You are on page 1of 16

CẤP THOÁT NƯỚC

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP

Câu 1: Khái niệm hệ thống cấp nƣớc? Yêu cầu cơ bản của hệ thống cấp nƣớc? Nêu
công thức xác định công suất của trạm cấp nƣớc cho đô thị?
a. Khái niệm
- Hệ thống cấp nước là tổ hợp những công trình có chức năng thu nước, xử lý
nước, điều hòa dự trữ nước, vận chuyển và phân phối nước đến các nơi tiêu dùng.
 Phân loại hệ thống cấp nƣớc:
- Theo đối tượng phục vụ: HTCN đô thị, HTCN khu CN, NN, HTCN đường sắt.
- Theo chức năng phục vụ: HTCN sinh hoạt, HTCN sản xuất, HTCN chữa cháy.
- Theo nguyên tắc làm việc: HTCN có áp, HTCN tự chảy (không áp).
- Theo phương pháp sử dụng nước: HTCN trực tiếp; HTCN tuần hoàn, HTCN
dùng lại.
- Theo nguồn nước: HTCN nguồn, HTCN mặt.
- Theo phạm vi cấp nước: HTCN thành phố, HTCN khu dân cư tiểu khu nhà ở,
HTCN nông thôn.
- Theo phương pháp chữa cháy: HTCN chữa cháy áp lực thấp, HTCN chữa cháy
áp lực cao.
 Hình vẽ:

- Trong đó:
(1). Nguồn nước
(2). Công trình thu và trạm bơm cấp 1: thu nước từ nguồn và bơm lên trạm xử lý
(3). Trạm xử lý: làm sạch nước nguồn đạt yêu cầu chất lượng sử dụng
(4). Bể chứa nước sạch: Điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm cấp 1 và cấp 2

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 1
CẤP THOÁT NƯỚC

(5). Trạm bơm cấp 2: Vận chuyển nước đã xử lý từ bể chứa nước sạch đến mạng
lưới tiêu dùng.
(6). Đài nước: Điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm 2 và mạng lưới tiêu dùng.
(7). Mạng lưới truyền dẫn và phân phối: gồm mạng cấp 1 truyền dẫn, mạng cấp 2
phân phối và mạng cấp 3 đấu nối với các ống cấp vào nhà.
b. Các yêu cầu cơ bản của hệ thống cấp nƣớc:
- Đảm bảo đưa đầy đủ và liên tục lượng nước cần thiết đến các nơi tiêu dùng.
- Đảm bảo chất lượng nước đáp ứng các yêu cầu sử dụng.
- Giá thành xây dựng và quản lý rẻ.
- Thi công và quản lý dễ dàng thuận tiện, có khả năng tự động hóa và cơ giới hóa
việc khai thác, xử lý và vận chuyển nước.
c. Công thức xác định công suất của trạm cấp nƣớc cho đô thị
Q  (a.QSH  QT  QSH CN  QT CN  QSX CN ).b.c (m3/ngày đêm)
Trong đó: QSH, QT, QSH-CN, QT-CN, QSX-CN: Lưu lượng nước sinh hoạt khu dân cư; lưu
lượng nước tưới cây, đường; lưu lượng nước sinh hoạt; tắm và sản xuất của nhà máy
trong ngày.
a: hệ số kể đến lượng nước dùng cho công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp,
và các dịch vụ khác nằm xen kẽ trong khu dân cư. (a=1,1)
b: hệ số kể đến lượng nước rò rỉ, phụ thuộc vào điều kiện quản lý và xây dựng.
(b=1,1 – 1,15).
c: hệ số kể đến lượng nước dùng cho bản thân trạm cấp nước (nước rửa bể lắng, bể
lọc,..) c=1,05 – 1,1.
Câu 2: Trình bày sơ đồ mạng lƣới cấp nƣớc (phân loại, ƣu và nhƣợc điểm, phạm vi
áp dụng)? Sơ đồ nào hay đƣợc sử dụng để cấp nƣớc cho công trƣờng xây dựng?
Nguyên tắc vạch tuyến mạng lƣới cấp nƣớc?
a. Khái niệm: Mạng lưới cấp nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước, giá
thành xây dựng mạng lưới thường chiếm khoảng 50 – 70% giá thành của toàn hệ
thống.
- Sơ đồ mạng lưới là sơ đồ hình học trên mặt bằng quy hoạch kiến trúc, gồm ống
chính, ống nhánh và đường kính của chúng.
b. Phân loại: Mạng lưới cấp nước được chia ra làm 3 loại:
 Mạng lƣới cụt: là mạng lưới đường ống chỉ có thể cấp nước cho các điểm theo 1
hướng.
- Ưu điểm: + Dễ tính toán

