You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


-------***-------

BÀI TẬP LỚN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ BÀI: Phân tích các đặc điểm dân tộc ở Việt Nam. Là một thành viên
trong một quốc gia đa tộc người, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì
để góp phần giúp đỡ bà con các dân tộc thiểu số và xây dựng khối đại đoàn
kết các dân tộc ở nước ta hiện nay.

Họ tên: Nguyễn Thị Kiều Nhung


Lớp: DSEB 62
Mã SV: 11203041

Hà Nội 2022
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC 3

1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của dân tộc


a. Quốc gia nhiều dân tộc 3
b. Quốc gia dân tộc 3

PHẦN II: DÂN TỘC VÀ QUAN HỆ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM 4

1. Đặc điểm dân tộc Việt Nam 4


2. Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà Nước Việt
Nam 7
a. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc và giải quyết
quan hệ dân tộc 7
b. Chính sách dân tộc của Ðảng, Nhà nước Việt Nam 8

PHẦN III: TRÁCH NHIỆM VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

1. Trách nhiệm và hành động của sinh viên trong việc góp phần
củng cố khôi liên minh và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
9
2. Trách nhiệm và hành động trong việc giúp đỡ bà con dân tộc
thiểu số 11

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Dân tộc là một vấn đề mang tính chất thời sự đối với tất cả các quốc gia
trên thế giới. Vấn đề dân tộc mang tính lý luận và tính thực tiễn sâu sắc. Đặc
biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp
đối với mỗi quốc gia và cả toàn cầu. Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo là vấn đề nhạy
cảm mà các thế lực thù địch luôn tình cách lợi dụng nhằm chống phá sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta và chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc ta.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Đặc trưng nổi bật trong quan hệ
giữa các dân tộc ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hòa hợp dân tộc trong một
cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được
thử thách trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây
dựng đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử cho đến ngày nay. Các dân tộc có
ngôn ngữ, đặc trưng văn hoá và trình độ phát triển khác nhau. Tính khác việt
tạo nên sự phòng phú, đa dạng. Nhưng bản thân nó cũng sẽ tạo nên sự phân
biệt nếu quan hệ dân tộc không được giải quyết tốt. Chính vì giải quyết tốt
quan hệ dân tộc là vấn đề cấp thiết luôn được đặt ra đối với Đảng và Nhà
nước.

Vì vậy, em đã chọn đề tài “Phân tích các đặc điểm dân tộc ở Việt Nam. Là
một thành viên trong một quốc gia đa tộc người, em thấy mình cần phải có
trách nhiệm gì để góp phần giúp đỡ bà con các dân tộc thiểu số và xây dựng
khối đại đoàn kết các dân tộc ở nước ta hiện nay.”

2
PHẦN I:

DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của dân tộc

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc là sản phẩm của một
quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi dân tộc xuất hiện,
loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ
lạc, bộ tộc.

Cho đến này nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất:

Một là, dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền
vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hoá đặc
thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận của
quốc gia - quốc gia nhiều dân tộc. Các đặc trưng cơ bản:

○ Có chung cách thức sinh hoạt kinh tế. Ðây là đặc trưng quan trọng
nhất, tạo nên nền tảng vững chắc của dân tộc.
○ Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt. Lãnh thổ bao gồm vùng
đất, vùng biển, hải đảo, vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia và
thường được thể chế hoá thành luật pháp quốc gia và luật pháp quốc
tế. Xác lập và bảo vệ lãnh thổ quốc gia dân tộc là nhiệm vụ quan trọng
đối với việc quyết định vận mệnh của một dân tộc.
○ Có chung một nhà nước quản lý.
○ Có ngôn ngữ chung của quốc gia làm công cụ giao tiếp.
○ Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc
riêng của nền văn hóa dân tộc. Với các quốc gia có nhiều tộc người,
sự thống nhất trong đa dạng văn hóa là đặc trưng, đồng thời là quy
luật phát triển, là tiềm năng, sức mạnh nội sinh, tính hấp dẫn của nền
văn hóa Việt Nam.

