You are on page 1of 11

Bài 4

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT

I. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT


1. 1. Khái niệm phương pháp giáo dục thể chất
2. Phương pháp giáo dục thể chất (PPGDTC) là cách thức sử dụng phương tiện của
GDTC nhằm giải quyết các nhiệm vụ của GDTC để đạt được mục đích đề ra.
3. Đặc điểm cụ thể của một PPGDTC nào đó được xác định chủ yếu bởi phương thức điều
chỉnh lượng vận động (LVĐ) và quãng nghỉ, ngoài ra cơ sở của các PPGDTC còn là những cách
hợp lý trong việc tiếp thu hành động vận động và hình thức định mức chung.

4. 2. Lượng vận động


5. 2.1. Khái niệm
6. Lượng vận động là mức độ tác động của bài tập thể chất lên cơ thể người tập. Nói cách
khác thuật ngữ LVĐ dùng để chỉ sự định lượng tác động của bài tập thể lực. Sự tác động của LVĐ
dẫn đến những biến đổi chức năng trong cơ thể như các trạng thái trước vận động, trong vận động
và dẫn đến mệt mỏi. Sự tiêu hao năng lượng trong vận động cũng như mệt mỏi nói chung chính là
nguyên nhân tạo nên sự hoàn thiện cơ thể bằng vận động. Mệt mỏi sau vận động không mất đi hoàn
toàn mà để lại những dấu vết, những biến đổi thích nghi đó sẽ làm phát triển thể chất người tập.
LVĐ bao gồm: LVĐ bên trong và bên ngoài
7. - LVĐ bên trong là mức biến đổi các chỉ số sinh lý, sinh hoá diễn ra trong cơ thể người
tập khi thực hiện bài tập như tần số mạch đập, lưu lượng phút, thông khí phổi, tần số hô hấp, VO 2
max.
8. - LVĐ bên ngoài là LVĐ tác động lên cơ thể người tập thông qua bài thể lực. LVĐ bên
ngoài bao gồm 2 thành phần cơ bản đó là khối LVĐ và cường độ vận động.
9. a. Khối LVĐ
10. Là độ dài thời gian tác động, là tổng số lần vận động thể lực được thực hiện và nhiều thông
số khác: Các môn bóng tính bằng tổng thời gian buổi tập, trong chạy tính bằng tổng độ dài cự li, thể
dục dụng cụ tính bằng số lần lên dụng cụ đồ dài thời gian một lần thực hiện là một thành tố xây
dựng độ lớn của lượng vận động.
11. b. Cường độ vận động
12. Là sự tác động của bài tập vào cơ thể ở mỗi thời điểm cụ thể (mức căng thẳng chức năng, trị
số một lần gắng sức). Các môn bóng tính bằng số lần chạm bóng trên buổi tập, trong chạy tính bằng
tốc độ chạy, trong cử tạ tính bằng lực khắc phục trên mỗi lần cử.
13. LVĐ chung của 1 buổi tập hay 1 bài tập nói chung được xác định thông qua cường độ và
khối LVĐ của mỗi buổi tập.
14. Ví dụ: Tổng khối lượng trong các bài tập có chu kỳ thường xác định bằng tổng số km, trong
các bài tập với vật nặng được xác định bằng tổng trọng lượng hoặc bằng số lần khắc phục 1 trọng
lượng nào đó, trong các bài tập thể dục bằng tổng số các động tác hoặc bài liên hợp.
15. Để xác định cường độ chung người ta thường xác định mật độ VĐV của buổi tập (tỷ số giữa
thời gian thực hiện bài tập trên tổng số thời gian buổi tập) hoặc tính cường độ tương đối (tỷ lệ giữa
số km chạy với tốc độ cần thiết trên tổng số km đã vượt qua trong buổi tập.
16. Trong điều kiện nhất định thì LVĐ bên ngoài và LVĐ bên trong tương xứng với nhau.
Cường độ và khối lượng càng lớn thì mức độ biến đổi sinh lý, sinh hoá trong cơ thể càng mạnh và
ngược lại. Song khi cơ thể trong những trạng thái khác nhau thì quan hệ LVĐ bên trong và bên
ngoài cũng đổi khác.
17. Ví dụ: Khi sử dụng 1 LVĐ bên ngoài có hệ thống trong cơ thể sẽ diễn ra những biến đổi
thích nghi. Khi đó LVĐ ban đầu không còn gây nên những biến đổi mạnh mẽ như trước hoặc cơ thể
ở những trạng thái sức khoẻ khác nhau thì cũng một LVĐ bên ngoài sẽ dẫn tới phản ứng không
giống nhau.