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 2
CẤP THOÁT NƯỚC

+ Tổng chiều dài đường ống ngắn, kinh phí đầu tư ít.
- Nhược điểm: Không đảm bảo an toàn cấp nước, nếu một đoạn ống đầu mạng có
sự cố thì toàn bộ hệ thống mất nước.
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các thành phố nhỏ, các thị xã, thị trấn nơi không
có công nghiệp hoặc chỉ có các đối tượng tiêu thụ nước không yêu cầu cấp liên
tục.

 Mạng lƣới vòng: là mạng lưới đường ống khép kín mà trên đó tại mọi điểm có thể
cấp nước từ hai hay nhiều phía.
- Ưu điểm: Đảm bảo an toàn trong cấp nước; giảm đáng kể hiện tượng nước va.
- Nhược điểm: + Tổng chiều dài đường ống lớn, giá thành xây dựng, chi phí quản
lý mạng lưới cao.
+ Không xác định được chiều nước chảy nên khó tính toán và thiết
kế.
- Phạm vi áp dụng: Được áp dụng rộng rãi để cấp nước cho thành phố, các khu
công nghiệp.

 Mạng lƣới hỗn hợp:


- Mạng lưới này được dùng phổ biến nhất kết hợp được ưu điểm của cả 2 loại trên.
Trong đó, mạng lưới vòng thường dùng cho các ống cấp truyền dẫn và cho những
đối tượng tiêu thụ nước quan trọng, mạng lưới cụt dùng để phân phối cho những
điểm khác ít quan trọng hơn.
c. Nguyên tắc vạch tuyến mạng lƣới cấp nƣớc
Nguyên tắc quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1- Tổng số chiều dài ống là nhỏ nhất.

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 3
CẤP THOÁT NƯỚC

2- Mạng lưới phải bao trùm được các điểm tiêu thụ nước.
3- Hướng vận chuyển chính của nước đi về phía cuối mạng lưới và các điểm dùng
nước tập trung.
4- Các tuyến ống chính đặt song song theo hướng chuyển nước chính, khoảng cách
giữa các tuyến chính thường lấy từ 300- 600m. Một mạng lưới ít nhất là phải có
hai tuyến chính, đường kính ống cần chọn tương đương để có thể làm việc thay thế
nhau khi một tuyến gặp sự cố.
5- Hạn chế việc bố trí đường ống đi qua sông, ao hồ, đê, đầm lầy, đường xe lửa.
6- Các tuyến ống chính được nối với nhau bằng các ống nhánh với khoảng cách 400-
900m. Các tuyến phải vạch theo đường ngắn nhất, cấp nước được về hai phía.
7- Trên mặt cắt ngang đường phố, các ống có thể đặt dưới phần vỉa hè, dưới lòng
đường với độ sâu đảm bảo kỹ thuật và cách xa các công trình ngầm khác với
khoảng cách vệ sinh quy định trong TCXD 33-06.
8- Khi đường ống chính có đường kính lớn thì nên đặt thêm một ống phân phối nước
song song với nó. Như thế ống chính chỉ làm chức năng chuyển nước.

Câu 3: Cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi áp dụng của công trình thu nƣớc mặt
gần bờ loại kết hợp?
 Phạm vi áp dụng: Áp dụng khi ở bờ có mực nước sâu và trong, trạm có thể đặt
ngay ở bờ chung với công trình thu nước.
 Đặc điểm và phân loại:
- Trạm bơm có thể đặt ngay ở gần bờ kết hợp với công trình thu. Yêu cầu: bờ đất
phải tốt. Ưu điểm: giá thành rẻ, chi phí quản lý ít.
 Hình vẽ: SGT/17
Trong đó:
1. Cửa thu nước;
2. Lưới chắn rác;
3. Gian đặt máy bơm;
4. Máy bơm ly tâm đặt ngang;
5. Gian thu nước.

