You are on page 1of 54

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA: MARKETING – QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU


-----

BÀI THẢO LUẬN


MÔN: QUẢN TRỊ TRI THỨC

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TẠI CÂU LẠC BỘ CBM –
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Nhóm: 3
Lớp học phần:
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Khánh Quỳnh

Hà Nội, 4/2021
MỤC LỤC
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TRONG CHU
TRÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC.....................................................................................1
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC........................................................1
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC...............................................1
1.1.2. CHU TRÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC......................................................1
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHIA SẺ TRI THỨC.............................................................3
1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ CHIA SẺ TRI THỨC...................................................3
1.2.2 VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC.....4
1.3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÔNG CỤ
CHIA SẺ TRI THỨC PHỔ BIẾN HIỆN NAY.........................................................5
1.3.1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIA SẺ TRI THỨC...................................5
1.3.2. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH CHIA SẺ TRI THỨC................................7
1.3.3. MỘT SỐ CÔNG CỤ CHIA SẺ TRI THỨC...........................................11
1.4 MỘT VÀI KINH NGHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG VIỆC THÚC
ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC.......................................................13
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TẠI CBM.............14
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CLB NHÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CBM..................14
2.1.1 LĨNH VỰC CLB HOẠT ĐỘNG...............................................................15
2.1.2 QUY MÔ CLB, NGUỒN LỰC.................................................................15
2.1.3 NHẬN THỨC CỦA BAN CHỦ NHIỆM VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
TRI THỨC........................................................................................................... 15
2.2 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, CÔNG
CỤ VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHIA SẺ TRI THỨC TẠI CLB NHÀ QUẢN TRỊ
THƯƠNG HIỆU CBM..............................................................................................16
2.2.1 CBM VÀ BÊN NGOÀI CBM....................................................................16
2.2.2 CBM VÀ “HOW TO TRAIN YOUR NEW MEMBERS”......................23
2.2.3 CBM VÀ CBM...........................................................................................26
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC
TẠI CLB CBM............................................................................................................... 31
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CHIẾN LƯỢC CHIA SẺ TRI THỨC HỖ
TRỢ CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CBM...........................................31
3.1.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN................................................................31
3.1.2 CHIẾN LƯỢC CHIA SẺ TRI THỨC CỦA CBM..................................31
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TẠI
CLB CBM................................................................................................................... 32
MỞ ĐẦU
        Trong môi trường thị trường cạnh tranh và thay đổi như hiện nay, tri thức là nguồn
lực quý giá cho lợi thế cạnh tranh của một tổ chức hơn bao giờ hết. Chia sẻ tri thức phát
triển để cải thiện năng suất và hiệu quả làm việc của các tổ chức. Các tổ chức thành công
luôn coi việc chia sẻ tri thức tại nơi làm việc là tài sản quan trọng cho nền tảng kiến thức
được xây dựng tốt trong tổ chức của họ, nhưng các hoạt động chia sẻ tri thức trong tổ
chức hiện nay vẫn còn gặp phải một số rào cản nhất định. Mỗi cá nhân đều có nhiều kiến
thức bổ ích giúp đỡ được cho tổ chức và đồng nghiệp của họ, vì vậy hoạt động chia sẻ tri
thức là cần thiết và quan trọng trong xã hội hiện nay.
         Hiều được tầm quan trọng của hoạt động chia sẻ tri thức, nhóm 3 chúng em cùng
nhau tìm hiều về đề tài “Chia sẻ tri thức” để giúp các bạn có cái nhìn bao quát hơn và
nắm được các vấn đề về hoạt động chia sẻ tri thức.
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TRONG CHU
TRÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC
Quản trị tri thức là việc giám sát tài sản tri thức nhằm làm rõ nguồn tài nguyên
độc đáo, những chức năng chủ chốt và những vấn đề tiềm năng ảnh hưởng đến việc đưa
tri thức vào sử dụng. Quản trị tri thức giúp bảo vệ nguồn tài sản tri thức bị suy tàn, tìm
kiếm cơ hội củng cố các quyết định, dịch vụ, sản phẩm thông qua việc tăng tri thức, giá
trị và mức độ linh hoạt.
  Theo từ Wikipedia thì Quản trị tri thức (tiếng Anh: Knowledge management –
KM) là thuật ngữ gắn liền với những thông tin được tập hợp, xử lý, chia sẻ và sử dụng ở
hình thức cao hơn là tri thức. Quản lý trị thức trong một tổ chức là tập hợp các quá trình
sáng tạo, tập hợp, lưu trữ, duy trì, phổ biến/chia sẻ tri thức.
Theo Hiệp hội quản trị tri thức Nhật Bản: Quản trị tri thức là việc kiểm soát và
cấu trúc một cách có hệ thống và hiệu quả một cơ chế cho phép sử dụng đúng người đúng
công việc vào đúng thời điểm chia sẻ và sử dụng thông tin một cách thông suốt, hướng
tới việc đạt mục tiêu tổ chức. Một cách có hệ thống ở đây có nghĩa là từng bước chọn lọc,
tìm hiểu, phân tích và chia sẻ và thông tin để tạo giá trị.
Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ thì khẳng định: Quản trị tri thức
là quá trình có hệ thống của việc nhận dạng thu thập và truyền tải những thông tin và tri
thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh, và hoàn thiện.
Có rất nhiều định nghĩa khác về quản trị tri thức, nhưng có thể hiểu đơn giản ở góc
độ nghiệp thì QTTT có những điểm chung như sau: QTTT là quá trình nhận diện, sáng
tạo, lưu giữ, chia sẻ và áp dụng nguồn tài sản tri thức trong tổ chức và biến những tri
thức đó thành giá trị kinh tế hay vật chất.

1.1.2. CHU TRÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC


Theo Dalkir chu trình QTTT tích hợp gồm ba giai đoạn chính:
1. Nắm bắt và sáng tạo tri thức.
2. Chia sẻ và phổ biến tri thức.
3. Thu thập và áp dụng tri thức.

1
Chu trình QTTT tích hợp thể hiện trong hình dưới đây:
Tiếp cận Chia sẻ và
Nắm bắt và
phổ biến tri
sáng tạo tri thức
thức

Làm Bối cảnh


mới hoá
Thu thập và áp dụng tri
thức

Theo Nahapiet và Ghoshal (1998), chu trình QTTT bao gồm 3 hoạt động:
1) Trao đổi: tập trung chia sẻ tri thức hiện, đưa tri thức này đến các cá nhân, nhóm
tri thức;
2) Chỉ đạo: tập trung chuyển tải tri thức ẩn giữa các cá nhân;
3) Thủ tục hoá: sử dụng tri thức gắn liền với các thủ tục, nguyên tắc chuẩn mực
của tổ chức để hướng dẫn mọi người thực hiện.

Dựa vào mô hình chuyển đổi giữa tri thức ẩn và tri thức hiện của Nonaka, Becerra-
Fernandez đã đề xuất chu trình QTTT gồm bốn giai đoạn, được thể hiện dưới đây:

2
Theo APO, chu trình QTTT gồm 5 giai đoạn như sau:
1. Identify – Nhận diện tri thức
2. Create – Sáng tạo tri thức
3. Store – Lưu giữ tri thức
4. Share – Chia sẻ tri thức
5. Apply – Áp dụng tri thức

1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHIA SẺ TRI THỨC


1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ CHIA SẺ TRI THỨC
Theo Van Den Hooff and De Ridden, 2004: “Chia sẻ tri thức là quán trình trong
đó các cá nhân trao đổi lẫn nhau tri thức ẩn và tri thức hiện để tạo ra tri thức mới”.
Chia sẻ tri thức coi tri thức gắn với bối cảnh hay quan hệ xã hội, vì vậy định nghĩa
này bao gồm khía cạnh tạo ra ý nghĩa, bối cảnh cho người chia sẻ và quan tâm đến mối
quan hệ của các nhóm, các cộng đồng thực hành hoạt động này.
Chia sẻ tri thức là việc tạo khả năng nhận cái gì hiện tại. Vai trò của truyền tải tri
thức trong việc hình thành và thể hiện trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm. Nó có thể
bắt đẩu từ các tri thức cơ sở, cơ sở dữ liệu, hoặc nguồn từ mạng internet…
Chia sẻ tri thức rất cần thiết trong mỗi tổ chức. Nó làm nâng cao giá trị tri thức,
tăng cường tái sử dụng tri thức phục vụ cho mục tiêu chung của toàn tổ chức.
Mục tiêu của chia sẻ tri thức là đưa tri thức vào hoạt động thực tiễn, hay chuyển
từ việc học tập mang tính cá nhân thành việc học tập mang tính tổ chức. Hai hành vi
trung tâm của việc chia sẻ tri thức là: Trao tặng tri thức, khi truyền đạt vốn trí tuệ cá nhân

3
của mình cho người khác, và Thu nhận tri thức, khi tư vấn cho những người khác để họ
chia sẻ vốn trí tuệ của họ.
Chia sẻ tri thức cũng bao gồm chủ thể chia sẻ tri thức và đối tượng tiếp nhận tri
thức. Nguồn tri thức và đối tượng tiếp nhận tri thức là khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích,
đối tượng được chia sẻ. Có thể khái quát quá trình chia sẻ dưới đây:

1.2.2 VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC
Vai trò của chia sẻ tri thức
Hoạt động chia sẻ tri thức có vai trò quan trọng trong việc đóng góp tri thức vào cơ
sở dữ liệu của tổ chức. Khi tổ chức cho phép nhân viên chia sẻ kiến thức đúng cách và có
thể dễ dàng tiếp cận kiến thức mới thì sẽ mang lại cho tổ chức một sự đổi mới và thúc
đẩy năng suất hoạt động của từng cá nhân.
Tiếp theo, chia sẻ tri thức đóng vai trò quan trọng để tạo ra tri thức mới giúp nâng
cao năng lực cạnh tranh. Hoạt động này cho phép tất cả các bên bảo vệ và mở rộng thông
tin trong quá trình trao đổi tri thức, mang đến cơ hội để thảo luận việc biết cái gì và biết
như thế nào, giúp tổ chức ngày càng phát triển trong tương lai. Từ đó, nó có thể giúp các
thành viên và nhóm khai thác các nguồn lực dựa trên tri thức và tận dụng chúng, điều này

4
sẽ góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh của một tổ chức. Hoạt động truyền tải tri
thức từ người này sang người khác cũng giúp gia tăng giá trị trong hoạt động của tổ chức.
Chia sẻ tri thức dựa trên kinh nghiệm thu được từ quá trình làm việc trong và ngoài
tổ chức. Khi nhân viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và thách thức của họ với mọi
người, điều đó giúp loại bỏ những sai lầm và không lãng phí thời gian của công ty trong
tương lai. Từ đó, tổ chức giảm thiểu tối đa các quyết định trùng lặp và giải quyết vấn đề
nhanh hơn
Việc chia sẻ tri thức trong tổ chức và doanh nghiệp cũng là để phát triển chính nó.
Các hoạt động chia sẻ tri thức hiệu quả sẽ giúp tái sử dụng tri thức của từng cá nhân và
nâng cao tri thức lên một tầm cao mới.