18. 2.2. Mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ vận động
19. Các chỉ số tối đa của khối lượng và cường độ vận động có mối tương quan tỷ lệ nghịch với
nhau. LVĐ có cường độ tối đa chỉ kéo dài trong một số giây nhất định, ngược lại LVĐ có khối
lượng tối đa chỉ có thể thực hiện với cường độ thấp. Trong những bài tập có cường độ trung bình thì
khối LVĐ có thể đạt tới những chỉ số lớn.
20. - Quãng nghỉ là một thành tố của PPGDTC. Thời gian quãng nghỉ trong các phương pháp
khác nhau được xác định tùy theo mục đích buổi tập và các quy luật của quá trình hồi phục. Căn cứ
vào mức độ hồi phục sau vận động mà người ta phân biệt ba loại quãng nghỉ đầy đủ, ngắn và vượt
mức.
21. + Quãng nghỉ đầy đủ là quãng nghỉ đảm bảo cho LVĐ tiếp theo được thực hiện vào thời
điểm khả năng vận động thể lực đã hồi phục tới mức
ban đầu.
22. + Quãng nghỉ ngắn là quãng nghỉ mà trong đó LVĐ được lặp lại vào thời điểm các chức
năng riêng lẻ hoặc toàn bộ cơ thể chưa kịp hồi phục đầy đủ.
23. + Quãng nghỉ vượt mức là quãng nghỉ đảm bảo LVĐ lặp lại được thực hiện vào thời
điểm diễn ra pha hồi phục vượt mức.
24. Ví dụ: Bài tập chạy 60 - 80m, cường độ I = 100%, thời gian nghỉ t = 5 phút là quãng nghỉ đầy
đủ. Nếu tăng số lần lặp lại thì dần dần quãng nghỉ này trở thành quãng nghỉ ngắn). Như vậy quãng
nghỉ là một yếu tố quan trọng
của GDTC.
25. Thời gian quãng nghỉ trong các phương pháp khác nhau được xác định tuỳ theo mục đích
buổi tập và các quy luật của quá trình hồi phục.
26. - Thời gian vận động bao gồm: thời gian một lần vận động liên tục và tần suất tham gia
vận động. Thời gian một lần vận động liên tục chịu sự ảnh hưởng của cường độ vận động, LVĐ, tần
suất tham gia hoạt động. Do vậy, khi xác định thời gian một lần hoạt động nên tổng hợp, khảo sát
việc sắp xếp hợp lý các nhân tố.
27. Thông thường, khi rèn luyện sức khoẻ, thời gian tập luyện của một lần là 20 phút trở lên
mới có thể thu được những hiệu quả tốt của tập luyện. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất vận
động là một lần trong một tuần thì hiệu quả vận động không được tích luỹ, thường xuyên xuất hiện
hiện tượng cơ bắp bị đau; một tuần hai lần hiệu quả tập luyện có tích lũy nhưng không rõ rệt; một
tuần ba lần, hiệu quả tập luyện tích lũy rõ rệt; một tuần năm lần, hiệu quả vận động được nâng lên
với biên độ lớn. Khi vận động rèn luyện cơ thể có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân như:
Tình trạng cơ thể, mục đích, thời gian… Để lựa chọn tần suất vận động hợp lý cho bản thân. Vấn đề
then chốt là tạo thành một thói quen vận động và trở thành cuộc sống vận động hoá.
28. Trong quá trình GDTC các phương pháp tập luyện rất đa dạng và phong phú, để đạt được
kết quả tập luyện cần vận dụng một cách khoa học tổ hợp các phương pháp đã phù hợp với đặc
điểm người tập và điều kiện tập luyện
cho phép...
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT (xem sơ đồ)
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Lời nói và trực quan Phương pháp tập luyện có Phương pháp trò chơi và
định mức chặt chẽ thi đấu

