You are on page 1of 5

QUY TRÌNH PHÂN LẬP VI KHUẨN LACTIC ỨNG DỤNG TRONG PHÒNG BỆNH TIÊU

CHẢY TRÊN HEO CON


1. Sơ đồ quy trình phân lập

Mẫu Nem chua truyền thống

Đồng nhất mẫu

Pha loãng và cấy trang trên môi trường thạch MRS agar

Tăng sinh trong canh trường MRS với khuẩn lạc đặc trưng

Cấy ria thuần trong môi trường MRS agar

Đặc điểm hình thái, sinh lí, sinh hóa của vi khuẩn lactic

Khả năng sinh acid lactic


Đặc điểm có lợi

Khả năng kháng vi khuẩn


Định danh gây bệnh

2. Thuyết minh quy trình:


2.1. Bước 1: Nguồn mẫu:
- Mẫu: nem chua truyền thống nhà làm
- Bảo quản mẫu: trong túi nhựa PE vô trùng.
2.2 Bước 2: Đồng nhất mẫu.
- Chuẩn bị: dung dịch canh trường BPW đã được tiệt trùng và làm nguội.
- Yêu cầu: + lấy mẫu và xử lí mẫu trong điều kiện vô trùng
+ mẫu phải được đảm bảo đồng nhất.
- Cân 10g mẫu cùng với 90ml dung dịch BPW đã chuẩn bị trước cho vào túi nhựa PE vô trùng,
ghép mí bao nhựa PE vô trùng. Sau đó tiến hành đồng nhất mẫu bằng thiết bị hoặc bằng thủ
công. Ta thu được mẫu dịch huyền phù nồng độ 10-1
2.3 Bước 3: Pha loãng và cấy trang trên môi trường thạch MRSA
* Pha loãng:
- Chuẩn bị: ống nghiệm chứa 9ml dung dịch nước muối sinh lí đã được vô trùng.
- Dùng micropipet hút 1ml dung dịch mẫu trong túi nhựa PE cho vào ống nghiệm nước muối
sinh lí đã được vô trùng đã chuẩn bị trước, ta thu được ống nghiệm dung dịch pha loãng 10 -2 .
Tiếp tục cho đến khi ta pha loãng được các nồng độ 10-5 , 10-6, 10-7

- Yêu cầu: + Thực hiện trong điều kiện vô trùng.


