You are on page 1of 129

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
--------------o0o--------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG


KHÍ CHO TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
GIGAMALL THỦ ĐỨC

GVHD: Th.S Hoàng Thị Nam Hương


SVTH: Trương Hữu Luân
MSSV: 1813004

Tp HCM, Tháng 5 năm 2022

i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
--------o0o------- -------------o0o-------------
Số: …………/BKĐT

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA: CƠ KHÍ
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
HỌ VÀ TÊN: TRƯƠNG HỮU LUÂN MSSV: 1813004
NGÀNH: KỸ THUẬT NHIỆT LỚP: CK18NH1
1. Đầu đề luận văn:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO TRUNG TÂM
THƯƠNG MẠI GIGAMALL THỦ ĐỨC
DESIGN OF AIR CONDITIONING SYSTEM FOR GIGAMALL THU DUC
2. Nhiệm vụ:
‑ Tổng quan về ngành điều hòa không khí, công trình và tính toán phụ tải lạnh.
‑ Phân tích và lựa chọn hệ thống điều hòa không khí cho công trình.
‑ Phân tích, tính toán và lựa chọn các thiết bị có trong hệ thống điều hòa.
‑ Tính toán thiết kế hệ thống đường ống dẫn nước và gió.
‑ Tính toán thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm.
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 18/02/2022
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/05/2022
5. Họ tên người hướng dẫn: Th.S HOÀNG THỊ NAM HƯƠNG
Phần hướng dần: Toàn bộ
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn.
Ngày ........ Tháng ...... Năm 2022
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Người duyệt: ............................................................................................................
Đơn vị: .....................................................................................................................
Ngày bảo vệ:.............................................................................................................
Điểm tổng kết: ..........................................................................................................
Nơi lưu trữ: ..............................................................................................................
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
--------o0o------- -------------o0o-------------
Khoa: Cơ Khí Tp. HCM, ngày ...... tháng .......năm 2022
Bộ môn: Công nghệ Nhiệt Lạnh
PHIẾU CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Dành cho giáo viên hướng dẫn)

1. Họ và tên: TRƯƠNG HỮU LUÂN MSSV: 1813004


Ngành: Kỹ Thuật Nhiệt Lớp: CK18NH1
2. Đề tài:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO TRUNG TÂM
THƯƠNG MẠI GIGAMALL THỦ ĐỨC
DESIGN OF AIR CONDITIONING SYSTEM FOR GIGAMALL THU DUC
3. Giáo viên hướng dẫn: ThS. HOÀNG THỊ NAM HƯƠNG
4. Tổng quát về bản thuyết minh:
Số Trang: 114 Số Chương: 7
Số Tài liệu tham khảo: 8 Số Hình vẽ: 56
5. Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
6. Đề nghị:
Được bảo vệ: Bổ sung thêm để bảo vệ: Không được bảo vệ:
7. Đánh giá chung (Bằng chữ Giỏi, Khá, Trung Bình): .............. Điểm ...... /10
Ký tên (Ghi rõ họ tên)
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
--------o0o------- -------------o0o-------------
Khoa: Cơ Khí Tp. HCM, ngày ...... tháng .......năm 2022
Bộ môn: Công nghệ Nhiệt Lạnh
PHIẾU CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Dành cho giáo viên phản biện)

1. Họ và tên: TRƯƠNG HỮU LUÂN MSSV: 1813004


Ngành: Kỹ Thuật Nhiệt Lớp: CK18NH1
2. Đề tài:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO TRUNG TÂM
THƯƠNG MẠI GIGAMALL THỦ ĐỨC
DESIGN OF AIR CONDITIONING SYSTEM FOR GIGAMALL THU DUC
3. Giáo viên hướng dẫn: ThS. HOÀNG THỊ NAM HƯƠNG
4. Tổng quát về bản thuyết minh:
Số Trang: 114 Số Chương: 7
Số Tài liệu tham khảo: 8 Số Hình vẽ: 56
5. Nhận xét của Giáo viên phản biện:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
6. Đề nghị:
Được bảo vệ: Bổ sung thêm để bảo vệ: Không được bảo vệ:
7. Đánh giá chung (Bằng chữ Giỏi, Khá, Trung Bình): .............. Điểm ...... /10
Ký tên (Ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất trong quãng
đời mỗi sinh viên. Luận văn tốt nghiệp là tiền đề nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ
năng nghiên cứu, những kiến thức quý báu trước khi lập nghiệp.

Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Trường Đại học Bách
Khoa. Đặc biệt là quý thầy cô trong Bộ môn Công nghệ Nhiệt Lạnh đã tận tình chỉ dạy
và truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng
đường, làm nền tảng cho em có thể hoàn thành được luận văn này.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất cô Hoàng Thị Nam Hương đã
luôn tận tình giúp đỡ, định hướng, giải đáp những thắc mắc của em và tạo điều kiện tốt
nhất để em hoàn thành được luận văn này. Đó là những góp ý hết sức quý báu không
chỉ trong quá trình thực hiện luận văn này mà còn là hành trang tiếp bước cho em trong
quá trình học tập và đi làm sau này.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Bành Kiến Từ là cựu sinh viên Kỹ thuật
Nhiệt, niên khóa 2016 đã chia sẻ cho em tài liệu về công trình Gigamall Thủ Đức.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Vương Cam đang là sinh viên ngành
Kỹ thuật Nhiệt đã chia sẻ nhiều kiến thức trong quá trình thực tập tốt nghiệp để em có
thể hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả người thân
bạn bè xung quanh đã luôn hỗ trợ, động viên và là chỗ dựa tinh thần những lúc khó khăn
trong quá trình thực hiện luận văn này.

Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành luận văn này nhưng do thời gian và kinh
nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các quý thầy
cô chỉ bảo và đóng góp ý kiến để luận văn này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em
xin chân thành cảm ơn.

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Trương Hữu Luân

ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn có nội dung chính trình bày về cách tính toán và thiết kế hệ thống điều
hòa không khí và thông gió cho công trình lớn, cụ thể ở đây là công trình Trung tâm
Thương mại Gigamall, nằm tại Thành phố Thủ đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn gồm 7 chương với các nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan: giới thiệu lịch sử, tình hình phát triển hiện này ngành điều
hòa không khí, giới thiệu công trình, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và lựa chọn thông số
thiết kế.
Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh công trình: tính toán phụ tải lạnh theo phương
pháp Carrier.
Chương 3: Phân tích lựa chọn phương án thiết kế: phân tích về tất cả trong hệ
thống điều hòa không khí (hệ thống, môi chất lạnh, chất tải lạnh, máy nén, chu trình
nhiệt,…)
Chương 4: Tính toán chu trình lạnh và chọn hệ thống Chiller: tính toán thông
số trạng thái môi chất, tính toán và lựa chọn AHU, FCU, Chiller, tháp giải nhiệt.
Chương 5: Tính toán thiết kế đường ống nước: xác định kích thước và trở lực
cho ống dẫn nước lạnh, nước giải nhiệt cho bình ngưng từ đó chọn bơm cho hệ thống
ống dẫn nước.
Chương 6: Tính toán thiết kế đường ống gió: xác định kích thước và trở lực cho
ống dẫn gió cấp, gió hồi từ đó chọn quạt cho hệ thống ống dẫn gió.
Chương 7: Tính toán thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm: xác định kích thước
cho ống dẫn gió để luân chuyển không khí trong tầng hầm, đồng thời giải phóng khói
độc ra ngoài khi có hỏa hoạn và tính tổn thất trên đường ống dẫn gió để chọn quạt cho
cấp gió tươi và quạt hút gió thải.

iii
MỤC LỤC
Đề mục Trang
TRANG BÌA ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 1

1.1 Tổng quan về ngành điều hòa không khí ...................................................... 1


1.2 Tổng quan về công trình ................................................................................ 2
1.3 Chọn các thông số tính toán .......................................................................... 6

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI LẠNH CÔNG TRÌNH ................................. 8

2.1 Phương pháp tính toán ................................................................................... 8


2.2 Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11 ..................................................................... 8
2.3 Nhiệt hiện truyền qua trần (mái) Q21 ........................................................... 13
2.4 Nhiệt hiện truyền qua vách Q22 ................................................................... 14
2.5 Nhiệt hiện truyền qua nền Q23 ..................................................................... 18
2.6 Nhiệt hiện tỏa do đèn chiếu sáng Q31 .......................................................... 18
2.7 Nhiệt hiện tỏa do máy móc Q32 ................................................................... 20
2.8 Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa Q4 ................................................................ 21
2.9 Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QN.................................................. 24
2.10 Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5 ..................................................................... 26
2.11 Tổng tải lạnh của công trình ........................................................................ 29

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ................... 30

3.1 Yêu cầu đối với một hệ thống ĐHKK ......................................................... 30


3.2 Phân tích và lựa chọn hệ thống ĐHKK thích hợp cho tòa nhà ................... 30
3.3 Phân tích và lựa chọn tác nhân lạnh ............................................................ 36
3.4 Phân tích và lựa chọn chất tải lạnh .............................................................. 38
3.5 Phân tích và lựa chọn máy nén .................................................................... 39

iv
3.6 Phân tích và lựa chọn chu trình lạnh ........................................................... 41
3.7 Lựa chọn nhiệt độ thiết kế ........................................................................... 43
3.8 Phân tích và lựa chọn tổ máy cho công trình .............................................. 45
3.9 Kết luận ....................................................................................................... 46

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH VÀ CHỌN HỆ THỐNG


CHILLER .................................................................................................................... 47

4.1 Tính toán chu trình lạnh .............................................................................. 47


4.2 Tính chọn AHU, FCU cho công trình ......................................................... 48
4.3 Lựa chọn Chiller cho công trình .................................................................. 57
4.4 Tính chọn tháp giải nhiệt ............................................................................. 59

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC ............................ 65

5.1 Giới thiệu chung .......................................................................................... 65


5.2 Cơ sở lý thuyết............................................................................................. 65
5.3 Tính toán đường ống nước lạnh .................................................................. 67
5.4 Chọn bơm cho hệ thống nước lạnh ............................................................. 74
5.5 Tính toán đường ống nước giải nhiệt .......................................................... 80
5.6 Chọn bơm cho hệ thống nước giải nhiệt ..................................................... 82

CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG GIÓ ................................ 87

6.1 Giới thiệu hệ thống đường ống gió ............................................................. 87


6.2 Phương pháp thiết kế đường ống gió .......................................................... 87
6.3 Lựa chọn kiểu ống, miệng gió ..................................................................... 88
6.4 Tính toán thiết kế đường ống gió cấp và gió hồi......................................... 88
6.5 Tính chọn quạt ............................................................................................. 93

CHƯƠNG 7: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THÔNG GIÓ TẦNG HẦM .................. 104

7.1 Nhiệm vụ của hệ thống thông gió tầng hầm.............................................. 104


7.2 Lựa chọn phương án thiết kế ..................................................................... 104
7.3 Tính toán thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm ........................................ 107
7.4 Chọn quạt cho hệ thống thông gió tầng hầm ............................................. 110

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 113


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 114
v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Vị trí của công trình
Hình 1.2: Công trình trong thức tế
Hình 1.3: Phối cảnh mặt bằng công trình
Hình 2.1: Biểu đồ tải lạnh của công trình
Hình 3.1: Cụm Air Cooled Chiller làm lạnh nước giải nhiệt bằng gió
Hình 3.2: Cụm Warter Cooled Chiller làm lạnh nước giải nhiệt bằng nước
Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý đơn giản làm việc của Water Chiller
Hình 3.4: Hệ thống máy điều hòa VRV/VRF
Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý chu trình lạnh một cấp cơ bản
Hình 3.6: Đồ thị T-s và đồ thị log P-h của chu trình lạnh một cấp cơ bản
Hình 3.7: Sơ đồ nguyên lý chu trình quá nhiệt, quá lạnh
Hình 3.8: Đồ thị T-s và đồ thị log P-h của chu trình quá nhiệt quá lạnh
Hình 3.9: Ảnh hưởng của nhiệt độ bay hơi lên chu trình lạnh
Hình 3.10: Ảnh hưởng của nhiệt độ ngưng tụ lên chu trình lạnh
Hình 4.1: Sơ đồ nguyên lý của chu trình
Hình 4.2: Code tính toán và kết quả chu trình bằng phần mềm EES
Hình 4.3: Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp
Hình 4.4: Đồ thị t-d biểu thị trạng thái không khí của dàn lạnh
Hình 4.5: Catalogue AHU hãng Trane
Hình 4.6: Catalouge FCU hãng Reetech
Hình 4.7: Catalogue Chiller hãng Carrier
Hình 4.8: Chiller 19XR-6R614T5LGH52 của hãng Carrier
Hình 4.9: Sơ đồ tuần hoàn nước và gió trong tháp giải nhiệt
Hình 4.10: Catalouge tháp giải nhiệt hãng LIANG CHI model LBC
Hình 4.11: Tháp giải nhiệt LIANG CHI model LBC-600
Hình 5.1 : Vị trí nhánh các tầng nằm trên trục I và trục II
Hình 5.2: Chi tiết lắp đặt Chiller
Hình 5.3: Chi tiết lắp đặt AHU
Hình 5.4: Chi tiết lắp đặt bơm nước
Hình 5.5: Ký hiệu các loại phụ kiện trong hệ thống
Hình 5.6: Giao diện chọn bơm nước lạnh trên website Grundfos
vi
Hình 5.7: Đường đặc tính của bơm nước lạnh
Hình 5.8: Thông số bơm nước lạnh
Hình 5.9: Chi tiết lắp đặt tháp giải nhiệt
Hình 5.10: Giao diện chọn bơm nước giải nhiệt trên website Grundfos
Hình 5.11: Đường đặc tính của bơm nước giải nhiệt
Hình 5.12: Thông số bơm nước giải nhiệt
Hình 6.1: Mặt bằng khu vực TiNiWorld
Hình 6.2: Các thông số cài đặt trong phần mềm Duct Checker Pro
Hình 6.3: Thông số ống gió cấp từ AHU 5.1 tính bằng Duck Checker Pro
Hình 6.4: Thông số ống gió cấp từ AHU 5.2 tính bằng Duck Checker Pro
Hình 6.5: Mặt bằng bố trí ống gió cấp và ống gió hồi của TiNiWorld
Hình 6.6: Co 45o tiết diện hình chữ nhật
Hình 6.7: Co 90o tiết diện hình chữ nhật
Hình 6.8: Đoạn ống giảm kích thước
Hình 6.9: Chân rẽ vuông – tròn
Hình 6.10: Chân rẽ vuông – vuông
Hình 6.11: Chạc ba đều
Hình 6.12: Chạc ba thẳng góc
Hình 6.13: Kết quả chọn quạt bằng phần mềm Fantech cho AHU 5.1
Hình 6.14: Kết quả chọn quạt bằng phần mềm Fantech cho AHU 5.2
Hình 7.1: Hệ thống miệng hút và miệng cấp thông gió tầng hầm
Hình 7.2: Hệ thống quạt Jetfan cho tầng hầm
Hình 7.3: Khu vực các zone tầng hầm B2 của công trình
Hình 7.4: Kết quả chọn quạt bằng phần mềm Fantech cho đường ống gió thải
Hình 7.5: Kết quả chọn quạt bằng phần mềm Fantech cho đường ống gió tươi

vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê chức năng và diện tích các khu vực điều hòa
Bảng 1.2: Thông số nhiệt độ ngoài trời
Bảng 1.3: Thông số nhiệt độ trong nhà
Bảng 2.1: Các hệ số của kính và màn che
Bảng 2.2: Lượng bức xạ mặt trời lớn nhất RTmax từng tháng, W/m2
Bảng 2.3: Hệ số tác dụng tức thời lớn nhất ntmax tính cho công trình
Bảng 2.4: Nhiệt lượng bức xạ qua kính
Bảng 2.5: Nhiệt truyền qua tường
Bảng 2.6: Nhiệt truyền qua cửa
Bảng 2.7: Nhiệt truyền qua kính
Bảng 2.8: Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng
Bảng 2.9: Nhiệt tỏa ra do máy móc
Bảng 2.10: Nhiệt hiện và ẩn tỏa ra do người
Bảng 2.11: Thông số nhiệt độ trong và ngoài nhà
Bảng 2.12: Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào
Bảng 2.13: Hệ số kinh nghiệm
Bảng 2.14: Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt
Bảng 2.15: Tổng tải lạnh của công trình
Bảng 3.1: So sánh hệ thống Water Chiller và hệ thống VRF
Bảng 3.2: Tổng hợp các phương án đã chọn cho công trình
Bảng 4.1: Các thông số trạng thái của chu trình nhiệt
Bảng 4.2: Bố trí AHU/FCU từng khu vực
Bảng 4.3: Thông số trạng thái không khí AHU 7.1
Bảng 4.4: Chọn AHU hãng Trane cho công trình
Bảng 4.5: Chọn FCU hãng Reetech cho công trình
Bảng 4.6: Thông số Chiller 19XR-6R614T5LGH52
Bảng 4.7: Các thông số trong tháp giải nhiệt
Bảng 5.1: Vật liệu đường ống dẫn nước
Bảng 5.2: Vận tốc nước trong đường ống
Bảng 5.3: Thông số ống nước vào AHU/FCU
Bảng 5.4: Thông số ống nước lạnh trong phòng Chiller
viii
Bảng 5.5: Thông số ống nước chính đi vào các tầng
Bảng 5.6: Tổn thất áp suất từng đoạn ống của đường ống đến AHU xa nhất
Bảng 5.7: Thông số ống nước giải nhiệt
Bảng 5.8: Tổn thất áp suất hệ thống nước giải nhiệt trên đường ống dài nhất
Bảng 6.1: Lưu lượng gió cấp cho khu vực TiNiWorld
Bảng 6.2: Thông số đường ống gió cấp khu vực TiNiWorld
Bảng 6.3: Lưu lượng gió hồi cho khu vực TiNiWorld
Bảng 6.4: Thông số đường ống gió hồi khu vực TiNiWorld
Bảng 6.5: Trở lực cục bộ trên đường ống gió cấp khu vực TiNiWorld
Bảng 6.6: Trở lực cục bộ trên đường ống gió hồi khu vực TiNiWorld
Bảng 7.1: Diện tích mỗi zone của tầng hầm B2
Bảng 7.2: Tổn thất áp suất đường ống gió thải tầng hầm B2, zone 1
Bảng 7.3: Tổn thất áp suất đường ống gió tươi tầng hầm B2, zone 1

ix
Chương 1: Tổng quan GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về ngành điều hòa không khí

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đối phó
với thời tiết như đốt lửa sưởi ấm vào mùa đông hoặc tìm những hang động mát mẻ vào
mùa hè.
Trải qua hơn nghìn năm hình thành và phát triển thì đến thế kỷ XIX khái niệm
“Điều hòa không khí” ra đời. Mở đầu cho các thành tựu:

- Thổi không khí để làm mát bệnh nhân.


- Vào năm 1902, kỹ sư Will Carrier phát minh ra máy điều hòa không khí đầu tiên
trên thế giới chạy bằng điện.
- Xây dụng ẩm đồ của không khí ẩm và phương pháp xử lý để đạt được các trạng
thái không khí theo yêu cầu.
- Năm 1922, phát minh ra máy lạnh ly tâm.
- Năm 1928, sản xuất thành công khí Freon làm chất sinh hàn trong công nghệ làm
lạnh và được sử dụng rộng rãi đến năm 1994.
- Năm 1931, chế tạo thành công máy điều hòa có kích thước nhỏ gọn.
- Năm 1937, chiếc tàu thủy đầu tiên được trang bị hệ thống điều hòa không khí.

Ngày nay, ngành điều hòa không khí ngày càng phát triển mạnh mẽ, có nhiều thiết
bị hệ thống hiện đại, gọn nhẹ, giá thành hợp lí.

1.1.2 Tình hình phát triển ngành điều hòa không khí hiện nay

❖ Trên thế giới

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trên khắp thế giới thì nhu cầu về điều
hòa không khí ngày càng tăng khi nhiệt độ tăng và người dân trở nên giàu có hơn. Các
đợt nắng nóng gần đây ở Châu Âu cũng thúc đẩy doanh số bán máy điều hòa không khí
ở những khu vực mà trước đây chúng không hề phổ biến.
Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và IEA, trên
thế giới hiện nay có khoảng 1,9 tỷ chiếc điều hòa nhiệt độ, tổng số lượng thiết bị làm
mát thì lên tới 3,6 tỷ. Dự tính, con số này sẽ tăng nhanh đến 9,5 tỷ vào năm 2050. Và

SVTH: Trương Hữu Luân 1 Lớp: CK18NH1


Chương 1: Tổng quan GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
nếu tính đến cả nhu cầu làm mát cho người nghèo, những người không đủ khả năng chi
trả, chúng ta sẽ cần tới 14 tỷ thiết bị vào giữa thế kỷ.

❖ Tại Việt Nam

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm gần đây, ở các thành
phố lớn phát triển hàng loạt cao ốc, nhà hàng, khách sạn, các biệt thự sang trọng thì nhu
cầu tiện nghi của con người tăng cao hứa hẹn ngành điều hòa không khí có vị trí quan
trọng trong tương lai.
Số lượng điều hòa bán ra tại thị trường nước ta đã có mức tăng trưởng đáng kể, trở
thánh nước tăng trưởng cao nhất Châu Á.
Về thị trường điện lạnh, vào năm 2011 nước ta chỉ xếp thứ tám tuy nhiên đến năm
2015 thì Việt Nam chúng ta đã vươn lên vị trí thứ ba.
Buổi tọa đàm sáng ngày 5/1/2021, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu
trong lĩnh vực điều hòa không khí, năng lượng, điện lạnh đánh giá do tình hình đại dịch
Covid 19 nên cũng đã ảnh hưởng đến cung – cầu của ngành điều hòa nước ta. Tuy nhiên,
các chuyên gia dự báo sau khi phục hồi kinh tế thì thị trường điều hòa không khí ở Việt
Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo do thu nhập tăng, lối sống
thay đổi và sự ưa chuộng đổi mới công nghệ.

1.2 Tổng quan về công trình

1.2.1 Thông tin công trình

• Tên dự án: Gigamall Thủ Đức.


• Loại hình: Trung tâm thương mại.
• Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Khang Gia Land.
• Đơn vị thiết kế: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Năm và Cộng sự.
• Tư vấn giám sát: Công ty CP Tư vấn – Thiết kế – Xây dựng Khánh Phát.
• Đơn vị thi công: Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Thuận Việt.
• Địa điểm xây dựng: Số 240 – 242 đường Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh,
Thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
• Diện tích: 18000 m2.
• Quy mô: Gồm 2 tầng hầm, 7 tầng nổi và 1 tầng thượng.

SVTH: Trương Hữu Luân 2 Lớp: CK18NH1


Chương 1: Tổng quan GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
1.2.2 Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên

Dự án nằm tại đường Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ
Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí dự án:

• Mặt chính tiếp giáp với đường Phạm Văn Đồng


• Các mặt xung quanh tiếp giáp với căn hộ, khu dân cư, chung cư và các nhà hàng,
quán ăn lớn rất thích hợp để phát triển trung tâm thương mại.

Đường Phạm Văn Đồng là trục đường chính tuyến đường nội đô 12km, có tới 10
làn xe cho nên việc di chuyển cực kỳ dễ dàng, thuận tiện ít khi bị ùn tắc. Đồng thời từ
đây việc di chuyển tới các quận trong thành phố như Bình Thạnh, Quận 1, Gò Vấp,…
nhanh chóng hoặc xa hơn là cửa ngõ đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.

Hình 1.1: Vị trí của công trình

Dự án nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên có nhiệt độ cao đều
trong năm và có 2 mùa mưa – khô rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Mùa mưa: Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào, tốc độ trung bình 3,6
m/s gió thổi mạnh nhất vào tháng 8 với tốc độ 4,5 m/s, có độ ẩm cao từ 80 - 90%, lượng
mưa cao bình quân 1949 mm/năm, số ngày mưa trung bình là 159 ngày/năm.
SVTH: Trương Hữu Luân 3 Lớp: CK18NH1
Chương 1: Tổng quan GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Mùa khô: Gió Bắc – Đông Bắc từ biển Đông thổi vào, tốc độ trung bình 2,4 m/s,
có độ ẩm trung bình khoảng 75%, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 khoảng 35oC, nhiệt độ
trung bình 27,55 oC.

1.2.3 Quy mô dự án

Công trình được thiết kế bao gồm:

- Tầng hầm B2: Bãi giữ xe, phòng thiết bị


- Tầng hầm B1: Siêu thị điện máy, cafe, nhà hàng, trò chơi dân gian,…
- Tầng 1: Ẩm thực, trang sức, mỹ phẩm, nhà hàng, shop thời trang,…
- Tầng 2: Đại siêu thị, shop thời trang,…
- Tầng 3: Đại siêu thị, nhà hàng, nhà sách, khu vui chơi trẻ em,…
- Tầng 4: Phòng tập thể hình, trung tâm anh ngữ, cafe, ẩm thực, gia dụng,…
- Tầng 5: Khu vui chơi giải trí Tini WORLD, nhà hàng, ẩm thực,…
- Tầng 6: Trung tâm trò chơi giải trí, trung tâm giáo dục giải trí công nghệ tương
tác, rạp chiếu phim,…
- Tầng 7: Khu văn phòng, các công ty, trung tâm anh ngữ,…
- Tầng thượng: Căn tin và các hệ thống kỹ thuật

Trung tâm thương mại siêu thị Gigamall Thủ Đức được kì vọng sẽ là công trình
tiêu biểu với lối thiết kế tinh tế, có nhu cầu tiện nghi cao và là khu mua sắm, ẩm thực
vui chơi giải trí lớn ước tính đoán 10000 lượt khách mỗi ngày.

Hình 1.2: Công trình trong thức tế


SVTH: Trương Hữu Luân 4 Lớp: CK18NH1
Chương 1: Tổng quan GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Hình 1.3: Phối cảnh mặt bằng công trình

1.2.4 Thống kê diện tích các tầng và khu vực

Bảng 1.1: Thống kê chức năng và diện tích các khu vực điều hòa

Diện tích sàn Tổng diện tích Chiều cao


Tầng Khu/ chức năng (m2)
(m2) (m)
Siêu thị điện máy 1787
Siêu thị Kohnan Japan 2249
Siêu thi Daiso Japan 442
Bakery 307
B1 6660 3,4
Aeon Bicycle 193
Khu shop (3 shop) 492
Khu Gigadeli (5 khu) 964
Phòng 226
Khu shop (50 shop) 4311
F & B (1 nhà hàng) 218
1 4963 5,4
F & B (1 nhà hàng) 91
Khang Gia Lobby 343
Lầu 1 khu siêu thị 5588
2 Khu Shop (16 shop) 3652 9498 5
Khu F & B ( 4 gian hàng) 258

SVTH: Trương Hữu Luân 5 Lớp: CK18NH1


Chương 1: Tổng quan GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Lầu 2 khu siêu thị 3174
Khu shop 1 330
Khu shop 2 516
Khu shop 3 782
3 8101 5
Văn phòng 123
Khu game 1222
Khu F & B (7 nhà hàng) 1279
Khu F & B (3 nhà hàng) 675
Trung tâm thể hình 3178
Trung tâm anh ngữ 594
4 6778 5
Khu shop (29 shop) 2772
Phúc Long 234
TINIWORLD 2256
Khu nhà hàng (19 nhà
5 3526 6201 5
hàng)
Khu F & B (7 gian hàng) 419
Bowling/ gamezone 2252
Khu Interactive 1439
Food court 675
6 Ice drink 184 6349 5
Rạp phim (8 rạp) 1491
F&B 162
Quầy bán vé 146
Văn phòng 2023
Co Working 536
Khu 4 công ty 2608
7 7354 4
Trung tâm anh ngữ 550
Rạp phim (8 rạp) 1491
Quầy bán vé 146
Thượng Căn tin 588 588 4
1.3 Chọn các thông số tính toán

1.3.1 Thông số tính toán ngoài trời

Dựa vào bảng 1.7 trang 24 tài liệu [1] ta chọn được thông số nhiệt độ tại Thành
phố Hồ Chí Minh:

- Nhiệt độ: t = 34,6 oC

SVTH: Trương Hữu Luân 6 Lớp: CK18NH1


Chương 1: Tổng quan GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
- Độ ẩm: φ = 74%

Từ thông số nhiệt độ và độ ẩm trên ta tính được các thông số liên quan ở bảng sau:

Bảng 1.2: Thông số nhiệt độ ngoài trời

Thông số Ngoài trời

Nhiệt độ (oC) 34,6


Nhiệt độ ướt (oC) 30,3
Nhiệt độ đọng sương (oC) 29,2
Độ ẩm (%) 74
Độ chứa hơi (gh/kgkk) 26,5
Entanpi (kJ/kg) 101,5

1.3.2 Thông số tính toán trong nhà

Thông số tính toán của không khí bên trong tòa nhà dùng để thiết kế hệ thống
điều hòa không khí tra theo TCVN 5687 – 2010 (Phụ lục A, bảng A1, tài liệu [6]).
Vì đây là trung tâm thương mại nằm ở TP Hồ Chí Minh nên chỉ có mùa hè và ta
xét theo trạng thái lao động nhẹ:

Bảng 1.3: Thông số nhiệt độ trong nhà

Trong nhà
Thông số Rạp chiếu phim,
Khu vực khác
phòng gym
Nhiệt độ (oC) 24 26
Độ ẩm (%) 60 60
Độ chứa hơi (gh/kgkk) 11,42 12,91
Entanpi (kJ/kg) 53,15 59

SVTH: Trương Hữu Luân 7 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI LẠNH CÔNG TRÌNH
2.1 Phương pháp tính toán

Có rất nhiều phương pháp tính tổn thất nhiệt trong hệ thống điều hòa không khí.
Đối với công trình trung tâm thương mại Gigamall Thủ Đức, phương án được lựa chọn
để tính toán phụ tải lạnh của hệ thống là phương pháp Carrier.
Năng suất lạnh Q0 của máy làm lạnh chính là phụ tải lạnh Q trong không gian cần
điều hòa. Theo phương pháp tính tải Carrier, thì phụ tải lạnh Q là tổng nhiệt hiện thừa
Qht và tổng nhiệt ẩn thừa Qat của mọi nguồn nhiệt tỏa và thẩm thấu tác động vào không
gian cần điều hòa.
Q0 = Qt = Qht + Qat (trang 122 tài liệu [1]).

