You are on page 1of 17

a. Lịch sử của công nghệ in 3d.

1984 THỜI KHẮC KHAI SINH RA CÔNG NGHỆ MÁY IN 3D


 Charles Hull, người đầu tiên phát minh ra Stereolithography, một
phương pháp đột phá tạo ra một đối tượng 3d hữu tình từ những dữ
liệu kỹ thuật số . Công nghệ này được sử dụng để chế tạo ra các vật
phẩm 3d chỉ từ những hình ảnh trên máy tính và công nghệ này cho
phép người dụng kiểm tra các mẫu thiết kế một cách nhanh chóng,
chính xác trước khi quyết định đầu tư sản xuất hàng loạt.
 1986 Charles Hull đặt tên cho công nghệ của mình là
Stereolithography và đăng ký bản quyền phát minh của mình.
Charles Hull thành lập công ty 3D System và phát triển máy in 3D
thương mại đầu tiên được gọi là Stereolithography Apparatus
(SLA).
 Công nghệ SLA: Là công nghệ sử dụng tia sáng ( tia laser, tia UV or
tia sáng bthường) làm đông cứng lớp photopolymer lỏng ( polymer
quang hóa: polymer đóng rắn khi có ánh sáng chiếu vào) được chứa
trong bồn, từng lớp từng lớp để hình thành nên vật thể 3d. Đây là công
nghệ đầu tiên và cũng là công nghệ đem lại độ dày layer nhỏ nhất hiện
nay ( độ chi tiết tốt nhất).
 Cùng năm này các phát minh về LOM, SLS, DTM, EOS cũng được
đăng ký bản quyền.
 1987 3D System phát triển dòng sản phẩm SLA-250.
 1987 Object giới thiệu công nghệ Jetted Photopolymer (J-P)
 Công nghệ J-P : Thật ra công nghệ này giống như công nghệ SLA ,
thay vì nguyên liệu được chứa trong bồn thì nguyên liệu được phun
giống như máy in phun, đi kèm với đầu phun là đèn chiếu UV làm
đông cứng lớp photopolymer vừa phun ra. Với công nghệ này thì có
thể in nhiều loại vật liệu trên cùng một vật thể in, mỗi bình mực in là
1 loại vật liệu.
 1988 – Scott Crump phát minh ra công nghệ Fused Deposition
Modeling (FDM)
 Công nghệ FDM: Đây là công nghệ phổ biến nhất hiện nay vì nó đơn
giản và dễ chế tạo, những máy in DIY giá rẻ hiện nay đều sử dụng
công nghệ này, giá thành chỉ khoảng vài trăm đô đến vài ngàn đô. Tuy
nhiên nó có một số những nhược điểm cố hữu của công nghệ nên chỉ
có thể đáp ứng được những yêu cầu trung bình.
 1989 – Scott Crump thành lập Stratasys.
 1989 – DTM bắt đầu bán ra dòng máy Selective Laser Sintering
(SLS).
 Công nghệ SLS: sử dụng nguyên liệu dạng bột được chứa trong các
bồn, các layer được xếp chồng lên nhau bằng các roller, vừa cuộn vừa
kéo san phẳng vật liệu ra thành lớp mỏng. Biên dạng layer được hình
thành bằng cách dùng tia laser chiếu cho nóng chảy bột để bột lớp
layer trên liên kết với layer dưới.
 1989 – Viện Công nghệ Massachusetts Institute of Technology
(MIT) đăng ký phát minh “3 Dimensional Printing techniques
(3DP)”.
 Công nghệ 3DP: Công nghệ này sử dụng nguyên lý tạo lớp layer
giống như công nghệ SLS trên, còn phần liên kết các layer với nhau
thì giống với công nghệ máy in phun 2d bình thường, mực in lúc này
vừa là màu sắc, vừa là keo liên kết các hạt bột với nhau. Công nghệ
này có thể in được màu sắc cho vật thể giống như máy in phun màu.
Chữ 3dp chính là 3d printing hay in 3d hiện nay chúng ta đang dùng.
 1991 – Helisys bán chiếc máy đầu tiên dùng công nghệ Laminated
Object Manufacturing (LOM).
 Công nghệ LOM: sử dụng nguyên liệu đầu vào là các vật liệu có thể
dát mỏng như giấy, gỗ … dạng cuộn hay tờ, mỗi layer chính là mỗi tờ
giấy hay lát gỗ, biên dạng layer được cắt ra bằng laser hay dụng cụ cắt
rồi dán chồng lên nhau tạo nên vật thể 3D. Đối với công nghệ này có
thể tạo ra vật thể có màu sắc theo đúng thiết kế.
 1995 – Công ty Z Corporation đã mua lại giấy phép độc quyền từ
MIT để sử dụng công nghệ 3DP và bắt đầu sản xuất các máy in 3d.

