You are on page 1of 14

Bài 3 : QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG

HÀNG HOÁ
1. Nội dung quy luật giá trị
- Vai trò, vị trí của quy luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản
của sản xuất hàng hóa, quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất
cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa
- Nội dung quy luật giá trị:
Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội
cần thiết để SX ra HH đó.
- Nội dung quy luật giá trị được biểu hiện trong SX và lưu thông HH:
+ Trong sản xuất: Quy luật giá trị yêu cầu người SX phải đảm bảo sao cho
thời gian lao động cá biệt (TGLĐCB) để SX HH phải phù hợp với thời gian
lao động xã hội cần thiết (TGLĐXHCT)
+ Trong lưu thông: Quy luật giá trị yêu cầu việc trao đổi giữa hai HH A và
B phải dựa trên TGLĐXHCT (phải theo nguyên tắc ngang giá).
* Nhận xét sơ đồ 1:

- Người (1) TGLĐCB = TGLĐXHCT, thực hiện đúng yêu cầu QL giá trị, nên
thu được lợi nhuận và bù đắp được chi phí sản xuất.
- Người (2) TGLĐCB < TGLĐXHCT, thực hiện tốt y/c QL giá trị, nên thu được
lợi nhuận nhiều hơn người thứ nhất.
- Người (3) TGLĐCB > TGLĐXHCT, vi phạm y/c QL giá trị, nên bị thua lỗ.

a) Đối với 1 hàng hoá:


Giá cả hàng hóa có thể bán cao, thấp so với giá trị của nó, nhưng xoay xung
quanh trục giá trị hh.
b) Đối với tổng hh và trên toàn xh:
*Ql giá trị yêu cầu: Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán = tổng giá trị hàng hóa
trong sx.
KL: Y/c này là điều kiện đảm bảo cho nền kinh tế HH vận động và phát triển
cân đối.
Khi xem xét không phải 1 hàng hoá mà tổng hàng hoá và trên phạm vi toàn xh,
quy luật giá trị y/c tổng giá cả HH sau khi bán bằng tổng giá trị HH trong quá
trình SX. (nếu không thực hiện đúng sẽ vi phạm quy luật giá trị, làm cho nền
kinh tế mất cân đối).

2. Tác động của quy luật giá trị


a) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Là phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này sang
ngành khác, nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác... thông qua sự biến động của
giá cả HH trên thị trường.
- VD: Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo thời trang mới nhất sẽ được
nhập về nước, đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị, đến khi những loại quần
áo đó đã trở nên lỗi thời, nó được chuyển về bán cho người dân nông thôn.

b) Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng xuất lao dộng
tăng lên
- HH được SX ra trong những điều kiện khác nhau, có giá trị cá biệt khác nhau.
Nhưng trên thị trường, hàng hóa lại được trao đổi, mua bán theo giá trị xã hội
của hàng hóa. Trong điều kiện đó, người SX phải làm cho giá trị HH cá biệt của
họ thaows hơn giá trị xã hội của HH.
- Việc cải tiến kĩ thuật làm cho LLSX và năng xuất LĐ xh được nâng cao.
- Năng suất LĐ tăng làm cho số lượng HH tăng, giá trị 1 HH giảm và lợi nhuận
tăng.
c) Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá
- Sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc tự nhiên, một mặt đã
làm cho một số người sản xuất giỏi trở nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và
lưu thông hàng hóa phát triển từ thấp lên cao. Mặt khác, những người sản xuất
kém sẽ thua và trở thành ngừoi nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã
hội.

3. Vận dụng quy luật giá trị


a) Về phía Nhà nước (tự học)
b) Về phía công dân
- Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận.
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng cho phù hợp với
nhu cầu.
- Đổi mới K.Thuật – Công nghệ, hợp lý hoá sx, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất
lượng HH.

