You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC KHAI


THÁC MỎ SẮT TRẠI CAU – ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN ĐẾN MÔI
TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ.

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Quốc Tiến


Nhóm thực hiện : Nhóm 5
Lớp : 2016FECO1521
Môn : Kinh tế môi trường
MỤC LỤC

A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT…………………………………………………………………5
I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG…………………………………………………...5
1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, quặng sắt………………………...
1.1. Các khái niệm môi trường……………………………………………………………
1.2. Ô nhiễm môi trường…………………………………………………………………..
1.3. Quặng sắt………………………………………………………………………………
2. Các chỉ số môi trường cho phép……………………………………………………
2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước…………………………………………
2.1. Chỉ số đánh giá chất lượng đất……………………………………………………...
2.2. Chỉ số đánh giá chất lượng không khí……………………………………………...
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC QUẶNG SẮT Ở
VIỆT NAM……………………………………………………………………………….10
1. Tiềm năng, thị trường và giá trị của quặng sắt……………………………………..
2. Thực trạng khai thác quặng sắt ở Việt Nam………………………………………..
III. TÌNH HÌNH KHAI THÁC QUẶNG SẮT Ở THÁI NGUYÊN………………….13
1. Tình hình khai thác quặng sắt………………………………………………………
2. Phần chỉ số ô nhiễm ở thái nguyên…………………………………………………
2.1. Môi trường đất…………………………………………………………………………
2.2. Môi trường nước……………………………………………………………………….
2.3. Môi trường không khí………………………………………………………………….
3. Thực trạng môi trường do hoạt động của các mỏ sắt ở Thái Nguyên………………

B. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MỎ SẮT TRẠI CAU-
ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN…………………………………………………………..18
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- XÃ HỘI…………………………………………………..18
1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………………...
2. Điều kiện kinh tế - xã hội……………………………………………………………
II. SẢN LƯỢNG KHAI THÁC SẮT Ở TRẠI CAU…………………………………..20
1. Khái quát về mỏ sắt Trại Cau……………………………………………………….
2. Sản lượng khai thác tại Trại Cau……………………………………………………
III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI TRẠI CAU…………………………………21
IV. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở KHU VỰC KHAI THÁC
QUẶNG SẮT…………………………………………………………………………….24

C. GIẢI PHÁP…………………………………………………………………………...26

2
LỜI MỞ MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên là một trong những nhân tố để
thúc đẩy nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia trên thế giới. Nước ta là một trong những
nước có trữ lượng tài nguyên khoáng sản vào loại lớn và đa dạng. Hiện có 113 mỏ khoáng
sản gồm kim loại, than, vật liệu xây dựng đã được cấp phép khai thác trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
Theo Sở Tài nguyên – Môi trường, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 177 điểm
quặng và mỏ khoáng sản rắn và một mỏ nước khoáng. Tính đến 31/12/2005 tổng số mỏ
đưa vào khai là 45 mỏ. Tình hình khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên trong những
năm qua cho thấy, số lượng mỏ khoáng sản và sản lượng được đưa vào khai thác ngày
càng tăng. Số lượng doanh nghiệp, đơn vị tham gia khai thác, chế biến khoáng sản cũng
gia tăng nhanh chóng.
Hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách của
tỉnh tăng trưởng liên tục qua từng năm. Tuy nhiên đây cũng là một trong những ngành
chiếm dụng diện tích đất sử dụng lớn. Ô nhiễm đất không những làm giảm khả năng sản
xuất của đất mà còn lấy đất làm điểm xuất phát để ảnh hưởng tới thực vật, động vật và con
người. Một số nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng có tính độc hại tích luỹ trong nông sản
phẩm, từ đó gây tác hại nghiêm trọng đối với động, thực vật và con người. Ngoài ra môi
trường nước và môi trường không khí cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Những tác động của
việc khai thác và chế biến khoáng sản đến môi trường là vấn đề đáng được quan tâm và
cần có những giải pháp khắc phục. Vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu ảnh
hưởng của hoạt động khai thác Quặng sắt đến môi trường tại trại Cau, Đòng Hỷ,
Thái Nguyên.”

3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài nghiên cứu
a) Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đặc điểm điều kiện tự nhiên của các mỏ sắt nhỉ lộ thiên, lựa chọn giải pháp
nâng cao hiệu quả khai thác với các mỏ sắt nhỏ nói chung và cho mỏ sắt Trại Cau nói
riêng, giải quyết, khắc phục vấn đề khai thác để lại cho môi trường và con người.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được nhiệm vụ trên, đề tài xác định các nhiệm vụ sau:
 Hê thống hóa và làm rõ các vấn đề chung của việc khai thác quặng sắt đến môi
trường.
 Làm rõ thực trạng môi trường Trại Cau qua việc khai thác quặng sắt hiện nay
 Đề xuất giải pháp hoàn thiện, khắc phục vấn đề ô khiêm về khau thác quặng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu là môi trường ở Trại Cau, Đồng
Hỷ,Thái Nguyên sau việc khai thác quặng sắt.
 Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: Trại Cau, Đòng Hỷ,Thái Nguyên
 Về thời gian: Chủ yêu là số liệu nghiên cứu gần đầy
 Về nội dung: Nghiên cứu tổng quan môi trường và tiềm năng khai thác quặng
sắt ở trại Cau.
 Phương pháp nghiêm cứu: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, chọn lọc.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung và hoàn thiện lý thuyết khai thác quặng sắt
Việt Nam
 Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu giup đánh giá được hiên trạng môi trường qua việc
khai thác quặng sắt làm cơ sở cho việc đứa ra giải pháp góp phần khắc phục hậu quả
môi trường

4
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, quặng sắt
1.1. Các khái niệm môi trường
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên nhiên. Đây là khái niệm tổng quát về môi trường.
- Theo Luật Môi trường Việt Nam sửa đổi năm 2005: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo có liên quan mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
1.2. Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của các hoạt động của con người gây ra
như sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, giao thông vận tải…Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số
hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai… tạo điều
kiện cho nhiều loại vi sinh vật gây bệnh phát triển.

1.3. Quặng sắt


- Quặng sắt là các loại đá và khoáng vật mà từ đó sắt kim loại có thể được chiết ra có hiệu
quả kinh tế. Quặng sắt thường giàu các sắt oxit và có màu sắc từ xám sẫm, vàng tươi, tía
sẫm tới nâu đỏ.
- Các dạng quặng sắt
Sắt thường được tìm thấy dưới dạng
-Magnetit (Fe3O4, 72,4% Fe),
-Hematit (Fe2O3, 69,9% Fe),
-Goethit (FeO(OH), 62,9% Fe),
-Limonit (FeO(OH)•n(H2O), 55% Fe)
-Siderit (FeCO3, 48,2% Fe).

