị là người bziết ứng xử, nhã nhặn, khác hẳn với sự
"chao chát, chỏng lỏn" thị bộc lộ với Tràng ngoài chợ.
 Đứng trước mặt mẹ chồng, trông thị thật đáng thương: Thị "cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo
đã rách bợt". Có lẽ trong thị lúc này ngập tràn nỗi thương thân, tủi phận cho số kiếp quá rẻ rúng
của mình.
 Trước những lời lẽ ấm áp tình người của bà cụ Tứ, thị "khép nép đứng nguyên chỗ cũ", ra
dáng một người con dâu hiền thảo, đúng mực.
- Buổi sáng hôm sau:
+ Người vợ nhặt dậy sớm cùng mẹ chồng quét tước, thu dọn nhà cửa sạch sẽ gọn gàng, xây
đắp tổ hạnh phúc.
+ Trong cái nhìn của Tràng, người đàn bà hôm nay thật "hiền hậu đúng mực" chứ không còn
cái vẻ "chao chát, chỏng lỏn" như hôm gặp ngoài chợ.
+ Cách ứng xử trong bữa ăn của thị cũng thật tế nhị, khôn khéo: Nhìn bát cháo cám người mẹ
vui vẻ đưa cho, mắt thị tối lại nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng. Thị đã giấu kín nỗi chua chát
để khỏi làm mẹ chồng phật ý, giữ gìn không khí vui vẻ trong gia đình.
+ Chính người vợ nhặt mang đến thông tin về thời cuộc cho mẹ con Tràng: "Trên mạn Thái
Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của
Nhật, chia cho người đói nữa.". Với chi tiết này, nhân vật trở thành "người truyền tin" cho cách
mạng, dự báo một tương lai tươi sáng cho cách mạng.
 Kim Lân chủ yếu tập trung khắc họa hình tượng người vợ nhặt thông qua những chi tiết về
cử chỉ, hành động. Nhân vật hiện lên là một người phụ nữ đáng thương nhưng đáng trọng bởi nhân
cách.
Nhà văn tiếp tục bộc lộ sự thấu hiểu, đồng cảm, xót thương, trân trọng, tin tưởng đối với
những người lao động nghèo khổ thông qua hình tượng người vợ nhặt.
2.3. Nhân vật bà cụ Tứ
* Khái quát: Bà cụ Tứ già yếu, "lọng khọng", một bà lão nông dân trải hết cuộc đời mình
trong lam lũ, nghèo khó, nhọc nhằn.
* Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ:
- Buổi chiều hôm trước:
+ Chi tiết bà lão "phấp phỏng bước theo con vào nhà" cho thấy sự hồi hộp, thấp thỏm của bà
cụ.
Sự hồi hộp, thấp thỏm chuyển thành ngạc nhiên, dâng đầy thành nỗi băn khoăn khi bà cụ Tứ
thấy có người đàn bà lạ trong nhà chào mình bằng u. Hàng loạt những câu hỏi vang cất lên trong
dòng suy nghĩ ("Quái, sao lại có người đàn bà ... Ai thế nhỉ?") và cử chỉ ("hấp háy cặp mắt cho đỡ
nhoèn") của bà lão.

Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

+ Khi đã hiểu ra cơ sự, trong lòng người mẹ nghèo khổ dậy lên bao nỗi niềm: "vừa ai oán vừa
xót thương cho số kiếp đứa con mình", vừa tủi thân tủi phận, day dứt, dằn vặt vì làm mẹ mà không
lo được cho con ("Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi,
những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì..."), lo lắng cho tương lai của các con
("Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được con đói khát này không."). Và bà cụ khóc
("Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt.").
Chuỗi chi tiết cho thấy nỗi lòng đáng thương của bà cụ Tứ, tô đậm tình yêu thương con tha
thiết của người mẹ.
+ Với người đàn bà, bà lão không những không hằn dắt, hắt hủi mà còn hết sức cảm thông,
thương xót: "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình". Chi
tiết cho thấy tấm lòng nhân hậu, vị tha của nhân vật.
+ Chấp thuận cho các con được gắn bó với nhau: Thay vì "bằng lòng" bà cụ lại nói "mừng
lòng". "Mừng lòng" vừa có nét nghĩa là "bằng lòng" chấp thuận nhưng còn thể hiện được niềm vui
cùng thái độ rộng lượng của bà cụ.
Việc bà cụ Tứ không phản đối chuyện Tràng dẫn một người đàn bà xa lạ về làm vợ giữa lúc
cái đói đang hoành hành dữ dội, đẩy con người đến cận kề bờ vực của cái chết thể hiện sự rộng
lượng, tấm lòng nhân hậu trong tâm hồn người mẹ.
+ Cách xưng hô ("u" – "con") và những cử chỉ ân cần của bà cụ (bảo con ngồi xuống bên cho
đỡ mỏi) thể hiện rõ sự gần gũi, đồng cảm, yêu thương dành cho người vợ nhặt.
+ Người mẹ nghèo khổ đã trải qua bao nhọc nhằn, khốn khó trong cuộc đời vẫn không bi quan,
tuyệt vọng. Bà lão an ủi, động viên các con, hướng các con đến tương lai tươi sáng: "Nhà ta thì
nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá...
Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.".
+ Cuối cùng, dù cố giữ nhưng bà cụ Tứ vẫn không kìm được nỗi thương con. Bà xót xa cho
đám cưới của các con và nước mắt "chảy xuống ròng ròng": "Chúng mày lấy nhau lúc này, u
thương quá...".
- Buổi sáng hôm sau:
+ Bà cụ dậy sớm, cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa.
+ Trong bữa ăn thảm hại ngày đói, bà lão toàn nói chuyện vui. Bà cụ "gần đất xa trời" luôn
gieo vào lòng các con niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng: "Tràng ạ. Khi nào có tiền
ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh
đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...").
+ Bà "lật đật" xuống bếp và "lễ mễ" bưng nồi cháo bốc khói lên "vừa khuấy vừa cười" và múc
cho các con. Chi tiết giản dị nhưng cho thấy lòng thương con mộc mạc, chân thành, sâu sắc của
nhân vật.
 Bà cụ Tứ không xuất hiện từ đầu truyện nhưng thực sự là nhân vật linh hồn của truyện. Với
hình tượng này, Kim Lân đã tập trung khắc họa thông qua các chi tiết về lời nói, cử chỉ, hành
động, đặc biệt là dòng tâm trạng. Ngòi bút của nhà văn đã lặn sâu vào nhân vật để viết những lời
văn nửa trực tiếp. Điều đó cho thấy sự thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc tác giả dành cho nhân vật của
mình.

Moon.vn - Học để khẳng định mình 6 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Thái độ của nhà văn đối với nhân vật bà cụ Tứ còn được thể hiện rõ trong cách gọi tên nhân
vật. Nhà văn luôn gọi nhân vật là "bà lão", "người mẹ nghèo khổ" bằng tất cả sự trân trọng, quí
mến.
Bà cụ Tứ là hình ảnh điển hình cho tấm lòng nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn và tình yêu thương
con của người phụ nữ lao động nghèo Việt Nam.
 Tư tưởng chủ đề của truyện: Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, khát vọng sống của con người, ngợi
ca tình người cao đẹp.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Cách dựng truyện của Kim Lân rất tự nhiên, hấp dẫn, có duyên, đơn giản nhưng chặt chẽ.
- Miêu tả tâm lí nhân vật một cách tinh tế, sâu sắc.
2. Nội dung
Thông qua những hình ảnh thật xúc động, Kim Lân đã vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội nông
thôn Việt Nam trong nạn đói 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. Đồng thời, ông cũng
phát hiện và khẳng định niềm khát khao hạnh phúc gia đình và niềm tin mãnh liệt của người dân
lao động ở sự sống và tương lai. Nhà văn khẳng định chỉ có lòng nhân ái và sự quật khởi mới có
thể giúp những người lao động cùng khổ làm cách mạng để vượt qua được thảm họa diệt vong đó.

