You are on page 1of 78

Chương 4

CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN


TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI

Giảng viên
ĐỖ NGUYỄN THỊ MỸ DUNG 1
NỘI DUNG CẦN NẮM
I. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số tuyệt đối
2. Các loại số tuyệt đối
3. Đơn vị tính số tuyệt đối
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
1. Khái niệm ý nghĩa và đặc điểm của số tương đối
2. Các loại số tương đối
III. SỐ BÌNH QUÂN
1. Khái niệm và ý nghĩa và đặc điểm của số bình
quân
2. Các loại số bình quân
IV. ĐỘ BIẾN THIÊN CỦA TIÊU THỨC (ĐỘ PHÂN TÁN)
1. Ý nghĩa nghiên cứu độ biến thiên của tiêu thức
2. Các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức 2
I. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số tuyệt đối
1.1. Khái niệm:
Số tuyệt đối là chỉ tiêu thống kê biểu hiện quy mô,
khối lượng của hiện tượng KT - XH trong điều kiện thời
gian và địa điểm cụ thể
VD: Số CN của DN X năm 2018 là 1.500 người

3
I. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số tuyệt đối
1.2. Ý nghĩa:
* Thông qua việc nghiên cứu số tuyệt đối sẽ có
nhận thức về quy mô, khối lượng thực tế của hiện tượng
nghiên cứu
* Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tính các số tương
đối, số bình quân và tiến hành phân tích thống kê
* Số tuyệt đối còn là căn cứ không thể thiếu trong
xây dựng các kế hoạch phát triển KT - XH và chỉ đạo thực
hiện kế hoạch.

4
I. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số tuyệt đối
1.3. Đặc điểm của số tuyệt đối:
* Mỗi số tuyệt đối trong thống kê đều bao hàm một
nội dung KT- XH cụ thể trong điều kiện thời gian và
không gian nhất định
* Số tuyệt đối trong thống kê thu thập được sau
tổng hợp hoặc tính toán trên tài liệu điều tra.

5
I. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
2. Các loại số tuyệt đối :
2.1. Số tuyệt đối thời kỳ:
Phản ánh mặt lượng của hiện tượng
trong một đơn vị thời gian nhất định. Nó được
hình thành thông qua sự tích lũy về mặt lượng
của hiện tượng kinh tế - xã hội trong suốt thời
gian nghiên cứu và biểu hiện quy mô, khối
lượng của hiện tượng nghiên cứu trong thời
gian đó.
6
I. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
• Các số tuyệt đối thời kỳ có thể cộng được với
nhau, thời kỳ càng dài thì trị số của số tuyệt đối
càng lớn.
• Ví dụ: Giá trị sản xuất của một doanh nghiệp
trong năm báo cáo, doanh thu của một cửa
hàng trong quý 1/2017, …

7
I. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
2.2. Số tuyệt đối thời điểm
• Phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu vào
một thời điểm nhất định. Nó phản ảnh quy mô, khối
lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nào
đó. Trước và sau thời điểm nghiên cứu, trạng thái của
hiện tượng có thể khác, do đó đòi hỏi phải được điều tra
kịp thời.
• Ví dụ: Giá trị hàng tồn kho ngày cuối tháng, dân số
TP.HCM vào lúc 0 giờ ngày 1/4/2017,…
• Số tuyệt đối thời điểm không thể cộng được với nhau.
8
I. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

3. Đơn vị tính số tuyệt đối


Tuỳ theo tính chất của hiện tượng và
mục đích nghiên cứu, số tuyệt đối có thể tính
bằng đơn vị tự nhiên, đơn vị tiền tệ hoặc bằng
thời gian lao động.