Ý nghĩa của chia sẻ tri thức


Trong thời đại mà tri thức trở thành lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp nói
chung hay một cá nhân nói riêng thì việc chia sẻ tri thức để học hỏi và nâng cao trình độ
sẽ giúp cá nhân đó hài lòng hơn với công việc. Thực tế cho thấy, có rất nhiều cá nhân gia
nhập vào một công ty hay tổ chức nào đó không phải đơn giản chỉ vì mức lương được đề
nghị mà là vì sự dự đoán và mong muốn về những kiến thức, kinh nghiệm lẫn trải nghiệm
họ sẽ có được, và xa hơn nữa là những tri thức họ thu được sẽ là tiền đề cho mức thu
nhập kỳ vọng trong tương lai.

1.3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÔNG CỤ


CHIA SẺ TRI THỨC PHỔ BIẾN HIỆN NAY
1.3.1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIA SẺ TRI THỨC
Trao đổi trực tiếp
Là một trong những phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong việc chia sẻ tri
thức, đây là phương pháp truyền thống và mang lại hiệu quả rất cao. Việc được chia sẻ
một cách trực tiếp giúp người tiếp nhận kiến thức sẽ tập trung hơn và nếu có những thắc
mắc về tri thức được chia sẻ thì ngay lập tức có thể được giải đáp bởi người chia sẻ kiến
thức. Nhưng ở thời điểm hiện nay dịch COVID – 19 diễn ra phức tạp thì phương pháp
chia sẻ trực tiếp đã bị hạn chế một cách tối đa nhất, nếu mà chỉ có phương pháp này sẽ
làm ngưng quá trình tiếp cận tri thức.

5
Chia sẻ qua trao đổi gián tiếp, online, mạng xã hội
Phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến và đem lại giá trị cao, bởi lẽ các trang
mạng xã hội đang là xu thế và ai cũng sử dụng nó để tiếp cận thông tin. Nó là một kho
tàng thông tin được cập nhật một cách liên tục và vô cùng đa dạng; một điều khiến
phương pháp này trở nên phổ biến vì nó rất dễ sử dụng, có thể tiếp cận và tiếp thu những
tri thức ở bất cứ đâu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ở thời điểm dịch COVID – 19
diễn ra phức tạp như hiện nay, phương pháp này càng cho thấy sự ưu việt vượt trội của
mình khi chỉ cần ở một chỗ nhưng vẫn có thể học hỏi tiếp cận được tất cả mọi thứ mà
không có bất cứ rào cản nào. Nhưng nhược điểm là sẽ có nhiều nguồn thông tin không
chính xác dẫn đến việc sử dụng thông tin sai lệch nếu không tìm hiểu, xem xét kĩ lưỡng.

Viết các hướng dẫn, sổ tay, tài liệu tham khảo


Đây là phương pháp được một bộ phận khá lớn mọi người sử dụng để tiếp cận tri
thức. Nguồn tri thức từ đây cũng vô cùng phong phú và đa dạng về mọi khía cạnh của tri
thức, về các nguồn, các đầu sách cũng có uy tín hơn về độ chính xác của tri thức trong
đó. Nhưng ở thời điểm hiện tại cũng như xu hướng của tương lai thì phương pháp này sẽ
ít thông dụng hơn việc chia sẻ tri thức qua mạng xã hội online vì để tra cứu và tìm được
nguồn tài liệu đòi hỏi phải có thời gian nhiều hơn để nghiên cứu, tìm tòi.

Chia sẻ thông qua các buổi đào tạo, hội thảo


Phương pháp chia sẻ này càng ngày càng phổ biến về mọi lĩnh vực. Tri thức được chia
sẻ có nguồn đáng tin cậy và đã được kiểm chứng một cách thực tế từ những cá nhân, tổ
chức chia sẻ. Các buổi hội thảo có thể diễn ra cả online và offline; có một số buổi hội
thảo, đào tạo được ghi lại giúp cho người tiếp cận tri thức có thể dễ dàng tham gia và dễ
dàng xem lại để hiểu sâu hơn về những nội dung được chia sẻ.

Chia sẻ kinh nghiệm bằng cách giải quyết các vấn đề trong công việc
Phương pháp này là một phương pháp chia sẻ tri thức phổ biến mang lại hiệu quả cao
cho hầu hết các công việc, sẽ giúp nhớ lâu hơn về những kiến thức vì nó được đúc kết và
chỉ ra từ chính những công việc mình đã làm. Hơn hết khi chia sẻ kinh nghiệm bằng cách
giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc cũng giúp tăng khả năng phản xạ với kiến
thức đó.

6
1.3.2. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH CHIA SẺ TRI THỨC
CHƯƠNG TRÌNH CHIA SẺ TRI THỨC (KSP) CỦA HÀN QUỐC VỚI VIỆT
NAM TỪ 2004 ĐẾN NAY
Tổng quan về chương trình
KSP (Knowledge Sharing Programme), là sáng kiến chia sẻ tri thức tiêu biểu của
Hàn Quốc nhằm hỗ trợ cho phát triển của các nước đối tác (các nước tiếp nhận chia sẻ tri
thức) thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc. Sáng kiến này được khơi dậy
bởi ý tưởng “Tri thức, không phải vốn, là chìa khóa dẫn đến tăng trưởng kinh tế bền vững
và cải thiện cuộc sống con người”.
Chương trình KSP bao gồm nghiên cứu các chính sách, tham vấn phát triển và tăng
cường năng lực và nhằm mục tiêu hỗ trợ các quốc gia đối tác phát triển, thúc đẩy phát
triển kinh tế-xã hội của mình thông qua kinh nghiệm của Hàn Quốc. Mục tiêu bao trùm
của Chương trình là hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế và các nỗ lực tái cơ
cấu thể chế của các quốc gia đối tác phát triển thông qua chia sẻ kinh nghiệm phát triển
của Hàn Quốc. Chương trình KSP không có ý định đưa ra bất kỳ một giải pháp cuối cùng
hoặc cách thức rõ ràng nào để phát triển kinh tế một cách cụ thể mà phân tích các vấn đề
kinh tế của một quốc gia từ phía cầu và đưa ra các phương án chính sách mang tính thực
tế và hữu ích cũng như những tham khảo dựa trên cơ sở những trường hợp và kinh
nghiệm tương tự của Hàn Quốc.

Mục tiêu của chương trình


Xây dựng và tăng cường năng lực quản lý và hoạch định chính sách cho cán bộ và các
cơ quan của Chính phủ thông qua các hoạt động tham vấn cũng như hỗ trợ thực hiện các
khuyến nghị chính sách của Chương trình KSP;
Tìm kiếm những kinh nghiệm phát triển mang tính thực tế và hữu ích của Hàn Quốc
về các vấn đề chính sách hiện hành dựa trên cơ sở phân tích kinh tế và đưa ra những
khuyến nghị cụ thể nhằm biến những tình huống trên cơ sở lý thuyết thành những giải
pháp mang tính tình huống thực tế;
Nuôi dưỡng các mối quan hệ đôi bên cùng có lợi thông qua những cách tiếp cận hữu
hình và theo chức năng để hỗ trợ các nỗ lực phát triển kinh tế của các quốc gia khác.