Phương pháp tập luyện Phương pháp tập luyện


định mức lượng vận động trong quá trình dạy học
và quãng nghỉ nhằm hình động tác
thành và phát triển kĩ
năng, kĩ xảo và các tố chất
thể lực

Phương pháp
phân chia hợp
Phương pháp tập Phương pháp tập Phương pháp tập
nhất
luyện lặp lại ổn định luyện biến đổi luyện tổng hợp
Phương pháp tập
luyện nguyên vẹn
Phương pháp tập Phương pháp tập Phương pháp tập
luyện lặp lại ổn luyện biến đổi liên luyện lặp lại tăng
định liên tục tục tiến

Phương pháp tập Phương pháp tập Phương pháp tập


luyện lặp lại ổn luyện biến đổi luyện lặp lại với
định ngắt quãng ngắt quãng quãng nghỉ giảm
dần

Phương pháp tập


luyện lặp lại ổn
địnhbiến đổi

Phương pháp tập


luyện vòng tròn

29.
30. Sơ đồ 1. Các phương pháp giáo dục thể chất

31. 1. Các phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ
32. Đặc điểm của phương pháp này là hoạt động của người tập được tổ chức và điều chỉnh một
cách chi tiết. Sự định mức thể hiện ở những đặc điểm sau:
33. Định mức trước chương trình động tác (quy định trước thành phần động tác trật tự lặp lại).
Việc thực hiện LVĐ và quãng nghỉ cũng được định
mức trước.
34. Ý nghĩa của việc định mức là ở chỗ đảm bảo điều kiện tối ưu cho tiếp thu KNKX vận động
mới và phát triển tố chất thể lực.
35. Phương pháp tập định mức chặt chẽ có rất nhiều phương án cụ thể việc sử dụng chúng tùy
thuộc vào nội dung của buổi tập và từng thời kỳ trong quá trình GDTC.

36. 1.1. Phương pháp tập luyện trong quá trình học động tác
37. Việc tiếp thu ban đầu các động tác có thể diễn ra theo hướng tiếp thu từng phần hoặc tiếp thu
hoàn chỉnh (nguyên vẹn) trong trường hợp tiếp thu hoàn chỉnh ngay từ các động tác được thực hiện
theo cấu trúc nguyên vẹn của nó. Ngược lại nếu việc tiếp thu động tác theo sự hướng dẫn chọn lọc thì
động tác hoặc tổ hợp các động tác được phân thành các chi tiết, thành phần hoặc tiến hành nó hai cách
tuần tự và cuối cùng ghép thành 1 động tác hoàn chỉnh, từ đó ta có thể phân chia các phương pháp
dạy học thành 2 loại: Phương pháp phân chia và phương pháp nguyên vẹn.
38. 1.1.1. Phương pháp phân chia hợp nhất
39. Phương pháp phân chia được sử dụng trong trường hợp đối với động tác hoặc tổ hợp những
động tác cần học có thể phân chia thành những phần tương đối độc lập mà có thể không ảnh hưởng
tới cấu trúc động tác.
40. Ví dụ: Trong giảng dạy kỹ thuật bơi ếch, người ta có thể phân chia thành các giai đoạn kỹ
thuật động tác: tay, chân, phối hợp chân và tay...
41. 1.1.2. Phương pháp tập luyện nguyên vẹn
42. Trong trường hợp việc phân chia nhỏ các động tác mà gây nên những động tác lớn về cấu
trúc động tác thì người ta áp dụng phương pháp tập luyện nguyên vẹn, nhưng thường dùng kết hợp
với việc sử dụng các bài tập bổ trợ, bài tập dẫn dắt...