• Theo đó, các tác nhân gây ra nhiệt hiện thừa vào không gian điều hòa bao gồm:
- Nhiệt bức xạ qua kính Q11 và qua trần (mái) Q21
- Nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che (trần Q21, vách Q22, nền Q23) do chênh lệch nhiệt
độ giữa không gian điều hòa với không khí bên ngoài
- Nhiệt hiện tỏa ra từ đèn Q31 và tỏa ra từ máy móc Q32
- Nhiệt hiện tỏa ra từ cơ thể người Q4h
- Nhiệt hiện do gió tươi mang vào QhN
- Nhiệt hiện do gió lọt mang vào Q5h
• Các tác nhân gây ra nhiệt ẩn thừa vào không gian điều hòa bao gồm:
- Nhiệt ẩn tỏa ra từ cơ thể người Q4a
- Nhiệt ẩn do gió tươi mang vào QaN
- Nhiệt ẩn do gió lọt mang vào Q5a

2.2 Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11

Q11 = nt . Q′11 , W (trang 143 tài liệu [1]) (2.1)

• Trong đó:
- nt : Hệ số tác dụng tức thời
- Q′11 : Lượng nhiệt bức xạ tức thời qua kính vào phòng (trang 143 tài liệu [1]):

Q′11 = F. R T . εc . εđs . εmm . εkh . εm . εr , W (2.2)

• Trong đó:

SVTH: Trương Hữu Luân 8 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
- F: Diện tích bề mặt kính cửa sổ có khung thép, m2. Nếu là khung gỗ lấy bằng
0,85F; ở đây ta chọn khung là thép
- RT: Nhiệt bức xạ mặt trời qua cửa kính vào trong phòng, W/m2
- εc : Hệ số ảnh hưởng của độ cao so với mặt nước biển (trang 143 tài liệu [1])

H
εc = 1 + . 0,023 (2.3)
1000
Chọn εc = 1 do công trình nằm ở Thành phố Hồ Chí Minh coi như độ cao bằng
mực nước biển (H = 0)

- εđs: Hệ số kể đến ảnh hưởng của nhiệt độ chênh giữa nhiệt độ đọng sương của
không khí quan sát so với nhiệt độ đọng sương của không khí ở trên mặt nước biển
là 20℃ (trang 144 tài liệu [1])
(t đs − 20)
εđs = 1 − . 0,13 (2.4)
10

Với tđs là nhiệt độ đọng sương ta tính được ở bảng 1.2: tđs = 29,2 oC
(29,2 − 20)
⇒ εđs = 1 − . 0,13 = 0,88
10

- εmm: Hệ số ảnh hưởng của mây mù, trời không có mây lấy εmm = 1; trời có mây thì
lấy εmm = 0,85

Ta chọn khi trời không có mây vì lúc này bức xạ lớn nhất εmm = 1

- εkh: Hệ số ảnh hưởng của khung, khung gỗ εkh = 1; khung kim loại εkh = 1,17

Ta chọn khung kim loại εkh = 1,17

- εm: Hệ số kính
- εe: Hệ số mặt trời

Tra bảng 8.10, tài liệu [1] ta chọn kính calorex, màu xanh, dày 6mm, εm = 0,57

Bảng 2.1: Các hệ số của kính và màn che

Hệ số hấp Hệ số Hệ số Hệ số Hệ số
thụ phản xạ xuyên qua kính mặt trời
Kính calorex,
αk = 0,75 ρk = 0,05 τk = 0,2 εm = 0,57
màu xanh 6mm
Mành mành
αm = 0,37 ρm = 0,51 τm = 0,12 εr = 0,56
màu sáng

SVTH: Trương Hữu Luân 9 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Nếu kính khác với kính cơ bản và có màn che bên trong, công thức nhiệt bức xạ
mặt trời dựa theo trang 144 tài liệu [1] được thay với εr = 1 và RT được thay thế bằng
nhiệt bức xạ vào phòng khác kính cơ bản RK:
Q′11 = FK . R K . εc . εđs . εmm . εkh . εm , W (2.5)
⇒ Q11 = 0,587. nt . FK . R K (W)

• Với:

R k = [0,4αk + τk (αm + τm + ρk ρm + 0,4αk αm )]R N (2.6)


RT
RN =
0,88
RT
⇒ R k = [0,4.0,75 + 0,2. (0,37 + 0,12 + 0,05.0,51 + 0,4.0,75.0,37)]
0,88
= 0,483R T
⇒ Q11 = 0,284.nt . FK . R T (W)

• Trong đó:
- RN: Bức xạ mặt trời đến bên ngoài kính, W/m2
- Rk: Bức xạ mặt trời qua kính vào trong không gian điều hòa, W/m2
- αk, τk, ρk, αm, τm, ρm: Hệ số hấp thụ, phản xạ, xuyên qua của kính và màn che
- Fk: Diện tích bề mặt kính cửa sổ có khung thép, m2. Nếu là khung gỗ lấy bằng 0,85F

Với vị trí địa lý: 10o49'39 Bắc, lượng bức xạ mặt trời lớn nhất RTmax xâm nhập qua
cửa kính loại cơ bản vào trong phòng của tòa nhà theo các hướng như sau:

Bảng 2.2: Lượng bức xạ mặt trời lớn nhất RTmax từng tháng, W/m2

Hướng
Vĩ độ Tháng Đông Đông Tây Tây
Bắc Đông Nam Tây
bắc nam nam bắc
6 158 483 489 173 44 173 489 483
7&5 123 467 498 208 44 208 498 467
8&4 50 410 514 296 44 296 514 410
10o
9&3 44 325 517 401 88 401 517 325
Bắc
10 & 2 44 208 489 470 230 470 489 208
11 & 1 44 117 451 508 334 508 451 117
12 44 88 432 514 378 514 432 88

SVTH: Trương Hữu Luân 10 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Để xác định hệ số tác dụng tức thời nt, ta phải xác định tổng mặt độ (khối lượng
riêng) diện tích trung bình của các bề mặt tạo nên không gian điều hòa tính trên 1 m2:
𝐺 ′ + 0,5𝐺 ′′
𝑔𝑠 = (2.7)
𝐹𝑠

• Với:
- G’: Khối lượng tường có mặt ngoài tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn nằm
trên mặt đất, kg
- G’’: Khối lượng tường có mặt ngoài không tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn
không nằm trên mặt đất, kg
- Fs: Diện tích sàn, m2
• Ta xem tường, trần, sàn dày 200mm, kính dày 6mm.

Tra bảng 4.11 tài liệu [1] ta chọn vật liệu như sau:

- Đối với tường xây bằng gạch thông thường với vữa nặng ρ = 1800 kg/m3
- Đối với trần nhà và sàn bê tông cốt thép ρ = 2400 kg/m3
- Đối với kính cửa sổ ρ = 2500 kg/m3
• Tính mẫu cho nhà hàng T-23 ở tầng 1 có hướng kính là hướng đông bắc, do là trung
tâm thương mại nên ta chọn mức độ hoạt động là 16/24h:
- Diện tích tường có cửa sổ tiếp xúc với bức xạ: 18 m2
- Diện tích tường các hướng khác không tiếp xúc với bức xạ: 81 m2
- Diện tích sàn không nằm trên mặt đất: Fs = 53 m2
- Khối lượng tường có tiếp xúc với bức xạ mặt trời:

G’ = 18.0,2.1800 = 6480 kg

- Khối lượng tường có mặt ngoài không tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn
không nằm trên mặt đất:

G’’ = 81.0,2.1800 + 53.0,2.2400.2 = 80040 kg


6480 + 0,5.80040
⇒ gs = = 877,4 kg/m2 sàn
53
Như vậy công trình có g s = 877,4 kg/m2 sàn > 700 kg/m2 sàn
Tra bảng 8.15b tài liệu [2] ta tra được hệ số tác dụng tức thời lớn nhất nt max = 0,64
Vậy nhiệt bức xạ qua kính của nhà hàng T-23 là : Q11 = 0,284.0,64.483.93 = 8164 W

SVTH: Trương Hữu Luân 11 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Bảng 2.3: Hệ số tác dụng tức thời lớn nhất ntmax tính cho công trình

Khối lượng Hướng


kg/m2sàn Bắc Đông bắc Đông Đông nam Nam Tây nam Tây Tây bắc
700 & lớn hơn 0,88 0,64 0,68 0,7 0,73 0,66 0,65 0,61

Bảng 2.4: Nhiệt lượng bức xạ qua kính

Tầng Fk (m2) Hướng nt 𝐑 𝐓 (W/m2) Q11 (W)


86 Nam 0,73 378 6740
122 Đông 0,68 517 12181
1
307 Tây Bắc 0,61 483 25688
137 Đông Bắc 0,64 483 12027
89 Bắc 0,88 158 3514
2 121 Đông Bắc 0,64 483 10623
190 Nam 0,73 378 14890
94 Bắc 0,88 158 3712
3
56 Nam 0,73 378 4389
101 Tây 0,65 517 9639
110 Bắc 0,88 158 4344
4
150 Đông 0,68 517 14976
217 Nam 0,73 378 17006
120 Bắc 0,88 158 4738
41 Đông 0,68 517 4094
5 219 Nam 0,73 378 17162
135 Tây 0,65 517 12884
84 Tây Bắc 0,61 483 7029
135 Bắc 0,88 158 5331
167 Nam 0,73 378 13087
6
165 Tây 0,65 517 15747
168 Tây Bắc 0,61 483 14057
118 Bắc 0,88 158 4660
7 76 Nam 0,73 378 5956
156 Tây 0,65 517 14888
66 Đông 0,68 517 6590
Thượng 66 Tây 0,65 517 6299
51 Bắc 0,88 158 2014
Tổng 274265
SVTH: Trương Hữu Luân 12 Lớp: CK18NH1
Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Vậy Q11 = 274265 W

2.3 Nhiệt hiện truyền qua trần (mái) Q21

Mái bằng của phòng điều hòa có ba dạng:

• Dạng 1: Phòng điều hòa nằm giữa các tầng trong một tòa nhà nghĩa là phía trên cũng
là phòng điều hòa. Khi đó ∆t = 0 và Q21 = 0
• Dạng 2: Phía trên phòng điều hòa là phòng không điều hòa, khi đó k tra theo bảng
4.15 tài liệu [1] và ∆t = 0,5(tN - tT) và tính như (2.14)
• Dạng 3: Đối với tòa nhà nhiều tầng, mái bằng tầng thượng thì lượng nhiệt truyền vào
phòng gồm 2 thành phần, do ảnh hưởng của bức xạ mặt trời và do chênh lệch độ giữa
không khí trong nhà và ngoài nhà. Ta tính gần đúng nhiệt truyền qua mái theo công
thức trang 162 tài liệu [1]:

Q21 = k. F. ∆t td , W (2.8)

- Trong đó:
+ k: Hệ số truyền nhiệt qua trần, W/m2K (tra bảng 4.9 tài liệu [1])
+ F: Diện tích mái, m2
+ ∆ttd: Hiệu nhiệt độ tương đương (trang 162 tài liệu [1])

εs . R N
∆t td = t N − t T +
αN
tN – tT: Hiệu nhiệt độ bên ngoài và bên trong
εs: Hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời của bề mặt mái (tra theo bảng 4.10 tài liệu [1])
RN: Nhiệt bức xạ xâm nhập qua mái
RT
RN =
0,88
Đối với công trình từ tầng B1 đến tầng 7 xem như không gian điều hòa có nhiệt độ
như nhau nên rơi vào dạng 1. Một phần tầng 7 (588 m2) và 1 phần tầng thượng rơi (4535
m2) vào dạng 2 do phía trên không phải là không gian điều hòa. Phần còn lại của tầng
thượng (4446 m2) rơi vào dạng 3:

• Tầng B1 – 7:
Q21(1) = 0 W
• Một phần tầng 7 (F = 588 m2) và một phần tầng thượng (F = 4535 m2):

SVTH: Trương Hữu Luân 13 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Q21 = k. F. ∆t
Chọn trần mái loại trần bê tông dày 100mm, lớp vữa xi măng cát dày 25mm trên
có lớp bitum và trần giả bằng thạch cao 12mm. Hệ số truyền nhiệt k = 1,77 W/m2K (tra
theo bảng 4.15 tài liệu [1])
∆t = 0,5(t N − t T ) = 0,5(34,6 − 26) = 4,3℃
⇒ Q21(2) = 1,77.4,3. (4535 + 588) = 38991 W
• Tầng thượng (F = 4446 m2)

RT = 789 W/m2: Nhiệt lượng bức xạ mặt trời lớn nhất qua mặt phẳng ngang vào
phòng (Bảng 4.2 tài liệu [1])

αN = 20 W/m2K: Hệ số tỏa nhiệt của trần khi tiếp xúc trực tiếp không khí bên ngoài
(trang 142 tài liệu [1])

εS = 0,26: Chọn lớp gạch lót phần sân thượng ngoài trời là gạch tráng men màu
trắng (Bảng 4.10 tài liệu [1])

789
0,26.
0,88
∆t td = 34,6 − 26 + = 20,26o C
20
⇒ Q21(3) = 1,77.20,26.4446 = 159434 W

Tổng nhiệt lượng truyền qua mái Q21 = Q21(1) + Q21(2) + Q21(3) = 198425 W

2.4 Nhiệt hiện truyền qua vách Q22

Không gian điều hòa có vách bao che gồm: tường xung quanh (xây bằng gạch,
vữa, xi măng, bê tông nặng), cửa sổ, cửa ra vào.
Nhiệt truyền qua vách Q22 gồm hai thành phần:

• Nhiệt do bức xạ vào tường được bỏ qua trong quá trình tính toán
• Nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa không khí trong và ngoài nhà: ∆t = t N − t T

Nhiệt truyền qua vách dựa theo công thức trang 166 tài liệu [1]:
Q 22 = ∑Q 2i = k i . Fi . ∆t = Q 22t + Q 22c + Q 22k , W (2.9)

• Trong đó:
- Q22: Nhiệt truyền qua tường, cửa ra vào (gỗ, nhôm), cửa sổ (kính)
- ki: Hệ số truyền nhiệt tương ứng của tường, cửa, kính, W/m2K
- Fi: Diện tích tường, cửa, kính tương ứng, m2

SVTH: Trương Hữu Luân 14 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
- ∆t: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà
❖ Nhiệt truyền qua tường Q 22t

Q 22t = k 22t . F22t . ∆t, W (trang 166 tài liệu [1]) (2.10)

• Trong đó:
- t : Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà
+ Khi tường tiếp xúc với không khí ngoài trời : t = tN – tT
+ Khi mặt ngoài của tường tiếp xúc với không gian điều hòa: t = 0
- F22t : Diện tích tường, m2
- k22t: Hệ số truyền nhiệt qua tường, W/m2K

1
k 22t = (2.11)
1 δ 1
+∑ i+
αN λ i αT

• Trong đó:
- αN: Hệ số tỏa nhiệt phía ngoài tường.
+ Khi tường tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài: αN = 20W/m2K
+ Khi tường tiếp xúc gián tiếp với không khí bên ngoài: αN = 10W/m2K
+ Khi tường tiếp xúc với không gian điều hòa: αN = 10W/m2K
- αT: Hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà: αT = 10W/m2K
- δi: Độ dày lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường, m
- λi: Hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường, W/mK

Tra bảng 4.11 tài liệu [1], ta được các hệ số dẫn nhiệt của vật liệu tạo nên vách
tường dày 200mm

• Vữa: δv = 10mm; λv = 0,93 W/mK


• Gạch: δg = 180mm; λg = 0,81 W/mK
• Vữa: δv = 10mm; λv = 0,93 W/mK

1 1 W
k 22t = = = 2,54 ( 2 )
1 δ δg 1 1 0,01 0,18 1 m K
+2 v+ + + 2. + +
αN λ v λ g αT 20 0,93 0,81 10

→ Q 22t = k 22t . F22t . ∆t = 2,54. F22t . (34,6 − 26) = 21,844. F22t (W)

SVTH: Trương Hữu Luân 15 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Bảng 2.5: Nhiệt truyền qua tường

F22t Q22t F22t Q22t


Tầng Tầng
(m2) (W) (m2) (W)
B1 19 415 4 650 14199
1 272 5942 5 423 9240
2 1425 31128 6 840 18349
3 1495 32657 7 784 17126
Tổng 129056

→ Q 22t = 129056 W

❖ Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q 22c

Q 22c = k 22c . F22c . ∆t, W (trang 168 tài liệu [1]) (2.12)

• Trong đó:
- t = tN – tT: Hiệu nhiệt độ ngoài và trong nhà
- F22c: Diện tích cửa, m2
- k22c: Hệ số truyền nhiệt qua cửa, W/m2K (bảng 4.12 tài liệu [1])
+ Cửa kính Low-e, k = 1,3 W/m2K
+ Cửa thép chống cháy, k=0,9 W/m2K
+ Cửa gỗ 40 mm, k=2,23 W/m2K

Bảng 2.6: Nhiệt truyền qua cửa

Loại Cửa kính Cửa gỗ Cửa thép Cửa gỗ Q22c


Tầng 1600x2200 1600x2200 1200x2200 800x2200 (W)
B1 1 2 2 1 249
1 7 3 2 5 688
2 - - 6 7 359
3 - 4 6 9 696
4 5 - 6 5 488
5 6 3 7 11 953
6 1 5 9 12 966
7 1 4 7 7 689
Thượng 16 2 1 - 785
Tổng 5873
→ Q 22c = 5873 W

SVTH: Trương Hữu Luân 16 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
❖ Nhiệt truyền qua kính cửa sổ
Q 22k = k 22k . F22k . ∆t, W (trang 169 tài liệu [1]) (2.13)
• Trong đó:
- t : Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà, K
- F22k: Diện tích cửa sổ, m2
- k22k: Hệ số truyền nhiệt qua cửa kính, W/m2K (tra bảng 4.13 tài liệu [1])
• Các loại kính thường dùng có 3 loại khác nhau:
- Kính lắp cửa sổ theo phương đứng, có thể có 1 lớp, 2 lớp hoặc 3 lớp.
- Cửa kính giếng trời, nằm ngang có thể có 1 lớp, 2 lớp kính.
- Kính xây dựng trên tường bằng các viên gạch kính đúc, mục đích để lấy ánh sáng,
thường theo tiêu chuẩn kích thước: 96x196 mm, dày 40 mm hoặc 100 mm có thể
có màn che; 300x300 mm, dày 100 mm có thể có màn che.

Vì các phòng của công trình đều dùng cửa sổ kính 1 lớp, ta tra bảng 4.13 tài liệu
[1] ta có hệ số truyền nhiệt của kính cửa sổ vào mùa hè: k22k = 5,89 W/m2
∆t = t N − t T = 34,6 − 26 = 8,6℃
Vậy → Q 22k = 5,89. F22k . 8,6 = 50,654. F22k

Bảng 2.7: Nhiệt truyền qua kính

F22k Q22k
Tầng
(m2) (W)
1 652 33026
2 400 20262
3 150 7598
4 578 29278
5 599 30342
6 635 32165
7 350 17729
Thượng 183 9270
Giếng trời 1096 55517
Tổng 235187
→ Q22k = 235187 W
Vậy nhiệt truyền qua vách:
Q 22 = Q 22t + Q 22c + Q 22k = 129056 + 5873 + 235187 = 370116 W

SVTH: Trương Hữu Luân 17 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
2.5 Nhiệt hiện truyền qua nền Q23

Nhiệt truyền qua nền tính theo biểu thức (trang 170 tài liệu [1]):
Q 23 = k. F. ∆T, W (2.14)

• Trong đó:
- ∆t = tN - tT: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà, K
- F: Diện tích sàn, m2
- k: Hệ số truyền nhiệt qua sàn hoặc nền, W/m2K (tra bảng 4.15 tài liệu [1])
• Thông thường sàn có 3 dạng sau:
- TH1: Sàn đặt ngay trên mặt đất, lấy k của sàn bê tông dày 300mm, ∆t = tN - tT
- TH2: Sàn đặt ngay trên tầng hầm hoặc phòng không điều hòa nghĩa là tầng hầm hoặc
phòng không điều hòa có nhiệt độ bằng nhiệt độ trung bình giữa bên ngoài và bên
trong, lấy ∆t = 0,5.(tN - tT)
- TH3: Sàn giữa hai phòng điều hòa Q23 = 0.

Từ tầng 1 đến tầng thượng đều là các tầng được điều hòa, nên thuộc trường hợp 3.
Chỉ có sàn của tầng B1 có diện tích 6660 m2 trên tầng hầm B2 là không gian không sử
dụng điều hòa nên thuộc trường hợp 2.
Theo bảng 4.15 tài liệu [1], ta chọn loại sàn bê tông dày 100mm, có lớp vữa ở trên
25mm, mặt trên của sàn có lát gạch vinyl 3mm, vào mùa hè, có k = 3,07 W/m2K.
Vậy Q 23 = k. F. ∆T = 3,07.6660.0,5(34,6 − 26) = 87919 W

2.6 Nhiệt hiện tỏa do đèn chiếu sáng Q31

Nhiệt toả ra do chiếu sáng bao gồm hai thành phần: bức xạ và đối lưu. Do kết cấu
bao che hấp thụ phần nhiệt bức xạ này, nên nhiệt tác động đến tải lạnh sẽ nhỏ hơn trị số
tính toán. Nhiệt toả ra do chiếu sáng (trang 171 tài liệu [1]):
Q 31 = ηt . ηđ . Q , W (2.15)

• Trong đó:
- ηt: Hệ số tác dụng tức thời do đèn chiếu sáng (tra bảng 4.8 tài liệu [1])
- ηđ: Hệ số tác động đồng thời, dùng cho các tòa nhà và không gian ĐHKK lớn:
+ Nhà cao tầng công sở: ηđ = 0,7 ÷ 0,85
+ Cửa hàng bách hóa: ηđ = 0,9 ÷ 1
+ Nhà cao tầng khách sạn: ηđ = 0,3 ÷ 0,5

SVTH: Trương Hữu Luân 18 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
- Q: Tổng nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng, W
+ Đối với đèn dây tóc (trang 171 tài liệu [1]):

Q = ∑N, W (2.16)

+ Đối với đèn huỳnh quang (đèn ống) (trang 171 tài liệu [1]):

Q = ∑1,25N, W (2.17)
Trong đó, N là tổng công suất ghi trên bóng đèn.

• Do chưa biết tổng công suất đèn ta có thể chọn giá trị định hướng theo tiêu chuẩn là:

q = 10 ÷ 12 W/m2 sàn

• Ở đây ta chọn:
- q = 12 W/m2 sàn
- ηt: Hệ số tác dụng tức thời do đèn chiếu sáng. Vì công trình có số giờ hoạt động
của đèn là 16 h/ngày và gs > 700, tra bảng 4.8 tài liệu [1] có ηt = 0,17
- ηđ: Hệ số tác động đồng thời, chọn ηđ = 0,9 (trang 172 tài liệu [1])
- Trung tâm thương mại sử dụng đèn huỳnh quang, nên là:
Q = ∑ 1,25N = 1,25. q. Fsàn
• Ta tính mẫu nhiệt hiện tỏa ra do đèn chiếu sáng cho tầng B1:
Q31 = nt. nđ. Q = nt. nđ. 1,25. q. Fsàn = 0,17.0,9.1,25.12.6660 = 15285 W

Bảng 2.8: Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng

F q Q31
Tầng ηt ηđ
(m2) (W/m2) (W)
Hầm B1 6660 15285
1 4963 11390
2 9498 21798
3 8101 18592
4 6778 0,17 0,9 12 15556
5 6201 14231
6 6349 14571
7 7354 16877
Thượng 588 1349
Tổng 129649

Vậy Q 31 = 129649 W

SVTH: Trương Hữu Luân 19 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
2.7 Nhiệt hiện tỏa do máy móc Q32

Nhiệt tỏa ra do máy móc như: máy vi tính, máy fax, tivi, radio, bàn là, …trong
phòng cần điều hòa. Đây là các loại máy không dùng động cơ điện. Nhiệt toả ra tính
theo công thức trang 172 tài liệu [1]:

Q 32 = ∑ Ni , W (2.18)
Ni: Công suất điện ghi trên dụng cụ, W

Trong trường hợp máy móc và thiết bị dùng động cơ điện như: quạt gió trong hệ
thống ống gió, máy in, máy photocopy…thì nhiệt toả ra do máy móc được tính như sau:
• Nếu động cơ điện và máy đều nằm trong phòng điều hoà với công suất định mức N,
W và hiệu suất động cơ  lúc đầy tải. Nhiệt toả ra:

Q 32 = N/η, W (2.19)

• Nếu động cơ điện nằm ngoài phòng điều hoà còn máy móc được dẫn động nằm bên
trong phòng điều hoà thì nhiệt toả ra trong phòng chính là công suất định mức:

Q 32 = N, W (2.20)

• Nếu động cơ điện nằm bên trong phòng điều hoà còn máy móc được dẫn động nằm
bên ngoài phòng điều hoà thì nhiệt toả ra trong phòng:

Q 32 = N.(1- η)/ η , W (2.21)


Các biểu thức trên tính cho máy móc hoạt động liên tục, nếu máy móc không hoạt
động liên tục, lấy Q32 tính toán như ở trên nhân với thời gian máy móc làm việc sau đó
chia cho tổng thời gian điều hòa trong ngày.
Do công trình là trung tâm thương mại có nhiều loại thiết bị điện, máy móc phức
tạp. Với sự đa dạng của về mặt cửa hàng, rất khó xác định được loại, chức năng, công
suất, số lượng của các thiết bị này. Do đó ta sẽ chọn mật độ phụ tải do máy móc thiết bị
trên đơn vị diện tích sàn (m2) theo trang 482 tài liệu [4]:
q = 4,7 ÷ 11,6 W/m2 ta chọn q = 6 W/m2
Q 32 = q. F, W (2.22)

SVTH: Trương Hữu Luân 20 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Bảng 2.9: Nhiệt tỏa ra do máy móc

F q Q32 F q Q32
Tầng Tầng
(m2) (W/m2) (W) (m2) (W/m2) (W)
Hầm B1 6660 39960 5 6201 37206
1 4963 29778 6 6349 38094
6
2 9498 6 56988 7 7354 44124
3 8101 48606 Thượng 588 3528
4 6778 40668 Tổng 338952

Vậy Q 32 = 338952 W

2.8 Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa Q4

❖ Nhiệt hiện do người tỏa Q4h

Lượng nhiệt hiện do người tỏa ra (trang 173 tài liệu [1]):
Q 4h = n. qh , W (2.23)

• Trong đó:
- n: Số người trong không gian cần điều hòa
- qh: Nhiệt hiện tỏa ra từ một người, W/người (tra bảng 4.18 tài liệu [1])

Trong trường hợp số lượng người quá đông như: hội trường, rạp hát, vũ trường,
sân khấu, phòng thi đấu thể thao,… cần kể đến sự hấp thụ của kết cấu bao che. Do đó,
ta cần kể đến hệ số tác động tức thời nt (tra bảng 4.8 tài liệu [1])
Với công trình hệ số tác động tức thời: nt = 0,87

• Đối với các tòa nhà lớn cần nhân thêm hệ số tác dụng không đồng thời nđ:
- Nhà cao tầng công sở: nđ = 0,75 ÷ 0,9
- Nhà cao tầng khách sạn: nđ = 0,8 ÷ 0,9
- Cửa hàng bách hóa: nđ = 0,8 ÷ 0,9

Ta chọn nđ = 0,85, vậy nhiệt hiện do người tỏa ra: Q 4h = 0,85.0,87.n.qh (W)

Đối với nhà hàng ăn uống, cộng thêm 10 W/người


❖ Nhiệt ẩn do người tỏa Q4a

Nhiệt ẩn trong không gian điều hòa có thể do người tỏa ra (mồ hôi, hơi thở), do
thức ăn tỏa ra (nơi ăn uống). Được tính theo công thức (trang 174 tài liệu [1]):
Q 4a = n. qa , W (2.24)

SVTH: Trương Hữu Luân 21 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
• Trong đó:
- n: Số người trong không gian cần điều hòa
- qa: Nhiệt ẩn tỏa ra từ một người, W/người (tra bảng 4.18 tài liệu [1])

Đối với nhà hàng ăn uống, cộng thêm 10W/người do thức ăn tỏa ra.