Hai là, dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một
nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý
thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính
trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt
quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Với nghĩa này, dân tộc là
toàn bộ nhân dân của quốc gia đó - quốc gia dân tộc. Các đặc trưng cơ bản:

3
○ Cộng đồng về ngôn ngữ (gồm ngôn ngữ nói hoặc/và ngôn ngữ viết).
Ngôn ngữ chính là một đặc trưng cơ bản để phân biệt tộc người này
với tộc người kia. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có
những tộc người không còn ngôn ngữ mẹ đẻ mà sử dụng ngôn ngữ
khác làm công cụ giao tiếp.
○ Cộng đồng về văn hóa. Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa
phi vật thể. Điều này phản ánh truyền thống, phong tục, tập quán, tín
ngưỡng,… của mỗi tộc người. Ngày nay, song song với xu thế giao
lưu văn hóa vẫn tồn tại xu thế bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của
mỗi tộc người.
○ Ý thức tự giác tộc người, tiêu chí quan trọng nhất để phân định một
tộc người, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người. Ðặc
trưng nổi bật là các tộc người luôn tự ý thức về nguồn gốc, tộc danh
của dân tộc mình. Sự hình thành và phát triển của ý thức tự giác tộc
người liên quan trực tiếp đến các yếu tố của ý thức, tình cảm, tâm lý
tộc người.

Như vậy, khái niệm dân tộc cần phải được hiểu theo hai nghĩa khác nhau.
Hai vấn đề này tuy khác nhau nhưng lại gắn bó rất mật thiết với nhau và
không thể tách rời.

PHẦN II:
DÂN TỘC VÀ QUAN HỆ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

1. Đặc điểm dân tộc Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người có những đặc điểm nổi bật sau
đây:

Thứ nhất: Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó, dân tộc kinh có 73.594.341 người,
chiếm 85,7% dân số cả nước; 53 dân tộc thiểu số có 12.252.656 người, chiếm
14,3% dân số. Tỷ lệ số dân giữa các dân tộc cũng không đồng đều, có dân tộc
với số dân lớn hơn 1 triệu (Tày, Thái, Mường, Khơ me, Mông…), nhưng có

4
dân tộc với số dân chỉ vài ba trăm người (Si la, Pu péo, Rơ măm, Brâu, Ơđu).
Thực tế cho thấy nếu dân tộc mà số dân chỉ có hàng trăm sẽ gặp rất nhiều khó
khăn cho việc tổ chức cuộc sống, bảo tồn tiếng nói và văn hóa dân tộc, duy trì
và phát triển giống nòi. Do vậy, việc phát triển số dân hợp lí cho các dân tộc
thiểu số, đặc biệt đối với những dân tộc thiểu số rất ít người đang được Đảng
và Nhà nước Việt Nam có những chính sách quan tâm đặc biệt.

Thứ hai: các dân tộc cư trú xen kẽ nhau

Việt Nam vốn là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam
Á. Tính chất chuyển cư như vậy đã tạo nên bản đồ cư trú của các dân tộc trở
nên phân tác, xen kẽ và làm cho các dân tộc ở Việt Nam không có lãnh thổ tộc
người riêng. Vì vậy, không có một dân tộc nào ở Việt Nam cư trú tập trung và
duy nhất trên một địa bàn. Đặc điểm này một mặt tạo điều kiện thuận lợi để
các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mở rộng giao lưu giúp đỡ nhau
cùng phát triển và tạo nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Mặt
khác, do có nhiều tộc người sống xen kẽ nên trong quá trình sinh sống cũng
dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng
vấn đề dân tộc phá hoại an ninh chính trị và sự thống nhất của đất nước.

Thứ ba: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị
trí chiến lược quan trọng

Mặc dù chỉ chiếm 14,3% dân số, nhưng 53 dân tộc thiểu số Việt Nam lại
cư trú trên ¾ diện tích lãnh thổ và ở những vị trí trọng yếu của quốc gia cả về
kinh tế, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái – đó là vùng biên giới, hải
đảo, vùng sâu vùng xa của đất nước. Một số dân tộc có quan hệ dòng tộc với
các dân tộc ở các nước láng giềng và khu vực. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc
Mông, dân tộc Khơ me, dân tộc Hoa… do vậy, các thế lực phản động thường
lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam.

5
Thứ tư: Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều.

Các dân tộc ở nước ta còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội. Về phương diện xã hội, trình độ tổ chức đời sống,
quan hệ xã hội của các dân tộc thiểu số khác nhau. Về phương diện kinh tế, có
thể phân loại các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ở những trình độ phát triển rất
khác nhau. Một số ít các dân tộc thiểu số còn duy trì kinh tế chiếm đoạt, dựa
vào khai thác tự nhiên; tuy nhiên, đại bộ phận các dân tộc ở Việt Nam đã
chuyển sang phương thức sản xuất tiến bộ, tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Về văn hóa, trình độ dân trí, trình độ chuyên môn kỹ thuật
của nhiều dân tộc thiểu số còn thấp. Muốn thực hiện bình đẳng dân tộc, phải
từng bước giảm, tiến tới xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các dân tộc về
kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là nội dung quan trọng trong đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam để các dân tộc thiểu số phát triển nhanh
và bền vững.

