You are on page 1of 96

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


---------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC MINH

THIẾT KẾ BỘ KHUẾCH ĐẠI NHIỄU CÔNG SUẤT


THẤP LNA CHO MÁY THU ĐỊNH VỊ GPS/GNSS

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


KỸ THUẬT TRUYỀN THÔNG

Hà Nội – Năm 2014


MỤC LỤC
 

LỜI CAM ĐOAN


CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG VỆ TINH GNSS .... 1
1.1. Giới thiệu ................................................................................................ 1
1.1.1. Hệ thống định vị dẫn đường GNSS ................................................... 1
1.1.2. Một số ứng dụng GNSS và định hướng phát triển. ........................... 6
1.2. Một số khái niệm.................................................................................... 14
1.2.1. Hệ quy chiếu tọa độ ......................................................................... 14
1.2.2. Hệ chuẩn thời gian ........................................................................... 15
1.2.2.1 Thời gian thiên văn ..................................................................... 15
1.2.2.2. Thời gian nguyên tử ................................................................... 15
1.2.3. Các phép đo tín hiệu vệ tinh ............................................................ 16
1.2.3.1. Phép đo mã (code measurements) ............................................. 16
1.2.3.2. Phép đo pha của sóng mang (carrier phase measurements). ..... 17
1.2.3.3. Phép đo Doppler (Dopler measurement). .................................. 17
1.2.3.4. Sai phân các phép đo trong kỹ thuật DGPS .............................. 18
1.3. Các hệ thống vệ tinh dẫn đường sử dụng vệ tinh GNSS ....................... 18
1.3.1. Hệ thống dẫn đường vệ tinh NAVSTAR - GPS ............................. 18
1.3.2. Hệ thống định vị GLONASS ........................................................... 23
1.3.3. Hệ thống Galileo .............................................................................. 26
1.4. Cấu trúc máy thu GNSS. ........................................................................ 36
1.4.1. Máy thu đổi tần (Super heterodynes Receivers).............................. 36
1.4.2. Máy thu trung tần không ( Zero-IF Receivers)............................... 37
1.4.3. Máy thu trung tần thấp (Low-IF Receivers). ................................... 38

 
 
 
 
 
1.4.4. Máy thu đa chuẩn trung tần không/ trung tần thấp (Zero-IF/Low-IF
Multi-Standard Receivers). ........................................................................ 39
1.4.5. Máy thu biến đổi kép trung tần băng rộng (Wideband IF
Conversion double Receivers). .................................................................. 40
1.4.6. Máy thu số-trung tần (Digital-IF Receivers). .................................. 41
1.4.7. Máy thu biến đổi số trực tiếp (Direct Digitization Receivers). ....... 41
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THIẾT KẾ VÀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ LNA.... 43
2.1. Giới thiệu bộ khếch đại tạp âm thấp – Low noise Amplifier (LNA). ... 43
2.2. Cơ sở thiết kế ......................................................................................... 44
2.2.1. Nhiễu, tạp âm ................................................................................... 44
2.2.2. Hệ số khuếch đại - Transducer Gain................................................ 44
2.2.3. Hệ số ổn định K, tham số tán xạ, phối hợp trở kháng và điều chỉnh.45
2.3. Yêu cầu thiết kế và lựa chọn linh kiện ................................................... 47
2.3.1. Yêu cầu thiết kế ............................................................................... 47
2.3.2. Transitor ATF-54143 ....................................................................... 49
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ VÀ KẾT QUẢ MÔ PHỎNG LNA................. 50
3.1. Giới thiệu công cụ thiết kế ADS – Agilent ............................................ 50
3.1.1. Giao diện thiết và mô phỏng của phần mềm ADS. ......................... 50
3.1.2. Các công cụ tính toán sử dụng. ........................................................ 54
3.2. Các bước thiết kế và mô phỏng. ............................................................ 56
3.3. Kết quả mô phỏng. ................................................................................. 81
3.4. Kết luận .................................................................................................. 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 86

 
 
 
 
 
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Hà Duyên Trung.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu mô phỏng LNA được trình bày trong
luận văn này là trung trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức
nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên thực hiện

Nguyễn Đức Minh

 
 
 
 
 
CÁC TỪ VIẾT TẮT
 

ADC Analog-to-digital converter


ADS Advanced Design System
AGC Automatic gain control
BPSK Bi-phase shift key
C/A Coarse acquisition code
CDMA Code-division multiple access
DGPS Differential GPS
Galileo European GNSS
GIS Geographic information system
GLONASS Russian global navigation satellite system
GNSS Global navigation satellite system
GPS Global positioning system (U.S. GNSS)
IF Intermediate frequency
IP3 Third-order intermodulation product
IRNSS Radio Navigation Satellite Service
L1 The GPS and Galileo frequency fL1 = 1575.42 MHz
LNA Low noise Amplifier
LORAN Long-range radio aid to navigation
Navstar GPS GPS
NF Noise figure
OIP3 Output third-order intermodulation product
P-code Precision code
PRN Pseudorandom noise code
QPSK Quadrature phase-shift keying
RF Radio frequency
TACAN TACtical Air Navigation
UTC Universal Time Coordinated
VSWR Voltage standing wave ratio

 
 
 
 
 
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Cấu trúc tổng quát hệ thống GPS ............................................................... 3


Hình 1.2. Nguyên lý định vị tọa độ GPS .................................................................. 4
Hình 1.3. Quy trình định vị hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu ................................. 6
Hình 1.4. Ứng dụng quản lý và giám sát bằng GNSS .............................................. 9
Hình 1.5. Quỹ đạo vệ tinh trong hệ thống GPS ....................................................... 20
Hình 1.6. Vị trí đặt trạm điều kiển và giám sát hệ thống GPS ................................ 21
Hình 1.7. Các thế hệ vệ tinh của GLONASS ........................................................... 24
Hình 1.8 Hệ thống Galileo ....................................................................................... 26
Hình 1.9. Đặc điểm của các thành phần tín hiệu băng E5 ....................................... 28
Hình 1.10. Đặc điểm của các thành phần tín hiệu băng E5 ..................................... 28
Hình 1.11. Tín hiệu gửi bởi các vệ tinh GPS ........................................................... 30
Hình 1.12 Trải phổ năng lượng BPSK 2.046MHz, 1W ........................................... 31
Hình 1.13 Trải phổ BPSK 2046MHz và BPSK 10.23MHz ..................................... 31
Hình 1.14. Tín hiệu băng L2 được truyền bởi vệ tinh GPS ..................................... 32
Hình 1.15. Phổ công suất tín hiệu mới trên băng L2 điều chế QPSK công suất 1W 33
Hình 1.16. Tín hiệu L5 được gửi từ vệ tinh ............................................................. 34
Hình 1.17. Phổ công suất tín hiệu L5 điều chế BPSK, công suất 1W ..................... 35
Hình 1.18. Tín hiệu gửi từ vệ tinh GPS ................................................................... 35
Hình 1.19. Băng tần tín hiệu của GPS và Galileo .................................................... 36
Hình 1.20. Cấu trúc của bộ thu đổi tần. ................................................................... 37
Hình 1.21. Máy thu trung tần không ........................................................................ 38
Hình 1.22. Cấu trúc máy thu trung tần thấp. ............................................................ 39
Hình 1.23. Cấu trúc máy thu đa chuẩn trung tần không/trung tần thấp. .................. 39
Hình 1.24. Cấu trúc máy thu chuyển đổi kép trung tần băng rộng .......................... 40
Hình 1.25. Cấu trúc máy thu số-trung tần. .............................................................. 41
Hình 1.26. Cấu trúc máy thu biến đổi số trực tiếp. .................................................. 42
Hình 2.1. Cấu trúc máy thu GNSS điển hình ........................................................... 43

 
 
 
 
 
Hình 2.2 Sơ đồ trở kháng vào/ra mạng 4 cực ......................................................... 45
Hình 3.1. Giao diện chính của phần mềm ADS. ...................................................... 51
Hình 3.2. Giao diện thiết kế chính ........................................................................... 52
Hình 3.3. Giao diện vẽ đồ thị của phần mềm ADS .................................................. 53
Hình 3.4. Giao diện của công cụ tính toán Linecalc. ............................................... 54
Hình 3.5. Bảng tham số tán xạ ATF-54143 ............................................................. 56
Hình 3.6. Cấu trúc ATF-54513 ................................................................................ 57
Hình 3.7 DC Tracer .................................................................................................. 58
Hình 3.8. Mô phỏng phân cực dòng điện ................................................................. 58
Hình 3.9. Điện áp làm việc ATF-54143 ................................................................... 59
Hình 3.10. Nfmin và Gain tại điện áp phân cực Vds = 4V, Ids = 40mA .................. 59
Hình 3.11. Sơ đồ phân cực transistor ATF-54143 ................................................... 60
Hình 3.12. Công cụ Transistor Bias Utility ............................................................. 60
Hình 3.13. Cài đặt tham số phân cực bằng công cụ Bias Utility ............................. 61
Hình 3.14. Sơ đồ mạch phân cực ............................................................................. 62
Hình 3.15. Kết quả kiểm tra điện áp, dòng phân cực ............................................... 63
Hình 3.16. Kết quả mạch phân cực ATF-54143 ...................................................... 63
Hình 3.17. Sơ đồ mô phỏng hệ số tán xạ, hệ số khuếch đại, NF tại tần số 1GHz ~
2GHz ........................................................................................................................ 64
Hình 3.18. Hệ số khuếch đại cực đại tại tần số f=1.575GHz là 21.186dB .............. 65
Hình 4.19. Hệ số ổn định tại tần số f=1.575GHz là 0.518 ....................................... 65
Hình 3.20. Mạch phối hợp thêm cuộn cảm hồi tiếp ................................................. 66
Hình 3.21a. Hệ số ổn định khi có hồi tiếp đạt StabFact1 = 0.625 <1 ...................... 67
Hình 3.21b. Hệ số ổn định khi chưa có hồi tiếp StabFact1 = 0.518 < 1 .................. 67
Hình 4.22. Hệ số ổn định StabFact1 = 1.002 sau khi sử dụng turning .................... 67
Hình 4.23. Hệ số khuếch đại giảm Maxgain= 17.08dB sau khi sử dụng turning .... 68
Hình 4.24. Sơ đồ mạch sau khi sử dụng thay thế linh kiện ...................................... 69
Hình 4.25a. Hệ số ổn định tăng sau khi thay thế linh kiện ...................................... 70
Hình 4.25b. Hệ số khuếch đại giảm sau khi thay thế linh kiện ................................ 70

 
 
 
 
 
Hình 3.26. Mạch sau khi thay thế linh kiện lý tưởng ............................................... 71
Hình 3.27. StabFact và MaxGain sau khi thay thế linh kiện lý tưởng ..................... 72
Hình 3.28. Hệ số NFmin = 0.399 tần số f=1.575GHz ............................................... 72
Hình 3.29. Trở kháng tối ưu đầu vào trên đồ thị Smith .......................................... 73
Hình 3.30. Công cụ Matching Utility ..................................................................... 74
Hình 3.31. Mạch sau phối hợp trở kháng ................................................................ 75
Hình 3.32. Hệ số phản xạ cửa vào và ra < - 10dB .................................................. 76
Hình 3.33. Hệ số khếch đại S21 ~ 16.3dB ............................................................... 76
Hình 3.34. Hệ số nhiễu Nfmin và nf(2)..................................................................... 77
Hình 3.35. Hệ số StabFact = 1.037 ......................................................................... 77
Hình 3.36. Menu truy cập công cụ LineCalc .......................................................... 78
Hình 3.37. Menu truy cập công cụ LineCalc .......................................................... 79
Hình 3.38. Mạch khuếch đại tạp âm thấp sử dụng ATF-54143 .............................. 80
Hình 3.39. Kết quả mô phỏng S11, S22 và hệ số phản xạ S12 .................................... 81
Hình 3.40. Kết quả mô phỏng hệ số tạp âm và hệ số ổn định StabFact ................... 81
Hình 3.41. Kết quả mô phỏng hệ số khuếch đại S21 ................................................ 82
Hình 3.42. Kết quả mô phỏng hệ số khuếch đại cực đại của mạch ......................... 82
 

 
 
 
 
 
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, nếu chúng ta sử dụng smartphone có trang bị chức năng dẫn
đường GPS (GPS navigator) chúng ta có thể nhìn thấy vị trí hay tọa độ của mình
hiện trên màn hình có bản đồ điện tử trong hệ thống đường xá phức tạp. Vậy thiết bị
dẫn đường GPS trên ta đang sử dụng có nguyên lý hoạt động như thế nào?

Thiết bị dẫn đường GPS dựa trên nguyên lý hoạt động của Hệ thống định vị
toàn cầu (Global Positioning System, viết tắt là GPS) hoặc tên gọi mới tổng quát
hơn là Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GNSS. Hệ thống vệ tinh dẫn đường
toàn cầu bao gồm ba hệ thống vệ tinh dẫn đường như sau: GPS do Mĩ chế tạo và
hoạt động từ năm 1994, GLONASS (GLobal Orbiting Navigation Satellite System)
do Nga chế tạo và hoạt động từ năm 1995, và hệ thống GALILEO do Liên minh
Châu Âu (EU) chế tạo được đưa vào sử dụng năm 2008. Nguyên lý hoạt động
chung của ba hệ thống GPS, GLONASS và GALILEO cơ bản giống nhau tuy nhiên
do mục đich phát triển, công nghệ chế tạo và ứng dụng mà mỗi hệ thống có những
đặc điểm riêng công nghệ và kỹ thuật.

Trong khuôn khổ luận văn này, bài nghiên cứu được trình bày gồm 3 chương
trong đó tìm hiểu công nghệ và kỹ thuật định vị dẫn đường trong hệ thống GNSS,
cấu trúc tín hiệu, cấu trúc máy thu định vị GNSS và nghiên cứu thiết kế bộ khếch
đại nhiễu công suất thấp cho máy thu định vị GPS/GNSS. Nội dung chi tiết luận
văn bao gồm:

Chương I: Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của các hệ thống định vị
dẫn đường GNSS. Cấu trúc máy thu định vị GNSS và cấu trúc tín hiệu
GPS/Galileo. Các ứng dụng trong các lĩnh vực quân sự, an ninh quốc phòng, ứng
dụng trong giám sát giao thông, hàng hải, cứu hộ… của hệ thống GNSS tại Việt
Nam và trên thế giới.

Chương II: Cơ sở lý thuyết và yêu cầu kỹ thuật cho việc thiết kế và mô


phỏng LNA cho máy thu GNSS. Phân tích thiết kế các yêu cầu kỹ thuật và lựa chọn
linh kiện thiết kế bộ LNA cho máy thu GPS/GNSS.
 
 
 
 
 
Chương III: Ứng dụng phần mềm ADS thiết kế mạch mạch khuếch đại
nhiễu thấp LNA cho máy thu định vị GPS/GNSS và chi tiết các bước phân tích,
thiết kế mô phỏng mạch điện tử bằng phần mềm. Các báo cáo đánh giá kết quả thu
được dựa trên các tham số mô phỏng và xây dựng mô hình mạch thực tế phụ vụ sản
xuất, chế tạo.
Phần cuối cùng dành để tổng kết những vấn đề đã làm được trong luận văn
cũng như hạn chế và hướng phát triển của luận văn này.