Bài tập:
I. ĐỌC HIỂU
1. Đề 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình,
đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang
khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng
không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi
và mùi gây của xác người.
Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về
với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một
mình và hai mắt sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng
con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón
rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như ngày trước, Tràng
vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.
Mấy đứa trẻ đứng dừng lại, nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gào lên:
- Anh Tràng ơi! – Tràng quay đầu lại. Nó lại cong cổ gào lên lần nữa – Chông vợ hài.
Tràng bật cười:
- Bố ranh!

Moon.vn - Học để khẳng định mình 7 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Ngã
tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai
bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì,
bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài
bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.
Nhìn theo bóng Tràng và bóng người đàn bà lủi thủi đi về bến, người trong xóm lạ lắm. Họ
đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn
mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc
sống đói khát, tăm tối ấy của họ. Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi:
- Ai đấy nhỉ?... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?
- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- Quái nhỉ?
Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc.
- Hay là vợ anh cu Tràng? Ừ, khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn
hay đáo để.
- Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái
thì này không?
Họ cùng nín lặng.
Người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả về phía mình, thị càng
ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia. Hắn cũng biết thế, nhưng hắn lại lấy vậy làm
thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình.
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.24)
Câu 1. Giới thiệu vài nét về tác giả Kim Lân.
Câu 2. Đoạn trích ít nhiều đã phản ánh hiện thực khốc liệt của nạn đói khủng khiếp năm Ất
Dậu, 1945 ở nước ta. Anh/chị biết gì về nạn đói này?
Câu 3. Việc lặp đi lặp lại chi tiết người bồng bế, "dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng
ma, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma" có ý nghĩa gì?
Câu 4. Trước sự kiện anh cu Tràng "nhặt" được vợ, những người dân ở xóm ngụ cư đã tỏ thái
độ ra sao?
Câu 5. Phân tích chi tiết "Sợ chúng nó (mấy đứa trẻ con ở xóm ngụ cư) đùa như ngày trước,
Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng".
Câu 6. Từ những chi tiết "Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng
nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn., thị càng ngượng nghịu, chân nọ
bước díu cả vào chân kia", hãy nhận xét về nhân vật người "vợ nhặt".
Câu 7. Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng.

2. Đề 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Moon.vn - Học để khẳng định mình 8 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Bà lão phấp phỏng bước theo con vào nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng
ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng
ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục
mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bài lão thấy mắt mình nhoèn ra
thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay đầu lại
nhìn con tỏ ý không hiểu.
Tràng tươi cười:
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần
nữa:
- U đã về ạ!
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ:
- Kìa nhà tôi nó chào u.
Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:
- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng
qua nó cũng là cái số cả…
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao
nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả
chồng cho con lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn
mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có
nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo
đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới
lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận là mẹ, bà đã chẳng lo lắng
được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề
nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra
sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông
giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày
về sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa những dòng sông
sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió
thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái
út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc
đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...
- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.

Moon.vn - Học để khẳng định mình 9 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người
đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân
mật:
- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta
chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to
đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…
Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 28-29)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân. Giới thiệu
vài nét về xuất xứ tác phẩm.
Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 3. Nêu giọng điệu trần thuật của tác giả trong phần đoạn trích in đậm.
Câu 4. Theo anh/chị, vì sao bà cụ Tứ lại nói với các con của mình là "Ừ, thôi thì các con đã
phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… thay vì … u cũng bằng lòng"?
Câu 5. Việc bà cụ Tứ không phản đối chuyện Tràng dẫn một người đàn bà xa lạ về làm vợ
giữa lúc cái đói đang hoành hành dữ dội, đẩy con người đến cận kề bờ vực của cái chết thể hiện vẻ
đẹp gì trong tâm hồn người mẹ?
Câu 6. Nêu cảm nhận của anh/chị về thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật bà cụ Tứ.
Câu 7. Nêu cảm nhận của anh/chị về tấm lòng người mẹ trong đoạn trích.

