You are on page 1of 62

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN


----------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ

Đơn vị kiến tập:

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Bình


Sinh viên thực hiện : Trịnh Minh Hiếu
Mã sinh viên : 5093101348
Khóa : 9
Khoa : Kinh tế
Chuyên ngành : Đầu tư
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thanh Bình

Mục Lục
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..............................................2

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................3


LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)- PLX........5

CHI TIẾT....................................................................................................................20

Tầm nhìn và Sứ mệnh Petrolimex...........................................................................21

Giá trị cốt lõi............................................................................................................22

Bộ máy tổ chức........................................................................................................24

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT
TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI.................................................................................25

a. ĐIỂM MẠNH (S).................................................................................................37

b. ĐIỂM YẾU (W)....................................................................................................38

c. CƠ HỘI (O).........................................................................................................39

d. THÁCH THỨC (T)................................................................................................40

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN..................................57

KẾT LUẬN.................................................................................................................60

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................61

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
tận tình từ các anh chị trong các phòng ban của Tập đoàn cùng với sự đồng hành,
hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn là Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình cùng những giảng
viên khác trong Khoa Kinh tế Đầu tư. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến tất cả những người đã tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt kì kiến
tập giữa khóa này.
Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng nhưng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót
về nội dung cũng như hình thức. Em rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý
kiến của quý Công ty và Giảng viên hướng dẫn để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 8 năm 2021


Sinh viên thực hiện

Hiếu
Trịnh Minh Hiếu

LỜI MỞ ĐẦU

Để hoàn thành báo cáo chuyên đề thực tế này, trước hết em xin kính gửi đến
quý thầy cô trong khoa Kinh tế Đầu tư, Học viện Chính sách và Phát triển một lời
cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Bình
đã hướng dẫn em hoàn tất bài báo cáo này!
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các phòng ban trong Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em có thêm
nhiều kiến thức trong suốt quá trình kiến tập tại Tập đoàn. Qua quá trình kiến tập
này, em đã có cơ hội tìm hiểu những vấn đề trong Tập đoàn, được học hỏi và ứng
dụng nhiều kiến thức đã học, củng cố và rèn luyện được những kỹ năng giao tiếp,
các mối quan hệ xã hội, tinh thần và trách nhiệm làm việc. Sau 2 tuần kiến tập, em
đã phần nào hiểu được tình hình hoạt động của Tập đoàn. Được sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình của các anh chị và cô chú trong Tập đoàn, em sẽ hoàn thành bài báo
cáo thật tốt.
Báo cáo ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
 Chương 1: Giới thiệu về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
 Chương 2: Tình hình hoạt động của Tập đoàn và phương hướng phát triển
trong thời gian tới
 Chương 3: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện
Do trình độ và thời gian có hạn nên trong báo cáo thực tập này không thể
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế vì vậy em nhận được sự góp ý từ các thầy
các cô trong khoa Đầu Tư – Học Viện Chính sách và Phát Triển, cũng như các anh
chị tại Tập đoàn để em có thể hoàn thiện bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ

CP Cổ phần

BP Bộ phận

SXKD Sản xuất kinh doanh

VND Việt Nam đồng

TNHH Trách nghiệm hữu hạn

TSNH Tài sản ngắn hạn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex)- PLX

1. Giới thiệu khái quát về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)- PLX

Loại hình công


Công ty cổ phần
ty

Giấy phép
224/TTg
thành lập

Giấy phép Kinh


0100107370
Doanh

Mã số thuế 0100107370

Trụ sở chính

Số 1 - Phố Khâm Thiên - P. Khâm Thiên - Q. Đống Đa -


• Địa chỉ
Tp. Hà Nội

• Điện thoại (84.24) 3851 2603

• Fax (84.24) 3851 9203

• Email banbientapweb@petrolimex.com.vn

• Website http://www.petrolimex.com.vn

 Vốn điều 12.938.780.810.000 Đồng


lệ:

2. Mốc lịch sử

- Ngày 12/01/1956: Thành lập TCT Xăng dầu mỡ (tiền thân của Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam)
- Ngày 17/04/1995: Thành lập TCT xăng dầu Việt Nam
- Ngày 28/07/2011: Tập đoàn tổ chức thành công phiên đấu giá cổ phần lần đầu
ra bên ngoài (IPO) tại SGD chứng khoán Hà Nội
- Ngày 01/12/2011: TCT Xăng Dầu Việt Nam chính thức hoạt động dưới hình thức
CTCP với tên gọi Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam
- 17/08/2012: Tập Đoàn trở thành CTCP đại chúng theo quyết định số 2946/UBCK-
QLPH của UBCK NN
- Ngày 21/04/2017 là ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu
43.200 đ/CP.

3. THÔNG TIN GIAO DỊCH

Ngày GD đầu tiên 28/12/2006


KLNY đầu tiên 3,500,000
Giá niêm yết 45
Tổng Khối lượng niêm yết 15,360,478
Cổ Phiếu Quỹ 0
Khối lượng đang lưu hành 15,360,478
5,300,446
Nước ngoài được phép sở hữu
(34.51%)
0
Nước ngoài còn được phép mua
(0%)
Nước ngoài đang sở hữu 5,300,446
(34.51%)

4. BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY

Họ và tên Chức vụ Năm sinh Cổ phần nắm giữ T/G


• Ông Phạm Văn Thanh CTHĐQT 1972 205,359,775 2018
• Ông Lê Văn Hướng TVHĐQT 1963 90,578,266 2004
• Ông Nguyễn Anh Dũng TVHĐQT 1971 11,100 1993
• Ông Phạm Đức Thắng TGĐ/TVHĐQT 1961 142,349,189 1984
• Ông Trần Ngọc Năm TVHĐQT/Phó TGĐ 1965 90,576,466 2003
• Ông Nguyễn Thanh Sơn TVHĐQT/Phó TGĐ 1962 90,594,166 1983
• Ông Toshiya Nakahara TVHĐQT 1960 - 2020
• Ông Đào Nam Hải Phó TGĐ 1974 90,574,466 2017
• Ông Nguyễn Quang Dũng Phó TGĐ 1972 8,100 1993
• Ông Lưu Văn Tuyển Phó TGĐ 1969 90,571,466 1991
• Ông Nguyễn Văn Sự Phó TGĐ 1966 - 1994
• Ông Nguyễn Xuân Hùng Phó TGĐ 1965 6,000 2012
• Ông Nguyễn Bá Tùng KTT 1972 - 2008
• Ông Đặng Quang Tuấn TBKS 1968 - N/A
• Ông Nguyễn Vinh Thanh Thành viên BKS 1963 1,000 1997
• Ông Tống Văn Hải Thành viên BKS 1980 1,000 2016
• Ông Hoàng Mai Ninh Thành viên BKS 1978 4,120 2018

5. Công ty con, liên doanh, liên kết


Vốn điều % sở
Tên công ty
lệ(triệu) hữu
• Công ty TNHH MTV Xăng dầu Quãng Ngãi (Petrolimex Quangngai) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Bình Định (Petrolimex Binhdinh) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Phú Khánh (Petrolimex Khanhhoa) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên (Petrolimex Gialai) - 100.00
• Công ty TNHH MTV Xăng dầu Nam Tây Nguyên (Petrolimex Daklak) - 100.00
• Công ty xăng dầu Lâm Đồng (Petrolimex Lamdong) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Bà Rịa - Vũng tàu (Petrolimex Bariavungtau) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Sông Bé - Công ty TNHH MTV (Petrolimex Songbe) - 100.00
• Công ty TNHH MTV Xăng dầu Vĩnh Long (Petrolimex Vinhlong) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Đồng Tháp (Petrolimex Dongthap) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Đồng Nai (Petrolimex Dongnai) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Long An (Petrolimex Longan) - 100.00
• Công ty TNHH MTV Tiền Giang (Petrolimex Tiengiang) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Bến Tre (Petrolimex Bentre) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Tây Ninh (Petrolimex Tayninh) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ (Petrolimex Cantho) - 100.00
• Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang (Petrolimex Angiang) - 100.00
• Công ty TNHH MTV Xăng dầu Trà Vinh (Petrolimex Travinh) - 100.00
• Công ty TNHH MTV Xăng dầu Cà Mau (Petrolimex Camau) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Lai Châu (Petrolimex Laichau) - 100.00
• Công ty TNHH MTV Petrolimex Singapore - 100.00
• Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào - 100.00
Vốn điều % sở
Tên công ty
lệ(triệu) hữu
• Tổng Công ty Vận tải thủy Petrolimex (PG Tanker) - 100.00
• Công ty TNHH MTV Xăng dầu Khu vực I - CT TNHH MTV (Petrolimex
- 100.00
Hanoi)
• Công ty Xăng dầu B12 - CT TNHH MTV (Petrolimex Quangninh) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Khu vực III - CT TNHH MTV (Petrolimex Haiphong) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình (Petrolimex Hatay) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Lào Cai (Petrolimex Laocai) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Yên Bái (Petrolimex Yenbai) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Tuyên Quang (Petrolimex Tuyenquang) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Bắc Thái (Petrolimex Thainguyen) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Hà Bắc (Petrolimex Bacgiang) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Phú Thọ (Petrolimex Phutho) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Thái Bình (Petrolimex Thaibinh) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Thanh Hóa - CT TNHH MTV (Petrolimex Thanhhoa) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Nghệ An (Petrolimex Nghean) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh (Petrolimex Hatinh) - 100.00
• Công ty Xăng Dầu Hà Giang (Petrolimex Hagiang) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Cao Bằng (Petrolimex Caobang) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Điện Biên (Petrolimex Dienbien) - 100.00
• Công ty Xăng dầu khu vực V - CT TNHH MTV (Petrolimex Danang) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Quảng Bình (Petrolimex Quangbinh) - 100.00
• Công ty Xăng dầu Quảng Trị (Petrolimex Quangtri) - 100.00
Vốn điều % sở
Tên công ty
lệ(triệu) hữu
• Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế (Petrolimex Hue) - 100.00
• Tổng Công ty Dịch vụ Xăng dầu Petrolimex - 100.00
• Công ty TNHH Xăng dầu Khu vực II - 100.00
• Công ty Xăng dầu hà Nam Ninh - 100.00
• Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hải Châu - 92.04
• CTCP Vận tải Hóa dầu VP - 88.88
• Công ty TNHH Kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong - 85.00
• Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex - CTCP (PLC) - 79.07
• CTCP Nhiên liệu bay Petrolimex (Petrolimex Aviation) - 59.00
• Tổng Công ty Gas Petrolimex - CTCP (PGC) - 52.37
• Công ty TNHH Xăng dầu Kiên Giang - 51.00