2. Các chỉ số môi trường cho phép
2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
- Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được tính toán từ các thông số
quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử
dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm.
5
+ Chỉ tiêu vật lý
 Màu sắc
Màu sắc được tạo nên bởi các tạp chất lẫn trong nước như các chất hữu cơ, chất mùn hữu
cơ…. Màu sắc của nước được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch
chuẩn khác. Lưu ý, khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ gây nên thì việc sử dụng
Clo (Cl) có thể tạo ra chất mới là trihalomethane có khả năng gây ung thư cho người sử
dụng.
 Mùi vị
Nước nguyên chất sẽ không có mùi, vị tự nhiên do sự có mặt của các chất hòa tan ở lượng
nhỏ. Nước có mùi lạ là do những khí như H2S, NH3… và các chất hữu cơ, hay vô cơ và
ion khác như Cu2+, Fe3+.
Tuỳ theo loại từng loại mùi vị khác nhau mà người ta có cách xử lý phù hợp như dùng hóa
chất diệt tảo trong ao hồ, keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính, hay dùng clo…
 Độ đục
Độ đục của nước được gây nên bởi các chất cặn bã, hạt rắn trong nước.
Người ta thường so độ đục của nước với độ đục của một thang chuẩn, hay dùng máy đo độ
đục có đơn vị đo là NTU. Nước đục gây cảm giác khó chịu cho người dùng và có khả
năng nhiễm vi sinh.
Độ đục của nước dùng trong sinh hoạt và ăn uống cho phép dưới 5NTU.
 Nhiệt độ
Tùy vào môi trường xung quanh, thời gian trong ngày, mùa trong năm mà nước có nhiệt
độ khác nhau.
Nhiệt độ nước được xác định bằng nhiệt kế.
 Chất rắn trong nước
Chất rắn trong nước bao gồm những hợp chất tan, hoặc không tan. Bao gồm các chất hữu
cơ và chất vô cơ.
Tổng hợp hàm lượng chất rắn bằng cách:
Dùng giấy lọc băng xanh, lấy 250ml nước đã lọc, đun trên bếp cách thủy đến khô sau đó
sấy cặn ở 108 độ C, mang cân và tính mg/l.
+ Chỉ tiêu hóa học
6
 Độ cứng
Độ cứng của nước được tạo bởi các ion đa hóa trị xuất hiện trong nước. Khi ở nhiệt độ cao
(như bị đun nóng) chúng phản ứng với một số anion và tạo kết tủa trong nước.
Tùy theo độ cứng của nước người ta thường chia nước thành các loại sau:
 Độ cứng từ 0 đến 50mg/l là nước mềm
 Độ cứng từ 50 đến 150mg/l là nước hơi cứng
 Độ cứng từ 150 đến 300mg/l là nước cứng
 Độ cứng > 300mg/l là nước rất cứng
 Độ axit trong nước
Là hàm lượng của các chất có trong nước tham gia phản ứng hóa học với các dung dịch
kiềm như KOH, NaOH. Độ axit được tính bằng đơn vị mđlg/l.-. Các kim loại nặng
Những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 thì được gọi là những kim loại nặng.
Chúng tồn tại khắp mọi nơi trong khí quyển, thủy quyển, địa quyển, sinh quyển. Mặc dù
cần thiết cho sự sống của sinh vật nhưng nếu vượt ngưỡng cho phép sẽ gây độc hại cho
môi trường xung quanh và sinh vật.
 Các hợp chất hữu cơ khác
Gồm các loại sau:
Hợp chất phenol: có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp, bột giấy, lọc dầu. Loại chất này
gây độc với sinh vật nước.
Hợp chất bảo vệ thực vật: có nguồn gốc từ các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ,
thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng…
Chất tẩy rửa: làm giảm sức căng bề mặt nước, tạo nhũ tương, huyền phù, khi vượt quá tiêu
chuẩn cho phép thì làm ô nhiễm môi trường nước.
 Hàm lượng oxi hòa tan
Khí oxi hòa tan là yếu tố thủy hóa quan trọng, xác định cường độ hàng loạt quá trình sinh
hóa đồng thời cũng là yếu tố chỉ thị cho khối nước. Được ký hiệu là DO
Chỉ số hàm lượng oxi hòa tan trong nước cao là do nhiều rong tảo, nếu thấp là vì nước có
nhiều chất hữu cơ.
Có 2 phương pháp đo hàm lượng oxi hòa tan là:
Phương pháp hóa học
Phương pháp đo điện cực oxi hòa tan bằng maý đo oxi
 Nhu cầu oxi hóa
Nhu cầu oxi hóa là lượng oxi cần thiết để các vi sinh vật oxi hóa các chất hữu cơ trong một
khoảng thời gian xác định. Được ký hiệu là BOD, đơn vị tính là mg/L
Chỉ số BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải. BOD càng lớn thì nước càng
bị ô nhiễm và ngược lại.
 Nhu cầu oxi hóa học
Là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các hợp chất hữu cơ trong nước bao gồm cả vô cơ và
hữu cơ. Chỉ số nhu cầu oxi hóa học được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các
hợp chất hữu cơ có trong nước.
Được ký hiệu là COD, đơn vị tính là mgO2/L
 Độ PH

7
Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy
qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Độ pH cao
có thể làm hỏng men răng.
Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước uống

Chất lượng nước thải từ ao xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài

+ Chỉ tiêu vi sinh


Trong nguồn nước thiên nhiên có rất nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong rêu và các loài
thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất và số lượng mà các loại vi sinh này có thể có lợi hoặc
có hại cho con người. Trong chất thải của con người và động vật có tồn tại của vi khuẩn
E.Coli. Số lượng E.Coli càng nhiều thì nước càng bẩn và ngược lại.
2.1. Chỉ số đánh giá chất lượng đất
Bảng giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong tầng đất mặt

+ Dựa vào chỉ số vệ sinh:


Dùng chỉ số vệ sinh đánh giá được ô nhiễm của đất là vì khi đất bị nhiễm bẩn thì vi sinh
vật trong đất hoạt động yếu, lượng nitơ hữu cơ tăng lên và do vậy CSVS giảm.
Bảng đánh giá nhiễm bẩn đất theo chỉ số vệ sinh
Chỉ số vệ sinh Mức độ nhiễm bẩn đất
Nhỏ hơn 0,7 Đất bị nhiễm bẩn mạnh
Từ 0,7 đến 0,85 Đất bị nhiễm bẩn trung bình
8
Từ 0,85 đến 0,98 Đất bị nhiễm bẩn nhẹ
Lớn hơn 0,98 Đất sạch, không nhiễm bẩn

+ Theo chỉ số vi khuẩn:

Loại đất Số vi khuẩn


(106 tế bào/1g đất)
Đất sạch Đất bẩn
Đất ruộng 1 – 1,25 2,5
Đất vườn 1 – 1,25 2,5
Đất xung quanh nhà ở − −
Đất ngoài đường quốc lộ và các nơi 2,5 10
khác

+ Theo số trứng giun:


Bảng đánh giá nhiễm bẩn theo số trứng giun
Tiêu chuẩn đất Số trứng giun/1kg đất
Sạch Nhỏ hơn 100
Hơi bẩn Từ 100 đến 300
Rất bẩn Lớn hơn 300

2.2. Chỉ số đánh giá chất lượng không khí


- Chỉ số AQI (Air Quality Index) là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày.
Nó cho bạn biết không khí quanh bạn là sạch hay ô nhiễm và những ảnh hưởng liên quan
tới sức khỏe của bạn. Chỉ số AQI tập trung vào sự ảnh hưởng sức khỏe bạn có thể gặp
trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi hít thở không khí ô nhiễm.

9
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC
QUẶNG SẮT Ở VIỆT NAM
1. Tiềm năng, thị trường và giá trị của quặng sắt
- Giá trị : Quặng sắt là nguyên liệu quan trọng nhất trong quá trình sản suất thép và gang.
Có khoảng 95 – 98 % lượng quặng sắt được khai thác ra để sản xuất thép. Người ta cho
rằng quặng sắt là “tích hợp với kinh tế toàn cầu nhiều hơn so với bất kì hàng hoá nào,
ngoại trừ có lẽ chỉ có mỗi dầu mỏ”
- Tiềm năng: Đến nay trong cả nước, ngành địa chất đã phát hiện hơn 200 điểm quặng sắt
lớn, nhỏ. Hiện có 191 mỏ và điểm quặng sắt đáng kể với tổng trữ lượng địa chất khoảng
1,2 tỉ tấn; trong đó trữ lượng được thăm dò là trên 1 tỷ tấn. Sáu mỏ và khu vực chứa quặng
sắt tương đối lớn và tập trung là: Thạch Khê (Hà Tĩnh), Quý Xa (Lao Cai), Trại Cau (Thái
Nguyên), Tiến Bộ (Cao Bằng), Hà Giang có trữ lượng địa chất khoảng 850 triệu tấn; trong
đó trữ lượng chắc chắn có thể khai thác được đánh  giá (tính đến thời điểm hiện nay)
khoảng trên 400 triệu tấn.
Tiềm năng quặng sắt của Việt Nam là đáng  kể (tổng trữ lượng địa chất khoảng 1,2 tỉ
tấn), nhưng lại phân bố tương đối rộng, tập trung ở phía Bắc. Tại Tây Nguyên quặng sắt
laterit phân bố ở các vùng Gia Lai, Đắk Lắk, phía bắc Đắk Nông, phía bắc Phước Long và
Đồng Nai với khoảng 3.130 triệu tấn quặng nguyên khai.
 Từ đó có thể thấy nước ta có nguồn quặng sắt dồi dào, thuận lợi khai thác và sử
dụng. Việc khai thác quặng sắt với trữ lượng lớn giúp cho ngành công nghiệp thép của
Việt Nam phát triển mạnh dẫn tới giá quặng sắt được tăng cao theo giá của thép thành
phẩm.
- Thị trường sắt thép của Việt Nam :

