You are on page 1of 3

OXY

- Oxy thường được gọi là dưỡng khí, một trong những chất duy trì sự sống
- Oxy không chỉ là yếu tố quan trọng cho não mà còn là động lực quan trọng
cho mọi hoạt động sống của con người.

CÁC TAI BIẾN CỦA THỞ DƯỠNG KHÍ


- Viêm loét mũi do khô niêm mạc hô hấp sẽ đưa đến lở loét chảy máu mũi : gây
ra cảm giác không thoải mái và khó chịu cho người bệnh. Điều này thường xảy
ra khi không duy trì độ ẩm cho niêm mạc mũi, làm cho da xung quanh mũi trở
nên khô và dễ tổn thương.
- Tắc nghẽn đường hô hấp do đờm dải bám vào ống thông ( đường mũi – hầu )
không hút đờm dãi thường xuyên. Khi không được loại bỏ thường xuyên, nó có
thể tạo ra một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và virus phát triển, dẫn đến các
vấn đề về sức khỏe như nhiễm trùng đường hô hấp.
- Nhiễm trùng đường hô hấp do để ống lâu không được thay , không chăm sóc
vệ sinh mũi. Đây là một nguyên nhân phổ biến của vi khuẩn và virus lây nhiễm,
đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt và bẩn.
- Chướng bụng do tốc độ oxy cho liều cao, đặt ống quá sâu : điều này có thể gây
ra sự căng thẳng do dạ dày và dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.
- Vỡ phế nang do tốc độ oxy quá mạnh trong trường hợp người bệnh thở máy,
người bệnh nội khí quản.
- Ngộ độc O2 gây ra :
+ Xơ teo võng mạc đến mù đối với trẻ sinh thiếu tháng <1500g khi dùng O2
nồng độ >60% kéo dài nhiều giờ liên tục.
+ Đau ngực ho nhiều, xung huyết mũi đối với trẻ em khi dùng O2 nồng độ 80-
100% kéo dài >8 giờ liên tục.
+ Xơ phổi đến suy hô hấp mãn đến tâm phế quản đối với mỗi lứa tuổi khi dung
nồng độ O2 40-50% kéo dài nhiều ngày liên tục.
+ Nhược hóa trung khu hô hấp do dung O2 nồng độ cao 80-100% kéo dài nhiều
ngày làm nồng độ CO2 trong cơ thể ( giảm 30 mmHG ) không đủ để kích thích
trung khu hô hấp hoạt động.
 Đây là lí do tại sao việc giám sát và điều chỉnh đúng liều lượng và thời gian
sử dụng oxy là vô cùng quan trọng trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
PHÒNG NGỪA TAI BIẾN CỦA OXY
- Cấm mọi nguồn lửa , mạch điện hở nơi có khí oxy bằng cách treo bảng cấm
lửa, cấm hút thuốc
- Đảm bảo mực nước trong lọ làm ẩm ở mức 1/2 hoặc 2/3 tương đương 80-90%
độ ẩm O2
- Oxy là liệu pháp điều trị nên không được tự ý điều chỉnh nếu không có y lệnh
- Hệ thống cung cấp oxi cách nơi có lửa 3-4m
- Oxy dễ cháy nhưng không nổ
- Khi bình oxy được sử dụng phải đảm bảo bình không bị đổ. Bình được giữ
thẳng đứng, cố định chắc chắn và để ở vị trí thích hợp
- Duy trì độ ẩm cho niêm mạc mũi : sử dụng máy tạo ẩm hoặc dung dịch muối
sinh lý để giữ cho niêm mạc mũi luôn ẩm, giúp ngăn chặn sự khô và tổn thương
của da xung quanh mũi.
- Thông đường hô hấp, đường kính ống thích hợp với người bệnh. Cố định ống
thông an toàn.
+ Đảm bảo ống thở oxy được đặt đúng vị trí và không gây căng thẳng cho dạ
dày.
+ Theo dõi tình trạng bệnh nhân để đảm bảo không có vỡ phế nang.
- Chăm sóc mũi, thay ống mũi mỗi lần 12 giờ hoặc sớm hơn khi nhiều đờm dãi.
+ Đảm bảo rằng các thiết bị như ống oxy được thay đổi đúng cách và vệ sinh
mũi thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus.
+ Sử dụng các thiết bị như máy hút đờm hoặc kỹ thuật thích hợp để loại bỏ đờm
và sự tắc nghẽn đường hô hấp.
- Nồng độ oxy bắt đầu thấp <30% và tăng dần nồng độ thích hợp, không cho
nồng độ oxy 60% kéo dài liên tục, khi giảm liều phải giảm dần, đo chiều dài
ống thông đặt mũi hầu chính xác.
- Theo dõi nồng độ oxy để điều chỉnh thích hợp, với tình trạng người bệnh :
thực hiện theo dõi sức khỏe định kỳ và đánh giá tình trạng người bệnh để phát
hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc O2. Điều này giúp phát hiện
và xử lý các vấn đề sức khỏe kịp thời.
 Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều chỉnh đúng cách,
chúng ta có thể giảm thiểu các rủi ro và vấn đề sức khỏe liên quan đến viêm loét
mũi, tắc nghẽn đường hô hấp, sử dụng oxy, và các vấn đề khác của hô hấp.
NGUỒN :
ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN II ( SÁCH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG )
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - 2007

You might also like