You are on page 1of 6

LIỆU PHÁP OXY

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được khái niệm, nguyên tắc, chỉ định cho người bệnh thở ôxy
2. Mô tả được các nguyên nhân gây thiếu ôxy trong máu
3. Trình bày được các phương pháp, triệu chứng, tai biến và cách phòng tránh tai biến khi
cho người bệnh thở ôxy
4. Rèn luyện tư duy thấu đáo, tác phong học tập và làm việc.
NỘI DUNG
▪ Khái niệm: Liệu pháp oxy là cung cấp oxy cho người bệnh
▪ Mục đích: đề phòng hoặc giảm tình trạng thiếu oxy
▪ Nguyên nhân gây thiếu oxy:
- Tắc nghẽn đường hô hấp: do đờm dãi, dị vật, co thắt, chèn ép hoặc phù nề khí phế quản
- Các bệnh lý hạn chế hoạt động lồng ngực: liệt cơ hô hấp do tổn thương thần kinh, vẹo cột
sống, chấn thương lồng ngực (gãy xương sườn, mảng sườn di động, tràn khí, tràn dịch
màng phổi)
- Tổn thương thần kinh trung tâm hô hấp ở hành não: do tổn thương cột sống, chấn thương
sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não…
- Các bệnh lý gây giảm thông khí và khuyếch tán khí trong phổi: hen, khí phế thũng, phù
phổi cấp, …
- Các bệnh lý làm rối loạn quá trình vận chuyển oxy trong máu: thiếu máu, suy tim, bệnh
tim bẩm sinh, …
- Sự thiếu oxy sẽ gây tổn thương ở các mô, đặc biệt là mô não.
▪ Dấu hiệu và triệu chứng thiếu oxy:
- Khó thở: nhịp thở tăng có thể > 20 lần/phút, thở nhanh, nông
- Mạch tăng, nhịp tim tăng, có thể có loạn nhịp
- Da, niêm mạc xanh tím
- Vã mồ hôi đầu, chi (mồ hôi trán, lòng bàn tay, chân)
- Hoa mắt, chóng mặt
- Dấu hiệu co kéo các cơ hô hấp (gian sườn)
- Cánh mũi phập phồng: thường gặp ở trẻ em
- Huyết áp tăng
- Tri giác thay đổi: bồn chồn, lừ đừ, vật vã hoặc lơ mơ và có thể hôn mê
- Âm thở có ran bất thường: ran ẩm, ran nổ
▪ Chỉ định:
- Các bệnh về hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản phổi, phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tắc
khí đạo (chết đuổi, treo cổ), liệt cơ hô hấp (bệnh bại liệt, nhược cơ)
- Các bệnh lý tim mạch: tim bẩm sinh, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim
- Thiếu máu
- Ngộ độc: do thuốc ức chế hành não (thuốc phiện, thuốc ngủ, thuốc gây mê)
- Nguyên nhân khác
▪ Nguyên tắc:
- Sử dụng đúng liều lượng, đúng phương pháp: theo chỉ định, không dùng quá liều vì có thể
gây ngộ độc oxy
- Phòng tránh nhiễm khuẩn
- Phòng tránh khô niêm mạc đường hô hấp
- Phòng chống cháy nổ
▪ Các phương pháp (hình thức) và liều lượng:
- Thở oxy qua ống thông mũi-hầu (catheter): dây oxy 1 nhánh, VO2 = 0,5 – 1 lít/phút
- Thờ oxy qua gọng kính (cannula mũi): dây oxy 2 nhánh, VO2 = 1 – 6 lít/phút