7
Các lĩnh vực bao quát của chương trình
1) Chiến lược phát triển kinh tế
2) Công nghiệp hóa và xúc tiến xuất khẩu
3) Nền kinh tế tri thức
4) Quản lý khủng hoảng kinh tế
5) Phát triển nguồn nhân lực

Tổ chức thực hiện


Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) Việt Nam là cơ quan chính phủ điều phối thực
hiện KSP của Hàn Quốc dành cho Việt Nam. Viện Chiến lược phát triển (Viện CLPT)
được Lãnh đạo Bộ giao làm đầu mối thực hiện chương trình, phối hợp với các bộ ngành,
các cơ quan, các viện nghiên cứu có liên quan khác của Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Tài chính Việt Nam với tư cách là đối tác của Bộ Chiến lược và Tài
chính Hàn Quốc (MOSF) – cơ quan chỉ đạo và tài trợ cho KSP – thực hiện các KSP theo
thỏa thuận riêng giữa hai bộ. Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) được Chính phủ Hàn Quốc
chỉ định là đối tác điều phối, thực hiện KSP phía Hàn Quốc. Viện CLPT (đại diện phía
Việt Nam và KDI (đại diện phía Hàn Quốc) ký kết các Biên bản ghi nhớ (MOU) về thực
hiện các chương trình KSP.
Các chuyên gia Hàn Quốc sang Việt Nam gặp gỡ các cơ quan chính phủ, các viện
nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, chuyên gia Việt Nam... để nghiên cứu, khảo
sát về nhu cầu nghiên cứu, đào tạo, tăng cường năng lực của phía Việt Nam, thu thập
thông tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu và lựa chọn chuyên gia Việt Nam làm đối tác
thực hiện nghiên cứu. Hai bên phối hợp xây dựng báo cáo nghiên cứu. Sau khi dự thảo
báo cáo hoàn thành, KDI và Viện CLPT phối hợp tổ chức Hội thảo báo cáo giữa kỳ và
Hội thảo các nhà thực hành chính sách tại KDI, Hàn Quốc để các chuyên gia tham gia
nghiên cứu trình bày dự thảo báo cáo và thu thập ý kiến đóng góp để hoàn thiện báo cáo.
Sau khi báo cáo chính thức hoàn thành, hai Viện phối hợp tổ chức Đối thoại chính sách
cấp cao (với các Bộ liên quan đến các chủ đề nghiên cứu) và Hội thảo báo cáo cuối cùng
tại Hà Nội. Qua các cuộc đối thoại và hội thảo này, các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là
các khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam, được trình bày, chia sẻ với Lãnh đạo các
bộ ngành, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kế
hoạch và chiến lược... của Việt Nam và đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

8
CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHIA SẺ TRI THỨC VỀ GIÁO DỤC, KINH TẾ, Y TẾ -
XÃ HỘI
Hiện nay, dưới tác động của đại dịch Covid 19 trên toàn thế giới mà nhiều lĩnh vực,
nghành nghề bị chững lại hoặc gián đoạn hoạt động. Tuy nhiên để tiếp tục phát triển thì
tình trạng này không thể kéo dài, chúng ta đã liên tục đưa ra các giải pháp nhằm khắc
phục khó khăn hiện tại, sẵn sằng ứng biến thích nghi với tình hình hiện tại. Thay vì đến
trường trực tiếp, mở các buổi tọa đàm, workshop, seminar chia sẻ kiến thức trực tiếp, giờ
đây đã được chuyển sang hình thức trực tuyến. Các chương trình đào tạo, hội họp cũng
được triển khai thông qua công nghệ số. Trong giai đoạn đầu chưa thích nghi được thì
mọi người cảm thấy nó không thuận tiện, các vấn đề trao đổi không được chi tiết, kỹ
lưỡng. Nhưng sau một giai đoạn dài sống và làm việc với nó thì giờ đây mọi chuyện đã
dễ dàng hơn nhiều, nó cũng có những thuận tiền nhất định như là về đi lại, vị trí địa lý, ở
bất cứ đâu cũng có thể tham gia,…

Chương trình Chia sẻ Tri thức quốc tế: Chuyên đề mở rộng về “Lãnh đạo học và
chuyển đổi số hướng tới nền kinh tế vì con người”.
Trong các ngày 13-14/04/2021, Trung tâm Chia sẻ Tri thức quốc tế, Vụ Quản lý
đào tạo và Vụ Hợp tác quốc tế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp
tổ chức khoá chuyên đề mở rộng về “Lãnh đạo học và chuyển đổi số hướng tới nền kinh
tế vì con người: từ lý luận tới thực tiễn tại Việt Nam” cho 640 học viên của 13 Lớp cao
cấp lý luận chính trị hệ tập trung (từ K71.A02 đến K71.A14).
Đây là hoạt động thuộc Chương trình Chia sẻ Tri thức quốc tế của Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID)
nhằm cập nhật các xu thế phát triển mới, các kinh nghiệm phát triển có giá trị, các tri
thức, kỹ năng công nghệ hiện đại cho giảng viên và học viên của Học viện. 
Tại khoá chuyên đề, GS,TS Trần Ngọc Anh đã có 2 bài giảng trực tuyến từ Đại học
Indiana Hoa Kỳ, chia sẻ các nguyên tắc và triết lý lãnh đạo học cùng với những thực tiễn
mới của phương Đông và phương Tây. TS Lê Đặng Trung, Tổng Giám đốc Công ty
Real-Time Analytics, đã cung cấp thông tin về các công nghệ chuyển đổi số mới nhất
hiện nay. TS. Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích dự báo, Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam trình bày những nghiên cứu mới nhất về thực tiễn thúc đẩy nền kinh
tế vì con người trên thế giới và ở Việt Nam. Các bài giảng đã gợi mở nhiều ý tưởng mới
và nhận được những phản hồi tích cực từ học viên. 

9
Chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine covid-19
Đại dịch Covid 19 trên toàn thế giới hiện nay vẫn diễn ra một cách khó lường và
tạm thời trong thời gian ngăn là không thể chấm dứt hoàn toàn, giải pháp hện tại là đẩy
nhanh các hoạt động nghiên cứu, sản xuất và tiêm phòng vaccine ngừa Covid 19. Một số
nước có nền y tế phát triển như Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc, Cuba,.. và mới đây là Việt
Nam cũng đã nghiên cứu thành công các loại vaccine ngừa covid 19. Tuy nhiên nguồn
lực có hạn, không chỉ dựa và một só nước được nên việc chuyển giao công nghệ sản xuất
vaccine đang được diễn ra giữa các nước nhằm hỗ trợ nhau cùng vượt qua đại dịch lần
này, để nhanh chống ổn định và phát triển.
Tại buổi làm việc với Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga chiều ngày 27/9, Bộ trưởng Bùi
Thanh Sơn đánh giá cao việc Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga đã phê duyệt và chuyển sinh
phẩm để sản xuất vaccine  Sputnik V tại Việt Nam; đề nghị tiếp tục ưu tiên cung cấp
vaccine cho Việt Nam sớm nhất có thể theo tiến độ đã được thống nhất. Tổng giám đốc
Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cam kết đẩy nhanh bàn giao vaccine Sputnik V
và sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V cho Việt Nam nhằm đáp
ứng nhu cầu của Việt Nam, tiến tới cung cấp cho các nước khác trong khu vực. Ngoài ra,
hai bên cũng trao đổi về việc hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga, bao gồm
việc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga tham gia xúc tiến, hỗ trợ đầu tư trực tiếp giữa hai nước,
cũng như với các nước thứ ba.
Dự án nghiên cứu chuyển giao công nghệ vac-xin ARNm với Hoa Kỳ, theo dự kiến
hoàn thiện nhà máy sản xuất vac-xin tại Việt Nam vào tháng 06/2022.
Ngày 27/07/2021 Công ty Nhật Bản Shionogi đã ký thỏa thuận chuyển giao công
nghệ sản xuất vac-xin Covid-19 với hai công ty của Việt Nam là công ty MTV Vaccine
và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) và công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC). Phó cục
trưởng Cục Khoa học Công nghệ và đào tạo (bộ Y Tế) Nguyễn Ngô Quang cho biết công
nghệ được công ty Shionogi chuyển giao là công nghệ sản xuất vac-xin tái tổ hợp
(Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein). Dự kiến đến tháng 06/2022 sẽ hoàn tất mọi
hoạt động và đưa vac-xin ra thị trường.

10
1.3.3. MỘT SỐ CÔNG CỤ CHIA SẺ TRI THỨC
Không gian làm việc hợp tác
Không gian làm việc vật lý được chọn là một trong những công cụ/ kỹ thuật hàng
đầu của quản trị tri thức. Khi các cá nhân người lao động tri thức sáng tạo hay chia sẻ tri
thức họ thường tương tác với người khác thông qua giao tiếp trực tiếp, thảo luận, đối
thoại hoặc chỉ đơn giản là đặt câu hỏi. Không gian làm việc vật lý là nơi diễn ra các
tương tác như vậy của con người. Nó có thể hỗ trợ chia sẻ hay sáng tạo tri thức nếu nó
được thiết kế tốt.
Môi trường vật chất trong tổ chức
Thường được coi là điều hiển nhiên, nhưng đó là một nền tảng quan trọng khác mà
quản trị tri thức dựa vào. Các khía cạnh chính của môi trường vật lý bao gồm:
- Thiết kế của các tòa nhà và sự tách biệt giữa chúng
- Vị trí, kích thước và loại văn phòng
- Loại, số lượng, và tính chất của phòng họp,…
Môi trường vật lý có thể thúc đẩy quản trị tri thức bằng cách tạo cơ hội cho nhân
viên gặp gỡ và chia sẻ ý tưởng. Phòng cà phê, quán ăn tự phục cụ, … cung cấp địa điểm
cho nhân viên học hỏi và chia sẻ hiểu biết với nhau.
Café tri thức
Café tri thức là một kho thông tin được duy trì tập trung. Nó cung cấp quyền truy
cập dễ dàng đối với thông tin mà nhân viên cần. Nó có một số loại, trong đó sắp xếp
thông tin dễ dàng. Café tri thức đã giúp các nhân viên giao tiếp với các đồng nghệp của
họ trên toàn thế giới.
Cộng đồng thực hành trực tuyến
Cộng đồng trực tuyến ngày càng trở thành phần hoạt động phổ biến của các tổ
chức trong bối cảnh toàn cầu hóa, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn đang ở giai đoạn đầu
tiên của việc tối ưu hóa các cộng đồng đối với các cá nhân và tổ chức dựa trên các trang
Web.
Một cách tập trung hơn, các mạng lưới định hướng nhiệm vụ như cộng đồng thực
hành CoP cần được nuôi dưỡng và duy trì cẩn thận. CoP trực truyến đang nổi lên như
một công cụ mạng mẽ để trao đổi và duy trì tri thức. APQC đã chia cộng đồng thực thi
thành 4 loại như sau: (1) Giúp đỡ khi chia sẻ với đồng nghiệp về những cảm nghĩ và mối
quan tâm; (2) Chia sẻ kinh nghiệm tốt nhất; (3) Chia sẻ tri thức và (4) Đổi mới.