6. Cổ phiếu niêm yết và lưu hành

 Ngày giao dịch đầu tiên: 21/04/2017


 Giá ngày GD đầu tiên: 48,900
 KL Niêm yết lần đầu: 1,293,878,081
 KL Niêm yết hiện tại: 1,293,878,081
 KL Cổ phiếu đang lưu hành: 1,243,813,235
7. Cổ Đông Lớn

Cổ đông Cổ phần Tỷ lệ %
Ủy ban Quản lý vốn Nhà
981,686,626 75.87
nước tại danh nghiệp
Công ty TNHH Tư vấn và
Holdings JX Nippon Oil 103,528,476 8
& Enegry Việt Nam
8. Cơ cấu sở hữu
9. Đại diện theo pháp luật

• Họ và tên: Mr. Phạm Đức Thắng

• Chức vụ: Tổng Giám đốc

• Số CMND: 034061001651
• Thường trú: Số 9 ngõ 70 Linh Lang - P. Cống Vị - Q. Ba Đình - Tp. Hà Nội

10. Đại diện công bố thông tin


• Họ và tên: Mr. Lưu Văn Tuyển

• Chức vụ: Kế toán trưởng


• Điện thoại: (84.24) 3851 2603

11. Cơ cấu lao động

12. Lịch sử

 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hiện nay được hình thành từ việc
cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định
số 828/QĐ-TTg ngày 31.5.2011 của Thủ tướng Chính phủ, là công ty đại chúng
theo văn bản số 2946/UBCK-QLPH ngày 17.8.2012 của Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước.

 Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh
xăng dầu, lọc - hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh
các ngành nghề mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh
doanh khác theo quy định của pháp luật.

 Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu, khí
hóa lỏng và vận tải xăng dầu; Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành
nghề: Thiết kế, xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng dầu; bảo hiểm, ngân hàng và
các hoạt động thương mại dịch vụ khác; trong đó, nhiều thương hiệu được
đánh giá là dẫn đầu Việt nam như PLC, PGC, PG Tanker, Pjico,.. …
 Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị
trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 29 doanh nghiệp
đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và 120 thương nhân phân phối xăng dầu
(số liệu có đến ngày 12.01.2017), Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các
chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
43/69 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa
bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1
thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex
tại Lào và đã mở Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia.

 Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số hơn 14.000 cửa hàng xăng dầu
thuộc tất cả các thành phần kinh tế (số liệu có đến 30.11.2015), Petrolimex sở
hữu 2.471 (số liệu có đến ngày 10.01.2017) cửa hàng hiện diện trên khắp cả
nước tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ
do Petrolimex trực tiếp cung cấp. Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và
đặc biệt khó khăn - nơi hiệu quả kinh doanh thấp nhưng ý nghĩa chính trị- xã
hội cao, Petrolimex có thị phần cao hơn so với thị phần bình quân của toàn
Tập đoàn. Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ sản lượng xăng dầu
thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam) năm 2013, thị phần thực tế
của Petrolimex khoảng 50%.

 Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex còn có các
hàng hóa, dịch vụ khác như dầu mỡ nhờn, gas, bảo hiểm, ngân hàng, v.v… do
các đơn vị thành viên Petrolimex sản xuất, cung cấp. Petrolimex là doanh
nghiệp đầu tiên áp dụng phương thức bán xăng dầu thanh toán bằng thẻ
Flexicard với nhiều tiện ích và sẽ triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh tại Việt
Nam.

 Tiền thân của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là Tổng công ty Xăng dầu mỡ
được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12.01.1956 của Bộ Thương
nghiệp. Ngày truyền thống: 13 tháng 3 hàng năm.
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

(Giai đoạn 12.01.1956 - 30.11.2011)

 Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiền thân là Tổng công ty Xăng
dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12.01.1956 của Bộ
Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày
17.4.1995 của Thủ tướng Chính phủ.

 Tổng công ty Xăng dầu Vệt Nam có: 41 Công ty thành viên, 34 Chi nhánh và Xí
nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhà nước, 23 Công ty cổ
phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty, 3 Công ty Liên doanh với nước
ngoài và 1 Chi nhánh tại Singapore.

 Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô
toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước; Petrolimex luôn phát
huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các
sản phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng...

 Chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển của Tổng công ty Xăng dầu Việt
Nam luôn gắn liền với các sự kiện lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước.
a. Giai đoạn 1956-1975:

 Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu xăng dầu cho
sự nghiệp khôi phục, phát triển kinh tế để xây dựng CNXH và chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc; cung cấp đầy đủ, kịp thời xăng
dầu cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Với thành
tích xuất sắc trong giai đoạn này, Nhà nước đã phong tặng 8 đơn vị thành
viên của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân, 1 cá nhân Anh hùng lao động và công nhận 31 CBCNV là liệt
sĩ trong khi làm nhiệm vụ.
b. Giai đoạn 1976-1986:

 Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam bắt tay khôi phục các cơ sở xăng dầu bị tàn
phá ở miền Bắc, tiếp quản các cơ sở xăng dầu và tổ chức mạng lưới cung ứng
xăng dầu ở các tỉnh phía Nam, thực hiện cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu
xăng dầu cho sản xuất, quốc phòng và đời sống nhân dân đáp ứng yêu cầu
hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.
Trong giai đoạn này Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhì
cho Tổng công ty, phong tặng 1 cá nhân danh hiệu Anh hùng lao động và
nhiều huân chương lao động cho các tập thể, cá nhân.
c. Giai đoạn 1986-2011:

 Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện chiến lược đổi mới và phát triển
theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, chuyển hoạt động sản xuất
kinh doanh sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, từng bước xây dựng
Tổng công ty trở thành hãng xăng dầu quốc gia mạnh và năng động để tham
gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn này, Nhà
nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Chiến công
hạng Nhì cho Tổng công ty, phong tặng 2 đơn vị thành viên danh hiệu Anh
hùng lao động thời kỳ đổi mới, 5 chiến sỹ thi đua toàn quốc và 114 Huân
chương Lao động các hạng cho các tập thể, cá nhân.

CHI TIẾT
 1995 Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex được thành lập lại theo
Quyết định số 224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
 1956 Tổng Công ty Xăng dầu mỡ sau đổi tên thành Tổng Công ty Xăng dầu
được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương
nghiệp.
 2011 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được hình thành từ việc cổ
phần hóa và cấu trúc lại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số
828/QĐ-TTg ngày 31/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn tổ chức
thành công phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài (IPO) ngày
28/07/2011 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần từ 01/12/2011
theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100107370.
 2012 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chính thức trở thành Công ty đại chúng
theo văn bản số 2946/UBCK-QLPH ngày 17/08/2012 của Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước.
 2016 Tập đoàn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số
35/2017/GCNCP-VSD ngày 25/4/2016 và cấp mã chứng khoán là “PLX”. Ngày
26/5/2016 Tập đoàn phát hành thành công cổ phần riêng lẻ cho Công ty TNHH
Tư vấn và Holdings JX Nippon Oil & Energy Việt Nam, nâng vốn điều lệ từ
10.700 tỷ đồng lên 11.388 tỷ đồng (làm tròn số). Ngày 28/07/2016 Tập đoàn
phát hành cổ phần ưu đãi hoàn lại cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% để nâng
vốn điều lệ từ 11.388 tỷ đồng lên 12.938 tỷ đồng.
 2017 Ngày 21/04/2017, cổ phiếu Tập đoàn chính thức được niêm yết tại Sở
Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu PLX.
 2018 Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) về
việc hợp tác đầu tư phát triển trong lĩnh vực năng lượng sạch.
 2019 Ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) cùng Tập đoàn năng lượng số 1 Nhật Bản
- JXTG Holdings về nghiên cứu trong lĩnh vực LNG & Gas tại Việt Nam. Bán
thành công 32 triệu cổ phiếu quỹ PLX trên thị trường chứng khoán và thu về
gần 2.000 tỷ đồng cho Tập đoàn.
 2020 Chào bán thành công 28 triệu cổ phiếu quỹ trong 02 đợt thu về khoảng
1.340 tỷ đồng cho Tập đoàn.

Tầm nhìn và Sứ mệnh Petrolimex


 Tầm nhìn: Giữ vững vị thế là một trong những Tập đoàn lớn nhất Việt Nam,
đứng đầu về kinh doanh xăng dầu hạ nguồn; tiếp tục lấy xăng dầu làm trục
chính trong hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tư phát triển sang các lĩnh
vực khí hóa lỏng, lọc – hóa dầu, vận tải xăng dầu, xuất nhập khẩu, bảo
hiểm,... trở thành 1 trong 10 doanh nghiệp hàng đầu cả nước về quy mô thị
trường và hiệu quả kinh tế.
 Sứ mệnh: Nâng cao giá trị cho cổ đông, mang lại lợi ích cho người lao động,
cộng đồng; nâng cao giá trị cuộc sống; góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.

Giá trị cốt lõi


 Được kết tinh từ công sức, tri thức của các thế hệ CBCNV-NLĐ Petrolimex
trong suốt 65 năm qua cùng định hướng chiến lược phát triển mang hơi thở
của thời đại.
Từ giá trị cốt lõi, thương hiệu Petrolimex sẽ luôn giữ vững được bản sắc riêng
của mình, các hoạt động sản xuất – kinh doanh nhất quán với định hướng
phát triển bền vững vì lợi ích của cổ đông, đối tác, bạn hàng và khách hàng.
 Giá trị thương hiệu
 Đa dạng
Đề cao sự khác biệt và tính phong phú.
 Di sản
Tự hào là Việt Nam.
 Nhân bản
Lấy con người làm trung tâm trong mọi hành động.
 Phát triển
Không ngừng đổi mới để giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường.