+ trước khi hút chuyển đổi ở mỗi nồng độ phải lắc đều.
* Cấy trang:
- Chuẩn bị các đĩa petri có chứa môi trường thạch MRS agar đã hấp khử trùng.
- Hút 0,1 ml dung dịch pha loãng ở các nồng độ pha loãng 10 -5 , 10-6, 10-7 thực hiện phương pháp
cấy trang trong điều kiện vô trùng, yêu cầu thu được khuẩn lạc rời rạc, trang đều và khô, không
nát thạch. Sau đó đem ủ ở nhiệt độ 30ºC trong 24h-48h.
- Xác định khuẩn lạc: đặc điểm khuẩn lạc của vi khuẩn lactic là tròn, lồi, bóng, trắng đục.
2.4. Bước 4: Tăng sinh
- Bắt những khuẩn lạc nghi ngờ là vi khuẩn lactic với những đặc điểm khuẩn lạc đặc trưng.
- Khuẩn lạc sau đó đem tăng sinh trong canh trường MRS đã được hấp tiệt trùng, thực hiện thao
tác trong điều kiện vô trùng. Sau đó đem lắc 150-200 vòng/phút trong 24h-48h.
2.5. Bước 5: Cấy ria.
- Mẫu sau tăng sinh, Thực hiện phương pháp cấy ria trên đĩa petri có chứa môi trường MRS agar
đã hấp tiệt trùng, thực hiện trong điều kiện vô trùng, yêu cầu thu được khuẩn lạc rời rạc, các
đường cấy liên tục, không làm rách thạch. Mục đích làm thuần và giữ giống.
2.6. Bước 6: Xác định đặc điểm sinh lí, sinh hóa của vi khuẩn
- Hình thái khuẩn lạc: tròn, có màu trắng đục, lồi, bóng.
- Nhuộm Gram: vi khuẩn Lactic là vi khuẩn Gram dương bắt màu tím, không sinh bào tử.
-Các đặc điểm sinh hóa:
stt Phản ứng sinh hóa Kết quả
1 catalase -
2 citrate -
3 Di động -
4 oxidase -
5 Sinh hơi -
6 Lên menFructose +
7 Lên men Glucose +
8 Lên men Lactose +
9 Sucrose +
10 VP -
11 Indol -
12 MR -
13 Gelatin -
2.6. Bước 6: Xác định đặc điểm có lợi
a) Xác định khả năng sinh acid lactic giúp giảm pH
*Định tính:
- Sử dụng phương pháp nuôi cấy vi khuẩn lactic trên môi trường thạch MRS agar có bổ sung
thêm CaCO3
+ Chuẩn bị môi trường MRS agar đã hấp khử trùng và để nguội (50-55ºC). Sau đó tiến hành
phương pháp đổ đĩa trên đĩa petri đã hấp khử trùng, thực hiện thao tác trong điều kiện vô trùng.
Đem ủ ở nhiệt độ 30ºC trong 24h-48h.
+ Quan sát khuẩn lạc: nếu vi khuẩn lactic thì trên đĩa petri xuất hiện khuẩn lạc trắng đục, tròn,
lồi, có bờ láng và xung quanh khuẩn lạc có vòng trong suốt do tiết acid phân giải CaCO3.
- Sử dụng thuốc thử Uffelmann:
+ Tăng sinh vi khuẩn phân lập trong canh trường MRS đã hấp tiệt trùng và thực hiện trong điều
kiện vô trùng. Đem lắc 150-200 vòng, 24h-48h.
+ Thử nghiệm bằng cách nhỏ vài giọt thuốc thử Uffelmann vào dịch sau tăng sinh, nếu dịch
chuyển sang màu vàng thì kết luận trong dung dịch có acid lactic.
*Định lượng:
- Sử dụng phương pháp chuẩn độ acid-base:
+Lấy 10ml dịch lên men đã li tâm bỏ sinh khối, bổ sung thêm 20ml nước cất và 2-3 giọt
phenolphtalein 1%. Sau đó chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N đến kkhi dung dịch chuyển
sang màu hồng nhạt bền trong 30 giây thì dừng lại. Ghi lại kết quả thể tích NaOH (ml) đã dùng.
Lượng acid được tính theo công thức sau:
Cacid= (VNaOH.CNaOH)/Vacid
b) Khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn lactic vừa phân lập Vi kkuẩn gây bệnh phân lập từ phế phẩm của
heo con bị bệnh tiêu chảy
Tăng sinh Tăng sinh

Xác định mật độ bằng phương pháp đo OD ở


Xác định mật độ bằng phương pháp đo OD ở
bước sóng 600nm. Tính tóan theo công thức
bước sóng 600nm. Tính tóan theo công thức
A=OD600nm*1,02*109 (cfu/ml)
A=OD600nm*1,02*109 (cfu/ml)

Đưa về mật độ 106 (áp dụng công thức


Đưa về mật độ 107 (áp dụng công thức
C1V1=C2V2)
C1V1=C2V2)

Cấy trang trên môi trường TSA agar đã hấp


Cấy trang trên môi trường MRS agar đã hấp
khử trùng. Đục lỗ thạch
tiệt trùng. Đem ủ ở nhiệt độ 37 trong 24-48h.
Đục lỗ thạch.
Lắp khối thạch chứa vi khuẩn lactic
vào giếng trên môi trường chứa vi
khuẩn gây bệnh vừa trang xong

- Sau khi lắp giếng thạch xong. Đem ủ ở nhiệt độ 37 trong 24-48h
- - Yêu cầu: Các đĩa thạch phải tương đối đều nhau.
Kết luận: Vòng đối kháng càng lớn thì khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh của vi khuẩn lactic
càng mạnh
2.7. Bước 7. Định danh
- Phương pháp PCR
- Giải trình tự gene
- RFLP

You might also like