You are on page 1of 26

THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỉ XX đã đánh dấu những thành tựu vượt bậc của loài người với những
phát minh to lớn, những cuộc cách mạng về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội đã
làm lịch sử thế giới bước sang trang mới. Bước sang thế kỉ XXI, thế giới tiếp tục
vận động và đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của những nền kinh tế mới,
mang những xu hướng mới, đó là xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, quá
trình toàn cầu hóa diễn ra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, dần trở thành một chỉnh
thể thống nhất trên nhiều phương diện. Đồng thời sự xuất hiện của vòng cung
châu Á- Thái Bình Dương với các quốc gia có nền kinh tế phát triển ở tốc độ cao
liên tục trong nhiều năm đang làm cho trung tâm thế giới dần dịch chuyển về khu
vực này.

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Sau hơn ba mươi
năm kể từ khi giành được độc lập toàn vẹn lãnh thổ, cùng với sự nỗ lực của
Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân, đến nay Việt Nam đã đạt được những
thành quả đáng kể trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển
kinh tế và tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Ngày hôm nay, thế giới biết đến Việt Nam
với những cố gắng to lớn, hòa mình vào xu hướng chung trong thời đại mới, vị
thế đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Cùng với quá trình
quốc tế hóa rộng rãi nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã biết sử dụng hiệu quả
nguồn nội lực cùng với nắm bắt những thời cơ, những cơ hội để vươn lên phát
triển kinh tế, củng cố quốc phòng và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi
người dân.

Bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bằng những đường lối
chiến lược phát triển cụ thể kết hợp với thực hiện một cách hiệu quả, đến nay đã
đạt được những thành quả nhất định trong sự phát triển kinh tế, xã hội và hòa
mình vào khu vực, thế giới trên mọi lĩnh vực kinh tế văn hóa…Hoạt động xuất
khẩu được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đóng vai trò to lớn đối với sự
phát triển của quốc gia và được Đảng ,nhà nước dành cho những ưu tiên. Qua đó
tận dụng, phát huy những ưu thế của mình, biến những mặt mạnh đó thành sức
cạnh tranh trên trường quốc tế. Những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam
đã đem lại nhiều lợi ích to lớn như gạo,dầu khí, hàng dệt may, nông sản, lâm sản,
thủy sản; các loại mặt hàng chủ yếu là hồ tiêu, cao su, cà phê… Đặc biệt không
thể không nhắc đến ngành dệt may, một trong những ngành xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam, có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Trong những năm qua,
ngành dệt may đã khai thác tốt những tiềm năng, thế mạnh sẵn có để nâng cao
chat lượng, sản lượng không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất
khẩu ra nhiều quốc gia, châu lục khác nhau trên thế giới, chiếm tỉ trọng lơn trong
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của nước ta, đóng góp không nhỏ vào công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế thế giới.

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 1


THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY: Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

Địa chỉ : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình


TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại : 84-8-38640800 (22 lines)
Fax : 84-8-38645085-38654867
Email : vtec@hcm.vnn.vn
Website: http://www.viettien.com.vn

1.Qúa trình hình thành và phát triển:

- Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái BìnhDương kỹ nghệ
công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp
vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp
hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công
nhân.

- Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản & quốc hữu hóa
rồi giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý( nay là Bộ Công Nghiệp).

- Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi
tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến.

- Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy thế, được sự
trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng hăng say gắn bó với xí nghiệp , toàn
thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và
ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường.

- Nhờ vào nổ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp
được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến. Sau
đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với
tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT- EXPORT
COMPANY viết tắt là VTEC( theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991)

- Và o ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập
doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ.

- Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIỆP SẢN XUẤT
– XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ
Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm trung gian cầu nối
giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ
thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật …. Chính
vì thế, ngày 29/04/1995 TỔNG CTY DỆT MAY VIỆT NAM ra đời.

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 2


THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

- Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công
nghiệp. Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của
Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị
của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng
01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của
Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết định : Thành lập Tổng công ty May Việt
Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt
Nam.

- Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con
nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

- Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến;

- Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION;

- Tên viết tắt : VTEC .

2. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty:

- Sản xuất quần áo các loại;

- Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa;

- Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các
thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng;

- Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong
lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống
điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công
nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp;

- Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp;

- Đầu tư và kinh doanh tài chính

3. Năng lực sản xuất:

- Vốn điều lệ: 230 tỷ đồng

+ Nhà xưởng: 55.709.32 m2

+ Thiết bị: 5.668 bộ

+ Lao động: 20.000 lao động


Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 3
THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

+ Thu nhập bình quân của người lao động: 3triệu đ/người/tháng (năm 2009)

- Khả năng hoạt động của Công Ty:

MMTBỊ
LAO D.TÍCH NHÀ NĂNG
STT ĐƠN VỊ CÁC MẶT HÀNG
ĐỘNG XƯỞNG LỰC(SP/Năm)
LOẠI
1. MAY 1 960 665 6.672 M2 shirt 3.000.000
2. MAY 2 990 655 6.672 M2 Shirt 3.000.000
Jacket,
3. SIG-VTEC 1.010 861 5.700 M2 2.000.000
sportwear
DUONG
4. 510 512 2.133 M2 Dress pants 1.800.000
LONG
Khaki, dress
5. VIỆT LONG 900 1.083 2.532 M2 3.000.000
pants,..
6. VIMIKY 500 395 2.780 M2 Suit 3.000.000

4. Kết quả kinh doanh:

Năm 2005 2006 2007 2008 Quý1/2009


Doanh thu 1052 1229 1330 1397 343
Lợi nhuận sau thuế 32 40 43.1 60.3 15.7
1
2 Có được doanh thu tốt như trên công ty chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều trong thời
gian qua. Công ty chúng tôi đã tạo cho mình được chỗ đứng vững chắc trên thị trường
trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Công ty luôn coi yếu tố chất lượng là yếu
tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy khi đưa ra thị trường một số sản
phẩm mới song song với việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm công ty chúng tôi tiến
hành đăng ký và mua bản quyền nhãn hiệu hàng hóa như: Việt Tiến, Vee Sendy, TT-
up, San Sciaro, Manhattan, Smart Casual . Do đó sản phẩm của công ty luôn được
khách hàng trong nước và ngoài nước tin dùng

Đối với hoạt động xuất khẩu, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của việt tiến đạt
263 triêụ USD, trở thành đơn vị có số doanh thu và kim ngạch xuất khẩu cao
nhất ngành dệt may Việt Nam. VTEC cố gắng duy trì các thị trường hiện có bằng
các đơn hàng khó, chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu lớn, tập trung nâng cao
các đơn hàng đi vào thị trường Nhật Bản nhằm bù đắp cho sự sụt giảm của thị
trường Mỹ.

