You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2022
Môn thi: Hóa học
Đề thi gồm 3 trang Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra: /03/2022

Câu 1 (4 điểm)
1. Dựa vào qui tắc gần đúng Slayter, hãy tính năng lượng ion hoá thứ nhất của N và O theo eV và theo kJ/mol?
So với thực nghiệm, kết quả tính được có sự khác biệt hay không? Giải thích?
2. a. HCN có đồng phân là HNC. Vẽ cấu tạo Lewis của HCN và HNC? Cho biết cấu tạo nào ưu thế hơn?
b. HC11N là phân tử có trong khoảng không gian giữa các vì sao. Biết HC11N có cấu trúc tương tự HCN. Vẽ
công thức Lewis cho HC11N?
3. Áp dụng mô hình hạt chuyển động tự do trong giếng thế 1 chiều cho phân tử polien liên hợp có công thức
CH2 = CH –(CH = CH)k – CH = CH2 (k 0); dC -C = 1,4 (angtron)
a. Xét k = 0
i. Hãy vẽ giản đồ năng lượng e -  của hệ? Tính năng lượng e -  của hệ ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích
thích thứ nhất?

ii. Biết hàm sóng mô tả trạng thái electron là n (x) = ; n = 1;2 ….; L là chiều rộng giếng thế; x là toạ

độ. Vẽ đồ thị hàm sóng thuộc toạ độ hàm sóng với n = 1; 2.


iii. Hàm D = In(x)I2 là hàm mật độ xác suất tìm thấy electron. Vẽ đồ thị hàm D theo x. Cho biết vị trí nào trong
phân tử xác suất tìm thấy electron là lớn nhất?
iv. Tính max ứng với electron từ HOMO về LUMO
v. Năng lượng liên hợp Econj được xác định bằng 5% năng lượng e -  của hệ, là độ chênh lệch giữa hệ liên hợp
với hệ nối đôi đơn riêng lẻ. Giả thiết các nối đôi được coi là các hộp thế có chiều rộng w. Xác định w?
vi. Thực nghiệm cho biết max = 241 nm. Hãy đề xuất nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên?
b. Lập biểu thức liên hệ giữa max và k. Hãy cho biết khi chiều dài mạch liên hợp tăng thì max thay đổi thế nào?
Câu 2 (4 điểm)
Được phát hiện vào năm 1985, fullerene được rất nhiều nhà khoa học quan tâm . Kolesov và cộng sự đã xác
định thiêu nhiệt tiêu chuẩn và sinh nhiệt tiêu chuẩn của tinh thể C60 dựa trên phép đo trong nhiệt lượng kế.
Trong một thí nghiệm đã xác định được biến thiên nội năng quá trình đốt cháy fullerene là -36,0334 kJ.g-1 tại
298K
1. Tính thiêu nhiệt tiêu chuẩn và sinh nhiệt tiêu chuẩn của C 60. Biết sinh nhiệt tiêu chuẩn của khí CO 2 là -
393,51kJ.mol-1
2. Cho nhiệt thăng hoa của than chì ΔthHo= 718,9 kJ.mol-1 và fullerene ΔthHo = 146 kJ.mol-1. Hãy xác định năng
lượng liên kết giữa các nguyên tử Cacbon trong C60.
3. Fulleren có đường kính khoảng 7 Å, giả sử trong phân tử C 60 chứa một phân tử Heli, tính áp suất theo bar của
He trong ‘lồng’ felleren ở 298K.
4. Fulleren Cn sẽ bao gồm 12 hình ngũ giác đều và còn lại là hình lục giác đều. Ước lượng độ dài liên kết giữa
các nguyên tử cacbon trong fullerene C60 theo Å.
5. Trong phổ khối, xác định 3 đỉnh lớn nhất quan sát được có vị trí m/z = 720,721 và 722 ứng với C +60. Nếu pic
m/z = 720 được chuẩn hoá thành 100, thì giá trị các pic m/z = 721 và 722 là bao nhiêu. Biết trong tự nhiên tồn
tại 12C và 13C với thành phần 98,89 và 1,11% (14C không đáng kể).

