You are on page 1of 101

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA THIẾT KẾ VÀ SÁNG TẠO ĐA PHƯƠNG TIỆN


*****

GIÁO TRÌNH BÀI GIẢNG


(Phương pháp đào tạo theo tín chỉ)

TÊN HỌC PHẦN: CƠ SỞ LÝ LUẬN & CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
Mã học phần: CDT1470
(02 tín chỉ)

IT
PT
Biên soạn
VŨ TIẾN THÀNH

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Hà Nội, 11/2015

1
Mục lục
Chương 1: Những quy luật cơ bản của nhận thức thị giác ..................................5
1.1. Khái niệm truyền thông .................................................................................6
1.2. Mô hình truyền thông ....................................................................................8
1.2.1. Mô hình truyền thông theo giai đoạn ....................................................10
1.2.2. Mô hình truyền thông của Haroll Laswell ............................................11
1.2.3. Mô hình truyền thông của Claude Shannon..........................................13
1.3. Mục đích truyền thông ................................................................................14
1.4. Các dạng truyền thông .................................................................................14
1.5. Truyền thông đại chúng...............................................................................15
1.5.1. Nguyên nhân ra đời ...............................................................................15
1.5.2. Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng ........................................18
Chương II: Nhận diện môi trường truyền thông trong thế kỷ XXI .................21
IT
2.1. Đặc điểm xã hội thế kỷ XXI tác động lên truyền thông ................................21
2.1.1. Đặc điểm về đời sống con người ................................................................21
2.2. Đặc điểm của truyền thông thế kỷ XXI .........................................................22
2.2.1. Tốc độ truyền thông .................................................................................23
PT
2.2.2. Sức mạnh truyền thông ............................................................................23
2.2.3. Những hệ lụy từ đặc điểm truyền thông thế kỷ XXI ...............................23
2.3. Đặc trưng truyền thông thế kỷ XXI ...............................................................24
2.3.1. Đặc trưng về kỹ thuật ..............................................................................24
2.3.2. Đặc trưng về nhu cầu ...............................................................................25
2.3.3. Đặc trưng về công chúng .........................................................................25
2.4. Định hướng và giải pháp cho người làm truyền thông ..................................25
2.4.1. Về tri thức ................................................................................................25
2.4.2. Về sự nhanh nhạy ....................................................................................27
2.4.3. Về bản lĩnh ...............................................................................................28
2.4.4. Về sự công bằng ......................................................................................30
Chương III: Thông tin ...........................................................................................31
3.1. Khái niệm .......................................................................................................31
3.2. Phân biệt các đặc trưng thông tin ..................................................................35
2
3.3. Các phạm trù thông tin...................................................................................38
Chương IV: Các loại hình báo chí truyền thông.................................................43
4.1. Báo in .............................................................................................................43
4.1.1. Khái niệm, đặc điểm, sơ lược lịch sử ra đời ............................................43
4.1.2. Xu hướng phát triển của báo in ...............................................................47
4.2. Ảnh báo chí ....................................................................................................61
4.2.1. Khái niệm.................................................................................................61
4.3. Báo điện tử .....................................................................................................62
4.3.1. Khái niệm, sơ lược lịch sử ra đời ............................................................62
4.3.2. Các đặc điểm của báo điện tử ..................................................................64
4.3.3. Xu hướng phát triển của báo điện tử .......................................................73
4.4. Phát thanh.......................................................................................................77
4.4.1. Khái niệm, đặc điểm ................................................................................77
IT
4.4.2. Lược sử ra đời và xu hướng phát triển ....................................................78
4.5. Truyền hình ....................................................................................................83
4.5.1. Khái niệm, đặc điểm ................................................................................83
4.5.2. Lược sử ra đời và xu hướng phát triển ....................................................86
PT
4.6. PR, Quảng cáo ...............................................................................................96
4.6.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò....................................................................96
4.6.2. Lược sử ra đời và xu hướng phát triển ....................................................97
Tài liệu tham khảo ...............................................................................................101

3
4
PT
IT
Lời nói đầu

Giáo trình Cơ sở lý luận và Các loại hình báo chí truyền thông giúp cho sinh
viên biết được các vấn đề lý thuyết cơ bản bao gồm các khái niệm, lý thuyết phạm
trù, lý thuyết chính của nội dung môn học như quan niệm chung về báo chí truyền
thông, bản chất của hoạt động thông tin báo chí và truyền thông trong từng dạng
thông tin; đặc điểm, vai trò của các loại hình truyền thông đại chúng trong ngành
công nghiệp truyền thông hiện đại.

Giáo trình trang bị cho sinh viên phương pháp khoa học trong cách đánh giá
nhận xét hoạt động báo chí truyền thông, cách phát hiện, nêu và giải quyết vấn đề
một cách khách quan, công bằng và khoa học.

IT
Tác giả xin chân thành cám ơn các cán bộ Viện công nghệ Thông tin và
Truyền thông CDIT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PTIT đã trợ giúp
để hoàn thành tài liệu này.
PT

5
Chương 1: Những quy luật cơ bản của nhận thức thị giác

1.1. Khái niệm truyền thông

Truyền thông từ tiềng Anh: Communication có nghĩa là sự truyền đạt, thông


tin, thông báo, giao tiếp, trao đối, liên lạc, giao thông...

Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune” có nghĩa
là chung hay cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường
phương tiện để đạt đến sự hiểu biêt lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với
cộng đồng, xã hội. Nhờ truyền thông giao tiếp mà con người tự nhiên trở thành con
người xã hội.

Theo định nghĩa của một số nhà khoa học thì lý thuyết truyền thông thể hiện
IT
mối quan hệ giữa các dữ kiện truyền thông trong hành vi của con người, và truyền
thông là một quá trình có liên quan đến nhận thức (thái độ) hoặc hành vi. Giữa
nhận thức và hành vi của con người bao giờ cũng có khoảng cách. Truyền thông là
PT
nhằm mục đích tạo nên sự đồng nhất hoặc ít ra cũng rút ngắn khoảng cách ấy.

Ngoài các quan niệm trên còn có các quan niệm khác về truyền thông như:

- Truyền thông là quá trình truyền thông tin có nghĩa giữa các cá nhân với
nhau.

- Là quá trình trong đó một cá nhân (người truyền tin) truyền những thông
điệp với tư cách là những tác nhân kích thích (thường là những ký hiệu ngôn ngữ)
để sửa đổi hành vi của những cá nhân khác (người nhận tin).

- Truyền thông xảy ra khi thông tin được truvền từ nơi này đến nơi khác.

- Không phải đơn thuần là sự chuyển tải các thông điệp bằng ngôn ngữ xác
định và có ý định trước mà nó bao gồm tất cả các quá trình trong đó con người gây
ảnh hưởng, tác động đến một người khác.
6
- Truyền thông xảy ra khi người A truyền thông điệp B qua kênh C đến
người D với hiệu quả E. Mỗi chữ cái ở vài phạm vi là chưa được biết, và quá trình
truyền thông có thể được giải thích với bất cứ chữ cái nào trong số này hay bất cứ
một sự kết hợp nào.

- Truyền thông (communication) là quá trình trao đổi thông điệp giữa các
thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt sự hiểu biết lẫn nhau v.v...

Truyền thông là một hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển của loài người.
Những thành viên trong bộ lạc sử dụng truyền thông đế thông báo cho nhau nơi
săn bắt, cách thức săn bát. Đó là điều kiện để tạo nên những môi quan hệ xã hội
giữa người với người. Thiếu truyền thông - giao tiếp, con người và xã hội loài

IT
người khó hình thành và phát triển. Con người, từ xa xưa cho đến nay khi sống
chung trong một cộng đồng cần phải hiểu nhau và thông cảm cho nhau. Khi con
người biết sống chung với nhau và có tổ chức thì họ cần phải có truyền thông để
hiểu và bảo vệ nhau. Từ lâu người ta đã biết tổ chức các trạm ngựa phục vụ thông
PT
tin, quy định việc đốt lửa trên đỉnh núi để báo hiệu quân giặc xâm lấn bờ cõi.
Những người đi rừng bẻ lá, băm vỏ cây để đánh dấu đưòng đi và những địa điểm
nguy hiểm. Bắt đầu từ tín hiệu đơn giản, người ta thông báo cho nhau mục đích,
phương pháp, cách thức hành động, tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công
việc. Trong quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, làm ra của cải vật
chất nuôi sống mình, con người đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu, phát
hiện thêm những hiện tượng lặp đi lặp lại của thiên nhiên. Đồng thời, trong xã hội
cũng hình thành nhu cầu truyền thông, truyền bá kinh nghiệm, phương pháp lao
động có hiệu quả, thông báo cho đồng loại những tri thức mới về thế giới xung
quanh. Chính sự ra đời của tiếng nói là nấc thang đầu tiên quan trọng nhất của quá
trình hình thành phát triển, tăng cường truyền thông - giao tiếp trong xã hội loài
người.

7
Từ những hình thức truyền thông đơn giản, người ta đi đến những hình thức
hiện đại và phức tạp của truyền thông như truyền hình, vệ tinh nhân tạo, Internet...
Các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại trở thành những cái không thể thiếu
được để đãm bảo sự hoạt động ổn định của mỗi nền kinh tế cũng như mỗi chế độ
xã hội.

Từ những phân tích trên có thể hình thành khái niệm chung về truyền thông:

Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình
cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đối trong hành vi và
nhận thức.

1.2. Mô hình truyền thông IT


Để tiến hành truyền thông cần có các yếu tố sau:

1. Nguồn (Source), hoặc người gửi cung cấp (sender) đó là để khởi xướng
PT
việc thực hiện truyền thông. Đó có thể là một cá nhân nói, viết, vẽ hay làm động
tác. Yếu tố" khởi xướng có thể là một nhóm người, một tổ chức truyền thông như
cơ quan đài phát thanh, truyền hình, báo chí, thông tấn v.v...

2. Thông điệp (Message) là yếu tố thứ hai của truyền thông.

Thông điệp có thể bằng tín hiệu, kí hiệu, mã số, bằng mực trên giấy, sóng
trên không trung hoặc bằng bất cứ tín hiệu nào mà người ta có thể hiểu được và
được trình bày ra một cách có ý nghĩa. Điều quan trọng là thông điệp phải được
diễn tả bằng thứ ngôn ngữ mà người cung cấp (nguồn) và người tiếp nhận đều hiểu
được. Có thể là ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, ngôn ngữ kỹ thuật
trong khoa học kỹ thuật, hay ngôn ngữ văn học nghệ thuật. Bằng bất cứ cách nào,

8
một ý nghĩa nào đó cũng phải được diễn tả bằng ngôn ngữ hiểu được trong truyền
thông.

3. Mạch truyền, Kênh (Channel) là yếu tố thứ ba trong truyền thông.

Mạch truyền làm cho người ta nhận biết thông điệp bằng các giác quan.
Mạch truyền là cách thể hiện thông điệp đế con người có thể nhìn thấy được qua
các thể loại in hay hình ảnh trực quan, nghe thấy được qua các phương tiện nghe,
nhìn qua hình ảnh, truyền hình và những dụng cụ nghe nhìn khác như: sờ, nếm,
ngửi qua mẫu, hiện vật thí nghiệm.

4. Người tiếp nhận (Receiver) là yếu tốthứ tư của truyền thông. Đó là những
người nghe, người xem, người giải mã, người giao tiếp. Hoặc có thể là một người,

đão.
IT
một nhóm, một đám đông thành viên của một tổ chức hay của công chúng đông

Mục đích của truyền thông là làm cho người tiếp nhận hiếu được cặn kẽ
PT
thông điệp và có những hành động tương tự. Nới một cách khác, người cung cấp,
khởi xướng truyền thông khi chuyển thông điệp cho người tiếp nhận mong muôn
họ biết được mình muôn thông tin gì, muôn việc làm của mình ảnh hưởng đến thái
độ và cách xử sự của người tiếp nhận. Người cung cấp, khởi xướng phải cố gắng
gây được ảnh hưởng và làm thay đối cách suy nghĩ và hành vi của người tiếp nhận.
Việc tạo lập nên sự hiểu biết chung, sự thông cảm qua truyền thông không phải tự
nhiên mà có được. Nó có vô vàn hàng rào chắn làm cho người khởi xướng, người
truyền tin khó thực hiện được mục đích như: lứa tuổi, điểu kiện kinh tế xã hội,
ngôn ngử bất dồng, thái độ v.v... Những người ở các độ tuổi khác nhau rất khó
thông cảm với nhau. Những người thuộc giới chính trị, trường phái tư tưởng, đãng
phái khác nhau ít khi giao tiếp truyền thông có hiệu quả và khó có thể thuyết phục

9
được nhau. Những người có chuyên môn khác nhau rất khó truyền thông khi dùng
những thuật ngữ kỹ thuật v.v...

Biết được đối tượng truyền thông cũng là một yếu tố hết sức quan trọng để
tạo nên hiệu quả trong quá trình truyền thông. Đối tượng của truyền thông là con
người. Mỗi người có thể trả lời, đáp ứng thông điệp của người khởi xướng tuỳ theo
xu hướng, thái độ, trình độ học vấn, địa vị xã hội của riêng họ. Vì vậy, biết đối
tượng không phải là đơn giản. Nó đòi hỏi người truyền thông phải đi sâu vào bản
chất, nhu cầu, nghiên cứu kỹ dôi tương, dùng chính ngay ngôn ngữ của đối tượng
để làm giảm bớt những rào chắn ngăn cách đến mức thấp nhất. Quá trình truyền
thông là quá trình hai chiều.

IT
Người khởi xướng (nguồn) và người tiếp nhận (người đọc, người nghe,
người xem) phải kết hợp với nhau đế tạo nên những cái chung. Cả người cung cấp,
khởi xướng và người tiếp nhận đểu phải được đưa vào trong hành động truyền
thông. Ngườt truyền thông không thể xem cái mình biết là cái cuối cùng, phải chú
PT
ý tới phản ứng và sự trả lời của người tiếp nhận. Chu kỳ: Người cung cấp thông
điệp đếnngười tiếp nhận, được gọi là quá trình phản hồi (Feedback) một yếu tố
quan trọng trong quá trình truyền thông. Người làm công tác truyền thông phải
luôn đặt các câu hỏi: Có giành được sự chú ý của đối tượng không? Đối tượng có
hiểu đúng ý nghĩa của thông điệp không? Người tiếp nhận có chấp nhận những suy
nghi, hành động và thực hiện có kết quả như mong muôn của người cung cấp, khởi
xướng không? Nếu đạt được các câu trả lời trên một cách tích cực có nghĩa là
truyền thông có hiệu quả, nếu không đạt được thì kết quả sẽ ngược lại. Người khởi
xướng phải luôn nhớ rằng, mọi tư tưởng, ý nghĩa quan trọng sẽ vô ích nếu như
chúng không được truyền bá, và những kỹ năng trên lĩnh vực truyền thông sẽ vô
ích khi không có những thông tin, ý nghĩa quan trọng được truyền đạt.

1.2.1. Mô hình truyền thông theo giai đoạn


10
Quá trình truyền thông diễn ra theo những bước nhất định mà chúng ta có
thể hình dung thông qua các mô hình sau:

Hoạt động trước khi truyền thông, hai nhóm người ở hai không gian A và B
chưa có sự hiểu biết và thông cảm chung.

Những nhóm người nói trên có mối liên hộ truyền thông hợp nghĩa là cùng
có chung một tập hợp những tín hiệu của sự chú ý, quan tâm chung.
IT
Những tín hiệu này có thể là ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói, nhìn hoặc động
tác. Muốn truyền thông có hiệu quả phải có kinh nghiệm sống của những nhóm
người có sự chú ý và quan tân chung đến cùng một lợi ích. Sau khi truyền thông,
PT
mô hình giữa hai nhóm A và B được biểu thị như sau:

Trong mô hình trên A và B là không gian sông của hai nhóm người. Phần
chồng lên nhau (kẻ ỏ vuông) là môi trường cho “truyền thông” giữa hai nhóm.
Chính nhò sự giao tiếp này (tã tạo nên hiệu quả trong quá trình truyền thông.

1.2.2. Mô hình truyền thông của Haroll Laswell


11
(Harold Lasswell), nhà chính trị học nổi tiếng người Mỹ khi đưa ra đã được
mọi người chấp nhận vì nó đơn giản, dễ hiểu và thông dụng.

Mô hình này bao hàm những phần tử chủ yếu của quá trình truyền thông,
trong đó:

S - Ai (source, sender): Nguồn, người cung cấp, khởi xướng.

IT
M - Nói, đọc, viết gì (message): Thông điệp, nội dung thông báo.

C- Kênh (channel): Bằng kênh nào, mạch truyền nào.

R - Cho ai (receiver): Người tiếp nhận, nơi nhận.


PT
E - Hiệu quả (effect): Hiệu quả, kết quả của quá trình truyền thông.

Với mô hình này của Lass-well(Laswell), mọi việc nghiên cứu có thể được
tiến hành và tập trung vào những phẩn tử đó.

Phân tích nguồn (S) (Ai là người cung cấp?).

Phân tích nội dung (M) (thông điệp chứa đựng gì?).

Phân tích phương tiện (C) (kênh nào được sử dụng và sử dụng như thê
nào?).

Phân tích đối tượng (R) (Ai là người nhận?).

12
Phân tích hiệu quả (E) (thay đối hành vi ra sao? Thông tin được phản hồi thê
nào?).

1.2.3. Mô hình truyền thông của Claude Shannon

Theo lý thuyết thông tin và điều khiển học (Cybernetics) của Claude
Shannon và nhiều người nghiên cứu khác, quá trình truyền thông còn được bổ sung
thêm hai yếu tố: Hiện tượng nhiễu (Noise) và phản hồi (Feedback). Do đó, mô hình
của Ha-rôn Lass-well(Harold Laswell) có thể bổ sung như sau:

IT
PT
Phản hồi (Feedback) được hiểu là sự tác động ngược trở lại của thông tin từ
phía người tiếp nhận đối với người truyền tin. Phản hồi là phần tử cần thiết để điểu
khiển quá trình truyền thông, làm cho quá trình truyền thông được liên tục từ
nguồn đến đối tượng tiếp nhận và ngược lại. Nếu không có phản hồi, thông tin chỉ
một chiều và mang tính áp đặt.

Nhiễu (Noise) luôn tồn tại trong quá trình truyền thông. ỉ)ỏ là hiện tương
thông tin truyền đi bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của tự nhiên và xã hội, phương
tiện kỹ thuật... gây ra sự sai lệch hay kém chất lượng vể nội dung thông tin cũng
như tốc độ truyền tin. Do vạy, nhiều là hiện tượng cần được xem xét, và được coi
như một hiện tượng đặc biệt trong quá trình lựa chọn kênh để xây dựng nội dung
thông điệp. Các dạng nhiễu có thể có như vật lý, cơ học, luân lý, tôn giáo, môi
trường, cung độ, lứa tuổi, giới tính, ngôn ngữ, học vấn, dân tộc v.v... Mặt khác,

13
nhiễu vẫn luôn được coi lả quy luật của quá trình truyền thông, nếu biết xử lý
nhiễu sẽ tăng thêm hiệu quả cho quá trình truyền thông.

1.3. Mục đích truyền thông

Mục đích của truyền thông không được định nghĩa bởi công nghệ, cũng
không phải bởi các nhà báo hay các kỹ thuật mà họ sử dụng. Thay vào đó, các
nguyên tắc và mục đích của truyền thông được xác định bởi một cái gì đó nhiều
hơn cơ bản: tin tức chức năng trong cuộc sống của người dân.

Tin tức là một phần của truyền thông mà giữ chúng tôi thông báo về các sự
kiện thay đổi, vấn đề, và các nhân vật trong thế giới bên ngoài. Mặc dù nó có thể là
thú vị hoặc thậm chí giải trí, giá trị quan trọng nhất của tin tức là một tiện ích để
trao quyền cho các thông tin. IT
Do đó mục đích của truyền thông là cung cấp cho công chúng những thông
tin mà họ cần để đưa ra quyết định tốt nhất có thể về cuộc sống của họ, cộng đồng,
PT
xã hội của họ, và chính phủ của họ.

1.4. Các dạng truyền thông

Truyền thông là huyết mạch của sinh hoạt nhóm và quyết định sự thành
công hay thất bại của nhóm. Vì thật sự hiểu nhau và thông cảm nhau người ta mới
tích cực hợp tác. Không ít khi truyền thông cản trở sự vận hành của nhóm khi nó bị
tắc nghẽn, hoặc gây hiểu lầm dẫn đến mâu thuẫn. Cũng như nhóm, truyền thông đã
trở thành một đối tượng của khoa học và cần có kiến thức về nó mới có thể sử
dụng nó như một công cụ hữu hiệu.

Truyền thông không chỉ xảy ra khi có kẻ nói người nghe nhưng là một quá
trình luôn tiếp diễn trong đời sống của chúng ta. Chúng ta tiếp nhận những kích
thích từ bên ngoài (âm thanh, màu sắc, mùi vị, cảm giác từ tiếp xúc với vật thể...)

14
và luôn tìm cách để tự lý giải những kích thích ấy. Rồi chúng ta đáp ứng lại. Đáp
ứng này có thể được bộc lộ hay thầm kín. Ví dụ một người nghe thuyết trình có thể
nhiệt tiệt vỗ tay nhưng một thính giả khác lại không tỏ thái độ gì mặc dù bên trong
cũng tán thành. Đáp ứng này dưới cái nhìn của người phát ra thông tin là phản hồi.
Do đó truyền thông luôn là một tiến trình hai hay nhiều chiều. Và quá trình này
luôn tiếp diễn.

Khi nào có yếu tố kích thích và đáp ứng lý giải yếu tố đó là có truyền thông.
Ví dụ bạn sực nhớ rằng mình đã quên làm bài cho ngày mai, bạn quyết định ngày
mai không đi chơi mà ở nhà làm bài. Bạn tự nói chuyện với bản thân. Đó là truyền
thông nội tâm (intra-personal communication). Động tác này diễn ra suốt đời bạn.

IT
Truyền thông cá nhân với cá nhân diễn ra giữa hai hay nhiều người
(interpersonal communication). Yếu tố cần thiết là giữa họ có sự tương tác mặt
giáp mặt. Cả hai đều là nguồn phát và người nhận thông tin.

Truyền thông trước công chúng (public communication) là trường hợp từ


PT
phía người nói thì chỉ có một hay vài người còn từ phía người nghe thì đông hơn
nhiều. Ví dụ như một buổi diễn thuyết, một lớp học.

Truyền thông đại chúng (mass communication) là nguồn thông tin công
chúng được khuếch đại qua các phương tiện kỹ thuật để truyền bá thật rộng và
nhanh. Ví dụ như báo chí, phát thanh, truyền hình, internet,...

1.5. Truyền thông đại chúng

1.5.1. Nguyên nhân ra đời

Truyền thông đại chúng là một hiện tượng xã hội ngày càng chi phối sâu sắc
và toàn diện đến mọi tiến trình và lĩnh vực của đời sống xã hội. Do tác động và chi
phối đến số đông nên truyền thông đại chúng được hiểu theo nhiều quan niệm khác

15
nhau, tùy theo sự cảm nhận và góc độ tiếp cận. Truyền thông đại chúng tiếng Anh:
mass communication, theo các nhà nghiên cứu là một thuật ngữ xuất hiện lần đầu
tiên trong Lời nói đầu của Hiến chương Liên hợp quốc về văn hóa, khoa học và
giáo dục (UNESCO) năm 1946. Thuật ngữ này ngày càng trở nên thông dụng, khi
báo chí và nhất là các phương tiện phát thanh, truyền hình phát triển ngày càng
mạnh mẽ và rộng rãi.

Theo PGS TS.Phạm Thành Hưng, khái niệm truyền thông đại chúng được
hiểu như là tổng thể các phương thức và phương tiện thông tin có lượng địa chỉ
tiếp nhận lớn và công nghệ truyền phát hiện đại, tác giả cho rằng: “Truyền thông
đại chúng là hoạt động truyền phát và tiếp nhận thông tin có quy mô tác động xã
hội rộng rãi, đồng loạt và hiệu quả giao tiếp lớn”. Tác giả còn cho rằng: ngoài ra
IT
khái niệm truyền thông đại chúng còn được cắt nghĩa trong mối quan hệ với xã hội
đại chúng, tức là tổng thể các hoạt động truyền thông trong xã hội hậu công
nghiệp.
PT
PGS TS.Mai Quỳnh Nam cho rằng, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng để các
kênh này trở thành một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống xã hội
hiện đại. Nó tạo nên sự phụ thuộc và liên kết xã hội không chỉ trong khu vực quốc
gia mà cả trên phạm vi quốc tế.

Tác giả Tạ Ngọc Tấn quan niệm: “Truyền thông đại chúng là hoạt động giao
tiếp xã hội rộng rãi, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng”. Theo tác giả
Tạ Ngọc Tấn, thực chất truyền thông đại chúng chỉ là một phương thức biểu hiện
mới của hoạt động truyền thông trong xã hội. Nói đến truyền thông đại chúng,
trước hết là nói đến đối tượng tham gia là các nhóm, các cộng đồng xã hội rộng rãi.
Truyền thông đại chúng đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu giao tiếp mang tính phổ
biến và tạo ra hiệu quả ở quy mô và phạm vi xã hội rộng lớn. Vì phạm vi tác động
16
của truyền thông đại chúng có thể vượt qua khuôn khổ các quốc gia, dân tộc, ảnh
hưởng đến cả khu vực hoặc toàn cầu, do vậy truyền thông đại chúng ngày càng có
vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại.

