You are on page 1of 27

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Khoa Nhiệt- Lạnh

ĐỀ CƯƠNG
ĐỒ ÁN 1

1- Tên Đề tài:Chuyên đề Thiết bị trao đổi nhiệt loại vỏ bọc ống chùm .
2- Sinh viên thực hiện:
Họ và tên :1…Nguyễn Huy Hoàng……..........Mã số sinh viên: ....19000518......
2…Nguyễn Như Nhật Tân ………Mã số sinh viên:…19001832...…
Lớp: .............19T4-LĐL1......................................................................
Ngành/chuyên ngành: ..........Lắp Đặt Lạnh / Điện Lạnh.........................
Khóa: ......................19T4..................................................................
3- Giảng viên hướng dẫn:
Họ và tên: ...............Đinh Đồng Hiệp...........................................................
Học hàm, học vị: ..................................................................................................
Đơn vị: .................................................................................................................
4- Mục tiêu nghiên cứu:
4.1- Mục tiêu tổng quát:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
4.2- Mục tiêu cụ thể:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
5- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
5.1- Đối tượng nghiên cứu:
- Thiết bị trao đổi nhiệt…………………………………………………...
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
……………………………………………………………………………
5.2- Phạm vi nghiên cứu:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
6- Nội dung nghiên cứu:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
7- Phương pháp nghiên cứu:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
8- Kế hoạch thực hiện:

TUẦN NGÀY NỘI DUNG THỰC HIỆN GHI CHÚ

8
9

10

9- Dự kiến sản phẩm của đề tài:


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA ĐIỆN LẠNH

ĐỒ ÁN CƠ SỞ NGÀNH

Giảng viên hướng dẫn:Đinh Đồng Hiệp

Sinh viên:

1. Nguyễn Huy Hoàng Mã số sinh viên: 19000518

2. Nguyễn Như Nhật Tân Mã số sinh viên: 19001832

Lớp học: 19T4-LĐL1

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
.............................................................................................................................
..........................................................................................................
….........................................................................................................................
................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.........................................................................................

LỜI NÓI ĐẦU


Trong công nghiệp đặc biệt là trong công nghiệp hóa chất và dầu khí, thiết bị
trao đổi nhiệt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng, giảm hoặc duy trì nhiệt
độ các dòng công nghệ ở giá trị thích hợp. Bởi trong công nghiệp hóa học nhiều quá
trình cần được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ xác định thì hiệu quả của quá trình và
chất lượng sản phẩm mới đảm bảo. Và các thiết bị trao đổi nhiệt có nhiệm vụ thực
hiện các quá trình đun nóng, làm nguội hoặc làm lạnh. Ngoài ra, thiết bị trao đổi
nhiệt còn góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp giảm chi phí vận hành của nhà máy nhờ
khả năng tận dụng nhiệt thừa từ các quá trình công nghệ, từ đó giảm tiêu hao năng
lượng chung của toàn nhà máy.
Thiết bị trao đổi nhiệt đóng vai trò lớn như vậy nên để tính toán, thiết kế một
thiết bị trao đổi nhiệt đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu công nghệ của dây chuyền
và đạt hiệu quả cao là rất cần thiết. Vì vậy, trên cơ sở những kiến thức đã học được
trong chương trình đào tạo kỹ sư máy hóa, em thực hiện đề tài tốt nghiệp: nghiên
cứu, ứng dụng tiêu chuẩn TEMA và phần mềm aspen để cải tiến phương pháp tính
toán, thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm. Thiết bị trao đổi nhiệt loại vỏ bọ ống chùm là
thiết bị phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp và chưa có kinh nghiệm
thực tế nên đồ án của em còn nhiều sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự
đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Đồng Hiệp đã tận tình hướng dẫn và
chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1 - THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT LOẠI VỎ BỌC ỐNG CHÙM
1.1 Thiết bị trao đổi nhiệt loại vỏ bọc ống chùm .............................................................
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO
ĐỔI NHIỆT LOẠI VỎ BỌC ỐNG CHÙM
2.1 Mục đích .....................................................................................................