 Cấu tạo và nguyên lý làm việc:


- Công trình thu thực chất là một bể chứa nước gồm nhiều gian, mỗi gian chia 2

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 4
CẤP THOÁT NƯỚC

ngăn: ngăn ngoài lắng sơ bộ và ngăn trong là ngăn hút trong trạm bơm. Nước từ
sông vào ngăn thu qua các cửa thu nước; cửa phía trên thu nước mưa lũ, cửa phía
dưới thu nước mùa khô.
- Ngăn thu còn gọi là ngăn lắng vì ở đây một phần các hạt cặn, cát, phù sa trong
nước được giữ lại. Tại cửa thu nước có đặt các song chắn làm bằng các thanh
thép d =10 - 16mm và cách nhau 40 - 50mm để ngăn các vật nổi trên sông (rác,
củi, cây...) không đi vào công trình thu. Từ ngăn thu, nước qua các lưới chắn để
vào ngăn hút là nơi bố trí các ống hút của máy bơm.
- Lưới chắn làm bằng các sợi dây thép d = 1 - 1,5mm với kích thước mắt lưới
(2x2) đến (5x5) để giữ lại các rác, rong rêu có kích thước nhỏ ở trong nước. Tốc
độ nước chảy qua song chắn thường từ 0,4 - 0,8 m/s, qua lưới chắn từ 0,2 - 0,4
m/s.

Câu 4: Cấu tạo, phạm vi áp dụng, nguyên lý làm việc công trình thu nƣớc mạch
nông? (giếng khơi)
 Phạm vi áp dụng: Loại này thích hợp để thu nước ngầm mạch nông hay lưng
chừng khi lượng nước không cần nhiều, có thể dùng cho một gia đình hoặc nhóm
gia đình. Khi cần lượng nước nhiều có thể dùng một nhóm giếng rồi tập trung nước
vào một giếng chính nhờ các ống si phông nối các giếng với nhau, hoặc dùng giếng
có đường kính lớn với các ống thu nước nằm ngang, tập trung vào giếng như hình
cánh quạt.
 Cấu tạo và nguyên lý làm việc:
- Đường kính giếng khơi thường lấy khoảng 1 – 1,5m. Nước chảy vào giếng có thể
từ dưới đáy chui lên hoặc từ các khe hở ở thành giếng chui vào. Để tránh nước
mưa trên mặt phủ kéo theo chất bẩn chui vào giếng phải xây thành và xung quanh
thành giếng cách mặt đất 1,2m người ta đắp một lớp đất sét nhão dày 0,5 – 1 m
để bảo vệ. Thành giếng có thể xây bằng gạch, bê tông xỉ, bê tông đá hộc, bê tông
cốt thép, đá ong,…
- Trong trường hợp đất dễ sụt nở để dễ dàng nhanh chóng và an toàn trong thi
công, người ta thường chế tạo sẵn các khẩu giếng bằng gạch, bê tông,... có chiều
cao 0,5 – 1m, rồi đánh thụt từng khẩu giếng theo phương pháp hạ giếng chìm.
Các khẩu giếng nối với nhau bằng xi măng.
- Bờ giếng thường xây cao cách mặt đất 0,8m, xung quanh lát sàn gạch có độ dốc
0,02 để thoát và có hàng rào bảo vệ.

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 5
CẤP THOÁT NƯỚC

- Khi chọn vị trí giếng cần kết hợp với địa chất, địa chất thủy văn để lấy được nước
ngầm tốt, đỡ phải đào sâu. Vị trí giếng phải gần nhà, xa các chuồng trâu bò,… để
bảo đảm vệ sinh.
 Hình vẽ: SGT/19