 
 
 
 
 
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG VỆ TINH GNSS
 

1.1. Giới thiệu


1.1.1. Hệ thống định vị dẫn đường GNSS
Khái niệm định vị (Positioning) dùng để chỉ khả năng xác định được vị trí của
một đối tượng gắn với một hệ tọa độ không gian nhất định.
Khái niệm dẫn đường (Navigation) nhằm chỉ khả năng có thể dẫn dắt tới một
đối tượng dịch chuyển trong không gian từ điểm A đến điểm B. Để dẫn đường một
đối tượng trước hết phải định vị được đối tượng đó.
Thời thượng cổ con người định vị bằng cách đánh dấu lên thân cây, vách hang,
sau đó dựa vào vị trí các vì sao bằng các công cụ khá tinh xảo và các tính toán phức
tạp, nhất là trong các chuyến đi biển.
Hiện nay, trên thế giới có 3 hệ thống định vị toàn cầu là: Hệ thống NAVSTAR
(Navigation Signal Timing and Ranging) của Mỹ thường được biết đến với tên ngắn
gọn hơn “Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System)”; Hệ thống
GLONASS (Globalanaya Navigatsionnaya Sputnilovaya Sistema – Global
navigation Satellite System) của Nga; Và hệ thống Galileo của Ủy ban Châu Âu.
Năm 1960, không quân và hải quân Mỹ bắt đầu các dự án nghiên cứu việc dẫn
đường và định vị bằng vệ tinh. Sau đó các dự án này được hợp nhất vào năm 1973.
Đến năm 1978, Block 1 với 11 vệ tinh trong hệ thống định vị toàn cầu GPS (Globe
Positioning System) được Mỹ đưa lên quỹ đạo. Hai năm sau đó đồng hồ nguyên tử
trên các vệ tinh mới bắt đầu hoạt động. Người Nga lập tức đặt vào quĩ đạo các vệ
tinh đầu tiên của hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GLONASS vào năm 1982.
GNSS được cấu thành như một chòm sao (một nhóm hay một hệ thống) của
quỹ đạo vệ tinh kết hợp với thiết bị ở mặt đất. Trong cùng một thời điểm, ở một vị
trí trên mặt đất nếu xác định được khoảng cách đến ba vệ tinh (tối thiểu) thì sẽ tính
được tọa độ của vị trí đó. GNSS hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi
trên trái đất và 24 giờ một ngày. Mỹ là nước đầu tiên phóng lên và đưa vào sử dụng
hệ vệ tinh dẫn đường này. Mỹ đặt tên cho hệ thống này là hệ thống vệ tinh định vị

  1
 
 
 
 
toàn cầu GPS (Global Positioning System). Ban đầu là để dùng riêng cho quân sự,
về sau mở rộng ra sử dụng cho dân sự trên phạm vi toàn cầu, bất kể quốc tịch và
miễn phí.
Hiện nay, GNSS là tên gọi chung cho 3 hệ thống định vị dẫn dường sử dụng vệ
tinh là GPS (Global Positioning System) do Mỹ chế tạo và hoạt động từ năm 1994,
GLONASS (GLobal Orbiting Navigation Satellite System) do Nga chế tạo và hoạt
động từ năm 1995, và hệ thống GALILEO mang tên nhà thiên văn học GALILEO
do Liên minh châu Âu (EU) chế tạo được đưa vào sử dụng trong năm 2010. Nguyên
lý hoạt động chung của ba hệ thống GPS, GLONASS và GALILEO cơ bản là giống
nhau. Ngoài ra, Trung Quốc cho biết cũng đang thực hiện để có hệ GNSS của
Trung Quốc. Ấn Độ cũng công bố xây dựng hệ GNSS của mình có tên là IRNSS và
đi vào hoạt động năm 2012.
Hệ thống GNSS được cấu tạo thành ba phần: phần không gian, phần điều khiển
và phần người sử dụng. Cụ thể, mô tả hệ thống GPS của Mỹ như sau:
- Phần không gian: gồm các vệ tinh hoạt động bằng năng lượng mặt trời, bay
trên quỹ đạo. Quãng thời gian tồn tại của chúng vào khoảng 10 năm và chi phí cho
mỗi lần thay thế lên đến hàng tỷ USD.
- Phần điều khiển: để duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống GPS cũng như
hiệu chỉnh tín hiệu thông tin của vệ tinh. Phần điều khiển gồm các trạm quan sát
trên mặt đất được chia thành trạm trung tâm và trạm con. Các trạm con vận hành tự
động, nhận thông tin từ vệ tinh và gửi tới cho trạm chủ, sau đó các trạm con gửi
thông tin đã được hiệu chỉnh trở lại để các vệ tinh biết được vị trí của chúng trên
quỹ đạo và thời gian truyền tín hiệu. Nhờ vậy, các vệ tinh mới có thể đảm bảo cung
cấp thông tin chính xác tuyệt đối vào bất kỳ thời điểm nào.
- Phần người sử dụng và thiết bị thu vệ tinh: là khu vực có phủ sóng mà
người sử dụng cần có ăng ten cùng máy thu thu tín hiệu từ vệ tinh và có được thông
tin vị trí, thời gian và vận tốc di chuyển. Để có thể thu được vị trí, ở phần người sử
dụng cần có ăng ten và máy thu GNSS.

  2
 
 
 
 
Hình 1.1. Cấu trúc tổng quát hệ thống GPS
Hệ thống GNSS hoạt động như thế nào? Các vệ tinh GPS bay vòng quanh
Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo rất chính xác và phát tín hiệu có
thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này và bằng phép tính
lượng giác sẽ tính được chính xác vị trí của người dùng. Về bản chất máy thu GPS
so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận được chúng. Sai
lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh bao xa. Máy thu sẽ kết hợp
nhiều khoảng cách đo được tới các vệ tinh khác để có thể tính được vị trí của người
dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
Để tính được khoảng cách, máy thu phải nhận được tín hiệu của ít nhất ba vệ
tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động.
Khi nhận được tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh thì máy thu có thể tính được vị trí ba
chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu
GPS có thể tính các thông tin khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di
chuyển, khoảng hành trình, quãng cách tới điểm đến, thời gian Mặt Trời mọc, lặn và
thông tin khác nữa.
Giả sử nếu biết được khoảng cách và toạ độ của ít nhất 4 điểm đến 1 điểm bất
kỳ thì vị trí của điểm đó có thể xác định một cách chính xác. Giả sử rằng (hình 1.2),

  3
 
khoảng cách từ máy thu đến vệ tinh thứ nhất là L1, khoảng cách máy thu đến vệ tinh
thứ hai, ba và bốn là L2, L3 và L4. Để xác đinh vị trí cần thoải mãn 4 phương trình:

T2 T3
T4
L2 L3
T1 L4

L1

Hình 1.2. Nguyên lý định vị tọa độ GPS

L1=c(t-t1) = (1-1)

L2=c(t-t2) = (1-2)

L3=c(t-t3) = (1-3)

L4=c(t-t4) = (1-4)
Trong đó:
t1, t2, t3, t4 là thời gian vệ tinh gửi tín hiệu
t: thời gian tại máy thu khi nhận được tín hiệu từ vệ tinh
c: vận tốc sóng điện từ (tương đương vận tốc ánh sáng)
Giả thiết rằng các đồng hồ vệ tinh và đồng hồ máy thu được đồng bộ hóa,
máy thu sẽ có thể tính toán được chính xác thời gian truyền tín hiệu dựa trên thông
tin về thời điểm bắt đầu phát tín hiệu trong dữ liệu định vị (navigation data) được
phát xuống cho máy thu và thời điểm thu nhận được tín hiệu tại máy thu. Từ đó,

  4
 
khoảng cách từ vệ tinh tới máy thu được tính toán chính xác bằng cách nhân thời
gian truyền với tốc độ truyền ánh sáng đã biết (3.108 m/s).
Để xác định được vị trí của mình, tức là giải được ba ẩn số (Xr , Yr , Zr )
hoặc kinh độ, vĩ độ và cao độ, máy thu phải cần thu được tín hiệu của ít nhất ba vệ
tinh. Vị trí máy thu sẽ là giao điểm duy nhất của 3 hình cầu có tâm là 3 vệ tinh phát
tín hiệu này và bán kính là các khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu tương ứng đã đo
được.
Tuy nhiên, giả thiết ban đầu là các đồng hồ của vệ tinh và của máy thu đều
được đồng bộ hóa với nhau. Đây là một giả thiết rất khó đạt được trong thực tế. Do
đó, tiêu chuẩn thời gian nguyên tử cho phép lưu trữ thời gian chính xác đến khoảng
nano – giây đã được sử dụng. Công nghệ này đang được sử dụng cho các đồng hồ
lắp đặt tại các vệ tinh. Tuy nhiên, công nghệ này không được sử dụng rộng rãi cho
đồng hồ ở máy thu vì giá thành rất cao. Các đồng hồ ở máy thu thường dựa trên
công nghệ Quarzt và việc đồng bộ hóa thời gian giữa vệ tinh và máy thu trở nên khó
thực hiện được. Sai số thời gian nếu không được ước lượng tốt sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến độ chính xác của kết quả ước lượng vị trí máy thu. Ví dụ, sai số về thời
gian 1 nano - giây sẽ gây sai số là 30cm trong giá trị ước lượng của khoảng cách từ
vệ tinh đến máy thu. Do vậy, sự khác biệt thời gian giữa các vệ tinh và máy thu sẽ
được coi như là một ẩn số và được giải cùng với các đại lượng vị trí hoặc vận tốc
của máy thu. Trong trường hợp cơ bản, máy thu cần thu nhận các tín hiệu của ít
nhất 4 vệ tinh để có thể xác định được vị trí của nó. Sau khi xác định được các phép
đo khoảng cách, máy thu sẽ dùng phần mềm tương ứng để xác định vị trí, vận tốc
và thời gian.

  5
 
 
 
 
Máy thu thu nhận các tín hiệu từ tối
thiểu 4 vệ tinh tại thời điểm t.

Máy thu giải mã tín hiệu (tại thời điểm t) để có


được:

- Các giá trị đo khoảng cách từ vệ tinh đến máy


thu.

Phần mềm (được gắn liền hoặc độc lập với máy
thu) xác định:

- Vị trí

- Tốc độ của máy thu tại thời điểm t

- Thời gian

Hình 1.3. Quy trình định vị hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu

1.1.2. Một số ứng dụng GNSS và định hướng phát triển.


Ý tưởng xây dựng hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu được hình thành vào
thập kỷ 70 của thế kỷ XX, chủ yếu nhằm phục vụ cho các mục đích quân sự của hai
cường quốc về công nghệ vũ trụ là Mỹ và Nga. Tuy nhiên, các hệ thống này đã trở
nên phổ biến và nhanh chóng chiếm được thị trường cho các ứng dụng dân sự và
đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Theo thống kê, nếu như lợi nhuận toàn cầu mà
ngành công nghiệp định vị nhờ vệ tinh đem lại là khoảng 1 tỷ USD vào năm 1995
thì con số này đã lên tới 7 tỷ USD vào năm 2001. Trong số các châu lục thì Châu
Mỹ và Châu Âu chiếm tỷ lệ lợi nhuận cao hơn cả.
Năm 1999, thị trường lớn nhất của công nghiệp định vị nhờ vệ tinh là thị
trường định vị xe hơi (car navigation) chiếm 73%. Các loại hình dịch vụ khác chiếm
  6
 
tỷ lệ tương đối nhỏ (khoảng 5% mỗi loại), bao gồm ngành hàng không, quản lý giao
thông tàu bè, đo đạc trắc địa và giải trí.
Theo thống kê của năm 2005, ứng dụng chủ đạo của công nghiệp định vị nhờ
vệ tinh là trong điện thoại di động (73%). Thị trường định vị cho xe hơi đứng thứ 2
với tỷ lệ 22%. Các ứng dụng khác vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ (1% mỗi loại). Sự phát triển
nhanh chóng của nhu cầu định vị cho điện thoại di động bắt nguồn từ yêu cầu của
US FCC (US Federal Communications Commission) đối với các nhà cung cấp dịch
vụ điện thoại di động phải xác định được vị trí của người gọi dịch vụ cấp cứu E –
911 tại Mỹ và E – 112 tại Châu Âu qua điện thoại di động vào cuối thế kỷ XX. Yêu
cầu cho độ chính xác tối thiểu là trong vòng bán kính 50m nếu sử dụng công nghệ
định vị gắn vào thiết bị di động (handset – based solutions) và 150m nếu sử dụng
công nghệ định vị dựa vào mạng liên lạc (network – based solutions). Định vị cho
các thiết bị di động dùng hệ thống vệ tinh GPS trở thành một đáp án chiếm ưu thế,
vì khả năng bao phủ toàn cầu của tín hiệu vệ tinh và giá thành thấp. Kéo theo việc
thỏa mãn yêu cầu này, một loạt các dịch vụ dựa trên thông tin về vị trí của khách
hàng của các dịch vụ di động (location – based services) đã được ra đời. Năm 2003
thống kê lợi nhuận đạt được từ các dịch vụ này lên tới 0.3 tỷ USD.
Quân sự
Ứng dụng của GPS đã được phát triển mạnh mẽ, với độ chính xác cao trong
định vị máy bay chiến đấu, máy bay dân dụng, nhảy dù, tàu chiến cũng như định vị
và điều khiển tên lửa và ngắm bắn mục tiêu. Ngoài ra, các thiết bị thăm dò, theo dõi
và thiết bị tấn công có khả năng di chuyển không người lái cũng đều dựa trên khả
năng định vị được đối phương.
Trắc địa, bản đồ, đo đạc địa chấn
Một trong các ứng dụng dân sự đầu tiên của hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu
là ứng dụng trong ngành đo đạc trắc địa và bản đồ, với các máy định vị chất lượng
cao. Ứng dụng trong lĩnh vực này thường bao gồm việc xây dựng tọa độ cho các
điểm mốc trong trắc địa với độ chính xác tới mm. Ngoài ra, kỹ thuật định vị còn
được dùng rất phổ biến trong xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS), ví dụ như
  7
 
 
 
 
tạo dữ liệu về hệ thống đường giao thông và vị trí của các nơi công cộng quan trọng
như bệnh viện, trường học, các danh lam thắng cảnh, dịch vụ vui chơi, giải trí…
Định vị nhờ vệ tinh cũng đóng vai trò quan trọng trong giám sát chấn động,
độ dịch chuyển của mặt đất và các cấu trúc hạ tầng như đập thủy điện, cầu, nhà hay
tháp cao. Khả năng này được đánh giá rất cao trong dự đoán động đất hay giám sát
chất lượng của các công trình xây dựng.
Giao thông, vân tải
Ngay sau khi ra đời, hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu đã chiếm vai trò quan
trọng trong ngành giao thông vận tải, đặc biệt là trong hàng không và hàng hải.
Trong ngành hàng không, việc điều khiển máy bay hạ cánh, cất cánh cũng như dẫn
đường trong không gian ba chiều yêu cầu khả năng định vị chính xác tới vài met.
Trong ngành hàng không dân dụng có liên quan đến tính mạng của hàng trăm hành
khách, khả năng định vị yêu cầu không những phải thỏa mãn được độ chính xác đã
đặt ra mà còn phải thỏa mãn độ tin cậy và khả năng cảnh báo khi hệ thống định vị
cho kết quả không chính xác. Hệ thống định vị thường được sử dụng song song với
các bộ cảm biến định hướng (MEMS) để cung cấp độ chính xác và tin cậy cao hơn.