Năm 2006, cơ cấu xuất khẩu của VTEC là: Nhật Bản 24.711%, Mỹ 36.778%,
Tây Âu(EU) 17.199%, Các nước Asean 9.299%,Các nước khác 12.013%

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 4


THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

Tính đến hết quý 1/ 2009, cơ cấu thị trưởng xuất khẩu đạt được như sau : thị
trường Nhật Bản: 33,3%, thị trường Mỹ: 23%, thị trường EU: 26,5% và các thị
trường khác là 17,2 %.

5. Cơ cấu tổ chức

(1) HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


Vũ Đức Giang (Chủ tịch )
Nguyễn Đình Trường (Phó Chủ tịch)
Bùi Văn Tiến (Thành viên)
Trần Minh Công (Thành viên)
Phan Văn Kiệt (Thành viên)

(2) TỔNG GIÁM ĐỐC


Bùi Văn Tiến

(3) PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC


Trần Minh Công
Phan Văn Kiệt
Nguyễn Thị Tùng
(4) GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Nguyễn Ngọc Trung
Phạm Đắc Lợi
Phạm Tuấn Kiên
Phạm Thanh Hoan
Nguyễn Văn Nam
Trần Thị Liên
Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 5
THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

(5) BAN KIỂM SOÁT


Thạch Thị Phong Huyền ( Trưởng ban)
Trần Phước Nhất (Thành viên)
Hồ Ngọc Huy (Thành viên)

6. Đặt vấn đề:

Sau khi tiến hành chiến dịch tiếp thị quảng cáo sản phẩm qua mạng lưới internet
cùng với việc gửi offer tới các bạn hàng nước ngoài có kèm theo sản phẩm mẫu,
công ty chúng tôi đã nhận được 1 đơn đặt hàng lớn mặt hàng áo sơ mi nam cao
cấp từ công ty Sumitex, Nhật Bản với nội dung như sau:

ORDER

From: SUMITEX
INTERNATIONAL CO., LTD
Address: 3-24 Kandanishiki,
Chiyoda-ku, Tokyo, 101-8465
Japan
Tel: 81-3-3518-8461
Fax: 81-3-3518-8477

April 2nd, 2009

To: VIETTIEN GARMENT CORPORATION


Address: 07 Le Minh Xuan,Tan Binh district,
Ho Chi Minh city,Vietnam
Tel: 84-8-8645085 (22 lines)
Fax: 84-8-8645085-8654867

Thank you very much for your offer of March 15th, 2009 for men’s long
sleeve shirt product.
We found the samples you sent us very satisfactory and we are pleased to
place an order for the following quantity and price list:
Item Price per unit Fob Quantity Total value (USD)
No.194112MS Saigon (USD) (unit)

White men’shirt 15 17000 255,000

Boxdeu 15 6000 90,000


men’shirt
blue men's shirt 15 12000 180,000

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 6


THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

Brown-Chequer 15 13500 202,500


men’shirt
Blue-Stripe 15 16500 247,500
men’shirt
Total 65000 975000

Payment : in US dollars by irrevocable L/C in to our account No : 087542589 at


Industrial & commercial bank of Japan.
We are looking forward to hearing from you.
Your faithfully
Director

Với 1 đơn đặt hàng số lượng lớn và giá cả như vậy, phòng nghiệp vụ xuất nhập
khẩu chúng tôi đã lập phương án xuất khẩu cho lô hàng này.

Phần 2: Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu:

1. Mục đích, ý nghĩa của lập phương án xuất khẩu:

a. Mục đích:
Lập phương án xuất khẩu là một bước khởi đầu quan trọng cho việc thực
hiện các hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của doanh nghiệp. Đây cũng là một
căn cứ quan trọng để các cấp, các nghành, các bộ phận có liên quan như tổng
công ty, ngân hàng, các doanh nghiệp khác… nghiên cứu xem xét tính khả thi
của dự án XNK để đi tới quyết định thực hiệ hay không thực hiện dự án. Đối với
ngân hàng họ sẽ quyết định cho vay vốn hay không.
b. Ý nghĩa
Việc lập phương án xuất khẩu như một văn bản đệ trình lên cấp trên để xin
phép thực hiện. Đối với dự án này thuộc nghiệp vụ của phòng nghiệp vụ kinh
doanh XNK do đó phương án kinh doanh được lập để trình lên cấp trên xin phép
thực hiện. Đối với những công ty trực thuộc tổng công ty lớn, phương án kinh
doanh được công ty lập sau đó chuyển lên tổng công ty nhờ phê chuẩn.
Ngoài ra phương án xuất khẩu còn là cơ sở để xin cấp vốn cho một dự án.
Một dự án muốn đi vào thực hiện thì không thể không có vốn, mặt khác một

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 7


THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

lượng cho một dự án là vốn vay chủ yếu của ngân hàng hoặc của các tổ chức tài
chính tiền tệ. Vì vây sự tồn tại của một dự án phụ thuộc vào tính thuyết phục của
một phương án kinh doanh đối với các nhà đầu tư và đặc biệt là đối với ngân
hàng là quyết định cho vay hay không. Trên cơ sở sự nghiên cứu phương án xuất
khẩu của doanh nghiệp thì được vay nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào tính khả thi
đó.
Như vậy viêc lập một phương án xuất khẩu có tính thuyết phục hay không
sẽ quyết định sự tồn tại hay không của một dự án.
Doanh nghiệp sẽ bàn giao kế hoạch này cho phòng nghiệp vụ và đây sẽ là
một cơ sở nữa cho phòng nghiệp vụ nghiên cứu để lập một phương án kinh
doanh.
Như vậy phương án xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và to lớn với hoạt
động đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đơn vị và có ảnh hưởng
to lớn đến tổng công ty
2. Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu

2.1. Cơ sở pháp lý:


Để lập phương án kinh doanh xuất khẩu áo sơmi nam cho năm 2009 công ty
chúng tôi căn cứ vào các điều kiện :
- Căn cứ vào luật thương mại của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006
- Căn cứ vào nghị định 12/CP của chính phủ được ban hành ngày 23 tháng 01
năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập, chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu,
đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa.
- Căn cứ vào các bản pháp quy khác của chính phủ quy định chi tiết về hoạt
động XNK.
- Căn cứ vào các quy định khác của chính phủ có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng may mặc nói riêng.
- Luật và văn bản điện tử năm 2008:
Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 8
THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

+ Nghị định số 97/2008/NĐ-CP - quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và
thông tin điện tử trên internet
+ Thông tư số 78/2008/TT-BCT - hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị
định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
+ Thông tư số 09/2008/TT-BCT - hướng dẫn Nghị định thương mại điện tử về
cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử
+ Quyết định số 343/2008/QĐ-TTg - thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về công
nghệ thông tin

2.2. Cơ sở thực tiễn:


a. Kết quả nghiên cứu thị trường:
- Thị trường trong nước:
Đối với nam giới, hiếm có trang phục nào vừa trang nhã, lịch sự lại vẫn có thể
rất cá tính và đầy quyến rũ như áo sơmi. Áo sơ mi còn được coi là không thể
thiếu đối với thời trang công sở. Do đó nhu cầu về áo sơ mi nam trên thị trường
là rất lớn và thường xuyên.
Hiện tại có rất nhiều công ty may mặc sản xuất áo sơ mi nam như May Nhà Bè,
May Sài Gòn, May Hải Phòng, May 10…. cùng các hiệu may lớn nhỏ. Gía bán
áo sơ mi nam trên thị trường cũng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào thương hiệu, chất
liệu vải, đường may, kiểu dáng…Gía bán lẻ từ 100 nghìn đồng đến 1 triệu đồng 1
chiếc. Gía bán buôn tuỳ thuộc vào số lượng mà có mức chiết khấu khác nhau từ
20-40% giá bán lẻ.
Ngoài ra còn có các hiệu may áo sơ mi nam lớn nhỏ. Tuy giá thành may áo
nhỏ hơn so với áo có sẵn bán trên thị trường nhưng chất liệu và mẫu vải không
đẹp và đa dạng như chất liệu của các công ty may. Hơn nữa nam giới thường ít
có thời gian để may đo áo, và tâm lí họ thích mua hàng có sẵn hơn là phải chờ để
may.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều áo sơ mi may sẵn của Trung quốc hoặc không rõ
xuất xứ vả các cơ sở may không nổi tiếng bán đầy rẫy ở ngoài chợ với giá bán
thấp, khoảng tầm 75-150 nghìn đồng. Tuy nhiên chất lượng của áo sơ mi loại này
rất thấp và các cơ sở này không đủ khả năng sản xuất với số lượng lớn trong thời
gian ngắn và đáp ứng được yêu cầu chất lượng cao của các thị trường khó tính
như Mỹ, EU và đặc biệt là Nhật Bản.
- Thị trường Nhật Bản :
Trong khi xuất khẩu dệt may sang nhiều thị trường truyền thống khác đang
giảm mạnh do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, thì một số doanh nghiệp xuất sang
Nhật lại làm không hết việc do tận dụng được những lợi thế từ thị trường này
mang lại. Tháng 2/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Nhật
Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 9
THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

Bản tăng 3,2% so với tháng 1 và tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Nâng tổng
kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của ta sang Nhật tăng 26,8% so với 2 tháng
năm 2008, đạt 138 triệu USD. Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành dệt may
nước ta. Dự đoán, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tiếp tục
tăng trưởng tốt, nhờ việc thực thi Hiệp định miễn thuế hàng hoá xuất nhập khẩu.
Ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần may Sài Gòn 3 cho biết
không ít lần công ty “chao đảo” khi ở một số thời điểm thị trường Mỹ và EU nổi
lên với số lượng đơn đặt hàng lớn, rồi những đòi hỏi khắt khe của bạn hàng Nhật
về độ khó của sản phẩm... Nhưng khi đã vượt qua những khó khăn ban đầu đó,
đạt được sự tín nhiệm nhất định của khách hàng Nhật thì việc “cam kết đặt hàng
dài hạn, ổn định với đối tác Nhật gần như là chắc chắn.
Không chỉ Sài Gòn 3 có thay đổi rõ rệt về sự xác định lại cơ cấu thị trường
trọng điểm, bản than VTEC cũng có những đơn hàng lớn về áo sơmi, veston,
khăn các loại xâm nhập thị trường Nhật với số lượng ngày một vững chắc. “Khi
khủng hoảng kinh tế nổ ra, những ngành xuất khẩu chủ lực mới thấm thía “bạn
hàng lâu năm” có tầm quan trọng và giữ mức ảnh hưởng như thế nào trong việc
duy trì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp” - phó tổng giám đốc VTEC
Phan Văn Kiệt xác nhận.
Giữ đến 33% trong cơ cấu thị phần xuất khẩu hiện nay, xếp trên cả thị
trường Mỹ và EU, ông Kiệt cho biết công ty đã có những chuyển dịch rất lớn khi
chọn thị trường Nhật trở thành thị trường khai thác tiềm năng của mình kể từ
cuối năm 2007. Từ những lô hàng áo sơ mi, quần Âu, veston gia công ban đầu,
Việt Tiến đã dần chuyển sang thực hiện FOB với phần nguyên phụ liệu tự lo.
“Không như những thị trường khác có mức độ rủi ro và tính bấp bênh rất cao, thị
trường Nhật thể hiện sự ổn định, tính lâu dài nếu nhà sản xuất đã lọt được vào
mắt xanh của khách đặt hàng Nhật” - ông Kiệt nhận xét.
Các lợi thế khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản:
•Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô
nền kinh tế này theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới
sau Mỹ, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung
Quốc.
•Dân số Nhật bản ước tính khoảng 127,76 triệu người, trong đó nam
giới chiếm 62,34 triệu người tương ứng 48,8% tổng dân số. Đây là thị trường
lớn cho ngành dệt may nói chung và mặt hàng áo sơ mi nam nói riêng.
•Theo hiệp định đối tác song phương Việt-Nhật, thuế suất nhập khẩu
hàng dệt may từ VN vào Nhật từ mức 5-10% giảm xuống còn 0%. Đây là 1 lợi
thế hết sức to lớn cho ngành dệt may Việt Nam khi tham gia thị trường này
trong việc làm tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam với hàng nội địa Nhật
Bản và các quốc gia khác.
Theo nhận xét của các bạn hàng Nhật Bản cho biết nhãn hiệu của hàng may
mặc của công ty ở thị trường này là một trong những nhãn hiệu được ưa chuộng.
Người tiêu dùng có phản ứng tốt với sản phẩm mà công ty sản xuất. Sản phẩm
có ưu điểm chất liệu vải mịn màng, thoáng, không phai màu, không sờn mặt vải

