You are on page 1of 56

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM


KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
----------

BÀI LUẬN MÔN HỌC

Đề tài: Tính toán thiết kế máy sấy


lạnh sản lượng 50kg/mẻ
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt

GVHD: T.S NGUYỄN HIẾU NGHĨA


Nhóm SVTH:
Vũ Văn Hảo 16062971
Văn Nguyễn Tiến Dũng 16051801
Phạm Hoàng Hải 16046581

TP. HCM, ngày 31 tháng 05 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHIỆP TPHCM NGHĨA VIỆT NAM
Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN CUNG CẤP NHIỆT


Họ và tên: Vũ Văn Hảo MSSV: 16062971
Văn Nguyễn Tiến Dũng 16051801
Phạm Hoàng Hải 16046581

Khoa: Công nghệ nhiệt lạnh Năm học: 2018-2019

Tên đề tài
Tính toán và thiết kế máy sấy lạnh để sấy Mít có năng suất 50 kg/mẻ

I/ Thông tin thực hiện đề tài:


Số liệu cho trước:
Loại vật liệu: Mít
Năng suất: 50 kg/mẻ
II/ Nội dung đề tài:
- Nghiên cứu lý thuyết về công nghệ sấy bơm nhiệt

- Tính toán thiết kế máy sấy lạnh theo nguyên lí bơm nhiệt

- Phân tích, đánh giá các kết quả thực nghiệm.

III/ Ngày giao nhiệm vụ: 10/1/2019


IV/ Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

Bộ môn Giảng viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
Mục lục
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
Chương 1: Tổng Quan..........................................................................................2
1.1 Giới thiệu đề tài........................................................................................2
1.1.1 Lý do chọn đề tài...............................................................................2
1.2 Giới thiệu về vật liệu sấy..........................................................................3
1.2.1 Sơ lược về quả mít................................................................................3
1.2.2 Thành phần hóa học của mít..................................................................3
1.2.3 Lý do chọn vật liệu sấy.........................................................................4
1.2.4 Các quy trình thực hiện sấy...................................................................4
Chương 2: Cơ sở lý thuyết....................................................................................5
2.1 Lựa chọn phương án sấy.............................................................................5
2.2 Sấy lạnh ( sấy bơm nhiệt )............................................................................5
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy.......................................................7
Chương 3: Lựa chọn phương án và tính toán quá trình sấy...................................9
3.1 Lựa chọn phương án sấy...........................................................................9
3.2 Các Thông Số Tính Toán..........................................................................9
3.2.1 Vật Liệu Sấy...................................................................................9
3.2.2 Tác Nhân Sấy.....................................................................................9
3.4 Tính Toán Quá Trình Sấy Lý Thuyết và Thực Tế..................................11
3.4.1 Đồ Thị I-d...........................................................................................11
3.4.2 Tính Toán Quá Trình Sấy................................................................11
Chương 4: Tính Toán và Thiết Kế Sấy Lạnh......................................................26
4.1 Chọn môi chất............................................................................................26
4.1.1 Chọn môi chất nạp..............................................................................26
4.1.2 Nhiệt độ ngưng tụ................................................................................26
4.1.3 Nhiệt độ bay hơi..................................................................................26
4.1.4 Nhiệt độ hơi hút..................................................................................27
4.1.5 Tính toán chu trình..............................................................................27
4.1.6. Tính toán lưu lượng môi chất tuần hoàn qua hệ thống:......................29
4.2.Tính chọn máy nén.....................................................................................30
4.2.1. Tính toán chu trình ở chế độ yêu cầu.................................................30
4.2.2 Tổn thất năng lượng và công suất động cơ..........................................32
4.3. Dàn ngưng (Thiết bị gia nhiệt không khí).................................................33
4.4. Dàn bay hơi (Thiết bị làm lạnh không khí)...............................................35
4.5. Chọn Đường ống dẫn môi chất.................................................................36
4.5.1. Đường ống đẩy...................................................................................36
4.5.2 Đường ống hút....................................................................................37
Chương 5: TÍNH TOÁN TRỞ LỰC VÀ CHỌN QUẠT....................................38
Chương 6: TÍNH THỜI GIAN HOÀN VỐN......................................................42
Bản vẽ Cad thiết bị và sơ đồ nguyên lý...............................................................47
KẾT LUẬN.........................................................................................................49
Tài liệu tham khảo.............................................................................................50
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

LỜI CẢM ƠN
Từ những ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học cho đến lúc hoàn thành đề
tài này, em luôn nhận được sự quan tâm chỉ dạy và sự giúp đỡ tận tình của các thầy
các cô. Qua luận văn này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
 Ban giám hiệu Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
 Ban chủ nhiệm Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh
 Quý thầy cô đã tận tình chỉ dạy em trong thời gian học tập tại trường.
 Cuối cùng, em muốn nói lời cám ơn đến ba mẹ cùng mọi người trong gia đình đã
quan tâm, lo lắng, động viên em trong những ngày học tập xa nhà.
 Em xin được gửi đến quý thầy cô, ba mẹ cùng tất cả mọi người lời chúc sức khoẻ và
lời cám ơn chân thành nhất !

TPHCM, ngày 10 tháng 01 năm 2019


SVTH: Vũ Văn Hảo
Văn Nguyễn Tiến Dũng
Phạm Hoàng Hải

Page: 1
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Chương 1: Tổng Quan


1.1 Giới thiệu đề tài
1.1.1 Lý do chọn đề tài
- Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có bờ biển dài hơn 3000
Km, độ ẩm không khí thường trên 70%, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 38 oC. Khí hậu
nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để nấm mốc và các loại vi sinh vật có hại phát triển làm
hư hại các loại lương thực, thực phẩm, hoa quả, giống cây trồng, thuốc chữa bệnh…. Bên
cạnh đó, nước ta lại là một nước nông nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu. Có
nhiều địa phương do không có trang bị kỹ thuật bảo quản hoa quả, nông sản sau thu
hoạch nên thường bán thốc bán tháo với giá rẻ khi mùa thu hoạch đến. Có khi giá trị đạt
được chỉ khoảng 20% so với giá trị thực của nó. Để tránh được tình trạng đó và để đa
dạng hoá các loại sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm, nâng
cao thu nhập cho người nông dân, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu
hoạch là một yêu cầu cần thiết trong thời gian hiện nay.
Ngày nay, nhu cầu về chất lượng của sản phẩm ngày càng đòi hỏi khắt khe, đặc
biệt là các loại sản phẩm cần giữ màu sắc và mùi vị như kẹo, hoa quả, thuốc chữa
bệnh…. Hơn nữa, trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều bước tăng trưởng
mạnh về nông - lâm - ngư nghiệp. Để có thể cạnh tranh được trong thời kỳ hội nhập
WTO thì bắt buộc các sản phẩm sấy của chúng ta phải đảm bảo chất lượng và uy tín cao.
Với các loại rau, củ, quả, dược liệu… khi sấy ở nhiệt độ cao có thể phá huỷ các
chất hoạt tính sinh học như hóc môn, màu, mùi vị, men, vitamin, protêin… và làm thay
đổi chất lượng sản phẩm. Vì thế, sấy lạnh bằng nguyên lý bơm nhiệt là một phương pháp
bảo quản sau thu hoạch đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng sau khi sấy.
Bởi vì tác nhân sấy có độ ẩm thấp, nhiệt độ sấy thấp nên quá trình sấy xẩy ra tại nhiệt độ
thấp hơn so với các phương pháp sấy thông thường do đó hạn chế được sự thay đổi
không có lợi về màu sắc và mùi vị tự nhiên của sản phẩm.
Như vậy, việc tìm tòi và phát triển rộng các hệ thống hút ẩm và sấy lạnh thực
phẩm, nông sản sau thu hoạch, lâm sản, dược liệu là một yêu cầu cấp bách khuyến khích
phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất các mặt hàng thay thế nhập
khẩu và xuất khẩu ra thị trường thế giới, tiết kiệm năng lượng, giảm vốn đầu tư và giá
thành sản phẩm.
Bơm nhiệt là thiết bị nhiệt-lạnh được xem là có khả năng tiết kiệm năng lượng
nhất hiện nay [1]. Qua nhiều năm nghiên cứu và triển khai ứng dụng để hút ẩm và sấy
lạnh thấy rằng bơm nhiệt có rất nhiều ưu điểm và rất có khả năng ứng dụng rộng rải trong

Page: 2
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

điều kiện khí hậu nóng ẩm, phù hợp với thực tế Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ
thuật đáng kể. Bơm nhiệt sấy lạnh đặc biệt phù hợp với những sản phẩm cần giữ trạng
thái, màu mùi, chất dinh dưỡng và không cho phép sấy ở nhiệt độ cao, tốc độ gió lớn [2].
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng sấy lạnh dùng bơm nhiệt
và đã có hiệu quả thực tiễn cao. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào nói rõ việc tính toán thiết
kế một hệ thống sấy lạnh dùng bơm nhiệt cụ thể. Vì vậy, nhóm đã chọn đề tài: “Thiết kế
hệ thống sấy Mít nhiệt độ thấp sử dụng sấy lạnh” để làm đề tài tìm hiểu của nhóm.

1.2 Giới thiệu về vật liệu sấy


1.2.1 Sơ lược về quả mít
Mít là loại cây gỗ to, cao 15 ¿ 20m (có thể hơn). Cành non có lông mềm gồm nhiều hoa,
bao hoa hình ống có hai phiến dính nhau ở hai đầu, nhị
có bao phấn rộng, cụm hoa cái mọc trên thân hoặc
cành già, hình bầu dục, có nhiều hoa, bao hoa hình trụ.
Quả mít là quả phức to hình bầu dục, vỏ ngoài có
nhiều gai nhọn gồm nhiều quả thịt mềm, hạt to. Quả
mít lúc thu hoạch có khối lượng từ (4 - 25) kg. Quả
mít có thể dài từ (20 - 90) cm; đường kính từ (15 - 50)
cm. Mổi quả Mít có thể có 100 - 500 hạt tương ứng
với 100 - 500 múi ( Mỗi múi là một quả đơn).
Mít là cây mọc hoang dại trong các vùng rừng
mưa ở Ấn Độ. Mít ưa khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều,
Mít chịu hạn tốt nhờ bộ rể ăn sâu và kém chịu úng.
Hiện nay, Mít được trồng nhiều ở các nước: Ấn Độ,
Xrilanca, Lào, Việt Nam, Thái Lan…và đã trở thành Hình 1 Hình ảnh quả mít và múi mít
loại cây ăn quả quan trọng của nhiều nước. Thái Lan có diện tích trồng Mít là 40700 ha;
Philippin 13000 ha; Malaysia 1500 ha…[3].