- Thở oxy qua mặt nạ (mask): không túi dự trữ (VO2 = 7-10 lít/phút), có túi dự trữ (VO2 >
10 lít/phút)
- Thở oxy qua lều oxy
- Thở oxy qua catheter qua nội khí quản
▪ Các loại oxy:
- Hệ thống oxy trung tâm
- Gối oxy
- Bình oxy
- Bình cầm tay
▪ Các tai biến của liệu pháp oxy
- Viêm loét mũi do khô niêm mạc hô hấp sẽ đưa đến lở loét chảy máu mũi
- Tắc nghẽn đường hô hấp do đờm dãi bám vào ống thông (đường mũi hầu)
- Nhiễm trùng đường hô hấp do để ống lâu không được thay, không chăm sóc vệ sinh mũi
- Chướng bụng do tốc độ oxy cho liều cao, đặt ống quá sâu
- Vỡ phế nang do tốc độ oxy mạnh trong trường hợp người bệnh thở máy, có nội khí quản
- Ngộ độc oxy gây ra
▪ Phòng ngừa tai biến
- Cấm mọi nguồn lửa, mạch điện hở nơi có oxy
- Nước trong bình làm ẩm phải vô khuẩn
- Chọn kích cỡ ống thông hoặc mặt nạ phù hợp với người bệnh
- Cố định ống thông an toàn
- Chăm sóc, vệ sinh mũi, đối với ống thông mũi hầu, thay ống thông/mặt nạ mỗi lần 8 giờ
hoặc sớm hơn nếu có nhiều đờm
- Nồng độ oxy bắt đầu thấp <30% và tăng dần nồng độ thích hợp, không cho nồng độ oxy
60% kéo dài liên tục, khi giảm liều phải giảm dần
- Theo dõi nồng độ oxy để điều chỉnh thích hợp với tình trạng của người bệnh. Đối với lều
oxy phải đo nồng độ 4 giờ/lần
- Không tự ý điều chỉnh liều lượng oxy nếu không có y lệnh
- Hệ thống cung cấp oxy cách xa nơi có lửa 3-4m
▪ Ngăn ngừa nhiễm khuẩn:
- Đồng hồ hệ thống oxy trung tâm: chỉ gắn vào hệ thống khi có sử dụng; đầu gắn vào nguồn
oxy và đầu gắn vào bình làm ẩm phải bọc gạc hoặc nút cao su bảo vệ nếu không sử dụng.
- Đồng hồ bình oxy di động: vòi thoát oxy (bọc gạc vô khuẩn bảo vệ khi không sử dụng),
bình làm ẩm (vô khuẩn, thay mới 24 giờ, riêng từng người bệnh, chỉ gắn ào đồng hồ khi sử
dụng), nước làm ẩm (đủ theo vạch quy định, nước vô khuẩn).
- Dụng cụ thở oxy: vô khuẩn, nguồn oxy ẩm, vô khuẩn
- Dây oxy: dùng 1 lần, đường dây khô, không đọng nước
- Thay mỗi 8 giờ/oxy 1 nhánh, 2 nhánh, mask, mask có túi dự trữ thay mỗi ngày
- Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý mỗi 8 giờ
▪ Phòng ngừa cháy nổ:
- Treo bảng cấm lửa
- Để xa nguồn oxy với các nguồn lửa (hút thuốc, bình ga, …) hoặc những nơi tạo tia lửa
điện (ổ điện, sạc điện thoại, …)
- Bình oxy: phải có giá đỡ, dây xích an toàn; di chuyển nhẹ nhàng, tránh giằng xóc; khi
không sử dụng phải để nơi thông thoáng và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, đảm bảo van
khóa chắc chắn, không rò rỉ khí; bao áo vải, không sử dụng dung dịch dễ bay hơi (cồn) để
lau chùi bên ngoài bình.
HÚT THÔNG ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN
Mục tiêu:
1. Trình bày được khái niệm, mục đích và chỉ định của hút thông đường hô hấp trên
2. Mô tả được các bước quy trình hút thông đường hô hấp trên
3. Thực hiện được kỹ thuật hút thông đường hô hấp trên đúng kỹ thuật và an toàn.
4. Rèn luyện tư duy thấu đáo, tác phong học tập và làm việc.
NỘI DUNG
- Hút thông đường hô hấp trên cho người bệnh là kỹ thuật đưa ống thông vào đường hô
hấp hút dịch, đờm dãi hoặc các chất làm tắc nghẽn đường thở để khai thông đường hô
hấp cho người bệnh
- Ống thông có thể bằng nhựa hoặc cao su, đưa qua đường miệng, mũi, ống nội khí
quản, canyl mở khí quản để hút dịch đường hô hấp
- Áp lực hút do máy tạo nên, có thể dùng bơm tiêm 50-100ml hoặc máy hút đạp chân
Người lớn hút với áp lực 100-200mmHg
Trẻ em hút với áp lực 50-75mmHg
- Mục đích: làm sạch và thông thoáng đường thở cho người bệnh
- Chỉ định:
Người bệnh có nhiều đờm dãi, không khạc ra được
Người bệnh hôn mê, tăng tiết đờm dãi
Người bệnh mở khí quản, đặt nội khí quản
Người bệnh hít phải chất nôn
Trẻ sơ sinh ngay sau đẻ
- Các bước tiến hành:
STT Các bước thực hành Lý do
1 Chuẩn bị dụng cụ:
Máy hút, hộp vô khuẩn (đựng gạc, ống hút cỡ to nhỏ
tùy người bệnh)
Kẹp Kocher, cốc, đè lưỡi, kìm mở miệng, găng tay
Dung dịch NaCl 0.9%
Lọ đựng dung dịch sasrt khuẩn để ngâm ống thông, túi
đựng đồ bẩn
2 Nhận định người bệnh: Giao tiếp tạo môi
Chào hỏi NB/NN, tự giới thiệu họ tên, nhiệm vụ trường thân thiện
Thông báo mục đích công việc Tạo cho NB yên tâm
Nhận định: hợp tác
Toàn tạng, tri giác, da niêm mạc, vùng mũi hầu,
DHST, tâm lý
Dấu hiệu tắc nghẽn đường hô hấp: thở rít, tăng tiết
đờm rãi từ mũi, miệng, dịch nôn ói, thở nhanh, tím tái.
Tình trạng hô hấp, tính chất đờm rãi
NB có thở máy, đặt NKQ, mở KQ
3 Chuẩn bị điều dưỡng: Ngăn ngừa lây lan của
Trang phục theo quy định các vi sinh vật
Rửa tay thường quy
4 Mở đầu bao ống hút đờm và để nơi an toàn Đảm bảo vô khuẩn
5 Cắm điện vào máy, mở máy để kiểm tra và điều chỉnh Để tránh lỗi máy và áp
áp lực lực không phù hợp với
NB
6 Mang găng tay sạch (tay không thuận), mang găng tay Đảm bảo vô khuẩn
vô khuẩn (tay thuận) và lấy một miếng gạc (nếu cần)
7 Trải vỏ bao đựng găng vô khuẩn dưới cằm hoặc trước
ngực NB
8 Gắn ống hút đờm vào dây nối của hệ thống hút
9 Lấy mask hoặc canuyn (nếu có) bằng tay mang găng Đảm bảo vô khuẩn
sạch
10 Đưa ống hút vào mũi/miệng đến hầu (khóa áp lực hút) Ngăn ngừa không bỏ
sót vị trí
11 Mở áp lực, vừa hút vừa xoay rút ống ra từ từ. Làm sạch các vị trí
Giữa các lần hút: nhận định tình trạng NB, gắn lại
mask/canuyn cho NB (nếu cần), khuyến khích NB hít
thở sâu. Tiếp tục hút cho đến khi sạch.
12 Làm sạch dây hút, tắt hệ thống hút. Quấn gọn ống hút
vào lòng bàn tay và tháo găng.
Điều chỉnh lại lưu lượng oxy nếu cần
13 Vệ sinh tay
14 Thông báo cho NB/NN. Giúp NB trở lại tư thể tiện
nghi, theo dõi tình trạng NB sau hút đờm
15 Thu dọn dụng cụ và xử lý chất thải theo đúng quy định
16 Vệ sinh tay
17 Ghi hồ sơ:
Ngày giờ thực hiện
Tính chất và lượng dịch tiết
Tình trạng NB trước, trong và sau thực hiện kỹ thuật
Ghi nhận phản ứng, bất thường trên NB nếu có, cách
xử trí
Ký và ghi tên người thực hiện kỹ thuật

You might also like