9
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

1. Khái niệm ý nghĩa và đặc điểm của số tương đối:


1.1. Khái niệm:
Số tương đối trong thống kê là loại chỉ tiêu biểu
hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê. Đó là
việc so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng
khác nhau về điều kiện thời gian hoặc không gian, hoặc
giữa hai chỉ tiêu khác nhau nhưng có liên quan với nhau
hoặc so sánh giữa bộ phận với tổng thể và giữa các bộ
phận trong cùng một tổng thể.
10
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
1.2. Ý nghĩa:
Số tương đối có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu
thống kê:
✓ Nó là một trong những chỉ tiêu dùng để phân tích thống
kê, phản ánh trình độ phát triển, quan hệ so sánh, kết
cấu, trình độ phổ biến,… của hiện tượng kinh tế - xã hội
trong điều kiện lịch sử nhất định.
✓ Số tương đối còn được dùng trong việc lập KH và kiểm
tra tình hình thực hiện kế hoạch.
✓ Ngoài ra, còn sử dụng số tương đối để nói rõ tình hình
thực tiễn khi cần đảm bảo bí mật số tuyệt đối. 11
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
1.3. Đặc điểm của số tương đối:
✓ Số tương đối không phải là con số thu thập được trong điều
tra thống kê mà là kết quả so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê
đã có.
✓ Mỗi số tương đối đều phải có gốc dùng để so sánh. Tuỳ theo
mục đích nghiên cứu, có thể so sánh mức độ kỳ này với mức
độ kỳ trước, mức độ thực tế với mức độ kế hoạch, mức độ bộ
phận với tổng thể, mức độ của hiện tượng cùng loại nhưng
khác nhau về điều kiện không gian...
✓ Hình thức biểu hiện: số lần, số %, ‰…
✓ Ngoài ra khi nói lên trình độ phổ biến của một hiện tượng
nào đó, hình thức biểu hiện sẽ là đơn vị kép (người/km2,
sp/người...). 12
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

2. Các loại số tương đối:


✓Số tương đối động thái
✓Số tương đối kế hoạch
✓Số tương đối kết cấu
✓Số tương đối cường độ
✓Số tương đối so sánh

13
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
2.1. Số tương đối động thái:
• Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ cùng
loại của hiện tượng nghiên cứu ở hai thời kỳ
(hay thời điểm) khác nhau.
• Số tương đối động thái còn được gọi là tốc độ
phát triển hay chỉ số phát triển.

Soá töông ñoái Möùc ñoä kyø baùo caùo(y1 )


= 100%
ñoäng thaùi (%) Möùc ñoä kyø goác (y 0 )

14
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

→ Số tương đối động thái là một chỉ tiêu tương đối


phản ánh sự biến động về mức độ của hiện tượng
theo thời gian, đòi hỏi phải có sự chính xác nhất định.
Do đó cần chú ý bảo đảm tính chất có thể so sánh
được giữa 2 kỳ so sánh (thống nhất về nội dung kinh
tế, phương pháp và đơn vị tính toán, phạm vi tính
toán và độ dài thời gian mà chỉ tiêu phản ánh).

15
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

VD: Khối lượng SP SX: - T4: 10.000 SP


- T5: 12.000 SP
Yêu cầu: Tính số tương đối động thái về khối
lượng SP SX

16
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
2.2. Số tương đối kế hoạch:
Được dùng để lập các kế hoạch phát triển kinh
tế và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Có
hai loại:
✓Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch
✓Số tương đối hoàn thành kế hoạch

17
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

2.2.1. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Biểu hiện


quan hệ tỷ lệ giữa mức độ cần đạt tới của một chỉ tiêu
kinh tế – xã hội nào đó trong kỳ kế hoạch với mức độ
thực tế của chỉ tiêu này ở kỳ gốc.

Soá töông ñoái Möùc ñoä kyø keá hoaïch(y k )


= 100%
nhieäm vuï keá hoaïch (%) Möùc ñoä kyø goác (y 0 )

• Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch dùng để lập KH


phát triển kinh tế - xã hội.

18
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

VD: Khối lượng SPSX - T2 T4: 10.000 SP


- KH T5: 11.000 SP
Yêu cầu: Tính số tương đối nhiệm vụ kế hoạch về
khối lượng SPSX.