11
Trang nhật ký tri thức (Blog)
Blog là một tạp chí thường xuyên được cập nhật, có thể truy cập công khai, Mặc
dù nhật ký Blog được bắt đầu như một phương tiện cho hầu hết các suy nghĩ cá nhân, nó
đã phát triển thành một công cụ cung cấp một số thông tin sâu sắc nhất trên trang web.
Hơn nữa các weblog đang trở nên phổ biến hơn, vì các doanh nghiệp, chính trị gia, nhà
hoạch định chính sách và thậm chí cả thư việc và hiệp hội thư viện đã bắt đầu viết blog
như một cách giao tiếp với khách hàng quen và thành viên của họ.
Ví dụ: các tổ chức lớn có thể sử dụng blog được hình thành tốt để trao đổi ý tưởng
và thông tin về các dự án phát triển web, chương trình đào tạo hoặc các vấn đề nghiên
cứu. Những câu hỏi này và câu trả lời này có thể được lập chỉ mục và lưu trữ chéo, giúp
xây dựng một mạng tri thức giữa các thành viên tham gia.
Wiki
Wiki là phần mềm dựa trên web hỗ trợ các khái niệm như chỉnh sửa mở, cho phép
nhiều người dùng tạo và chỉnh sửa nội dung trên trang web. Một trang wiki phát triển và
thay đổi theo ý muốn của những người tham gia. Mọi người có thể thêm và chỉnh sửa
trang theo ý muốn. Ngày nay, có hai loại wiki, đó là wiki công cộng và wiki của công ty.
Các wiki công cộng được phát triển đầu tiên và là các diễn đàn tự do với vài điều khiển
viên. Trong một hoặc hai năm qua, các tập đoàn đã khai thác sức mạnh của wiki để cung
cấp các diễn đàn tương tác để theo dõi các dự án và giao tiếp với các nhân viên trên mạng
nội bộ của họ.
Nhóm tích lũy tri thức – Knowledge Clusters
Là một nhóm tích lũy thường là các công ty trong cùng ngành công nghiệp. Các
nhóm tích lũy tri thức với các thành viên kết hợp với nhau, trong cùng khu vực hay cùng
lĩnh vực nghiên cứu, hay chủ đề nghiên cứu, không phân biệt phạm vi, vị trí địa lý hay
quy mô của công ty đang công tác, thậm chí có thể giữa doanh nghiệp và các trường đại
học tại địa phương, ngoài địa phương thông qua ứng dụng phần mềm tương tác.
Hội nghị truyền hình VOIP – VOIP Videoconferencing
Thực hiện việc truyền tải âm thanh và hình ảnh giữa hai hoặc nhiều địa điểm kết
nối từ xa thông qua đường truyền mạng để đưa tín hiệu âm thanh và hình ảnh của các
phòng họp đến với nhau như đang ngồi chung một phòng.

12
1.4 MỘT VÀI KINH NGHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY
HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC
Dell :“Knowledge Sharing" là một nền tảng dành cho các chuyên gia đã được chứng
nhận về công nghệ của Dell gửi các bài báo giới thiệu chuyên môn của họ, các cách triển
khai độc đáo, các phương pháp hay nhất hoặc bất kỳ chủ đề liên quan mà họ quan tâm.
Mỗi năm, chương trình mời các chuyên gia để chứng minh khả năng lãnh đạo tư
duy của mình bằng cách tham gia cuộc thi “Knowledge Sharing”, là một cách thú vị và
mang tính cạnh tranh để chia sẻ lượng kiến thức khổng lồ cho những khán giả được lựa
chọn kỹ càng của Dell. Các tác giả có bài viết xuất sắc được lựa chọn bởi hội đồng giám
khảo sẽ được công nhận và trao giải tại lễ trao giải “Dell Technologies Proven
Professional Knowledge Sharing" trong Dell Technologies World.
Đến ngày nay, Thư viện chia sẻ kiến thức là nơi lưu trữ hơn 500 bài báo và video
về các chủ đề Trí tuệ nhân tạo (AI), Khoa học dữ liệu, Điện toán đám mây & Bảo mật,
Nền tảng lưu trữ,.. Và đạt đến 3 triệu lượt tải xuống từ Thư viện - là chứng minh cho sức
mạnh của việc chia sẻ kiến thức.

Microsoft
Với môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng và phát triển trong làm việc từ xa
hoặc kết hợp, giao tiếp và tương tác với nhân viên là rất quan trọng để duy trì một tổ
chức. Microsoft do đó đã tạo Microsoft 365,cung cấp một loạt các tính năng hơn so với
Office 365 với các công cụ bổ trợ nổi bật trong việc chia sẻ kiến thức như:
Microsoft Viva là nền tảng giúp tăng trải nghiệm nhân viên kết hợp hoạt động giao
tiếp, kiến thức, nội dung học tập, tài nguyên và thông tin chuyên sâu trong quá trình làm
việc. Cùng với sự hỗ trợ của Microsoft 365, Viva sẽ thúc đẩy một nền văn hoá, ở đó mọi
người, nhóm đều được trao quyền hoàn thành công việc tối ưu từ mọi nơi.
Còn với SharePoint Syntex, được giới thiệu là sử dụng chức năng AI nâng cao và
dạy máy nhằm mở rộng kiến thức chuyên của con người, tự động hoá và việc xử lý nội
dung và chuyển nội dung thành kiến thức.
Bằng việc cải tiến các ứng dụng quan trọng mà các tổ chức sử dụng hằng ngày,
Microsoft đang trao cho mọi người kiến thức mà họ cần phải nắm bắt nhanh chóng đồng
thời cũng đảm bảo thông tin được bảo mật an toàn.

13
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TẠI CBM
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CLB NHÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CBM
Một số thông tin cơ bản về CLB Nhà quản trị thương hiệu CBM:

˗ Tên chính thức: CLB Nhà Quản Trị Thương Hiệu CBM - Club for Brand Managers
˗ Ngày thành lập: 24/08/2013
˗ Trực thuộc: Khoa Marketing, trường Đại học Thương mại
˗ Slogan: “Hội tụ tri thức - Tỏa sáng đam mê”
˗ Sứ mệnh: Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động “Quản trị
˗ thương hiệu”, cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế mong muốn tạo dựng một sân
chơi bổ ích về thương hiệu trên cả phương diện kiến thức chuyên môn lẫn kinh
nghiệm thực tiễn, câu lạc bộ là nơi quy tụ những con người thực sự tâm huyết, đam
mê với “thương hiệu”. NHIỆM
˗ Giá trị cốt lõi: Khác biệt - Nhiệt huyết – Trách nhiệm – Lắng nghe – Sẻ chia.

˗ Sơ đồ cơ cấu tổ chức, mô hình quản trị tri thức:

BAN CỐ VẤN CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM LEADER CÁC TEAM

VICE LEAD CÁC


CTV THÀNH VIÊN
TEAM
Trong đó:

 Ban cố vấn: Những giảng viên tâm huyết của Khoa Marketing, luôn quan tâm và
hướng dẫn các hoạt động của CLB tận tình.
 Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm là những người trực tiếp tổ chức và quản lí các hoạt
động của CLB.
 Các Team gồm:

˗ Team Chuyên môn: Kiểm soát các vấn đề chuyên môn thương hiệu; tìm kiếm,
đàm phán và lên hợp đồng với nhà tài trợ ở sự kiện của CLB; đảm nhận nhiệm
vụ đối ngoại.
˗ Team Quảng cáo – Nội dung: Xây dựng kế hoạch và truyền thông cho các sự
kiện; phụ trách mảng nội dung cho mọi hoạt động của CLB; lên kịch bản làm
truyền thông, TVC quảng cáo; quản lý fanpage, website, group của CLB.
˗ Team Tổ chức sự kiện: Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí, tổ chức sự kiện;
sắp xếp công việc cho các thành viên trong CLB; thực hiện công tác hậu cần.

14
˗ Team Truyền thông nội bộ: Xây dựng và quản lý hệ thống các hoạt động trong
CLB; quản lý nhân sự, theo dõi hoạt động của các thành viên; duy trì văn hoá
CLB.
˗ Team Thiết kế: Thiết kế các ấn phẩm truyền thông; xây dựng clip, film ngắn
cho các sự kiện của CLB.

 Leader và Vice lead có nhiệm vụ liên kết giữa Ban Chủ nhiệm với thành viên từng
team và trực tiếp quản lí các hoạt động của từng thành viên trong Team.

2.1.1 LĨNH VỰC CLB HOẠT ĐỘNG


CLB Nhà Quản Trị Thương Hiệu CBM là nơi học tập, giao lưu, trải nghiệm.
 Giao lưu, trao đổi và chia sẻ những vấn đề về Thương hiệu
 Hoàn thiện các kĩ năng mềm và phát triển thương hiệu cá nhân
 Tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi chuyên môn với các Chuyên gia thương hiệu

2.1.2 QUY MÔ CLB, NGUỒN LỰC


CLB Nhà Quản Trị Thương Hiệu CBM là clb chuyên môn lớn của khoa Marketng
cũng như trường Đại học Thương Mại, số lượng thành viên duy trì từ 40 – 80 thành viên
hoạt động tích cực trong các hoạt động không những là của clb mà cũng tham gia tích cực
và để lại dấu ấn riêng trong các hoạt động của khoa cũng như của trường. Clb thường
xuyên có sự hợp tác với các clb chuyên môn của các trường đại học khác cũng như một
số doanh nghiệp, tăng thêm cơ hội giao lưu học hỏi cũng như cơ hội việc làm cho các bạn
sinh viên.
Với mục đích  mong muốn tạo dựng một sân chơi bổ ích về thương hiệu trên cả
phương diện kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tiễn, clb đã thu hút được rất
nhiều các bạn sinh viên không chỉ của khoa Marketing mà còn rất nhiều bạn sinh viên các
khoa khác tham gia.

