You are on page 1of 74

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM


KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
----------

Báo cáo Cung Cấp Nhiệt


Đề tài: Thiết kế máy sấy lạnh nguyên liệu chuối với năng
suất 50 kg/ 1 mẽ

Thành viên thực hiện : Nguyễn Lê Tuấn Anh 160526111

Diệp Thanh Bình 16065201

Nguyễn Thế Dũng 16054301

Lớp : ĐHNL12B

Tp Hồ Chí Minh ,ngày 15 tháng 5 năm 2019


Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

2|Page
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Lời nhận xét của giáo viên

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
..

3|Page
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

LỜI NÓI ĐẦU

Kỹ thuật sấy là một ngành khoa học phát triền từ những năm 50 đến 60 của thế kỷ
XX ở các Viện và các trường Đại học trên thế giới chủ yếu để giải quyết những vấn đề
bảo quản các vật liệu cho công nghiệp và nông nghiệp.

Trong những năm 70 trở lại đây người ta ứng dụng kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm
khô, không những kéo dài thời gian bảo quản mà còn làm đa đạng thêm các mặt hàng sản
phẩm như: rau củ quả sấy, cá khô, tôm khô, sữa, cà phê,… Nước ta nằm trong vùng nhiệt
đới ẩm gió mùa, việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ sấy để sấy các loại nguyên
vật liệu mang một ý nghĩa đặt biệt: Giảm trọng lượng, giảm chi phí chuyên chở, ngăn cản
sự sống xót của vi sinh vật trong thực phẩm, kết hợp các phương pháp sấy để tiết kiệm
năng lượng, nghiên cứu công nghệ sấy để phù hợp với từng loại vật liệu, có thời gian bảo
quản và chất lượng cao nhất.

Trong nhiều loại trái cây, chuối là một trong những loại cây ăn quả quan trọng trên
thế giới. Tuy nhiên, chuối là cây ngắn ngày, thời gian thu hoạch nhanh (60-90 ngày) đã
tạo ra áp lực tiêu thụ rất lớn đặc biệt vào đỉnh vụ, khối lượng sản phẩm lớn gây ứ đọng,
dễ bị hư hỏng bởi thời tiết nắng nóng, giá bán thấp gây thiệt hại nhiều cho nông dân.

Do đó để giảm tổn thất quả chuối sau thu hoạch, một trong những biện pháp hiệu quả
được áp dụng là sấy khô để kéo dài thờ gian bảo quản, sau đó lựa chọn thời điểm và thị
trường thích hợp để tiêu thụ.Vì vậy, việc nghiên cứu thiết kế hệ thống sấy chuối phù hợp
nhằm tạo ra sản phẩm sấy có chất lượng cao với giá thành chế tạo và chi phí sấy thấp là
vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn và cũng là nhu cầu cấp thiết để ổn định và phát triển
cây chuối trong giai đoạn hiện nay.

Trong đồ án này, chúng em chọn thiết kế một hệ thống sấy dùng cho việc sấy sản
phẩm là chuối chín. Đây là lần đầu tiên tiếp nhận nhiệm vụ thiết kế hệ thống sấy mang
tính chất đào sâu chuyên ngành, do kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế nên sẽ
không tránh khỏi sai xót. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình
của giảng viên TS.Nguyễn Hiếu Nghĩa để chúng em có thể hoàn thành tốt đồ án này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2019

Người thiết kế

4|Page
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Mục lục :

Lời nhận xét của giáo viên.................................................................................................3


LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................4
1.1. Nguyên liệu.............................................................................................................8
1.1.1. Tình hình sản xuất chuối..................................................................................8
1.1.2. Phân loại chuối và giá trị dinh dưỡng của chuối.............................................10
1.1.3. Thành phần dinh dưỡng của chuối..................................................................12
1.2. Các thông số ban đầu............................................................................................12
1.3. Giới thiệu máy sấy lạnh.........................................................................................13
1.3.1. Cấu tạo...........................................................................................................13
CHƯƠNG 2 Cơ sở lý thuyết............................................................................................14
2.1.1. Ưu điểm của phương pháp sấy lạnh...............................................................15
2.1.2. Nhược điểm của phương pháp sấy lạnh..........................................................15
2.1.3. Tủ sấy lạnh mini.............................................................................................15
2.1.4 Tủ sấy lạnh......................................................................................................16
2.2. Một số công thức cơ bản trong tính toán thiết bị sấy:............................................17
2.2.1. Quá trình sấy lý thuyết :.................................................................................17
2.2.2. Tính toán thông số điểm nút của TNS............................................................18
2.2.3. Thời gian sấy τ...............................................................................................20
2.2.4. Tính toán nhiệt quá trình................................................................................21
CHƯƠNG 3 Thông số của tác nhân sấy và nguyên liệu sấy............................................23
3.1. Không khí ban đầu:...............................................................................................23
3.2. Không khí sau khi được đốt nóng :.......................................................................23
3.2.1. Bảng thông số điểm nút lý thuyết...................................................................24
3.3. Tốc độ sấy và thời gian sấy...................................................................................24

5|Page
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

3.3.1. Tốc độ sấy......................................................................................................24


3.3.2. Thời gian đốt nóng vật liệu :...........................................................................25
3.3.3. Thời gian sấy giai đoạn đẳng tốc τ 1...............................................................26
3.3.4. Thời gian sấy giai đoạn giảm tốc τ 2...............................................................26
3.4. Tính cân bằng vật chất:.........................................................................................27
3.5. Tính cân bằng năng lượng cho quá trình sấy lý thuyết..........................................27
3.6. Tính toán thiết bị...................................................................................................28
3.6.1. Diện tích buồng sấy........................................................................................28
3.6.2. Xây dựng quá trình sấy thực tế trên đồ thị I-d................................................29
3.6.3. Tính toán tổn thất nhiệt ∆...............................................................................30
3.6.4. Tổn thất nhiệt do vật liệu sấy mang đi qm......................................................33
3.6.5. Tổn thất nhiệt để làm nóng khay sấy qvc.......................................................33
3.6.6. Nhiệt hữu ích do ẩm mang vào q1...................................................................34
3.7. Quá trình sấy thực.................................................................................................35
3.7.1. Tính toán quá trình sấy thực tế.......................................................................36
3.7.2. Tính toán nhiệt quá trình sấy thực tế..............................................................38
CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BƠM NHIỆT......................................................40
4.1. Các thành phần cơ bản của bơm nhiệt (Cơ sở lý thuyết )......................................40
4.1.1. Môi chất và cặp môi chất................................................................................40
4.1.2. Máy nén lạnh..................................................................................................40
4.1.3. Các thiết bị trao đổi nhiệt...............................................................................40
4.1.4. Thiết bị phụ của bơm nhiệt.............................................................................40
4.1.5. Thiết bị ngoại vi của bơm nhiệt......................................................................41
4.2. Chọn môi chất nạp.................................................................................................41
4.2.1. Nhiệt độ ngưng tụ...........................................................................................42
4.2.2. Nhiệt độ bay hơi.............................................................................................42
4.2.3. Nhiệt độ hơi hút..............................................................................................42
4.3. Tính toán chu trình bơm nhiệt máy lạnh................................................................43
4.3.1. Chọn chu trình................................................................................................43

6|Page
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

4.3.2. Sơ đồ, nguyên lý làm việc..............................................................................43


4.3.3. Xây dựng đồ thị và lập bảng xác định các giá trị tại các điểm nút..................44
4.3.4. Hệ số nhiệt của bơm nhiệt:.............................................................................48
4.3.5. Chọn máy nén.................................................................................................51
4.3.6. Dàn ngưng (Thiết bị gia nhiệt không khí)......................................................53
4.3.7. Dàn bay hơi (Thiết bị làm lạnh không khí).....................................................54
4.4. Chọn Đường ống dẫn môi chất..............................................................................55
4.4.1. Đường ống đẩy...............................................................................................55
4.4.2. Đường ống hút................................................................................................56
4.5. TÍNH TOÁN TRỞ LỰC VÀ CHỌN QUẠT........................................................56
4.5.1. Tính toán đường ống dẫn tác nhân sấy...........................................................56
4.5.2. Tính toán trở lực của hệ thống........................................................................58
4.5.3. Chọn quạt.......................................................................................................60
CHƯƠNG 5 Tính thời gian hoàn vốn và bản vẽ thiết kế..................................................62
5.1. Thời gian hoàn vốn................................................................................................62
5.2. Bản vẽ và bản vẽ chi tiết......................................................................................65
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 71
Tài liệu tham khảo........................................................................................................72

7|Page
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

TỔNG QUAN

1.1. Nguyên liệu

1.1.1. Tình hình sản xuất chuối


Chuối chiếm khoảng 15% tổng sản lượng trái cây trên toàn thế giới. Khoảng 98%
sản lượng chuối trên thế giới được trồng ở các nước đang phát triển và được suất khẩu
sang các nước phát triển. Vào năm 2004 có tổng cộng 130 quốc gia suất khẩu chuối.Tuy
nhiên việc sản suất chuối thường là tập trung vào một số nước nhất định. Mưới nước sản
suất chính chiếm tới 37% sản lượng chuối thế giới vào năm 2004.Trong đó Ấn Độ,
Braxin và Trung Quốc chiếm một nửa của thế giới. Điều này càng ngày càng tăng lên
cho thấy sự tập trung hóa về phân phối chuối trên toàn thế giới.2

Bảng 1.1 Sản lượng chuối của Brazil, India, China và Thế Giới năm 2004 (Đơn vị:
tấn)3
Năm

Nước 2004

Brazil 6583564

India 16744500

China 6246000

Thế Giới 79405360

Ở nước ta chuối là loại trái cây có diện tích trồng và sản lượng cao. Nó chiếm 19%
tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng năm, cho sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn.
Tuy nhiên, diện tích trồng chuối lại không tập trung. Do đặc điểm là loại cây ngắn ngày,
nhiều công dụng và ít tốn diện tích nên chuối được trồng ở rất nhiều nơi trong các vườn
cây ăn trái và hộ gia đình. Một số tỉnh miền Trung và miền Nam có diện tích trồng chuối
khá lớn (Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích
từ 3.000 ha đến gần 8.000 ha). Trong khi đó các tỉnh miền Bắc có diện tích trồng chuối
lớn nhất như Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ…chưa đạt đến 3.000 ha.