• Tính mẫu cho Bakery ở tầng B1:


Chọn mật độ người là 3 m2/người. Diện tích của shop là 307 m2 → n = 102 người.
Nhiệt hiện tỏa ra tra theo bảng 4.18 tài liệu [1] tại cửa hàng là: qh = 60 W/người

→ Q 4h = nđ . nt . n. qh = 0,85.0,87.102.60 ≈ 4541 W

Nhiệt ẩn tỏa ra tra theo bảng 4.18 tài liệu [1] tại cửa hàng là: qa = 70 W/người

→ Q 4a = n. qa = 102.70 ≈ 7163 W

Nhiệt tỏa ra do người: Q 4 = Q 4h + Q 4a = 4541 + 7163 = 11704 W

Bảng 2.10: Nhiệt hiện và ẩn tỏa ra do người

F Mật 𝐐𝟒𝐡 𝐐𝟒𝐚 𝐐𝟒


Tầng Khu/ chức năng 𝐪𝐡 𝐪𝐚
(m2) độ (W) (W) (W)
Siêu thị điện máy 1787 7 60 70 11327 17870 29197
Siêu thị Kohnan Japan 2249 7 60 70 14255 22490 36745
Siêu thi Daiso Japan 442 7 60 70 2802 4420 7222
Bakery 307 3 60 70 4541 7163 11704
B1
Aeon Bicycle 193 7 60 70 1223 1930 3153
Khu shop (3 shop) 492 7 60 70 3119 4920 8039
Khu Gigadeli (5 khu) 964 7 60 70 6110 9640 15750
Phòng 226 10 60 60 1003 1356 2359
Khu shop (50 shop) 4311 7 60 70 27326 43110 70436
F & B (1 nhà hàng) 218 3 60 70 3224 5087 8311
1
F & B (1 nhà hàng) 91 3 60 70 1346 2123 3469
Khang Gia Lobby 343 5 60 70 3044 4802 7846
Lầu 1 khu siêu thị 5588 7 60 70 35420 55880 91300
2 Khu Shop (16 shop) 3652 7 60 70 23148 36520 59668
Khu F&B (4 gian hàng) 258 3 60 70 3816 6020 9836

SVTH: Trương Hữu Luân 22 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Lầu 2 khu siêu thị 3174 7 60 70 20119 31740 51859


Khu shop 1 330 7 60 70 2092 3300 5392
Khu shop 2 516 7 60 70 3271 5160 8431
Khu shop 3 782 7 60 70 4957 7820 12777
3
Văn phòng 123 10 60 70 546 861 1407
Khu game 1222 7 60 70 7746 12220 19966
Khu F&B (7 nhà hàng) 1279 3 60 70 18916 29843 48759
Khu F&B (3 nhà hàng) 675 3 60 70 9983 15750 25733
Trung tâm thể hình 3178 10 110 190 25851 60382 86233
Trung tâm anh ngữ 594 10 60 60 2636 3564 6200
4
Khu shop (29 shop) 2772 7 60 70 17571 27720 45291
Phúc Long 234 3 60 70 3461 5460 8921
TINIWORLD 2256 7 60 70 14300 22560 36860
5 Nhà hàng (19 nhà hàng) 3526 3 60 70 52150 82273 134423
Khu F&B (7 gian hàng) 419 3 60 70 6197 9777 15974
Bowling/ gamezone 2252 7 60 70 14274 22520 36794
Khu Interactive 1439 7 60 70 9121 14390 23511
Food court 675 3 60 70 9983 15750 25733
6 Ice drink 184 3 60 70 2721 4293 7014
Rạp phim (8 rạp) 1491 2 67 33 36937 24602 61539
F&B 162 3 60 70 2396 3780 6176
Quầy bán vé 146 2 60 70 3239 5110 8349
Văn phòng 2023 10 60 70 8976 14161 23137
Co Working 536 10 60 70 2378 3752 6130
Khu 4 công ty 2608 10 60 70 11572 18256 29828
7
Trung tâm anh ngữ 550 10 60 60 2440 3300 5740
Rạp phim (8 rạp) 1491 2 67 33 36937 24602 61539
Quầy bán vé 146 2 60 70 3239 5110 8349
Thượng Căn tin 588 3 60 70 8697 13720 22417
Tổng 1199517

Vậy Q 4 = 1199517 W

SVTH: Trương Hữu Luân 23 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
2.9 Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QN

Phòng điều hòa luôn phải được cung cấp một lượng gió tươi để đảm bảo đủ oxy
cần thiết cho người ở trong phòng. Khi gió tươi được mang vào phòng điều hòa sẽ tỏa
ra một lượng nhiệt hiện QhN và nhiệt ẩn QaN với công thức (trang 176 tài liệu [1]):
Q N = Q hN + Q aN (2.25)
Q hN = 1,2. n. l. (t N − t T ), W (2.26)
Q aN = 3,0. n. l. (dN − dT ), W (2.27)

• Trong đó:
- dN, dT: Độ chứa hơi của gió tươi bên ngoài và bên trong không gian điều hòa, g/kg
- tN, tT: Nhiệt độ của gió tươi bên ngoài và bên trong không gian điều hòa, oC
- n: Số người trong phòng điều hòa
- l: Lượng không khí tươi từ ngoài trời cần đưa vào phòng cho một người trong một
giây, l/s
• Theo bảng 4.19 tài liệu [1], ta chọn:
- Trong môi trường văn phòng, ăn uống, phòng bán vé ta chọn l = 7,5 l/s
- Trong môi trường cửa hàng, siêu thị ta chọn l = 5 l/s
- Phòng chiếu phim ta chọn l = 5 l/s

Theo thông số nhiệt độ, độ ẩm của không khí bên trong và bên ngoài công trình
chọn lúc ban đầu, ta có:

Bảng 2.11: Thông số nhiệt độ trong và ngoài nhà

Trong nhà
Thông số Ngoài nhà
Phòng gym, rạp phim Khu vực khác
Nhiệt độ (oC) 34,6 24 26
Độ ẩm (%) 74 60 60
Độ chứa hơi (g/kgkk) 26,5 11,42 12,91
• Tính mẫu cho Bakery ở tầng B1:
Mật độ người là 3 m2/người, diện tích của shop là 307 m2 → n = 102 người
Nhiệt hiện tỏa ra Q hN = 1,2. n. l. (t N − t T ) = 1,2.102.7,5. (34,6 − 26) ≈ 7921 W
Nhiệt ẩn tỏa ra Q aN = 3. n. l. (dN − dT ) = 3.102.7,5. (26,5 − 12,91) ≈ 31291 W

→ Q N = Q hN + Q aN = 7921 + 31291 = 39212 W

SVTH: Trương Hữu Luân 24 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Bảng 2.12: Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào

F Mật độ 𝐐𝐡𝐍 𝐐𝐚𝐍 𝐐𝐍


Tầng Khu/ chức năng
(m ) (m2/người)
2
(W) (W) (W)
Siêu thị điện máy 1787 7 13173 52040 65213
Siêu thị Kohnan Japan 2249 7 16578 65494 82072
Siêu thi Daiso Japan 442 7 3258 12872 16130
Bakery 307 3 7921 31291 39212
B1
Aeon Bicycle 193 7 1423 5620 7043
Khu shop (3 shop) 492 7 3627 14328 17955
Khu Gigadeli (5 khu) 964 7 10659 42110 52769
Phòng 226 10 1749 6911 8660
Khu shop (50 shop) 4311 7 31778 125542 157320
F & B (1 nhà hàng) 218 3 5624 22220 27844
1
F & B (1 nhà hàng) 91 3 2348 9275 11623
Khang Gia Lobby 343 5 3540 13984 17524
Lầu 1 khu siêu thị 5588 7 41192 162731 203923
2 Khu Shop (16 shop) 3652 7 26920 106351 133271
Khu F & B (4 gian hàng) 258 3 6656 26297 32953
Lầu 2 khu siêu thị 3174 7 23397 92431 115828
Khu shop 1 330 7 2433 9610 12043
Khu shop 2 516 7 3804 15027 18831
Khu shop 3 782 7 5764 22773 28537
3
Văn phòng 123 10 952 3761 4713
Khu game 1222 7 9008 35586 44594
Khu F & B (7 nhà hàng) 1279 3 32998 130362 163360
Khu F & B (3 nhà hàng) 675 3 17415 68799 86214
Trung tâm thể hình 3178 10 20212 71886 92098
Trung tâm anh ngữ 594 10 3065 12109 15174
4
Khu shop (29 shop) 2772 7 20434 80725 101159
Phúc Long 234 3 6037 23850 29887
TINIWORLD 2256 7 16630 65698 82328
5 Nhà hàng (19 nhà hàng) 3526 3 90971 359388 450359
Khu F & B (7 gian hàng) 419 3 10810 42707 53517
Bowling/ gamezone 2252 7 16600 65581 82181
6 Khu Interactive 1439 7 10607 41906 52513
Food court 675 3 17415 68799 86214

SVTH: Trương Hữu Luân 25 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Ice drink 184 3 4747 18754 23501
Rạp phim (8 rạp) 1491 2 47414 168632 216046
F&B 162 3 4180 16512 20692
Quầy bán vé 146 2 6964 24769 31733
Văn phòng 2023 10 15658 61858 77516
Co Working 536 10 4149 16390 20539
Khu 4 công ty 2608 10 20186 79746 99932
7
Trung tâm anh ngữ 550 10 2838 11212 14050
Rạp phim (8 rạp) 1491 2 47414 168632 216046
Quầy bán vé 146 2 6964 24769 31733
Thượng Căn tin 588 3 15170 59932 75102
Tổng 3219952

Vậy Q N = 3219952 W

2.10 Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5

Để tiết kiệm năng lượng, phòng cần điều hoà phải được làm kín để ta chủ động
cấp lượng không khí tươi cho phòng. Tuy nhiên vẫn có hiện tượng không khí tươi lọt
vào phòng qua cửa ra vào, qua khe cửa sổ,… Mức độ rò rỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
độ chênh áp bên trong và bên ngoài, tốc độ gió, số lần đóng mở cửa,… Lượng nhiệt đó
được xác định theo công thức (trang 177 tài liệu [1]):
Q 5 = Q 5h + Q 5a , W (2.28)
Q 5h = 0,39. ξ. V(t N − t T ), W (2.29)
Q 5a = 0,84. ξ. V(dN − dT ), W (2.30)

• Trong đó:
- V: Thể tích phòng, m3
- 𝜉: Hệ số kinh nghiệm (tra bảng 4.20 tài liệu [1])

Bảng 2.13: Hệ số kinh nghiệm

Thể tích phòng V,


< 500 500 1000 1500 2000 2500 > 3000
m3
Hệ số 𝝃 0,7 0,6 0,55 0,5 0,42 0,4 0,35
• Nếu số người ra vào nhiều cửa đóng mở nhiều lần phải bổ sung thêm nhiệt sau:
Q bsh = 1,23. Lbs . (t N − t T ), W (2.31)
Q bsa = 3,00. Lbs . (dN − dT ), W (2.32)

SVTH: Trương Hữu Luân 26 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
• Trong đó:
Lbs = 0,28.Lc.n, l/s (2.33)
- n: Số người qua của trong 1 giờ
- Lc: Lượng không khí lọt mỗi lần mở cửa, m3/người (tra bảng 4.21 tài liệu [1])
- dN, dT: Độ chứa hơi của không khí tươi bên ngoài và trong phòng điều hoà, g/kg

Vì các cửa ra vào của trung tâm thương mại đều được trang bị cửa chắn khí ngăn
cản gió lọt mỗi khi mở cửa nên tổn thất này không đáng kể trong phần gió lọt.

• Tính mẫu cho Bakery ở tầng B1:


Diện tích F = 307 m2 ; chiều cao tầng B1 h = 3,4 m
→ Thể tích V = F.h = 307.3,4 ≈ 1044 m3
→ Thể tích V = 1044 m3 theo bảng 2.13 ta chọn được hệ số kinh nghiệm 𝜉 = 0,55
Nhiệt hiện tỏa ra Q 5h = 0,39. ξ. V(t N − t T ) = 0,39. 0,55,1044. (34,6 − 26) ≈ 1926 W
Nhiệt ẩn tỏa ra Q 5a = 0,84. ξ. V(dN − dT ) = 0,84.0,55.1044(26,5 − 12,91) ≈ 6555 W

→ Q 5 = Q 5h + Q 5a = 1926 + 6555 = 8481 W


Các khu vực khác ta tính toán tương tự trong bảng dưới đây:

Bảng 2.14: Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt

V HSKN Q5h Q5a Q5


Tầng Khu/ chức năng
(m3) 𝝃 (W) (W) (W)
Siêu thị điện máy 6076 0,35 7133 24276 31409
Siêu thị Kohnan Japan 7647 0,35 8977 30553 39530
Siêu thi Daiso Japan 1503 0,5 2521 8579 11100
Bakery 1044 0,55 1926 6555 8481
B1
Aeon Bicycle 656 0,6 1320 4493 5813
Khu shop (3 shop) 1673 0,5 2806 9549 12355
Khu Gigadeli (5 khu) 3278 0,35 3848 13097 16945
Phòng 768 0,6 1546 5260 6806
Khu shop (50 shop) 23279 0,35 27327 93010 120337
F & B (1 nhà hàng) 1177 0,55 2171 7390 9561
1
F & B (1 nhà hàng) 491 0,7 1153 3924 5077
Khang Gia Lobby 1852 0,5 3106 10571 13677
Lầu 1 khu siêu thị 27940 0,35 32799 111633 144432
2 Khu Shop (16 shop) 18260 0,35 21435 72957 94392
Khu F & B (4 gian hàng) 1290 0,55 2380 8099 10479

SVTH: Trương Hữu Luân 27 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Lầu 2 khu siêu thị 15870 0,35 18630 63408 82038
Khu shop 1 1650 0,5 2767 9418 12185
Khu shop 2 2580 0,4 3461 11781 15242
Khu shop 3 3910 0,35 4590 15622 20212
3
Văn phòng 615 0,6 1238 4212 5450
Khu game 6110 0,35 7173 24412 31585
F & B (7 nhà hàng) 6395 0,35 7507 25551 33058
F & B (3 nhà hàng) 3375 0,35 3962 13485 17447
Trung tâm thể hình 15890 0,35 22991 70449 93440
Trung tâm anh ngữ 2970 0,4 3985 13562 17547
4
Khu shop (29 shop) 13860 0,35 16270 55377 71647
Phúc Long 1170 0,55 2158 7346 9504
TINIWORLD 11280 0,35 13242 45069 58311
5 Nhà hàng (19 nhà hàng) 17630 0,35 20696 70440 91136
Khu F & B (7 gian hàng) 2095 0,42 2951 10045 12996
Bowling/ gamezone 11260 0,35 13218 44989 58207
Khu Interactive 7195 0,35 8446 28747 37193
Food court 3375 0,35 3962 13485 17447
6 Ice drink 920 0,6 1851 6301 8152
Rạp phim (8 rạp) 7455 0,35 10787 33052 43839
F&B 810 0,6 1630 5548 7178
Quầy bán vé 730 0,6 1811 5548 7359
Văn phòng 8092 0,35 9499 32331 41830
Co Working 2144 0,42 3020 10280 13300
Khu 4 công ty 10432 0,35 12246 41681 53927
7
Trung tâm anh ngữ 2200 0,42 3099 10548 13647
Rạp phim (8 rạp) 5964 0,35 8629 26442 35071
Quầy bán vé 584 0,6 1449 4439 5888
Thượng Căn tin 2352 0,42 3313 11277 14590
Tổng 1459820
Vậy Q 5 = 1459820 W

SVTH: Trương Hữu Luân 28 Lớp: CK18NH1


Chương 2: Tính toán phụ tải lạnh GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
2.11 Tổng tải lạnh của công trình

Bảng 2.15: Tổng tải lạnh của công trình

Nguồn nhiệt Tải lạnh (W) Phần trăm (%)


Q11 (Nhiệt bức xạ qua kính) 274265 4
Q21 (Nhiệt tổn thất qua trần) 198425 3
Q22 (Nhiệt tổn thất qua vách) 370116 5
Q23 (Nhiệt tổn thất qua nền) 87919 1
Q31 (Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng) 129649 2
Q32 (Nhiệt tỏa ra do máy móc) 338952 5
Q4 (Nhiệt tổn thất do người) 1199517 16
QN (Nhiệt tổn thất do gió tươi) 3219952 44
Q5 (Nhiệt tổn thất do gió lọt) 1459820 20
Tổng 7278615 100

Vậy Q0 ≈ 7279 kW ≈ 2070 RT

Hình 2.1: Biểu đồ tải lạnh của công trình

SVTH: Trương Hữu Luân 29 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT
KẾ
3.1 Yêu cầu đối với một hệ thống ĐHKK

Hệ thống phải đảm bảo các thông số trong và ngoài nhà, có tính tự động hóa cao.
Hệ thống phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như thẩm mỹ và mục
đích sử dụng của công trình. Khi thi công lắp đặt đường ống thiết bị không quá phức tạp
gây cản trở cho các hạn mục khác.
Giá thành của thiết bị, vật tư phải phù hợp với công trình và chủ đầu tư.
Khi đưa vào hoạt động phải đảm bảo an toàn, độ tin cậy, tuổi thọ và mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho chủ đầu tư.

3.2 Phân tích và lựa chọn hệ thống ĐHKK thích hợp cho tòa nhà

Để lựa chọn phương án thiết kế cần nắm rõ từng loại đặc điểm của từng loại điều
hòa kết hợp với việc nghiên cứu kiến trúc, công năng của công trình mới có thể đưa ra
phương án thiết kế phù hợp.
Đối với công trình, hệ thống ĐHKK cho từng khu vực là khác nhau. Các kỹ sư
thiết kế ĐHKK và thông gió có xu hướng lựa chọn hệ thống điều hòa trung tâm làm lạnh
nước (Chiller) và hệ thống điều hòa VRF (Variable Refrigerant Flow). Ta sẽ phân tích
2 hệ thống này để lựa chọn ra hệ thống thích hợp cho công trình.

3.2.1 Hệ thống điều hòa trung tâm làm lạnh nước (Water Chiller)

Hệ thống ĐHKK trung tâm làm lạnh nước là hệ thống sử dụng nước lạnh để làm
lạnh không khí qua các dàn trao đổi nhiệt AHU (Air Handling Unit) và FCU ( Fan Coil
Unit).
Hệ thống có 2 loại cơ bản:

• Air Cooled Chiller : làm lạnh nước, giải nhiệt bằng gió.
• Water Cooled Chiller : làm lạnh nước, giải nhiệt bằng nước.

Tuy nhiên, Air Cooled Chiller thường có công suất nhỏ hơn Water Cooled Chiller.
Đối với công trình lớn như Gigamall ta chọn Water Cooled Chiller.

SVTH: Trương Hữu Luân 30 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Hình 3.1: Cụm Air Cooled Chiller làm lạnh nước giải nhiệt bằng gió

Hình 3.2: Cụm Warter Cooled Chiller làm lạnh nước giải nhiệt bằng nước

Hệ Warter Cooled Chiller cùng hệ thống bơm nước thường được bố trí dưới tầng
hầm hoặc tầng trệt và tháp giải nhiệt đặt trên tầng thượng. Còn đối với hệ Air Cooled
Chiller thì thường được đặt trên tầng thượng. Đối với công trình có phòng kỹ thuật
Chiller trên tầng thượng nên ta sẽ đặt Chiller và hệ thống bơm trên tầng thượng.
Nước được làm lạnh trong bình bay hơi rồi được bơm nước lạnh đưa đến các dàn
trao đổi nhiệt AHU hoặc FCU. Tại đây nước nhận nhiệt của không khí được thổi qua
dàn lạnh và tăng nhiệt độ sau đó lại được bơm đẩy trở về bình bay hơi để tái làm lạnh
khép kín vòng tuần hoàn nước lạnh. Đối với hệ thống nước lạnh kín (không có dàn phun)

SVTH: Trương Hữu Luân 31 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
thì cần thêm bình giãn nỡ đặt trên tầng thượng để cấp thêm nước cho hệ thống giãn nỡ
khi thay đổi nhiệt độ.
Còn không khí trước khi được thổi qua FCU hoặc AHU thường có nhiệt độ bằng
nhiệt độ không khí ngoài trời, sau khi bay qua FCU hoặc AHU thì nhả nhiệt cho các
Coil lạnh hấp thụ và giảm nhiệt độ xuống rất thấp rồi được thổi vào phòng để làm mát
phòng với nhiệt độ cài đặt thông thường khoảng 220C – 240C. Với công trình đang khảo
sát là 240C với phòng gym, rạp phim và 260C đối với các khu vực điều hòa khác.

Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý đơn giản làm việc của Water Chiller

• Ưu điểm của hệ Water Chiller giải nhiệt nước:


- Mỗi cụm chiller có nhiều cấp giảm tải (3 – 5 cấp).
- Giảm mối nguy hiểm cũng như tai nạn ngộ độc môi chất lạnh, do có vòng tuần của
chất tải lạnh tới không gian cần điều hòa là nước nên rất an toàn, không có đường
ống môi chất lạnh trong công trình xây dựng.
- Có thể khống chế nhiệt ẩm trong không gian cần điều hòa theo từng phòng riêng
biệt, ổn định và duy trì các điều kiện vi khí hậu tốt nhất.

SVTH: Trương Hữu Luân 32 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
- Có khả năng xử lý độ sạch không khí cao, đáp ứng yêu cầu đề ra cả về độ sạch bụi
bẩn, tạp chất, hóa chất và mùi,… cũng như đáp ứng yêu cầu tốt nhất cho các tiêu
chuẩn của phòng sạch, bệnh viện, nhà máy dược phẩm,…
- Hệ thống ống nước gọn nhẹ, không hạn chế về chiều dài cũng như về độ cao, miễn
là bơm nước đáp ứng được yêu cầu.
- Thích hợp cho các tòa nhà như các khách sạn, cao ốc văn phòng, chung cư cao
tầng với mọi chiều cao và mọi kiểu kiến trúc, không phá vỡ cảnh quan kiến trúc.
- Năng suất lạnh lớn và rất lớn, có thể đáp ứng tải lạnh lên đến vài chục nghìn kW,
và gần như không bị hạn chế.
- Khả năng giải nhiệt ở thiết bị ngưng tụ lớn vì môi chất giải nhiệt là nước.
- So với Air Cooled Chiller phải lắp đặt ở ngoài trời thì Warter Cooled Chiller có
tuổi thọ dài hơn vì các thiết bị được lắp đặt trong phòng máy, tránh được các tác
động xấu của thời tiết.

• Nhược điểm của hệ Water Chiller giải nhiệt nước:


- Hệ thống làm lạnh đòi hỏi phải có phòng máy riêng.
- Cần phải bố trí hệ thống lấy gió tươi cho các FCU, AHU.
- Vấn đề cách nhiệt cho đường ống nước lạnh và cả khay nước ngưng khá phức tạp
để tránh hiện tượng đọng sương có thể gây hư hỏng những vật dụng ở phía dưới
đường ống vì độ ẩm ở Việt Nam rất cao.
- Lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng trở nên phức tạp.
- Đòi hỏi đội ngũ công nhân vận hành lành nghề.
- Cần định kỳ sửa chữa bảo dưỡng máy lạnh và các dàn FCU hoặc AHU.
- Chi phí đầu tư cho một đơn vị công suất lạnh lớn do có thêm các thiết bị như bơm
cấp, bình bay hơi, tháp giải nhiệt, bơm nước giải nhiệt.

3.2.2 Hệ thống điều hòa VRF

Do hệ thống ống gió (Constant Air Volume) và VAV (Variable Air Volume) (hệ
thống ống gió lưu lượng không đổi và hệ thống ống gió lưu lượng thay đổi) sử dụng ống
gió điều chỉnh nhiệt độ phòng quá cồng kềnh, tốn nhiều thời gian và diện tích lắp đặt,
tốn vật liệu làm đường ống. Nên người ta đưa ra giải pháp VRF (Variable Refrigerant
Flow) là điều chỉnh năng suất lạnh qua việc điều chỉnh lưu lượng môi chất.

SVTH: Trương Hữu Luân 33 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Năm 1982, hãng DAIKIN của Nhật Bản cho ra đời hệ máy điều hòa VRV để lắp
đặt cho các tòa nhà, chung cư cao tầng,… mà trước đây hầu như chỉ có hệ thống Water
Chiller đảm nhiệm. Từ khi ra đời cho đến nay đã có nhiều phiên bản khác nhau với nhiều
tính năng vượt trội.
Hiện nay có nhiều hãng sản xuất dựa theo công nghệ như VRV nhưng lấy tên khác
như là VRF (của Panasonic, Mitsubishi Electric, LG,…), RMV (của Reetech),…

Hình 3.4: Hệ thống máy điều hòa VRV/VRF

Các máy VRF có các dãy công suất hợp lý lắp ghép với nhau thành các mạng lưới
đáp ứng nhu cầu năng suất lạnh khác nhau từ vài kW đến hàng nghìn kW, thích hợp cho
các tòa nhà cao tầng hàng trăm mét với hàng nghìn phòng đa chức năng.
VRF đã giải quyết tốt vấn đề hồi dầu về máy nén do đó cụm dàn nóng có thể đặt
cao hơn dàn lạnh đến 50m và các dàn lạnh có thể đặt cách nhau cao tới 15m, đường ống
dẫn môi chất lạnh từ cụm dàn nóng đến cụm dàn lạnh xa nhất tới 100m tạo điều kiện, bố
trí máy dễ dàng trong các toà nhà cao tầng, văn phòng, khách sạn mà trước đây chỉ có
Water Chiller đảm nhiệm.
Độ tin cậy do các chi tiết lắp ráp được chế tạo toàn bộ tại nhà máy với chất lượng
cao.

SVTH: Trương Hữu Luân 34 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Khả năng sửa chữa và bảo dưỡng rất năng động và nhanh chóng nhờ các thiết bị
tự phát hiện hư hỏng chuyên dùng. Cũng như sự kết nối để phát hiện hư hỏng tại trung
tâm qua internet.
Hệ thống VRF rất gọn nhẹ vì cụm dàn nóng bố trí trên tầng thượng hoặc bên sườn
toà nhà, đường ống dẫn môi chất lạnh có kích thước nhỏ.
Có thể kết hợp làm lạnh và sưởi ấm trong phòng cùng một hệ thống kiểu bơm nhiệt
hoặc thu hồi nhiệt hiệu suất cao.
Máy điều hoà VRF có 3 kiểu dàn nóng: một chiều, hai chiều (bơm nhiệt) và thu
hồi nhiệt. Máy điều hoà VRF chủ yếu phục vụ cho điều hoà tiện nghi chất lượng cao.