 1996 – Stratasys giới thiệu dòng máy in 3d “Genisys”.


 Cùng năm này Z Corporation cũng giới thiệu dòng “Z402”.
 3D Systems cũng giới thiệu dòng máy “Actua 2100”.
 Tới lúc này thì cụm từ “Máy in 3D ” được sử dụng lần đầu tiên để chỉ
những chiếc máy tạo mẫu nhanh.
 1997 – EOS bán mảng kinh doanh máy in 3d công nghệ
stereolithography cho 3-D Systems nhưng vẫn là nhà sản xuất máy
in 3d lớn nhất Châu Âu.
 2005 – Z Corp. giới thiệu dòng máy Spectrum Z510. Đây là dòng
máy in 3d đầu tiên tạo ra những sản phẩm có nhiều màu sắc chất
lượng cao.
 2006 – Dự án máy in 3d mã nguồn mở được khởi động – Reprap –
mục đích có thể tạo ra những máy in 3d có thể sao chép chính bản
thân nó. Bạn có thể điều chỉnh hay sửa đổi nó tùy ý nhưng phải tuân
theo điều luật GNU General Public Licence.
 2008 – Phiên bản đầu tiên của Reprap được phát hành. Nó có thể sản
xuất được 50 % các bộ phậncủa chính mình.
 2008 – Objet Geometries Ltd. đã tạo ra cuộc cách mạng trong
ngành tạo mẫu nhanh khi giới thiệu Connex500™. Đây là chiếc máy
đầu tiên trên thế giới có thể tạo ra sản phẩm 3d với nhiều loại vật liệu
khác nhau trong cùng 1 thời điểm.
 11/2010 – Urbee chiếc xe nguyên mẫu đầu tiên được giới thiệu. Đây
là chiếc xe đầu tiên trên thế giới mà toàn bộ phần vỏ body được in ra
từ máy in 3d. Tất cả các bộ phận bên ngoài, kể cả kính chắn gió đều
được tạo ra từ máy in 3d Fortus khổ lớn của Stratasys.
 12/2010 – Organovo Inc. một công ty y học tái tạo nghiên cứu trong
lĩnh vực in 3d sinh học đã công bố việc chế tạo ra hoàn chỉnh mạch
máu đầu tiên hoàn toàn bằng công nghệ in 3d.
 1/2011 – Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học Cornell đã xây
dựng chiếc máy in thức ăn đầu tiên bằng công nghệ in 3d.
 6/2011 – Shapeways và Continuum Fashion đã giới thiệu những
chiếc bikini được in 3d đầu tiên.
 7/2011 – Các nhà nghiên cứu của ĐH Exeter, ĐH Brunel cùng với
các nhà lập trình Delcam đã phát triển máy in 3d có thể in ra các sản
phẩm từ chocolate.
 8/2011 – Chiếc máy bay được in 3d đầu tiên bởi các kỹ sư thuộc
trường ĐH Southampton.
 10/2011 – Công ty i.materialise trở thành dịch vụ in 3D đầu tiên trên
toàn thế giới áp dụng vật liệu in là vàng 14K và bạc, mở ra một khả
năng mới, thêm lựa chọn để chế tác ít tốn kém hơn cho các nhà thiết
kế đồ trang sức.
 2012 – Các bác sĩ và kỹ sư tại Hà Lan đã sử dụng một máy in 3D
được làm bởi LayerWise để in ba chiều hàm dưới giả, sau đó cấy
ghép cho một người phụ nữ 83 tuổi bị nhiễm trùng xương mãn tính.
Công nghệ này hiện đang được nghiên cứu để thúc đẩy sự tăng trưởng
của tế bào xương mới.
b. In 3D là gì?
 Bạn biết in giấy thông thường rồi đúng không? Nó là in 2D. Tức là
hình ảnh được hiển thị trên 1 trang giấy, tạm gọi là 1 lớp (layer).