  8
 
 
 
 
Hình 1.4. Ứng dụng quản lý và giám sát bằng GNSS
Nhu cầu định vị cho ngành hàng hải cũng rất cao, ngày nay hầu hết các tàu
thuyền thương mại đều có gắn máy thu và anten thu tín hiệu định vị, cho độ chính
xác tới vài met. Đối với các tàu thuyền cập cảng hoặc đi qua các kênh rạch nhỏ, khả
năng định vị với độ chính xác dưới 1 m là cần thiết. Trong các trường hợp này, việc
sử dụng kỹ thuật DGPS là rất quan trọng.
Đối với hệ thống tàu điện, cũng như hệ thống xe buýt trong thành phố, hệ
thống định vị toàn cầu có thể trợ giúp đắc lực trong việc quản lý và giúp nâng cao
một cách đáng kể chất lượng phục vụ và tính hiệu quả của hệ thống. Hệ thống các
máy thu GPS lắp đặt trên các xe và tàu được kết nối với một hệ thống máy tính
dùng liên lạc vô tuyến hai chiều. Dữ liệu được thu thập và phân tích tại các trạm
điều khiển trung tâm nhằm đưa ra vị trí chính xác hiện tại của các tàu, xe. Thông tin
này không những giúp trạm điều khiển trung tâm có thể quản lý hệ thống một cách

  9
 
 
 
 
hiệu quả mà còn có thể giúp tăng chất lượng phục vụ, ví dụ như cập nhật bảng
thông báo điện tử tại các ga tàu nếu có bất kỳ sự chậm trễ nào. Hơn nữa, trạm điều
khiển trung tâm cũng có thể thông báo vị trí của tàu hoặc xe buýt cho hành khách
đang chờ để họ có thể lên kế hoạch về thời gian một cách chính xác thông qua dịch
vụ trả lời điện thoại tự động. Tất nhiên, khách hàng sẽ phải trả một khoảng cước phí
nhất định khi sử dụng dịch vụ này.
Tương tự, hệ thống taxi cũng cần phải được quản lý nghiêm ngặt để đảm bảo
tính hiệu quả cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. Một công ty taxi lớn ở các
thành phố lớn có thể có tới vài trăm hoặc thậm chí vài nghìn xe taxi. Nhu cầu xác
định vị trí của chúng khi đang hoạt động cũng như trong gara trở nên cấp thiết. Hệ
thống vệ tinh định vị toàn cầu sẽ cung cấp một giải pháp hợp lý, thông qua thông tin
về vị trí của các taxi, trạm điều khiển trung tâm có thể điều phối chúng hiệu quả khi
có yêu cầu dịch vụ của khách hàng. Hơn thế nữa, thông tin về vị trí hiện tại của xe
cùng với dữ liệu bản đồ số của thành phố được cài đặt trên xe hoặc tại trạm điều
khiển có thể trợ giúp đắc lực trong việc dẫn đường và chỉ đường đi ngắn nhất cho
lái xe. Ngoài ra, trên phương diện đảm bảo an toàn cho lái xe, các hệ thống định vị
với thông tin chính xác về vị trí cũng có thể giúp trạm điều khiển trợ giúp khi lái xe
gặp rủi ro. Mỗi khi xe được đưa về gara cất giữ, thông tin định vị có thể trợ giúp đắc
lực trong việc đếm đầu xe cũng như giúp cho lái xe xác định được xe của mình ở
đâu và tìm được xe nhanh chóng.
Ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu cho xe hơi đã được nhắc đến từ lâu và
đã gặt hái được những thành quả nhất định. Ngày nay, thiết bị định vị nhờ vệ tinh
được lắp đặt trong hầu hết các xe hơi hạng sang của các hãng xe hơi nổi tiếng. Dựa
trên thông tin về vị trí của mình, người điều khiển xe có thể kết nối trực tiếp với
trạm điều khiển và yêu cầu một số thông tin có ích, ví dụ như tình trạng tắc nghẽn
giao thông ở đoạn đường phía trước, cũng như tình trạng đường xá và ảnh hưởng
của thời tiết trong thời gian thực. Dựa trên các thư viện thông tin về hệ thống giao
thông và các quy định đi kèm theo với mỗi đường (ví dụ tốc độ giới hạn) và thông
tin về vị trí hiện tại, các phần mềm có thể được xây dựng để dẫn đường cho lái xe,

  10
 
 
 
 
tìm cách đi ngắn nhất từ điểm A đến điểm B và cung cấp chỉ dẫn bằng chữ hiển thị
trên màn hình hoặc bằng giọng nói. Dịch vụ này cũng có thể cung cấp các cảnh báo
trong trường hợp xe vượt quá tốc độ giới hạn, hoặc thậm chí trong các trường hợp
xe có xu hướng đi lệch làn xe và đè lên vạch phân cách giữa hai chiều trong một
thời gian dài.
Dịch vụ cung cấp thông tin dựa trên vị trí khách hàng
Dịch vụ cung cấp thông tin dựa trên vị trí khách hàng (Location – based
Services - LBS), nó cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu của khách hàng
dựa trên một thư viện dữ liệu về cơ sở hạ tầng của một thành phố và khả năng tự
định vị của người sử dụng thông qua điện thoại di động hoặc PDAs (Personal
Digital Assistances). Các dịch vụ LBS này nhằm cung cấp thông tin chính xác và cụ
thể cho khách hàng dựa trên vị trí của họ tại bất kỳ thời điểm nào.
Tìm kiếm và cứu hộ
Các dịch vụ tìm kiếm và cứu hộ thường xuyên phải đối mặt với các cuộc gọi
kêu cứu, trong khi từng giây trôi qua có thể liên quan đến tính mạng của con người.
Nhiều trường hợp đã xảy ra, trong đó người kêu cứu bị lạc đường trong vùng rừng
núi bao la, hoặc trên các sườn núi phủ tuyết. Khả năng tự định vị được của các điện
thoại di động khi dùng dịch vụ cấp cứu có thể hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân một cách
nhanh chóng.
Thể thao và giải trí
Một số hoạt động giải trí và tập luyện thể thao sẽ trở nên thú vị hơn nếu
người chơi có thể xác định được vị trí của mình, và có thể theo dõi sự chuyển động.
Ví dụ, trong việc chơi kinh khí cầu, khi vận hành, các thông tin về độ cao và tốc độ
của kinh khí cầu cũng có thể giúp cho người điều khiển có thể điều chỉnh một cách
hợp lý.
Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu cũng được nhắc đến trong môn thể thao
thuyền buồm. Tại hầu hết các cuộc đua thuyền buồm trên thế giới ngày nay, máy
thu tín hiệu vệ tinh định vị đã được lắp đặt trên thuyền. Việc này cho phép những
người điều khiển thuyền có thể theo dõi vị trí, đường đi và tốc độ của mình. Ngoài

  11
 
 
 
 
ra, các thông tin này còn được truyền về máy theo dõi của ban giám khảo, và thậm
chí các khán giả có thể theo dõi cũng như đánh giá và chấm điểm cho các thí sinh.

Tương tự như vậy, trong môn thể thao leo núi và đi bộ đường dài, khả năng
tự xác định được vị trí và độ cao của mình, các vận động viên không những có thể
giúp cung cấp các thông tin có ích về hành trình đã trải qua mà còn giúp cho họ yên
tâm hơn trong những lúc bị lạc hoặc gặp nạn.

Nông nghiệp

Hệ thống định vị toàn cầu mới chỉ được nhắc đến và được áp dụng tại các
nước tiên tiến với các trang trại nông nghiệp rộng lớn. Khả năng ứng dụng của nó
vẫn còn nhiều hạn chế ở các nước đang phát triển, do điều kiện công nghệ chưa cao
và quy mô công nghiệp hóa nông nghiệp vẫn còn thấp. Trong ngành này, hệ thống
vệ tinh định vị toàn cầu được áp dụng khi dùng các máy bay phun rải phân bón và
thuốc trừ sâu, hoặc trong quá trình reo rắc hạt trồng, yêu cầu tính hiệu quả cao trên
một vùng diện tích rộng lớn. Hơn nữa, dữ liệu thông tin về vùng diện tích cho năng
suất cao hay thấp cũng có thể được hình thành và phân tích bằng các phần mềm
tương ứng với sự trợ giúp của công nghệ định vị. Sau đó người sản xuất có thể dựa
trên kết quả phân tích tìm ra phương pháp tăng năng suất thích hợp.

Tích hợp GPS

Trường đại học Stanford (Mỹ) vừa xây dựng mô hình mẫu của thiết bị hỗ trợ
người cao tuổi mắt kém di chuyển. Thiết bị thông minh này được nhúng thiết bị
cảm biến, hệ thống nhận dạng giọng nói và hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Thiết bị này thực sự có ích cho những người cao tuổi, sức yếu khi không có
người trợ giúp. Ví dụ như, khi người sử dụng chỉ cần nói “phòng ngủ”, hệ thống
GPS sẽ kết hợp các cảm biến bên trong ngôi nhà, sẽ thông báo cho người sử dụng
đang ở đâu và đưa ra đường đi tối ưu tới phòng ngủ. Tiếp đó, sẽ thông báo những
chỉ dẫn tránh nguy cơ bị vấp ngã như cầu thang, đồ đạc thấp…hoặc đồ đạc vương
vãi trên sàn nhà.

  12
 
 
 
 
Ứng dụng hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hệ thống định vị toàn cầu đã được nhắc đến nhiều trong vòng
vài năm trở lại đây. Vai trò quan trọng của công nghệ này tại Việt Nam đã và đang
được hình thành theo xu hướng phát triển toàn cầu. Các chương trình cũng đã được
giảng dạy tại một số các trường đại học như Đại học Mỏ địa chất Hà Nội, Đại học
Bách Khoa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc Gia Hà Nội…
Một loạt các ứng dụng của công nghệ định vị đã được thực hiện tại Việt Nam
trong vòng vài năm trở lại đây. Ứng dụng đầu tiên phải kể đến là trong ngành đo
đạc trắc địa bản đồ. Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS có chất lượng cao đã
được dùng để xây dựng mạng lưới các điểm chuẩn mốc trong trắc địa và xây dựng
bản đồ. Công nghệ GPS với các máy thu chất lượng cao cũng được được dùng để
đánh giá các chấn động của mặt đất và của các cơ sở hạ tầng quan trọng như đập
thủy điện Hòa Bình. Một số các trạm thu tín hiệu vệ tinh GPS mốc đã được lắp đặt
ở một số nơi, nhằm cung cấp dịch vụ DGPS trên một vùng địa phương nhất định và
tiến tới là trên phạm vi cả nước. Biên giới của Việt Nam với các nước láng giềng,
đặc biệt là Trung Quốc cũng thường xuyên được giám sát bằng công nghệ định vị
nhờ vệ tinh có độ chính xác cao.
Mặc dù hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu đang được phát triển một cách rộng
rãi trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, nhưng nó lại đang gặp phải một số khó khăn
tại thị trường Việt Nam. Chúng ta đều biết, thông tin về vị trí của một đối tượng đơn
thuần riêng lẻ không đem lại nhiều giá trị. Thông tin ấy sẽ chỉ có giá trị khi được đặt
trong mối liên hệ với nhiều đối tượng khác, giới chuyên môn vẫn gọi là Hệ thống
thông tin địa lý (GIS), bao gồm nhiều tầng thông tin khác nhau về giao thông, sông
ngòi, nhà ở, khu đô thị, giải trí…Ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều cố gắng, việc xây
dựng cơ sở thông tin địa lý vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa hình thành được
một hệ thống hiệu quả. Công việc này chủ yếu được thực hiện thông qua số hóa các
bản đồ mà độ chính xác còn bị hạn chế hoặc do bản đồ đã cũ, hoặc có độ chính xác
thấp. Các dịch vụ LBS trong đô thị sẽ cần sự hỗ trợ của hệ thống GIS hoàn chỉnh,
đầy ắp dữ liệu chính xác và có hệ thống để có thể đảm bảo cung cấp thông tin đáng
tin cậy cho người sử dụng. Ngoài ra, một số các yếu tố khác như nguồn vốn, nhân
  13
 
 
 
 
lực chuyên môn cũng còn đang thiếu thốn khi muốn phát triển dịch vụ này tại Việt
Nam. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển của khoa học kỹ thuật
như ngày nay, trong tương lai không xa, các hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu sẽ tìm
được một thị trường hấp dẫn tại Việt Nam.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Hệ quy chiếu tọa độ
Khái niệm tọa độ và định nghĩa của các hệ tọa độ là rất quan trọng trong công
nghệ định vị và ngành khoa học đạo hàng. Vị trí của các điểm trong không gian
được biểu diễn bằng tọa độ của chúng. Trong vũ trụ bao la, vị trí của một đối tượng
chỉ có ý nghĩa về mặt toán học và không gian khi được gắn trên một hệ tọa độ nhất
định. Vị trí của cùng một vật, nhưng được chiếu lên các hệ tọa độ khác nhau thì sẽ
có giá trị khác nhau. Trong ngành khoa học đạo hàng, cơ sở dữ liệu thông tin chủ
yếu là vị trí của các điểm và mối quan hệ không gian giữa chúng. Do vậy, việc biểu
diễn vị trí của của các điểm lên cùng một hệ tọa độ là điều kiện cơ sở toán học đầu
tiên không thể thiếu.
Ví dụ, trong hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, khoảng cách từ vệ tinh đến máy
thu phải được xác định và việc này đòi hỏi vị trí của các vệ tinh và máy thu phải
được quy chiếu trên cùng một hệ tọa độ.
Tương tự như vậy, mối quan hệ không gian giữa 2 điểm trên mặt đất chỉ có thể
biểu diễn được bằng toán học khi vị trí của chúng được quy chiếu trên cùng một hệ
tọa độ.
Các loại hệ tọa độ:
- Hệ tọa độ gắn với Trái đất (Conventional Terrestrial Reference System - CTRS)
hay còn gọi là Earth – centered Earth – fixed)
- Hệ tọa độ gắn với vũ trụ (Conventional Inertial Reference System – CIRS hay
còn gọi là Earth – centred Space - fixed)
- Hệ tọa độ địa phương (Local Coordinate System hay còn gọi là hệ tọa độ nằm
ngang)
- Ellipsoid, hệ tọa độ địa lý và Geoid.

  14
 
 
 
 
1.2.2. Hệ chuẩn thời gian

Hệ thống định vị toàn cầu cần có một hệ chuẩn thời gian chính xác và ổn
định làm cơ sở cho các phép đo. Khả năng có thể đồng bộ hóa về thời gian một cách
chính xác cho các tín hiệu phát ra từ các vệ tinh chính là cơ sở hoạt động quan trọng
nhất của các hệ thống định vị nhờ vệ tinh.

Phép đo khoảng cách từ vệ tinh tới máy thu được xác định bàng cách nhân
thời gian truyền tín hiệu với tốc độ truyền ánh sáng. Do vậy, sai số 1 nano – giây
trong đồng bộ hóa thời gian sẽ gây ra sai số là 30cm trong phép đo khoảng cách từ
vệ tinh tới máy thu và kéo theo đó là sai số tương ứng trong phép ước lượng vị trí.
Độ chính xác trong đồng bộ hóa thời gian trở nên đặc biệt quan trọng đối với kỹ
thuật định vị có độ chính xác cao

1.2.2.1 Thời gian thiên văn

Hệ thống thời gian thiên văn bao gồm hai đơn vị thời gian, ngày thiên văn và
ngày mặt trời. Dựa vào chu kỳ hoạt động của các sao, ngày thiên văn là khoảng thời
gian giữa hai lần liên tiếp một sao cụ thể nào đó đi qua kinh tuyến tại nơi quan sát.
Ngày Mặt trời dựa vào chu kỳ nhật động của mặt trời, là khoảng thời gian giữa hai
lần liên tiếp Mặt trời đi qua kinh tuyến tại nơi quan sát. Cần lưu ý rằng, các ngày
mặt trời thực trong một năm dài không bằng nhau do Trái đất chuyển động quanh
mặt trời với vận tốc không đều. Do vậy, khái niệm ngày mặt trời trung bình (mean
solar day) đã được đưa ra. Ngày mặt trời trung bình có độ dài bằng bình quân của
tất cả các ngày mặt trời thực trong một năm. Một cách tương đối, một ngày thiên
văn ngắn hơn một ngày mặt trời trung bình khoảng 4 phút; do vậy, mỗi giờ mặt trời
trung bình dài hơn giờ thiên văn 10s. Thời gian mặt trời trung bình quan sát được tại
kinh độ đi qua Greenwich được gọi là GMT (Greenwich Mean Time).