1.2.2 Thành phần hóa học của mít


Phần thịt ăn được của quả Mít chiếm 25 – 40 % trọng lượng của quả. Trong 100g phần
này chứa 72 – 77,2g nước; 1,3 – 2g protein; 0,1 – 0,4g chất béo; 18,9 – 25,4g
carbohydrat; 0,8 – 1,1g chất xơ; 0,8 – 1,4g tro; Vitamin A chiếm 175 – 540 đơn vị quốc
tế; Niacin 0,9 – 4 mg; Vitamin C từ 8 – 10g.[3]
Phần không ăn được của quả Mít giàu Pectin dùng để chế biến Mứt. Hạt chứa 70%
tinh bột; 5,2% Prôtít; 0,62% chất béo; 1,4% muối khoáng. Hạt Mít có thể được sấy để
làm thực phẩm thay thế gạo.

Page: 3
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

1.2.3 Lý do chọn vật liệu sấy


Mít là loại cây ăn quả có giá trị, giá thành thấp và cũng là một cây thuốc quý.
Ngày nay, đã có rất nhiều sản phẩm chế biến từ quả mít được nhiều người ưa chuộng
như: Mít sấy, thức ăn từ hạt Mít, các loại nước ép từ Mít và Mít đóng hộp.... Ở Việt Nam,
đã có rất nhiều công ty thành công trong việc xuất khẩu ra thị trường thế giới các sản
phẩm từ hoa quả đặc biệt là Mít. Điển hình là công ty Vinamit. Tuy nhiên, công nghệ sấy
hoa quả của các công ty này vẫn là nhập các dây chuyền công nghệ sấy thăng hoa và
dùng hơi nước từ nước ngoài nên giá thành sản phẩm vẫn còn khá cao.

1.2.4 Các quy trình thực hiện sấy


Nguyên liệu mít thường quả mít chín tự nhiên thân mềm, mắt mít nở to, gai không
nhọn. Sau khi thu mua về, người ta phân loại loại bỏ những quả mít bị hư thối, sâu bệnh.
Loại bỏ vỏ, hột và các sớ mít bằng thủ công. Giữ lại múi mít để đem sấy. Múi mít
có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi, xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Trong quá
trình này phân loại múi mít đồng đều để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.

Cắt lát:
Để tạo cảm quan cho sản phẩm cũng như tăng hiệu quả cho quá trình sấy, múi mít thường
được cắt thành lát mỏng bằng các máy cắt. Yêu cầu của sản phẩm sau quá trình cắt phải
đồng đều về kích thuớc, không bị dập nát,..Sản phẩm sau sấy dễ đóng gói và bảo quản.

Sấy khô: Sấy (ở nhiệt độ 30-50C) theo phương pháp sấy lạnh.

Hình 2 Mít sau khi sấy

Đóng gói và bảo vệ sản phẩm: Đóng gói bằng túi hút chân không hoặc đóng gói theo
yêu cầu khách hàng.

Page: 4
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Mít sấy khô, mít sấy giòn : là sản phẩm dạng lát kích thước theo nhu cầu của khách
hàng. Ứng dụng: sử dụng làm thức ăn.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.1 Lựa chọn phương án sấy
Trong quá trình sấy rau quả xảy ra một loạt biến đổi hóa sinh, hóa lý, cấu trúc cơ
học và các biến đổi bất lợi khác làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Những biến đổi
cơ học bao gồm sự biến dạng, nứt, cong queo, biến đổi độ xốp... Hàm lượng vitamin
trong rau quả sấy thường thấp hơn trong rau quả tươi vì chúng bị phá hủy một phần trong
quá trình sấy và xử lý trước khi sấy.
Để tránh hoặc làm chậm các biến đổi không thuận nghịch ấy, cũng như tạo điều
kiện để ẩm thoát ra khỏi rau quả một cách dễ dàng, cần có chế độ sấy thích hợp cho từng
loại sản phẩm.
Mít cũng là loại quả có màu sắc và mùi vị rất đặc trưng. Vì vậy, khi sấy Mít ta
cũng cần tìm những biện pháp để giữ lại những nét đặc trưng của loại quả này. Ta chọn
hệ thống sấy lạnh sử dụng bơm nhiệt để sấy Mít

2.2 Sấy lạnh ( sấy bơm nhiệt )

Hình 3 Thiết bị sấy lạnh

Sấy lạnh là hệ thống sử dụng nhiệt thải của hệ thống lạnh kết hợp với bộ cấp nhiệt
phụ để có thể điều chỉnh chính xác nhiệt độ sấy cần cung cấp cho buồng sấy, sử dụng hệ
thống lạnh nhằm 2 mục đích chính là làm khô không khí sấy trước khi đưa trở lại buồng
sấy và tận dụng nguồn nhiệt từ dàn nóng để làm nóng không khí sấy. Điều quan trọng
nhất của hệ thống này là phương pháp tách ẩm để làm khô hoàn toàn không khí trước khi
Page: 5
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

đưa trở lại buồng sấy, yếu tố này khô nhanh hơn dù sấy ở nhiệt độ thấp hoặc cao. Tuy
nhiên vì yếu tố kỹ thuật nên các hệ thống sấy bơm nhiệt thường chỉ làm việc ở nhiệt độ <
40oC

Nguyên Lý Hoạt Động


-Hệ thống sấy lạnh này gồm các bộ phận chính như Dàn Lạnh, Dàn Nóng, Máy Nén, Van
Tiết Lưu, bộ phận điều khiển và các bộ phận phụ khác. Nó cũng tương tự như máy lạnh 2
cục

Hình 4 Nguyên lý sấy lạnh

Hình ảnh trên mô tả quá trình luân chuyển của không khí sấy bên trong máy sấy lạnh,
tác nhân sấy sau khi đi qua buồng sấy sẽ bị giảm nhiệt độ và mang nhiều hơi nước từ sản
phẩm thoát ra, phần khí này được đưa đến dàn lạnh để ngưng tụ hơi nước ( làm khô
không khí ), tiếp theo sẽ đi qua dàn nóng để làm nóng nhiệt độ đến nhiệt độ sấy cần thiết
và cuối cùng không khí khô nóng này đi qua buồng sấy để làm khô sản phẩm. Nó diễn ra
liên tục cho khi đạt yêu cầu về nhiệt độ sấy
Ưu điểm của Sấy Bơm Nhiệt
-Sấy bơm nhiệt có ưu điểm giữ màu sắc sản phẩm đẹp hơn, giữ chất dinh dưỡng tốt hơn,
màu sắc đẹp hơn…
-Nhiệt độ sấy phù hợp với nhiệt độ với hầu hết các loại rau củ quả, dược liệu, tinh bột
-Chi phí hoạt động được tiết kiệm hơn, không khí đưa vào buồng sấy có độ khô rất cao,
giúp sản phẩm khô nhanh hơn

Page: 6
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Nhược điểm của sấy lạnh


+ Giá thành thiết bị cao,tiêu hao điện năng lớn.
+ Cấu tạo thiết bị phức tạp,thời gian sấy lâu.
+ Rò rỉ môi chất lạnh ra môi trường có thể làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
cũng như ảnh hưởng đến chât lượng của thực phẩm.
Các vật liệu sấy lạnh
+ Các loại thực phẩm, vật liệu đòi hỏi tính thẩm mỹ và hiệu suất cao
+ Các loại thực phẩm như: Xoài, Chuối, Mít, Cà Rốt, Khoai Tây, Gỗ quý…

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy


Tốc độ sấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, sau đây xin nêu lên một số yếu tố chủ yếu
bao gồm :
1.Bản chất vật liệu:
Cấu trúc, thành phần hóa học, đặc tính liên kết ẩm,..
2.Hình dáng vật liệu sấy:
Kích thước mẫu sấy,chiều dày lớp vật liệu,…Trong trường hợp các điều kiện khác nhau
không đổi ta có thể xem như tốc độ sấy tỷ lệ với tỷ số giữa bề mặt của các phần tử vật
liệu sấy với thể tích của nó. Bề mặt vật liệu sấy càng lớn thì quá trình sấy tiền hành càng
nhanh.
3. Độ ẩm trong vật liệu sấy:
Bao gồm độ ẩm đầu (M1),độ ẩm cuối của vật liệu sấy (M2), đồng thời cả độ ẩm tới hạn
của vật liệu (Mkx1)
4. Độ ẩm tương đối của không khí,nhiệt độ và vận tốc của không khí:
Nhiệt độ không khí càng cao, vận tốc không khí càng lớn, độ ẩm tương đối của không
khí càng nhỏ thì tốc độ giảm ẩm trong vật liệu sấy diễn ra càng nhanh,nhưng thực tế nhiệt
độ không khí không thể vượt quá nhiệt độ sấy cho phép của từng loại vật liệu cụ thể, vận
tốc của tác nhân sấy cũng không thể quá lớn vì còn phụ thuộc vào điều kiện làm việc và
chế độ sấy.
5. Tác nhân sấy:

Page: 7
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Có thể sấy bằng không khí được gia nhiệt bằng điển trở hay bộ trao đổi nhiệt khí-hơi
hoặc khí khói hay bằng cách hòa trộn khói lò với khí ngoài trời thành tác nhân sấy
6. Chênh lệch nhiệt độ đầu và cuối của tác nhân sấy:
Nhiệt độ cuối giảm ít thì nhiệt độ trung bình của tác nhân sấy càng cao, do đó tốc độ sấy
cũng tăng.Nhưng không nên chọn nhiệt độ cuối quá cao vì không sử dụng triệt để nhiệt.
7 Cấu tạo máy sấy, chế độ sấy :
Có thể nói vận tốc sấy tỉ lệ với tỷ số giữa bề mặt (F) bốc hơi với thể tích (V) của sản
phẩm sấy (F/V). Nếu V cố định,Khi F tăng thì vận tốc sấy tăng
Trên đây trình bày một số nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sấy và thời
gian sấy mà người thiết kế máy sấy cần biết để khi tiến hành sấy một vật liệu cụ thể thì để
chọn những điều kiện sấy thích hơp nhất
Để lập được một quy trình sấy và xác định kích thước hợp lý của thiết bị sấy cần phải
xác định được thời gian sấy từ độ ẩm ban đầu đến độ ẩm cuối đã xác định trước.Ngoài
ra,phải còn xét đến các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến thời gian sấy. Để xác định
thời gian sấy trước hết ta phải xác định và phân biệt đươc một số khái niệm cơ bản bao
gồm đồ thị đường cong sấy, đồ thị tốc độ sấy và đồ thị nhiệt độ vật liệu sấy và nhiệt độ
tác nhân sấy

Page: 8
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Hình 5 Đồ thị đường cong sấy và đường cong tốc độ sấy

Hình 6 Đồ thị đường cong nhiệt độ vật liệu sấy

Chương 3: Lựa chọn phương án và tính toán quá


trình sấy
3.1 Lựa chọn phương án sấy
Như đã trình bày ở các chương trên, các loại rau quả rất nhạy cảm với nhiệt độ sấy
cao. Vì vậy cần có phương án sấy thích hợp để rau quả sấy đạt chất lượng cao, giữ
nguyên được màu sắc và mùi vị. Mít cũng là loại quả có màu sắc và mùi vị rất đặc trưng.
Vì vậy, khi sấy Mít ta cũng cần tìm những biện pháp để giữ lại những nét đặc trưng của
loại quả này. Từ những phân tích về hiệu quả của sấy lạnh ở chương 1, ta chọn hệ thống
sấy lạnh sử dụng để sấy Mít.