43. 1.2. Các phương pháp tập luyện định mức lượng vận độngvà quãng nghỉ
44. Các phương pháp này nhằm hoàn thiện KNKX vận động và phát triển các tố chất thể lực.
Căn cứ vào mục đích sử dụng và tùy thuộc vào đặc điểm định hướng và biến thiên các thông số bên
ngoài của LVĐ mà sử dụng cho phù hợp. Các phương pháp này được chia thành 3 nhóm phương
pháp: Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định, phương pháp tập luyện lặp lại biến đổi và phương
pháp tập luyện tổng hợp.
45. 1.2.1. Phương pháp bài tập lặp lại ổn định theo chế độ LVĐ liên tục và ngắt quãng
46. Trong quá trình tập luyện lặp lại ổn định, động tác được lặp lại có sự thay đổi không đáng kể
về cấu trúc và các thông số bên ngoài của LVĐ. Phương pháp này được sử dụng trong giáo dục tất
cả các tố chất vận động.
47. Phương pháp này có thể thực hiện với quãng nghỉ và không có quãng nghỉ từ đó có 2
phương pháp là:
48. a. Phương pháp tập luyện ổn định liên tục
49. Đặc điểm của phương pháp này là không có sự thay đổi đáng kể về cấu trúc động tác, về
LVĐ và các điều kiện để tiến hành tập luyện. Phương pháp này được sử dụng trong giáo dục sức
khỏe. Một trong những phương pháp điển hình là phương pháp đồng đều.
50. b. Phương pháp tập luyện ổn định ngắt quãng
51. Là phương pháp tập luyện lặp lại động tác với quãng nghỉ tương đối ổn định. Thời gian
quãng nghỉ tùy thuộc vào mục đích tập luyện mà người ta có thể lựa chọn quãng nghỉ đầy đủ, quãng
nghỉ ngắn hoặc quãng nghỉ vượt mức.
52. Ví dụ: Trong giáo dục sức bền người ta chú trọng quãng nghỉ ngắn.
53. 1.2.2. Phương pháp tập luyện biến đổi theo chế độ LVĐ liên tục và biến đổi ngắt quãng
54. Tùy từng trường hợp mà thay đổi các thông số vận động (tốc độ, nhịp điệu động tác…) thay
đổi cách thức thực hiện động tác, thay đổi quãng nghỉ và các điều kiện tác động bên ngoài. Phương
pháp này gồm:
55. a. Các phương pháp tập luyện biến đổi liên tục
56. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho các bài tập có chu kỳ và là phương pháp điển hình
của nhóm phương pháp bài tập biến tốc.
57. b. Phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng
58. Đặc điểm tiêu biểu của phương pháp này là luân phiên các hệ thống giữa LVĐ và nghỉ ngơi.
Trong đó LVĐ và quãng nghỉ đều có thể thay đổi.
59. 1.2.2. Phương pháp tập luyện tổng hợp
60. Trên thực tế các phương pháp này thường được kết hợp với nhau trong quá trình GDTC
thành phương pháp tổng hợp.
61. a. Phương pháp tập luyện lặp lại tăng tiến
62. Có đặc điểm lặp lại ổn định LVĐ trong mỗi lần lặp lại, nhưng lại tăng LVĐ đó ở những lần
tập sau. Ví dụ: Trọng lượng tạ không thay đổi trong một lần tập nhưng lại được tăng lên ở tổ tập
sau.
63. b. Phương pháp tập luyện lặp lại với quãng nghỉ giảm dần
64. Có đặc điểm LVĐ ổn định nhưng quãng nghỉ giảm dần. Nhờ phương pháp này mà sự biến đổi
mạnh mẽ trong cơ thể khi thực hiện bài tập.
65. c. Phương pháp tập lặp lại ổn định biến đổi
66. Bao gồm các thành tố của LVĐ ổn định và thay đổi. Ví dụ: Chạy lặp lại 100m + 300m với
tốc độ tăng dần ở đoạn 100m và giảm tới tốc độ trung bình ở đoạn 300m, sau đó lặp lại tuần tự đó
một số lần.
67. d. Phương pháp tập luyện vòng tròn
68. Quá trình thực hiện các bài tập theo thứ tự từng nhóm với những bài tập đã được lựa chọn
và hợp nhất lại thành bài tập liên hợp. Các bài tập được thực hiện theo từng trạm kế tiếp nhau, các
trạm được bố trí theo dạng vòng tròn. Tại mỗi trạm người tập thực hiện một loạt các động tác hoặc
những hành động nhất định. Số lần lặp lại ở mỗi trạm được xác định theo đặc điểm của người tập,
thông thường số lần lặp lại được thực hiện 1/2 hay 1/3 đến 2/3 lần lặp lại tối đa. Tập luyện theo
phương pháp này thường sử dụng những bài tập có kỹ thuật đơn giản và người tập đã nắm vững các
kỹ thuật động tác trước đó.
69. Phương pháp tập luyện vòng tròn có nhiều dạng khác nhau và các dạng cơ bản của phương
pháp tập luyện vòng tròn là:
70. - Tập luyện vòng tròn theo phương pháp tập kéo dài liên tục chủ yếu được sử dụng để phát
triển sức bền chung.
71. - Tập luyện vòng tròn theo phương pháp giãn cách với quãng nghỉ ngắn được sử dụng chủ
yếu để phát triển sức bền tốc độ và sức mạnh bền.
72. - Tập luyện vòng tròn theo phương pháp giãn cách với quãng nghỉ đầy đủ được sử dụng
phát triển sức mạnh tốc độ.