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 10


THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

và có thêm tính chất khử mùi; đường may hoàn hảo, cổ áo thẳng và không bị
rộp, tay áo vừa phải, size áo chuẩn theo form của đàn ông châu á tạo cảm giác
vừa vặn và thoải mái khi mặc và xu hướng thời trang công sở năm nay là áo kẻ
sọc xanh (blue-stripe shirt), kẻ caro nâu (brown-chequer), màu trắng (white
shirt), màu đỏ vang boxdeu (boxdeu shirt), màu xám bạc (silver shirt), màu xanh
(blue shirt)
Qua nghiên cứu thị trường với các số liệu trên đây, công ty nhận thấy Nhật
Bản là 1 thị trường rộng lớn, sức mua lớn, chính sách ngoại thương giữa Việt
Nam-Nhật Bản rất thuận lợi cho ngành dệt may. Hơn nữa Nhật Bản ở trong khu
vực châu Á rất gần Việt Nam nên sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển hàng hoá
so với các nước EU và Mỹ. Do đó, công ty quyết định sẽ tập trung xuất khẩu
mặt hàng áo sơ mi nam-mặt hàng có thế mạnh của công ty sang thị trường này.
Những chú ý khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản:
•Khi đối tác Nhật Bản yêu cầu gửi mẫu, có công ty lại gửi mẫu đó kèm
thêm một số mẫu khác không được yêu cầu để tranh thủ tìm kiếm cơ hội bán
hàng. Dù đây là sự chủ động của bạn trong kinh doanh nhưng trước tiên cần phải
làm mẫu được đối tác yêu cầu theo đúng qui cách của họ đề ra. Trong nhiều
trường hợp, các mẫu không được chỉ định cũng làm không phù hợp với nhu cầu
của thị trường Nhật Bản. Vì vậy để tránh sự nỗ lực vô ích và tốn kém trong việc
làm mẫu, bạn chỉ nên tập trung làm mẫu theo đúng qui cách của đối tác. Trong
nhiều trường hợp các công ty Nhật không đặt hàng trước khi họ kiểm tra mẫu
chính xác.Để khỏi lãng phí thời gian và tiền bạc, tốt nhất là nhà kinh doanh phải
làm mẫu đáp ứng đúng yêu cầu
•Thị trường Nhật Bản luôn luôn chuyển động, không bao giờ ngừng.
Khi kinh doanh với các công ty Nhật bạn cần phải dự báo được cơ hội của thị
trường trước khi hành động.
•Ngay cả khi đối tác Nhật bản chấp nhận giá, mẫu mã, vật liệu và mẫu
hàng cuối cùng và bạn chỉ việc chờ đơn hàng thì thương vụ đó vẫn có thể bị
ngừng lại vì lý do có sự thay đổi đột ngột của thị trường Nhật Bản. Nếu không
đáp ứng được sự thay đổi đột ngột này thì bạn sẽ mất đi cơ hội kinh doanh của
mình
•Sẽ khó khăn hơn cho các thương nhân nước ngoài muốn thành công ở
Nhật bản mà không có đối tác Nhật Bản tốt. Đơn giản là ngày nay chiến lược
bán hàng truyền thống không đủ để giúp họ. Bạn nên hợp tác chặt chẽ với đối
tác, người đã gắn bó với bạn từ giai đoạn đầu, giúp bạn xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh trong đó có cả phát triển mẫu mã. Đối tác đó cũng sẽ là người
giúp bạn phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Khi
tìm được đối tác bạn nên bắt đầu việc phát triển sản phẩm cùng với họ. Có thể
có nhiều ứng cử viên với các ý tưởng hay và mẫu mã tốt , nếu bạn may mắn
chọn được một đối tác trong số đó thì bạn sẽ là người chiến thắng ở Nhật Bản.
•Người Nhật đòi hỏi chất lượng rất khắt khe. Có rất nhiều mặt hàng có
chất lượng được bày bán ở các cửa hàng 100 Yên, đồng thời người Nhật cũng
rất quan tâm đến các mặt hàng có thương hiệu. Dân chúng mua các sản phẩm có