1.2.2.2. Thời gian nguyên tử

Nhu cầu có được phương pháp tính toán và lưu trữ thời gian chính xác hơn
đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nghiên cứu; khái niệm thời gian nguyên tử đã được
xây dựng thành công và vẫn được dùng cho tới ngày nay.
  15
 
 
 
 
Đơn vị thời gian cơ bản nhất là một giây SI (System of Units second). Một
giây SI được định nghĩa là khoảng thời gian cần thiết của 9.192.631.770 chu kỳ
phóng xạ, nó tương đương với quá trình chuyển đổi năng lượng của nguyên tử
Cesium – 133 tại mức cơ sở. Một ngày SI gồm có 86.400 giây SI. Chuẩn thời gian
dựa trên định nghĩa giây này được gọi là International Atomic Time (viết tắt là
TAI). Tuy là một chuẩn thời gian chính xác và thống nhất toàn cầu, TAI không
được chỉnh để bù trừ cho sai số gây ra do sự quay không đồng nhất của Trái đất của
nó cũng như là sự quay quanh mặt trời của Trái đất. Coordinated Universal Time
(Viết tắt là UTC) là TAI sau khi đã được chỉnh để bù trừ cho sai số nêu trên. UTC
ngày nay là hệ chuẩn thời gian quốc tế và được lưu giữ tại 65 phòng lưu trữ trên
toàn cầu.
Với chuẩn nguyên tử này, chúng ta có thể đo thời gian chính xác tới nano –
giây (10-9 giây) và pico – giây (10-12 giây). Việc lưu giữ thời gian nguyên tử trong
hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu giúp tăng độ chính xác trong định vị.
1.2.3. Các phép đo tín hiệu vệ tinh
Việc xác định vị trí của máy thu được thực hiện dựa trên khả năng xác định
được chính xác khoảng cách hình học từ ít nhất 4 vệ tinh tới máy thu. Hệ thống
GPS cung cấp cho người dùng hai loại phép đo để xác định khoảng cách từ vệ tinh
tới máy thu: phép đo mã và phép đo pha. Để xác định được vận tốc máy thu, sự biến
đổi khoảng cách của vệ tinh tới máy thu cần được ước lượng dựa trên giá trị biến
đổi Doppler. Giá trị đo này được gọi là giá trị đo Doppler.
1.2.3.1. Phép đo mã (code measurements)
Một phép đo cơ bản nhất của tín hiệu vệ tinh GPS là đo thời gian truyền tín
hiệu từ các vệ tinh tới máy thu. Đây chính là hiệu của thời gian tại máy thu khi thu
nhận tín hiệu và thời gian tại vệ tinh khi bắt đầu truyền tín hiệu. Thời gian truyền tín
hiệu cũng chính là thời gian cần thiết để dịch chuyển và trùng khít mã giả PRN
(pseudo-range noise) do máy thu tự tạo và mã PRN đến từ vệ tinh. Do vậy, phép đo
này còn được gọi là phép đo mã.

  16
 
 
 
 
Tuy nhiên, quá trình xác định thời gian truyền tín hiệu chịu rất nhiều sai số. Đầu
tiên là sai số do các đồng hồ của vệ tinh và của máy thu không đồng bộ với nhau và
với hệ quy chiếu thời gian GPST. Chính vì vậy, giá trị khoảng cách từ vệ tinh đến
máy thu xác định được từ phép đo mã khác so với giá trị khoảng cách hình học thật
giữa vệ tinh và máy thu, nó được gọi là khoảng cách giả.
Ngoài sai số gây ra do sự không đồng bộ về mặt thời gian, giá trị khoảng cách xác
định còn chứa đựng nhiều sai số khác: sai số quỹ đạo vệ tinh, sai số đồng hồ của vệ
tinh, sai số đồng hồ của máy thu, sai số khi truyền tín hiệu qua tầng đối lưu, sai số
khi truyền tín hiệu qua tầng điện ly và tổng sai số do đa đường truyền và nhiễu tại
máy thu.
1.2.3.2. Phép đo pha của sóng mang (carrier phase measurements).
Phép đo pha của tín hiệu thu nhận được từ vệ tinh ít chịu sai số hơn rất nhiều
so với phép đo mã. Giá trị đo pha của tín hiệu thực chất là hiệu số pha tại một thời
điểm đo nhất định của tín hiệu tự phát từ máy thu và tín hiệu đến từ vệ tinh trên
cùng một tần số. Tuy nhiên, phép đo pha là một phép đo gián tiếp và không rõ ràng
của thời gian truyền tín hiệu, hay của khoảng cách từ vệ tinh và máy thu. Trong
trường hợp lý tưởng, không có bất kỳ một sai số nào và không có sự chuyển động
tương đối giữa vệ tinh và máy thu, pha của tín hiệu là một giá trị phân số không đổi.
Trong trường hợp vệ tinh và máy thu chuyển động tương đối so với nhau, giá trị
phân số này sẽ thay đổi tương ứng và máy thu sẽ có nhiệm vụ xác định pha ban đầu
của tín hiệu và sự thay đổi pha này.
1.2.3.3. Phép đo Doppler (Dopler measurement).
Chuyển động tương đối của vệ tinh và máy thu tạo nên những biến đổi tần số
của tín hiệu vệ tinh thu nhận được. Phép đo Dopler đo sự biến đổi pha của tín hiệu
vệ tinh tại một thời điểm nhất định. Độ dịch chuyển Doppler (Doppler Shift), tương
đương với tốc độ biến đổi của khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu (range rate), gây
ra do chuyển động tương đối giữa vệ tinh và máy thu chính là hình chiếu của vector
vận tốc tương đối giữa vệ tinh và máy thu theo phương truyền tín hiệu. Do vậy, vận
tốc chuyển động của máy thu so với vệ tinh có thể xác định được bằng các phép đo
Doppler.

  17
 
 
 
 
1.2.3.4. Sai phân các phép đo trong kỹ thuật DGPS
Kỹ thuật DGPS (Differential GPS) hoạt động dựa trên nguyên tắc lấy sai
phân (lấy hiệu) các giá trị đo mã hoặc đo pha, với giả thiết các phép đo tín hiệu GPS
chịu chung một số sai số trên một vùng không gian nhất định, nhằm giảm hoặc loại
bỏ phần lớn ảnh hưởng của những sai số giống nhau này lên việc ước lượng vị trí,
vận tốc và thời gian của máy thu. Các phép đo thu nhận được giữa các máy thu,
giữa các vệ tinh và giữa 2 thời điểm có thể được lấy sai phân với nhau. Ảnh hưởng
của sai số gây ra do quỹ đạo vệ tinh, sai số đồng hồ vệ tinh, sai số gây ra do tầng đối
lưu và tầng điện ly có thể được giảm đi một cách đáng kể nhờ kỹ thuật DGPS giữa
hai máy thu. Ảnh hưởng của các sai số máy thu như đồng hồ máy thu, hoặc nhiễu
có thể được loại bỏ khi dùng kỹ thuật DGPS giữa các vệ tinh.
1.3. Các hệ thống vệ tinh dẫn đường sử dụng vệ tinh GNSS
1.3.1. Hệ thống dẫn đường vệ tinh NAVSTAR - GPS
GPS (Global Positioning System) dùng để chỉ hệ thống định vị toàn cầu do
Bộ quốc phòng Mỹ thiết kế và điều hành, thường gọi GPS là NAVSTAR GPS
(Navigation Signal Timing and Ranging Global Positioning System). GPS bao gồm
28 vệ tinh chuyển động trong 6 mặt phẳng quỹ đạo. Trong cùng một thời điểm, tọa
độ của một điểm trên mặt đất sẽ được xác định nếu xác định được khoảng cách từ
điểm đó đến ít nhất ba vệ tinh. Tuy được quản lý bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chính
phủ Hoa Kỳ cho phép mọi người trên thế giới sử dụng một số chức năng của GPS
miễn phí, bất kể quốc tịch nào. Các nước trong Liên minh Châu Âu đang xây
dựng Hệ thống định vị Galileo, có tính năng giống như GPS của Hoa Kỳ, dự tính sẽ
bắt đầu hoạt động năm 2014.
Hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ là hệ dẫn đường dựa trên một mạng lưới
24 quả vệ tinh được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đặt trên quỹ đạo không gian. Các hệ
thống dẫn đường truyền thống hoạt động dựa trên các trạm phát tín hiệu vô tuyến
điện. Được biết đến nhiều nhất là các hệ thống sau: LORAN – (LOng RAnge
Navigation) – hoạt động ở giải tần 90-100 kHz chủ yếu dùng cho hàng hải, hay
TACAN – (TACtical Air Navigation) – dùng cho quân đội Mỹ và biến thể với độ
chính xác thấp VOR/DME – VHF (Omnidirectional Range/Distance Measuring
Equipment) – dùng cho hàng không dân dụng.
  18
 
 
 
 
Gần như đồng thời với thời gian Mỹ phát triển GPS, Liên Xô cũng phát triển
một hệ thống tương tự với tên gọi GLONASS. Hiện nay Liên minh Châu Âu đang
phát triển hệ dẫn đường vệ tinh của mình mang tên Galileo. Trung Quốc thì phát
triển hệ thống định vị toàn cầu của mình mang tên Bắc Đẩu bao gồm 35 vệ tinh.
Ban đầu, GPS và GLONASS đều được phát triển cho mục đích quân sự, nên mặc
dù chúng dùng được cho dân sự nhưng không hệ nào đưa ra sự đảm bảo tồn tại liên
tục và độ chính xác cao. Vì thế chúng không thỏa mãn được những yêu cầu an toàn
cho dẫn đường dân sự hàng không và hàng hải, đặc biệt là tại những vùng và tại
những thời điểm có hoạt động quân sự của những quốc gia sở hữu các hệ thống đó.
Chỉ có hệ thống dẫn đường vệ tinh châu Âu Galileo (đang được xây dựng) thì ngay
từ đầu đã đặt mục tiêu đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của dẫn đường và định vị
dân sự. GPS ban đầu chỉ dành cho các mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980 chính
phủ Mỹ cho phép sử dụng trong dân sự. GPS hoạt động trong mọi điều kiện thời
tiết, mọi nơi trên Trái Đất, 24 giờ một ngày. Không mất phí thuê bao hoặc mất tiền
trả cho việc thiết lập sử dụng GPS nhưng phải tốn tiền không rẻ để mua thiết bị thu
tín hiệu và phần mềm nhúng hỗ trợ.
Dịch vụ cung cấp bởi GPS: Có hai nhóm thiết bị đầu cuối GPS phụ thuộc
vào mã mà chúng yêu cầu. Dịch vụ ứng dụng sẽ phụ thuộc vào các mã mà chúng
nhận được, do đó đối với mỗi máy thu sẽ được hướng đến các dịch vụ khác nhau
bao gồm:
- Dịch vụ định vị tiêu chuẩn (Standard Positioning Service - SPS): Dịch vụ
này thường được cung cấp miễn phí cho các ứng dụng dân sự. Vị trí được xác đinh
bởi một tín hiệu C/A.
- Dịch vụ định vị chính xác (Precise Positioning Service - PPS) các máy thu
PPS được dành cho cơ quan chính phủ và máy thu mục đích quân sự.
Cấu trúc hệ thống GPS
a. Phần không gian: Các vệ tinh được sắp xếp trên 6 mặt phẳng quỹ đạo tròn và
nghiêng so với mặt phẳng xích đạo một góc bằng 550. Trên mỗi mặt phẳng quỹ đạo
có từ 3 đến 4 vệ tinh cùng hoạt động và các vệ tinh này lệch pha nhau 900. Các quỹ

  19
 
 
 
 
đạo này nằm ở độ cao 20.200km. Các vệ tinh được sắp xếp trong không gian sao
cho hầu hết các vùng trên mặt đất luôn nhìn thấy được ít nhất 4 vệ tinh trong suốt
24 giờ một ngày. Thời gian đi hết một vòng quỹ đạo của vệ tinh là 11 giờ 58 phút.
Bao gồm một chùm 24 vệ tinh, trong đó 21 vệ tinh ở trạng thái hoạt động, 3 vệ tinh
còn lại được sử dụng để dự phòng cho hệ thống.

Hình 1.5. Quỹ đạo vệ tinh trong hệ thống GPS

b. Phần điều khiển hệ thống: Phần điều khiển bao gồm 1 trạm điều khiển trung
tâm (Master Control Station) và 5 trạm theo dõi vệ tinh (Monitor Station), 3 trong
số đó là trạm hiệu chỉnh số liệu (Upload Station) đặt trên mặt đất, liên tục giám sát
đường đi của các vệ tinh trong không gian .

  20
 
 
 
 
Hình 1.6. Vị trí đặt trạm điều kiển và giám sát hệ thống GPS
Nhiệm vụ các thành phần trạm điều khiển:
o Giám sát và hiệu chỉnh quỹ đạo và đồng hồ vệ tinh.
o Tính toán và gửi các bản tin dẫn đường vệ tinh. Bản tin này được cập nhật hàng
ngày mô tả về vị trí vệ tinh trong tương lai và thu nhận dữ liệu từ tất cả các vệ tinh
gửi về.
o Cập nhật các bản tin dẫn đường vệ tinh một cách thường xuyên.
Trạm điều khiển trung tâm đặt ở Colarado Spring, Colorado USA. Trạm trung
tâm điều khiển mọi hoạt động trong phần điều khiển. Trạm điều khiển trung tâm có
1 đồng hồ nguyên tử, thời gian của đồng hồ này được dùng để đồng bộ thời gian với
vệ tinh.
c. Các trạm giám sát: Các trạm giám sát theo dõi vệ tinh 24h trên 1 ngày. Trạm
điều khiển trung tâm sẽ điều khiển các trạm giám sát thông qua các đường nối. Các
điểm đặt trạm giám sát của hệ thống trên trái đất:
 Ascension island.
 Colorado Spring, Colorado USA.
 Diego Garcia island.
 Hawaii
 Kawajalein island

  21
 
 
 
 
Trạm theo dõi thông tin gửi xuống từ vệ tinh:
 Báo cáo chính xác thời gian của đồng hồ vệ tinh.
 Tập hợp chuyển cho trạm điều khiển mọi thông tin về dữ liệu khí tượng bao
gồm: áp suất khí áp, nhiệt độ, điểm sương. Trạm điều khiển trung tâm sử dụng
những dữ liệu này để tính toán và đầu ra dự báo về quỹ đạo vệ tinh trong tương lai.
Trạm điều khiển trung tâm sử dụng các trạm hiệu chỉnh số liệu để gửi thông tin cho
vệ tinh bao gồm:
 Mệnh lệnh hiệu chỉnh quỹ đạo vệ tinh. Vệ tinh sử dụng tín hiệu này để khởi
động các tên lửa điều khiển đưa vệ tinh về quỹ đạo đúng.
 Bản tin dẫn đường đến vệ tinh. Các trạm hiệu chỉnh số liệu là các trạm được đặt
ở Ascension island, Diego Garcia island và Kawajalein island.
d. Thiết bị đầu cuối người dùng: Phần sử dụng là thiết bị nhận tín hiệu vệ tinh
GPS và người sử dụng thiết bị này. Bao gồm các thiết bị thu tín hiệu GPS sử dụng
cho nhiều mục đích khác nhau như hàng không dẫn đường, dịch vụ định vị, giao
thông, tàu biển … Các thiết bị thu thường gồm 3 thành phần chính:
 Anten và các thiết bị điện tử đi kèm.
 Bộ phận nhận và xử lý tín hiệu GPS.
 Màn hình điều khiển.
e. Thông số kỹ thuật hệ thống GPS:
- Số lượng vệ tinh: 24 vệ tinh
- Quỹ đạo tròn: 12 giờ (bán kính 26.000km). Với 6 mặt phẳng quỹ đạo, độ
nghiêng so với đường kính xích đạo : 550
- Trạm kiểm tra mặt đất:
o 01 Trạm điều khiển chính.
o 05 Trạm kiểm tra phân bố rải rác.
o 03 Anten mặt đất phân bố rải rác.
- Số thuê bao sử dụng: Không hạn chế.
- Dải tần số: gồm 2 bằng L1 và L2

  22
 
 
 