3. Đề 3. Đọc các đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) – Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.
Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:
- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?
Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:
- Tao không đến đây xin năm hào.
Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:
- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.
Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:
- Tao đã bảo tao không đòi tiền.
- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì?
Hắn dõng dạc:
- Tao muốn làm người lương thiện.
Bá Kiến cười ha hả:
- Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.
Hắn lắc đầu:

Moon.vn - Học để khẳng định mình 10 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên
mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa? Biết không! Chỉ có một cách… biết không!...
Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!...
Hắn rút dao ra, xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ
kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ
người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đã đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu
là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ
hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra.
(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.153-154)
(2) Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao
chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như
những đám mây đen.
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
- Trống gì đấy, u nhỉ?
- Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này
không chắc đã sống qua được đâu các con ạ… - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để
con dâu nhìn thấy bà khóc.
Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lẩm bẩm:
- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?
Im lặng một lúc thị lại tiếp:
- Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn
phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
- Việt Minh phải không?
- Ừ, sao nhà biết?
Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo
nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.
Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng
không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác.
À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy.
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.32)
Câu 1. Nêu xuất xứ các đoạn trích.
Câu 2. Nêu vị trí của mỗi đoạn trích trong tác phẩm của nó.
Câu 3. Vì sao Chí Phèo lại tự vẫn sau khi giết chết bá Kiến?

Moon.vn - Học để khẳng định mình 11 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Câu 4. Phân tích ý nghĩa chi tiết trong câu chuyện của Kim Lân: trong óc Tràng, đám người
đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…
Câu 5. Có ý kiến cho rằng cùng phản ánh hiện thực đời sống xã hội Việt Nam những năm
trước Cách mạng tháng Tám nhưng nhà văn Nam Cao có phần bi quan hơn nhà văn Kim Lân.
Quan điểm của anh/chị là gì?

4. Đề 4. Đọc các đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Xế chiều hôm ấy, bà mẹ chồng và chồng Dần đến. Cả hai cùng mặc quần áo cánh. Bà mẹ
khoác một cái áo nâu dài đã bạc ở trên vai. Chú rể xách một chẽ cau, chừng một chục quả. Vào
đến nhà, y lúng túng không biết đặt đâu. Bà mẹ trông thấy bảo Dần:
- Cho bu mượn cái đĩa đi, con!
Mặt Dần đã đỏ bừng. Hai đứa em nó, trông thấy, cười rúc rích. Nó lợi dụng câu sai của mẹ
chồng, để chạy tót ra chái đứng. Một lúc lâu nó cũng không vào. Thầy nó phải đỡ lấy chẽ cau ở
tay bà mẹ chồng, đặt lên giường thờ mẹ nó. Rồi thầy nó nói thật to:
- Đi nấu nước đi con!
Không thấy con gái thưa, ông phải bảo thằng con trai lớn:
- Chạy ra bảo chị đun ấm nước.
Rồi ông thân hành đi lấy chìa vôi ra để têm trầu. Bà mẹ chồng có lời ngay:
- Thưa ông, ông đã có lòng thương đến cháu, mà xét ra, như thế này thì thật ông thương quá,
thương mọi nhẽ, cái gì ông cũng châm chước đi cho cả, khiến chúng tôi cảm tạ cái bụng ông mà
lại lấy làm xấu hổ về cái cách chúng tôi xử lắm. Chúng tôi xử thế này thật quả là không phải.
Nhưng lạy Trời, lạy Đất!... Chúng tôi cũng muốn nghĩ thế nào kia nhưng ông trời ông ấy chỉ cho
nghĩ đến thế thôi, thì cũng phải rầu lòng mà chín bỏ làm mười, chứ như ông thì thật một bỏ làm
mười, mà không được một cũng bỏ làm mười. Có vậy thì công việc của cháu mới xong xuôi được.
Giá phải bố vợ như bố vợ nhà khác, nhất nhất cái gì cũng bắt đủ lề lối, thì nhà như chúng tôi lấy
gì mà lo được? Ít là cháu suốt đời không có vợ. Nhưng phúc làm sao, lại gặp được ông bố vợ
thương con rể như ông, thì có phải ông trời ông ấy cũng còn thương nhà chúng tôi lắm lắm
không?
Thôi thì bây giờ mọi sự ông đã thương cho cháu cả rồi, hôm nay tiện được ngày, tôi cũng biện
cơi trầu đến kêu với ông để ông cho cháu được lễ các cụ - trước là lễ gia tiên, sau là lễ bác nhà ta,
sau nữa ông lại cho cháu lễ sống ông, (chẳng có tiền bạc gạo lợn, hay mâm cao cỗ đầy thì cũng
phải lấy đầu làm lễ gọi là chút lòng thành của con, cháu các cụ) – rồi xin phép ông để chúng tôi
đưa cháu về nhà làm ăn.
Đáp lại bao nhiêu lời bóng bẩy, xa xôi ấy, ông bố vợ chỉ trả lời gọn thon lỏn một câu:
- Vâng! Mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã.
Rồi ông lại cất cao giọng, bảo con:
- Hễ được nước thì bắc lên đây, con nhé!
Rồi ông ngồi lử thử. Bởi vì ông buồn lắm. Chỉ lát nữa là người ta rước Dần đi. Đêm hôm nay,
chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới

Moon.vn - Học để khẳng định mình 12 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

chết đi. Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngược... Chao ôi!
Buồn biết mấy?... Ông đờ đẫn cả người. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người
ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau,
bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá... À, thì ra ông phải đi nơi khác làm ăn,
chẳng phải vì cớ gì khác mà chỉ vì Dần phải đi lấy chồng, Dần đi lấy chồng, không ai trông coi
vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa... Ông buồn quá. Ông đáp lại những câu rất dài dòng của
bà thông gia bằng những câu ngắn ngủn. Bà thông gia, trái lại nhiều lời lắm. Bà vui vẻ. Bà nói
luôn. Bởi tài ăn nói của người ta, một đời mới có dịp dùng đến độ vài lần. Bà thì chỉ một lần thôi,
bởi vì bà có mỗi một mống con trai. Lấy một con vợ cho con, có dễ đâu? Nhất là mình lại không có
nhiều tiền. Công việc phải qua mấy mươi nấc, mấy mươi cầu. Chưa cưới được vợ về cho con, thì
còn là đi lại mỏi chân, van ông lạy bà sái hàm răng... Công việc của bà, mười phần xong đến chín
phần rồi. Còn một tí chút nữa mà thôi. Tội gì không ngọt ngào với người ta cho yên ổn cả? Người
ta gả con gái, đã chẳng được gì thì cũng phải được lời nói mát lòng, mát ruột cho hả dạ...
Đến tối, đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai. Ông bố vợ đã tưởng
không đi. Nhưng bà mẹ chồng cố mời. Vả lại nếu ông không đi, thì hai đứa bé cũng không thể đi
mà Dần thì đang khóc lóc. Nếu chỉ có mình nó ra đi thì có lẽ nó cũng không chịu nốt. Ông đành
kéo mấy cành rào lấp ngõ rồi đi vậy.
Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái áo ấy
trên vai. Dần mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái quần sồng cộc xẫng và đụp những
miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá,
đã xé cụt gần đến nách. Nó sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần.
Còn thằng bé thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình
xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ...
(Nam Cao, Một đám cưới)
(2) Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con
gái ngồi vêu ra ở đấy. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi hạt vãi, hay ai có công việc gì gọi đến
thì làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ
nhọc. Hắn hò rằng:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra
với hắn, cười như nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.

Moon.vn - Học để khẳng định mình 13 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ
như thế.
Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm
sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:
- Điêu! Người thế mà điêu!
Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay
thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ
còn thấy hai con mắt.
- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.
- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
- Đấy, muốn ăn gì thì ăn.
Hắn vỗ vỗ vào túi.
- Rích bố cu, hở!
Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:
- Ăn thật nhá! Từ ăn thì ăn sợ gì.
Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng
chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:
- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
Hắn cười:
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ:
thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết
nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái:
- Chậc, kệ!
Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và
ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về...
(Kim Lân, Vợ nhặt)
Câu 1. Nêu đề tài, chủ đề của các đoạn trích.
Câu 2. Đám cưới Dần diễn ra như thế nào? Nêu cảm nhận về chi tiết "Cả bọn đi lủi thủi trong
sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ"...
Câu 3. Anh cu Tràng "nhặt" được vợ như thế nào? Vì sao người đàn bà trong đoạn truyện của
Kim Lân lại chấp nhận theo không Tràng?
Câu 4. "Đám cưới" của Dần và "đám cưới" của anh cu Tràng có gì giống và khác nhau?