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 11


THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

nhãn mác, đánh giá chất lượng thông qua nhãn mác vì họ không có khả năng
phân biệt chất lượng hàng hóa. Trong khi đó ở Nhật khách hàng được coi là
thượng đế. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, những nhà nhập khẩu trung
gian giữa người sản xuất ở nước ngoài với người tiêu dùng ở Nhật bản cũng đòi
hỏi khắt khe về chất lượng từ người sản xuất. Vì thế với vị thế là 1 nhà sản xuất
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trước mắt bạn phải cố gắng để đáp ứng được
yêu cầu khắt khe đó 1 cách tốt nhất và thảo luận chi tiết về chất lượng hàng hóa
trước khi ký hợp đồng.
3. Kết quả phân tích tài chính:
- Vốn huy động: Để trang trải cho các chi phí để xuất khẩu lô hàng trên, công ty
chúng tôi huy động 10 tỷ đồng từ ngân hàng viecombank trong 1 tháng.
Lãi suất vay là 10%/năm, doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng ưu đãi, vậy lãi
suất thực trả là 6%/năm, tương ứng 0,5%/tháng
- Điều kiện giao hàng: Công ty xuất khẩu theo điều kiện Fob Saigon
(incoterms2000)
- Bảng chi phí dự kiến cho 65000 áo sơ mi nam xuất khẩu theo điều kiện Fob
Saigon
3.1. Dự kiến chi phí cho lô hàng xuất khẩu 65000 chiếc:
+ Chi phí sản xuất:
Thành tiền
Khoản mục Đơn giá (đ/chiếc)
(VND)
Nguyên liệu : -Vải thô 100%cotton 98,000 6,370,000,000
- Gia công vải màu,kẻ 20,000 1,300,000,000
- Nguyên phụ liệu 25,000 1,625,000,000
Chi phí bao bì,đóng gói 17,500 1,137,500,000
chi phí nhãn mác 3,500 227,500,000
Chi phí nhân công 11,700 760,500,000
Bảo hiểm y tế,bảo hiểm xã hội,kinh
19% CP nhân công 144,495,000
phí công đoàn
tiền điện,tiền nước,điện thoại 280 18,200,000
Khấu hao TSCĐ (nhà xưởng,máy
1000 65,000,000
móc thiết bị…)
Lãi ngân hàng 0.5%x10,000,000,000 50,000,000
Tổng chi phí sản xuất 11,698,195,000

+ Chi phí vận tải hàng xuất khẩu:


Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 12
THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

160,000đ/tấn
Chi phí vận chuyển hàng đến cảng 5,200,000
(1tấn=2000chiếc)
53,400/tấn
Chi phí xếp hàng lên tàu 1,735,500
(1tấn=2000chiếc)
Tổng chi phí vận tải 6,935,500

+ Chi phí để xuất khẩu hàng hoá:

Phí giao dịch 1,500,000


Mua tờ khai hải quan 5,000đ/tờ khai 20,000
Lệ phí hải quan 20,000đ 30,000
Lệ phí lấy giấy phép XK 200.000đ/giấy phép 200,000
Phí C/O 0đ 0
Thuế xuất khẩu 0% 0
20,000 /tấn
Phí cân hàng (1tấn=2000chiếc) 650,000
20,000 /tấn
Phí giám định (1tấn=2000chiếc) 650,000
Chi phí kiểm đếm, giao nhận hàng 5.000 /tấn 162,500
Phí lây B/L 200,000 200,000
Phí gửi bộ chứng từ 337.000đ/bộ 337,000
Chi phí chuyển tiền tại Ngân hàng 200USD 3,556,800
Chi phí thông báo L/C của Ngân 20USD 355,680
hàng
Tổng chi phí xuất khẩu 7,661,980

+ Tổng kết chi phí cho lô hàng xuất khẩu (1USD=17,784 VND)

Chi phí sản xuất 12,148,195,000


Chi phí vận tải 6,935,000
Chi phí xuất
khẩu 7,661,980
Tổng chi phí (1) 11,698,195,000
Quỹ dự phòng(2) 3% ∑chi phí 350945850
Doanh thu 975000 USD 17,339,400,000
Thuế lợi tức 25% (doanh thu-chiphí-dự phòng) 1322564788
Tổng chi phí cho lô hàng xuất khẩu 13,371,705,638

3.2. Tỷ suất lợi nhuận :

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 13


THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

- Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu:

∑ DT = 975000 = 1 (VND / USD)


Tỷ suất ngoại tệ = ∑ CP 13,371,705,638 13715

Như vậy để thu được 1 USD ta chỉ cần bỏ ra 19715 VND, tại thời điểm này tỷ
giá ngoại tệ là : 1 USD = 17784 VND. Do vậy, xét về tỷ giá ngoại tệ thì đây là
phương án khả thi.

- T ỷ suất lợi nhuận

=
∑ DT − ∑ CP × 100% = 17,339,400,000 − 13,371,705,638 × 100% = 29.67%
∑ CP 13,371,705,638

Với tỷ suất lợi nhuận như trên, công ty quyết định chấp nhận đơn đặt hàng này và
bắt đầu tiến hành tổ chức thực hiện đơn đặt hàng

Phần 3: Tổ chức thực hiện phương án xuất khẩu

- Hình thức giao dịch đã chọn:

Sự phát triển của công nghệ đem lại cho chúng ta một phương thức giao dịch mới
thông qua các phương tiện điện tử - đó là giao dịch điện tử. Những lợi điểm của
phương thức giao dịch này là tốc độ nhanh, chi phí rẻ, chuyển tải thông tin đa
dạng, không phụ thuộc nhiều vào khoảng cách làm cho phương thức này ngày
càng trở nên phổ cập, được nhiều người, nhiều doanh nghiệp sử dụng. Do vậy
công ty quyết định sử dụng hình thức này làm hình thức giao dịch với các bạn
hàng trong và ngoài nước.
Mọi đơn đặt hàng cũng như các phản hồi của công ty và các đối tác nước ngoài
đều được trao đổi qua thư điện tử (email) có kèm chữ ký số đã được chứng thực
của mỗi bên (digital signature)
Các hợp đồng được ký kết bằng chữ kí số của các bên và được thể hiện bằng định
dạng PDF không sửa đổi được

- Sơ đồ tổ chức thực hiện phương án:


Giục mở L/C
Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 14
THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

Ký hợp đồng
Nhận đơn
thương mại
đặt hàng

Xin giấy phép xuất khẩu Chuẩn bị hàng


hoá

Làm thủ tục


hải quan

Giao nhận hàng với


tàu

Làm thủ tục


thanh toán

Khiếu nại và giải quyết


khiếu nại

Thanh lý
hợp đồng

1. Nhận đơn đặt hàng:

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 15


THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

Acceptance

VIETTIEN
GARMENT CORPORATION
07 Le Minh Xuan,Tan Binh
district,Ho Chi Minh
city,Vietnam
Tel: 84-8-8645085 (22 lines)
Fax: 84-8-8645085-8654867
Re, your order of April 4th, 2009
April 4th, 2009
From: SUMITEX INTERNATIONAL
CO., LTD
Address: 3-24 Kandanishiki, Chiyoda-ku,
Tokyo, 101-8465 Japan
Tel: 81-3-3518-8461
Fax: 81-3-3518-8477

We appreciate your order for item No.194112MC of 4th April, 2009. It is a


pleasure to have the opportunity of suppling you our products as good as the
samples we sent you and we are quite sure you will be satisfied with them.
Your chosen method of payment is quite acceptable to us, and we note that this
will be by Irrevocable letter of credit, valid till May 9th, 2009.
We are pleased to confirm your order and will draft an e-contract for you as soon
as possible.
We assure you that this order and all further orders will be carefully fulfilled.
Yours faithfully,
Per Pro. The VIETTIEN
GARMENT CORPORATION
Nguyen Ngoc Trung
Director.

