You are on page 1of 2

SẢN LƯỢNG CAFÉ CỦA VIỆT NAM

I. Niên vụ 2018 - 2019


Năm 2018, cà phê Robusta đạt khoảng 1,71 triệu tấn (khoảng hơn 96% sản lượng), cà phê
Arabica sản lượng gần 67.000 tấn (chỉ gần 4%).

Diện tích và sản lượng ước tính cà phê robusta của Việt Nam – 2018/2019

Diện tích và sản lượng ước tính cà phê Arabica của Việt Nam – 2018/2019
* Sản lượng:
- Theo ICO: giảm 1,3% xuống 30 triệu bao do điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến sản lượng
trong vụ mùa 2018 - 2019.
 Khá trùng khớp với số liệu ước tính từ Bộ Nông nghiệp Mỹ là 30,4 triệu bao.
- Theo khảo sát của Bloomberg: giảm 90.000 tấn so với niên vụ trước xuống còn hơn 1,7 triệu
tấn (tương đương hơn 28,3 triệu bao).
- Nguyên nhân:
+ Bị tác động xấu bởi hiện tượng El nino – một hiện tượng thời tiết thất thường, gây ảnh hưởng
xấu đến cây trồng
+ Tháng 7 năm 2019: mưa lớn kéo dài, khiến hàng nghìn cây café bị ngập úng
+ Tại một số tỉnh, kích thước hạt café nhỏ hơn so với mọi năm, hoặc có quả không có nhân

II. Niên vụ 2019 - 2020


- Tháng 7/2019: USDA dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2019/2020 tăng
thêm 100.000 bao so với niên vụ 2018/2019 với mức kỷ lục 30,5 triệu bao.
- Tháng 12/2019: USDA ước đạt 32.22 triệu bao ( 1.93 triệu tấn), tăng 6% và có thể xuất
khẩu chừng 28.25 triệu bao ( 1.7 triệu tấn). So với niên vụ vừa qua, sản lượng dự báo cao
hơn 30.5 triệu nhưng lượng xuất khẩu không đổi mấy, trong đó arabica chỉ chiếm 3 - 4%.
- Tuy nhiên, theo số liệu thống kê trong báo cáo sơ bộ ngành Hải quan Việt Nam, trong 3
tháng đầu của niên vụ cà phê 2019/2020, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 387.952 tấn
(khoảng 6,47 triệu bao), với tổng giá trị kim ngạch đạt 681,79 triệu USD, giảm 10,58%
về lượng so với xuất khẩu 3 tháng đầu niên vụ cà phê 2018/2019.
 Tính chung cả năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt tổng cộng 1.653.265 tấn (khoảng 27,55
triệu bao), giảm 11,92 % về lượng so với xuất khẩu của năm 2018, chiếm chủ yếu là cà
phê Robusta.
* Nguyên nhân:
- Dịch Covid 19 hoành hành khiến nhiều nơi phải tạm ngưng các hoạt động sản xuất
- Giá cà phê xuất khẩu và tại thị trường nội địa nước ta có xu hướng giảm nhanh hơn tốc độ
giảm trên thế giới do cung vượt cầu.
 Người nông dân trồng café có xu hướng chuyển sang trồng hồ tiêu hay cây ăn quả như
xoài, sầu riêng,…

III. Niên vụ 2020 – 2021


- Theo ICO, tiêu thụ cà phê thế giới trong niên vụ 2020-2021 dự kiến đạt 167,2 triệu bao,
tăng 1,9% so với niên vụ 2019-2020, nhưng vẫn thấp hơn 0,8% so với mức 168,5 triệu
bao so với thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
- Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2020 - 2021 sẽ giảm
15% so với niên vụ 2019 - 2020.

- Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 3/2020 đạt 170 nghìn tấn
- Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê ước đạt 825 nghìn tấn, trị giá 1,52 tỷ
USD, giảm 12,3% về lượng và giảm 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tính riêng
trong quý II, theo số liệu Tổng Cục Hải quan, lượng xuất khẩu cà phê đạt gần 425 nghìn
tấn, trị giá 720 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 2% về giá trị.

IV. Niên vụ 2021 - 2022


- USDA dự báo sẽ phục hồi 1,8 triệu bao lên 30,8 triệu bao, sau đợt khô hạn nghiêm trọng
trong niên vụ trước.
+ Với việc Robusta chiếm hơn 95% tổng sản lượng, nhiều người trồng cà phê Việt Nam
đã có động lực để tăng năng suất bằng cách chấp nhận tốn kém hơn để tưới tiêu cho cây
cà phê trong mùa khô, thường kéo dài từ tháng Một đến tháng Ba. 
- Xuất khẩu cà phê Việt Nam được dự báo sẽ tăng 3,0 triệu bao lên 26,0 triệu bao, trong
khi tồn trữ sẽ giảm nhẹ.

You might also like