BÀI TẬP:
Câu 1) “Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá” là
A. Vai trò của quy luật giá trị. B. Đặc điểm của quy luật giá trị.
C. Nội dung của quy luật giá trị. D. Mục đích của quy luật giá
trị

Câu 2) Trao đổi phải dựa theo nguyên tắc ngang giá tức là phải dựa trên cơ
sở:
A. Thuận mua vừa bán. B. Giá cả thị trường.
C.TGLĐXHCT D.TGLĐCB.
Câu 3) Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua
A. Giá cả trên thị trường. B. Giá trị hàng hoá.
C. Lượng cung - cầu hàng hoá trên thị trường. D. Sự cạnh tranh hàng
hoá.

Câu 4) Trong xã hội có 3 người sản xuất cùng 1 hàng hoá có chất lượng như
nhau nhưng TGLĐCB là khác nhau. A sản xuất trong 3giờ, B sản xuất
trong 4giờ, C sản xuất trong 5giờ. Trong khi đó trên thị trường, xã hội chỉ
thừa nhận mua và bán hàng hoá đó với TGLĐXHCT là 4 giờ. Em có nhận
xét gì về việc thực hiện quy luật giá trị của A.
A. Khá. B. Tốt. C. Vi phạm. D. Đúng.

Câu 5) Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá
trị?
A. Phân biệt giàu-nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống
C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên
D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng

Câu 6) Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi, năng xuất lao động tăng
làm cho
A. Lượng giá trị của hàng hóa tăng và lợi nhuận tăng
B. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận giảm
C. Lượng giá trị của một hàng hóa tăng và lợi nhuận giảm
D. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận tăng

Câu hỏi/bài tập 5, 10 Học sinh tự làm

Bài 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG


HOÁ
1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
a) Khái niệm cạnh tranh
- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất,
kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều
lợi nhuận.
- Khái niệm đề cấp đến 3 khía cạnh:
+ Tính chất của cạnh tranh
+ Chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh.
+ Mục đích của cạnh tranh.
b) Nguyên nhân đẫn đến cạnh tranh
+ Do tồn tại nhiều chủ sở hũu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do
sx, kinh doanh.
+ Các chủ thể kinh tế có điều kiện SX và lợi ích khác nhau.
c) Mục đích của cạnh tranh
- Mục đích cuối cùng của cạnh tranh: là giành lợi nhuận về mình nhiều hơn
người khác.
- Muốn vậy phải:
+ Giành nguyên liệu và các nguồn lực khác
+ Giành ưu thế về KHCN
+ Giành thị trường, nơi đầu tư
+ Giành ưu thế về chất lượng, giá cả, bảo hành.
d) Các loại cạnh tranh (tự học)

2. Tính hai mặt của cạnh tranh.


a. Mặt tích cực của cạnh tranh.
- Kích thích Lực lượng SX, KH-KT phát triển, năng suất LĐ xã hội tăng lên.
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
b. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
- Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
- Sử dụng thủ đoạn phi pháp, bất lương.
- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
KL: Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất va lưu thông
hàng hóa, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản,
mang tính trội.

Phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.
Tiêu chí Cạnh tranh lành mạnh Cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật Đúng Vi phạm
Chuẩn mực
Đúng Vi phạm
đạo đức
Thúc đẩy nền kinh tế, thị
Làm rối loạn và kìm hãm sự phát
Hệ quả trường phát triển đúng
triển của nền kinh tế, thị trường.
hương.
Kinh doanh hợp pháp, không So sánh, hạ thấp trực tiếp hàng hoá,
làm hàng giả, nhái, kinh dịch vụ của mình với hàng hoá,
Ví dụ
doanh đúng mặt hàng đã dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp
đăng ký. khác.

BÀI TẬP
Câu 1) “Cạnh tranh là quy luật …của nền kinh tế hàng hóa”
A. Bắt buộc. B. Then chốt. C. Cơ bản. D. Trung tâm.

Câu 2) Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là


A. Bán được nhiều hàng nhất.
B. Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Khẳng định được uy tín của thương hiệu.
D. Thu được nhiều lợi nhuận

Câu 3) Đâu là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh
A. Đầu cơ tích trữ.
B. Không sử dụng chất hóa học quá liều lượng.
C. Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký.
D. Không làm hàng giả, hàng nhái.

Câu 4) Đâu là biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh?