2. Ký kết hợp đồng thương mại:

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 16


THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

CONTRACT
No : HH 2009 12. 02.VN1
Date : April 6th, 2009
Between
VIETTIEN GARMENT CORPORATION
Address: 07 Le Minh Xuan,Tan Binh district,Ho Chi Minh city,Vietnam
Tel: 84-8-8645085 (22 lines)
Fax: 84-8-8645085-8654867
Hereinafter called The Seller.
And
SUMITEX INTERNATIONAL CO., LTD
Address: 3-24 Kandanishiki, Chiyoda-ku,
Tokyo, 101-8465 Japan
Tel: 81-3-3518-8461
Fax: 81-3-3518-8477
Hereinafter called The Buyer
We both parties agree to sign and implement this contract with following
conditions and terms :
Article 1 : Description
1.1 Product name : Men’s long sleeve shirt
1.2 Description :
 Fabric : 100% cotton
 Size : XS, S, M, L, XL, XXL (quantities of each size are equal)
 Country of origin : Vietnam
 Brand new (100%)
Article 2 : Price AND QUANTITY
Item No.194112MS Price per unit Fob Quantit Total value (USD)
Saigon (USD) y (unit)
White men’shirt 15 17000 255,000
Boxdeu men’shirt 15 6000 90,000
blue men's shirt 15 12000 180,000
Brown-Chequer men’shirt 15 13500 202,500
Blue-Stripe men’shirt 15 16500 247,500
Total 65000 975000
These above price are expressed in US Dollars, FOB Saigon– Incoterms2000.

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 17


THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

ARTICLE 3: QUALITY:
The seller must supplies the goods in accordance with the samples he sent on
March 15th, 2009. One set of samples must be retained by each party and the
arbitrator nominated in article 8
Article 4 : Packing
 Each unit is packed in a carton small box (0.3m x 0.22m x 0.05m)
covered with a thin poly layer
 40 these boxes will be packed in a carton bin (0.6m, 0.45m, 0.5m) in
order to avoid tearing and protect the goods.
Article 5 : Payment
4.1 The seller will be paid by irrevocable letter of credit in US Dollar valid till
May 9th, 2009. The buyer have to make a payment all value for the shipment
according to L/C to the seller within 3 working days as from the day the L/C-
opening bank has received a full set of shipping.
4.2 All charges regarding L/C amendment shall be born by the party requires
L/C amendment.
4.3 Document for payment :
 Singed commercial invoice originals.
 Clean “Shipped on board” Ocean Bill of loading in complete set of at
least 3 original 3 non – negotiable copies sianed made out to order of
Japan Comercial – industrial bank.
 Quality/Quantity certifiate issued by the Chamber of Comerce of
Vietnam in triplicate.
 Certificate of original issued by the Chamber of Commerce of Vietnam
in 01 original.
 Packing list in triplicate.
Article 6 : Delivery
The good will be delivered no later than May 5th, 2009
- Partial shipment : Not allowed.
Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 18
THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

- Transhipment : Not allow


- Port of loading : Sai Gon Port
- Port of discharge : Tokyo Port
Article 7: Force majeure
If either party is prevent from, or delayed in, performing any obligation under
this contract by reason of a force majeure event, then this party is not consider
tobe in default and no remedy, be it under this contract or otherwise, is availeble
to the other party.
All cases of porce majeure are consider as war, strike at two enterprisee,
disease, fire, disable.
When forcemajeure event occurred, the party who met the force majeure must
inform the other partner by the Telegraphic and 7 days must get the writing
confirmation from authorized body. The force majeure will not be acceptad if
over 7 days.
Article 8 : Arbitration
Any disputes arising out from this contract, if the two parties cannot reach an
amicable arrangement for them, must be refered to arbitration. Arbitration to be
held in the country of the defending party. Awards by arbitration to be final and
binding both parties. All charges relating to arbitrations to be born by the losing
party.
The applicable law is based on the place of arbitration.
Article 9 : General
All amendment, supplementation of this contract are effected when they are
made in PDF files and be signed by both parties with their certified digital-
signature
This contract is made in English in 3 originals and saved in PDF file, 2 of
which are retained by each party, one is retained by the arbitrator nominated in
Article 8. Both parties engage to realize all these above mentioned of the
contract.
Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 19
THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

This contract is signed on April 6th, 2009.


SELLER BUYER
Viettien Garment Corporation Sumitex International Co.,LTd

3. Giục mở L/C và kiểm tra L/C


Ngay sau khi ký kết hợp đồng với công ty Sumitex, Công ty đôn đốc người
mua mở L/C đúng hạn. Sau khi nhận được L/C thì phải kiểm tra:
- Đối chiếu những quy định trong hợp đồng và quy định trong L/C xem có phù
hợp không, kiểm tra cẩn thận từng câu, từng chữ.
- Loại L/C có phù hợp với loại L/C quy định trong hợp đồng không.
- Ngân hàng mở L/C, ngân hàng trả tiền, hoặc ngân hàng xác nhận có quan hệ
giao dịch với ngân hàng của công ty hay không, có đúng quy định không.
- Số tiền của L/C có đủ để thanh toán hàng hóa của mình hay không, nếu chưa
đủ thì yêu cầu sửa lại cho đủ hoặc giao hàng vừa đủ với L/C.
- Thời hạn giao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C có mâu thuẫn với nhau
không. Thời hạn của L/C có đủ để người bán luân chuyển chứng từ không.
- Những yêu cầu về chứng từ thanh toán có rõ ràng và dễ thực hiện hay không,
nếu thấy có điều gì gây khó khăn cho công ty phải yêu cầu sửa lại.

