You are on page 1of 5

Họ và tên: Nguyễn Võ Hồng Huy

MSSV: 20015291
Lớp: DHDBTP16A
Thứ 6, ngày 15 tháng 10 năm 2021

BÁO CÁO BÀI 2: DỤNG CỤ, THIẾT BỊ NUÔI CẤY, CÁC PHƯƠNG PHÁP
KHỬ TRÙNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VI SINH VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI THÍ NGHIỆM


Nhận biết được các dụng cụ, thiết bị dùng trong phòng thí nghiệm. biết được các thao
tác khi làm thí nghiệm.
II. GIỚI THIỆU CHUNG
- Dụng cụ
- Bao gói dụng cụ
- Que cấy
- Autoclave
- Xử lý dụng cụ
- Thiết bị nuôi cấy vi sinh
- Tủ ấm
- Các phương pháp khử trùng
III. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
-Hộp đựng phiến kính, lá kính, hộp petri.
-Ống nghiệm, pipet, ống đong các loại, erlen các loại, becher các loại, giá để ống
nghiệm.
- Đũa thủy tinh, que gạt, que cấy, đèn cồn, diêm quẹt.
- Thau, chổi, giẻ để rửa dụng cụ.
- Giấy dầu, giấy báo cũ, bông không thấm nước.
- Dao, kẹp inox, kéo, đèn cồn, bếp điện.
IV. Kết quả
1. Xử lí dụng cụ:
*/ Nguyên tắc: Các loại dụng cụ dùng để nuôi cấy vi sinh vật phải đạt độ trung tính,
thật sạch và trong, không bị sứt mẻ.
a. Phương pháp trung tính dụng cụ:
- Đổ vào bên trong dụng cụ nước có pH = 7 (để kiểm tra độ trung tính).
- Hấp khử trùng dụng cụ ở 120oC trong 30 phút bằng autoclave. Lấydụng cụ ra để
nguội rồi kiểm tra pH của nước trong dụng cụ.
- Nếu nước có pH kiềm thì tiếp tục ngâm dụng cụ vào dung dịch HCl
2% cho đến khi kiểm tra lại và thấy nước có pH = 7 mới thôi.
- Rửa kỹ bằng nước nhiều lần là dùng được.
b. Phương pháp rửa dụng cụ:
Nhìn chung các dụng cụ làm bằng thủy tinh có độ bền hóa học chịu được nhiệt
độ cao, rất khác nhau về hình dạng và kích thước. Do vậy mỗi loại dụng cụ cần có
phương pháp rửa khác nhau.
• Phiến kính:
Với phiến kính cũ (đã dùng làm tiêu bản)
- Chùi sạch mỡ hay vaselin trên phiến kính bằng miếng tẩm xylen hoặc
- ngâm tiêu bản vào dung dịch sunphobicromat trong 48h.
- Ngâm tiêu bản vào nước xà bông và đun sôi trong 1h.
- Rửa nước, để ráo.
- Ngâm tiêu bản vào cồn 96o trong 12h.
- Lau khô chúng bằng vải mịn rồi sấy khô.
Với phiến kính mới: cần kiểm tra độ pH và xử lý để đạt độ trung tính.
Yêu cầu: Các phiến kính sau khi rửa phải đạt tiêu chuẩn sạch mỡ và trong.
• Ống nghiệm:
Chuẩn bị các loại chổi khác nhau để rửa các loại ống nghiệm:
Với các ống nghiệm cũ đã bị nhiễm khuẩn:
- Hấp khử trùng ở 120oC trong 30 phút.
- Lấy ra và đổ các vật phẩm trong ống nghiệm đi.
- Ngâm ống nghiệm vào nước ấm.
- Rửa ống nghiệm bằng cách:
✓ Dùng chổi chấm xà bông cọ xát vào thành ống đều khắp nhiều lần.
✓ Rửa nước 2 – 3 lần.
✓ Úp ống nghiệm cho thật ráo nước và khô.
✓ Sấy khô ở 80oC trong 30 phút.
ới các ống nghiệm không nhiễm khuẩn hay chứa các vi khuẩn không gây
bệnh thì không cần phải hấp khử trùng nhưng phải tiến hành rửa như trên.
• Hộp petri:
- Đặt ngửa hộp petri trong lòng bàn tay trái.
- Tay phải dùng giẻ có xà bông xát vào 2 mặt của đĩa, các khe ở chân
- hộp và thành hộp.
- Rửa nước 2 – 3 lần.
- Úp nghiêng các hộp trong giỏ nhựa cho thật khô, hoặc sấy trong tủ sấy
- ở 80oC trong 30 phút cho khô.
• Ống hút:
- Dùng que hoặc dây thép nhỏ rút nút bông ở đầu lớn ống hút ra.
- Khử trùng ống hút ở 120oC trong 30 phút.
- Ngâm vào dung dịch sunphobicromat 24h.
- Xát kỹ 2 đầu và phần ngoài ống hút bằng giẻ với nước xà bông.
- Dùng nước xả ngược để thông cặn pipet.
- Cắm ống hút trên giá đầu nhọn để lên trên.