19
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

VD: Khối lượng SPSX - T2 T4: 10.000 SP


- KH T5: 11.000 SP

Soá TÑ NVKH yK
= 100%
veà Khoái löôïng SP y0
11.000
= 100% = 110%( 10%)
10.000
Soá tuyeät ñoái = 11.000 - 10.000 = 1.000 SP
20
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

2.2.2. Số tương đối hoàn thành kế hoạch: Là quan hệ


tỷ lệ giữa mức thực tế đã đạt được trong kỳ kế hoạch so
với mức kế hoạch đã đề ra về một chỉ tiêu kinh tế nào đó.

Soá TÑ hoaøn thaønh Möùc ñoä thöïc teá ñaït ñöôïc(y 1 )


= 100%
keá hoaïch (%) Möùc ñoä kyø keá hoaïch (y k )

• Số tương đối hoàn thành kế hoạch dùng để kiểm tra


tình hình hoàn thành kế hoạch đã đề ra 21
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

VD: Khối lượng SPSX - T2 T4: 10.000 SP


- KH T5: 11.000 SP
- T2 T5: 12.000 SP
Yêu cầu: Tính số tương đối hoàn thành kế hoạch về
khối lượng SP SX

22
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
→ Quan hệ giữa số tương đối động thái và
số tương đối kế hoạch

Soá töông ñoái Soá töông ñoái Soá töông ñoái hoaøn
= *
ñoäng thaùi nhieäm vuïKH thaønh keá hoaïch

y1 yk y1
= *
y0 y0 yk
23
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
2.3. Số tương đối kết cấu.
Xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong một
tổng thể. Được tính bằng cách so sánh trị số tuyệt đối của
từng bộ phận với trị số tuyệt đối của cả tổng thể.

Soá töông ñoái Trò soá tuyeät ñoái cuûa boä phaän
= 100%
keát caáu (%) Trò soá tuyeät ñoái cuûa toång theå
yi
d i (%) = n
100%
y
i =1
i

24
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
VD: Khối lượng SP SX của 1 DN gồm có 3 PX như
sau:
PX 1: 5.000 SP
PX 2: 3.000 SP
PX 3: 2.000 SP
Yêu cầu: Tính Kết cấu SP của DN

25
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
2.4. Số tương đối cường độ:
Được dùng để biểu hiện trình độ phổ biến của
hiện tượng nghiên cứu trong một điều kiện lịch
sử nhất định. Được tính bằng cách so sánh mức độ
của hai hiện tượng khác nhau nhưng có liên quan
với nhau.
Soá töông ñoái Trò soá cuûa hieän töôïng nghieân cöùu
=
cöôøng ñoä Trò soá cuûa hieän töôïng duøng so saùnh
Maät ñoä daân soá Toång soá daân ( ngöôøi )
Víduï : =
(ngöôøi / km 2 ) Dieän tích ñaát ñai (km ) 26
2
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
2.5. Số tương đối không gian (Số tương đối so sánh):
Biểu hiện sự so sánh đánh giá chênh lệch về mức độ
giữa hai bộ phận trong một tổng thể, hoặc giữa hai hiện
tượng cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không
gian.

Soá töôngñoái Soá tuyeät ñoái cuûa boä phaän nghieân cöùu
= 100%
so saùnh Soá tuyeät ñoái cuûa boä phaän duøng so saùnh

27
II. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ
Ví dụ:
✓ Z đơn vị Sp A của DN 1 so với Z đơn vị Sp A của DN2
✓ Tỷ lệ nhân viên gián tiếp của DN X so với tỷ lệ nhân
viên gián tiếp của DN Y
✓ Số CN trực tiếp SX của DN A gấp 5 lần so với số nhân
viên gián tiếp của DN ấy.

28
Điều kiện vận dụng số tuyệt đối và số
tương đối trong nghiên cứu thống kê:
Khi vận dụng số tuyệt đối và số tương đối trong phân
tích thống kê cần có các điều kiện sau:
✓ Một là: Khi sử dụng số tương đối phải xem xét đến
đặc điểm của hiện tượng để rút ra những kết luận
đúng đắn.
✓ Hai là: Phải sử dụng kết hợp số tuyệt đối với số
tương đối, bởi vì có khi số tương đối tính ra rất lớn
nhưng ý nghĩa của nó không đáng kể vì trị số tuyệt
đối tương ứng của nó rất nhỏ và ngược lại.

