You are on page 1of 9

GV.

Đàm Thị Hải Yến


CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tác giả:
1. Một số nhận định:
- Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông rất tâm đắc với quan niệm
của một nhà văn nước ngoài “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”  luôn mải mê
tìm kiếm ‘thực phẩm’ cho tâm hồn, thay “thực đơn” cho giác quan.
- Nguyễn Tuân còn được đánh giá là cây bút “khơi sáng lại nguồn trời đã chìm khuất
và nhắc nhở đến một vùng trời xôn xao của thanh âm ngôn ngữ”, là “một phù thủy của
ngôn từ”.
- Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông văn chương trước hết
phải là nghệ thuật và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo.

2. Phong cách: Phong cách Nguyễn Tuân tóm gọn trong một chữ “ngông”. Thể hiện
phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều chứng tỏ sự độc đáo, tài hoa, uyên
bác.
- Luôn nhìn sự vật hiện tượng ở phương diện văn hóa thẩm mĩ và khám phá, miêu
tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Tô đậm những cái phi thường, khác thường để gây ấn tượng và cảm giác mãnh
liệt. Ông không thích những gì bằng phẳng, nhợt nhạt, những gì khuôn phép, yên ổn. Ông
là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những phong cảnh tuyệt mĩ
- Sử dụng ngôn ngữ phóng túng, mới lạ, giàu âm thanh và nhạc điệu; có khả năng
tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, co duỗi nhịp nhàng; NT dựng cảnh, dựng
người sắc nét, ấn tượng.
- Luôn huy động kiến thức ở nhiều lĩnh vực: kiến trúc, hội họa, thể thao, quân sự,
điện ảnh,… để miêu tả hiện thực, sáng tạo hình tượng.
 Những đặc điểm đó đưa Nguyễn Tuân đến với thể tùy bút - “lối chơi độc tấu”.

II. Tác phẩm:


1. HCST:
- In lần đầu trên tạp chí Tao đàn (1938) với tên truyện “Dòng chữ cuối cùng”
- In trong tập “Vang bóng một thời” (1940)

2. Xuất xứ:
Vang bóng một thời viết năm 1940 đã được dư luận chung coi như một trong những tác
phẩm hay và nổi tiếng nhất của nền văn chương Việt Nam, cũng là một trong những tác
1
GV. Đàm Thị Hải Yến
phẩm được nhắc tới nhiều nhất, được coi như ngang hàng với Hồn Bướm Mơ Tiên của
Khái Hưng, Ðôi Bạn của Nhất Linh. Tác phẩm đầu tay của ông là một văn phẩm được
đánh giá đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mỹ.
Tập truyện đã làm sống lại cả một thời phong kiến đã qua với những nghệ thuật cổ
thanh cao, những nếp sống, sinh hoạt xã hội nho phong của một nền văn minh xưa cũ, nó
cũng là niềm nuối tiếc của một tâm hồn hoài cổ trước những cái hay, cái đẹp, những nghệ
thuật cầu kỳ của một thời đại đã qua, cái thời ấy nay đã chết, chỉ còn để lại một tiếng
vang.

3. Tóm tắt: Câu chuyện xoay quanh cuộc gặp gỡ éo le giữa hai nhân vật: Huấn Cao và
Quản ngục. Huấn Cao là một kẻ từ tủ đang đợi ngày xử chém. Quản ngục là kẻ say mê
chữ đẹp của Huấn Cao. Vì say mê chữ đẹp và muốn có được chữ ông Huấn để treo trong
nhà, quản ngục đã biệt đãi và từng bước liều lĩnh tiếp cận Huấn Cao để bày tỏ sở nguyện.
Và đêm cuối cùng trước khi ra pháp trường chịu án tử hình, Huấn Cao đã viết chữ tặng
cho quản ngục ngay chính tại buồng giam chật hẹp, hôi hám.