73. 2. Các phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu
74. Mặc dù phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ có nhiều ưu điểm, nhưng phương pháp
trò chơi và thi đấu không kém phần quan trọng:

75. 2.1. Phương pháp trò chơi


76. Một trong những chức năng chủ yếu nhất của trò chơi là chức năng giáo dục. Từ xa xưa, trò
chơi đã là một trong những phương tiện và phương pháp cơ bản của giáo dục theo nghĩa rộng của từ
đó.
77. Khái niệm trò chơi trong giáo dục của nó phản ánh các đặc điểm về phương pháp giáo dục
khác. Phương pháp trò chơi không nhất thiết phải gắn với một trò chơi cụ thể nào đó như đá bóng,
bóng chuyền hoặc các trò chơi vận động đơn giản. Về nguyên tắc, phương pháp trò chơi có thể sử
dụng trong bất kỳ bài tập nào. Tất nhiên chúng phải được tổ chức phù hợp với nguyên tắc
trò chơi.
78. Phương pháp trò chơi trong GDTC có những đặc điểm sau:
79. - Tổ chức theo chủ đề: Hoạt động của những người chơi được tổ chức tương ứng với chủ đề
giả định hoặc có tính chất hình ảnh.
80. - Phong phú về phương thức đạt mục đích. Hầu như bao giờ cũng có nhiều cách để chiến
thắng được luật chơi cho phép.
81. - Là hoạt động độc lập sáng tạo, có yêu cầu cao về sự nhanh trí khéo léo của người chơi.
82. - Tạo nên sự đua tranh căng thẳng giữa các cá nhân hoặc các nhóm người và tạo nên cảm
xúc mạnh mẽ.
83. Nhược điểm: Khả năng điều chỉnh LVĐ bị hạn chế và việc chương trình hóa chỉ ở mức
tương đối.
84. Ý nghĩa tác dụng: Củng cố và hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất thể
lực, giáo dục tính kỷ luật, tính đồng đội và những phẩm chất khác.

85. 2.2. Phương pháp thi đấu


86. Thi đấu có ý nghĩa quan trọng như một phương thức và kích thích hoạt động trong lĩnh vực
khác nhau của đời sống như: Nghệ thuật, TT…
87. Trong GDTC thi đấu được sử dụng cả dưới hình thức tương đối đơn giản và hình thức phát
triển phức tạp.
88. Trong trường hợp thứ nhất được sử dụng các dạng bài tập như đấu tập, thi thử có sử dụng thi
đấu ngay cả những động tác riêng lẻ nhằm kích thích hứng thú và sự tích cực của người tập. Trong
trường hợp thứ hai được sử dụng tương đối như một hình thức độc lập như kiểm tra, các cuộc thi
đấu TT
chính thức...
89. Đặc điểm cơ bản của phương pháp thi đấu là so sánh sức lực trong điều kiện đua tranh thứ
bậc, vị trí để đạt thành tích cao nhất. Yếu tố đua tranh trong thi đấu là điều kiện tiến hành tổ chức
cuộc thi sẽ tạo nên cảm xúc sinh lý đặc biệt làm tăng thêm tác dụng của bài tập. Sự đua tranh giữa
các cá nhân hoặc tập thể diễn ra một cách gay gắt. Vì vậy nó đòi hỏi phát huy tính tập thể, tính kỷ
luật và sự nỗ lực ý trí cao.
90. Phương pháp thi đấu còn có đặc điểm chuẩn hóa đối tượng thi, quy tắc thi và phương pháp đánh
giá thành tích. Nhưng hạn chế sự điều chỉnh LVĐ.
91. Ý nghĩa tác dụng:
92. - Phương pháp thi đấu được sử dụng và giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau như phát triển
tố chất thể lực, củng cố hoàn thiện KNKX vận động và năng lực thể hiện chúng trong những điều
kiện phức tạp.
93. - Phương pháp thi đấu còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục các phẩm chất ý
chí, tinh thần trách nhiệm, đồng thời do sự ganh đua trong thi đấu để hình thành nên những nét tính
cách ích kỷ, háo danh, hiếu thắng. Vì vậy phải có phương pháp giáo dục đúng đắn.