Tác giả Tạ Ngọc Tấn rất có lý khi phân tích: “Truyền thông đại chúng ra
đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người và bị chi phối
trực tiếp bởi hai yếu tố là nhu cầu thông tin giao tiếp và kỹ thuật - công nghệ thông
tin. Đểthực hiện được hoạt động truyền thông trên phạm vi và quy mô rộng lớn cần
phải có các phương tiện kỹ thuật thích ứng. Do đó, truyền thông đại chúng chỉ
phát triển và thực hiện được khi loài người phát minh ra các phương tiện in ấn, kỹ
thuật truyền phát sóng tín hiệu, máy thu thanh, thu hình, máy tính điện tử, cáp
quang, vệ tinh nhân tạo, v.v..”
IT
Theo PGS TS. Nguyễn Văn Dững, nhìn từ bình diện giao tiếp, người tacho
rằng: Truyền thông đại chúng là kênh giao tiếp đại chúng với đặc trưng bản chất là
nhiều người tham gia về những chủ đề mà họ quan tâm, với tần xuất ngày càng gia
PT
tăng. Dưới góc độ tiếp cận từ các phương tiện kỹ thuật, người ta cho rằng truyền
thông đại chúng là tổ hợp các kênh truyền thông chuyển tải thông điệp tới đông
đão nhân dân. Với cách tiếp cận và lý giải này, PGS TS.Nguyễn Văn Dững đưa ra
một định nghĩa: “Truyền thông đại chúng có thể được hiểu là hệ thống các phương
tiện truyền thông hướng tác động vào đông đão công chúng xã hội (nhân dân các
vùng miền, cả nước, khu vực hay cộng đồng quốc tế) nhằm thông tin, chia sẻ, lôi
kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đão nhân dân tham gia giải
quyết các vấn đềkinh tế - văn hóa - xã hội đã và đang đặt ra”.

Như vậy, có thể hiểu: “Truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt thông
tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng”. Trong cách hiểu này, thuật ngữ “Truyền thông đại chúng” gắn liền
với quá trình truyền tải thông tin một cách rộng rãi ra công chúng, thông qua kênh
17
thông tin đại chúng. Do đó, truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù,
bao gồm ba thành tố: Hoạt động truyền thông; các nhà truyền thông và công chúng
độc giả và khán, thính giả. Căn cứ vào tính chất kỹ thuật và phương thức thực hiện
truyền thông, người ta chia truyền thông đại chúng thành các loại hình khác nhau,
đó là: Sách; báo in; điện ảnh; phát thanh; truyền hình; quảng cáo; Internet; băng,
đĩa hình và âm thanh...

1.5.2. Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng

Cơ chế tác động của báo chí - truyền thông là một trong những vấn đề cơ
bản và bức thiết của lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại. Vấn đề này nếu được
nghiên cứu thoả đáng sẽ có ý nghĩa lý luận cơ bản và đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn

IT
thiết thực, giúp cho chủ thể báo chí - truyền thông nhận thức rõ hơn những vấn đề
đặt ra của từng khâu, từng công đoạn trong hoạt động nghề nghiệp, từviệc lựa chọn
sự kiện và vấn đề thông tin, sáng tạo tác phẩm... đến thời điểm tác động vào dư
luận xã hội nhằm tạo ra hiệu lực mạnh mẽ nhất và đạt được hiệu quả tốt nhất. Đã
PT
có một số ý kiến bàn về cơ chế tác động của báo chí và truyền thông đại chúng,
nhưng hoặc là mới dừng lại ở bình diện vĩ mô, ở một yếu tố mà chưa bàn một cách
toàn diện vấn đề, hoặc là xem xét như một mô hình truyền thông nói chung. Vấn
đề đặt ra là tại sao báo chí - truyền thông là một hiện tượng xuất phát từ thực tiễn
kinh tế - xã hội, nhưng lại có sức tác động mạnh mẽ có khi như một công cụ có sức
công phá dữ dội, có lúc lại là như động lực kích thích sự phát triển và như là nguồn
khí chất năng lượng tạo dựng niềm tin cho hàng triệu con người...; sự kiện là gì và
có năng lực tác động ra sao để báo chí có được sức mạnh to lớn, và mối quanhệ
giữa hiệu lực và hiệu quả ra sao...?

Việc tìm hiểu cơ chế tác động của truyền thông đại chúng không những có ý
nghĩa về khoa học, mà còn và chủ yếu mang ý nghĩa thực tiễn hoạt động. Việc
nhận thức cơ chế tác động sẽ giúp nhà truyền thông không những kiểm soát được
18
các khâu hoạt động cũng như toàn bộ quy trình và hiệu quả, mà còn giúp các nhà
lãnh đạo, quản lý có những cách ứng xử và quyết sách phù hợp đối với hoạt động
truyền thông đại chúng.

Theo từ điển tiếng Việt: “Cơ chế là cách thức theo đó một quá trình thực
hiện”. Như vậy, cơ chế có thể hiểu là một quá trình và cách thức diễn ra hay được
thực hiện của một hiện tượng xã hội. Quá trình và cách thức ấy bao gồm các công
đoạn và mối quan hệ giữa chúng theo một trật tự logic nhằm hướng tới một mục
tiêu nào đó. Việc tìm hiểu cơ chế tức là tìm ra các yếu tố, công đoạn và trình tự
diễn ra cũng như mối quan hệ chặt chẽ quy định lẫn nhau giữa các yếu tố và công
đoạn ấy. Tìm hiểu cơ chế tác động của truyền thông đại chúng thực chất là tìm hiểu
quy trình và cơ chế hoạt động của thông điệp truyền thông đại chúng bắt đầu từ

thông.
IT
đâu, các công đoạn diễn ra thế nào và cuối cùng là hiệu ứng xã hội của truyền

Tuy nhiên, đối với các vấn đề xã hội, việc mô tả các hiện tượng xã hội cũng
PT
như cơ chế tác động của nó thường rất khó khăn vì tính phức tạp. Các nhà nghiên
cứu đã đúc rút, cho dù là mô hình truyền thông đại chúng nào thì thông tin từ
nguồn phát cũng mang tính khuynh hướng và khuynh hướng đó bị quy định bởi
mục đích thông tin của nguồn phát, nhằm tác động vào xã hội để đạt được hiệu
quả.

Theo PGS TS.Tạ Ngọc Tấn truyền thông đại chúng tác động vào xã hội bằng
thông tin thông qua cơ chế sau:

Hình vẽ 1.1: Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng
19
Tác giả Tạ Ngọc Tấn phân tích: Chủ thể xây dựng các thông điệp hàm chứa
nội dung thông tin để thông qua các phương tiện truyền thông truyền tải đến công
chúng. Thông tin thông qua các phương tiện tác động vào ý thức xã hội, hình thành
tri thức, thái độ mới hay thay đổi nhận thức, thái độ cũ. Sự thay đổi ý thức xã hội
sẽ dẫn đến hành vi xã hội và sau đó tạo ra hiệu quả xã hội.

Trên cơ sở phân tích và tiếp thu những ưu điểm nổi trội của các môhình
truyền thông của các tác giả đi trước, các tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu
Hằng đã phác thảo chi tiết hơn mô hình cơ chế tác động của truyền thông đại
chúng như sau:

IT
PT

Hình vẽ 1.2: Mô hình cơ chế tác động của truyền thông đại chúng

Mô hình này chỉ rõ, từ những sự kiện và vấn đề của cuộc sống, từnhu cầu,
nguyện vọng của công chúng và mục đích truyền thông, nhà truyền thông thiết kế
thông điệp. Thông điệp và các sản phẩm truyền thông được mã hóa, chuyển tải qua
các kênh truyền thông, tác động vào ý thức quần chúng, công chúng xã hội. Khi
thông điệp tác động vào ý thức quần chúng - dư luận xã hội, tạo nên hiệu lực tác
động - tạo ra hiệu ứng xã hội, là khả năng thực tế gây nên những chấn động xã hội.

20
Cường độ, tính chất, tốc độ và phạm vi lan tỏa dư luận xã hội do tác động của sản
phẩm truyền thông phụ thuộc hiệu lực tác động.

Chương II: Nhận diện môi trường truyền thông trong thế kỷ XXI

2.1. Đặc điểm xã hội thế kỷ XXI tác động lên truyền thông
2.1.1. Đặc điểm về đời sống con người

IT
Thế giới xã hội trong thế kỷ XXI vừa là một hệ thống duy nhất vừa là một
thế giới phân mảnh. Toàn cầu hóa được đánh dấu bằng sự căng thẳng giữa một mặt
là sự phụ thuộc về kinh tế và công nghệ toàn cầu và mối quan hệ xã hội qua lại, và
PT
mặt khác là phân mảnh về văn hóa với chia rẽ về chính trị. Có thể định nghĩa thế
giới là một hệ thống đơn nhất, nhưng một xã hội thế giới thì chưa tồn tại, và hội
nhập hay quản trị toàn cầu hay thì không thể coi là điều hiển nhiên.

Toàn cầu hóa là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của thế giới đương
đại. Nó được định nghĩa theo nhiều cách bổ sung cho nhau là “sự dồn nén thời
gian-không gian” (Harvey, 1989), là “hành động từ xa” (Giddens, 1990), là “sự
phụ thuộc qua lại ngày càng nhanh ” (Ohmae, 1990) và là “mạng lưới” (Castells,
1998). Chúng ta có thể định nghĩa nó là một hệ các quá trình có quan hệ chặt chẽ
với nhau, nó gắn các cá nhân, nhóm, cộng đồng, nhà nước, thị trường, tập đoàn và
các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế vào những mạng lưới quan hệ xã
hội phức tạp và tổng hợp hơn, đó là sự lớn mạnh của những mạng lưới phụ thuộc
toàn cầu.

21
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và đặc biệt là sự phổ biến
của Internet đã thay đổi hoàn toàn diện mạo đời sống con người. Mặt khác, khi xã
hội phát triển con người ngày càng có ít thời gian hơn dành cho những không gian
chung mà không gian riêng ngày càng được đề cao. Internet đi vào mọi ngõ ngách
và chi phối đời sống con người. Cái tôi cá nhân và nhu cầu được thể hiện quan
điểm của bản thân ngày càng lớn.

Đời sống vật chất nâng cao kéo theo đòi hỏi nhiều hơn về đời sống tinh thần.
Nhu cầu văn hóa giải trí của con người cũng ngày càng nâng cao đòi hỏi một lượng
thông tin lớn và có tính hấp dẫn và ngày càng chuyên biệt. Công chúng không chỉ
tiếp nhận thông tin một chiều nữa mà giờ đây còn trực tiếp tham gia vào quá trình
truyền tải và xây dựng thông tin. Với sự ra đời của mạng xã hội thì không gian
IT
công ngày càng được mở rộng và tác động lớn tới đời sống con người.

Sự phát triển đó mang đến sự giao thoa và hội nhập của nhiều nền văn hóa
khác nhau. Cơ hội để tiếp cận các nền văn hóa mới cũng trở nên dễ dàng hơn.
PT
Không còn tồn tại nhiều khoảng cách về địa lý. Giao thoa văn hóa là xu hướng
chính của xã hội hiện đại thế kỷ XXI.

2.2. Đặc điểm của truyền thông thế kỷ XXI

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, xã hội Việt
Nam đang có những biến động to lớn từ cấu trúc xã hội đến các yếu tố vật chất và
phi vật chất trong mỗi cá nhân tham gia hoạt động xã hội. Báo chí truyền thông
trong kỷ nguyên mới, vì thế không thể không ảnh hưởng theo.

Trong một môi trường văn hóa nông nghiệp từ ngàn đời, khi giao lưu hội
nhập mạnh mẽ với thế giới, sự thay đổi của nhận thức, thói quen, hành động… của
con người không theo kịp với sự thay đổi văn hóa. Khi văn hóa phương Tây ồ ạt du
nhập vào Việt Nam đã gây ra một cú sốc khá mạnh cho người Việt nói chung và

22
người Việt trẻ (những công dân của thế kỷ XXI). Cú sốc văn hóa này cũng gây ra
những ảnh hưởng to lớn trong việc thay đổi quy trình cũng như cách thức truyền
thông trong kỷ nguyên mới. Bởi, nhu cầu tiếp nhận và nhu cầu được định hướng
của công chúng thế kỷ XXI đã có những thay đổi căn bản.

2.2.1. Tốc độ truyền thông

Cùng với những thành tựu của công nghệ mới, những nhu cầu tiếp nhận mới
và những phương thức truyền tin mới, các phương tiện truyền thông mới sẽ trở
thành trung tâm của truyền thông. Các phương tiện truyền thông mới này sẽ chiếm
thị phần rất lớn trong thịtrường truyền thông thế kỷ XXI.Là một nền truyền thông
đáp ứng nhu cầu của những công chúng có rất ít thời gian để theo dõi tin tức nhưng

IT
lại muốn cập nhật nhanh và nhiều thông tin. Từ việc thay đổi hoàn cảnh, nhu cầu,
cách thức tiếp cậnthông tin của công chúng này, truyền thông Việt Nam trong thế
kỷ XXI sẽphải nỗ lực thay đổi mình trong cả phương thức truyền tin cũng như quy
trình truyền thông để đáp ứng tối đa nhu cầu của công chúng hiện đại.
PT
2.2.2. Sức mạnh truyền thông

Một nền truyền thông đấu tranh mạnh mẽ hơn trong việc giành lại quyền lợi
cho công chúng của mình. Nói như thế không có nghĩa là truyền thông truyền
thống không đấu tranh mạnh mẽ cho công chúng. Nhưng truyền thông truyền
thống tập trung vào các giá trị về chính trị, các giá trị mang tính đặc trưng đại
chúng nhiều hơn là những giá trị thiết thực của từng công chúng. Truyền thông
trong kỷ nguyên mới sẽ có cơ hội bảo vệ những quyền lợi thiết thân hơn với công
chúng hiện đại.

2.2.3. Những hệ lụy từ đặc điểm truyền thông thế kỷ XXI

Cùng với sự phát triển như vũ bão và những giá trị mới mà truyền thông
mang lại, thế kỷ XXI cũng sẽ là kỷ nguyên mà truyền thông đương đầu với nhiều
23
hệ lụy mới. Đó là hệ lụy từ việc thay đổi nhu cầu thông tin của công chúng cũng
như phương thức truyền tin của truyền thông. Những hiện tượng chạy đua thông
tin với việc giật gân, câu khách, bẻ cong tính phản biện xã hội hoặc phản biện xã
hội loạn tiêu chí, loạn hướng… sẽ trở nên phổ biến trong truyền thông Việt Nam
hiện đại. Đó

cũng là một thách thức lớn đặt ra cho truyền thông cũng như những nhàquản lý
truyền thông trong kỷ nguyên mới.Mặt khác còn chịu hệ lụy lớn từ sự phát triển
của kinh tế và sự len lỏi của nhân tố này vàotrong mọi ngõ ngách đời sống xã hội.
Những mặt trái của kinh tế truyền thông như PR nặc danh, vuốt đuôi, chạy theo lợi
nhuận, thậm chí là phản thông tin… sẽ trở thành một vật cản lớn trên con đường
truyền thông Việt tiến tới giá trị đích thực của mình là phản biện xã hội.
IT
2.3. Đặc trưng truyền thông thế kỷ XXI

2.3.1. Đặc trưng về kỹ thuật


PT
Thế kỷ XXI là một thế kỷ mà xã hội với trình độ khoa học kỹ thuật phát
triển ở mức cao. Nó sẽ tạo ra những giá trị mới, những năng suất mới và công cụ
mới phục vụ cho mọi nhu cầu của con người. Báo chí truyền thông nói chung trong
bối cảnh đó cũng sẽ có những thay đổi căn bản nhờ khoa học kỹ thuật phát triển.
Cùng với khoa học kỹ thuật phát triển, đời sống của con người cũng trở nên giàu
có và phong phú về mọi mặt, thậm chí phát triển tới mức phức tạp trong mọi nhu
cầu về vật chất và phi vật chất. Đây cũng là một yếu tố xã hội góp phần ảnh hưởng
lớn tới truyền thông trong thế kỷ XXI.

Đó sẽ là một nền truyền thông phát triển trên cơ sở khoa học kỹ thuật truyền
tin phát triển cao. Cùng với những thành tựu của công nghệ mới, những nhu cầu
tiếp nhận mới và những phương thức truyền tin mới, các phương tiện truyền thông

24
mới sẽ trở thành trung tâm của truyền thông. Các phương tiện truyền thông mới
này sẽ chiếm thị phần rất lớn trong thị trường truyền thông thế kỷ XXI.

2.3.2. Đặc trưng về nhu cầu

Đó sẽ là một nền truyền thông phục vụ những công chúng mới với nhiều nhu
cầu mới. Những công chúng của truyền thông Việt Nam thế kỷ XXI sẽ là những
công chúng có trình độ cao. Đồng thời, những nhu cầu về mọi mặt của họ khá phức
tạp do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây kết hợp với những nét văn
hóa truyền thống không dễ dàng phai mờ trong họ. Những công chúng hiện đại này
bắt đầu phân nhóm trong nhu cầu thông tin, nói đúng hơn, truyền thông sẽ buộc
phải phân nhóm nội dung trong quá trình phục vụ những công chúng này. Cùng

trước đây.

2.3.3. Đặc trưng về công chúng


IT
với những giá trị nhận thức, giá trị định hướng và tư tưởng của truyền thông như
PT
Công chúng mới của truyền thông thế kỷ XXI sẽ là những công chúng có
nhu cầu truyền thông thiết thực, thậm chí, thực dụng hơn các công chúng truyền
thống nhiều. Sự phát triển và xu hướng toàn cấu hóa khiến truyền thông thế giới từ
định dạng là một nền truyền thông chính trị sẽ phải tự thay đổi mình để thu nạp
thêm một đặc trưng mới: truyền thông kinh tế. Dấu hiệu của kinh tế sẽ len lỏi vào
từng đặc điểm nhỏ nhất của truyền thông thế giới trong thể kỷ XXI.

2.4. Định hướng và giải pháp cho người làm truyền thông

2.4.1. Về tri thức

Để tồn tại và phát triển, con người phải lao động để sản xuất ra của cải vật
chất. Trong quá trình sản xuất sẽ xuất hiện việc phân công lao động. Nghề nghiệp
đã hình thành trong quá trình đó. Mỗi người, ở vị trí công tác của mình, phải nắm

25
được kiến thức chung và kiến thức chuyên môn, có kỹ năng và kinh nghiệm nghề
nghiệp phù hợp với nhiệm vụ thực tế. Trong phạm vi nghề nghiệp cũng có những
phạm vi chuyên môn sâu.

Một nhà chuyên môn giỏi, ngoài năng lực nghiệp vụ cần có trình độ học vấn
rộng và đạo đức trong sáng. Việc chuyên môn hoá nhà báo, cần kết hợp hài hoà
bốn đặc tính: Thế giới quan, năng khiếu và khả năng, kiến thức nghiệp vụ và kiến
thức chung, kinh nghiệm và kỹ nărg nghề nghiệp.

Nghề làm truyền thông đòi hỏi hằng ngày tiếp nhận và khai thác nhiều tư
liệu và xử lý tốt các tư liệu đó để tạo ra tác phẩm báo chí, một kế hoạch truyền
thông, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Mặt khác, nhà báo phải

IT
có ý thức trong việc thúc đẩy sự đổi mới tiến bộ, cũng như ngăn chặn sự lan toả
của các hiện tượng xấu trong đời sống xã hội. Vì vậy, nắm vững những quy luật
của hoạt động báo chí là yêu cầu bắt buộc của một nhà báo chuyên nghiệp. Việc
phân công trách nhiệm trong tập thể và sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong hoạt động
PT
thực tiễn là điều kiện thuận lợi đế mỗi nhà báo có thể phát huy được đặc điểm
phẩm chất, năng khiếu và năng lực. Từ đó có thể định ra một loạt phẩm chất nghề
nghiệp cần thiết đối với nhà báo.

Trước hêt là nhóm phẩm chất xác định phương diện chính trị xã hội và thế
giới quan của người làm báo. Đó là vốn kiến thức toàn diện, lòng trung thành đối
với Tổ quốc và đối với một nền báo chí dân chủ và tiến bộ, thường xuyên nắm
vững phương pháp giáo dục và thuyết phục quần chúng.

Tính nguyên tắc, tính tư tưởng, tính triệt để trong đấu tranh báo vệ công lý
và tôn trọng sự thật, chấp hành luật pháp nói chung và luật báo chí nói riêng là tiêu
chuẩn cơ bản để đánh giá tù cách của một nhà báo.

26
Tính nguyên tắc của báo chí hiện nay đòi hỏi người làm báo biết vận dụng
sáng tạo quan điểm của Đáng và Nhà nước trong từng hoàn cánh cụ thể. Khả năng
sáng tạo, tính linh hoạt, mềm dẻo, kịp thời là những nguyên tắc mà các nhà báo
Việt Nam đang vận dụng trong hoạt động thực tiễn.

Nhà báo là một nhà hoạt động chính trị - xã hội. Điều đó đã xác định toàn bộ
phẩm chất nghiệp vụ và đặc tính của họ trong hộ thông thông tin đại chúng. Bên
cạnh những phẩm chất như trung thực, kiên trì, linh hoạt, lạc quan, dũng cảm...,
mỗi nhà báo còn cần phải có trình độ văn hoá cao, hiểu biết rộng; bởi vì nhà báo
cẩn phải có cả một hệ thống kiến thức trong việc phân tích và lựa chọn các hiện
tượng trong đời sống xã hội và sử dụng tri thức đế hiểu biết và đánh giá chúng, xác
định các mối quan hệ nhân - quả, rút ra những kết luận đúng đắn về phương diện
IT
chính trị, kinh tế và đạo đức. Bể dày tri thức là nên tảng phương pháp luận của sự
nghiệp sáng tác, là công cụ để phân tích sự việc trong quá trinh xây dựng tác phẩm
báo chí.
PT
Nhà báo phải biết xem xét từng chi tiết trong mối quan hệ xã hội, biết so
sánh, phân tích, đi sâu vào trọng tâm của các sự kiện, biết lựa chọn đề tài để xây
dựng tác phẩm. Mặt khác, nhà báo cần phải biết tự học để tích luỹ kiến thức, am
hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau như: triết học, chính trị kinh tế học, lịch sử, văn
học - nghệ thuật, lôgic học, tâm lí học, giáo dục học, lịch sử báo chí, lí thuyết và
thực hành báo chí ...

2.4.2. Về sự nhanh nhạy

Nghề làm báo cho phép một số đặc điểm tâm lí cá nhân phát triển như giao
thiệp rộng, phản ứng nhanh, biết tập trung mũi nhọn vào cái gì, nhanh trí và cơ
động trong ứng xử; trong điều kiện khó khăn vẫn có thể giải quyết công việc nhanh
và chính xác v.v... Ngoài ra còn có thể xác định những đặc điểm khác của nhà báo

27
như tài quan sát, trí nhớ tốt, có khả năng thể hiện tốt tư tưởng và ý nghĩ của mình
thành văn bản, thuyết phục công chúng bằng lời nói, sử dụng thành thạo phương
tiện kĩ thuật (máy ghi âm, máy ảnh, máy quay phim...). Khi đánh giá vể những
phẩm chất quan trọng của nhà báo C. Mác đã viết một cách dí dỏm: anh ta là cuốn
bách khoa toàn thư sống, có khả năng làm việc vào bất ki lúc nào, ngảy hoặc đêm,
lúc tỉnh táo hay lúc ngà say, viết và hiểu nhanh như máy...

Nhà báo là một nhà tuyên truyền, người sáng tạo độc đáo. báo chí càng phát
triển, càng đòi hỏi mức độ chuyên môn hoá cao. Nêu trong một cơ quan báo chí,
các thành viên luôn tích cực giúp đỡ, hỗ trợ nhau thì chắc chắn báo chí sẽ hoàn
thành nhiệm vụ của mình, sản phẩm báo chí là kết quả tổng hợp của các loại lao
động khác nhau. Tất cả các loại hình báo chí đểu đòi hỏi sự kết hợp lao động như
IT
vậy. Muốn chuyên môn hoá cao đội ngũ những người làm báo, quá trình thực hiện
phải dựa trên các loại hình báo chí (báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình...) theo
phạm vi hoạt động (công nghiệp, nêng nghiệp, văn hoá, thể thao...) và theo hình
PT
thức sáng tác (người viết tin, người viết kí, ngươi viết điểu tra, người biên tập, đạo
diễn...). Nghề làm báo rất cần nhiều cán bộ với những chuyên môn khác nhau. Mỗi
người đều có những khá năng và năng khiếu riêng. Đánh giá trình độ của người
làm báo phải dựa vào nghê nghiệp chuyên môn. Chỉ trong một tập thể mới có thể
thực hiện chuyên môn báo và cũng chỉ trong tập thể mới phát huy được khả năng
của mỗi người. Vì vậy, trong tập thể mới có tự do cá nhân.

2.4.3. Về bản lĩnh

Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm đạo đức đã hình thành nên quan niệm về
lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp. Đạo đức nghê nghiệp bao
gồm các nguvền tắc xử sự đúng đắn để ngàn ngừa những hành vi không đúng đắn.
Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của những hành vi,
mỗi nhà báo sẽ phải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hoặc được khích
28
lệ, tự hào, phấn khởi và hạnh phúc. Ai vi phạm những tiêu chuẩn đạo đức sẽ bị ý
thức về danh dự và đồng nghiệp lên án.

Những yêu cầu đạo đức được biểu hiện một cách cụ thể và trở thành nguyên
tắc trong hoạt động thực tiễn của nghề làm báo. Thông thường, nhà báo phải ứng
xử trong các mối quan hệ sau: Nhà báo với công chúng, nhà báo với nguồn tin, nhà
báo với nhân vật trong tác phẩm của mình, nhà báo với thông tin viên và cộng tác
viên, nhà báo với biên tập viên, nhà báo với tập thể toà soạn, nhà báo với đồng
nghiệp. Chúng ta sẽ lần lượt bàn về các mối quan hệ của nhà báo trong khi tác
nghiệp với mọi tầng lớp xã hội.

Nhà báo với công chúng: Trách nhiệm đạo đức của nhà báo trước công

IT
chúng rất lớn. Trước hết, cần phải hiểu công chung để có giải pháp tốt nhất trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhà báo xuất hiện trước công chúng không được có
thái độ trịch thượng, nhưng cũng không phải là con người tầm thường, thích xum
xoe, tự hạ mình. Phải biết cách chủ động và thận trọng dẫn dát công chúng theo
PT
đúng ý định ban đầu; tạo ra mối quan hệ thân thiết với nhân dân, biết cách thoả
mãn những câu hỏi của họ, kiên trì làm việc, cùng với họ chứng minh và tranh
luận, cố gắng quay lại vối vấn dê quan trọng, với những chủ để tư tưởng cần thiết
nhưng chưa được lĩnh hội trọn vẹn, dựa trên những sự việc đơn giản, dễ hiểu,
những bằng chứng và ví dụ đê chứng minh. Đó là những cơ sở để xây dựng mối
quan hệ giữa nhà báo và công chúng.