 Tính cách thương hiệu:


 Nhiệt huyết
Yêu thích những gì chúng ta đang làm
 Lạc quan
Luôn tin vào tương lai xán lạn
 Trách nhiệm
Quan tâm đến nhân viên, khách hàng, môi trường, và cộng đồng xung quanh
 Tin cậy
Luôn “giữ lời”
Bộ máy tổ chức

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ


PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI
I. Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu
a. Xăng dầu:

 Xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt mang tính chiến lược không thể thiếu và
liên quan mật thiết đến đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc gia. Petrolimex
xác định tầm quan trọng của mặt hàng này và luôn hoạch định các giải pháp
an toàn nhằm đáp ứng đủ xăng dầu cho đất nước trong mọi tình huống, với
mạng lưới rộng khắp cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trực tiếp
sử dụng hàng hóa và dịch vụ do Petrolimex cung cấp, mức tăng trưởng bình
quân 10%/năm.
 Hệ thống kho xăng dầu Petrolimex có tổng sức chứa hơn 1.700.000 m3
 Năm 2010: sản lượng đạt 8,9 triệu m3 tấn, doanh thu đạt 102.680 tỷ đồng,
chiếm 80% tổng doanh thu toàn ngành.
 Là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về kinh doanh xăng dầu, Petrolimex đã
cung cấp ra thị trường năm 2008 là 7,8 triệu m3 (tấn), năm 2009 hơn 8,6
triệu m3 (tấn) và năm 2010 đạt 8,9 triệu m3 (tấn). Doanh thu xăng dầu năm
2010 đạt 102.680 tỷ đồng, chiếm 80% tổng doanh thu toàn ngành. Hàng năm,
Petrolimex nhập khẩu trên 8 triệu m3 tấn xăng dầu, chiếm khoảng 50% thị
phần nội địa.
 Hệ thống kho bể với sức chứa trên 1.700.000 m3 được phân bổ dọc theo
chiều dài đất nước đảm bảo dự trữ và cung ứng xăng dầu theo nhu cầu của
thị trường gồm Tổng kho Xăng dầu Đức Giang (Hà Nội), Tổng kho Xăng dầu
Thượng Lý (Hải Phòng), Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè (Hồ Chí Minh), Cụm kho
Xăng dầu miền Trung (Phú Khánh - Bình Định - Đà Nẵng - Nghệ An), miền Tây
Nam bộ (Cần Thơ), Cụm kho xăng dầu B12 (Quảng Ninh),…
 Thông qua hệ thống phân phối trên 2.100 cửa hàng xăng dầu thuộc
Petrolimex và hơn 4.000 cửa hàng xăng dầu thuộc đại lý, tổng đại lý trên
phạm vi toàn quốc, Petrolimex hiện nay là đơn vị lớn nhất cung cấp các chủng
loại xăng dầu phù hợp với quy chuẩn quốc gia và quốc tế.
 Hệ thống phân phối trên 6.000 điểm bán

b. Dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu:

 PLC nỗ lực từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa về dầu mỡ nhờn và các
sản phẩm hóa dầu mang thương hiệu PLC trong môi trường cạnh tranh khốc
liệt giữa hàng loạt các thương hiệu ngoại. Các sản phầm nhựa đường và hóa
chất cũng là thế mạnh vượt trội của PLC và nằm trong chiến lược đa dạng hóa
sản phẩm của Petrolimex. Nhóm sản phẩm dịch vụ này cung cấp và nắm giữ
một thị phần đáng kể đối với nhu cầu sử dụng trong cả nước với tổng doanh
thu năm 2010 lên tới trên 2.000 tỷ đồng.
 Từ 100% các sản phẩm dầu nhờn phải nhập ngoại, đến nay Công ty cổ phần
Hóa dầu Petrolimex (PLC) đã tự sản xuất và đáp ứng nhu cầu của thị trường
trong nước, chiếm thị phần khoảng 20% với 2 nhà máy sản xuất dầu nhờn
công suất pha chế 25.000 tấn/năm/nhà máy. Năm 2010, doanh thu đạt 1.764
tỷ đồng tăng 35% so với năm 2009; trong đó, doanh thu từ xuất khẩu chiếm
20%, lợi nhuận trước thuế đạt 279 tỷ đồng.
 Sản phẩm của PLC được xuất khẩu sang các nước như Lào, Campuchia, Trung
Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Philippine… Từ năm 2004, Tổ chức Tiêu chuẩn Ô
tô - Xe máy Nhật Bản đã chứng nhận 2 sản phẩm dầu nhờn xe máy Racer SJ
và Racer SG của PLC đạt tiêu chuẩn JASO T903: MA. Áp dụng công nghệ pha
chế tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001:2000, hệ thống các phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia phù hợp
với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2001.
 Tổng doanh thu của PLC trên 4.000 tỷ đồng.

c. Khí hóa lỏng (Gas):

 Petrolimex Gas (PGC) là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị
trường Việt Nam với thị phần từ 10% đến 15%.
 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh gas trong năm 2010 đạt 2.463 tỷ đồng
chiếm 1,8% tổng doanh thu hợp nhất toàn Petrolimex. Petrolimex Gas có mặt
ở khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, phục vụ nhiều lĩnh vực sản xuất
công nghiệp, thương mại và tiêu dùng của xã hội. Petrolimex Gas được cung
cấp cho các xí nghiệp, nhà máy công nghiệp, các khách sạn, nhà hàng, hộ tiêu
dùng đơn lẻ và các khu chung cư cao tầng. Đặc biệt, với mục tiêu “Xanh và
Sạch”, Petrolimex đã thực hiện thành công chương trình chuyển đổi từ sử
dụng các nhiên liệu khác sang sử dụng khí hóa lỏng trong giao thông vận tải
và một số lĩnh vực khác như sản xuất vật liệu xây dựng, sơn sấy kim loại, chế
biến thực phẩm, y tế…
 Doanh thu 2.463 tỷ đồng.

d. Bảo hiểm:

 Kinh doanh bảo hiểm là thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề kinh
doanh, lĩnh vực kinh doanh của Petrolimex. Công ty Cổ phần Bảo hiểm
Petrolimex (PJICO) hiện đã triển khai trên 50 sản phẩm bảo hiểm và đang
chiếm lĩnh thị trường trong các lĩnh vực: giao thông vận tải, xây dựng và lắp
đặt công trình, xăng dầu, hàng hóa xuất nhập khẩu và bảo hiểm xe cơ giới.
 Trong mấy năm vừa qua, bảo hiểm Petrolimex có mức tăng trưởng cao nhất
trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Mạng lưới kinh doanh bảo hiểm của
Petrolimex trải rộng trên toàn quốc và được bảo đảm tài chính bởi các nhà tái
bảo hiểm chuyên nghiệp hàng đầu thế giới như: Munich Re, Swiss Re,
Hannover Re, Harfort Re, Aon Re… Năm 2004 là năm đầu tiên Bảo hiểm
Petrolimex hướng sự hoạt động ra thị trường quốc tế và đã thu được khoản
lợi nhuận trên 1 triệu USD.
 Chiến lược của Bảo hiểm Petrolimex trong thời gian tới là phát triển thành
tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời mở rộng hoạt động ra thị
trường quốc tế.

e. Vận tải:

 Xác định vận tải xăng dầu là một hoạt động có hiệu quả và gắn liền với kinh
doanh xăng dầu, Tổng công ty đã đầu tư phương tiện hiện đại và đủ điều kiện
để vươn ra thị trường vận tải xăng dầu quốc tế. Tổng công ty hiện có đội tàu
viễn dương có tổng trọng tải 140.000 DWT, gần gấp đôi năm 2000, đội tầu
sông, ven biển có tổng trọng tải gần 10 vạn tấn, tuyến ống xăng dầu 500km và
hơn 1.200 xe xitec với tổng dung tích trên 9.000 m3 trực thuộc sự quản lý các
công ty thành viên đảm bảo vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam
và từ các kho đầu mối nhập khẩu đến các cảng và đại lý tiêu thụ trong cả
nước.
 Đội ngũ cán bộ nhân viên, sỹ quan, thuyền viên của Petrolimex có nhiều
kinhnghiệm và trình độ cao, được đào tạo và huấn luyện chuyên nghiệp cùng
với đội tàu hiện đại, luôn đáp ứng yêu cầu của các tổ chức phân cấp tàu trong
nước và quốc tế, các yêu cầu của Bộ luật Quốc tế về An ninh Tàu và Bến cảng
(ISPS Code) và được các tập đoàn dầu lớn trên thế giới công nhận. Nhờ vậy,
ngành vận tải xăng dầu đã góp phần xây dựng và khẳng định sức mạnh và uy
tín của thương hiệu Petrolimex hôm nay.

f. Thiết kế và xây dựng:

 Nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng,
Petrolimex có một đội ngũ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm chuyên tư vấn,
thiết kế và xây dựng các công trình xăng dầu và dầu khí như kho cảng xăng
dầu, kho cảng LPG, kho nhựa đường lỏng, nhà máy pha chế dầu nhờn, tuyến
ống dẫn dầu… Đồng thời với hoạt động sản xuất, Petrolimex còn đầu tư
nghiên cứu nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước có giá trị khoa học và thực tiễn
cao như tiêu chuẩn thiết kế kho xăng dầu, tiêu chuẩn xây dựng tuyến ống
xăng dầu, cửa hàng xăng dầu, quy hoạch hệ thống kho xăng dầu trên phạm vi
cả nước đến năm 2010, quy hoạch cửa hàng xăng dầu trên tuyến đường Hồ
Chí Minh, quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Hà Nội đến
năm 2020. Petrolimex đang từng bước thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và
quy hoạch hóa hệ thống cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tương xứng với
quy mô của một hãng xăng dầu quốc gia.

g. Bunker:

 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là công ty kinh doanh các sản phẩm
xăng dầu lớn nhất ở Việt Nam trong đó có hoạt động cung cấp nhiên liệu cho
tàu biển. Với nguồn hàng đa dạng bao gồm DO 0.25, DO 0.05, FO 0.97, FO
0.991, ngoài ra từ ngày 20 tháng 8 năm 2009, chúng tôi sẽ tiến hành kinh
doanh mặt hàng FO 380 tại khu vực phía Nam. Với mức giá cạnh tranh, thanh
toán nhanh gọn, các điểm bán hàng thuận lợi và chất lượng sản phẩm được
đảm bảo, chúng tôi mong muốn sẽ được hợp tác với các đại lý, công ty trong
và ngoài nước trong lĩnh vực này.
 Mạng lưới bán hàng:
 Danh sách địa điểm bán hàng trong nước:

TT Tên đơn vị Địa chỉ Đ.thoại Fax

P. Bãi Cháy, TP. Hạ Long - (033) 3846-


1 Cty Xăng dầu B12 (033)3846-360
Quảng Ninh 349

Cty Xăng dầu Khu vực 15 đường Lê Duẩn, quận (08) 3822-
2 (08) 3829-2081
II 1, TP. Hồ Chí Minh 2082

Cty Xăng dầu Khu vực Phường Sở dầu - Q. Hồng (031) 3850-
3 (031) 3850-632
III bàng - TP Hải phòng 333

Cty Xăng dầu Nghệ Số 4 Nguyễn Sỹ Sách – TP (038) 3845-


4 (038) 3844-701
tĩnh Vinh – tỉnh Nghệ An 801

1 đường Lê Quý Đôn,


Cty Xăng dầu Khu vực (0511) 3822-
5 quận Hải Châu, TP. Đà (0511) 3824-585
V 874
Nẵng

Cty Xăng dầu Bình 85 Trần Hưng Đạo, TP. (056) 3893-
6 (056) 3893-294
Định Quy Nhơn - Bình Định 236

21 đường Cách mạng


Cty Xăng dầu Tây Nam (0710) 3822-
7 Tháng 8, quận Ninh Kiều, (0710) 3827-622
Bộ 746
TP. Cần Thơ

12 đường Hoàng Hoa


Cty Xăng dầu Bà Rịa - (064) 3832-
8 Thám, phường 2, TP.Vũng (064) 3832-043
Vũng Tàu 195
Tàu - Bà Rịa - Vũng Tàu

CTCP Vận tải Xăng dầu 37 Phan Bội Châu, quận (031) 3838-
9 (031) 3838-680
VIPCO Hồng Bàng, TP. Hải Phòng 033

CTCP Vận tải Xăng dầu 12 Lê Duẩn, quận 1, (028) 3829-


10 (028) 3822-2675
VITACO TP.Hồ Chí Minh 3848

11 CTCP Vận tải Xăng dầu Tầng 7, tòa nhà 322 Điện (028) 3899-1101 (028) 3512-
Đường thủy Biên Phủ, phường 22,
1775
Petrolimex quận Bình Thạnh, TP.HCM

 Công ty TNHH MTV Petrolimex Singapore (Petrolimex Singapore Pte. Ltd.):


 Địa chỉ: 200 Cantonment Road # 02-02 Southpoint, Singapore 089763
 TEL: 0065.67358139
 FAX: 0065.67358149

h. Cán bộ phụ trách bán hàng tại các đơn vị

Văn phòng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

1. Ông Nguyễn Quang Kiên, Phó tổng giám đốc


Email: kiennq@petrolimex.com.vn

2. Ông Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng phòng Xuất Nhập khẩu


Email: hungnx@petrolimex.com.vn

3. Ông Lương Ngọc Thắng, Phó Trưởng phòng Xuất Nhập khẩu
Email: thangln@petrolimex.com.vn

4. Ông Phạm Mạnh Hùng, Chuyên viên phòng Xuất Nhập khẩu
Email: hungpm@petrolimex.com.vn

TT Tên đơn vị Cán bộ phụ trách Email


Ông Vũ Quốc Tuấn -
hanvb12@petrolimex.com.vn
Phó phòng Kinh doanh
1 Cty Xăng dầu B12 Ông Hoàng Hào Hiệp -
Chuyên viên phòng hiephh.B12@petrolimex.com.vn
Kinh doanh
Bà Huỳnh Thị Ánh Hà -
Chuyên viên phòng hahta.kv2@petrolimex.com.vn
Cty Xăng dầu Khu
2 Kinh doanh
vực II
Ông Mai Xuân Cường cuongmx.kv2@petrolimex.com.vn
Ông Nguyễn Hữu Long longnh.kv2@petrolimex.com.vn
Cty Xăng dầu Khu
3 Bà Bùi Việt Hương huongbv.kv3@petrolimex.com.vn
vực III
Cty Xăng dầu Nghệ
4 Ông Tô Huy Đại Daith.nghetinh@petrolimex.com.vn
Tĩnh
Ông Phạm Công Hậu -
Cty Xăng dầu Khu
5 Chuyên viên phòng haupc.kv5@petrolimex.com.vn
vực V
Kinh doanh
Ông Nguyễn Văn Thắng
- Trưởng phòng kinh thangnvbd@petrolimex.com.vn
Cty Xăng dầu Bình doanh
6
Định Ông Phạm Ngọc
Khuyến – Phó trưởng Khuyenpn@petrolimex.com.vn
phòng kinh doanh
Ông Nguyễn Công Hải -
Cty Xăng dầu Tây
7 Phó trưởng phòng Kinh HaiNC.TayNamBo@petrolimex.com.vn
Nam Bộ
doanh
Ông Nguyễn Đức Vinh -
Trưởng phòng kinh vinhnd.vungtau@petrolimex.com.vn
Cty Xăng dầu Bà doanh
8
Rịa - Vũng Tàu Ông Nguyễn Đình Hiệu
- Chuyên viên phòng hieund.vungtau@petrolimex.com.vn
kinh doanh
Ông Phạm Văn Nam –
Cty Xăng dầu Đồng
9 Phó trưởng phòng kinh nampv.dongnai@petrolimex.com.vn
Nai
doanh
Ông Mai Thanh – Phó
Cty Xăng dầu
10 trưởng phòng kinh ThanhM@petrolimex.com.vn
Thanh Hóa
doanh
Ông Lê Trung Tấn -
Cty TNHH MTV
11 Trưởng phòng kinh vipco1@vnn.vn
VIPCO Hải phòng
doanh
Cty TNHH MTV
Ông Hà Bình Giang –
12 Dịch vụ thương gianghb@vitacosg.com.vn
Phó giám đốc
mại VITACO
CTCP Vận tải Xăng Ông Dương Danh Phúc
13 dầu Đường thủy - Trưởng phòng Khai danhphuc@pjtaco.com.vn
Petrolimex thác tàu sông
Ông Nguyễn Đăng Quốc
vitacodanang@vnn.vn
Cty TNHH MTV – Giám đốc
14
Vitaco Đà Nẵng Ông Đào Ngọc Vân –
vitacodn@dng.vnn.vn
Trưởng phòng
Ông Hoàng Xuân Phúc
Cty TNHH MTV
15 –Trưởng phòng kinh vipcohalongbizdept@vnn.vn
VIPCO Hạ Long
doanh

Công ty TNHH MTV Petrolimex Singapore (Petrolimex Singapore Pte. Ltd.):

Ông Trần Việt Anh (Email: plimexvn@singnet.com.sg)

i. Thương mại & Dịch vụ khác:

 Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực khác, các công ty nhóm thương mại
dịch vụ đều nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, vượt qua khó khăn thử thách, có
giải pháp mang lại những kết quả khả quan.

 Petrolimex đánh dấu bước tiến vào thị trường cung cấp nhiên liệu bay bởi sự
ra đời của Petrolimex Aviation từ năm 2008.

 Tuy mới tái lập đơn vị tham gia thị trường cung cấp nhiên liệu máy bay, PJF
(nay đổi tên là Petrolimex Aviation) đã cung cấp nhiên liệu bay cho các hãng
hàng không lớn trên thế giới như: United Airlines, Japan Airlines và Korean Air
và Air China. Lĩnh vực kinh doanh này tuy còn có một số khó khăn, trở ngại;
nhưng Petrolimex Aviation phấn đấu đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, phương
tiện chuyên ngành hiện đại và mở rộng địa bàn để phát triển vững chắc.
 PIACOM thành công trong việc tham gia nâng cấp hệ thống mạng, áp dụng
giải pháp tự động hoá và triển khai dự án quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP). PIACOM hoạt động ổn định, đạt kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận.

 PITCO kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp. Đầu tư thành công nhà máy sơn
chất lượng cao đưa vào khai thác. Đây là sự nỗ lực lớn của lĩnh vực kinh
doanh xuất nhập khẩu tổng hợp trong bối cảnh kinh tế trong nước còn khó
khăn và chịu nhiều tác động đa chiều của hội nhập kinh tế quốc tế.

II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

1. TỔNG QUAN NGÀNH XĂNG DẦU 2020 VÀ TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG
PETROLIMEX 2020

Năm 2020 - một năm đặc biệt khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam nói riêng. Các yếu tố bất lợi liên tục xuất hiện và kéo dài từ đầu năm
đến hết năm 2020 đã ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến hoạt động SXKD của
Tập đoàn.

a. Ảnh hưởng từ thị trường bối cảnh chung thế giới

 Nổi bật và đáng nói nhất trong bối cảnh năm 2020 chính là đại dịch Covid-19
bùng phát từ đầu năm, lan rộng trên phạm vi toàn cầu và đến thời điểm hiện
tại vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng
chưa từng có trong nhiều thập kỷ về mọi mặt, trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội, y tế…. Nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng
và hậu quả sẽ còn kéo dài nhiều năm kế tiếp.

 Cũng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng như các yếu tố địa chính trị tại
Trung Đông, giá dầu thế giới có những diễn biến bất thường, dị biệt (lần đầu
tiên trong lịch sử, ngày 20/4/2020 giá dầu giao dịch đã xuống mức âm đối với
dầu WTI của một số hợp đồng giao dịch kỳ hạn tháng 5/2020), ngành kinh
doanh xăng dầu toàn thế giới gặp khó khăn, thua lỗ kéo theo nhiều mỏ dầu,
nhà máy lọc dầu đóng cửa, hãng khai thác dầu phá sản. Các tập đoàn kinh
doanh xăng dầu lớn thế giới như SK, BP, Shell… đều ghi nhận thua lỗ lớn.

b. Ảnh hưởng từ thị trường xăng dầu Việt Nam

 Mặc dù Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã ngăn chặn, kiểm soát thành
công dịch bệnh Covid-19, đồng thời giữ vững được mục tiêu phát triển kinh tế
với mức tăng trưởng GDP 2,91%, nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng
trưởng cao nhất thế giới, thế nhưng đây lại là mức tăng trưởng thấp nhất
trong 10 năm trở lại đây. Và cũng như bao quốc gia khác, tại Việt Nam, đại dịch
Covid-19 cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các ngành, các lĩnh
vực, các hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

 Nguồn cung xăng dầu cho Tập đoàn từ thị trường khu vực và từ nhà máy lọc
dầu trong nước không ổn định, nhất là nhà máy lọc dầu trong nước nhiều thời
điểm không đảm bảo cung cấp hàng hóa theo đúng tiến độ và hợp đồng ảnh
hưởng lớn tới công tác dự báo và xây dựng kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn.