29
Bài 7: Có tài liệu về tình hình thực hiện kế hoạch sản
lượng trong quý I và quý II năm báo cáo của các phân
xưởng ở một doanh nghiệp như sau:

Phân Thực Kế hoạch quý Thực % Thực tế


xưởng tế quý II tế quý hoàn quý II so
I Số % so II thành với thực
(triệu tuyệt với (triệu KH tế quý I
đồng) đối tổng đồng) quý II (%)
(triệu số
đồng)
I 90 100 ? 110 ? ?
II 130 150 ? 180 ? ?
III 160 250 ? 207,5 ? ?
30
Cộng 380 500 ? 497,5 ? ?
Yêu cầu:
1- Hãy tính các số liệu còn thiếu trong bảng thống
kê trên.
2- Hãy phân tích vì sao DN này không hoàn thành
kế hoạch sản lượng quý II?
3- Nếu phân xưởng III hoàn thành đúng kế hoạch
quý II, thì mức hoàn thành kế hoạch sản lượng quý
II của DN sẽ là bao nhiêu?

31
III. SỐ BÌNH QUÂN
1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số bình quân
✓ Số bình quân trong thống kê là loại chỉ tiêu biểu hiện
mức độ điển hình nhất của một tiêu thức nào đó của
một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Số bình
quân không biểu hiện mức độ cá biệt mà là mức độ tính
chung cho mọi đơn vị tổng thể
✓ VD: Tiền lương bình quân của mỗi công nhân, năng
suất lao động bình quân của mỗi công nhân, giá thành
bình quân mỗi đơn vị sản phẩm

32
III. SỐ BÌNH QUÂN
✓ Số bình quân được dùng trong mọi công tác nghiên cứu
KT-XH, nhằm nêu lên được đặc điểm điển hình của hiện
tượng KT-XH số lớn. trong điều kiện lịch sử nhất định.
✓ Việc sử dụng số bình quân có thể làm dễ dàng cho việc so
sánh giữa các hiện tượng không có cùng một quy mô ,
như so sánh về NSLĐ, tiền lương bình quân giữa 2 DN
khác nhau.
✓ Số bình quân còn để nghiên cứu xu hướng phát triển của
hiện tượng, quá trình biến động theo thời gian, trong khi
từng hiện tượng cá biệt không thể giúp ta thấy rõ điều
đó.
33
III. SỐ BÌNH QUÂN

2. Các loại số bình quân:


2.1. Số bình quân cộng (Số bình quân số học):
• Được dùng nhiều nhất trong nghiên cứu thống kê. Các
số liệu để tính số bình quân cộng thường có sẵn trong
các nguồn tài liệu điều tra và sổ sách kế toán.
• Tính được bằng cách đem chia tổng lượng biến của
tiêu thức cho số đơn vị của tổng thể.

34
III. SỐ BÌNH QUÂN

Số bình quân cộng bao gồm:


✓Số bình quân cộng giản đơn
✓Số bình quân cộng gia quyền

35
III. SỐ BÌNH QUÂN
2.1.1. Số bình quân cộng giản đơn:
Mỗi lượng biến chỉ gặp một lần trong quá trình
tính toán
n

x i
x1 + x 2 + ... + x n
x = i =1
=
n n

Trongñoù : x : Soá bình quaân coäng


x i : Trò soá caùc löôïng bieán (i = 1,2,3...n)
n : Soá ñôn vò toång theå = Toång caùc löôïng bieá
36 n
III. SỐ BÌNH QUÂN
2.1.2 Số bình quân cộng gia quyền:
Trong nhiều trường hợp, mỗi lượng biến có thể gặp
nhiều lần, tức là có tần số khác nhau. Muốn tính được số
bình quân cộng gia quyền trước hết phải đem nhân lượng
biến xi với tần số (còn gọi là quyền số) fi tương ứng rồi mới
đem cộng lại và chia cho số đơn vị tổng thể.
n

x1f1 + x 2 f2 + .... + x n fn x f i i
x= = i =1
n
f1 + f2 + ..... + fn
f
i =1
i
37
Ví dụ: Có số liệu về tiền lương của 1 DN gồm 500 CN như
bảng dưới đây. Hãy tính tiền lương bình quân 1 CN của
DN.
Mức lương (đ) Số CN (người) xi.fi
xi fi
1.800.000 140
2.000.000 180
3.200.000 120
4.000.000 40
5.200.000 12
6.000.000 8