Khi xây dựng tác phẩm, nhà háo cần tìm hiểu xem công chúng có cẩn tác
phẩm đó hay không. Tác phẩm đó thực sự có ích cho họ không và có sức lôi cuốn
công chúng không. Trong quá trình sáng tác, nhà báo cần phải phân tích đầy đủ,
trọn vẹn mọi mặt và chính xác các sự việc để có thể mang kết quả đó đên với sự
phán xét của công chúng. Nếu như trong kết quả đó còn cỏ sự hoài nghi, thiếu tin
tương vào sự đầy đủ và chính xác của tư liệu, hoặc không thể có được một kết luận
29
mang ý nghĩa xã hội thì trách nhiệm của nhà báo là phải nhìn nhận trung thực về
điều đó, đặt câu hỏi nghiên cứu, tạm ngừng việc công bố tác phẩm. Trách nhiệm
của nhà báo là phải xem xét tư liệu một cách khách quan và biết tôn trọng sự thật,
tôn trọng những quy ước đạo đức trong các mối quan hệ với mọi cá nhân và tổ
chức khi tiếp nhận nguồn tin của họ.

2.4.4. Về sự công bằng

Đặc điểm của báo chí là thông tin xác thực, có địa chỉ. Vì thế nhiều thể loại
báo chí thường có nhân vật chính hay nhân vật phụ trong câu chuyện do nhà báo kể
lại. Chẳng hạn như các nhân vật trong thể loại kí hay tiểu phẩm, là những con
người có thật, mặc dù vì sự tế nhị, nhà báo có thể thay đối tên tuồi, địa chỉ của họ,

IT
nhưng người đọc, đặc biệt là những người thân hay đồng nghiệp thì rất dễ nhận
thấy. Trong những trường hợp này, nhà báo có quan hệ đạo đức với các nhân vật
trong tác phẩm của mình. Vì thế, khi chọn nhân vật (dù là chính diện hay phản
diện), nếu đó là người ruột thịt, bạn bè, hoặc là người có quan hệ riêng với mình
PT
(thầy giáo, thứ trưởng...) thì cần chú ý đến quan niệm đạo đức truyền thống của
người Việt Nam và trật tự xã hội để tránh những sai sót đáng tiếc. Đương nhiên,
trong mọi trường hợp, nếu sự đánh giá là công bằng, chính xác và có ý thức xây
dựng thì sự phê bình hay khen ngợi đểu có thể có lợi cho mọi người và cho cả
chính nhân vật trong tác phẩm. Khi tiếp xúc với một con người cụ thể và xây dựng
tác phẩm về người đó, dựa trên những tài liệu chính xác do người đó cung cấp
(khác với nghệ sĩ xây dựng hình tượng dựa vào sự hư cấu), nhà báo nên cân nhắc
kĩ đế quyết định thông báo cái gì, và thông báo như thế nào về nhân vật của mình
đế tránh những hậu quả xấu. Kể cả những chi tiết nào đó của chân dung (tiểu sử,
những đặc điểm của tính cách, các mặt của đòi riêng, dáng vẻ bên ngoài, các mối
quan hệ với mọi người...). Phải tính toán thế nào để khi công bố không làm thiệt
hại cho nhân vật đó, không làm phức tạp mối quan hệ của họ đối với mọi người

30
xung quanh. Điều quan trọng là biêt cách lựa chọn những chi tiết nào để nội dung
tác phẩm không vượt ra ngoài ý muốn của tác giả.

IT
PT
Chương III: Thông tin

3.1. Khái niệm

Khái niệm “thông tin” được bắt nguồn từ chữ Latinh informetio, gốc của từ
tiếng Anh information. Hai ông Phi-lip Brơ-tông (Philippe Breton) và Séc Pờ-rao
(Serge Proulx) trong cuốn sách “Bùng nô truyền thông giải thích rằng: khái niệm
này có liên quan đến nét đặc trưng Rôma, biểu hiện sự mong muốn giảng dạy,
truyền đạt. Nó có hai hướng nghĩa: Thứ nhất là, nói về một hành động cụ thể để tạo
ra một hình dạng (forme), thứ hai là, nói vể sự truyền đạt một ý tương, một khái
niệm hay biểu tượng. Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập
cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt, đây là tiêu biểu cho sự
phát minh của tiếng Latinh. Nó thể hiện sự gắn kết của hai lình vực kì thuật và kiến
thức.
31
Hiện nay, khi khoa học và công nghệ phát triển đến trình độ cao, trong các
lĩnh vực khoa học, thuật ngữ thông tin cũng có những cách hiểu khác nhau khi sử
dụng đến nó. Trong báo chí , thông tin được dùng để nói về chất liệu ngôn ngữ
sống, sự miêu tà, cáu chuyện kể, bang chứng, chỉ cần nó thể hiện một nhân tố của
thực tại. Ví dụ: khi ta sử dụng thông tin để nói về câu chuyện do nhà báo kể lại bao
gồm một hoặc một số sự kiện. Trong trường hợp khác lại dùng để chỉ đơn vị cơ
bản của thông tin theo hộ thông số nhị phân trước khi nó được chiếu vào một mạng
dữ kiện. Trường hợp sau, theo các nhà khoa học thì nó là giá đỡ cho các kiến thức
và các truyền thông trong lĩnh vực kĩ thuật, kinh tế và xã hội. Những cách sử dụng
khác nhau này gây nên sự lúng túng, bởi vì thông tin, theo cách hiểu thông thường
là “biểu tượng của thực tại”.

IT
Trong cách sử dụng khái niệm thông tin của giới báo chí, để hiểu rõ ràng
hơn, chúng ta hãy thử phân biệt sự khác nhau giữa ba lĩnh vực lốn có mối quan hệ
và hỗ trợ nhau trong truyền thông là truyền thông đại chúng, viễn thông và tin học.
PT
Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, các thành viên của nó hoạt cỉộng chủ
yếu dựa trên nội dung của các thông điệp, nhất là khi tiếp xúc với công chúng.
Người ta gọi đó là thông tin chất lượng.

Trong lĩnh vực viễn thông, toàn bộ hoạt động của nó là nhàm mục đích vận
chuyển và đãm bảo tính chính xác của các thông điệp, đó là tính tương tác của
thông tin nhờ việc đưa vào mạng.

Cuối cùng, từ yêu cầu về các điểu kiện để sản xuất trí tuệ dựa trên hình thái
chính thức của các thông tin, đã ra đời bộ môn thông tin học. Có thể coi lĩnh vực
này là cách thức xử lí thông tin phần mềm, nghĩa là thông tin dưới hỉnh thức sô.

32
Những đặc tính trên đây cho phép chúng ta hiểu rằng, khái niệm thông tin
trong khoa học - kĩ thuật được dùng để chỉ hình thức vật chất của thông tin mà nó
chuyên chỏ, cũng như thông tun chất lượng, tức là ý nghĩa của thông tin đó.

Sự phân biệt giữa hình thức và nội đung của thông tin, được các nhà tin học
nhấn mạnh, dẫn đến một vấn đê cốt lõi: hình thái vật chất CỈO thông tin phần mềm
thể hiện có thể chuyển tải và xử lí thông tin chất lượng mà không làm sai lạc nội
dung của nó.

Nếu chúng ta xem xét công việc của các nhân viên phục vụ trong các lĩnh
vực truyền thông, viễn thông và tin học sỗ thấy sự khác nhau rất rõ. Các nhân viên
trong lĩnh vực này bao gồm nhà báo, đạo diễn, nghệ sĩ, cố vấn chính trị, nhà quảng

IT
cáo... Họ được đào tạo vể khoa học xã hội và nhân văn và những quy tắc thực hành
của khoa học lập luận. Những vấn để liên quan đến con người là nguồn cảm hứng
chính của họ. Các thành viên trong các cơ quan truyền thông đại chúng, như các
nghệ sĩ thể hiện chẳng hạn, về quan niệm giá trị cũng như về phong cách sống rất
PT
gần với tầng lớp nghệ sĩ sáng tạo. Họ nằm trong dòng chảy của di sản nhân văn.
Thông tin là mục tiêu để họ sáng tạo không ngừng. Nếu nhìn vào chưởng trình đào
tạo nhân viên cho lĩnh vực truyền thông, chúng ta sẽ thây rất rõ sự nổi trội của tính
chất “lập luận” cốt lõi này. Trong thế giới của lĩnh vực truyền thông
(communication), các yếu tố kĩ thuật như viễn thông và tin học chỉ đóng vai trò
công cụ. về phương diện quan hệ xã hội, kĩ thuật được đặt ra ngoài pham vi hoạt
động sáng tạo .

Tóm lại, cùng sử dụng thuật ngữ thông tin, nhưng khái niệm thông tin mà
các nhà báo sử dụng hoàn toàn khác với những khái niệm thông tin mà các nhà kĩ
thuật viễn thông xử lí, hoặc thông tin mà các nhà tin học chế tạo.

33
Trong lí luận báo chí, khái niệm “thông tin” cũng đang tồn tại hai cách hiểu:
Một là, tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Hai
là, sự loan báo cho mọi người biết. Theo cách hiểu thứ nhất, thông tin thể hiện tính
chất khởi đầu, khởi điểm (tương tự với khái niệm hình tượng trong nghệ thuật,
hàng hoá trong kinh tế - chính trị v.v...). Đây chính là một đặc trưng cơ bản của
báo chí nói chung. Còn theo cách hiểu thứ hai là sử dụng các phương tiện kĩ thuật
hiện có để truyền đạt kết quá sáng tạo của nhà báo ra thế giới xung quanh. Như vậy
thì thông tin cũng chính là chức năng của báo chí (theo nghĩa là sử dụng phương
tiện kĩ thuật để phổ biến kết quả lao động sáng tạo của nhà báo). Sau đây, chúng ta
hãy tìm hiểu khái niệm thông tin với tư cách là đặc trưng của báo chí .

Trong hoạt động báo chí , thông tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện
IT
mục đích của mình. Thông tin trở thành "cầu nối" giữa báo chí và công chúng. Nó
là "dụng cụ làm việc" của nhà báo, với sự giúp đỡ của dụng cụ đó, những công
việc đa dạng và quan trọng được thực hiện. Có thể coi những công việc của báo chí
PT
như một hệ thống xã hội đặc biệt. Đó là lí do giải thích tại sao báo chí lại bao gồm
tất cả các phương tiện thông tin thuộc những loại hình khác nhau (phát thanh,
truyền hình, báo, tạp chí và các phương tiện hỗ trợ khác) và ở những cấp độ khác
nhau (từ trung ương đến địa phưởng), với ý nghĩa là "các phương tiện thông tin đại
chúng”.

Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ "thông tin” có nhiều cách sử dụng khác
nhau. Có trường hợp, các nhà báo sử dụng nó đế biểu thị tính chất chung nhất của
các thông báo ngắn, không kèm theo lòi phân tích, bình luận về một sự kiện mới
(như tin vắn hay tin ngắn). Trong trường hợp khác, nó được dùng để chỉ tất cả các
thể loại được dùng đế ghi chép những sự kiện, hiện tượng mới như: tin tức, tường
thuật, phỏng vấn... Nhiểu khi một tin ngắn cũng được gọi là "thông tin" (Ví dụ: tôi
vừa nhận được một thông tin quan trọng). Đây là cách hiểu theo nghĩa hẹp, vì tin

34
trên báo chí chỉ là một phần nhỏ của tất cả các tư liệu được công bố". (Một chương
trình thời sự của đài truyển hình, bản tin mới của đài phát thanh hay “tin tức thế
giới” trên các báo...). Nhưng bất cứ tác phẩm báo chí nào (tin vắn, phim tài liệu, tin
của đài phát thanh...) cũng đểu chứa đựng thông tin. Mặt khác, các tiêu đề cũng
hàm chứa một lượng thông tin nhất định: vị trí của tác phẩm trên các cột báo,
chương trình truyền hình, giọng đọc của phát thanh viên, các cỡ chữ hay cách xếp
chữ trên các tờ báo... dường như chúng đểu có chứa đựng thông tin, nghĩa là chúng
đều có tác dụng làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn nhưng vẫn giữ nguyên phần tư liệu
của nó. (Ví dụ như cỡ chữ của một bài báo có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng
của thông tin chứa đựng trong bài báo đó). Tóm lại, "thông tin" là cách gọi truyển
thông trong nghề báo, theo nghĩa chính xác nhất của từ này thì đó là "thông tin sự

IT
kiện". Ngoài ra, trên báo, trong chương trình phát thanh hay trên vô tuyến truyền
hình còn có "thông tin lí luận", "thông tin giải thích", "thông tin nghệ thuật" v.v...

Thuật ngữ "thông tin” còn có cách hiểu rộng hơn. Để hiểu thuật ngữ này một
PT
cách đầy đủ, đòi hỏi phải xem xét từ sự ứng dụng riêng biệt. Chúng ta có thể gọi
"toàn bộ các tác phẩm”, hay “hệ thống những tin tức”... là thông tin. Như vậy,
thuật ngữ “thông tin” nhiều khi còn được hiểu như một danh từ tập hợp.

Trong hoạt động báo chí, khi tim hiếu vềkhái niệm thông tin cần đật nó
trong mối liên hệ trực tiếp với vấn đề hiệu quả, tức là ảnh hưởng trực tiếp của
thông tin đối với công chúng, hướng dẫn nhận thức và giáo dục đạo đức cho họ để
họ có hành động đúng đắn. Vì vậy, có thể đồng tình với định nghĩa: Thông tin là
phần tri thức được sử dụng đê định hường, tác động đến những hành động tích cực
và quản lí xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điểm phẩm chất, sự hoàn
thiện và sự phát triển hệ thống. (Như là phương tiện tác động trong mối quan hệ
báo chí - công chúng).

3.2. Phân biệt các đặc trưng thông tin


35
Khách quan, chân thật và nhân văn là những nguyên tắc quan trọng trong
hoạt động của báo chí. Uy tín của báo chí khi thông tin có được là nhờ các chủ thể
lãnh đạo, quản lý, cung cấp thông tin chính xác, rõ bản chất về các sự kiện, vấn đề
xảy ra.

Đảm bảo thông tin khách quan, chân thật đòi hỏi nhà báo phải thực sự
nghiêm túc trong lao động báo chí. Bên cạnh đó, tri thức, trí tuệ, bản lĩnh và đạo
đức nghề nghiệp là thước đo để nhà báo thông tin khách quan, chân thực về các sự
kiện, vấn đề xảy ra trong đời sống nói chung.

Tính khách quan, chân thật trong thông tin báo chí cần phải thể hiện rõ
khuynh hướng và lợi ích chính trị rõ ràng và phù hợp với đông đảo nhu cầu tiếp

vận động và phát triển xã hội.


IT
nhận thông tin của công chúng xã hội; đồng thời phải phù hợp với quy luật của sự

Mặt khác, tính khách quan, chân thật trong thông tin cần thể hiện rõ ở kỹ
năng tác nghiệp của nhà báo thông qua việc lựa chọn đề tài, sự kiện, vấn đề, sự vật,
PT
sự việc, hiện tượng, con người, chi tiết và nguồn tin tiếp cận. Lúc này, việc thông
tin khách quan, chân thật lại xuất phát từ chính quan điểm, chính kiến của nhà báo,
dựa trên lập trường tư tưởng và thiết chế xã hội mà cơ quan báo chí và nhà báo đó
phục vụ. Tính khách quan, chân thật khi thông tin báo chí còn phụ thuộc vào khả
năng và phong cách sử dụng ngôn ngữ biểu đạt thông tin của mỗi nhà báo.

Thông tin báo chí đảm bảo tính khách quan, chân thật nhưng phải đảm bảo
tính công bằng và nhân văn. Báo chí công bằng là thông tin không thiên vị nhằm
đạt lợi ích nhóm. Báo chí thông tin mang tính nhân văn là phải đảm bảo các hệ giá
trị chung mang tính cộng đồng, dân tộc và bản sắc văn hóa. Hệ giá trị này có ý
nghĩa quan trọng đối với xã hội. Báo chí phải phản ánh được các giá trị văn hóa,
góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa và sự sáng tạo của con

36
người, vì con người. Những đóng góp của báo chí đối với xã hội đã làm cho công
chúng gần hơn với báo chí và tạo được niềm tin với báo chí và chủ thể lãnh đạo,
quản lý xã hội. Thông tin chân thật, khách quan, công bằng và nhân văn là nguyên
tắc hoạt động cao cả của báo chí và mỗi nhà báo cách mạng.

Trong thực tiễn hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay, báo chí đã đạt được
những thành quả nhất định. Báo chí phản ánh nhanh chóng, kịp thời, khách quan,
chân thật, công bằng và nhân văn về các sự kiện, vấn đề liên quan. Chủ trương,
chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến được báo chí phản
ánh kịp thời, sâu rộng, góp phần thuận lợi cho việc quản lý xã hội đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, báo chí còn kịp thời phát hiện những tấm gương tiêu biểu, điển hình
trong công tác đảm bảo và an toàn xã hội hội để nhân rộng phong trào quần chúng
IT
bảo vệ an ninh Tổ quốc, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội. Báo chí còn kịp thời
phản ánh tâm tư, nguyện vọng, chính kiến xác đáng của quần chúng nhân dân về
các vấn đề liên quan.
PT
Bên cạnh những thành tựu của báo chí thông tin, trên một số sản phẩm báo
chí vẫn còn xuất hiện, thậm chí ngày càng nhiều những thông tin “cướp, giết,
hiếp”, xâm phạm đời tư của cá nhân, tổ chức; thông tin mô tả ly kỳ, rùng rợn, tạo
sự giật gân, câu khách, vi phạm tính khách quan, chân thật và nhân văn, gây ảnh
hưởng đến dư luận và niềm tin của công chúng đối với xã hội. Một số ấn phẩm phụ
của các cơ quan báo chí ngành, đoàn thể chạy theo xu hướng thương mại hóa báo
chí, bị tác động, chi phối bởi những mặt trái của cơ chế thị trường dẫn đến việc tổ
chức các sản phẩm dày đặc những thông tin vụ án, chuyện tình cảm ướt át, những
điều lập dị… làm cho công chúng mất niềm tin, cảm giác như đang phải sống trong
một xã hội bất an với những tệ nạn xã hội nghiêm trọng; những cảnh đầu rơi máu
chảy, huynh đệ tương tàn; cảnh mất lương tri, đảo lộn giá trị đạo đức trong quan hệ
vợ chồng, gia đình, dòng họ, đồng nghiệp và các quan hệ xã hội.

37
Việc đi sâu vào khai thác, thông tin giật gân, câu khách đã tạo cơ hội cho kẻ
xấu lợi dụng để tuyên truyền các luận điệu sai trái về chế độ, vai trò lãnh đạo, quản
lý của các cơ quan công quyền liên quan đến lĩnh vực đời sống xã hội; lợi dụng để
bôi nhọ, làm xấu đi hình ảnh những người làm nhiệm vụ thực thi pháp luật. Kẻ xấu
cố tình tạo ra sự chia rẽ của công chúng với báo chí, bởi từ những thông tin “con
sâu bỏ rầu nồi canh” của một bộ phận người làm báo thiếu lương tri, đạo đức nghề
nghiệp để công chúng xa rời báo chí, tìm đến và tin cậy những thông tin trôi nổi,
không chính xác, khách quan của các “nhà báo công dân” từ các diễn đàn mạng xã
hội trên internet. Với các nhà báo thiếu tính chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội,
đạo đức nghề nghiệp thì những nguồn tin được cá nhân đưa lên internet lại trở
thành chất liệu “sáng tạo” của họ. Hậu quả là những thông tin được báo chí đăng

IT
tải do thiếu thẩm định nguồn tin để đảm bảo tính chân thực, khách quan và tính
nhân văn sẽ làm mất niềm tin của công chúng với báo chí và chế độ xã hội.

3.3. Các phạm trù thông tin


PT
Một là: tính độc đáo của thông tin. Sự biểu hiện của tính độc đáo rất
đơn giản. Đó là cái mới của thông tin. Cái mỏi là cái mà công chúng chưa biết.
Nhưng cái mới không phải là yếu tố" duy nhất thể hiện tính độc đáo. Cùng với sự
đòi hỏi tất yếu của cái mới, có thể tái hiện thông tin cũ đã bị lãng quên, giúp cho
còng chúng có thêm tư liệu để nhận thức tốt hơn sự kiện mỏi. Sự so sánh với
những cái đã biết sẽ giúp cho công chúng nhận thức cái mới tôt hơn để giải quyết
những vấn đề trước mắt, trả lời những cảu hỏi mới. Khi dùng lại những thông tin
cux, cần được hệ thống hoá rõ ràng hơn, đầy đủ hơn và nghiêm túc hơn những
thông tin mà công chúng đã biết trưốc đây. Những thông tin được nhắc lại chỉ có
thể trở nên độc đáo và sắc sảo với điều kiện là được phản ánh lại trong những mối
liên hệ mới, tư liệu mới và hình thức mới... Việc sử dụng lại thông tin cũ là nhằm
mục đích tạo điều kiện cho công chúng so sánh, đối chiếu... để tiếp nhận cái mới

38
dễ dàng và có hiệu quả hơn, vì nhận thức cái mới, muôn có hiệu quả, cần liên hệ
với những cái đã biết để làm chỗ dựa cho sự nhận thức và cách đánh giá mới.
Những thông tin được nhác lại sẽ vô bổ, thậm chí có hại khi cái mới, cái độc đáo bị
"chìm" đi trong một loạt những cái cũ; khi cái cũ không đóng vai trò bổ sung mà
lại cản trở việc nhận thức cái mới.

Hai là: tính đại chúng (dễ hiểu). Để công chúng nhận thức nội dung tác
phẩm tương ứng với ý đồ của tác giả, đòi hỏi ngôn ngữ của báo chí (cách thể hiện,
cách viết, nhịp điệu...) phải được công chúng nhận thức đầy đủ. Nhà báo phải biết
cách tiếp xúc với công chúng và nói với họ bằng chính ngôn ngữ của họ. Yêu cầu
về tính đại chúng của tác phẩm đòi hỏi nhà báo phải hiểu được trình dộ của công
chúng truyền thông. Điều đó dẫn đến những mục tiêu sau đây:

a.
IT
Trong tác phẩm của mình, nhà báo nên sử dụng những từ có ý nghĩa
đầy đủ và dễ hiểu để công chúng có thể hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó,
kể cả khi tách nó ra khỏi bài báo.
PT
b. Nhà báo phải hiểu được thói quen xúc cảm của công chúng (thói quen
riêng hoặc là sự kế thừa). Ý thức được điều này sẽ giúp cho nhà báo sử dụng ngôn
ngữ thích hợp để phản ánh sinh động nội dung tác phẩm (có thể sử dụng các
phương pháp như so sánh, đốì chiếu, và các kiểu tu từ...) Khi sử dụntg những
phương tiện này cần đạt được mục đích là khêu gợi phản ứng xúc cảm của họ.

c. Phải chú ý đến những ”mật mã văn hoá” mà công chúng đang quan
tâm như các sự kiện lịch sử, hình tượng hay đề tài nghệ thuật, tục ngữ, ngạn ngữ
hay những từ ngữ đẹp...

Nếu không thực hiện được nguyên tắc tính đại chúng của "ngôn ngữ” sẽ dẫn
đến tình trạng là công chúng không hiểu được tác phẩm. Thậm chí có thể có những
hậu quả nghiêm trọnig như khi người đọc không hiểu được thì tác phẩm không có

39
giá trị, có thể họ còn tỏ ra bực bội, hoài nghi cả nguồn gốc bản tin. Từ đó có thể
xuất hiện tâm lí thiếu tin tưởng, hoài nghi cả cơ quan báo chí .

Ba là: tính hợp thời (đúng lúc). Những tác phẩm báo chí xuất hiện đúng lúc,
đáp ứng được nhu cầu của công chúng và sự quan tâm của họ trong thời điểm đó
thì tác phẩm sẽ có giá trị hơn Sự hấp dẫn của hài báo sẽ tạo sự hứng thú ở người
đọc, làm cho họ chú ý đến thông tin nhiều hơn, gây xúc cảm và khơi dậy niềm
mong muôn tìm đên nguồn gốc của nó. Vì vậy, nếu biết được nhu cầu của công
chúng sẽ là điều kiện cần thiết đế các nhà báo hoạt động nghiệp vụ thú vị hơn và
có hiệu quả hơn, tạo nen những thông tin cẩn thiết, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của
đóng đảo công chúng. Hiện nay, công tác báo chí yêu cầu mỗi tác phẩm đảm bảo
hai mặt: thoả mãn nhu cầu và thoả mãn lợi ích của người tiếp nhận thông tin. Đó
IT
cũng chính là mục đích hoạt động của giới báo chí . Nếu làm khác đi, chẳng hạn
như coi thường những gì công chúng đang quan tâm thì báo chí sẽ không thể thực
hiện được mục đích của mình. Một tác phẩm báo chí sẽ không có hiệu quả nếu
PT
những thông tin làm nên tác phẩm đó chỉ hướng theo một dự định là chỉ thoả mãn
nhu cầu hoặc chỉ thoả mãn lợi ích.

Muốn cho thông tin của một tác phẩm có giá trị cao và mang lại hiệu quả
như mong muôn thì việc đạt được cả ba yêu cầu về tính độc đáo, tính đại chúng và
tính hợp thời là điều kiện quyết định. Trong đó tính độc đáo và tính hợp thời là
quan trọng nhất. Thông tin của tác phẩm sẽ mất giá trị nêu bỏ qua một trong hai
yêu cầu này.

Một loạt yêu cầu để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn của tác phẩm mà chúng ta
vừa tìm hiểu trên đây là những nhân tô" tạo nên hiệu quả. Yếu tố ngữ nghĩa và cấu
trúc tác phẩm (hệ thống tác phẩm) là điều kiện cần thiết và là nhân tố tác động đến
hiệu quả. Nó đảm bảo giá trị thực tế của tác phẩm.