2.1.3 NHẬN THỨC CỦA BAN CHỦ NHIỆM VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TRI
THỨC
Ban chủ nhiệm của clb CBM đã có sự nhận thức và chia sẻ rằng: “Các bạn thân
mến, vấn đề “Thương hiệu” ngày nay đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hoạt động
quản trị thương hiệu đang được rất nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp quan tâm, đặc
biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang ngày càng sâu rộng như
hiện nay.. Với định hướng xây dựng CLB trở thành một diễn đàn của những người có
tâm huyết với thương hiệu, chúng tôi hướng tới mục tiêu cùng nhau chia sẻ, học hỏi kinh
nghiệm học tập, phong cách sống và phương pháp làm việc từ thầy cô, bạn bè cũng như
các chuyên gia hàng đầu. Chúng tôi hiểu rằng trong mỗi các bạn đều có mong muốn

15
khám phá thương hiệu và khát khao thể hiện bản thân mình. Vậy hãy nhanh chóng cùng
chúng tôi: "Hội tụ tri thức và Tỏa sáng đam mê"!”
Họ luôn muốn chia sẻ những tri thức không những về thương hiệu đến những
người đam mê mà còn muốn chia sẻ những kiến thức kĩ năng mềm đến các thành viên
của CBM. Từ đó đưa những tri thức về thương hiệu đi sâu vào cộng đồng sinh viên.
Những buổi tọa đàm được mở ra với sự chia sẻ tri thức, kinh nghiệm từ doanh nghiệp,
Chuyên gia hàng đầu đã uy tín hóa những tri thức đó và giúp các bạn sinh viên đam mê
Thương hiệu chạm được và hiểu rõ về Thương hiệu.

2.2 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ
VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHIA SẺ TRI THỨC TẠI CLB NHÀ QUẢN TRỊ
THƯƠNG HIỆU CBM 

2.2.1 CBM VÀ BÊN NGOÀI CBM

Là câu lạc bộ chuyên môn ngành Quản trị Thương hiệu, CBM ý thức được tầm
quan trọng và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng sinh viên khoa Marketing nói
riêng và các bạn đọc nói chung, CBM luôn muốn cống hiến hết mình, chia sẻ những kiến
thức bổ ích đến với mọi người. CBM muốn được mọi người biết đến là một CLB giúp
nâng cao phát triển tri thức cho mọi người.
Khi chia sẻ tri thức thì đồng thời CBM cũng nhận được rất nhiều đóng góp, chia sẻ
từ mọi người, dưới nhiều góc độ, quan điểm khác nhau, đó là phát triển được tri thức cá
nhân, chính điều đó cũng đóng góp tri thức vào cơ sở dữ liệu cho CBM. 

Hơn nữa, chia sẻ tri thức cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho CBM
với các CLB, tổ chức khác trong trường. Vì khi bạn chứng minh được CLB của mình có
nhiều tri thức để học hỏi, các kiến thức mới bổ ích, kinh nghiệm thì sẽ thu hút được nhiều
người đến với CBM hơn.

Thực trạng chia sẻ tri thức thông qua mạng xã hội Facebook của CBM:

  Với cách tiếp cận chia sẻ này, thông tin tri thức sẽ đến được nhiều hơn đối với các
bạn đọc. CBM đã thực hiện việc chia sẻ tri thức của mình thông qua fanpage “CLB Nhà
Quản Trị Thương Hiệu-CBM”, các group của sinh viên trường. Tri thức được cung cấp
được đông đảo các bạn sinh viên đón nhận và phản hồi lại trao đổi. Các thông tin tri thức
cũng được các bạn đọc chia sẻ lại cho nhau, tạo nên một mạng lướt chia sẻ rộng rãi. Với
cách này nguồn tri thức chia sẻ sẽ phong phú hơn, mọi người có thể lưu lại thông tin để
xem lại và vận dụng nó.

16
  Quá trình chia sẻ tri thức được diễn ra theo 2 chiều: CBM chia sẻ tri thức và
người đọc phản hồi lại. Và ngược lại người đọc, gần hơn nữa là sinh viên khi có bất cứ
thắc mắc gì về vấn đề quản trị thương hiệu như học xong sẽ ra làm công việc gì,.... hay là
những kinh nghiệm từ các anh chị sinh viên khóa trước như cách học hiệu quả, nên tham
gia CLB hay đi làm thêm công việc gì, cách kiểm soát thời gian,...  thì đều có thể đặt câu
hỏi qua fanpage của CBM sau đó sẽ được CBM giải đáp, chia sẻ thêm về các kiến thức
đó.

CBM đã đăng nhiều bài viết thuộc hệ thống hashtags để phân loại các bài viết chia
sẻ kiến thức, tin tức cho những ai vào fanpage sẽ dễ tìm kiếm và dễ nhớ. Một số bài có
thể kể đến như:

- Phát triển thương hiệu cá nhân khi còn là sinh viên:

17
- Sức mạnh của âm thanh trong việc xây dựng thương hiệu:

18
- Quản trị thương hiệu - Học gì? Làm gì?

19
- K57 làm gì để học tốt hơn

20
- Top 5 trang web cung cấp powerpoint chuyên nghiệp

21
Thực trạng chia sẻ tri thức với các tổ chức khác của CBM

Các chương trình, tọa đàm như “Thương hiệu khởi nghiệp: In Brand Up”, “Nghệ
thuật xây dựng thương hiệu cá nhân”, “BOM”...được CBM tổ chức trực tiếp tại Trường
Đại học Thương mại. Cho phép các thành viên trong câu lạc bộ và các bạn sinh viên
trong trường được tham gia trực tiếp, lắng nghe những chia sẻ trực tiếp từ những chuyên
gia, cố vấn có kinh nghiệm trong nghề. Một vài thông tin về các sự kiện nói trên:

Câu lại bộ Nhà quản trị Thương Hiệu (CBM) Trường Đại học Thương Mại đã kết
hợp cùng Câu lại bộ Sở hữu trí tuệ (IPC) Trường Đại học Ngoại Thương, đồng tổ chức
tọa đàm “Thương hiệu Khởi nghiệp: In Brand Up” vào 09/03/2017.

Tọa đàm “BOM” – Brand in online market: tổ chức vào ngày 17/10/2019 tại hội
trường H3 Trường Đại học Thương Mại, chương trình với sự đồng hành của CLB Sở hữu
trí tuệ - IPC của trường Đại học Ngoại Thương

Khi tham gia tọa đàm, các bạn được đặt câu hỏi, trao đổi những thắc mắc còn chưa
hiểu hay những khó khăn gặp phải và được các chuyên gia, cố vấn giải đáp. Đây là
phương pháp mang lại hiệu quả rất cao, giúp người nhận tiếp thu tri thức một cách tập
trung và được giải đáp thắc mắc ngay lập tức. Chính vì vậy những buổi chia sẻ này của
CBM luôn được đón nhận nhiệt tình từ các bạn sinh viên.

22
2.2.2 CBM VÀ “HOW TO TRAIN YOUR NEW MEMBERS”

Thành viên mới sẽ được chia sẻ những tri thức gì?

Cơ cấu của CBM bao gồm 5 team chính đó là CM, AC, MD, IC, SK và mỗi team
sẽ có tính chất hoạt động khác nhau nhưng về cơ bản vẫn là những thành viên cũ (có thể
là các thành viên với vai trò như Team Leader hay Vice Leader của Gen cũ) phụ trách các
bạn thành viên của Gen mới.

Thành viên mới tham gia câu lạc bộ sẽ được những thành viên cũ chia sẻ về kinh
nghiêm, trải nghiệm, những câu chuyện thông qua quá trình gắn bó với câu lạc bộ của họ,
cùng với đó là truyền đạt kiến thức mới, hướng dẫn phong cách làm việc đồng thời là
những tiêu chí, yêu cầu và tác phong khi hoạt đông, văn hóa ứng xử trong câu lạc bộ.
Thành viên mới tham gia câu lạc bộ sẽ được training từ cơ bản và trang bị thêm các kỹ
năng mềm. Bên cạnh đó, các thành viên cũ (Gen trước đó) vẫn phải tiếp tục training các
nội dung nâng cao từ các anh chị khóa cũ. Đặc biệt là mỗi năm câu lạc bộ sẽ có rất nhiều
sự kiện nên việc chia sẻ cũng giúp các thành viên mới tiếp cận và nắm rõ được hoạt động,
công việc cần triển khai trong mỗi sự kiện.

Những điều chia sẻ trên giúp gắn kết các thành viên (mới với cũ); tạo sự cởi mở,
tiếp xúc nhanh chóng với môi trường mới, mang tới sự chuyên nghiệp (thông qua kinh
nghiệm, bài học của người đi trước). Giúp các thành viên mới hòa nhập một cách nhanh
nhất và học hỏi được những điều mới mẻ phù hợp với môi trường hoạt động

Phương thức chia sẻ tri thức.

Quá trình được chia sẻ thông qua một buổi gặp mặt hoặc cuộc họp tại văn phòng
(có thể là tại một phòng học trên trường, hay một quán cafe, working space). Trong tình
hình dịch như hiện nay thì việc gặp mặt giữa các thành viên là một trở ngại lớn và phải
thông qua các mạng xã hội hoặc ứng dụng trực tuyến như Zoom, Google Meet. Hơn nữa,
các thành viên còn giữ liên lạc với nhau qua những nhóm chat trên nền tảng mạng xã hội
như Facebook và Zalo. Khi diễn ra sự kiện, những thành viên sẽ được chia ra làm các
nhóm (teamwork) tại đó họ sẽ xây dựng các phần nội dung công việc qua Google Docx,
Google Drive cùng với áp dụng Brainstorming để sử dụng tối đa nguồn tri thức nội bộ.