4.Chuẩn bị hàng hoá:

4.1. Tiến hành các thủ tục để vay vốn tại ngân hàng Vietcombank:
- Ngày 6/4 ngay sau khi ký kết hợp đồng với công ty Sumitex, công ty tiến hành
các thủ tục để vay vốn của ngân hàng Vietcombank.
Số tiền vay là 10tỷ VND
Lãi suất vay: 0.5%/tháng
Hạn trả tiền vay: 08/05/2009
- Ngày 8/4 công ty nhận được tiền vay

4.2. Thu mua nguyên liệu:


Nguồn nguyên liệu: Để sản xuất lô hàng trên, công ty chúng tôi sử dụng loại vải
thô 100% cotton cao cấp của tổng công ty 28 – AGTEX

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 20
THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

________________

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA


Số:13K/HĐMB
Căn cứ Luật thương mại số 36/2005 /QH11 ban hành ngày 14/06/2005 của Quốc
hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (có hiệu luật ngày 01/01/2006).

Hôm nay, ngày 8 tháng 4 năm 2009


Tại địa điểm: Số 7 – Lê Minh Xuân, Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Chúng tôi gồm:


Bên A
- Tên doanh nghiệp: Tổng công ty 28 - AGTEX
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 03 Nguyễn Oanh, Gò Vấp, TP HCM
- Điện thoại: + 84 (8) 8942238 – 8945012 Fax: + 84 (8) 8943053
- Tài khoản số: 711A07984821 Mở tại ngân hàng: Vietinbank-TP.HCM
- Đại diện là: Đậu Quang Lành Chức vụ: Tổng giám đốc

Bên B
- Tên doanh nghiệp: Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến
- Địa chỉ trụ sở chính: 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình,Hồ Chí Minh , Việt
Nam
- Điện thoại: 84-8-38640800 (22 lines) Fax: 84-8-38645085-38654867
- Tài khoản số: 003.1.00000196.6 Mở tại ngân hàng:Vietcombank chi nhánh Hồ
Chí Minh
- Đại diện là: Nguyễn Ngọc Trung Chức vụ: Giám đốc điều hành

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1: Nội dung công việc giao dịch:


Bên A bán cho bên B:

Mã Số Đơn giá Thành tiền


Tên hàng
hàng lượng(mét) (VND/m) (VND)
Vải 100%
PPL01 130,000 48,900 6,357,000,000
cotton

Tổng giá trị(bằng chữ): Sáu tỷ ba trăm năm bảy triệu Việt Nam đồng

Điều 2: Giá cả và số lượng


Đơn giá mặt hàng và số lượng hàng được quy định như điều khoản 1 trong hợp
đồng

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 21


THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa:


Chất lượng và quy cách mặt hàng vải 100% cotton

Tên sản phẩm : PPL01


Kiểu dệt : Plain
Chất liệu: 100% cotton
Cấu trúc : CM50*CM50
152*80
Khổ TP : 150cm (59")
Trọng lượng : 109g/m2
Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu:
-Cứ 100 m chiều dài vải được cuộn thành một cuộn theo khổ rộng 150cm
- Mỗi cuộn được bọc bằng nylon PE chống hấp hơi, chống ẩm
-Đóng thùng carton kích cỡ thùng rộng 155cm x dài 240cm x cao 160 cm, 6
cuộn / 1thùng

Điều 5: Phương thức giao nhận:


1.Bên A giao cho bên B toàn bộ lô hàng vào 10 giờ sáng, ngày 15 tháng 4 năm
2009
2. Địa điểm giao hàng là tại kho của bên A, tại Số 03 Nguyễn Oanh, Gò Vấp, TP
HCM
3. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên B chịu.
4. Chi phí bốc xếp tại mỗi đầu do mỗi bên chịu
5.Qui định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải
chịu chi phí lưu kho bãi là 1.000.000 đồng/ ngày. Nếu phương tiện vận chuyển
bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực
tế cho việc điều động phương tiện.
6. Khi mua hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, qui cách hàng
hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng …
thì lập biên bản tại chỗ yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán
không chịu trách nhiệm .
Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi
chở về nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan
kiểm tra trung gian (Vina control) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong
hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên
bản mà không có ý kiến gì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
7. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên
bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng người nhận phải có đủ:
- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
- Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
- Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 6: Phương thức thanh toán:

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 22


THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

Tại thời điểm ký hợp đồng, bên B đặt trước cho bên A 3 tỷ đồng tiền mặt. Số tiền
còn lại là 3 tỷ 357 triệu đồng, bên B sẽ chuyển vào tài khoản của bên A tại ngân
hàng Vietinbank trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận hàng.

Điều 7: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận
trên, không đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực
hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính
đáng thì sẽ bị phạt tới 10 % giá trị phần hợp đồng bị vi phạm
2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật
chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi
phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, … mức phạt cụ thể
do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn
bản pháp luật về hợp đồng kinh tế theo luật thương mại Việt Nam

Điều 8: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng:


1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng.
Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết
và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra
tòa án.

Điều 9: Các thỏa thuận khác


Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên
thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng:


Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 8- 4 -2009 đến hết ngày 21-4-2009
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết
hiệu lực không quá 10 ngày. Bên A có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian,
địa điểm họp thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành 2.bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 1
bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ: Chức vụ:
Ký tên Ký tên
(Đóng dấu) (Đóng dấu)

4.3. Sản xuất:


Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 23
THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

- Ngày 15/4 sau khi nhận được lô vải mua từ công ty 20-AGTEX, 2 đơn vị
May1 và May2 của công ty sẽ bắt đầu gia công vải thô thành vải màu và vải kẻ.
- Thời gian gia công vải là 7 ngày
- Thời gian hoàn thành sản xuất là 4 ngày
- Thời gian đóng gói hàng để xuất khẩu là 1 ngày
M các hộp cáctông nhỏ được phủ bởi 1 lớp nilon mỏng (bao bì bên trong - inner
packing), công nhân tiến hành xếp vào các thùng cáctông (bao bì bên ngoài -
outer packing), cứ 1 thùng cáctông chứa 20 hộp áo sơmi được xếp cẩn thận. Trên
bao bì có in nhãn mác của công ty, các hình ảnh quảng cáo sản phẩm thu hút sự
chú ý của người tiêu dùng. Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp và bốc dỡ ( như:
tránh mưa, không dùng cẩu hàng....), số lượng hàng hóa trong thùng, số hiệu
chuyến hàng, số hiệu kiện hàng được in trên vỏ thùng.

