You are on page 1of 10

25/04/2021

Lớp: 191280D GV phụ trách: Trần Thị Nhung

Nhóm: 04

Tên thành viên: Đinh Đức Huy MSSV: 19128036

Trần Hoàng Kim MSSV: 19128042

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA LÝ

BÀI 9: ĐIỀU CHẾ VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT HỆ KEO

I. MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM


− Nắm bắt, giải thích được các khái niệm hệ phân tán, hệ keo, phân loại hệ keo đồng thời
biết cách điều chế và làm bền hệ keo, ngưỡng keo tụ đối với chất điện li. Quy tắc
Schulze-Hardy.
− Xác định được ngưỡng keo tụ của hệ keo.

II. GIỚI THIỆU


1. Lý thuyết về hệ keo:
− Hoá học chất keo - hay chính xác hơn, hoá học các hệ phân tán - nghiên cứu các hệ bao
gồm một pha phân tán ở dạng chia nhỏ thành hạt, phân bố trong một môi trường phân
tán liên tục. Các hạt phân tán có kích thước quy ước từ 1nm đến 100 nm, nghĩa là lớn
hơn kích thước phân tử, nên hệ là dị thể nhưng chưa đủ lớn để có thể phát hiện bằng
kính hiển vi nên hệ là siêu vi dị thể. Những hệ chứa các hạt như thế có tên là sol. Hoá
học chất keo còn nghiên cứu các hệ chứa các hạt có kích thước lớn hơn 100 nm, được
gọi là các hệ phân tán vi dị thể hoặc các hệ phân tán thô. Các hệ thô được gọi là huyền
phù nếu các hạt là pha rắn, được gọi là nhũ tương nếu các hạt là pha lỏng và gọi là bọt
nếu hạt là khí được phân bố trong các môi trường lỏng.
− Do các hạt keo có kích thước nhỏ nên chúng có bề mặt riêng rất lớn. Vì vậy, hệ keo có
năng lượng bề mặt rất lớn và không bền vững nhiệt động học. Các hạt có xu hướng liên
kết lại với nhau thành những hạt lớn hơn (làm cho bề mặt riêng nhỏ đi và năng lượng bề
mặt giảm) rồi lắng xuống. Quá trình đó được gọi là sự keo tụ. Để giữ cho các hệ keo
được bền vững ờ một mức độ nào đó, người ta phải thêm vào hệ các chất ổn định (hay
chất làm bền). Một cơ chế làm bền phổ biến là do hạt keo hấp phụ một loại ion của chất
25/04/2021

làm bền, làm tăng điện tích của hạt keo, khiến cho lực đẩy tĩnh điện giữa các hạt keo
tăng lên, ngăn cản sự liên kết của các hạt.
2. Chế tạo hệ phân tán: gồm 2 cách
− Phương pháp phân tán: là chia nhò vật chất cho đến khi thu được các hạt có kích thước
cỡ hạt keo. Ví dụ, người ta xay lưu huỳnh rồi phân bố vào nước, lưu huỳnh là pha phân
tán và nước là môi trường phân tán.
− Phương pháp ngưng tụ: là tập hợp các phân tử, nguyên tử hay ion có sẵn trong môi
trường lại thành các hạt có kích thước cỡ hạt keo. Các phương pháp theo cách này gọi là
phương pháp ngưng tụ. Ví dụ, sol AgI đƣợc chế tạo bằng cách cho AgNO3 phản ứng
với KI. Các ion Ag+ và I- trong môi trường sẽ tập hợp lại thành các hạt keo AgI.
3. Yêu cầu chung cho việc chế tạo hệ keo
− Một điều kiện thiết yếu cho cả hai phương pháp trên là pha phân tán phải thực tế không
tan trong môi trường phân tán hay nói cách khác pha phân tán không có tương tác với
môi truờng. Chính vì thế mà các hệ keo chế tạo bằng hai cách trên được gọi là hệ keo kị
(ghét) lưu. Ngoài ra còn có các hệ keo ưa lưu, điển hình là dung dịch các chất cao phân
tử, trong đó các phân tử có tương tác với môi trường và tạo thành dung dịch thật. Vì
vậy, để chế tạo chúng người ta chỉ cần cho chất cao phân tử vào môi trường thích hợp,
chất này sẽ tự hoà tan vào môi trường đó. Nhưng nếu môi trường là một dung môi kém
đối với chất cao phân tử thì người ta vẫn có thể chế tạo dung dịch keo cúa chất cao phân
tử bằng phương pháp phân tán hay ngưng tụ và thu đƣợc các hệ keo kị lưu.
− Hạt keo chế tạo trong môi trường lỏng thường có cấu tạo phức tạp, tuỳ thuộc vào điều
kiện chế tạo nó. Ngày nay, người ta quan niệm hạt keo là một micelle trung hoà điện bao
gồm một nhân, thường có cấu tạo tinh thể, ở giữa và một lớp điện kép bao quanh nó.
Lớp kép gồm hai bản: Bản trong gồm các ion cùng một dấu điện nằm trên bề mặt hạt
keo, tạo cho hạt có một điện tích nào đó nên được gọi là các ion quyết định thế và bản
ngoài gồm các ion điện tích ngược dấu vừa đủ để trung hoà điện tích của hạt keo - đó là
các ion đối. Các ion đối chịu tác dụng của lực hút tĩnh điện, lực hấp phụ vào bề mặt hạt
và lực khuếch tán do chuyển động nhiệt gây ra, nên được phân bố thành hai lớp. Lớp
trong gồm một số ion nằm sát bề mặt hạt keo gọi là lớp hấp phụ, lớp ngoài bao gồm số
ion đối còn lại, là lớp khuếch tán. Ở lớp ngoài này, nồng độ các ion đối giảm dần (nhưng
không tuyến tính) từ trong ra ngoài và khi lớp kép kết thúc thì nồng độ đó bằng nồng độ
các ion đối trong dung dịch.
25/04/2021