1
6. C60 có thể kết hợp với các kim loại kiềm cho vật liệu siêu dẫn. Nó tạo ra cấu trúc tinh thể lập phương tâm
diện của các anion C60x-. Các cation kim loại kiềm có bán kính nhỏ sẽ chiếm các hốc tứ diện hoặc bát diện, bán
kính anion C60x- là 4,98 Å; khối lượng riêng của vật liệu đầu tiên tổng hợp được K xC60 là ρ = 1,987 g.cm-3. Xác
định công thức của vật liệu siêu dẫn.
Câu 3 (3 điểm)
Cho sinh nhiệt (kJ.mol-1), thiêu nhiệt (kJ.mol-1) và entropy chuẩn (J.K-1.mol-1) tại điều kiện chuẩn:
Chất CH4 (k) H2O (k) H2O (l) H2 (k) CO (k) CO2 (k)
fH0 -74,86 -285,84 -393,5
cH 0
0 -283
S 0
186,19 188,74 69,96 130,52 197,5 213,7
1. Điền đủ các giá trị còn thiếu trong bảng.
2. Xác định các đại lượng rH0 và rS0, từ đó xác định rG0 tại 298K và 1 bar cho phản ứng:
CH4 (k) + H2O (k)  CO (k) + 3H2 (k) (*)
3. Xác định nhiệt độ để phản ứng (*) tự diễn biến.
4. Xác định Kp phản ứng (*) tại 1000 K.
5. Tại một nhiệt độ nào đó, phản ứng (*) với hỗn hợp đầu chỉ gồm khí metan và hơi nước theo tỷ lệ 1 : 1 về số
mol, dưới điều kiện áp suất ngoài không đổi 1 bar thì độ chuyển hoá phản ứng đạt 54,6%. Hyax xác định nhiệt
độ thực hiện của phản ứng.
Câu 4 (3 điểm)
Bodenstein là người đầu tiên nghiên cứu khá chi tiết cho động học phản ứng hình thành phosgen trong
pha khí từ cacbon monoxit và clo (năm 1924). Phản ứng được tin là theo cơ chế dây chuyền. Một loạt các thí
nghiệm ứng với nồng độ clo khác nhau, tuy nhiên nồng độ ban đầu của cacbon monoxit lớn hơn rất nhiều so với
clo đều thấy rằng thời gian bán huỷ đối với clo không phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của clo.
Trong một thí nghiệm khác, thực hiện tại 450K, với nồng độ ban đầu của clo là 1,5M; sự phụ thuộc nồng độ của
cacbon monoxit (mM) theo thời gian được ghi lại theo bảng sau:
T (s) 0 120 240 360

1. Xác định bậc phản ứng của clo và cacbon monoxit, hằng số tốc CCO (mM) 5 4,06 3,31 2,69
độ tại 450K.

2. Để giải thích cho kết quả thực nghiệm hai cơ chế (A và B) được đề nghị. Các phương pháp gânf đúng nồng độ
ổn định hoặc cân bằng ổn định cho các hạt kém bền được sử dụng:

Từ các cơ chế hãy rút ra phương trình động học của quá trình hình thành phosgen. Hãy cho biết cơ chế nào phù
hợp với kết quả thực nghiệm ở phần 1.

2
3. Biết năng lượng liên kết trong phân tử clo là Elk. Giá trị năng lượng hoạt hoá các bước tương ứng Ei; hằng số
tốc độ trong hai bước cuối tương tự nhau. Hãy rút ra biểu thức năng lượng hoạt hoá chung cho phản ứng hình
thành phosgen theo Elk và Ei.