 Năm 2020, Việt Nam ghi nhận một năm thiên tai, lũ lụt kinh hoàng xảy ra liên
tiếp và bất thường tại khu vực miền Trung, gây ảnh hưởng nặng nề tới các tỉnh
từ Nghệ An đến Quảng Ngãi.

 Sự cạnh tranh trên thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước ngày càng
quyết liệt, đặc biệt kênh bán hàng qua trung gian (tính tới hết năm 2020, toàn
thị trường có 288 TNPP, tăng 61 TNPP so với đầu năm 2020). Đây cũng được
xem là một thách thức lớn đối với Tập đoàn.

 Những yếu tố bất lợi nêu trên đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức
sản xuất kinh doanh của toàn Petrolimex trong năm 2020. Nhưng với sự chỉ
đạo quyết liệt của Hội đồng Quản trị, các giải pháp điều hành linh hoạt của
Ban Điều hành cũng như sự nỗ lực vượt bậc của các đơn vị thành viên, sự
chung sức của toàn thể CBCNV đã đồng lòng thực hiện đồng thời “mục tiêu
kép” vừa phòng chống dịch an toàn, vừa duy trì các hoạt động sản xuất kinh
doanh hiệu quả, Petrolimex đã vượt qua một năm đầy khó khăn, thách thức
và đạt được kết quả SXKD đáng khích lệ.

 Về kết quả kinh doanh:

Tổng doanh thu hợp nhất 2020: 123.919 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch và 95%
cùng kỳ.

LNTT hợp nhất: 1.410 tỷ đồng, đạt ~90% kế hoạch và 25% cùng kỳ.

 Về sản lượng

Sản lượng kinh doanh hợp nhất 2020: ~12,4 triệu m3 ,tấn đạt 108% kế hoạch
2020 và 90% so với thực hiện 2019.

Sản lượng sản xuất (Pha chế E5): 1.544.523m3 .

Sản lượng tái xuất: 677.482m3 ,tấn (năm 2020 Petrolimex không có hoạt động
xuất khẩu).

2. MỤC TIÊU CHỦ YẾU CỦA TẬP ĐOÀN

 Trở thành Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Việt Nam, lấy kinh doanh xăng
dầu làm trục chính, thực hiện đa sở hữu, tập trung nguồn lực đầu tư, phát
triển các lĩnh vực kinh doanh chính có liên quan và phụ trợ cho kinh doanh
xăng dầu.

 Thực hiện sứ mệnh kinh doanh có hiệu quả, gia tăng lợi ích cho các cổ đông,
đồng thời thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước; đảm bảo an ninh năng
lượng và là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

 Giữ vững và duy trì được vị thế là doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường Việt
Nam trong kinh doanh xăng dầu ở khâu hạ nguồn, đầu tư phát triển các lĩnh
vực khí hóa lỏng (LPG, LNG, CNG), lọc hóa dầu, vận tải xăng dầu, xây lắp xăng
dầu, bảo hiểm và một số lĩnh vực khác, trở thành một trong 10 doanh nghiệp
hàng đầu của Việt Nam về quy mô doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh.

 Nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng doanh thu, giảm chi phí và có lợi
nhuận cao trên cơ sở đổi mới tổ chức, phương thức kinh doanh, cơ chế quản
lý và vận hành hệ thống, nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ, nâng cao
năng lực nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng (phát triển theo chiều
sâu) tổ chức hợp lý thị trường, và tổ chức quản lý tốt quá trình hoạt động
kinh doanh.

 Đổi mới tổ chức, phương thức kinh doanh, cơ chế quản lý và điều hành, nâng
cao năng lực kỹ thuật công nghệ và nguồn nhân lực cả về số lượng và chất
lượng, tổ chức hợp lý thị trường, quản lý tốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh, duy trì và đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận ổn
định; đảm bảo thu nhập và việc làm cho người lao động.

 Thực hiện tốt vai trò doanh nghiệp chủ đạo trong cân đối cung cầu, đảm bảo
cung ứng xăng dầu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, mang lại hiệu quả cao cho kinh doanh.

 Lựa chọn các dự án đầu tư trọng điểm, có hiệu quả, tập trung khai thác tối đa
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cửa
hàng bán lẻ có lợi thế so sánh về thương mại; Bám sát xu thế phát triển của
CNTT để áp dụng tối đa trong sản xuất kinh doanh.

3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRUNG VÀ DÀI HẠN

 Chiến lược phát triển về sản phẩm: Nghiên cứu, phát triển dự án kho cảng
tiếp nhận và cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng LNG cho các nhà máy nhiệt điện
tuabin khí chu trình hỗn hợp tại khu kinh tế Vân Phong, huyện Ninh Hòa, tỉnh
Khánh Hòa (dự án kho cảng LNG tại Mỹ Giang). Dự án kho cảng LNG tại Mỹ
Giang với quy mô dự kiến khoảng 6 triệu tấn/ năm tiếp nhận tàu nhập khẩu
LNG sức chứa đến 260.000 m3 , cùng hệ thống tái hóa khí sẽ cung ứng LNG
cho Trung tâm Điện lực Mỹ Giang (do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ
đầu tư) có công suất 6.000 MW gồm 4 nhà máy phát điện, tiêu thụ trên
17.000 tấn LNG/ngày.

 Chiến lược phát triển về đầu tư: Tìm kiếm giải pháp toàn diện để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc có mạng lưới bán lẻ
CHXD như: Đổi mới mô hình tổ chức, phương thức tổ chức kinh doanh, cơ
chế quản lý nội bộ, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, đào tạo nâng cao nguồn
nhân lực, bám sát thị trường,... Tìm kiếm, tổ chức khai thác chuỗi giá trị tiện
ích gia tăng của mạng lưới bán lẻ như: Tự phục vụ, dịch vụ tra nạp dầu mỡ
nhờn, rửa xe, cửa hàng tiện ích, dịch vụ hỗ trợ thanh toán tài chính, ngân
hàng,... Đánh giá toàn diện hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư, tài sản của
Tập đoàn và các đơn vị, tăng cường hơn nữa công tác quản lý đầu tư vào các
doanh nghiệp khác, tập trung nguồn lực đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực
cốt lõi, có lợi thế so sánh của Tập đoàn. Đầu tư xây dựng mới các công trình
xăng dầu để ổn định sức chứa, đảm bảo công tác tạo và dự trữ nguồn hàng.

 Chiến lược phát triển về kỹ thuật công nghệ: Tập trung hiện đại hóa cơ sở
vật chất kỹ thuật các cảng, kho bể, tuyến ống, mạng lưới CHXD và phương
tiện vận tải xăng dầu theo hướng chuẩn hóa, thống nhất toàn ngành. Đổi mới
và ứng dụng công nghệ thông tin vào các quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh kịp thời đáp ứng và phù hợp với thời kỳ công nghiệp 4.0. Chiến lược
phát triển về đào tạo con người. Duy trì và nâng cấp các khóa đào tào cấp
trung cho cán bộ Tập đoàn. Nâng cao kỹ năng và kiến thức cho cho cán bộ
công nhân viên trong thời kỳ chuyển đổi số.

4. PHÂN TÍCH SWOT

a. ĐIỂM MẠNH (S)

 Thương hiệu Petrolimex nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế với bề
dày kinh nghiệm trên 60 năm hoạt động kinh doanh xăng dầu trên thị trường.
 Có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật lớn nhất trong các doanh nghiệp đầu mối
kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam với cấp độ hiện đại và đồng bộ đạt tiêu chuẩn
khu vực, bao gồm hệ thống kho cảng có sức chứa lên tới 2.200.000 m3 ; hệ
thống công nghệ bơm, chuyền, cấp phát, đo tính; hơn 570km đường ống vận
chuyển xăng dầu…
 Đặc biệt, với lợi thế riêng có của Petrolimex mà các doanh nghiệp đầu mối
khác chưa thể có được đó là hệ thống phân phối gần 5.200 điểm bán trên khắp
cả nước, trong đó có khoảng 2.700 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của
Petrolimex được đầu tư xây dựng trong suốt 60 năm qua. Tất cả các cửa hàng
đều chiếm lĩnh vị trí thương mại thuận lợi, cộng với sự uy tín về thương hiệu
đã giúp cho năng suất bán của Petrolimex cao hơn hẳn so với các cửa hàng xã
hội khác. Nhờ việc thu được toàn bộ chênh lệch từ giá mua đến giá bán, ảnh
hưởng từ cơ chế chung của thị trường giúp hệ thống cửa hàng này đã và đang
đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
 Hoạt động theo mô hình Tập đoàn với quy mô lớn bao gồm các công ty con,
công ty liên doanh liên kết hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
và lĩnh vực phụ trợ góp phần mang lại lợi thế cho Tập đoàn trong việc huy
động vốn và đầu tư các dự án lớn.
 Đối tác chiến lược của Petrolimex là JXTG Nippon Oil and Energy Corporation –
Tập đoàn năng lượng số 1 của Nhật Bản với hơn 100 năm kinh nghiệm, luôn
đồng hành và hỗ trợ Petrolimex nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp. »
Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là xăng dầu, các lĩnh vực trọng yếu khác của
Tập đoàn như: Hóa dầu, gas, vận tải xăng dầu,… cũng đạt được nhiều thành
tựu đáng ghi nhận.

b. ĐIỂM YẾU (W)

 Trước năm 2015, Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng
dầu có hiệu lực từ ngày 15/12/2009 quy định giá xăng dầu do doanh nghiệp
quyết định nhưng thực tế là do cơ quan quản lý Nhà nước quyết định khiến
doanh nghiệp thiếu chủ động đối với giá xăng dầu, ảnh hưởng đến doanh thu,
lợi nhuận. Trong giai đoạn đó, lợi nhuận kinh doanh của Tập đoàn ở mức thấp,
thiếu tích lũy cho tái đầu tư, đặc biệt là những dự án đầu tư với tầm cỡ và quy
mô lớn.
 Cơ cấu tổ chức hành chính thiếu linh hoạt, chậm thích nghi với sự thay đổi của
thị trường, gây cản trở quá trình đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.

