You are on page 1of 6

THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT KHÔNG KÊ TOA

DS Huỳnh Lời (12-Aug-2021)

Do nhu cầu hạ sốt giảm đau, hạ sốt, viêm xoang, đau khớp, gút trong mùa dịch bệnh, một
vài thông tin về thuốc giảm đau hạ sốt sau đây có thể tham khảo.

Có 4 loại không kê toa là paracetamol, aspirin, ibuprofen, naproxen. Có phối hợp với các
chất khác như caffeine, pheynylephrine, chlorpheniramin…Có loại dùng khi đau khớp,
đau bụng kinh, đau do gút, đau do viêm xoang, sốt…Có loại khi đau dạ dày, huyết áp,
bệnh tim, suyễn, không dùng được, có loại gây buồn ngủ dễ bị tai nạn khi dùng. Lựa
chọn cần phải đọc kỹ.

1. Paracetamol (Acetaminophen)

Chỉ định: Giảm đau hạ sốt

Liều dùng:

Người lớn, dạng uống hay đặt: 500-1000 mg mỗi 4-6 giờ, tối đa không quá 4 g/ ngày.
Loại viên nén 500 mg không khuyến cáo cho trẻ em dưới 6 tuổi. Không tự ý dùng quá 10
ngày với người lớn và 5 ngày với trẻ em. Không tự dùng trong trường hợp sốt quá cao
(trên 39,5 độ), sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.

Không dùng trong trường hợp bệnh nhân thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc
gan, nghiện rượu, quả mẫn với paracetamol, thiếu men glucose - 6 - phosphat
dehydrogenase.

Đường uống trẻ em

▶Trẻ 3–5 tháng: 60 mg, cứ 4–6 giờ một lần; tối đa 4 liều mỗi ngày

▶ Trẻ 6–23 tháng: 120 mg, cứ 4–6 giờ một lần; tối đa 4 liều mỗi ngày
▶ Trẻ em 2–3 tuổi: 180 mg, cứ 4–6 giờ một lần; tối đa 4 liều mỗi ngày

▶ Trẻ em 4–5 tuổi: 240 mg, cứ 4–6 giờ một lần; tối đa 4 liều mỗi ngày

▶ Trẻ em 6–7 tuổi: 240–250 mg mỗi 4–6 giờ; tối đa 4 liều mỗi ngày

▶ Trẻ em 8-9 tuổi: 360–375 mg mỗi 4–6 giờ; tối đa 4 liều mỗi ngày

▶ Trẻ em 10–11 tuổi: 480–500 mg mỗi 4–6 giờ; tối đa 4 liều mỗi ngày

▶ Trẻ em từ 12–15 tuổi: 480–750 mg mỗi 4–6 giờ; tối đa 4 liều mỗi ngày

▶ Trẻ em 16–17 tuổi: 0,5–1 g mỗi 4–6 giờ; tối đa 4 liều mỗi ngày

Đặt hậu môn (thích hợp cho trẻ em, người không thể uống được, trẻ em sốt giữa
đêm)

▶ Trẻ 3–11 tháng: 60–125 mg mỗi 4–6 giờ khi cần thiết; tối đa 4 liều mỗi ngày

▶ Trẻ em 1–4 tuổi: 125–250 mg cứ 4–6 giờ một lần khi cần thiết; tối đa 4 liều mỗi ngày

▶ Trẻ em 5–11 tuổi: 250–500 mg cứ 4–6 giờ một lần khi cần thiết; tối đa 4 liều mỗi ngày

▶ Trẻ em 12–17 tuổi: 500 mg cứ 4–6 giờ một lần

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ, làm theo các bước sau đây để hỗ trợ hạ sốt: cởi bỏ quần áo trẻ,
cho trẻ uống thêm chất lỏng, không để trẻ chỗ quá nóng, lau hay tắm nước ấm có nhiệt
độ thấp hơn 2 độ so với nhiệt độ thân nhiệt trẻ.

Sốt sau khi tiêm chủng ở trẻ nhỏ:

Uống: Trẻ nhỏ 2 - 3 tháng tuổi: 60 mg một liều duy nhất, lặp lại 1 lần sau 4 - 6 giờ nếu
cần.

Dạng thuốc và hàm lượng

Nang (uống): 500 mg. Nang (chứa bột để pha dung dịch): 80 mg. Gói để pha dung dịch
uống: 80 mg, 120 mg, 150 mg/5 ml. Dung dịch uống: 130 mg/5 ml, 160 mg/5 ml, 48
mg/ml, 167 mg/5 ml, 100 mg/ml.. Viên nén sủi bọt: 500 mg. Hỗn dịch: 160 mg/5 ml, 100
mg/ml. Viên nhai: 80 mg, 100 mg, 160 mg. Viên nén giải phóng kéo dài, bao phim: 650
mg. Viên nén bao phim: 160 mg, 325 mg, 500 mg. Thuốc đạn: 80 mg, 120 mg, 125 mg,
150 mg, 300 mg, 325 mg, 650 mg.
Lưu ý: Viên sủi có một lượng muối Na, cần thận trọng với người ăn kiêng muối, cao
huyết áp.

Các biệt dược: Hapacol, Tatanol, Partamol, Acemol, Cemofar, Panadol, Efferalgan,
Tylenol…

2. Paracetamol 500 + Caffeine 65 mg.


Phối hợp với caffeine làm tăng hấp thu và tăng tác dụng của paracetamol

Người lớn và trẻ em trên 12 tuồi mỗi 4-6 giờ. Không quá 8 viên/ngày.

Khi dùng liều khuyến nghị paracetamol-caffeine cùng với chế độ ăn uống có nhiều
caffeine, sẽ gây ra các tác dụng phụ do quá liều caffeine như mắt ngủ, thao thức, lo lắng,
cáu kỉnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp.