Moon.vn - Học để khẳng định mình 14 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Câu 5. Nêu thái độ, tình cảm của các tác giả trước hai "đám cưới".
Câu 6. Từ hai "đám cưới" trong hai đoạn trích, nêu cảm nhận của anh/chị về thân phận của
con người trong xã hội thực dân nửa phong kiến trước Cách mạng tháng Tám.

II. LÀM VĂN


1. Đề 1. Anh/Chị hãy phân tích một nhân vật trong truyện ngắn "Vợ nhặt" (Kim Lân).
2. Đề 2. "Vợ nhặt" (Kim Lân) là truyện ngắn làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp của tình
người.
Bằng những hiểu biết về tác phẩm, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
3. Đề 3. Nhà văn Kim Lân từng nói về ý của tác phẩm "Vợ nhặt": Trong sự túng đói quay
quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào thì người nông dân ngụ cư vẫn khát khao vươn lên trên
cái chết, cái thảm đạm để mà vui, để mà hi vọng.
Anh/Chị hãy phân tích truyện ngắn "Vợ nhặt" để làm rõ ý của truyện mà Kim Lân đã nói.
4. Đề 4. Cảm nhận của anh/chị về cuộc đời, số phận và vẻ đẹp nhân cách của những người dân
nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám qua các đoạn trích sau đây:
(1) Xế chiều hôm ấy, bà mẹ chồng và chồng Dần đến. Cả hai cùng mặc quần áo cánh. Bà mẹ
khoác một cái áo nâu dài đã bạc ở trên vai. Chú rể xách một chẽ cau, chừng một chục quả. Vào
đến nhà, y lúng túng không biết đặt đâu. Bà mẹ trông thấy bảo Dần:
- Cho bu mượn cái đĩa đi, con!
Mặt Dần đã đỏ bừng. Hai đứa em nó, trông thấy, cười rúc rích. Nó lợi dụng câu sai của mẹ
chồng, để chạy tót ra chái đứng. Một lúc lâu nó cũng không vào. Thầy nó phải đỡ lấy chẽ cau ở
tay bà mẹ chồng, đặt lên giường thờ mẹ nó. Rồi thầy nó nói thật to:
- Đi nấu nước đi con!
Không thấy con gái thưa, ông phải bảo thằng con trai lớn:
- Chạy ra bảo chị đun ấm nước.
Rồi ông thân hành đi lấy chìa vôi ra để têm trầu. Bà mẹ chồng có lời ngay:
- Thưa ông, ông đã có lòng thương đến cháu, mà xét ra, như thế này thì thật ông thương quá,
thương mọi nhẽ, cái gì ông cũng châm chước đi cho cả, khiến chúng tôi cảm tạ cái bụng ông mà
lại lấy làm xấu hổ về cái cách chúng tôi xử lắm. Chúng tôi xử thế này thật quả là không phải.
Nhưng lạy Trời, lạy Đất!... Chúng tôi cũng muốn nghĩ thế nào kia nhưng ông trời ông ấy chỉ cho
nghĩ đến thế thôi, thì cũng phải rầu lòng mà chín bỏ làm mười, chứ như ông thì thật một bỏ làm
mười, mà không được một cũng bỏ làm mười. Có vậy thì công việc của cháu mới xong xuôi được.
Giá phải bố vợ như bố vợ nhà khác, nhất nhất cái gì cũng bắt đủ lề lối, thì nhà như chúng tôi lấy
gì mà lo được? Ít là cháu suốt đời không có vợ. Nhưng phúc làm sao, lại gặp được ông bố vợ
thương con rể như ông, thì có phải ông trời ông ấy cũng còn thương nhà chúng tôi lắm lắm
không?
Thôi thì bây giờ mọi sự ông đã thương cho cháu cả rồi, hôm nay tiện được ngày, tôi cũng biện
cơi trầu đến kêu với ông để ông cho cháu được lễ các cụ - trước là lễ gia tiên, sau là lễ bác nhà ta,
sau nữa ông lại cho cháu lễ sống ông, (chẳng có tiền bạc gạo lợn, hay mâm cao cỗ đầy thì cũng