94. 3. Các phương pháp sử dụng lời nói và phương tiện trực quan trong GDTC
95. 3.1. Phương pháp sử dụng bằng lời nói
96. Bằng lời nói để truyền thụ kiến thức cho người học, kích thích tư duy và điều khiển chúng.
Phương pháp lời nói còn sử dụng để phân tích, đánh giá kết quả và điều chỉnh hành vi người học.
97. Phương pháp lời nói cũng rất cần thiết trong quá trình nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh
hành động.
98. Do có chức năng đa dạng đó mà lời nói được sử dụng trong nhiều phương pháp khác nhau:
chỉ dẫn, giải thích kèm theo, chỉ thị và mệnh lệnh, đánh giá bằng lời nói, báo cáo và giải thích lẫn
nhau, tự nhủ, tự ra lệnh… Ngoài ra, trong số các phương pháp dùng lời nói còn có một số hình thức
khác nữa như tự suy nghĩ, phân tích, nghiên cứu…

99. 3.2. Phương pháp trực quan


100. Trực quan được hiểu theo nghĩa rộng, dựa vào tất cả các cơ quan cảm thụ để liên hệ với hiện
thực khách quan (sử dụng, cảm giác, tri giác khác nhau). Để đảm bảo tính trực quan theo nghĩa rộng
đó, người ta sử dụng một tổ hợp hoàn chỉnh các phương pháp dựa trên cảm thụ trực tiếp các bài tập
hoặc các mặt riêng lẻ, các đặc tính, các điều kiện thực hiện… Các phương pháp trực quan có thể qui
ước phân chia thành các nhóm sau đây:
101. 3.2.1. Các phương pháp trình diễn tự nhiên và trình diễn gián tiếp
102. Trước hết là phương pháp làm mẫu (thị phạm). Để hình thành sơ bộ biểu tượng về động tác,
về luật và điều kiện thực hiện động tác đó, cũng như để chính xác hoá biểu tượng do cảm thụ trực
tiếp tạo ra, người ta sử dụng rộng rãi các phương tiện trình diễn bổ trợ. Do cơ sở vật chất kỹ thuật
của GDTC ngày càng hoàn thiện nên các phương pháp trực quan gián tiếp ngày càng đa dạng và
phong phú hơn.
103. 3.2.2. Sử dụng giáo cụ trực quan
104. Nhằm mục đích tái hiện các giai đoạn (pha) riêng lẻ của động tác hoặc những đặc tính và
điều kiện thực hiện chúng. Trong thực tiễn giáo dục, người ta sử dụng rộng rãi các giáo cụ trực
quan loại hình vẽ, ảnh, sơ đồ,… đó là những hình thức trực quan gián tiếp, truyền thống lâu đời.
105. 3.2.3. Sử dụng mô hình và sa bàn
106. Ví dụ: trình diễn các chi tiết kỹ thuật bài tập thể lực bằng mô hình cơ thể người, hoặc trình
diễn tình huống cũng như cả những liên hợp chiến thuật trên mô hình sân bóng…
107. 3.2.4. Sử dụng phim ảnh và phim video
108. (Chiếu phim tài liệu học tập chuyên môn hoặc băng ghi hình thực hiện kỹ thuật bài tập thể
lực …),
109. Có thể tái hiện động tác với tốc độ chậm, đồng thời tách biệt những giai đoạn động tác cần
phân tích.
110. 3.2.5. Trình diễn cảm giác lựa chọn
111. Tức là tái tạo những thông số riêng lẻ của động tác (thường là các thông số thời gian, thông
số không gian-thời gian) nhờ các phương tiện kỹ thuật (máy gõ nhịp, máy ghi âm, hệ thống đèn
điện có thiết bị điều chỉnh …) để có thể nghe và nhìn thấy.
112. 3.2.6. Phương pháp cảm giác qua
113. Các cơ quan cảm thụ bản thể, cơ quan phân tích vận động đóng vai trò hết sức quan trọng
trong điều khiển vận động. Ban đầu, cảm giác cơ bắp còn chưa được rõ ràng. Cảm giác cơ bắp sẽ