2.2 Trình tự tính toán ......................................................................................
2.3 Giới thiệu sơ đồ tính toán .....................................................................
2.4 Bước 1: Lựa chọn kiểu thiết bị .............................................................
2.5 Bước 2: Lựa chọn chất tải nhiệt ............................................................
2.6 Bước 3: Lựa chọn chế độ thủy động .....................................................
2.7 Bước 4: Tính toán cân bằng nhiệt .........................................................
2.8 Bước 5: Thông số vật lý các lưu thể.....................................................
2.9 Bước 6: Tính diện tích trao đổi nhiệt .........................
2.10 Bước 7: Chọn loại ống ,kích thước và cách sắp xếp ống...................................................
2.11 Bước 8:Tính số ống....................................................
2.12 Bước 9: Tính đường kính vỏ...................
2.13 Bước 10: Lựa chọn vách ngăn........................................................................
2.14 Bước 11: Tính tổn thất áp suất...........................................................
2.15 Bước 12: Kiếm tra tổn thất...................................................................................
CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ VÍ DỤ TÍNH TOÁN,THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO
ĐỔI NHIỆT LOẠI VỎ BỌC ỐNG CHÙM
3.1 Ví dụ 1 – Hai lưu thể không chuyển pha .........................................................
3.2 Yêu cầu bài toán ...............................................................................................
3.3 Ví dụ 2 – Một lưu thể chuyển pha ....................................................................
3.4 Yêu cầu bài toán ..............................................................................................
3.5 Ví dụ 3 – Hai lưu thể chuyển pha ...................................................................
3.6 Yêu cầu bài toán ............................................................................................
Kết luận
Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1 - THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT LOẠI VỎ BỌC ỐNG CHÙM
1.1 Thiết bị trao đổi nhiệt loại vỏ bọc ống chùm
Với đặc tính kết cấu của nó, thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm có diện tích trao đổi nhiệt
rất lớn có thể đến hàng nghìn mét vuông, hệ số truyền nhiệt lớn. Bởi vậy loại thiết bị này
được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm.
Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm là một trong những dạng thiết bị trao đổi nhiệt
được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các ngành công nghiệp, ước tính có tới 60% số thiết
bị trao đổi nhiệt hiện nay trên thế giới là thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm. Thiết bị trao
đổi nhiệt dạng ống chùm có khoảng áp dụng rất rộng, gần như ở mọi công suất, trong mọi
điều kiện hoạt động từ chân không đến siêu cao áp, từ nhiệt độ rất thấp đến nhiệt độ rất cao
và cho tất cả các dạng lưu thể ở nhiệt độ, áp suất khác nhau ở phía trong và ngoài ống. Vật
liệu để chế tạo thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm chỉ phụ thuộc vào điều kiện hoạt động, vì
vậy cho phép thiết kế để đáp ứng được các yêu cầu khác như độ rung, khả năng sử dụng
cho các lưu thể có những tính chất đóng cặn, chất có độ nhớt cao, có tính xâm thực, tính ăn
mòn, tính độc hại và hỗn hợp nhiều thành phần. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm có thể
được chế tạo từ vật liệu là các loại kim loại, hợp kim cho tới các vật liệu phi kim với bề mặt
truyền nhiệt từ 0,1m2 đến 100.000m2. Tuy nhiên, thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm có
một nhược điểm là bề mặt trao đổi nhiệt tính trên một đơn vị thể tích của thiết bị thấp so với
các dạng thiết bị trao đổi nhiệt kiểu mới, vì vậy, cùng một bề mặt trao đổi nhiệt như nhau,
thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm thường có kích thước lớn hơn nhiều.
Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm bao gồm: chùm ống lắp vào vỉ ống được bọc ngoài
bằng vỏ hình trụ, hai đầu có nắp đậy. Trong thiết bị có hai không gian riêng biệt: một không
gian gồm khoảng trống bên trong vỏ không bị chiếm chỗ (gọi là khoảng không gian giữa
các ống), và không gian gồm các phần rỗng ở trong các ống và hai không gian giới hạn
giữa vỉ ống với nắp(gọi là không gian trong ống).Trong mỗi không gian như vậy có một lưu
thể chuyển động,chúng trao đổi nhiệt với nhau qua thành của các ống truyền nhiệt.