10
+ Cạnh tranh ngày càng gay gắt
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đánh giá áp lực cạnh tranh về giá cả ngày càng gay gắt
ở khu vực Đông Nam Á nhưng sản lượng thép sản xuất và tiêu thụ vẫn đang ổn định. Cụ
thể trong 11 tháng đầu năm 2019, các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất hơn 23.1 triệu
tấn, tăng 4.1% so cùng kỳ; sản lượng bán hàng đạt gần 21.2 triệu tấn, tăng 6.3% so cùng
kỳ.

Nguồn: VSA và Tổng cục Hải quan


+ Giá quặng sắt biến động lớn
Giá quặng sắt liên tục tăng “sốc” trong giai đoạn từ quý 3/2018 đến quý 2/2019. Điều này
gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp có nguyên liệu đầu vào là quặng sắt (iron ore)
do yếu tố này chiếm đến 30%-40% chi phí giá thành sản xuất thép.
Tuy nhiên, giá quặng sắt hiện đã rời khỏi mức đỉnh 120 USD/tấn và hiện đang ở trong
vùng 90-100 USD/tấn. Nếu giá rơi về dưới mức 90 USD/tấn thì nhà đầu tư có thể kỳ vọng
vào sự phục hồi của nhóm cổ phiếu thép xây dựng.

11
Do giá thép cuộn cán nóng ( HRC ) khá ổn định nên nhóm doanh nghiệp sản xuất tôn mạ
kim loại và sơn phủ màu không có nhiều biến động. Trong năm 2020, giá HRC được dự
báo sẽ tiếp tục chạy trong kênh đi ngang với cận dưới là 480-500 USD/tấn và cận trên là
600-620 USD/tấn. Thị phần của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG ) được giới phân
tích đánh giá là sẽ tiếp tục đứng đầu trong mảng này.

2. Thực trạng khai thác quặng sắt ở Việt Nam


- Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng có bước đột phá lớn. đòi
hỏi khối lượng lớn khoáng sản, vật liệu xây dựng để đáp ứng.Vì vậy, hàng loạt mỏ mới với
các quy mô vừa và nhỏ được mở ra trên khắp mọi miền đất nước. Ngoài ra một số khoáng
sản được khai thác chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu như: quặng ilmenit, chì-kẽm, crôm,
thiếc, mangan, quặng sắt… Sản phẩm xuất khẩu dưới dạng quặng thô, quặng tinh hoặc đã
được chế biến thành kim loại. Nhu cầu xuất khẩu quặng có xu hướng gia tăng trong đó có
than sạch. Chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước
khác..
- Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có quặng sắt, có
13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía
Bắc. Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất là có hai mỏ lớn đó là
mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh. Hàng năm, số lượng quặng sắt
khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 – 450.000 tấn.

- Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, các doanh nghiệp khai thác tận thu đã làm tổn thất tài
nguyên (Không thu được quặng cám cỡ hạt từ 0-8mm) và môi trường bị ảnh hưởng. Năng
lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000 tấn/năm. Thị trường
quặng sắt hiện nay: 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để luyện thép 20% còn lại là xuất
khẩu
12
III. TÌNH HÌNH KHAI THÁC QUẶNG SẮT Ở THÁI NGUYÊN
1. Tình hình khai thác quặng sắt
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh
khoáng Thái Bình Dương,  là một tỉnh giàu nguồn tài nguyên khoáng sản, đứng thứ 2
trong cả nước. Đây là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã làm khá tốt công tác quản lý Nhà nước về
khai thác khoáng sản như: Công tác quy hoạch (quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và
sử dụng khoáng sản); Công tác tổ chức quản lý (thành lập Ban chỉ đạo quản lý, ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý, thẩm định, cấp phép hoạt động
khoáng sản trên địa bàn, tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các vi
phạm...). Hiện nay, Thái Nguyên được Trung ương và các tỉnh thành trong khu vực đánh
giá là một điểm sáng quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản
- Trữ lượng sắt
+ Ghi nhận hơn 40 điểm mỏ, có trữ lượng khoảng trên 50 triệu tấn, hàm lượng Fe: 58,8-
61,8%, được xếp vào loại chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở Đồng Hỷ.

+ Điểm quặng gồm 2 loại sắt magnetit phân bố ở khu Trại Cau có trữ lượng hơn 10 tấn,
hàm lượng Fe>55%, Quặng sắt nâu phân bố xung quanh khu vực Trại Cau (trữ lượng mỏ
Tiến Bộ 24 triệu tấn, hàm lượng Fe=44%). Các mỏ sắt magnetit đang được Công ty Gang
thép Thái Nguyên khai thác, mỏ sắt nâu Tiến Bộ đã lập dự án khả thi khai thác dùng cho
mở rộng dây chuyền sản xuất của Công ty giai đoạn II.

- Hiện nay có một số mỏ lớn đã đi vào hoạt động khai thác như ở huyện Đồng
Hỷ có: mỏ sắt Trại Cau, mỏ sắt Hóa Trung, mỏ sắt Tương Lai, mỏ sắt Hoan, mỏ sắt
Linh Nham, mỏ sắt San Chi Cóc, mỏ sắt Chỏm Vung Tây; huyện Phú Lương có:
mỏ sắt Phố Giá; huyện Võ Nhai mỏ sắt Bồ Cu, mỏ sắt đang hoạt động khai thác với
quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay là mỏ sắt Trại Cau. Nhìn
chung hoạt động khai thác quặng sắt trên địa bàn đã được bắt đầu từ khá lâu:

Trữ lượng các mỏ sắt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Diện tích
TT Tên mỏ Đơn vị Trữ lượng
(ha)
Mỏ sắt Trại Cau, thị trấn
Công ty CP gang
1 Trại Cau, huyện Đồng 13.852.587 101,39
thép Thái Nguyên
Hỷ
2 Mỏ sắt Tiến Bộ, xã Linh Công ty CP Gang 19.218.300 68,5
13
Sơn, huyện Đồng Hỷ thép Thái Nguyên
HTX Công
Mỏ sắt Phố Giá, xã Phấn
3 nghiệp và Vận tải 432277 28,748
Mễ, huyện Phú Lương
Chiến Công
HTX Công
Mỏ sắt Ngàn Me, xã Tân
4 nghiệp và Vận tải 1010000 45,0
Lợi, huyện Đồng Hỷ
Chiến Công
Mỏ sắt Nhâu, xã Liên
HTX Công
Minh, huyện Võ Nhai và
5 nghiệp và Vận tải 150000 84,4
xã Văn Hán, huyện
Chiến Công
Đồng Hỷ
Mỏ sắt Hoan, xã
Doanh nghiệp
6 Cây Thị, huyện 2346050 33,78
TN Anh Thắng
Đồng Hỷ
Mỏ sắt - mangan
HTX Công
Đầm Bàng, xã Bản
7 nghiệp và Vận tải 164327 81,87
Ngoại, huyện Đại
Chiến Công
Từ
Mỏ mangan - sắt
HTX Công
Phú Tiến, xã Phú
8 nghiệp và Vận tải 142192 49,41
Tiến, huyện Định
Chiến Công
Hóa

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2012)