 
Băng L1: 1575,42 MHz
o Mã C/A: 1,023 Mbits/s
o Mã P: 10,23 Mbits/s
o Thông tin dẫn đường: 50 bits/s
Băng L2: 1227,6 MHz
o Mã P: 10,23 Mbits/s
o Thông tin dẫn đường: 50 bits/s
- Trọng lượng vệ tinh : 930kg (trên quỹ đạo)
- Kích thước : 5,1ms
- Tốc độ di chuyển : 4km/s
- Phát tín hiệu trên dải tần L1 = 1575,42MHz và L2 = 1227,60MHz.
- Thu tín hiệu tần số 1738,74MHz.
- 02 Đồng hồ nguyên tử Cesium và 02 đồng hồ nguyên tử Rubidium.
- Tuổi thọ thiết kế: 7 – 15 năm.
1.3.2. Hệ thống định vị GLONASS
GLONASS (Global Orbiting Navigation Satellite System): là hệ thống vệ
tinh dẫn đường toàn cầu, do Liên bang Xô Viết (cũ) thiết kế và điều hành. Ngày nay
hệ thống GLONASS vẫn được Cộng hòa liên bang Nga tiếp tục duy trì hoạt động.
Hệ thống GLONASS bao gồm 30 vệ tinh chuyển động trong 3 mặt phẳng quỹ đạo.
Cấu trúc hệ thống Glonass:
 Phần không gian: GLONAS có sự bố trí quỹ đạo của các vệ tinh khác với hệ
thống GPS. Các mặt phẳng quỹ đạo có độ cao 19.100km, nhưng với góc nghiêng là
650 so với mặt phẳng xích đạo và các mặt phẳng quỹ đạo lệch nhau một góc là 1200.
Các vệ tinh trên mỗi mặt phẳng quỹ đạo lệch nhau 450 và lệch 150 so với các vệ tinh
ở các quỹ đạo khác.
- Hệ thống GLONASS có chòm vệ tinh bao gồm 24 vệ tinh (trong đó có 3 vệ tinh
ở trạng thái dự phòng), nhưng chỉ bố trí trên 3 mặt phẳng quỹ đạo, mỗi mặt phẳng
có 7 đến 8 vệ tinh hoạt động. Các vệ tinh GLONASS hiện nay có chu kỳ quỹ đạo là
676 phút và lặp lại sau khoảng thời gian gần 8 ngày (7 ngày 23 giờ 27 phút). Do đó,

  23
 
 
 
 
không giống như NAVISTAR, các vệ tinh GLONASS không xuất hiện đồng thời
tại cùng một điểm trong vũ trụ hàng ngày. Tuy nhiên, vì các vệ tinh lệch pha nhau
450 trong cùng một mặt phẳng sẽ đảm bảo tính hình học và khả năng định vị tương
tự như NAVISTAR.
- Các thiết bị sử dụng hệ thống GLONASS hoạt động trong chế độ thụ động và
tiến hành đo đến 4 thông số dẫn đương vệ tinh. Các thông tin dẫn đương truyền từ
một vệ tinh bao gồm các thông tin về vị trí thiên văn của vệ tinh và những hiệu
chỉnh tương đối của hệ thống GLONASS, cũng nhưcác thông tin có liên quan đến
trạng thái của vệ tinh. Hệ thống GLONASS phát các tín hiệu dẫn đường trong dải
tần từ 1602,5625MHz đến 1615,5MHz với khoảng cách tần số từ vệ tinh này đến vệ
tinh khác là 0,5625MHz. Việc nhận dạng vệ tinh dựa trên các tần số sóng mang mà
chúng sử dụng.
 Phần điều khiển: Gồm các trạm điều khiển và theo dõi phân bố trên lãnh thổ
nước Nga, trong đó trạm điều khiển chính đặt tại Moscow.
 Phần sử dụng: Bao gồm các thiết bị thu nhận tín hiệu tương thích GLONASS

Hình 1.7. Các thế hệ vệ tinh của GLONASS

  24
 
 
 
 
Thông số kỹ thuật hệ thống GLONASS
- Vệ tinh: 24 vệ tinh (trong đó có 3 vệ tinh dự phòng), quỹ đạo tròn, chu kỳ quay
là 11 giờ 45 phút.
- Độ cao: 19.100km
- Độ nghiêng so với đường xích đạo: 64,80
- Số thuê bao sử dụng: Không hạn chế.
- Giải tần số: (1602,5625 1615,5) 0,5 MHz.
- Phương pháp định vị: Kiểu thụ động, đo khoảng cách và tốc độ.
- Độ chính xác: Định vị ngang: 100m (95%) Định vị đứng: 150m (95%)
- Tốc độ: 15cm/s (95%)
- Thời gian: 1s
- Thời gian phát tín hiệu: Thời gian phát tín hiệu tuỳ thuộc nhiều vào thông số
thiết bị cụ thể của người sử dụng. Vệ tinh truyền thông tin cho mục đích dẫn đường
trong 30 giây và thông tin về trạng thái của vệ tinh trong 2,5 phút.
- Tầm bao phủ: Toàn cầu.
- Độ toàn vẹn: Các thông tin truyền từ mỗi vệ tinh đến người sử dụng có chứa các
dữ liệu về các hỏng hóc có liên quan đến vệ tinh ngay khi có hỏng hóc xảy ra. Các
thông tin hỏng xuất hiện trong nội dung của các thông tin dẫn đường của tất cả các
vệ tinh không muộn hơn 16 giờ từ khi có hỏng hóc.
- Tiến độ triển khai: 1989 - 1990: 12 Vệ tinh hoạt động. Từ 1991 - 1995: 24 Vệ
tinh hoạt động.
- Khả năng sử dụng cho mục đích thông tin: Hệ thống không sử dụng để truyền lại
bất kỳ một thông tin nào khác.
- Nâng cấp hệ thống: Độ chính xác của hệ thống có thể nâng cao một cách đáng kể
khi người sử dụng vận hành ở phương pháp vi sai.
- Năng lượng phát đẳng hướng ảnh hưởng tín hiệu vệ tinh:
- Dọc theo trục anten truyền : 25dBW - Trong khoảng 150 : 27dBW Công suất tín
hiệu nhận được (Ps) : -(156 ÷ 161)dBW
- Động năng : (39 ÷ 44)dBW
- Tốc độ truyền dữ liệu thông tin : 50 bits/s
- Tỷ lệ S/N: (22÷27)dB.
  25
 
 
 
 
1.3.3. Hệ thống Galileo
Hệ thống Galileo có cấu trúc tương tự GPS, Galileo bao gồm 3 phân đoạn
không gian, khối mặt đất và máy thu đầu cuối người sử dụng. Khối không gian bao
gồm 30 vệ tinh trong đó (27 vệ tinh hoạt động và 3 dự phòng) ở tầng bình lưu của
trái đất ở độ cao 23.600km. Các vệ tinh sẽ hoạt động ở 3 quỹ đạo tròn độ nghiêng
560 bảo đảm phủ sóng toàn cầu. Với thời gian bay hết 1 vòng là 14 giờ, cấu hình
chòm sao của Galileo cho phép tại vị trí bất kỳ trên trái đất có thể tiếp nhận được tín
hiệu từ tối thiểu 6 vệ tinh.

Hình 1.8. Hệ thống Galileo


Các vệ tinh Galileo được thiết kế có tuổi thọ dự kiến là 10 năm, trong đó mỗi
vệ tinh đơn lẻ sẽ liên tục được kiểm tra đánh giá lỗi, thay thế và các công nghệ về
tải trọng. Các phân đoạn không gian sẽ được quản lý bởi hai trung tâm điều khiển
đặt tại Châu Âu, được hỗ trợ bởi 20 trạm cảm biến Galileo (GSS). Trao đổi dữ liệu
giữa các trung tâm kiểm soát và các vệ tinh sẽ được thực hiện thông qua các trạm
đường lên (uplink). Tổng cộng có 15 trạm uplink sẽ được cài đặt trên toàn thế giới
để truyền dữ liệu uplink. Như nguyên lý các thành phần phân khúc mặt đất, các
trung tâm kiểm soát sẽ chịu trách nhiệm cho việc quản lý của các vệ tinh, tính toàn
vẹn của tín hiệu và sự đồng bộ của các đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh.
  26
 
 
 
 
Tín hiệu và dịch vụ Galile; Vệ tinh Galileo sẽ truyền mười tín hiệu khác
nhau nằm trên các băng tần sau: E5a và E5b (1164 - 1215MHz), E6 (1260-
1300MHz) và E1-L1-E2 (1559-1592MHz). Sáu tín hiệu sẽ được dành cho dân sự
(Open Service) và các dịch vụ an toàn (SoL), 2 tín hiệu thương mại cho người dùng,
và hai tín hiệu còn lại dùng cho mục đích công cộng hoặc PRS) cho chính thức /
nhân viên quy định:
- Open Services (OS) được dùng cho mục đích dân dụng, miễn phí dịch vụ. Hệ
thống sẽ cung cấp chính xác vị trí, tốc độ và thời gian UTC. Theo kế hoạch của Ủy
ban châu Âu, OS sẽ được tốt hơn so với hiện tại và tương lai GPS dân sự. Nó sẽ
được cung cấp bởi băng E5a, E5b, và E1-L1-E2.
- Dịch vụ SoL sẽ cung cấp độ chính xác tương tự như OS, nhưng với một mức độ
cao về tính toàn vẹn. SoL bảo đảm dịch vụ hiệu quả và chính xác cho các công ty
làm việc trong lĩnh vực không gian và hàng hải. Ở một số giai đoạn, SoL có thể
được mã hóa và do đó người dùng phải trả phí dịch vụ. Tìm kiếm và cứu hộ (SAR)
sẽ là một dịch vụ được chứng nhận phát triển phù hợp với quy định quốc tế. Nó sẽ
cung cấp đường truyền thời gian thực yêu cầu khẩn cấp để tạo điều kiện đơn vị cứu
hộ phát hiện vị trí của bị nạn. SoL sẽ được cung cấp bởi các tín hiệu trên E5a, E5b,
và E1-L1-E2 và sẽ là một dịch vụ bị hạn chế.
- Public Regulated Services (PRS) tín hiệu sẽ được sử dụng cho chính phủ và
được thiết kế để đảm bảo truy cập tín hiệu khi có sự kiện, các mối đe dọa hoặc
khủng hoảng. Dịch vụ này sẽ chỉ chạy được với các máy thu hạn chế cho mục đích
riêng biệt được lưu trữ sẵn các khóa giải mã cần thiết và sẽ được cung cấp bởi các
tín hiệu trên băng tần E6 và L1.
Bốn tín hiệu khác nhau được truyền trên băng tần E5 có tần số trung tâm là
1191.795MHz, E5a và E5b có thành phần vuông góc nhau sử dụng điều chế tín hiệu
BOC, AltBOC(15,10). Các kỹ thuật sử dụng trong điều chế AltBOC phức tạp hơn
nhiều so với sử dụng điều chế BPSK truyền thống hoặc thậm chí để điều chế BOC
bình thường. Phương pháp này cần băng thông rất lớn và tương tác phức tạp bốn
thành phần của mã trải phổ. Nó bao gồm bốn thành phần tín hiệu trên dải E5 được

  27
 
 
 
 
điều chế như tín hiệu băng rộng đơn tạo ra AltBOC (15,10) điều chế 8-PSK. Tín
hiệu băng rộng này là trung tâm trên E5 có tần số 1191.795MHz và có băng thông ít
nhất là 70 MHz . Điều chế AltBOC hướng đến các tính năng nâng cao mà E5a ( I &
Q) và E5b (I & Q) thể được xử lý độc lập, như điều chế BPSK(10) truyền thống,
cùng với đó là hiệu suất rất lớn khả năng hoạt động trong điều kiện kiểm soát nhiễu
và chức năng đa đường. Đặc điểm của tất cả bốn tín hiệu được tóm tắt trong bảng
2-2.
Tín hiệu trên ba băng E1-L1-E2 là 3 kênh sử dụng chung tần số sóng mang
fL1 = 1575.42MHz sử dụng điều chế “modified hexaphase modulation”. Đối với
băng gốc, các kênh B và C sẽ thực hiện hiển thị BOC (1,1) điều chế, trong khi thông
tin được mã hóa sẽ được gửi một cách linh hoạt băng điều chế BOC (15,2.5) trên
kênh A.

Hình 1.9. Đặc điểm của các thành phần tín hiệu băng E5

Hình 1.10. Đặc điểm của các thành phần tín hiệu băng E5

  28
 
 
 
 
Các dịch vụ Galileo được đưa vào hoạt động từ năm 2012

Tín hiệu GPS/Galileo

Các vệ tinh GPS hiện tại đang gửi tín hiệu trên băng tầng L1, L2 với tần số
trung tâm là 1575.42MHz cho L1 và 1227.6MHz cho L2, như trong hình 2-1 và 2-
2. Tín hiệu thứ ba, định nghĩa là L3 được gửi bằng vệ tinh với tần số trung tâm là
1382.05MHz. Tín hiệu này sẽ không được đề cập trong luận văn này do thực tế rằng
đó là làm việc cho hệ thống phát hiện các vụ nổ hạt nhân (NUDET) và không có
hướng cố định.

Tín hiệu L1 là một tín hiệu điều chế QPSK trong giai đoạn của mã C/A và
các thông tin của thông điệp dẫn hướng, và vuông góc của mã chính xác (P-code)
và thông điệp dẫn hướng. Tín hiệu L2 là một tín hiệu BPSK hoặc QPSK được điều
chế bởi một tín hiệu duy nhất, mã C/A, mã P, hoặc mã P và các thông tin của thông
điệp dẫn hướng, tùy thuộc vào bộ chọn vị trí.

  29
 
 
 
 
Hình 1.11. Tín hiệu gửi bởi các vệ tinh GPS

Phương trình biểu diễn phổ tín hiệu băng cơ sở tín hiệu L1 và L2
= 2 . D(k)(t).x(k)(t).cos(2πfL1t + θL1)

+ 2 . D(k)(t).y(k)(t).cos(2πfL1t + θL1)

= 2 . D(k)(t).y(k)(t).sin(2πfL2t + θL2)

Từ phương trình trên căn bậc hai biên độ 2P , D(k)(t)là bản tin dẫn đường
và x(k)(t) và y(k)(t) là mã truy cập và FL1 là tần số sóng mang. Mã C/A còn là mã giả
ngẫu nhiên (PRN) với xung nhịp 1.023MHz. Đây là cơ sở cho công nghệ đa truy
cập phân chia theo mã CDMA được sử dụng để gửi các tín hiệu từ vệ tính tới máy

  30
 
 
 
 
thu. Tất cả các vệ tinh đều có duy nhất mã C/A, các tín hiệu được nhận dạng và
phân chia thông qua các mã này nhờ tính tương quan chéo. Các mã này là cơ sở cho
máy thu SPS sử dụng trong mục đích dân sự.
Mã P ở tần số 10.23MHz, mã giả ngẫu nhiên PRN là duy nhất đối với mỗi vệ
tinh và được sử dụng cho các hệ thống mã hóa khác. Các máy thu PPS sử dụng các
mã này và được sử dụng cho mục đích quân sự.

Hình 1.12. Trải phổ năng lượng BPSK 2.046MHz, 1W

Hình 1.13. Trải phổ BPSK 2046MHz và BPSK 10.23MHz


Đối với các máy thu thương mại chỉ sử dụng trên băng tần L1. Trước ngày 1
tháng 5 năm 2000 các máy thu sử dụng mã C/A trên bằng tần L1 với chức năng
chọn lọc đáp ứng (SA) cho độ chính xác từ 25-100m và thời gian phục vụ 95%.
  31
 
 
 
 
Ngày nay, các máy thu thương mại sử dụng mã C/A băng tần L1 và chế độ SA thiết
lập 0, độ chính xác đạt 6-10m, thời gian phục vụ đạt 95% vẫn đang tiếp tục được
nâng cấp cái thiện độ chính xác, thời gian và tính liên tục.
Bộ Quốc phòng Mỹ đang có kế hoạch đổi mới chòm sao vệ tinh GPS. Hai
mươi chín vệ tinh mới đang được đưa ra từ năm 2003 đến năm 2012. Các vệ tinh sẽ
cho phép truyền dữ liệu cũng như cung cấp dịch vụ chính xác hơn và vị trí đáng tin
cậy trong đó bổ xung bốn tín hiệu mới dự kiến sẽ được sử dụng: hai cho mục đích
quân sự trên các băng L1 và L2 và hai dân dụng trên băng L2 và L5.