Câu 5: Nêu chức năng, nhiệm vụ, cấu tạo của giếng khoan?
 Giếng khoan: Dùng để thu nước ngầm mạch sâu khi cần lượng nước nhiều, đường
kính giếng từ 150- 600 mm (phần cuối cùng), công suất giếng từ 5-500 l/s.
 Giếng khoan gồm:
- Giếng khoan hoàn chỉnh (đào sâu xuống lớp đất cản nước)
- Giếng khoan không hoàn chỉnh (khoan lưng chừng lớp đất chứa nước)
- Giếng khoan không áp
- Giếng khoan có áp
Khi cần lượng nước lớn có thể cần thực hiện một nhóm giếng khoan  khi đó các
giếng sẽ ảnh hưởng lẫn nhau và công suất từng giếng giảm đi so với khi nó làm việc
độc lập.
 Cấu tạo và nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Cửa giếng hay miệng giếng để xem xét hay kiểm tra và đặt máy bơm, động cơ
thường xây nhà để che phủ.
- Thân giếng gồm 1 số ống thép không rỉ gọi là ống vách được nối với nhau bằng ống
lồng, mặt bích hoặc hàn.
- Ống lọc, ngậm nước có tác dụng làm trong nước sơ bộ trước khi nó chảy vào giếng,
thông dụng là loại ống lọc lưới đan. Loại này gồm có 1 ống lõi bằng thép có chấm lỗ
với đường kính từ 5-25 mm, cách nhau 10- 50 mm, chiều dài gấp 10 – 20 lần chiều
rộng. Bên ngoài ống có bọc một lớp lưới thép không rỉ hay lưới đồng có đường kính
0,25 – 1 mm. Giữa ống thép và lưới thường có một sợi dây đồng ngăn cách, sợi dây
đồng này có ∅ 2 – 6 mm được quấn quanh ống thép theo hình xoắn ốc, cách nhau 10
– 15 mm.

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 6
CẤP THOÁT NƯỚC

- Ống lắng cặn, ở cuối ống lọc cao 2- 10 m, dùng để lắng cặn, cặn lắng khi chui vào
ống lọc thì rơi xuống ống lắng cặn.
 Hình vẽ: SGT/21

Câu 6: Hệ thống thoát nƣớc là gì? Nhiệm vụ của hệ thống thoát nƣớc? Trình bày sơ
đồ của hệ thống thoát nƣớc chung?
a. Khái niệm: Hệ thống thoát nước là tổ hợp các công trình thiết bị và giải pháp kĩ
thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước.
b. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nƣớc:
- Thu gom, vận chuyển nhanh chóng mọi loại nước thải ra khỏi khu dân cư, xí nghiệp
công nghiệp.
- Xử lí và khử trùng đạt yêu cầu vệ sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
c. Các bộ phận của HTTN:
- Thiết bị thu và dẫn nước bên trong nhà (HTTN bên trong nhà)
- Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà.
- Trạm bơm và ống dẫn áp lực.
- Công trình xử lý
- Các công trình phụ trợ khác (cống xả, giếng thăm, van xả khí…)
d. Hệ thống thoát nƣớc chung:
 Khái niệm:
- Sơ đồ hệ thống thoát nước chung: Tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, sản xuất,
nước mưa) được xả chung vào 1 mạng lưới và vận chuyển đến công trình xử lý nước
khi xả vào nguồn tiếp nhận.
- Để xả bớt lượng nước mưa không cần thiết đưa lên công trình xử lý, nhằm giảm kích
thước cống và các công trình khác như trạm bơm, trạm xử lý thì tại đầu những cống
góp chính người ta xây dựng các giếng đập tràn tách nước mưa.
 Phạm vi áp dụng: Áp dụng với những đô thị gần nguồn tiếp nhận lớn hay trong thời
kì đầu xây dựng đô thị khi chưa có phương án thoát nước hợp lí.
 Ưu, nhược điểm:

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 7
CẤP THOÁT NƯỚC

- Ưu điểm: + Đảm bảo tốt nhất về vệ sinh vì tất cả nước bẩn đều được đưa qua công
trình làm sạch trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
+ Có duy nhất một hệ thống mạng lưới đô thị.
- Nhược điểm: + Kích thước cống và công trình lớn nên đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu
lớn.
+ Chế độ làm việc của hệ thống không ổn định.
 Sơ đồ: SGT/83.

Câu 7: Hệ thống thoát nƣớc là gì? Nhiệm vụ của hệ thống thoát nƣớc? Trình bày sơ
đồ của hệ thống thoát nƣớc riêng hoàn toàn?
1. Khái niệm: Hệ thống thoát nước là tổ hợp các công trình thiết bị và giải pháp kĩ
thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước.
 Nhiệm vụ của hệ thống thoát nƣớc:
- Thu gom, vận chuyển nhanh chóng mọi loại nước thải ra khỏi khu dân cư, xí nghiệp
công nghiệp.
- Xử lí và khử trùng đạt yêu cầu vệ sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
 Các bộ phận của HTTN:
- Thiết bị thu và dẫn nước bên trong nhà (HTTN bên trong nhà)
- Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà.
- Trạm bơm và ống dẫn áp lực.
- Công trình xử lý
- Các công trình phụ trợ khác (cống xả, giếng thăm, van xả khí…)
2. Hệ thống thoát nƣớc riêng:
a. Khái niệm:
- Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn là sơ đồ có 2 hay nhiều mạng lưới
thoát nước riêng biệt, ví dụ: một mạng lưới dùng để vận chuyển nước bẩn nhiều
(nước sinh hoạt) trước khi xả vào nguồn phải qua trạm xử lý, một mạng lưới