- Thái Nguyên ghi nhận hơn 40 điểm mỏ, điểm quặng, có trữ lưỡng khoảng trên 50 triệu
tấn, hàm lượng Fe vào khoảng 60% (58,8% - 61,8%), được xếp vào loại chất lượng tốt,
phân bố chủ yếu ở Đồng Hỷ. Hiện Thái Nguyên gồm 2 loại sắt:
+ Magnetit phân bố ở khu Trại Cau với trữ lượng hơn 10 tấn, hàm lượng Fe khoảng 62%
+ Limonit (quặng sắt nâu) phân bố xung quanh khu vực Trại Cau (mỏ Tiến Bộ), với trữ
lượng 24 triệu tấn, hàm lượng Fe lớn hơn 55%.
- Quặng sắt là nguyên liệu chính để sản xuất gang lò cao. Các mỏ sắt ở Thái Nguyên hiện
đang được Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) khai thác.Dự án sản xuất phôi của
Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) giai đoạn I đã đi vào hoạt động với nguồn cung
cấp quặng cho dự án đã được quy hoạch sẵn là mỏ quặng Trại Cau có công suất 230 nghìn
tấn gang lỏng/năm, tương đương với khoảng 400 nghìn tấn quặng/năm.
 Tại mỏ sắt Trại Cau, trữ lượng quặng sắt là 8.412.000 tấn
 Công suất khai thác ban đầu (thiết kế): 150.000 tấn quặng tinh/năm
 Công suất khai thác hiện tại: 180.000 tấn quặng tinh/năm
 Mỏ sắt Trại Cau được khởi công xây dựng từ cuối năm 1959, khánh thành và đi vào
hoạt động sản xuất vào ngày 16/12/1963, dự kiến sẽ tạm dừng hoạt động vào cuối tháng
4/2020.
14
Trong giai đoạn 2, khi nâng công suất lên 500 nghìn tấn gang lỏng/năm, tương đương
với 1 triệu tấn quặng/năm, Công ty đã lập dự án khả thi khai thác mỏ sắt nâu Tiến Bộ để
dùng cho mở rộng dây chuyền sản xuất.
 Tại mỏ sắt Tiến Bộ, tổng lượng trữ quặng sắt: 22.000.000 tấn
 Công suất thiết kế: 600.000 tấn quặng tinh/năm
 Đến ngày 15/5/2014, Nhà máy tuyển rửa quặng sắt chính thức chạy chứng minh công
suất. Kết quả đã cho ra các sản phẩm quặng tuyển có cỡ hạt 0-8mm, hàm lượng Fe đạt từ
53-54%, công suất đạt 350 tấn/ca.
 Đến ngày 29/5/2014 chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động.

2. Phần chỉ số ô nhiễm ở Thái Nguyên


2.1. Môi trường đất
- Kim loại nặng trong đất ở các vị trí khác nhau của mỏ
Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong đất ở Bảng 2 cho thấy: Hàm lượng As
trong đất khu tuyển quặng, bãi thải đất đá và khu đất vừa hoàn thổ là cao nhất, tương ứng
20,76 - 24,32 mg/kg ở tầng 0 - 20 cm và 20,15 - 23,19 mg/kg ở tầng dưới, vượt QCVN 03-
MT:2015/BTNMT, còn ở vị trí đất đồi sát khu khai trường và đất ruộng lúa thấp hơn, chưa
vượt quy chuẩn. Hàm lượng Pb tổng số trong đất khu tuyển quặng, bãi thải đất đá và khu
đất vừa hoàn thổ là cao nhất, vượt QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Còn lại các vị trí vị trí
đất đồi sát khu khai trường và đất ruộng lúa thì hàm lượng Pb thấp hơn, đều nằm trong
ngưỡng cho phép của quy chuẩn. Hàm lượng Cd tổng số trong đất của tất cả các vị trí đều
thấp và thấp hơn QCVN 03-MT:2015/BTNMT cho đất nông nghiệp. Tuy nhiên, mẫu đất ở
vị trí khu tuyển quặng, bãi thải đất đá và khu đất vừa hoàn thổ vẫn khá cao.
Kim loại nặng trong đất ở các vị trí của mỏ sắt
Tầng Hàm lượng kim loại nặng (mg/kg)
TT Vị trí
đất (cm) As Pb Cd Zn Fe
Đất đồi sát khu khai 0 - 20 19,36 68,21 0,641 173,28 451,82
1
trường 20 - 40 19,47 51,43 0,673 179,24 442,44
0 - 20 24,32 79,23 0,742 205,25 751,83
2 Đất khu tuyển quặng
20 - 40 23,18 72,15 0,853 200,34 692,64
0 - 20 22,67 76,32 0,754 202,10 551,93
3 Đất bãi thải đất đá
20 - 40 23,19 75,81 0,821 200,37 592,34
0 - 20 20,76 71,43 0,763 203,27 541,53
4 Đất vừa hoàn thổ
20 - 40 20,15 71,09 0,777 201,34 542,33
0 - 20 18,45 51,43 0,673 169,24 442,45
5 Đất ruộng lúa
20 - 40 19,32 50,89 0,645 165,55 447,71
QCVN
15 70 1,5 200 -
03-MT:2015/BTNMT
(Nguồn: Phân tích tại Viện Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên)

15
Hàm lượng Zn tổng số trong mẫu đất ở vị trí khu tuyển quặng, bãi thải đất đá và khu đất
vừa hoàn thổ đều vượt QCVN 03-MT:2015/BTNMT, còn lại đất đồi sát khu khai trường
và đất ruộng lúa thì nằm trong ngưỡng cho phép của quy chuẩn quốc gia. Mẫu đất ở vị trí
khu tuyển quặng, bãi thải đất đá và khu đất vừa hoàn thổ có hàm lượng Fe trong đất ở cả
hai tầng đất đều cao. Còn lại đất đồi sát khu khai trường và đất ruộng lúa thì hàm lượng Fe
thấp hơn.
Tóm lại, hàm lượng kim loại nặng trong đất ở các vị trí khu tuyển quặng, bãi thải đất đá
và khu đất vừa hoàn thổ chịu tác động mạnh của mỏ sắt.
2.2. Môi trường nước
- Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước:
Chất lượng nước thải tại cửa xả nước thải khu khai thác lò cái khu metis
Kết quả chất lượng nước thải tại bãi thải Sa Lung

Về cơ bản chất lượng môi trường nước phát sinh tại các khu vực khai thác và bãi thải
Sa Lung còn khá tốt các chỉ tiêu đều nằm trong quy chuẩn cho phép, riêng chỉ có chỉ tiêu
Zn, Pb tại các khu vực nêu trên đều vượt quy chuẩn.
- Dự báo ô nhiễm môi trường nước
Theo kế hoạch phát triển sản xuất của mỏ kẽm chì Làng Hích, trong năm tiếp theo công
suất của xưởng tuyển sẽ tăng từ 20.000 tấn/năm lên 50.000 tấn/năm, công suất khai thác từ
22.000 tấn/năm lên đến 50.000 tấn/năm. Như vậy, với lưu lượng thành phần tính chất
nước thải mỏ như hiện tại thì trong giai đoạn hoạt động tiếp theo các tác động sẽ xảy ra ở
mức độ lớn hơn, quy mô lớn hơn.
2.3. Môi trường không khí
- Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
Kết quả phân tích chất lượng không khí trong đường lò khu khai thác 1A - Mỏ Ba
TT Tên Kết TCVN
chỉ Đơn quả 3733/2002/QĐ-BYT
tiêu vị 2009 2010 2011
1 Ồn dBA 67,9 62,7 63,1 85
16
2 SO2 mg/m3 <0,0026 0,03 <0,026 40
3 CO mg/m3 <2 <2 <2 10
4 Bụi mg/m3 0,17 0,36 <0,1 4
5 Bụi Zn mg/m3 0,0459 0,0123 0,0028 10
6 Bụi Pb mg/m3 0,0174 0,0064 <0,0001 0,1

. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực xưởng tuyển
TT Kết quả TCVN
Tên chỉ Đơn 3733/2002/QĐ-BYT
tiêu vị 2009 2010 2011