Cộng 500
38
Vận dụng số bình quân cộng gia quyền

a. Tính số bình quân cộng gia quyền từ dãy số lượng biến


có khoảng cách tổ, ta tính trị số giữa rồi vẫn tiến hành nhân
trị số giữa với quyền số và tính toán bình thường.
x min + x max
Trò soá giöõa =
2
b. Nếu không có giới hạn dưới hoặc giới hạn trên thì căn cứ
vào khoảng cách tổ của tổ đứng kề trên (hoặc kề dưới) của
nó để tính.

39
Vận dụng số bình quân cộng gia quyền
c. Khi tính số bình quân số học gia quyền, ta có thể dùng
quyền số là số tương đối, tức là tỷ trọng của mỗi bộ phận
chiếm trong tổng thể (di).
• Nếu các tổng thể biểu hiện bằng số % thì:
n

 x .d i i
x= i =1
100
fi
• Trong đó: di = n
100%
f
i =1
i 40
Ví dụ - Bài 14: Có tài liệu về sản lượng và giá thành một
loại sản phẩm tại 2 xí nghiệp như sau:

Đợt sản Xí nghiệp A Xí nghiệp B


xuất Tỷ lệ % Giá thành Tỷ lệ % Giá thành
tổng sản đơn vị tổng sản đơn vị
lượng (đồng) lượng (đồng)

Đợt I 20 130.000 30 132.000


Đợt II 35 128.000 60 127.000
Đợt III 45 125.000 10 120.000

Hãy so sánh giá thành bình quân đơn vị sản


phẩm giữa 2 XN và rút ra nhận xét. 41
III. SỐ BÌNH QUÂN
2.2. Số bình quân điều hòa:
2.2.1. Số bình quân điều hòa gia quyền
Có tài liệu về NSLĐ và sản lượng của 1 DN gồm 3 tổ SX:

Tổ công nhân NSLĐ mỗi Sản lượng


công nhân (tấn) (tấn)

I 11 220
II 12 264
III 13 312

Yêu cầu: Tính NSLĐ bình quân 1 CN của DN ?


42
III. SỐ BÌNH QUÂN

Muốn tính được năng suất lao động bình


quân của mỗi công nhân trong doanh nghiệp
phải lấy tổng sản lượng chia tổng số công
nhân của doanh nghiệp. Ở đây không có tài
liệu về số công nhân, nhưng dựa vào tài liệu
đã cho có thể tính gián tiếp như sau:

43
III. SỐ BÌNH QUÂN

Naêng suaát lao ñoäng Toång saûn löôïng DN


=
bình quaân Toång soá coâng nhaân cuûa DN
Toång saûn löôïng DN
=
Saûn löôïng moãi toå
 NSLÑ moãi toå

44
III. SỐ BÌNH QUÂN

Nếu ký hiệu:
• x : NSLĐ BQ 1 công nhân của DN
• xi (i = 1,2,..n): NSLĐ công nhân mỗi tổ
• Mi(i = 1,2,..n): sản lượng mỗi tổ

45
III. SỐ BÌNH QUÂN

• Ta có công thức:
x =
M1 + M 2 + M 3 + ... + M n
=
M i
M1 M 2 M 3 Mn M
x1
+
x2
+
x3
+ ... +
xn
x i

x =
M i
• Hoặc có thể viết: 1
x M i
i
46
III. SỐ BÌNH QUÂN

2.2.2. Số bình quân điều hòa giản đơn

• Khi M1=M2=…=Mn, quá trình tính toán sẽ đơn


giản:
n
x =
1
x
i

47
Bài 21

Một nhóm 3 công nhân tiến hành sản xuất


một loại sản phẩm và trong thời gian như
nhau. Người thứ nhất làm ra một sản phẩm
hết 12 phút, người thứ hai hết 15 phút và
người thứ ba hết 20 phút. Hãy tính thời gian
hao phí bình quân để sản xuất một sản phẩm
của công nhân nhóm đó.