Hình 1.5. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm vỉ ống cố định
1- nắp; 2- vỉ ống; 3- ống truyền nhiệt; 4,10- cửa thông với không gian giữa các
ống; 5- giá; 6- vỏ; 7- nắp; 8,11- cửa thông với không gian trong ống;9- vóng đệm bịt kín

Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm được chia thành nhiều dạng khác nhau. Có nhiều
phương pháp để phân chia như căn cứ vào kiểu dáng cấu tạo, dòng chảy trong khoang
đầu hoặc căn cứ vào cấu tạo, kiểu phân bố dòng chảy trong vỏ. Nhưng cách phân loại
phổ biến nhất là phân loại dựa vào cấu tạo của 3 phần: phần đầu,thân , phần sau theo tiêu
chuẩn TEMA. Cách phân loại này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở chương sau. Mặc dù có
rất nhiều dạng khác nhau nhưng các bộ phận chính của thiết bị trao đổi nhiệt lại có rất ít
khác biệt. Các bộ phận chính của thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm được mô tả trong
các mục sau:

Hình 1.6. Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm vỉ ống di động

a) Vỏ
Vỏ thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm đơn giản chỉ là bộ phận chứa lưu chất
phía ngoài ống trao đổi nhiệt. Vot thiết bị có tiết diện tròn được chế tạo từ thép
carbon hoặc thép hợp kim.
b) Phần đầu và phần sau
Phần đầu và phân sau được phân chia thành nhiều loại khác nhau trong tiêu
chuẩn TEMA.Cả 2 phần được nối với thân bằng phương pháp hàn hoặc sử dụng
bích. Phần đầu để lưu thể trong ống đi vào thiết bị và có thể chia ngăn đối với thiết
bị chia lối lưu thể trong ống.
c) Ống trao đổi nhiệt
Ống trao đổi nhiệt là thành phần cơ bản của thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống
chùm, bề mặt của ống trao đổi nhiệt chính là bề mặt truyền nhiệt giữa lưu thể chảy
bên trong ống và bên ngoài ống. Các ống trao đổi nhiệt được gắn vào vỉ ống bằng
phương pháp hàn hoặc nong ống. Ống trao đổi nhiệt thường được làm bằng thép
carbon, đồng hoặc thép hợp kim, trong một số trường hợp đặc biệt có thể được làm
từ hợp kim Niken, titanium hoặc hợp kim nhôm.
d) Vỉ ống
Vỉ ống dùng để định vị cố định các ống trao đổi nhiệt. Vỉ ống thường là một
tấm kim loại phẳng hình tròn, được khoan lỗ để cố định ống, lắp thanh đỡ vách
ngăn. Trong quá trình gia công, cần phải đảm bảo mối nối giữa ống và vỉ ống kín,
tránh rò rỉ. Vỉ ông có thể được kẹp vào bích hoặc làm vỉ ống liền bích hàn thẳng vào
thân đối với trường hợp vỉ ống cố định. Còn đối với vỉ ống di động thì sử dụng bích
hai nửa để kẹp vỉ ống. Vỉ ống di động được sử dụng khi chênh lệch nhiệt độ giữa 2
lưu thể lớn, tránh sự giãn nở không đều của thân vỏ với ống.
e) Vách ngăn
Vách ngăn được sử dụng với hai chức năng chính. Chức năng quan trọng nhất là tạo
thành cơ cấu để định vị ống trao đổi nhiệt khi lắp đặt cũng như vận hành và giữ cho bó
ống không bị rung động do sự chuyển động của lưu thể. Ngoài ra, vách ngăn còn định
hướng chuyển động lưu thể phía ngoài ống chuyển động qua lại theo phương vuông góc
với chùm ống làm tăng vận tốc của lưu thể và hệ số truyền nhiệt của thiết bị. Các vách
ngăn là các tấm hình tròn được đục lỗ giống vỉ ống và cắt đi một phần. Vị trí vách ngăn
và phần cắt cần được tính toán để thiết bị đạt hiệu quả nhất, cân bằng giữa hệ số trao đổi
nhiệt và tổn thất áp suất.
f) Tấm chia ngăn
Tấm chia ngăn được sử dụng đối với các thiết bị bố trí lưu thể trong ống từ 2
lối trở lên. Tấm chia ngăn cần được bố trí sao cho đảm bảo số lượng ống mỗi ngăn
xấp xỉ nhau để giảm thiểu chênh áp giữa các ngăn.

CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO


ĐỔI NHIỆT LOẠI VỎ BỌC ỐNG CHÙM

2.1 Mục đích


Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm là một trong những thiết bị trao đổi nhiệt
được ứng dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp hóa chất
và thực phẩm. Nó đa dạng về chủng loại cũng như hình thức. Do đó việc tính
toán, thiết kế một thiết bị trao đổi nhiệt đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của dây
chuyền sản xuất là một việc vô cùng quan trọng. Chương này sẽ giới thiệu một
phương pháp tính toán, thiết kế một thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm và chúng ta
có thể ứng dụng phương pháp này để tính toán, thiết kế gần như hầu hết các loại
thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm.

2.2 Trình tự tính toán


2.3 Giới thiệu sơ đồ tính toán
Khi tính toán thiết kế một thiết bị trao đổi nhiệt để đun nóng hoặc làm
nguội một sản phẩm nào đó trong một dây chuyền công nghệ, chúng ta tiến hành
các bước theo trình tự như sơ đồ sau:
2.4 Bước 1: Lựa chọn kiểu thiết bị
Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm rất đa đạng về chủng loại. Khi tính
toán, thiết kế ta nên tuân thủ theo tiêu chuẩn TEMA, đó là một tiêu chuẩn được
các nhà thiết kế, sản xuất dùng làm nền tảng cho các thiết kế. Tiêu chuẩn TEMA
đưa ra bảng cấu tạo của thiết bị cho chúng ta lựa chọn, bao gồm 3 phần: phần
đầu, phần thân vỏ và phần sau thiết bị. Tùy thuộc vào yêu cầu của bài toán mà ta
lựa chọn kiểu thiết bị phù hợp.
Phần đầu thiết bị
Phần đầu thiết bị được ký hiệu bởi các chữ cái: A,B,C,N,D
Hình 3.2. Các phần đầu thiết bị theo TEMA

- Phần đầu A: là phần đầu được sử dụng phổ biến nhất, có nắp bích mù có
thể tháo rời để vệ sinh dễ dàng.
- Phần đầu B: là phần đầu được hàn kín. Loại này đơn giản, dễ chế tạo, kín
và rẻ hơn do không có mặt bích. Nhưng khótháo rời để vệ sinh và sửa chữa hơn
phần đầu A.
- Phần đầu C: có nắp bích mù giống đầu A nhưng vỉ ống hàn liền với phần
đầu. Có ưu điểm là rẻ và kín nhưng khó vệ sinh ngoài ống.
- Phần đầu N: giống phần đầu C nhưng cả thân thiết bị và vỉ ống được hàn
liền. Ưu điểm là kín, rẻ nhưng không thể tháo lắp để vệ sinh, sửa chữa nên ít
được sử dụng.
- Phần đầu D: bề dày lớn và được hàn kín, dùng trong trường hợp áp suất
cao. Nhược điểm là chỉ sử dụng cho các lưu thể sạch vì vệ sinh khó khăn.
Phần thân thiết bị
Phần thân vỏ được ký hiệu bởi: E,F,G,H,J,K,X