Trong khi đó, in 3D là phương pháp phân tách mô hình 3D thành các
lớp (layer) xếp chồng lên nhau. Được thực hiện thông qua các máy in
3D chuyên dụng, còn những “lớp giấy” kia chính làm bằng chất liệu
nhựa, resin, hoặc kim loại tùy theo từng loại công nghệ in 3D riêng.
c. Các công nghệ in 3d
1. Công nghệ FDM (Fused Deposition Modeling):
Máy in 3D dùng công nghệ FDM xây dựng mẫu bằng cách đùn nhựa
nóng chảy rồi hoá rắn từng lớp tạo nên cấu trúc chi tiết dạng khối.
công nghệ này được sản xuất để thương mại hóa từ năm 1991.
2. Công nghệ SLA (Stereolithography):
Được phát triển bởi Chuck Hull đầu tiên vào năm 1983, công nghệ
SLA thực tế là là kỹ thuật dùng tia UV làm cứng từng lớp vật liệu in
3D là nhựa dạng lỏng, nhiều rất nhiều lớp như vậy sẽ tạo nên vật thể
in 3D SLA.
3. Công nghệ DLP (Digital Light Processing):
Công nghệ DLP được phát minh vào năm 1987 bởi Larry Hornbeck
và trở nên cực kỳ phổ biến trong máy chiếu.
4. Công nghệ SLS (Selective Laser Sintering):
Công nghệ SLS vận hành tương tự SLA nhưng vật liệu ở dạng bột,
thủy tinh,…có thể tạo lớp bằng vật liệu phụ trợ là keo chuyên dụng
(có khi kèm màu sắc CMYK, RGB nếu in 3D đa sắc màu), hoặc tia
laser, tia UV,….
5. Công nghệ SLM (Selective Laser Melting):
Đây là công nghệ in 3D kim loại, sử dụng vật liệu dạng bột titan, bột
nhôm, bột đồng, bột thép để làm vật liệu in 3D. Công nghệ SLM vận
hành tương tự SLA, SLS nhưng sử dụng tia UV, tia laser cường độ
lớn.
6. Công nghệ EBM (Electron Beam Melting):
Ngược lại với SLM, kỹ thuật EBM sử dụng một chùm tia điện tử máy
tính điều khiển dưới chân không để làm tan chảy hoàn toàn bột kim
loại ở nhiệt độ cao lên đến 1000 ° C.
7. Công nghệ LOM (Laminated Object Manufacturing):
LOM sử dụng lớp giấy, nhựa hoặc kim loại cán mỏng dính bọc, được
hợp nhất dưới nhiệt và áp suất và định hình bằng cách cắt bằng tia
laser máy tính kiểm soát hoặc dao.
8. Công nghệ BJ (Binder Jetting):
Đây là công nghệ 3D được phát minh tại MIT. Các công nghệ in 3D
xuất hiện dưới nhiều tên. Nó được gọi là “ “in 3D in phun”,”in thả-on-
bột” hay – có lẽ phổ biến nhất – là ‘chất kết dính phun’. Binder phun
là một quá trình sản xuất chất phụ gia.
9. Công nghệ MJ (Material Jetting/Wax Casting):
Công nghệ phun Chất liệu được tốt hơn được gọi là”đúc sáp”. Đó là
một kỹ thuật được sử dụng bởi kim hoàn từ nhiều thế kỷ.
d. Vật liệu dùng in 3D? So sánh những vật liệu đó
 Hiện tại trên thị trường đang có rất nhiều loại vật liệu nhựa in 3D sử
dụng cho máy in 3D theo công nghệ FDM, nhưng người dùng thường
lựa chọn 02 loại nhựa in 3D phố biến nhất là: ABS và PLA. Bên cạnh
đó, giá bán của các loại vật liệu này cũng khác nhau tùy theo chất
lượng sợi nhựa.