• Ưu điểm của hệ VRF:


- Tiết kiệm điện năng khi vận hành.
- Vận hành đơn giản, tốn ít công lắp đặt.
- Thiết bị đơn giản gọn nhẹ.
- Có khả năng tự động hóa cao.
• Nhược điểm của hệ VRF:
- Giống như máy điều hoà hai cụm, máy VRF có nhược điểm là không lấy được gió
tươi nên người ta đã thiết kế thiết bị hồi nhiệt lấy gió tươi đi kèm rất hiệu quả. Thiết
bị hồi nhiệt này không những hạ nhiệt độ mà còn hạ được độ ẩm của gió tươi đưa
vào phòng.
- Gas vận chuyển trong hệ thống phức tạp dễ gây rò rỉ và tắc nghẽn.

3.2.3 So sánh và lựa chọn hệ thống thích hợp

Bảng 3.1: So sánh hệ thống Water Chiller và hệ thống VRF

Hệ thống VRF Hệ thống Water Chiller

Mục đích Điều hòa tiện nghi Điều hòa công nghệ

Nhà máy, công xưởng, các công


Lĩnh vực Các tòa nhà văn phòng, trường
trình có tải lạnh lớn như bệnh
ứng dụng học, nhà hàng,…
viện, TTTM,…
Lắp đặt Đường ống dẫn môi chất và hệ Đường ống nước lạnh và nước
đường ống thống điều khiển phức tạp giải nhiệt phức tạp
Chiểm ít không gian, không cần Chiếm nhiều không gian hơn,
Không gian
phòng máy vì dàn nóng đặt trên cần có phòng máy để đặt chiller
lắp đặt
sân thượng hoặc ban công và bơm nước

SVTH: Trương Hữu Luân 35 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Máy nén xoắn ốc, rotor (biến tần Máy nén xoắn ốc, pittong, trục
Máy nén
hoặc kỹ thuật số) vít, tuabin
Đơn giản, tự động hóa cao. Chi Phức tạp, cần người vận hành.
Vận hành
phí vận hành, bảo dưỡng nhỏ Chi phí vận hành, bảo dưỡng cao
bảo dưỡng
hơn hơn
Thấp, do quạt và máy nén có Cao, do máy nén bơm và tháp
Độ ồn
công suất nhỏ giải nhiệt công suất lớn
Độ an toàn Có khả năng rò rỉ môi chất lạnh Không có nguy cơ rò rỉ môi chất
Tuổi thọ Trung bình Cao
Tiêu tốn điện
Thấp hơn khoảng 30% Cao
năng
Vốn đầu tư
Tương đương Tương đương
ban đầu
3.2.4 Kết luận

Đối với công trình do là trung tâm thương mại có quy mô lớn, cấu trúc phức tạp,
có tải lạnh lớn, có nhiều phòng chức năng khác nhau. Dựa vào phân tích ưu nhược điểm
của hệ thống VRF và hệ thống Water Chiller thì phương án cuối cùng ta dùng Warter
Cooled Chiller.

3.3 Phân tích và lựa chọn tác nhân lạnh

Tác nhân lạnh (còn gọi là môi chất lạnh) là chất môi giới sử dụng trong chu trình
nhiệt động ngược chiều để hấp thụ nhiệt lượng của môi trường cần làm lạnh có nhiệt độ
thấp và tải nhiệt lượng ra môi trường có nhiệt độ cao hơn.

• Tác nhân lạnh sử dụng trong các thiết bị máy lạnh phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đặc tính nhiệt động tốt.
- Không độc hại, không ăn mòn kim loại.
- Không gây huỷ hoại tầng ozon và hiệu ứng nhà kính.
- Hiệu suất làm lạnh cao, tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ.

Có rất nhiều tác nhân lạnh nhưng thường một tác nhân lạnh nào đó sẽ không hoàn
toàn đáp ứng tốt tất cả bốn yêu cầu trên, vấn đề là người sử dụng tùy theo từng trường
hợp ứng dụng mà lựa chọn loại tác nhân lạnh tối ưu nhất cho công trình.
Do những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường của các tác nhân lạnh loại CFC
và HCFC (gây hiệu ứng nhà kính và phá hủy tầng ozon) như R11, R12, R22,… nên sẽ
không sử dụng chúng trong công trình này. Ta sẽ chọn tác nhân lạnh không hoặc có ảnh

SVTH: Trương Hữu Luân 36 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
hưởng rất ít đến môi trường đang được sử dụng hiện nay trong các thiết bị làm lạnh thay
thế cho các tác nhân lạnh truyền thống.

3.3.1 Freon R134a

Là tác nhân lạnh thuộc nhóm HFC, công thức hòa học là CF3CH2F, không tham
gia vào việc phá hủy tầng ozone (không có thành phần clo trong công thức hóa học)
nhưng có tác động làm gia tăng nhiệt độ bầu khí quyển ở mức thấp (GWP = 1430).
Ở áp suất p = 4,15 bar nhiệt độ sôi ts = 110oC
p = 1,01 bar thì ts = - 26,07oC.
Không gây cháy nổ, không ăn mòn vật liệu chế tạo máy, không độc hại.
Có tính chất nhiệt động tốt, hòa tan tốt trong dầu bôi trơn, không gây ảnh hưởng
tới môi trường, giá thành tương đối đắt.
Áp suất làm việc của R134a tương đối cao nên cần chú ý tới việc đảm bảo độ kín
cho hệ thống để tránh rò rỉ.
Tính chất nhiệt động của R134a rất giống với tính chất nhiệt động của R22, nhất
là trong vùng có nhiệt độ trung bình, do đó việc thay thế R22 bằng R134a là điều rất dễ
triển khai và có thể thực hiện hầu hết các ứng dụng kỹ thuật lạnh có nhiệt độ trung bình
và trong điều hòa không khí.

3.3.2 Freon R404a

Là chất hòa trộn không đồng sôi được tạo nên từ các thành phần như R143a (52%),
R125 (44%), R134a (4%).
Không phá hủy tầng ozone. Mức độ gây hiệu ứng nhà kính thấp. Không gây cháy
nổ, R404a thích hợp trong những ứng dụng cần nhiệt độ sôi thấp và có thể dùng dầu bôi
trơn loại polyolester cùng với R404a.

3.3.3 Freon R410a

R410A là hỗn hợp gas cận azeotropic được tạo thành bởi HFC32 và HFC125.
Ít độc hại, không cháy nổ, hóa tính ổn định. Tuy nhiên, vì mật độ bay hơi của
R410a cao hơn mật độ không khí, cho nên nếu gas bị rò rỉ ra ngoài trong phòng kín thì
nó sẽ nằm ở tầng thấp và gây nên thiếu Oxy.
Nếu R410a tiếp cận trực tiếp với ngọn lửa thì nó sẽ tạo thành khí độc.
Phải dùng R410a trong môi trường được thông gió tốt và hạn chế R410a đọng lại
trong phòng, có thể nạp R410a bổ sung nếu R410a bị rò rỉ.
SVTH: Trương Hữu Luân 37 Lớp: CK18NH1
Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Áp suất làm việc của gas R410a cao gấp 1,6 lần so với R22 nên rất dể bị rò rỉ. Do
đó phải chú ý tới việc gia tăng chiều dày đường ống gas, các mối hàn hay mối loe phải
đảm bảo được sự chống rò rỉ gas và độ tin cậy phải tương đối cao.
R410a trong tương lai sẽ được thay thế R22 hầu như tất cả các máy điều hòa.

3.3.4 Kết luận

Nhìn chung, trong thực tế không có môi chất lạnh lý tưởng nào đáp ứng đầy đủ hết
các yêu cầu trên.
Khi chọn môi chất lạnh thì chúng ta cần chọn môi chất nào mà nó phát huy tối đa
được các ưu điểm và hạn chế tối thiểu được các nhược điểm trong từng ứng dụng cụ thể
sao cho hợp lý.
Từ sự phân tích tính chất, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng công trình có phụ
tải lạnh lớn, khối lượng môi chất sử dụng trong các chiller lớn, ta chọn loại gas R134a
có tính chất nhiệt động tốt, an toàn (không cháy, không độc) và tương đối thân thiện với
môi trường.

3.4 Phân tích và lựa chọn chất tải lạnh

Chất tải lạnh là chất trung gian nhận nhiệt của đối tượng cần làm lạnh chuyền tới
thiết bị bay hơi cấp cho môi chất lạnh sôi. Hệ thống lạnh dùng chất tải lạnh hay còn gọi
là hệ thống lạnh gián tiếp. Chất tải lạnh đôi khi còn được gọi là môi chất lạnh thứ cấp,
chất tải lạnh có thể là nước hoặc không khí, nước muối,…
Do công trình có quy mô lớn và được thiết kế với nhiều phòng, không gian khác
nhau, việc bố trí đường ống cho hệ thống chất tải lạnh đem lạnh tới các FCU, AHU là
một việc làm hết sức khó khăn và phải tính toán kỹ lưỡng.
Vì nước muối gây ăn mòn thiết bị, bám bẩn đường ống nên thường chỉ được dùng
trong các kho lạnh có nhiệt độ làm lạnh thấp.
Nếu sử dụng chất tải lạnh là không khí, đối với công trình điều hòa không khí trung
tâm nhiều không gian này thì hệ thống đường ống dẫn môi chất là không khí sẽ rất cồng
kềnh, chiếm quá nhiều diện tích trên trần giả, rất dể bị rò rỉ, gây tổn thất không khí lớn,
trở lực gây tổn thất cột áp trong đường ống cũng lớn, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng
như tính kinh tế của công trình và đôi khí rất phức tạp cho việc bố trí đường ống.
Với chất tải lạnh là nước, việc bố trí và phân phối chuyển tải nước lạnh đến từng
cụm xử lý không khí (FCU, AHU) là hoàn toàn đơn giản. Vì thế khả năng điều chỉnh

SVTH: Trương Hữu Luân 38 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
nhiệt độ và độ ẩm ở từng phòng dễ thực hiện hơn, đảm bảo được yêu cầu của từng
phòng.
Ngoài những vấn đề nêu trên, môi chất tải lạnh là nước còn có khả năng đáp ứng
những yêu cầu vê kỹ thuật và tính kinh tế như:

- Không ăn mòn thiết bị.


- Giá thành rẻ, dễ tìm.
- Không gây cháy nỗ vào không gây độc hại cho người,…
- Khả năng dẫn nhiệt tốt.
- Nhiệt độ sôi lớn.
- Nhiệt ẩn hóa hơi lớn nên không cần lưu lượng cao nếu cùng một yêu cầu phụ tải
lạnh giống như môi chất tải lạnh là không khí.
Vậy ta chọn chất tải lạnh cho công trình là nước.

3.5 Phân tích và lựa chọn máy nén

Trong thiết bị lạnh, máy nén là thành phần hết sức quan trọng, ảnh hưởng nhiều
yếu tố như chỉ số COP, công suất có thể đáp ứng được, khả năng giảm tải, độ ồn, tuổi
thọ,… Máy nén dùng để hút hơi ra khỏi bình bốc hơi có áp suất thấp p0, nhằm duy trì áp
suất không đổi trong bình bốc hơi và nén hơi đến áp suất ngưng tụ pk trong bình ngưng.
Ta xét các loại máy nén phổ biến nhất đang được sử dụng cho hệ thống chiller hiện nay,
bao gồm:

3.5.1 Máy nén Piston

Là loại máy được sử dụng lâu đời trong kỹ thuật lạnh, được sử dụng trong rộng
rãi. Tuy nhiên loại máy nén này có nhiều nhược điểm như: tỷ số nén không cao, hiệu suất
thấp, ồn, nhiều chi tiết nên độ tin cậy giảm,… Vì thế hiện nay máy nén piston đang được
thay thế dần.

3.5.2 Máy nén xoắn ốc

Máy nén hoạt động nhờ hai đĩa xoắn ốc đặt úp vào nhau vì thế các vòng xoắn ốc
trên hai đĩa được lồng vào nhau. Đĩa trên cố định và có lỗ thoát hơi môi chất đã được
nén ra. Đĩa dưới quay quanh trục đặt lệch tâm nhờ vậy hai đĩa tạo được những khoang
chứa và dần thu hẹp thể tích của chúng để nén môi chất tới áp suất cần thiết. Máy nén

SVTH: Trương Hữu Luân 39 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
xoắn ốc chủ yếu được sử dụng trong hệ thống ĐHKK ôtô và lạnh thương mại. Ứng dụng
được trong hệ thống ĐHKK có công suất lạnh trung bình từ khoảng 20 đến 70 tấn lạnh.

3.5.3 Máy nén trục vít

Hoạt động theo nguyên lý ăn khớp, trong quá trình ăn khớp thể tích các buồng thay
đổi. Nó có thể có cấu tạo một, hai hoặc nhiều trục vít nhưng loại hai trục vít được sử
dụng nhiều nhất. Loại hai trục vít có nhiều đầu mối răng ăn khớp và quay ngược chiều
nhau. Một trục dẫn động truyền động từ động cơ và truyền cho trục bị dẫn động qua cặp
bánh răng. Môi chất lạnh được hút từ đầu này được nén và đẩy sang đầu kia của cặp
trục. Khe hở giữa 2 trục vít và giữa đỉnh răng với xi lanh vào khoảng 0,1 – 0,4 mm. Do
đó khi làm việc ít khi bị ma sát, hầu như không có hiện tượng va đập thủy lực. Vì vậy,
máy nén trục vít có tuổi thọ cao, các trục vít làm việc êm và có độ chính xác cao, có thể
vận hành máy mà không có người trong coi thường xuyên. Máy nén trục vít có dầu bôi
trơn được sử dụng với công suất lạnh lớn khoảng từ 40 đến 500 tấn lạnh.

3.5.4 Máy nén ly tâm

Máy nén ly tâm có kích thước, khối lượng nhỏ hơn máy nén piston. Đặc biệt với
năng suất lạnh lớn, máy nén ly tâm có thể nhẹ hơn đến 90% và chiếm ít hơn 50% diện
tích. Tuy vậy nhưng máy nén ly tâm lại là loại máy nén có năng suất lớn nhất hiện tại,
và có hiệu suất tốt khi hoạt động dưới tải. Dòng tác nhân đi ra đồng đều và không lẫn
với dầu bôi trơn, tăng hệ số truyền nhiệt trong các thiết bị rất thích hợp để nén môi chất
lạnh với lưu lượng lớn và áp suất thấp, có thiết kế đơn giản và ít bộ phận chuyển động,
điều này dẫn đến độ bền, tuổi thọ cao và giảm tổn thất truyền động, tăng hiệu suất và
giúp máy nén ly tâm làm việc êm ái, không tạo nhiều rung động. Mặt khác, máy nén ly
tâm đòi hỏi khoản đầu tư ban đầu lớn hơn, và hiệu suất thấp hơn ở các máy nén có năng
suất nhỏ và trung bình do bánh công tác cần quay ở tốc độ cao, cần có bộ tăng tốc nếu
sử dụng động cơ điện. Loại máy nén này được dùng phổ biến cho các dự án phức tạp
với tải lạnh lớn.

3.5.5 Kết luận

Để chọn máy nén phù hợp cho công trình ta phải căn cứ vào nhiều yếu tố như:
năng suất lạnh của hệ thống, độ ồn, hiệu suất, giá thành, khả năng giảm tải, diện tích lắp
đặt, độ bền, tuổi thọ,…Dựa vào các yếu tố phân tích ở trên, ta nhận thấy máy nén ly tâm
là phù hợp nhất.
SVTH: Trương Hữu Luân 40 Lớp: CK18NH1
Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
3.6 Phân tích và lựa chọn chu trình lạnh

3.6.1 Chu trình lạnh một cấp cơ bản

Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý chu trình lạnh một cấp cơ bản

Hình 3.6: Đồ thị T-s và đồ thị log P-h của chu trình lạnh một cấp cơ bản

Quá trình 1-2: Hơi sau khi ra khỏi bình bay hơi (hơi bão hòa khô) ở điểm 1 được
vào máy nén ở áp suất p0, sau đó được nén đoạn nhiệt đến điểm 2 ở áp suất pk.
Quá trình 2-3: Sau khi ra khỏi máy nén hơi tiếp tục đi vào bình ngưng tụ, ở đây hơi
ngưng tụ ở áp suất pk = const, nhã nhiệt cho môi trường xung quanh và thành lỏng cao
áp ở điểm 3.
Quá trình 3-4: Sau khi ra khỏi bình ngưng, tác nhân lỏng đi qua van tiết lưu, áp
suất từ pk giảm đến p0, nhiệt độ cũng giảm xuống đến t0. Gas lỏng ra khỏi van tiết lưu là
hơi bão hòa ẩm ở điểm 4. Trong quá trình tiết lưu (3-4), giá trị entanpi có thay đổi nhưng
i4 = i3.

SVTH: Trương Hữu Luân 41 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Quá trình 4-1: Hơi bão hòa ẩm đi vào bình bốc hơi, nhận nhiệt của nguồn lạnh ở
áp suất p0 = const, và thành hơi bão hòa khô tiếp tục được hút vào máy nén, chu trình cứ
thế tiếp diễn.

3.6.2 Chu trình quá nhiệt, quá lạnh

Hình 3.7: Sơ đồ nguyên lý chu trình quá nhiệt, quá lạnh

Hình 3.8: Đồ thị T-s và đồ thị log P-h của chu trình quá nhiệt quá lạnh

Quá trình 6-1: Hơi sau khi ra khỏi bình bay hơi (hơi bão hòa khô) ở điểm 6 được
quá nhiệt đến điểm 1 ở áp suất p0.
Quá trình 1-2: Sau đó được máy nén hút về nén đoạn nhiệt đến điểm 2 thành hơi
có nhiệt độ cao áp suất cao pk.
Quá trình 2-3: Sau khi ra khỏi máy nén hơi tiếp tục đi vào bình ngưng tụ nhã nhiệt
đẳng áp cho môi trường làm mát, ngưng tụ thành lỏng cao áp pk ở điểm 3.
Quá trình 3-4: Sau khi ra khỏi bình ngưng môi chất lỏng được quá lạnh đến điểm
4 ở áp suất pk.

SVTH: Trương Hữu Luân 42 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Quá trình 4-5: Sau đó môi chất lỏng qua van tiết lưu, áp suất từ pk giảm đến p0,
nhiệt độ cũng giảm xuống đến t0. Gas lỏng ra van tiết lưu là hơi bão hòa ẩm ở điểm 5.
Quá trình 5-6: Hơi bão hòa ẩm đi vào bình bốc hơi, nhận nhiệt của nguồn lạnh ở
áp suất p0 = const và thành hơi bão hòa khô tiếp tục quá nhiệt rồi hút vào máy nén, chu
trình cứ thế tiếp diễn.

3.6.3 Kết luận

Đối với dự án điều hòa không khí dân dụng như công trình trung tâm thương mại
đang tính toán chỉ dừng lại ở mức thoải mái nên phương án cuối cùng là sử dụng chu
trình lạnh cơ bản một cấp.

3.7 Lựa chọn nhiệt độ thiết kế

3.7.1 Nhiệt độ bay hơi

Nhiệt độ bay hơi t0 ảnh hưởng đến năng suất lạnh q0, khi giảm t0 thì năng suất lạnh
giảm đi một lượng Δq0 đồng thời làm tăng công nén do tỉ số nén tăng, làm tăng tổn thất
thể tích trong máy nén, tổn thất trong van tiết lưu tăng lên. Nhiệt độ bay hơi của môi chất
lạnh trong máy làm lạnh nước Water Chiller phải lớn hơn 0oC, để đảm bảo cho nước
không làm lạnh tới 0 oC, gây tắc vỡ đường ống. Hiện nay, theo như các hãng Chiller
cung cấp thì nhiệt độ sôi của môi chất lạnh thường khoảng từ 2 oC – 4 oC. Do đó ta nên
chọn nhiệt độ bay hơi cao nhất có thể, sao cho chu trình đạt năng suất lạnh cao mà diện
tích truyền nhiệt của bình bay hơi hợp lý, thiết bị không quá lớn, tốn chi phí.

Hình 3.9: Ảnh hưởng của nhiệt độ bay hơi lên chu trình lạnh

SVTH: Trương Hữu Luân 43 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
• Lựa chọn nhiệt độ bay hơi (trang 562 tài liệu [2])
- Nhiệt độ nước lạnh ra khỏi bình bay hơi được chọn từ 4℃ − 10℃, ta chọn:
t𝐴1 = 7℃
- Nhiệt độ nước lạnh vào bình bay hơi được chọn từ 10℃ − 15,5℃, ta chọn:
t𝐴2 = 12℃
- Nhiệt độ bay hơi (theo các hãng Water Chiller cung cấp thì nhiệt độ bay hơi thấp
hơn nhiệt độ nước ra khỏi bình bay hơi khoảng 2℃ − 3℃ ), ta chọn 3℃ :
t 0 = t𝐴1 − 3 = 4℃

3.7.2 Nhiệt độ ngưng tụ

Nhiệt độ ngưng tụ tk cũng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lạnh cũng như tuổi
thọ của dầu bôi trơn hay của máy nén. Khi nhiệt độ tk tăng thì năng suất lạnh giảm đi
một lượng Δq0, làm tăng công nén Δl và tỷ số nén tăng lên. Nhưng nhiệt độ ngưng tụ
ảnh hưởng thấp hơn nhiều so với nhiệt độ bay hơi.

Hình 3.10: Ảnh hưởng của nhiệt độ ngưng tụ lên chu trình lạnh

• Theo bảng 1.2 ta có các thông số sau:


- Nhiệt độ: t = 34,6 oC
- Nhiệt độ bầu ướt: tư = 30,3 oC
- Nhiệt độ đọng sương: tđs = 29,2 oC
- Độ ẩm tương đối: φ = 74%

SVTH: Trương Hữu Luân 44 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
- Dung ẩm: d = 0,0265 kgh/ kgkk = 26,5 gh/kgkk
- Entanpy: I = 101,5 kJ/kg
• Ta chọn nhiệt độ của nước ra vào bình ngưng (trang 22, tài liệu [3])
- Nhiệt độ nước vào bình ngưng cũng là nhiệt độ nước ra khỏi tháp giải nhiệt cao
hơn nhiệt độ nhiệt kế ướt 2℃ − 3℃:
t w1 = t ư + 2,7℃ = 33℃
- Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng cũng là nhiệt độ nước vào tháp giải nhiệt, độ
chênh lệch nhiệt độ nước giải nhiệt ∆tw = 4℃ − 6℃, ta chọn ∆tw = 5℃

t w2 = t w1 + ∆t w = 33 + 5 = 38℃

- Nhiệt độ ngưng tụ tk cao hơn nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng khoảng 5℃:
t k = t w2 + 5℃ = 38 + 5 = 43℃

3.8 Phân tích và lựa chọn tổ máy cho công trình

• Để lựa chọn được số tổ máy cho một công trình, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như:
- Phụ tải công trình.
- Loại công trình, chức năng.
- Mức độ sử dụng đồng thời hệ thống điều hòa của công trình.
• Có nhiều phương án lựa chọn cho các dự án thông thường là 1 tổ máy, 2 tổ máy, 3 tổ
máy,… dù nhiều hay ít đều có ưu nhược điểm riêng:
- Trường hợp công trình có số tổ máy nhỏ: ưu điểm là số đường ống ít, đơn giản,
chi phí lắp đặt thấp. Nhược điểm là không linh hoạt trong điều tiết hệ thống, không
kinh tế trong chi phí vận hành, dùng nhiều hơn mức cần thiết.
- Trường hợp công trình có số tổ máy nhiều: ưu điểm là linh hoạt, dễ dàng điều
chỉnh phụ tải điều hòa theo mức độ hoạt động của công trình, điều này sẽ giúp tiết
kiệm điện hơn. Nhược điểm là số đường ống bố trí nhiều, phức tạp hơn nên chi phí
lắp đặt tăng.
- Mỗi phương án nên có 1 tổ máy dự phòng để đề phòng một tổ máy nào đó gặp sự
cố. Đối với trường hợp không có máy dự phòng thì các tổ máy chính phải đáp ứng
đủ tiêu chuẩn của ASHRAE khuyến cáo:
+ Phụ tải lạnh hoạt động mỗi Chiller từ 75% - 85% so với phụ tải đỉnh.
+ Phụ tải lạnh tối thiểu (giờ thấp điểm) cho mỗi Chiller là 10% phụ tải đỉnh.

SVTH: Trương Hữu Luân 45 Lớp: CK18NH1


Chương 3: Phương án thiết kế GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
+ Trong trường hợp 1 Chiller lỗi thì các Chiller còn lại phải đáp ứng được 65% -
80% lượng tải của công trình.

Với những ưu nhược điểm nêu trên ta sử dụng 4 tổ máy Chiller chính và không có
máy dự phòng. Dựa theo các khuyến cáo của ASHRAE ta sẽ tính chọn Chiller ở chương
sau đáp ứng đủ tiêu chuẩn đưa ra.

3.9 Kết luận

Sau khi lựa chọn các phương án thích hợp, ta tổng hợp kết quả trong bảng sau:

Bảng 3.2 : Tổng hợp các phương án đã chọn cho công trình

Các phương án Phương án lựa chọn


Hệ thống điều hòa không khí Hệ thống Water Chiller
Phương án giải nhiệt Giải nhiệt nước
Tác nhân lạnh R134a
Loại máy nén Máy nén ly tâm
Loại chu trình lạnh Chu trình lạnh cơ bản một cấp
Nhiệt độ bay hơi (t0) 4,0 oC
Nhiệt độ ngưng tụ (tk) 43,0 oC
Số lượng tổ máy 4

SVTH: Trương Hữu Luân 46 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH VÀ CHỌN HỆ
THỐNG CHILLER
4.1 Tính toán chu trình lạnh

Dựa vào nhiệt độ bay hơi t0 và nhiệt độ ngưng tụ tk, với môi chất lạnh R134a ta
dùng phần mềm EES tính được các thông số: áp suất, nhiệt độ, entanpi, entropi ứng với
các điểm trên chu trình.

Hình 4.1: Sơ đồ nguyên lý của chu trình

Thông số các điểm trên chu trình tính bằng EES:

Hình 4.2: Code tính toán và kết quả chu trình bằng phần mềm EES

SVTH: Trương Hữu Luân 47 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Bảng 4.1: Các thông số trạng thái của chu trình nhiệt

Điểm t (oC) p (bar) i (kJ/kg) s (kJ/kgK) Độ khô x


1 4 3,38 252,8 0,9293 1
2 47,13 11 277,3 0,9293
3 43 11 112,8 0,4089 0
4 4 3,38 112,8 0,4242

Năng suất lạnh riêng: q0 = i1 − i4 = 252,8 − 112,8 = 140 kJ/kg (4.1)


Công nén riêng: w = i2 − i1 = 277,3 − 252,8 = 24,5 kJ/kg (4.2)
Năng suất nhả nhiệt riêng: qk = i2 − i3 = 277,3 − 112,8 = 164,5 kJ/kg (4.3)
Hệ số làm lạnh:
q0 140
ε= = = 5,7 (4.4)
w 24,5

4.2 Tính chọn AHU, FCU cho công trình

4.2.1 Lựa chọn sơ đồ tuần hoàn

Ta sử dụng sơ đồ tuần hoàn một cấp cho công trình vì hệ thống tương đối đơn giản,
đảm bảo được các yêu cầu vệ sinh, vận hành không phức tạp và tận dụng được nhiệt
thừa để giảm tải cho công trình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hình 4.3: Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp

SVTH: Trương Hữu Luân 48 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Không khí ngoài trời được quạt hút vào buồng hòa trộn, tại đây diễn ra quá trình
hòa trộn gió hồi từ không gian điều hòa, sau khi hòa trộn thì gió hòa trộn đi qua các thiết
bị xử lí không khí để đạt được nhiệt độ phòng như thiết lập và theo các miệng gió thổi
vào phòng, khi vào phòng thì nhận nhiệt từ không gian điều hòa được quạt hút qua miệng
hút thải một phần ra ngoài và một phần về buồng hòa trộn, lại bắt đầu chu trình mới.