A. Ăn cắp bản quyền kinh doanh.
B. Đầu cơ tích trữ chạy theo lợi nhuận làm ÔNMT.
C. Quảng cáo sai sự thật.
D. Kinh doanh có đóng thuế đầy đủ.

Câu 5) Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra
thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây?
A. Cạnh tranh tự do B. Cạnh tranh lành mạnh
C. Cạnh tranh không lành mạnh D. Cạnh tranh không trung thực

Câu 6) Phương án nào dưới đây lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Do nền kinh tế thị trường phát triển
B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc
lập, tự
do sản xuất kinh doanh.
C. Do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
D. Do quan hệ cung-cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh

Câu 7) Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các
mặt tích cực là cạnh tranh.
A. Lành mạnh B. Tự do C. Hợp lí D. Công bằng

Câu 8) Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về cạnh tranh?
A. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan
B. Cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và mặt hạn chế
C. Mặt tích cực của cạnh tranh là cơ bản
D. Mặt hạn chế của cạnh tranh là cơ bản

Câu 9) Để phân biệt canh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành
mạnh, cần dựa vào những tiêu chí nào dưới đây?
A. Tính đạo đức, tính pháp luật và hệ quả
B. Tính truyền thống, tính nhân văn và hệ quả
C. Tính hiện đại, tính pháp luật và tính đạo đức
D. Tính đạo đức và tính nhân văn
Câu hỏi/bài tập 2: Học sinh tự làm
Bài 5: CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG
HOÁ
1. Khái niệm cung, cầu.
a) Khái niệm cầu
- Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một
thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
(Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán, n/c tiêu dùng của người mua đảm bảo
bằng số lượng tiền mà họ có sẵn tương ứng)
Cầu = nhu cầu + có khả năng thanh toán
- Yếu tố tác động đến cầu: Thu nhập, giá cả, thị hiếu, lãi suất, sức mua của
đồng tiền,… Trong đó giá cả là yếu tố quan trọng nhất.
Lưu ý: Giá cả và số lượng cầu tỉ lệ thuận với nhau
b) Khái niệm cung
- Là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị
trường
trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sx và chi phí
sx xác định
- Lưu ý: Giá cả và số lượng cung tỉ lệ nghịch với nhau
- Yếu tố tác động đến cung: Khả năng sản xuất, năng xuất lao động, chi phí sản
xuất, giá cả, các yếu tố sản xuất được sử dụng, sản lượng,…Trong đó giá cả là
yếu tố trọng tâm.
2. Mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
a) Nội dung của quan hệ cung – cầu
- Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với
người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra
trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
* Biểu hiện nội dung quan hệ cung - cầu:
- Cung – Cầu tác động lẫn nhau
+ Khi cầu tăng => mở rộng sản xuất => cung tăng
+ Khi cầu giảm => thu hẹp sản xuất => cung giảm
- Cung – Cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường
+ Khi Cung = Cầu => giá cả bằng giá trị
+ Khi Cung > Cầu => giá cả thấp hơn giá trị
+ Khi Cung < Cầu => giá cả cao hơn giá trị
- Giá cả ảnh hưởng đến Cung – Cầu
+ Giá cả tăng => mở rộng SX => cung tăng và cầu giảm khi thu nhập
không tăng
+ Giá cả giảm => thu hẹp SX => cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập
không tăng
b. Vai trò của quan hệ cung – cầu (Học sinh tự học)

3. Vận dụng quan hệ Cung- Cầu (Hướng dẫn học sinh thực hành)
- Đối với nhà nước
+ Khi cung < cầu do khách quan, điều tiết bằng lực lượng dự trữ quốc gia
để tăng cung.
+ Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ thì điều tiết bằng cách sử
dụng lực lượng dự trữ quốc gia và xử lý kẻ đầu cơ.
+ Khi cung > cầu quá nhiều thì phải kích cầu như giảm giá, quảng cáo,
khuyến mãi, tăng lương,… để tăng cầu.
- Đối với người sản xuất, kinh doanh
+ Cung > Cầu thì thu hẹp SX, kinh doanh. (giá cả < giá trị)
+ Cung < Cầu thì mở rộng SX, kinh doanh (giá cả > giá trị) .

