You are on page 1of 30

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN THIẾT KẾ Ô TÔ

I. PHẦN TỰ LUẬN (15 CÂU HỎI)


1. Phân tích các cơ sở của công việc thiết kế ô tô. Cho ví dụ minh họa.
2. Phân tích các giai đoạn trải qua trong quá trình thiết kế ô tô. Cho ví dụ minh họa.
3. Phân tích các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật trong quá trình thiết kế ô tô. Cho ví dụ
minh họa.
4. So sánh ưu và nhược điểm của việc bố trí động cơ đặt dọc và đặt ngang
5. Đặc điểm của việc thiết kế hệ thống truyền lực với cầu trước là cầu chủ động.
6. Đặc điểm của việc thiết kế hệ thống truyền lực với cầu sau là cầu chủ động.
7. Đặc điểm của việc thiết kế hệ thống truyền lực với phương án bố trí nhiều cầu
chủ động
8. Trình bày khái niệm về hiện tượng tuần hoàn công suất, nêu các biện pháp khắc
phục hiện tượng này trong thiết kế ô tô
9. Khái niệm bố trí chung, mục đích và yêu cầu của việc bố trí chung ô tô.
10. Phân tính ưu nhược điểm của các phương án bố trí động cơ đặt trước, cầu chủ
động đặt sau.
11. Phân tính ưu nhược điểm của các phương án bố trí động cơ đặt sau, cầu chủ
động đặt sau.
12. Trình bày ưu nhược điểm của các sơ đồ hệ thống truyền lực trên ô tô con hai cầu
chủ động.
13. Phân tích đặc điểm bố trí chung trên ô tô có khả năng cơ động cao.
14. Thế nào là lực cản khí động học, viết công thức và giải thích
15. Phân tích các phương án trong thiết kế ô tô nhằm giảm tác động của lực cản khí
động học trong quá trình di chuyển.
II. PHẦM TRẮC NGHIỆM (25 CÂU HỎI)
Chương 1. Những vấn đề chung về thiết kế ô tô
Câu 1. Năm 1893 đánh dấu mốc lịch sử gì trong ngành công nghệ ô tô ?
A. Phát minh ra động cơ xăng
B. Phát minh ra động cơ Diesel
C. Phát minh ra động cơ 4 kỳ
D. Phát minh ra động cơ 2 kỳ
Câu 2. Ở giai đoạn lên kế hoạch và nghiên cứu nhà sản xuất phải làm những công
việc gì ?
A. Nghiên cứu nhu cầu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và lựa chọn
công nghệ phù hợp
B. Thiết kế các bộ phận chính của chiếc xe nhằm đạt được mục đích ban đầu
C. Đánh giá và phân tích kết quả của sản phẩm
D. Đề xuất cải tiến các mẫu sản phẩm thử nghiệm
Câu 3. Qúa trình thiết kế mẫu xe tiền khả thi thường mất bao nhiêu thời gian ?
A. 1 đến 3 tháng
B. 3 đến 6 tháng
C. 6 tháng đến 1 năm
D. 1 năm đến 2 năm
Câu 4. Qúa trình thiết kế sản xuất bao gồm mấy giai đoạn ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 4. Qúa trình thiết kế sản xuất thông thường mất bao nhiêu thời gian?
A. 3 đến 4 năm
B. 4 đến 5 năm
C. 5 đến 6 năm
D. 6 đến 7 năm
Câu 5. Qúa trình thiết kế sản xuất thông thường mất bao nhiêu thời gian?
A. 3 đến 4 năm
B. 4 đến 5 năm
C. 5 đến 6 năm
D. 6 đến 7 năm
Chương 2: Nhân trắc học trong thiết kế ô tô
Câu 6. Ergonomic nghĩa là gì ?
A. Bộ môn nghiên cứu mối tương quan giữa con người với môi trường làm việc
của con người
B. Bộ môn nghiên cứu mối tương quan giữa con người với luật làm việc.
C. Bộ môn nghiên cứu mối tương quan giữa con người với con người
D. Bộ môn nghiên cứu mối tương quan giữa con người với điều kiện làm việc xung
quanh
Câu 7. Mục đích của nghiên cứu nhân trắc học trong thiết kế ô tô là gì ?
A. Nâng cao tính an toàn, tiện nghi của phương tiện
B. Tối ưu hóa thời gian làm việc của phương tiện
C. Nâng cao tính kinh tế của phương tiện
D. Tiết kiệm chi phí sản xuất và chế tạo
Câu 8. Trong nhân trắc học tư thế động nghĩa là ?
A. Khoảng cách mà con người có thể với tới khi vận động, choáng chỗ
B. Khoảng cách mà con người có thể với tới để điều khiển
C. Khoảng cách mà con người có thể nhìn thấy
D. Khoảng cách mà con người có thể chạm tới ở tư thế ngồi
Câu 9. Trong nhân trắc học việc nghiên cứu chiều dài chân, đùi của người để làm
gì?
A. Xác định chiều cao của bộ phận điều khiển và chiều cao mặt làm việc
B. Xác định chiều cao của khoảng sáng gầm xe
C. Xác định kích thước của cabin điều khiển
D. Xác định kích thước của khoang hành khách
Câu 10. Trong nhân trắc học việc nghiên cứu chiều cao tối đa với tay của con người
nhằm mục đích gì?
A. Bố trí bộ phận điều khiển và các móc treo
B. Bố trí cửa ra vào xe
C. Bố trí cửa thoát hiểm
D. Bố trí ghế ngồi
Chương 3: Bố trí hệ thống truyền lực
Câu 11. Cấu trúc chung của ô tô thường chia thành mấy khoang?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2

Câu 12. Đâu là nhược điểm của phương án bố trí động nằm dọc cầu trước chủ
động ?
A. Khoang động cơ cao, hạn chế tầm quan sát của người điều khiển
B. Khoang động cơ ngắn, nâng cao tầm quan sát của người điều khiển
C. Khoang động cơ dài, hạn chế tầm quan sát của người điều khiển
D. Cả 3 phương án trên

Câu 13. Việc bố trí hệ thống truyền lực trên xe ô tô với nhiều cầu chủ động nhằm
mục đích gì?
A. Tận dụng tối đa trọng lượng bán của xe, nâng cao tính cơ động khi xe di
chuyển
B. Dễ dàng điều khiển quay vòng
C. Giảm chi phí chế tạo hệ thống truyền lực
D. Tất cả các phương án trên

Câu 14. Không gian ứng dụng trong ô tô con là gì ?