III. THỰC NGHIỆM


1. Hóa chất và dụng cụ:

Ethanol 95% Erlen 125ml

Bột lưu huỳnh Burcher

Dung dịch AgNO3 0.01N Thiết bị dò điện

Dung dịch KI 0.01N Pipet 5ml

FeCl3 2% Pipet 2ml

Pipet 1ml

Bình tia nước cất

Đũa khuấy

Ống bóp cao su

Cá từ

2. Quy trình thí nghiệm:


a. Thí nghiệm 1: Chế tạo sol S bằng phương pháp thế dung môi
S dư 5mL dd
nhỏ từ từ

Khuấy

S
20 mL Máy đo độ
Đũa thủy nước
Rượu dẫn điện
tinh cất
etylic

b. Thí nghiệm 2: Chế tạo Sol AgI bằng phản ứng trao đổi
− 20 mL dung dịch AgNO3 0,01N và 2 mL dung dịch KI 0,01 N.
2 mL

Máy đo độ dẫn
KI 0,01N
điện

20 mL AgNO3
25/04/2021

− 20 mL dung dịch KI 0,01 N và 2 mL dung dịch AgNO3 0,01N.

2 mL

Máy đo độ dẫn
AgNO3 0,01N
điện
20 mL KI

− 10 mL dung dịch KI 0,01 N và 10 mL dung dịch AgNO3 0,01N.

10 mL

AgNO3 0,01N

KI 0,01N Máy đo độ dẫn


điện

10 mL

c. Thí nghiệm 3: Chế tạo keo Fe(OH)3 bằng phản ứng thuỷ phân

Nhỏ
từng giọt 120 mL nước cất

Máy đo độ dẫn
45 mL dd FeCl3 2% điện

90oC

d. Thí nghiệm 4: Điều chế nhũ tương và sự đảo pha nhũ tương
25/04/2021

Bình 1 chứa 2g Natri Bình 2 chứa 2g Natri


Oleat và 10 ml nước Oleat và 10 ml nước

Khuấy từ
Máy rung

Thêm 10 ml dầu ăn
trong khi khuấy trộn

Khuấy/Rung trong 20-25 phút

Nhũ tương D/N

Lấy phần nhũ

Thêm 20ml CaCl2

Khuấy/Rung 10-15 phút

Nhũ tương N/D

IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


1. Thí nghiệm 1: Chế tạo sol S bằng phương pháp thế dung môi
− Hiện tượng: Sau khi cho 5 mL dung dịch rượu etylic và 20 mL nước cất thì tạo hệ keo
có màu đục đồng thời xuất hiện các hạt nhỏ có thể quan sát được. Lưu huỳnh tan ít trong
ethanol và không tan trong nước. Khi cho lưu huỳnh đang bão
hòa trong ethanol vào nước cất thì nồng độ ethanol giảm dần,
làm độ tan lưu huỳnh giảm nên đồng thời các phân tử lưu
huỳnh sẽ ngưng tụ lại thành những hạt có kích thước nhỏ cỡ
hạt keo.
25/04/2021