Page: 9
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

3.2 Các Thông Số Tính Toán


3.2.1 Vật Liệu Sấy
Ở đây ta chọn vật liệu sấy là Mít. Các thông số của Mít:
+ Độ ẩm ban đầu :
Độ ẩm ban đầu của hoa quả phụ thuộc theo mùa, theo vùng miền…. và phụ thuộc
vào từng loại. Với Mít, độ ẩm ban đầu nằm trong khoảng 72 – 77 % [3] . Ta chọn độ ẩm
trung bình ban đầu của Mít là ω1 = 74%.
+ Độ ẩm cuối:
Theo nhiều sách tham khảo người ta thường sấy các loại quả đến độ ẩm từ 15 ÷
25%. Với Mít ta chọn ω 2 = 15%. [3]
+ Khối lượng một mẻ sấy:
Ta có: G2 = 50 kg/mẻ.
G2 .(100−w 2 ) 50 .(100−15 )
=
G1 = 100−w 1 100−74 = 163,46 kg/mẻ

ρ
+ Khối lượng riêng: m = 1052,63 kg/m3.

3.2.2 Tác Nhân Sấy


Ta chọn tác nhân sấy là không khí với các thông số sau:
* Thông số ngoài trời
Thông số trung bình trong năm của không khí tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Nhiệt độ trung bình: t0 = 32 0C.

ϕ
- Độ ẩm trung bình : 0 = 78 %.
* Thông số không khí trước khi vào thiết bị sấy
- Nhiệt độ tác nhân sấy vào và ra thiết bị sấy: t2 = 40 0C.
- Tốc độ gió là 2-3 m/s. Ta chọn ω = 2 m/s.
* Thông số không khí sau thiết bị sấy

Page: 10
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Thông số không khí sau thiết bị sấy phải cao hơn nhiệt độ đọng sương của không
khí để tránh hiện tượng đọng sương trong buồng sấy. Từ điểm O(320C;78%) trên đồ thị I-
d ta dóng theo đường d = const ta có ts = 40oC.
-Nhiệt độ tác nhân sấy sau thiết bị sấy được chọn sao cho nó phải lớn hơn nhiệt độ đọng
sương. Ta chọn t3 = 40 0C
* Thông số không khí sau dàn lạnh
- Nhiệt độ: chon t1 = 16 0C.
- Quá trình làm lạnh trong dàn lạnh thường đạt đến trạng thái bão hòa nên nhiệt
độ không khí sau dàn lạnh có thể lấy ϕ 1 = 100%.
*Kích Thước Buồng Sấy
Các kích thước cơ bản gồm Chiều dài L, chiều rộng B, chiều cao H. Trong đó, chiều
dài L xác định theo thời gian sấy và năng suất sấy. Đối với thiết bị sấy buồng chiều dài
xác định theo yêu cầu duy trì chế độ sấy đồng đều. Chiều dài càng lớn, chế độ sấy
càng kém đồng đều nhưng càng tận dụng được nhiệt của môi chất. Vì vậy cần chọn
hợp lý.
 Vật liệu sấy là mít
 Năng suất buồng sấy: Gb = G1 = 164 kg

 Tính toán các kích thước của buồng sấy


 Kích thước khay sấy: Skh = Dài x rộng = 2,1(m) x 1,2(m) =2,52 m2
 Khối lượng mít trên một khay sấy: Gm =14,5 kg
 Mật độ phân bố mít trên 1 khay

kg/m2

 Tổng diện tích cần thiết để sấy hết khối lượng mít ban đầu

m2

 Số khay sấy cần thiết

Chọn số khay sấy là n=12 khay


Page: 11
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Tính lại : 12x14,5=174kg


 Phù hợp với 12 khay sấy cho hệ thống sấy
 Chọn các thông số
+ Độ dày khay sấy: 0,003m
+ Đục lỗ : 60% Diện tích khay
+ Khoảng hở giữa các khay sấy: 0,1m
+ Sử dụng khay sấy có bánh xe để đẩy
+ Khoảng hở phía trên và dưới: 0,1m
+ Không gian 2 bên vách 0.1 m
 Tính toán được các kích thước của buồng sấy: Dài(D) x Rộng(R) x Cao (H)
+ L = 2,1+0,05.2=2,3m
+ R = 1,2+0,05.2=1,3m
+ H = (n-1).0,12+0,12.2=2,1m

Kích thước buồng sấy là :


L x B x H = 2,3 x 1,3 x 2,1 m

3.4 Tính Toán Quá Trình Sấy Lý Thuyết và Thực Tế


3.4.1 Đồ Thị I-d

Hình 7 Đồ thị i-d

Page: 12
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Điểm 0: Trạng thái không khí ngoài trời.


Điểm 1: Trạng thái không khí trước khi vào dàn nóng
Điểm 2: Trạng thái không khí trước khi vào buồng sấy
Điểm 3: Trạng thái không khí ra khỏi thiết bị sấy
Điểm 4: Trạng thái không khí ở thời điểm bắt đầu ngưng tụ ẩm.
3- 4 : Quá trình làm lạnh khí thải đến điểm ngưng tụ ẩm
4 -1 : Quá trình ngưng tụ ẩm trong dàn lạnh
1 -2 : Quá trình gia nhiệt đẳng dung ẩm trong dàn nóng
2 -3 : Quá trình sấy trong thiết bị sấy

3.4.2 Tính Toán Quá Trình Sấy


a) Các thông số tại điểm nút

1) Điểm 0
- Nhiệt độ: t0 = 32 0C.

ϕ
- Độ ẩm tương đối: 0 = 78 %.
- Phân áp suất bão hoà của hơi nước:

Pbh = exp
(
12−
4026 , 42
235 , 5+t 0 ) (3.1)

= exp
( 12−
235 , 5+32 ) = 0,04726 bar
4026 , 42

- Dung ẩm của không khí:


φ . Pbh
do = 0,621. (3.2)
P−φ . Pbh

Trong đó :
+P : áp suất khí trời = 1 bar
0,78.0,04726
Vậy do = 0,621. = 0,02377 kg/kgkkk
1−0,78.0,04726

Page: 13
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

- Entanpi của không khí ngoài trời:


I0 = 1,0048.t0 + d0(2500 + 1,842.t0) (3.3)
I0 = 1,0048.32 + 0.02377.(2500 + 1,842.32)
= 92,98 kJ/kg
2) Điểm 1:
- Nhiệt độ: t1 = 16 0C.

- Độ ẩm tương đối : ϕ 1 = 100%.


- Phân áp suất bão hoà:
Với t1 = 16 0C, thay vào công thức (4.1) ta có Pb1= 0,01814 bar.
- Dung ẩm của không khí:

Thay t1, ϕ 1 vào công thức (4.2) ta có:


φ1 . P b 1 1.0,01814
d1 = 0,621. = 0,621. 1−1.0,01814 =0,01147 kg/kgkkk.
P−φ 1 . Pb 1

- Entanpi:
Thay các thông số của điểm 1 vào công thức (4.3) ta có:
I1 = 1,004.16 +0,01147.(2500 + 1,842.16)
= 45,09 kJ/kgkkk.
2) Điểm 2:
- Nhiệt độ: t2 = 40 0C.
- Dung ẩm: Do quá trình sấy là quá trình đẳng dung ẩm nên ta có:
d2 = d1 = 0,01147 kg/kgkkk.
- Phân áp suất bão hoà:
Với t2 = 400C, thay vào công thức (4.1) ta tính được :
4026,42
Pb2 = exp(12− ) = 0,07371 bar.
235,5+ 40

Page: 14
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

- Độ ẩm tương đối:
P . d2
φ 2= (4.4)
( 0,621+ d 2 ) . Pb 2
1.0,01147
= = 23,8 %.
( 0,621+ 0,01147 ) .0,07371

- Entanpi:
I2 = 1,004.t2 + d2(2500 + 1,842.t2) (4.3)
= 1,004.40 + 0,01147.(2500 + 1,842.40)
= 68,5 kJ/kgkkk.
3) Điểm 3:
- Nhiệt độ: t3 = 40 0C

Chọn ϕ 3 = 65 %.
- Dung ẩm:
Từ công thức (4.4) ta suy ra: d3 =0,03101 kg/kgkk
- Entanpi là :
I3 = 1,004.t3 + d3(2500 + 1,842.t3) (4.3)
= 1,004.40 + 0,03101.(2500 + 1,842.40)
= 120 kJ/kgkkk.
4) Điểm 4

- Độ ẩm: ϕ 4 = 100%.

- Dung ẩm: d4 = d3 = 0,03101 kg/kgkkk.


P . d4
- Phân áp suất bão hoà: Pb4 = 0,621.
( 0,621+d 4 ) . φ 4
1. 0,03101
=0,621.
( 0,621+ 0,03101 ) .1
=0.04756 bar

Page: 15
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

4026 , 42
−235 ,5
- Nhiệt độ: t4 = 12−ln P b 4

4026,42
= −235,5= 32,11 0C.
12−ln ⁡(0,04756)

- Entanpi: Thay các giá trị t4,d4 vào công thức (4.3) ta có:
I3 = 1,004.t4 + d4(2500 + 1,842.t4) (4.3)
= 1,004.32,11 + 0,03101.(2500 + 1,842.32,11)
= 111,623 kJ/kgkkk.
Bảng 1 Thông số tại các điểm nút của quá trình sấy lí thuyết
Thông số Điểm 0 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4
t (°C) 32°C 16°C 40C 40C 32,11C
Pbh (bar) 0,04726 0,01814 0,07371 0,073 0,047
φ (%) 78 100 23,8 65 100
d
0,02377 0,011 0,011 0,031 0,031
(kgẩm/kgkkk)
I (kJ/kgkk) 92,98 45,09 68,5 120 111,623

b) Tính Thời Gian Sấy


*Thời gian đốt nóng vật liệu
2
Fo . R
τo =
a

Trong đó Fo chuẩn số Furie


-Xác định chuẩn số Bio nhờ sự tương quan giữa sự trao đổi nhiệt trên bề mặt và tính dẫn
nhiệt của nó
α q . R 55,8.0,0025
Bi = = = 0,25
λ 0,546