 Nghị định 83/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 đã giúp các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu, trong đó có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chủ
động hơn trong việc điều chỉnh giá bán xăng, dầu trong nước. Cụ thể, với cơ
chế cho phép 02 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với trường
hợp tăng giá, giá xăng dầu trong nước bám sát hơn với diễn biến giá dầu thế
giới, giảm thiểu rủi ro chênh lệch giá bán thấp hơn giá mua do giá dầu trong
nước không kịp điều chỉnh theo giá thế giới như trước đây. Tuy nhiên, xăng
dầu là mặt hàng nằm trong diện quản lý và bình ổn giá của Nhà nước, giá xăng
dầu chưa thực sự theo cơ chế thị trường do Nhà nước vẫn điều hành và can
thiệp giá bán để thực hiện các mục tiêu vĩ mô khác. Tuy được điều chỉnh theo
xu thế biến động của giá xăng dầu thế giới, nhưng ở nhiều thời điểm khác
nhau giá xăng dầu trong nước vẫn chưa được kịp thời điều chỉnh với mức
tăng/giảm của giá xăng dầu thế giới, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc
sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

c. CƠ HỘI (O)

 Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tiếp tục tăng trưởng cùng với tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế Việt Nam. GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng ở
mức 6-7%/năm trong năm 2021. Đây là yếu tố cho thấy sự tăng trưởng ổn
định của ngành kinh doanh xăng dầu. Theo các số liệu báo cáo chính thức thì
nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của thị trường Việt Nam còn rất lớn, xuất phát từ
việc thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh trong khi mức tiêu thụ xăng
dầu bình quân đầu người còn thấp so với khu vực (Nguồn: World Bank). Bên
cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng nhanh về số lượng sở
hữu phương tiện giao thông vận tải lưu hành. Tốc độ tăng trưởng trung bình
CAGR của dòng xe ô tô du lịch dự kiến đạt mức 22,6% cho giai đoạn 2020-
2025 và tiếp tục đạt mức 18,5% cho giai đoạn 2025-2035. Bên cạnh đó, với tốc
độ phát triển kinh tế nhanh, các lĩnh vực du lịch, dịch vụ cũng tăng trưởng tốt,
góp phần thúc đẩy nhu cầu logistics, vận chuyển, di chuyển tăng lên, kéo theo
đó là nhu cầu về xăng dầu ngày càng tăng. Như vậy, tiềm năng tăng trưởng của
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu vẫn còn lớn trong thời gian tới, là cơ hội cho các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong đó có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
gia tăng thị phần.
 Việc Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn khuyến khích và chỉ đạo quyết liệt quá trình
chuyển đổi số, ứng dụng các khoa học công nghệ hiện đại vào cơ sở vật chất,
hệ thống quản trị và điều hành doanh nghiệp đã mang lại sức sống mới và là
nguồn động lực to lớn cho sự tăng trưởng bền vững của Tập đoàn trong kỷ
nguyên 4.0
 Việc niêm yết cổ phiếu PLX trên Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ là cơ hội để gia
tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh và quản lý điều hành của Tập
đoàn, thu hút vốn đầu tư, nâng cao vị thế và hình ảnh của Tập đoàn trong
nước và quốc tế.

d. THÁCH THỨC (T)

 Môi trường cạnh tranh ngày càng cao, do sự hấp dẫn của thị trường kéo theo
nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
gồm: Các doanh nghiệp mới sẽ được thành lập của Việt Nam, các Tập đoàn
nước ngoài là các hãng kinh doanh xăng dầu nổi tiếng trên thế giới khi có cơ
hội vào kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Cho đến nay đã có hơn 30 đầu mối
nhập khẩu và hơn 100 thương nhân phân phối xăng dầu tham gia thị trường
xăng dầu trong nước, cạnh tranh lẫn nhau và cạnh tranh trực tiếp với thương
nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu về giá bán lẻ xăng dầu.
 Xăng dầu là mặt hàng nằm trong diện quản lý và bình ổn giá của Nhà nước; giá
xăng dầu chưa thực sự theo cơ chế thị trường do Nhà nước vẫn điều hành và
can thiệp giá bán để thực hiện các mục tiêu vĩ mô khác. Tuy giá xăng dầu trong
nước đã được điều chỉnh theo xu thế biến động của giá xăng dầu thế giới,
nhưng ở nhiều thời điểm khác nhau giá xăng dầu trong nước vẫn chưa được
kịp thời điều chỉnh với mức tăng/giảm của giá xăng dầu thế giới, điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến việc sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
 Đại dịch Covid-19 kéo dài trên toàn cầu sẽ là nguy cơ lớn nhất; căng thẳng
thương mại toàn cầu, dẫn tới gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài
chính có thể trầm trọng thêm bởi đại dịch kéo dài. Trong quý IV/2020 và năm
2021, kinh tế thế giới tiếp tục phải đối mặt với 4 rủi ro, thách thức chính: (i)
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát
làn sóng tiếp theo; (ii) Căng thẳng thương mại, công nghệ Mỹ-Trung và giữa
các nước lớn khác; (iii) Rủi ro địa chính trị tại các nước, khu vực (gồm cả kết
quả bầu cử Tổng thống Mỹ, đàm phán Brexit, quan hệ Trung - Ấn, vấn đề Biển
Đông…); (iv) Rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài
tác động chung này bởi hiện nay nền kinh tế đã hội nhập sâu và có độ mở lớn.
 Việc Chính phủ các nước triển khai các biện pháp phong tỏa và triển khai tiêm
chủng vaccine ngừa Covid-19 theo từng giai đoạn vẫn sẽ làm hạn chế nhu cầu
trong năm 2021, hoặc thậm chí trong thời gian dài hơn. Mặc dù giá dầu thế
giới trong 2 tháng đầu năm 2021 đang có xu hướng tăng tuy nhiên vẫn sẽ có
nhiều diễn biến khó lường và ảnh hưởng tới giá đầu vào của các doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu, đặt ra thách thức lớn cho Ban Tổng Giám đốc trong việc
quản lý rủi ro về giá dầu cũng như trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hàng
tồn kho. Những quyết định đúng đắn từ Ban Tổng Giám đốc sẽ là chìa khóa
cho sự ổn định và là tiền đề cho sự tăng trưởng trong tương lai của Tập đoàn.

5. YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG

 Mặc dù năm 2020 là một năm hết sức khó khăn đối với hoạt động kinh doanh
xăng dầu, tuy nhiên, đối với Petrolimex đây cũng là một năm ghi nhận sự
thành công trong công tác điều hành của Ban Tổng Giám đốc của Tập đoàn.
Những kết quả đạt được kể trên đã không những góp phần củng cố niềm tin
của Chính phủ, cổ đông, nhà đầu tư vào sự lãnh đạo của Hội đồng Quản trị,
Ban Tổng Giám đốc Petrolimex, mà còn góp phần nâng cao uy tín Petrolimex
trên thị trường và các đối tác quốc tế.
 Hội đồng Quản trị Tập đoàn xác định năm 2021 sẽ là một năm đầy khó khăn và
thử thách với Tập đoàn khi sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến động liên quan
đến chính sách kinh doanh xăng dầu, những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu,
cũng như sự cạnh tranh ngày một gia tăng. Để vượt qua những thách thức đó
và đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Tập đoàn phải đảm bảo động lực
tăng trưởng với việc kết hợp giữa tư duy đổi mới và sáng tạo cùng với các biện
pháp phát triển truyền thống, gồm có 8 nhóm vấn đề lớn như sau:

 Về hoạt động sản xuất kinh doanh chính


Tiếp tục phát huy cao hơn nữa những thành quả đã đạt được trong năm 2020
trên cơ sở ưu tiên hàng đầu đảm bảo an toàn tuyệt đối trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
 Về việc phát triển kinh doanh dịch vụ gia tăng ngoài xăng dầu
Tập trung ưu tiên nghiên cứu và hoàn thiện việc đánh giá các mô hình, phương
án kinh doanh cũng như lựa chọn đối tác phù hợp để phát triển dịch vụ gia
tăng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex. Dự án này cần được triển
khai quyết liệt và sớm áp dụng thí điểm trong năm 2021, tiến tới áp dụng đồng
bộ trên toàn hệ thống trong tương lai để tận dụng được tối đa lợi thế chuỗi
bán lẻ của Petrolimex rộng khắp cả nước. Qua đó, gia tăng hiệu quả kinh
doanh và lợi nhuận của cả Tập đoàn.
 Về vấn đề tiết giảm chi phí
Chủ động và triển khai thực hiện triệt để việc tiết giảm chi phí trên toàn hệ
thống Tập đoàn. Xác định năm 2021 là một năm khó khăn, vì vậy, toàn Tập
đoàn phải nâng cao ý thức và tinh thần tiết kiệm. Tiết giảm chi phí từ tất cả các
khâu, từ việc đánh giá phân tích và xây dựng công tác tạo nguồn hiệu quả, áp
dụng công nghệ để quản lý hao hụt tối ưu, tiết giảm chi tiêu, rà soát đánh giá
kỹ lại công tác quản lý tài sản, đất đai, tránh gây lãng phí, thất thoát.
 Về việc áp dụng khoa học công nghệ
Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, đầu tư và vận dụng khoa học công
nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh để gia tăng năng suất lao động và hiệu
quả kinh tế. Bên cạnh đó, quy mô kinh tế số của Việt Nam đang được dự báo
sẽ đạt 20% GDP trong 5 năm tới, do vậy cũng cần tập trung chú trọng việc ứng
dụng công nghệ số hóa, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong việc nâng cao chất
lượng dịch vụ khách hàng và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
 Về nghiên cứu phát triển sản phẩm năng lượng mới
Củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác có nhiều kinh nghiệm,
như đối tác chiến lược JXTG hay các tập đoàn năng lượng khác trên thế giới để
cùng nghiên cứu các cơ hội đầu tư, khai thác, phát triển các sản phẩm năng
lượng mới. Tiếp tục triển khai các thủ tục cần thiết để phối hợp cùng EVN
trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án LNG tại Mỹ Giang, Khánh Hòa.
 Về công tác tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tái cơ cấu doanh nghiệp, các đơn vị thành viên để
gia tăng hiệu quả kinh doanh. Tích cực triển khai việc thoái vốn, thu hồi vốn
đầu tư của Tập đoàn trong các lĩnh vực đầu tư không hiệu quả, ngành nghề
kinh doanh không phù hợp với định hướng phát triển của Tập đoàn; hoàn
thiện việc tái cấu trúc lành mạnh lại các Tổng Công ty theo chỉ đạo của Chính
phủ.
 Về việc chuyên nghiệp hóa hoạt động quan hệ nhà đầu tư
Petrolimex là Công ty đại chúng niêm yết quy mô lớn trên sàn chứng khoán và
nằm trong danh sách các cổ phiếu VN30, với cơ cấu cổ đông đa dạng, và có sự
tham gia của gần 100 các tổ chức nước ngoài, trong đó có rất nhiều Tập đoàn
đa ngành, tổ chức tài chính lớn trên thế giới. Vì vậy, Tập đoàn phải chú trọng
hơn nữa công tác quan hệ với các nhà đầu tư. Việc công bố, cung cấp thông tin
của doanh nghiệp tới các nhà đầu tư cần thể hiện sự chuyên nghiệp, minh
bạch, kịp thời. Qua đó, gián tiếp giữ gìn và phát triển giá trị của doanh nghiệp
thông qua giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán, đi cùng với đó là các mục tiêu
thoái vốn Nhà nước hay bán cổ phiếu quỹ.
 Về con người Petrolimex
Trong thập kỷ mới này, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ dẫn
đến những thay đổi quá nhanh của các phương thức kinh doanh, môi trường
kinh doanh, cũng như tạo ra sự cạnh tranh cực kỳ quyết liệt trên thị trường.
Điều này đòi hỏi những lãnh đạo, cán bộ của Petrolimex phải không ngừng đổi
mới tư duy, thường xuyên cập nhật các kiến thức về chuyên môn, về luật
pháp, về kinh tế, xã hội, và quan trọng hơn cả đó là phải có khát khao, khát
vọng để cùng thay đổi Petrolimex theo hướng tích cực hơn, năng động hơn. Cả
hệ thống phải chuyển động, đổi mới tư duy, phải hành động quyết liệt và có
tinh thần trách nhiệm cao.
6. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
Doanh thu thuần: 123.919B
ROE: 5.19%

