You are on page 1of 9

Chương 2: TĨNH HỌC LƯU CHẤT

Bài 2.1: Một thùng có 2 ngăn chứa nước và thủy ngân (tỉ trọng  = 13,6) như hình vẽ.
Ngăn thứ nhất kín và ngăn thứ 2 thông với khí trời. Biết H1 = 3 m , H2 = 2,9 m và H3 =
0,8 m.
a) Xác định áp suất khí po trong ngăn thứ nhất
b) Muốn cho mực nước và thủy ngân ngang nhau thì áp suất po phải bằng bao nhiêu ?

a. p0+ nH3= tn(H1 – H2)  p0 = 5493,6N/m2


b. H2 + H3 = H1
p0+ nH3= tnH3 p0 = 98885N/m2
Bài 2.2: Một bình kín chứa nước như hình vẽ. Nếu áp suất tại A là 100Pa, xác định áp
suất tại B, C và D.
ĐS: pBck = 2843Pa, pC = 8929Pa, pD = 14815Pa
Bài 2.3: Một bình kín chứa nhiều chất lỏng như hình vẽ. Nếu áp suất khí trời là
98,1kPa và áp suất tuyệt đối tại đáy bình là 237kPa. Xác định tỉ trọng của chất lỏng X.
ĐS: δx = 1,52
Bài 2.4: Xác định áp suất dư tại A, B, C và D như hình vẽ.
ĐS: pAck = 5886Pa, pB = pC = 5886Pa, pD = 20424,42Pa

Hình bài 2.2 Hình bài 2.3 Hình bài 2.4

Bài 2.5: Một bình kín chứa dầu (có tỉ trọng  = 0,8) và nước như hình vẽ. Biết áp suất
dư khí trong bình đo được p = 1 kPa, chiều cao các đoạn H1 = 1,5 m, H2 = H3 = 0,5 m.
Xác định chiều cao cột nước h1 và dầu h2. Biết n = 9810 N/m3
pk + .n.H2 = n.(h1 – H1)  h1 = 2,002m
pk = d (h2 – (H1 + H2)) = .n (h2 – (H1 + H2)) h2 = 2,127m
Bài 2.6: Một ống chứa đầy dầu δ = 0,85 nối 2 bình A và B như hình vẽ. Xác định áp
suất tại 2 điểm C và D.
ĐS : pCck = 20,846kPa; pDck = 4,17kPa
Bài 2.7: Tính độ sâu Z của trạm khảo sát dưới mặt biển, cho biết áp kế tuyệt đối trong
trạm có độ cao 84cm Hg; áp kế đo sâu có mực Hg như hình vẽ; áp suất trên mặt nước
biển là 76cmHg. Trọng lượng riêng của nước biển là γnb = 11200N/m3; γHg =
133000N/m3
ĐS: z = 10,05 m
Bài 2.8: Xác định áp suất tuyệt đối và áp suất dư của không khí trong bình, khi biết
chiều cao h1 = 76cm, h2 = 86cm, h3 = 64cm, h4 = 71cm, tỉ trọng của thủy ngân δHg
=13,6; áp suất tuyệt đối của khí trời là 101kPa.
ĐS: podư =173,95kPa; potđ = 274,95kPa

Hình bài 2.6 Hình bài 2.7 Hình bài 2.8


Bài 2.9: Hai bình như hình vẽ, bình 1 chứa khí và dầu (tỉ trọng d = 0,8), có một áp kế
thông với bình 2. Bình 2 chứa khí và có gắn một áp kế thủy ngân (Hg = 13,6) thông
với khí trời. Biết áp suất dư của khí trong bình thứ nhất po = 45cm Hg, h1 = 0,5 m và h2
= 1 m, xác định:
1. Áp suất khí trong bình thứ 2
2. Chiều cao X của dầu
3. Nếu bình 2 bị thủng và không khí có thể chui vào thì chiều cao h1 và X có thay
đổi không? Nếu có thì bấy giờ có giá trị bao nhiêu ?
1. p2 = nHg.h1 = 66708Pa
2. p0 + nd.h2 = ndX + p2 X = 0,144m
3. Nếu bình 2 thủng thì: p2 = 0
- Khi đó, h1 sẽ giảm xuống đến mức thủy ngân hai nhánh bằng nhau và h1 = 0
- X sẽ tăng lên vì p2 giảm: X’ = X + p2/nd = 0,144 + 66708/0,8.9810 =
8,644m
Bài 2.10: Một bình kín úp ngược vào trong nước như hình, phía trên thông với một áp
kế thủy ngân. Biết R = 170 mm, L = 25m và tỉ trọng thủy ngân Hg = 13,6. Xác định
mực nước h dâng lên trong bình.

ĐS: h = 22,688m
Bài 2.11: Xác định độ chênh áp suất giữa 2 điểm A và B.