Bảng 4.2: Bố trí AHU/FCU từng khu vực

Tầng Khu/ chức năng F (m2) Tên AHU/FCU Số lượng

Siêu thị điện máy 1787 AHU B1.1 1


Khu shop (3 shop) 492
Bakery 307 AHU B1.2 1
Khu Gigadeli (5 khu) 964
B1
Siêu thi Daiso Japan 442
AHU B1.3 1
Aeon Bicycle 193
Siêu thị Kohnan Japan 2249 AHU B1.4 1
Văn Phòng 226 FCU B1.1 – B1.5 5
Shop T01-T09,T32-T45 1471 AHU 1.1 1
Shop T27-T31,T10-T17 1938 AHU 1.2 1
1 2 nhà hàng T22-T23 309
AHU 1.3 1
Shop T18-T25,T46-T51 902
Khang Gia Lobby 343 FCU 1.1 – 1.6 6
Lầu 1 khu siêu thị 5588 AHU 2.1 – 2.3 3
2 Shop L02-L05,L10-L18 2022 AHU 2.4 1
Shop L06-L08,L19-L22 1888 AHU 2.5 1
Lầu 2 khu siêu thị 3174 AHU 3.1 1
Nhà hàng L06, L07 1954 AHU 3.2 – 3.3 2
Shop L02,L03 846
3 AHU 3.4 1
Khu game L04 1222
Văn phòng 123 FCU 3.1 – 3.2 2
Shop L05 782 AHU 3.5 1
Mumuso, shop L02, L14-
947
L22 AHU 4.1 1
Trung tâm anh ngữ ILA 594
4
L03-L08, L23-L30 842 AHU 4.2 1
Phúc Long 234
AHU 4.3 1
L9, L12, Minigood 983
SVTH: Trương Hữu Luân 49 Lớp: CK18NH1
Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
TINIWORLD 2256 AHU 5.1 – 5.2 2
Nhà hàng L16-L20 835
AHU 5.3 1
F&B L21-L22 91
Nhà hàng L02-L08 1299 AHU 5.4 1
5
Nhà hàng L09-L11 790
AHU 5.5 1
F&B L23 51
Nhà hàng L12-L15 602
AHU 5.6 1
F&B L24-L27 277
Bowling/ gamezone 2252
AHU 6.1 – 6.2 2
Ice drink 184
Food court 675 AHU 6.3 1
6 Khu Interactive 1439 AHU 6.4 1
Quầy bán vé 146
AHU 6.5 – 6.6 2
Rạp phim (8 rạp) 1491
F&B 162 FCU 6.1 – 6.4 4
Văn phòng 2023 AHU 7.1 1
Khu 4 công ty 2608 AHU 7.2 – 7.5 4
Trung tâm anh ngữ 550 AHU 7.6 1
7
Rạp phim (8 rạp) 1491
AHU 7.7 – 7.8 2
Quầy bán vé 146
Co Working 536 AHU 7.9 1
Thượng Căn tin 588 AHU 8.1 1
4.2.2 Tính toán thông số cho AHU, FCU

Các công thức tính toán ở phần tính toán AHU ta sử dụng công thức ở tài liệu [1]:
Tính toán cho AHU 7.1 dùng cho văn phòng nằm ở tầng 7:
∑𝑄𝑣ă𝑛 𝑝ℎò𝑛𝑔 = 𝑄11 + 𝑄21 + 𝑄22𝑡 + 𝑄22𝑐 + 𝑄22𝑘 + 𝑄23 + 𝑄31 + 𝑄32 + 𝑄4 + 𝑄𝑁 + 𝑄5 (4.5)
= 7016 + 1231 + 4712 + 189 + 4877 + 0 + 4643 + 12138 + 23137 +
77516 + 41830 = 177289 W
Tổng nhiệt hiện hiệu dụng của phòng (không tính nhiệt hiện gió tươi):
𝑅𝑆𝐻 = 𝑄𝑣ă𝑛 𝑝ℎò𝑛𝑔 − (𝑄4𝑎 + 𝑄5𝑎 + 𝑄𝑁 ) (4.6)
= 177289 − (14161 + 32331 + 77516) = 53281 𝑊
Tổng nhiệt ẩn hiệu dụng của phòng (không tính nhiệt ẩn gió tươi):
𝑅𝐿𝐻 = 𝑄4𝑎 + 𝑄5𝑎 = 14161 + 32331 = 46492 𝑊 (4.7)
Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng của phòng:

SVTH: Trương Hữu Luân 50 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
𝐸𝑅𝑆𝐻 𝑅𝑆𝐻 + 𝐵𝐹. 𝑄ℎ𝑁
𝐸𝑆𝐻𝐹 = = (4.8)
𝐸𝑅𝑆𝐻 + 𝐸𝑅𝐿𝐻 𝑅𝑆𝐻 + 𝐵𝐹. 𝑄ℎ𝑁 + 𝑅𝐿𝐻 + 𝐵𝐹. 𝑄𝑎𝑁
53281 + 0,1.15658
= = 0,51
53281 + 0,1.15658 + 46492 + 0,1.61858

• Trong đó:
- RLH: Nhiệt ẩn của phòng, W
- ERSH, ERLH: Nhiệt hiện hiệu dụng của phòng, nhiệt ẩn hiệu dụng của phòng, W
- ESHF: Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng
- BF: Hệ số đi vòng, chọn BF = 0,1 theo bảng 4.22 tài liệu [1]
- Phụ tải nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào:
𝑄ℎ𝑁 = 15658 𝑊
𝑄𝑎𝑁 = 61858 𝑊

Hệ số nhiệt hiện của phòng (không tính gió tươi):


𝑅𝑆𝐻 53281
𝑅𝑆𝐻𝐹 = = = 0,53 (4.9)
𝑅𝑆𝐻 + 𝑅𝐿𝐻 53281 + 46492
Hệ số nhiệt hiện tổng của phòng (tính cả gió tươi):
𝑅𝑆𝐻 + 𝑄ℎ𝑁
𝐺𝑆𝐻𝐹 = (4.10)
𝑅𝑆𝐻 + 𝑄ℎ𝑁 + 𝑅𝐿𝐻 + 𝑄𝑎𝑁
53281 + 15658
= = 0,39
53281 + 15658 + 46492 + 61858
→ Hệ số nhiệt hiện thấp ta chọn biện pháp là dùng thêm điện trở sưởi đặt phía sau
coil dàn lạnh. Mục đích là tăng nhiệt hiện không khí phía sau coil, nhiệt độ đọng sương
của thiết bị sẽ tăng lên.
Theo bảng 4.24 tài liệu [1], nhiệt độ 26oC và RH60%, chọn tadp = 13oC, ESHF = 0,62
Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng sau khi coil hâm nóng thêm không khí:
𝐸𝑅𝑆𝐻 + 𝑄2 𝑅𝑆𝐻 + 𝐵𝐹. 𝑄ℎ𝑁 + 𝑄2
𝐸𝑆𝐻𝐹 = =
𝐸𝑅𝑆𝐻 + 𝐸𝑅𝐿𝐻 + 𝑄2 𝑅𝑆𝐻 + 𝐵𝐹. 𝑄ℎ𝑁 + 𝑅𝐿𝐻 + 𝐵𝐹. 𝑄𝑎𝑁 + 𝑄2
53281 + 0,1.15658 + 𝑄2
= = 0,62
53281 + 0,1.15658 + 46492 + 0,1.61858 + 𝑄2
→ 𝑄2 = 31101 W
Lưu lượng không khí đi qua coil lạnh:
𝐸𝑅𝑆𝐻 + 𝑄2 53281 + 0,1.15658 + 31101
LC = = = 6122 l/s (4.11)
1,2. (𝑡3 − 𝑡𝑎𝑑𝑝 ). (1 − 𝐵𝐹 ) 1,2. (26 − 13). (1 − 0,1)

SVTH: Trương Hữu Luân 51 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Lưu lượng gió tươi: LN = số người x lưu lượng khí tươi cho 1 người (4.12)

= 202 x 7,5 ≈ 1515 l/s

Lưu lượng gió tái tuần hoàn:


LT = LC − LN = 6122 − 1515 = 4607 l/s (4.13)

• Điểm 3: Trạng thái không khí trong không gian điều hòa

𝑡3 = 26℃ 𝑑 = 12,91 𝑔⁄𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘


{ ⇒{ 3
𝜑3 = 60% 𝑖3 = 59 𝑘𝐽⁄𝑘𝑔

• Điểm 4: Trạng thái không khí ngoài trời

𝑡4 = 34,6℃ 𝑑 = 26,5𝑔/𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘
{ ⇒{ 4
𝜑4 = 74% 𝑖4 = 101,5 𝑘𝐽/𝑘𝑔

• Điểm 1: Trạng thái không khí hòa trộn trước khi vào coil lạnh

LN . 𝑡4 + LT . 𝑡3 1515.34,6 + 4607.26
𝑡1 = = = 28,13𝑜 𝐶 (4.14)
LC 6122
LN . 𝑖4 + LT . 𝑖3 1515.101,5 + 4607.59
𝑖1 = = = 69,52 𝑘𝐽⁄𝑘𝑔 (4.15)
LC 6122
LN . 𝑑4 + LT . 𝑑3 1515.26,5 + 4607.12,91
𝑑1 = = = 16,27 𝑔⁄𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘 (4.16)
LC 6122

• Điểm 6: Trạng thái không khí điểm đọng sương của thiết bị

𝑡𝑎𝑑𝑝 = 𝑡6 = 13𝑜 𝐶
{ 𝑖6 = 36,86 𝑘𝐽⁄𝑘𝑔
𝑑6 = 9,43 𝑔⁄𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘

• Điểm 2: Trạng thái không khí sau khi qua coil lạnh
𝑡2 − 𝑡6 𝑑2 − 𝑑6 𝑖2 − 𝑖6
𝐵𝐹 = = = (4.17)
𝑡1 − 𝑡6 𝑑1 − 𝑑6 𝑖1 − 𝑖6
𝑡2 = 14,51𝑜 𝐶
→ { 𝑖2 = 40,13 𝑘𝐽⁄𝑘𝑔
𝑑2 = 10,11 𝑔⁄𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘

• Điểm 2’: Trạng thái không khí sau khi qua điện trở gia nhiệt

𝑄2 31101
𝑄2 = LC . 𝜌. (𝑡2′ − 𝑡2 ) → 𝑡2′ = + 𝑡2 = + 14,51 = 18,74𝑜 𝐶 (4.18)
LC . 𝜌 6122.1,2
𝑡2′ = 18,74𝑜 𝐶 > 17,6𝑜 𝐶 (nhiệt độ đọng sương của phòng là 17,6𝑜 𝐶) → thỏa mãn

SVTH: Trương Hữu Luân 52 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Chỉ gia nhiệt hiện nên: 𝑑2′ = 𝑑2 = 10,11 𝑔/𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘
Tra đồ thị t-d:
𝑖2′ = 44,44 𝑘𝐽/𝑘𝑔
→{
𝜑2′ = 74 %
Công suất coil lạnh:
𝑄 = LC . 10−3 . 𝜌. (𝑖1 − 𝑖2 ) = 6122.10−3 . 1,2. (69,52 − 40,13) ≈ 216 𝑘𝑊 (4.19)

Bảng 4.3: Thông số trạng thái không khí AHU 7.1

Điểm T (℃) I (kJ/kg) 𝝋 (%) d (g/kgkkk)

1 28,13 69,52 67 16,27

2 14,51 40,13 97 10,11

2’ 18,74 44,44 74 10,11

3 26 59 60 12,91

4 34,6 101,5 74 26,5

6 13 36,86 100 9,43

Hình 4.4: Đồ thị t-d biểu thị trạng thái không khí của dàn lạnh

SVTH: Trương Hữu Luân 53 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
• Trong đó:
- 1: Trạng thái không khí đã được hòa trộn để đi vào coil
- 2: Trạng thái không khí ra khỏi coil
- 2’: Trạng thái không khí đi qua điện trở, không khí cấp vào không gian điều hòa
- 3: Trạng thái không khí trong không gian cần điều hòa
- 4: Trạng thái không khí ngoài trời
- 6: Trạng thái bão hòa của không khí tiếp xúc với bề mặt coil, ta gọi đây là điểm
đọng sương của thiết bị

4.2.3 Chọn AHU cho công trình

Với công suất coil lạnh Q = 216 kW ở AHU 7.1 ta chọn AHU của hãng Trane
model 040

Hình 4.5: Catalogue AHU hãng Trane

• Thông số kỹ thuật AHU Trane model 040:


- Diện tích bề mặt coil: 3,97 m2
- Lưu lượng gió tại coil ứng với tốc độ 2,5 m/s: 10,1 m3/s
- Tổng công suất lạnh: 235 kW
- Áp suất đầu ra: 500 Pa
- Kích thước: 2608mm x 2108mm x 2298mm
- Khối lượng: 1150 kg
- Tổn thất áp suất nước: 36 kPa
SVTH: Trương Hữu Luân 54 Lớp: CK18NH1
Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
- Lưu lượng nước: 10,1 l/s
- Công suất động cơ: 15 kW
Thực hiện tính toán tương tự cho các khu vực khác của công trình và chọn model
phù hợp từ catalogue

Bảng 4.4: Chọn AHU hãng Trane cho công trình

Công suất Lưu lượng


Q tính toán Model Q cataloge
AHU điện trở Q2 gió 𝐋𝐂
(kW) AHU (kW)
(kW) (l/s)
AHU B1.1 18,9 5503 190 035 197
AHU B1.2 34,7 6937 265 045 272
AHU B1.3 12,7 2472 80 016 81
AHU B1.4 23,8 6925 239 040 235
AHU 1.1 22,3 5895 189 035 197
AHU 1.2 29,4 7767 249 045 272
AHU 1.3 31,8 6134 212 040 235
AHU 2.1 040 235
AHU 2.2 133,6 21358 694 040 235
AHU 2.3 040 235
AHU 2.4 53,5 8225 263 045 272
AHU 2.5 50 7680 276 045 272
AHU 3.1 83,7 12131 394 065 406
AHU 3.2 060 364
97,1 12149 515
AHU 3.3 030 160
AHU 3.4 60,3 8404 269 045 272
AHU 3.5 20,6 2989 97 020 107
AHU 4.1 28,3 5750 182 035 197
AHU 4.2 16,1 3218 105 020 107
AHU 4.3 34,4 5523 191 035 197
AHU 5.1 030 160
41,7 8624 280
AHU 5.2 025 137
AHU 5.3 39,2 5800 245 045 272
AHU 5.4 54,3 8077 342 060 364
AHU 5.5 35,4 5253 222 040 235
AHU 5.6 35,9 5594 235 040 235
AHU 6.1 035 197
48,5 10056 336
AHU 6.2 025 137

SVTH: Trương Hữu Luân 55 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
AHU 6.3 27,1 4197 178 035 197
AHU 6.4 24,1 5500 179 035 197
AHU 6.5 040 235
45,5 11761 478
AHU 6.6 040 235
AHU 7.1 31,1 6122 216 040 235
AHU 7.2 008 36
AHU 7.3 012 60
40,1 7892 279
AHU 7.4 014 79
AHU 7.5 020 107
AHU 7.6 9,1 1740 54 012 60
AHU 7.7 040 235
46,6 9289 419
AHU 7.8 035 197
AHU 7.9 10,5 1821 62 012 60
AHU 8.1 0 4590 177 035 197
Tổng 8415

Tổng công suất lạnh các AHU của công trình là 8415 kW

4.2.4 Chọn FCU cho công trình

Ta chọn FCU âm trần, model: RREW-L1E của hãng Reetech. Tính toán FCU
cũng tương tự như AHU.

Hình 4.6: Catalouge FCU hãng Reetech

SVTH: Trương Hữu Luân 56 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Bảng 4.5: Chọn FCU hãng Reetech cho công trình

Lưu lượng Tổng Q Q


Số Q2 Model
FCU gió 𝐋𝐂 tính toán cataloge
lượng (kW) FCU
(l/s) (kW) (kW)
4317 849 RRE18W-
FCU B1.1 – B1.5 5 28 5,8
L1E
11360 1949 RRE36W-
FCU 1.1 – 1.6 6 62 10,7
L1E
5246 633 RRE30W-
FCU 3.1 – 3.2 2 19 9,9
L1E
9581 1276 RRE48W-
FCU 6.1 – 6.4 4 49 14,1
L1E
Tổng 170

Tổng công suất lạnh FCU của công trình là 170 kW


→ Tổng công suất lạnh của AHU và FCU là: Q0 = 8415 + 170 = 8585 kW ≈ 2442 RT

4.3 Lựa chọn Chiller cho công trình

4.3.1 Các thông số ban đầu

• Công trình sử dụng hệ thống 4 Chiller chạy đồng thời


• Tổng phụ tải lạnh của công trình: Q 0 = 8585 kW ≈ 2442 RT
• Nhiệt độ nước vào bình bay hơi: 12o C
• Nhiệt độ nước ra khỏi bình bay hơi: 7o C
• Nhiệt độ nước vào bình ngưng: 33o C
• Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng: 38o C

4.3.2 Tính toán các thông số lý thuyết của Chiller

• Năng suất lạnh mỗi Chiller:


Q 0 8585
= = 2147 kW ≈ 611 RT
4 4
• Lưu lượng khối lượng môi chất lạnh:
Q 0 2147
G= = = 15,34 kg/s (4.20)
q0 140
• Công nén đoạn nhiệt:

Na = G. w = 15,34.24,5 = 375,83 kW (4.21)

SVTH: Trương Hữu Luân 57 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
• Năng suất nhả nhiệt bình ngưng:
Q k = G. qk = 15,34.164,5 = 2523,43 kW (4.22)
• Lưu lượng khối lượng nước giải nhiệt bình ngưng:
Qk 2523,43
Gw = = = 120,5 kg/s (4.23)
cp . ∆t w 4,19.5
- Với:
cp : Nhiệt dung riêng của nước tại nhiệt độ trung bình nước giải nhiệt t = 35,5 oC;
cp = 4,19 kJ/kgK.
∆t w : Chênh lệch nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng, ∆t w = 5o C.
• Lưu lượng khối lượng nước đi qua bình bay hơi:
Q0 2147
G0 = = = 102,5 kg/s (4.24)
cp . ∆t 0 4,19.5
- Với:
cp : Nhiệt dung riêng của nước tại nhiệt độ trung bình nước lạnh t = 9,5 oC;
cp = 4,19 kJ/kgK.
∆t 0 : Chênh lệch nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình bay hơi, ∆t 0 = 5o C.

4.3.3 Chọn Chiller cho công trình

Theo catalogue của hãng Carrier, với hệ thống 4 Chiller chạy đồng thời ta chọn 4
Chiller có cùng công suất 750RT (19XR-6R614T5LGH52)

Hình 4.7: Catalogue Chiller hãng Carrier

SVTH: Trương Hữu Luân 58 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Bảng 4.6: Thông số Chiller 19XR-6R614T5LGH52

Chiller 19XR-6R614T5LGH52
Công suất lạnh 750RT
Điện lưới 380V-3ph-50Hz
Công suất điện máy nén 459,9 kW
Lưu lượng nước qua bình bay hơi 126 l/s
Tổn thất áp suất trong bình bay hơi 58,4 kPa
Đường kính ống nước qua bình bay hơi DN250
Lưu lượng nước qua bình ngưng 148,9 l/s
Tổn thất áp suất trong bình ngưng 64 kPa
Đường kính ống nước qua bình ngưng DN250
Dài x Rộng x Cao 4480mm x 2124mm x 2261mm
Khối lượng khi đang vận hành 11546 kg

Hình 4.8: Chiller 19XR-6R614T5LGH52 của hãng Carrier

4.4 Tính chọn tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt tận dụng sự bay hơi bởi thế nước được bay hơi vào không khí và
thải ra ngoài khí quyển, kết quả là phần nước còn lại được làm mát đáng kể. Tháp giải
nhiệt còn có thể làm giảm nhiệt độ của nước thấp hơn các thiết bị chỉ sử dụng không khí
để loại bỏ nhiệt như bộ tản nhiệt của ô tô và do đó sử dụng tháp giải nhiệt mang lại hiệu
quả cao hơn về mặt năng lượng và chi phí.
SVTH: Trương Hữu Luân 59 Lớp: CK18NH1
Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
4.4.1 Tính toán tháp giải nhiệt

• Năng suất nhả nhiệt của bình ngưng: Q k = 2523,43 kW


• Lưu lượng khối lượng nước giải nhiệt cho bình ngưng: Gw = 120,5 kg/s
• Lưu lượng thể tích nước giải nhiệt cho bình ngưng:

Gw 120,5.3600
VN = = = 436,42 m3 /h ≈ 7274 l/ph (4.25)
ρ 994
Trong đó: khối lượng riêng của nước tại t w = 35,5℃ là ρ = 994 kg/m3

• Trạng thái không khí trước khi vào tháp:


- Nhiệt độ t1 = 34,6℃
- Độ ẩm: φ1 = 74 %
- Entanpi: i1 = 101,5 kJ/kg
- Độ chưa hơi: d1 = 26,5 g/kgkk
• Nhiệt độ bầu ướt: t ư = 30,3℃
• Nhiệt độ nước cần giải nhiệt đi vào tháp: t ′ T = 38℃
• Nhiệt độ nước cần giải nhiệt đi ra khỏi tháp: t ′′ T = 33℃
• Độ chênh lệch nhiệt độ giữa nước vào và ra khỏi bình ngưng: ∆t w = 5℃
• Chọn nhiệt độ của nước bổ sung: t bs = 33℃
• Nhiệt độ nước trung bình trong tháp:
t w = 0,5(t ′ T + t ′′ T ) = 0,5(38 + 33) = 35,5℃
Với t w = 35,5℃ thì nhiệt dung riêng của nước là Cw = 4,19 kJ/kgK
• Hiệu enthalpy của không khí vào và ra khỏi tháp là:
∆i = i2 − i1 ≈ Cw . ∆t w ⇒ ∆i = 4,19.5 = 20,95 kJ/kg (4.26)
• Enthalpy của không khí ra khỏi tháp:

i2 = i1 + ∆i = 101,5 + 20,95 = 122,45 kJ/kg

• Nhiệt độ không khí ra khỏi tháp:

i2 − i1
t 2 = t 1 + (t w − t 1 ) (4.27)
i′′ w − i1
122,45 − 101,5
= 34,6 + (35,5 − 34,6) = 35℃
148,7 − 101,5
Với i′′ w = 148,7 là enthalpy của nước trong tháp ở trạng thái bão hòa tra từ EES

SVTH: Trương Hữu Luân 60 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
• Độ chênh lệch nhiệt độ của không khí vào và ra khỏi tháp giải nhiệt:

∆t = t 2 − t1 = 35 − 34,6 = 0,4℃
Ta có: i2 = 1,004t 2 + d2 (2500 + 1,842t 2 ) (4.28)
i2 − 1,004t 2 122,45 − 1,004.35
⇒ d2 = = = 34,05g/kgkk
2500 + 1,842t 2 2500 + 1,842.35

• Nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt:


- Nước giải nhiệt cho bình ngưng Chiller được bơm nước đẩy lên tháp giải nhiệt. Từ
đây nước được xối từ trên xuống nhờ trục phân phối nước. Nước được phun qua
các tấm tản nhiệt thường được làm bằng PVC được thiết kế gợn sóng.
- Gió được quạt hút vào bên trong tháp, tiếp xúc với dòng nước đang chảy xuống,
lấy nhiệt ẩn và nhiệt hiện mang ra ngoài môi trường.
- Nước sau khi được giải nhiệt rơi xuống bể chứa bên dưới và được bơm đưa trở lại
Chiller để giải nhiệt cho bình ngưng. Vì là hệ thống hở nên nước sẽ bị thất thoát
và được hệ thống cấp nước bổ sung cấp nước đảm bảo hệ thống luôn đủ nước, hệ
thống cấp nước bổ sung này trước khi cấp thì phải qua hệ thống xử lý nước để làm
giảm độ cứng của nước, bảo vệ thiết bị không bị đóng cáu cặn, hư hỏng.

Hình 4.9: Sơ đồ tuần hoàn nước và gió trong tháp giải nhiệt

SVTH: Trương Hữu Luân 61 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
• Ta có:
- Gw : Lưu lượng nước ra khỏi tháp giải nhiệt (kg/s)
- G′ w : Lưu lượng nước xối tưới (kg/s)
- Gx : Lưu lượng nước xả (kg/s)
- G: Lưu lượng nước tổn thất (kg/s), G = G1 + G2
+ G1 : Lưu lượng nước tổn thất do gió mang đi (kg/s)
+ G2 : Lưu lượng nước tổn thất do bay hơi (kg/s)
- Gbs : Lưu lượng nước bổ sung (kg/s)
- Gkh : Lưu lượng không khí thổi qua tháp (kg/s)
• Phương trình cân bằng chất trong hệ thống làm lạnh nước giải nhiệt:

Gw = G′ w + Gx (kg/s) (4.29)
Gbs = G1 + G2 + Gx (kg/s) (4.30)

• Để đảm bảo rằng thiết bị hoạt động không bị bám cáu cặn ta phải xả bỏ và duy trì
một lượng nước nhất định trong tháp:

Gx
gx = = 0,04 (4.31)
G′w
⇒ Gx = 0,04G′ w ⇒ Gw = 1,04G′ w

• Lượng nước xối tưới:

Gw 120,5
G′ w = = = 115,9 kg/s (4.32)
1,04 1,04

• Lượng nước xả:

Gx = 0,04G′ w = 0,04.115,9 = 4,64 kg/s (4.33)

• Lượng nước do gió mang đi:

G1
g1 = 100% = 0,5% (4.34)
G′w
⇒ G1 = 0,005. G′ w = 0,005.115,9 = 0,58 kg/s

• Lượng không khí thổi qua tháp:

G′ w
= 1 ⇒ Gkh = G′ w = 115,9 kg/s (4.35)
Gkh

SVTH: Trương Hữu Luân 62 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
• Lượng nước tổn thất do bốc hơi:

G2 = Gkh (d2 − d1 ) = 115,9(34,05 − 26,5). 10−3 = 0,88 kg/s (4.36)

• Lượng nước cần bổ sung:

Gbs = G1 + G2 + Gx = 0,58 + 0,88 + 4,64 = 6,1 kg/s

Bảng 4.7: Các thông số trong tháp giải nhiệt

Thông số Lưu lượng (kg/s)


Lượng nước ra khỏi tháp giải nhiệt Gw 120,5
Lượng nước xối tưới G′ w 115,9
Lượng nước xả Gx 4,64
Lượng nước tổn thất G1 + G2 1,46
Lượng nước bổ sung Gbs 6,1
Lượng nước không khí thổi qua tháp Gkh 115,9
4.4.2 Chọn tháp giải nhiệt

• Năng suất giải nhiệt của bình ngưng: Q k = 2523,43 kW ≈ 2169759 kcal/h
• Lưu lượng thể tích nước giải nhiệt cho bình ngưng: VN = 7274 l/ph

Hình 4.10: Catalouge tháp giải nhiệt hãng LIANG CHI model LBC

SVTH: Trương Hữu Luân 63 Lớp: CK18NH1


Chương 4: Tính toán và chọn thiết bị GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Ta chọn được tháp giải nhiệt có các thông số sau:
• Hãng sản xuất: LIANG CHI
• Model tháp: LBC-600
• Khả năng làm mát: 2340000 kcal/h
• Lưu lượng nước giải nhiệt: 7800 l/ph
• Kích thước (chiều cao x đường kính): 4340mm x 6600mm
• Đường ống nước vào, nước ra: DN 250
• Số lượng: 4 tháp

Hình 4.11: Tháp giải nhiệt LIANG CHI model LBC-600

SVTH: Trương Hữu Luân 64 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC
5.1 Giới thiệu chung

Trong hệ thống điều hòa trung tâm làm lạnh nước, để đưa được nước lạnh tới nơi
tiêu thụ hoặc nước giải nhiệt cho bình ngưng từ tháp giải nhiệt cần phải có các đường
ống nước chính, các đường rẽ nhánh, bơm, van,…

• Hệ thống đường ống dẫn nước gồm 2 hệ thống:


- Hệ thống nước lạnh: làm nhiệm vụ đưa nước lạnh từ bình bay hơi tới những nơi
tiêu thụ và ngược lại, từ các nơi tiêu thụ về bình bay hơi. Nước trong hệ thống
được xử lý và tuần hoàn theo chu trình kín để tiết kiệm nước và năng lượng.

- Hệ thống nước giải nhiệt: có nhiệm vụ đưa nước giải nhiệt từ bình ngưng lên tháp
giải nhiệt và ngược lại đưa nước giải nhiệt từ tháp về bình ngưng. Nước tuần hoàn
theo chu trình hở nên có thất thoát nước tại vị trí tháp giải nhiệt vì thế cần phải có
hệ thống bổ sung nước từ bên ngoài.