4. Tình huống:
a. Khái niệm: Tình huống là “cái tình thế xảy ra chuyện”, là “một khoảnh khắc mà
trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, là “cái khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người
(NMChâu)”, tình huống truyện giống như thứ nước rửa ảnh “làm nổi hình nổi sắc nhân
vật” (Nguyễn Đăng Mạnh), tình huống truyện là “lát cắt trên thân cây mà qua đó ta
thấy được cả một đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)
Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với
nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó nv bộc lộ rõ
tâm trạng, tính cách hay thân phận, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tp.

b. Tình huống truyện CNTT: cuộc gặp gỡ éo le giữa Huấn Cao và quản ngục. Hai
con người này trên bình diện xã hội hoàn toàn đối lập nhau. Một người là tên đại nghịch,
cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam chờ ngày ra pháp trường chịu tội; còn một người là
quản ngục, đại diện cho cái trật tự XH đương thời. Nhưng trên bình diện nghệ thuật, họ là
tri âm tri kỉ bởi cùng say mê cái đẹp. Mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những
tâm hồn tri kỉ chính là tình huống độc đáo của truyện ngắn này.
 Tình huống đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng HC, làm sáng rõ tấm lòng “biệt nhỡn
liên tài” của viên quản ngục, từ đó thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.

5. Hình tượng nhân vật Huấn Cao:


a. Giới thiệu chung:
- Là nhân vật trung tâm của tác phẩm
2
GV. Đàm Thị Hải Yến
- Thuộc kiểu nhân vật quen thuộc trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng
tháng 8: kiểu nhân vật đặc tuyển (có tài năng đặc biệt), là lớp nhà nho cuối mùa có tài
nhưng bất đắc chí, họ phô diễn tài năng của mình như một cách phản ứng lại trật tự xã hội
đương thời.
- Nhiều tài liệu cho rằng Huấn Cao có nguyên mẫu là Cao Bá Quát – một người nổi
tiếng văn hay chữ tốt Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán, Thần Siêu thánh Quát, chính trực
ngay thẳng, hết lòng vì dân. CBQ nổi tiếng với câu nói: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa. (Cả
đời chỉ cúi lạy trước hoa mai), mang phẩm chất của bậc quân tử Bần tiện bất năng di, phú
quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất.

b.Vẻ đẹp của Huấn Cao:


* Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ
- Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp đạt tới mức nghệ thuật thư pháp.
 Nghệ thuật thư pháp: Tại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa
Trung Quốc, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, các tác phẩm thư pháp thường được thể
hiện bằng chữ Hán và sử dụng bút lông, mực tàu, giấy và nghiên mài mực, còn gọi là "văn
phòng tứ bảo". Người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ lên thành một môn nghệ
thuật cao quý có tính chất phô diễn khí phách tiết tháo của con người. Thư pháp tại Nhật
Bản gọi là thư đạo trọng ý hơn trọng hình, còn tại Hàn Quốc gọi là thư nghệ.
Thư pháp Á Đông vừa là một nghệ thuật độc lập, đồng thời là một thành phần trong bố
cục của hội họa theo phong cách cổ Trung Hoa. Nhiều hoạ gia, như Tô Đông Pha, Mễ
Phất đời Tống; Tề Bạch Thạch thời hiện đại, nổi tiếng cả về họa lẫn về thư pháp. Thư
pháp hỗ trợ cho hội họa và bản thân một bức thư pháp đẹp cũng được coi như một bức họa
với quan niệm "thư họa đồng nhất thể" (Nguồn Wikipedia)
Đã một thời, thú viết thư pháp từng là nét văn hóa không thể thiếu của người Việt mỗi
độ tết đến xuân về, khi người người, nhà nhà đều chơi thư pháp. Thú chơi thư pháp bắt
nguồn từ khi ông cha ta còn sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong thời phong kiến. Theo
quan niệm dân gian, ngày tết mà có được một chữ Hán viết trên giấy đỏ của một người
hay chữ để treo trong nhà thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn.
Thú chơi thư pháp ngày xưa đã đi vào văn hóa như một sự ca ngợi những người viết
chữ đẹp tài hoa, nét chữ “phượng múa rồng bay” thể hiện hoài bão, đánh thức được lương
tri và làm cho người ta sống tốt hơn. Trong văn chương, “Chữ người tử tù” (truyện ngắn
của Nguyễn Tuân), “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là những tác phẩm tiêu biểu viết về nét
đẹp văn hóa này.