A. là không gian dùng để bố trí người ngồi
B. là không gian dùng để bố trí hành lý
C. là không gian dùng để bố trí động cơ
D. là không gian dùng để bố trí người ngồi và khoang hành lý.
Câu 15. Nhiệm vụ của việc bố trí chung trên ô tô tải là gì ?
A. Chọn và xác định sơ đồ bố trí.
B. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về:
kích thước bao ngoài, trọng tải..
C. Bố trí cac cụm, hệ thống trên ô tô sao cho có hiệu quả nhất
D. Tất cả các phương án trên
Chương 4: Bố trí hệ thống di chuyển và điều khiển
Câu 16. Cơ cấu nào trong thiết kế ô tô nhằm nâng cao tính tiện nghi và an toàn của
người điều khiển liên quan đến hệ thống lái?
A. Cơ cấu điều chỉnh góc nghiên vành lái
B. Cơ cấu điều chỉnh chiều dài của trục lái
C. Cơ cấu thay đổi vị trí của ghế của người điều khiển
D. Tất cả các phương án trên
Câu 17. Ưu điểm của xe ô tô 4WS so với loại 2WS là gì ?
A. Bán kính quay vòng giảm 1/2
B. Bán kính quay vòng tăng lên 1/2
C. Bán kính quay vòng giảm 2 lần
D. Bán kính quay vòng tăng lên 2 lần
Câu 18. Hệ thống lái SBW có nghĩa là gì ?
A. Hệ thống lái trợ lực thủy lực
B. Hệ thống lái trợ lực điện
C. Hệ thống lái không trục
D. Hệ thống lái cơ khí
Câu 19. Ưu điểm của hệ thống treo phụ thuộc là gì ?
A. Khối lượng không được treo nhỏ
B. Khối lượng không được treo lớn
C. Chiều cao trọng tâm cao
D. Kết cấu đơn giản, tuổi thọ cao và giá thành sản xuất thấp
Câu 20. Ưu điểm của hệ thống treo độc lập là gì ?
A. Khối lượng không được treo lớn
B. Có nhiều không gian để bố trí các bộ phận khác
C. Chiều cao trọng tâm cao
D. Kết cấu phức tạp, giá thành sản xuất cao
Chương 5: Khung vỏ xe
Câu 21. Các phương án trong thiết kế ô tô nhằm giảm tác động của lực cản khí động
học lên xe là?
A. Thiết kế thêm cánh phần đuôi xe
B. Thiết kế thêm cánh phần đầu xe
C. Thiết kế thêm các cánh dẫn hướng dưới gầm xe
D. Tất cả các phương án trên
Câu 22. Ký tự CD trong công thức phía dưới tên gọi là gì ?
A. Vận tốc chuyển động của xe
B. Mật độ không khí
C. Hệ số cản khí động học
D. Diện tích cản chính diện của xe

Câu 23. Ưu điểm của loại khung vỏ với cấu trúc không chịu lực là gì ?
A. vỏ xe không chịu tác dụng của các lực và mô men tác dụng từ đường
B. Ngăn chặn việc truyền tiếng động lên vỏ xe
C. Không chịu tác động từ các nội lực và mô men từ hệ thống truyền lực,hệ thống
treo,ckhung bệ mang theo các bộ phận điều khiển và truyền động vào vỏ xe
D. Tất cả các phương án trên

Câu 24. Điểm cơ bản của vỏ xe chịu tải là gì ?


A. Sử dụng kết cấu như một bộ phận chịu tải
B. Không có khung bệ riêng
C. Vỏ xe liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp với các bộ phận còn lại
D. Tất cả các phương án trên

Câu 25. Ưu điểm của loại khung vỏ với cấu trúc chịu lực là gì ?
A. Kết cấu gọn nhẹ, khả năng tự động hóa cao
B. Kết cấu phức tạp, khả năng tự động hóa thấp
C. Vốn đầu tư ban đầu thấp
D. Vốn đầu tư ban đầu cao, hạn chế thay đổi kiểu vỏ xe