Hình 3.3. Các loại vỏ thiết bị theo TEMA

- Thân vỏ E: là loại vỏ đơn giản nhất và phổ biến nhất, lưu thể đi vào một
đầu và đi ra ở đầu còn lại.
- Thân vỏ F: được chia làm 2 khoang do có tấm chắn dọc theo chiều dài
vỏ. Dòng lưu thể đi vào một đầu, chạy dọc theo tấm chắn rồi đổi chiều đi vào
khoang thứ hai và đi ra ở cùng phía đầu lưu thể đi vào. Đường đi của lưu thể
được tăng lên gấp đôi.Nhưng tổn thất áp suất gấp 8 lần thân E. Thân vỏ này dùng
trong trường hợp nhiệt độ ra của lưu thể lạnh cao hơn nhiệt độ ra của lưu thể
nóng. Phần thân này tương đương với 2 thân E nối tiếp nhau.
- Thân vỏ G: cũng được chia làm 2 khoang và dòng lưu thể đi vào và ra ở
giữa vỏ. Sau khi đi vào lưu thể được chia làm hai phần: một phần đi về trái, một
phần đi về phía phải. Sau khi đi qua 2 khoang thì 2 dòng lưu thể được gộp lại và
đi ra ngoài. Thân này được sử dụng để giảm tổn thất áp suất của lưu thể ngoài
ống.
- Thân vỏ H: thân vỏ loại này được chia làm hai dòng vào và hai dòng ra,
thân cũng được chi làm 2 khoang. Loại thân này được thiết kế như 2 thiết bị làm
việc nối tiếp.
- Thân vỏ K: Thường dùng cho các lưu thể có sự thay đổi pha. Dòng vật
chất được đi vào và gia nhiệt cho bay hơi một phần.Phần hơi được đi ra phía trên.
- Thân vỏ X: lưu thể đi vào và ra ở giữa thân vỏ. Hai lưu thể chuyển động
chéo dòng.
Phần sau thiết bị
Phần sau thiết bị được ký hiệu bởi: L, M, N, P, S, T, U, W.

Hình 3.4. Các phầnsau thiết bị theo TEMA

- Phần sau L:giống phần đầu A


- Phần sau M: giống phần đầu B
- Phần sau N: giống phần đầu N
- Phần sau P: là loại thả tự do hở, tức là cơ cấu tự do nằm ngoài, không
nằm trong phần sau thiết bị.Loại này lắp ghép đơn giản, dễ làm sạch nhưng
khoảng cách bó ống – vỏ lớn, yêu cầu cơ cấu bịt kín phải đảm bảo nên thường
không sử dụng với các chất nguy hiểm.
- Phần sau S: là loại thả tự do kín sử dụng bích hai nửa, tức là cơ cấu tự do
nằm trong phần sau của thiết bị. Khoảng giãn nở cho phép lớn, kín và an toàn vì
lưu thể trong ống không thể rò rỉ ra ngoài như đối với phần sau P. Sử dụng bích
hai nửa làm cho khoảng cách bó ống – vỏ nhỏ nên giảm được đường kính thân
vỏ.
- Phần sau T: là loại thả tự do kín sử dụng bích thường. Cũng giống như
phần sau S nhưng đơn giản hơn do sử dụng bích thường. Do đó khoảng cách bó
ống – vỏ lớn hơn nên thân thiết bị lớn hơn.
- Phần sau U: sử dụng cho thiết bị trao đổi nhiệt ống chữ U.
- Phần sau W: Là loại tự do kín, vỉ ống chuyển động trong khoảng kẹp
giữa 2 bích.
Phân loại
Bảng 3.1. Phân loại thiết bị theo TEMA

Ký hiệu
Chủng loại Ưu điểm Nhược điểm
TEMA
2 đầu cố Phần - Cho diện tích trao đổi - Không làm sạch bằng
định đầu: nhiệt lớn nhất với cùng phương pháp cơ học được

A,B,N đường kính ống và vỏ. phía ngoài ống.


và phần - Có thể chia 1 lối hoặc - Không sử dụng được khi
sau nhiều lối để điều chỉnh vận chênh lệch nhiệt độ giữa 2
L,M,N tốc lưu thể. lưu thể lớn hoặc vỏ và ống
- Là loại thiết bị đơn giản làm bằng 2 vật liệu khác
và rẻ tiền nhất. nhau. Điều này chỉ thực hiện
được khi sử dụng đai giãn nở
nhiệt cho thân vỏ. Chênh lệch
nhiệt độ giữa 2 lưu thể không
quá 80oC.
1 đầu tự do Phần -Chịu được chênh lệch -Đầu tự do làm tăng đường
sau: nhiệt độ giữa 2 lưu thể lớn. kính thân vỏ.
P,S,T,W - Cả bó ống và thân thiết bị - Ống không thể giãn nở nhiệt
đều có thể làm sạch bằng độc lập từng ống nên cần
phương pháp cơ học. Nên tránh quá nhiệt cục bộ.
thường được sử dụng cho - Vật liệu các bộ phận lắp
các lưu thể bẩn. ghép đầu tự do như bulông bị
- Ống và vỏ có thể chọn 2 hạn chế bới nhiệt độ, áp suất
loại vật liệu khác nhau. thiết kế.
- Thiết bị đắt.
Loại chữ U Phần -Chịu đượcchênh lệch nhiệt -Do ống uốn cong nên ở phần
sau: U độ giữa 2 lưu thể lớn và sự giữa không có ống.
chênh lệch nhiệt độ của - Ống khó làm sạch bằng
từng ống riêng lẻ. phương pháp cơ học, chủ yếu
- Ít tốn kém hơn so với đầu làm sạch bằng phương pháp
tự do. hóa học.
- Do sắp xếp lồng vào nhau
nên khó khăn thay thế từng
ống riêng lẻ.
- Không bố trí được 1 lối
hoặc 2 dòng lưu thể ngược
chiều.
- Bề dầy ống tại chỗ uốn
mỏng hơn chỗ ống thẳng.