Kết quả đo độ dẫn điện : 26,6 µS/cm, T= 32,7oC

Hình 1. Sol S phân tán trong nước

2. Thí nghiệm 2: Chế tạo sol AgI bằng phản ứng trao đổi:
− Lấy vào bình tam giác 20 mL dung dịch AgNO 3 0,01N. Nhỏ từ từ vào bình (vừa nhỏ
vừa lắc) 2 mL dung dịch KI 0,01 N, ta được dung dịch (1)
ú Hiện tượng và giải thích: tạo các sol AgI có màu vàng, dung dịch còn Ag + nên Ag+
sẽ hấp phụ lên bề mặt hạt keo, làm bề mặt AgI tích điện dương. Ag+ là ion quyết
định thế.
ú Cấu tạo hạt keo được biểu diễn :
{[mAgI] nAg+ (n-x) NO3-}x+ xNO3-
ú Kết quả đo độ dẫn điện: 1046 µS/cm
T= 31,7 ºC

Hình 2. Hỗn hợp Sol AgI khi cho từ từ 20ml dd AgNO3 vào 2 ml đ KI 0,01N

− Lấy vào bình tam giác 20 mL dung dịch KI 0.01N. Nhỏ từ từ vào đó 2 mL dung dịch
AgNƠ3 0.01N, vừa nhỏ vừa lắc đều, ta được dung dịch (2)
ú Hiện tượng: tạo các sol AgI màu vàng, loang ra trong dung dịch, rồi lắng xuống đáy
bình. Trong dung dịch lúc này hạt keo sẽ tích điện âm do việc hấp phụ các ion I -
làm ion quyết định thế.
ú Công thức hạt keo được biểu diễn như sau:
−¿ ¿
{[mAgI] nAg+ (n-x) NO3-}x+ xNO3
ú Kết quả đo độ dẫn điện: 1708 µS/cm
T= 31,2 ºC
25/04/2021

Hình 3. Hỗn hợp Sol AgI khi cho từ từ 20ml dd KI 0,01N vào 2ml dd AgNO3 0,01N

− Lấy vào hai bình, một bình đựng 10 mL dung dịch AgNO 3 0.01 N, một bình đựng 10
mL dung dịch KI 0.01 N. Trộn từ từ vào nhau, ta được dung dịch (3)
ú Hiện tượng: tạo sol AgI màu vàng. Ion dương và ion âm lúc này bằng nhau. Hệ keo
đạt trạng thái cân bằng về điện.
ú Kết quả đo: 1056 µSicm
T= 30,9 ºC

Hình 4. Hỗn hợp Sol AgI khi cho 10ml dd KI 0,01N vào 10 ml dd AgNO3 0,01N

Nhận xét: - Ở tỷ lệ 1 khi dùng dư AgNO3 thì hạt keo tích điện dương

- Tỷ lệ 2 khi dùng dư KI thì hạt keo tích điện âm, và có thể thấy được độ dẫn điện
riêng của tỷ lệ này là lớn nhất, tra sổ tay hóa lý ở 25 oC ta có độ dẫn điện đương lượng của I-
= 76,9(S.cm2.mol/đl) lớn hơn độ dẫn điện đương lượng của Ag + = 61,9 (S.cm2.mol/đl). Vì
thế mà khi cho dư với cùng nồng độ thì độ dẫn điện riêng của dd (2) lớn hơn dd (1).

- Tỷ lệ 3 thực tế vẫn chưa xác định được điện tích, do khi thao tác dùng pipet vẫn
chưa hoàn toàn chính xác.