________________________________________________________
Cấu trúc đề thi dự kiến bao gồm:
- Đề thi 90 phút;
- 02 Phần thi (Trắc nghiệm 02 chuẩn đầu ra – 20 câu hỏi và 02 câu hỏi tự luận –
tương ứng 2 chuẩn đầu ra)
+ Phần trắc nghiệm 4 điểm
+ Phần thi tự luận 6 điểm
Câu 1 cơ sở quá trình thiết kế ô tô
Các cơ sở trong quá trình thiết kế
Quá trình thiết kế cần tiến hành thận trọng dựa trên các cơ sở về: Khoa học, kĩ
thuật, kinh tế, thẩm mỹ, và công thái học.
 Cơ sở khoa học của thiết kế:
Công tác thiết kế ô tô là một công việc phức tạp cần phải dựa trên cơ sở khoa học
để tạo nên các sản phẩm hoàn thiện. Bản chất khoa học trong thiết kế là ở chỗ:
Thông qua các phương pháp hiện đại, tiên tiến nhất phân tích và tổng quát hóa
cùng với kinh nghiệm để có thể xác định chính xác nhiệm vụ, phương pháp thiết
kế, các giải pháp tối ưu mà tiêu tốn thời gian ngắn nhất.
 Cơ sở kĩ thuật của thiết kế
Khi thiết kế phải sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, sử dụng các vật liệu
mới (kim loại chất lượng cao, gang, hợp kim nhôm, phi kim, chất dẻo…) nhằm
đảm bảo các khả năng áp dụng sản phẩm vào thực tế.
Vai trò của máy tính trong thiết kế là rất quan trọng. Với khả năng rất mạnh của
máy tính hiện nay có thể sử dụng rất nhiều công cụ tính toán mạnh cũng như mô
phỏng quá trình thiết kế.
Đảm bảo cho kết cấu đề xuất có chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy cao cần thiết
phải tiến hành nhiều thí nghiệm trong lĩnh vực khí động, trong các labo, thử trên
bãi (polygon), thử trên đường…
 Cơ sở kinh tế của thiết kế
Các phương án lựa chọn cần phải đảm bảo thực hiện tốt nhất chức năng của kết
cấu phải thực hiện, đồng thời tiêu tốn ít
nhất nguyên nhiên liệu, công sức con người kể cả trong thiết kế chế tạo và trong
khai thác sử dụng.
Trên cơ sở phân tích tính kinh tế trong mối tương quan tổng quát của nền kinh tế
xã hội để xác định kiểu ô tô cơ sở, kết cấu, kích thước… và lựa chọn các mẫu tiếp
theo (modify) sao cho đáp ứng yêu cầu về tính kinh tế trong khai thác sử dụng.
 Cơ sở thẩm mỹ của thiết kế
Trong thiết kế ô tô còn cần đáp ứng hàng loạt yêu cầu về thẩm mỹ. Yếu tố thẩm
mỹ phải được đặt ra ngay từ đầu sao cho phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố trong
giai đoạn hiện thời, chẳng hạn như: Hình dáng bên ngoài, màu sơn, tương quan
kích thước hình học, khí động học…Các nhà thiết kế phải có hiểu biết về thẩm mỹ
công nghiệp ô tô để tạo ra các sản phẩm có ấn tượng.
 Cơ sở công thái học của thiết kế
Công thái học (Ergonomic) là một ngành khoa học liên quan đến việc nghiên cứu
sự tương thích giữa con người với công việc hay với sự vật xung quanh. Được
nghiên cứu bằng cách áp dụng lý thuyết, các nguyên tắc, các số liệu, các phương
pháp thiết kế nhằm đạt được: Tối ưu hoá lợi ích của con người và hiệu quả hoạt
động chung của toàn hệ thống; Duy trì khả năng lao động của con người được lâu
dài ở mức cao; Sự phù hợp công việc, hệ thống máy móc thiết bị, sản phẩm, môi
trường với các khả năng về thể lực, trí tuệ và cả với những hạn chế của con người.
Thiết kế công thái học ra đời với mục đích mang đến các sản phẩm tiện dụng, thoải
mái nhất cho người dùng. Khi thiết kế cần phải đảm bảo các yêu cầu về:
- Đảm bảo về kích thước hình học phù hợp với con người;
- Khả năng điều khiển của người lái với các cơ cấu điều khiển;
- Sự phù hợp của con người với khả năng quan sát trong xe, ngoài xe;
- Đảm bảo không gian thích hợp cho con người trên ô tô đặc biệt là khi xảy ra
tai nạn cần tồn tại khoảng không gian dành cho sự sống của con người.

Câu 2 : Phân tích các giai đoạn trải qua trong quá trình thiết kế ô tô. Cho ví
dụ minh họa. ?
Có 5 giai đoạn trong quy trình thiết kế ô tô
1. design xe
Thiết kế cơ bản
Quyết định thứ bậc và tính năng
2 . Design xe (thiết kế chi tiết )
Thiết kế cụ thể
Thiết kế sản xuất
3 . Chế tạo sản phẩm thử nghiệm
Chế tạo các loại thiết bị
Lắp ráp xe
4. Kiểm tra chất lượng xe thử nghiệm (an toàn ,tính năng )
Kiểm định thông số kỹ thuật và tính toan toàn
Kiểm tra các loại tính năng
5 Chuẩn bị sản xuất
Lắp đặt công đoạn lắp ráp
Kế hoạc nhập phụ tùng
6.Sản xuất ,kiểm định và xuất xưởng
Lắp ráp xe
Lái thử nghiệm,kiểm định và xuất xưởng .
Câu 3 . Phân tích các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật trong quá trình thiết kế ô
tô. Cho ví dụ minh họa.
* Kĩ thuật
• Quá trình tạo nên các sản phẩm ôtô mới từ chế tạo máy hay lắp ráp tổng
thành, các hệ thống hoặc các tổng thành mới, các thay đổi quan trọng trong
thiết kế nhằm làm hoàn thiện hơn tính chất vận tải của ôtô được gọi là Thiết
kế ôtô
• Bao gồm:
• + Xây dựng tài liệu vẽ
• + Tính toán lý thuyết
• + Các thực nghiệm đánh giá thử nghiệm
• + Nghiên cứu phát triển
• + Các giải pháp công nghệ
• Bản chất của trình tự khoa học trong thiết kế là ở chỗ: trên cơ sở và khả năng
khoa học và kỹ thuật thông qua các phương tiện hiện đại phân tích và tổng
quát hóa cùng với kinh nghiệm để có thể hiểu được nhiệm vụ cho trước, xác
định con đường thiết kế, các giải pháp tối ưu mà tiêu tốn thời gian ngắn
nhất.
Thông qua nghiên cứu khoa học chúng ta có thể:
- Dự báo các hiện tượng chưa quen biết trong quá trình làm việc của các kết
cấu và các tổng thành.
- Xác định các quá trình vật lý, các đặc trưng của kết cấu, các khả năng ứng dụng
vật liệu mới phù hợp với sự phát triển của công nghiệp.
Trên cơ sở đó hoàn thiện kỹ thuật, hoàn thiện phương pháp thiết kế:
- Xác định nguyên nhân hư hỏng khác nhau.
- Xây dựng phương pháp tính toán chính xác
- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá
Khi thiết kế phải sử dụng các phương pháp thiết kế tiên tiến nhất, tận dụng tối đa
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các hiểu biết trong lĩnh vực kết cấu ôtô (cấu trúc, sơ
đồ, hệ thống, nguyên lý làm việc, các đặc tính của quá trình làm việc, các thông số
kết cấu). Quan trọng nhất là sử dụng các tiêu chuẩn hiện hành, sử dụng các vật liệu
mới nhằm đảm bảo các khả năng áp dụng sản phẩm vào trong thực tế.
Vai trò của máy tính trong thiết kế là rất quan trọng, nhưng máy tính cũng không
thể thay thế thực nghiệm và kinh nghiệm
Cơ sở kỹ thuật trong thiết kế nêu ra nhằm đảm bảo cho kết cấu đề xuất có chất
lượng cao, sản phẩm tương đương với trình độ thế giới, tuổi thọ và độ tin cậy cao.
 Kinh tế
Các phương án lựa chọn cần phải đảm bảo thực hiện tốt nhất chức năng của
kết cấu phải thực hiện, đồng thời tiêu tốn ít nhất nguyên nhiên liệu, công sức
của con người trong chế tạo cũng như trong vận tải.
Các thông số kết cấu, kích thước và kiểu xe được thiết kế cần xuất phát từ
mỗi kiểu xe được sử dụng sao cho: phù hợp với mục đích kinh tế, phù hợp
với chức năng theo mục đích sử dụng của nó mà không bị chồng chéo.
Phân tích trong quá trình thiết kế cần phải mổ xẻ cả về chi phí nguyên vật
liệu nhằm đáp ứng cao nhất nhiệm vụ. Các kết cấu phải được thực hiện theo
hướng nâng cao tuổi thọ và có hiệu quả kinh tế rõ ràng.
Tính kinh tế cũng được cần thiết được đặt ra kể cả trong những trường hợp
có những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những hoàn thiện tiên tiến, nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Câu 4 So sánh ưu nhược của động cơ đặt dọc và đặt ngang
Động cơ nằm ngang
Nếu so giữa các xe có cùng 1 kích thước thì đây là cấu hình tối ưu hóa khoang
động cơ và vì vậy cho phép mở rộng tối đa khoang hành khách
Chiều dài của capot giảm thiểu đáng kể vì vậy dễ quan sát hơn
Nhỏ hơn, ngắn hơn cũng đồng nghĩa tiết kiệm hơn
Động cơ nằm dọc
- Phân bố trọng lực của động cơ đều hơn trên cầu trước và cầu sau giúp xe cân
bằng hơn vì vậy hiệu quả hơn
- Kết hơp dễ dàng với trục các đăng và vì vậy tối ưu hóa cho xe dẫn động cầu sau.
Lưu ý rằng các cấu trúc xe dẫn động cầu sau cho phép sử dụng động cơ mạnh hơn
rất nhiều so với xe cầu trước vì các bánh trước sẽ dễ mất độ bám đường hơn khi xe
tăng tốc nhanh.
- Có nhiều khoảng trống hơn vì vậy có thể lắp hộp số to hơn
- Bảo dưỡng xe dễ dàng hơn : thay dây curoa, bơm nước , lốc lạnh, ...
Câu 5. Đặc điểm của việc thiết kế hệ thống truyền lực với cầu trước là cầu chủ
động
. Động cơ phía trước, cầu chủ động phía sau:
Sơ đồ truyền lực: Động cơ đặt trước (nằm dọc) → ly hợp (ly hợp ma sát, biến mô
thủy lực) → hộp số đặt dọc (HS có cấp, HS vô cấp) → trục các đăng → TLC, vi
sai → Bán trục → Bánh xe chủ động. (thường bố trí trên xe con, xe khách nhỏ,
SUV
- Nguyên lý hoạt động: 