CBM là một trong những câu lạc bộ hoạt động rất nhiệt tình trên các nền tảng
mạng xã hội, đặc biệt là fanpage Facebook. CBM đã đăng tải nhiều bài viết có tính chia
sẻ, bổ trợ tri thức cho thành viên mới ví dụ như “Alo CBM xin nghe” – những thành viên
Gen mới sẽ được giải đáp các thắc mắc xoay quanh chuyên ngành Marketing – Quản trị
thương hiệu. Điều này đã thực sự hữu ích đối với các bạn sinh viên mới khi các thắc mắc
được giải đáp một cách đầy đủ và rõ ràng: Quản trị thương hiệu là gì? Cơ hội nghề
nghiệp tương lai? Khoa Marketing có 3 chuyên ngành và sự khác biệt giữa chúng? …

23
Quá trình chia sẻ tri thức

Quá trình trên sẽ diễn ra 2 chiều, những thành viên mới có thể đóng góp ý kiến
cho các thành viên cũ và ngược lại. Sự chia sẻ diễn ra cởi mở và công khai để quá trình
hoạt động của tất cả mọi người đều tốt lên. Nếu có phản hồi, phương thức được khuyến
khích đó là góp ý trực tiếp hoặc góp ý gián tiếp thông qua những người đứng đầu (ban
chủ nhiệm)

Vì việc chia sẻ và góp ý diễn ra công khai, xây dựng theo hướng cởi mở nên
những khúc mắc, thắc mắc đối với các thành viên đều được giải quyết nên không có trở
ngại hay khó khăn. Những góp ý đều được các thành viên khác xem xét về sự đúng đắn
đồng thời đưa ra hướng giải quyết chung tại những buổi họp hay được quyết định bởi ban
chủ nhiệm của câu lạc bộ.

24
Để thúc đẩy quá trình chia sẻ tri thức cho các thành viên mới của CLB, CBM còn
tổ chức thi teamwork đối với các ứng viên theo các team qua “Ngắt: hòa hợp và bứt phá”
(Sự kiện “Tuyển thành viên Gen 11”) để các ứng viên thể hiện niềm đam mê, cá tính, sự
sáng tạo của bản thân. Đối với team dẫn đầu sẽ được CBM trao giấy chứng nhận hoàn
thành xuất sắc vòng teamwork – Hợp.

25
2.2.3 CBM VÀ CBM
CHIA SẺ TRI THỨC GIỮA CÁC THÀNH VIÊN VỚI NHAU
Với CBM, mỗi team sẽ sở hữu những tài liệu về chuyên môn riêng biệt. Những tài
liệu đó sẽ được up lên drive và link drive đó sẽ được chia sẻ cho các thành viên trong
team để có thể hoàn toàn sử dụng những tài liệu, tri thức đó.
 
Họp chung (Phương tiện Online - GG meet, zoom)
Họp cũng là hoạt động chia sẻ tri thức vô cùng quen thuộc của CBM. Thời lượng
sẽ rơi vào khoảng 1h30 – 2h trong tối thứ 5 hàng tuần. Tất cả thành viên sẽ tham gia cuộc
họp để chia sẻ thông tin, tiến trình hoạt động của CLB, ghi nhận những thiếu sót (nếu có)
đồng thời rút kinh nghiệm cho những lần sau. Tiếp theo, các thành viên sẽ tiếp tục họp
với team của mình, tiếp tục chia sẻ những định hướng team sẽ làm sắp tới theo những vấn
đề được rút ra tại buổi họp chính lúc trước. Các thông tin tri thức cần lưu ý sẽ được các
thành viên trong CLB tự giác ghi chú vào vở riêng của mình, còn team IC sẽ phụ trách
tổng kết nội dung của buổi họp hôm đó vào bảng và gửi lại trong group của CLB để cho
các thành viên xác nhận lại nội dung.

Họp riêng các team (Phương tiện GG meet, zoom)


  Leader các team sẽ sắp xếp lịch họp cho các thành viên có cơ hội được tham gia
chia sẻ tri thức một cách đông đủ nhất, mỗi team sẽ có một bản kế hoạch dài hạn về việc
nội dung training (chia sẻ tri thức) cho các thành viên trong team của mình và có giao bài
tập về nhà trực tiếp. Các leader sẽ báo cáo nội dung và tình hình training cho chủ nhiệm
và hai phó chủ nhiệm để nắm bắt tình hình chia sẻ tri thức cụ thể tại từng team.

Họp mix team


Phụ thuộc vào độ mật thiết và sự hợp lý, hiệu quả. Ban chủ nhiệm CLB đã tiến
hành triển khai hình thức họp kết hợp team với nhau để đưa ra kết quả tối ưu nhất cho
việc làm việc và chia sẻ tri thức. Một ví dụ điển hình mà nhóm đã phỏng vấn và biết được
đó chính là việc hợp tác giữa team AC và MD. AC và MD sẽ hợp tác qua nhưng buổi họp
bàn về vấn đề thiết kế ấn phẩm và nội dung sao cho phù hợp và thống nhất với nhau.
Tất nhiên việc chia sẻ tri thức sẽ từ người có vị trí cao là leader xuống, sau đó là
để các thành viên làm việc và phối hợp chia sẻ. Điển hình là chuẩn bị cho việc tuyển
thành viên gen 11, từ nội dung đến concept của CBM đều rất độc đáo và thu hút, tạo nên
sự thành công nhất định. Sự thành công này thể hiện rõ nhất sự chia sẻ tri thức giữa 2
team đã hoàn toàn trôi chảy. Qua đó, 2 team có thể hiểu hơn về công việc và kiến thức
nền của nhau, và giúp cho bản thân trở nên hiểu biết hơn.

26
CHIA SẺ TRI THỨC TỪ BAN CỐ VẤN
Ban cố vấn của CBM là những giảng viên tại trường Đại học Thương mại. Với
kiến thức thực tế vô cùng phong phú và kinh nghiệm lâu năm với chuyên ngành Thương
hiệu, các thầy cô sẽ là những người hướng dẫn, chia sẻ về kiến thức chuyên ngành đưa ra
những lời khuyên, chỉ dẫn đứng đắn góp phần đẩy mạnh các hoạt động của CLB.
Một ví dụ điển hình cho hoạt động chia sẻ tri thức từ ban cố vấn là buổi toạ đàm
“BOM – Brand in online market” được diễn ra vào 17/10/2019 ( Đây là sự cộng tác giữa
CLB Nhà Quản trị Thương hiệu – CBM và CLB Sở hữu trí tuệ - IPC thuộc Trường Đại
học Ngoại thương). Cuộc toạ đàm được tổ chức với mục đích cung cấp kiến thức về phát
triển thương hiệu đi đôi với bảo vệ thương hiệu. Với sự tham gia của của các thầy cô
khoa Marketing cũng là Ban cố vấn của CBM như PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh là
trưởng bộ môn Quản Trị Thương Hiệu – Trường Đại học Thương mại. Buổi toạ đàm đã
là cơ hội cho sinh viên có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với các chuyên gia, diễn giả đầu
ngành để giao lưu, học hỏi, lắng nghe chia sẻ, giải đáp tất cả các thắc mắc từ đó tìm ra
phương hướng phát triển tổ chức, bản thân.

 
CHIA SẺ TRI THỨC TỪ CÁC CỰU THÀNH VIÊN
  Việc chia sẻ tri thức từ các anh chị cựu thành viên hầu hết sẽ diễn ra đối với các
bạn có vị trí cao trong CLB như là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, leader và các vice lead.
Các anh chị sẽ đánh giá, chia sẻ về những gì mình phải làm trong khoảng thời gian hoạt
động trong CLB. Những điều cơ bản đến nâng cao cần thiết cho một sinh viên trong khi
còn ở ghế nhà trường cho đến khi ra ngoài đi làm.
Ngoài ra, các anh chị cựu sẽ tham gia họp và đồng ý lời mời về chuyển giao và
chia sẻ tri thức cho thành viên trong CLB. Tùy thuộc tính chất mỗi team và yêu cầu của
anh chị, ví dụ như team Chuyên môn: Chị cựu sẽ tham gia và lắng nghe leader của
chuyên môn chia sẻ tri thức về các vấn đề liên quan đến Thương Hiệu, sau đó các thành
viên sẽ đưa ra ý kiến của mình. Cuối cùng chị cựu sẽ tham gia đóng góp và mở rộng vấn
đề đến với thực tiễn cuộc sống và nâng cao hơn.

27
CHIA SẺ ĐỂ SÁT GẦN NHAU HƠN  
Chia sẻ để sát gần nhau hơn là một yếu tố thúc đẩy chia sẻ tri thức trong CLB, chỉ
khi có sự kết nối với nhau thì mới có thể đẩy mạnh chia sẻ được.

“Ngắt series” - Những câu chuyện truyền cảm hứng


Cập nhật tình hình mới nhất tại CBM, trên fanpage CLB Nhà quản trị Thương
hiệu CBM chúng ta có thể thấy “Ngắt series” từ #1 đến #5 là những câu chuyện truyền
cảm hứng đến từ các nhận vật đặc biệt trong CLB. Về hành trình nhận diện tri thức đến
việc làm sao để chia sẻ tri thức. Điều này không chỉ làm gia tăng cảm hứng cho các thành
viên trong CLB mà còn giúp cho người đọc tìm thấy được định hướng bản thân qua các
câu chuyện đó.