dần dần chính xác trong quá trình tiếp thu động tác và cuối cùng giữ vị trí chủ đạo trong tổng thể
các cảm giác. Để tạo ra cảm giác vận động, người ta thường sử dụng phương pháp “cảm giác qua”,
tức là thực hiện động tác trong điều kiện đặc biệt.
114. 3.2.7. Phương pháp định hướng
115. Đó là sử dụng các vật định hướng để giúp cho người tập nhận thức được phương hướng,
biên độ, quỹ đạo chuyển động, điểm tập trung sức… Người ta thường sử dụng các vật định hướng
như bóng treo trên giá, cờ, bia, vạch giới hạn trong giảng dạy kỹ thuật của các môn thể thao khác
nhau.
116. Ngoài những phương pháp trên, còn sử dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào giảng dạy
và huấn luyện để làm tăng hiệu quả của chúng. Một trong những phương pháp trực quan kỹ thuật
đó, phải kể tới là phương pháp “thông tin cấp tốc”.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Phương pháp GDTC là gì? Hãy nêu các PPGDTC? Trong các phương pháp nêu trên, phương pháp nào
thường xuyên được sử dụng trong quá trình giảng dạy, hãy trình bày phương pháp đó?
2. Vẽ sơ đồ PPGDTC? Là sinh viên anh (chị) đã sử dụng các phương pháp đó như thế nào?
1.1 Phương pháp giáo dục thể chất (PPGDTC) là cách thức sử dụng phương tiện của
GDTC nhằm giải quyết các nhiệm vụ của GDTC để đạt được mục đích đề ra
1.2 Các phương pháp giáo dục thể chất :
- Lời nói và trực quan
- Phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ
- Phương pháp trò chơi và thi đấu
1.3 Trong các phương pháp trên, phương pháp lời nói và trực quan được sử dụng thường xuyên
trong quá trình giảng dạy.
* Phương pháp sử dụng bằng lời nói
- Bằng lời nói để truyền thụ kiến thức cho người học, kích thích tư duy và điều khiển chúng.
Phương pháp lời nói còn sử dụng để phân tích, đánh giá kết quả và điều chỉnh hành vi người
học.
- Phương pháp lời nói cũng rất cần thiết trong quá trình nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh
hành động.
- Do có chức năng đa dạng đó mà lời nói được sử dụng trong nhiều phương pháp khác nhau:
chỉ dẫn, giải thích kèm theo, chỉ thị và mệnh lệnh, đánh giá bằng lời nói, báo cáo và giải thích
lẫn nhau, tự nhủ, tự ra lệnh… Ngoài ra, trong số các phương pháp dùng lời nói còn có một số
hình thức khác nữa như tự suy nghĩ, phân tích, nghiên cứu…
* Phương pháp trực quan
- Trực quan được hiểu theo nghĩa rộng, dựa vào tất cả các cơ quan cảm thụ để liên hệ với hiện thực
khách quan (sử dụng, cảm giác, tri giác khác nhau). Để đảm bảo tính trực quan theo nghĩa rộng đó,
người ta sử dụng một tổ hợp hoàn chỉnh các phương pháp dựa trên cảm thụ trực tiếp các bài tập
hoặc các mặt riêng lẻ, các đặc tính, các điều kiện thực hiện… Các phương pháp trực quan có thể qui
ước phân chia thành các nhóm sau đây
+ Các phương pháp trình diễn tự nhiên và trình diễn gián tiếp
Trước hết là phương pháp làm mẫu (thị phạm). Để hình thành sơ bộ biểu tượng về động tác, về luật
và điều kiện thực hiện động tác đó, cũng như để chính xác hoá biểu tượng do cảm thụ trực tiếp tạo
ra, người ta sử dụng rộng rãi các phương tiện trình diễn bổ trợ. Do cơ sở vật chất kỹ thuật của
GDTC ngày càng hoàn thiện nên các phương pháp trực quan gián tiếp ngày càng đa dạng và phong