ROA: 2.05%

Năm 2020, do các tác động tiêu cực của dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt và giá dầu diễn
biến bất thường di biệt, nguồn cung các mặt hàng xăng dầu trong nước không ổn
định nên các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn không có sự tăng trưởng hơn so với
năm 2019, tuy nhiên, vẫn duy trì ở mức ổn định, kinh doanh có lợi nhuận và hiệu
quả. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán luôn đảm bảo mức an toàn, các chỉ tiêu sinh
lời dương đem lại hiệu quả kinh doanh, sinh lời cho đồng vốn. Cụ thể:

 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn 1, hệ số khả năng thanh toán
nhanh lớn hơn 0,5.
 Hệ số nợ phải trả/tổng tài sản tăng nhẹ so với năm 2019, tuy nhiên vẫn ở mức
thấp và an toàn. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2020 là 1,53
(thấp hơn nhiều so với mức cho phép tối đa là 3).
 Vòng quay hàng tồn năm 2020 là 10,75 vòng/năm, giảm 5,14 vòng so với năm
2019.
 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời năm 2020 giảm so với năm 2019 do lợi nhuận
sụt giảm. Trong đó, Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần đạt 1,01%;
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 5,19%; Chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA) đạt 2,05%.
7. HIỆU QUẢ KINH TẾ

 Theo báo cáo hợp nhất, doanh thu thuần của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex) trong năm tài chính 2020 đạt trên 123.919 tỷ đồng, giảm 35% so
với năm tài chính 2019. Lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 1.410 tỷ đồng,
giảm 75% so với năm 2019.
Khoản đóng góp cho Nhà nước: Tổng tiền thuế Petrolimex nộp ngân sách Nhà
nước trong năm 2020 hơn 38.620 tỷ đồng. Trong đó, tổng tiền thuế thu nhập
doanh nghiệp Petrolimex nộp ngân sách Nhà nước trong năm 2020 là hơn 203 tỷ
đồng.

Nộp ngân sách Nhà nước 2020: 38.620 Tỷ đồng

Tổng thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước 2020: 203 Tỷ đồng
8. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ THÀNH
VIÊN

a. TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY PETROLIMEX (PGT)

1. Tổng quan

 Tổng Công ty Vận tải Thủy Petrolimex (PGT) được thành lập trong quá trình tái
cấu trúc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (trước đây) và Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam (hiện nay) theo Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 31/05/2011 của Thủ
tướng Chính phủ, PGT có các nhân tố hình thành là các đơn vị thành viên có bề
dày và phạm vi hoạt động rộng lớn trên khắp mạng lưới đường thủy trong
nước và các vùng biển quốc tế.
 Vốn điều lệ của PGT tính đến ngày 31/12/2020 là: 1.500 tỷ đồng

2. Kết quả sản xuất kinh doanh

 Trong điều kiện tổ chức triển khai công tác kinh doanh gặp nhiều khó khăn do
dịch Covid-19, Tổng Công ty đã quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo khắc
phục mọi khó khăn, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định để lãnh đạo, chỉ
đạo hoàn thành kế hoạch năm 2020. Kết quả năm 2020: Sản lượng vận chuyển
luân chuyển đạt 23,9 tỷ m3 ;km, doanh thu đạt 3.556 tỷ đồng, lợi nhuận trước
thuế 216,5 tỷ đồng, đạt 124% kế hoạch; hoạt động năm 2020 của PGT đảm
bảo tuyệt đối toàn diện về an ninh, an toàn hàng hải.

b. TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ XĂNG DẦU PETROLIMEX (PTC)

3. Tổng quan

 Tổng Công ty Dịch vụ Xăng dầu Petrolimex được thành lập theo Quyết định số
515/PLXQĐ-HĐQT ngày 20/9/2017 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/10/2017. Các đơn vị thành viên của PTC gồm: 03 Chi nhánh trực thuộc; 01
CHXD trực tiếp quản lý điều hành; 06 Công ty con với trên 51% cổ phần sở
hữu.

 Vốn điều lệ PTC tính đến 31/12/2020: 300 tỷ đồng.

4. Kết quả sản xuất kinh doanh

 Lợi nhuận hợp nhất trước thuế toàn Tổng Công ty năm 2020 là 51,2 tỷ đồng
đạt 105% so với kế hoạch, bằng 64% cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lợi nhuận
hoạt động kinh doanh xăng dầu đạt 2,5 tỷ đồng; lợi nhuận kinh doanh vận tải
đạt 33,4 tỷ đồng và lợi nhuận khác đạt 15,3 tỷ đồng

c. TỔNG CÔNG TY HÓA DẦU PETROLIMEX - CTCP (PLC)

5. Tổng quan

 Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex tiền thân là Công ty Dầu nhờn, được thành
lập ngày 09/06/1994. Ngày 13/10/1998, Công ty Dầu nhờn được đổi tên thành
Công ty Hóa dầu trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Ngày
23/12/2003, Công ty Dầu nhờn được cổ phần hóa. Ngày 01/03/2004 Công ty
CP Hóa dầu Petrolimex chính thức đi vào hoạt động.
 Vốn điều lệ PLC tính đến 31/12/2020: 808 tỷ đồng. Trong đó, Petrolimex sở
hữu 79,07%

6. Kết quả sản xuất kinh doanh


 Tổng sản lượng hợp nhất: 420.433 tấn/m3 , đạt 121,56% so với kế hoạch 2020
và bằng 108,70% so với thực hiện 2019.
 Tổng doanh thu, thu nhập hợp nhất toàn Tổng Công ty PLC: 5.701 tỷ đồng đạt
113% so với kế hoạch 2020 và bằng 91,49% so với thực hiện năm 2019.
 Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 189.858 triệu đồng đạt 137,58% so với
kế hoạch 2020 và bằng 102,43% so với thực hiện năm 2019.

d. TỔNG CÔNG TY GAS PETROLIMEX - CTCP (PGC)

7. Tổng quan

 Tổng Công ty Gas Petrolimex (PGC) tiền thân là Công ty CP Gas Petrolimex
được thành lập năm 1998, là một trong các Tổng Công ty mà Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam giữ cổ phần chi phối. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển,
PGC đã có mặt ở khắp mọi nơi và phục vụ trong nhiều lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, thương mại, tiêu dùng của xã hội, và được đánh giá là
một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị trường Việt Nam trong kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
 Vốn điều lệ của PGC tính đến ngày 31/12/2020 là 603 tỷ đồng, trong đó,
Petrolimex sở hữu 53,37%.

8. Kết quả sản xuất kinh doanh

 Năm 2020, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của
dịch Covid-19 và các yếu tố khách quan khác, nhưng với tinh thần nỗ lực cao
nhất có thể, Tổng Công ty đã triển khai một loạt các giải pháp phù hợp và kịp
thời đảm bảo an toàn trong thời kỳ dịch bệnh đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả
trong sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 của Tổng
Công ty vẫn rất đáng khích lệ, tổng sản lượng xuất bán cả năm đạt 150.208
tấn, vượt 8% so với kế hoạch và bằng 89% so với thực hiện cùng kỳ. Lợi nhuận
trước thuế đạt 156 tỷ đồng, vượt 11% so với kế hoạch và bằng 80% thực hiện
năm 2019.

e. TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX (PGI)


9. Tổng quan

 Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex được thành lập vào ngày
15/06/1995, là Công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm tại
Việt Nam. Trong đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là cổ đông sáng lập với vai
trò chủ đạo và dẫn dắt hoạt động kinh doanh của PJICO.
 Vốn điều lệ của Pjico tính đến ngày 31/12/2020 là 887 tỷ đồng, trong đó,
Petrolimex sở hữu 40,95%