28
Những sự kiện nội bộ

Là một trong những yếu tố quan trọng nhất đưa các thành viên trong CBM gắn kết
hơn bao giờ hết. Không chỉ là điểm đến bổ ích, thú vị dành cho những con người đam mê
Thương hiệu mà còn là cơ hội để chính thành viên trong Câu lạc bộ tích luỹ kiến thức
chuyên môn và phát triển các kỹ năng cần thiết. Nhờ đó, mỗi thành viên đều có thể thể
hiện những kỹ năng của bản thân. Hơn cả, CBM cũng là một câu lạc bộ tổ chức rất nhiều
các sự kiện từ chuyên môn đến giải trí như:

Smalltalk nội bộ: XÂY DỰNG CONTENT


Smalltalk là sự kiện diễn ra vào 14/11/2019 với quy mô nội bộ, dành riêng cho các
thành viên. Với mục đích giúp các thành viên xây dựng một content hiệu quả, bên cạnh
đó là tìm hiểu ý nghĩa ẩn sau những hoạt động truyền thông cụ thể. Đặc biệt, các thành
viên sẽ được tiếp xúc với diễn giả uy tín cùng nhiều năm kinh nghiệm trọng ngành
Marketing để có thêm cái nhìn thực tế.

 
Sinh nhật CBM
Là một sự kiện thường niên được tổ chức để cùng nhìn lại chặng đường mà CBM
đã đi qua – với những cột mốc đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh. Tuy không là phải
một sự kiện mang tính chuyên môn, mang lại kiến thức nhưng lại mang đến sự gắn kết
các thế hệ thành viên của CLB, cùng nhau chia sẻ tâm tư, tình cảm dành cho CBM, tiếp
tục truyền lửa cho những người đam mê thương hiệu.

29
30
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC
TẠI CLB CBM
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CHIẾN LƯỢC CHIA SẺ TRI THỨC HỖ
TRỢ CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CBM
3.1.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Là một câu lạc bộ học thuật của chuyên ngành quản trị thương hiệu, bản thân
CBM là một ngọn đuốc sáng trong việc hỗ trợ và chia sẻ không chỉ những tri thức liên
quan đến chuyên ngành mà còn tạo ra môi trường cho các bạn thành viên CLB tham gia
đào tạo, rèn luyện bài bản những kĩ năng mềm phục vụ cho việc đi làm. Để trở thành
những người có chuyên môn để có thể chia sẻ tri thức đối với những người xung quanh,
CBM cần có những định hướng phát triển sau:
Trong CLB:
- Thành viên đều nắm vững kiến thức chuyên môn của chuyên ngành quản trị
Thương hiệu.
- Bản thân thành viên rèn luyện để trở thành những thành viên chuyên nghiệp
đại diện của các team và của CLB.
- Training mentor ranks các team đạt hiệu quả cao nhất.
- Các thành viên đều được học hỏi và chia sẻ tri thức của tất cả các team trong
CLB.
Ngoài CLB:
- Trở thành một CLB vững chắc về chuyên ngành, là nơi có thể giải đáp thắc
mắc cho các bạn sinh viên có niềm yêu thích đối đối với thương hiệu.
- Tạo ra sân chơi cho sinh viên qua các cuộc thi về thương hiệu.
Đối với nhà trường: Trở thành CLB uy tín và chất lượng hàng đầu, là lựa chọn ưu tiên
khoa và nhà trường giao trọng trách tổ chức và chia sẻ nền tri thức cho toàn sinh viên
trong trường.

3.1.2 CHIẾN LƯỢC CHIA SẺ TRI THỨC CỦA CBM


Ngắn hạn (Tập trung đến nội bộ CLB): Tập trung xây dựng nền tảng trí thức thông tin
cho các thành viên cùng học hỏi, chia sẻ theo một hệ thống bài bản. Nâng cao văn hóa
chia sẻ tri thức trong CLB.
Dài hạn: Hướng đến tạo dữ liệu tri thức liên quan đến Thương hiệu, chuyên ngành cho
sinh viên trong và ngoài trường.

31
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ TRI THỨC TẠI
CLB CBM
Nên có một hệ thống nền tảng quản trị tri thức tổng hợp của cả CLB ví dụ như GG
drive. Thông tin, tri thức phải có lưu trữ và quản lý theo hệ thống bài bản mới chia sẻ
hiệu quả hơn. Việc chuyển giao tri thức cũng sẽ dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian.
Tổ chức nhiều hoạt động training mentor ranks kết hợp team và training team
chéo: Việc này sẽ giúp CBM tạo ra các tri thức mới và việc kết hợp tri thức giữa các team
sẽ có độ hiệu quả nhất định.
Có nhiều buổi online nội bộ chia sẻ tri thức, thảo luận về các chủ đề khác nhau
liên quan đến đời sống, chuyên ngành thương hiệu.
Tổ chức những buổi smalltalk online có khách mời là một người có tầm am hiểu
về lĩnh vực thương hiệu.
Kết nối, vận động những thành viên muốn tham gia chia sẻ và học hỏi tri thức với
những người có bí quyết hay chủ động tìm đến nhau và tiếp thu nền tảng lẫn nhau.

32
KẾT LUẬN
Qua bài thảo luận, nhóm mong rằng đã có thể cung cấp cho người đọc những
thông tin cơ bản và khái quát nhất về quá trình quản trị tri thức nói chung cũng như chia
sẻ tri thức nói riêng, từ đó giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về quá trình chia sẻ tri
thức của CLB Nhà quản trị thương hiệu – CBM.

33
BỔ SUNG TÀI LIỆU
Sau khi xin phép ý kiến của các thành viên CBM, do yếu tố bảo mật nội dung,
nhóm 3 chỉ xin phép được chụp lại 1 số hình ảnh về quá trình chia sẻ tri thức của CLB
như sau:

34
35
36
37
38
39
40
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH ĐIỂM DANH SINH VIÊN
LỚP HỌC PHẦN: 2157QMGM0811 NHÓM: 3
Buổi học
STT Họ và tên
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1

1. Lê Văn Hưng O O O O O O O O O O O M

2. Nguyễn Danh Hưng O O O O O O O O O O O O

3. Nguyễn Thị Thanh Hương O O O O O O O O O O X X

4. Mai Trường Huy O O O O O O O O O O O O

5. Long Thị Huyền O O O O O O O O O O O O

6. Hoàng Tùng Lâm O O O O O O O O O O O O

7. Nguyễn Thị Diễm Lệ O O O O O O O O O O O M

8. Hoàng Khánh Ly O O O O O O O O O O O O

9. Phạm Thị Phương Ly O O O O O O O O O O O O

10. Trần Thị Hải Yến O O O O O O O O O O O O

GHI CHÚ:
1. Sinh viên tự viết tay tên của mình theo đúng số thứ tự trong danh sách của Phòng
Đào tạo
2. Sinh viên ký tên vào mỗi buổi học, bạn nào vắng nhóm trưởng gạch chéo vào ô
trống của buổi đó
3. Sinh viên điểm danh hộ, ký thay bạn sẽ bị kỷ luật theo quy chế của nhà Trường
PHỤ LỤC 2
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA THỰC HIỆN BÀI BẢO LUẬN CỦA SINH VIÊN
LỚP HỌC PHẦN: 2157QMGM0811 NHÓM: 3
STT Họ và tên Nội dung Mô tả mức Đánh giá Ký nhận
công việc độ hoàn
Cá Nhóm
41
nhân
tự đánh
(2) được giao thành(nội đánh giá (6) (7)
(3) dung, ý thức, giá (5)
(1)
Hoàn thiện
deadline
đúng thời
hạn

21 Lê Văn Tích cực


Phần 2  tham gia tìm B+ B+ Hưng
Hưng
kiếm tài liệu

Không tham
gia thảo luận 

Hoàn thiện
deadline
đúng thời
hạn
Nguyễn Phần 2 Tích cực
22
Danh tham gia tìm   B+ A- D.Hưng
Hưng Đặt câu hỏi  kiếm tài liệu

Chưa tích
cực tham gia
thảo luận 

Nguyễn
23 Không liên
Thị Thanh Không có F
lạc được
Hương
24 Mai Tổng hợp A A Huy
Trường word + Hoàn thiện
Huy Thuyết trình deadline
Hỗ trợ các đúng thời
thành viên hạn
khác
Đặt và trả lời Tích cực

42
tham gia tìm
kiếm tài liệu
câu hỏi Tích cực
tham gia thảo
luận 

Hoàn thiện
deadline
Phần 2 đúng thời
hạn
Đặt câu hỏi
25 Long Thị Tích cực
tham gia tìm A A Huyền
Huyền Trả lời câu
hỏi  kiếm tài liệu

Tích cực
tham gia thảo
luận 

Hoàn thiện
deadline
đúng thời
hạn

Hoàng Phần 2 Tích cực


27
Đặt câu hỏi  tham gia tìm A A Lâm
Tùng Lâm
kiếm tài liệu

Tích cực
tham gia thảo
luận 

28 Nguyễn Phần 2 A A Lệ
Thị Diễm Hoàn thiện
Lệ Đặt câu hỏi deadline
đúng thời
Trả lời câu hạn

43
Tích cực
tham gia tìm
kiếm tài liệu
hỏi 
Tích cực
tham gia thảo
luận 

Hoàn thiện
deadline
đúng thời
Phần 2 hạn

29 Hoàng Đặt câu hỏi  Tích cực


tham gia tìm A A Ly
Khánh Ly
Trả lời câu kiếm tài liệu
hỏi
Tích cực
tham gia thảo
luận 

Hoàn thiện
Phần 1
deadline
đúng thời
Làm
hạn
powerpoint
30 Phạm Thị Tích cực
Đặt câu hỏi tham gia tìm A A Ly
Phương Ly
kiếm tài liệu
Trả lời câu
hỏi Tích cực
tham gia thảo
luận 

53 Trần Thị Phần 3 A+ A+ Yến


Hải Yến Hoàn thiện
Thuyết trình deadline
đúng thời
Phản biện và hạn

44
Tích cực
tham gia tìm
trả lời câu hỏi
kiếm và cung
cấp tài liệu
Đặt câu hỏi
Vô cùng tích
Tham gia sửa cực tham gia
word thảo luận,
phản biện
nhiệt tình