Moon.vn - Học để khẳng định mình 15 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

phải lấy đầu làm lễ gọi là chút lòng thành của con, cháu các cụ) – rồi xin phép ông để chúng tôi
đưa cháu về nhà làm ăn.
Đáp lại bao nhiêu lời bóng bẩy, xa xôi ấy, ông bố vợ chỉ trả lời gọn thon lỏn một câu:
- Vâng! Mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã.
Rồi ông lại cất cao giọng, bảo con:
- Hễ được nước thì bắc lên đây, con nhé!
Rồi ông ngồi lử thử. Bởi vì ông buồn lắm. Chỉ lát nữa là người ta rước Dần đi. Đêm hôm nay,
chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới
chết đi. Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngược... Chao ôi!
Buồn biết mấy?... Ông đờ đẫn cả người. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người
ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau,
bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá... À, thì ra ông phải đi nơi khác làm ăn,
chẳng phải vì cớ gì khác mà chỉ vì Dần phải đi lấy chồng, Dần đi lấy chồng, không ai trông coi
vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa... Ông buồn quá. Ông đáp lại những câu rất dài dòng của
bà thông gia bằng những câu ngắn ngủn. Bà thông gia, trái lại nhiều lời lắm. Bà vui vẻ. Bà nói
luôn. Bởi tài ăn nói của người ta, một đời mới có dịp dùng đến độ vài lần. Bà thì chỉ một lần thôi,
bởi vì bà có mỗi một mống con trai. Lấy một con vợ cho con, có dễ đâu? Nhất là mình lại không có
nhiều tiền. Công việc phải qua mấy mươi nấc, mấy mươi cầu. Chưa cưới được vợ về cho con, thì
còn là đi lại mỏi chân, van ông lạy bà sái hàm răng... Công việc của bà, mười phần xong đến chín
phần rồi. Còn một tí chút nữa mà thôi. Tội gì không ngọt ngào với người ta cho yên ổn cả? Người
ta gả con gái, đã chẳng được gì thì cũng phải được lời nói mát lòng, mát ruột cho hả dạ...
Đến tối, đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai. Ông bố vợ đã tưởng
không đi. Nhưng bà mẹ chồng cố mời. Vả lại nếu ông không đi, thì hai đứa bé cũng không thể đi
mà Dần thì đang khóc lóc. Nếu chỉ có mình nó ra đi thì có lẽ nó cũng không chịu nốt. Ông đành
kéo mấy cành rào lấp ngõ rồi đi vậy.
Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái áo ấy
trên vai. Dần mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái quần sồng cộc xẫng và đụp những
miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá,
đã xé cụt gần đến nách. Nó sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần.
Còn thằng bé thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình
xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ...
(Nam Cao, Một đám cưới)
(2) - U đã về đấy!
Hắn lật đật chạy ra đón.
- Hôm nay sao y về muộn thế! Làm tôi đợi nóng cả ruột.
Bà cụ Tứ nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi:
- Có việc gì thế vậy?
- Thì u hẵng cứ vào trong nhà đã nào.
Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão
càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại

Moon.vn - Học để khẳng định mình 16 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái
Đục mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn
ra thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại
nhìn con tỏ ý không hiểu.
Tràng tươi cười:
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần
nữa:
- U đã về ạ!
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ:
- Kìa nhà tôi nó chào u.
Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:
- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng
qua nó cũng là cái số cả...
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao cơ
sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho
con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...
Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau
sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài, ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà
áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta
mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo
lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó
yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòn...
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra
sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may mà ông giời
cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về
sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng
uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào
khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lãi, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão
nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng
nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...
- Con ngồi xuống đay. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.

Moon.vn - Học để khẳng định mình 17 Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 – GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY

Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người
đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân
mật:
- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta
chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to
đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...
Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
(Kim Lân, "Vợ nhặt")

Giáo viên Vũ Dung


Nguồn: Moon.vn

Moon.vn - Học để khẳng định mình 18 Hotline: 0432 99 98 98

You might also like