40
Khía cạnh ngữ nghĩa của thông tin: Đánh giá giá trị thực tế của tác phẩm là
cách nhìn nhận "sức mạnh" của nó trong việc hình thành nhận thức và khuynh
hưỏng đạo đức của quần chúng, nghĩa là vai trò của tác phẩm trong việc điều khiển
đòi tượng tiếp nhận thông tin. Điểu này yêu cầu nhà tuyên truyển phải đồng thời là
nhà giáo dục của nhân dân lao động. Nhưng sự tác động của thông tin báo chí dể
hình thành nhân sinh quan và thế giói quan của quảng đại quần chúng chỉ có thể
giải quyêt bằng cách tái tạo bức tranh về thực tại của xã hội trong nhận thức của
họ. Bức tranh đó tái tạo hiện thực bằng kết cấu Nhưng hình ảnh tồn đọng của nó
(mô hình bên trong của thế giới bên ngoài). Bức tranh đó điểu chỉnh mối quan hệ
của con người với hiện thực. Cho nên thông tin báo chí chỉ có kết quả trong công
tác giáo dục khi nó phản ánh đúng và đủ hiện thực cuộc sống. Để hiểu được bản

IT
chất của các môi quan hệ giữa tác phẩm và hiện thực cuộc sống được phản ánh
trong đó cần coi trọng khía cạnh ngữ nghĩa của thông tin.

Khi phản ánh đời sống thực tiễn của xã hội, báo chí cần có sự diễn đạt ngữ
PT
nghĩa tương ứng. Điểu này đòi hỏi sự phản ánh phải chính xác và toàn diện. Hai
tính chất này đảm bảo cho háo chí giữ được tính khách quan và chân thật. Đó củng
chính là đưòng lối thông tin mà một nền báo chí tiến bộ và nhân đạo luôn luôn
hướng tới. Thực hiện được yêu cầu này trong hoạt động báo chí sẽ tạo điểu kiện
cho công chúng hiểu đúng đắn và sâu sắc các hiện tượng, quy luật, hệ thống và các
khuynh hướng của đời sống xã hội. Từ đó xuất hiện lòng nhiệt tình đốì với các
công việc xã hội và lòng trung thành đốì với Tổ quốc.

Sự chính xác của thông tin là điểu kiện để cung cấp cho công chúng một bức
tranh hiện thực vừa phong phú vừa đa dạng, có thể tác động tới mọi phía của nhận
thức. Ý niệm của công chúng về các sự kiện là xuất phát điểm. Bởi vì muôn có sự
định hướng, trước hết phải hiểu "cái gì". Không thể có sự định hướng khi công
chúng chưa biết cái gì đã xảy ra, xảy ra như thếnào, nó xảy ra lúc nào và lan rộng

41
tới dâu, nó có ý nghĩa gì dối vói xã hội?... Như vậy, việc mô tả hiện thực cuộc sống
là bước đẩu tiên. Trong quá trình mô tả cần chú ý tới tính mục dich của nó. Tính
mục đích phải gây được ấn tượng mạnh nhằm phục vụ cho tính định hướng của tác
phẩm. Những tin tức được thực hiện như vậy gọi là thông tin phản ánh.

Thông tin phản ánh là phương tiện giúp cho công chúng hiểu được "cái gì".
Tính chân thật của báo chí sẽ thuyết phục cóng chúng tin vào những gì mà báo chí
đã phản ánh, hướng họ tỏi những ý nghĩ và hành động cụ thể. Làm được điểu này,
báo chí tự nó đã mang những thông tin có tính chất hướng dẫn.

Khi công chúng đã hiểu "cái gì”, họ có những đánh giá về giá trị của chúng.
Bởi vì người đọc, khi đã xem xét tình hình thực sự của sự vật, thường thì họ sẽ nêu

IT
lên những nhận xét về sự vật đó theo một quan điểm nhất định. Một tác phẩm báo
chí , khi tái hiện hiện thực khách quan, gây nên sự chú ý và nhận xét của người
đọc có nghĩa là đã tạo nên những thông tin giá trị.

Sau khi đã xem xét và đánh giá giá trị của tác phẩm, do mong muôn thực
PT
hiện ý định, công chúng sẽ nêu lên những những khái niệm cụ thể về phưởng thức
hành động. Có nghĩa là do ảnh hưởng của thông tin, họ sẽ suy nghĩ về những tiêu
chuẩn cho công việc thực tế. Có thể gọi đó là những thông tin tiêu chuăn.

Như vậy là trong một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh, chúng ta có thể nhận
thảy những thông tin phản ánh và những thông tin hướng dẫn, còn thông tin có tính
chất giá trị và tính chất tiêu chuẩn là cái mà công chúng rút ra cho riêng mình sau
khi. đã tiếp nhận đầy đủ các thông tin phản ánh và thông tin hướng dẫn, có thể coi
đây là hộ quả của quá trình tiếp nhận. Hệ quảnày phụ thuộc rất nhiêu vào vốn tri
thức của mỗi người và địa vị xã hội của họ. Nếu một tác phẩm báo chí đã được
công chúng đọc nhưng họ không rút ra được những giá trị của tác phẩm và nêu lên

42
những tiêu chuẩn cho hành động thì chắc chắn rằng tính chất phản ánh và tính chất
hướng dẫn của thông tin chưa đạt được yêu cầu như mong muốn.

IT
PT

Chương IV: Các loại hình báo chí truyền thông

4.1. Báo in

4.1.1. Khái niệm, đặc điểm, sơ lược lịch sử ra đời

Ở những quốc gia rộng lốn thời cố đại, hình thức tuyên truyền miệng không
đáp ứng được nhu cầu thông tin rộng lớn trong công chúng, một hình thức hoạt
động mới ra đời: Công văn bằng chữ viết. Những bản tin khẩn cấp có hình dạng

43
như những quyển sổ chép tin tức. Thời các Vương triều Ai Cập cổ đại đã xuất hiện
loại “báo” chỉ thảo (viết trên lá cây, ván gỗ, vỏ cây...) cho mọi người đọc. Ở các
nước La Mã cổ đại (từ thế kỷ I trước Công nguyên đến thế kỷ IV sau Công
nguyên) đã “xuất bản” những bản tin tống hợp như “Acta publica’' , “Acta diurma
popuri Rômani” để đăng lại những chỉ thị, sắc lệnh của Xeda.

Ở Trung Quốc từ thê kỷ thứ III trước Công nguyên đã xuất hiện kỹ thuật in.
Vua Tấn Thuy Hoàng đã cho khắc trên những mảnh than tre những tác phẩm thời
cổxưa; phương pháp khác trên gỗ này sau đó được lan truyền phổ biến trong xã
hội. Nghề in ở Trung Quốc đã xuất hiện vào đời Tống thế kỷ thứ X, lúc đó, người
ta khắc các nét chữ lên một tấm gỗ, sau mặt gỗ được trát bằng một thứ bột nhão để
in lên giấy. Sang thế kỷ XI, cũng ở Trung Quốc một kỹ thuật ấn loát ra đời: thay vì
gỗ, người ta dùng thạch cao. IT
Ở Việt Nam, theo truyền thuyết nghề in có từ rất sớm. Vùng đồng bằng sông
Hồng, đặc biệt ở Hà Nội, làng Bưỏi, làng Láng có nghề làm giấy nổi tiếng từ rất
PT
lâu. Có thuyết cho rằng, đất Luy Lâu xưa, một trung tâm Phật giáo từ thê kỷ I đến
thế kỷ III đã khắc in Kinh Phật.

Ở Nhật Bản, trước khi xuất hiện kỹ thuật in ấn, đã có các “tờ báo” bằng đất
sét nung có khắc tin tức. Tấm bảng đất sét nung cổ nhất được tìm thấy ở Nhật Bản
có từ năm 1615.

Ở Anh Quốc từ năm 1615 đã có những bản tin viết tay. Dưới thời Nga
Hoàng, ở Nga đã có bán tin gọi là “Colocol”- (Đồng hồ chuông ra đời năm 1621).

Ở châu Âu, mặc dù kỹ thuật ấn loát ra đời sau Trung Quốc, nhưng những cải
tiến tiếp theo sau phát minh đầu tiên của Gu- ten-béc (Gutenberg) đã khiến cho
ngành này nhanh chóng phát triển, từ việc sử dụng gỗ chuyển sang việc sử dụng sắt
và đồng, rồi từ chỗ in bằng máy thủ công chuyển sang in bằng máy sử dụng động

44
lực máy hơi nước...vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nhờ đó mà công suất in
cũng không ngừng tăng lên: từ chỗ một chiếc máy mỗi ngày in được vài trăm tờ
giấy, lên tới khoảng 3.000 tờ một ngày vào đầu thế kỷ XIX. Chính điểu này đã cho
phép ra đời những tờ Nhật báo có số lượng ấn bản ngày càng lớn đã phát hành rộng
rãi.

Thê kỷ XVI-XVII, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh, buôn bán giữa các
nước tăng lên, từ đó đã làm nảy sinh nhu cầu tin tức và thương mại và những tin
tức khác về tình hình trong nước và trên thế giới. Sau đó báo chí đã hình thành và
phát triển với những tham vọng của giai cấp tư sản. Do vậy, ngay từ đầu, họ đã sử
dụng kỹ thuật ấn loát cho việc xuất bản báo chí với mục đích thương mại. Không
phải ngẫu nhiên mà tờbáo “Ga-đét-ta” (“Gazette ) từ tiếng Italia là “Gazzetta” lại
IT
liên quan đến tên gọi của nước này.

Những tờ báo in được phát hành định kỳ đã xuất hiện từ đầu thếkỷ XVII ở
châu Âu, trước hết dành cho các nhà buôn. Nội dungchủ yếu của nó đăng tải những
PT
tin tức về cách buôn bán, giá cả nguồn hàng, sự dao động về giá hàng, tình hình thị
trường trong nước và thế giới. Sự phát triển của kỹ thuật in ấn đã cho phép các nhà
xuất bản đáp ứng được mối quan tâm của giai cấp tư sản đang cần nhu cầu những
thông tin kinh tế.

Đển thê kỷ XIX báo chí thực sự trỏ thành vũ đài của cuộc đấu tranh chính trị
- tư tưởng gay gắt. Các giai cấp thông trị đã sử dụng báo chí như một công cụ, vũ
khí sắc bén để gây ảnh hưỏng của mình và phân chia quyền lợi giai cấp. báo chí trở
thành lĩnh vực quan trọng trong đời sông chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Năm
1836 tờ báo chí nh trị-văn học “La Presse” của Pháp ra đời, mở đầu cho kỷ nguyên
báo ngày.

45
Tiếp đến là sự xuất hiện báo “Sông Ranh mới” (1848-1849) do C.Mác sáng
lập và Ph. Angghen là người cộng tác đắc lực đã khai sinh ra một nền báo chí kiểu
mới - báo chí Cách mạng. Nền báo chí này có khuynh hướng tiến bộ và cách mạng
nên đã gây ảnh hưởng to lớn tới nhiều nước trên thế giới như: Nga, Pháp, Italia,
Hunggari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Trung Quốc... tích cực đấu tranh cho lợi ích của
nhân dân lao động và sự tiến bộ của xã hội.

Cùng với kỹ thuật ấn loát, vai trò của báo chí ngày càng tăng. Vào cuối thế
kỷ XIX phim ảnh được chế tạo. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX radio và truyền
hình ra đời. Sự ra đời của loại hình báo chí mới này đã tạo bước phát triển về chất,
làm phong phú và đa dạng hơn các loại hình báo chí , góp phần đáp ứng nhu cầu
thông tin - giao tiếp ngày càng cao của xã hội. Đến cuối những năm 40 của thế kỷ
IT
XX thì radio, truyền hình và các phương tiện khác đã trở thành phố biến và không
thế thiếu được trong đời sống hàng ngày của nhân dân.

Ở Việt Nam, báo chí chỉ xuất hiện từ khi quân đội Pháp chiếm được Nam
PT
Kỳ và bắt đầu thiết lập chế độ thuộc địa ở nước ta, khoảng giữa thế kỷ XIX. Tờ
báo in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên là tờ “Gia Định báo” số 1 ra đời ngày
15/4/1865. Xét về tính chất thì tờ Gia Định báo là một cơ quan thông tin chính thức
của nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam.

Đặc biệt, một sự kiện lớn trong nền báo chí cách mạng là sự ra đời của tờ
“Thanh Niên” do Nguyễn Ái Quốc thành lập, được in ở Quảng Châu, Trung Quốc
rồi phát hành ở nước ngoài và đưa vào trong nước. Số 1 ra ngày 21/6/1925 và nay
đã chọn làm ngày báo chí Việt Nam. Sau đó là hàng loạt tờ báo khác ra đời góp
phần vào việc tuyên truyền, giáo dục và tổ chức những phong trào yêu nước, giải
phóng dân tộc.

46
Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đặc biệt là thời kỳ đối mới báo chí nước ta
đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng, nội dung và hình
thức, về quy mô và tính chất. Theo tài liệu của Bộ Văn hóa - Thông tin, tính đến
tháng 10 năm 2001, cả nước có 11 ngàn nhà báo với 486 cơ quan báo chí , trong
đó có 153 tờ báo và 333 tạp chí với 606 ấn phẩm; 68 đài phát thanh, truyền hình
Trung ương và địa phưởng, một hãng thông tấn, 44 nhà xuất bản, 46 nhà cung cấp
thông tin trên mạng Internet (ICP)... Tất cả tạo nên một hệ thống truyền thông đại
chúng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh.

Ngày nay, thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
mạnh mẽ, trong xu thế toàn cầu hoá truyền thông đại chúng, vai trò của báo chí
ngày càng được coi trọng và nâng rao. Hiểu được vai trò và tác dụng của nó chúng

triển của báo chí.


IT
ta phải tìm hiểu các đều kiện và yếu tố có tính quyết định cho sự ra đời và phát

4.1.2. Xu hướng phát triển của báo in


PT
Sự thay đổi trong cách trình bày: Báo in cổ điển trước đây được định dạng là
một loại báo viết trên giấy chuyên dụng, khổ to. Một bài có tít chính, sapo, các tít
phụ. Khi trình bày vào trong trang báo thì chỉ thấy toàn chữ rất ít hình ảnh mà nếu
có thì cũng chỉ là ảnh nhỏ theo kiểu ảnh chân dung. Kiểu làm báo ấy đã trở nên lỗi
thời trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Cái đầu tiên đập vào mắt độc giả đó là hình thức của tờ báo. Rõ ràng so với
truyền hình và báo mạng thì báo in khó mà cạnh tranh được về mặt hình ảnh.
Những thay đổi đầu tiên bắt đầu từ hình thức vì hình thức là yếu tố đầu tiên thu hút
người đọc.

Hình thức trang báo bao gồm các yếu tố như: măng sét, khổ báo, chữ, đường ranh
giới, khung, nền, biểu tượng mục, tranh ảnh, màu sắc.

47
Măng sét (tên báo): là phần in cỡ chữ lớn, thường được trình bày ngay đầu
trang nhất, gồm: cơ quan chủ quản, huy chương, khẩu hiệu, số xuất bản, trụ sở,
điện thoại, giá bán…Tên báo được lựa chọn, thiết kế chuẩn mẫu và giữ ổn định
song măng sét không phải là yếu tố bất biến. Sự thay đổi măng sét sẽ tạo nên một
sự thay đổi lớn đối với tờ báo và nếu phù hợp, hiện đại thì nó sẽ như luồng gió thổi
hồn vào các trang báo. Một măngsét đơn giản, hợp lí, được thiết kế công phu, tính
đến mọi hiệu quả mảng phối, sự phù hợp giữa các dáng chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu
sắc… đảm bảo tính thẩm mỹ cao là một yêu cầu đối với măng sét báo.

Khổ báo: Có ba loại khổ chính là A2= 420x594, khổ vừa A3=297x420, khổ
nhỏ A4=210x297. Theo quan điểm truyền thống, những tờ báo khổ lớn là đại diện
cho dòng báo chất lượng cao. Nhưng việc đi tiên phong trong việc thu hẹp khổ của
IT
tờ báo trong những năm vừa qua đã chứng minh một điều: mọi quan điểm truyền
thống đều có thể thay đổi. Những tờ báo tiên phong là những tờ nổi tiếng như The
Telegraph, Finalcial Times (Anh), tờ Metro (Tàu điện ngầm)… Đây là sự đổi mới
PT
về hình thức để tạo một sự “tiếp cận” ban đầu thật ấn tượng với độc giả. Và phản
ứng của độc giả rất tốt, lượng báo phát hành lớn chính là những thành công của
công cuộc đổi mới này. Tờ báo đi đầu trong xu hướng này là tờ Independent của
Anh. Trong năm 2003, tờ này giới thiệu một ấn bản khổ nhỏ, bán song song với ấn
bản khổ lớn để khẳng định với độc giả rằng nội dung không hề thay đổi. Người đọc
yêu mến tờ khổ nhỏ vì sự tiện lợi của nó, đặc biệt là trên các chuyến tàu. Tirage
của Independent đã tăng 15% mỗi năm, và chỉ trong vòng dăm ba tháng sau,
người ta không còn thấy bóng dáng Independent khổ lớn đâu nữa.

Tờ Times của London uy tín cũng lựa chọn cách này. Kết quả rất khả quan tỉ
lệu tirage -8% trên một năm thành gần dương 3% một năm.

48
Tờ Guardian, một trong những tờ nhật báo chính thống đáng tôn trọng nhất
nước Anh, cũng đã tuyên bố đổi tờ báo sang “hình thức gọn nhẹ” (một thuật ngữ
mà ban biên tập tờ này thay cho từ “khổ nhỏ”).

Tờ Wall Street Journal châu Âu là một cái tên nổi tiếng nhưng lại làm ăn
thua lỗ. Và tháng 10/2005 tờ báo đã biến thành tờ khổ nhỏ.

85 tờ báo đã chuyển đổi sang báo khổ nhỏ từ 2001 đến năm 2005 có 28 tờ
báo nữa đã chuyển sang dạng báo khổ nhỏ hơn đăng tin vắn tắt.“Quan niệm cho
rằng báo lớn là đáng tôn trọng còn những tờ báo nhỏ chỉ biết giật gân nay đã hoàn
toàn thay đổi.” - ông Jim Chisholm, tư vấn chiến lược của Hiệp hội Báo chí thế
giới Wan nói.

IT
Tờ Die Welt nổi tiếng ở Đức đã chuyển hầu như toàn bộ nội dung sang tập
san khổ nhỏ và “đóng gói” nó thành những gì mà họ gọi là “một tờ để mang theo
bên mình”.
PT
Biên tập viên Peter phát biểu tại Hội nghị hàng năm của hiệp hội báo chí thế
giới cho rằng: “Tờ khổ nhỏ sẽ tập trung vào tin tức, trong khi phiên bản khổ to lại
đăng những bài phân tích và thông tin nền”. Và theo ông “khổ nhỏ dễ đọc về tất cả
những gì mà bạn thực sự muốn biết”.

Ông Jim Chisolm, tư vấn chiến lược của WAN khẳng định “những con số
phát hành báo khổ nhỏ cho thấy báo khổ rộng sẽ chết nếu thị trường cứ tiếp tục
phản ứng như hiện nay và độc giả cứ việc mua những gì họ muốn”.

Ở Việt Nam đã có nhiều tờ báo có sự đổi mới về mặt thiết kế, trình bày tiêu
biểu như “Tạp chí người làm báo”, từ số tháng 6-2004 đã thay đổi kiểu chữ, măng
– set mới và đổi khổ từ khổ cũ là 19x27cm sang khổ mới là 20x30 cm nhằm đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc và hội viên hội Nhà báo cả nước. Ngày 1/3/2005
báo Lao động ra bộ mới với những thay đổi từ măng – sét đến cơ cấu trang.
49
Tranh ảnh: Đã xưa rồi cách làm báo chỉ có chữ và chữ. Những trang báo khô
khan bây giờ đã được thổi vào một luồng gió mới đó là sự xuất hiện những tranh
ảnh, bảng, biểu đồ. Tranh có thể vẽ bằng tay hay bằng máy vi tính. Chính hình
thức mới này đã tạo cho tờ báo những mảng khối sống động và ấn tượng.

Sự độc đáo, mang dấu ấn sáng tạo của người làm báo, người nghệ sĩ đã thu
hút sự quan tâm của người đọc. Chúng ta có thể dễ dàng thấy những hình ảnh to
đẹp với màu sắc rực rỡ, sinh động không kém hình ảnh trên báo mạng và truyền
hình.

Không chỉ trang bìa trong nội dung của một số báo như Thời trang trẻ, màn
ảnh sân khấu, Thế giới học đường…cũng có những cách trình bày ảnh rất độc đáo

IT
nhằm mục đích tạo ấn tượng mới lạ cho bài viết.

Không chỉ trang bìa trong nội dung của một số báo như Thời trang trẻ, màn
ảnh sân khấu, Thế giới học đường…cũng có những cách trình bày ảnh rất độc đáo
nhằm mục đích tạo ấn tượng mới lạ cho bài viết.
PT
Xu hướng những năm gần đây là ảnh là bắt buộc phải có đối với mỗi trang
báo. Sự xuất hiện của ảnh không chỉ hút mắt độc giả mà còn làm cho nội dung bài
viết thêm sinh động và khách quan.

Màu sắc: Các báo trước đây thường chỉ in với hai màu đen trắng thì giờ đây
đã xuất hiện những tờ báo in màu. Màu sắc hài hòa sẽ tạo cho tờ báo có điểm nhấn.
Những bức ảnh khbtcó màu sắc cũng sẽ hấp dẫn hơn. Tờ USD Today là một ví
dụđiển hình. Những năm 80 của thế kỉ trước là thời kì mà New York Times và
Wall Street Juornal chiếm vị trí độc tôn với những trang báo khổ lớn in bằng hai
màu trắng đen với những bài viết phân tích dài dòng. Bên cạnh hai tờ báo này còn
rất nhiều tờ báo địa phương khác có lượng độc giả đông đảo. Nhưng sự xuất hiện
của USD Today như một liều thuốc “cải lão hoàn sinh” với nền báo in khá đơn

50
điệu, tẻ nhạt của Mỹ lúc bấy giờ. Dù để lẫn với hàng trăm tờ báo khác trong sạp,
USD Today vẫn được độc giả nhìn thấy và dễ dàng nhận ra. Đây là lí do để USD
Today trở thành một trong những đại gia của nền báo chí Mỹ. Sự phá cách ở hình
thức với màu sắc, biểu đồ, hình vẽ, trưng cầu… đã khiến cho USD Today trở thành
“một cô gái điệu đà” có sự tươi trẻ nổi bật so với những tờ báo già cỗi, cũ kĩ.
Không những vậy, cách thể hiện của tờ báo cũng rất bắt mắt, các bài viết chủ chốt
đều được đặt tít và sapo ngay trang đầu. Hai góc trái và phải của tên báo, nơi được
cho là quan trọng và thiêng liêng nhất đối với mỗi tờ báo, đều được sử dụng bình
đẳng như bất kì chỗ nào trên trang nhất, có thể là hình ảnh, là tít và sapo… Đây
cũng là tờ báo in duy nhất tại Mỹ sử dụng phông chữ Gulliver. Có thể nói USD
Today là tờ báo tiên phong cho phong cách trẻ hóa và hiện đại của báo in tại Mỹ
trong hơn hai thập kỷ qua. IT
Tuy nhiên nếu quá lạm dụng màu sắc sẽ dẫn đến phù phiếm khiến người đọc
rối mắt. Chúng ta có thể dễ dàng thấy một số tờ quá lạm dụng màu sắc như tờ
PT
Nguyệt san, tờ 2! của báo Hoa học trò, tờ thế giới Học đường, một số tờ báo về
thời trang…

Những thay đổi trong các tin bài: Báo in dài lê thê bây giờ chỉ phù hợp cho
những người đã về hưu có nhiều thời gian rảnh. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi chúng
ta phải phân chia thời gian ít ỏi cho rất nhiều công việc và do đó nếu báo in vẫn giữ
mãi những “khuôn khổ không xê dịch” đó thì không thể cạnh tranh được công
chúng với các loại hình truyền thông khác. Độc giả đã quá nhàm chán với những
tin bài dài lê thê kiểu cổ điển ấy. Xu hướng báo chí ngày nay thiên về hướng
“thông tin nhiều cửa”. Những cột đen đặc chữ giờ đây đã được thay bằng một bài
báo ngắn nhưng thông tin sâu, nhiều chiều, cho độc giả nhiều cách tiếp cận. Xu
hướng makét hiện đại tránh những bài viết quá dài, chỉ dùng những bài có độ dài
vừa phải ví dụ một bài dài 1.200 chữ người ta sẽ cắt làm hai bài ngắn, thậm chí là

51
ba. Trong makét hiện đại có nhiều cửa thông tin, đó là các yếu tố: text (nội dung)
rất ngắn, ảnh (tốt, lớn, có mối quan hệ chặt chẽ với tít và bài, các bảng, biểu đồ,
hộp thông tin… để độc giả có thể đọc rất nhanh. Thông tin đưa đến độc giả phải là
thông tin có giá trị nhất, thông tin đến cùng, dùng nhiều hình thức minh họa để
người đọc lập tức hiểu nội dung câu chuyện diễn ra như thế nào. Trong đó có nhiều
đơn vị thông tin có thể là cái tin, hay một bài nhỏ có tít kèm theo hình ảnh. Một sự
kiện thời sự nhất định cũng được trình bày trong khuôn khổ đã cố định, không
nhiều hơn và cũng không ít hơn, độc giả sẽ biết đọc đến đâu là hết bài. Chúng ta có
thể dễ dàng thấy được sự ưu tiên cho các “cửa vào thông tin” này trên các trang
báo hiện đại” (ông Marc Provot, giảng viên lớp học về xu hướng trình bày của báo
chí hiện đại. Nghebao.vn). Điển hình của sự thay đổi này là các tờ nhật báo lớn,

IT
trong đó có Le Monde, Liberation và Le Figaro vốn được coi là chuẩn mực của
nhật báo tiếng Pháp và nổi danh với những bài phân tích sâu sắc cùng những cột
đen đặc chữ. Le Monde đã phải thay đổi hình thức, nội dung, tăng số lượng ảnh,
PT
tạo nhiều khoảng trống, tạo nhiều cửa thông tin mới để thu gọn bài viết, đưa thêm
nhiều “thông tin mềm” như giải trí và thời trang.

Nhìn vào tờ báo ta có thể thấy chữ viết trong bài đã được thu gọn một cách
tối đa. Ảnh to hơn và in màu rất đẹp. Cách bố trí trang báo tạo ấn tượng về sự đơn
giản, dễ dàng cho người đọc.