Hình 1.14. Tín hiệu băng L2 được truyền bởi vệ tinh GPS

Tín hiệu băng L2 được biểu diễn bởi phương trình:

= 2 . D(k)(t).y(k)(t).cos(2πfL2t + θL2)

+ 2 . F[D(k)(t)].RC(t).cos(2πfL2t + θL2) + M

  32
 
 
 
 
Trong đó 2 thành phần đầu được sử dụng cho mục đích dân dụng tần số FL2
= 1227.6MHz. Các bản tin định hướng được mã hóa bởi kỹ thuật FEC (Forward
Error Correction) và thành phần thứ 3 được dùng cho mục đích quân sự (M). Tín
hiệu mới sử dụng mã C/A hoặc mã thay thế R/C có chức như mã thu nhận C/A, tuy
nhiên C/A là mã giả ngẫu nhiên ở tần số 1.023MHz còn mã thay thế R/C có độ dài
lớn hơn. Bằng cách sử dụng mã này và một tín hiệu trên băng L1, máy thu có thể tự
sửa lỗi trễ truyền dẫn đo tầng đối lưu và tầng điện ly gây ra và cung cấp khả năng
xác định vị trí chính xác hơn.
Hình 1.15 cho thấy phổ cho tín hiệu trên băng L2. Tín hiệu có băng thông là
2.046MHz, giống như các tín hiệu dân sự trên băng L1.
Tín hiệu L5 sẽ được truyền qua vệ tinh mới (từ khối IIF) và có thể phân tích
theo phương trình:
= 2 .F[ (t)].NH10 (t).cos(2πfL5t + θL5)

+ 2 . NH20(t). (t).sen(2πfL5t + θL5)

Hình 1.15. Phổ công suất tín hiệu mới trên băng L2 điều chế QPSK công suất 1W

  33
 
 
 
 
Đây là tín hiệu QPSK điều chế đơn pha bằng (t) và NH20(t) và quay pha

góc 90 độ bởi mã F[DL2(k) (t)], NH10(t) và (t). Các mã g1(t) và g2(t) là các mã
giải ngẫu nhiên với tần số xung nhịp là 10.23MHz. Do đó, băng thông của tín hiệu
điều chế RF là 20.46MHz. NH10(t) và NH20(t) là mã Neumann-Hoff có tần số xung
là 10.23MHz. Chúng làm tăng kích thước của (t) từ 10230chips lên

1023000chips và (t) từ 10230 chip lên 204600chips. Tần số sóng mang (fL5) là
1176.45 MHz. Hình 1.16 cho thấy cách để có được những tín hiệu L5 mới và Hình
1.17 minh họa phổ công suất của tín hiệu:

Hình 1.16. Tín hiệu L5 được gửi từ vệ tinh

  34
 
 
 
 
Hình 1.17. Phổ công suất tín hiệu L5 điều chế BPSK, công suất 1W
Tương tự như tín hiệu băng L2, tín hiệu băng mới L5 có thể được sử dụng
cùng với tín hiệu băng L1 để loại bỏ ảnh hưởng trễ đường truyền trong tầng điện ly
và đối lưu. Hơn nữa, các vệ tinh Block III sẽ thêm một tín hiệu dân sự mới, được
gọi là L1C, sẽ được truyền trên các tần số sóng mang L1 cùng với tín hiệu mã C/A.
Sự phát triển của L1C đại diện cho một giai đoạn mới cho GNSS; tín hiệu không
chỉ được thiết kế để truyền GPS, nó sẽ cũng có tương thích với tín hiệu mở của dịch
vụ Galileo ở cùng tần số.
Khả năng tương thích giữa GPS và Galileo ?
Bảng tần số và tín hiệu GPS

Hình 1.18. Tín hiệu gửi từ vệ tinh GPS

  35
 
 
 
 
Trong tương lai, người sử dụng dân sự sẽ được cung cấp ba loại máy thu tùy
thuộc vào độ chính xác vị trí của họ:
- Máy thu sẽ làm việc với độ chính xác ≤ 10m
- Máy thu kép cho phép nhận và xử lý hai tín hiệu, L1 và L2 hoặc L1và L5, sẽ
chính xác hơn độ sai lệch đơ ị . Điều này đạt được bằng cách điều chỉnh sự
trễ gây ra bởi tầng điện ly và tầng đối lưu.
- Các máy thu cao độ chính xác cao sẽ sử dụng cả 3 tín hiệu L1, L2 và L5. Các
loại máy thu máy sẽ sẽ cung cấp độ chính xác ở cấp độ cm.
- Sau khi phân tích tín hiệu GPS và Galileo, cả hai có 2 tần số mà cả hai cùng sử
dụng để gửi các bản tín định hướng: L1 (GPS) và E1-L1-E2 (Galileo), L5 (GPS) và
Galileo E5. Các thiết bị đầu cuối kép có thể cùng nhận tín hiệu từ một hoặc đồng
thời tín hiệu từ các băng tần, có thể cung cấp vị trí đồng thời bởi hai hệ thống.

Hình 1.19. Băng tần tín hiệu của GPS và Galileo

1.4. Cấu trúc máy thu GNSS.


1.4.1. Máy thu đổi tần (Super heterodynes Receivers).
Máy thu đổi tần lần đầu tiên được chế tạo vào năm 1918 trong suốt chiến tranh
thế giới lần thứ nhất. Máy thu đổi tần là một kiểu cấu trúc máy thu phổ biến với một
số lượng ứng dụng lớn trong thế giới ngày nay.

  36
 
 
 
 
Hình 1.20. Cấu trúc của bộ thu đổi tần.

Theo như hình 1.20 ở trên, máy thu đổi tần có nhiệm vụ chuyển tín hiệu với
tần số vô tuyến xuống tín hiệu có tần số thấp và sử dụng một số thành phần: bộ lọc,
bộ khuếch đại, bộ tạo dao động nội, bộ trộn tần. Nếu có nhiều giai đoạn hạ tầng, độ
khuếch đại tổng có thể được phân chia trên các tần số. Điều này giúp cho các tầng
khuếch đại thêm ổn định và làm tăng độ khuếch đại có thể thực hiện được. Cấu trúc
bộ thu này luôn được lựa chọn vì khả năng của nó trong việc giải quyết các tín hiệu
cao tần có băng thông hẹp như vấn đề nhiễu nền lân cận bên ngoài dải tần quan tâm.
Nên cấu trúc này luôn có hiệu năng cao về mặt độ nhạy và độ chọn lọc.
Tuy nhiên, máy thu đổi tần có một số khuyết điểm: Đầu tiên, máy thu sinh ra
nhiều thành phần điều biến sai hoặc thành phần điều biến kín, một số những thành
phần này sẽ rơi vào băng kênh mong muốn, việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công
suất tổng của máy thu. Hai là, một vài bộ lọc được yêu cầu ở RF và IF để loại bỏ
hiện tượng ảnh và giao thoa. Những loại bộ lọc này không phù hợp trong công nghệ
chip ngày nay. Do đó, những bộ lọc bên ngoài phải được sử dụng và điều này sẽ
làm tăng giá thành, kích thước của máy thu. Một nhược điểm quan trọng khác của
máy thu đổi tần là mạch khuếch đại tạp âm thấp (LNA) cần tải là 50 Ohm bởi vì bộ
lọc trung tần được đặt trên chip. Mặt khác, nó cũng giảm chức năng chuyển lọc và
tiêu thụ đáng kể năng lượng bởi các khối trên chip.
1.4.2. Máy thu trung tần không ( Zero-IF Receivers).
Hiện tượng ảnh được xem là hiện tượng phổ biến đối với máy thu đổi tần, do
đó để loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ảnh thì trung tần được thiết lập về tần số không.
Kiểu cấu trúc máy thu như trên được gọi là máy thu trung tần không. Nó cũng được
  37
 
 
 
 
gọi là máy thu chuyển đổi trực tiếp (Direct Conversion Receivers). Đây là một cách
tiếp cận tự nhiên để hạ tín hiệu từ tần số cao xuống tần số cơ bản. Máy thu trung tần
có một số mặt tốt hơn so với máy thu đổi tần. Trước hết là không có hiện tượng ảnh
nữa vì trung tần được thiết lập về 0. Hai là, LNA không phải có tải 50 Ohm vì bộ
lọc loại bỏ hiện tượng ảnh. Cuối cùng là không có bộ lọc IF SAW và các tầng khác
được thay thế bởi bộ lọc thông thấp. Cấu trúc máy thu này hoàn toàn khả thi đối với
ứng dụng đa chuẩn hiện đại chip đơn.

Hình 1.21. Máy thu trung tần không

Máy thu trung tần cũng tồn tại một số khuyết điểm. Khuyết điểm chính là vấn để
DC offset, vấn đề nhiễu, thậm chí là suy hao, tín hiệu dò ở dao động nội và tự trộn.
Tuy nhiên, cấu trúc máy thu này luôn là một cấu trúc tiêu thụ năng lượng thấp, tích
hợp cao với truyền thông không dây trong tương lai.

1.4.3. Máy thu trung tần thấp (Low-IF Receivers).

Cấu trúc bộ thu này cũng tương tự như bộ thu biến đổi trực tiếp. Bộ thu trung
tần thấp đưa tín hiệu từ tần số cao xuống trung tần thấp thay vì xuống không như ở
bộ thu biến đổi trực tiếp. Nhờ đó cho phép sử dụng bộ lọc thông dải thiết kế bên
trong chip để lựa chọn kênh.

  38
 
 
 
 
Hình 1.22. Cấu trúc máy thu trung tần thấp.
Cấu trúc bộ thu này loại bỏ được vấn đề về DC off-set và tạp nhiễu nhấp nháy
xuất hiện ở cấu trúc bộ thu Zero-IF mà vẫn giữ được mức độ tích hợp cao như nhau.
Nhược điểm của cấu trúc bộ thu này là nhiễu ảnh lại xuất hiện trở lại. Ngày nay khá
khó khăn để thực hiện được một bộ lọc khử ảnh, do đó bộ trộn khử ảnh cũng là một
giải pháp để loại bỏ vấn đề này nhưng việc thiết kế một bộ lọc khử ảnh cũng không
phải đơn giản. Tuy nhiên, cấu trúc bộ thu này vẫn là phù hợp cho một số kỹ thuật
điều chế riêng và dễ dàng thực hiện.
1.4.4. Máy thu đa chuẩn trung tần không/ trung tần thấp (Zero-IF/Low-IF
Multi-Standard Receivers).
Các tiêu chuẩn mạng cục bộ không dây dải ngắn 2,4 MHz có thể được chia
làm hai loại. Một loại sử dụng kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS) và kỹ thuật
điều chế QPSK và một loại khác thì sử dụng kỹ thuật trải phổ nhảy tần (FHSS) và
kỹ thuật điều chế GFSK. Từ các cấu trúc bộ thu đã giới thiệu ở trên rõ ràng có thể
xây dựng cấu trúc bộ thu này bằng cách kết hợp hai cấu trúc Zero-IF và Low-IF.

Hình 1.23. Cấu trúc máy thu đa chuẩn trung tần không/trung tần thấp.

  39
 
 
 
 
Trong bộ thu này, băng tần cơ bản số hóa là phù hợp cho cả hai tiêu chuẩn
WLAN và loại trừ các phần lọc tương tự. Các thành phần tương tự đã chia sẻ với
nhau, kết quả là bộ thu tiêu thụ năng lượng thấp, hiệu quả về mặt chi phí.
1.4.5. Máy thu biến đổi kép trung tần băng rộng (Wideband IF Conversion
double Receivers).
Cấu trúc bộ thu biến đổi kép trung tần rộng thay thế mới nhất rất phù hợp với
hệ thống truyền tin không dây. Cấu trúc bộ thu này là tương tự với cấu trúc bộ thu
đổi tần. Trong cấu trúc bộ thu này, tất cả các kênh đã được chuyển đổi xuống từ RF
sang IF đều sử dụng một tần số cố định LO1 và một bộ lọc thông thấp để loại bỏ bất
kỳ các thành phần biến đổi lên nào, rồi đưa tất cả các kênh đến các bộ trộn ở giai
đoạn hai. Và một lần nữa các kênh lại chuyển đổi xuống từ IF sang băng tần cơ sở
sử dụng bộ tổng hợp tần số lựa chọn kênh có thể điều chỉnh LO2. Một bộ lọc băng
tần cơ sở được thực hiện để loại bỏ năng lượng của các kênh lân cận không mong
muốn.

Hình 1.24. Cấu trúc máy thu chuyển đổi kép trung tần băng rộng.
Ưu điểm của cấu trúc bộ thu này là: rất phù hợp cho công nghệ tích hợp đơn
khối, sự bức xạ của LO1 không làm ảnh hưởng đến antenna vì nó đã được cố định
tần số, bằng cách điều chỉnh LO1 ứng dụng đa chuẩn đa băng có thể xây dựng
được. Bộ tạo dao động nội đầu tiên được thiết kế với nhiễu pha rất nhỏ, tốt hơn toàn
bộ các kết quả khác. Tuy nhiên với việc sử dụng sáu bộ trộn tần công suất cao để
thực hiện sự chuyển đổi hoàn toàn, dẫn đến làm tăng hệ số nhiễu, sự méo tín hiệu và
công suất tiêu thụ.
  40
 
 
 
 
1.4.6. Máy thu số-trung tần (Digital-IF Receivers).
Sự cải thiện đáng kể của bộ xử lý tín hiệu số (DSP) là chuyển chức năng của
các khối vô tuyến sang miền số. Tín hiệu IF đầu tiên được số hóa và tất cả công việc
xử lý ở băng tần cơ sở đều được thực hiện bởi một DSP có thể lập trình được một
cách hoàn hảo.

Hình 1.25. Cấu trúc máy thu số-trung tần.

Cấu trúc bộ thu này được sử dụng rộng rãi trong bộ thu trạm cơ sở. Nó là ứng
cử viên đáng kể cho bộ thu mềm vô tuyến trong tương lai. Sự không phối hợp I và
Q cũng được loại trừ hoàn toàn nhờ quá trình xử lý tín hiệu số. Hiệu suất của bộ
biến đổi tương tự số ADC là vấn đề chính đối với cấu trúc này. Công suất tiêu thụ
cao cũng là một điểm hạn chế của cấu trúc bộ thu này. Tuy nhiên, nó vẫn là một giải
pháp tốt cho hệ thống vô tuyến mềm băng tần cơ sở, nếu sự biến đổi tương tự số đạt
được hiệu suất như mong muốn.
1.4.7. Máy thu biến đổi số trực tiếp (Direct Digitization Receivers).
Bởi vì sự phát triển theo cấp số nhân của truyền thông không dây, nên sự đa
tiêu chuẩn là cần thiết. Ngày nay, sự đóng góp của vô tuyến mềm đối với toàn bộ hệ
thống thông tin mà mục tiêu chính là tạo điều kiện cho các hệ thống đa chuẩn với
việc ít quan tâm hơn đến các thành phần RF trong máy thu. Cấu trúc bộ thu số hóa
trực tiếp là ứng cử viên triển vọng nhất cho loại máy thu như vậy. Cấu trúc này còn
được gọi là cấu trúc lấy mẫu thông dải. Lấy mẫu thông dải có thể xem như là lấy
mẫu điều hòa sử dụng kỹ thuật làm rối loạn có chủ đích để biến đổi trực tiếp từ RF
xuống băng tần cơ sở và có thể cấu trúc lại dữ liệu. Tốc độ lấy mẫu đặt cơ sở trên
băng thông dữ liệu của tín hiệu chứ không phải là sóng mang RF.
  41
 
 
 
 
Hình 1.26. Cấu trúc máy thu biến đổi số trực tiếp.

Ưu điểm chính của cấu trúc bộ thu này là đơn giản hơn rất nhiều so với các
cấu trúc bộ thu ở trên và hỗ trợ nhiều cho các hệ thống đa phương thức và đa băng.