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 8
CẤP THOÁT NƯỚC

dùng để vận chuyển nước bẩn ít (nước mưa) thì cho xả trực tiếp vào nguồn tiếp
nhận.
- Trong trường hợp mỗi loại nước thải cho chảy trong 1 hệ thống riêng biệt ta có
hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, còn trường hợp chỉ có hệ thống cống ngầm
dùng để thoát nước thải sinh hoạt, nước mưa, nước sản xuất quy ước sạch thì cho
chảy theo mương máng lộ thiên xả vào nguồn tiếp nhận, ta có hệ thống thoát
nước riêng không hoàn toàn.
b. Phạm vi áp dụng:
- Áp dụng đối với những đô thị lớn, xây dựng tiện nghi, các xí nghiệp công nghiệp.
- Hệ thống riêng không hoàn toàn phù hợp với những vùng ngoại ô, hoặc giai đoạn
đầu xây dựng HTTN của đô thị.
c. Ƣu, nhƣợc điểm
 Ƣu điểm:
- Giảm được vốn đầu tư xây dựng đợt đầu.
- Chế độ thủy lực của hệ thống ổn định.
- Công tác quản lý duy trì hiệu quả, bảo dưỡng dễ dàng.
 Nhƣợc điểm:
- Tổng chiều dài đường ống lớn.
- Tồn tại song song nhiều hệ thống công trình, mạng lưới trong đô thị.
- Vệ sinh kém hơn hệ thống thoát nước chung vì nước bẩn trong nhà máy không
được xử lý mà xả thải trực tiếp vào nguồn.
 Hình vẽ: xem vở ghi/SGT

Câu 8: Nguyên tắc vạch tuyến mạng lƣới thoát nƣớc?


- Hệ thống thoát nước thường được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, khi cống đặt quá
sâu thì dùng bơm lên cao rồi lại cho tự chảy tiếp.
- Vạch tuyến mạng lưới cần theo trình tự:

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 9
CẤP THOÁT NƯỚC

+ Phân chia lưu vực thoát nước.


+ Xác định vị trí trạm xử lí và xả nước vào nguồn.
+ Vạch tuyến các cống góp chính, các cống góp lưu vực và cống góp đường phố
theo nguyên tắc vạch tuyến.
 Nguyên tắc vạch tuyến MLTN:
- Lợi dụng địa hình, đặt cống thoát nước theo chiều nước tự chảy, tránh đào đắp nhiều
và đặt nhiều máy bơm gây lãng phí.
- Đặt cống đường phố thật hợp lí để tổng chiều dài là ngắn nhất, tránh trường hợp
nước chảy vòng vo hay đặt cống quá sâu.
- Cống góp chính đặt theo hướng đi về trạm xử lí và cửa xả nước vào nguồn tiếp nhận.
- Vị trí trạm xử lí đặt ở vị trí đất thấp của đô thị nhưng không được ngập lụt, cuối
hướng gió chủ đạo về mùa hè, cuối nguồn nước, đảm bảo khoảng cách vệ sinh tối
thiểu 500m đối với khu dân cư và các xí nghiệp công nghiệp thực phẩm.
- Giảm tối đa cống chui qua sông, hồ, cầu phà, đê đập, đường sắt, đường ô tô và các
công trình ngầm khác.
- Việc bố trí cống thoát nước phải kết hợp với các công trình ngầm khác để đảm bảo
việc xây dựng được thuận tiện.
Thường khi nghiên cứu sơ đồ mạng lưới thoát nước phải đưa ra nhiều phương án
theo nguyên tắc đã vạch. Các phương án thường không đồng thời thỏa mãn các
nguyên tắc đặt ra. Vì thế phải lựa chọn phương án trên cơ sở tính toán, so sánh các
chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật và môi trường để quyết định.
- Cống thoát nước thường được bố trí dọc theo các đường phố, có thể dưới vỉa hè
hoặc lòng đường, hoặc bố trí chung với các đường ống, đường dây kĩ thuật khác
trong 1 hào ngầm.
- Bố trí cống phải đảm bảo khả năng thi công, lắp đặt, sửa chữa khi gặp sự cố, không
cho phép làm xói mòn nền móng công trình khác.
- Khi cống thoát nước gặp cống thoát nước mưa ở cùng cao độ ta cho cống này chui
qua cống kia, tùy thuộc vào kích thước và tính chất của từng hệ thống tại vị trí giao
cắt để quyết định.