- Đối với người tiêu dùng


+ Cung < Cầu thì giảm mua HH
+ Cung > Cầu thì tăng mua HH

BÀI TẬP
Câu 1) Khi là người mua trên thị trường, để có lợi nhiều nhất em chọn
trường hợp nào sau đây:
A. Cung < cầu B. Cung = cầu C. Cung > cầu D. Cung ≤ cầu

Câu 2) Đáp án không phải là biểu hiện của nội dung quan hệ cung-cầu là:
A) Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung cầu
B) Cung, cầu tác động lẫn nhau
C) Cung, cầu ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa
D) Cung, cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường

Câu 3) Trong cửa hàng của bà Mai hiện đang trưng bày 30 mẫu giày, dép và
trong kho còn 100 mẫu khác nữa. Vậy số lượng cung là:
A) 100 B) 130 C) 30 D) 70

Câu 4) Giả sử cầu về lượng bia trong dịp Tết Nguyên đán là 12 triệu lít,
cung về lượng bia là 15 triệu lít. Số liệu trên phản ánh
A. Cung = cầu B. Cung > cầu C. Cung < cầu D. Cung ≤ cầu

Câu 5) Bánh trung thu cuối mùa => bánh rẻ. Đó là biểu hiện của:
A) Cung > cầu => giá trị > giá cả B) Cung < cầu => giá trị >
giá cả
C) Cung > cầu => giá trị < giá cả D) Cung < cầu => giá trị <
giá cả

Câu 6) Ở Ấn Độ người theo đạo Hinđu không ăn thịt bò=> cầu về thịt bò ít.
Điều này chứng tỏ cầu bị ảnh hưởng bởi:
A) Phong tục tập quán B) Giá cả C) Thu nhập D) Thị hiếu

Câu hỏi/bài tập 3: Học sinh tự làm

Bài 6: CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC


1. Khái niệm CNH, HĐH; tính tất yếu khách quan và tác dụng của
CNH, HĐH đất nước
a) Khái niệm CNH, HĐH
* CNH: Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí (là xd cơ sở vật chất – kỹ thuật của
CNXH, đưa nước ta từ một nước có nền KT nông nghiệp lạc hậu thành một
nước có nền KT công – nông nghiệp hiện đại)
- CNH gắn liền với cuộc CMKT lần 1
Vào thế kỉ XVIII ở nước Anh, phát minh ra máy hơi nước.
* HĐH: Là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công
nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sx, kinh doanh, dịch vụ và quản lí KT –
XH.
- HĐH gắn liền với cuộc CMKT lần 2. ( Khi nào; Ở đâu; Thành tựu:)
Vào thế kỉ XIX
Việt Nam bắt đầu tiến hành CNH – HĐH khi nào? Vào năm 1985
Tại sao ở Việt Nam, đòi hỏi CNH phải gắn liền với HĐH?
Vì Việt Nam là nước thực hiện CNH muộn, nên gắn liền CNH với HĐH là để
rút gắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển.

b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước.
- Tính tất yếu khách quan của CNH-HĐH
+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.
+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, khoa học
công nghệ.
+ Do yêu cầu phải tạo ra NSLĐ xã hội cao đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của CNXH.
- Tác dụng của CNH-HĐH.
+ Tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội
+ Củng cố quan hệ sản xuất XHCN, tăng cường vai trò của Nhà nước
+ Tạo tiền đề phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Xây dựng kinh tế tự chủ và chủ động HNQT, tăng cường tiềm lực
ANQP.

2. Nội dung cơ bản của CNH-HĐH ở nước ta.


a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
- LLSX gồm: Người lao động và tư liệu sản xuất
- TLSX gồm: tư liệu lao động và đối tượng lao động\
+ Chuyển từ nền kinh tế dựa trên kĩ thuật thủ công sang kĩ thuật cơ khí
+ Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các ngành kinh tế quốc dân.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và có hiệu quả.
- Xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế từ cơ cấu nông nghiệp sang cơ cấu công
nghiệp sang cơ
cấu CN-NN-DV hiện đại.
- Tỉ trọng phát triển cơ cấu ngành kinh tế trong GDP.
+ Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng
+ Tỉ trọng nông nghiệp ngày càng giảm
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động:
+ Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm, tỷ trọng lao động công nghiệp,
dịch vụ tăng.
+ Tỷ trọng lao động chân tay giảm, tỷ trọng lao động trí óc tăng.

c. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN
trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân (tự học)

3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Có nhận thức đúng về CNH-HĐH
- Có lựa chọn trong sản xuất – kinh doanh
- Tiếp thu thành tựu khoa học – công nghệ
- Ra sức học tập và rèn luyện

BÀI TẬP:
Câu 1: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công
nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí
kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?
A. Hiện đại hoá B. Công nghiệp hoá
C. Tự động hoá D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Câu 2: Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức
lao động thủ công sang sư dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của
công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây?
A. Hiện đại hoá B. Công nghiệp hoá
C. Tự động hoá D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Câu 3: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời
gian nào?
A. Thế kỷ VII B. Thế kỷ XVIII C. Thế kỷ XIX D. Thế kỷ XX
Câu 4: Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai diễn ra vào thời gian
nào?
A. Thế kỷ VII B. Thế kỷ XVIII C. Thế kỷ XIX D. Thế kỷ XX

Câu 5: Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất ứng với qúa trình
nào sau đây?
A. Hiện đại hoá B. Công nghiệp hoá
C. Tự động hoá D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 6: Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai ứng với qúa trình
nào sau đây?
A. Hiện đại hoá B. Công nghiệp hoá
C. Tự động hoá D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 7: Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật làn thứ
nhất là gì?
A. Điện B. Máy tính C. Máy hơi nước D. Xe lửa

Câu 8: Vì sao CNH phải gắn liền với HĐH?


A. Vì nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng kỉ thuật và công nghệ.
B. Xu hướng toàn cầu hóa, mở ra cơ hội mới cho các nước tiến hành CNH
sau như Việt Nam.
C. Tránh sự tụt hậu, rút ngắn thời gian để HĐH mọi mặt.
D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 9: Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá , hiện đại hoá là gì?
A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
B. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả.
C. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHSX XHCN
D. Cả a, b, c đúng

Câu 10: Đi đôi với chuyển dich cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao
động theo hướng CNH – HĐH gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?
A. Kinh tế nông nghiệp B. Kinh tế hiện đại
C. Kinh tế tri thức D. Kinh tế thị trường

Câu 12: CNH, HĐH có tác dụng


A. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển
B. Tạo điều kiện để phát triển lực lượng SX và tăng năng suất LĐ xã hội
C. Tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế
D. Nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế

Câu 13: Một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta là
A. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí
B. Phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật
C. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin
D. Phát triển mạnh mẽ LLSX
Câu hỏi/bài tập 5, 6, 7, 8: Học sinh tự làm

Bài 7: THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN


VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
a. Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền
kinh tế nhiều TP.
- Khái niệm thành phần kinh tế: Là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình
thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
- Các hình thức sở hữu:
+ Sở hữu nhà nước.
+ Sở hữu tập thể.
+ Sở hữu tư nhân.
- Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành ở nước ta.
+ Các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách quan và có quan hệ với
nhau,
tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ.
+ Ở nước ta lực lượng sản xuất thấp kém, trình độ khác nhau nên hình
thức sở hữu cũng khác nhau.

b. Các thành phần kinh tế ở nước ta (tự học)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định có 5 thành phần kinh tế
Hình thức tổ
TPKT Khái niệm Vai trò Ví dụ
chức
- Sacombank,
+ các doanh
Giữ vai trò Agribank (ngân hàng
nghiệp nhà
chủ đạo,
Sở hữu nhà nước, nông nghiệp)
Nhà then chốt, lực
nước về tư liệu + quĩ dự trữ
nước lượng - Trạm kiểm soát
sản xuất quốc gia,
vật chất quan
+ quĩ bảo - Kho bạc
trọng
hiểm, tài sản