  42
 
 
 
 
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THIẾT KẾ VÀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ LNA

2.1. Giới thiệu bộ khếch đại tạp âm thấp – Low noise Amplifier (LNA).
Bộ khuếch đại là một thiết bị dùng để làm tăng biên độ của tín hiệu. Không
giống như hầu hết các bộ khuếch đại khác, bộ khuếch đại trong GNSS là một phần
tử chủ động, yêu cầu một công suất nhất định để hoàn thành chức năng của nó. Một
bộ khuếch đại lí tưởng là chỉ làm tăng biên độ của tín hiệu, trong khi đó một bộ
khuếch đại thực tế thì không chỉ làm tăng biên độ của tín hiệu mà còn làm tăng
nhiễu.
Các thông số quan trọng đối với một bộ khuếch đại là:
- Hệ số khuếch đại, thường dùng đơn vị dB.
- Dải tần số xác định.
- Hệ số tạp âm (đơn vị dB).

Hình 2.1. Cấu trúc máy thu GNSS điển hình

LNA thường được đặt ngay sau anten máy thu do tín hiệu thu được từ vệ
tinh rất nhỏ, nhiễu tạp do môi trường và công suất máy thu nhỏ do đó LNA có
nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu đầu vào đạt cường độ đủ lớn trước khi đưa đến các
khối xử lý tín hiệu tiếp theo.

  43
 
 
 
 
2.2. Cơ sở thiết kế
2.2.1. Nhiễu, tạp âm
Nhiễu của một bộ khuếch đại có thể được mô tả với một tham số gọi là hệ số
nhiễu (NF). NF được định nghĩa là tỷ số giữa tỷ lệ năng lượng tín hiệu/nhiễu ở đầu
vào với tỷ lệ năng lượng tín hiệu/nhiễu ở đầu ra theo phương trình 2-1.

(2-1)

Đối với hệ thống bao gồm nhiều thành phần khác nhau NF có thể được tính toán
một cách chính xác bằng cách chọn đúng hệ số phản xạ nguồn ( Γ )

NF = NF1 + + + +… (2-2)

Trong đó:
- NFn: Hệ số nhiễu tầng thứ n
- GAn: Hệ số khếch đại tầng thứ n
Trong đó Ga hệ số khếch đại, công thức trên thể hiện sự phân phối hệ số
nhiễu từ giai đoạn đầu tiên đối với hệ thống khếch đại công suất hoàn chỉnh. Mục
đích của thiết kế LNA là có hệ số nhiễu thấp và độ lợi cao ở giai đoạn đầu của hệ
thống. Việc đạt được hệ số NF nhỏ nhất và công suất khếch đại tối đà là không thể,
do đó hệ số phản xạ ( Γ ) phải được lựa chọn sao cho đáp ứng yêu cầu nhiễu và
hiệu suất đạt được.
2.2.2. Hệ số khuếch đại - Transducer Gain
Đối với mạng 2 cửa điển hình hệ số khuếch đại dựa trên tham số tán xạ bởi
các tham số ГS và ГL cho bởi công thức:

  44
 
 
 
 
ГS  [S] ГL 

ГS ГIN ГOUT ГL 


Hình 2.2. Sơ đồ trở kháng vào/ra mạng 4 cực

| | |Г | |Г |
gT = | (2-3)
Г Г Г |Г |

Độ lợi: GT = 10log (g)dB


Khi phối hợp trở kháng đầu vào/ra ta có ГS = ГL =0 do đó gT= |S21|2
2.2.3. Hệ số ổn định K, tham số tán xạ, phối hợp trở kháng và điều chỉnh.
Mạng 2 cực có thể ổn định hoặc không ổn định tại một tần số công tác hoặc
ổn định có điều kiện. Việc thiết kế cho thiết bị ổn định có điều kiện phải thiết kế
nguồn hoặc tải đáp ứng hệ số phản xạ trong khoảng [0-1]
| | | | |∆|
K= | |
(2-4)

|∆| = |S11S22 − S12S21| < 1 (2-5)


B1 = 1 + |S11|2 – |S22| - |∆|2 > 0 (2-6)
B2 = 1 + |S22|2 – |S11| - |∆|2 > 0 (2-7)

Hệ số ổn định K phải thỏa mãn các phương trình (2-5), (2-6) hoặc (2-7). Nếu K ≥ 1
có thể không ổn định vô điều kiện. Nếu ∆ < 1 và có B1 > 0 hoặc B2 > 0 bảo đảm K
≥ 1 và thiết bị ổn định vô điều kiện.
Thêm vào đó người ta còn đánh hệ số ổn định nguồn và hệ số ổn định tải µsource ,
µload

  45
 
 
 
 
| |
µsource = ≥1 (2-8)
∆ ∗ | |

| |
µload = ∗ ≥1 (2-9)
∆ | |

Từ công thức tính độ khuếch đại (2-3) có thể viết lại gT như sau (2-10):
|Г | |Г |
gT = |
|S21|2 (2-10)
Г | | Г Г |

Với
Г (2-11)
Гout = S22 + Г

Khi đầu ra tải phối hợp trở kháng với nguồn ГS , ГL = Г∗ là liên hợp phức của Гout
|Г |
gA = |S21|2 (2-12)
| Г | |Г |

Độ lợi mong muốn thiết kế đạt được ga được cho bởi phương trình

ga = (2-13)
| |


C1 = S11 - ∆ (2-14)

Bán kính đường tròn hệ số khuếch đại trên đồ thị Smitch được xác định bằng công
thức:
| | | |
Ra = (2-15)
| | |∆|

Ca = | | |∆|
(2-16)

Thiết kế với hệ số nhiễu:


|Г Г |
F = FMin + |Г | | Г |
(2-17)

Hệ số nhiễu của transistor F là hàm của ГS, Fmin, rn và Гopt trong đó Fmin, rn và
Гopt là các tham số nhiễu của transistor theo công bố của nhà sản xuất. ГS sẽ tiến đến

  46
 
 
 
 
giá trị Гopt khi hệ số nhiễu đạt giá trị nhỏ nhất Fmin . ГS tăng từ Гopt và phụ thuộc vào
giá trị điện trở rn. Mỗi liên hệ giữa hệ số nhiễu của transistor và hệ số nhiễu bộ
khuếch đại cho bởi công thức (2-18) :
| Г |
rn = (FГs=0) – Fmin) (2-18)
|Г |

2.3. Yêu cầu thiết kế và lựa chọn linh kiện


2.3.1. Yêu cầu thiết kế
Bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA) là một loại khuếch đại điện tử đặc biệt
được sử dụng trong hệ thống thông tin liên lạc và GNSS. LNA có nhiệm vụ khuếch
đại tín hiệu rất yếu thu được từ antena và thường được thiết kế đặt gần ăng-ten. Đó
là lý do tại sao LNA đóng vai trò quan trọng của một máy thu có lớn ảnh hưởng đến
hệ số nhiễu tổng thể NF của toàn hệ thống. Công thức Friis nổi tiếng được biết đến
như là sự chứng minh đầy đủ nhất cho tầm quan trọng của LNA.
Sử dụng LNA ở đầu khối thu giúp loại bỏ nhiễu ở các khối xử lý tín hiệu
phía sau do độ lợi của LNA và nhiễu do LNA gây ra trên tín hiệu nhận được. Đó là
lý do tại sao cần LNA để thu được một tín hiệu có cường độ mong muốn với tạp âm
nhiễu nhỏ, độ biến dạng tín hiệu ở mức độ cho phép để tối ưu độ nhậy máy thu.
Mặc dù LNA yêu cầu thiết kế có đô lợi càng cao càng tốt để giảm nhiễu từ bộ trộng
và khối phía sau tuy nhiên việc tăng quá mức độ lợi của LNA có thể làm suy giảm
tính tuyến tính của toàn hệ thống. Do đó nếu máy thu yêu cầu tín hiệu thu nhận
được rộng, LNA thường được thiết kế với có độ lợi thay đổi được để giảm dải động
và tính tuyến tính các khối xử lý phía sau bảo đảm các thông số:
- Hệ số nhiễu thấp.
- Độ lợi – Gain.
- Tính tuyến tính.
- Phối hợp trở kháng.
- Tiêu thụ điện năng thấp.
- Tối thiểu các thành phần.
- Méo, nhiễu trên LNA.

  47
 
 
 
 
- Công suất ra lớn nhất.
Ngoài ra còn có một số thiết kế được đặt ra nhằm cân bằng các yêu cầu với nhau
như độ lợi, nhiễu, sự biến dạng cảu tín hiệu và mức điện năng tiêu thu. Đối với hệ
thống đa băng tần có một số cách để thiết kế LNA, nội phạm đề tài đề cập thiết kế
bộ LNA băng rộng sẽ được bao phủ băng thông tổng thể của tất cả dải tần. Công
nghệ IC nguyên khối (MMIC) được lựa chọn nghiên cứu và ứng dụng trong đề tài
này. Các tiêu chí ký thuật được đặt ra đối với bộ khếch đại LNA cho máy thu GNSS
làm việc kép GPS/Galileo sử dụng E-pHEMT process GaAs MMIC sử dụng bộ
khuếch đại tạp âm thấp ATF 54143 cường độ hiệu chỉnh được của hãng AVAGO
tần số hoạt động 100Hz đến 6MHz.
Yêu cầu thiết kế LNA
Tần số trung tâm 1.575 GHz
Hệ số nhiễu < 1.5 dB ở tất cả các tần số
Độ lợi – Gain >15dB
Return Losses (S11, S 22 ) ≥ - 11 dB
Tiêu thụ điện năng Thấp
OIP3 >25dBm
P1dB >15dB
Ổn định vô điều kiện
Độ ổn định
(μ > 1,μ ’ > 1, k > 1,β > 0 )

Tham số tấm đế LNA


Hằng số điện môi tương đối 4.4
Tiếp xúc điện môi 0.01
Độ dầy tấm nền 1.6 mm
Độ dầy dẫn 0.0035 mm

  48
 
 
 
 
Sơ đồ khổi tổng quát mô tả yêu cầu bộ khếch đại

Tín hiệu nguồn


BỘ KHUẾCH ĐẠI TẠP ÂM THẤP

- ≥ 15dB Tín hiệu khếch đại ra


- ≤1.5dB NF
- 1.4 GHz ≤ Dải tần ≤ 1.8GHz
Điện nguồn

2.3.2. Transitor ATF-54143


- ATF54143 là một sản phẩm của công nghệ AVAGO TECHNOLOGIES, được
sử dụng ở dải rộng, được tích hợp trong một IC 4 chân.
- ATF54143 là sự kết hợp của một thiết bị với độ khuếch đại cao, độ tuyến tính
cao và hệ số tạp âm là sự lựa chọn lí tưởng của hệ thống mạng thông tin di động,
MMDS và các hệ thống làm việc trong dải tần số từ 450MHz đến 6GHz.
- Ứng dụng của ATF54143: các bộ khuếch đại tạp âm cho thông tin di động, các
ứng dụng của WLAN, MMDS.
- Trong luận văn này, em đã sử dụng transitor này cho bài toán thiết kế bộ khuếch
đại tạp âm thấp ở tần số 1.575 GHz với các chỉ tiêu kỹ thuật như sau:
 Hệ số tạp âm thấp nhất.
 Hệ số khuếch đại đủ lớn.
 Hệ số phản xạ tại cửa ra S(2,2) và tại cửa vào S(1,1) là nhỏ nhất tại tần số
1.57GHz.
 Độ ổn định tại tần số 1.57 GHz phải lớn hơn 1.

  49
 
 
 
 
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ VÀ KẾT QUẢ MÔ PHỎNG LNA
 

3.1. Giới thiệu công cụ thiết kế ADS – Agilent


Phần mềm mô phỏng ADS hay còn gọi là phần mềm Advanced Design
System. Phần mềm ADS được xây dựng và phát triển bởi công ty Agilent
Technologies. Công ty Agilent Technologies hay còn gọi là Agilent là một công ty
chuyên thiết kế các công cụ và thiết bị đo lường trong lĩnh vực phân tích sinh học
và điện tử, với mục đích để đo đạc và đánh giá. Giờ Agilent Technologies đã là một
công ty rất lớn mạnh nhờ những sản phẩm hết sức ưu tú và vượt trội của mình. Rất
nhiều sản phẩm trước kia của Agilent được xây dựng và phát triển bởi công ty
Hewlett-Packard, một công ty hoạt động về lĩnh vực máy tính của Mỹ được thành
lập vào năm 1939. Vào năm 1999, các sản phẩm không liên quan đến máy tính, bộ
nhớ, xử lý ảnh đã được nhóm thành một công ty riêng biệt, đó chính là công ty
Agilent ngày nay. Ngay sau khi hình thành công ty đã có những thành công vượt
trội được thể hiện ở tổng tài sản và số lượng nhân viên của mình. Như vậy, công ty
chuyên sản xuất về các công cụ sử dụng cho khoa học, các vật liệu bán dẫn, các
thiết bị kết nối mạng thông tin quang, và các thiết bị kiểm tra mạch điện tử cho
nghiên cứu, phát triển và sản xuất trong lĩnh vực viễn thông.
ADS là phần mềm thiết kế mạch điện tử tự động hàng đầu trên thế giới dành
cho RF, vi sóng và các ứng dụng số tốc độ cao. Với một giao diện mạnh mẽ và dễ
sử dụng, phần mềm ADS đã đi đầu trong các công nghệ đổi mới thành công nhất
trong lĩnh vực thương mại. Các công cụ đặc biệt của phần mềm đã được sử dụng
bởi các công ty hàng đầu trên thế giới trong các ngành truyền thông và kết nối mạng
không dây, thậm chí cả các ngành về vũ trụ và công nghệ quốc phòng.
3.1.1. Giao diện thiết và mô phỏng của phần mềm ADS.
Tất cả môi trường thiết kế đều được cấu thành từ các cửa sổ giao diện. Tất cả
các thao tác đều được đặt bên trong các cửa sổ giao diện. Có thể thu nhỏ các cửa sổ
màn hình lại để làm gọn gàng hơn không gian làm việc. Và có thể khôi phục lại một
cách nhanh chóng từ ngay trên cửa sổ giao diện.

  50
 
 
 
 
Giao diện chính của phần mềm: cho phép tạo và quản lý các dự án thiết kế.
Dự án thiết kế là trung tâm của tất cả các thao tác của các bộ mô phỏng và cho phép
tổ chức, sắp xếp các bản thiết kế liên quan.

Hình 3.1. Giao diện chính của phần mềm ADS.


Từ giao diện chính của phần mềm ta có thể:
 Tạo và quản lý các dự án thiết kế cũng như các bản thiết kế trong đó.
 Mở các dự án thiết kế ví dụ đã được xây dựng sẵn một cách nhanh chóng.
 Thiết lập chương trình theo ý muốn.
 Thay đổi cấu hình các thanh công cụ và các phím tắt.
 Thay đổi loại các thành phần tải về khi khởi động.
 Chạy lại các câu lệnh đã được tạo ra thông qua ngôn ngữ ứng dụng mở rộng
(AEL)
 Đưa ra các câu lệnh AEL.
 Mở của sổ giao diện để trình bày số liệu.
 Đặt các cửa sổ giao diện đã bị che khuất lên trên đầu.
 Hiển thị tất cả các loại file và mở file mong muốn.

  51
 
 
 
 
Giao diện thiết kế của phần mềm: là nơi tạo và chỉnh sửa các bản thiết kế
của một dự án thiết kế. Ta có thể thay đổi kích thước và di chuyển các cửa sổ giao
diện trong không gian làm việc. Ta có thể mở rộng một cửa sổ giao diện chiếm toàn
bộ không gian làm việc và co các cửa sổ giao diện khác lại thành một biểu tượng.

Hình 3.2. Giao diện thiết kế chính


 Thanh Title hiển thị loại cửa sổ giao diện, loại bản thiết kế, tên file và một số
dùng để nhận dạng với các cửa sổ giao diện có cùng loại với nó.
 Thanh Menu hiển thị các lệnh dùng được trong của sổ giao diện đó.
 Thanh công cụ (Toolbar) có chứa các nút dành cho các lệnh được sử dụng
thường xuyên và để lựa chọn sự định hướng thích hợp cho các linh kiện. Tập hợp
các nút này là có thể cấu hình, sắp xếp lại và có thể được bật, tắt tùy vào mục đích
sử dụng. Khi ta di chuyển chậm trên các nút ở thanh công cụ sẽ xuất hiện một ô chữ
với sự mô tả về chức năng của nút đó. Mặc định, các ô chữ này sẽ được bật. Ta có
thể tắt nó nếu muốn.
 Danh sách các bảng (Palette List) cho phép lựa chọn loại linh kiện mà sẽ xuất
hiện ở bên trong các bảng linh kiện (Component Palette).