8|Page
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Bảng 1.2 Diện tích trồng chuối theo vùng qua các năm (Đơn vị: ha)[3]

Năm
Vùng
2001 2002 2003 2004 2005

Đồng bằng sông Hồng 17900 18100 17546 17407 16400

Đông Bắc Bộ 8900 6300 9021 8849 8700

Tây Bắc Bộ 2300 2200 2376 2668 2600

Bắc Trung Bộ 15400 15500 15867 16029 16400

Duyên hải Nam Trung Bộ 10200 10500 10642 10713 11400

Tây Nguyên 2900 3400 3493 3630 3700

Đông Nam Bộ 12100 12300 12689 12653 12800

Đồng Bằng sông Cửu Long 31600 27700 27706 30142 31300

Bảng 1.3 Sản lượng chuối theo vùng qua các năm (Đơn vị: tấn)[3]

Năm
Vùng
2001 2002 2003 2004 2005

Đồng bằng sông Hồng 359500 342700 426161 352181 403500

Đông Bắc Bộ 95900 65200 100575 98517 96600

Tây Bắc Bộ 19300 25400 27285 30691 30600

Bắc Trung Bộ 80800 98300 102966 205666 110800

Duyên hải Nam Trung Bộ 66000 103500 99636 99504 111800

Tây Nguyên 33900 41400 44262 53027 58300

Đông Nam Bộ 114800 146400 150717 162596 175800

Đồng Bằng sông Cửu Long 310200 274800 330203 351629 366900

9|Page
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Trong năm 2017 vừa qua, ở Đông Nam Bộ tại những địa phương có diện tích trồng
chuối lớn như Tây Ninh, Đồng Nai.. người trồng chuối lỗ nặng, giá chuối mua tại vườn
đã hạ xuống từ 2000 đến 3000 đồng/kg, thậm chí có nơi chỉ còn 500 đồng/kg 6. Nguyên
nhân là do đây là nơi tập trung trồng chuối nhiều, có sản lượng lớn nhưng sức mua rất
thấp. Thương lái đến mua với giá rẻ nhưng chỉ mua chuối đẹp, quả đều. Hợp đồng bán
chuối với doanh nghiệp bị trì trệ. Chuối mau chín, nhiều gia đình để chuối chin rụng
ngoài vườn mà không thu hoạch nên gây ứ đọng. Một số chủ vườn buộc phải để chuối
chín tại vườn rồi bỏ cho gia súc, gia cầm ăn gây lãng phí. Từ đó biện pháp được đề ra để
xử lý lượng chuối tồn đọng sau thu hoạch là sấy bảo quản.

1.1.2. Phân loại chuối và giá trị dinh dưỡng của chuối
Chuối là loại cây nhiệt đới được trồng ở ít nhất 107 quốc gia 3… Việt Nam cũng là
nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối. Trải dài khắp đất nước, từ đồng
bằng đến miền núi bất kì mùa nào cũng có mùa chuối. Cây chuối ở Việt Nam được xem
là rau, quả và là lương thực thực phẩm không thể thiếu cho người và vật nuôi.

Bảng1.4 Phân loại theo tên gọi thông thường [3]

Tên gọi Hình ảnh Thông tin

Dùng chế biến rất nhiều món như


chè chuối, chuối chiên, chuối nướng,
chuối luộc… Cây Chuối sứ còn được
người nông dân Việt Nam dùng chế
Chuối sứ biến thức ăn cho gia súc, lá chuối sứ
được dùng để gói bánh. Ăn chuối sứ
điều đặn mỗi ngày rất giúp ích cho
cơ bắp...

Quả nhỏ và mập, khi chín vỏ vàng,


thịt thơm và hơi nhão. Chuối Cau
rất được ưa chuộng tại khu vực
Chuối cau
Châu Âu, đặc biệt là nước Pháp.

10 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Dùng làm chuối sấy và bán rất nhiều


ở thị trường Việt Nam, ngoài ra
chuối bơm giá rất rẻ nên thường
Chuối bơm
được các doanh nghiệp trong và
ngoài nước mua để chế biến thức ăn
gia súc.

Trái rất dài và cong, khi chín màu


xanh, chuối già được xuất khẩu rất
nhiều sang Châu Âu, đặc biệt là
Chuối già Pháp, chuối già rất nhiều chất dinh
hương dưỡng, nó còn là một thực phẩm trái
cây không thể thiếu của các vận
động viên thể hình.

Còn gọi là chuối chát thường được


dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận
bằng cách dùng hạt nấu nước uống
Chuối hột trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng
có tác dụng chữa một số bệnh khác
như cảm sốt, táo bón, hắc lào.

Có đặc trưng là không thể ăn sống


mà phải luộc chín. Khi thưởng thức,
Chuối sáp chuối có cảm giác giòn sần sật, vị
ngọt thanh.

Quả nhỏ và mập, khi chín vỏ đỏ


cam, thịt thơm và hơi nhão.
Chuối cau lửa

11 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Chuối táo quạ ra trái trực tiếp chứ


không ra bắp như chuối thường, trái
Chuối táo quạ to trung bình bằng cổ tay.

Giá trị dinh dưỡng: Chuối là một nguồn dinh dưỡng rất giàu chất sơ, kali, vitamin B6,
vitamin C, chất chống oxi hóa và các dưỡng chất thực vật.

1.1.3. Thành phần dinh dưỡng của chuối


Loại Khối lượng
Chuối và vỏ 100 gram
Thông tin tổng quan
Lượng
Calo 89
Nước 75 %
Protein 1.1 g
Carbs 22.8 g
Đường 12.2 g
Chất xơ 2.6 g
Chất béo 0.3 g
Bão hòa 0.11 g
Không bão hòa đơn 0.03 g
Không bão hòa đa 0.07 g
Omega-3 0.03 g
Omega-6 0.05 g
Chất béo chuyển hóa
Đối với sức khỏe, chuối là 1 loại trái cây rất tốt với sức khỏe. Giúp tăng cường sức khỏe
tim mạch và sức khỏe hệ tiêu hóa.

1.2. Các thông số ban đầu

Tính chất vật lý của chuối5:

 Khối lượng riêng: ρ = 977 kg/m3


 Nhiệt dung riêng: cvl = 1,0269 kJ/(kg.K)
 Hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,52 W/(m.K)

12 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

 Độ dày chọn: δ = 2 mm
 Độ ẩm vật liệu sấy:
o Độ ẩm của chuối trước khi sấy: M1 = 75 – 80 %
o Độ ẩm của chuối sau khi sấy: M2 = 18-20 %
Nhiệt dung riêng của nước: cn = 4,186 kJ/kg.K

Tốc độ gió chọn v = 2-3 m/s

1.3. Giới thiệu máy sấy lạnh

1.3.1. Cấu tạo

1.2.2. Nguyên lý hoạt động

Máy sấy lạnh hoạt động dựa trên nguyên lý của hệ thống bơm nhiệt với các thiết bị cơ
bản như điều hòa nhiệt độ, gồm: dàn nóng, dàn lạnh, van tiết lưu, máy nén, hệ thống
đường ống kết nối, mơi chất là gas ( R22, R410A, R32).

Không khí mang hơi ẩm lớn từ buồng sấy được đưa qua dàn lạnh, tại đây, nhiệt độ của
không khí đuôc môi chất trong dàn lạnh hấp thụ, hơi nước được ngưng tụ thành giọt nước
chảy ra ngoài, qua cục lạnh là không khí khô có nhiệt độ thấp. Chúng tiếp tục được đưa
qua dàn nóng, tại đây không khí được sấy nóng và được đưa trở lại buồng sấy để sấy khô
sản phẩm.

Nguyên lý bơm nhiệt: môi chất từ cục lạnh hấp thụ nhiệt được đưa tới máy nén để nén
đến áp suất cao, lúc này môi chất có nhiệt độ cao và được đưa qua dàn nóng. Không khí
khô từ dàn lạnh được đưa qua dàn nóng được hấp thụ nhiêt đi vào buồng sấy, lúc này,

13 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

môi chất đã giảm nhiệt độ và được đưa tới van tiết lưu, qua van tiết lưu môi chất có áp
suất thấp đồng thời hạ nhiệt độ tới điểm đọng sương của hơi

CHƯƠNG 2 Cơ sở lý thuyết

2.1 Sấy lạnh

Khái niệm: “Sấy lạnh là phương pháp sấy bằng tác nhân là không khí rất khô ở nhiệt độ
thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường. Dải nhiệt độ sấy từ 35-65 độ C, độ ẩm không khí sấy
vào khoảng 10-30%”
Máy sấy lạnh được cấu thành bởi một máy bơm nhiệt được đặt trong một tủ sấy hoặc một
hầm sấy tùy theo quy mô. Máy bơm nhiệt có một đầu nóng và đầu lạnh, đầu nóng sẽ cung
cấp nhiệt lượng cho tác nhân sấy, còn đầu lạnh dùng để tách ẩm cho không khí sấy. Do
đó, một số nơi, còn gọi máy sấy lạnh là máy sấy bơm nhiệt.
Có thể hiểu nôm na, “Máy sấy lạnh là loại máy sấy hoạt động ở dải nhiệt độ thấp hơn
nhiệt độ sấy thông thường, vật sấy sẽ khô mau hơn do không khí sấy trong tủ được tách
ẩm và rất khô“

14 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Hình 2 : Cấu tạo mấy sấy lạnh

2.1.1. Ưu điểm của phương pháp sấy lạnh


+ Tốc độ sấy nhanh hơn do không khí sấy đưa vào buồng sấy là rất khô. Nếu sấy nhiệt
gió hết 10h, thì với sấy lạnh, thời gian sấy giảm xuống còn 6-8h.
+ Chất lượng vật sấy tốt hơn do được sấy ở nhiệt độ thấp hơn thông thường, không khí
sấy khô nên vật sấy không bị hầm, hấp, giữ được màu sắc đẹp hơn so với sấy nhiệt gió.
Sấy nhiệt gió, độ ẩm không khí sấy thường rất cao và nóng nên nếu thoát ẩm không tốt,
có thể gây ra một trạng thái tương tự như lò hơi, ẩm độ cao khiến cho vật sấy mất màu,
mất chất, mất vị.
+ Tiết kiệm năng lượng: Phương pháp sấy nhiệt gió mất 1kW điện mới tách được 1,2kg
nước, còn phương pháp sấy lạnh 1kW điện có thể tách được 3kg nước.
2.1.2. Nhược điểm của phương pháp sấy lạnh
+ Thiết bị đắt tiền.
+ Máy phải nhập khẩu nên thời gian chờ đợi lâu.
Một số thiết bị sấy lạnh

2.1.3. Tủ sấy lạnh mini

15 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

+ Công suất: 20kg sản phẩm tươi trong 1 mẻ.