2.5 Bước 2: Lựa chọn chất tải nhiệt


Đun nóng
Trong một số trường hợp đề bài chưa đưa ra chất tải nhiệt thì cùng ta cần
lựa chọn một chất tải nhiệt hợp lý và phù hợp với yêu cầu của đề bài.Mỗi chất tải
nhiệt đều có ưu nhược điểm riêng. Do đó, tuỳ trường hợp cụ thể màta lựa chọn
chất tải nhiệt làm việc thích hợp nhất. Điều kiện lựa chọn là:
- Nhiệt độ đun nóng và khả năng điều chỉnh nhiệt độ tốt.
- Độ nhớt nhỏ, nhiệt dung riêng lớn.
- Độ độc và tính hoạt động hoá học ít.
- Độ an toàn khi đun nóng cao (không cháy, nổ,…).
- Không ăn mòn thiết bị và bảo đảm cung cấp nhiệt độ ổn định.
- Rẻ và dễ tìm.
Trong thiết bị trao đổi nhiệt dùng để đun nóng thì chúng ta thường gặp
những chất tải nhiệt phổ biến sau:
Bảng 3.2. Ưu nhược điểm một số chất tải nhiệt thường dùng

Chất tải nhiệt Ưu điểm Nhược điểm


Hơi nước bão hòa - Hệ số cấp nhiệt lớn,  - Không thể đun nóng
=10.000÷15.000 lên đến nhiệt độ cao
W/m2 . độ. Do đó bề được vì khi nhiệt độ
mặttruyền nhiệt nhỏ tăngthì áp suất hơi bão
nghĩa là kích thước thiết hòa tăng, do đó dễ hỏng
bị gọn hơn các thiết bị thiết bị và bề dày thiết bị
đun nóng bằng các phải tăng lên.Hơn nữa
chấttải nhiệt khác khi khi nhiệt độ tăng cũng
cùng một năng suất tải làm ẩn nhiệt hóa hơi
nhiệt. giảm nên lượng hơi đốt
- Lượng nhiệt cung cấp tăng.
lớn (tính theo 1 đơn vị - Hơi nước ở 350oC thì
chất tải nhiệt) vì ẩn nhiệt áp suất hơi bão hoà là
hóa hơi lớn. 180at, ở 374oC (nhiệt độ
- Vận chuyển xa được tới
dễ dàng theo đường ống. hạn), áp suất là 225at và
- Đun nóng được đồng ẩn nhiệt hoá hơi r =0. Do
đều vì hơi ngưng tụ trên đó, khi tăng nhiệt độ thì
toàn bộ bề mặt truyền thiết bị sẽ phứctạp thêm,
nhiệt ởnhiệt độ không hiệu suất sử dụng nhiệt
đổi. sẽ bị giảm, vì vậy
- Dễ điều chỉnh nhiệt độphương pháp đun nóng
đun nóng bằng cách điều bằng hơi nước
chỉnh áp suất hơi. bão hòa chỉ sử dụng tốt
nhất trong trường hợp
đun nóng không quá
180oC.
Dầu tải nhiệt -Đun nóng được ở nhiệt -Hiệu số nhiệt độ không
độ cao hơn 180oC(không lớn (15-20oC) nên nhiệt
vượt quá 300oC) truyền không được lớn.
- Độ nhớt lớn, nhất là khi
nhiệt độ thấp nên vận
chuyển khó khăn.
- Khó điều chỉnh nhiệt
độ
Khói lò - Có thể tạo được nhiệt - Hệ số cấp nhiệt rất nhỏ
độ cao tới 1000 C
o
( không quá
100W/m .độ) do đó thiết
2

bị cồng kềnh
- Nhiệt dung riêng thể
tích nhỏ nên cần lượng
khói lớn
- Đun nóng không được
đồng đều.
- Khó điều chỉnh nhiệt
độ đun nóng nên dễ có
hiện tượng quá nhiệt cục
bộ.
- Khói lò thường có bụi
và khí độc của nhiên liệu
do đó khi đun nóng gián
tiếp,
bề mặt truyền nhiệt sẽ bị
bám cặn.
- Nếu đun nóng các chất
dễ cháy, dễ bay hơi thì
không an toàn.
- Trong khói luôn có một
lượng ôxy dư, khi tiếp
xúc với thiết bị sẽ ôxy
hoá kim loại làm hỏng
thiết bị.
Tận dụng nhiệt từ nguồn - Tiết kiệm nhờ tận dụng - Thường chỉ dùng để
thải có nhiệt độ cao được nguồn nhiệt của làm nóng sơ bộ vì khó
lưu thể có nhiệt độ cao ở điều chỉnh nhiệt độ của
các giai đoạn khác. lưu thể.
- Được áp dụng phổ biến
tại các dây chuyền sản
xuất.