Thứ năm: Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời
trong cộng đồng dân tộc – quốc gia thống nhất

Đặc trưng này được hình thành do yêu cầu của quá trình cải biến tự nhiên
và nhu cầu phải hợp sức, hợp quần để cùng đấu tranh chống ngoại xâm nên
dân tộc Việt Nam đã hình thành từ rất sớm và tạo ra độ kết dính cao giữa các
dân tộc. Đoàn kết dân tộc trở thành truyền thống quý báu của các dân tộc ở
Việt Nam, là một trong những nguyên nhân và động lực quyết định mọi thắng
lợi của dân tộc VIệt Nam trong các giai đoạn lịch sử; đánh thắng mọi kẻ thù
xâm lược để giành độc lập thống nhất Tổ quốc. Ngày nay, để thực hiện thắng
lợi chiến lược xây dựng vào bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, các dân tộc
thiểu số cũng như đa số phải ra sức phát huy nội lực, giữ gìn và phát huy
truyền thống đoàn kết dân tộc, nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm
mưu và hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Thứ sáu: Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự
phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong văn hóa của mỗi dân tộc đều
có những sắc thái độc đáo riêng góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam

6
thống nhất trong đa dạng. Sự thống nhất đó, suy cho cùng là bởi, các dân tộc
đều có chung một lịch sử dựng nước và giữ nước, đều sớm hình thành ý thức
về một quốc gia độc lập, thống nhất

Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam, Ðảng và Nhà nước ta
luôn luôn quan tâm đến chính sách dân tộc, xem đó là vấn đề chính trị - xã hội
rộng lớn và toàn diện gắn liền với các mục tiêu trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở nước ta.

2. Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà Nước Việt
Nam

a. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc và giải quyết
quan hệ dân tộc

Ngay từ khi ra đời, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện nhất quán
những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân tộc. Ðảng và Nhà
nước ta luôn luôn coi vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc có tầm quan trọng đặc biệt. Đại hội XII đã khẳng định tầm quan trọng của
đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của nước ta, đồng thời đưa ra
quan điểm về vấn đề dân tộc, những gì nên làm, những gì cần hoàn thiện, và
những gì nên tránh.

Nói tóm lại, quan điểm cơ bản của Ðảng ta về vấn đề dân tộc thể hiện ở
các nội dung sau:

○ Dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cũng
là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
○ Các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam bình đẳng, đoàn
kết, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kiên quyết
đấu tranh chống lại mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
○ Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh -
quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; phát triển kinh tế
đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội; quan tâm phát triển, bồi dưỡng
nguồn nhân lực; giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền

7
thống của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của
cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
○ Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền
núi; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi
với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần
tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc; tăng cường sự quan tâm hỗ
trợ của Trung ương và địa phương trên cả nước.
○ Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn
Ðảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống
chính trị.

b. Chính sách dân tộc của Ðảng, Nhà nước Việt Nam
Chính sách dân tộc cơ bản của Ðảng và Nhà nước ta được thể hiện cụ thể
ở những điểm sau:

Về chính trị: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
Nâng cao tính tích cực chính trị của công dân; nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc của đồng bào các dân tộc
thiểu số , thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và CNXH, dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Về kinh tế: thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng phát
triển, từng bước thu hẹp chênh lệch về kinh tế. Thực hiện các nội dung kinh tế
thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, nâng
cao trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc. Mở rộng giao lưu văn hóa với
các quốc gia, các khu vực và trên thế giới. Ðấu tranh chống tệ nạn xã hội,
chống diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng - văn hóa ở nước ta.

Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội,
xóa đói giảm nghèo, dân số, y tế, giáo dục, từng bước thực hiện bình đẳng xã

8
hội. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và các tổ chức chính trị - xã
hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Về an ninh quốc phòng: bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở đảm bảo ổn định chính
trị, thực hiện tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phối hợp chặt chẽ
với các lực lượng trên từng địa bàn. Củng cố, thắt chặt quan hệ quân dân, tạo
thế trận quốc phòng toàn dân.