 Tài viết chữ của Huấn Cao:


3
GV. Đàm Thị Hải Yến
+ Được thể hiện qua sự thán phục của người đời: Theo lời quản ngục, Huấn Cao là
người mà “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, được “nhiều
người nhắc nhỏm đến cái danh đó luôn”. Điều đó chứng tỏ tài viết chữ của Huấn Cao nổi
tiếng khắp vùng, ai ai cũng trầm trồ thán phục.
+ Thể hiện qua khát vọng xin cho bằng được chữ do ông Huấn Cao viết của viên
quản ngục.
Trong suốt thiên truyện, từng bước, từng bước, quản ngục liều lĩnh, liều chết để tiếp cận
Huấn Cao nhằm bày tỏ sở nguyện một đời của mình.
Ngay từ lúc Huấn Cao bị dẫn giải đến nhà lao tỉnh Sơn, quản ngục đã “tiếp đón” với
một cặp mắt hiền lành và lòng kiêng nể.
Suốt nửa tháng sau đó, ngục quan đã dành sự biệt đãi cho kẻ từ tù ngay tại buồng giam.
Thậm chí khi bị Huấn Cao thể hiện thái độ khinh bạc đến điều, quản ngục vẫn nhún
nhường, không giở những trò tiểu nhân thị oai như thường thấy.
Nguyên nhân vì sao? Đó là vì quản ngục say mê chữ đẹp của ông Huấn. Đã từ lâu, quản
ngục có một sở nguyện là một ngày kia có được chữ ông Huấn để treo trong nhà. Trong
cái nhìn của ngục quan, chữ ông Huấn đẹp lắm vuông lắm, nó như một “vật báu” trên đời
không dễ gì có được.
Một người ở vị thế như quản ngục mà chấp nhận bị một kẻ từ tù sỉ nhục, dám liều lĩnh
biệt đãi kẻ tử tù dù biết rằng có thể bị khép tội chết chứng tỏ phải say mê cái đẹp cái tài ấy
lắm. Điều đó là minh chứng rất rõ cho tài năng viết chữ xuất chúng của Huấn Cao.
+ Tài viết chữ của Huấn Cao hiện lên qua chính những con chữ được viết trong
trại giam tỉnh Sơn đêm hôm đó.
Trong không gian buồng giam chật hẹp, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột
phân gián, Huấn Cao, một kẻ tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, vẫn có thể dậm tô từng
nét chữ.
Những nét chữ ấy “vuông tươi tắn” mang cái “hoài bão tung hoành của một đời con
người”. Bức thư pháp của Huấn Cao đã trở thành một bức hoạ chứa đựng tài hoa, tinh
anh, tâm huyết, trí lực của người cầm bút. Phải là một bậc tài hoa nghệ sĩ mới có thể sáng
tạo một bức thư pháp như vậy trong hoàn cảnh lao tù và trong vị thế một kẻ tử tù đang
sống đêm cuối cùng của đời mình.
- Chất tài hoa nghệ sĩ thể hiện ở cách sử dụng tài viết chữ:
+ Ít khi cho chữ trừ những chỗ tri kỉ. Đếm ra ông mới cho chữ 3 lần mà đều là những
người tri kỉ “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao
giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân
của ta thôi.”
+ Quyết định cho chữ quản ngục khi nhận ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của con
người này.

4
GV. Đàm Thị Hải Yến
-> Rõ ràng tiền bạc không mua được chữ HC, quyền thế không ép được ông viết chữ.
Người nghệ sĩ tài hoa phải lao tâm khổ tứ mới sáng tạo được một tác phẩm nghệ thuật nên
hơn ai hết, họ hiểu được sự quý giá của nghệ thuật. Người nghệ sĩ chân chính thường coi
nghệ thuật cao hơn tiền bạc, danh lợi, địa vị.
=>HC quả thực là một nghệ sĩ tài hoa, có tài thư pháp và trân trọng cái đẹp đích
thực.