ĐS: pA - pB = 8,95KN/m2
Bài 2.12: Xác định chiều cao x, y từ mặt thoáng của chất lỏng trong bình đến mặt chất
lỏng trong hai áp kế tuyệt đối như hình vẽ. Biết áp suất tuyệt đối của không khí trong
bình po = 101,35kPa, áp suất hơi của alcohol là 11,72kPa, của Hg là 16,06.10-5 kPa.
ĐS: x =11,56m; y = 6,7m
Bài 2.13: Xác định độ dâng cao mực dầu h trong ống bên phải.
ĐS: h = 17,5cm
Bài 2.14: Ở nhiệt độ 20oC, áp kế tuyệt đối tại A đọc được giá trị 300kPa. Xác định
chiều cao cột nước h. Hỏi giá trị áp suất dư tại B đọc được bao nhiêu? Biết áp suất
tuyệt đối của không khí trong bình là 180kPa, áp suất khí trời là 98,1kPa.
ĐS: h =1,377m; pB = 103,015kPa

Hình bài 2.12 Hình bài 2.13 Hình bài 2.14

Bài 2.15: Một ống chữ U thông với khí trời chứa nước và một chất lỏng có tỷ trọng 
như hình vẽ.
a. Nếu chất lỏng có  = 0,8 và chiều cao H = 50 cm hãy xác định độ chênh h giữa mặt
thoáng của nước và chất lỏng.
b. Nếu tăng tỷ trọng của chất lỏng lên thì độ chênh h tăng hay giảm, tại sao?

ĐS:
a. h = 0,1m
b.  tăng h sẽ giảm
Bài 2.16: Một van hình chữ nhật giữ nước ABEF có đáy BE nằm ngang vuông góc với
trang giấy có thể quay quanh trục nằm ngang qua AF như hình vẽ. Chiều cao cột nước
là h=4m. Cho AB=2m; BE=3m. Góc =300; Van có trọng lượng G=20N đặt tại trọng
tâm C.
1) Tìm áp suất (dư) tại A, B.
2) Tìm áp lực nước Fn tác dụng lên van và vị trí điểm đặt lực D.
3) Để mở van, cần tác dụng một lực F (vuông góc với AB) bằng bao nhiêu?
1. pA = n(h-AB.sin) = 29430 Pa
pB = nh= 39240 Pa
2. Fn = pc.A = nhc.(AB.BE)= n (h- AB/2.sin).(AB.BE)= 206.010N
yC = (h/sin)-AB/2
yD = yC + IC/yC.A = (IC= BE.AB3/12 và A = AB.BE)
3. Fn .(AB-((h/sin)-yD)) + G.cos.(AB/2) = F.AB F = ?
Bài 2.17: Một bể nước có một nắp van hình tròn đường kính D = 0,5 m như hình vẽ.
Biết rằng nếu nắp van bị tác dụng một áp lực F = 5 KN thì nắp sẽ bị bật ra. Xác định
chiều cao nước (H) tối đa có thể chứa trong bình.

ĐS: H = 2,813m
Bài 2.18: Van hình vuông cạnh 1m giữ nước cho bình chứa. Bên phải của van là khí
kín có áp suất phân bố đều. Van có thể quay quanh trục nằm ngang qua A.
1) Tìm lực của nước tác dụng lên van và vị trí điểm đặt lực.
2) Tìm áp suất khí sao cho van ở trạng thái cân bằng như hình vẽ.

ĐS: 1. F = 24.525N và yD = 2,53m; 2. pkd = 25.996 N/m2


Bài 2.19: Van phẳng OA hình chữ nhật cao 1,5m, rộng 2m, quay quanh trục O nằm
ngang như hình vẽ.
1) Tính áp lực nước tác dụng lên van.
2) Tính lực F để giữ van đứng yên.
ĐS: 1) Fn = 125,18KN 2) 66,22KN
Bài 2.20: Van phẳng OA hình chữ nhật cao 1,2m, rộng 2m, quay quanh trục O nằm
ngang như hình vẽ.
1) Tính áp lực do nước và dầu tác dụng lên van.
2) Tính lực F để giữ van đứng yên.
ĐS: 1) Fn = 80,05KN, Fd = 11,3KN 2) F = 34,85KN
Bài 2.21: Một thùng hình chữ nhật dài 100cm, rộng 50cm. Xác định áp lực thủy tĩnh
tác dụng lên tấm dưới BD và tấm trên AEFG.
ĐS: F1 = 3,80KN, F2 = 1,19KN

Hình
Hình bài
bài 2.19
2.19 Hình
Hình bài
bài 2.20
2.20 Hình
Hình bài
bài 2.21
2.21
Bài 2.22: Tính áp lực (trị số và điểm đặt) do nước tác dụng lên van phẳng hình chữ
nhật cao a =1,2m, dài 2m.
ĐS: F = 65,92KN; yD = 5,62m
Bài 2.23: Tính áp lực (trị số và điểm đặt) do nước tác dụng lên van phẳng hình tròn,
đường kính D =1m.
ĐS: F = 14,88KN; yD = 2,26m
Bài 2.24: Van phẳng ABE hình tam giác đều có thể quay quanh trục nằm ngang qua A
như hình vẽ.
1) Tính áp lực do nước tác dụng lên van (trị số và điểm đặt).
2) Tính lực đẩy ngang F để giữ van đứng yên.
ĐS: 1) Fn = 110,76KN, yD = 4,304m; 2) F = 46,507kN