Câu 9: Nêu chức năng, cấu tạo của két nƣớc? Khi công trình không có điều kiện xây
dựng két nƣớc thì có thể thay thế bằng công trình gì?
1. Chức năng:
- Két nước thường được xây dựng khi áp lực nước ở ngoài nhà không đảm bảo thường
xuyên hoặc hoàn toàn không đảm bảo. Két nước có nhiệm vụ điều hòa nước trong
nhà (dự trữ khi thừa và bổ sung khi thiếu), đồng thời tạo áp lực để đưa nước tới các
nơi tiêu dùng.

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 10
CẤP THOÁT NƯỚC

- Ngoài ra, két nước còn phải dự trữ một phần lượng nước chữa cháy trong nhà.
2. Cấu tạo
- Két có thể xây bằng gạch, bê tông, bê tông cốt thép hoặc bằng thép tấm; có thể dùng
các bình thép không rỉ hoặc nhựa composit.
- Hình dáng két có thể là tròn hoặc vuông, chữ nhật.
- Két thường đặt trong hầm mái, trên sân thượng hay trên lồng cầu thang (nơi cao
nhất). Có thể gắn liền với kết cấu mái hoặc đặt trên sàn, gối hoặc cốt đỡ bằng gỗ
hoặc bê tông. Khoản cách giữa các két nước, giữa thành két với các kết cấu nhà
không nhỏ hơn 0,7m.
- Két nước thường được trang bị các loại ống giống như đài nước: ốn dẫn nước lên,
xuống, ống tràn, ống xả khô két, thước đo hay ống tín hiệu mực nước trong két,…

3. Khi công trình không có điều kiện xây dựng két nước thì có thể thay thế bằng
trạm khí ép.
Tại vì trạm khí ép có dung tích nhỏ hơn két nước mà vẫn có thể điều hòa và tạo áp
công năng như két nước.

Câu 10: Chức năng và cấu tạo của bể tự hoại không có ngăn lọc? Yếu tố nào ảnh
hƣởng đến quá trình lên men cặn lắng trong bể tự hoại?
a. Chức năng:

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 11
CẤP THOÁT NƯỚC

- Bể tự hoại có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ nước thải trong nhà trước khi thải ra nguồn
nước, sử dụng trong trường hợp ngôi nhà có hệ thống thoát nước bên trong nhưng
bên ngoài là hệ thống thoát nước chung không có trạm xử lý.
b. Cấu tạo: Gồm 5 phần chính
- Ống thông hơi để thông hơi và thông tắc. Vị trí ống thông hơi phải đặt ở vị trí ống
chữ T dẫn nước vào và ra khỏi bể theo 2 cách sau:
+ Ống thông hơi có thể cắm thẳng vào nước.
+ Ống thông hơi có thể nối trực tiếp với Tvào nhưng không được nối với Tra.
- Ống hút cặn: phải bố trí ở ngăn chứa cặn.
- Cửa thông khí: để cân bằng áp suất giữa các ngăn, kích thước (100x100mm) hoặc
(50x50mm).
- Cửa thông nước: từ 0,4-0,6H – với H là chiều cao lớp nước lớn nhất trong bể, H 
1,3M kích thước cửa thông nước (150x150mm).
- Cửa thông cặn: được đặt ở sát đáy, có tác dụng chuyển cặn đã lên men sang ngăn
bên cạnh để hút cặn tránh tránh cặn tươi (vì hút cặn tươi chưa lên men sẽ gây ô
nhiễm, cặn chưa được xử lý). Khi hút cặn nên bớt lại khoảng 20% cặn. Kích thước
tối thiểu là 200x200mm.

c. Yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình lên men cặn lắng trong bể tự hoại.
- Khi nước thải chảy vào bể nó được làm sạch nhờ 2 quá trình chính là lắng cặn
và lên men cặn lắng.
- Do tốc độ chảy nước chậm (1-3 ngày), dưới tác động của trọng lượng bản thân,
các hạt cặn rơi dần xuống đáy bể và nước sau khi rời khỏi bể sẽ trong.