* Vẻ đẹp khí phách hiên ngang (một trang anh hùng dũng liệt)
- Thể hiện qua tinh thần dũng cảm dám “cầm đầu quân phản nghịch” chống lại triều
đình, sẵn sàng lĩnh án chém không sợ hãi.
- Thể hiện gián tiếp qua lời nói, thái độ, suy nghĩ của thơ lại và quản ngục: HC là
kẻ “có tài bẻ khoá và vượt ngục”, “văn võ đều có tài cả”, “chọc trời quấy nước”
- Chủ yếu thể hiện trực tiếp qua thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói của chính Huấn
Cao:
+ Với bọn lính: khi vừa bị dẫn tới nhà lao, ông đã chỉ huy năm người bạn tù lạnh lùng
dỗ gông trước mặt bọn chúng, bình thản vô cùng, mặc lời doạ nạt. Huấn Cao xuất hiện ở
đề lao không giống như một kẻ tử tù mà giống một người chỉ huy đầy quyền uy và sức
mạnh.
+ Với quản ngục và thơ lại: Ông mắng mỏ, sỉ nhục bằng giọng điệu coi thường, tỏ ra
bề trên, đuổi khỏi đề lao “Ta chỉ… vào đây”; cố ý làm ra khinh bạc đến điều dù biết có thể
sẽ bị đòn.
+ Biết mình sắp chết, vẫn “thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm
trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm” …
+ Khi nhận tin về kinh chịu án tử hình, vẫn điềm nhiên “mỉm cười”. Rõ ràng ông biết
trước và sẵn sàng đón nhận. Đó là thái độ của đấng trượng phu có nghĩa khí.
- Khí phách ấy càng thể hiện rõ trong cảnh cho chữ. Khi nhận ra tấm lòng biệt nhỡn
liên tài của quản ngục, Huấn Cao đã quên đi thân phận tù nhân, quên đi cái chết cận kề để
đền đáp một tấm lòng trong thiên hạ. Phải có khí phách cứng cỏi, ngạo nghễ của một đấng
trượng phu đầu đội trời chân đạp đất, Huấn Cao mới có được bản lĩnh như vậy trong đêm
cho chữ.
Khí phách hiên ngang, nhân cách cứng cỏi của HC bộc lộ một cách thuyết phục trong
hoàn cảnh nhà tù, trong vị thế kẻ tử tù. Hoàn cảnh càng tối tăm thì nhân vật càng toả sáng;
khi phải đối diện với cái chết thì bản chất thật dễ bộc lộ ra. NT rất tinh tế khi miêu tả vẻ
đẹp khí phách của HC trong khung cảnh đề lao và trong vị thế của người tử tù đang chờ
ngày hành hình.

* Vẻ đẹp của nhân cách trong sáng, cao cả:

5
GV. Đàm Thị Hải Yến
- Thể hiện ở những nét chữ tài hoa “mang hoài bão tung hoành của một đời con
người”, ở cách sử dụng tài viết chữ “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho
chữ”. Một con người như thế chắc chắn phải có một tấm lòng trong sạch, ngay thẳng,
chính trực, trọng lẽ phải và thiên lương, giống như Cao Bá Quát cả đời chỉ cúi lạy trước
hoa mai (Nhất sinh đê thủ bái mai hoa)
- Thể hiện ở tinh thần phản kháng chống lại triều đình thối nát . Đó là tấm lòng vì
nước, vì dân.
- Đặc biệt thể hiện ở sự thay đổi thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục khi nhận
ra cái thiên lương ở con người ấy:
+ Lúc đầu: khinh ghét, coi ông ta chỉ là kẻ tầm thường với những trò “tiểu nhân thị oai”,
những “thủ đoạn tàn bạo”, cũng chỉ là một kẻ quan lại cặn bã, độc ác, ỷ thế, cậy quyền mà
thôi.
+ Sau đó, khi biết công việc cai ngục chỉ là tấm áo khoác phủ ngoài một tâm hồn đẹp,
HC thấy ân hận “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Và ông dành
đêm cuối cuộc đời mình cho chữ quản ngục chứng tỏ ông rất trân trọng phần thiên lương ở
con người này.
 Kẻ đến chết chém còn chẳng sợ lại sợ “phụ một tấm lòng”. Nỗi sợ ấy thật đáng trân
trọng, là biểu hiện cao nhất của thiên lương trong sáng: yêu quý cái thiện, cảm động trước
cái thiên lương.
- Thể hiện qua lời khuyên chí tình của Huấn Cao dành cho quản ngục trong đêm
cho chữ: Huấn Cao khuyên quản ngục nên thay đổi chốn ở để giữ lấy thiên lương, để
không làm nhem nhuốc cái đời lương thiện. Lời khuyên ấy cho thấy điều mà Huấn Cao
trăn trở nhất là làm sao để giữ lấy cái phần thiên lương tốt đẹp trong con người.

c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:


- Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo (xem phần kiến thức cơ bản)
- Khắc họa nhân vật mang tính lý tưởng đậm bút pháp lãng mạn. Trong tác phẩm,
Nguyễn Tuân không tiếc lời ca ngợi vẻ đẹp Huấn Cao: một kẻ chọc trời quấy nước, một
kẻ vừa có tài viết chữ đẹp vừa có tài bẻ khóa vượt ngục, một “ngôi sao chính vị” ….
- Ngôn ngữ cổ xưa gợi không khí thiêng liêng tạo một phông nền làm nổi bật vẻ đẹp
của một nghệ sĩ tài hoa, một trang anh hùng dũng liệt, một con người có thiên lương trong
sáng.

d. Ý nghĩa:
- Qua hình tượng HC, Nguyễn Tuân đã bộc lộ một quan điểm thẩm mĩ: cái tài phải đi
đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan điểm nghệ
thuật tiến bộ. Nó phủ nhận ý kiến cho rằng Nguyễn Tuân là nhà văn của chủ nghĩa duy mĩ
thuần túy, chỉ biết tôn thờ cái đẹp theo kiểu nghệ thuật vị nghệ thuật.
6
GV. Đàm Thị Hải Yến
- Thể hiện nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước cách mạng
tháng 8: hướng về cái đẹp của một thời vang bóng, luôn nhìn con người ở phương diện tài
hoa nghệ sĩ.
6. Cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
a. Dẫn dắt:
- Vị trí đoạn trích: nằm ở cuối tác phẩm khi tình huống truyện được đẩy lên tới
cao trào. Quản ngục chưa kịp bày tỏ sở nguyện xin chữ đẹp của Huấn Cao thì đã nhận
được công văn về việc xử án những kẻ tử tù, trong đó có ông Huấn. Vậy là chỉ còn một cơ
hội cuối cùng để quản ngục có thể thực hiện ước muốn lớn nhất của đời mình là có được
chữ ông Huấn mà treo trong nhà. Sau khi bày tỏ tâm sự với thầy thơ lại, thơ lại đã giúp
quản ngục nói với Huấn Cao. Trước tấm lòng của ngục quan, Huấn Cao đã dành đêm cuối
cùng của đời mình để cho chữ quản ngục.
- Đây là chi tiết mang tính mở nút, giải tỏa những băn khoăn, chờ đợi nơi người đọc
và thể hiện giá trị sâu sắc của tác phẩm.
b. Cảnh cho chữ: là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có
- Diễn ra trong một không gian đặc biệt: không phải ở một nơi đẹp, thoáng đãng, yên
tĩnh hay thanh tao như thư phòng, đình chùa… mà diễn ra trong đề lao tối tăm chật hẹp,
bẩn thỉu, hôi hám… “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân
chuột, phân gián”
- Thời gian cũng đặc biệt vì đó là lúc đêm khuya, chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng
canh. Và đây cũng là đêm cuối cùng của người cho chữ vì chỉ sáng mai Huấn Cao sẽ
phải vào kinh nhận án tử hình. Thời gian ấy không phủ hợp với một việc đòi hỏi sự sáng
tạo và thăng hoa của tài năng, cảm xúc.
- Người cho chữ đặc biệt: người nghệ sĩ tài hoa đang dậm tô từng nét chữ không
phải là người tự do mà là một tù nhân cổ đeo gông, chân vướng xiềng và đang sống
những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
- Người nhận chữ cũng đặc biệt vì đó là một viên quan coi ngục, kẻ sống trong
hoàn cảnh đề lao, nơi đầy rẫy sự tàn nhẫn và lừa lọc.
- Tất cả đã tạo nên một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Trong một không khí
khói tỏa như đám cháy nhà, nổi bật là ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa
bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Huấn Cao say sưa dậm tô từng nét chữ. Quản ngục và thơ lại
thì khúm núm, run run. Ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu, màu trắng của tấm lụa bạch,
mùi thơm của thoi mực, sự thành kính của quản ngục và thơ lại, sự tài hoa của Huấn
Cao đã vẽ ra một cảnh tượng vừa thiêng liêng vừa xúc động. Tất cả đều hướng tới cái
đẹp. Không còn bóng tối, không còn quản ngục và kẻ từ tù chỉ còn những tâm hồn tri kỉ
đang gặp gỡ nhau trong tình yêu cái đẹp. Trong khoảnh khắc, ánh sáng đã chiến thắng
bóng tối, cái đẹp đẽ tinh khiết đã đẩy lùi cái hôi hám, bẩn thỉu; nghệ thuật và thiên
lương đã chiến thắng cái xấu xa, tàn nhẫn.
7
GV. Đàm Thị Hải Yến
Thể hiện qua lời khuyên chí tình của Huấn Cao dành cho quản ngục trong đêm
cho chữ: Huấn Cao khuyên quản ngục nên thay đổi chốn ở để giữ lấy thiên lương, để
không làm nhem nhuốc cái đời lương thiện. Lời khuyên ấy cho thấy điều mà Huấn Cao
trăn trở nhất là làm sao để giữ lấy cái phần thiên lương tốt đẹp trong con người.