10. Kết quả sản xuất kinh doanh

 Năm 2020 đánh dấu cột mốc 25 năm thành lập & phát triển của PJICO - hoàn
thành mục tiêu kép vừa đảm bảo an toàn chống dịch vừa hoàn thành toàn
diện kế hoạch kinh doanh.
 Trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường bảo hiểm bị tác động lớn bởi đại dịch
Covid-19, Tổng Công ty PJICO đã hoàn thành vượt mức, toàn diện kế hoạch
kinh doanh. Năm 2020 là năm PJICO có kết quả kinh doanh tốt nhất trong 25
năm hoạt động và phát triển. Cụ thể, tổng doanh thu hoạt động kinh doanh
của PJICO trong năm 2020 đạt 4.138 tỷ đồng hoàn thành 119% kế hoạch năm,
tăng 13% so với 2019. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 3.508 tỷ
đồng, tăng 14,4% so với 2019, hoàn thành 121% kế hoạch 2020. Năm 2020
cũng là năm PJICO có lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay, lợi nhuận trước
thuế đạt 217 tỷ đồng, hoàn thành 120% kế hoạch năm, tăng trưởng 8,5% so
với 2019. Cổ tức chi trả 12% (Đã tạm ứng cổ tức 10% cho các cổ đông trong
tháng 12/2020). Năng suất lao động bình quân 2,2 tỷ đồng/người/năm, tăng
15% so với 2019. Đảm bảo ổn định công ăn việc làm và thu nhập cho người lao
động trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

f. CÔNG TY CỔ PHẦN NHIÊN LIỆU BAY PETROLIMEX (PA)

11. Tổng quan

 Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex (PA) được thành lập vào năm 2008,
hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nhiên liệu cho các hãng hàng không trong
nước và quốc tế. Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách trong giai đoạn đầu
thành lập, PA hiện đã vươn mình trở thành ngôi sao sáng trong số các công ty
con của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Sự thành công và phát triển của PA đã
phá vỡ thế độc quyền trên thị trường cung cấp nhiên liệu hàng không, vốn
được thống trị bởi Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam - đơn vị thành viên
của Vietnam Airlines. Hiện nay, PA đang cung cấp nhiên liệu và dịch vụ tra nạp
chất lượng cao cho tàu bay của hơn 50 hãng hàng không trong nước và quốc
tế như Vietjet Air, Bamboo Airways, Hải Âu, Tổng Công ty bay trực thăng,
Emirates, Etihad Airways, Air France, Japan Airline, Azur Air... tại 05 cảng hàng
không, sân bay trong nước (Các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sân
Nhất, Cát Bi, Đà Nẵng và Cam Ranh) và hơn 70 sân bay quốc tế.
 Vốn điều lệ của PA tính đến ngày 31/12/2020 là 300 tỷ đồng, trong đó,
Petrolimex sở hữu 59%

12. Kết quả sản xuất kinh doanh

 Năm 2020 là năm vô cùng khó khăn, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới nền
kinh tế toàn cầu và hầu hết tất cả các ngành nghề kinh doanh, đặc biệt đối với
ngành hàng không. Nhưng với nỗ lực của tập thể PA cùng với sự hỗ trợ của Tập
đoàn xăng dầu Việt Nam và các công ty trong ngành, Công ty đã chú trọng
nâng cao hiệu quả của công tác quản trị điều hành, bám sát diễn biến của thị
trường để có chính sách điều hành phù hợp, chỉ đạo các Phòng/ Ban chuyên
môn và Chi nhánh kiểm soát chặt chẽ, tối ưu hóa chi phí, đảm bảo an toàn về
tài chính, có chính sách bán hàng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp, duy trì và mở
rộng danh mục khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và
mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Đảm bảo dòng tiền cho hoạt động SXKD và
tính thanh khoản của hệ thống, ngay cả trong thời điểm gặp khó khăn trước áp
lực về công nợ phải thu/phải trả. PA đã khắc phục từng bước vượt qua khó
khăn và có lợi nhuận trong năm 2020.
 Lợi nhuận trước thuế đạt 40 tỷ đồng, sản lượng năm đạt 594.228 m3 , Công ty
vẫn đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn, Công ty hoạt động đảm bảo
tuyệt đối an ninh an toàn.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN


I. Đánh giá chung tình hình hoạt động của Tập đoàn

 Về bộ máy quản lý của Tập đoàn, cách tổ chức hợp lý, các phòng ban trong
công ty hoạt động hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời, chính sách cho giám
đốc để từ đó có cách quản lí chủ đạo và hiệu quả hơn

 Đội ngũ nhân viên đều có kinh nghiệm, có trình độ, khả năng cũng như tinh
thần làm việc cao.

 Cơ sở vật chất luôn được chú trọng và đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.

 Công ty luôn chấp hành đầy đủ chính sách thuế của Nhà nước, thực hiện chính
sách chế độ kế toán ban hành.

 Hệ thống sổ kế toán của Tập đoàn tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các
thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của Tập đoàn và các bên liên
quan. Sổ sách kế toán phản ánh chính xác, trung thực công tác tính toán và
thanh toán các khoản phải trả nhân viên. Kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương đã sử dụng đầy đủ hệ thống chứng từ, sổ sách, bảng biểu,....trong
công tác hạch toán hàng ngày và hàng tháng theo đúng biểu mẫu quy định của
Bộ Tài chính.

 Tập đoàn áp dụng hình thức trả lượng tương đối phù hợp với tình hình thực tế
của doanh nghiệp. Qua việc áp dụng phù hợp này, kế toán lao động tiền lương
giúp cho việc quản lý tiết kiệm được chi phí, góp phần hạ giá thành, đem lại lợi
ích cho Tập đoàn.

 Doanh thu và lợi nhuận đạt được trong những năm qua khá ổn định bất chấp
những biến động về dịch bệnh và tác động từ chiến tranh thương mại chứng
tỏ hoạt động kinh doanh của Tập đoàn có hiệu quả, công tác tổ chức tiêu thụ
sản phẩm đạt được hiệu quả cao.

II. Đề xuất hoàn thiện


1. Về kinh tế

 Tiếp tục phát huy cao hơn nữa những thành quả đã đạt được trên cơ sở ưu
tiên hàng đầu đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh, trên nền tảng hệ thống quản trị vững chắc, sự chỉ đạo sát sao của Ban
Lãnh đạo cùng những mục tiêu định hướng rõ ràng trong trung và dài hạn.
Trong 5 năm tới, Tập đoàn phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh
dự kiến doanh thu và lợi nhuận hợp nhất tăng trưởng trung bình khoảng 3%
mỗi năm.

2. Về môi trường

 Tiếp tục đầu tư và nâng cao trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường
(BVMT) nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, không để xảy ra sự cố rò
rỉ, tràn dầu đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, khách hàng. Triển
khai đồng bộ các giải pháp thông qua nền tảng công nghệ chuyển đổi số để
nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ về BVMT ngày càng hiệu quả hơn
trên nhiều lĩnh vực mà công ty đã và đang triển khai: Giảm thiểu rác thải nhựa
sử dụng một lần, thay thế bằng lọ, bình thủy tinh có thể tái sử dụng; triển khai
hệ thống thu hồi hơi; lắp đặt các mái phao, sơn phản quang ở các bể chứa
giảm thiểu lượng hơi xăng phát thải ra môi trường; trang bị hệ thống phao
quây tràn dầu, bọt chữa cháy, tàu cứu hộ trên sông biển,...

 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới sạch, thân thiện
với môi trường, điển như khí thiên nhiên hóa lỏng LNG, hướng tới trở thành
Tập đoàn năng lượng hàng đầu quốc gia tiên phong trong việc cung ứng nguồn
năng lượng sạch cho nền Công nghiệp sạch, đồng thời không ngừng đổi mới
sáng tạo, mở cửa cơ hội tiến tới hội nhập sâu rộng hơn trong khu vực và quốc
tế.

3. Về xã hội

 Giữ vững mục tiêu là doanh nghiệp tiên phong trong việc phát triển kinh tế
hiệu quả gắn liền với phát triển bền vững, thực hiện đầy đủ trách nhiệm với xã
hội và cộng đồng thông qua tạo việc làm ổn định, bền vững cho người lao
động; góp phần phát triển kinh tế địa phương; hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng
thuế cho nhà nước cũng như tích cực trong công tác an sinh xã hội và đặc biệt
là đảm bảo nguồn an ninh năng lượng quốc phòng trong hiện tại cũng như
tương lai.

III. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM SẠCH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

 Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG

 Nguồn năng lượng mới từ khí Hydro

 Hoàn thành thay thế toàn bộ sản phẩm RON92 bằng E5

 Xăng RON95 tiêu chuẩn Euro IV (RON 95 - IV)

 Dầu DO 0,001S tiêu chuẩn Euro V

 Cung cấp nhiên liệu tàu thủy FO 0,5S

KẾT LUẬN
Qua thời gian kiến tập ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), bước đầu
em đã hiểu được tổ chức quản lý và cơ chế hoạt động của Tập đoàn. Điều này
đã cho em thấy được một khía cạnh khác trong công tác tổ chức quản lý và vận
hành Petrolimex.

Cũng trong đợt kiến tập này, em đã có điều kiện được tìm hiểu và bổ sung
thêm những kiến thức của mình về công tác tổ chức và vận hành 1 Tập đoàn
thương mại , đặc biệt là cơ chế kinh doanh của Tập đoàn. Dựa vào thực trạng
công tác tại Petrolimex em đã trình bày ở trên và những kiến thức được học
trên lớp, em đã rút ra một số nhận xét và các đề xuất nhằm thúc đẩy tình hình
kinh doanh của tập đoàn. Không thể phủ nhận rằng trong thời gian kiến tập tại
Tập đoàn còn nhiều thiếu sót và nhược điểm nhưng cũng đã giúp em phần nào
hiểu được các quy trình bán hàng, thu hồi vốn cũng như công tác quản lý chi
phí sao cho hợp lý.

Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực hành và
do kiến thức thực tế còn hạn chế nên báo cáo thực tập giữa khóa của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý
của các thầy cô để báo cáo chuyên đề thực tế của em được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Bình và
các anh chị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã nhiệt tình giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập cũng như trong quá trình em thực hiện báo cáo
này.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. 20210505_Petrolimex_AR 2020 view update.pdf

2. 20190425 - Petrolimex - AR 2018 Web.pdf


3. PLX: Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam - Petrolimex - Tài chính | VietstockFinance

4. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) - Petrolimex - Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam

5. Khoa Đầu tư – Học viện Chính sách và Phát triển, yêu cầu đối với mẫu báo kiến
tập, cô Ninh 2020
6. Khoa Đầu tư – Học viện Chính sách và Phát triển, Đề cương bài giảng môn Tài
Chính doanh nghiệp
7. Nguyễn Năng Phúc(2013), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế quốc dân

You might also like