Biệt dược: Tatanol Plus, Hapacol Extra, Panadol Extra, Panadol Extra with Optizorb®
(loại này tác dụng nhanh 5X theo công nghệ Optizorb®, bản quyền nhà sản xuất, dựa
theo thông tin của hãng sản xuất)…

3. Paracetamol 500 + Phenylephrine 10 mg

Phenylephrine cường giao cảm gây co mạch ĐỒ MỒ HÔI (nên hạ sốt nhanh và không
sốt lại nếu ra hết chất độc) thông qua kích thích β-receptor nên dùng trị cảm sốt và nghẹt
mũi. Thuốc này không buồn ngủ và dùng với thuốc chống dị ứng không gây buồn ngủ thì
tốt cho trường hợp đau đầu do VIÊM XOANG.

Người lớn 1-2 viên/lần. 7-12 tuổi ½-1 viên/lần. Trẻ em 2-6 tuổi ½ viên/lần.

Thận trọng với người cao tuổi, bệnh cường giáp, nhịp tim chậm, block tim một phần,
bệnh cơ tim, xơ cứng động mạch nặng, đái tháo đường type 1, có thai/cho con bú (không
nên dùng). Chống chỉ định cho những bệnh nhân bị cao huyết áp nặng hoặc bị bệnh động
mạch vành và ở những bệnh nhân đang sử dụng các thuốc ức chế monoamine oxidase,
quá mẫn cảm với tác động của các thuốc cường giao cảm khác hoặc với bất cứ thành
phần nào của thuốc.
Biệt dược: Decolgen ND, Panadol Cold And Flu (500 mg Paracetamol, 25 mg Caffeine;
5 mg Phenylephrine)…

4. Paracetamol 500 + Phenyl ephrine 10 mg + chlorpheniramine 2 mg

Loại này dùng trị cảm sốt, VIÊM XOANG, chảy nước mũi.

Loại này gây buồn ngủ nên không uống thuốc này khi lái xe hay vận hành máy móc.

Loại này cũng có thuốc cường giao cảm nên cũng làm co mạch và đổ mồ hôi nên hạ sốt
nhanh.

Thận trọng cũng như thuốc phối hợp Paracetamol + phenylephrine đặc biệt người có
bệnh tim, cao huyết áp…

Người lớn 1-2 viên/lần. tối đa 6 viên trong 24 giờ. Trẻ 7-12 tuổi ½-1 viên/lần tối đa 3
viên/24 giờ. Trẻ em 2-6 tuổi ½ viên/lần, tối đa 1,5 viên/24 giờ. Trẻ em dùng dạng siro
thích hợp hơn.

Biệt dược: Decolgen Forte, Tiffy, Paracold Fort…

5. Aspirin

Dùng giảm đau, hạ sốt, đau khớp. Trẻ em: Chỉ định rất hạn chế.

Không dùng cho người hen, loét dạ dày, dị ứng với aspin hay NSAID khác. không

được dùng aspirin trong 3 tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai.

Giảm đau/giảm sốt: Uống 300 - 900 mg, lặp lại sau mỗi 4 - 6 giờ nếu cần, tối đa là 4
g/ngày
5. Ibuprofen

Paracetamol được khuyên dùng hơn Ibuprofen vì ít tác dụng phụ hơn.

Giảm đau và chống viêm từ nhẹ đến vừa: đau đầu, đau răng, viêm khớp dạng
thấp, hạ sốt ở trẻ em, đau bụng kinh.

Liều dùng: giảm sốt là 200 - 400 mg, cách nhau 4 - 6 giờ/lần, cho tới tối đa là
1,2 g/ngày. Đau bụng kinh là 200 mg mỗi 4 - 6 giờ, cần dùng ngay khi bị đau
và tăng lên 400 mg mỗi 4 - 6 giờ. Trẻ em: Liều uống thông thường để giảm đau
hoặc sốt là 20 - 30 mg/ kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ. Trẻ em từ 3 tháng
đến 12 tuổi dùng dạng lỏng.

Không dùng khi bị mẫn cảm với ibuprofen, loét dạ dày tá tràng tiến triển, hen

6. Naproxen 275 mg

Viên hàm lượng không kê toa là 275 mg

Dùng hạ sốt, viêm khớp, giảm đau, đau do gout, đau bụng kinh

Không dùng khi bị loét dạ dày, hen, dị ứng với thành phần của thuốc

Liều người lớn: 250 - 500 mg/lần, ngày uống 2 lần, sáng và chiều.

Viêm khớp cấp do gút: Liều thông thường ở người lớn: Liều đầu 750 mg/lần,
tiếp theo là 250 mg/lần, uống cách nhau 8 giờ/1 lần, điều trị tiếp tục cho tới khi

đỡ. Trẻ em: Viêm khớp tự phát thiếu niên: Trẻ em 2 - 18 tuổi, liều thông
thường

5 - 7,5 mg/kg naproxen, 2 lần/ngày (tối đa 1 000 mg/ngày).

Tài liệu tham khảo

Thông tư 07/2017/TT-BYT ban hành danh mục thuốc không kê đơn


Renner B, Clarke G, Grattan T, Beisel A, Mueller C, Werner U, Kobal G, Brune K.
2007. Caffeine accelerates absorption and enhances the analgesic effect of
acetaminophen. J Clin Pharmacol. Jun;47(6):715-26.

David. Robertshaw. 1977. NEUROENDOCRINE CONTROL OF SWEAT GLANDS,


Journal of Investigative Dermatology, Volume 69, Issue 1, Pages 121-129.

https://www.nhs.uk/medicines/ibuprofen-for-children/

www.drugbank.vn

Bộ Y Tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam

You might also like