Với R là độ dày vật liệu tính bằng; 0,0025 m


λ là hệ số truyền nhiệt của vật liệu: λ = 0,546 W/mK

α q : Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu

Page: 16
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

0,6
α q = 3,6 ( v k . ρk ) = 3,6.¿ ¿ = 48,8 W/m2.K
¿¿
Với vk: Vận tốc dòng khí m/s
ρ k: khối lượng riêng không khí tại nhiệt độ sấy

R: Bán kính vật liệu sấy


-Chuẩn số nhiệt độ θT xác định đại lượng vật liệu tại 1 điểm bất kì
t k −θ1 40−33,96
θ= = = 0,7
t k −θo 40−32

Với tk là nhiệt độ trung bình của tác nhân sấy trong buồng sấy = 40oC
θ o là nhiệt độ vậy liệu sấy ban đầu θ o= to

θ1 là nhiệt độ bề mặt bay hơi của vật liệu θ1 = tư3

Từ hệ số θT và Bi ta tra đồ thị quan hệ Bio – Fo ta được Fo = 1,2


Ta có a: Hệ số khuếch tán nhiệt của vật liệu
λ 0,546
a= ρ .C = = 1,37.10−7
v 1052,63.3,765.1000
2 2
F o . R 1,2.(0,0025)
Vậy τ o = = −7 = 54,7s = 0,015 h
a 1,37. 10

-Độ ẩm cân bằng theo công thức Egoro


M e =K 1 +0,435. K 2 . ln ⁡¿

Với K1 và K2 là hằng số thực nghiệm (tra theo bảng 1.13 Sách Lý Thuyết, Tính Toán,
Thiết Kế hệ thống Sấy) chọn K1 = 2,7 và K2 = 19,5 ta có M e = 11,4 %
-Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu
0,6
α q = 3,6 ( v k . ρk ) = 3,6.¿ ¿ = 48,8 W/m2.K
¿¿
Với v là vận tốc tác nhân sấy là 2 m/s
-Tính mật độ dòng nhiệt Jlb
Ta có tu0 = 25oC , tsay = 40 oC
Vậy chênh lệch nhiệt độ tác nhân sấy và vật liệu sấy là (tsay - tu0 ) = 15oC

Page: 17
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Jlb = α q. (tsay – tb ) = 48,8.(40 -25) = 732 W/m2.độ = 2635200 J/h.m2.độ


J q 2635200
Jm = = = 1,054 kg / m2.h.độ
r 2500

100. J m 100.1,054
-Tốc độ sấy: U1 = = = 40%/h
R.C 0,0025.1052,63

Với chiều dày múi mít là 5mm


1,8 1,8
χ= M = = 6,32.10-3
k1 284,615

Trong đó M k 1 là độ ẩm vật liệu vào buồng sấy


Mk1
M1 = .100
100−M k 1

Với M1 = 74% => Mk1 = 284,615%


Ta có: Độ ẩm tương đối tính theo độ khô
1
M kx 1 = + M kcb= 169,63 %
χ

Với Mkcb là độ ẩm cân bằng của vật liệu vào buồng sấy
Me
Mkcb = 100−M .100 = 12,87%
e

*Thời gian sấy đẳng tốc:


M k1 −M kx 1 284,615−169,63
τ 1= = = 2,87 giờ
U 40

-Thời gian sấy giảm tốc


−1
τ2 = . ln ⁡{ χ.( M k 2−M ke ¿}
χ2. U 1

−1
= . ln {0,0104.(17,64−12,87)} = 7,3h
0,0104.40
1,8 1,8
Với χ 2 = M = = 0,0104
kx1 173,33

U: Tốc độ sấy giai đoạn đẳng tốc = 40%.h


M kcb: Độ ẩm cân bằng = 12,87 %

Page: 18
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Vậy tổng thời gian sấy của cả 3 giai đoạn là:


τ = τ 0 + τ 1 +τ 2 = 0,015 + 2,87 + 7,3 = 10,2h

c) Tính Toán Nhiệt


* Lượng ẩm bay hơi trong quá trình sấy:
ω 1−ω2 74−15
=
W = G1 100−ω 2 163,46. 100−15 = 113,46 kg/ mẻ
* Lượng ẩm bốc hơi trong 1 giờ:
W
= 113,46
Wh = τ 10,2 = 11,12 kg/h

* Lượng không khí khô cần thiết để làm bay hơi 1 kg ẩm:
1 1
=
d −d
llt = 3 2 0,031−0,011 = 50 kgkk/kg
* Lưu lượng không khí khô tuần hoàn trong quá trình sấy
Llt = W.l = 113,46.50 = 5673 kgkk/ mẻ
* Nhiệt lượng dàn nóng cung cấp cho quá trình sấy để làm bay hơi 1 kg ẩm:
I 2−I 1 68,5−43,9
qlt = d 3−d 2 = 0,031−0,011 = 1230 kJ/kga
*Nhiệt lượng dàn nóng cung cấp để sấy 1 mẻ:
Qlt = W.qlt = 113,46 . 1230 = 139556 kJ
* Năng lượng tiêu hao cho quá trình sấy trong 1giây:
Qlt 139556
=
Q0 lt = τ 10,2.3600 = 3,8 kW

* Lượng ẩm ngưng tụ:


Δ dlt = d1 –d2 = 0,031 – 0,011 = 0,020 kg/kg

* Lượng nhiệt thu được từ ngưng tụ 1kg ẩm:


qll lt = llt.(I3 – I1)= 50.(120 – 43,9) = 3805 kJ/kga
* Lượng nhiệt dàn lạnh thu được:

Page: 19
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Qll lt = W.qll lt = 113,46 . 3805 = 431715,3 kJ


Cân bằng nhiệt cho quá trình sấy thực tế
Phương trình cân bằng nhiệt:
Q + Qbs + WCntm1 + G2Cmtm1 + LI1 + Gvc.Cvctm1 = G2Cmtm2 + Q5 + LI3’ + Gvc.Cvc.tm2
Q + Qbs = L(I3’ – I1) + G2Cm(tm2 – tm1) + Q5 – WCn.tm1 + Gvc.Cvc.(tm2 – tm1)
Q + Qbs = Q2 + Qm + Q5 + Q1 + Qvc (*)
Trong đó :
+ Q - Nhiệt lượng cung cấp để gia nhiệt tác nhân sấy.
+ Qbs - Nhiệt lượng bổ sung.
Do không dùng thiết bị gia nhiệt cho không khí sau dàn nóng nên Qbs = 0.
+ Q1 = - WCntm1 - Nhiệt hữu ích do ẩm mang vào.
+ G2Cm.(tm2 – tm1) = Qm - Nhiệt lượng tổn thất do vật liệu sấy mang ra.
+ Q5 - Nhiệt tổn thất ra môi trường theo kết cấu bao che.
+ Gvc.Cvc.(tm2 – tm1) = Qvc - Nhiệt lượng tổn thất theo thiết bị vận chuyển.
+ Q2 = L(I3’ – I1) - Nhiệt tổn thất do tác nhân sấy.
Chia 2 vế (*) cho W và bỏ qua Qbs ta có:
q = q1 + q2 + qvc + q5 + qm
Mà q = l(I2 - I1) hay l(I2 – I1) = l(I3’ – I1) + qv +q5 – Cntm1
Hay l(I3’ – I2) = Cntm1 - ( qvc + q5 + qm)
Đặt Cntm1-(qv + q5 + qm) =  - Tổn thất nhiệt để làm bay hơi 1 kg ẩm.
Suy ra l(I3’ – I2) =  hay I3’ = I2 + /l
Δ
Tính :
* Tổn thất nhiệt ra môi trường q5
Nhiệt độ bên ngoài buồng sấy: tf = t0 = 320C
t 3+ t 4 40+40
=
2 2
Nhiệt độ bên trong buồng sấy: tf2 = = 40 0C

Page: 20
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Buồng sấy có tường làm bằng thép có chiều dày δ= 3 mm. Tra bảng phụ lục ta có hệ số
dẫn nhiệt  = 46 W/mK

Nhiệt tổn thất ra môi trường được tính theo công thức Q5 = K.F.t , W
Trong đó:
+ F - Diện tích xung quanh của buồng sấy, m2
¿ ¿
Buồng sấy là hình hộp có các thông số: L B H = 2,3 x 1,3 x 2,1, m3. Ta tính tổng
diện tích xung quanh của buồng sấy:
F = 2(L.B + L.H + B.H)
= 2(2,3.1,3 + 2,3.2,1 + 1,3.2,1) = 21,1 m 2
+ t - Độ chênh nhiệt độ bên trong và bên ngoài buồng sấy , 0C
t = tf2 - tf1 = 40 – 32 = 8 0C
+ K - Hệ số truyền nhiệt , W/m2K

( )
−1
1 δ 1
+ +
α1 λ α 2
K=

Với: 1,2 - hệ số toả nhiệt từ tác nhân sấy đến vách trong buồng sấy và hệ số toả nhiệt
từ vách ngoài tới không khí bên ngoài , W/m2K.
Để xác định 1,2 ta dùng phương pháp lặp.
+ Giả thiết tw1 = 39,15 0C (nhiệt độ vách trong của tường ),
ta có phương trình cân bằng nhiệt :
λ
δ
q = 1(tf1 -tw1) = (tw1-tw2) = 2(tw2 - tf2)
Với tốc độ tác nhân sấy trong buồng sấy đã chọn ω =2
m/s.