phú hơn.
+ Sử dụng giáo cụ trực quan
Nhằm mục đích tái hiện các giai đoạn (pha) riêng lẻ của động tác hoặc những đặc tính và điều kiện
thực hiện chúng. Trong thực tiễn giáo dục, người ta sử dụng rộng rãi các giáo cụ trực quan loại hình
vẽ, ảnh, sơ đồ,… đó là những hình thức trực quan gián tiếp, truyền thống lâu đời.
+ Sử dụng mô hình và sa bàn
Ví dụ: trình diễn các chi tiết kỹ thuật bài tập thể lực bằng mô hình cơ thể người, hoặc trình diễn
tình huống cũng như cả những liên hợp chiến thuật trên mô hình sân bóng…
+ Sử dụng phim ảnh và phim video
. Chiếu phim tài liệu học tập chuyên môn hoặc băng ghi hình thực hiện kỹ thuật bài tập thể lực …),
. Có thể tái hiện động tác với tốc độ chậm, đồng thời tách biệt những giai đoạn động tác cần phân
tích.
+ Trình diễn cảm giác lựa chọn
Tức là tái tạo những thông số riêng lẻ của động tác (thường là các thông số thời gian, thông số
không gian-thời gian) nhờ các phương tiện kỹ thuật (máy gõ nhịp, máy ghi âm, hệ thống đèn điện
có thiết bị điều chỉnh …) để có thể nghe và nhìn thấy.
+ Phương pháp cảm giác qua
Các cơ quan cảm thụ bản thể, cơ quan phân tích vận động đóng vai trò hết sức quan trọng trong
điều khiển vận động. Ban đầu, cảm giác cơ bắp còn chưa được rõ ràng. Cảm giác cơ bắp sẽ dần dần
chính xác trong quá trình tiếp thu động tác và cuối cùng giữ vị trí chủ đạo trong tổng thể các cảm
giác. Để tạo ra cảm giác vận động, người ta thường sử dụng phương pháp “cảm giác qua”, tức là
thực hiện động tác trong điều kiện đặc biệt.
+ Phương pháp định hướng
. Đó là sử dụng các vật định hướng để giúp cho người tập nhận thức được phương hướng, biên độ,
quỹ đạo chuyển động, điểm tập trung sức… Người ta thường sử dụng các vật định hướng như bóng
treo trên giá, cờ, bia, vạch giới hạn trong giảng dạy kỹ thuật của các môn thể thao khác nhau.
. Ngoài những phương pháp trên, còn sử dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào giảng dạy và
huấn luyện để làm tăng hiệu quả của chúng. Một trong những phương pháp trực quan kỹ thuật đó,
phải kể tới là phương pháp “thông tin cấp tốc”.
2.1 Sơ đồ PPGDTC
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Lời nói và trực quan Phương pháp tập luyện có Phương pháp trò chơi và
định mức chặt chẽ thi đấu

Phương pháp tập luyện Phương pháp tập luyện


định mức lượng vận động trong quá trình dạy học
và quãng nghỉ nhằm hình động tác
thành và phát triển kĩ
năng, kĩ xảo và các tố chất
thể lực

Phương pháp
phân chia hợp
Phương pháp tập Phương pháp tập Phương pháp tập
nhất
luyện lặp lại ổn định luyện biến đổi luyện tổng hợp
Phương pháp tập
luyện nguyên vẹn
Phương pháp tập Phương pháp tập Phương pháp tập
luyện lặp lại ổn luyện biến đổi liên luyện lặp lại tăng
định liên tục tục tiến

Phương pháp tập Phương pháp tập Phương pháp tập


luyện lặp lại ổn luyện biến đổi luyện lặp lại với
định ngắt quãng ngắt quãng quãng nghỉ giảm
dần

Phương pháp tập


luyện lặp lại ổn
địnhbiến đổi

Phương pháp tập


luyện vòng tròn

2.2 Là sinh viên, em đã sử dụng các phương pháp trên chưa hiệu quả cho lắm.

You might also like