Trục truyền động được đặt ở cầu trước, do đó, sức mạnh từ động cơ thông qua hộp
số sẽ giúp 2 bánh trước quay và “kéo” theo bánh sau, cho phép chiếc xe tiến về
phía trước. Hầu hết các loại ô tô hiện nay có phần động cơ và hộp số đặt ở phía
trước, do đó, việc sử dụng dẫn động cầu trước là phương án đơn giản nhất. 

- Ưu điểm:

 + Cấu tạo đơn giản và không đòi hỏi nhiều kết cấu cơ khí phức tạp. Nhờ vậy, giá
thành rẻ hơn do chi phí sản xuất thấp, trọng lượng nhẹ giúp tiết kiệm nhiên liệu,
không gian nội thất rộng rãi,  nhiều tiện nghi hơn do không bị ảnh hưởng bởi các
kết cấu cơ khí phức tạp như các loại hệ truyền động khác.

 + Sức mạnh từ động cơ sẽ được truyền đến bánh trước một cách nhanh chóng
nhất, đảm bảo không tiêu hao nhiều năng lượng trong quá trình truyền tải (do động
cơ và hệ thống dẫn động ô tô được đặt gần nhau).

 + Kết cấu động cơ và hộp số được đặt ở phía trước nên trọng lượng sẽ tập trung
hầu hết ở đầu xe giúp tăng độ bám đường cho bánh dẫn động phía trước.

- Nhược điểm:

 + Phần lớn trọng lượng của xe cầu trước sẽ tập trung ở phần đầu, dẫn tới khả năng
tăng tốc kém hơn so với các loại hệ dẫn động khác. Ngoài ra, phân bố trọng lượng
không đồng đều có thể gây ra hiện tượng “văng đuôi” (bánh sau trượt dài, mất
kiểm soát) khi vào cua gấp ở tốc độ cao.

 + Tuổi thọ lốp trước sẽ không cao do phải chịu mọi tác động từ quá trình vận hành
(định hướng, phanh, chịu tải, tăng tốc...).

6. Đặc điểm của việc thiết kế hệ thống truyền lực với cầu sau là cầu chủ động.
Đặc tính quan trọng của cầu sau chủ động là thiết kế chủ động "quay" của bánh sau
sẽ cung cấp lực "đẩy" thay vì lực "kéo", vì vậy khi xe tăng tốc thì quán tính nghỉ sẽ
dồn năng lượng của nó về phía sau nhiều hơn, do đó nó sẽ làm tăng khả năng bám
đường của các bánh dẫn động. Như vậy, đối với các loại xe thường xuyên phải
tăng/giảm tốc nhanh chóng thì thiết kế bánh sau chủ động tỏ ra rất hiệu quả. Đây
cũng là lý do người ta sử dụng thiết kế RWD cho những chiếc xe thể thao hay xe
đua tốc độ.
So với các loại ô tô có một cầu chủ động, ô tô con hai cầu chủ động cho phép:
-Tận dụng tốt toàn bộ trọng lượng bám, do vậy có khả năng kéo cao,
-Sự truyền mômen chủ động tới tất cả bánh xe, tạo nên khả năng đồng thời tồn tại
cả lực dọc và lực ngang và gây trượt các bánh xe, làm giảm khả năng tăng tốc
mạnh khi xe chạy trên đường vòng, giúp cho tăng cao khả năng an toàn chuyển
động.
- Sử dụng các bộ ABS đơn giản cho hệ thống phanh và sử dụng các bộ vi sai tự
gài giữa các cầu,
- Tạo khả năng thoát nước tốt trên mặt đường có nước, vì khi các bánh xe quay sẽ
đẩy nước ra khỏi chỗ tiếp xúc.
a.Động cơ đặt trước, cầu sau chủ động:

Hình 1: Động cơ đặt trước, cầu sau chủ động (4 x 2)


Phương án này được thể hiện ở hình 1, thường được sử dụng ở xe du lịch và xe tải
hạng nhẹ.
Kiểu bố trí động cơ đặt trước - bánh sau chủ động làm cho động cơ được làm mát
dễ dàng. Tuy nhiên, ở bên trong thân xe không được tiện nghi ở trung tâm do trục
các đăng đi qua nó. Điều này là không tiện nghi nếu gầm xe ở mức quá thấp.

Kiểu động cơ đặt ngoài buồng lái sẽ tạo điều kiện cho công việc sửa chữa, bảo
dưỡng được thuận tiện hơn, nhiệt sinh ra và sự rung động ít ảnh hưởng đến người
lái và hành khách. Nhưng hệ số sử dụng chiều dài xe sẽ giảm xuống, nghĩa là thể
tích chứa hàng hóa và hành khách giảm xuống. Đồng thời tầm nhìn của tài xế bị
hạn chế, ảnh hưởng đến độ an toàn chung. Ngược lại động cơ đặt trong buồng lái
khắc phục được những nhược điểm nói trên.

b.Động cơ đặt sau, cầu sau chủ động:


Phương án này được thể hiện ở hình 2 thường được sử dụng ở một số xe du lịch và
xe khách. Trong trường hợp này hệ thống truyền lực sẽ gọn và đơn giản vì không
cần đến truyền động các đăng. Ở phương án này có thể bố trí động cơ, ly hợp, hộp
số, truyền lực chính gọn thành một khối.
Hình 2: Động cơ đặt sau, cầu sau chủ động (4 x 2).

7. Đặc điểm của việc thiết kế hệ thống truyền lực với phương án bố trí nhiều
cầu chủ động
Được sử dụng trên kiểu xe cần hoạt động ở tất cả các loại địa hình và điều kiện
chuyển động khó khăn cần được trang bị với 4 bánh chủ động và dẫn động thông
qua hộp số phụ.
Hệ thống truyền lực nhiều cầu chủ động: Hệ thống truyền lực 2 cầu chủ
động trên ô tô là hệ thống truyền lực có hơn 1 cầu chủ động. Việc trang bị thêm 1
cầu chủ động sẽ giúp tối ưu được lực kéo được truyền đến các bánh xe tốt hơn.
Lực kéo tối đa mà bánh xe nhận được chỉ bằng giá trị lực bám của bánh xe tác
dụng lên mặt đường. Chính vì vậy, nếu 4 bánh cùng lúc nhận lực kéo thì chắc chắn
giá trị lực kéo lên ô tô sẽ được tối ưu hơn rất nhiều so với chỉ có 2 bánh dẫn động.
Hệ thống truyền lực 2 cầu chủ động trên ô tô thường được chia làm 2 dạng là hệ
thống truyền lực 4WD và AWD.
Có 2 loại chính : 4WD ( 4-Wheels Drive ) và AWD ( All-wheel drive )
+ 4WD (4-Wheels Drive) :  là hệ truyền động 4 bánh nhưng là loại bán thời gian.
Đây là hệ thống chủ yếu được trang bị trên các xe gầm cao (SUV, Crossover, Off-
road). Những chiếc xe trang bị hệ thống truyền động này có thể quay được cả 4
bánh cùng lúc hoặc chỉ 2 bánh tùy vào lựa chọn của người lái
Trong dạng hệ thống dẩn động 4WD này, nguồn lực từ động cơ sau khi qua ly hợp
và hộp số sẽ được truyền đến hộp phân phối, rồi được phân thành hai hướng dẫn về
cầu trước và cầu sau thông qua các trục truyền động tương ứng. Với hệ thống này,
rất nhiều xe còn có chế độ cầu nhanh cầu chậm, hộp phân phối vì thế còn có các bộ
bánh răng hành tinh giảm tốc, nên đôi khi còn được gọi là hộp số phụ.