Làm nguội và ngưng tụ


Trong công nghệ hóa học và nhiều ngành công nghiệp khác ta cũng
thường gặp các quá trình phải làm nguội khí,chất lỏng hoặc ngưng tụ hơi sang
trạng thái lỏng. Chất tải nhiệt thường được dùng trong quá trình này là nước và
không khí.Nhưng nước được sử dụng phổ biến hơn vì không khí có khối lượng
riêng nhỏ, hệ số tỏa nhiệt nhỏ, lưu lượng thể thích đòi hỏi lớn nên tiêu tốn năng
lượng lớn hơn để vận chuyển.
2.6 Bước 3: Lựa chọn chế độ thủy động
Bố trí lưu thể trong, ngoài ống
Trong thiết bị trao đổi nhiệt, bao giờ cũng có hai dòng lưu thể, do đó việc
bố trí các lưu thể một cách hợp lý trong thiết bị là điều rất quan trọng vì nó sẽ
đảm bảo cho sự hoạt động có hiệu quả của thiết bị trong suốt quá trình sử dụng,
có độ tin cậy cao, dễ tu sửa và bảo trì trong quá trình vạn hành. Do đó, có một số
nguyên tắc giúp chúng ta lựa chọn được chế độ thủy động cho lưu thế:
- Chất bẩn và dễ gây bám cặn cho bề mặt ống nên để đi trong ống vì làm
sạch bề mặt trong ống dễ dàng hơn
- Chất nào gây ăn mòn bề mặt nhiều hơn nên bố trí đi trong ống, vì ống dễ
chế tạo, dễ thay thế và giá thành nhỏ hơn so với vỏ thiết bị.
- Chất nào có áp suất lớn nên bố trí đi trong ống, chất có áp suất thấp đi
ngoài ống vì ống chịu áp suất tốt hơn vỏ bọc, đồng thời để tránh phải tăng chiều
dày vỏ thiết bị gây khó khăn trong việc chế tạo và giá thành cao.
- Với thiết bị trao đổi nhiệt nhằm mục đích đốt nóng một lưu thể nào đó,
nên bố trí lưu thể có nhiệt độ cao đi trong ống để giảm tổn thất nhiệt ra môi
trường. Ngược lại, với thiết bị nhằm tỏa nhiệt, nên bố trí lưu thể có nhiệt độ cao
đi bên ngoài ống để tự nó tỏa nhiệt một phần ra môi trường xung quanh qua vỏ
thiết bị.
- Với thiết bị ngưng tụ cũng giống như thiết bị làm lạnh thì hơi ngưng tụ
đi ngoài ống, rất ít khi bố trí đi trong ống.
- Thông thường, bố trí lưu thể nhớt phía ngoài ống sẽ làm tăng hệ số
truyền nhiệt K so với bố trí trong ống.Nhưng cần đảm bảo dòng chảy ngoài ống ở
chế độ chảy xoáy, nếu không thì bố trí lưu thể đi trong ống. Hơn nữa bố trí trong
ống sẽ giảm được tổn thất áp suất.
Bố trí chiều của lưu thể
Hệ số truyền nhiệt của hai lưu thể chuyển động song song ngược chiều lớn
hơn so với cùng chiều nên khi bố trí, ta ưu tiên chọn trường hợp hai lưu thể
chuyển động ngược chiều nhiều hơn. Chiều của lưu thể còn phụ thuộc vào cấu
tạo và kiểu thiết bị ta lựa chọn. Thông thường chiều chuyển động của các lưu thể
trong các thiết bị theo tiêu chuẩn TEMA là chéo dòng.
Vận tốc của lưu thể
Thông thường quá trình trao đổi nhiệt giữa chất lỏng và bề mặt truyền
nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt là trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức. Để tận dụng
khả năng trao đổi nhiệt của thiết bị nên chọn tốc độ dòng chảy hợp lý. Nếu vận
tốc lưu thể lớn thì sẽ tăng khả năng trao đổi nhiệt, tăng hệ số truyền nhiệt K
nhưng khi đó,tổn thất áp lực cho bơm cũng lớn nên tốn nhiều năng lượng, vận
hành không kinh tế. Do đó phải chọn được tốc độ hợp lý để thỏa mãn được các
yêu cầu của bài toán, cả về mặt thiết kế lẫn vận hành. Theo kinh nghiệm thực tế
nên chọn vận tốc nằm trong khoảng hợp lý trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Khoảng giá trị vận tốc hợp lý của một số lưu thể [1,9]

Lưu thể Vận tốc, m/s


Chất lỏng có độ nhớt cao ≤1
Chất lỏng có độ nhớt thấp ≤3
Khí chứa nhiều bụi 6 ≤ v ≤ 10
Khí sạch 12 ≤ v ≤ 16
Hơi bão hòa 30 ≤ v ≤ 50
Hơi quá nhiệt 50 ≤ v ≤ 75

2.7 Bước 4: Tính toán cân bằng nhiệt


Dựa vào định luật bảo toàn năng lượng, ta có phương trình cân bằng nhiệt tổng quát có dạng:
Q = Q2= Q 1 +Qtt
Trong đó :
Q : Nhiệt lượng trao đổi của thiết bị trao đổi nhiệt, W
Q 1:Nhiệt lượng do lưu thể nóng tỏa ra, W

Q2: Nhiệt lượng do lưu thể lạnh nhận vào, W

Qtt :Nhiệt lượng tổn thất, W

Khi lưu thể không có chuyển pha, ta có:


Q1 = G1 Cpl(t1-t1’)
Q2 = G2 Cp2(t2-t2’)
Suy ra: Q = G1 Cpl (t1-t1) = G2 Cp2(t2-t2’)+ Qtt

Trong đó:

G1,G2: Lưu lượng của lưu thể nóng và lạnh, kg/s

Cp1, Cp2 : Nhiệt dung riêng của lưu thể nóng và lạnh,J/kg.K

t1 , t1’ : Nhiệt độ vào, ra của lưu thể nóng, K

t2 , t2’ : Nhiệt độ vào, ra của lưu thể lạnh, K

Khi lưu thể có sự chuyển pha (sôi hoặc ngưng tụ), ta có:[1,28]

Q1 = G1 (i1 - i1’)