+ Điện tiêu thụ 500W. Điện gia đình.
+ 6 khay sấy, diện tích sấy khoảng 1m vuông.
2.1.4 Tủ sấy lạnh : dải nhiệt độ 55-65 độ C

16 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

+ Công suất: 100kg sản phẩm tươi /mẻ


+ Điện tiêu thụ: 1.2kW (+ 1kW cho chế độ sấy nhanh). Điện gia đình.
+ 16 khay sấy, diện tích sấy 7 m vuông.
Máy sấy lạnh có công suất lớn

Máy sấy lạnh công suất 500kg trở lên sản phẩm tươi/mẻ 

2.2. Một số công thức cơ bản trong tính toán thiết bị sấy:

2.2.1. Quá trình sấy lý thuyết :


_Điểm 0: Trạng thái không khí ngoài trời

_Điểm 1: Trạng thái không khí qua một phần dàn lạnh

_Điểm 2 : Trạng thái không khí sau dàn lạnh

17 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

_ Điểm 3 :Trạng thái không khí vào buồng sấy :

_Điểm 4 : Trạng thái không khí vào dàn lạnh :

Hình 2.1 : Đồ thị T-d của quá trình sấy lý thuyết

2.2.2. Tính toán thông số điểm nút của TNS


* Không khí ngoài trời ( điểm 0)

 Nhiệt độ t0 = 32C (Nhiệt độ trung bình hằng năm của TP. Hồ Chí Minh)
 Độ ẩm tương đối φ 0 = 80%.
 Phân áp suất bão hòa của hơi nước:

 Độ chứa hơi:

18 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

kga/kgkkk

 Entanpy:

 Từ các thông số nhiệt độ và độ ẩm không khí ngoài trời, tra đồ thị I-d, ta xác định
đươc nhiệt độ đọng sương ts = 25C ( Từ điểm O ( 32C,  = 80%), ta dóng đường
d = const cắt đường cong  = 100%, ta xác định được ts )
* Trạng thái không khí sau dàn lạnh (điểm 2)
Chọn trạng thái vào của không khí sau dàn lạnh có: t2 = 16C, φ 2 = 100%.

 Áp suất bảo hòa: bar.

 Độ chứa hơi: kga/kgkkk. Với


P = 1 bar.

 Enthalpy:
* Trạng thái không khí vào buồng sấy (điểm 3)
 Nhiệt độ: t3 = 40C
 Phân áp suất bão hòa

bar

 Độ chứa hơi: kga/kgkkk

 Entanpy:

19 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

 Độ ẩm tương đố:
* Trạng thái không khí vào dàn lạnh (điểm 4)
 Nhiệt độ: t4 = 40C.
 Độ ẩm: chọn  = 70%
 Phân áp suất bão hòa Pbh4 = Pbh3 = 0,073 bar

 Dung ẩm:
 Entanpi: I4 = 1,0048.t4 + d4.(2500 + 1,842.t4) KJ/Kgkkk
= 1,0048.40 + 0,0334.(2500 + 1,842.40) = 126,153 KJ/Kgkkk

* Điểm 1 :Trạng thái không khí qua một phần dàn lạnh

 Độ ẩm: φ 1=100 %
 Dung ẩm: d1 = d4 = 0,0334 Kga/Kgkkk
 Phân áp suất bão hòa:

 Nhiệt độ:
 Entanpi: I1 = 1,0048.t1 + d1.(2500 + 1,842.t1) KJ/Kgkkk
= 1,0048.25,24 + 0,0334.(2500 + 1,842.25,24) = 11,414 KJ/Kgkkk

2.2.3. Thời gian sấy τ


τ =τ 0 + τ 1+ τ 2[1]

Trong đó:
τ 0 - Gian đoạn đốt nóng vật liệu (h)

τ 1 - Gian đoạn sấy đẳng tốc (h)

τ 2 - Gian đoạn sấy giảm tốc (h)

20 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Do thời gian đốt nóng vật liệu τ 0 không đáng kể nên có thể bỏ qua và thời gian sấy
được tính bằng tổng thời gian sấy đẳng tốc và giảm tốc.

Tính tốc độ sấy và thời gian sấy theo phương pháp Loukov

+ Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu α q được tính theo các công thức thực nghiệm theo độ lớn
của vận tốc khí đi qua vật liệu sấy:

 Trường hợp vận tốc tác nhân v ≤ 2 m/s, α q được tính theo:

 Trường hợp vận tốc tác nhân v < 5 m/s, α q được tính theo:

 Trường hợp vận tốc tác nhân v >5 m/s, α q được tính theo:

Do tốc độ gió chọn v = 2 – 3 m/s nên

+ Mật độ dòng nhiệt:

J q =α q . ( t m−θ b )

Trong đó:

 t m=45° C – Nhiệt độ tác nhân sấy khu vực tiếp xúc với VLS
 θb =t ư – Nhiệt độ bề mặt VLS
Jq
+ Cường độ bay hơi ẩm trên bề mặt vật liệu: J m =
r

+ Tốc độ sấy:
1,8
+ Hệ số sấy tương đương: χ = M
k1

21 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

+ Thời gian sấy đẳng tốc:

+ Thời gian sấy giảm tốc:

2.2.4. Tính toán nhiệt quá trình


Tính lượng ẩm cần bốc hơi từ nguyên liệu sấy:
W T =G 1−G2

Trong đó: G1: khối lượng vật liệu đưa vào sấy, kg/mẻ

G2: khối lượng sản phẩm sau khi sấy, kg/mẻ

WT: lượng ẩm bốc hơi trong buồng sấy từ quá trình sấy, kg/mẻ

Tính lượng không khí cần thiết dùng làm tác nhân sấy cho 1kg ẩm bốc hơi1:

Trong đó: d4 – độ chứa hơi của không khí sau khi sấy (kg/kgkkk)

d3 – độ chứa hơi ban đầu của không khí trước khi đưa vào calorifer
(kg/kgkkk)

Khối lượng sản phẩm trong một mẻ là 50kg/mẻ:

G2 .(100−M 2)
Ta có: G1= =¿ kg/mẻ
100−M 1

Lượng ẩm bốc hơi trong một mẻ sấy:


M 1−M 2
W =G 1 . =¿ kg/mẻ
100−M 2

Lượng không khí khô tuần hoàn trong quá trình sấy

Llt = Wh.l0 , kgkk/mẻ

22 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

CHƯƠNG 3 Thông số của tác nhân sấy và nguyên liệu sấy

3.1. Không khí ban đầu: [1]

 Nhiệt độ t0 = 32C (Nhiệt độ trung bình hằng năm của TP. Hồ Chí Minh)
 Độ ẩm tương đối φ 0 = 80%.
 Phân áp suất bão hòa của hơi nước:

 Độ chứa hơi:

kga/kgkkk

 Entanpy:

3.2. Không khí sau khi được đốt nóng :

 Nhiệt độ: t3 = 40C


 Phân áp suất bão hòa

23 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

bar

 Độ chứa hơi: kga/kgkkk

 Entanpy:

Độ ẩm tương đố:

3.2.1. Bảng thông số điểm nút lý thuyết


Bảng 3.1 Thông số điểm nút của không khí trong quá trình sấy

Thông số Điểm 0 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4


t (°C) 32 25,24 16C 40C 40C
Pbh (bar) 0,0473 0,032 0,073 0,073
φ (%) 80 100 % 100%. 24,7 70
d
0,0244 0,0334 0,0114 0,0114 0,0334
(kgẩm/kgkkk)
I (kJ/kgkk) 94,59 11,414 44,913 69,532 126,153

Tính chất vật lý của chuối5:

Khối lượng riêng: ρ = 977 kg/m3

Nhiệt dung riêng: cvl = 1,0269 kJ/(kg.K)0

Hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,52 W/(m.K)

Độ dày chọn: δ = 5 mm

Độ ẩm vật liệu sấy:

24 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Độ ẩm của chuối trước khi sấy: M1 = 75 – 80 %

Độ ẩm của chuối sau khi sấy: M2 = 18-20 %

Nhiệt dung riêng của nước: cn = 4,186 kJ/kg.K

Tốc độ gió chọn v = 2-3 m/s

3.3. Tốc độ sấy và thời gian sấy [1]

3.3.1. Tốc độ sấy

Với v = 2 – 3 m/s, ta có:

Nhiệt độ tác nhân sấy khu vực tiếp xúc với VLS: tm= 40 ° C

Nhiệt độ bề mặt VLS: θb =t ư =¿ 26°C ( Tra đồ thị I-d với t0 = 32°C,  = 80% )

Mật độ dòng nhiệt :


W kJ
J q =α q . ( t m−θ b )=48,83. ( 40−26 )=683,62 2 = 2461,032 2
m K m K .h

2461,032
Cường độ bay hơi ẩm trên bề mặt vật liệu: 2500 = 0,98 (Kg/m2.h)

100. J m 100.0,98 %
Tốc độ sấy đẳng tốc: U 1= = =50,15
δ . ρ vls 0,002.977 h

3.3.2. Thời gian đốt nóng vật liệu :

Xác định thông số nhiệt độ theo quan hệ:

Trong đó: - , nhiệt độ TNS tính theo nhiệt độ trung bình trong buồng sấy

θ0
- : nhiệt độ VLS đưa vào TBS,

25 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

θ1
- : nhiệt độ bề mặt bay hơi vật liệu,

Vậy

Trị số Biot khuếch tán nhiệt: Biq


Trong đó: - R = 25mm = 0,0025m
Từ đồ thị quan hệ Q/Qn = f(θ , Bi) ( phụ lục) ta xác định chuẩn số Fourier: Fo = 7

Thời gian đốt nóng vật liệu:

Vậy = 0,02345 h
3.3.3. Thời gian sấy giai đoạn đẳng tốc τ 1
M1 = 80 %

M2 = 20%

Với φ = 80% tra bảng 1.13 giá trị các hệ số theo phương trình 1
được k1 = 2,7 và k2 =
19,5.

( )
0,5
100
Me = 2,7 + 0,435.19,5.ln =13,461 %
100−80

Me 13,461
Mke = .100 %=¿ .100 % = 15,55 %
100−M e 100−13,461

26 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

1,8
=0,0045
Hệ số sấy tương đương: 400

1 1
Độ ẩm tới hạn: M kx 1=M ke + =15,55+ =237,77 %
χ 0,0045

M k 1−M kx 1 400−237,77
Thời gian sấy đẳng tốc:τ 1 = = =3,23 h
U1 50,15

3.3.4. Thời gian sấy giai đoạn giảm tốc τ 2


Thời gian sấy giảm tốc:

−1 −1
τ 2= . ln [ χ ( M k 2−M ke ) ] = . ln [ 0,0076.(25−15,55) ] =¿ 6,91 h
❑2 . U 1 0,0076.50,15

τ
Tổng thời gian sấy :

3.4. Tính cân bằng vật chất:

Với nguyên liệu là quả chuối có độ ẩm ban đầu M 1 = 80% và yêu cầu sản phẩm
sấy có độ ẩm M2 = 20%

Khối lượng sản phẩm trong một mẻ sau khi sấy là 50Kg/mẻ
100−M 2 100−20 kg
Vậy G1=G2 . =50. =200
100−M 1 100−80 mẻ

Lượng ẩm bay hơi trong một mẻ sấy là: 200 – 50 =150 (Kg/mẻ )
WT 150 kg
Lượng ẩm bay hơi trong 1 giờ là: W h = = =14,75
τ 10,163 h

3.5. Tính cân bằng năng lượng cho quá trình sấy lý thuyết

Lượng không khí khô cần thiết để làm bay hơi 1 kg ẩm từ vật liệu là:

27 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

1 1
l 0= = =45,45 (Kgkk/ Kgẩm )
d 4 −d 3 0,0334−0,0114

Lượng không khí tuần hoàn trong cả quá trình sấy:

45,45 . 150 = 6817,5 (Kgkk/ h )

Nhiệt lượng dàn nóng cung cấp cho quá trình sấy để làm bay hơi 1kg ẩm

Nhiệt lượng dàn nóng cung cấp để sấy 1 mẻ:


Qlt = L0.q0 = 6817,5. 24,619 = 167840,0325 kJ

Năng lượng tiêu hao cho quá trình sấy: Q0 lt = kW

Nhiệt lượng riêng làm ngưng tụ ẩm:

qnta lt = I4 – I1 = 126,153 – 11,414 = 114,739 J/kga

Nhiệt lượng làm ngưng tụ ẩm: Qnta = L0.qnta = 6817,5. 114,739 = 782233,1325 kW

Lượng nhiệt cần thiết để tách 1kg nước: qdllt = I4 – I2 = 126,153 – 44,913 = 81,24 kJ/kg

Lượng nhiệt dàn lạnh thu được cho cả quá trình sấy:

Qdllt = L0.qdllt = 6817,5. 81,24 = 553853,7 kJ

3.6. Tính toán thiết bị

3.6.1. Diện tích buồng sấy


Với năng suất nhập vào 200kg, ta có:

28 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Thể tích hữu dụng:

Kv: là hệ số điền đầy. Kv = ( 0,4  0,5 ), chọn Kv = 0,5

Thể tích toàn bộ buồng sấy: V = Vh + Δ V, m3

Trong đó: Δ V - Thể tích của các khảng trống của kênh gió và các không gian đặt quạt
và các thiết bị sấy, m3. Theo kinh nghiệm ta chọn Δ V= (30 ¿ 40%)V. Ta chọn Δ V =
0,4.Vh = 0,4.0,82 = 0,328 m3
Vậy thể tích buồng sấy là: V = 0,4 + 0,328 = 0,728 m3
Với V đã tính toán được, ta chọn các kích thước của buồng sấy: Dài ¿ Rộng ¿ Cao là:
L ¿ B ¿ H = 2,5 ¿ 2 ¿ 1,2 (m3)

3.6.2. Xây dựng quá trình sấy thực tế trên đồ thị I-d
Cân bằng nhiệt cho quá trình sấy thực tế

(G 2 C n
G vc. C vc .t
+WC m ). m1
Q Q bs t m1

L, I 1, d 1 L, I 3' , d 3'
THIẾT BỊ SẤY

29 | P a g e
Q5 G 2 .C m G cv. C vc .t
.t m2 m2
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Hình 3.1 Cân bằng nhiệt của quá trình sấy thực tế

Phương trình cân b[ằng nhiệt cho thiết bị sấy:

Q + Qbs + WCntm1 + G2Cmtm1 + LI1 + Gvc.Cvctm1 = G2Cmtm2 + Q5 + LI3’ + Gvc.Cvc.tm2

Q + Qbs = L(I3’ – I1) + G2Cm(tm2 – tm1) + Q5 – WCn.tm1 + Gvc.Cvc.(tm2 – tm1)

Q + Qbs = Q2 + Qm + Q5 + Q1 + Qvc (*)

Trong đó :

 Q - Nhiệt lượng cung cấp để gia nhiệt tác nhân sấy


 Qbs - Nhiệt lượng bổ sung
Do không dùng thiết bị gia nhiệt cho không khí sau dàn nóng nên Qbs = 0
 Q1 = - WCmtm1 - Nhiệt hữu ích do ẩm mang vào
 G2Cm.(tm2 – tm1) = Qm - Nhiệt lượng tổn thất do vật liệu sấy mang ra
 Q5 - Nhiệt tổn thất ra môi trường theo kết cấu bao che
 Gvc.Cvc.(tm2 – tm1) = Qvc - Nhiệt lượng tổn thất theo thiết bị vận chuyển
 Q2 = L(I4’ – I2) - Nhiệt tổn thất do tác nhân sấy

Chia 2 vế (*) cho W và bỏ qua Qbs

Ta có: q = q1 + q2 + qvc + q5 + qm

Mà q = l(I3 – I2) hay l(I3 – I2) = l(I4’ – I2) + qvc +q5 + qm – Cntm1

Hay l(I4’ – I3) = Cntm1 - ( qvc + q5 + qm)

Đặt Cntm1 - (qvc + q5 + qm) =  - T bổn thất nhiệt để làm bay hơi 1 kg ẩm.

30 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

 Suy ra l(I4’ – I3) =  hay I4’ = I3 + /l

∆= nhiệt lượng bổ sung – nhiệt lượng tổn thất chung

3.6.3. Tính toán tổn thất nhiệt ∆


a) Tính nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che ra môi trường

 Nhiệt độ bên ngoài buồng sấy: tf = t0 = 320C

 Nhiệt độ bên trong buồng sấy: tf2 = 400C

δ=
 Buồng sấy có tường làm bằng thép có chiều dày 3 mm. Tra bảng phụ lục, ta
có hệ số dẫn nhiệt  = 46 W/mK

 Nhiệt tổn thất ra môi trường được tính theo công thức Q5 = K.F.t , (W)

Trong đó: F - Diện tích xung quanh của buồng sấy, m2


¿ ¿ ¿ ¿
Buồng sấy là hình hộp có các thông số: L B H = 2,5 2 1,2 = 6 (m3). Ta tính tổng
diện tích xung quanh của buồng sấy:

F = 2(L.B + L.H + B.H) = 2.(2,5.2 + 2,5.1,2 +2.1,2 ) = 20,8 (m2)

 t - Độ chênh nhiệt độ bên trong và


bên ngoài buồng sấy , 0C
t = tf1 - tf2 = 40 – 32 = 80C

 K - Hệ số truyền nhiệt , W/m2K

( )
−1
1 δ 1
+ +
α1 λ α 2
K=

Với: 1, 2 - hệ số toả nhiệt từ tác nhân sấy


đến vách trong buồng sấy và hệ số toả nhiệt từ
vách ngoài tới không khí bên ngoài , W/m2K.

Để xác định 1, 2 ta dùng phương pháp lặp

31 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

 Giả thiết tw1 = 39,5 0C (nhiệt độ vách trong của tường ), ta có phương trình cân
λ
δ
bằng nhiệt: q = 1(tf1 -tw1) = (tw1-tw2) = 2(tw2 - tf2)

Với tốc độ tác nhân sấy trong buồng sấy đã chọn ω = 2m/s (tốc độ không khí ω < 5 m/s)
nên ta có:

 Hệ số toả nhiệt 1 được xác định theo công thức kinh nghiệm sau:

ta có

Vậy mật độ dòng nhiệt truyền qua

q = 1(tf1 - tw1) = 48,83 (40 – 39,5 ) = 24,415 (W/m2)

 Nhiệt độ vách ngoài tường được xác định theo công thức:

δ
tw2 = tw1 - q. λ = 39,5 – 24,415. = 39,5°C

 Nhiệt độ định tính:

 Tra bảng thông số không khí với tm = 35,75 0C

 = 2,72.10-2 W/mK, v = 16,552.10−6 m2 /s , Pr =0,69985


3
g. β. Δt .l
 Tiêu chuẩn Grashoft: Gr = γ2 [4]

= = 1,6.109

Ta có Gr.Pr = 1,6.109.0,69985 = 1,12.109 thuộc khoảng ( 2.107 – 1. 1013 )

Công thức tính Nusselt: [4]


n
Nu = C ( Gr . Pr ) = 0,135. (1,12. 10 ) = 140,197
1 9 1 /3

32 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Nu . λ 140,197 .0,0272 2
m .K
Hệ số toả nhiệt 2 = l = 1,2 = 3,2 W/

Suy ra : q’ = 2(tw2 - tf2) = 3,2.(39,5 - 32) = 24 W/m2

*So sánh giữa q và q’


' ¿ ¿
∆ q = ¿ q−q ∨ q ¿ = ¿ 24,415−24∨ 24,415 ¿ = 0,017 ≈ 1,7 % < 5%

Sai số này rất nhỏ nên các kết quả tính trên có thể chấp nhận được

( )
−1
1 δ 1
+ +
α1 λ α 2
Vậy, hệ số truyền nhiệt: K=

Hay K=

Nhiệt tổn thất ra môi trường trong 1giây là:

Q5= K.F.∆ T = 3,39. 20,8.8= 564,096 J/s

- Nhiệt tổn thất ra môi trường trong quá trình sấy:

Vậy

3.6.4. Tổn thất nhiệt do vật liệu sấy mang đi qm [1]


Qm = G2.Cm(tm2 – tm1), kJ

Trong đó: Cm = 1,0269 kJ/(kg.K) – Nhiệt dung riêng của Chuối

Nhiệt độ vật liệu sấy vào: tm1 = t0 = 32 0C

Nhiệt độ vật liệu sấy ra: tm2 = tf1 = 40 0C

33 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Vậy nhiệt tổn thất do vật liệu sấy mang đi:

Qm= 50.1,0269.(40 – 32) = 410,76 kJ

Suy ra:

3.6.5. Tổn thất nhiệt để làm nóng khay sấy qvc [1]
Khay sấy được làm bằng nhôm có bề dày δ= 3,5 mm. Theo phụ lục V/271/[2] ta có
thông số của nhôm là: C = 0,86 kJ/kg; ρ Al = 2700 kg/m3. Với diện tích đã tính toán F =
Al

L¿ B = 2,5.2 = 5 m . Chọn số khay sấy là n = 4 khay.


2

Vậy tổng diện tích khay sấy là:

Fk = F.n = 5.4 = 20 m2.

Khối lượng nhôm để làm khay sấy:

ρ Al δ ρ Al
GAl = V. = Fk. . = 20.0,003.2700 = 162 kg

Nhiệt tổn thất:

Qvc = GAl.CAl(tm2 – tm1) = 162.0,86.(40 – 32) = 1114,56 kJ

Vậy

3.6.6. Nhiệt hữu ích do ẩm mang vào q1 [1]

q1 = - Cn.tm1

Trong đó: Cn - Nhiệt dung riêng của nước, Cn = 4,18 kJ/kgaK

Vậy: q1 = - 4,18.32 = -133,76 kJ/kga

Ta có:

34 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

∆ < 0, không có cấp nhiệt bổ sung. Điểm 4’ trong quá trình sấy thực sẽ nằm lệch bên
trái điểm 4.

Đồ thị I-d trong trường hợp sấy thực được biểu thị như sau:

3.7. Quá trình sấy thực

35 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Hình 3.2 :Đồ thị T-d của Quá trình sấy lạnh thực tế

_Điểm 0: Trạng thái không khí ngoài trời

_Điểm 1’: Trạng thái không khí qua một phần dàn lạnh trong sấy thực

_Điểm 2 : Trạng thái không khí sau dàn lạnh

_ Điểm 3 :Trạng thái không khí vào buồng sấy :

_Điểm 4’: Trạng thái không khí sau buồng sấy trong quá trình sấy thực tế

2 - 3: Quá trình gia nhiệt trong giàn nóng

3 - 4’: Quá trình sấy thực tế trong buồng sấy

4’ - 1’- 2: Quá trình làm lạnh không khí và ngưng tụ ẩm trong dàn lạnh trong trường hợp
sấy thực tế.