Hệ số toả nhiệt 1 được xác định theo công thức kinh nghiệm sau:
0,6
α q = 3,6 ( v k . ρk ) = 3,6.¿ ¿ = 48,8 W/m2.K
¿¿
Vậy mật độ dòng nhiệt truyền qua

Page: 21
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

q = 1(tf1 -tw1) = 48,8.(40 – 39,15 ) = 41,48 W/m2


Nhiệt độ vách ngoài tường được xác định theo công thức:
δ 0,003
tw2 = tw1- q. λ = 39,5 – 24,4. 46 = 39,15 0C
Ta có α 2 = 1,715. (t w 2 - t f 2 ¿0,333
= 1,715. (39,15 – 28 ¿0,333 = 3,828 W/m2 . K
Suy ra q’ = 2(tw2 - tf2) = 3,828.(39,15 – 28) = 42,6822 W/m2
*So sánh giữa q và q’
' ¿ ¿
∆ q = ¿ q−q ∨ q ¿ = ¿ 41,48−42,68∨ 42,68 ¿ = 0,028 ≈ 2,8 % < 5%

Sai số này rất nhỏ nên kết quả tính toán chấp nhận được
Vậy, hệ số truyền nhiệt:

( )
−1
1 δ 1
+ +
α1 λ α 2
K=
= ¿ = 3,55 W/m2 K
Nhiệt tổn thất ra môi trường trong 1giây là:
Q5 = k.F.∆ T = 3,55.21,1. (40-32) = 898,86 J/s
Với ∆ T Độ chênh nhiệt độ bên trong và bên ngoài buồng sấy
Nhiệt độ bên ngoài buồng sấy tf1 = to = 32 oC
Nhiệt độ bên trong buồng sấy tf2 = 40 oC
Nhiệt tổn thất ra môi trường trong quá trình sấy
Q5 = 898,86. 10,2 . 3600 = 33006,14 kJ
Q5 33006,14
W
Vậy q5 = = 113,46 = 291 kJ/kga
* Tổn thất nhiệt do vật liệu sấy mang đi qm
Qm = G2.Cm(tm2 – tm1), kJ
Trong đó: Cm = 3,750 kJ/kgK – Nhiệt dung riêng của Mít
Nhiệt độ vật liệu sấy vào: tm1 = t0 = 320C

Page: 22
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Nhiệt độ vật liệu sấy ra: tm2 = 40 0C


Vậy nhiệt tổn thất do vật liệu sấy mang đi:
Qm= 50.3,750.(40 -32) = 2250 kJ
Qm 2250
W 113 , 46
Suy ra: qm = = = 19,8 kJ/kga
* Tổn thất nhiệt để làm nóng khay sấy qvc
Tỷ lệ làm lỗ trên khay sấy là từ 20% - 40% diện tích của khay => Chọn 20%. Chọn vật
ρ
liệu là thép không gỉ với = 7950 kg/m3 và C = 0,48 kJ/kgK
Vậy tổng diện tích khay sấy:
F k = 2,3.1,1. 12 = 30,36 m2

Khối lượng nhôm để làm khay sấy:


ρ Al δ ρ
GAl = V. = Fk. . .0,8 = 30,36.0,003.7950.0,8 = 579 kg
Nhiệt tổn thất:
Qvc = Gthép.Cthép.(tf2 – tf1) = 579.0,48.(40 – 32) = 3337 kJ
Q vc 3337
W 113 ,46
Vậy qvc = = = 29,4 kJ/kga
* Nhiệt hữu ích do ẩm mang vào q1
q1 = Cn.tm1
Trong đó: Cn - Nhiệt dung riêng của nước, Cn = 4,18 kJ/kgaK.
Vậy: q1 = 117,04 kJ/kga
tf1 = 28 oC
Ta có:

Δ
= q1 – ( q5 + qm + qvc )
= 117,04 – ( 291 + 19,8 + 29,4 ) = -223,56 kJ/kga
Δ
Do < 0 nên điểm 4’ sẽ nằm bên trái điểm 4 trên đồ thị

Page: 23
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

*Tính toán quá trình sấy thực tế

Hình 8 Đồ thị i-d (thực tế)

Theo đồ thị ta có:


Điểm 0: Trạng thái không khí ngoài trời
Điểm 1: Trạng thái không khí sau dàn lạnh
Điểm 2: Trạng thái không khí sau dàn nóng
Điểm 3’: Trạng thái không khí sau thiết bị sấy ở trường hợp thực tế
Điểm 4’: Trạng thái không khí trong dàn lạnh ở trường hợp thực tế
1-2: Quá trình gia nhiệt trong dàn nóng
2-3’: Quá trình sấy thực tế trong thiết bị sấy (quá trình sấy đẳng nhiệt )
3’-4’-1 : Quá trình làm lạnh không khí và ngưng tụ ẩm trong dàn lạnh trong trường hợp
sấy thực tế
Thông số tại các điểm 0,1,2 không thay đổi so với quá trình sấy lý thuyết
Page: 24
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

-Điểm 3’
Giả sử Nhiệt độ t3’ = 35 oC . Dựa vào quá trình sấy thực tế ta có

I3’ – I2 = = ∆ .(d3’ – d2)
l
I3’ = Io + ∆ .(d3’ – do)
Ta có I3’ = I2 +∆ .(d3’ – do)
I2 = Ck.t2 + (2500 + 1,842.t2).d2
I3’ = Ck.t3’ + (2500 + 1,842.t3’).d3’
Ta có
I3’ – I2 = Ck.(t3’ – t2) – (2500 + 1,842.t2).d2 + (2500 + 1,842.t3’).d3’
Ta đặt A = Ck.(t3’ – t2) – (2500 + 1,842.t2).d2
B = (2500 + 1,842.t3’)
 I3’ – I2 = A+ B.d3’ = ∆ .(d3’ – d2)
A +∆ . d 2
 d3’ =
∆−B
1,0048 ( 35−40 )−( 2500+1,842.40 ) .0,011−223,56.0,011
= = 0,0128kg/kgkkk
−223,56−( 2500+ 1,842.35)

-Entanpi
I3’ = 1,0048.t3’ + d3’(2500 + 1,842.t3’)
= 1,0048.35 + 0,0128.(2500 + 1,842.35) = 68 kJ/kg
-Điểm 4’
Ta có φ 4 ' = 100%
d 4 ' = d3’ = 0,0128 kg/kgkkk

Tra đồ thị I-d ta có t4’ = 18oC


-Phân áp suất bão hòa hơi nước

Pbh4’ = exp
( 12−
4026 , 42
235 , 5+t 4 ' ) = 0,0205 bar
Page: 25
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

-Entanpi của không khí tại điểm số 4’


I4’ = 1,0048.t4’ + d4’(2500 + 1,842.t4’) (3.3)
I4’ = 1,0048.18 + 0.0128(2500 + 1,842.18)
= 50,2 kJ/kg
Bảng 2 Thông số tại các điểm nút của quá trình sấy thực tế
Thông số Điểm 0 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3’ Điểm 4’
t (°C) 32°C 16 °C 40C 35C 18C
Pbh (bar) 0,047 0,018 0,0736 0,055 0,020
φ (%) 78 100 23,8 37 100
d
0,0237 0,011 0,011 0,0128 0,0128
(kgẩm/kgkkk)
I (kJ/kgkk) 93 43,9 68,5 68,5 50,2

*Tính toán nhiệt quá trình sấy thực tế


-Lượng không khí khô cần thiết để làm bay hơi 1 kg ẩm:
1 1
=
ltt = d 3' −d 2 0 , 0128−0 , 011 = 555,5 kgkkk/kga
-Lưu lượng không khí tuần hoàn trong quá trình sấy
Ltt = W.ltt = 113,46.555,5 =63033,33 kg/mẻ
- Lưu lựợng không khí tuần hoàn trong 1 giây:
Ltt 63033 , 33
=
Gkk = τ 10,2. 3600 = 1,72 kg/s
- Nhiệt lượng dàn nóng cung cấp cho quá trình sấy để làm bay hơi 1 kg ẩm:
I 2−I 1 68,5−49,3
d '−d
qtt = 3 2 = 0,0128−0,011 = 10666,67 kJ/kga.
- Nhiệt lượng dàn nóng cung cấp để sấy 1 mẻ:
Qtt = W. qtt = 113,46.10666,67 = 1210240 kJ
- Năng suất nhiệt dàn nóng cung cấp để sấy trong 1 giây:

Page: 26
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Qtt 1210240
=
Qktt = τ 10 , 2. 3600 = 33 kW
- Lượng ẩm ngưng tụ:
Δ dtt = d3’ –d2 = 0,013 – 0,011 = 0,002 kga

- Nhiệt lượng thực tế để làm ngưng tụ 1kg ẩm


q ntatt = ltt .(I3’ – I4’) = 555,5.(68 – 50,2) = 9887,9 kJ/kg

-Lượng nhiệt dàn lạnh thu được


Qdtll = W.q ntatt = 113,46.9887,9= 1121881,134 kJ
-Năng suất lạnh dàn lạnh cung cấp để làm lạnh trong 1 giây
Qdltt 1121881,134
Q0tt = = = 30,55 kW
τ 10,2.3600

Page: 27
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Chương 4: Tính Toán và Thiết Kế Sấy Lạnh


4.1 Chọn môi chất
4.1.1 Chọn môi chất nạp
Môi chất của sấy lạnh cũng có yêu cầu như đối với máy lạnh. Ngày nay, người ta
vẫn dùng loại môi chất như: R12, R22, R502, R21, R113, R114… Do hệ thống
lạnh làm việc ở nhiệt độ cao nên ta cần chọn môi chất nhiệt có nhiệt độ sôi cao. So
sánh khả năng ứng dụng rộng rãi và ưu điểm nổi bật của các môi chất nhiệt ta
chọn R22 làm môi chất lạnh cho bơm nhiệt.

4.1.2 Nhiệt độ ngưng tụ


Dàn ngưng của sấy lạnh có nhiệm vụ gia nhiệt cho không khí nên môi trường làm mát
dàn ngưng chính là tác nhân sấy.
Gọi tf2 là nhiệt độ không khí ra khỏi dàn ngưng. Theo yêu cầu thì tf2 = 40 0C.
Δt k là hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu.

Đối với dàn ngưng giải nhiệt bằng gió, Δt k = (10 – 15 0C), trang 206- Hướng dẫn
thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi.

Ta chọn Δt k = 10 0C.
Khi đó, nhiệt độ ngưng tụ của môi chất là:

tk = tf2 + Δt k = 40 + 10 = 50 0C.

4.1.3 Nhiệt độ bay hơi


Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh có thể lấy như sau:

t0 = tb - Δt 0
tb: nhiệt độ không khí sau dàn bay hơi.
Theo yêu cầu của hệ thống sấy, chọn tb = t1 = 16 0C.
Δt 0 : Hiệu nhiệt độ yêu cầu.

Hiệu nhiệt độ tối ưu là Δt 0 = (8 – 13 0C), trang 204- Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh-
Nguyễn Đức Lợi. Ta chọn Δt 0 = 8 0C.

Page: 28
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Như vậy nhiệt độ sôi của môi chất lạnh là:


t0 = 16 – 8 = 8 0C

4.1.4 Nhiệt độ hơi hút


Để đảm bảo máy nén không hút phải lỏng người ta phải đảm bảo hơi hút vào máy nén
nhất thiết phải là hơi quá nhiệt.

th = t0 + Δt h

Với môi chất R22, ta chọn Δt h = 25 0C, trang 208- Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh-
Nguyễn Đức Lợi.
Vậy nhiệt độ hơi hút là:
th = 8 + 25 = 33 0C

4.1.5 Tính toán chu trình


Với nhiệt độ bay hơi t0 và nhiệt độ ngưng tụ tk đã chọn ta có áp suất bay hơi và ngưng tụ
tương ứng là:
t0 = 8 0C → p0 = 6,404 bar
tk = 500C → pk = 18,629 bar
Như vậy, ta có tỉ số nén:
pk
π= 18,629
p 0 = 6,404 = 2,91 <12 nên ta chọn máy nén 1 cấp.