Trên đây là một trang đôi của tờ Le Monde. Trang bên trái có 3 ảnh to với
màu sắc đẹp. Trang bên phải có phần chữ cực ngắn và thay vào đó là 3 bức ảnh: 1
ảnh to chiếm trọn ½ trang. Ấn tượng về màu sắc ở đây đó là sự hài hòa và trang
nhã.

Tờ USD Today của Mỹ cũng là một trong những tờ báo phát đạt vì đã chọn
cho mình một sự phá cách về nội dung bên cạnh hình thức. Các bài viết ngắn gọn
và dễ hiểu. Có bốn chuyên mục chính là Tin tức (thường được đặt ngay ở trang
52
đầu), Tài chính, Thể thao và Đời sống. Riêng ngày thứ sáu, chuyên mục đời sống
tập trung vào lĩnh vực giải trí như phim ảnh, truyền hình, du lịch. Đây là một cách
hút độc giả của tờ báo nhà Gannet vì những thông tin mà báo cung cấp sẽ rất bổ ích
cho kỳ nghỉ cuối tuần ngay sau đó của người dân Mỹ. Ở chuyên mục Tài chính có
nhiều biểu bảng và số liệu nhất. Đặc biệt số ra ngày thứ hai có biểu đồ phân tích
tình hình tài chính tuần,tháng và quý, kết hợp với đó là những bài phân tích của các
chuyên gia kinh tế hàng đầu nước Mỹ được báo đặt viết.

Xu hướng báo giá rẻ, báo miễn phí, báo đọc nhanh: Một thời đại mới đã
hình thành. Một thời đại mà cuộc sống diễn ra nhanh chóng đến nỗi tất cả chúng ta
đều bị cuốn vào guồng quay của nó. Nhịp sống gấp gáp không cho phép người ta
nhẩn nha đọc một tờ báo dài dằng dặc, dày đặc chữ mà đọc mãi chẳng tìm thấy
IT
thông tin cốt lõi ở đâu. Thường độc giả sẽ bỏ lại tờ báo khi vừa vào đến giữa bài.
Số lượng độc giả trẻ có khả năng kiên nhẫn đọc những bài dài tới vài nghìn chữ là
rất ít. Theo hiệp hội báo chí Mỹ, thói quen đọc báo mỗi ngày của người Mỹ trong
PT
năm 1982 là 67%. Đến năm 2002 còn 55%. Độc giả trong độ tuổi từ 18 – 34 chỉ có
17% trong khi độc giả trên 55 tuổi chiếm 43%. Tỷ lệ người đọc báo có nguy cơ
tiếp tục giảm nếu lượng độc giả không tăng. Số lượng độc giả là thước đo chất
lượng của tờ báo. Đặc biệt ngòai những công chúng mục tiêu thì một đối tượng cực
kì quan trọng mà các báo hướng tới là công chúng tiềm năng, chính là những độc
giả trẻ tuổi. Không chỉ nền báo chí Mỹ mà ở bất cứ một nền báo chí thuộc một
quốc gia nào cũng cần tìm ra giải pháp để chiếm lĩnh độc giả đặc biệt là lượng độc
giả trẻ. Sự kết hợp giữa báo chí và doanh nghiệp, báo chí là nơi để doanh nghiệp
quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của mình cùng với sự cạnh tranh về thông tin
giữa các báo đã làm cho giá báo giảm xuống. Xu hướng báo giá rẻ ra đời vào giữa
thế kỉ 19 với từ Penny Press. Những tờ báo giá rẻ được bán rất rẻ và nội dung

53
thông tin rất phong phú, đa dạng vì nó phải phục vụ nhiều đối tượng công chúng
khác nhau.

Sự ra đời và phát triển của dòng báo giá rẻ giữa thế kỉ 19 là mốc phát triển
quan trọng của lịch sử báo chí thế giới. Báo đã đến được với nhiều người và do đó
vị thế, tầm ảnh hưởng của nó ngày càng lớn hơn. Xu hướng báo chí thế giới đó là
giá ngày càng giảm xuống, thông tin ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn, hấp dẫn
hơn. Ở Việt Nam cách đây khoảng 8 năm giá báo Thanh Niên là 1700 đồng, bây
giờ đã hạ giá xuống còn 1300 đồng, bằng giá báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí
Minh. Sự cạnhtranh về thông tin và độc giả là nguyên nhân chủ yếu để Thanh Niên
có quyết định “sáng suốt” này. “Nếu cứ để giá cao hơn báo Tuổi trẻ thì Thanh Niên
sẽ gặp bất lợi và khó cạnh tranh” - Phó Tổng Biên tập của báo Thanh Niên cho biết
IT
sau khi có quyết định sáng suốt đó tốc độ tăng trưởng số lượng báo rất nhanh năm
2006 là 300.000 bản/ kỳ, thu hút nhiều quảng cáo hơn bù đắp giá bán. Người đọc
báo có lợi hơn.
PT
Sự ra đời của những tờ báo giá rẻ đã tạo điều kiện cho báo miễn phí ra đời.
Sự ra đời của báo miễn phí đọc nhanh đồng thời còn giải quyết được bài toán là
làm thế nào để công chúng tiếp nhận thông tin một cách nhanh nhất trong một
khoảng thời gian ngắn nhất.

Khổ báo nhỏ dễ cầm ngay cả khi đi trên các phương tiện giao thông. Thông
tin ngắn gọn, trình bày rõ ràng giúp người đọc dễ đọc hơn. Chỉ 15 -20 phút là độc
giả có thể nắm được hết nội dung của tờ báo. Tiêu biểu cho kiểu báo này là tờ
Twenty - five minutes (25 phút). Tên báo đã gây ấn tượng với công chúng bởi tòa
soạn này khẳng định với công chúng rằng báo của họ chỉ đọc trong 25 phút là nắm
được hết thông tin và 25 phút cũng chính là thời gian mà chuyến tàu đến ga tiếp
theo và vứt tờ báo vào sọt rác khi xuống khỏi xe. Nghĩa là độc giả có thể đọc trong
lúc nghỉ ngơi, đợi xe, lấp đầy những giây phút trống trải ngắn ngủi trên xe buýt hay
54
tàu điện ngầm. Những tờ báo này được phát không ở nhiều nơi công cộng, nhiều
người qua lại như trạm xe buýt, ga tàu điện ngầm…

Tập đoàn Metro International của Thụy Điển có trụ sở đặt tại Anh là tập
đoàn đi đầu trong trào lưu báo miễn phí. Tất cả các phiên bản Metro đều có hình
thức cơ bản là khổ báo bằng nửa khổ nhật báo chuẩn dày từ 24-32 trang với nội
dung phong phú và phong cách đặc thù của báo đọc nhanh dành cho độc giả trẻ
phát hành từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Vào tháng 1/2006 và 6 tháng sau ở
Toronto, Canada Metro đã phát hành ấn bản đầu tiên ở Philadenphia, Mỹ và đã
chính thức xâm nhập vào thịtrường Bắc Mỹ. Đến năm 2001, hầu hết các ga điện
ngầm, ga đường sắt và các trạm xe buýt của Montreal và Boston đã bị Metro chiếm
lĩnh. Tháng 11/2002 kết quả thăm dò cho thấy tờ báo đã có nhiều khả quan 40% số
IT
độc giả thường xuyên của tờ này là dưới 30 tuổi. Năm 2003 Tờ Metro quốc tế, nhà
xuất bản đặt tại Thụy Điển phát không cho những người đi làm hàng ngày, đã xuất
bản 5,5 triệu bản in mỗi ngày tại 16 nước năm 2003. Năm 2006 Metro xuất bản 7
PT
triệu bản mỗi ngày, tại 81 thành phố chính ở 18 quốc gia với 17 thứ ngôn ngữ. Sự
phát triển và phổ biến của tờ báo miễn phí này đã đạt đến tầm thế giới.

Báo miễn phí đang tăng nhanh ở một số thị trường. Theo thống kê của các
Hiệp hội báo chí thế giới thì hiện nay báo miễn phí đã có mặt tại 38 quốc gia. Tổng
cộng có 169 tờ báo miễn phí hàng ngày có lượng phát hành là 27,9 triệu hàng
ngày, với 18,6 triệu bản phân phối tại châu Âu. Tại vương quốc Anh sự phân phối
báo phát không đã tăng từ 237.000 bản năm 1999 lên 864.000bản năm 2003.

Thị trường báo miễn phí hàng ngày tại một vài nước rất ấn tượng. Ở Tây
Ban Nha: báo miễn phí hàng ngày chiếm tỉ lệ lớn 51% của thị trường báo chí. Ở
Bồ Đào Nha là 33%. Ở Đan Mạch là 32%. Ở Ý là 29%. (theo Hiệp hội Báo chí thế
giới).

55
Ở châu Á, Hàn Quốc là nước phát triển rầm rộ báo phát không. Năm 2000,
Hàn Quốc có duy nhất một tờ báo phát không nhưng năm 2005 thì đất nước này đã
có 5 tờ.

Ở Đài Loan, ngày 26/3/2007 tờ “Upaper” của tập đoàn báo chí Liên Hợp đã
ra mắt bạn đọc Đài Loan. Đây là tờ báo miễn phí đầu tiên của Đài Loan, ngay
trong ngày đầu tiên 800.000 tờ báo “Upaper” bày ở 300 thùng báo đặt tại 69 trạm
dừng xe ở thành phố Đài Bắc đã được bạn đọc lấy sạch trong khoảng 1h đồng hồ.
(Theo www.yzzk.com).

Tại Việt Nam nếu không kể một số ấn phẩm được phát miễn phí như các tờ
rơi, một số tờ báo phát miễn phí cho đồng bào dân tộc của Chính Phủ hoặc báo

IT
phát không cho đối tượng khách hàng nào đó, thì tờ Thế giới thương mại là tờ báo
in miễn phí đầu tiên. Thế giới thương mại là ấn phẩm do báo Thương mại phát
hành. Và những ngày cuối tháng 6/2006, độc giả Thủ đô Hà Nội khá tò mò khi
nhận được những tờ báo in dày dặn, thông tin hấp dẫn với những chuyên mục khá
PT
tiện ích và hoàn toàn miễn phí. Tờ báo đã chọn một hướng đi đó là tự mình tìm đến
với độc giả qua kênh phát hành miễn phí. Và những gì mà nó thu được là đánh dấu
bước đầu thành công. Mỗi kỳ phát hành 2 vạn bản tại các tuyến phố buôn bán sầm
uất như Bạch Mai, Hàng Đào, các tụ điểm ẩm thực, các quán cà phê, các trung tâm
thương mại lớn… Những cuộc điện thoại về tòa soạn đã chứng tỏ sự quan tâm của
độc giả tới tờ báo. Và số lượng độc giả là 5 vạn, một con số rất lớn đối với một tờ
báo chưa phải là lớn như báo Thương mại. Hướng đi này của báo Thương mại đã
chuẩn bị cho sự hội nhập báo chí thế giới. (Theo Người làm báo 2006).

Miễn phí nhưng vẫn có lợi nhuận:

Báo miễn phí sống chủ yếu nhờ quảng cáo. Sự phổ biến của kiểu báo này là
một mảnh đất tốt lành để các nhà quảng cáo tìm đến. Thu nhập từ quảng cáo ở báo

56
miễn phí đã tăng 1,5% trong một năm và 22,6% trong vòng 5 năm (theo Hiệp hội
báo chí thế giới). Quảng cáo là đứa con tinh thần của báo phát không. Sự xuất hiện
của báo đọc nhanh miễn phí và phát với số lượng lớn là cơ hội để giới lười đọc báo
tiếp cận một cách rộng rãi, nhanh chóng, dễ dàng, ít tốn kém (so với truyền hình,
internet…) Các tờ báo phát không này chủ yếu sống bằng quảng cáo. Quan hệ giữa
báo miễn phí đọc nhanh và quảng cáo là hình thức cộng sinh. Trong các tờ báo đọc
nhanh thành công nhất về mặt quảng cáo là tờ Express với lượng phát hành
150.000 bản mỗi số và tỉ lệ quảng cáo lúc nào cũng chiếm 50% số trang. Đối với
những tờ báo lớn đây là con số mơ ước... Nhiều hãng kinh doanh báo miễn phí đã
có doanh thu khổng lồ từ việc kinh doanh thị trường chứng khoán.

Như vậy dù phát không những vẫn sẽ có lợi nhuận thậm chí lợi nhuận cao

phong phú, hấp dẫn độc giả.


IT
nếu nó thực sự thu hút độc giả. Vấn đề ở đây là tờ báo phải sinh động, thông tin

Người đứng đầu Hiệp hội báo chí thế giới (WAN) đặt tại Paris phát biểu:
PT
“Báo chí đang tiếp tục tiến bước trong quá trình khai thác hàng loạt những kênh
phân phối mới bắt từ những tờ báo miễn phí hàng ngày. Chúng đang chứng tỏ sức
bật không thể tưởng tượng được để chống lại sự tấn công dữ dội của hàng loạt các
cuộc cạnh tranh về truyền thông”.

Tập đoàn Metro International của Thụy Điển có trụ sở đặt ở Anh là tập đoàn
đi đầu trong trào lưu báo miễn phí. Ngay sau khi ra đời Metro đã được độc giả
hưởng ứng nhiệt liệt và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tại một số quốc gia
thậm chí những quốc gia có nền báo chí phát triển như Mỹ. Hiện nay con số các
quốc gia mà Metro có mặt là 25. Metro có mặt ở khắp mọi nơi với số độc giả mà
khiến tất cả các tờ báo khác phải mơ ước. Trong đó 40% số độc giả là dưới 30 tuổi.
Những con số thống kê này đã làm cho tất cả các tòa soạn phải giật mình. Và đến
mùa thu 2002 đã có khoảng chục tờ báo đọc nhanh miễn phí được phát hành.
57
Nơi đầu tiên có sự cạnh tranh quyết liệt giữa những tờ báo đọc nhanh miễn
phí là Chicago. Tờ Red Eye được tung ra ngày 30/10/2002 bởi tập đoàn Tsibune
phát hành từ thứ hai đến thứ sáu nhằm vào độc giả trẻ vốn đang chán báo khổ lớn
Chicago Tsibune mỗi tuần một lần (Có khoảng 500.000 thanh thiếu niên sử dụng
internet để nắm các tin tức mà không hề sử dụng báo). Chicago SunTimes cũng
mau chóng tung ra một tờ báo đọc nhanh tương tự có tên là Red Streak để cạnh
tranh với đối thủ là Tsibune. Mặc dù Red Streak xuất hiện muộn hơn một chút so
với Red Eye (đều được phát hành số đầu tiên trong cùng một tháng) nhưng phần
nào cũng làm giảm sự chú ý các công ty quảng cáo và độc giả đối với Red Eye.

Chỉ trong 6 tháng cuối năm, báo đọc nhanh miễn phí được các tập đoàn
truyền thông thi nhau phát hành. Ngày 4/8/2003 Express được tung ra bởi
IT
Washington Post. Trong tháng 11/2003 ở Pallas diễn ra cuộc chiến báo đọc nhanh
thứ hai: ngay sau khi tờ Quick được phát hành vào ngày 10/11 do Pallas –Morning
News, ngày 12/11 tòa báo American Consoliadated Media đã phát hành miễn phí
PT
tờ AM Newspaper –Express do 225 người bán báo phát với câu chuyện đăng trên
trang nhất về vụ án một tỷ phú New York giết người hàng xóm và chặt xác ra
thành nhiều mảnh, cho dù AM Newspaper - Express ra muộn hơn Quick 2 ngày
nhưng cũng kịp làm cho đối thủ bị lu mờ.

Tất cả các tờ báo đọc nhanh đều có phong cách như Metro International và
đều từ bỏ khổ rộng đặc trưng của báo trước đây để sử dụng khổ nhỏ với đặc trưng
của loại tạp chí giải trí.

Tương lai của báo in – báo in điện tử epaper: Nó không phải là những
website thông tin mà chúng ta hay gọi chung là báo điện tử, nó cũng không phải là
những newsletter dạng text hay dạng HTML gửi đến hộp thư của chúng ta mỗi
ngày. Hãy tưởng tượng bạn đang cầm một tờ báo trên tay. Tờ báo này hiện nguyên
xi trên màn hình vi tính. Đó chính là e-paper.
58
Báo chí eNewspaper viết tắt là E – paper là loại hình báo chí được hiển thị
trên một loại giấy điện tử, có màu sắc tươi nét, sống động, gọn nhẹ.

Tại sao phải sinh ra ePaper làm gì, nó có lợi gì? Chắc chắn đây là câu hỏi
đang đặt ra với nhiều người.

Suốt nhiều thế kỷ, báo đã trở thành một thứ hàng hóa không thể thiếu mỗi
ngày đối với nhiều người. Và Internet xuất hiện, làm thay đổi đáng kể cách thức
tiếp cận thông tin. Ngoài các tờ báo in truyền thống, giờ đây người sử dụng có thể
đọc tin qua máy tính, thiết bị trợ giúp kỹ thuật số (PDA) và điện thoại di động.

Cung cấp tin tức qua Internet gần như là một chiến lược đương nhiên đối với
các báo và ngành xuất bản nói chung. Nhưng khi làm như vậy, các báo đứng trước

IT
nguy cơ đánh mất bản sắc cũng như hình ảnh thương hiệu của mình, website của
các báo trở thành các "cổng Internet" trong khi thực chất không phải như vậy. Mặt
khác, nhiều độc giả đã quen thuộc với tờ báo mà họ thích, sẽ có cảm giác không
PT
thoải mái với cách cung cấp thông tin này.

Hiện tại, hầu hết các báo đều có phiên bản online nhưng nội dung và thiết kế
trang (layout) thì không hoàn toàn giống với bản in. Ảnh thì nhỏ, nội dung thì theo
kiểu đổ chữ tự do từ đầu đến cuối, còn việc lật trang thì rõ ràng là hoàn toàn khác
với kiểu lật trang báo in. Một số công ty cung cấp bản tin cho khách hàng ở dạng
file PDF để đảm bảo "nguyên dạng" - và quả thật là trông rất hấp dẫn, nhưng cách
thức này chỉ hữu hiệu với các bản tin ít trang. Với các tờ báo lớn thì download rất
lâu và khó tìm kiếm, khó đọc và khó chuyển bài, lật trang. Thêm vào đó là yếu
điểm không thể theo dõi chính xác số lượng người thuê bao download các file PDF
này.

59
Giải pháp eNewspaper, viết tắt là ePaper, đã ra đời vào khoảng năm 2003 và
chậm rãi tiến vào thị trường trước khi trở thành một xu hướng mới bắt đầu từ
khoảng giữa năm 2004.

Điều thú vị là các tờ báo nhỏ lại nhanh chân hơn các báo lớn trong lĩnh vực
này. Xét về quốc gia thì đi đầu về ePaper không phải là báo chí Mỹ hay châu Âu
mà lại là những tờ báo của Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaixia và... Ôman. Thử
xem một số tờ như Hindustan Times của Ấn Độ, theSun và The Edge Financial
Daily của Malaixia và quả thực là thấy rất ấn tượng.

Với những màn hình phẳng chất lượng cao, nhìn những tờ báo trên mạng
"như thật" này đúng là cũng hấp dẫn, nhất là những người đã trở thành độc giả

IT
trung thành của một tờ báo nào đó. Nó chẳng khác nào như việc cầm tờ báo trên
tay, khi con chuột di đến bài nào thì bài đó sẽ được "highlighted" và click vào thì
hiện một cửa sổ khác với đầy đủ nội dung. Vì đây là "đọc có trả tiền" chứ không
phải báo miễn phí nên độc giả sẽ không bị khó chịu bởi những hình quảng cáo
PT
trong bài.

Dễ dàng hiểu được vì sao các tòa soạn báo lại mặn mà với ý tưởng này đến
vậy. Báo in số, hay còn gọi là báo in điện tử, tận dụng ưu thế của hai xu hướng
truyền thông thịnh hành nhất hiện nay là tăng trưởng mạnh của quảng cáo điện tử
và sự phổ biến của những thiết bị cầm tay như iPod.

Gần như mọi tờ báo in có tiếng hiện nay đều chạy song song một website
của riêng mình, nhưng ít độc giả nào lại lôi laptop ra đọc báo trong khi chờ tàu hay
mạo hiểm tới mức đọc chúng trong... nhà vệ sinh.

Nhưng tình hình có thể đảo ngược 180 độ với báo in điện tử. Chưa kể nó còn
giúp các tòa soạn báo cắt giảm được tới 75% chi phí nhờ xóa bỏ được khoản phí

60
phát hành. Nhiều người lạc quan đã xem đây như một "cứu cánh", nhưng trên thực
tế, không ai dám nói chắc về nhu cầu dành cho "giấy điện tử".

Hãy thử lấy một ví dụ: Bạn thích đọc tờ Thanh Niên nhưng đang phải đi
công tác tận châu Âu. Không hề gì, chỉ cần mở máy tính và đọc ngay số ra buổi
sáng (nhớ tính đến đoạn lệch múi giờ), và nếu bận chạy đi họp thì chỉ cần ra một
lệnh để in vào khổ giấy lớn, vậy là có trong tay nguyên xi tờ báo để đọc trên tàu
hoặc xe buýt. Xét ở góc cạnh tòa soạn báo, dưới đây là một số ưu điểm chính của
ePaper:

- Đảm bảo tính nhất quán về thương hiệu của tờ báo, đối với cả bản in và
bản điện tử;

- Tăng doanh thu trực tuyến


IT
- Có khách hàng đăng ký mua báo trên toàn cầu.

- Tăng doanh thu quảng cáo trên mạng (có thể thay nhiều quảng cáo chứ
PT
không bị ấn định như báo in).

- Tự động lưu trữ dạng kỹ thuật số tất cả các số báo.

Và đương nhiên, công nghệ mới cho phép sử dụng luôn cả video hay audio,
rồi còn cho phép tìm kiếm chữ, hình ảnh hay quảng cáo, cho phép đánh dấu trang
(bookmark), kết nối trực tiếp trên mạng. (Theo Vietnam Journalism)

4.2. Ảnh báo chí

4.2.1. Khái niệm

Ảnh báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo chí, thông qua
việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội bằng những hình ảnh cụ

61
thể, chân thực và sinh động. Nhằm mang lại cho người xem một lượng thông tin,
một giá trị tư tưởng thẩm mỹ nhất định.

Ảnh báo chí có một số đặc điểm chính như sau:

- Thông tin hình ảnh của báo chí kết hợp giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị
luận

- Ảnh báo chí là tổng hợp của sự tác động, tương hỗ giữa ngôn ngữ hình ảnh
và ngôn ngữ văn tự.

- Ảnh báo chí phản ánh con người, sự kiện, sự việc … trong trạng thái vận
động.

4.3. Báo điện tử


IT
- Ảnh báo chí mang tính chất tài liệu xác thực.

4.3.1. Khái niệm, sơ lược lịch sử ra đời


PT
Thế kỷ XIX, với sự phổ biến của máy in, hệ thống giao thông bắt đầu phát
triển mạnh, cho phép chi phí in ấn và phát hành rẻ hơn, góp phần đưa đến giai đoạn
thống trị của báo in.

Thế kỷ XX chứng kiện việc ứng dụng rộng rãi sóng phát thanh, truyền hình,
là động lực chính cho sự “lên ngôi” của radio và TV ở khắp hang cùng ngõ hẻm.

Từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng
Interet, các thiết bị có khả năng hoạt động trên nền tảng Internet như máy tính hay
điện thoại, các phương tiện truyền thông điện tử online nói chung và các tờ báo
điện tử nói riêng (ở Việt Nam hay gọi là báo điện tử) đã phát triển với tốc độ đáng
kinh ngạc đã và đang có những tác động sâu sắc đến bộ mặt báo chí thế giới.

62
Kể từ khi Internet bùng nổ và lan toả trên phạm vi toàn cầu vào những năm
90 của thế kỉ XX thì cũng là lúc Internet trở thành một kho thông tin khổng lồ. Bên
cạnh những trang thông tin nghiệp dư cá nhân, hàng loạt các nhà cung cấp thông
tin chuyên nghiệp bất đầu khai phá mành đất màu mỡ này. Đánh dấu một mốc
quan trọng trong quá trình phát triển của báo chí thế giới. Tờ báo điện tử đầu tiên
trên thế giới ra đời năm 1992 ở Mỹ, nhưng mới chỉ với tính chất là phiên bản trên
mạng Internet của tờ báo in Chicago Tribune. Sự xuất hiện của báo điện tử đã mở
đầu cho thời đại thông tin mới: thời đại thông tin Internet toàn cầu. Lập tức, một
loạt các tờ báo và các hang thông tấn lớn đã nhanh chóng bắt kịp xu thế mới bằng
việc phát triển một ấn bản điện tử trên Internet và được gọi là báo chí Internet như:
New York Times, Los Angeles Time, USA Today, Washington Post, World Street,

IT
Reuters, AFP, AP, CNN, BBC, NBC, MSN ... Cùng trong thời gian này, báo chí
châu Á cũng nhanh chóng xuất hiện các phiên bản điện tử như China daily (Trung
Quốc), Utusan (Malaysia), Asahi Simbun (Nhật Bản)...
PT
Thời kỳ đầu, trên thế giới các hãng thông tấn, các tờ báo, các đài phát thanh,
truyền hình ra thêm phiên bản trên Internet với mục đích giới thiệu hỗ trợ cho các
ấn bản chính. Cùng với đó, báo chí Internet cũng là một phương tiện phát hành mới
để phát triển thêm độc giả, khán thính giả của họ. Một số tờ hoạt động hiệu quả,
thu hút lượng người đọc lớn nghĩ đến việc kinh doanh bằng loại hình báo chí mới
này qua việc bán quảng cáo, tính cước truy nhập Internet hay bán nội dung thông
tin.

Báo điện tử thời kỳ đầu còn gặp phải một số rào cản như: số lượng người có
máy tính còn ít, đường truyền còn yếu, sự hạn chế và trục trặc trong khâu kỹ thuật,
tâm lý người đọc còn e ngại trong việc sử dụng máy móc... Nhưng với sự phát triển
nhanh chóng của Internet và những ưu điêm vượt trội của mình, báo điện tử đã trờ
thành một tiện ích quan trọng, là một bộ phận không thể tách rời của Internet và xã

63
hội hiện đại. Hiện nay, hầu hết các tờ báo in, đài phát thanh, truyền hình lớn đều đã
có mặt trên Intemnet.