3.7.1. Tính toán quá trình sấy thực tế


a. Thông số tại các điểm nút của đồ thị

36 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

* Điểm 0,2,3:

Thông số tại các điểm 0,2,3 không thay đổi so với quá trình sấy lý thuyết.
* Điểm 4’:

Trong quá trình sấy thực tế tồn tại một giá trị nhiêt lượng tổn thất Δ nên:
Giả sử nhiệt độ t4’ = 35 oC . Dựa vào quá trình sấy thực tế ta có


I4’ – I3 = = ∆ .(d4’ – d3)
l

I4’ = Io + ∆ .(d4’ – do)

Ta có I4’ = I3 +∆ .(d4’ – do)

I3 = Ck.t3 + (2500 + 1,842.t3).d3

I4’ = Ck.t4’ + (2500 + 1,842.t4’).d4’

Ta có

I4’ – I3 = Ck.(t4’ – t3) – (2500 + 1,842.t3).d3 + (2500 + 1,842.t4’).d4’

Ta đặt A = Ck.(t4’ – t3) – (2500 + 1,842.t3).d3

B = (2500 + 1,842.t4’)

 I4’ – I3 = A+ B.d4’ = ∆ .(d4’ – d3)

Entanpi

I4’ = 1,0048.t4’ + d4’(2500 + 1,842.t4’)

= 1,0048.35 + 0,0133.(2500 + 1,842.35) = 69,3 kJ/kg

* Điểm 1’

37 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Ta có φ 1' = 100%

d 1 ' = d4’ = 0,0133 kg/kgkkk

Tra đồ thị I-d ta có t1’ = 18oC

Phân áp suất bão hòa hơi nước

Pbh1’ = Exp = 0,0206 bar

Entanpi của không khí tại điểm số 1’

I1’ = 1,0048.t1’ + d1’(2500 + 1,842.t1’) (3.3)

I1’ = 1,0048.18 + 0.0133.(2500 + 1,842.18)

= 51,78 kJ/kg

Bảng 3.2 Điểm nút quá trình sấy lạnh thực

Thông số Điểm 0 Điểm 1’ Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4’


t (°C) 32°C 18°C 16C 40C 35°C
Pbh (bar) 0,0473 0,0206 0,073 -
φ (%) 80 100 100%. 24,7 -
d
0,0244 0,0133 0,0114 0,0114 0,0133
(kgẩm/kgkkk)
I (kJ/kgkk) 94,59 51,78 44,913 69,532 69,3

3.7.2. Tính toán nhiệt quá trình sấy thực tế [1]


-Lượng không khí khô cần thiết để làm bay hơi 1 kg ẩm:
38 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

ltt = = 526,32 kgkkk/kga

-Lưu lượng không khí tuần hoàn trong quá trình sấy

Ltt = WT.ltt = 150. 526,32 = 78948 kg/mẻ

- Lưu lựợng không khí tuần hoàn trong 1 giây:

Gkk = = 2,16 kg/s

- Nhiệt lượng dàn nóng cung cấp cho quá trình sấy để làm bay hơi 1 kg ẩm:

qtt = I3 – I2 = 69,532 - 44,913 = 24,619 kJ/kga.

- Nhiệt lượng dàn nóng cung cấp để sấy 1 mẻ:

Qtt = Ltt.(qtt - ∆ )= 78948.(24,619 +13,9988) = 3048798,074 kJ

- Năng suất nhiệt dàn nóng cung cấp để sấy trong 1 giây:

Q0 tt = = 83,33 kW.

- Nhiệt lượng thực tế để làm ngưng tụ ẩm

q ntatt = I4’ – I1’ = 69,5 – 52,03 = 17,47 kJ/Kg

-Nhiệt lượng thực tế làm ngưng tụ ẩm

Qntatt = Ltt.(qnta - ∆ )= 78948.(17,47 +13,9988) = 15991914,99 kW

-Lượng nhiệt cần thiết để tách 1kg nước thực tế:

q dltt = I4’ – I2 = 69,5 – 44,913= 24,587 kJ/Kg

-Lượng nhiệt dàn lạnh thu được cho cả quá trình sấy thực tế

39 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Qdltt = Ltt. (qdltt - ∆ ¿ = 78948 .( 24,587 +13,9988) = 3046271,738 kJ

-Năng suất lạnh dàn lạnh cung cấp để làm lạnh trong 1 giây

Qdltt 3046271,738
Qktt = = = 83,26kW
τ 10,163.3600

40 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BƠM NHIỆT

4.1. Các thành phần cơ bản của bơm nhiệt (Cơ sở lý thuyết )

4.1.1. Môi chất và cặp môi chất


Môi chất và cặp môi chất của bơm nhiệt có yêu cầu như máy lạnh. Một vài yêu cầu đặc
biệt hơn xuất phát từ nhiệt độ sôi và ngưng tụ cao hơn, gần giống như chế độ nhiệt độ cao
của điều hòa không khí, nghĩa là cho đến may người ta vẫn sử dụng các loại môi chất
như: R12, R22, R502 và MR cho máy nén tuabin. Gần đây người ta chú ý đến việc sử
dụng các môi chất mới cho bơm nhiệt nhằm nâng cao nhiệt độ dàn ngưng như: R21,
R113, R114, R12B1, R142…

4.1.2. Máy nén lạnh


Cũng như máy nén lạnh, máy nén là bộ phận quan trọng nhất của bơm nhiệt. Tất cả các
dạng máy nén của máy lạnh đều được ứng dụng trong bơm nhiệt. Đặc biệt quan trọng là
máy nén piston trượt, máy nén trục vít và máy nén tuabin. Một máy nén bơm nhiệt cần
phải chắc chắn, tuổi thọ cao, chạy êm và cần phải có hiệu suất cao trong điều kiện thiếu
hoặc đủ tải.

4.1.3. Các thiết bị trao đổi nhiệt


Các thiết bị trao đổi nhiệt cơ bản trong bơm nhiệt là thiết bị bay hơi và ngưng tụ. Máy
lạnh hấp thụ có thêm thiết bị sinh hơi và hấp thụ. Giống như máy lạnh, thiết bị ngưng tụ
và bay hơi của bơm nhiệt cũng bao gồm các dạng: ống chùm, ống lồng ngược dòng, ống
đứng và ống kiểu tấm. Các phương pháp tính toán cũng giống như chế độ điều hoà nhiệt
độ.

4.1.4. Thiết bị phụ của bơm nhiệt


Tất cả các thiết bị phụ của bơm nhiệt giống như thiết bị phụ của máy lạnh. Xuất phát từ
yêu cầu nhiệt độ cao hơn nên đòi hỏi về độ tin cậy, công nghệ gia công thiết bị cao hơn.
Đây cũng là vấn đề đặt ra đối với dầu bôi trơn và đệm kín các loại trong hệ thống.

41 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Do bơm nhiệt phải hoạt động ở chế độ áp suất và nhiệt độ gần sát với giới hạn tối đa nên
các thiết bị tự động rất cần thiết và phải hoạt động với độ tin cậy cao để phòng hư hỏng
thiết bị khi chế độ làm việc vượt quá giới hạn cho phép.

Đối với van tiết lưu, bơm nhiệt có chế độ làm việc khác máy lạnh nên cũng cần có van
tiết lưu phù hợp.

4.1.5. Thiết bị ngoại vi của bơm nhiệt


Thiết bị ngoại vi của bơm nhiệt là những thiết bị hổ trợ cho bơm nhiệt phù hợp với từng
phương án sử dụng của nó. Thiết bị ngoại vi của bơm nhiệt gồm một số loại sau:

 Các phương án động lực của máy nén như: động cơ điện, động cơ gas, động cơ
diesel hoặc động cơ gió…
 Các phương án sử dụng nhiệt thu ở dàn ngưng tụ. Nếu là sưởi ấm thì có thể sử
dụng dàn ngưng trực tiếp hoặc gián tiếp qua một vòng tuần hoàn chất tải nhiệt, có
thể sử dụng để sấy, nấu ăn, hút ẩm…Mỗi phương án đòi hỏi những thiết bị hổ trợ
khác nhau.
 Các phương án cấp nhiệt cho dàn bay hơi. Trường hợp sử dụng dàn lạnh đồng
thời với nóng thì phía dàn bay hơi có thể là buồng lạnh hoặc chất tải lạnh. Ngoài ra
còn có thể sử dụng dàn bay hơi đặt ngoài không khí, dàn bay hơi sử dụng nước
giếng là môi trường cấp nhiệt. Còn có những phương án như dàn bay hơi đặt ở
dưới nước, đặt ở dưới đất hoặc sử dụng năng lượng mặt trời.
 Các thiết bị điều khiển, kiểm tra tự động sự hoạt động của bơm nhiệt và các thiết
bị hổ trợ. Đây là những thiết bị tự động điều khiển các thiết bị phụ trợ ngoài bơm
nhiệt để phù hợp với hoạt động của bơm nhiệt.

4.2. Chọn môi chất nạp

Môi chất của bơm nhiệt cũng có yêu cầu như đối với máy lạnh. Ngày nay, người ta vẫn
dùng loại môi chất như: R12, R22, R502, R21, R113, R114… Do hệ thống bơm nhiệt
làm việc ở nhiệt độ cao nên ta cần chọn môi chất nhiệt có nhiệt độ sôi cao. So sánh khả

42 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

năng ứng dụng rộng rãi và ưu điểm nổi bật của các môi chất nhiệt ta chọn R22 làm môi
chất lạnh cho bơm nhiệt.

4.2.1. Nhiệt độ ngưng tụ


Dàn ngưng của bơm nhiệt có nhiệm vụ gia nhiệt cho không khí nên môi trường làm mát
dàn ngưng chính là tác nhân sấy.

Gọi - tw2 là nhiệt độ không khí ra khỏi dàn ngưng. Theo yêu cầu thì tw2 = 40 0C

- Δt k là hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu

Đối với dàn ngưng giải nhiệt bằng gió, Δt k = (10 – 15 0C).

Ta chọn Δt k = 10 0C. Khi đó, nhiệt độ ngưng tụ của môi chất là:

tk = tw2 + Δt k = 40 + 10 = 50 0C

4.2.2. Nhiệt độ bay hơi


Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh có thể lấy như sau:

t0 = tb - Δt 0

tb - nhiệt độ không khí sau dàn bay hơi. Theo yêu cầu của hệ thống sấy tb = 16 0C

Δt 0 : Hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu. Hiệu nhiệt độ tối ưu là Δt 0 = (8 – 13 0C). Ta chọn

Δt 0 = 80C

Như vậy nhiệt độ sôi của môi chất lạnh là:

t0 = 16 – 8 = 8 0C

4.2.3. Nhiệt độ hơi hút

43 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Để đảm bảo máy nén không hút phải lỏng người ta phải đảm bảo hơi hút vào máy nén
nhất thiết phải là hơi quá nhiệt.

th = t0 + Δt h

Với môi chất R22, ta chọn Δt h = 25 0C. Vậy nhiệt độ hơi hút là:

th = 3 + 25 = 28 0C

4.3. Tính toán chu trình bơm nhiệt máy lạnh

4.3.1. Chọn chu trình


Với nhiệt độ bay hơi t0 và nhiệt độ ngưng tụ tk đã chọn, tra bảng tính chất nhiệt động của
R22 ở trạng thái bão hòa ta có áp suất bay hơi và ngưng tụ tương ứng là:

t0 = 8 0C → p0 = 6,4041 bar

tk = 50 0C → pk = 19,326 bar

Như vậy, ta có tỉ số nén:

pk
π=
p0 = = 3,02

Với nên ta chọn máy nén 1 cấp.Mặt khác, môi chất lạnh sử dụng ở đây là
R22 nên ta chọn sơ đồ máy nén lạnh 1 cấp dùng thiết bị hồi nhiệt.