• Hệ thống đường ống dẫn nước gồm có các phần cơ bản sau:

- Ống dẫn nước (ống chính, ống nhánh, ống góp, ống nước bổ sung,…).
- Bơm nước.
- Các loại van, co (van tay, van điện từ).
- Bộ lọc (chủ yếu là các bộ lọc Y tại đầu hút bơm).
- Các cảm biến áp suất và nhiệt độ tại bình bay hơi, bình ngưng, AHU,...
- Bình giãn nở có nhiệm vụ bù trừ sự giãn nở thể tích của nước khi nhiệt độ thay đổi
để tránh các ứng suất không tốt cho đường ống. Ngoài ra bình giãn nở còn có thể
bổ sung lượng nước mất mát của hệ thống.
- Thiết bị xử lý nước.

Mục đích của việc tính toán đường ống dẫn nước là xác định kích thước hợp lý
ống dẫn nước theo tiêu chuẩn và vận tốc nước trong ống, từ đó xác định tổn thất áp suất
của hệ thống ống dẫn để có cơ sở lựa chọn bơm nước. Tổn thất áp suất phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: vận tốc nước, đường kính trong của ống, chiều dài ống, độ nhám bề mặt
bên trong ống.

5.2 Cơ sở lý thuyết

❖ Vật liệu đường ống nước


SVTH: Trương Hữu Luân 65 Lớp: CK18NH1
Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Dựa vào bảng 6.1 tài liệu [1] ta chọn được vật liệu đường ống nước thuộc loại
Schedule 40

Bảng 5.1: Vật liệu đường ống dẫn nước

Chức năng Vật liệu


Ống nước lạnh Chiller Ống thép đen
Ống nước giải nhiệt và ống nước cấp Ống thép tráng kẽm
Ống nước ngưng hoặc xả cặn Ống thép tráng kẽm

❖ Xác định lưu lượng nước chảy trong ống

𝑄0
𝐺= (5.1)
𝑐𝑝 . ∆𝑡
Trong đó:

- G: Lưu lượng nước di chuyển trong ống, kg/s.


- Q0: Năng suất lạnh yêu cầu của không gian cần điều hòa, kW.
- ∆t: Độ chênh nhiệt độ nước vào và ra khỏi dàn lạnh, ∆t = 5oC.
- cp: Nhiệt dung riêng của nước ở nhiệt độ trung bình tính toán, cp = 4,19 kJ/kgK.
- ρ: Khối lượng riêng của nước, ρ = 999,8 kg/m3.

❖ Xác định kích thước ống

4. 𝐺
𝑑𝑡𝑟 = √ (5.2)
𝜋. 𝜔. 𝜌

• Trong đó:
- dtr: Đường kính trong của ống, m.
- ω: Vận tốc nước chuyển động trong ống, m/s (chọn theo bảng 6.4 tài liệu [1]):

Bảng 5.2: Vận tốc nước trong đường ống

Trường hợp Tốc độ chuyển động của nước (m/s)


Đầu ra của bơm 2,4 ÷ 3,6
Đầu vào của bơm 1,2 ÷ 2,1
Các trường hợp thông thường 1,5 ÷ 3
Ống góp 1,2 ÷ 4,5
Ống hướng lên 0,9 ÷ 3
Ống xả 1,2 ÷ 2,1

SVTH: Trương Hữu Luân 66 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Ta chọn vận tốc nước ω = 2 m/s
❖ Tính toán lại vận tốc thực tế
Sau khi tính đường kính ống lý thuyết, ta tiến hành chọn đường ống thực tế theo các
kích thước tiêu chuẩn và tính lại tốc độ nước thực tế trong ống theo công thức:

4. 𝐺
𝜔= 2 (5.3)
𝜌. 𝜋. 𝑑𝑡𝑟

❖ Tổn thất áp suất

Tổn thất áp suất của nước chảy trong ống là đại lượng để chọn bơm có cột áp thích
hợp. Khi nước chảy trong ống thì có 2 dạng trở lực xuất hiện là tổn thất ma sát theo
chiều dài đường ống và tổn thất cục bộ tại các van phụ kiện trên đường ống:
∆𝑝 = ∆𝑝𝑚𝑠 + ∆𝑝𝑐𝑏 + ∆𝑝𝑡 (5.4)

• Trong đó :
- ∆𝑝𝑚𝑠 : Tổn thất ma sát trên đường ống nước.
- ∆𝑝𝑐𝑏 : Tổn thất cục bộ trên đường ống nước.
- ∆𝑝𝑡 : Tổn thất áp suất tĩnh.
+ Đối với hệ thống ống dẫn nước lạnh: vì đây là hệ thống nước chảy theo vòng
tuần hoàn kín nên ta bỏ qua tổn thất áp suất tĩnh.
+ Đối với hệ thống ống dẫn nước giải nhiệt: đây là hệ thống hở, vì vậy ta cần
phải xác định tổn thất áp suất tĩnh.

5.3 Tính toán đường ống nước lạnh

5.3.1 Tính toán đường ống vào các AHU/FCU

• Tính đại diện cho AHU B1.1:

Từ bảng 4.4 ta có công suất lạnh: Q 0 = 197 kW


Lưu lượng nước:
𝑄0 197
𝐺= = = 9,4 kg/s
𝑐𝑝 . ∆𝑡 4,19.5
Vận tốc nước ta chọn: ω = 2 m/s
Đường kính trong:

4. 𝐺 4.9,4
𝑑𝑡𝑟 = √ =√ = 77,37 mm
𝜋. 𝜔. 𝜌 𝜋. 2.999,8

SVTH: Trương Hữu Luân 67 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Từ 𝑑𝑡𝑟 vừa tính được, ta chọn được các thông số đường kính (bảng 6.2 tài liệu [1]):

- Đường kính danh nghĩa: 3 in


- Đường kính tương đương: 70 mm
- Đường kính ngoài: 88,9 mm
- Đường kính trong: 77,9 mm

Từ kích thước ống đã chọn ta tính lại vận tốc nước thực tế:
4. 𝐺 4.9,4
𝜔= 2 = = 1,97 m/s
𝜌. 𝜋. 𝑑𝑡𝑟 999,8. 𝜋. 0,07792
Các ống dẫn vào AHU/FCU còn lại ta tính như trên, được tổng hợp bảng dưới đây:

Bảng 5.3: Thông số ống nước vào AHU/FCU

dtr tính Đường kính ống tiêu chuẩn


G 𝝎 thực tế
AHU/FCU toán ddn dtd dng dtr
(kg/s) (m/s)
(mm) (in) (mm) (mm) (mm)
AHU B1.1 9,4 77,37 3 70 88,9 77,9 1,97
1
AHU B1.2 12,98 90,91 3 80 101,6 90,1 2,04
2
AHU B1.3 3,87 49,64 2 50 60,3 52,5 1,79
1
AHU B1.4 11,22 84,52 3 80 101,6 90,1 1,76
2
FCU B1.1 – 1
0,28 13,35 15 21,3 15,8 1,43
B1.5 2
AHU 1.1 9,4 77,37 3 70 88,9 77,9 1,97
1
AHU 1.2 12,98 90,91 3 80 101,6 90,1 2,04
2
1
AHU 1.3 11,22 84,52 3 80 101,6 90,1 1,76
2
3
FCU 1.1 – 1.6 0,51 18,02 20 26,7 20,9 1,49
4
1
AHU 2.1 11,22 84,52 3 80 101,6 90,1 1,76
2
1
AHU 2.2 11,22 84,52 3 80 101,6 90,1 1,76
2
1
AHU 2.3 11,22 84,52 3 80 101,6 90,1 1,76
2
1
AHU 2.4 12,98 90,91 3 80 101,6 90,1 2,04
2
1
AHU 2.5 12,98 90,91 3 80 101,6 90,1 2,04
2
AHU 3.1 19,38 111,09 5 125 141,3 128,2 1,5
AHU 3.2 17,37 105,17 4 90 114,3 102,3 2,11
AHU 3.3 7,64 69,75 3 70 88,9 77,9 1,6

SVTH: Trương Hữu Luân 68 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
1
AHU 3.4 12,98 90,91 3 80 101,6 90,1 2,04
2
1
AHU 3.5 5,11 57,04 2 60 73 62,7 1,66
2
3
FCU 3.1 – 3.2 0,47 17,3 20 26,7 20,9 1,37
4
AHU 4.1 9,4 77,37 3 70 88,9 77,9 1,97
1
AHU 4.2 5,11 57,04 2 60 73 62,7 1,66
2
AHU 4.3 9,4 77,37 3 70 88,9 77,9 1,97
AHU 5.1 7,64 69,75 3 70 88,9 77,9 1,6
1
AHU 5.2 6,54 64,53 2 60 73 62,7 2,12
2
1
AHU 5.3 12,98 90,91 3 80 101,6 90,1 2,04
2
AHU 5.4 17,37 105,17 4 90 114,3 102,3 2,11
1
AHU 5.5 11,22 84,52 3 80 101,6 90,1 1,76
2
1
AHU 5.6 11,22 84,52 3 80 101,6 90,1 1,76
2
AHU 6.1 9,4 77,37 3 70 88,9 77,9 1,97
1
AHU 6.2 6,54 64,53 2 60 73 62,7 2,12
2
AHU 6.3 9,4 77,37 3 70 88,9 77,9 1,97
AHU 6.4 9,4 77,37 3 70 88,9 77,9 1,97
1
AHU 6.5 11,22 84,52 3 80 101,6 90,1 1,76
2
1
AHU 6.6 11,22 84,52 3 80 101,6 90,1 1,76
2
3
FCU 6.1 – 6.4 0,67 20,65 20 26,7 20,9 1,95
4
1
AHU 7.1 11,22 84,52 3 80 101,6 90,1 1,76
2
1
AHU 7.2 1,72 33,09 1 32 42,1 35,1 1,78
4
1
AHU 7.3 2,86 42,67 1 40 48,2 40,9 2,18
2
AHU 7.4 3,77 49 2 50 60,3 52,5 1,74
1
AHU 7.5 5,11 57,04 2 60 73 62,7 1,66
2
1
AHU 7.6 2,86 42,67 1 40 48,2 40,9 2,18
2
1
AHU 7.7 11,22 84,52 3 80 101,6 90,1 1,76
2
AHU 7.8 9,4 77,37 3 70 88,9 77,9 1,97
1
AHU 7.9 2,86 42,67 1 40 48,2 40,9 2,18
2
AHU 8.1 9,4 77,37 3 70 88,9 77,9 1,97

SVTH: Trương Hữu Luân 69 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
5.3.2 Tính toán đường ống trong phòng Chiller

❖ Dựa vào mặt bằng, vị trí của các AHU/FCU ta chia đường ống cấp thành 2 trục
chính là trục I và trục II:
Trục I: nằm phía trên bên trái của mặt bằng công trình đi từ tầng thượng xuống đến
tầng hầm B2.
Trục II: nằm phía dưới bên phải của mặt bằng công trình đi từ tầng thượng xuống
đến tầng hầm B2.
• Theo bảng 4.4 và 4.5 ta có phụ tải của trục I và trục II:
- Trục I: Q trục I = 4103,6 kW
- Trục II: Q trục II = 4480,8 kW
• Lưu lượng nước:

𝑄0
𝐺= , 𝑘𝑔/𝑠
𝑐𝑝 . ∆𝑡

 G trục I = 195,88 𝑘𝑔/𝑠


 G trục II = 213,88 𝑘𝑔/𝑠
• Vận tốc nước ta chọn: ω = 2 m/s
• Đường kính trong:

4. 𝐺
𝑑𝑡𝑟 = √ , 𝑚𝑚
𝜋. 𝜔. 𝜌

 dtr trục I = 353,2 𝑚𝑚


 dtr trục II = 369,1 𝑚𝑚
• Từ 𝑑𝑡𝑟 vừa tính được, ta chọn được cho ống trục I và trục II (bảng 6.2 tài liệu [1]):
- Đường kính danh nghĩa: 16 in
- Đường kính tương đương: 400 mm
- Đường kính ngoài: 406,4 mm
- Đường kính trong: 381 mm
• Từ kích thước ống đã chọn ta tính lại vận tốc nước thực tế:

4. 𝐺
𝜔= 2 , m/s
𝜌. 𝜋. 𝑑𝑡𝑟

 𝜔𝐼 = 1,72 𝑚/𝑠
SVTH: Trương Hữu Luân 70 Lớp: CK18NH1
Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
 𝜔𝐼𝐼 = 1,88 𝑚/𝑠
❖ Tính toán đường ống góp
Lưu lượng nước ống góp bằng tổng lưu lượng của trục I và trục II: G = 409,76 kg/s
 𝑑𝑡𝑟 = 510,8 𝑚𝑚
Tra bảng 6.2 tài liệu [1] ta xác định được các thống số ống góp:
- Đường kính danh nghĩa: 20 in
- Đường kính tương đương: 500 mm
- Đường kính ngoài: 508 mm
- Đường kính trong: 477,9 mm
 Tính lại vận tốc: 𝜔 = 2,28 𝑚/𝑠
❖ Tính toán đường ống nhánh nối bình bay hơi và ống góp, bơm và ống góp
Theo catalogue Chiller thì G = 126 kg/s
 𝑑𝑡𝑟 = 283,2 𝑚𝑚
Tra bảng 6.2 tài liệu [1] ta xác định được các thống số ống :
- Đường kính danh nghĩa: 12 in
- Đường kính tương đương: 300 mm
- Đường kính ngoài: 323,9 mm
- Đường kính trong: 303,2 mm
 Tính lại vận tốc: 𝜔 = 1,75 𝑚/𝑠

Bảng 5.4: Thông số ống nước lạnh trong phòng Chiller

dtr tính Đường kính ống tiêu chuẩn 𝝎 thực


G
Vị Trí toán ddn dtd dng dtr tế
(kg/s)
(mm) (in) (mm) (mm) (mm) (m/s)
Ống góp 409,76 510,8 20 500 508 477,9 2,28
Ống nhánh 126 283,2 12 300 323,9 303,2 1,75
Trục I 195,88 353,2 16 400 406,4 381 1,72
Trục II 213,88 369,1 16 400 406,4 381 1,88
5.3.3 Tính toán đường ống đi vào các tầng

Dựa vào sơ đồ nguyên lý ta gọi các nhánh như hình dưới đây:

SVTH: Trương Hữu Luân 71 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Hình 5.1 : Vị trí nhánh các tầng nằm trên trục I và trục II

Ta tính toán tương tự như phần tính đường ống AHU/FCU:

Bảng 5.5: Thông số ống nước chính đi vào các tầng

dtr tính Đường kính ống tiêu chuẩn 𝝎 thực


G
Vị trí toán ddn dtd dng dtr tế
(kg/s)
(mm) (in) (mm) (mm) (mm) (m/s)
Trục I 195,88 353,2 16 400 406,4 381 1,72
Nhánh 1 tầng 8: nối 1
6,6 64,83 2 60 73 62,7 2,14
AHU 7.3 – 7.4 2

Nhánh 2 tầng 8: nối 1


11,7 86,31 3 80 101,6 90,1 1,84
AHU 7.5 với nhánh 1 2

Tầng 8 – 7 184,1 342,38 14 350 355,6 333,4 2,11


Nhánh L: nối 1
13,1 91,33 3 80 101,6 90,1 2,06
AHU 6.2 – 5.2 2

Nhánh 1 tầng 7: nối


14,8 97,08 4 90 114,3 102,3 1,8
AHU 7.2 với nhánh L
Tầng 7 – 6 166,5 325,6 14 350 355,6 333,4 1,91
Nhánh 1 tầng 6: nối
17 104,04 4 90 114,3 102,3 2,07
AHU 5.1 – 6.1
Nhánh 2 tầng 6: nối
26,4 129,65 5 125 141,3 128,2 2,05
nhánh 1 với AHU 6.3
Nhánh 3 tầng 6: nối 1
2,7 41,46 1 40 48,2 40,9 2,06
FCU 6.1 với nhánh 4 2

SVTH: Trương Hữu Luân 72 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Nhánh 4 tầng 6: nối 1
2 35,69 1 32 42,1 35,1 2,07
FCU 6.2 với nhánh 5 4

Nhánh 5 tầng 6: nối 1


1,3 28,7 1 32 42,1 35,1 1,34
FCU 6.3 – 6.4 4

Tầng 6 – 5 137,3 295,68 12 300 323,9 303,2 1,9


Tầng 5 – 4 124,4 281,45 12 300 323,9 303,2 1,73
Tầng 4 – 3 114,9 270,49 12 300 323,9 303,2 1,59
Nhánh 1 tầng 3: nối
36,8 153,08 6 150 168,3 154,1 1,97
AHU 3.1 – 3.2
Nhánh 2 tầng 3: nối
44,4 168,14 6 150 168,3 154,1 2,38
AHU 3.3 với nhánh 1
Nhánh 3 tầng 3: nối
44,9 169,09 6 150 168,3 154,1 2,41
FCU 3.1 với nhánh 2
Nhánh 4 tầng 3: nối
45,3 169,84 6 150 168,3 154,1 2,43
FCU 3.2 với nhánh 3
Tầng 3 – 2 69,6 210,52 8 200 219 202,7 2,16
Nhánh 1 tầng 2: nối
20,6 114,53 5 125 141,3 128,2 1,6
AHU 1.1 – 2.1
Nhánh 2 tầng 2: nối
31,8 142,3 6 150 168,3 154,1 1,71
AHU 2.2 với nhánh 1
Nhánh 3 tầng 2: nối
43,1 165,66 6 150 168,3 154,1 2,31
AHU 2.3 với nhánh 2
Tầng 2 – 1 26,6 130,14 5 125 141,3 128,2 2,06
Nhánh 1 tầng 1: nối
1 25,23 1 25 33,4 26,6 1,8
FCU 1.1 – 1.2
Nhánh 2 tầng 1: nối 1
1,5 30,91 1 32 42,1 35,1 1,55
FCU 1.3 với nhánh 1 4

Nhánh 3 tầng 1: nối 1


2 35,69 1 32 42,1 35,1 2,07
FCU 1.4 với nhánh 2 4

Nhánh 4 tầng 1: nối 1


2,6 40,69 1 40 48,2 40,9 1,98
FCU 1.5 với nhánh 3 2

Nhánh 5 tầng 1: nối


3,1 44,43 2 50 60,3 52,5 1,43
FCU 1.6 với nhánh 4
Tầng 1 – B1 23,5 122,33 5 125 141,3 128,2 1,82
Nhánh 1 tầng B1: nối 3
0,6 19,55 20 26,7 20,9 1,75
FCU B1.2 – B1.3 4
Nhánh 2 tầng B1: nối
0,8 22,57 1 25 33,4 26,6 1,44
FCU B1.4 với nhánh 1
Nhánh 3 tầng B1: nối
1,1 26,47 1 25 33,4 26,6 1,98
FCU B1.5 với nhánh 2
Tầng B1 – B2 22,4 119,43 5 125 141,3 128,2 1,74

SVTH: Trương Hữu Luân 73 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Trục II 213,88 369,1 16 400 406,4 381 1,88
Nhánh 3 tầng 8: nối
32,9 144,74 6 150 168,3 154,1 1,76
AHU 8.1 với nhánh 4
Nhánh 4 tầng 8: nối
23,5 122,33 5 125 141,3 128,2 1,82
AHU 7.9 với nhánh 5
Nhánh 5 tầng 8: nối
20,6 114,53 5 125 141,3 128,2 1,6
AHU 7.7 với 7.8
Tầng 8 – 7 181 339,49 14 350 355,6 333,4 2,07
Tầng 7 – 6 169,8 328,82 14 350 355,6 333,4 1,95
Nhánh 6 tầng 6: nối
43,1 165,57 6 150 168,3 154,1 2,31
AHU 6.4 với nhánh 7
Nhánh 7 tầng 6: nối
33,7 146,49 6 150 168,3 154,1 1,81
AHU 6.5 với nhánh 8
Nhánh 8 tầng 6: nối
22,4 119,43 5 125 141,3 128,2 1,74
AHU 5.6 – 6.6
Tầng 6 - 5 126,7 284,03 12 300 323,9 303,2 1,76
Nhánh 1 tầng 5: nối
28,6 134,95 5 125 141,3 128,2 2,22
AHU 5.4 – 5.5
Tầng 5 – 4 98,1 249,93 10 250 273 254,5 1,93
Nhánh 1 tầng 4: nối 1
14,5 96,09 3 80 101,6 90,1 2,27
AHU 4.2 – 4.3 2

Tầng 4 – 3 83,6 230,72 10 250 273 254,5 1,64


Nhánh 5 tầng 3: nối
55,3 187,65 8 200 219 202,7 1,71
nhánh 6 và nhánh T
Nhánh 6 tầng 3: nối
18,1 107,36 4 90 114,3 102,3 2,2
AHU 3.4 – 3.5
Nhánh 4 tầng 2: nối
26 128,67 5 125 141,3 128,2 2,01
AHU 2.4 – 2.5
Nhánh T: nối AHU 1.3
37,2 153,91 6 150 168,3 154,1 1,99
với nhánh 4 tầng 2
Tầng 3 – 1 28,3 134,24 5 125 141,3 128,2 2,19
Nhánh 6 tầng 1: nối 1
13,2 91,89 3 80 101,6 90,1 2,04
FCU B1.1 – AHU 1.2 2

Tầng 1 – B2 15,1 98,06 4 90 114,3 102,3 1,84


5.4 Chọn bơm cho hệ thống nước lạnh

5.4.1 Xác định trở lực trên đường ống

Để chọn bơm cho hệ thống nước lạnh thì ta cần phải biết được trở lực trên đường
ống, xác định trở lực trên đường ống chính là tổng tổn thất áp suất trên đường ống đó, ở
đây ta tính trên đường ống dài nhất. Ta sử dụng phương pháp đồ thị để tính trở lực.
SVTH: Trương Hữu Luân 74 Lớp: CK18NH1
Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Tổn thất áp suất chảy trong ống là đại lượng để chọn bơm có cột áp thích hợp. Khi
nước chảy trong ống có 2 dạng trở lực xuất hiện là ma sát theo chiều dài đường ống và
trở kháng cục bộ tại các van và phụ kiện như T, cút, U,… Các tổn thất cục bộ được quy
về chiều dài tương đương.

Hình 5.2: Chi tiết lắp đặt Chiller

Hình 5.3: Chi tiết lắp đặt AHU

Hình 5.4: Chi tiết lắp đặt bơm nước

SVTH: Trương Hữu Luân 75 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Hình 5.5: Ký hiệu các loại phụ kiện trong hệ thống

Đối với công trình, đường ống dài nhất là đường ống bắt đầu từ đầu đẩy bơm nước
lạnh đến Chiller, đi qua trục I từ tầng thượng xuống đến AHU 1.1 nằm ở tầng 1

❖ Ta tính mẫu trở lực cho đoạn ống nhánh đầu hút của bơm
- Tổn thất trên 1 mét chiều dài ống:
Tra bảng 12.12 và hình 12.17 tài liệu [2] với v = 1,75 m/s, D = 300 mm, ta tra
được tổn thất trên 1 mét chiều dài ống: 0,00775 mH2O/m
- Tổn thất do ma sát trên đoạn ống thẳng:
Chiều dài đoạn ống nhánh đầu hút bơm là 1 m, ta có:
∆𝑝𝑚𝑠 = 1.0,00775 = 0,00775 𝑚𝐻2 𝑂
- Tổn thất cục bộ của các phụ kiện trên đoạn ống ta tính bằng phương pháp quy đổi
thành chiều dài tương đương của đoạn ống (tra bảng 6.8, 6.9, 6.10 tài liệu [1]) quy
đổi chiều dài tương đương phụ kiện là:
Lọc Y: chiều dài tương đương là 76,2 m
Van bướm: chiều dài tương đương là 3,69 m
 Tổn thất cục bộ là:
∆𝑝𝑐𝑏 = (76,2 + 3,69).0,00775 = 0,61915 𝑚𝐻2 𝑂
- Tổng tổn thất trên đoạn ống nhánh đầu hút bơm:
∆𝑝 = ∆𝑝𝑚𝑠 + ∆𝑝𝑐𝑏 = 0,00775 + 0,61915 = 0,6269 𝑚𝐻2 𝑂

Tính toán tương tự cho các đoạn ống còn lại trên đường ống nước đã chọn:

SVTH: Trương Hữu Luân 76 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Bảng 5.6 :Tổn thất áp suất từng đoạn ống của đường ống đến AHU xa nhất

Chiều dài Tổn thất Tổn


Chiều dài
Ddn tương đương trên 1 mét thất áp
Đoạn ống Phụ kiện đoạn ống
(mm) phụ kiện ống suất
(m) (mH O/m) (mH
(m) 2 2O)

Ống góp đầu hút 3.10,06 +


500 3T + 1U 13,9 0,0078 0,53641
của bơm 24,69
Ống nhánh đầu 1 lọc Y + 1
300 1 76,2 + 3,69 0,00775 0,6269
hút của bơm van bướm
1 van một
Ống nhánh đầu
300 chiều + 1 1 36,58 + 3,69 0,00775 0,31984
đẩy của bơm
van bướm
Ống góp đầu
500 5T 6,8 5.10,06 0,0078 0,44538
đẩy của bơm
Ống góp đầu
500 5T 13,6 5.10,06 0,0078 0,49842
vào của BBH
Ống nhánh đầu 2 co 45o + 1 2.4,88 +
300 2,3 0,00775 0,12206
vào của BBH van bướm 3,69
Ống nhánh đầu
300 1 van bướm 2 3,69 0,00775 0,0441
ra của BBH
Ống góp đầu ra 6T + 1 co 6.10,06 +
500 20,7 0,0078 0,75114
của BBH 90o 15,24
Trục I đi từ ống 1T + 1 co
400 1,5 7,96 + 11,58 0,00663 0,27899
góp (cấp + hồi) 90o
Ống thẳng đi từ 3.10,36 +
3 co 90o + 1
tầng 8 xuống tầng 350 98,5 5,49 + 0,00991 3,0939
co 45o + 3T
7 (cấp + hồi) 3.7,01
Ống thẳng đi từ
tầng 7 xuống tầng 350 1 co 90o 5 10,36 0,0082 0,2519
6 (cấp + hồi)
Ống thẳng đi từ
tầng 6 xuống tầng 300 1T 5 5,79 0,00907 0,19573
5 (cấp + hồi)
Ống thẳng đi từ
tầng 5 xuống tầng 300 1T 5 5,79 0,00758 0,16358
4 (cấp + hồi)
Ống thẳng đi từ
tầng 4 xuống tầng 300 1T 5 5,79 0,00643 0,13876
3 (cấp + hồi)
Ống thẳng đi từ
tầng 3 xuống tầng 200 1T 5 3,96 0,01856 0,3326
2 (cấp + hồi)

SVTH: Trương Hữu Luân 77 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Đoạn nhánh tầng
5 co 90o + 5.4,88 +
2 đi đến AHU 2.2 150 39,5 0,0233 3,262
2T 2.3,05
(cấp + hồi)
Đoạn từ AHU
2.2 đến AHU 125 1T 5,3 2,5 0,01878 0,29297
2.1 (cấp + hồi)
Đoạn từ AHU
2.1 thông tầng đi 6 co 90o + 1
6.2,29 +
xuống tầng 1 70 lọc Y + 1 66 0,04912 9,18691
12,8 + 0,975
đến AHU 1.1 van bướm
(cấp + hồi)
Tổng trở lực trên đoạn ống (mH2O) 20,5416

Ta bỏ qua tổn thất đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo nhiệt độ, van xả đáy, van xả khí,
nối mềm do những tổn thất này không đáng kể.
Vậy:

- Tổng tổn thất trên đường ống dẫn nước:


∆𝑝𝑜𝑛 = 20,5416 𝑚𝐻2 𝑂
- Tổn thất áp suất qua bình bay hơi theo catalogue Chiller, ta có:
∆𝑝𝑏ℎ = 58,4 𝑘𝑃𝑎 = 5,9553 𝑚𝐻2 𝑂
- Tổn thất áp suất qua AHU 1.1 theo catalogue AHU, ta có:
∆𝑝𝐴𝐻𝑈 = 23,9 𝑘𝑃𝑎 = 2,4372 𝑚𝐻2 𝑂
- Tổn thất áp suất tĩnh: vì đây là hệ thống kín nên không có

Tổng tổn thất áp suất trên hệ thống đường ống dẫn nước lạnh:

∆𝑝 = ∆𝑝𝑜𝑛 + ∆𝑝𝑏ℎ + ∆𝑝𝐴𝐻𝑈 = 28,9341 𝑚𝐻2 𝑂

5.4.2 Chọn bơm cho hệ thống nước lạnh

Với lưu lượng và cột áp đã tính toán, ta chọn 5 bơm ly tâm cho hệ thống nước lạnh
mắc song song với nhau, sử dụng 4 bơm chạy chính và 1 bơm dự phòng.
Lưu lượng mỗi bơm
𝑉𝑜𝑔 409,84
𝑉𝑏ơ𝑚 = = = 102,46 𝑙/𝑠
𝑁 4
𝐺𝑜𝑔 409,76.1000
Với 𝑉𝑜𝑔 = = = 409,84 𝑙/𝑠 là lưu lượng nước lạnh trong ống góp
𝜌 999,8

và N là số lượng bơm chạy chính, N = 4.