4.3.2. Các đặc điểm của báo điện tử

Tính phi định kỳ: Một lợi thế vượt trội của báo trực tuyến mà báo in khó có
thể cạnh tranh là tính thời sự và phi định kỳ của thông tin. Về ưu điểm này, chỉ có
radio là có thể “cạnh tranh” với báo trực tuyến vì thông tin của nó cũng được xem
là đưa đến thính giả ngay tức khắc. Nhưng radio chỉ trực tiếp truyền thành cho
thính giả trong thời gian ngắn, không thể 24/24. Báo điện tử với sự cơ động nhanh
gọn của công nghệ có thể cập nhật thông tin tới từng giây với những bình luận,
hình ảnh, âm thanh... Việc cập nhật thông tin có thể tiến hành bất cứ nơi đâu trên

IT
thế giới, trừ phi nơi đó không thể truy cập được mạng Internet. Bởi vậy, ngay khi
sự kiện xảy ra, phóng viên đã đưa thông tin ban đầu trên mạng, có thể chỉ là tít và
một câu thông báo sự kiện, sau đó liên tục cập nhật các thông tin mới.

Khi nói đến báo in, chúng ta thường nhắc đến “tính định kỳ”. Đặc trưng định
PT
kỳ của báo in được xem như điểm khác biệt cơ bản so với các hình thức truyền
thông đại chúng khác cũng bằng phương tiện in ấn như sách, truyện… Nhưng với
báo trực tuyến đã vượt qua được các rào cản này (đối với báo in, phát thanh, truyền
hình. Nội dung thông tin của báo Internet không bị cố định trên mặt giấy và cũng
không bị hạn chế bởi thời lượng phát sóng nên có thể bổ sung, cập nhật thông tin
bất cứ lúc nào, bấi kì số lượng là bao nhiêu. Với sức mạnh công nghệ của mạng
Internet, các phóng viên chi cần có máy tính xách tay, có một địa chỉ Internet, một
đường truyền đơn giản như điện thoại cố định hoặc di động là có thể kết nối vào
mạng Internet, cập nhật tin, bài, làm cho thông tin sống từng giờ, từng phút. Tốc độ
cập nhật nhanh giúp cho báo trực tuyến luôn mới mẻ, hấp dẫn, thu hút mà còn tạo
thành một phương tiện tiếp thị hiệu quả cho báo in hoặc kênh phát thanh truyền
hình tương ứng. Và gần như ngay lập tức, bạn đọc báo chí Internet đã có thể biết
64
tin tức mới này ở một nơi xa sự kiện vài chục mét cho đến hàng ngàn km. Chỉ có
báo chí Internet mới luôn sẵn sàng cung cấp những thông tin thời sự tức thời một
cách dễ dàng như vậy.

Nhờ tính cập nhật liên tục, trang web CNN.com cùa Mỹ đã giúp công chúng
toàn thế giới chứng kiến trọn vẹn diễn biến cùa vụ khủng bố khi báo in, truyền
hình đã bó tay (vì những thông tin dồn dập, ào ạt đã làm cho nội dung thông tin các
loại hình báo chí này không sao lập trung được, bị xé nhỏ). Trong tháng 9/2001
CNN trực tuyến trên mạng Internet có lượng người truy cập lên đến 162,4 triệu
trong 24 giờ so với trung bình 14 triệu lượt người trước đó. Suốt một thời gian dài
nổi bật trên trang chù của CNN luôn giữ nguyên dòng chữ màu dỏ "American
under attack" cung cấp thông tin liên quan đến vụ khủng bố với tốc độ cực nhanh.
IT
Các weblog của các phóng viên báo chí, những người tham gia trực tiếp trong cuộc
chiến Irắc suốt 3 năm qua cũng luôn thu hút lượng độc già truy cập rất lớn vì
những thông tin “sống” từng giờ, từng phút, được truyền đi ngay trong cuộc chiến.
PT
Đội ngũ người làm báo vẫn thường có câu nhận định về vai trò cũng như thế
mạnh của các loại hình báo chí trước một sự kiện là “phát thanh đưa tin, truyền
hình phản ánh, báo in bình luận”. Tuy nhiên, “đối với các sự kiện lớn được công
chúng quan tâm, báo điện tử có thể tường thuật trực tiếp sự kiện bằng hình ảnh,
bằng âm thanh (web TV) kết hợp với chữ viết để độc giả có thể theo dõi thông tin
liên tục và đa chiều ngay khi sự kiện đang diễn ra”. Phát thanh, truyền hình mặc dù
cũng có thể đưa thông tin nóng, nhanh nhưng lại bị lệ thuộc nhiều vào hệ thống
máy móc trong khi phóng viên báo mạng điện tử có thể tác nghiệp khá linh hoạt,
chi cần một máy tính kết nối mạng hoặc gọi điện về cho người ờ toà soạn cập nhật,
phát tin bài.

Ngày nay, với sự hỗ trợ của phương tiện máy móc, phát thanh và truyền
hình có thể làm trực tiếp tại hiện trường, nhưng do hạn chế về thời lượng phát sóng
65
nên tốc độ cập nhật thông tin không thể liên tục được như báo mạng, nơi mà phóng
viên có thể “tiếp tục cập nhật", bổ sung thông tin trong từng phút. Chính khả năng
cập nhật thông tin liên tục của báo trực tuyến giúp cho loại hình báo chí này chiếm
ưu thế tuyệt đối về tính thời sự của thông tin, đồng thời về tính định kỳ vốn là một
đặc trưng của báo chí. Đây cùng là lý do để tác giả Phan Ánh gọi phóng viên báo
trực tuyến là “vừa chạy, vừa xếp hàng”. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với
việc áp lực về tốc độ thông tin của phóng viên báo mạng điện tử là rất lớn vì sự
cạnh tranh thông tin giữa các báo có khi chỉ được tính bằng giây… là đặc trựng thể
hiện thế mạnh vượt trội của báo trực tuyến.

Đa phương tiện:Với sự hậu thuẫn của khoa học kỹ thuật, so với các loại hình
báo chí xuất hiện trước đây như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử
IT
có những đặc điểm chiếm ưu thế vượt trội như khả năng đa phương tiện, tính tương
tác, tính thời sự của thông tin... Đây là lợi thế và là đặc trưng cơ bản của báo trực
tuyến so với báo in.
PT
Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ Internet, báo trực tuyến có khả năng tích
hợp được ưu thế của các loại hình báo chí khác như tính văn bản và khả năng lưu
trữ dưới dạng văn bản của báo in, hình ảnh động và âm thanh của truyền hình, âm
thanh của phát thanh. Nó cũng khắc phục được tính đơn điệu và tính của báo in
cũng như hạn chế trong trật tự tuyến tính thời gian phát sóng của phát thanh và
truyền hình. Trên báo trực tuyến, công chúng có thể đọc, nghe và xem. Các yếu tố
chữ viết, đồ họa, video clip được sử dụng linh hoạt tạo ra nhiều cổng thông tin để
công chúng tiếp cận dễ dàng. Chính sự tích hợp này làm cho báo trực tuyến thực sự
phong phú, da dạng, sinh động và hấp dẫn trong cách truyền tải thông tin.

Trong một bình diện nào đó, ta có thể coi báo chí trực tuyến là một loại báo
chí tổng hợp của cả báo in, phát thanh và truyền hình. Một trang báo trực tuyến có
thể cung cấp cho người dùng một bài báo viết, một bức ảnh như trên báo in, một
66
seri ảnh động (nhiều bức ảnh lần lượt thay thế nhau để cho người xem); một đoạn
nhạc, một bài báo được chuyển tải qua một giọng đọc; một đoạn phim hoại hình,
phim phóng sự truyền hình...

Khắc phục được sự khô khan của những hình thức trình bày, trang trí "chết"
trên báo in, không buộc người đọc phải tưởng tượng ra diễn biến của sự kiện bằng
những âm thanh "chay" của phát thanh, cũng không biến khán giả thành thụ động
trước hệ thống chương trình cố định tuần tự như truyền hình, báo trực tuyến đem
lại những thông tin đặc biệt sống động, hấp dẫn. Thông tin của báo chí trực tuyến
có sự bổ trợ, nâng đỡ của các track âm thanh, các video clips sinh động, các vi -
nhet minh hoạ đẹp mắt và các seri ảnh báo chí rõ nét đến hoàn hảo... Với những ưu
thế đó, Multimedia đã phát huy tối đa vai trò cùa mình trong việc truyền tải thông
IT
tin sống động và hấp dẫn. Đây chính là ưu việt của báo trực tuyến mà cho đến nay,
chưa có bất cứ một phương tiện truyền thông nào tỏ ra năng động và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên ở nước ta, trong điều kiện còn nhiều hạn chế về kỹ thuật, khi
PT
đường truyền chưa dược thuận lợi như hiện nay thì khả năng đa phương tiện của
báo trực tuyến chưa phát huy triệt để. Khả năng đa phương tiện làm nên hiệu quả
của thông tin báo trực tuyến nhưng nó cũng là nguyên nhân làm hạn chế tốc độ của
trình duyệt khi hiển thị trang báo. Một nghiên cứu khoa học cho hay, ngưỡng thất
vọng cùa người đọc khi "download" (tải xuống) một trang web là 10 giây. Nếu nội
dung không xuất hiện trong vòng 10 giây thì người đọc sẽ ấn nút stop của trình
duyệt để ngưng tải trang web đó. Vì vậy, một trang báo đa phương tiện rườm rà,
nặng đồ hoạ với quá nhiều track âm thanh, video clips hình ảnh... trong khi đường
truyền tốc độ thấp đồng nghĩa với việc đánh mất bạn đọc.

Tính tương tác: Đây vốn là một hạn chế của các loại hình báo chí khác
nhưng lại là một lợi thế và đặc trưng nổi trội của báo trực tuyến. Báo chí truyền
thống gặp nhiều khó khăn trong khâu tiếp nhận ý kiến phản hồi này, vì chủ yếu
67
tiếp nhận qua thư từ gửi bằng đường bưu điện, điện thoại... Thời gian nhận thư ít
nhất cũng chiếm vài ngày, phản ánh qua điện thoại khó lưu giữ được nội dung
phản ánh. Đặc biệt, do hạn chế về khuôn khổ, số trang và thời lượng chương trình
nên toà soạn báo chí truyền thống không thể hồi đáp hết các thư, ý kiến mà bạn
đọc, khán thính giả phản ánh. Ở đây, độc giả có thể phản hồi ngay tức thì các ý
kiến của mình về bài viết của phóng viên dưới từng bài báo hoặc gửi tới toà soạn
các thông tin, vấn đề mình quan tâm thông qua hệ thống mạng, có thể nói, không
có loại hình báo chí nào hiện nay có thể cạnh tranh với báo trực tuyến về khả năng
tương tác. Nhiều khi, một bài báo nhưng có tới hàng trăm ý kiến phản hồi gửi về
toà soạn, trong đó có hàng chục ý kiến được đăng tải và có lúc, ý kiến phản hồi của
độc giả cuối bài báo còn dài hơn dung lượng tác phẩm, thậm chí được toà soạn

IT
biên tập, cấu thành các bài báo độc lập.

Lợi thế này cũng được các toà soạn báo trực tuyến khai thác triệt để để thực
hiện các cuộc giao lưu trực tuyến, tư vấn trực tuyến hoặc tổ chức các chuyên trang
PT
riêng dành cho bạn đọc cùng tham gia làm báo (như báo Tuồi trẻ, Vnexpress,
Vietnamnet…). Chính khả năng tương tác cao của báo trực tuyến đã là một cầu nối
kéo công chúng lại gần hơn.

Phi tuyến tính: Bên cạnh các ưu thế trên, báo trực tuyến còn là loại hình báo
chí có khả năng chuyền tải lượng thông tin khổng lồ nhất khi không bị hạn chế bởi
diện tích trang như báo giấy hay thời lượng phát sóng như phát thanh, truyền hình.
Không thể đếm được cụ thể có bao nhiêu trang trên một tờ báo trực tuyến. Gần như
không có giới hạn, nó có thể lưu trữ hàng vạn, hàng ngàn trang. Các thông tin được
lưu giữ dưới dạng đĩa từ với dung lượng cực lớn, có thể chứa hàng tràm ngàn cuốn
từ điển bách khoa toàn thư.

Một đặc tính độc đáo của Internet là nó cho phép luồng thông tin chảy hiệu
quả trong hình thức phi tuyến tính mà các phương tiện truyền thông cũ không thể
68
so bằng. Điều này có nghĩa là các nhà báo có thể thiết kế câu chuyện không cần
truy cập theo thứ tự tuyến tính đã được ấn định trước. Thay vào đó, câu chyện có
thể được kết cấu cho phép từng người dùng trải nghiệm cách thưởng thức khác
nhau. Chẳng hạn như đối với các loạt bài dài kỳ hay những loạt bài có cùng nội
dung, chủ đề mà phân ra làm nhiều phần khác nhau.

Khi đọc một câu chuyện, độc giả không nhất thiết phải đi qua những phần
trước đó mới có thể đến được phần mình muốn. Không cần phải đi theo thứ tự A,
B, C, D rồi mới đến F. Nói một cách khác, sau khi thu thập thông tin nếu bạn có
thể xây dựng nó như một chuỗi các câu chuyện liên kết với nhau mà cùng cung cấp
cho tổng số gộp vào, nhưng cũng có thể được đọc riêng rẽ, thì bạn có thể thu hút và
giữ được một lượng độc giả lớn hơn và nhiều hơn.
IT
Lưu trữ, truy xuất và siêu liên kết: Báo trực tuyến có một ưu điểm vô cùng to
lớn với những ai làm công tác báo chí, nghiên cứu hay đúng ra là mọi thành phần.
Chính sự không giới hạn về số trang giúp cho báo trực tuyến có thể đăng tải rất
PT
nhiều thông tin phong phú, đa dạng, trên nhiều lĩnh vực chuyên biệt đáp ứng yêu
cầu tin tức ngày càng lớn của công chúng. Trước kia, nếu bạn muốn tìm một bài
báo in cách đó 10 năm thì phải vào thư viện hì hục, lục lòi thì bây giờ chỉ với một
cái nhấp chuột vào các cụm từ đã được lập đường dẫn sẵn trong bài báo, bạn có thể
tìm thấy các thông tin khác có liên quan hoặc một loạt các bài báo về cùng một vân
đề, một sự kiện. Thông thường, với các sự kiện gây được tiếng vang trong xã hội,
được dư luận quan tâm, các báo mạng điện tử sẽ tập hợp thành một chùm bài để
công chúng tiện theo dõi. Người đọc cũng có thể chủ động tìm các thông tin mà
minh cần thông qua hệ thống tra cứu được đặt ngay trên măng séc của các báo.
Báo mạng điện tử là một kho thông tin khổng lồ mà người đọc có thể tra cứu, tìm
kiếm dễ dàng. Nếu để tìm các bài viết xung quanh một sự kiện trên báo giấy, người
ta có thể mất cả tháng để lật lại từng số báo, và công việc càng cực nhọc hơn nếu

69
các thông tin liên quan đến sự kiện đó kéo dài từ năm này qua năm khác thì với
báo mạng, chì cần một nháy chuột hoặc gõ cụm từ cần tìm kiếm và ấn phím enter.
Điều này làm cho báo trực tuyến vượt qua tất cả những giới hạn về thời gian và
không gian của loại hình truyền thông trước đây.

Khả năng siêu liên kết, tìm kiếm và lưu trữ thông tin cùng là một lợi thế
riêng có của báo trực tuyến. Siêu liên kết tạo ra nhiều lớp thông tin. Chẳng hạn, ở
trang chủ, từ tít và tít dẫn, siêu liên kết sẽ dẫn người đọc đến nội dung chính cùa
tác phẩm báo chí. Trong phần nội dung chính này lại chứa một số các siêu liên kết
dẫn đến các nội dung thông tin khác có liên quan trên từng khía cạnh cụ thể. Trong
phần nội dung chuyên biệt, cụ thể này. lại có tiếp những siêu liên kết khác... Cứ
thế, cứ thế, nó giống như một mạng lưới vô tận, được kết nối với nhau bằng những
đường link. IT
Không gian vô hạn: Internet còn có thể vượt qua những giới hạn thời gian và
không gian so với những phương tiện truyền thông truớc đây. Không giống như
PT
một nhật báo hay một tạp chí, báo trực tuyến có “không gian” thông tin vô hạn. Ví
dụ, một tờ báo in, thực tế không thế cung cấp cho độc giả toàn bộ văn bản, nghị
định của Chính phủ vừa ban hành, là vì nếu in ra hết từng ấy trang phụ bản chi phí
sẽ quá cao. Tuy nhiên, tờ báo có thề cung cấp đường dẫn chỉ tới văn bản nghị định
nhờ phiên bản điện tử của mình trên mạng mà hầu như chằng phải tốn thêm chút
chi phí nào.

Chính vì có không gian gần như không hạn chế, khi một sự kiện diễn ra
trong một quá trình dài, trải ra trên nhiều không gian, báo trực tuyến có ưu thế cập
nhật hơn hẳn các loại hình báo chi truyền thống. Đây là một lợi thế mà không có
loại hình báo chí nào thực hiện được. Điều này dễ thấy tại các sự kiện tầm cỡ như
các đại hội thể thao hay hội nghị quốc tế. Với những trung tâm báo chí được cung
cấp mạng Internet tốc độ cao, một tòa báo trực tuyến, với khả năng nhiều cửa sổ,
70
nhiêu lớp. nhiều phương tiện, dẫn dắt bằng siêu liên kết... có thể tạo ra cho khán
giả những tùy chọn để được đọc, nghe, xem tường thuật trực tuyến, trực tiếp nhiều
trận bóng đá hay các môn thi khác nhau trực tiếp cùng một thời điểm.

Chi phí thấp và dễ sản xuất: Một trong những ưu điểm làm cho báo trực
tuyến mau chóng phát triển là chi phí sản xuất thấp cũng nhu đơn giản trong quy
trình sàn xuất tin bài.

Không cần cả một hệ thống tòa soạn quy mô, đông đúc và tốn kém như các
tòa soạn báo in, phát thanh hay truyền hình. Tòa soạn báo trực tuyến hết sức gọn
nhẹ với chủ yếu là laptop. Để tin bài đến được với công chúng, tùy theo quy mô,
cần thêm một đường truyền, một hoặc nhiều máy chủ. Không cần in ấn, làm

IT
chương trình, việc sản xuất tin bài của báo trực tuyến chỉ đơn giản là vài cái click
chuột. Sau này, khi tích hợp truyền thông đa phương tiện vào website, các track âm
thanh, video clip cũng đơn giản hơn thực hiện tại các đài phát thanh và truyền hình.

Tóm lại, không lỉnh kỉnh máy móc như truyền hình, phát thanh, không cần
PT
nhiều nhân viên, nhà in như báo in; không tốn kém và nhiều rùi ro như báo in,
không phát hành vận chuyên như báo in, báo trực tuyến cơ động và gọn nhẹ. Sau
khi có thông tin. việc duyệt bài và xuất bản hết sức đơn giản, không cần phải lên
layout, in duyệt bản bông như báo in. Cho nên làm báo trực tuyến ít tốn kém, ít rủi
ro, nhanh chóng, cơ động và không vất vả như các loại hình báo chí khác.

Trực tuyến như một phương thức phát hành:Quá trình xuất bản của các loại
hình truyền thông truyền thống khá phức tạp. Phát hành một tờ báo số lượng lớn
hàng ngày là một công việc rắc rối, đòi hỏi sự đồng bộ của rất nhiều các hoạt động
khác nhau bởi số lượng người lớn. Hiệu quả của việc phát hành này còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trong đó có cả thời tiết.

71
Phát hành trực tuyến mở ra một con đường hoàn toàn khác biệt trong việc
phổ biến và cập nhật thông tin.

Khi Internet và báo trực tuyến mới ra đời, nó chưa khai thác được thế mạnh
tích hợp các phương tiện truyền thông và khả năng tìm kiếm cũng chưa mạnh như
ngày nay (do cả công nghệ tìm kiếm, lần chất lượng đường truyền), thế nhưng điều
nó làm kinh ngạc người sử dụng chính là khả năng phá vỡ rào càn không gian
trong khâu “phát hành”. Về mặt công nghệ, đặc trưng phát hành của báo trực tuyến
xuất phát từ đặc trưng kỹ thuật mạng của Internet. Nhưng đứng ở góc độ truyền
thông, giờ đây, một webblog của cá nhân, một website của ca sĩ, một trang tin điện
tử cùa doanh nghiệp, của một trường trung học cơ sở hay một tờ báo trực tuyến lớn
như VOA, CNN, BBC... đểu có khả năng phát hành toàn cầu, bình đẳng.
IT
Báo in trước khi tiến hành in ấn hàng loạt phải trải qua rất nhiều khâu kiểm
tra, rà soát lỗi rồi mới phát hành. Sau công đoạn in ấn phải tốn chi phí chuyên chở
và thời gian để đưa đến người đọc. Trên thế giới, hầu như không có tờ báo in nào
PT
hiện nay có khả năng phát hành toàn cầu cho dù việc in ấn có thể tổ chức ở nhiều
nơi. Báo trực tuyến đã khắc phục được trở ngại địa lý so với báo in khi phát hành ở
bất cứ nơi đâu trên môi trường Internet. Nếu như báo in chỉ phát hành được khoảng
vài trăm ngàn hay trên một triệu bản, báo trực tuyến có thể đến với hàng triệu độc
giả không chỉ trong nước mà còn trên khắp thế giới, tại bất cứ nơi nào có máy tính
truy cập mạng và cá nhiều phương tiện sử dụng như laptop, máy tính bàng, điện
thoại di dộng...

Với đặc trưng như vậy, báo trực tuyến được ví như một sạp báo toàn cầu.
Với những quốc gia có những cộng đồng dân số sống rải rác khắp nơi trên thế giới,
báo trực tuyến đã giúp ích rất nhiều trong công tác thông tin đối ngoại.

72
Chỉ có báo trực tuyến với công nghệ truyền thông đặc biệt của mình mới có thể
cho ra đời được một “sạp báo toàn cầu” như thế.

Đa ngôn ngữ: Một điểm khác biệt của báo trực tuyến so với báo in là: Có
nhiều ngôn ngữ khác nhau trên cùng một tòa soạn. Chẳng hạn như BBC, VOA hay
Vietnamplus đều có hàng chục ngôn ngữ khác nhau trên thế giới cho công chúng
tùy chọn. Đây là điều không thể đối với báo in khi bị chi phối bởi yếu tố thiết kế,
kinh phí…

Đa phiên bản và phương tiện tiếp cận: Đa phiên bản. Đây là sự khác biệt rất
lớn của báo trực tuyến so với báo in. Sự phát triển của công nghệ di động và không
dây đã làm thay đổi phương thức tiếp cận độc giả của báo trực tuyến. Với những

IT
thiết bị di động nhỏ gọn như điện thoại di động, giao diện dành cho PC trở nên
không phù hợp. Nên các báo trực tuyến đã phát triển phiên bản riêng dành cho
người đọc trên điện thoại di động. Hay còn gọi là phiên bản mobile của báo trực
tuyến.
PT
Người sử dụng báo trực tuyến chủ động hơn độc giả báo in. Không giống
như báo in, người sử dụng báo trực tuyến chủ động trong việc chọn phương tiện để
xem. Nếu như ở báo in, độc giả chỉ được xem báo trên giấy thì với báo trực tuyến
có thể xem trên nhiều phương tiện khác nhau: PC, laptop, điện thoại thông minh
(smartphone), tivi Internet, Ipad…

4.3.3. Xu hướng phát triển của báo điện tử

Lấy tốc độ cập nhật thông tin làm trọng tâm: Đưa tin nhanh là một lợi thế và
cũng là một tiêu chí hàng đầu của các báo điện tử. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc
liệt giữa các tờ báo điện tử, để có thể thu hút độc giả các tờ báo mạng phải đẩy
nhanh tốc độ cập nhật thông tin. Những sự kiện thời sự nóng (breaking news) là
trận địa nóng bỏng nhất. Họ thường huy động sức mạnh tổng lực cho những sự

73
kiện này. Để chạy đua đưa tin sớm nhất, trước hết, báo điện tử có thể chỉ chạy một
cái tít và một câu mở đầu tin để thông báo sự kiện mới xảy ra. Sau đó họ mới bổ
sung dần thông tin, ảnh, các dữ liệu khác.

Đối với những sự kiện lớn được công chúng quan tâm đặc biệt, họ còn có thể
tường thuật trực tiếp sự kiện bằng hình ảnh (web TV) và bằng chữ để độc giả có
thể theo dõi liên tục sự kiện đang diễn ra.

Nhưng vấn đề quan trọng đầu tiên là làm thế nào để có được thông tin sớm
nhất. Ngoài số lượng phóng viên có hạn của mình theo dõi từng lĩnh vực, các báo
chỉ có thể dựa vào mạng lưới đông đảo cộng tác viên và cộng đồng bạn đọc thân
thiết gắn bó với tờ báo. Tờ báo nào xây dựng được đội quân này đông đảo hùng

IT
mạnh thì càng có nhiều cơ hội tiếp nhận được thông tin nhanh.

Một xu hướng mới của báo điện tử là công chúng tham gia ngày càng nhiều
vào nội dung tờ báo. Trong rất nhiều trường hợp, bạn đọc không chỉ thông báo sự
kiện cho báo mà họ còn ghi hình chụp ảnh và tường thuật sự kiện. Chẳng hạn như
PT
trong thảm hoạ sóng thần ở châu Á tháng 12-2004, nhiều khách du lịch châu Âu đã
viết nhật ký trực tuyến (blog) tường thuật sự kiện và chụp ảnh, quay camera nhiều
hình ảnh đưa lên mạng internet, sau đó được nhiều báo sử dụng.

Trong khi đó, một số đài ở Việt Nam với số lượng phóng viên lên tới hàng
trăm, thậm chí hàng nghìn người nhưng số phóng viên này lại chưa được huy động
để giúp báo điện tử nâng cao sức cạnh tranh thông tin. Nguyên nhân của tình trạng
này trước hết là do chưa có cơ chế để mọi phóng viên trong cơ quan đều có trách
nhiệm săn tin.