GHI CHÚ:
1. Sinh viên ghi tên và số thứ tự theo đúng số thứ tự trong danh sách của Phòng Đào
tạo
2. Sinh viên mô tả cụ thể, trung thực mục 3 và 4
3. Mục 6 phải họp nhóm và đánh giá thống nhất, nhóm trưởng và thư ký không tự ý
đánh giá
4. Điểm mục 5 và 6 đánh giá theo A, B, C, F
STT Điểm – Gọi mức điểm cao nhất Mức điểm quy đổi
của nhóm đạt được là X
1. A+ X
2. A X-0,3
3. A- X-0,6
4. B+ X- 0,9
5. B X- 1,2
6. B- X-1,5
7. C+ X-1,8
8. C X-2,1
9. C- X-2,4
10. D+ X-2,7
11. D X-3,0
12. D- X- 3,3
13. F Từ 4 điếm đến 0 điểm

PHỤ LỤC 3
BIÊN BẢN BÁO CÁO CÁC BUỔI THẢO LUẬN TRÊN LỚP
LỚP HỌC PHẦN: 2157QMGM0811 NHÓM SỐ: 3

45
Buổi thảo luận 1:
Thời gian: 11/11/2021 Địa điểm: Trans
Có mặt: 9/10 Vắng mặt: 1 (Nguyễn Thị Thanh Hương) – Không lí do
Nội dung tham gia chương trình thảo luận của nhóm số:
Nhóm 1:
1. Google áp dụng chính sách trao quyền cho nhân viên. Thay vì để các nhà quản trị
đưa ra quyết định, Google để nhân viên đóng góp các ý tưởng và cùng nhau giải
quyết vấn đề. Vậy liệu có xảy ra vấn đề tranh chấp về việc chọn ý tưởng sáng tạo
của nhân viên trong doanh nghiệp hay không? Mình nhớ là doanh GG phải đến
tầm 10 nghìn nhân viên ạ.
2. Đánh giá sáng tạo cần điều kiện công bằng là dựa trên tiêu chí đánh giá nào?
Nhóm 4:
1. Hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh rất sát nút với Panda, Panda đã có sự
sáng tạo nào nổi bật để giữ vững vị thế của mình trên thị trường?
2. Panda đã làm gì để thống nhất ý tưởng các thành viên, đặc biệt là team thiết kế
3. Khó khăn trong việc tìm kiếm các mẫu đồng phục kết hợp với nhau để tạo ra 1 bộ
sưu tập chất cho khách hàng. Vậy giải pháp của panda uniform là gì?

Nhóm 2:
1. Vingroup thực hiện lưu trữ thông tin khách hàng ở mỗi mảng là một công cụ/ phần
mềm riêng, điều này sẽ giúp Vingroup dễ dàng hơn khi lưu trữ thông tin của từng
nhóm khách hàng, nhưng đối với những khách hàng sử dung nhiều sản phẩm/ dịch
vụ của Vingroup thì có thể là hơi bất tiện vì vấn đề này, nhóm bạn có đề xuất gì để
cải thiện vấn đề này không?
2. Theo các bạn, Vingroup có nên thống nhất 1 công cụ lưu trữ tích hợp được tất cả
các ưu nhược điểm bù trừ cho nhau giữa 3 phần mềm được kể trên không? Việc
xây dung 3 phần mềm sẽ lưu trữ những loại tri thức khác nhau nào và đối tượng
riêng nào?

46
3. Theo nhóm công cụ lưu trữ tri thức nào của Vingroup ảnh hưởng nhất đến doanh
nghiệp. Nhóm có đề xuất thêm gì để phát triển hơn công cụ ảnh hưởng nhất đó ko?

Buổi thảo luận 2:


Thời gian: 18/11/2021 Địa điểm: Trans
Có mặt: 10/10 Vắng mặt: 0
Nội dung tham gia chương trình thảo luận của nhóm số:
Nhóm 5:
1. Trường ĐH Thương mại có thể và có nên chuyển toàn bộ tri thức lưu trữ dưới
dạng vật lí lên nền tảng số không à ?
2. Sinh viên và giảng viên có khó khăn gì khi tiếp cận các tri thức được lưu trữ
không?

Nhóm 3: Câu hỏi phản biện các nhóm:


Nhóm 5:
1. Hiện nay hầu hết các hoạt động và trao đổi đều được diễn ra online thì việc chia sẻ
tri thức của CLB gặp khó khăn lớn nhất là gì và có thể đưa ra một vài giải pháp để
khắc phục được không?
2. Nhóm trình bày rất nhiều hoạt động chia sẻ tri thức của CLB CBM, vậy theo các
bạn những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của CLB CBM và
ảnh hưởng như thế nào?

Nhóm 1:
1. Nhóm có gặp rủi ro gì trong quá trình chia sẻ tri thức tới các thành viên mới vào
không? Trong phần giải pháp, nhóm bạn có đề xuất giải pháp chung chung là “kết
nối, vận động những thành viên muốn tham gia chia sẻ tri thức…”. Vậy nhóm bạn
có giải pháp cụ thể là sẽ kết nối cộng tác viên mới bằng cách nào không? Nhất là
trong đại dịch covid còn phức tạp, mọi hoạt động chia sẻ tri thức đều diễn ra dưới
hình thức online?
2. Liệt kê ra khá nhiều các hoạt động chia sẻ tri thức của CBM. Vậy dựa trên những
tiêu chí nào để đánh giá các hoạt động chia sẻ tri thức của CBM là hiệu quả?
3. CBM đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình chia sẻ tri thức và CLB đã
khắc phục nó như thế nào? CBM đã có những hoạt động gì để các thành viên mới
cũng có thể thoải mái tham gia vào quá trình chia sẻ tri thức của mình?
4. Trở ngại lớn nhất trong việc lựa chọn công cụ chia sẻ tri thức của CLB là gì? Vì
sao?

47
5. CBM đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình chia sẻ tri thức và CLB đã
khắc phục nó như thế nào? CBM đã có những hoạt động gì để các thành viên mới
cũng có thể thoải mái tham gia vào quá trình chia sẻ tri thức của mình? Nhóm bạn
đưa ra những giải pháp tuy nhiên mình thấy đó đều là những hoạt động đã được
CBM thực hiện được các bạn nêu ra ở phần thực trạng. Các bạn có kiến nghị giải
pháp cụ thể gì cho CBM để thúc đẩy các thành viên tích cực chia sẻ tri thức
không?

Nhóm 2:
1. Trong mùa dịch này việc chia sẻ tri thức ở CBM có gặp khó khăn gì hay không?
Nếu có CBM đã khắc phục như thế nào? Nếu không CBM đã có chiến lược gì để
việc chia sẻ tri thức đc hiệu quả?
2. Theo như nhóm mình thấy thì CBM không chỉ chia sẻ tri thức trong nội bộ clb mà
còn chia sẻ cho các học sinh tmu nói chung thông qua kênh FB của CBM nữa.
Vậy thì ngoài kênh FB này ra CBM còn có các kênh, chương trình, hoạt động, sự
kiện chia sẻ tri thức nào đến các sv tmu nói chung không?
     
Nhóm 4: 
1. Theo nhóm các bạn, CBM có gặp rào cản hay khó khăn gì trong quá trình chia sẻ
tri thức không? Trong bài, các bạn có nêu về hệ thống hashtag các bài viết trên
fanpage CBM. Các bạn có thể nói rõ hơn về ý nghĩa của mỗi hashtag không và
chúng có ảnh hưởng như nào đến việc chia sẻ tri thức của CBM?

2. Mình chưa thấy các bạn nói nhiều về giải pháp thúc đẩy tri thức giữa các thành
viên nội bộ mà mình nghĩ rằng tri thức của các thành viên là một nguồn tri thức
lớn. Vậy nhóm các bạn có đề xuất cụ thể hoạt động nào để thúc đẩy việc chia sẻ
giữa các thành viên được hiệu quả hơn không? các bạn nghĩ nên áp dụng công cụ
nào trong chia sẻ tri thức nội bộ?
3. Các bạn có nói là các TV của CBM đều hăng hái, nhiệt tình và có ý thức trong
việc chia sẻ tri thức. Tuy nhiên, mình thấy CBM có số lượng thành viên tương đối
lớn (40-80 thành viên), đồng nghĩa với việc tính cách, quan điểm, trình độ, lịch
rảnh... giữa các TV rất đa dạng. Vậy trên thực tế, các TV trong CBM có gặp khó
khăn gì trong quá trình chia sẻ tri thức?

BẢNG GHI CHÉP HOẠT ĐỘNG MỨC ĐỘ TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN TRONG
CÁC BUỔI THẢO LUẬN

STT Nội dung công việc tham gia từng buổi (TỔNG CÓ 3 buổi
Họ và tên (2) Thảo luận)
(1) Buổi 1 Buổi 2 Buổi 3

48
21 Lê Văn Hưng Muộn 12

Nguyễn Danh Đặt câu hỏi cho


22
Hưng nhóm 4

Nguyễn Thị
23 Vắng 12
Thanh Hương

Đặt câu hỏi cho


Điều phối đặt câu
24 Mai Trường Huy nhóm 3
hỏi
Phản biện

Đặt câu hỏi cho Đặt câu hỏi cho


25 Long Thị Huyền
nhóm 2 nhóm 3

Hoàng Tùng Đặt câu hỏi cho


27
Lâm nhóm 2

Muộn 12
Nguyễn Thị
28 Đặt câu hỏi cho Phản biện
Diễm Lệ
nhóm 4

Đặt câu hỏi cho

nhóm 1
29 Hoàng Khánh Ly Phản biện
Đặt câu hỏi cho

nhóm 4

Phạm Thị Đặt câu hỏi cho


30 Phản biện
Phương Ly nhóm 2

49
Trần Thị Hải Đặt câu hỏi cho
53 Phản biện
Yến nhóm 1

Nhóm trưởng Thư ký


Huy Lệ
Mai Trường Huy Nguyễn Thị Diễm Lệ

50

You might also like