Loại nhựa in ABS PLA PVA


Acrylonitrile Butadiene
Tên khoa học Polylactic Acid Polyvinyl Alcohol
Styrene

Được sản xuất


Dầu mỏ (Petroleum) Tinh bột thực vật Dầu khí
từ

Bền, linh hoạt, chịu Hoà tan trong nước, khả năng
Đặc tính Dẻo và chịu nhiệt tốt
nhiệt tốt liên kết cao

Nhiệt độ nóng
210-250°C 200-220°C 190-210°C
chảy sợi nhựa

Chịu đựng tốt, dễ dàng


Nhựa sau khi Khả năng kết dính có hạn,
kết dính, dễ phân huỷ, Hoà tan trong nước
in có thể chịu đựng tốt
tan ra

Phù hợp và thân thiện với


Bền, khó phá vỡ. Sản
môi trường, ít mùi, tốc độ
phẩm hoàn thành mịn
in cao độ phân giải tốt, tỉ Phân huỷ sinh học, Tái chế được
Ưu điểm màn. Phù hợp với các
mỉ, ít cong hoặc vênh phù Không độc hại
ngành in ấn và cơ khí ô
hợp với những sản phẩm
tô.
đòi hỏi sự tỉ mỉ cao

Dễ hư hỏng khi gặp ánh Chậm hạ nhiệt cần bộ phận


nắng mặt trời, có mùi làm mát.khả năng chịu Chi phí đắt tiền dể hư hỏng do độ
Nhược điểm
hắc nhẹ khi in trong nhiệt không cao, dể bị phá ẩm không khí
phòng máy lạnh vỡ hơn ABS

600.000đ
Giá bán(chưa 700.000đ
(Nhiều màu sắc lựa 2.000.000đ
VAT) (Nhiều màu sắc lựa chọn)
chọn)
e. Nhiệt độ sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc in? Qua đó cho biết
nhiệt độ tối ưu để in là bao nhiêu độ?
 Kiểm soát nhiệt độ bàn in giúp chống dính chi tiết in. Khi mô hình in,
mỗi lớp co lại khi nó nguội đi. Do đó, mỗi lớp phía trên bàn in co lại
và các lớp co lại làm cho các cạnh của bản in bị bật ra khỏi bàn in.

 Khi nhiệt độ bàn in quá cao, sản phẩm sẽ có dấu hiệu bị chảy ra. Đây
là một dấu hiệu cho thấy bạn nên giảm nhẹ nhiệt độ bàn in cho lần in
tiếp theo.

 Nhiệt độ in hợp lí vào khoảng 210 – 250 độ C

f. Các loại máy in 3D có trên thị trường.


 Máy in 3D Creality Ender 3 Pro

 Máy in 3D Prusa Mini


 Máy in 3D Flashforge Adventurer 3 Lite

 Máy in 3D Phrozen Sonic Mini 4K


 Máy in 3D Anycubic Photon Mono

Máy in 3D Prusa MK3S

g. Nêu các ứng dụng bạn biết về in 3D.