PHẦN III:
TRÁCH NHIỆM VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
1. Trách nhiệm và hành động của sinh viên trong việc góp phần củng cố
khôi liên minh và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Có thể thấy việc sinh viên có trách nhiệm trong việc củng cố và góp phần
khối đại đoàn kết dân tộc là việc ý nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc xây
dựng đất nước. Đây cũng được coi là tư tưởng cơ bản trong việc chiến đấu,
chống giặc ngoại xâm, hình thành sức mạnh vững chắc, là một vấn đề sống
của cách mạng :
Thứ nhất, ý thức luôn được rèn dũa, nâng cao đạo đức mỗi ngày: Tôi sẽ
luôn đặt trách nhiệm và phẩm cách lên hàng đầu. Vì đối với một Đoàn viên,
việc đặt trách nhiệm và phẩm cách sẽ quyết định tất cả trong công trình phát
triển đất nước ta. Luôn luôn trau dồi phẩm chất tư cách, hoàn thành nhiệm vụ
mà Đảng và chính quyền giao phó. Sống hết lòng hết sức vì dân và Đảng, đối
xử hòa đồng, tự nguyện phục vụ cho xã hội.
Thứ hai, ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với công việc nghề
nghiệp của mình. Tôi sẽ luôn tham gia các hoạt động chuyên môn của nhà
trường cũng như và Ngành tôi đang theo đuổi. Tôi sẽ cố gắng hết sức trong
việc học của mình, luôn luôn hoàn thành bài tập và nhiệm vụ đã được giao
trước đó. Sẽ cống hiến hết mình cho nghề nghiệp của mình.
Thứ ba, sống chính trực, trung thực, dám đứng lên làm chứng, bảo vệ chỉ
những điều đúng đắn, bảo vệ đường lối chính sách, quan niệm của Đảng Cộng
Sản. Luôn yêu thương người khó khăn hơn mình, sống ngay thẳng, khiêm tốn
trong mọi việc. Không đua theo thành tích trước mắt, không giấu diếm, bảo
vệ công lý, không ngại đưa ra khuyết điểm của mình.
Thứ tư, Trong tiềm thức mỗi người phải luôn in sâu về việc giữ gìn đoàn
kết cơ quan nhà nước cũng như cơ quan đơn vị. Luôn khen thưởng những

9
thành viên có thành tích xuất sắc trước công chúng. Đề cao ý thức trách
nhiệm công việc cũng như trong cuộc sống.
Thứ năm, ý thức tổ chức, kỷ luật, tự phê bình và phê bình theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh:
○ Đối với bản thân của mỗi người sinh viên phải tự đặt mình và người
khác trong một tổ chức. Làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả và
pháp luật. Đề cao ý thức của mỗi người trong công cuộc xây dựng đất
nước. Không chia bè chia phái, lôi kéo người khác làm những việc trái
pháp luật.
○ Có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình bản thân. Là người sinh
viên, tôi phải luôn cố gắng hết sức mình trong mọi việc, nhất là trong
công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Luôn tự kiểm điểm bản
thân trong mọi việc. Thực hiện tốt nhiệm vụ của trường và Đảng đưa
ra. Còn điều sai sót, trong tương lai tôi sẽ cố gắng hơn để góp phần
xây dựng Đảng ta.

Noi gương phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của mỗi sinh
viên theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh:
Là một sinh viên tôi phải phấn đấu và trở nên gương mẫu trong các hoạt
động xã hội, vận dụng sáng tạo để góp phần cho đất nước ngày càng một phát
triển mạnh mẽ hơn. Luôn giữ vững lập trường của mình, dám nói lên tiếng nói
của mình. Giữ chuẩn mực đạo đức của ông cha ta từ xưa đến nay. Noi gương
theo chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.Và cũng như trong mọi hành động và ý
nghĩ, tôi sẽ luôn quán triệt tư tưởng sâu sắc trong việc đấu tranh với bản thân
để noi theo tấm gương vĩ đại của Người. Thêm vào đó với việc xây dựng
Đảng, tôi luôn cảnh giác với những thế lực thù địch chống phá Việt Nam, bạo
loạn lật đổ của các chủ nghĩa đế quốc. Luôn trau dồi, học hỏi, học tập và rèn
luyện theo tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng Đảng cũng như về sự
nghiệp của thanh niên Việt Nam. Luôn trung thành tuyệt đối với Đảng và Nhà
nước.
Trong xu thế toàn cầu hiện nay, bản thân ta là một sinh viên thì phải có
trách nhiệm sáng suốt trong việc chọn lọc thông tin. Không để bản thân sa lầy
vào những hội phản động, lôi kéo lối sống thực dụng. Sinh viên ngày nay phải
tham gia vào các hoạt động tình nguyện giúp đỡ, tuyên truyền ý thức tự giác,
kỷ luật nhằm đẩy mạnh trong công tác xây dựng Đảng ta. Không tự học suốt
đời, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn của mình.Tuyên truyền đường lối