Mặt khác, viết tin và làm các sản phẩm cho báo điện tử cũng có những yêu
cầu riêng và đòi hỏi sức ép về thời gian, kỹ năng sử dụng mạng internet cùng các
thiết bị ngày càng tinh xảo phức tạp như máy tính xách tay, máy ảnh, máy camera,

74
xử lý ảnh bằng kỹ thuật số, dựng hình... Đây là một thách đố lớn đối với nhiều nhà
báo quen viết cho báo in hàng ngày, nhất là những nhà báo lớn tuổi.

Kết hợp nhiều loại hình trên tờ báo điện tử: Giờ đây khi vào một trang báo
điện tử, công chúng không chỉ được đọc bài viết của phóng viên mà còn có thể
theo dõi được cả bài viết đó dưới nhiều loại hình khác như là phát thanh, clip. Để
có thể hút công chúng và tận dụng tối đa ưu thế của công nghệ, các tờ báo mạng
ngày nay đã kết hợp nhiều loại hình truyền thông vào tờ báo trực tuyến của mình.
Từ cập nhật bài viết của báo in, xây dựng các chương trình phát thanh, xem các
clip… Điều đó đã tạo ra sự đa dạng cho tờ báo điện tử.

Cùng một sự kiện được đưa tin, bên cạnh bài viết về vấn đề đó còn có vài

IT
bức ảnh để minh họa cho bài viết. Nếu như sự kiện đó có ảnh hưởng lớn thì tòa
soạn có thể phát triển ra thành các bài tin ảnh, một bài phát thanh và thậm chí sẽ
thực hiện cả một clip để kết hợp tạo ra hiệu quả thông tin tốt nhất. Với sự phát triển
của cơ sở hạ tầng kĩ thuật và tốc độ đường truyền internet nhanh chóng, không có
PT
khó khăn gì để thực hiện những điều đó.

Web 2.0 – Xu hướng tất yếu của báo điện tử: Công nghệ Web 2.0 đang xuất
hiện khắp nơi trong thế giới Internet và tác động lớn đến thói quen duyệt web của
người sử dụng. Tuy nhiên, chưa một khái niệm nào về xu hướng này đủ bao quát
và thỏa mãn tất cả mọi người. Thuật ngữ web 2.0 là một khái niệm khá trừu tượng,
mặc dù Web 2.0 được xem là tương lai của báo điện tử toàn cầu nhưng ứng dụng
của nó ra sao thì ngay cả tổng biên tập của nhiều tờ báo vẫn còn nhận định rất mơ
hồ về nó. Web 2.0 không phải là cái gì hoàn toàn mới mà nó là sự phát triển của
web hiện tại. Nó vẫn là web như chúng ta dùng từ trước tới nay chỉ có điều chúng
ta sẽ làm việc với nó theo một cách hoàn toàn khác

75
* Web 1.0: chủ yếu là phương tiện phát tin gồm các website "đóng" của các
hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích tiếp cận độc giả hay khách hàng
hiệu quả hơn

* Web 2.0 là phương tiện chia sẻ thông tin. Ở đó, người tiêu dùng đang dần
trở thành người sản xuất ra những nội dung thông tin cho chính mình. Web 2.0 còn
được gọi là mạng xã hội hay tờ báo công dân.

Khái niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty - Phó chủ tịch của
OReilly Media - đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất do OReilly Media và
MediaLive International tổ chức vào tháng 10/2004.

Web 2.0 còn được gọi là mạng xã hội, thế hệ thứ hai của cộng đồng cư dân

IT
mạng. Ở đó, thông tin do chính độc giả tạo ra. Web 2.0 cho phép mọi người có thể
đưa lên mạng bất cứ thông tin gì. Với số lượng người tham gia rất lớn, đến mức độ
nào đó, qua quá trình sàng lọc, thông tin sẽ trở nên vô cùng giá trị.
PT
Một đặc điểm quan trọng của báo chí web 2.0 đó là sự tương tác giữa độc
giả vả tòa soạn. Trong mô hình này, độc giả chính là tác giả của bài báo. Trong
cuộc sống hằng ngày, khi muốn nêu ra quan điểm, ý kiến hay phản ánh về một sự
việc nào đó, độc giả gửi tin bài tới cho tòa soạn. Những tin bài của độc giả sẽ tạo ra
một cái nhìn đa chiều hơn. Danny Dagan – trưởng bản đại diện báo điện tử của
News Group Digital (Vương quốc Anh) – nhấn mạnh trong bài báo cáo của mình:
“Hãy để độc giả tạo ra cuộc đối thoại” – hay có thể hiểu độc giả chính là tác giả
của bài báo. Theo ông, những bài viết của độc giả thường có chất lượng cao vì họ
không phải chịu những sức ép của tòa soạn và được viết trong tâm trạng nhiều cảm
hứng. “Nếu bạn coi thường ý kiến của độc giả, bạn đã hoàn toàn sai lầm” – Danny
khẳng định.

76
Những tập đoàn báo chí trên thế giới đang áp dụng web 2.0 như tờ The Sun
(Anh), News24.com (Nam Phi), The Asashi Shimbun (Nhật Bản), Sinchew-i.com
(Malaysia), Sanoma (Phần Lan), Los Angeles Times (Mỹ), Gatehouse Media
(Mỹ)…

Như vậy với việc sử dụng Web 2.0 càng thấy được xu hướng phát triển ngày
càng chiếm vị trí quan trọng so với các loại hình báo chí khác của báo điện tử. Như
các chuyên gia nhận định: “chỉ trong vòng 5 năm tới, báo điện tử sẽ trở thành một
phương tiện thông tin đại chúng được nhiều người đọc nhất trên thế giới. Đó là khi
mạng Internet toàn cầu đã có mặt ở khắp mọi nơi và máy tính đã được phổ cập tới
tất cả mọi gia đình. Đặc biệt là khi nó đã được kết hợp với hàng loạt các chức năng
giải trí khác như xem phim, mua bán, kết bạn... qua Internet”.

4.4. Phát thanh

4.4.1. Khái niệm, đặc điểm


IT
PT
Phát thanh hiện đang được coi là loại hình truyền thông hiện đại và có sức
ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội, có được một lượng thính giả rộng rãi. Phát thanh
hiện đang cạnh tranh mạnh mẽ cùng các loại hình truyền thông khác.

Tuy ra đời muộn hơn so với báo in song phát thanh có những bước phát triển
nhanh chóng đáng kinh ngạc. Từ việc xuất hiện manh mún ban đầu khi mà
Alexandre phát minh ra ăngten vô tuyến điện năm 1895. Trải qua những bước mày
mò, tìm kiếm ứng dụng thì đến năm 1913 phát thanh chính thức góp mặt trên thế
gưói truyền thông bằng sự kiện là những buổi phát ca nhạc của đài Lacken (Bỉ).

Sau đó trong chiến tranh thế giới lần thứ I, phát thanh được sử dụng rộng rãi
trong công tác truyền tin.

77
Rồi một loạt các đài phát thanh ra đời đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ phát
thanh trên toàn thế giới. Cho đến nay thì tất cả các quốc gia trên thế giới phát thanh
đều đã góp mặt.

Ngoài việc sử dụng các cách làm cũ thì phát thanh còn bắt đầu ứng dụng các
công nghệ cao vào trong phát thanh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ công
chúng.

Ở các quốc gia phương Tây, phát thanh rất phát triển, với ưu thế là gọn nhẹ
chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là công chúng có thể theo dõi các chương trình
phát thanh, nên phát thanh đã trở nê quen thuộc trong cuộc sống bận rộn. Mỗi
sáng, trên đường đi làm, ở trong ô tô khán giả có thể bật đài để nghe tin tức, tình

IT
hình giao thông… Các đài phát thanh ở phương tây cũng đang tích cực thay đổi để
đáp ứng công chúng. Trong xu thế cạnh tranh giữa các loại hình báo chí với nhau,
phát thanh cũng đang phải tìm lối đi cho mình.
PT
4.4.2. Lược sử ra đời và xu hướng phát triển

Chuyển đổi sang phát thanh kĩ thuật số: Cũng như truyền hình, phát thanh
cũng đang từng bước chuyển đổi hình thức phát sóng từ dạng Analog sang hình
thức kỹ thuật số.

Để phát triển rộng thì không thể thiếu yếu tố này, vì một đài phát thanh
mạnh không thể có diện phủ sóng hẹp, chất lượng âm thanh kém, sự chuyển tải
thông tin hay bị gián đoạn…

Phát thanh hiện đại sẽ ứng dụng kĩ thuật số vào tất cả các khâu, các công
đoạn; từ việc trang bị các phương tiện tác nghiệp cho phóng viên, đến việc xử lí,
dựng các tác phẩm hoàn chỉnh, hay truyền phát sóng…

78
Khi nguồn thu nhập thông tin tốt, khả năng xử lí thông tin, khả năng truyền
dẫn tốt thì chắc chắn sẽ tạo một chương trình phát thanh tốt. Hiện nay phát thanh kĩ
thuật số ra đời đang mở ra cho phát thanh một tương lai mới: đó là chất lượng âm
thanh tốt như CD. Không có nhiễu, giao thoa, hay sự cản trở bởi các yếu tố tự
nhiên

Khi được sử dụng một cách đồng bộ sẽ tạo ta chất lượng phát sóng rất cao
với các loại hình khác như PT-TH; PT- Điện Tử.

Xây dựng các chương trình phát thanh mở: Mục đích là để thông tin nhanh,
để thính giả có thể tham gia trực tiếp vào nội dung chương trình, làm tăng tính đời
thường của chương trình, tính gần gũi của phát thanh, làm cho phát thanh giống

IT
như người bạn, một diễn đàn nơi mà mọi người có thể chia sẻ quan niệm, ý kiến.
Kinh nghiệm của các đài phát thanh lớn là khi thực hiện được công việc này thì sẽ
tạo ra sức hút rất lớn với công chúng.

Các chương trình mở có một đặc điểm đó là thông tin ở đó không chỉ do
PT
phóng viên cung cấp mà do cả công chúng, những người tham gia vào chương
trình qua trao đổi cung cấp do vậy nguồn tin sẽ đa dạng. Hơn thế thông tin ở đây
có tính chân thực, khách quan và có khả năng thu hút thính giả theo dõi nhiều hơn.

Khi có sự góp mặt, đóng góp công sức của công chúng theo dõi vào chương
trình thì sẽ có nhiều thông tin mới, thông tin đắt giá được khai thác, và hơn thế
trách nhiệm về thông tin được chia đều cho cả phóng viên lẫn người trực tiếp cung
cấp.

Khi các chương trình mở được thực hiện đòi hỏi phải có một êkíp thực hiện
chuyên nghiệp, có trình độ, có khả năng ứng biến cao và các phương tiện, trang
thiết bị hiện đại.

Thay đổi trong cách thức truyền thông tin:


79
- Thông tin nhanh và chính xác

Nhanh chính là lợi thế của phát thanh so với các loại hình báo chí khác. Nếu
như báo in bị hổng thông tin 24 giờ thì từ số ra ngày hôm trước tới số ra ngày hôm
sau, các sự kiện, sự việc diễn ra trong thời gian giữa 2 số báo sẽ phải lưu lại cho tới
số sau. Truyền hinh thì cần yếu tố cần thiết cho việc ghi hình, việc truyền dẫn do
các công đoạn thực hiện phức tạp hơn, có nhiếu công đoạn xử lý và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố máy móc mới có thể đêm thông tin tới cho công chúng được.

Còn thông tin trên phát thanh thì có thể chảy liên tục trong suốt khoảng thời
gian phát sóng. Thông tin của phát thanh được cung cấp liên tục và có thể đưa ra
cho công chúng ở mọi lúc, mọi nơi. Từ việc cung cấp cho công chúng những thông

IT
tin ngắn gọn ban đầu (tin) hay đưa ra những lời bình luận, đánh giá ban đầu. Phát
thanh còn có thể cung cấp thông tin bên ngoài thông qua trật tự tuyến tính về thời
gian, theo tiến trình phát triển của sự kiện, sự việc.

Muốn thông tin nhanh thì người làm phát thanh phải giỏi về nghiệp vụ và có
PT
hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật. Các công đoạn, thao tác thực hiện phải
chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, chủ động đối phó và xử lí thông tin. Có hỗ trợ đắc lực
của các phương tiện kỹ thuật sẽ giúp cho công việc của phóng viên có thể diễn ra
nhanh và thuận lợi, tăng tính chuyên nghiệp và hiệu quả của tác phẩm báo chí trên
phát thanh.

Cách cung cấp thông tin nhanh nhất là phát thẳng tức là thông tin được
truyền tới thính giả đồng thời cùng lúc với sự kiện đang diễn ra… Phương thức
phát thanh trực tiếp hiện nay đang ngày càng phổ biến hơn trong phát thanh hiện
đại.

80
Để chuyển từ phương thức sản xuất thông thường, truyền thống sang phát
thanh trực tiếp thì cần có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ, phương tiện kỹ thuật.
Do đó cần được đầu tư đồng bộ, có một êkíp làm việc ăn ý, chuyên nghiệp.

Khi sản xuất chương trình mà phải in ra băng từ thì việc thực hiện một
chương trình phát thanh trực tiếp sẽ khó thực hiện do muốn lấy được một đầu băng
đúng chỗ phải quay đi quay lại nhiều lần.

Phát thanh hiện đại ngày nay đã khắc phục nhược điểm đó bằng cách sử
dụng vi tính. Thiết bị số cho phép tính thời gian chính xác đến từng % giây.

Thông tin nhanh nhưng cần phải chính xác bởi đó là yếu tố làm nên hình ảnh
đẹp cho phát thanh, tạo nên niềm tin cho công chúng vào phát thanh. Thông tin

IT
chính xác chính là đáp ứng yêu cầu thông tin sự thật của công chúng, là sự tôn
trọng của phóng viên đối với công chúng của mình.

- Viết ngắn, nói ngắn, nói rõ


PT
Thông tin trên phát thanh là thông tin chỉ trôi qua một lần, không thể đọc lại
như trên báo in. Cộng với việc theo dõi bằng thính giác có giới hạn về số lượng,
tốc độ âm thanh. Do vậy một người làm phát thanh chuyên nghiệp phải nắm rõ
được đặc điểm này để có thể tạo ra một chương trình phát thanh hấp dẫn. Khi nói
trên phát thanh cần coi đó như là một cuộc trò chuyện, là một cuộc trò chuyện với
bạn tri kỉ.

Ngôn ngữ chuẩn cho phát thanh là ngôn ngữ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ
nói và ngôn ngữ viết. Nếu như trên báo in thì công chúng đọc bằng mắt, và văn bản
được soạn thảo để nói cho nhiều người nghe. Còn phát thanh là viết cho tai nghe,
viết để nói chứ không để đọc.

81
Văn bản viết cho phát thanh là văn bản viết dành riêng cho phát thanh chứ
không thể sao chép hay copy từ báo in sang. Văn bản phát thanh cần rõ ràng, tránh
lối nói vòng vèo, quanh co.

Khi trình bày văn bản cho phát thanh cần tuân theo quy tắc chung như:
không in lên 2 mặt, phải đánh dấu các ý quan trọng, căn lề, làm tròn số…

Các tin phát thanh hiện đại thường chỉ dài 1 phút: Phóng sự thu thanh thì từ
5 – 6 phút; phỏng vấn từ 3-4 phút; bình luận từ 2-3 phút là hợp lí…

Khi đã viết ngắn rồi thì nên nói ngắn tức là lời dẫn cần hợp lí, vừa đủ

Khi nói cần rõ ràng bởi giọng đọc là phương tiện chính để truyền tải nội
dung của tác phẩm phát thanh tới thính giả, do đó góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho
tác phẩm đó. IT
Các phần mục, đoạn trong tác phẩm phát thanh không được phân cách bằng
cách ngắt hơi, dừng hơi của người đọc. Do vậy để đảm bảo tính chính xác của
PT
thông tin nên đọc rõ.

- Khai thác, sử dụng triệt để đặc điểm của phát thanh

Việc khai thác để các yếu tố bổ trợ trong phát thanh giúp cho phát thanh
tránh tình trạng đài là nơi đọc báo cho công chúng nghe. Phải biến chương trình
phát thanh thành một chương trình sinh động, hấp dẫn chứ không phải là đọc dịch
từ báo in mà ra.

- Kết hợp giữa thông tin đời thường, thông tin giải trí và thông tin chiến đấu

Tức là cần chú trọng tới nội dung của chương trình. Đây là yếu tố quan trọng
hàng đầu quyết định tới việc thành bại của chương trình phát thanh.

82
Khi xây dựng kịch bản cho chương trình phát thanh thì nên chú ý kết hợp
các yếu tố sao cho thật phù hợp

Để phản ánh đa dạng cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu thông tin của công
chúng thì phát thanh phải lựa chọn thông tin để phản ánh sao cho thật hiệu quả.
Thông tin ấy không chỉ thiên về một lĩnh vực mà phải phản ánh đa diện về cuộc
sống, đáp ứng nhu cầu thông tin. Do đó việc kết hợp các yếu tố trên là vô cùng
quan trọng.

Nếu thông tin đời thường cung cấp cho công chúng thông tin về cuộc sống
xung quanh thì thông tin giải trí đáp ứng nhu cầu tinh thần và thông tin chiến đấu
sẽ định hướng cho dư luận về những vấn đề có tầm quan trọng…

IT
Khi khai thác đầy đủ thông tin trên thì phát thanh đã làm được nhiệm vụ là
trở thành một người tri kỉ, một người dẫn đường, phù hợp với nhiều đối tượng
thính giả, thuộc mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp…
PT
Việc dung hoà tính thời sự và giải trí sẽ giúp cho người nghe dễ tiếp thu và
không chịu áp lực khi theo dõi thông tin. Chỉ có xây dựng một kịch bản hay thì
mới thu hút được thính giả.

Trên đây là các xu hướng phát triển của báo Phát thanh hiện đại

Tuy nhiên đây chỉ là những xu hướng phát triển chung mà thôi, còn trong
tuỳ từng trường hợp, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể sẽ xuất hiện các xu hướng khác
nhau. Để phát thanh phát triển thì không nên áp dụng một cách khô cứng khuôn
mẫu mà phải biết chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

4.5. Truyền hình

4.5.1. Khái niệm, đặc điểm

83
Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Communication),
hay Mass Media gồm có báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử phát
trên mạng Internet, sản phẩm thông tin của chúng có tính định kỳ hết sức đa dạng
và phong phú. Bên cạnh đó còn có những sản phẩm không định kỳ của truyền
thông như các ấn phẩm của ngành xuất bản, các phương pháp truyền thông trực
tiếp như: tuyên truyền miệng, quảng cáo,… Nội dung và tính chất thông tin đều
mang tính phổ cập và có phạm vi tác động rộng lớn trên toàn xã hội.

Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy
Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “videre” là ''thấy được'',
còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có
nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”,
IT
tiếng Nga gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc
gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa.

Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tôc độ như vũ
PT
bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin
quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu
cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành công cụ sắc bén
trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng.

Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ
giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia
vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục
và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác.

Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại
chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất

84
lượng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với
những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ truyền hình đã làm cho cuộc sống như được
cô đọng lại làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về
nội dung.

Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có truyền hình sóng (wireless TV) và
truyền hình cáp (CATV). Xét dưới góc độ thương mại có truyền hình công cộng
(public TV) và truyền hình thương mại (commercial TV). Xét theo tiêu chí mục
đích nội dung, người ta chia truyền hình thành truyền hình giáo dục, truyền hình
giải trí,.. Xét theo góc độ kỹ thuật có truyền hình tương tự (Analog TV) và truyền
hình số (Digital TV)

IT
Truyền hình sóng: (vô tuyến truyền hình- Wireless TV) được thực hiện theo
nguyên tắc kỹ thuật như sau: hình ảnh và âm thanh được mã hóa dưới dạng các tín
hiệu sóng và phát vào không trung. Các máy thu tiếp nhận các tín hiệu rồi giải mã
nhằm tạo ra hình ảnh động và âm thanh trên máy thu hình (ti vi). Còn sóng truyền
PT
hình là sóng phát thẳng, vì thế ăngten thu bắt buộc phải ''nhìn thấy'' được ăngten
máy phát và phải nằm trong vùng phủ sóng thì mứoi nhận được tín hiệu tốt.

Từ những đặc điểm kỹ thuật trên, nên truyền hình sóng chỉ có khả năng đáp
ứng nhu cầu của công chúng bằng các chương trình cho các đối tượng; không có
khả năng đáp ứng mọi nhu cầu hay dịch vụ cá nhân.

Truyền hình cáp: (hữu tuyến – CATV- viết tắt tiếng Anh là Community
Antenna Television) đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt hơn cho công chúng. Nguyên tắc
thực hiện của truyền hình cáp là tín hiệu được truyền trực tiếp qua cáp nối từ đầu
máy phát đến từng máy thu hình. Từ đó, truyền hình cáp trong cùng một lúc có thể
chuyển đi nhiều chương trình khác nhau đáp ứng theo nhu cầu của người sử dụng.

85
Ngoài ra truyền hình cáp còn phục vụ nhiều dịch vụ khác mà truyền hình sóng
không thể thực hiện được.

4.5.2. Lược sử ra đời và xu hướng phát triển

Truyền hình có mối liên hệ mất thiết với một số loại hình truyền thống hay
nghệ thuật khác như phát thanh, điện ảnh…Tuy nhiên, chỉ sau một vài thập kỷ sơ
khai, truyền hình đã tiến hành những bước dài và thực sự tách ra khỏi các loại hình
khác, trở thành phương tiện truyền thông độc lập và có sức mạnh to lớn trong việc
tạo dựng và định hướng dư luận. Việc phát sóng truyền hình đầu tiên ở Mỹ được
bắt đầu từ những năm 1930, và truyền hình chỉ thực sự phổ biến từ những năm
1950. Những đài phát thanh như NBC, CBS, ABC… sau khi phát triển thêm hệ

truyền hình tầm cỡ thế giới.


IT
thống truyền hình đã thực sự lớn mạnh và trở thành những tập đoàn phát thanh -

Trên thực tế, sự hình thành và phát triển của truyền hình gắn liền với các sự
kiện khoa học - công nghệ cũng như các sự kiện chính trị - xã hội khác. Ngay từ
PT
đầu những năm 1920, người ta đã chú ý đến truyền hình do họ nhận thức được vai
trò của truyền hình trong việc tuyên truyền, quảng bá trên các mặt kinh tế, chính
trị, xã hội…có thể điểm qua một vài mốc quan trọng trong niên đại truyền hình
như sau.

1887: Heinrich Hertz (người Đức) chứng minh những tính chất của sóng
điện từ.

1890-1895: Edouart Branly (người Pháp), Oliver Lodge (người Anh) và


Alexandre Popov (người Nga) hoàn chỉnh điện báo vô tuyến.

1895: Guglielmo Marconi (người Ý) ứng dụng những công trình nghiên cứu
về vô tuyến điện.

86
Tháng 3/1899: Liên lạc vô tuyến quốc tế đầu tiên ra đời ở Anh và Pháp, dài
46 Km

1923: Vladimir Zworykin (người Nga) phát minh ra ống iconoscop, cho
phép biến năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.

1929: Chương trình phát hình đâu tiên của BBC được thực hiện từ kết quả
nghiên cứu của John Baird về quét cơ học.

Tháng 4/1931: Chương trình phát hình đầu tiên được thực hiện ở Pháp dựa
trên những nghiên cứu của René Barthélemy.

1934: Vladimir Zworykin hoàn chỉnh nghiên cứu về iconoscop và bắt đầu
ứng dụng vào việc xây dựng và phát sóng truyền hình.
IT
1935: Pháp đặt máy phát trên tháp Eiffel

1936: Thế vận hội Berlin được truyền hình tại một số thành phố lớn.
PT
1939: Truyền hình Liên Xô phát đều đặn hàng ngày

1941: Mỹ chấp nhận 525 dòng quét với bộ phân giải của mình

Trong và sau chiến tranh thế giới thứ II: Các cường quốc chạy đua gay gắt
để phát các chương trình truyền hình nhằm vận động nhân dân ủng hộ các chiến
lược quân sự và kinh tế của mình.

1948: Pháp chấp nhận chuẩn 819 dòng quét, kết quả nghiên cứu của Henri
de France.

1954: Đài RTF phát những buổi tryền hình đầu tiên bằng điều biến tần số.

1956: Hãng Ampex giới thiệu máy ghi hình từ (thu hình ảnh trên băng từ)

87
Tháng 10/1960 truyền hình trực tiếp cuộc tranh luận trên kênh truyền hình
giữa 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ: Richard Nixon và John Kennedey

1964: Vệ tinh đĩa tĩnh đầu tiên được phóng lên quỹ đạo mang tên Early
Bird.

1965: Diễn ra cuộc chiến về các chuẩn truyền hình màu SECAM (Pháp) và
PAL (Đức) tại Châu Âu

Tháng 10/1967: Khánh thành truyền hình màu ở Pháp và Liên Xô

1969: Cuộc đổ bộ lên bề mặt trăng của tàu Apollo 11 được chuyền hình trực
tiếp qua Mondovision.

IT
1970: Hiệp hội viễn thông quốc tế phân chia các sóng truyền hình centimet
cho các nước và giới thiệu loại băng hình video dùng cho công chúng.

1992: Truyền hình kỹ thuật số trở thành hiện thực


PT
Như vậy, có thể thấy, lịch sử phát triển của truyền hình luôn nằm trong và
cùng song hành với lịch sử tiến bộ nhân loại. Truyền hình ngày một lớn mạnh lớn
là do nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao, khoa học kỹ thuật phát triển
và xuất hiện nhu cầu được giao lưu quốc tế. Chính bản thân các vấn đề sự kiện
chính trị, xã hội cũng góp phần thúc đẩy truyền hình phải tự phát triển và phát huy
hơn nữa những ưu thế của mình, từ đó dần tạo nên những đặc trưng riêng biệt
mang tính loại hình trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng hiện
nay. Được thiết kế với những màn ảnh rộng áp dụng kỹ thuật hình ảnh 1125 dòng
quét ngang thay cho máy thu hình truyền thống chỉ 525 hoặc 625 dòng quét.