 Trong ngành công nghiệp ô tô
Ngoài mục đích thử nghiệm, thiết kế, tạo mẫu và sản xuất một số bộ
phận, công cụ lắp ráp đặc biệt, ngành công nghiệp ô tô đã sử dụng công
nghệ in 3D để sản xuất ra những chiếc xe hoàn chỉnh. Trên thực tế, chiếc
xe hơi đầu tiên được tạo ra bằng công nghệ in 3D là Urbee, được sản xuất
toàn bộ bằng công nghệ in 3D.
 Trong ngành công nghiệp điện tử
Trong ngành công nghiệp điện tử: Công nghiệp điện tử cũng là một trong
những ngành ứng dụng đầu tiên của in 3D. Máy in 3D đã được sử dụng
để chế tạo các bộ phận phức tạp đặc biệt từ các chất liệu khác nhau và đã
mở ra một trào lưu mới của ngành công nghiệp này. Rõ ràng, khi áp dụng
công nghệ này thì những chi tiết phức tạp được in ra một cách nhanh
chóng và chuẩn xác hơn rất nhiều.
 Trong lĩnh vực năng lượng
Trong lĩnh vực năng lượng: Hãng Siemen đã chế tạo và thử nghiệm thành
công cánh quạt động cơ Turbine khí bằng công nghệ in 3D, mở đường
cho các nhà sản xuất điện và các thiết bị nặng khác sử dụng công nghệ in
3D, không những để chế tạo các mô hình hoặc nguyên mẫu mà còn chế
tạo những chi tiết thực tế trong sản phẩm của họ.
 Ngành hàng không vũ trụ
Ngành hàng không vũ trụ và quốc phòng: Trong các lĩnh vực hàng không
vũ trụ và quốc phòng cũng đã áp dụng công nghệ in 3D vào thực tiễn như
sản xuất các bộ phận của máy bay, tàu vũ trụ, chế tạo súng … Đa phần in
3D đều được sử dụng để sản xuất các bộ phận phức tạp nhất.
 Ngành công nghiệp quốc phòng
Ngành công nghiệp quốc phòng sử dụng in 3D cho các mục đích sản xuất
đặc biệt và tiết kiệm chi phí. Ngoài sản xuất theo yêu cầu phức tạp, sản
xuất với số lượng nhỏ, in 3D có lợi thế khác biệt trong sản xuất quốc
phòng – đó là sản xuất và thay thế nhanh chóng khi có nhu cầu, và trực
tiếp trên chiến trường. Sau việc sử dụng nhựa để sản xuất, máy in kim
loại 3D chế tạo súng đã ra đời bởi một công ty con của tập đoàn
Stratasys.
 Y tế và chăm sóc sức khỏe
Ưu điểm của in 3D được thể hiện rất rõ trong lĩnh vực y tế và chăm sóc
sức khoẻ với vô vàn ứng dụng. Công nghệ in 3D rất hữu ích trong sản
xuất các mô hình sinh học (các mô hình bộ phận con người như xương,
răng, tai giả…). Trong ứng dụng này, mô hình điện tử của bộ phận cơ thể
con người được dựng bởi các hình ảnh 3D hoặc một máy quét 3D. Sau
đó, mô hình sinh học được tạo ra từng lớp từng lớp nhờ vào công nghệ in
3D.
 Kiến trúc và xây dựng
Ngành xây dựng đã sẵn sàng để đón nhận một làn sóng kỹ thuật mới gọi
là công nghệ In 3D vào việc thi công các công trình dân dụng từ cầu cống
đến các loại kiến trúc. Nền công nghiệp hiện đại đang tiến dần đến thời
kỳ công nghiệp 4.0 đặc trưng bởi sự phối hợp giữa 3 công nghệ mới – In
3D, cảm biến, và robot; và người ta mỗi ngày một khám phá thêm những
ứng dụng mới từ bộ ba công nghệ này.
 Giáo dục
In 3D cũng có những ứng dụng thiết thực trong giáo dục, đặc biệt liên
quan đến các môn học khoa học, công nghệ, kỹ thuật và kỹ năng toán
học. Sinh viên có thể thiết kế và sản xuất các sản phẩm trong lớp học và
có cơ hội thử nghiệm các ý tưởng, vừa học vừa làm với máy in 3D. Cách
làm này làm tăng hứng khởi học tập, làm việc theo nhóm, tương tác trong
lớp học cũng như hỗ trợ khả năng sáng tạo, kỹ năng máy tính, và khả
năng tư duy ba chiều của sinh viên.
 Sản xuất thực phẩm
Máy in thực phẩm 3D nhả ra vật chất ăn được dạng lỏng thông qua các
vòi phun theo từng lớp dựa trên chương trình được lập trình sẵn trên máy
tính. Máy in thực phẩm 3D có thể tạo ra sô-cô-la, bánh, kẹo, mỳ, bánh
pizza và các loại đồ ăn nhanh thơm ngon khác.
 Trong gia đình
Với chi phí thấp và sự tiện dụng, máy in 3D sẽ dần trở thành một thiết bị
trong gia đình. Máy in 3D để bàn cho phép sản xuất bất cứ thứ gì ngay
trong căn nhà riêng của mình, tất nhiên là với kích thước phù hợp với
máy in và các nguyên liệu có thể có. Các vật dụng yêu thích như đồ chơi,
đồ dùng và đồ vật trang trí là những ứng dụng phổ biến nhất. Nhờ máy in
3D để bàn, mỗi người có thể tự thiết kế và sản xuất vật dụng theo yêu cầu
riêng biệt, làm nên cá tính của bản thân. Công nghệ này cũng góp phần
làm tăng khả năng và cơ hội sáng tạo của mỗi người. Và hơn thế, in 3D
tại gia đình làm giảm bớt các khó khăn trong chuỗi cung ứng truyền
thống. Sự xuất hiện của in 3D trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong
việc sử dụng rộng rãi máy in 3D để bàn. Ở môi trường trực tuyến, mọi
người có thể mua và chia sẻ các kiến thức, ý tưởng, thiết kế và các vật thể
in 3D. Ví dụ như trang web Thingiverse cho phép mọi người tải về thiết
kế in 3D miễn phí trong kho dữ liệu của họ, cũng như cho phép bổ sung
những thiết kế riêng của mình vào kho dữ liệu đó. Khác một chút,
Shapeways là một chợ in ấn trực tuyến, nơi mọi người có thể mua và bán
sản phẩm in 3D, tạo cơ hội kinh doanh từ khả năng in 3D của mỗi người,
cũng như tạo điều kiện cho những người không sở hữu máy in 3D có thể
tận dụng nguồn tài nguyên của cộng đồng.
h. Cho biết các dạng máy in 3D mà bạn biết? so sánh ưu nhược
điểm từng máy sau đó chọn 1 loại mà bạn muốn thực hiện để
làm phần 3.
 Máy in 3D FDM
Máy in 3D FDM hoạt động thông qua việc thực hiện đùn các sợi nhựa
nóng chảy, sau đó tiến hành in thành từng lớp và bồi đắp dần hình thành
cấu trúc chi tiết của sản phẩm theo dạng khối 3D.