*Sơ Đồ Làm Việc

Hình 9 Sơ đồ làm việc của môi chất

Page: 29
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

*Nguyên Lý Làm Việc


Hơi môi chất sau khi ra khỏi thiết bị bay hơi, nhận nhiệt của lỏng cao áp trở thành
hơi quá nhiệt 1. Hơi quá nhiệt này được hút về máy nén và được nén đoạn nhiệt trong
máy nén từ áp suất bay hơi p0 lên áp suất ngưng tụ pk. Hơi cao áp 2 đi vào thiết bị ngưng
tụ, nhả nhiệt đẳng áp cho tác nhân sấy, ngưng tụ thành lỏng sôi 3. Lỏng 3 đi vào van tiết
lưu giảm áp suất xuống áp suất bay hơi p0 (điểm 4) rồi đi vào thiết bị bay hơi nhận nhiệt
của tác nhân sấy vừa ra khỏi buồng sấy, hóa hơi đẳng áp đẳng nhiệt thành hơi bão hòa ẩm
và chu trình lại tiếp tục.
*Đồ Thị logP –i

Hình 10 Đồ thị logP-i


Theo đồ thị ta có
1-2: Nén đoạn nhiệt hơi môi chất từ p0 đến pk.
2-3: Làm mát và ngưng tụ đẳng áp đẳng nhiệt trong thiết bi ngưng tụ.
3-4: Quá trình tiết lưu đẳng Entanpi.
4-1 : Quá trình bay hơi đẳng áp đẳng nhiệt trong thiết bị bay hơi.

Bảng các thông số tại các điểm nút của đồ thị:


Tra bảng tính chất nhiệt động của R22 ở trạng thái bão hòa và bảng tính chất nhiệt
động của hơi quá nhiệt R22 – Trang 167-182- Môi chất lạnh- Nguyễn Đức Lợi- Phạm
Văn Tùy
Page: 30
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Ta có bảng các thông số nhiệt động của môi chất trên đồ thị như sau:

Bảng 3: Thông số trạng thái các điểm nút của đồ thị

Điể P T v.103 i s
Trạng thái
m bar 0
C m3/kg kJ/kg kJ/kgK

1 Hơi bão hòa khô 6,404 8 36,89 407,63 1,738


2 Hơi quá nhiệt 18,629 67,62 14,06 424,83 1,738
3 Lỏng sôi, x=0 18,629 48,4 0,915 259,95 1,197
4 Hơi bão hòa ẩm 6,404 8 9,963 259,95 1,213

4.1.6. Tính toán lưu lượng môi chất tuần hoàn qua hệ thống:
Lưu lượng môi chất tuần hoàn được xác định dựa vào năng suất lạnh của dàn bay hơi Q0
và công suất nhiệt Qk của dàn ngưng tụ. Ở chương 4 ta đã tính toán được:
Q0tt = 30,55 kW; Qktt = 33 kW
Trang 121- Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi, hiệu suất làm việc của
dàn nóng và dàn lạnh bằng nhau: η0 =η k = 0,7.
Công suất dàn bay hơi
Q 0tt
= 30,55
Q0 = η 0 0,7 = 43,64 kW

Vậy công suất dàn ngưng


Q ktt
33
Qk = η k = 0,7 = 47,14 kW

Do môi chất tuần hoàn trong hệ thống nên lưu lượng môi chất qua dàn nóng và dàn lạnh
bằng nhau.
Ta có:

Page: 31
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

+ Lưu lượng môi chất qua dàn lạnh:


Q0 43,64
G0 = = = 0,295 kg/s
i1 −i 4 407,63−259,95

+ Lưu lượng môi chất qua dàn nóng:


Qk 47,14
Gk = = = 0,286 kg/s
i2 −i3 424,83−259,95

Ta thấy lưu lượng môi chất qua dàn nóng và dàn lạnh theo tính toán không bằng nhau.
Do đó để đảm bảo công suất của toàn hệ thống thì ta chọn lưu lượng lớn nhất. Tức là: G
= max(G0, Gk) = G0 = 0,295 kg/s.
Do dàn ngưng có thêm phần nhiệt tải của máy nén nên:
Qk = Q0 + QMN = Q0 + G.(i2 – i1) = 43,64 + 0,295.(424,83 - 407,63) = 48,714 kW
Hệ số nhiệt của bơm nhiệt:
Do sử dụng bơm nhiệt nóng lạnh nên hệ số nhiệt của bơm nhiệt được tính theo công thức:
qk +q0 2. q 0 +l
= = 2.61,4+7,05
ϕ = l l 7,05 = 18,41

4.2.Tính chọn máy nén


* Nhiệm vụ của máy nén lạnh
Máy nén lạnh là bộ phận quan trọng nhất của các hệ thống lạnh nén hơi. Máy nén có
nhiệm vụ:
- Liên tục hút hơi sinh ra ở thiết bị bay hơi.
- Duy trì áp suất P0 và nhiệt độ t0 cần thiết.
- Nén hơi lên áp suất cao tương ứng với môi trường làm mát, nước hoặc không khí, đẩy
vào thiết bị ngưng tụ.
- Đưa lỏng qua van tiết lưu trở về thiết bị bay hơi, thực hiện quá trình tuần hoàn kín của
môi chất lạnh trong hệ thống gắn liền với việc thu hồi nhiệt ở môi trường lạnh và thải
nhiệt ở môi trường nóng.
* Chọn loại máy nén
Với môi chất R22 ta chọn loại máy nén pittông nửa kín

Page: 32
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

4.2.1. Tính toán chu trình ở chế độ yêu cầu


- Năng suất khối lượng thực tế: G = 0,295 kg/s.
- Năng suất thể tích thực tế:
Tra bảng 9 – Các tính chất nhiệt động của R22 ở trạng thái bão hoà – trang 68 - Môi chất
lạnh – Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùy, với nhiệt độ hơi hút là 8 0C ta có v = v0” =
47,18.10-3 m3/kg.
Vậy Vtt = G.v = 0,295.47,18.10-3 = 13,92.10-3 m3/s.
pk 18,629
π=
- Tỷ số nén : p0 = 6,404 = 2,91
V tt
λ=
- Hệ số cấp của máy nén: V lt

Hệ số cấp của máy nén không phải cố định mà thay đổi tuỳ theo chế độ làm việc của hệ
thống. Dựa vào hình 7-4: hệ số cấp và hiệu suất chỉ thị phụ thuộc vào tỷ số nén – trang
215 - Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi, với môi chất R22 ta có λ = 0,8

- Thể tích hút lý thuyết: Vlt = Vtt/ λ = 13,92.10-3/0,8 = 17,4.10-3 m3/s.


- Năng suất lạnh riêng khối lượng:
q0 = i1 – i4 = 407,63 – 259,95 = 147,68 kJ/kg
* Năng suất lạnh riêng thể tích:
q0 147,68
qv = = −3 = 3675,46 kJ/m
3
v 47,18. 10

Do công suất lạnh của máy nén phụ thuộc rất lớn vào chế độ vận hành nên chế độ vận
hành khác so với trong catalog. Để chọn máy nén phù hợp ta tiến hành quy đổi năng suất
lạnh từ chế độ vận hành sang chế độ quy chuẩn:
Chọn máy nén pittong nửa kín BITZER, máy nén có thông số sau:

Page: 33
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Chọn máy nén:


- Ký hiệu: 6H.2
- Công suất: 44,2 kW
- Số vòng quay: 1450 vòng/phút
- Thể tích quét: 1013 kg/h
- Khối lượng: 183 kg

Hình 12 bản vẽ của máy nén 6H.2 (1)

Hình 13 bản vẽ của máy nén 6H.2 (2)

Page: 34
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

4.2.2 Tổn thất năng lượng và công suất động cơ


* Công nén đoạn nhiệt:
Ns = L = 5,074 kW
* Hiệu suất chỉ thị:
T0 8+273
ηi = +b . t 0 = + 0,001.8 = 0,878
Tk 50+273

* Công nén chỉ thị:


N s 5,074
Ni = = = 5,779 kW
ηi 0,878

* Công suất hửu ích: Ne = Ni + Nms.


- Công tiêu tốn để thắng lực ma sát: Nms = pms.Vtt
Theo Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi, với máy nén R22 ngược
dòng: pms = (19 ÷ 34) kPa. Ta chọn pms = 20 kPa.
Nms = 20.103. 19,34.10-3 = 38,68 W = 0,038 kW
Ne = 5,779 + 0,038 = 5,817 kW
Ne
* Công suất điện tiêu thụ: Nel = ηtd η el
ηtd - Hiệu suất truyền động. Với máy nén nửa kín: ηtd = 1

ηel - Hiệu suất động cơ điện. ηel = (0,8 – 0,95). Chọn ηel = 0,9.

Ne 5,817
Nel = = = 6,46 kW
ηtd .η el 1.0,9

* Công suất động cơ điện lắp đặt: Ndc = (1,1 – 2,1).Nel.


Chọn: Ndc = 1,1.Nel = 1,1.6,46 = 7,11 kW

4.3. Dàn ngưng (Thiết bị gia nhiệt không khí)


* Công dụng:
Thiết bị ngưng tụ của bơm nhiệt có công dụng gia nhiệt cho không khí trước khi
vào buồng sấy từ trạng thái bão hòa sau dàn lạnh đến nhiệt độ và độ ẩm yêu cầu trong

Page: 35
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

quá trình sấy. Việc sử dụng dàn ngưng của bơm nhiệt để thay thế cho thiết bị gia nhiệt sẽ
làm giảm chi phí điện năng của hệ thống, qua đó làm giảm chi phí lắp đặt và vận hành
của hệ thống sấy dùng bơm nhiệt.
* Chọn loại dàn ngưng
Ta chọn loại dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí đối lưu cưỡng bức. Cấu tạo của thiết
bị như hình vẽ sau:

Hình 14 dàn ngưng

Do môi chất là Freon R22 nên ta chọn ống đồng cánh nhôm để làm ống dẫn môi chất
trong dàn ngưng. Dựa vào công suất dàn ngưng tụ của bơm nhiệt: Qk = 48,714 kW. Ta
chọn dàn ngưng RF-SA102F2H-063N04D có thông số:

Hình 15 Thông số dàn ngưng để chọn

Page: 36
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Dài x Rộng x Cao : 2632 x 828 970 mm

4.4. Dàn bay hơi (Thiết bị làm lạnh không khí)


* Công dụng
Dàn bay hơi có tác dụng nhận nhiệt của không khí chuyển động bên ngoài dàn làm
nhiệt độ không khí giảm xuống dưới nhiệt độ đọng sương để tách một phần ẩm của
không khí trước khi vào dàn bay hơi đồng thời hóa hơi môi chất chuyển động bên trong
dàn lạnh từ trạng thái lỏng đến trạng thái hơi bão hòa.
* Chọn loại dàn bay hơi

Hình 17 Dàn bay hơi

Dàn bay hơi ở đây có tác dụng làm lạnh không khí nên ta chọn loại dàn bay hơi làm lạnh
không khí đối lưu cưỡng bức. Cấu tạo của dàn như hình vẽ trên. Do làm lạnh không khí
đến điểm sương nên dàn bay hơi có máng hứng nước ngưng ở dưới. Cấu tạo của dàn bay
hơi như hình vẽ trên.
Với Q0 = 43,64 kW ,ta chọn dàn lạnh Meluck DD47/554A có thông số:

Năng suất lạnh: 47 kW


Điện áp: 380V / 3P / 50Hz

Page: 37
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Diện tích trao đổi nhiệt: 200 m2


Trọng lượng: 408 kg
Kích Thước: (L*W*H) 3938* 785* 975

4.5. Chọn Đường ống dẫn môi chất


4.5.1. Đường ống đẩy
* Lưu lượng thể tích môi chất qua ống đẩy:
Vd = G.v2 = 0,295.14,06.10-3 = 4,15.10-3 m3/s.
* Tốc độ môi chất trong ống đẩy:
Theo bảng 10-1 trang 345 - Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi:
Tốc độ dòng chảy thích hợp, với môi chất R22, ω h =(8 – 15) m/s. Ta chọn ω h = 13 m/s.
* Đường kính trong của ống:

dtd =
√ 4.V d
π ωh
=
√ 4.4,15 .10−3
π .13
= 0,02 m.