Cột áp mỗi bơm nước lạnh:

SVTH: Trương Hữu Luân 78 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
𝐻𝑏ơ𝑚 = ∆𝑝 = 28,9341 𝑚𝐻2 𝑂
Ta sử dụng website chọn bơm của hãng Grundfos để chọn bơm nước lạnh cho
công trình.

Hình 5.6: Giao diện chọn bơm nước lạnh trên website Grundfos

Hình 5.7: Đường đặc tính của bơm nước lạnh

SVTH: Trương Hữu Luân 79 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Hình 5.8: Thông số bơm nước lạnh

Thông số bơm nước lạnh đã chọn:

- Model: LS 150-125-305E
- Loại: Bơm ly tâm
- Lưu lượng: 102,5 l/s
- Cột áp: 28,94 mH2O
- Công suất tối đa trên trục: 39,15 kW
- Công suất điện: 37 kW
- Số vòng quay: 1775 vòng/ phút
- Hiệu suất bơm: 81 %

5.5 Tính toán đường ống nước giải nhiệt

Hệ thống nước giải nhiệt cũng tương tự như hệ thống nước lạnh cũng gồm các
thành phần như đường ống nước, bơm, co, van,…
Do là hệ thống hở nên cần thêm hệ thống nước bồ sung khi nước bị thất thoát. Hệ
thống có chức năng giải nhiệt cho bình ngưng của Chiller, sau đó được bơm lên tháp
giải nhiệt để làm mát và theo đường ống trở về bình ngưng tiếp tục chu trình.

SVTH: Trương Hữu Luân 80 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
5.5.1 Tính toán đường ống nhánh

Công trình có 4 Chiller nên có 4 bình ngưng hoạt động, mỗi bình ngưng tương ứng
có mỗi ống nhánh nối từ ống góp. Tương tự ở đầu hút và đầu đẩy của mỗi bơm giải nhiệt
cũng có mỗi ống nhánh được nối từ ống góp.
Lưu lượng qua bình ngưng:
𝑄𝐾
𝐺= (5.5)
𝑐𝑝 . ∆𝑡
Trong đó:

- G: Lưu lượng nước qua bình ngưng, kg/s.


- Qk: Năng suất giải nhiệt của 1 bình ngưng, Qk = 2523,43 kW.
- ∆t: Độ chênh nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng, ∆t = 5oC.
- cp: Nhiệt dung riêng của nước ở nhiệt độ trung bình tính toán, cp = 4,19 kJ/kgK.
- ρ: Khối lượng riêng của nước, ρ = 994 kg/m3.
2523,43
→ 𝐺ố𝑛𝑔 𝑛ℎá𝑛ℎ = = 120,5 𝑘𝑔/𝑠
4,19.5

Ta chọn vận tốc nước ω = 2 m/s

Đường kính trong:

4. 𝐺 4.120,5
𝑑𝑡𝑟 = √ =√ = 277,8 mm
𝜋. 𝜔. 𝜌 𝜋. 2.994

Từ 𝑑𝑡𝑟 vừa tính được, ta chọn được các thông số đường kính (bảng 6.2 tài liệu [1]):

- Đường kính danh nghĩa: 12 in


- Đường kính tương đương: 300 mm
- Đường kính ngoài: 323,9 mm
- Đường kính trong: 303,2 mm

Từ kích thước ống đã chọn ta tính lại vận tốc nước thực tế:
4. 𝐺 4.120,5
𝜔= 2 = = 1,68 𝑚/𝑠
𝜌. 𝜋. 𝑑𝑡𝑟 994. 𝜋. 0,30322

5.5.2 Tính toán đường ống góp

Đường ống góp là ống nối ống nhánh từ bình ngưng và ống nhánh từ bơm, hệ
thống có 4 Chiller nên lưu lượng qua ống góp:

SVTH: Trương Hữu Luân 81 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
𝐺ố𝑛𝑔 𝑔ó𝑝 = 4. 𝐺ố𝑛𝑔 𝑛ℎá𝑛ℎ = 4.120,5 = 482 𝑘𝑔/𝑠

Ta chọn vận tốc nước ω = 2,7 m/s

Đường kính trong:

4. 𝐺 4.482
𝑑𝑡𝑟 = √ =√ = 478,2 mm
𝜋. 𝜔. 𝜌 𝜋. 2,7.994

Từ 𝑑𝑡𝑟 vừa tính được, ta chọn được các thông số đường kính (bảng 6.2 tài liệu [1]):

- Đường kính danh nghĩa: 20 in


- Đường kính tương đương: 500 mm
- Đường kính ngoài: 508 mm
- Đường kính trong: 477,9 mm

Từ kích thước ống đã chọn ta tính lại vận tốc nước thực tế:
4. 𝐺 4.482
𝜔= 2 = = 2,7 m/s
𝜌. 𝜋. 𝑑𝑡𝑟 994. 𝜋. 0,47792

Bảng 5.7: Thông số ống nước giải nhiệt

dtr tính Đường kính ống tiêu chuẩn 𝝎 thực


G
toán ddn dtd dng dtr tế
(kg/s)
(mm) (in) (mm) (mm) (mm) (m/s)
Ống góp 482 478,2 20 500 508 477,9 2,7
Ống nhánh 120,5 277,8 12 300 323,9 303,2 1,68

5.6 Chọn bơm cho hệ thống nước giải nhiệt

5.6.1 Xác định trở lực trên đường ống

Tương tự như chọn bơm cho hệ thống nước lạnh, đối với hệ thống nước giải nhiệt
ta cũng chọn đường ống dài nhất để xác định tổn thất.
Đối với công trình thì Chiller, bơm nước, tháp giải nhiệt đều đặt trên tầng thượng
nên đường ống dài nhất là đường ống từ Chiller xa nhất đến tháp giải nhiệt xa nhất.

SVTH: Trương Hữu Luân 82 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Hình 5.9: Chi tiết lắp đặt tháp giải nhiệt

Bảng 5.8 :Tổn thất áp suất hệ thống nước giải nhiệt trên đường ống dài nhất

Chiều dài Tổn thất


Chiều dài Tổn thất
Ddn tương đương trên 1 mét
Đoạn ống Phụ kiện đoạn ống áp suất
(mm) phụ kiện ống
(m) (mH2O)
(m) (mH2O/m)
Ống nhánh đầu
300 1 van bướm 1,5 3,69 0,007173 0,03723
vào của BN
Ống nhánh đầu 1 van bướm
300 1,7 3,69 + 4,88 0,007173 0,07367
ra của BN + 1 co 45o
Ống góp đầu 4T + 1 co 4.10,06 +
500 13 0,0095 0,65056
vào của BN 90o 15,24
Ống góp đầu ra 4T + 1 co 4.10,06 +
500 20,3 0,0095 0,65047
của BN 45o 7,93
Ống góp đầu 5T + 1 co 5.10,06 +
500 7,1 0,0095 0,69008
hút của bơm 90o 15,24
Ống góp đầu
500 5T 6,2 5.10,06 0,0095 0,53675
đẩy của bơm
Ống nhánh đầu 1 lọc Y + 1
300 2,5 76,2 + 3,69 0,007173 0,59098
hút của bơm van bướm
1 van một
Ống nhánh đầu
300 chiều + 1 0,8 68,58 + 6,69 0,007173 0,54565
đẩy của bơm
van bướm

SVTH: Trương Hữu Luân 83 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Ống góp đầu
4T + 1 co 4.10,06 +
vào tháp giải 500 21,8 0,0095 0,66472
45o 7,93
nhiệt
Ống góp đầu ra
500 4T 24,1 4.10,06 0,0095 0,61123
tháp giải nhiệt
Ống nhánh vào 1 van bướm 3,66 +
250 6,6 0,0181 0,59947
tháp giải nhiệt + 3 co 90o 3.7,62
Ống nhánh ra 1 van bướm
250 3 3,66 + 7,62 0,0181 0,25847
tháp giải nhiệt + 1 co 90o
Tổng trở lực trên đoạn ống (mH2O) 5,90928

Ta bỏ qua tổn thất đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo nhiệt độ, van xả đáy, van xả khí,
nối mềm do những tổn thất này không đáng kể.
Vậy:

- Tổng tổn thất trên đường ống dẫn nước giải nhiệt:
∆𝑝𝑜𝑛 = 5,90928 𝑚𝐻2 𝑂
- Tổn thất áp suất qua bình ngưng theo catalogue Chiller, ta có:
∆𝑝𝑏𝑛 = 64 𝑘𝑃𝑎 = 6,5264 𝑚𝐻2 𝑂
- Tổn thất áp suất tĩnh: chênh lệch cột áp tĩnh tính bằng chiều cao của tháp giải nhiệt,
với model LBC – 600 có chiều cao là 4,34 m.
∆𝑝𝑡 = 4,34 𝑚𝐻2 𝑂

Tổng tổn thất áp suất trên hệ thống đường ống dẫn nước giải nhiệt:

∆𝑝 = ∆𝑝𝑜𝑛 + ∆𝑝𝑏𝑛 + ∆𝑝𝑡 = 16,77568 𝑚𝐻2 𝑂

5.6.2 Chọn bơm cho hệ thống nước giải nhiệt

Với lưu lượng và cột áp đã tính toán, ta chọn 5 bơm ly tâm cho hệ thống nước giải
nhiệt mắc song song với nhau, sử dụng 4 bơm chạy chính và 1 bơm dự phòng.
Lưu lượng mỗi bơm
𝑉𝑜𝑔 484,91
𝑉𝑏ơ𝑚 = = = 121,23 𝑙/𝑠
𝑁 4
𝐺𝑜𝑔 482.1000
Với 𝑉𝑜𝑔 = = = 484,91 𝑙/𝑠 là lưu lượng nước giải nhiệt trong ống
𝜌 994

góp và N là số lượng bơm chạy chính, N = 4.


Cột áp mỗi bơm nước giải nhiệt:
𝐻𝑏ơ𝑚 = ∆𝑝 = 16,77568 𝑚𝐻2 𝑂

SVTH: Trương Hữu Luân 84 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Ta sử dụng website chọn bơm của hãng Grundfos để chọn bơm nước giải nhiệt
cho công trình.

Hình 5.10: Giao diện chọn bơm nước giải nhiệt trên website Grundfos

Hình 5.11: Đường đặc tính của bơm nước giải nhiệt

SVTH: Trương Hữu Luân 85 Lớp: CK18NH1


Chương 5: Thiết kế đường ống nước GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Hình 5.12: Thông số bơm nước giải nhiệt

Thông số bơm nước giải nhiệt đã chọn:

- Model: LS 200-150-305C
- Loại: Bơm ly tâm
- Lưu lượng: 121,3 l/s
- Cột áp: 16,78 mH2O
- Công suất tối đa trên trục: 26,25 kW
- Công suất điện: 30 kW
- Số vòng quay: 1770 vòng/ phút
- Hiệu suất bơm: 85,2 %

SVTH: Trương Hữu Luân 86 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG GIÓ
6.1 Giới thiệu hệ thống đường ống gió

Ống dẫn không khí hay ống gió là thiết bị đóng vài trò kết nối giữa dàn lạnh (AHU,
PAU, FCU) và không gian cần điều hòa. Ống dẫn không khí từ bộ phận làm lạnh đến
không gian cần điều hòa được gọi là ống cấp hay ống đi, còn đường ống dẫn không khí
từ trong không gian cần điều hòa trở về hệ thống làm lạnh gọi là ống tái tuần hoàn hay
ống về. Ngoài hai loại ống trên còn có loại ống thải dùng để thải bớt một phần không
khí trong không gian cần điều hòa ra ngoài môi trường.
Khi thiết kế đường ống dẫn không khí ta cần chú ý đến các yêu cầu sau:

- Ít gây ồn.
- Tổn thất lạnh nhỏ.
- Tổn thất áp suất trên đường ống nhỏ.
- Có tính mỹ thuật và chiếm ít không gian.
- Giá thành thích hợp, cấu tạo hợp lý và dễ lắp đặt.
- Chi phí vận hành thấp.
- Tốc độ gió, phân phối gió, thông gió phù hợp.

6.2 Phương pháp thiết kế đường ống gió

Khi thiết kế đường ống gió người ta thường sử dụng các phương pháp sau:

• Phương pháp ma sát đồng đều

Theo phương pháp này thì tổn thất áp suất trên một đơn vị chiều dài ống là như
nhau trong toàn bộ hệ thống. Thường thì phương pháp này thích hợp cho các hệ thống
có tốc độ thấp, được dùng phổ biến để thiết kế ống đi, ống về và ống thải.

• Phương pháp giảm tốc độ

Khi thực hiện phương pháp này đòi hỏi người thiết kế phải có kinh nghiệm để chọn
tốc độ của không khí trên cơ sở độ ồn chấp nhận được và chủ động giảm bớt tốc độ của
các đoạn ống kế tiếp. Đây là phương án đơn giản nhất, tuy nhiên ta chỉ có thể sử dụng
phương án này cho hệ thống tương đối đơn giản.

• Phương pháp phục hồi áp suất tĩnh

SVTH: Trương Hữu Luân 87 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Phương pháp này có thể sử dụng cho bất kỳ loại tốc độ nào, thường sử dụng để
thiết kế đường ống đi. Nội dung chính là xác định kích thước ống sao cho tổn thất áp
suất của hệ thống bằng độ gia tăng áp suất tĩnh trong ống. Phương pháp này phức tạp
hơn so với phương pháp ma sát đồng đều nhưng phù hợp với các yêu cầu về độ ồn hơn.

➢ Qua phân tích ta chọn phương pháp ma sát đồng đều để tính toán cho hệ thống.

6.3 Lựa chọn kiểu ống, miệng gió

6.3.1 Lựa chọn kiểu ống

Ta sử dụng hệ thống ống dẫn không khí kiểu treo và được che bởi lớp trần giả,
gồm hai loại ống gió chính:

- Ống gió cứng (tole): là ống dẫn gió chính cho hệ thống, vật liệu làm ống là tôn
kẽm, có tiết diện hình chữ nhật có thể chế tạo các hình dạng rẽ nhánh.
- Ống gió mềm: là loại ống gió có khả năng co giãn, uốn lượn dễ dàng, dùng để nối
vào các miệng gió.

6.3.2 Lựa chọn miệng gió

Ta sử dụng miệng gió vuông cho không gian cần điều hòa

6.4 Tính toán thiết kế đường ống gió cấp và gió hồi

Do công trình có quy mô khá lớn nên em chỉ tính toán thiết kế đường ống gió cấp
và gió hồi khu vực TiNiWorld (2256 m2) nằm ở tầng 5 của công trình do AHU 5.1 và
AHU 5.2 cấp gió lạnh. Các khu vực khác tính toán tương tự.

6.4.1 Tính toán kích thước đường ống gió cấp

Thông số ban đầu:

- Lưu lượng gió cấp cho TiNiWorld: 8624 l/s

Do có 2 AHU cấp gió cho khu vực này nên từ mặt bằng, cách bố trí miệng gió ta
tính được lưu lượng gió cấp từng AHU:

+ Lưu lượng gió cấp AHU 5.1: 4704 l/s


+ Lưu lượng gió cấp AHU 5.2: 3920 l/s
- Tổn thất áp suất tối đa: 1 Pa/m (theo trang 460 tài liệu [2])
- Vận tốc tối đa: 8 m/s

SVTH: Trương Hữu Luân 88 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
- Vận tốc tại của miệng gió tối đa: 2,5 m/s
- Hệ số tỉ lệ tối đa: 4

Hình 6.1: Mặt bằng khu vực TiNiWorld

Bảng 6.1: Lưu lượng gió cấp cho khu vực TiNiWorld

AHU trong Diện tích Lưu lượng Số miệng gió Lưu lượng mỗi cửa gió
TiNiWorld (m2) (l/s) (cái) (l/s)
AHU 5.1 1150 4704 36 130,67
AHU 5.2 1106 3920 30 130,67

Ta sử dụng phần mềm Duct Checker Pro để tính kích thước đường ống gió theo
phương pháp ma sát đồng đều. Trước khi nhập giá trị lưu lượng, ta vào mục Setting để
điều chỉnh các thông số:

- Tại mục Pressure (Áp suất, Pa) ta chọn “default”.


- Tại mục Temperature (Nhiệt độ, oC) ta nhập 26.
- Tại mục Relative Humidity (Độ ẩm tương đối, %) ta nhập 60.
- Tại mục Duct Material (Vật liệu ống) ta chọn “Average (Galvanized Steel)” là tôn
tráng kẽm có độ nhám trung bình.

SVTH: Trương Hữu Luân 89 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
- Tại mục Max Air Velocity (Vận tốc gió tối đa, m/s) ta nhập 8.
- Tại mục Max Friction Loss (Tổn thất áp suất tối đa, Pa/m) ta nhập 1.
- Tại mục Aspect Ratio (Tỷ lệ chiều dài ống/ chiều rộng ống) ta nhập 4.

Hình 6.2: Các thông số cài đặt trong phần mềm Duct Checker Pro

Nhập vào giá trị lưu lượng (Flow Rate, l/s) thì mềm sẽ cung cấp các kích thước
đường ống (Duct Size). Sau đó ta chọn một giá trị của đường ống thì phần mềm sẽ tự
động tính toán và đưa ra các thông số như vận tốc, tổn thất áp suất,…

`
Hình 6.3: Thông số ống gió cấp từ AHU 5.1 tính bằng Duck Checker Pro

SVTH: Trương Hữu Luân 90 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Hình 6.4: Thông số ống gió cấp từ AHU 5.2 tính bằng Duck Checker Pro

Hình 6.5: Mặt bằng bố trí ống gió cấp và ống gió hồi của TiNiWorld

SVTH: Trương Hữu Luân 91 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Bảng 6.2: Thông số đường ống gió cấp khu vực TiNiWorld

AHU Chiều Lưu Kích thước Vận Tổn thất Tổn thất
Đoạn
trong dài lượng ống tốc áp suất áp suất
ống
TiNiWorld (m) (l/s) (mm x mm) (m/s) (Pa/m) (Pa)
A1 – B1 7,1 4704 1450 x 450 7,21 0,736 5,2256
B1 – C1 9,4 4442,67 1350 x 450 7,31 0,772 7,2568
C1 – D1 11,3 4050,67 1250 x 450 7,2 0,767 8,6671
D1 – E1 12,9 3397,33 1250 x 400 6,79 0,765 9,8685
AHU 5.1
E1 – F1 13,0 2221,33 1100 x 350 5,77 0,659 8,567
F1 – G1 21,1 653,33 600 x 250 4,36 0,638 13,4618
G1 – H1 9,1 522,67 600 x 200 4,36 0,779 7,0889
H1 – I1 2,5 130,67 300 x 150 2,9 0,607 1,5175
Tổng tổn thất áp suất (Pa) 61,6532
A2 – B2 7,7 3920 1250 x 450 6,97 0,721 5,5517
B2 – C2 9,2 2090,67 1200 x 300 5,81 0,755 6,946
C2 – D2 13,3 1568 1000 x 300 5,23 0,649 8,6317
AHU 5.2
D2 – E2 12,8 914,67 850 x 250 4,3 0,56 7,168
E2 – F2 7,7 261,33 550 x 150 3,17 0,58 4,466
F2 – G2 2,3 130,67 300 x 150 2,9 0,607 1,3961
Tổng tổn thất áp suất (Pa) 34,1595

6.4.2 Tính toán kích thước đường ống gió hồi

Thông số ban đầu:

- Lưu lượng gió hồi cho TiNiWorld: 7013 l/s


+ Lưu lượng gió hồi AHU 5.1: 3740,3 l/s
+ Lưu lượng gió hồi AHU 5.2: 3272,7 l/s

Bảng 6.3: Lưu lượng gió hồi cho khu vực TiNiWorld

AHU trong Diện tích Lưu lượng Số miệng gió Lưu lượng mỗi cửa gió
TiNiWorld (m2) (l/s) (cái) (l/s)
AHU 5.1 1150 3740,3 8 467,53
AHU 5.2 1106 3272,7 7 467,53

Tương tự như phần tính toán ống gió cấp ta sử dụng phần mềm Duct Checker Pro
để tính kích thước đường ống gió hồi và lập bảng dưới đây

SVTH: Trương Hữu Luân 92 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Bảng 6.4: Thông số đường ống gió hồi khu vực TiNiWorld

AHU Chiều Lưu Kích thước Vận Tổn thất Tổn thất
Đoạn
trong dài lượng ống tốc áp suất áp suất
ống
TiNiWorld (m) (l/s) (mm x mm) (m/s) (Pa/m) (Pa)
J1 – K1 10,1 3740,3 1200 x 450 6,93 0,722 7,2922
K1 – L1 9,4 3272,7 1200 x 400 6,82 0,779 7,3226
L1 – M1 9,6 2805,2 1100 x 400 6,38 0,704 6,7584
AHU 5.1 M1 – N1 3,8 1870,1 950 x 350 5,62 0,656 2,4928
N1 – O1 7,6 1402,6 900 x 300 5,19 0,661 5,0236
O1 – P1 10,3 935,1 650 x 300 4,8 0,635 6,5405
P1 – Q1 7,3 467,53 450 x 250 4,16 0,655 4,7815
Tổng tổn thất áp suất (Pa) 40,2116
H2 – I2 10,4 3272,7 1200 x 400 6,82 0,779 8,1016
I2 – J2 2 2805,2 1100 x 400 6,38 0,704 1,408
J2 – K2 19,4 1870,1 950 x 350 5,62 0,656 12,7264
AHU 5.2
K2 – L2 8,3 1402,6 900 x 300 5,19 0,661 5,4863
L2 – M2 4,3 935,1 650 x 300 4,8 0,635 2,7305
M2 – N2 5,1 467,53 450 x 250 4,16 0,655 3,3405
Tổng tổn thất áp suất (Pa) 33,7933
6.5 Tính chọn quạt

6.5.1 Cơ sở lý thuyết

Để đảm bảo quạt có thể thổi đến tất cả các miệng gió, ta phải tính toán trở lực trên
đoạn ống có tổng trở lực lớn nhất, thông thường trở lực lớn nhất được tính trên đoạn ống
xa nhất, có nhiều khớp nối, có nhiều co nhất. Trở lực trên toàn bộ đoạn ống bao gồm trở
lực ma sát, trở lực cục bộ và trở lực qua thiết bị.
∆P = ∆Pms + ∆Pcb + ∆Ptb (6.1)

• Trong đó:
- ∆Pms : trở lực ma sát trên đường ống, ∆Pms = ∆P.L (Pa) (6.2)
+ ∆p: tổn thất áp suất trên 1m chiều dài ống, Pa/m.
+ L: tổng chiều dài ống, m.
- ∆Pcb: trở lực cục bộ, ∆Pcb = β.Pd (Pa) (6.3)
+ β: hệ số trở lực cục bộ.
+ Pd: tổn thất áp suất động, Pd = 0,602V2 (6.4)

SVTH: Trương Hữu Luân 93 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
- ∆Ptb: trở lực qua thiết bị.

6.5.2 Tính toán trở lực trên đường ống gió cấp

Từ AHU 5.1 xét đoạn ống cấp có trở lực lớn nhất là đoạn từ điểm A1 – I1.

❖ Trở lực ma sát

Theo bảng 6.2, ta tính được trở lực ma sát trên đoạn ống từ A1 – I1 là:
∆Pms = 61,6532 Pa

❖ Trở lực cục bộ


• Trở lực cục bộ do co 45o hình chữ nhật gây ra

Hình 6.6: Co 45o tiết diện hình chữ nhật

Xét trên đoạn A1 – B1 có sử dụng co 45o:


Ta có: V = 7,21 m/s; R/W = 1; H/W = 450/1450 = 0,31
Tra bảng 11.11a tài liệu [2] ta xác định được hệ số β = 0,265
Tra bảng 11.5b tài liệu [2] ta xác định được hệ số k = 0,6
Vậy trở lực cục bộ do co 45o tại đoạn A1 – B1 gây ra là:
∆Pcb = β.Pd = β.k.0,602V2 = 0,265.0,6.0,602.7,212 = 4,9758 Pa

• Trở lực cục bộ do co 90o hình chữ nhật gây ra

Hình 6.7: Co 90o tiết diện hình chữ nhật

SVTH: Trương Hữu Luân 94 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Xét trên đoạn B1 – C1 có sử dụng co 90o:
Ta có: V = 7,31 m/s; R/W = 1; H/W = 450/1350 = 0,33
Tra bảng 11.11a tài liệu [2] ta xác định được hệ số β = 0,263
Vậy trở lực cục bộ do co 90o tại đoạn B1 – C1 gây ra là:
∆Pcb = β.Pd = β.0,602V2 = 0,263.0,602.7,312 = 8,4603 Pa

• Trở lực cục bộ do đoạn giảm kích thước gây ra

Hình 6.8: Đoạn ống giảm kích thước

Xét trên đoạn A1 – B1 có sử dụng đoạn giảm kích thước:


Ta có: V = 7,21 m/s; θ = 10o; A1/ A2 = (1450 x 450)/(1350 x 450) = 1,07
Tra bảng 11.27 tài liệu [2] ta xác định được hệ số β = 0,05
Vậy trở lực cục bộ do đoạn giảm kích thước tại đoạn A1 – B1 gây ra là:
∆Pcb = β.Pd = β.0,602V2 = 0,05.0,602.7,212 = 1,5647 Pa

• Trở lực cục bộ do chân rẽ vuông - tròn gây ra

Hình 6.9: Chân rẽ vuông – tròn

Xét trên đoạn B1 – C1 có sử dụng chân rẽ vuông - tròn dạng chữ T bằng một ống
dạng conical:
Ta có: Vận tốc gió sau khi qua chân rẽ Vs = 7,2 m/s
Vận tốc gió ống chính Vc = 7,31 m/s

SVTH: Trương Hữu Luân 95 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
→ Tỉ số: Vs/Vc = 0,985
Tra bảng 11.34a tài liệu [2] ta xác định được hệ số βc,s = 0,0015
Vậy trở lực cục bộ do chân rẽ vuông - tròn tại đoạn B1 – C1 gây ra là:
∆Pcb = β.Pd = β.0,602V2 = 0,0015.0,602.7,312 = 0,05 Pa

• Trở lực cục bộ do chân rẽ vuông - vuông gây ra

Hình 6.10: Chân rẽ vuông – vuông

Xét trên đoạn B1 – C1 có sử dụng chân rẽ vuông - vuông dạng chữ T:


Ta có: Vận tốc gió sau khi qua chân rẽ Vs = 7,2 m/s
Vận tốc gió ống chính Vc = 7,31 m/s
→ Tỉ số: Vs/Vc = 0,985
Tra bảng 11.34a tài liệu [2] ta xác định được hệ số βc,s = 0,0015
Vậy trở lực cục bộ do chân rẽ vuông - vuông tại đoạn B1 – C1 gây ra là:
∆Pcb = β.Pd = β.0,602V2 = 0,0015.0,602.7,312 = 0,05 Pa

• Trở lực cục bộ do chạc ba đều gây ra

Hình 6.11: Chạc ba đều

SVTH: Trương Hữu Luân 96 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Xét trên đoạn A2 – B2 có sử dụng chạc ba đều:
Ta có: V = 6,97 m/s; Ac = (1250 x 450); A2b = (1200 x 300)
→ Tỉ số: A2b/Ac = 0,64
Tra bảng 11.37 tài liệu [2] ta xác định được hệ số βc,b = 0,286
Vậy trở lực cục bộ do chạc ba đều tại đoạn A2 – B2 gây ra là:
∆Pcb = β.Pd = β.0,602V2 = 0,286.0,602.6,972 = 8,3643 Pa

Bảng 6.5: Trở lực cục bộ trên đường ống gió cấp khu vực TiNiWorld

AHU Tổn thất


Đoạn Trở lực cục Số Hệ số Vận tốc
trong áp suất
ống bộ lượng 𝛃 (m/s)
TiNiWorld (Pa)
Co 45o 1 0,265 4,9758
Đoạn giảm 1 0,05 1,5647
A1 – B1 7,21
Chân rẽ vuông
2 - -
– tròn
Co 90o 1 0,263 8,4603
Đoạn giảm 1 0,05 1,6084
B1 – C1 Chân rẽ vuông 7,31
1 0,0015 0,05
– vuông
Chân rẽ vuông
1 0,0015 0,05
– tròn
Đoạn giảm 1 0,05 1,5604
C1 – D1 Chân rẽ vuông 7,2
2 0,006 0,3745
– vuông
Đoạn giảm 1 0,05 1,3877
AHU 5.1
Chân rẽ vuông
1 0,015 0,4163
D1 – E1 – vuông 6,79
Chân rẽ vuông
1 0,015 0,4163
– tròn
Đoạn giảm 1 0,05 1,002
Chân rẽ vuông
1 0,03 0,6013
E1 – F1 – vuông 5,77
Chân rẽ vuông
1 0,03 0,6013
– tròn
Co 90o 1 0,257 2,9411
Đoạn giảm 1 0,05 0,5722
F1 – G1 4,36
Chân rẽ vuông
1 - -
– tròn
G1 – H1 Đoạn giảm 1 0,05 4,36 0,5722

SVTH: Trương Hữu Luân 97 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Chân rẽ vuông
3 0,05 1,7166
– tròn
Co 90o 1 0,25 1,2657
H1 – I1 Chân rẽ vuông 2,9
1 0,014 0,0709
– tròn
Tổng tổn thất áp suất (Pa) 30,2077
A2 – B2 Chạc ba đều 1 0,286 6,97 8,3643
Đoạn giảm 1 0,05 1,0161
Chân rẽ vuông
1 0,01 0,2032
B2 – C2 – vuông 5,81
Chân rẽ vuông
1 0,01 0,2032
– tròn
Đoạn giảm 1 0,05 0,8233
Chân rẽ vuông
1 0,018 0,2964
C2 – D2 – vuông 5,23
Chân rẽ vuông
AHU 5.2 1 0,018 0,2964
– tròn
Đoạn giảm 1 0,05 0,5566
D2 – E2 Chân rẽ vuông 4,3
2 0,033 0,7346
– vuông
Co 90o 1 0,268 1,6213
Đoạn giảm 1 0,05 0,3025
E2 – F2 3,17
Chân rẽ vuông
1 0,01 0,0605
– tròn
Chân rẽ vuông
F2 – G2 1 0,014 2,9 0,0709
– tròn
Tổng tổn thất áp suất (Pa) 14,5493

Vậy:

- Tổng tổn thất áp suất trên đường gió cấp AHU 5.1:

∆Pcấp = ∆Pms + ∆Pcb = 61,6532 + 30,2077 = 91,8609 Pa

- Tổng tổn thất áp suất trên đường gió cấp AHU 5.2:

∆Pcấp = ∆Pms + ∆Pcb = 34,1595 + 14,5493 = 48,7088 Pa

6.5.3 Tính toán trở lực trên đường ống gió hồi

Từ AHU 5.1 ta xét đoạn ống hồi có trở lực lớn nhất là đoạn từ điểm J1 – Q1.