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 12
CẤP THOÁT NƯỚC

- Các cặn rơi xuống đáy bể, ở đây các chất hữu có sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động
của các sinh vật hiếm khí. Cặn sẽ được lên men, mất mùi hôi và giảm thể tích.
- Quá trình lên men của cặn nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ và độ pH
của nước thải, lượng vi sinh vật có trong cặn... nhiệt độ càng cao thì tốc độ lên
men càng nhanh. Khi nồng độ xà phòng trong nước cao thì độ pH càng thấp,
khi đó các vi sinh vật hoạt động yếu hoặc có thể bị tiêu diệt. Khi bể càng sâu
thì độ ẩm lên men của cặn càng nhỏ do đó thể tích phần chứa cặn càng giảm.
- Trong quá trình làm việc thường xuyên bổ sung thêm cặn tươi vào bể nên quá
trình phân giải hợp chất hưu cơ chứa cacbon làm chậm quá trình lên men.

Câu 11: Chức năng và cấu tạo của bể tự hoại có ngăn lọc? Cách bố trí bể tự hoại
trong công trình?
a. Chức năng của bể tự hoại có ngăn lọc
- Xử lý sơ bộ nước thải (lắng nước thải và lên men cặn lắng)
- Xử lý cặn do bọt khí nổi lên với hệ thống thu nước dưới đáy (máng hoặc
mương).
b. Cấu tạo :
 Ống thông hơi: để thông hơi và thông tắc. Vị trí ông thông hơi phải đặt ở vị trí
ống chữ T dẫn nước vào và ra khỏi bể theo 2 cách sau:
- Ống thông hơi có thể cắm thẳng vào nước.
- Ống thông hơi có thể nối trực tiếp với Tvao (không được nối với Tra ).
 Ống hút cặn: phải bố trí ở ngăn chứa cặn.
 Cửa thông khí: để cân bằng áp suất giữa các ngăn, kích thước (100x100mm)
hoặc (50x50mm).
 Cửa thông nước: ở vị trí từ (0,4 – 0,6)H – với H: là chiều cao lớp nước lớn nhất
trong bể, H  1,3m; kích thước cửa thông nước (150x150mm).
 Cửa thông cặn: được đặt ở sát đáy, có tác dụng chuyển cặn đã lên men sang
ngăn bên cạnh để khi hút cặn tránh hút phải cặn tươi (vì hút cặn tươi chưa lên
men sẽ gây ô nhiễm, cặn chưa được xử lý). Khi hút cặn nên bớt lại khoảng 20%
cặn. Kích thước cửa tối thiểu là (200x200mm).
 Cửa thu nước sau xử lý qua ngăn lọc. Ngăn lọc thường là loại hiếu khí: vi sinh
vật hiếu khí hoạt động trên bề mặt phân hủy các màng cặn.
Ngăn lọc hiếu khí thường có 4-5 lớp:
- Máng phân phối nước răng cưa.
- Than củi

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 13
CẤP THOÁT NƯỚC

- Than xỉ
- Gạch vỡ nhỏ/sỏi
- Gạch vỡ lớn/đá cuội

c. Bố trí bể tự hoại có 3 cách


 Cách 1: Ngay dưới khu vệ sinh trong nhà:
- Ưu điểm: tận dụng được kết cấu của nhà, đường ống ngắn do đó ít tắc,
nhiệt độ trong nhà ổn định, chế độ làm việc tốt hơn (nhất là mùa đông).
- Nhược điểm: kết cấu móng của nhà phải được chống thấm tốt và phải
được lắp đặt ngay từ khi đổ móng nếu không sẽ bị nứt giữa 2 lớp cũ và
mới.
 Cách 2: Bố trí riêng ngoài nhà, khi đó các ưu nhược điểm ngược lại với cách 1,
thường áp dụng đối với các công trình chung cư loại lớn, khách sạn có nhiều
đơn nguyên,…
 Cách 3: Đặt trong tầng hầm, nếu ống ra của bể thấp hơn cốt cống thoát nước
sân nhà thì phải dặt bơm chìm ở 1 ngăn bên cạnh (không được đặt ống hút của
bơm trực tiếp ở ngăn tự hoại).
- Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, dễ quản lý, hiệu quả lắng (giữ cặn) cao
- Nhược điểm: Khi cặn phân huỷ tạo thành các khí CH 4 , H 2 S , CO2 ,… nổi lên
trên mặt nước (các bọt khí) tạo thành 1 lớp màng. Các cặn ở màng có kích
thước rất nhỏ, tự tan ra và theo nước chảy ra ngoài (chiều dày màng
khoảng 40mm).