Dựa vào bảng 10-2 trang 346 - Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi,
các loại đường ống cho máy lạnh Freôn ta chọn loại ống có thông số:
- Đường kính trong: dt = 21 mm.
- Đường kính ngoài: dn = 24 mm.
4.5.2 Đường ống hút
* Lưu lượng thể tích môi chất qua ống hút:
Vd = G.v1 = 0,295.36,89.10-3 = 10,88.10-3 m3/s.
* Tốc độ môi chất trong ống hút:
Theo bảng 10-1 trang 345 - Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi:
Tốc độ dòng chảy thích hợp, với môi chất R22, ω h =(7 – 12) m/s. Ta chọn ω h = 12 m/s.
* Đường kính trong của ống:

dtd =
√ 4.V d
π ωd
=
√ 4.10,88 .10−3
π .12
= 0,034 m.

Dựa vào bảng 10-2 trang 346 - Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi,
các loại đường ống cho máy lạnh Freôn ta chọn loại ống có thông số:

Page: 38
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

- Đường kính trong: dt = 40 mm.


- Đường kính ngoài: dn = 45 mm.

Chương 5: TÍNH TOÁN TRỞ LỰC VÀ CHỌN


QUẠT
5.1 Tính toán đường ống dẫn tác nhân sấy.
Theo sơ đồ bố trí của hệ thống, ta cần phải chế tạo hệ thống dẫn không khí từ quạt
vào buồng sấy. Diện tích mặt cắt được xác định theo công thức :
V
F=
ω , m2
Trong đó : - F : Diện tích tiết diện đường ống dẫn, m2
- V : Lưu lượng không khí trong đoạn ống, m3/s.
- ω : Tốc độ không khí trong ống, m/s.
* Chọn ω :
Để lựa chọn tốc độ gió thích hợp là một bài toán kinh tế kỹ thuật phức tạp. Bởi vì:
- Khi chọn tốc độ lớn thì đường kính ống nhỏ, chi phí cho đầu tư thấp, tuy nhiên trở
lực của hệ thống lớn và độ ồn do khí động của dòng không khí cao.
- Khi chọn tốc độ thấp thì đường kính ống lớn, chi phí cho đầu tư lớn, khó khăn cho
lắp đặt nhưng độ ồn giảm. Để phù hợp với hệ thống ta chọn tốc độ gió trong kênh dẫn gió
là 8 m/s.
* Tính lưu lượng không khí
Trong chương 3 ta đã tính toán được lưu lượng không khí tuần hoàn trong 1 giây là G kk
= 1,72 kg/s. Với nhiệt độ trung bình trong buồng sấy là 35 0C, tra bảng phụ lục 25 –
Thông số vật lý của không khí khô - trang 424 – Giáo trình Lý thuyết, tính toán và thết kế
hệ thống sấy – Bùi Trung Thành, ta có ρ = 1,1465 kg/m3. Khi đó ta có:

Page: 39
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Gkk 1,72
V= = = 1,5 m3/s
ρ 1,1465
V 1,5
Vậy: F= = = 0,1875 m2
ω 8
* Đường kính ống dẫn không khí:

d=
√ 4. F
π
=
√ 4.0,1875
π
= 0,48 m.

Ta chọn đường kính ống dẫn là d = 500 mm.


* Xác định chiều dài đường ống
Chiều dài toàn bộ đường ống l (m) được xác định dựa vào sơ đồ bố trí hệ thống. Theo
tính toán sơ bộ thì chiều dài tổng cộng đường ống gió của hệ thống từ bộ xử lý không khí
đến miệng thổi vào buồng sấy khoảng l = 3m.
5.2 Tính toán trở lực của hệ thống
5.2.1. Tổn thất áp suất trên đường ống gió
* Tổn thất ma sát:
Tổn thất ma sát được tính theo công thức 10-7 – trang 353- Hướng dẫn thiết kế hệ
thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi
2
l ω .ρ
ΔP ms=λ .
d 2 , mmH2O

Trong đó: + λ - Hệ số tổn thất ma sát.


+ l - Chiều dài ống. l = 3m
+ d – Đường kính trong tương đương của ống, d = 0,15m
+ ω - Tốc độ không khí trong ống. ω = 8 m/s.
+ ρ - Khối lượng riêng của không khí tại nhiệt độ 40 0C.
Tra bảng Phụ Lục 25 – Thông số vật lý của không khí khô – Trang 424 – Giáo trình
Lý thuyết, tính toán và thết kế hệ thống sấy – Bùi Trung Thành , ta có thông số của không
khí tại 40 0C là:
ρ = 1,128 kg/m3; ν = 16,96.10-6 m2/s.
ω.d 8.0,15
Khi đó: Re = ν = 16,96.10−6 = 0,7.105.

Với ống mỏng bề mặt trong láng, tiết diện tròn và Re < 105 thì:

Page: 40
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

0,3164 0,3164
λ= = 4 = 0,019
√ℜ
4
√ 0,7.105
2 2
λ .l . ρ . ω 0,019 .3. 1,128.8
Vậy: ΔPms = = = 13,71 mmH2O
d .2 0,15 .2
ΔP
* Tổn thất cục bộ cb
Hệ thống đường ống gió gồm có:
+ 2 cút cong tiết diện tròn 4 đốt với góc cong 900. Trang 360 ,ta được ξ=0,27
+ 1 van điều chỉnh gió tiết diện tròn. Trang 360 ,ta được ξ=0 ,19
+ 1 côn mở rộng từ ống dẫn ra buồng sấy. Trang 360 với góc α từ 45 – 900 thì
ξ=0,9−1 . Ta chọn ξ=0,9 .
+ 1 côn thu nhỏ từ buồng sấy vào bộ xử lý không khí. Với góc α khoảng 300 thì
ξ=0,8 .
Tổn thất cục bộ được tính theo công thức:
2 2
ρ.ω 1 , 128 .8
ΔP cb=ξ .
=(2 .0 , 27+0 ,19+0,9+0,8) =87 , 71
2 2 mmH2O.
Vậy tổng tổn thất trên đường ống gió:
ΔP1 = 13,71 + 87,71 = 101,42 mmH2O
5.2.2. Tổn thất qua các thiết bị của hệ thống
ΔP 2
* Tính : trở lực của thiết bị lọc bụi, buồng xử lý không khí, buồng sấy.
 Trở lực của thiết bị lọc bụi tùy theo từng kiểu lọc bụi khác nhau mà
trở lực của nó khác nhau. Trong hệ thống này do mật độ bụi không nhiều nên ta chọn
thiết bị lọc bụi đơn giản là bộ lọc bụi kiểu lưới. Theo mục 9.2.2.5 - Thiết bị lọc bụi kiểu
lưới - thì trở lực của lưới lọc nằm trong khoảng 30 ¿ 40 Pa. Ta chọn trở lực của lưới sử
dụng trong hệ thống sấy này bằng 35 Pa = 3,57 mmH2O
 Trở lực của buồng sấy cũng phụ thuộc vào kiểu buồng sấy, cách bố trí sản
phẩm sấy, mật độ sấy… mà trở lực của buồng sấy là lớn hay nhỏ và người ta xác định trở lực
theo kinh nghiệm. Hệ thống sấy này chọn trở lực buồng sấy bằng 5 mmH2O.
 Trở lực qua buồng xử lý không khí được tính theo công thức:
2
ρ. ω
ΔP '=(30÷70 )
2 , mmH2O

Với ω = 3,5 m/s ta chọn trở lực qua buồng xử lý không khí là 280 mmH2O.

Page: 41
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Vậy ΔP 2=280+3 ,57+ 5=288 , 57 mmH O.


2

Như vậy tổng tổn thất trở lực của hệ thống là:
ΔP = ΔP1 + ΔP2 = 101,42 + 288,57 = 389,9 mmH2O
Vậy ta chọn quạt có cột áp cao
Theo Bơm quạt máy nén – TS. Bùi Trung Thành
-Quạt có cột áp thấp: <100-120 mmH2O
- Quạt có cột áp trung bình: 120-300 mmH2O
- Quạt có cột áp cao: 300 đến < 1130 mmH2O
5.3 Chọn quạt
Theo Giáo trình Lý thuyết, tính toán và thết kế hệ thống sấy – Bùi Trung Thành, ta có
năng suất của quạt N là:
Vρ0 ΔP
N=k ;kW
3600 . 102. ρ .η q

Trong đó: V - lưu lượng ở nhiệt độ trung bình của tác nhân sấy, m3/h
ΔP - tổng cột áp quạt phải thực hiện, mmH2O

k - hệ số dự phòng, k =(1,1 ¿ 1,2). Chọn k = 1,1


ηq - hiệu suất của quạt, ηq =(0,4÷0,6 ) . Chọn ηq =0,6

ρ0 - khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn, kg/m3

ρ0 =1 ,293 kg/m3

ρ - khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ trung bình TNS, kg/m3

3
ρ=1,147kg/m
1,1.1,009 .3600 .1,293.389,9
Thay số: N= = 7,97 kW
3600 . 102.1,147 .0,6

Page: 42
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Từ năng suất quạt N, lưu lượng V và cột áp ΔP , ta chọn quạt với các thông số như
sau:

Hình 18 Phần mềm chọn quạt

Chương 6: TÍNH THỜI GIAN HOÀN VỐN


Thời gian hoàn vốn của thiết bị phụ thuộc vào giá thành của thiết bị, giá thành của
sản phẩm sấy, giá thành mua nguyên liệu, giá thành điện năng, thuê nhân công,…
* Theo giá thành của thị trường hiện nay giá của một gói Mít sấy có khối lượng
250g dao động trong khoảng 70.000 VNđ đến 100.000 VNđ ( đã tính đến đóng gói mặt
hàng )