48
III. SỐ BÌNH QUÂN
2.3 Số bình quân nhân (số bình quân hình học):
• Được sử dụng trong trường hợp các lượng biến
có mối quan hệ tích số với nhau và được dùng để
tính các tốc độ phát triển bình quân trong một
khoảng thời gian nhất định.
• Gồm có 2 loại:

49
III. SỐ BÌNH QUÂN

2.3.1. Số bình quân nhân giản đơn:

x =n x .x
1 2
........xn

Trong đó: xi là tốc độ phát triển của các năm


(i=1,n)

50
Ví dụ: Có số liệu về tốc độ phát triển về giá thành
đơn vị SP qua các năm sau:

✓ Năm 2004 so 2003 đạt 97%


✓ Năm 2005 so 2004 đạt 95%
✓ Năm 2006 so 2005 đạt 92%
✓ Năm 2007 so 2006 đạt 90%

51
Tốc độ giảm Z đơn vị SP bình quân qua các năm:

x = 4 0,97 * 0,95 * 0,92 * 0,9 = 4 0,763


x = 0,9348 = 93,48%

52
III. SỐ BÌNH QUÂN

2.3.2. Số bình quân nhân gia quyền: là số bình


quân khi các lượng biến xi có các tần số fi khác
nhau.
 fi x f1 * x f 2 . * ......x f n
X= 1 2 n

53
Ví dụ: Có số liệu về tốc độ phát triển sản
lượng của DN Y trong 8 năm như sau:
✓ 3 năm đầu: Tốc độ phát triển hàng năm là 115%.
✓ 3 năm tiếp theo: Tốc độ phát triển hàng năm là 110%.
✓ 2 năm cuối: Tốc độ phát triển hàng năm là 118%.
→ Tốc độ phát triển bình quân năm là:

x = 1,15 *1,1 *1,18 = 1,138 = 113,8%


8 3 3 2

54
III. SỐ BÌNH QUÂN
2.4. Mode:
• Là biểu hiện của lượng biến về tiêu thức nghiên cứu
được gặp nhiều nhất trong một tổng thể hay trong
một dãy số phân phối lượng biến.
• Dãy số phân phối lượng biến là một dãy các trị số
lượng biến được sắp xếp theo một thứ tự nhất
định.Dãy số phân phối gồm 2 bộ phận cấu thành:
lượng biến và tần số.

55
III. SỐ BÌNH QUÂN

✓Trường hợp một dãy số phân phối rời rạc không


có khoảng cách tổ, trị số mode ứng với lượng
biến xi nào có tần số lớn nhất.

56
NSLĐ Số CN
bình quân (fi)
(xi )
Trong dãy số lượng biến này,
Mode là lượng biến 57 vì có
50 6 tần số lớn nhất là 15.
54 10 → Mode là 57
57 15
59 5
→ Qua đây cho thấy, trị số
Mod không phụ thuộc vào vị
60 4
trí của các lượng biến trong
Cộng 40 dãy số, mà phụ thuộc vào
tần số lớn nhất.
57
III. SỐ BÌNH QUÂN

Đối với dãy số lượng biến phân tổ có khoảng


cách tổ, cũng tương tự, Mode nằm ở tổ lượng
biến có tần số lớn nhất.