• Các dụng cụ khác: gồm phểu, chai, lọ, bình tam giác.
- Dùng giẻ với nước xà bông cọ rửa phần ngoài dụng cụ.
- Dùng bi thủy tinh cùng với nước xà phòng đặc lắc kĩ để rửa phần trong
- dụng cụ.
- Rửa nước nhiều lần cho sạch và để ráo.
• Nút và ống cao su:
- Phân loại các dụng cụ này theo kích thước to, nhỏ, tốt, xấu hay sạch
- bẩn.
- Ngâm từng loại riêng vào nước ấm (50 – 80oC) trong 3 - 4h.
- Cọ rửa kĩ trong nước xà phòng.
- Rửa nước lã nhiều lần.
- Phơi nắng 2 – 3h rồi cất đi dùng dần.
V. Bao gói dụng cụ
Với các dụng cụ sau khi làm nút bông, cần được bao gói phần có nút bông bằng
giấy dầu hay giấy báo để khi khử trùng nút bông không bị ướt, đảm bảo điều kiện vô
trùng tốt hơn. Cách làm như sau:
- Cắt các băng giấy hình chữ nhật với kích thước tùy theo dụng cụ cần
- bao gói.
- Quấn băng giấy quanh phần đầu có nút bông.
- Gập ống giấy sát vào nút bông ở mặt trước và 2 bên.
- Gập nốt phần giấy còn lại và gài sâu vào trong.
- Yêu cầu:
- Phần giấy bao ngoài phải chặt và kín.
- Bao bằng giấy dầu với dụng cụ hấp ướt.
- Bao bằng giấy báo với dụng cụ sấy khô khi khử trùng.
- Với các dụng cụ như pipet, hộp petri, que gạt phải dùng giấy bao kín toàn bộ.
VI. Thiết bị nuôi cấy vi sinh vật
1. Que cấy:
- Que cấy thẳng;
- Que cấy móc.
2. Tủ ấm: dùng để vi sinh vật hoặc theo dõi sự tăng trưởng của vi sinh vật.
VII. KHỬ TRÙNG DỤNG CỤ
1. Khử trùng bằng hơi nóng ướt
1.1. Đun sôi trong nước
Được sử dụng khi cần khử trùng nhanh các dụng cụ: dao, kéo, kẹp, cốc…Cách
tiến hành như sau:
- Dùng nước sạch đổ ngâp dụng cụ.
- Đun sôi từ 10’ đến 1 giờ.
- Đun cách thủy ở nhiệt độ thấp( phương pháp khử trùng Pasteur).
Dùng để khử trùng nhanh các thực phẩm dễ biến tính ở nhiệt độ cao. Cách tiến
hành như sau:
- Đun nóng môi trường từ 65-8000C trong 15-30 phút, rồi làm nguội ngay.
Phương pháp này chỉ có tác dụng ức chế vi sinh vật không có bào tử.
1.2 Hấp cách quãng 10000C (phương pháp Tyndal)
Dùng để khử trùng 1 số loại môi trường nuôi cấy men bánh mì, men gia súc, mốc
làm nước chấm…..Cách khử trùng như sau:
- Hấp trong trường ở 10000C từ 30-40 phút.
- Lấy ra và đặt vào tủ ấm 24h để cho bào tử vi khuẩn phát triển
- Hấp môi trường lần thứ hai ở 10000C trong 30-40 phút tiêu diệt các bào tử vừa
nảy mầm.
- Lặp lại quá trình này 3 đến 4 lần.
Kết quả:
- Môi trường vừa được khử trùng, vừa được đảm bảo không thay đổi chất
lượng.
2. Khử trùng bằng sức nóng nhiệt
2.1 Tủ sấy
Được thực hiện trong tủ sấy, cách tiến hành trình tự như sau:
- Đặt các dụng cụ đã được bao gói vào tủ sấy.
- Bật công tắc tủ hoạt động.
- Điều chỉnh thời gian và nhiệt độ thích hợp(16000C/2h hoặc 18000C/30p).
- -Tắt tủ sấy, để nguội tới 50-6000C rồi mở tủ lấy dụng cụ ra.
- Lưu ý:
+Tránh mở tủ lấy dụng cụ khi nhiệt độ tủ còn cao( dụng cụ thủy tinh dễ vỡ).
+Các dụng cụ sau khi sấy mà giấy bao có màu hơi vàng là đật yêu cầu. Nếu
giấy bao có màu nâu chứng tơ nhiệt độ khử trùng cao làm bông và giấy biến
thành gondron (hợp chất có tính sát trùng) thì không thể sử dụng dụng cụ này
để nuôi cấy vi sinh vật được.
2.2 Lửa nóng đỏ
Dùng để khử trùng que cấy, ống hút, đầu ống nghiệm, miệng bình tam giác sau
khi lấy nút bông ra. Cách khử trùng như sau:
- Hơ dụng cụ trên ngọn lửa đèn cồn, đua qua đưa lại đến 3- 4 lần. Với các dây
mayxo ở đầu que cấy phải nung cho thật đỏ hết chiều dài dây cấy.
- Đợi dụng cụ nguội mới được sử dụng để tránh vỡ và vi khuẩn không bị tiêu
diệt khi lấy giống.

You might also like