1 Ồn dBA 93,1 71,3 89,5 85


2 SO2 mg/m3 <0,026 0,03 <0,026 40
3 CO mg/m3 <2 <2 <2 10
4 Bụi mg/m3 <0,1 <0,1 <0,1 4
5 Bụi ZnO mg/m3 <0,0001 0,0033 0,0138 10
6 Bụi Pb mg/m3 0,0006 0,0002 0,0001 0,1

- Về cơ bản chất lượng môi trường không khí tại khu vực khai thác, xưởng tuyển còn khá
tốt các chỉ tiêu đều nằm trong quy chuẩn cho phép, riêng chỉ có chỉ tiêu tiếng ồn tại khu
vực xưởng tuyển vượt quy chuẩn tuy nhiên không đáng kể.
3. Thực trạng môi trường do hoạt động của các mỏ sắt ở Thái Nguyên
a. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
- Hoạt động khai thác khoáng sản tạo ra bụi chủ yếu trong quá trình nổ mìn, đảo xúc đất,
bốc xúc và vận chuyển khoáng sản gồm các mảnh vụn đất đá, bụi than, bụi phóng xạ, bụi
amiang,….
- Hoạt động khai thác khoáng sản tạo ra các khí độc hại phát sinh từ khối khoáng sản đang
khai thác và vật liệu nổ mìn gồm các metan, propan, butan, cacbonic, CO, khí trơ,…..
b. Ảnh hưởng đến môi trường nước
- Hoạt động khai thác quặng sắt với công nghệ khai thác lạc hậu như hiện nay chủ yếu là
khai thác quặng sắt và rửa nước để loại bỏ bùn, cát. Do đó hoạt động khai thác quặng sắt
hiện nay là hoạt động phát sinh lượng nước thải lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong khai thác mỏ, phần lớn nước thải tại các mỏ chỉ được xử lý sơ bộ qua các hố lắng
rồi xả ra nguồn nước mặt, thành phần ô nhiễm trong nước thải là chất rắn lơ lửng, độ màu,
một số kim loại nặng,...
- Nguy cơ hạ thấp mực nước ngầm: Việc để lại moong, để làm hồ nước ngập vĩnh viễn
phục vụ cho nông nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên việc để lại moong khai thác cũng sẽ
mang lại những hậu quả lớn đến mực nước ngầm ở khu vực có moong khai thác.
c. Ảnh hưởng đến môi trường đất, sinh thái và cảnh quan

17
- Nguy cơ giảm độ che phủ của rừng: Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những
nguyên nhân làm giảm độ che phủ của rừng, cây bị hạ chặt, lớp phủ thực vật bị suy giảm.
Hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm cho động vật thực vật bị suy giảm về số lượng
hoặc tuyệt chủng do những điều kiện sinh sống ở rừng cây, rừng cỏ và sông nước xấu đi.
Một số loài động vật bị giảm về số lượng hoặc di cư sang nơi khác.
- Nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, giảm đa dạng sinh học: Với số lượng
các mỏ được cấp phép ngày càng nhiều, số lượng các mỏ mới bắt đầu khai thác ngày càng
tằng thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Điều này cũng cho thấy sự thu hẹp
của diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp kèm theo là suy giảm về đa dạng sinh học,
biến đổi địa hình.
- Nguy cơ về sạt lở, trượt lở: Các moong khai thác để lại với diện tích lớn là những khu
vực có các điểm khai thác quặng sắt điển hình trên địa bàn tỉnh. Qua thực tế khảo sát các
moong cho thấy, hầu hết moong để lại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa đảm bảo
thiết kế an toàn, phân cắt tầng, gia cố bờ đập, giảm diện tích lòng moong đúng thiết kế do
đó vẫn xảy ra hiện tượng trượt lở, sạt lở moong gây hiện tượng nứt đất, nứt nhà của các hộ
dân xung quanh moong khai thác, gây khó khăn trong đời sống cũng như sản xuất của
người dân.

B. KHÁI THÁC MỎ SẮT Ở TRẠI CAU- ĐỒNG HỶ - THÁI


NGUYÊN
I. Điều kiện tự nhiên – xã hội
1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
 Mỏ sắt Trại Cau phía Tây Bắc giáp xã Nam Hoà, Phía Đông giáp xã Cây Thị, Phía
Nam và Tây Nam giáp xã Tân Lợi, cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía
Đông.
 Diện tích khu mỏ rộng: 101,39 ha. Trong đó diện tích khai thác là 93,29 ha và diện
tích chuyên dùng là 8,1 ha.
 Địa hình khu mỏ là vùng đồi dốc thoai thoải có độ cao trung bình 30m -
50m, xen lẫn các khu vực bằng phẳng được dân cư khai phá để trồng hoa màu.
 Xung quang khu vực sản xuất của mỏ có hàng trăm hộ dân đang sinh
sống, dưới chân bãi thải cũng tập trung dân cư đông đúc. Khoảng cách từ khai
trường đến hộ dân gần nhất là 500m và khu vực bãi thải cách hộ dân gần nhất
là 50m. Do vậy, ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi trường
tại TT. Trại Cau là không thể tránh khỏi
- Đặc điểm địa hình
 Khu vực mỏ sắt Trại Cau có địa hình đồi bát úp, có độ cao trung bình từ 30 đến
35m. Độ dốc giảm dần từ khu vực phân xưởng tuyển quặng về 2 phía Tây Nam và
Đông Nam.
 Sau thời gian khai thác quặng sắt, địa hình khu vực đã có nhiều biến đổi rõ nét.
18
 Địa chất khu vực chủ yếu là quặng phong hóa và quặng Cacbonat Manhetit nằm
trong lớp đá vôi. Lớp trên cùng là thổ nhưỡng mỏng, bên dưới là lớp quặng phong
hóa dạng vỉa hoặc thấu kính có bề dày từ 15 đến 20m, tiếp đến là lớp quặng
- Khí hậu thủy văn
 Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo Đông - Bắc,
Bắc, nhiệt độ trung bình từ 140C đến 260C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9
trong năm, hướng gió chủ đạo Nam và Đông – Nam, mùa này nóng ẩm mưa nhiều,
nhiệt độ thay đổi từ 170C đến 360C.
* Nhiệt độ và độ ẩm không khí
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm
trong không khí; đồng thời nó có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ.
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới
môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán,
lan truyền các chất gây ô nhiễm.
* Lượng mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng, nó kéo
theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có
khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước. Lượng mưa trên toàn khu vực được phân
bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu
mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong
vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
* Tốc độ gió và hướng gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong
khí quyển và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng cao thì chất ô
nhiễm trong không khí càng lan tỏa xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng
được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có
gió thì chất ô nhiễm sẽ bao chùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho
nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn
nhất. Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa đông gió có hướng Bắc
và Đông Bắc, mùa hè gió có hướng Nam và Đông Nam.