4.3.2. Sơ đồ, nguyên lý làm việc

44 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

MN: Máy
nén

TL: Tiết
Lưu

BH: Bay hơi

Hình 4.1 Sơ đồ và nguyên


lý làm việc của máy sấy lạnh

 Nguyên lý làm việc


Hơi môi chất sau khi ra khỏi thiết bị bay hơi được đưa vào thiết bị hồi nhiệt, nhận
nhiệt đẳng áp của lỏng cao áp trở thành hơi quá nhiệt 1’. Hơi quá nhiệt này được hút
về máy nén và được nén đoạn nhiệt trong máy nén từ áp suất bay hơi p 0 lên áp suất
ngưng tụ pk. Hơi cao áp 2 đi vào thiết bị ngưng tụ, nhả nhiệt đẳng áp cho tác nhân sấy,
ngưng tụ thành lỏng sôi 3. Sau đó, lỏng cao áp 3 đi vào thiết bị hồi nhiệt, nhả nhiệt
đẳng áp cho hơi hạ áp trở thành lỏng chưa sôi 3’. Lỏng 3’ đi vào van tiết lưu giảm áp
suất xuống áp suất bay hơi p 0 (điểm 4) rồi đi vào thiết bị bay hơi nhận nhiệt của tác
nhân sấy vừa ra khỏi buồng sấy, hóa hơi đẳng áp đẳng nhiệt thành hơi bão hòa ẩm và
chu trình lại tiếp tục.

4.3.3. Xây dựng đồ thị và lập bảng xác định các giá trị tại các điểm nút

45 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Hình 4.2 Đồ thị T-s và logP-i của chu trình lạnh

Trạng thái :

1-1’: Quá nhiệt hơi môi chất trong thiết bị hồi nhiệt.

1’-2: Nén đoạn nhiệt hơi môi chất từ p0 đến pk.

2-3: Làm mát và ngưng tụ đẳng áp đẳng nhiệt trong thiết bi ngưng tụ.

3-3’: Quá lạnh lỏng cao áp trong thiết bị hồi nhiệt.

3’-4: Quá trình tiết lưu đẳng Entanpi.

4-1 : Quá trình bay hơi đẳng áp đẳng nhiệt trong thiết bị bay hơi.

Bảng các thông số tại các điểm nút của đồ thị:

Tra bảng tính chất nhiệt động của R22 ở trạng thái bão hòa và bảng tính chất nhiệt động
của hơi quá nhiệt R22 – Trang 167-182- Môi chất lạnh- Nguyễn Đức Lợi- Phạm Văn
Tùy, ta có bảng các thông số nhiệt động của môi chất trên đồ thị như sau:

Bảng 4.1 Thông số nhiệt động của môi chất trên đồ thị

46 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Điểm Trạng thái t, °C P, bar i, kJ/kg s, kJ/kgK


Hơi bão hòa khô,
1 8 6,4041 405,97 1,7458
x=1
1’ Hơi quá nhiệt 28 6,4041 421,728 1,78704
2 Hơi quá nhiệt 88,81 19,326 452,338 1,78704
3 Lỏng sôi, x=0 50 19,326 262,03 1,2042
3’ Lỏng chưa sôi 37,7 19,326 246,272 1,1559
4 Hơi bão hòa ẩm 8 6,4041 246,272 -

Nhiệt độ điểm 3’ được xác định theo phương trình cân bằng nhiệt trong thiết bị hồi nhiệt
với giả thiết bỏ qua các tổn thất. Ta có:

i3 – i3’ = i1’ – i1

Hay i3’ = i3 + i1 – i1’ = 262,03 + 405,97 – 421,728 = 246,272 kJ/kg

Từ i3’ và p3’ ta có t3’ = 37,7 0C.

Như vậy độ quá lạnh Δt ql = 50 – 37,7 = 12,3 0C

4.1.6. Tính toán chu trình

Lưu lượng môi chất tuần hoàn qua hệ thống:

Lưu lượng môi chất tuần hoàn được xác định dựa vào năng suất lạnh của dàn bay hơi Q 0
và công suất nhiệt Qk của dàn ngưng tụ. Ở chương 4 ta đã tính toán được:

Q0tt = 83,33 kW; Qktt = 83,26 kW

Xem hiệu suất của dàn nóng và dàn lạnh bằng nhau: η0 =η k = 0,75.

Vậy công suất dàn ngưng của bơm nhiệt:

47 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Q ktt
83 ,26
Qk = η k = 0,75 = 111 kW

Công suất dàn bay hơi của bơm nhiệt:

Q 0tt
= 83 ,33
Q0 = η 0 0,75 = 111,1 kW

Do môi chất tuần hoàn trong bơm nhiệt nên lưu lượng môi chất qua dàn nóng và dàn lạnh
bằng nhau.

Ta có:

+ Lưu lượng môi chất qua dàn lạnh:

Q0 111,1
G0 = = = 0,69 kg/s
i1 −i 4 405,97−246,272

+ Lưu lượng môi chất qua dàn nóng:

Qk 111
Gk = = = = 0,58 kg/s
i2 −i3 452,338−262,03

Ta thấy lưu lượng môi chất qua dàn nóng và dàn lạnh theo tính toán không bằng nhau.
Do đó để đảm bảo công suất của toàn hệ thống thì ta chọn lưu lượng lớn nhất. Tức là: G
= max(G0, Gk) = G0 = 0,69 kg/s.

Khi đó công suất nhiệt sẽ là:

Qk’ = G(i2 – i3) = 0,69.(452,338 - 262,03) = 131,31 kW

Công suất nhiệt sẽ thừa một lượng là:

ΔQ k = Q – Q = 131,31 – 111 = 20,1 kW.


k’ k

Phụ tải của thiết bị hồi nhiệt:

48 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Qhn = G.(i1’ – i1) = 0,69.(421,728 – 405,97) =10,9 kW

Công tiêu thụ của máy nén:

L = G(i2 – i1’) = 0,69.(452,338 – 421,728) = 21,12 kW

4.3.4. Hệ số nhiệt của bơm nhiệt:


Do sử dụng bơm nhiệt nóng lạnh nên hệ số nhiệt của bơm nhiệt được tính theo công thức:

qk +q0 2. q 0 +l
= = 2.159,698+21,12
ϕ = l l 21,12 = 16,12

4.2.Tính chọn máy nén

* Nhiệm vụ của máy nén lạnh

Máy nén lạnh là bộ phận quan trọng nhất của các hệ thống lạnh nén hơi. Máy nén có
nhiệm vụ:

- Liên tục hút hơi sinh ra ở thiết bị bay hơi.

- Duy trì áp suất P0 và nhiệt độ t0 cần thiết.

- Nén hơi lên áp suất cao tương ứng với môi trường làm mát, nước hoặc không khí, đẩy
vào thiết bị ngưng tụ.

- Đưa lỏng qua van tiết lưu trở về thiết bị bay hơi, thực hiện quá trình tuần hoàn kín của
môi chất lạnh trong hệ thống gắn liền với việc thu hồi nhiệt ở môi trường lạnh và thải
nhiệt ở môi trường nóng.

* Chọn loại máy nén

Với môi chất R22 ta chọn loại máy nén pittông nửa kín

4.2.1. Tính toán chu trình ở chế độ yêu cầu

- Năng suất khối lượng thực tế: G = 0,69 kg/s.

49 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

- Năng suất thể tích thực tế:

Tra bảng 9 – Các tính chất nhiệt động của R22 ở trạng thái bão hoà – trang 68 - Môi chất
lạnh – Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùy, với nhiệt độ hơi hút là 8 0C ta có v = v0” =
36,89.10-3 m3/kg.

Vậy Vtt = G.v = 0,69. 36,89.10-3 = 25,45.10-3 m3/s.

pk 19,326
π=
- Tỷ số nén : p 0 = 6,4041 = 3,02

V tt
λ=
- Hệ số cấp của máy nén: V lt

Hệ số cấp của máy nén không phải cố định mà thay đổi tuỳ theo chế độ làm việc của hệ
thống. Dựa vào hình 7-4: hệ số cấp và hiệu suất chỉ thị phụ thuộc vào tỷ số nén – trang
215 - Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi, với môi chất R22 ta có λ = 0,8

- Thể tích hút lý thuyết: Vlt = Vtt/ λ = 25,45.10-3/0,8 = 31,81.10-3 m3/s.

- Năng suất lạnh riêng khối lượng:

q0 = i1 – i4 = 405,97 – 246,272 = 159,698 kJ/kg

* Năng suất lạnh riêng thể tích:

4.2.2. Tính toán năng suất lạnh tiêu chuẩn

Do công suất lạnh của máy nén phụ thuộc rất lớn vào chế độ vận hành nên chế độ vận
hành khác so với trong catalog. Để chọn máy nén phù hợp ta tiến hành quy đổi năng suất
lạnh từ chế độ vận hành sang chế độ quy chuẩn:

50 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Tra bảng 7-1-trang 220 - Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi . Với
R22, chế độ tiêu chuẩn là: t0 = -15 0C; tqn = 15 0C; tk = 30 0C; tql = 25 0C.