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 14
CẤP THOÁT NƯỚC

Câu 12: Chất lƣợng nƣớc trên công trƣờng xây dựng? Nêu đặc điểm và việc lựa chọn
hệ thống cấp nƣớc trên công trƣờng xây dựng?
a. Chất lƣợng nƣớc trên công trƣờng xây dựng
 Nước dùng cho sinh hoạt: phải đảm bảo như nước cấp cho sinh hoạt của khu dân
cư, thành phố.
 Nước dùng thi công:
- Trộn, tưới bê tông: pH<4, SO42  1500mg / l
- Nước biển dùng để trộn bê tông phải có hàm lượng muối NaCl 35g/l, và
sunfat 2,7 g/l.
- Không dùng nước chứa nhiều dầu mỡ, axit, hoặc nước ao hồ bị nhiễm bẩn bởi
nước thải.
b. Đặc điểm:
- HTCN trên công trường xây dựng thường chỉ dùng tạm thời trong thời gian thi công
xây dựng, sau này sẽ rời đi. Do đó, thiết kế với chi phí rẻ nhất.
- Nếu công trường thuộc phạm vi đô thị đã có HTCN sinh hoạt thì cần xem xét tới
nguồn cấp nước sinh hoạt cho công nhân từ HTCN đô thị.
- Nếu công trường xây dựng trong tương lai sẽ có HTCN sinh hoạt thì cần kết hợp
xây dựng 1 lần đồng thời với HTCN sinh hoạt của công trường.
- Nếu công trường nằm riêng biệt độc lập với HTCN đô thị, khu cấp nước phải tìm
nguồn nước cho cả sinh hoạt và thi công. Khi đó, dùng nước ngầm cho sinh hoạt và
nước ao hồ, sông lạch cận kề cho thi công, chữa cháy.
c. Lựa chọn hệ thống cấp nƣớc cho công trƣờng xây dựng:
- Cũng như HTCN cho đô thị, khu công nghiệp, HTCN cho công trường xây dựng
cũng gồm đầy đủ các thành phần: công trình thu nước, trạm xử lý, trạm bơm, bể
chứa và mạng ống truyền dẫn phân phối nước tới đối tượng tiêu dùng.
- Vì là HTCN tạm thời, nên các thành phần của hệ thống cần nghiên cứu, thiết kế, xây
dựng với tính chất phân tán, sử dụng vật liệu rẻ, các giải pháp kỹ thuật theo tính chất
tình huống.
+ Công trình thu không xây dựng cố định mà tìm các giải pháp tạm thời (Ví dụ: làm
bè đặt máy bơm, bơm nước sông, máy bơm có thể chạy trên ray, tạm thời tùy theo
mực nước sông hồ để bơm nước).
+ Đường ống có thể dùng cả tre, bương, nhựa, sắt thép,.. và có thể đặt ngầm hoặc
nổi.
+ Đài nước có thể làm bằng gỗ sơn chống thấm.
+ Các bể chứa xây gạch, láng vữa xi măng 2 mặt hoặc chỉ cần mặt trong.
+ Nước chữa cháy có thể chứa, dự trữ trong các hồ tự nhiên hoặc hố đào có gia công
chống thấm bằng bùn sét,…
+ Xử lí nước dùng những công trình lắng, lọc đơn giản, khi cần thiết có thể sử dụng
các trạm xử lí nước di động công suất thiết kế 5-20 m3/h nước ngoài sản xuất hoặc
Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD
Fb.com/dhkt.studyhard 15
CẤP THOÁT NƯỚC

xử lí bằng bể lắng lọc sơ bộ hoặc đánh phèn trong các bể chứa nước.

Câu 13: Trình bày sơ đồ mạng lƣới cấp nƣớc lạnh cho công trình nhà 10 tầng với giả
thiết lƣu lƣợng không đầy đủ, áp lực mạng lƣới cấp nƣớc bên ngoài đạt tối đa là 24m.
(Bạn đọc tự giải)

---------------------Hết---------------------

Page: HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


Fb.com/dhkt.studyhard 16

You might also like