58
Trường hợp này, trị số Mod được xác định
bằng công thức:

f M 0 − f M 0 −1
M 0 = X M 0 (min) + hM 0
( f M 0 − f M 0 −1 ) + ( f M 0 − f M 0 +1 )
f M 0 − f M 0 −1
Hoaëc M o =X M 0 (min) + hM 0
2 f M 0 − ( f M 0 −1 + f M 0 +1 )

59
Trong đó:

M0 : ký hiệu của Mode


X M 0 (min) : giới hạn dưới của tổ chứa Mode

hM 0 : Trị số khoảng cách tổ của tổ


chứa Mode
fM0 : Tần số của tổ chứa Mode

f M 0 −1 , f M 0 +1 : tần số của tổ đứng trước, đứng


sau tổ chứa Mode
60
VD: Có số liệu về mức NSLĐ của CN trong 1
DN được phân tổ như sau:

NSLĐ (SP) Số CN
Từ 200-250 20
Từ 250-300 25
Từ 300-350 40
Từ 350-400 60
Từ 400-450 30
Từ 450-500 5

Cộng 180
61
III. SỐ BÌNH QUÂN
• Đối với trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ không
đều nhau, chỉ khác ở chỗ là việc xác định tổ chứa Mode
không căn cứ vào tần số mà căn cứ vào mật độ phân
phối: tổ chứa Mode là tổ có mật độ phân phối lớn nhất.

fi
• Mật độ phân phối mi =
hi
• fi : tần số
• hi: trị số khoảng cách tổ

62
III. SỐ BÌNH QUÂN

✓ Mode là chỉ tiêu bổ sung hoặc thay thế số bình quân


trong trường hợp việc xác định số bình quân khó khăn.
✓ Mode không san bằng, bù trừ chênh lệch về lượng
giữa các đơn vị trong tổng thể, không phản ánh mức độ
trung bình, đại biểu mà phản ánh mức độ tập trung, phổ
biến của hiện tượng.
✓ Như khi nghiên cứu giá cả thị trường, ta không có đủ
tài liệu để tính giá bình quân, chỉ cần biết giá phổ biến
nhất của loại hàng hoá nào đó.
63
III. SỐ BÌNH QUÂN

✓ Mode có ý nghĩa tác dụng lớn trong công tác


chỉ đạo, quản lý và tổ chức sản xuất.
✓ Như sử dụng phương pháp Mode để tìm hiểu
trên thị trường sản phẩm nào, cỡ kiểu giày dép
nào, cỡ kiểu quần áo nào được tiêu thụ nhiều, rộng
rãi nhất.
✓ Từ đó có kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu
thị trường.

64
III. SỐ BÌNH QUÂN
2.5. Số trung vị:
✓Là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí giữa
trong tổng thể (dãy số lượng biến). Số trung vị
phân chia dãy số lượng biến thành 2 phần:
phần trên và phần dưới số trung vị, mỗi phần
có số đơn vị tổng thể bằng nhau.
✓Phương pháp xác định vị trí và trị số số trung
vị phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

65
Lượng biến không có phân tổ, lượng biến
được sắp xếp từ nhỏ đến lớn. Nếu dãy số phân phối
có số đơn vị là tổng thể lẻ:
• Vị trí số trung vị n +1
2
n +1
• Trị số của số trung vị: Me = X
• Trong đó: 2
– Me : Số trung vị
– n : Số lượng biến

n +1 n +1
–X : Lượng biến đứng ở vị trí thứ
2 2
66
Ví dụ:

• Có số liệu về tuổi nghề của 5 CN được xếp


theo thứ tự: 2, 4, 7, 8, 10 năm.
• Vị trí số trung vị 5 +1
= =3
2
• Trị số số trung vị Me = X3 = 7

67
Nếu dãy số phân phối có số đơn vị là tổng thể
chẵn:

• Ví dụ: Tuổi nghề của CN: 2, 4, 7, 8, 10, 12, 15, 17.