Bảng 4.2 Thông số trạng thái của các điểm nút trên đồ thị

Điể P T v.103 i S
Trạng thái
m bar 0
C m3/kg kJ/kg kJ/kgK

1 Hơi bão hòa khô,

x=1 2,966 -15 77,29 399,16 1,771

1’ Hơi quá nhiệt 2,966 15 106,15 418,32 1,844

2 Hơi quá nhiệt 11,908 85 26,069 458,059 1,844

3 Lỏng sôi, x=0 11,908 30 0,851 236,69 1,124

3’ Lỏng chưa sôi 11,908 25 0,837 230,50 1,105

4 Hơi bão hòa ẩm 2,966 -15 17,829 230,50 1,120

Tính toán chế độ tiêu chuẩn:

51 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

pk 11,908
π tc=
* Tỷ số nén: p0 = 2,966 = 4,015

* Hệ số cấp:

Dựa vào hình 7-4: hệ số cấp và hiệu suất chỉ thị phụ thuộc vào tỷ số nén – trang 215 -

Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh - Nguyễn Đức Lợi,với môi chất R22 ta có λtc = 0,76

* Năng suất lạnh riêng khối lượng tiêu chuẩn:

q0tc = i1 – i4 = 399,16 - 230,50 = 168,66 kJ/kg

* Năng suất lạnh riêng thể tích tiêu chuẩn:

q0 tc 168,66
qvtc = = −3 = 2182,17 kJ/m
3
v1 77,29.10

* Năng suất lạnh tiêu chuẩn:

Q 0 . q vtc . λ tc 111,1. 2182,17.0,76


Q0tc = =
5007,77. 0,8
= 45,99 kW
qv . λ

4.3.5. Chọn máy nén


(https://www.bitzer.de/websoftware/Calculate.aspx?
cid=1554341153765&mod=HHK): chọn máy nén pittong nửa kín BITZER,

Bảng 4.3 : Thông số của máy nén pittong nửa kín BITZER

52 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

- Ký hiệu: 6JE-26-40p
- :
Q0tc 46,9 kW
- Số xi lanh: 6
- Khối lượng: 213 kg
- Kích thước : 765 x 439 x 502 mm
Tổn thất năng lượng và công suất động cơ

* Công nén đoạn nhiệt:

Ns = G(i2 – i1) = 0,69.( 452,338 – 405,97) = 21,79 kW

* Hiệu suất chỉ thị:

T0 8+273
ηi = +b . t 0 = + 0,001.8 = 0,846
Tk 50+273

* Công nén chỉ thị:

N s 21,79
Ni = = = 25,75 kW
ηi 0,846

* Công suất hửu ích: Ne = Ni + Nms.

- Công tiêu tốn để thắng lực ma sát: Nms = pms.Vtt

53 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Theo Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi, với máy nén R22 ngược
dòng: pms = (19 ÷ 34) kPa. Ta chọn pms = 20 kPa.

Nms = 2000.25,45.10-3 = 50,9 W = 0,0509 kW

Ne = 25,75 + 0,0509= 25,801 kW

Ne
* Công suất điện tiêu thụ: Nel = ηtd η el

ηtd - Hiệu suất truyền động. Với máy nén nửa kín: ηtd = 1

ηel - Hiệu suất động cơ điện. ηel = (0,8 – 0,95). Chọn ηel = 0,9.

Ne 25,801
Nel = = = 28,66 kW
ηtd .η el 1.0,9

* Công suất động cơ điện lắp đặt: Ndc = (1,1 – 2,1).Nel.

Chọn: Ndc = 1,1.Nel = 1,1.28,66 = 31,5 Kw

4.3.6. Dàn ngưng (Thiết bị gia nhiệt không khí)


* Công dụng:

Thiết bị ngưng tụ của bơm nhiệt có công dụng gia nhiệt cho không khí trước khi
vào buồng sấy từ trạng thái bão hòa sau dàn lạnh đến nhiệt độ và độ ẩm yêu cầu trong
quá trình sấy. Việc sử dụng dàn ngưng của bơm nhiệt để thay thế cho thiết bị gia nhiệt sẽ
làm giảm chi phí điện năng của hệ thống, qua đó làm giảm chi phí lắp đặt và vận hành
của hệ thống sấy dùng bơm nhiệt.

* Chọn loại dàn ngưng

54 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Từ nguồn https://hoangbach.vn/dan-trao-doi-nhiet/dan-ngung-tu-dan-nong.html?
fbclid=IwAR1NL, ta chọn loại dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí đối lưu cưỡng bức.
Cấu tạo của thiết bị như hình vẽ sau:

Do môi chất là Freon R22 nên ta chọn ống đồng cánh nhôm để làm ống dẫn môi chất
trong dàn ngưng. Dựa vào công suất dàn bay hơi của bơm nhiệt: Q k = 111 kW. Ta chọn
hai dàn ngưng có cùng thông số:

Công suất : 30Hp

Năng sấy lạnh : 60 Kw

Model: FNF – 60/210

Kích thước : 1390*220*1330 mm

4.3.7. Dàn bay hơi (Thiết bị làm lạnh không khí)


* Công dụng

55 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Dàn bay hơi có tác dụng nhận nhiệt của không khí chuyển động bên ngoài dàn làm
nhiệt độ không khí giảm xuống dưới nhiệt độ đọng sương để tách một phần ẩm của
không khí trước khi vào dàn bay hơi đồng thời hóa hơi môi chất chuyển động bên trong
dàn lạnh từ trạng thái lỏng đến trạng thái hơi bão hòa.

* Chọn loại dàn bay hơi

Dàn bay hơi ở đây có tác dụng làm lạnh không khí nên ta chọn loại dàn bay hơi làm lạnh
không khí đối lưu cưỡng bức. Cấu tạo của dàn như hình vẽ trên. Do làm lạnh không khí
đến điểm sương nên dàn bay hơi có máng hứng nước ngưng ở dưới. Cấu tạo của dàn bay
hơi như hình vẽ trên.

Từ nguồn: http://vattulanh.vn/san-pham/dan-lanh-cong-nghiep-meluck/, với Q0 = 111,1


kW

Ta chọn dàn lạnh DL112/634A

có thông số:

Năng suất lạnh: 112 kW

Diện tích trao đổi nhiệt: 30 m2

Kích thước: 2220*800*870 mm

56 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Số quạt: 02 quạt 600w-380v 

4.4. Chọn Đường ống dẫn môi chất [2]

4.4.1. Đường ống đẩy


* Lưu lượng thể tích môi chất qua ống đẩy:

m3/s.

* Tốc độ môi chất trong ống đẩy:

Theo bảng 10-1 trang 345 - Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi:

Tốc độ dòng chảy thích hợp, với môi chất R22, ω h =(8 – 15) m/s. Ta chọn ω h = 15 m/s.

* Đường kính trong của ống:

dtd = √ 4.V d
π ωh = (m)

Dựa vào bảng 10-2 trang 346 - Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi,
các loại đường ống cho máy lạnh Freôn ta chọn loại ống có thông số:

Đường kính trong: dt = 40,5 mm.

Đường kính ngoài: dn = 45 mm.

4.4.2. Đường ống hút


* Lưu lượng thể tích môi chất qua ống hút:

Vd = G.v1’ = = 0,073m3/s.

* Tốc độ môi chất trong ống hút:

Theo bảng 10-1 trang 345 - Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi:

Tốc độ dòng chảy thích hợp, với môi chất R22, ω h =(7 – 12) m/s. Ta chọn ω h = 12 m/s.

57 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

* Đường kính trong của ống:

dtd = = 0,089 m.

Dựa vào bảng 10-2 trang 346 - Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi,
các loại đường ống cho máy lạnh Freôn ta chọn loại ống có thông số:

Đường kính trong: dt = 100 mm.

Đường kính ngoài: dn = 111 mm.

4.5. TÍNH TOÁN TRỞ LỰC VÀ CHỌN QUẠT

4.5.1. Tính toán đường ống dẫn tác nhân sấy.


- Theo sơ đồ bố trí của hệ thống, ta cần phải chế tạo hệ thống dẫn không khí từ quạt
vào buồng sấy. Diện tích mặt cắt được xác định theo công thức :
V
F=
- ω , m2

- Trong đó : - F : Diện tích tiết diện đường ống dẫn, m2
- - V : Lưu lượng không khí trong đoạn ống, m3/s.
- - ω : Tốc độ không khí trong ống, m/s.
- * Chọn ω :
- Để lựa chọn tốc độ gió thích hợp là một bài toán kinh tế kỹ thuật phức tạp. Bởi vì:
- - Khi chọn tốc độ lớn thì đường kính ống nhỏ, chi phí cho đầu tư thấp, tuy nhiên trở
lực của hệ thống lớn và độ ồn do khí động của dòng không khí cao.
- - Khi chọn tốc độ thấp thì đường kính ống lớn, chi phí cho đầu tư lớn, khó khăn
cho lắp đặt nhưng độ ồn giảm. Để phù hợp với hệ thống ta chọn tốc độ gió trong
kênh dẫn gió là 8 m/s.
- * Tính lưu lượng không khí

58 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Trong chương 3 ta đã tính toán được lưu lượng không khí tuần hoàn trong 1 giây là G kk
= 2,16 kg/s. Với nhiệt độ trung bình trong buồng sấy là 37,5 0C, tra bảng phụ lục 25 –
Thông số vật lý của không khí khô - trang 424 – Giáo trình Lý thuyết, tính toán và thết kế
hệ thống sấy – Bùi Trung Thành, ta có ρ = 1,137 kg/m3. Khi đó ta có:

Gkk
V= ρ = m3/s

V
Vậy: F= ω = = 0,23 m2

* Đường kính ống dẫn không khí:

= 0,54 m.
Ta chọn đường kính ống dẫn là d = 550 mm.
*Xác định chiều dài đường ống:

Chiều dài toàn bộ đường ống l, m được xác định dựa vào sơ đồ bố trí hệ thống. Theo tính
toán sơ bộ thì chiều dài tổng cộng đường ống gió của hệ thống từ bộ xử lý không khí đến
miệng thổi vào buồng sấy khoảng l = 3m.

4.5.2. Tính toán trở lực của hệ thống


a) Tổn thất áp suất trên đường ống gió
* Tổn thất ma sát:
Tổn thất ma sát được tính theo công thức 10-7 – trang 353- Hướng dẫn thiết kế hệ
thống lạnh- Nguyễn Đức Lợi

59 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Trong đó: + λ - Hệ số tổn thất ma sát.


+ l - Chiều dài ống. l = 3m
+ d – Đường kính trong tương đương của ống, d = 0,55m
+ ω - Tốc độ không khí trong ống. ω = 8 m/s.

+ ρ - Khối lượng riêng của không khí tại nhiệt độ 40 0C.


Tra bảng Phụ Lục 25 – Thông số vật lý của không khí khô – Trang 424 – Giáo
trình Lý thuyết, tính toán và thết kế hệ thống sấy – Bùi Trung Thành , ta có thông
số của không khí tại 40 0C là:

b) ρ = 1,128 kg/m3; ν = 16,96.10-6 m2/s.


ω.d
Khi đó: Re = ν = = 2,59.105.
Với ống mỏng bề mặt trong láng, tiết diện tròn và Re > 105 thì:

c) λ = = 0,014
2 2
λ .l . ρ . ω 0,014 . 3.1,128. 8
Vậy: ΔPms = = = 2,75 mmH2O
d .2 0,55 . 2
ΔPcb
* Tổn thất cục bộ
Hệ thống đường ống gió gồm có:

+ 2 cút cong tiết diện tròn 4 đốt với góc cong 900. Trang 360 ,ta được ξ=0,27

+ 1 van điều chỉnh gió tiết diện tròn. Trang 360 ,ta được ξ=0,19
+ 1 côn mở rộng từ ống dẫn ra buồng sấy. Trang 360 với góc α từ 45 – 900 thì
ξ=0,9−1 . Ta chọn ξ=0,9 .
+ 1 côn thu nhỏ từ buồng sấy vào bộ xử lý không khí. Với góc α khoảng 300 thì
ξ=0,8 .