4. Cho biết chất nào trong: oxi, benzoylperoxit hoặc nitrosyl clorua khi thêm vào hệ sẽ làm tăng tốc độ tạo thành
phosgen.
Câu 5 (4 điểm)
1. Hoà tan 1,764 gam một mẫu amophot chứa NH4H2PO4; (NH4)2HPO4 và có lẫn tạp chất trơ vào nước. Lọc bỏ
tạp chất, định mức thành 100,0 mL dung dịch X. Tiến hành các thí nghiệm sau:
TN1: chuẩn độ 10,0 mL dung dịch X đến khi đổi màu chỉ thị metyl đỏ (pH = 5,0), thì hết 6,00 mL dung dịch
HCl 0,100M.
TN2: Thêm chính xác 20,00 mL dung dịch KOH 0,20M (dư) vào 10,00 mL dung dịch X, thu được dung dịch
Y. Đun sôi để đuổi hết khí NH3, để nguội rồi chuẩn độ dung dịch thu được đến khi đổi màu chỉ thị
thymolphtalein (pH = 9,4) thì hết 14,0 mL dung dịch HCl 0,100M.
a) Viết các phản ứng xảy ra trong 2 thí nghiệm trên.
b) Chấp nhận bỏ sai số chuẩn độ. Hãy tính độ dinh dưỡng (% khối lượng qui đổi thành P2O5) của mẫu phân bón
amophot nói trên.
c) Nếu đo pH của dung dịch X nói trên thì giá trị pH đo được là bao nhiêu?
d) Trong thí nghiệm 2 được khuyến cáo là không thể chuẩn độ trực tiếp dung dịch Y bằng dung dịch HCl với chỉ
thị thymolphtalein (pH = 9,4). Tại sao?
Cho biết: H3PO4 có pK = 2,15; 7,21; 12,32; NH4+ có pKa = 9,24.
2. Nhúng dây Ag vào dung dịch X gồm NH3 1,0 M và NH4Cl 1,0 M (đã để cần bằng với O2 không khí) rồi đậy
kín hệ để O2 không khí không ảnh hưởng tới dung dịch và lắc cho hệ đạt trạng thái cân bằng, thu được dung
dịch Y.
a) Cho biết có xuất hiện kết tủa AgCl hay không? Tính nồng độ cân bằng của Ag+ trong Y.
b) Để nhận biết ion Ag+ trong hệ có thể dùng dung dịch KI do sự xuất hiện của kết tủa AgI màu vàng. Nhỏ 1
giọt (V = 0,05 mL) dung dịch KI a M vào ống nghiệm chứa 5 mL Y thì thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Tính
giá trị nhỏ nhất của a để nhận được ion Ag+ trong Y.
Biết: -lg*βAgOH = 11,7; pKa(NH4+) = 9,24; lgβ1(Ag(NH3)+) = 3,32; lgβ2(Ag(NH3)2+) = 7,24; pKs(AgCl) = 10; cặp
Ag+/Ag có Eo = 0,799 V; cặp O2,H+/H2O có Eo = 1,23 V; khí O2 chiếm 20,8% thể tích không khí, KH(O2) = 102,92
atm.M-1; pKs(AgI) = 16.
Câu 6 (2 điểm)
Phương pháp iot chuẩn hoá dung dịch Na2S2O3 được dùng nhiều trong hoá học phân tích. Để chuẩn hoá dung
dịch Na2S2O3, người ta hoà tan 0,2914 gam K2Cr2O7 vào nước và chuyển vào bình định mức 250 mL. Thêm
nước đến vạch. Lấy 25, 00 mL dung dịch thu được, axit hoá bằng H2SO4, thêm KI dư rồi chuẩn độ I3- giải
phóng ra hết 12,27 mL Na2S2O3.
a. Tính nồng độ mol của Na2S2O3.
b. Hãy cho biết những nguyên nhân chủ yếu gây ra sai số của phép chuẩn độ I2 bằng dung dịch Na2S2O3 và
những biện pháp khắc phục.
c. Nêu bản chất sự đổi màu của tinh bột trong phép chuẩn độ iot? Những điểm chú ý khi dùng chỉ thị hồ tinh
bột?

You might also like