Cùng với
Hợp tác xã là kinh tế Nhà
đơn vị nước hợp - Đài truyền hình
Sở hữu tập thể kinh tế dựa thành -Bất động sản
Tập thể về tư liệu sản trên nguyên nền tảng
xuất tắc tự nguyện vững chắc -HTX nông nghiệp
cùng có của nền kinh -HTX vận tải số 5
lợi. tế
Quốc dân
Có vai trò
Bao gồm quan
-Nhà thuốc bán lẻ
Sở hữu tư nhân kinh tế cá thể trọng, là một

về tư liệu sản tiểu chủ và trong -Trường Hoa Sen
nhân
xuất kinh tế tư bản những động
-Tiệm tạp hóa
tư nhân. lực của
nền KT.
Sở hữu hỗn hợp Gồm những Là hình thức
về vốn giữa doanh nghiệp kinh tế -Mỏ dầu Bạch Hổ
Tư bản kinh trên cơ sở trung gian, - Liên doanh dầu khí
nhà tế nhà nước với vốn hợp đồng đóng
nước tư bản tư nhân hợp tác kinh góp không Việt-Xô
trong nước doanh, liên nhỏ vào -Công ty ô tô
hoặc với tư bản doanh. nền KT TOYOTA Việt Nam
nước ngoài.
-Chi nhánh thời trang
KT có Thúc đẩy nền
Quy mô vốn
vồn Sở hữu vốn kinh tế Gucci, Chanel
lớn, trình
đầu 100% của nước ta tăng
độ quản lý -Chi nhánh tập đoàn
tư nước nước ngoài. trưởng
hiện đại
ngoài và phát triển Samsung
-AEON
c. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền KT nhiều
thành phần.
- Tin tưởng, chấp hành đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
- Tham gia lao động sản xuất ở gia đình
- Vận động người thân vào SX-KD
- Tổ chức SX-KD theo đúng pháp luật
- Chủ động tìm kiếm việc làm.
2. Vai trò quản lí kinh tế của nhà nước (tự học)

BÀI TẬP:
Câu 1: Thành phần kinh tế là
A. Một hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất
B. Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư
liệu sản xuất
C. Các kiểu quan hệ kinh tế khác nhau trong xã hội
D. Các kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế

Câu 2: Yếu tố nào dưới đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh
tế?
A. Quan hệ sản xuất B. Sở hữu tư liệu sản xuất
C. Lực lượng sản xuất D. Các quan hệ trong xã hội
Câu 3: Nội dung nào dưới đây lí giải sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành
phần ở nước ta?
A. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
B. Những thành phần kinh tế cũ vẫn còn và xuất hiện thêm những thành
phần kinh tế mới
C. Do sự đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường
D. Do đòi hỏi tất yếu về việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần

Câu 4: Chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng bà Nhà nước ta đang
thực hiện là gì?
A. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
B. Kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa
C. Kinh tế thương mại tăng cường hội nhập
D. Kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa
Câu 5: Những tiểu thương bán hàng ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào
dưới đây?
A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư nhân
C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 6: Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên Hợp tác xã vận tải Đức
Phúc chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, đây là thành
phần kinh tế nào dưới đây?
A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư nhân
C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 7: Thành phần kinh tế nào dưới đây được coi là “cầu nối” đưa sản
xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư bản nhà nước
C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 8: Thành phần kinh tế nào dưới đây giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ
những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế?
A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư bản nhà nước
C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 9: Các quỹ dự trữ quốc gia thuộc thành phần nào dưới đây ?
A. Kinh tế tư nhân B. Kinh tế nhà nước
C. Kinh tế tập thể D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 10: Nòng cốt của nền kinh tế tập thể là gì?
A. Doanh nghiệp tư nhân B. Công ty cổ phần
C. Hợp tác xã D. Cửa hàng kinh doanh
Câu 11: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần mang lại hiệu quả nào
dưới đây?
A. Tạo ra một thị trường sôi động
B. Làm cho các giá trị kinh tế được phát triển
C. Làm cho các mối quan hệ kinh tế- xã hội trở nên tốt đẹp hơn
D. Tạo nhiều vốn, nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Câu 12: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với
việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?
A. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại
vào sản xuất
B. Tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ chính quyền
C. Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần
kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân
D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn

You might also like