 + AWD (All-Wheel Drive) : là hệ truyền động 4 bánh toàn thời gian 4x4. Đây là
hệ truyền động thuộc các dòng xe cao cấp. Ở AWD, cả 4 bánh đều nhận được năng
lượng sinh ra bởi động cơ xe. Cấu tạo của hệ AWD cho phép điều chỉnh lượng
năng lượng nhận được trên từng bánh sao cho xe có độ cân bằng tốt nhất trong
từng trường hợp.
Hệ dẫn động AWD là sự cải tiến mới hơn với hàm lượng công nghệ cao so với
4WD, ngoài ra còn có thêm bộ vi sai trung tâm nhằm hạn chế sự chênh lệch giữa
hai bên bánh trái/phải khi đi trên địa hình xấu. Năng lượng được truyền đến các
bánh mọi thời điểm thay vì ngắt quãng như 4WD, và không có chức năng chuyển
sang chế độ khác.
Câu 8
Trình bày khái niệm về hiện tượng tuần hoàn công suất, nêu các biện pháp
khắc phục hiện tượng này trong thiết kế ô tô.
a) KN Hiện tượng tuần hoàn công suất là hiện tượng 1 phần công suất không
được tiêu thụ hết mà quay trở về nhập vào dòng công suất chính được truyền
xuống từ nguồn sinh công suất.
Xe nhiều cầu có hiện tượng tuần hoàn công suất gây mòn lốp, giảm hiệu
suất...Tuần hoàn công suất do hiện tượng các bánh xe cầu trước và cầu sau quay
với tốc độ khác nhau (do bán kính lốp xe, do nhấp nhô của đường hay bán kính
quay vòng khác nhau). Bánh xe có tốc độ quay lớn hơn sẽ thông qua hệ thống
tuyền lực tác động lên cầu (bánh xe của cầu còn lại) gọi là hiện tượng tuần hoàn
công suất.
b) Biện pháp khắc phục:
- Gắn thêm vi sai giữa các cầu nhưng sẽ làm cho xe có giá thành cao và tăng
trọng lượng xe.
- Thiết kế bánh xe ở tất cả các cầu có bán kính giống nhau.
- Khi không cần thiết thì ta chỉ nên gài 1 cầu chủ động để xe có thể phân phối
công suất lên các bánh cho phù hợp.
Câu 9: Khái niệm bố trí chung, mục đích và yêu cầu của việc bố trí chung?
KN: Bố trí chung trên ô tô bao gồm bố trí động cơ và hệ thống truyền lực .
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng , công dụng và tính kinh tế mà mỗi loại xe có
cách bố trí riêng . Nhìn chung , khi chọn phương pháp bố trí chung cho xe , chúng
ta phải cân nhắc để chọn ra phương án tối ưu , nhằm đáp ứng các yêu cầu sau đây :
- Kích thước của xe nhỏ , bố trí hợp lý phù hợp với các điều kiện đường xá và khí
hậu .
- Xe phải đảm bảo tính tiện nghi cho lái xe và hành khách , đảm bảo tầm nhìn
thoáng và tốt .
- Xe phải có tính kinh tế cao , được thể hiện qua hệ số sử dụng chiều dài 1 của xe
Khi hệ số 1 càng lớn thì tính kinh tế của xe càng tăng .
l
λ= L
Ở đây :
l- Chiều dài thùng chứa hàng ( xe tải ) hoặc chiều dài buồng chứa hành
khách chở khách )
L - Chiều dài toàn bộ của ô tô
- Đảm bảo không gian cần thiết cho tài xế dễ thao tác , điều khiển xe và chỗ ngồi
phải đảm bảo an toàn
- Dễ sửa chữa , bảo dưỡng động cơ , hệ thống truyền lực và các bộ phận còn lại .
- Đảm bảo sự phân bố tải trọng lên các cầu xe hợp lý , làm tăng khả năng kéo , bám
ổn định , êm dịu ... v..v ... của xe khi chuyển động.
* Mục đích:
- Ô tô tải được dung với mục đích chuyên chở đa năng kể cả các vật có hinh
khối không thể tháo rời, không gian dùng cho chở hàng cách biệt với buồng
lái bằng vách ngăn. Thùng hàng phải có khả năng mở về các phía thuận lợi
cho việc xếp dỡ hàng hóa. Riêng loại ô tô tải nhỏ thùng kín được xem xét bố
trí chung trên cơ sở của ô tô chở người loại nhỏ
- Bố trí chung ô tô con phụ thuộc vào bố trí các khoang, hệ thống truyền lực
vận tốc vmax, tổng số chỗ ngồi trên xe, khối lượng hành lý hay đồ đạc loại
đường xe hoạt động. cấu trúc ô tô chia làm 3 khoang: khoang động cơ,
khoang người trở và khoang hành lý.
10. Phân tính ưu nhược điểm của các phương án bố trí động cơ đặt trước, cầu
chủ động đặt sau.
Ưu điểm:
 Phân bổ trọng lượng xe tối ưu.
 Làm mát động cơ tốt hơn với cùng bộ tản nhiệt phía trước.
 Tăng độ ma sát lên bánh trước.
 Khi động cơ làm việc, nhiệt năng do động cơ toả ra và sự rung của động cơ
ít ảnh hưởng đến tài xế và hành khách.
 Tạo điều kiện cho công việc sửa chữa và bảo dưỡng được thuận tiện hơn.
 Lực đẩy phụ thuộc vào bánh sau giúp thân xe cân bằng hơn.
 Ngoài ra, do cơ chế quay bánh sau cung cấp lực đẩy tới bánh trước mà xe sử
dụng dẫn động cầu sau đánh lái dễ dàng và chính xác hơn.
  + Thu gọn khoang động cơ trước giúp mở rộng hốc bánh xe trước, nhờ đó
dễ dàng đánh lái hơn. 
 - Đem lại cảm giác lái tốt hơn.

Nhược điểm:
 Hạn chế tầm nhìn của người lái.
 Trọng tâm của xe bị nâng cao, làm cho độ ổn định của xe giảm.
 Trục các đăng chạy dọc dưới gầm xe do vậy gầm xe sẽ phải làm cao thêm.
Không gian nội thất trong xe phải được bố trí sắp xếp lại.hệ số sử dụng chiều
dài xe sẽ giảm xuống, nghĩa là thể tích chứa hàng hóa và hành khách giảm
xuống
 Do phải truyền lực tương đối xa nên sẽ bị tổn hao 1 phần công suất
 Xe cầu sau sẽ có thêm nhiều chi tiết cấu thành hơn, dẫn tới chi phí sản xuất
đắt đỏ hơn.
 - Dễ bị thừa lái hơn.
  + Khi tăng tốc đột ngột, ở những mẫu xe được trang bị động cơ công suất
lớn sẽ gặp hiện tượng trượt hoặc thân xe xoay ngang mất ổn định. 
VD 1 số dòng xe sử dụng động cơ đặt trước cầu chủ động đặt sau
+ Suzuki Carry Truck
+ Tata Super Ace 