Với sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình báo chí khác, đặc biệt là từ
internet, truyền hình cần phải tự thay đổi bản thân mình để đáp ứng được yêu cầu
của công chúng hiện đại cũng như tự cứu sống bản thân mình. Bên cạnh việc nâng

88
cao chất lượng tin bài, chất lượng phát sóng… thì một yêu cầu đặt ra cho truyền
hình là phải tạo ra được những chương trình mới hấp dẫn khán giả. Ta có thể thấy
một vài thay đổi của truyền hình trong tương lai:

Truyền hình kỹ thuật số: Giữa năm 2008 và 2012, truyền hình công nghệ
tương tự (analogue TV) sẽ chấm dứt tại Anh để hoàn toàn chuyển sang dịch vụ
truyền hình kĩ thuật số với chất lượng tốt hơn. TV kĩ thuật số có thể thu sóng từ
dây anten, vệ tinh, cáp hoặc các đường dây điện thoại. Để chuyển sang truyền hình
công nghệ số, yêu cầu phải có bộ chuyển đổi để xem truyền hình kĩ thuật số trên
TV thông thường (set-top box) hoặc bộ giải mã cho TV.

TV độ nét cao: TV với độ nét cao hay HDTV (High-definition television) là

IT
định dạng mới cho phép người xem có được những hình ảnh sắc nét, rõ ràng, màu
sắc trung thực, độ tương phản cao và chất lượng âm thanh cũng tốt hơn nhiều nhờ
có thêm nhiều điểm ảnh hơn trên từng cm. Những chiếc TV được coi là HDTV nếu
màn hình có đủ điểm ảnh (pixel) để thể hiện được những hình ảnh sắc nét với độ
PT
phân giải 720p (1280x720 pixel) hoặc 1080i (1920x1080 pixel). Bạn cần phải có
một chiếc HDTV và bộ chuyển đổi HD hoặc bộ giải mã để xem được truyền hình
kĩ thuật số.

Máy ghi hình cá nhân PVR: Với PVR (Personal video recorder), người xem
có thể ghi lại nội dung truyền hình trực tiếp vào PC để xem lại sau đó. Trong quá
trình ghi lại các chương trình, chúng ta cũng có thể tạm dừng (pause), xem lại
(replay), tua hình (fast forward)… Hầu hết PVR đều được kết hợp với các dịch vụ
TV kĩ thuật số như: Sky, Freeview

Xem video theo yêu cầu (on demand): “On demand” có nghĩa là người xem
có thể xem danh sách các chương trình để lựa chọn chương trình muốn xem và
không bị bó buộc về thời gian xem. Với dịch vụ theo yêu cầu, đài truyền hình sẽ

89
gửi tới khách hàng những show diễn hay những bộ phim được yêu thích thông qua
việc kết nối băng thông rộng nhờ bộ chuyển đổi cho TV.

Sự kết hợp giữa TV và máy tính: Gìờ đây, việc kết nối TV với máy tính (PC)
hay một thiết bị có thể đảm nhận cả 2 chức năng này không còn là điều khó tưởng
tượng. Nó sẽ mở ra một thư viện khổng lồ các đoạn video từ mạng internet và có
thể xem trực tiếp chúng trên TV. Điều này cũng gần giống như việc sử dụng bộ
nhớ PC như một chiếc PVR. Người tiên phong trong lĩnh vực này là Microsoft với
Media Centre. Bên cạnh đó, chiếc iTV của Apple cũng mang đến những tiện nghi
tương tự. Còn phải kể tới Xbox 360 cho phép tải các show để xem trực tiếp trên
TV.

IT
Truyền hình di động: Hiện nay xem TV trên màn hình di động là điều khá
phổ biến. Nhờ kết nối mạng tốc độ cao 3G, việc tải về các gói dịch vụ để xem trực
tiếp trên di động đơn giản hơn bao giờ hết. Các công nghệ cạnh tranh như: DAB-IP
và DVB-H đang được các nhà sản xuất điện thoại đưa vào để thu hút nhiều hơn
PT
nữa khách hàng. Cũng như điện thoại, việc xem show trên iPod và máy nghe nhạc
MP3 ngày càng phổ biến hơn.

(Hiện nay ở Việt Nam khái niệm truyền hình theo yêu cầu, truyền hình thực
tế và truyền hình tương tác vẫn còn có sự lẫn lộn với nhau, thực tế đó là 3 hình
thức hoàn toàn khác nhau.)

Truyền hình tương tác là khả năng cung cấp các chương trình có thể tác
động trực tiếp đến khán giả. Tức là người xem có thể can thiệp vào nội dung của
chương trình truyền hình.

Từ ngữ “truyền hình tương tác”, về thực chất, được dùng để nói về thể loại
“đàm luận chuyên đề” (talk show). Trong đó những người tham gia có thể là các vị
khách mời hoặc là đơn thuần chỉ là những khán giả bình thường của truyền hình.

90
Tất các các đài truyền hình ngày nay đều có tối thiểu vài ba chương trình
tương tác khác nhau, đó có thể là một chương trình bình luận về một sự kiện thời
sự, một gameshow trong đó có người chơi là khán giả… Ý kiến của khán giả sẽ
đóng góp vào thành công của chương trình. Điều đó là cần thiết đề tạo ra một xu
hướng báo chí khách quan.

Tại Việt Nam, nội dung các chương trình truyền hình như Khởi nghiệp, Làm
giàu không khó, Sức sống mới (VTV), Nói và làm, Chào buổi sáng, Tôi và chúng
ta (HTV), Talk 9 (VTC1), Talk Vietnam (VTV4)... gần đây không còn nằm trong
phạm vi “đóng” của một kịch bản khô cứng dựng sẵn mà đã “mở” ra cho khán giả
cùng tham gia chia sẻ, đóng góp ý kiến, thậm chí đưa ra những câu hỏi, vướng mắc
mà người xem bất bình, không đồng ý.
IT
Ở chương trình bình luận thể thao trên VTV3, những tin nhắn góp ý, bình
luận nội dung các MC đang nói hay dự đoán của khán giả được hiển thị phía dưới
màn hình tivi ngay khi chương trình đang phát sóng trực tiếp. Chương trình Nói và
PT
làm hằng tháng trên Đài Truyền hình TP.HCM thu hút nhiều người xem bởi
chương trình này như một phiên chất vấn thu nhỏ của đại biểu HĐND TP với lãnh
đạo các quan chức, ban ngành về các chuyện vừa sát với đời sống, vừa mang tính
thời sự như đất đai, giáo dục, nhà ở...

Giám đốc Đài Truyền hình TP.HCM Huỳnh Văn Nam cho rằng giờ đây việc
khán giả xem đài thụ động tiếp nhận một chiều không còn hợp thời. Người xem
truyền hình ngày càng đông, số lượng kênh truyền hình ngày càng nhiều thì xu
hướng “mở” - có tương tác, có giao lưu giữa chương trình với khán giả - là điều tất
yếu. “Như HTV4, kênh khoa giáo của chúng tôi khoảng vài tháng nữa thôi sẽ
không còn cách dạy một chiều như hiện nay, mà người xem có thể ngồi ở nhà gọi
điện thoại đặt câu hỏi, giao lưu với thầy giáo trực tiếp qua màn ảnh hoặc qua
email” - ông Nam nói.
91
Công nghệ Truyền hình tương tác bằng tin nhắn không còn là điều mới mẻ ở
VN nhưng có thể nói đây là chiêu hút khán giả nhất của các kênh truyền hình.
Ngay khi chương trình đang phát sóng hay khi vừa kết thúc sẽ có vài câu hỏi đặt ra
như bạn thích ca khúc nào nhất, ca sĩ nào trình bày ấn tượng... Hãy gửi tin nhắn
đến số... Nếu là tương tác trực tiếp, vài mươi giây sau tin và số điện thoại của bạn
hiện trên màn hình vô tuyến.

Ở Úc, một bộ phim truyền hình phát sóng kèm theo lời kêu gọi khán giả
nhắn tin bình phẩm, thêm thắt chi tiết nhân vật, muốn tập sau nhân vật đó như thế
nào... Cách này phim truyền hình Hàn Quốc cũng áp dụng để thăm dò khán giả.
Các nhà đài được lợi ba bên: vừa tìm hiểu phản ứng khán giả, vừa tăng lượng công
chúng, vừa có nguồn thu phí từ lượng tin gửi về.
IT
Truyền hình tương tác tại VN chỉ mới xuất hiện đúng nghĩa ở một vài
chương trình như game show Vui cùng Hugo, Stinky và Stomper, Nhật ký Vàng
Anh, chương trình thể thao truyền hình trực tiếp Cuồng nhiệt với thể thao. Ngoài
PT
ra, tương tác gián tiếp như V-Clip 45, Bài hát Việt, Ngôi sao THTH...

Truyền hình thực tế (reality show) là những show truyền hình mà người
tham gia là những người không chuyên,được quay cảnh đời sống thật và trong một
mức độ nào đó không có bàn tay của đạo diễn can thiệp.

Đây là loại hình rất phổ biến ở các quốc gia phát triển, đặc biệt là ở Mỹ. Để
tạo ra cảm xúc thật và mới lạ cho công chúng, các đài truyền hình tiến hành xây
dựng các chương trình trong đó người tham gia sẽ được thể hiện cảm xúc thật,
hành động thật như trong đời thường mà không chịu sự chi phối của đạo diễn. Có
thể hiểu là người tham gia sẽ quên đi sự hiện diện của máy quay và sống như cuộc
sống thường ngày. Những hình ảnh đó sẽ được máy ghi lại và truyền tới cho công
chúng.

92
Một ví dụ điển hình của chương trình truyền hình thực tế đó là American
Idol của FOX. Ra đời ngày 11/6/2002 và từ đó đến nay nó trở thành một show ăn
khách nhất trên truyền hình.

Nguyên tắc của chương trình này đó là người chơi sẽ tham gia thi hát và
trước đó chưa từng tham gia cuộc thi nào. Phải là công dân Mỹ hoặc người làm
việc tại Mỹ ít nhất 3 mùa. Độ tuổi từ 16 – 24 và có thể nâng lên thành 28 khi bước
vào mùa thứ 4.

Truyền hình thực tế vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Đầu năm 2005,
VTV3 xuất hiện Khởi nghiệp và ngay lập tức thu hút người xem mỗi tuần. Đây có
thể được coi là show truyền hình thực tế tiên phong tại Việt Nam. Cũng trong năm

hình thực tế khác - ra mắt.


IT
này, Vượt lên chính mình, Ngôi nhà mơ ước (HTV thực hiện) - một dạng truyền

Đến năm 2006, Phụ nữ thế kỷ 21 mới thật sự là chương trình truyền hình
thực tế đúng nghĩa đầu tiên tại VN. Ngay khi ra mắt bạn xem đài, chương trình đã
PT
tạo được sự chú ý bởi tính tươi mới, chân thật và thẳng thắn. Tuy là một cuộc thi
truyền hình nhưng các thí sinh (TS) được thoải mái bộc lộ quan điểm và cá tính,
những điểm mạnh và cả điểm yếu của mình để từ đó phác họa nên những nét độc
đáo của phụ nữ thế kỷ ngày nay.

Sau Phụ nữ thế kỷ 21 có thể kể đến Ước mơ của tôi, Vui là chính, Thần
tượng âm nhạc - Vietnam Idol. Và tháng mười tới, HTV cũng sẽ phát sóng "Funny
video home" (bản quyền của Mỹ) với những tình huống hài xảy ra trong gia đình
do khán giả tự quay và gửi đến. Đây sẽ là chương trình "mồi" để các khán giả VN
gửi những video clip tương tự về gia đình mình cho đài biên tập và phát sóng.

Dẫu biết truyền hình thực tế từng tạo được nhiều thiện cảm và thành công
ngoài mong đợi ở nước ngoài, nhưng khi chọn một chương trình làm vừa lòng

93
người Việt thật không dễ. Như Vui là chính khi mới vào VN cũng bị phản đối kịch
liệt vì một số chương trình không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Phụ nữ thế kỷ
21 năm ngoái bị chê là cứng nhắc trong việc biến các TS thành những "nữ cường
nhân" bất đắc dĩ.

Người Việt nhìn chung hiền hòa, chân tình nhưng không phải ai cũng đủ cởi
mở và tự tin để tham gia các show truyền hình thực tế. Các TS và cả khán giả VN
phần lớn vẫn chưa dạn ống kính, không quen bày tỏ bản thân, quan điểm trước bàn
dân thiên hạ.

Nhưng ngay cả khi những người trong cuộc dám thẳng thắn nói lên chính
kiến của mình thì công chúng cũng chưa hẳn đã chấp nhận. Dư luận rất hay khen -

IT
chê vu vơ nhưng lại thờ ơ, ngần ngại trong việc tham gia "cuộc chơi" (nhắn tin
bình chọn, gửi ý kiến góp ý, tham gia diễn đàn trên trang web của chương trình… )
cũng chính là rào cản cho việc phát triển truyền hình thực tế tại VN.

MC - cầu nối không thể thiếu của chương trình, đặc biệt là những chương
PT
trình mới toanh, với khán giả - cũng là vấn đề gây đau đầu cho các nhà sản xuất.
Hầu hết những show THTT thành công ở nước ngoài đều mang đậm dấu ấn của
MC.

Tại VN, thật không dễ để tìm kiếm ra một MC năng động, thông minh, dí
dỏm, nhạy cảm, giỏi ứng biến... (tiêu chuẩn để dẫn một show truyền hình thực tế).
Vì vậy hiện tại vẫn chưa có MC nào của các show THTT tại VN chiếm được nhiều
cảm tình của bạn xem đài, giúp người xem tiếp cận với thể loại mới mẻ này một
cách "ngọt ngào" nhất.

Sau vài chương trình đã ra mắt có thế thấy truyền hình thực tế không phải là
"món" dễ xơi đối với các nhà sản xuất hay công ty quảng cáo. Như Vui là chính,
sau khi tiếp thu ý kiến của khán giả, chương trình được biên tập cẩn thận hơn.

94
Tháng chín này, Vui là chính sẽ không còn là truyền hình thực tế nữa mà được dàn
dựng với phần biểu diễn của các nghệ sĩ. Còn những chương trình khác, kể cả mua
bản quyền từ một chương trình ăn khách nhất thế giới, dẫu được sự ủng hộ của
người xem vẫn chưa thể là "con gà đẻ trứng vàng".

Các nhà sản xuất chương trình "than" làm truyền hình thực tế tốn kém và vất
vả gấp 5 - 6 lần những show giải trí khác. Như show Phụ nữ thế kỷ 21 năm ngoái
tiêu tốn trên 500.000 USD (tiền bản quyền, thực hiện, quảng bá, giải thưởng...)
nhưng không thành công lắm về mặt thương mại: rating (lượng người xem) chưa
cao như mong đợi và số spot quảng cáo trong chương trình cùng lượt người nhắn
tin bình chọn chỉ đạt mức vừa phải.

IT
Nhà tổ chức cho biết họ mất khoảng nửa năm để chuẩn bị và thực hiện
chương trình. Riêng phần dựng, hậu kỳ đã tốn đến hai tháng. Chương trình được
quay tại nhiều thành phố khác nhau như Quảng Ninh, Nha Trang, TP.HCM... Và
có 3 - 4 nhóm quay cho một nội dung để bắt đủ mọi hình ảnh, góc độ, cảm xúc...
PT
của TS.

Còn với VN Idol, số spot quảng cáo giữa chương trình chỉ mới tăng từ vòng
Gala. Ba vòng trước đó (thử giọng, nhà hát, piano) kéo dài suốt hai tháng, cũng chỉ
có "người nhà” (các nhãn hàng thuộc Tập đoàn Unilever như Clear, Lipton, Close
up... ) quảng cáo giữa chương trình.

Tuy chưa thống kê được con số đã chi nhưng VN Idol cũng tốn công, tốn
của và nhân lực đáng kể. Chương trình đã đi qua bốn thành phố lớn: Hà Nội, Đà
Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Êkip thực hiện chính khoảng 100 người. Mỗi một tiết
mục cũng có 6-7 nhóm quay. Vòng nhà hát được coi là "vòng kinh hoàng" khi các
TS và êkip thực hiện phải làm việc từ 10g-2g, 3g sáng hôm sau trong ba ngày liên
tục.

95
Tính đến thời điểm hiện tại, các chương trình truyền hình thực tế ở VN vẫn
chỉ ở mức quảng bá cho một nhãn hàng, một thương hiệu công ty chứ chưa đủ
mạnh để tạo nên một trào lưu hay cơn sốt giải trí như game show từng có được. Vì
thế, THTT vẫn chưa cho thấy sức ảnh hưởng và tài lộc thu được từ… thực tế. Tuy
thế, đó vẫn là "món" hấp dẫn và chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều vào thời gian tới.

“Theo tôi, thói quen chỉ xem hình cho vui mắt của công chúng là thói quen
đã qua... Ngày nay, công chúng chú ý xem truyền hình tương tác để mong giải
quyết được những vấn đề gì mà họ đang quan tâm. Các chuyên mục như “Đối
thoại”, “Chính sách - cuộc sống”, “Sự kiện - bình luận”, gần đây có “Người xây tổ
ấm” trên VTV (đi sâu vào “tế bào” gia đình với nhiều tình huống chạm trán thử
thách trong cuộc sống đời thường)... được người xem gọi điện thoại, gửi thư hoặc

truyền hình VN) nhận xét.

4.6. PR, Quảng cáo


IT
email rất đông” - nhà báo Trường Phước (công tác tại ban chuyên đề của Đài
PT
4.6.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò

Có nhiều định nghĩa khác nhau về PR. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ PR là những
hoạt động nhằm cố gắng tạo ra một hình ảnh tốt đẹp hay môi trường thuận lợi để
ủng hộ một ý kiến hay ý tưởng nào đó, hoặc cố gắng tô vẽ cho một hình ảnh đã lu
mờ… thì bạn đã lầm. Sở dĩ xuất hiện những khái niệm như vậy là do có sự hiểu
lầm về lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị. Nếu nhìn rộng hơn, ta sẽ thấy những khái
niệm này không đúng bởi một hình ảnh chỉ có thể là những gì thật sự trong tâm trí
con người. Nhưng trong cuộc sống thực tế, không phải tất cả mọi việc đều “thuận
buồm xuôi gió”, và đôi khi chúng ta phải tìm cách giải thích cho những điều “trái
gió” ấy. Chẳng hạn, bất kỳ ai – dù là công nhân, ông chủ, khách hàng hay chính
khách – có liên quan đến cuộc đình công của các nhân viên một hãng đường sắt X

96
cũng đều thấy khó khăn khi phải tìm một lý do hợp lý để giải thích vụ việc ấy. Đó
chính là công việc quản trị khủng hoảng (crisis management) – một chức năng
quan trọng của PR.

Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về PR, nhưng nội dung chính vẫn là
cung cấp kiến thức cho công chúng, trong đó bao hàm mục đích thay đổi nhận thức
của họ.

Như vậy, PR là một hình thức giao tiếp. Nó được áp dụng trong tất cả các
dạng tổ chức, cả thương mại và phi thương mại, trong khu vực tư nhân và nhà
nước. PR xuất hiện sớm hơn cả tiếp thị và quảng cáo, và phạm vi hoạt động của nó
cũng rộng lớn hơn.

IT
4.6.2. Lược sử ra đời và xu hướng phát triển

Nhiều người trong chúng ta lầm tưởng PR là mới, vừa xuất hiện trong một
vài năm qua, hay từ Chiến tranh Thế giới thứ II hoặc cùng lắm là trong thế kỷ này
PT
mà thôi. Có thể ở những quốc gia vừa mới giành được độc lập trong khoảng 30
năm trở lại đây thì PR còn khá mới mẻ. Những người nghĩ PR gắn liền với nền
công nghiệp hóa lâu đời thì cho rằng PR là một “phát minh” của nước Mỹ.

Vậy chính xác PR ra đời từ khi nào? Phải chăng nó được sinh ra trong lòng
nước Mỹ?

Theo Frank Jefkins, tác giả cuốn Public Relations – Frameworks (nhà xuất
bản Financial Times), thì PR tồn tại trước khi nước Mỹ hình thành khá lâu. Nước
Mỹ sản sinh ra nhân vật chuột Mickey, Coca-Cola hay Holywood nhưng họ không
“phát minh” ra PR.

Còn nhóm tác giả Otis Baskin, Craig Aronoff và Dan Lattimore (Public
Relations – The Profession and the Practice), thì lại cho rằng nước Mỹ là một lò

97
“đúc nặn” PR hoàn hảo. Với chế độ xã hội cộng hòa, nền dân chủ, thị trường tự do,
hệ thống kiểm soát – cân bằng (3 cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp) và
dân chúng độc lập ở Mỹ, PR thật sự là “made in America”.

Nhu cầu giao tiếp và mong muốn người khác hiểu mình ở con người rất lớn.
Từ xa xưa, ngay cả trước khi bảng chữ cái, ký tự và số ra đời, người ta đã dùng chữ
tượng hình như một công cụ giao tiếp. Những bức tranh vẽ trong hang động của
người tiền sử, các kim tự tháp, đền thời cách đây hàng ngàn năm đều chứa đựng
một thông điệp nào đó.

Ngoài ra, các học giả tôn giáo xưa đã viết sách để mọi người nhận biết và
hiểu về niềm tin tôn giáo. Đây chính là một hình thức PR. Kiểu giao tiếp này đã ra

IT
đời trước cả những hình thức quảng cáo đầu tiên của người Hy Lạp và La Mã – các
mẩu tin rao bán nô lệ, hay thông báo về các sự kiện tại đấu trường La Mã.

Rõ ràng, PR đã được áp dụng từ nhiều thế kỷ trước. Ngày nay, tại các sân
bay, chúng ta có thể nhận ra ngay các hãng hàng không qua màu sắc đặc trưng,
PT
logo và đồng phục của các nhân viên. Tập hợp những yếu tố này người ta gọi là
văn hóa công ty (corporate identity) hay thương hiệu (brand) đối với các tổ chức
kinh doanh. Đây là một cách giao tiếp hiệu quả, vì chỉ cần nhìn những yếu tố này,
chúng ta có thể nhận biết và phân biệt được các tổ chức.

Những ý tưởng này xuất hiện cách đây cả hàng ngàn năm, chúng ta không
thể khẳng định chính xác nó bắt đầu từ khi nào. Có thể tạm kết luận rằng PR ra đời
cùng lúc với nền văn minh của nhân loại.

Trong việc tạo ra những thay đổi xã hội, khi chính phủ các nước phát triển
phai “đi đầu”, chính phủ ở Mỹ và châu Âu vẫn áp dụng phương pháp PR.

Năm 1809, Bộ Tài chính Anh (British Treasury) đã bổ nhiệm một phát ngôn
viên báo chí. Năm 1854, Bưu điện (Post Office) trong báo cáo thường niên đầu tiên
98
đã tuyên bố cần phải giải thích những dịch vụ của mình cho công chúng. Một trong
những lần sử dụng PR đầu tiên của chính phủ Anh là vào năm 1912 khi Lloyd
George, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh, tổ chức một đội ngũ diễn thuyết để giải
thích chương trình trợ cấp người già.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ I, chính phủ Anh tiếp tục sử dụng các kỹ năng
PR để giải thích chính sách nhà ở và sức khỏe. Trong giai đoạn 1926 – 1933, một
trong những người nỗ lực sử dụng PR ở Anh là Ngài Stephen Tallents, đại diện cho
Ủy ban Tiếp thị (Empire Marketing Board). Một triệu bảng Anh được dùng để thực
hiện chiến dịch tiếp thị trái cây và những sản phẩm khác của Ủy ban với công
chúng Anh, sử dụng các phương cách như phim ảnh, áp phích quảng cáo và triển
lãm. Năm 1948, Tallents trở thành chủ tịch đầu tiên của Viện Quan hệ Công chúng
IT
(Institute of Public Relations). Ngày nay, để ghi nhớ công lao của ông, viện đã lập
ra một loại huân chương mang tiên Ngài Stephen Tallents, là giải thưởng cao quý
được trao tặng hàng năm bởi chủ tịch đương nhiệm.
PT
Năm 1948 là một năm lịch sử trong lĩnh vực PR ở cả nước Anh và Mỹ.
Trong năm này, Viện Quan hệ Công chúng (Institute of Public Relations) và Tổ
chức Quan hệ Công chúng Mỹ (Public Relations Society of America) được thành
lập.

Sẽ không công bằng nếu không ghi nhận sự đóng góp của nước Mỹ trong
việc phát triển các văn phòng tư vấn PR. Một trong những văn phòng tư vấn đầu
tiên được thành lập bởi nhà báo Ivy Ledbetter Lee, người đảm nhận công tác PR
cho một cơ sở công nghiệp than đá và hãng Đường sắt Pennsylvania (Pennsylvania
Railroad). Năm 1914, ông trở thành cố vấn cho nhà tài phiệt dầu lửa John
D.Rockefeller.

99
Lee đã phải cố gắng để có những bài báo công bình trong thời kỳ ngành
đường sắt và than đá gặp khủng hoảng. Ông đã tạo ra mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa
các ông chủ trong ngành và giới báo chí. Ông đã tiến xa hơn và thiết lập những
nguyên tắc cơ bản cho quan hệ báo chí. Trong lời phát biểu nổi tiêng của ông trước
giới báo chí năm 1906 có nêu những nguyên tắc đó – cam đoan rằng ông sẽ “cung
cấp thông tin về những đề tài có giá trị và đáng quan tâm cho công chúng một cách
nhanh chóng và chính xác”.

Mặc dù PR bắt đầu được áp dụng trong chính phủ Anh cách đây gần 200
năm nhưng thật sự ngành nghề tư vấn ở Anh bắt đầu trễ hơn so với Mỹ. Điều này
phần lớn là do Chiến tranh Thế giới thứ II, khi ngành thương mại hoàn toàn bị lơ là
ở Anh và những sản phẩm chính được phân phát theo dạng khẩu phần, chứ không
IT
phải được tự do mua bán. Nhưng sau chiến trnah, vào cuối những năm 1940, nhiều
người làm quảng cáo tham gia công việc tuyên truyền cho các bộ, bắt đầu nhờ đến
công tác tư vấn PR.
PT

100
Tài liệu tham khảo

[1] Phan Văn Kiền (2014), Bài giảng Cơ sở lý luận và các loại hình báo chí
truyền thông.

[2] Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận
IT
báo chí truyền thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[3] Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia.
PT

101

You might also like