Cấu tạo
 Máy tính và hệ thống phần mềm: phần mềm với nhiệm vụ nhận bản thiết
kế CAD được định dạng STL và thực hiện chia thiết kế thành những mặt
cắt ngang.
 Hệ thống điều khiển đầu đùn: Thực hiện việc di chuyển đầu in theo
hướng XY.
 Đầu đùn: Hoạt động theo hệ thống điều khiển dựa trên file được cài đặt
trước đó.
 Sợi nhựa nhiệt hay sáp: Được đùn qua đầu phun nhỏ của đầu in đã được
gia nhiệt.
 Bàn in: Dựa theo mục đích có thể nâng lên hay hạ xuống, di chuyển theo
trục Z.
Ưu điểm, nhược điểm
 Ưu điểm: Máy in 3D FDM có mức giá vô cùng cạnh tranh, dễ dàng trong
việc sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết hay bộ phận. Đồng thời có thể sử
dụng để in với số lượng lớn và tiết kiệm tối đa nguồn nguyên liệu. Dòng
máy này chuyên được dùng để sản xuất ra những sản phẩm có khả năng
chịu lực tốt. Máy in 3D FDM có tốc độ tạo mẫu khá nhanh, đơn giản, sử
dụng vật liệu có tính thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn cho
người sử dụng.
 Nhược điểm: Máy in 3D FDM có độ chính xác không cao nên bị hạn chế
trong việc ứng dụng để lắp ghép chi tiết phức tạp, đòi hỏi khả năng chịu
lực đồng đều và bề mặt sản phẩm in không có độ mịn và tính thẩm mỹ
cao.
Ứng dụng
 Máy in 3D FDM được ứng dụng phổ biến để tạo mẫu nhanh với những
mô hình làm mẫu hay mẫu kiểm tra chức năng.
 Dùng để sản xuất những chi tiết, bộ phận cần độ cứng tương đối tốt mà
không có yêu cầu về mặt thẩm mỹ cao.
 Máy in 3D FDM được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất,
kiến trúc,...
 Máy in 3D SLA
 Máy in 3D SLA sử dụng tia UV để làm cho vật liệu nhựa lỏng đông đặc để
tạo các lớp nối tiếp và dần hình thành nên sản phẩm. Dòng máy này được thị
trường ưa chuộng bởi có độ chính xác và tính mỹ cao phù hợp dùng trong
các lĩnh vực như y tế nha khoa, trang sức.