Page: 43
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Nhóm em chọn sấy mít loại 250g sẽ là 50.000 VNđ, như vậy giá của 1 kg mít sấy sẽ là:
Ts = 50.000.4 = 200.000 VNđ
Như vậy với sản lượng một mẻ sấy là 50 kg thì ta tính được số tiền thu được sau 1 mẻ sấy
là:
Tmẻ = Ts.G2 = 200 000.50 = 10,000.000 VNđ
* Theo thực tế, để mua 1kg Mít tươi trên thị trường giá sàn năm 2003 là 6.000 đồng/kg
mít múi thì năm nay, giá sàn đã là 14.000 đồng/kg . Năng suất của buồng sấy là 163,46
kg/mẻ. Tuy nhiên, phần thịt ăn được của quả Mít chiếm khoảng 25 – 40 % trọng lượng
quả [3]. Ta xem phần thịt ăn được chiếm 40%. Như vậy, giá thành mua nguyên liệu để
sấy mẻ là:
TNL = 163,46 ¿ 14.000 ¿ 100/40 = 5.721.000 VNđ/mẻ
Bảng 4: Báo giá đầu tư ban đầu
Số thứ tự Tên thiết bị Số Đơn giá ₫ Thành tiền ₫
lượng
1 máy nén pittong nửa kín 1 156.986.090 156.986.090
BITZER 6H.2
2 Dàn nóng 1 Liên hệ -
RF-SA102F2H-063N04D
3 dàn lạnh Meluck 1 16.204.913.56 16.204.913,56
DD47/554A
4 Quạt 20LDW 1 Liên Hệ -
5 Timer 2 70.000 140.000
6 Rơ le trung gian Omron 1 62.000 (giảm giá) 62.000
MY2N
7 Tủ điện điều khiển 1 24.000 24.000
9 Rờ le kép (cao áp thấp áp) 1 841.687 841.687
HLP830HME
10 Nhiệt ẩm kế Beurer HM16 3 290.000 (giảm giá) 870.000
(trước,sau buồng sấy và mô
trường)
11 THERMOSTAT Lò Sấy 2 99.000 (giảm giá) 198.000
12 Còi báo Hanyoung 1 95.000 95.000
13 Đèn báo pha, đèn báo tủ 7 12.500 87.500
điện

Page: 44
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

14 Công tắc xoay 4 21.500 86.000

15 Nút nhấn có đèn CML 3 27.000 81.000


LA39-11D
16 Cân điện tử tính giá 1 1.950.000 1.950.000
30 KG/5G TY0092
17 Dầu máy SHELL 46 1 1.526.000 1.526.000
18 Gas R22 Freon 1 1.650.000 1.650.000
19 5m Đường ống đẩy ϕ24 1 325.000 325.000
20 5m Đường ống hút ϕ45 1 600.000 600.000
Tổng 181,727,190

_Tự cho Dàn nóng RF-SA102F2H-063N04D và Quạt 20LDW có giá gần bằng
150.000.000₫ để thuận tiện cho việc tính toán
Vậy tổng chi phí ban đầu tốn khoảng 181.727.190₫+150.000.000₫=331.727.190₫

* Chi phí điện năng gồm các thiết bị: máy điều hòa, quạt, đèn chiếu sáng.
Bảng 5: Các thiết bị điện
Số thứ tự Tên thiết bị Số lượng kW
1 Máy điều hòa 1 1,29
2 Quạt treo tường 2 0,09
3 Đèn chiếu sáng loại 16W 2 0,032
( 32W)
4 Quạt 1 90
5 Quá trình sấy 1 33
Tổng (P) 124,412

Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam:

Page: 45
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

TÍNH TOÁN CHI PHÍ CHO NHÂN CÔNG:


- Tống số nhân công cần cho trong một máy sấy bao gồm: 2 công nhân.
- Lương cho 1 công nhân: 50.000 đồng/1 giờ
Tổng tiền chi cho nhân công làm xong 1 mẻ: 50.000 x 10,2 x 2= 1.020.000 đồng /mẻ
Giá điện công nghiệp:
Giá bán điện
Nhóm đối tượng khách hàng
(đồng/kWh)
Cấp điện áp từ 110 kV trở lên  
a) Giờ bình thường 1.536
b) Giờ thấp điểm 970
c) Giờ cao điểm 2.759

a) Giờ bình thường


Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy:
- Từ 04 giờ 00 đến 9 giờ 30 (05 giờ và 30 phút);
- Từ 11 giờ 30 đến 17 giờ 00 (05 giờ và 30 phút);
- Từ 20 giờ 00 đến 22 giờ 00 (02 giờ).
Ngày Chủ nhật
- Từ 04 giờ 00 đến 22 giờ 00 (18 giờ).
b) Giờ cao điểm
Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
- Từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 (02 giờ);
- Từ 17 giờ 00 đến 20 giờ 00 (03 giờ).
Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.
c) Giờ thấp điểm:
Tất cả các ngày trong tuần: từ 22 giờ 00 đến 04 giờ 00 sáng ngày hôm sau (06 giờ).
Tổng tiền điện tiêu thụ cho 1 ngày làm việc bình thường (chưa tính tăng ca): Từ thứ 2
đến thứ bảy.
+ Sáng: 7h-9h30: 1536.(2P+1/2.P) = 477.742 đồng
9h30-11h30: 2759.2.P = 686.505 đồng

Page: 46
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

+ Trưa-Chiều: 11h30 - 17h30: 1536.5,5.P+ 2759.(1/2P) = 1.222.658 đồng


Tổng cộng 1 mẻ trong 1 ngày => Tiền điện cho 1 mẻ: T = 2.386.905 đồng/ mẻ.
* Tổng chi phí cho một mẻ sấy là:
Tcp = 5.721.000 + 2.386.905 +1.020.000 = 9.128.000 VNđ/1mẻ
* Lãi suất thu được sau mổi mẻ sấy là:
T = Tmẻ - Tcp = 10.000.000 - 9.128.000 = 872.000 VNđ.
* Lãi suất năm mà hệ thống đem lại:
Nếu hệ thống dùng để sấy Mít trong khoảng thời gian đó hoạt động liên tục thì 1 năm
có thể sấy Mít trong khoảng 242 ngày 1 năm. Mổi ngày có thể sấy được 1 mẻ (thời gian
sấy 1 mẻ là 10,2 tiếng). Do đó:
A = T.242 = 872.000 x 242 = 210.999.000 VNđ = 211.000.000 VNđ
* Tuổi thọ của hệ thống có thể đạt N = 15 năm.
Khấu hao tài sản cố định của hệ thống trong 1 năm là: i = 6,6%.
Xem giá trị còn lại của hệ thống là 0 VNđ (Các thiết bị hết giá trị sử dụng) và thu nhập
hàng năm là đều.
Ta có công thức tính thời gian hoàn vốn:
T
( 1+i ) P−1
T
0 = -P + A(P/A, i%, Tp) = - P + A. i . (1+i )
P

A 211
ln ln
Ta rút ra: A-P.i 211−331.727 .0,066 = 1,7 năm
T p= =
ln (1+ i) ln (¿ 1+ 0,066)¿
Vậy thời gian hoàn vốn của hệ thống khi làm việc không gặp trở ngại là 1,7 năm

Page: 47
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Bản vẽ Cad thiết bị và sơ đồ nguyên lý

Page: 48
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

KẾT LUẬN
Trên cơ sở những phân tích, so sánh và những tính toán thiết kế trên, ta có thể rút
ra những kết luận sau:
Việc sử dụng bơm nhiệt trong công nghệ sấy lạnh mang lại những hiệu quả rất cao về mặt
kinh tế cũng như chất lượng sản phẩm.
Quá trình sấy không bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường nên có thể áp dụng cho mọi
điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Do đó, thiết bị sấy lạnh dùng bơm nhiệt rất phù hợp
với điều kiện của Việt Nam. Máy sấy nhỏ gọn có thể để trong không gian nhà.
Hệ thống sấy lạnh sử dụng bơm nhiệt rất phù hợp để sấy các loại vật liệu có yêu cầu nhiệt
độ sấy thấp, các vật liệu cần có yêu cầu khắt khe về mặt cảm quan như màu sắc, mùi vị
và chất lượng của sản phẩm sau khi sấy.
Về mặt kinh tế, hệ thống sấy lạnh sử dung bơm nhiệt đem lại hiệu quả kinh tế cao, thời
gian hoàn vốn nhanh chỉ 1,7 năm, vốn đầu tư ban đầu không quá cao chỉ tầm 300 triệu
cho cả hệ thống, chi phí cho đầu tư bảo dưỡng, chi phí cho điện năng thấp.
Trên thực tế, có thể dùng máy điều hoà có công suất lạnh tương tự để thay thế cho bơm
nhiệt nên có thể giảm được chi phí đầu tư và hạ giá thành sản phẩm.
Từ những kết quả trên ta thấy mô hình hệ thống sấy rau quả ở nhiệt độ thấp sử dụng bơm
nhiệt có nhiều ưu điểm và có tính khả thi cao. Trong thực tế đã có một số đơn vị triển
khai các thiết bị tương tự vào sản xuất và đã mang lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thêm một phần nữa là mít sấy lại được rất nhiều người dân thích ăn vì mùi vị cũng như
dinh dưỡng của nó, nên tiềm năng kinh tết rất cao
Với hệ thống sấy Mít đã thiết kế, ta có thể dùng để sấy các sản phẩm hoa quả khác tương
tự như: Chuối, Xoài,... trong khi Mít chưa đến mùa thu hoạch nhằm đảm bảo hệ thống
hoạt động liên tục để nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống cũng như đảm bảo và nâng
cao thu nhập cho người công nhân.

Page: 49
Môn: Thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt Nhóm:4

Tài liệu tham khảo


1. Bơm nhiệt sấy lạnh và hút ẩm BK-BSH 18- Tạp chí KH&CN Nhiệt số 65*9/2005
2. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ hút ẩm và sấy lạnh dùng bơm nhiệt
nhiệt độ thấp trong điều kiện Viêt Nam - Phạm Văn Tuỳ, Nguyễn Nguyên An,
Trịnh Quốc Dũng, Phạm Văn Hậu, Vũ Huy Khuê, Nguyễn Phong Nhã - Báo cáo
hội nghị khoa học lần thứ 20 – ĐHBK Hà Nội.Trang 81- 87
3. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - Tập 2 - Viện Dược Liệu – NXB
Khoa Học và Kỹ Thuật.
4. Giáo trình lý thuyết, tính toán và thiết kế hệ thống sấy – TS Bùi Trung Thành
5. Quạt-Bơm – Máy nén công nghiệp Lý thuyết tính toán và thiết kế - TS Bùi Trung
Thành
6. Kỹ thuật sấy – Lê Văn Phú

Page: 50

You might also like