SVTH: Trương Hữu Luân 98 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
❖ Trở lực ma sát

Theo bảng 6.4, ta tính được trở lực ma sát trên đoạn ống từ J1 – Q1 là:
∆Pms = 40,2116 Pa

❖ Trở lực cục bộ


• Trở lực cục bộ do co 20o hình chữ nhật gây ra

Xét trên đoạn J1 – K1 có sử dụng co 20o:


Ta có: V = 6,93 m/s; R/W = 1; H/W = 450/1200 = 0,375
Tra bảng 11.11a tài liệu [2] ta xác định được hệ số β = 0,26
Tra bảng 11.5b tài liệu [2] ta xác định được hệ số k = 0,31
Vậy trở lực cục bộ do co 20o tại đoạn J1 – K1 gây ra là:
∆Pcb = β.Pd = β.k.0,602V2 = 0,26.0,31.0,602.6,932 = 2,3302 Pa

• Trở lực cục bộ do chạc ba thẳng góc gây ra

Hình 6.12: Chạc ba thẳng góc

Xét trên đoạn K2 – L2 có sử dụng chạc ba thẳng góc:


Ta có: V = 5,19 m/s; Ab = (650 x 300); Ac = (900 x 300)
ṁVb = 935,1 l/s; ṁVc = 1402,6 l/s
→ Tỉ số: Ab/Ac = 0,72
→ Tỉ số: ṁVb /ṁVc = 0,67
Tra bảng 11.38a tài liệu [2] ta xác định được hệ số βc,b = 0,13
Vậy trở lực cục bộ do chạc ba thẳng góc tại đoạn K2 – L2 gây ra là:
∆Pcb = β.Pd = β.0,602V2 = 0,13.0,602.5,192 = 2,108 Pa
Các chi tiết gây trở lực cục bộ còn lại trên đường ống gió hồi ta tính như ở phần
ống gió cấp và lập bảng dưới đây:

SVTH: Trương Hữu Luân 99 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Bảng 6.6: Trở lực cục bộ trên đường ống gió hồi khu vực TiNiWorld

Tổn thất
AHU trong Đoạn Trở lực cục Số Hệ số Vận tốc
áp suất
TiNiWorld ống bộ lượng 𝛃 (m/s)
(Pa)
Co 90o 1 0,26 7,5169
J1 – K1
Co 20o 1 0,26 6,93 2,3302
Chạc ba đều 1 0,26 7,5169
Đoạn giảm 1 0,05 1,4
K1 – L1 Chân rẽ vuông 6,82
1 0,007 0,196
– tròn
L1 – M1 Chạc ba đều 1 0,275 6,38 6,7386
Đoạn giảm 1 0,05 0,9507
M1 – N1
Chân rẽ vuông 5,62
1 0,008 0,1521
AHU 5.1 – tròn
Đoạn giảm 1 0,05 0,8108
N1 – O1 Chân rẽ vuông 5,19
1 0,008 0,1297
– tròn
Co 90o 1 0,253 3,5091
Đoạn giảm 1 0,05 0,6935
O1 – P1 4,8
Chân rẽ vuông
1 0,013 0,1803
– tròn
Chân rẽ vuông
P1 – Q1 1 0,06 4,16 0,6251
– tròn
Tổng tổn thất áp suất (Pa) 32,7499
Co 90o 1 0,263 7,3641
H2 – I2 6,82
Đoạn giảm 1 0,05 1,4
I2 – J2 Chạc ba đều 1 0,275 6,38 6,739
Đoạn giảm 1 0,05 0,9507
J2 – K2 Chân rẽ vuông 5,62
1 0,008 0,1521
– tròn
Chạc ba thẳng
AHU 5.2 K2 – L2 1 0,13 5,19 2,108
góc
Đoạn giảm 1 0,05 0,6935
L2 – M2 Chân rẽ vuông 4,8
1 0,013 0,1803
– tròn
Co 90o 1 0,254 2,6462
M2 – N2 Chân rẽ vuông 4,16
1 0,06 0,6251
– tròn
Tổng tổn thất áp suất (Pa) 22,859

SVTH: Trương Hữu Luân 100 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Vậy:

- Tổng tổn thất áp suất trên đường gió hồi AHU 5.1:

∆Phồi = ∆Pms + ∆Pcb = 40,2116 + 32,7499 = 72,9615 Pa

- Tổng tổn thất áp suất trên đường gió hồi AHU 5.2:

∆Phồi = ∆Pms + ∆Pcb = 33,7933 + 22,859 = 56,6523 Pa

6.5.4 Chọn quạt cho hệ thống

• Trở lực qua thiết bị:


- Trở lực qua VCD: 5 Pa
- Trở lực qua các bộ lọc, coil lạnh, coil nóng trong AHU: 350 Pa
- Trở lực qua miệng gió: 50 Pa
→ ∆Ptb = 405 Pa
• Từ kết quả tính trở lực trên ta có tổng trở lực để chọn quạt:
- Tổng trở lực AHU 5.1 là:

∆P = ∆Pcấp + ∆Phồi + ∆Ptb = 91,8609 + 72,9615 + 405 ≈ 570 Pa

- Tổng trở lực AHU 5.2 là:

∆P = ∆Pcấp + ∆Phồi + ∆Ptb = 48,7088 + 56,6523 + 405 ≈ 511 Pa

• Dựa vào cột áp và lưu lượng ta chọn quạt cho :

AHU 5.1 có V = 4704 l/s; ∆P = 570 Pa


AHU 5.2 có V = 3920 l/s; ∆P = 511 Pa
Ta dùng phần mềm chọn quạt của Fantech, để chọn quạt ly tâm model 27LDW
cho AHU 5.1
Thông số kỹ thuật quạt ly tâm 27LDW:

• Lưu lượng: 4,71 m3/s = 4710 l/s


• Cột áp tĩnh: 570 Pa
• Số vòng quay: 904 vòng/phút
• Đường kính cánh quạt: 686 mm
• Độ ồn: 66 dB
• Hiệu suất: 75%

SVTH: Trương Hữu Luân 101 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
• Công suất trên trục: 5,5 kW

Hình 6.13: Kết quả chọn quạt bằng phần mềm Fantech cho AHU 5.1

Ta dùng phần mềm chọn quạt của Fantech, để chọn quạt ly tâm model 24LDW
cho AHU 5.2
Thông số kỹ thuật quạt ly tâm 24LDW:

• Lưu lượng: 3,92 m3/s = 3920 l/s


• Cột áp tĩnh: 511 Pa
• Số vòng quay: 961 vòng/phút
• Đường kính cánh quạt: 610 mm
• Độ ồn: 64 dB
• Hiệu suất: 73%
• Công suất trên trục: 4 kW

SVTH: Trương Hữu Luân 102 Lớp: CK18NH1


Chương 6: Thiết kế đường ống gió GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Hình 6.14: Kết quả chọn quạt bằng phần mềm Fantech cho AHU 5.2

SVTH: Trương Hữu Luân 103 Lớp: CK18NH1


Chương 7: Thiết kế thông gió tầng hầm GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
CHƯƠNG 7: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG
GIÓ TẦNG HẦM
7.1 Nhiệm vụ của hệ thống thông gió tầng hầm

Tầng hầm là không gian phổ biến đối với các công trình xây dựng ở đô thị. Tầng
hầm được tạo ra với nhiều mục đích sử dụng khác nhau: trung tâm thương mại dưới lồng
đất, bãi để xe, không gian phục vụ mục đích kỹ thuật, chứa các thiết bị tiện ích và là nơi
thu gom rác.
Trong quá trình hoạt động sẽ xuất hiện một lượng lớn khí độc hại ở tầng hầm như:
NO, CO2, SO2,… Do đó tầng hầm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi
trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và an toàn của công trình.
Với những nguy cơ trên, tầng hầm cần phải có giải pháp để loại bỏ các tác nhân
gây ảnh hưởng đến an toàn của công trình và sức khỏe con người. Và giải pháp tối ưu
nhất để ngăn chặn các tác nhân gây nguy hại cho công trình là lắp đặt hệ thống thông
gió tầng hầm, hệ thống thông gió tầng hầm sẽ giúp:

- Thông gió, luân chuyển không khí trong tầng hầm tạo không gian không khí có
chất lượng tốt cho con người.
- Thoát khói khi có hỏa hoạn cháy nổ xảy ra, tạo điều kiện thuận lợi trong việc di
chuyển thoát nạn và cứu hộ con người.

7.2 Lựa chọn phương án thiết kế

Hệ thống thông gió tầng hầm thường có hai phương án thông gió :

• Phương án 1: Thông gió đi đường ống gió là hệ thống cấp gió tươi và hút gió thải
thông qua hệ thống đường ống gió và quạt. Thông thường được thiết kế cho những
tầng hầm có độ cao lớn, có không gian đi đường ống. Phương án này phân bố lưu
lượng khí tươi đều theo toàn tầng hầm thông qua hệ thống miệng gió.
- Ưu điểm: Phân bổ lưu lượng gió tươi đều trên toàn tầng hầm nhờ sử dụng miệng
gió và ống gió.
- Nhược điểm: Phương án này áp dụng cho những tầng hầm có cao độ trần lớn, có
không gian lắp đặt hệ thống ống gió.

SVTH: Trương Hữu Luân 104 Lớp: CK18NH1


Chương 7: Thiết kế thông gió tầng hầm GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Hình 7.1: Hệ thống miệng hút và miệng cấp thông gió tầng hầm

• Phương án 2: Thông gió Jetvent (JetFan) là quạt JetVent (JetFan) hoạt động trên
nguyên tắc thông gió theo phương dọc cũng như phương ngang. Quạt tạo ra một phản
lực với áp lực không khí cao, áp lực này làm di chuyển một lượng không khí lớn bằng
cách cuốn lấy không khí xung quanh quạt. Lượng không khí bị cuốn theo bởi quạt khi
không khí được quạt hút và thải ra đằng trước, tạo thành một luồng khí mạnh kéo
theo những miền không khí xung quanh.
- Ưu điểm:
+ Không sử dụng hệ thống ống gió, giảm bớt không gian lắp đặt.
+ Trở lực của hệ thống thấp nên kích thước quạt giảm, từ đó giảm được năng
lượng vận hành quạt.
- Nhược điểm: Độ ồn lớn, không thể phân bố lưu lượng gió đều các khu vực.

SVTH: Trương Hữu Luân 105 Lớp: CK18NH1


Chương 7: Thiết kế thông gió tầng hầm GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Hình 7.2: Hệ thống quạt Jetfan cho tầng hầm

➢ Ta chọn phương án 1 để thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm (bố trí đường ống gió
để cấp gió tươi và hút gió thải cho toàn bộ hầm). Vì phương án này được sử dụng rất
phổ biến ở Việt Nam hiện nay và được thẩm duyệt bởi các cơ quan chức năng có
thẩm quyền của nhà nước.
• Hệ thống thông gió tầng hầm này bao gồm: Ống gió tươi (cấp), ống gió thải (hút),
miệng gió 1 lớp, cửa gió (louver), các cảm biến CO, quạt cấp gió tươi, quạt hút gió
thải.
• Nguyên lý hoạt động của hệ thống:
- Khi ở chế độ thông gió bình thường, khói thải của xe cộ sẽ được quạt hút đem ra
ngoài trời thông qua miệng gió thải, ống gió thải và cửa gió thải. Đồng thời quạt
cấp sẽ lấy gió tươi ngoài trời vào không gian tầng hầm thông qua cửa gió tươi, ống
gió tươi và miệng gió tươi, làm cho không khí trong tầng hầm luôn được luân
chuyển.
- Khi có sự cố cháy xảy ra sẽ tạo ra khói, lửa chứa nhiều khí độc CO. Tín hiệu cảm
biến nồng độ khí CO được đầu báo nhận biết và kích hoạt chế độ khẩn cấp của
quạt thải gió để nhanh chóng hút khói độc ra ngoài tầng hầm, đồng thời tắt quạt
cấp gió tươi để đám cháy không có khí Oxi duy trì sự cháy.

SVTH: Trương Hữu Luân 106 Lớp: CK18NH1


Chương 7: Thiết kế thông gió tầng hầm GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
7.3 Tính toán thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm

7.3.1 Thông số đầu vào

Thiết kế thông gió cho tầng hầm theo tiêu chuẩn TCVN 5687 và QCVN 06.

• Chia zone hút khói thải

Tổng diện tích hầm B2 là 13500 m2 > 3000 m2, tầng hầm B2 cao 3,4m. Ta chia toàn
bộ tầng hầm thành 6 zone, mỗi zone sẽ có một hệ thống thông gió riêng. Khi đó diện tích
mỗi zone được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 7.1: Diện tích mỗi zone của tầng hầm B2

Tên khu vực Diện tích (m2)


Zone 1 2586
Zone 2 2832
Zone 3 2643
Zone 4 2068
Zone 5 1739
Zone 6 1632

Hình 7.3: Khu vực các zone tầng hầm B2 của công trình

Tổng diện tích hầm B2 lớn hơn 2000 m2, nên ta sử dụng quạt hút gió thải 2 tốc độ:
6ACH và 10ACH (ACH – Air Changes per Hour là bội số tuần hoàn của không khí theo
giờ, tra theo phụ lục G, tài liệu [6]).

SVTH: Trương Hữu Luân 107 Lớp: CK18NH1


Chương 7: Thiết kế thông gió tầng hầm GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Do khoảng cách từ vách tường đến ram dốc của tầng hầm lớn hơn 18m nên ta bắt
buộc phải dùng quạt cấp gió tươi.

• Chế độ làm việc của quạt

Trong tầng hầm ta gắn cảm biến CO để nhận biết nồng độ khí CO trong trường
hợp khẩn cấp (có khói, xảy ra hỏa hoạn). Ngoài ra, do khí CO nhẹ hơn so với không khí
nên có xu hướng bay lên trên nên ta gắn cảm biến CO trên trần để nhận biết tín hiêu.
Thông qua hoạt động của cảm biến CO, ta có các chế độ quạt sau:

- Nồng độ CO < 9ppm: Quạt hút gió thải tắt, quạt cấp gió tươi tắt.
- Nồng độ CO từ 9ppm đến 25 ppm (chế độ bình thường): Quạt hút gió thải
chạy với tốc độ thấp 6ACH, quạt cấp gió tươi hoạt động.
- Nồng độ CO > 25ppm (khi lưu lượng xe cộ trong hầm quá đông): Quạt hút
gió thải chạy với tốc độ cao 10ACH, quạt cấp gió tươi hoạt động.
- Khi có sự cố cháy xảy ra, quạt hút gió thải chạy với tốc độ cao 10ACH, quạt
cấp gió tươi tắt.

7.3.2 Tính toán kích thước và trở lực đường ống gió thải và gió tươi

Do tầng hầm B2 của công trình rất lớn và chia thành 6 zone khác nhau , trong phạm
vi luận văn nên em chỉ tính toán thiết kế hệ thống thông gió tầng hầm cho zone 1.
Zone 1 có:

- Diện tích: S1 = 2586 m2


- Chiều cao: h1 = 3,4 m
• Hút gió thải:
- Lưu lượng gió thải khi quạt hút chạy với tốc độ thấp (6ACH):

QEA6 = S1.h1.6 = 2586.3,4.6 = 52755 m3/h (7.1)

- Lưu lượng gió thải khi quạt hút chạy với tốc độ cao (10ACH):

QEA10 = S1.h1.10 = 2586.3,4.10 = 87924 m3/h (7.2)

• Cấp gió tươi:

Vì theo tiêu chuẩn Việt Nam không cho phép chạy quạt cấp gió tươi khi có sự cố
cháy, nên chỉ cần thiết kế một tốc độ (6ACH) cho quạt cấp gió tươi chạy trong trường
hợp bình thường.

SVTH: Trương Hữu Luân 108 Lớp: CK18NH1


Chương 7: Thiết kế thông gió tầng hầm GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
- Lưu lượng cấp gió tươi (có giá trị bằng 0,75 ÷ 0,9 theo tiêu chuẩn AS 1668.2 –
1991 của Úc nhầm tạo cho tầng hầm áp suất âm, đảm bảo hút được tối đa khí CO
từ trong hầm ra ngoài):

QFA6 = (0,75 ÷ 0,9).QEA6 (7.3)


Ta chọn: QFA6 = 0,85.QEA6 = 0,85.52755 = 44842 m3/h
Ta chọn miệng gió một lớp để hút gió thải và cấp gió tươi cho tầng hầm, vận tốc
tại miệng gió là 2,5 m/s, tổn thất áp suất tối đa là 1,5 Pa/m (do tầng hầm không yêu cầu
cao về độ ồn)
Tổng lưu lượng hút (6ACH) là 52755 m3/h. Số miệng hút của zone 1 là 38, lưu
lượng mỗi miêng hút là 1389 m3/h, kích thước 600mm x 300mm, vận tốc là 2,14 m/s.
Tổng lưu lượng cấp (6ACH) là 44842 m3/h. Số miệng cấp của zone 1 là 20, lưu
lượng mỗi miêng cấp là 2242 m3/h, kích thước 700mm x 400mm, vận tốc là 2,22 m/s.

Bảng 7.2: Tổn thất áp suất đường ống gió thải tầng hầm B2, zone 1

Lưu Kích thước Chiều Số Vận Tổn thất Tổn thất


Chi tiết lượng dài lượng tốc áp suất áp suất
(mm x mm) (m)
(m3/h) (cái) (m/s) (Pa/m) (Pa)
Louver thải + lưới
52755 3000 x 2000 1 2,44 25
chắn côn trùng
Ống gió đứng 52755 1600 x 700 6,8 13,1 1,46 9,93
Co vuông + cánh
52755 1600 x 700 1 13,1 10
hướng dòng
Ống thẳng 52755 1600 x 700 3,4 13,1 1,46 4,97
Chữ nhật ra tròn 52755 1600 x 700 2 13,1 20
Tiêu âm 52755 1600 x 700 3,4 13,1 1 3,4
Chạc ba thẳng góc 52755 1600 x 700 1 13,1 6,2
Ống thẳng 27766 1400 x 500 24,7 11 1,47 36,31
Co 90o 27766 1400 x 500 1 11 19,08
Đoạn giảm 27766 1400 x 500 1 11 3,64
Ống thẳng 22213 1200 x 500 11,2 10,3 1,35 15,12
Đoạn giảm 22213 1200 x 500 1 10,3 3,19
Ống thẳng 16660 1200 x 400 17,9 9,64 1,46 26,14
Đoạn giảm 16660 1200 x 400 1 9,64 2,8
Ống thẳng 8330 1000 x 300 17,9 7,71 1,31 23,45
Tổng tổn thất áp suất (Pa) 209,23

SVTH: Trương Hữu Luân 109 Lớp: CK18NH1


Chương 7: Thiết kế thông gió tầng hầm GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương
Bảng 7.3: Tổn thất áp suất đường ống gió tươi tầng hầm B2, zone 1

Lưu Chiều Số Vận Tổn thất Tổn thất


Kích thước
Chi tiết lượng dài lượng tốc áp suất áp suất
(mm x mm)
(m3/h) (m) (cái) (m/s) (Pa/m) (Pa)
Louver hút gió +
44842 3000 x 1700 1 2,44 25
lưới chắn côn trùng
Ống gió đứng 44842 1400 x 700 6,8 12,7 1,45 9,86
Co vuông + cánh
44842 1400 x 700 1 12,7 10
hướng dòng
Ống thẳng 44842 1400 x 700 17,9 12,7 1,45 25,96
Chữ nhật ra tròn 44842 1400 x 700 2 12,7 20
Tiêu âm 44842 1400 x 700 3,4 12,7 1 3,4
Co 90o 44842 1400 x 700 1 12,7 24,27
Chạc ba thẳng góc 44842 1400 x 700 1 12,7 5,83
Ống thẳng 29146 1200 x 600 15,7 11,2 1,38 21,67
Đoạn giảm 29146 1200 x 600 1 11,2 3,78
Co 90o 22420 1000 x 600 2 10,4 31,65
Ống thẳng 22420 1000 x 600 10 10,4 1,28 12,8
Đoạn giảm 22420 1000 x 600 1 10,4 3,26
Ống thẳng 13452 800 x 500 17,9 9,34 1,33 23,81
Tổng tổn thất áp suất (Pa) 221,29
7.4 Chọn quạt cho hệ thống thông gió tầng hầm

7.4.1 Chọn quạt cho đường ống gió thải

Tổng tổn thất áp suất tĩnh của đường ống gió thải khi quạt chạy tốc độ thấp 6ACH
là: p1 = 209,63 Pa.
Suy ra tổng tổn thất áp suất tĩnh của đường ống gió thải khi quạt chạy tốc độ cao
10ACH là:
𝑝2 𝑄𝐸𝐴10 2 10 2
= ( ) = ( ) = 2,78 (7.4)
𝑝1 𝑄𝐸𝐴6 6
→ p2 = 2,78.p1 = 2,78.209,63 = 583 Pa
Ta lấy giá trị p2 = 583 Pa để chọn quạt cho đường ống gió thải.
Lưu lượng cần thiết của quạt QEA10 = 87924 m3/h.
Ta sử dụng phần mềm chọn quạt của Fantech và chọn được quạt hướng trục, 2 tốc
độ model AP12546CA9/26.

SVTH: Trương Hữu Luân 110 Lớp: CK18NH1


Chương 7: Thiết kế thông gió tầng hầm GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Hình 7.4: Kết quả chọn quạt bằng phần mềm Fantech cho đường ống gió thải

Thông số kỹ thuật quạt hướng trục AP12546CA9/26:

• Lưu lượng: 24,64 m3/s = 88704 m3/h


• Cột áp tĩnh: 594 Pa
• Số vòng quay: 1440 vòng/phút
• Đường kính cánh quạt: 1250 mm
• Độ ồn: 84 dB
• Hiệu suất: 81%

7.4.2 Chọn quạt cho đường ống cấp gió tươi

Tổng tổn thất áp suất tĩnh của đường ống gió tươi khi quạt chạy tốc độ thấp 6ACH
là 221,29 Pa.
Lưu lượng cần thiết của quạt QFA6 = 44842 m3/h.
Ta sử dụng phần mềm chọn quạt của Fantech và chọn được quạt hướng trục, 1 tốc
độ model AP1004BA7/27.

SVTH: Trương Hữu Luân 111 Lớp: CK18NH1


Chương 7: Thiết kế thông gió tầng hầm GVHD: ThS. Hoàng Thị Nam Hương

Hình 7.5: Kết quả chọn quạt bằng phần mềm Fantech cho đường ống gió tươi

Thông số kỹ thuật quạt hướng trục AP1004BA7/27:

• Lưu lượng: 12,46 m3/s = 44856 m3/h


• Cột áp tĩnh: 221 Pa
• Số vòng quay: 1440 vòng/phút
• Đường kính cánh quạt: 1000 mm
• Độ ồn: 78 dB
• Hiệu suất: 74%

SVTH: Trương Hữu Luân 112 Lớp: CK18NH1


KẾT LUẬN
Hoàn thành luận văn tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho Trung tâm
thương mại Gigamall Thủ Đức giúp em hiểu thêm về những kiến thức cơ bản trong việc
tính toán thiết kế một hệ thống điều hòa không khí lớn, đòi hỏi sự chính xác cao và
chuyên nghiệp.

Trong luận văn này cơ bản em đã tính toán được các phụ tải lạnh, chọn thiết bị cho hệ
thống, tính toán đường ống nước, ống gió và tính toán thông gió tầng hầm cho công
trình. Tuy nhiên, phạm vi của luận văn chỉ dừng lại ở việc thiết kế cơ bản, trong thực tế
công việc thiết kế này sẽ khá phức tạp và yêu cầu tính ứng dụng thực tế cao cũng như
đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực hơn.

Qua thời gian thực hiện luận văn đã giúp em cũng cố kiến thức nền về truyền nhiệt, chu
trình lạnh, bơm, quạt và được làm quen với việc phân tích lựa chọn các phương án thiết
kế, tính chọn các thiết bị cũng như làm quen với một số phần mềm thông dụng trong
ngành Nhiệt lạnh.

Vì thời gian có hạn và năng lực cũng còn hạn chế nên phần luận văn của em vẫn còn
thiếu sót (chưa đề cập các hệ thống tạo áp cầu thang, hút khói hành lang) nên em mong
sẽ nhận được sự góp ý chân thành từ các quý Thầy Cô để em có thể trang bị thêm nhiều
kiến thức phát triển hơn trong sự nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn.

SVTH: Trương Hữu Luân 113 Lớp: CK18NH1


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đức Lợi (2003). Hướng Dẫn Thiết Kế Hệ Thống Điều Hòa Không Khí.
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[2] Lê Chí Hiệp (2011). Giáo Trình Điều Hòa Không Khí. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia TP.Hồ Chí Minh.
[3] Nguyễn Đức Lợi (2003). Giáo Trình Thiết Kế Hệ Thống Điều Hòa Không Khí, nhà
xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
[4] ASHRAE Hanbook 2017 – HVAC Fundamental.
[5] QCVN 06:2021. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công
trình.
[6] TCVN 5687:2010. Tiêu chuẩn quốc gia về Thông gió và Điều hòa không khí -
Tiêu chuẩn thiết kế.
[7] Tiêu chuẩn AS 1668.2 – 1991. The use of mechanical ventilation and air-
conditioning in buildings.
[8] Catalogue kỹ thuật của các hãng TRANE, CARRIER, REETECH, LIANGCHI,
GRUNDFOS, FANTECH

SVTH: Trương Hữu Luân 114 Lớp: CK18NH1

You might also like