Câu 11 Phân tích ưu nhược của các phương án bố trí động cơ đặt sau, cầu sau
chủ động
Động cơ nằm sau, cầu sau chủ động
* Sơ đồ e: Động cơ, ly hợp, hộp số, cầu chủ động làm thành một khối gọn ở phía
sau xe, cầu sau chủ động. Cụm động cơ nằm trước cầu chủ động. Cấu trúc này hiện
nay ít gặp trên ôtô loại 4, 5 chỗ ngồi, tuy vậy vẫn tồn tại vi lý do công nghệ truyền
thống của các hãng sản xuất.
* Sơ đồ g: giống như sơ đồ e nhưng cụm động cơ nằm ngược lại, đặt sau cầu sau.
Hai dạng cấu trúc này có tải trọng đặt trên cầu sau lớn rất phù hợp cho việc tăng
lực kéo xe trong mọi điều kiện chuyển động, tức là đảm bảo khả năng tăng tốc xe
tốt. Do trọng lượng đặt lên cầu trước nhỏ nên tải trọng khi phanh không quá lớn,
thích hợp với các loại xe có trọng lượng nhỏ, lực cần thiết trên vành lái nhỏ, nhưng
ngược lại có độ nhạy cảm với gió bên cao. Do không gian phía sau bố trí cụm động
lực nên không thể tạo khoang chứa hành lý.
Ưu điểm của kết cấu này:
 Tạo nên khả năng tận dụng lực kéo tốt cho ô tô,
 Thích hợp cho việc đơn giản kết cấu và điều khiển cầu trước,
 Hợp lý khi bố trí kết cấu phanh, có thể không cần sử dụng bộ điều chỉnh lực
phanh
 Dòng truyền lực ngắn tới các bánh xe chủ động.
 Điều khiển lái nhẹ và lực vành lãi nhỏ,
 Hạ thấp chiều cao đầu xe, phù hợp với việc tạo dáng khí động học,
 Mặt sàn phẳng tạo không gian trong xe cô tính tiện nghĩ,
 Hạ thấp tiếng ổn và ảnh hưởng của khí xả động cơ.
Nhược điểm:
 Khó đảm bảo ổn định hưởng của ô tô khi vào vòng,
 Khó khăn trong việc đảm bảo thể tích khoang hành lý.
 Mài mòn lớp sau lớn do việc phân bố tải trọng cho cầu sau lớn,
 Bệ đặt các tổng thành đòi hỏi có độ cứng cao dẫn tới hạn chế khả năng
chống rung.
 Khó bố trí làm mát và thoát khi xử cho động cơ,
 Không thuận lợi cho việc bộ trị thùng nhiên liệu,
 Cơ cấu điều khiến quá xa vị trí người lái.
 Chiều dài ống xả ngăn khó bố trị giảm âm và lọc khí xả.

Các dạng xe này hiện nay chí thích hợp với các loại xe đua (sport). Với cấu trúc
như thể có khả năng phát huy tốt công suất động có trên các bánh xe chủ động phia
sau. Do việc sử dụng không gian của xe không hợp lý, nên chỉ phù hợp với các loại
xe dạng coupe có 2 chỗ ngồi. Khả năng bố trí hành lý có thể thực hiện phần đầu xe,
hay phần trên của cụm tổng thành động cơ.
Câu 12 trình bày ưu nhược điểm của các sơ đồ hệ thống truyền lực trên ô tô
con 2 cầu chủ động?
a) Xe 2 cầu chủ động ,động cơ đặt phía trước

- Ưu điểm:
+ Phân bổ trọng lượng xe tối ưu.
+ Làm mát động cơ tốt hơn với cùng bộ tản nhiệt phía trước.
+ Tăng độ ma sát lên bánh trước.
+ Khi động cơ làm việc, nhiệt năng do động cơ toả ra và sự rung của động cơ ít
ảnh hưởng đến tài xế và hành khách.
+ Tạo điều kiện cho công việc sửa chữa và bảo dưỡng được thuận tiện hơn.
- Nhược điểm:
+ Hạn chế tầm nhìn của người lái.
+ Phải có phương pháp cách nhiệt và cách âm tốt,nhằm hạn chế ảnh hưởng của
động cơ đối với tài xế và hành khách.như nóng và tiếng ồn động cơ.
+ Trọng tâm của xe bị nâng cao, làm cho độ ổn định của xe giảm.
b) Xe 2 cầu chủ động ,động cơ đặt phía sau

- Ưu điểm:
+ Cắt giảm chi phí, việc đưa động cơ sẽ giúp nhà sản xuất giảm bớt đi các chi
tiết truyền động.
+ Động cơ đặt sau sẽ rút ngắn khoảng cách từ động cơ truyền xuống cầu, từ đó
mà hao hụt từ công suất động cơ truyền xuống công suất tại bánh cũng sẽ giảm
đi đáng kể.
+ Khi tăng tốc toàn bộ trọng lượng xe sẽ được dồn về phía sau, trọng lượng này
giúp xe tối ưu hiệu quả tăng tốc và giúp xe bám đường hơn.
+ Vì những ưu điểm trên mà cách bố trí này thường được sử dụng trên các xe
thể thao hoặc siêu xe,…
- Nhược điểm:
+ Vấn đề điều khiển động cơ,ly hợp,hộp số…. sẽ phức tạp hơn vì các bộ phận
trên nằm xa người lái.
+ Khối lượng xe hầu như phân bố về phía đuôi xe, cộng với công suất lớn nên
những dòng xe này thường khó điều khiển hơn xe phổ thông. Nhất là khi tăng
tốc nhanh ở đoạn cong hoặc vào cua với tốc độ lớn, bởi khối lượng của động cơ
phía sau có thể khiến xe bị “quăng đuôi”.
+ Khó bảo dưỡng và sửa chữa.
+ Việc làm mát động cơ cũng khó khăn hơn so với động cơ đặt phía trước.
Câu 13 : Phân tích bố trí chung trên oto có khả năng cơ động cao
- Khoảng sáng gầm xe: Đó là khoảng cách giữa điểm thấp nhất của gầm xe
với mặt đường được ký hiệu là h. Khoảng cách này đặt trưng cho độ nhấp
nhô lớn nhất của mặt đường mà xe có thể vượt qua được.
Ở những ô tô có tính năng cơ động thấp h = 175÷210mm (đối với ô tô du lịch) và
h = 240÷275 mm (đối với ô tô tải).
Ở những ô tô có tính năng tính năng cơ động cao, khoảng sáng này thường lớn
hơn so với ô tô có tính năng cơ động thấp từ 20÷50 mm.
Ở những xe đặc biệt khoảng sáng gầm xe này có thể đạt tới 400 mm hoặc cao hơn
- Bán kính cơ động dọc và cơ động ngang:
Bán kính cơ động dọc 1 là bán kính lớn nhất của mặt trụ tiếp tuyến với các bánh
xe trước và bánh xe sau và đi qua điểm thấp nhất của gầm xe trong mặt phẳng dọc.
Bán kính cơ động ngang 2 là bán kính lớn nhất của mặt trụ tiếp xúc với mặt trong
của lốp xe bên phải và lốp xe bên trái và đi qua điểm thấp nhất của gầm xe trong
mặt phẳng ngang.
Bán kính cơ động dọc 1 và bán kính cơ động ngang 2 càng nhỏ thì tính năng cơ
động của xe càng tốt
Ở những ô tô có tính năng cơ động cao, bán kính cơ động dọc nhỏ hơn so với loại
ô tô tương tự nhưng có tính năng cơ động thấp, trong đa số các trường hợp bán
kính này không vượt quá trị 1 từ 2,0÷3,6 m.
- Tính năng cơ động của ô tô để vượt qua những chướng ngại này phụ thuộc
vào trị số của các góc cơ động trước và góc cơ động sau.
Góc cơ động trước () là góc nhỏ nhất tạo bởi mặt đường với mặt phẳng tiếp tuyến
của bánh xe trước và đi qua điểm nhô ra nào đấy của đường bao phía trước của ô
tô.
Góc cơ động sau (β ) là góc nhỏ nhất tạo bởi mặt đường với mặt phẳng tiếp tuyến
của bánh xe sau và đi qua điểm nhô ra nào đấy của đường bao phía sau ô tô.
Ô tô có tính năng cơ động cao
Góc cơ động trước không nhỏ hơn: 45÷50 độ
Góc cơ động sau không nhỏ hơn 35-40 độ
- Để xe có tính cơ động cao hơn có thể tăng số cầu chủ động. Với cách bố trí
này, chất lượng kéo – bám của ô tô sẽ tăng rất nhiều nhờ việc tận dụng tới
mức tối đa trọng lượng sử dụng của xe để biến thành trọng lượng bám.
Câu 14: Thế nào là lực cản khí động học, viết công thức và giải thích.
Trả lời:
Lực cản khí động học là lực cản của các dòng không khí tác động lên ô tô trong
quá trình ô tô chuyển động. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ số cản không
khí,vận tốc của xe, diện tích cản, hình dạng của xe…. Lực cản khí động học tác
dụng lên xe theo cả 3 phương x,y,z.