Q2 = G2 (i2 - i2’)

Suy ra: Q= G1 (i1 - i1’ )= G2 (i2 - i2’ ) + Qtt

Trong đó:
i1 ,i1’ : Entanpi của lưu thể nóng vào, ra thiết bị, J/kg
i2 ,i2’ : Entanpi của lưu thể lạnh vào, ra thiết bị, J/kg
Nếu bỏ qua tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt lượng do lưu
thể nóng tỏa ra bằng nhiệt lượng do lưu thể lạnh nhận vào:
Q = G1Cpl (t1 - t1’ )= G2Cp2 (t2 - t1’ )
Hoặc Q= G1(i1 - i1’ )= G2 (i2 - i2’)

Dựa vào phương trình cân bằng nhiệt trên ta có thể tính được nhiệt độ (t1 ,
t2 , t1’ , t2’ ) hay lưu lượng ( G1,G2) còn thiếu của đề bài và nhiệt lượng trao đổi
Q của thiết bị cần thiết kế.
Bước 5: Thông sốvật lý các lưu thể
Trước khi tính toán chúng ta cần xác định đầy đủ các thông số đầu vào,ra
và thông sốvật lý của các lưu thể.
Xác định thông số đầu vào, ra:

Lưu thế nóng Lưu thể lạnh


Nhiệt độ, C
o
Vào Ra Vào Ra
Áp suất, bar
Lưu lượng, kg/s
Nhiệt trở lớp cặn,m 2 K/W
Tổn thất áp suất cho phép, bar
Nhiệt lượng trao đổi ,kW
Xác định thông số vật lý của các lưu thể:
Nhiệt độ t, oC
Khối lượng riêng hơi H , kg/m3
Nhiệt dung riêng hơi CpH, kJ/kg.K
Độ nhớt hơi H , mNs/m2

Hệ số dẫn nhiệt hơi H , W/m.K


Phần khối lượng hơi
Khối lượng riêng lỏng PL , kg/m3
Nhiệt dung riêng lỏng CpL, kJ/kg.K
Độ nhớt lỏng L , mNs/m2
Hệ số dẫn nhiệt lỏng L , W/m.K

Bước 6:Tính diện tích trao đổi nhiệt


Xác định diện tích bề mặt trao đổi nhiệt là mục tiêu chính trong thiết kế
thiết bị trao đổi nhiệt.Dựa vào phương trình (1.1), ta tính được diện tích bề mặt
trao đổi nhiệt cần thiết của thiết bị:

Q
F=
K . ΔTtb

Bước 7: Chọn loại ống, kích thước và cách sắp xếp ống
1.Kích thước ống
Các ống sản xuất trên thị trường rất phong phú về chủng loại nhưng tất cả
đều tuân theo những quy cách và tiêu chuẩn chung.Đường kính ống thường được
chọn trong dải từ 16mm đến 50mm. Trong đó loại từ 16 đến 25mm được sử dụng
phổ biến nhất trong đa phần các thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm vì nhỏ gọn, chắc
chắn và giá thành rẻ. Loại ống lớn hơn dùng với những lưu thể bẩn, có bám cặn
vì dễ làm sạch. Để tính toán sơ bộ, thường chọn ống có đường kính ngoài ¾ in
(19,05mm)
Bề dày của ống được chọn phụ thuộc vào áp suất lưu thể trong ống và độ
ăn mòn của lưu thể.Và bề đầy ống được đánh giá thông qua số BWG
(Birmingham Wire Gauge).Chúng ta có thể chọn kích thước ống theo bề dày
BWG ở phụ lục (2) và tham khảo áp suất tối đa đối với ống thép carbon theo tiêu
chuẩn ASME ở phụ lục (3).
Chiều dài ống thường bằng 6 ft. (1.83 m), 8 ft. (2.44 m), 12 ft. (3.66 m),
16 ft. (4.88 m), 20 ft. (6.10 m), 24 ft. (7.32 m). Đối với một diện tích bề mặt
truyền nhiệt xác định, nếu sử dụng các ống dài sẽ làm giảm đường kính vỏ, do đó
chi phí sẽ thấp hơn và vỏ sẽ chịu được áp suất cao hơn. Trường hợp tối ưu nhất,
người ta chọn tỷ lệ chiều dài ống với đường kính vỏ nằm trong khoảng 5 đến 10.
Đối với trường hợp ống chữ U, ống phía ngoài sẽ dài hơn ống phía trong.
Để thiết kế được cần phải tính được chiều dài trung bình của ống. Các ống chữ U
được uốn cong từ các ống tiêu chuẩn và cắt theo chiều dài thiết kế.Bán kính uốn
cong của ống phụ thuộc vào đường kính và bề dầy của ống, thường bằng 1,5 – 3
lần đường kính ngoài của ống.
2.Sắp xếp ống
Trong thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm, ống thường được bố trí theo 4
kiểu: tam giác, tam giác xoay, hình vuông hoặc vuông xoay.