3. Thí nghiệm 3: Chế tạo keo Fe(OH)3 bằng phản ứng thủy phân:
− Khi đun nóng, dưới tác dụng của nhiệt độ, sẽ xảy ra phản ứng thủy phân;
FeCl3 + 3H2O ⇌ Fe(OH)3 + 3HCI
Theo đó:
toC
Fe + H2O
3+
⇌ Fe(OH) 2+
+ H+

toC
Fe(OH) 2+
+ H2O ⇌ Fe(OH) 2
2+
+ H+

toC
Fe(OH)2 + H2O2+
⇌ Fe(OH) 3 + 3H+ + 3Cl-
Hình 5. Keo Fe(OH)3
25/04/2021

− Hiện tượng: Thu được hệ keo có màu nâu đậm


của sol Fe(OH)3, có cấu tạo:
{[mFe(OH)3]nFeO+ (n-x)Cl-}x+ xCl-
− Kết quả đo: 102,6 µSicm
T= 30,9 ºC

4.Thí nghiệm 4: Điều chế nhũ tương và sự đảo pha nhũ tương

Hiện tượng và giải thích:

− Khi ta cho dung dịch dầu và nước vào, nó sẽ thành hai lớp không hòa lẫn vào nhau, do
phân tử nước chỉ có liên kết Hidro, còn dầu ăn thì chỉ có lực liên kết liên phân tử
Vanderwaals, nên chúng chỉ hòa tan được các phân tử cùng loại. Sau khi khuấy/rung thì
ta được hệ nhũ tương D/N nhờ chất nhũ hóa Natri Oleat với pha phân tán là dầu còn
môi trường phân tán là nước. Khi cho dung dịch CaCl 2 vào, đây là một dung dịch chất
điện ly nó sẽ gây keo tụ làm cho hệ keo đảo pha, ta được hệ nhũ tương N/D
− Chất nhũ hóa hay chất hoạt động bề mặt có một phần phân tử phân cực và phân tử
không phân cực. Phần phân cực có thể tạo liên kết Hidro với nước, còn phần không
phân cực có thể tạo liên kết Vanderwaals với dầu. Nó còn tạo độ bền cho nhũ tương, nó
giảm sức căng bề mặt của các pha trong hệ từ đó làm ổn định cấu trúc hệ nhũ tương, nó
ngăn không cho dầu và nước phân chia pha ra các thành phần riêng lẻ, nhìn chung nhũ
tương là hệ không bền nhiệt động lực học.

Hình 6-7. Hệ nhũ tương N/D điều chế được theo phương pháp sử dụng máy rung (trái), và
khuấy từ (phải)

− Tại sao ta nhìn thấy được hệ keo này màu vàng? Khi ánh sáng trắng (400-750 nm) đi vào hệ
keo thì hệ keo là tập hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc với bước sóng khác nhau. Do sự phân
tán và hấp thụ ánh của hệ keo mà ánh sáng tới mắt người quan sát sẽ có sự trội hơn của ánh
sáng màu vàng, vì thế mà ta thấy được hệ keo có màu vàng
25/04/2021

Nhận xét: Hệ keo được điều chế theo phương pháp khuấy từ sẽ phân tán đều và tốt hơn sử dụng
máy rung, sử dụng máy rung thì vẫn còn hạt dầu kích thước lớn có thể thấy được cho phân tán chưa
đều.

V. TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Trình bày nguyên lý điều chế hệ keo theo phương pháp ngưng tụ và phương pháp
phân tán. Các kỹ thuật điều chế hệ keo sử dụng trong bài thuộc nhóm phương
pháp nào? Giải thích?
− Phương pháp ngưng tụ là phương pháp tập hợp các phân tử, nguyên tử hay ion có sẵn trong
môi trường lại thành các hạt có kích thước cỡ hạt keo.

+ Nguyên lí điều chế: Phương pháp ngưng tụ cho phép nhận được các hệ keo từ môi trường
đồng thể. Sự xuất hiện pha mới thường dễ xảy ra trong môi trường quá bão hòa khi nồng độ
chất vượt quá nồng độ cân bằng trong điều kiện cho sẵn. Sự ngưng tụ có thể xảy ra trực tiếp
hoặc bằng cách thay dung môi, hoặc bằng phản ứng hóa học.