• Trong dãy số phân phối này có 2 lượng biến đứng
ở vị trí giữa,đó là 8 và 10. Số bình quân cộng của 2
lượng biến này chính là số trung vị

8 + 10
• Trị số số trung vị Me = =9
2

68
Trường hợp dãy số phân phối lượng biến có
tần số. Chẳng hạn như có tài liệu dưới đây:

NSLĐ Số CN Tần
• Để xác định số trung vị, ta
(kg) (người) số
dùng phương pháp cộng
tích
dồn các tần số của tổ thứ
lũy
nhất, thứ hai, … ta sẽ được
100 2 2 tần số tích luỹ. Lượng biến
120 6 8 ứng với tần số tích luỹ
150 12 20 bằng hoặc vượt quá một
170 12 nữa các tần số chính là số
trung vị.
200 8
→ Số trung vị =150 kg
Cộng 40
69
III. SỐ BÌNH QUÂN

• Trong trường hợp dãy số phân phối lượng


biến có khoảng cách tổ:

70
Trị số gần đúng của số trung vị được xác định
theo công thức :
f − S m −1
M e = x0 + i 2
fm

✓ Me : Số trung vị
✓ x0 : giới hạn dưới của tổ có số trung vị
✓i : trị số khoảng cách tổ có số trung vị
✓ Sm-1 : tổng các tần số của các tổ trên tổ có số trung vị.
✓  f : tổng các tần số của dãy số lượng biến
✓ fm : tần số của tổ có số trung vị. 71
Ví dụ: Có số liệu trong bảng dưới đây
NSLĐ Số CN Tần số tích
(kg) (người) lũy
150-155 4
155-160 10
160-165 61
165-170 100
170-175 130
175-180 114
180-185 62
185-190 11
190-195 8
Cộng 500 72
III. SỐ BÌNH QUÂN

✓Cũng như mode, số trung vị biểu hiện mức độ đại


biểu của hiện tượng,không san bằng bù trừ chênh
lệch giữa các lượng biến. Vì vậy có thể dùng để bổ
sung hoặc thay thế số bình quân cộng khi không
có đầy đủ các lượng biến để tính.
✓Việc tính số trung vị cũng loại trừ ảnh hưởng của
những lượng biến đột xuất.

73
IV. ĐỘ BIẾN THIÊN CỦA TIÊU THỨC
(ĐỘ PHÂN TÁN)
1. Ý nghĩa nghiên cứu độ biến thiên của tiêu thức
✓ Độ biến thiên của tiêu thức giúp ta đánh giá, xem xét tính
chất đại biểu của số bình quân. Trị số của các chỉ tiêu độ
biến thiên của tiêu thức càng lớn, độ biến thiên của tiêu
thức càng nhiều, thì tính chất đại biểu của số bình quân
càng thấp, và ngược lại.
✓ Quan sát độ biến thiên của tiêu thức trong một dãy số
phân phối (dãy số lượng biên), ta thấy rõ đặc trưng của
dãy số như đặc trưng về kết cấu, phân phối, tính chất
đồng đều của tổng thể nghiên cứu.
74
IV. ĐỘ BIẾN THIÊN CỦA TIÊU THỨC
(ĐỘ PHÂN TÁN)
2. Các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức
2.1. Khoảng biến thiên (toàn cự)
✓ Là độ lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng
biến bé nhất, có công thức tính:
R = Xmax - Xmin

✓ R : khoảng biến thiên


✓ Xmax, Xmin : trị số lượng biến lớn nhất, bé nhất
75
IV. ĐỘ BIẾN THIÊN CỦA TIÊU THỨC
(ĐỘ PHÂN TÁN)
2.2. Độ lệch tuyệt đối bình quân.
Là số bình quân cộng của các độ lệch tuyệt đối
giữa các trị số lượng biến với số bình quân cộng của
các trị số lượng biến đó.

d =
| x - x | f
i i

f i

76
IV. ĐỘ BIẾN THIÊN CỦA TIÊU THỨC
(ĐỘ PHÂN TÁN)

2.3. Phương sai (2 )


Là số bình quân cộng của bình phương các độ
lệch giữa các trị số lượng biến với số bình quân
cộng của chúng.

77
IV. ĐỘ BIẾN THIÊN CỦA TIÊU THỨC
(ĐỘ PHÂN TÁN)
2.4. Độ lệch tiêu chuẩn ( ) :
Là căn bậc hai của phương sai
2.5. Hệ số biến thiên

 d
V = 100 Vd = 100
x x

78

You might also like