2. Điều kiện kinh tế- xã hội


- Điều kiện kinh tế
Khu vực mỏ sắt Trại Cau nằm trong trên địa bản thị trấn Trại Cau và một vài xã lân
cận như Nam Hòa, Cây Thị, Hợp Tiến có điều kiện giao thông thuận lợi. Từ mỏ có
đường ô tô nối với đường Quốc lộ nối với các tỉnh và thành phố Hà Nội, Lạng Sơn,
Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng. Trong vùng còn nhiều nhà máy xi măng, và các cơ sở
kinh tế khác. Đặc biệt là khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên. Đây là hộ tiêu thụ
quặng sắt chủ yếu của mỏ sắt Trại Cau.
Theo số liệu tổng hợp từ điều tra kinh tế xã hội 2012 tại địa bàn thị trấn Trại Cau và
các xã Nam Hòa, Cây Thị, Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ, các hộ dân khu vực mỏ sản xuất
19
nông nghiệp là chủ đạo.
- Điều kiện xã hội
Nhân dân sinh sống trong vùng gồm chủ yếu là dân tộc Tày và Kinh sống thành những
làng, xóm và dọc các tuyến đường, nghề nghiệp chính là nông nghiệp, công nhân và
buôn bán. Tổng dân số của thị trấn Trại Cau là 4123 người với 1125 hộ, số người
trong độ tuổi lao động là 1771 người. Khu vực đã có các trường từ tiểu học đến phổ
thông trung học, trạm y tế, điện lưới và các cơ sở hạ tầng khác: nước sạch, đường, khu
vui chơi, khu văn hóa thể thao.
II. SẢN LƯỢNG KHAI THÁC SẮT Ở TRẠI CAU
1. Khái quát về mỏ sắt Trại Cau
Mỏ sắt Trại Cau được khởi công xây dựng từ cuối năm 1959, khánh thành và đi vào
hoạt động sản xuất vào ngày 16/12/1963. Mô hình tổ chức sản xuất của mỏ bao gồm 03
phân xưởng, 7 phòng ban với 265 cán bộ, công nhân (tính tại thời điểm 10/2013).
Công suất thiết kế ban đầu là 150.000 tấn quặng/năm (theo nhu cầu tiêu thụ quặng
của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên). Với công nghệ khai thác lộ thiên tại các
mỏ Quang Trung Bắc, Quang Trung Nam, Thác Lạc, Núi Quặng, Núi Đê… Mỏ khai
thác quặng sắt phục vụ cho công nghệ luyện kim, một ngành công nghiệp mũi nhọn
đang được chú trọng đầu tư. Mỏ sắt Trại Cau là nơi cung cấp nguyên liệu chính cho khu
Gang thép Thái Nguyên, khu vực này có 7 điểm Quặng

2. Sản lượng khai thác tại Trại Cau


Qua mấy trục năm khai thác, trữ lượng Quặng ở một số khai trường đã hết và những
khai trường này đang trong giai đoạn hoàn thổ. Hiện tại Mỏ Sắt Trại cau đang triển khai
sản xuất trên 2 khai trường chính đó là: mỏ Núi Quặng, mỏ Núi Đê. Những năm qua
Mỏ đã cải tạo tuyển quặng Trại Cau, làm thêm hệ thống nghiền sàng nhỏ. Cung cấp
quặng cám cho phân xưởng thiết kế 70.000 –100.000 tấn/năm, với hàm lượng sắt >
53%. Từ năm 2003 Mỏ đã tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000.
Những năm gần đây Mỏ đã tiến hành khai thác tầng sâu. Ngày 15/8/2012 dự án khi
thác tầng sâu Núi Quặng – Mỏ Sắt Trại cau thuộc Công ty cổ phần Gang Thép Thái
Nguyên đã được khởi công tại khu vực Mỏ sắt Trại Cau, tổ 15, thị trấn Trại Cau, huyện
Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Dự án khai thác tầng sâu Núi Quặng là dự án mở rộng đầu tư
sản xuất của Mỏ sắt Trại Cau có diện tích khai thác khoảng 27 ha. Trong 8 điểm mỏ
đang khai thác, Núi Quặng là điểm mỏ thứ hai sau điểm mỏ Thác Lạc sẽ tiến hành khai
thác tầng sâu. Với trữ lượng ước tính khoảng 1,3 triệu tấn, Núi Quặng sẽ góp phần cung
cấp ổn định nguồn nguyên liệu cho dự án đầu tư mở rộng Công ty cổ phần Gang thép
Thái Nguyên (giai đoạn 2). Theo số liệu phòng Kỹ Thuật Mỏ cung cấp thì sản lượng
khai thác quặng trong 8 năm gần đây như sau:
Tổng sản lượng khai thác quặng sắt Trại Cau
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
SL khai
142.343 143.84 154.029 154.06 142.343 143.84 154.029 154.06
thác (Tấn)

20
III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI TRẠI CAU
1. Đánh giá tác động của hoạt động khai thác sắt tới môi trường nước
mặt và nước ngầm tại khu vực Mỏ sắt - Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Nguồn phát sinh lượng nước thải bao gồm có: Nước mưa chảy tràn phát sinh trên các
tuyến đường vận chuyển, khu vực tuyển quặng và khu vực phụ trợ; nước thải sản xuất phát
sinh từ quá trình tuyển rửa quặng của Mỏ; nước thải sinh hoạt của công nhân viên phát
sinh từ các khu vực văn phòng, nhà ăn, nơi nghỉ của công nhân.
- Chất lượng nước mặn: Nồng độ một số chất ô nhiễm ở nguồn nuớc mặt tại Mỏ Sắt -Trại
Cau qua các năm gần đây
QCVN
Vị trí
Đơn vị 2011 2012 2013 14:200
Chỉ tiêu
8
pH - 7,3 6,7 6,8 5,5 – 9
BOD5 mg/l 5,2 40,18 17,9 15

COD mg/l 15,1 83,4 32 30


TSS mg/l 3532 70,1 12,7 50
Coliform MNP/100ml 1600 1100 1500 7500
As Mg/l < 0,005 0,002 0,001 0,05
Cd Mg/l 0,0005 0,0039 <0,0002 0,01
Fe Mg/l 0,353 0,702 0,62 1,5
Mn Mg/l 0,11 0,307 <0,0002 -
Pb Mg/l 0,0068 0,001 0,005 0,05
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường)
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy hầu hết các chỉ tiêu đều nằm
trong giới hạn cho phép, chỉ riêng các chỉ tiêu TSS, COD, BOD5 là vượt tiêu
chuẩn cho phép. Cụ thể như sau:
+ Đối với BOD5, năm 2012 vượt 2,95 lần, năm 2013 vượt xấp xỉ 1,2 lần
+ Đối với COD, năm 2012 vượt 5,56 lần, năm 2013 vượt xấp xỉ 1,06 lần
+ Đối với TSS, năm 2011 vượt 70,64 lần, năm 2012 vượt 1,4 lần

- Chất lượng nguồn nước ngầm: Người dân khu vực Mỏ chủ yếu sử dụng nước giếng
khoan để sinh hoạt, tuy nhiên trong qúa trình khai thác cũng đã có những ảnh hưởng về
chất lượng, số lượng đến nguồn nước trên. Do gần khu vực khai thác nằm trên vùng đất
phân bố karst rất dễ bị hạ mực nước ngầm dẫn đến hiện tượng thiếu hụt nước.

Chất lượng nước ngầm tại Mỏ Sắt - Trại Cau


Vị trí QCVN
Đơn vị 2011 2012 2013
Chỉ tiêu 09:2008
pH - 5,5 6,4 6,9 5,5 – 8,5
Chất rắn lơ lửng mg/l 0,4 154,7 201 1500
Coliform MPN/100ml KPH 79 0 3
21
As Mg/l <0,005 <0,001 <0,001 0,05
Cd Mg/l <0,0013 0,0005 <0,0002 0,005
Fe Mg/l 0,083 0,6 4,8 5
Mn Mg/l 0,141 0,252 0,001 0,5
Pb Mg/l <0,005 0,001 0,001 0,001
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường)

