You are on page 1of 2

Ngành trang sức hiện đang phải chịu tác động xấu do COVID-19.

Theo dữ liệu
cung cấp từ Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), lũy kế 9 tháng năm
2020, tiêu dùng trang sức của Việt Nam đạt 7,9 tấn, giảm tới 41,45% so với cùng
kỳ năm 2019 do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Mức giảm của thị trường Việt Nam
là tương đương so với mức giảm của toàn thế giới (giảm 41,02%) nhưng tương đối
khả quan so với một số nước trong khu vực như: Indonesia (giảm 57,41%),
Singapore (giảm 48,82%) và Thái Lan (giảm 53,39%).

Báo cáo của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã chỉ ra rằng: “Bất chấp
phục hồi mạnh mẽ hậu dịch, nhu cầu trang sức vẫn sẽ yếu khi nhu cầu đình trệ
không còn và chi tiêu tiêu dùng giảm. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu hồi
phục trong năm 2021 khi triển vọng dài hạn của ngành trang sức Việt Nam vẫn
còn”. VDSC cũng đưa ra những rủi ro như nhu cầu trang sức phục hồi chậm hơn
dự kiến, dịch COVID-19 tái bùng phát ảnh hưởng đến lưu lượng cửa hàng và thu
nhập của người dân.

Tuy nhiên, VCBS cũng cho rằng thị trường trang sức hiện tại vẫn có triển vọng
phát triển do:
 Dân số Việt Nam với hơn 97 triệu người, trong đó 69,3% dân số thuộc nhóm
tuổi từ 15-64, nằm trong độ tuổi lao động và tiêu dùng, trong đó có 51% dân
số là nữ, là nhóm đối tượng có nhu cầu cao đối với tiêu dùng trang sức.
 Thu nhập của tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng với dự báo tốc độ
tăng trưởng kép bình quân giai đoạn 2018-2023 đạt 9,2% (theo hãng nghiên
cứu Mckinsey) góp phần thúc đẩy nhu cầu đối với trang sức có thương hiệu.
 Thị phần của các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống vẫn chiếm phần lớn trên thị
trường, là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh trang sức có thương hiệu
khai phá.
 Thị trường còn xuất hiện những cơ hội gia tăng thị phần đối với các nhà bán
lẻ có thương hiệu lớn như PNJ đến từ các doanh nghiệp nhỏ lẻ/thương hiệu
nhỏ không thể chống cự được do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Người Việt Nam có thói quen mua vàng làm của hồi môn và đầu cơ vàng miếng, do đó
có thể thấy tiềm năng từ thị trường trang sức là rất lớn. Song, bên cạnh những nhóm
khách hàng vẫn xem trang sức vừa để làm đẹp và là tài sản, thì rất nhiều người, đặc biệt
là nhóm khách hàng trẻ, đòi hỏi sự đổi mới, cách điệu, biến hóa của trang sức, phụ kiện
để thể hiện cá tính. Không khó để nhận ra việc Việt Nam với cơ cấu dân số trẻ, độ tuổi từ
20 – 35 chiếm 35,4% dân số; GDP tăng trưởng mạnh, trung bình trên 6% và sự du nhập
của văn hóa, lối sống trên thế giới thì kể từ năm 2006 đến nay thị hiếu và hành vi của
người tiêu dùng đang có sự thay đổi hướng tới phong cách sống hiện đại. Trong lĩnh vực
thời trang, người tiêu dùng mong muốn các sản phẩm tinh tế, gọn gàng, ít rườm rà, phù
hợp với cuộc sống năng động hơn nhưng vẫn cần thể hiện được đẳng cấp của họ. Họ xem
trang sức là một phần quan trọng thể hiện “gu” và  “tính cách” của mình. Do đó, họ
không chỉ sẵn sàng chi trả mà còn liên tục đổi mới một cách đa dạng từ mẫu thiết kế, chất
liệu đến chủng loại sản phẩm. Ngành trang sức Việt Nam đang có “một nhu cầu chưa
thực sự được thoả mãn” của nhóm khách hàng trẻ hiện đang phát triển rất nhanh, mà rất
có thể sẽ trở thành động lực phát triển thị trường trang sức trong tương lai. 

Hiện nay, khi nhắc đến các thương hiệu trang sức nổi tiếng và lâu đời tại Việt Nam, có thể kể đến
PNJ, DOJI, SJC, Bảo Tín Minh Châu,... Trong đó, PNJ sở hữu hệ thống 269 cửa hàng trên toàn
quốc, nhiều gấp đôi tổng số cửa hàng của cả 3 thương hiệu SJC, Doji và Bảo Tín Minh Châu cộng
lại (2018), chiếm khoảng 27% thị phần trong nhóm trang sức thương hiệu (2017). Bên cạnh đó còn
có một số các thương hiệu nhỏ lẻ chủ yếu dành cho giới trẻ với mức giá phải chăng như Katje
Jewelry, Blue Peach, Shimmer,... và các tiệm kim hoàn địa phương khác. Các thương hiệu trong
nước đang cho thấy khả năng hội nhập qua các thiết kế hiện đại, tinh tế nhưng vẫn giữ được bản
sắc.

You might also like