60 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Tổn thất cục bộ được tính theo công thức:

.
Vậy tổng tổn thất trên đường ống gió:

d) ΔP1 = = 2,75 + 87,7 = 90,46 mmH2O


b) Tổn thất qua các thiết bị của hệ thống
ΔP 2
Tính : trở lực của thiết bị lọc bụi, buồng xử lý không khí, buồng sấy.
 Trở lực của thiết bị lọc bụi tùy theo từng kiểu lọc bụi khác nhau mà
trở lực của nó khác nhau. Trong hệ thống này do mật độ bụi không nhiều nên ta chọn
thiết bị lọc bụi đơn giản là bộ lọc bụi kiểu lưới. Theo mục 9.2.2.5 - Thiết bị lọc bụi kiểu
lưới - trang 196/[25] thì trở lực của lưới lọc nằm trong khoảng 30 ¿ 40 Pa. Ta chọn trở
lực của lưới sử dụng trong hệ thống sấy này bằng 35 Pa = 3,57 mmH2O
 Trở lực của buồng sấy cũng phụ thuộc vào kiểu buồng sấy, cách bố trí sản
phẩm sấy, mật độ sấy… mà trở lực của buồng sấy là lớn hay nhỏ và người ta xác định trở lực
theo kinh nghiệm. Hệ thống sấy này chọn trở lực buồng sấy bằng 5 mmH2O.
 Trở lực qua buồng xử lý không khí được tính theo công thức:
2
ρ. ω
ΔP '=(30÷70 )
2 , mmH2O

Với ω = 2 m/s ta chọn trở lực qua buồng xử lý không khí là 68 mmH2O.

Vậy mmH2O.

Như vậy tổng tổn thất trở lực của hệ thống là:

ΔP = ΔP1 + ΔP2 = 90,46 + 76,57 = 298,3 mmH2O =2925,33 Pa


4.5.3. Chọn quạt [1]
Theo Giáo trình Lý thuyết, tính toán và thết kế hệ thống sấy – Bùi Trung Thành, ta có
năng suất của quạt N là:

61 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Vρ0 ΔP
N=k ;kW
3600 . 102. ρ .η q

Trong đó: V - lưu lượng ở nhiệt độ trung bình của tác nhân sấy, m3/h

ΔP - tổng cột áp quạt phải thực hiện, mmH2O

k - hệ số dự phòng, k =(1,1 ¿ 1,2). Chọn k = 1,1

ηq - hiệu suất của quạt, ηq =(0,4÷0,6 ) . Chọn ηq =0,6

ρ0 - khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn, kg/m3

3
ρ0 =1 ,293 kg/ m

ρ - khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ trung bình TNS, kg/m3

Thay số: 11,52 (Kw)

Từ năng suất quạt N=11,52 (Kw), lưu lượng V và cột áp ΔP theo https://ifan.com.vn/san-
pham/quat-ly-tam-cao-ap-926a-96.html

Bảng 4.4 Thông số kỹ thuật của quạt ly tâm cao áp

62 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Model : 5A

Năng suất quạt: V =6349 m3/h

Cột áp của quạt:

Công suất động : N = 15 kW

Số vòng quay: n = 2930 Vg/ph

63 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

CHƯƠNG 5 Tính thời gian hoàn vốn và bản vẽ thiết kế

5.1. Thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn của thiết bị phụ thuộc vào giá thành của thiết bị, giá thành của sản
phẩm sấy, giá thành mua nguyên liệu, giá thành điện năng, thuê nhân công,…

* Theo giá thành của thị trường hiện nay giá của một gói chuối sấy có khối lượng
250g dao động trong khoảng 43.500 VNđ ( đã tính đến đóng gói mặt hàng )

Nhóm em chọn giá chuối sấy loại 250g sẽ là 43.500 VNđ, như vậy giá của 1 kg mít sấy
sẽ là:

Ts = 43.500.4 = 174.000 VNđ

Tuy nhiên với giá bán của nhà sản xuất, ta chỉ lấy Ts = 164.000 VNđ
Như vậy với sản lượng một mẻ sấy là 50 kg thì ta tính được số tiền thu được sau 1 mẻ sấy
là:

64 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Tmẻ = Ts.G2 = 164.000x50 = 8.200.000 VNđ


Theo thực tế, để mua 1kg chuối tươi trên thị trường giá sàn à 15.000 đồng/kg . Năng suất
của buồng sấy là 200 kg/mẻ. Tuy nhiên, phần thịt ăn được của trái chiếm khoảng 90 –
95% trọng lượng quả [3]. Ta xem phần thịt ăn được chiếm 90%. Như vậy, giá thành mua
nguyên liệu để sấy mẻ là:
TNL = 200 ¿ 15000 ¿ 100/90 = 3.333.333 VNđ/mẻ
Khoản đầu tư ban đầu để xây dựng hầm sấy, mua quạt, máy nén, dàn ngưng và chi phí
cho bảo dưỡng sữa chữa trong quá trình sấy, tổng vốn đầu tư cho toàn bộ buồng sấy ước
tính đạt P = 300 triệu VNđ.
Bảng 5.1 : Số liệu vật tư cần cho máy sấy lạnh

Sản phẩm Số lượng Giá tiền Công suất


Gas R22 1 1.600.000 VNĐ -
Dàn ngưng tụ 2 Liên hệ 120 KW
Dàn bay hơi 1 Liên hệ 112 KW
Máy nén 1 40.000.000 VNĐ 46,9 KW
Quạt ly tâm 1 22.000.000 VNĐ 15 KW
Khởi động từ 3 450.000 VNĐ -
Aptomat 1 1.425.000 VNĐ -
Bảo vệ mất pha 1 1.830.000 VNĐ -
Đèn báo 3 45.000 VNĐ -
Máy đo nhiệt độ và độ ẩm 1 662.000 VNĐ -
không khí
Nút nhấn 3 21.000 VNĐ -
Ống đồng 4 720.000 VNĐ -
Dây điện 2 652.000 VNĐ -
Thi công lắp đặt 2 1.540.000 -
VNĐ/tuần
Tổng 70.945.000 VNĐ 294 KW

65 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

* Tiền nhân công 1 người là: 180 000 VNđ/1người


Số công nhân phục vụ: 2 người chia làm 1 ca tối, mỗi ca 8 tiếng.

Vậy chi phí cho nhân công là: 180 000 x 2 = 360.000 VNđ/1mẻ

* Chi phí điện năng gồm các thiết bị: máy điều hòa, quạt, đèn chiếu sáng.
Giá điện công nghiệp:
Bảng 5.2: Giá điện bán lẽ của tập đoàn EVN

Chí phí điện năng để sấy 1 mẻ là : ( chủ yếu vào ca tối từ 22 h đến 6 h )
(Tổng điện năng tiêu thụ) x (Giá điện 1kWh) x (Thời gian sấy)
= (294 x 970 x 6)+(294x1.536 x4,163)= 3.590.024 VNđ/mẻ
Tổng chi phí cho một mẻ sấy là:
Tcp =3.333.333 + 3.590.024 + 360.000 = 7.283.357 VNđ/1mẻ
* Lãi suất thu được sau mổi mẻ sấy là:
T = Tmẻ - Tcp = 8.200.000 – 7.283.357 = 916.643 VNđ.
Lãi suất năm mà hệ thống đem lại:

Trên thực tế, Chuối thu hoạch quanh năm. Nếu hệ thống dùng để sấy chuối trong khoảng
thời gian đó hoạt động liên tục thì 1 năm có thể sấy Mít trong khoảng 365 ngày. Mổi
ngày có thể sấy được mẻ (thời gian sấy 1 mẻ là 11 tiếng). Do đó:

A = T.365 =916.643x365 = 334.574.695 VNđ = 334 triệu VNđ

Tuổi thọ của hệ thống có thể đạt N = 10 năm.

66 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

* Khấu hao tài sản cố định của hệ thống trong 1 năm là: i = 10%.

Xem giá trị còn lại của hệ thống là 0 VNđ (Các thiết bị hết giá trị sử dụng) và thu nhập
hàng năm là đều.

Ta có công thức tính thời gian hoàn vốn:


T
( 1+i ) P−1
T
0 = -P + A(P/A, i%, Tp) = - P + A. i . (1+i )
P

A 334
ln ln
Ta rút ra: A-P.i 334−365.0,01 = 0,97 năm
T p= =
ln(1+ i) ln(¿ 1+0,01)¿

Vậy thời gian hoàn vốn của hệ thống khi làm việc không gặp trở ngại là 0,97 năm

5.2. Bản vẽ và bản vẽ chi tiết

67 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

68 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

69 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

70 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

71 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

72 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

KẾT LUẬN

*Trên cơ sở những phân tích, so sánh và những tính toán thiết kế trên, ta có thể rút ra
những kết luận sau:

_Để sấy 200 kg chuối với độ ẩm vật liệu 80% cho ta sản phẩm đầu ra 50kg ,độ ẩm vật
liệu 20% Thì ta cần 10,163 h sấy nhiệt độ trong buồng sấy cần đạt 400C

_Thời gian hồi vốn nhanh chỉ 11 tháng là hồi vốn , lãi suất hằng năm thu được cao 334
triệu VNđ

_ Với hệ thống sấy Chuối đã thiết kế, ta có thể dùng để sấy các sản phẩm hoa quả khác
tương tự như: Mít, Xoài,... trong khi Chuối chưa đến mùa thu hoạch nhằm đảm bảo hệ
thống hoạt động liên tục để nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống cũng như đảm bảo và
nâng cao thu nhập cho người công

_Đối với hệ thống sấy lạnh việc tính toán, thiết kế dựa nhiều vào các công thức lý thuyết,
được cho trong nhiều tài liệu khác nhau. Song việc tính toán chưa nêu hết các khía cạnh
khác, nguyên liệu sấy là chuối không có nhiều tài liệu tham khảo và nhóm không có kinh
nghiệm thực tế nên không tránh khỏi sai số trong quá trình thiết kế. Để có thể thiết kế
được chính xác ta cần lập hệ thống hoạt động thử để kiểm tra và chọn chế độ làm việc tối
ưu nhưng do thời gian hạn hẹp nên nhóm không thể làm đầy đủ thực nghiệm.

73 | P a g e
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Cung cấp nhiệt

Tài liệu tham khảo

[1] PGS.TS Bùi Trung Thành (2011) .GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT ,TÍNH TOÁN VÀ
THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY

[2] PGS.TS Nguyễn Đức Lợi (2005).Bài giảng : HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ HỆ THỐNG
LẠNH
[3FAOSTAT, 'Prodstat Crops: Tổ Chức Lương Thực Thực Phẩm Thế Giới', (2005).
[4] Võ Long Hải ,Bài giảng truyền nhiệt và tính toán quá trình trao đổi nhiệt
[5] https://www.evn.com.vn/c3/evn-va-khach-hang/Bieu-gia-ban-le-dien-9-79.aspx
[6] https://ifan.com.vn/san-pham/quat-ly-tam-cao-ap-926a-96.html
[7] http://vattulanh.vn/san-pham/dan-lanh-cong-nghiep-meluck/

74 | P a g e

You might also like