- Cảnh cho chữ càng thêm xúc động khi Huấn Cao tặng bức châm cho viên quản
ngục cùng lời khuyên chí tình: “… ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi… ở đây khó
giữ thiên lương cho lành vững rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.
Những lời nói của kẻ từ tù như lời di huấn thiêng liêng trong giây phút sắp từ giã cuộc
đời. Đó là lời khuyên quản ngục hãy thay nơi ở, hãy bỏ cái nghề tàn ác để giữ lấy khí
tiết thanh cao, trong sạch. Cái đẹp không thể ở giữa một nơi xấu xa. Người yêu cái đẹp
không thể sống cùng “lũ cặn bã”. Sự xúc động nghẹn ngào của quản ngục cùng lời nói
“kẻ mê muội này xin bái lĩnh” cho thấy sự cảm hóa kì diệu của cái đẹp, cái thiên
lương. Cái đẹp vực con người ta dậy, hướng con người ta tới cái tốt, cái thiện.
b. Nghệ thuật:
- Trong cảnh cho chữ, tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập để
làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Đó là sự đối lập giữa bóng tối
(buồng tối chật hẹp) và ánh sáng (khói toả, ánh sáng đỏ rực, lửa đóm cháy rừng rực), giữa
sự bẩn thỉu, hôi hám (phân chuột phân gián) với sự đẹp đẽ, tinh khiết (tấm lụa bạch trắng
tinh, phiến lụa óng, thoi mực thơm), giữa kẻ tử tù-người cho chữ (dậm tô nét chữ, đỡ viên
quản ngục, khuyên…) với kẻ coi tù - kẻ xin chữ (khúm núm, run run, cảm động, vái,
nghẹn ngào ...).
- Ngôn từ vừa sắc sảo góc cạnh vừa trang trọng cổ kính, sống động như có hồn, có
nhịp điệu riêng, giàu sức truyền cảm.
- Bút pháp dựng người, dựng cảnh đạt tới mức điêu luyện và đậm chất điện ảnh.
Những nét vẽ như chạm như khắc, giàu giá trị tạo hình. Chi tiết nào cũng sinh động, cũng
gợi cảm, đầy ám ảnh nghệ thuật. Tất cả đã làm nổi bật cảnh tượng độc đáo, tạo không khí
cổ xưa cho tác phẩm .
c. Ý nghĩa của cảnh cho chữ:
+ Qua cảnh tượng này, chủ đề tác phẩm được thể hiện sâu sắc: cái đẹp được sáng tạo
giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; ngọn lửa của chính nghĩa bùng cháy ở chốn tù ngục tối tăm;
thiên lương cao cả chiến thắng cái xấu xa, tàn bao. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện
và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng.
+ Vẻ đẹp HC cũng được bộc lộ một cách sáng chói, rực rỡ nhất: một nghệ sĩ tài hoa
say sưa viết chữ bất chấp cảnh lao tù tối tăm, một trang anh hùng nghĩa hiệp không mảy
may nghĩ đến cái chết đang cận kề, một tấm lòng trong sáng biết nâng niu, trân trọng một
tấm lòng trong thiên hạ với những lời khuyên chí tình.

8
GV. Đàm Thị Hải Yến
+ Thể hiện quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Nguyễn Tuân: cái đẹp phải gắn liền
với cái thiện, cái tài phải đi đôi với cái tâm.
B. Đề văn
Đề 1. Phân tích vẻ đẹp Huấn Cao. Từ đó nhận xét về quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn
Tuân.
Đề 2. Phân tích cảnh cho chữ - “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Từ đó
nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Tuân.
Đề 3. Phân tích nhân vật quản ngục. Từ đó nhận xét về tư tưởng của Nguyễn Tuân.

You might also like