− Phương pháp phân tán là phương pháp chia nhỏ vật chất cho đến khi thu được các hạt có
kích thước cỡ hạt keo.
+ Nguyên lí điều chế : Để phân tán một vật thể, người ta có thể dùng phương pháp cơ học
(nghiền, xay nhỏ,…), phương pháp siêu âm (tần số trên 2000 Hz), phương pháp hồ quang
(thường được sử dụng để điều chế sol kim loại) và phương pháp keo tán.
 Kỹ thuật điều chế hệ keo sử dụng trong bài thuộc phương pháp ngưng tụ. Do hệ keo tạo
thành do sự keo tụ lại thành hạt lớn, sau đó lắng xuống tạo thành keo.
2. Về mặt nhiệt động học, các hệ keo bền hay không bền? Giải thích. Tại sao các hệ này
có thể tồn tại được trong một thời gian dài? Có những cách nào làm bền hệ keo?
− Về mặt nhiệt động học, các hệ keo không bền. Do các hạt keo có kích thước nhỏ → chúng
có bề mặt riêng lớn nên các hạt phân tán có khuynh hướng kết dính lại với nhau làm giảm
năng lượng bề mặt của hệ, rồi lắng xuống đáy của môi trường phân tán.
− Các hệ keo có thể tồn tại trong một thời gian dài vì kích thước của các hạt keo rất là bé nên
lực liên kết giữa các hạt bé, cần một khoảng thời gian để có thể keo tụ và lắng xuống.
− Có những cách làm bền hệ keo: Trong chuyển động Brown, các hạt keo mang những năng
lượng xác định và có thể va chạm vào nhau. Điều kiện để hệ keo được bền là phải làm cho
năng lượng chuyển động Brown luôn luôn nhỏ hơn thế năng E max của hệ nên xác suất va
25/04/2021

chạm vào các hạt keo phải nhỏ. Để làm làm tăng lực đẩy tĩnh điện, giảm xác suất va chạm
của các hạt keo, người ta thường sử dụng các phương pháp:
ú Tạo cho bề mặt các hạt keo hấp phụ điện tích (làm tăng φ và ζ). Tăng độ bền cấu
thể và động học.
ú Giữ cho hệ keo có nồng độ nhỏ (pha loãng, giảm nồng độ).
ú Thêm vào chất hoạt động bề mặt, ngăn cản khả năng kết tụ các hệ keo. Tạo độ bền
cấu thể.
3. Trình bày nguyên lý Schulze-Hardy. Hãy so sánh kết quả thực nghiệm về ngưỡng
keo tụ của sol Fe(OH)3 trong bài khi keo tụ bằng các chất điện ly khác nhau. So
sánh ngưỡng keo tụ của keo lưu huỳnh hoặc keo AgI khi dùng các chất keo tụ sau
đây:
a. NaCl, KCl, LiCl
b. K2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3

− Sự keo tụ bởi chất điện li tuân theo quy tắc Schulze – Hardy. Tác dụng keo tụ của một chất
điện li là do ion ngược dấu với dấu điện với hạt keo và tác dụng đó tăng lên rất nhanh theo
sự tăng điện hoá trị của ion đó. Lí thuyết cũng như thực nghiệm chỉ ra rằng ngưỡng keo tụ γ
tỉ lệ nghịch với hoá trị z luỹ thừa 6 của ion gây keo tụ.

− Dựa vào nguyên lí Schulze – Hardy : Khả năng keo tụ của các ion càng lớn (ngưỡng keo tụ
nhỏ) nếu hóa trị của chúng càng cao, đối với các ion cùng hóa trị thì khả năng keo tụ tăng
khi bán kính ion tăng.
a. NaCl, KCl, LiCl : Ba ion gây keo tụ là Na +, K+, Li+ có cùng hóa trị nên ion nào hydrate
hóa càng mạnh (bán kính hydrate càng lớn) thì cường độ điện trường của nó càng nhỏ
nên tác dụng gây keo tụ càng kém.
ú Bán kính ion: Li+ < Na+ < K+
ú Khả năng gây keo tụ: Li+ < Na+ < K+
=> Ngưỡng keo tụ: Li+ > Na+ > K+
b. K2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3 : Ba ion gây keo tụ là K+, Mg2+, Al3+ khác hóa trị nên ion hóa
trị càng cao ngưỡng keo tụ càng nhỏ.

ú Hóa trị: Al3+ > Mg2+ > K+

ú Ngưỡng keo tụ: Al2(SO4)3 < MgSO4 < K2SO4

You might also like