Từ bảng trên về kết quả phân tích chất lượng nước ngầm cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu
đều nằm trong giưới hạn cho phép, riêng chỉ tiêu colifom năm 2012 vượt 26,3 lần.
- Chất lượng nước thải trong quá trình khai thác
Kết quả đo và phân tích chất lượng nước thải phát sinh trong quá trình tuyển quặng
Vị trí QCVN
Đơn vị 2011 2012 2013
Chỉ tiêu 40:2011
pH - 6,7 6,7 6,7 5,5 – 9
BOD5 mg/l 40 45,76 70 50
COD mg/l 10,8 91,2 297 150
Chất rắn lơ lửng mg/l 320,5 165,5 89 100
Coliform MNP/100ml 750 750 750 5000
As Mg/l <0,005 0,001 0,019 0,1
Cd Mg/l <0,0005 <0,0002 0,0089 0,1
Cu Mg/l 0,015 0,017 0,021 2
Fe Mg/l 0,5 0,57 2,32 5
Hg Mg/l 0,0016 <0,0002 0,0046 0,01
Mn Mg/l 0,1 0,124 61,1 1
Pb Mg/l 0,01 0,013 2,82 0,5
CN Mg/l 0,005 0,005 0,007 0,1
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường)
Từ bảng trên ta có thể nhận xét: một số chỉ tiêu như BOD, COD, TSS, Mn vượt
QCVN. Cụ thể:
+ Đối với BOD5: năm 2013 vượt so với QCVN 1,4 lần
+ Đối với COD: năm 2013 vượt so với QCVN 1,98 lần
+ Đối với TSS: năm 2011 vượt 3,2 lần; năm 2012 vượt 1,6 lần
+ Đối với Mn: năm 2013 vượt so với QCVN 61 lần.
2. Đánh giá tác động của hoạt động khai thác sắt tới môi trường đất tại khu vực Mỏ sắt -
Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Nguồn phát sinh do đặc thù của quá trình khai thác mỏ được tiến hành như sau:
- Công đoạn nổ mìn thường gây ra các hiện tượng sụt lún, nứt đất...
- Quá trình bốc xúc, tuyển rửa quặng, làm đất rơi, xốp tạo điều kiện cho quá trình phong
hóa và hóa tách các loại khoáng vật kim loại trong đó.
- Một khối lượng lớn chất thải rắn được hình thành do những vật liệu có ích thường chỉ
chiếm một phần nhỏ của khối lượng quặng được khai thác, dẫn đến nhiều khi khối lượng
đất đá vượt khối lượng quặng nằm trong lòng đất.
- Do di dời một khối lượng lớn đất đá ra khỏi lòng đất tạo nên một khoảng trống rất lớn và
22
rất sâu.
- Môi trường đất chịu ảnh hưởng lớn nhất trong mở moong khai thác là chất thải rắn không
sử dụng được cho mục đích khác, đã tạo nên trên bề mặt địa hình mấp mô, xem kẽ giữa
các hố sâu và các đống đất đá.
- Một số diện tích đất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị bồi lắng do sạt lở, xói mòn
của đất đá thải, gây thoái hóa lớp đất mặt.

Kết quả phân tích đất đồng ruộng tại mỏ sắt - Trại Cau
QCVN
Đất đồng ruộng 03:2008
Chỉ tiêu Đơn vị
(đất nông
2011 2012 2013 nghiệp)
pHKCL - 6,2 5,01 5,75 -
Zn mg/kg 46 99,9 295 200
Cd mg/kg 1,1 0,21 0,49 2
Pb mg/kg 36,5 14,67 64,73 70
As mg/kg 22,19 19,64 10,29 12
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường)
Nguồn phát sinh do đặc thù của quá trình khai thác mỏ được tiến hành như sau:
- Công đoạn nổ mìn thường gây ra các hiện tượng sụt lún, nứt đất...
- Quá trình bốc xúc, tuyển rửa quặng, làm đất rơi, xốp tạo điều kiện cho quá trình phong
hóa và hóa tách các loại khoáng vật kim loại trong đó.
- Một khối lượng lớn chất thải rắn được hình thành do những vật liệu có ích thường chỉ
chiếm một phần nhỏ của khối lượng quặng được khai thác, dẫn đến nhiều khi khối lượng
đất đá vượt khối lượng quặng nằm trong lòng đất.
- Do di dời một khối lượng lớn đất đá ra khỏi lòng đất tạo nên một khoảng trống rất lớn và
rất sâu.
- Môi trường đất chịu ảnh hưởng lớn nhất trong mở moong khai thác là chất thải rắn không
sử dụng được cho mục đích khác, đã tạo nên trên bề mặt địa hình mấp mô, xem kẽ giữa
các hố sâu và các đống đất đá.
- Một số diện tích đất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị bồi lắng do sạt lở, xói mòn
của đất đá thải, gây thoái hóa lớp đất mặt.
- Đối với môi trường đất tại khu vực công trường khai thác ta có thể thấy Zn, As luôn vượt
QCVN, chỉ tiêu Pb năm 2013 có dấu hiệu tăng lên rõ rệt và vượt QCVN. Cụ thể các chỉ
tiêu vượt như sau:
+ Đối với Zn: năm 2011 vượt 4,4 lần, năm 2012 vượt 1,84 lần, năm 2013 vượt 1,9 lần.
+ Đối với As: năm 2011 vượt 1,98 lần, năm 2012 vượt 3,04 lần, năm 2013 vượt 1,5 lần.
+ Đối với Pb: năm 2013 vượt 1,5 lần
3. Đánh giá tác động của hoạt động khai thác sắt tới môi trường không khí tại khu vực Mỏ
sắt - Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Nguồn phát sinh chủ yếu từ các hoạt động khoan, nổ mìn, đập xúc đất đá, sàng tuyển
quặng, vận chuyển quặng, vận chuyển đất đá thải sẽ ảnh hưởng đến môi trường bởi bụi,
khí thí thải, tiếng ồn.

23
Kết quả đo và phân tích chất lượng khí thải ở khu sàng tuyển quặng
Vị trí QCVN
Đơn vị 2011 2012 2013
Chỉ tiêu 19:2009
Bụi - <0,1 0,09 0,063 400
CO mg/m3 <2 0,823 1,087 1000
SO2 mg/m3 0,042 0,08 0,096 1500
NO2 mg/m3 0,066 0,039 0,032 1000
Tiếng ồn dBA 57,3 83 82 85
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường)

Kết quả đo và phân tích chất lượng không khí trên tuyến đường vận chuyển quặng
Vị trí QCVN
Đơn vị 2011 2012 2013
Chỉ tiêu 05:2009
Bụi - 0,8 0,06 0,077 0,3
CO mg/m3 <2 0,637 1,317 30
SO2 mg/m3 0,042 0,06 0,087 0,06
NO2 mg/m3 0,059 0,04 0,026 0,2
Tiếng ồn dBA 63,7 69,4 71 70
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường)
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí trên tyến đường vận chuyển quặng
một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép như: bụi, SO2, tiếng ồn. Cụ thể như sau:
+ Đối với bụi: năm 2011 vượt QCVN 2,66 lần
+ Đối với SO2: năm 2013 vượt QCVN 1,45 lần
+ Đối với chỉ tiêu tiếng ồn: năm 2013 vượt 1,01 lần.

IV. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở KHU VỰC


KHAI THÁC QUẶNG SẮT
1. Về ô nhiễm môi trường không khí: Môi trường không khí các khu vực khai thác
khoáng sản và lân cận thường xuyên bị ô nhiễm do bụi, khí độc, khí nổ và tiếng ồn phát
sinh ở hầu hết các khâu sản xuất
2. Về nước thải mỏ:
- Với phương pháp áp dụng khai thác chủ yếu hiện nay là khai thác lộ thiên sau đó sử dụng
nước để rửa thu quặng sắt thì việc gây ô nhiễm môi trường từ quá trình khai thác chủ yếu
là môi trường nước. Quy trình chế biến quặng thải ra một lượng cặn khá cao với thành
phần gồm các chất khoáng và kim loại như: Đất, sét, cát và các chất thải khác của đuôi
thải như SiO, Fe, Pb, Zn…nếu xâm nhập vào nguồn nước mặt, lượng nước này có thể
gây bồi lắng, làm thay đổi chế độ thủy văn của các dòng chảy, giảm độ trong, tăng độ đục
và tăng hàm lượng các kim loại trong nước….ảnh hưởng đến đời sống của các loại sinh
vật thủy vực.
- Trong quá trình tuyển rửa quặng của một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa
bàn đã thải nước đục ra suối và chảy ra sông dẫn đến lượng cá chết hàng loạn thất thoát
kinh tế của người dân