Cấu tạo
 Bể chứa chất lỏng photopolymer, bàn in sẽ chìm trong một bồn dung dịch
nhựa lỏng với khoảng cách rất nhỏ với bề mặt chất lỏng.
 Hệ thống tia UV để xử lý lớp chất lỏng thành vật thể rắn và định hình chính
xác mặt cắt ngang của chi tiết.
 Hệ thống thấu kính và gương phản xạ.
 Hệ thống dao gạt có chức năng gạt nhựa và tạo thành lớp phủ đồng đều cho
sản phẩm.
Ưu điểm, nhược điểm
 Ưu điểm: Máy in 3D SLA sản xuất ra những sản phẩm có độ chính xác cao,
đặc biệt là những sản phẩm có hình dạng phức tạp, cầu kỳ. Sản phẩm được
tạo ra có độ bóng mịn và độ phân giải cao theo nguyên mẫu của dữ liệu.
Đồng thời vật liệu SLA thường có sẵn nên dễ dàng trong quá trình vận hành.
 Nhược điểm: Máy in 3D SLA thường tạo ra sản phẩm có độ bền cơ học
không cao, đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và có độ giòn
nên không phù hợp để chế tạo nguyên mẫu để kiểm tra. Vật liệu được dùng
cho máy in SLA có giá thành cao nên nếu có nhu cầu sử dụng thông thường
thì người dùng cần nên cân nhắc.
Ứng dụng
 Máy in 3D SLA phù hợp sử dụng để sản xuất các sản phẩm có bề mặt mịn
và tính thẩm mỹ cao.
 Ứng dụng máy in 3D SLA để bàn trong lĩnh vực sản xuất những chi tiết có
kích thước nhỏ khoảng 100mm bởi mức giá vô cùng cạnh tranh. Máy in
SLA công nghiệp thường được sử dụng cho việc sản xuất hàng loạt chi tiết
có kích thước lớn.
 Máy in 3D SLS
 Máy in 3D SLS ứng dụng công nghệ thêu kết laser chọn lọc thông qua tia
laser làm nóng chảy của vật liệu ở dạng bột để hình thành các lớp và tạo ra
sản phẩm. Dòng máy in SLS sử dụng những vật liệu dạng bột như bột thủy
tinh, nhôm, bạc hoặc thép và tia laser giúp liên kết các hạt bột lại với nhau.
Đối với phần bột thừa sau khi in sẽ được tái chế nên tiết kiệm được rất nhiều
chi phí.
Cấu tạo
 Thùng bột và khu vực tạo hình sẽ được làm nóng theo nhiệt độ nóng chảy
của polymer và tiến hành trải một lớp bột mỏng trên bàn in.
 Hệ thống tia Laser tiến hành quét đường viền của các lớp sau và kết hợp lại
các hạt của bột polymer, mặt cắt ngang được quét toàn bộ nên sản phẩm sẽ
được tạo hình vững chắc.
 Hệ thống thấu kính và gương phản xạ.
 Hệ thống dao gạt sẽ dùng lưỡi dao gạt lại bề mặt sau khi xong lớp in và lặp
lại quy trình cho đến khi hoàn thiện toàn bộ sản phẩm in 3D.
 Cơ chế làm mát thùng bột và tái tạo vật liệu thừa.
Ưu điểm, nhược điểm
 Ưu điểm: Máy in 3D SLS tạo mẫu trong thời gian ngắn và có tốc độ in cao
hơn so với các công nghệ khác. Sản phẩm được tạo ra có độ phân giải và độ
bền cao, đảm bảo về mặt thẩm mỹ vì không thấy rõ các lớp in. Dòng máy in
này không cần cơ cấu in hỗ trợ và tiết kiệm được nguồn vật liệu.
 Nhược điểm: Máy in 3D SLS có giá cao, nguồn vật liệu in đắt hơn các dòng
máy in 3D khác. Sản phẩm in SLS có thể bị thấm nước và dễ bị cong vênh
trong quá trình in đối với các chi tiết lớn.
Ứng dụng
 Máy in 3D SLS được sử dụng để sản xuất các sản phẩm có độ bền và độ
chính xác cao trong các lĩnh vực như cơ khí, sản phẩm đúc hay sản xuất
công nghiệp.
 Máy in 3D SLS đóng vai trò quan trọng để phục vụ các ngành công nghiệp
như hàng không vũ trụ để tạo nguyên mẫu cho những bộ phận của máy bay.
Hay ứng dụng của máy in 3D SLS chế tạo thiết bị y tế nha khoa, tay chân
giả.
 Đối với các hoạt động công nghiệp khác, máy in 3D SLS ngày càng được sử
dụng phổ biến để thay thế quy trình sản xuất truyền thống như là ép phun
hoặc gia công CNC.

You might also like