10
chính sách pháp luật của Đảng, của nhà nước đến quần chúng nhân dân. Tìm
biện pháp để phòng chống suy thoái về phẩm chất đạo đức.
Qua những điều trên, mỗi chúng ta, phải luôn ý thức được trách nhiệm to
lớn của mình trong việc góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc
Hiện nay, ở đất nước ta, những dân tộc thiểu số ít người vẫn đang sinh
sống ở một số vùng miền tổ quốc. Đảng ta và Nhà nước đã và đang thực hiện
những chính sách giúp đỡ đời sống cho những dân tộc thiểu số trên. Là một
sinh viên, tôi cảm thấy rằng giúp đỡ các dân tộc thiểu số cũng là đang góp
phần vào việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

2. Trách nhiệm và hành động trong việc giúp đỡ bà con dân tộc thiểu số
Bên cạnh việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đi đôi với đó luôn là
trách nhiệm giúp đỡ dân tộc thiểu số, một trong những mục tiêu được đề cao
của đất nước ta:
○ Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn
đề dân tộc, đặc biệt là trong đường lối về dân tộc thiểu số
○ Luôn luôn tu dưỡng, trau dồi năng lực bản thân về mọi mặt, có vậy ta
mới có thể giúp đỡ cho người khác.
○ Thực hiện tốt những trách nhiệm (đề cập ở trên) về khối đại đoàn kết
toàn dân tương đương với giúp đỡ bà con dân tộc thiểu số
○ Tổ chức dạy học cho trẻ em vùng cao về những vấn đề cấp thiết hiện
nay: vận động đến trường, giáo dục giới tính, ủng hộ kinh tế, thiện
nguyện….
○ Tuyên truyền những thông tin, đổi mới tích cực đến dân tộc thiểu số
khi học không có điều kiện truy cập
○ Cuối cùng, luôn hướng tới mục tiêu cao cả: khối đại đoàn kết toàn dân
và lòng nhân ái giúp đỡ con người.

KẾT LUẬN

Thông qua việc tiếp thu và phát huy những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin về dân tộc, Đảng và Nhà nước đã khái quát được đặc điểm
và tình hình dân tộc của đất nước Việt Nam hiện nay, từ đó, thể hiện quan
điểm về vấn đề dân tộc và đề ra được những chính sách phát triển phù hợp với
thời đại và với từng vùng riêng biệt toàn diện về mọi mặt, từng bước khắc

11
phục tình trạng chênh lệch phát triển giữa các dân tộc. Dù là một quốc gia đa
dạng về tộc người nhưng tuyệt nhiên không có bất kỳ dân tộc nào bị bỏ lại.
Chính tư tưởng tiến bộ và nhân văn này đã nâng cao tinh thần đoàn kết giữa
các dân tộc sống chung một lãnh thổ, phát huy nội lực của mỗi dân tộc, ngăn
chặn từ đầu bất cứ tư tưởng kỳ thị, bất kỳ âm mưu chia rẽ dân tộc nào. Với
mỗi cá nhân, phải luôn đề cao trách nhiệm về vấn đề dân tộc, đặc biệt củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân và giúp đỡ bà con dân tộc thiểu số. Qua đó, tu
dưỡng và hành động đúng đắn góp phần bảo vệ và phát triển đất nước giàu
đẹp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội Khoa học 2021 (Dành cho bậc đại học - không
chuyên lý luận chính trị)
2. Ban Tuyên giáo Trung ương Ðảng (2018), vấn đề dân tộc và chính sách
dân tộc, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội
3. Tổng cục Thống kê (2020), Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2019, Nxb. Thống kê, tr.44-48
4. https://tienphong.vn/ho-tro-giup-do-sinh-vien-dan-toc-thieu-so-post1077372.tpo

12

You might also like