24
3. Tác động đến địa hình, cảnh quan: Những biến đổi mạnh nhất diễn ra chủ yếu ở những
khu vực có khai thác lộ thiên. Các bãi đổ thải tạo nên những quả đồi.. và nhiều bãi thải
trên các sườn đồi. Bãi thải thường có sườn dốc tới 35, Nhiều moong khai thác lộ thiên tạo
nên địa hình âm có độ sâu.
4. Vấn đề chiếm dụng đất trồng trọt và cây xanh: Diện tích đất canh tác và thảm thực vật
mà các mỏ khai thác lộ thiên chiếm dụng là khá lớn.
5. Nguy cơ giảm độ che phủ của rừng: Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong
những nguyên nhân làm giảm độ che phủ của rừng, cây bị hạ chặt, lớp phủ thực vật bị suy
giảm. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm cho động vật thực vật bị suy giảm về số
lượng hoặc tuyệt chủng do những điều kiện sinh sống ở rừng cây, rừng cỏ và sông nước
xấu đi. Một số loài động vật bị giảm về số lượng hoặc di cư sang nơi khác.
6. Nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, giảm đa dạng sinh học: với số lượng
các mỏ được cấp phép ngày càng nhiều, số lượng các mỏ mới bắt đầu khai thác ngày càng
tằng thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Điều này cũng cho thấy sự thu hẹp
của diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp kèm theo là suy giảm về đa dạng sinh học,
biến đổi địa hình.
7. Nguy cơ hạ thấp mực nước ngầm: Việc để lại moong, để làm hồ nước ngập vĩnh viễn
phục vụ cho nông nghiệp tại địa phương; tuy nhiên việc để lại moong khai thác cũng sẽ
mang lại những hậu quả lớn đến mực nước ngầm ở khu vực có moong khai thác.
8. Nguy cơ về sạt lở, trượt lở: Các mỏ khai thác để lại với diện tích lớn là những khu vực
có các điểm khai thác quặng sắt điển hình trên địa bàn tỉnh. Qua thực tế khảo sát các
moong cho thấy, hầu hết moong để lại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa đảm bảo
thiết kế an toàn, phân cắt tầng, gia cố bờ đập, giảm diện tích lòng moong đúng thiết kế do
đó vẫn xảy ra hiện tượng trượt lở, sạt lở moong gây hiện tượng nứt đất, nứt nhà của các hộ
dân xung quanh moong khai thác, gây khó khăn trong đời sống cũng nhƣưsản xuất của
người dân.
9. Ô nhiễm nguồn nước:
- Hoạt động khai thác quặng sắt với công nghệ khai thác lạc hậu nhờ hiện nay chủ yếu là
khai thác quặng sắt và rửa nước để loại bỏ bùn, cát do đó hoạt động khai thác quặng sắt
hiện nay là hoạt động phát sinh lượng nước thải lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong khai thác mỏ, phần lớn nước thải tại các mỏ chỉ được xử lý sơ bộ qua các hố lắng rồi
xả ra nguồn nước mặt, thành phần ô nhiễm trong nước thải là chất rắn lơ lửng, độ màu,
một số kim loại nặng,...

25
Hoạt động xả thải của các điểm mỏ khai thác khiến môi trường bị ảnh hưởng nghiêm
trọng

Các ngôi nhà bị nứt đất gây ảnh hưởng và đe dọa đến cuộc sống của người dân.

C. GIẢI PHÁP
1. Đối với sự cố sụt lún đất, nứt đất, mất nước và phòng chống sét.
- Khoanh vùng vị trí sụt lún đất, nứt đất trong vùng và thông báo để nhân dân khi lao động
sản xuất tránh xa, nhất là ngày có mưa to.
- Điều tra khảo sát chi tiết để khẳng ddingj các nguyên nhân gây sụt lún trên đây, đồng
thời cảnh báo các khu vực có nguy cơ sụt lún tiếp theo.
- Vùng thị trấn Trại Cau và lân cận nằm trên vùng đất có vùng phân bố đá vôi ngầm với
các hang hốc karst có thể sẩy ra lún đất, nứt đất khi có điều kiện thuận lợi vì vậy cần có
điều tra khảo sát khoanh vùng khu vực có nguy cơ sụt lún đất, nứt đất phục vụ quy hoạch
đưa nhân dân định cư ở nơi an toàn.
- Lắp đặt cột chống sét cao đảm bảo thu sét trong khu vực mỏ, khu vực nhà văn phòng và
nối đất các thiết bị để đảm bảo an toàn cho người và máy móc thiết bị.
2. Phương án giải quyết đối vấn đề môi trường sau khai thác
26
- Xây dựng hệ thống thoát nước trong khai trương đảm bảo cho đất đá thải không trôi
xuống lòng song
- Bố trí hợp lý tổng mặt bằng khu vực mỏ trên ý thức tiết kiệm đất đai sử dụng.
- Các bãi thải nâng lên cốt đổ thải tối đa để giảm diện tích chiếm dụng
- Khai thác lộ thiên với góc đốc bờ công tác hợp lý nhất vừa đảm bảo an toàn trong quá
trình khai thác, vừa đảm bảo diện tích mở rộng khai trường là nhỏ nhát
- Có thể sử dụng bãi thải trong để tiết kiệm diện tích đổ thải
- Trồng cây xanh và cỏ tại các khu vực ngừng đổ thải hoặc khai thác
2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
- Đưa ra lịch trình khai thác vận chuyển hợp lý, giảm mật độ các loại phương tiện vận
chuyển trong cùng một thời điểm.
- Sử dụng các loại xe vận tải có động cơ đốt trong có hiệu suất cao, tải lượng khí thải nhỏ,
độ ồn thấp. Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị thi công đảm bảo hoạt động trạng
thái tốt nhất, hạn chế tiếng ồn và khói thải ở mức thấp nhất.
- Các ô tô chuyên chở đất đá, quặng phải thực hiện đúng các quy định giao thông chung:
có bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá, nguyên vật liệu để hạn chế tối đa sự phát thải bụi
ra môi trường..
- Triển khai công tác giảm thiểu bụi đất bằng các biện pháp đơn giản như tưới nước
thường xuyên cho các tuyến đường vận tải chính, tại khu vực bốcxúc.
- Nâng cấp tuyến đường nội bộ tạo điều kiện cho các xe vận tải hoạt động ở điều kiện tốt
tránh phải dừng phanh gấp, thay đổi tốc độ hạn chế lượng khí thải.
- Trong quá trình đổ thải cũng gây ô nhiễm bụi từ hoạt động vận chuyển, san gạt, do vậy
để hạn chế trong quá trình đổ thải cũng như vận chuyển về bãi thải mỏ sẽ sử dụng phương
tiện phun nước để giảm thiểu bụi phát sinh.

 TÓM LẠI:
Cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước và việc
giám sát của nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội; ưu tiên quyền và lợi ích hợp pháp
của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
động khoáng sản gắn với BVMT; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đồng thời, có chế tài
đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác,
chế biến khoáng sản.
Cùng với việc phát huy các nguồn lực xã hội nhằm phát triển bền vững công nghiệp khai
khoáng và cải tạo, phục hồi môi trường, nên điều chỉnh quy định phí BVMT có tính đến
mức độ ô nhiễm môi trường như hệ số bóc đất đá trong khai thác lộ thiên, tỷ lệ thu hồi tinh
quặng từ quặng nguyên khai, thành phần chất gây ô nhiễm trong quặng.  
Quy định cụ thể cách tính toán khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với
các trường hợp thời gian khai thác mỏ theo giấy phép khác với thời gian đã dự tính trong
báo cáo đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường; Minh bạch các Quy định về cấp
phép khai thác khoáng sản (cách tính/thu nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đấu
thầu/chuyển nhượng quyền thăm dò/khai thác khoáng sản…); Phân cấp, phân vùng, phân
quyền quản lý, tránh chồng chéo.
Bổ sung quy định về cải tạo, phục hồi môi trường chung cho các khu vực khai thác
khoáng sản có nhiều tổ chức, cá nhân cùng khai thác; quy trình, hạng mục cải tạo, phục
27
hồi môi trường đối với từng loại hình khai thác; Cần có nội dung tham vấn ý kiến cộng
đồng cho công tác này; tính toán khoản tiền ký quỹ, hệ số trượt giá theo thực tế...
Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi
trường trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển các công nghệ xử lý và tái
chế, tái sử dụng chất thải; triển khai và nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn cho cá nhân,
tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chế biến khoáng sản và phục hồi môi trường...

28

You might also like