Hình bài 2.22 Hình bài 2.23 Hình bài 2.24


Bài 2.25: Một bình chứa nước đến độ cao Z nối với một ống có chiều cao 1m. Trong
ống khí nén có áp suất p. Xác định áp suất khí trong ống để van AB không quay quanh
trục nằm ngang qua A trong 2 trường hợp:
1) Ống hình vuông
2) Ống hình tam giác đều

ĐS: 1) pv = 25,996KN/m2 ; 2) ptg = 26,98KN/m2


Bài 2.26: Một cửa van hình chữ nhật ABEF đáy EF nằm ngang có thể quay quanh trục
AB. Cửa van được đóng lại bởi đối trọng gắn trên van. Trọng lượng của đối trọng và
van là W đặt tại G. Cửa van dài L = 120cm, cao a = 90cm, chiều cao cột nước h =
0,9m. Xác định trọng lượng nhỏ nhất của đối trọng để mở van không thể tự mở.
ĐS: W = 10,174kN
Bài 2.27: Một van hình chữ nhật có thể quay quanh trục nằm ngang qua A, chiều dài
van là b. Bỏ qua chiều dày van. Biết h1 = 0,5m, h2 = 0,8m, h3 = 2m, b = 1,5m. Xác
định trọng lượng G của van để nước không chảy qua.
ĐS: G = 8,94kgf
Bài 2.28: Một cửa van chắn nước ABM có kích thước như hình vẽ. Cửa van dài 6m,
được giữ cân bằng nhờ thanh chống BD.
1) Tính áp lực nước tác dụng lên van.
2) Tính lực nén trên thanh chống nếu bỏ qua trọng lượng của thanh.
ĐS: F1 = 12Tf; F2 = 120Tf; N = 61,19 Tf

Hình bài 2.26 Hình bài 2.27 Hình bài 2.28

Bài 2.29: Một cửa van cung có dạng 1/4 hình trụ bán kính R = 1,5m dài L = 3m quay
quanh trục nằm ngang qua O. Van có khối lượng 6000kg và trọng tâm đặt tại G.
1) Xác định trị số và điểm đặt của áp lực nước tác dụng lên van.
2) Xác định moment cần để mở van.
Bài 2.30: Van AB dạng ¼ hình trụ bán kính r =1m giữ nước trong một bình kín như
hình vẽ. Biết áp suất lớn nhất trong bình là pdư = 0,4 at. Chiều dài vuông góc trang giấy
L=1m
1) Tính lực nằm ngang Fx tác dụng lên mặt AB.
2) Tính lực thẳng đứng Fz tác dụng lên AB.

ĐS: 1. Fx = 34.200N; 2. Fz = 37.134N


Bài 2.31: Xác định trị số và điểm đặt của áp lực nước tác dụng lên van AB dạng ¼
hình trụ bán kính 1,2m, dài 2m.
ĐS: Fx = 249,57kN, Fz = 257,63kN, F = 358,69kN, α = 460 = arctg(Fz/Fx)
Bài 2.32: Một cửa van hình trụ bán kính R = 0,5m dài 2m chắn ngang bể chứa dầu như
hình vẽ. Xác định trị số và điểm đặt của áp lực dầu tác dụng lên van.
ĐS: Fx = 7,85KN, Fz = 6,16KN, F = 9,98KN, α = 38014 = arctg(Fz/Fx)

Hình bài 2.31 Hình bài 2.32


Bài 2.33: Một phao hình trụ bán kính 2m, dài 2m ở vị trí cân bằng như hình vẽ. Xác
định trọng lượng của phao và phản lực tại A.
ĐS: G = 263,3kN; RA = 39,24kN
Bài 2.34: Một cửa van cung có dạng 1/4 hình trụ bán kính R = 1,5m dài L = 2m quay
quanh trục nằm ngang qua O. Xác định phương, chiều, trị số và điểm đặt của áp lực
nước tác dụng lên van.
ĐS: Fx = 44,15KN, Fz = 12,60KN, F = 45,9kN, α = 15093 = arctg(Fz/Fx)
Bài 2.35: Một quả bóng có đường kính D = 10m được bơm đầy khí Helium (γHe =
1,8N/m3). Trọng lượng riêng của không khí là γkk = 12N m3. Tính sức căng dây.
ĐS: T = 5338N

Hình bài 2.33 Hình bài 2.34 Hình bài 2.35

Bài 2.36: Một khối hình hộp cạnh a = 0,3m đồng chất có tỉ trọng 0,6 nổi trong nước.
Xác định chiều sâu ngập trong nước x của hình hộp.

ĐS: x = 0,18m

You might also like