Hình 3.6. Các kiểu sắp xếp ống trong thiết bị

Trong 4 kiểu bố trí ống này, với cùng bước ống và dòng chảy thì thứ tự
giảm dần của hệ số truyền nhiệt và tổn thất áp suất là 30o ,45o , 60o và 90o .Bố trí
ống theo hình vuông đem lại hệ số truyền nhiệt và tổn thất áp suất thấp nhất. Để
lựa chọn được kiểu bố trí phù hợp cần quan tâm các vấn đề sau:
- Độ chặt
- Hệ số truyền nhiệt
- Tổn thất áp suất
- Vệ sinh ngoài ống
- Sự thay đổi pha của lưu thể ngoài ống.
Bố trí ống theo tam giác với tam giác xoay bó ống chặt hơn, cho hệ số
truyền nhiệt cao hơn và vỉ ống bền hơn. Với cùng loại ống và bước ống như
nhau, bố trí theo tam giác và tam giác xoay sẽ bố trí được hơn 15% số ống so với
hình vuông và vuông xoay. Nhưng nhược điểm của cách bố trí này là khó vệ sinh
ngoài ống bằng phương pháp cơ học, thường chỉ vệ sinh bằng phương pháp hóa
học.
Bố trí ống theo hình vuông và vuông xoay thường không được bố trí trong
các thiết bị có vỉ ống cố định vì không thể vệ sinh. Trừ một số trường hợp ngưng
tụ hoạc đun sôi thì bố trí này vẫn được sử dụng để tạo không cản trở dòng hơi.
Bố trí theo 2 cách này cho hệ số truyền nhiệt và tổn thất áp suất nhỏ hơn so với
bố trí tam giác và tam giác xoay.
Bước ống (khoảng cách giữa 2 tâm ống) được khuyến nghị lấy bằng 1,25
lần đường kính ngoài, trừ một số trường hợp đặc biệt. Trong trường hợp cần làm
sạch dễ dàng thì bố trí theo dạng hình vuông với bước ống tối thiểu là 6,4 mm
(0.25 in). [2,646]

Lưu ý:Đối với thiết bị bay hơi kettle, cách sắp xếp ống theo hình vuông
hay tam giác không có ảnh hưởng nhiều tới hệ số truyền nhiệt K. Nhưng bố trí
theo hình vuông sẽ tạo thuận lợi cho sự bay hơi. Khi tính toán, thiết kế thiết bị
này nên chọn bước ống bằng 1,5 – 2 lần đường kính ngoài của ống để tránh cản
trở sự bay hơi. Và nên sử dụng ống dài có đường kính nhỏ sẽ đem lại hiệu quả
cao hơn so với ống ngắn có đường kính lớn.
3.2.10.3Số lối
Lưu thể đi trong ống thường được bố trí chảy qua lại giữa 1 nhóm các
ống, gọi là lối để tăng quãng đường của dòng lưu thể. Số lối sẽ quyết định đến
vận tốc chảy trong ống. Các thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm thường được thiết kế
từ 1 đến 16 lối. Các lối được chia bằng cách chia ngăn phần đầu và phần sau của
thiết bị trao đổi nhiệt bằng các tấm chia.Hình 3.7thể hiện cách chia 2,4,6,8 và 10
lối lưu thể. Cón đối với số lối lớn hơn, chúng ta có thể tham khảo thêm Sauuders
(1988).

Hình 3,7 Cách chia số lối lưu thế

Bước 8: Tính số ống


Chiều dài của ống tham gia trao đổi nhiệt thực tế là:

Ltđn=L - 

Trong đó:
Ltđn : Chiều dài của ống tham gia trao đổi nhiệt thực tế, m
L : Chiều dài của ống, m
 : Tổng bề dầy của các vỉ ống, m
Bề dầy của vỉ ống phụ thuộc vào chênh lệch áp suất giữa 2 lưu thể và cần
chọn sao cho thỏa mãn các điều kiện bền về cơ khí. Bề dầy của vỉ ống được chọn
tối thiểu bằng đường kính ngoài của ống. Nếu chưa xác định được bề dầy chính
xác của vỉ ống, chúng ta có thể lấy bề dầy là 25mm cho mỗi vỉ ống để tính toán
chiều dài của ống tham gia trao đổi nhiệt thực tế.
Tính diện tích trao đổi nhiệt của 1 ống:

Fống = Ltđn x dng x 



Trong đó:
Fống : Diện tích 1 ống, m 2
Ltđn: Chiều dài ống tham gia trao đổi nhiệt, m

dng : Đường kính ngoài của ống, m

Tính số ống:
Type equation here .
F
N=
Fống

Trong đó:

N : Số ống
F : Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, m2
Fống : Diện tích 1 ống, m2
Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy trong 1 ống:

π 2 tr❑
Fmcn =
4
Vận tốc của dòng chảy trong ống:
N 1. Gtr
Vtr=
N . Fmcn. Ptr
Trong đó:
vtr : Vận tốc lưu thể trong ống, m/s 2

Nl: Số lối
Gtr: Lưu lượng lưu thể trong ống, kg/s
N : Số ống
Fmcn : Diện tích mặt cắt ngang của dòng chảy trong 1 ống, m 2
tr : Khối lượng riêng của lưu thể trong ống, kg/m3
Ta cần kiểm tra vận tốc trong ống Vtr tính được phải nằm trong khoảng
hợp lý hay không. Nếu cao quá thì cần giảm số lối và thấp quá thì tăng số lối lên
và tính lại vận tốc.
Bước 9: Tính đường kính vỏ

Để tính được đường kính vỏ, trước tiên ta cần tính đường kính bó ống.
Đường kính bó ống không chỉ phụ thuộc vào số ống mà còn phụ thuộc vào cách
bố trí ống và số lối. Sau khi biết số ống, chúng ta có thể vẽ sơ đồ bố trí ống rồi đo
đường kính bó ống. Hoặc đường kính bó ống được tính theo công thức:[2,648]
Mâu 4

You might also like