5. Xin giấy phép xuất khẩu


Hồ sơ xuất trình gồm: Đơn xin giấy phép, hợp đồng thương mại, Bản sao công
chứng giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động
được chuyển đến Phòng cấp giấy phép của Bộ Công Thương. Sau 3 ngày kể từ
ngày nhận được đơn đó, Phòng cấp giấy phép sẽ trả lời.

6. Làm thủ tục hải quan:


6.1. Đăng kí và làm tờ khai hải quan:
- Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hóa lên tờ khai để cơ quan Hải quan
kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc khai này là trung thực và chính
xác. Nội dung của tờ khai báo gồm những mục như:
+ Loại hàng: hàng mậu dịch,
+ Tên hàng: áo sơ mi nam tay dài
+ Số lượng: 65000 chiếc
+ Giá trị hàng : 975.000 USD
- Giấy tờ xuất trình kèm theo:
+ 3 tờ khai hải quan (2 bản chính, 1 bản photo)
+Giấy phép xuất khẩu: 1 bản chính
+ Phiếu đóng gói
+ Bảng kê chi tiết
6.2. Xuất trình hàng hóa:
Sắp xếp hàng hoá theo trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát, kiểm tra hàng hoá
6.3. Thực hiện các quy định của hải quan
7. Giao nhận hàng với tàu :
Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 24
THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

- Lập bảng đăng ký chuyên chở cho người vận tải để đổi lấy sơ đồ xếp hàng.
- Trao đổi với cơ quan điều động cảng để nắm vững ngày giờ tàu đến, ngày giờ
làm hàng.
- Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
- Lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển
hoàn hảo và chuyển nhượng được.

8. Làm thủ tục thanh toán:


Sau khi hàng đã được giao qua lan can tàu, nhân viên phụ trách của công ty
tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C. Sau đó gửi cho ngân
hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo là ngân hàng vietin bank để đòi
tiền. Bộ chứng từ bao gồm:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận đơn đường biển hoàn hảo (clean on board Bill of lading
- Phiếu đóng gói hàng hoá (packing list)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity)
- Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality)
- Thông báo giao hàng (Notice of shipment)
9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
- Khi thực hiện hợp đồng, nếu người mua khiếu nại đòi bồi thường, công ty sẽ
xem xét kỹ lưỡng, nghiêm túc vụ việc và giải quyết khẩn trương, kịp thời, có tình
có lý. Nếu khiếu nại của khách hàng là có cơ sở, công ty sẽ giải quyết bằng 1
trong những phương pháp sau:
+ Giao hàng thiếu
+ Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng.
+ Giảm giá hàng kém chất lượng.
Nếu việc khiếu nại của khách hàng không có cơ sở mà 2 bên không thể hoà giải
được, thì sẽ tiến hành phân xử nhờ trọng tài đã chỉ định.
- Nếu sau khi công ty đã giao hàng đúng hẹn, xuất trình đầy đủ bộ chứng từ mà
người mua không chịu trả tiền như đã quy định trong hợp đồng, công ty cũng sẽ
kiện người mua tại hội đồng trọng tài.
10. Thanh lý hợp đồng

LỜI KẾT
Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 25
THIẾT KẾ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh
tế Việt Nam nói riêng đang có những thay đổi lớn từng ngày, đặc biệt là khủng
hoảng kinh tế thế giới đang có những biến động phức tạp, việc nắm bắt được
những cơ hội kinh doanh tốt là một trong những yếu tố hàng đầu đem đến sự
thành công cho mỗi cá nhân, tổ chức, và lớn hơn nữa là của cả quốc gia. Trong
mỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng được chiến lược
cụ thể và nắm vững được các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực của mình, từ
đó có thể thành công và giảm thiểu được tối đa những thiệt hại, rủi ro đến với
mình.
Trong phương án xuất khẩu này, có thể nhận thấy công ty sẽ thu được lợi
nhuận khi thực hiện hợp đồng, tuy là lợi nhuận chưa cao do giá trị hợp đồng còn
chưa lón, chi phí đầu vào còn tương đối nhiều. Mặc dù vậy đã góp phần giả
quyết rất nhiều vấn đề như: việc làm cho người lao đông, hỗ trợ kích thích sản
xuất của các đơn vị dệt may trong nước. Có thể nỏiằng hợp đồng này có ý nghĩa
rất lớn trong giai đoạn khó khăn hiện nay của nền kinh tế Việt Nam và thế giới.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của ngành may mặc được
nâng cao, không chỉ đòi hỏi từ phía mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tự mình
nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất, phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường
tiêu thụ và các đối tác kinh doanh mà còn cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ về
mặt cơ chế, chính sách. Sự hỗ trợ ấy không chỉ đc thể hiện thông qua những cải
cách thực tế về các thủ tục hành chính, mà còn là việc giúp đỡ các doanh nghiệp
tìm kiếm các thị trường mới tiềm năng, có những cơ chế thông thoáng khuyến
khích hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành, nâng cao được chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành từ đó có thể tăng được sức cạnh trang của hàng hóa Việt
Nam trên trường quốc tế. Để làm được điều này, Chính phủ cần đề ra đường lối,
chiến lược phát triển đúng đắn lâu dài và toàn diện phát triển ngành nói chung
trong tương lai, đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế thế giới đang trong bối cảnh
giảm phát hiện nay.

Sinh viên: Trịnh Phương Thảo- L ớp: KTN47- ĐH Trang: 26

You might also like