Hình 1.khí động học đầu xe


Hình 2.khí động học dọc thân xe

Hình 3,khí động học sau xe


Công thức:
Trong dó:
v - Vận tốc chuyển động của xe, lực cản tỉ lệ với bình phương vận tốc của xe. Ví dụ
khi xe tăng từ 36km/h lên 72 km/h (tăng2 lần) tốc độ thì lực cản tăng 4 lần, tốc độ
tăng từ 36km/h lên 108km/h (tăng 3) lần thì lực cản tăng 9 làn.
 - Mật độ không khí. Mật độ không khí càng lớn thì lực cản càng lớn
CD - Hệ số cản khí động học, nó phụ thuộc vào hình dạng của ô tô và chất lượng bề
mặt của nó, phụ thuộc vào mật độ không khí. Xe du lịch: CD = 0,2-0,35; xe tải: CD =
0,6-0,7; xe khách: CD=0,25-0,4; xe đua: CD= 0,13-0,15
A - Diện tích cản chính diện của xe. Lực cản tỷ lệ với diện tích

15. Phân tích các phương án trong thiết kế ô tô nhằm giảm tác động của lực
cản khí động học trong quá trình di chuyển.

Có 2 lực khí động học cơ bản đó là lực cản và lực nâng. Trong đó, lực cản là lực
do không khí tác dụng lên ô tô trong quá trình xe di chuyển, còn lực nâng là lực
vuông góc - một lực tạo ra bởi không khí cho phép đẩy thân xe từ phương từ dưới
lên.
+ Để cải thiện tính năng khí động học – giảm thiểu hệ số cản Cd, những nhà
thiết kế xe hơi thường dùng các biện pháp sau đây để giảm bớt các lực cản
chuyển động
- Cánh gió đuôi xe: bộ phận giúp luồng không khí trên mui xe thoát ra sau và
sẽ không thể quay trở lại. Qua đó, giảm lực nâng và lực cản khi xe di
chuyển.
- Thiết kế các lỗ thông khí: Nhờ có lỗ thông khí mà luồng không khí tiếp cận
với xe sẽ được hướng đi qua 2 bên cạnh của xe. Nó sẽ giúp giảm cả lực cản
khí động lực học

- Dặt kính chắn gió trước của xe nghiêng 1 góc: luồng không khí khi va vào
kính chắn gió trước sẽ nhanh chóng theo độ nghiêng của kính thoát lên, từ
đó lực cản chính diện sẽ được giảm bớt
- Gầm xe trơn: giảm bớt các lực cản do hệ thống truyền động như hộp số, các
đăng, vi sai,… gây ra. Hơn nữa, nó còn giúp tăng vận tốc dòng khí bên dưới
gầm xe, từ đó làm giảm lực nâng. Một lợi ích tương tự khi chúng ta hạ thấp
chiều cao gầm xe.

+ Cánh gió thường được lắp trên các mẫu xe đua và xe tải thể thao. Chúng
có thể được gắn ở nhiều nơi như đầu, đuôi hoặc thân xe. Tuy nhiên, cánh gió
đuôi xe là quan trọng nhất và có tác dụng lớn nhất.

- Chức năng chủ yếu của cánh gió là giảm lực nâng của không khí đối với xe
khi đi tốc độ cao.
- Khi đi nhanh trên đường cao tốc, chiếc xe sẽ chịu lực nâng của không khí ở
bên dưới gầm xe, dẫn tới việc sự ổn định thân xe bị phá vỡ do xe trở nên nhẹ
hơn.

- Cánh gió có tác dụng tăng lực ép từ trên xuống để giảm bớt lực nâng vừa
nêu. Đó là lý do vì sao các mẫu xe đua và xe thể thao bắt buộc phải có cánh
gió. Nếu không có cánh gió, việc lái xe ở tốc độ cao sẽ trở nên khó khăn vì
chiếc xe trở nên rất chòng chành.

hình ảnh mô phỏng không khí trượt trên cánh đuôi xe

You might also like