  52
 
 
 
 
 Một danh sách liệt kê các linh kiện đã dùng (Component History) luôn cập nhập
để phản ánh các linh kiện đã được sử dụng. Nó cung cấp một phương pháp rất
nhanh chóng khi lựa chọn lại một linh kiện đã được sử dụng trong bản thiết kế đang
xây dựng. Có thể coi nó như một bảng linh kiện tùy chỉnh.
 Vùng bản vẽ (Drawing area) là nơi tạo ra các bản thiết kế.
 Ô trợ giúp (Prompt panel) cung cấp các tin nhắn trợ giúp trong quá trình thực
hiện hầu hết các lệnh cũng như trợ giúp trong quá trình tạo bản thiết kế.
 Các lệnh bật lên (Pop-up menu) cho phép truy nhập vào nhiều lệnh phổ biến
khác mà chỉ phải di chuyển chuột một chút. Ta truy nhập vào các lệnh này bằng
cách bấm chuột phải vào vùng bản vẽ ở bất kỳ giao diện thiết kế nào.
Giao diện vẽ đồ thị của phần mềm: Sau khi vẽ xong mạch ở giao diện thiết kế,
tiến hành mô phỏng sẽ thu được kết quả và có thể hiển thị các kết quả lên cửa sổ
giao diện như sau

Hình 3.3. Giao diện vẽ đồ thị của phần mềm ADS

  53
 
 
 
 
3.1.2. Các công cụ tính toán sử dụng.
Trong phần mềm ADS có rất nhiều các công cụ tính toán phục vụ cho việc
thiết kế mạch. Ta sẽ sử dụng một công cụ trong tập hợp các công cụ này để tính
toán trong luận văn gọi là Linecalc.
Linecal là một chương trình để tính toán các tham số điện tử và vật lý của
đường truyền tín hiệu đơn hoặc kết hợp. Linecal có thể giao tiếp trực tiếp với các
mô hình mạch. Ta có thể gửi dữ liệu tham số các linh kiện thiết kế của mạch đã lựa
chọn cùng với dữ liệu của chất nền hay các lớp, trực tiếp từ các mô hình mạch đến
Linecal.

Hình 3.4. Giao diện của công cụ tính toán Linecalc.

Sau khi các tham số đã được tính toán, ta có thể cập nhập ngay lập tức các kết
quả này vào các sơ đồ hoặc mô hình mạch có liên quan hay ta có thể đặt các linh
kiện vừa mới tổng hợp vào trong sơ đồ mạch đang thiết kế. Sử dụng các hộp thoại,
ta có thể thay đổi giá trị các tham số của đường truyền và nhìn thấy sự thay đởi ở
  54
 
 
 
 
trên màn hình. Ta có thể sử dụng Linecal như một bảng tính. Cứ mỗi một giá trị
thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các giá trị khác có liên quan khi chọn vào nút
tính toán phù hợp.
Các bước sử dụng Linecalc như sau:
 Chọn loại linh kiện trong Linecalc.
 Chọn một hoặc nhiều thông số độc lập phục vụ cho tính toán.
 Thay đổi các giá trị mặc định nếu cần thiết.
 Thực hiện phân tích hoặc tổng hợp.
 Cập nhập cho bản thiết kế nếu các giá trị dùng được.

Các thành phần của Linecalc:


 Thanh tiêu đề (title bar) hiển thị tên của ứng dụng và tên của file dữ liệu tác
động hoăc không có tiêu đề nếu không có file dữ liệu nào liên kết với Linecalc.
 Thanh công cụ (toolbar) chứa các nút đại diện cho các lệnh thường được sử
dụng.
 Thanh menu (menu bar) hiển thị các menu và lệnh có thể dùng.
 Phần linh kiện (component) hiển thị loại linh kiện hiện đang được lựa chọn và
ID của nó. Có thể thay đổi loại linh kiện bằng mũi tên lựa chọn.
 Phần tham số chất nền (substrate parameters) chứa các tham số liên quan đến
chất nền.
 Phần tham số linh kiện (component parameters) chứa các tham số liên quan đến
linh kiện như tần số…
 Phần hiển thị tham số bao gồm phần vật lý (physical), điện (electrical) và các
kết quả tính toán.
 Thanh trạng thái (status bar) ở dưới cùng của cửa sổ giao diện thể hiện trạng
thái của dữ liệu được hiển thị.

  55
 
 
 
 
3.2. Các bước thiết kế và mô phỏng.
 Tham số chuẩn model FET ATF-54143 từ nhà cung cấp AVAGO
Bảng tham số tán xạ ATF-54143
S
freq
(1,1) (1,2) (2,1) (2,2)
1.000 GHz 0.687 / -124.400 0.045 / 40.400 12.940 / 102.200 0.272 / -88.500
1.025 GHz 0.684 / -125.825 0.045 / 40.175 12.710 / 101.275 0.268 / -89.475
1.050 GHz 0.681 / -127.250 0.046 / 39.950 12.481 / 100.350 0.264 / -90.450
1.075 GHz 0.678 / -128.675 0.047 / 39.725 12.252 / 99.425 0.260 / -91.425
1.100 GHz 0.675 / -130.100 0.047 / 39.500 12.022 / 98.500 0.256 / -92.400
1.125 GHz 0.672 / -131.575 0.048 / 39.175 11.821 / 97.650 0.253 / -93.325
1.150 GHz 0.669 / -133.050 0.048 / 38.850 11.620 / 96.800 0.249 / -94.250
1.175 GHz 0.667 / -134.525 0.049 / 38.525 11.419 / 95.950 0.245 / -95.175
1.200 GHz 0.664 / -136.000 0.049 / 38.200 11.218 / 95.100 0.242 / -96.100
1.225 GHz 0.662 / -137.275 0.049 / 38.000 11.042 / 94.300 0.239 / -96.950
1.250 GHz 0.659 / -138.550 0.050 / 37.800 10.866 / 93.500 0.236 / -97.800
1.275 GHz 0.657 / -139.825 0.050 / 37.600 10.690 / 92.700 0.232 / -98.650
1.300 GHz 0.655 / -141.100 0.050 / 37.400 10.514 / 91.900 0.229 / -99.500
1.325 GHz 0.653 / -142.200 0.051 / 37.225 10.361 / 91.150 0.226 / -100.200
1.350 GHz 0.651 / -143.300 0.051 / 37.050 10.208 / 90.400 0.224 / -100.900
1.375 GHz 0.649 / -144.400 0.051 / 36.875 10.056 / 89.650 0.221 / -101.600
1.400 GHz 0.647 / -145.500 0.052 / 36.700 9.903 / 88.900 0.218 / -102.300
1.425 GHz 0.645 / -146.575 0.052 / 36.550 9.761 / 88.200 0.215 / -103.025
1.450 GHz 0.643 / -147.650 0.052 / 36.400 9.619 / 87.500 0.212 / -103.750
1.475 GHz 0.642 / -148.725 0.053 / 36.250 9.477 / 86.800 0.210 / -104.475
1.500 GHz 0.640 / -149.800 0.053 / 36.100 9.335 / 86.100 0.207 / -105.200
1.525 GHz 0.638 / -150.875 0.053 / 35.950 9.212 / 85.425 0.205 / -105.775
1.550 GHz 0.637 / -151.950 0.054 / 35.800 9.088 / 84.750 0.203 / -106.350
1.575 GHz 0.635 / -153.025 0.055 / 35.650 8.964 / 84.075 0.200 / -106.925
1.600 GHz 0.633 / -154.100 0.055 / 35.500 8.841 / 83.400 0.198 / -107.500
1.625 GHz 0.632 / -155.025 0.055 / 35.375 8.731 / 82.725 0.196 / -108.200
1.650 GHz 0.631 / -155.950 0.056 / 35.250 8.621 / 82.050 0.193 / -108.900
1.675 GHz 0.630 / -156.875 0.057 / 35.125 8.511 / 81.375 0.191 / -109.600
1.700 GHz 0.629 / -157.800 0.057 / 35.000 8.401 / 80.700 0.189 / -110.300

Hình 3.5 Bảng tham số tán xạ ATF-54143

  56
 
ATF-54143 ADS MODEL April 2007
(Advanced Curtice Quadratic)

Var
Eqn

Gate SOURCE

DRAIN

SOURCE

Advanced_Curtice2_Model
MESFETM1
NFET=yes Rf= Crf=0.38 fF Eg=
PFET=no Gscap=2 Gsfwd= N=
Vto=0.3 Cgs=2.8 pF Gsrev= Fnc=1 MHz
Beta=0.9 Cgd=0.02 pF Gdfwd= R=0.08
Lambda=82e-3 Gdcap=2 Gdrev= P=0.1
Alpha=13 Fc=0.65 R1= C=0.05
Tau= Rgd=0.025 Ohm R2= Taumdl=no
Tnom=16.85 Rd=0.01 Ohm Vbi=0.8 wVgfwd=
Idstc= Rg=1.0 Ohm Vbr= wBvgs=
Ucrit=-0.72 Rs=0.03 Ohm Vjr= wBvgd=
Vgexp=2.45 Ld= Is= wBvds=
Gamds=1e-4 Lg=0.018 nH Ir= wIdsmax=
Vtotc= Ls= Imax= wPmax=
Betatce= Cds=0.08 pF Imelt= AllParams=
Rgs=0.25 Ohm Rc=214 Ohm Xti=

Hình 3.6. Cấu trúc ATF-54513

 Tính toán độ ổn định và độ lợi tại tần số 1.575GHz


. ∠ .
Gmax= S21/S12 = = 162.98 = 22.12dB
. ∠ .

| | | | |∆|
K= | |
= 0.7099

|∆| = |S11S22 − S12S21|

  57
 
 
 
 
Thay giá trị tham số [S] ta được: K=0.7099 < 1 Transistor là không ổn định ở tần số
1.575GHz
 Phân cực điện áp transistor ATF-54143 – Transistor biasing
Sử dụng công cụ FET Curve Tracer trong ADS

FET Curve Tracer DC_FET


SIM1
Gate Drain VGS_start=0
VGS_stop=1
VGS_points=11
VDS_start=0
VDS_stop=8.0
VDS_points=41
G S2 Disp
Temp
DisplayTemplate
ATF disptemp1
54143 "DC_FET_T"

S1 D
ATF54143_dt
X1
Hình 3.7. DC Tracer

1.2
SIM1.VGS=1.000
1.0
0.8
SIM1.VGS=0.900
0.6
IDS.i

0.4 SIM1.VGS=0.800

0.2 m1
SIM1.VGS=0.700
SIM1.VGS=0.600
0.0 SIM1.VGS=0.500
SIM1.VGS=0.400
SIM1.VGS=0.300
SIM1.VGS=0.200
SIM1.VGS=0.100
SIM1.VGS=0.000
m1
-0.2
indep(m1)=3.800
0 1 2 3 4 5 6 7 8 vs(IDS.i,VDS)=0.004
VDS SIM1.VGS=0.400000

Hình 3.8. Mô phỏng phân cực dòng điện

  58
 
 
 
 
Theo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất ATF-54154 có điện áp Vgs từ 0.3 ~ 0.7V

Hình 3.9 Điện áp làm việc ATF-54143

Hình 3.10. Nfmin và Gain tại điện áp phân cực Vds = 4V, Ids = 40mA

  59
 
 
 
 
Nfmin đạt giá trị 0.44dB ở điện áp Vds = 4V, Ids = 40mA và độ lợi đạt 17.5dB.

DC

Vdd DC
DC1
G D
S
DA_FETBias1_biasCricuit
DA_FETBias1

G S2

ATF
V_DC 54143
SRC1
Vdc=5 V S1 D
ATF54143_dt
X1

Hình 3.11. Sơ đồ phân cực transistor ATF-54143


Sử dụng công cụ Transistor Bias Utility ( DesignGuide > Amplifier)

Hình 3.12. Công cụ Transistor Bias Utility


 
 

  60
 
Chọn Resistive Network nạp tham số điện áp phân cực cho transistor
Vdd = 5V, Vds=4V, Ids=40mA, Device type = NFET sau đó nhấn chọn Design

Hình 3.13. Cài đặt tham số phân cực bằng công cụ Bias Utility

  61
 
R R
R2 R1
R=335.373191 Ohm R=25 Ohm

R R
R4 R3
R=39.626809 Ohm R=0 mOhm

Hình 3.14. Sơ đồ mạch phân cực

  62
 
 
 
 
Sử dụng công cụ Simulate > Annotate DC Solution để kiểm tra mạch phân cực ta
được:

DC
5V
Vdd mA
51.1 DC
4.05 V DC1
0 GA D -37.8 mA
S 0V 0V
37.8 mA
DA_FETBias1_biasCricuit
DA_FETBias1

0GA S2 -18.9 mA
528 mV
-51.1 mA ATF
V_DC 54143
0V
SRC1
-18.9 mA S1 D
Vdc=5 V 37.8 mA
ATF54143_dt
X1

Hình 3.15. Kết quả kiểm tra điện áp, dòng phân cực
Tiến hành phân cực cho transistor ta được mạch:

R R R
R3 R2 R1
R=39.626809 Ohm R=335.373191 Ohm R=25 Ohm

V_DC
SRC1
G S2 Vdc=5 V

ATF
54143

S1 D
ATF54143_dt
X1

Hình 3.16 Kết quả mạch phân cực ATF-54143

  63
 
 
 
 
 Tham số tán xạ, hệ số nhiễu NF và hệ số ổn định
Sử dụng phần mềm ADS công cụ Simulation-S_Param tính toán hệ số nhiễu NF,
hệ số ổn định tại tần số f=1.575GHz:

S-PARAMETERS OPTIONS DC
StabFact MaxGain
S_Param Options DC
SP1 Options1 StabFact MaxGain DC1
Start=1 GHz Temp=16.85 StabFact1 MaxGain1
Stop=3 GHz Tnom=16.85 StabFact1=stab_fact(S) MaxGain1=max_gain(S)
Step=0.025 GHz V_RelTol=
V_AbsTol=
I_RelTol=
I_AbsTol=
GiveAllWarnings=yes
MaxWarnings=10

V_DC
R R R SRC1
R3 R2 R1 Vdc=5 V
R=39.626809 Ohm R=335.373191 Ohm R=25 Ohm

DC_Feed
DC_Feed1 DC_Feed
DC_Feed2

G S2

ATF
Term DC_Block 54143
Term1 DC_Block1
Num=1 S1 D Term
Z=50 Ohm Term2
ATF54143_dt DC_Block Num=2
X1 DC_Block2
Z=50 Ohm

Hình 3.17. Sơ đồ mô phỏng hệ số tán xạ, hệ số khuếch đại, NF tại tần số 1GHz ~
2GHz

  64
 
 
 
 
m1
freq=1.575GHz
MaxGain1=21.186

23.5

23.0

22.5

22.0
MaxGain1

21.5
m1
21.0

20.5

20.0
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz

Hình 3.18. Hệ số khuếch đại cực đại tại tần số f=1.575GHz là 21.186dB
m2
freq=1.575GHz
StabFact1=0.518

0.65

0.60

0.55
m2
0.50
StabFact1

0.45

0.40

0.35

0.30
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz

Hình 4.19. Hệ số ổn định tại tần số f=1.575GHz là 0.518

  65
 
 
 
 
Ta thấy hệ số ổn định là 0.518 < 1 nên transistor không ổn định tại tần số
f=1.575GHz. Do đó cần hiệu chỉnh nhằm tăng cường độ ổn định của mạch. Giải
pháp thường đươc sử dụng là mắc thêm các cuộn cảm vào chân nguồn S1 và S2 của
transistor để tạo hồi tiếp.
Var
Eqn VAR
VAR1
Ls=0.1

S-PARAMETERS OPTIONS DC
StabFact MaxGain
DC
S_Param Options
StabFact MaxGain DC1
SP1 Options1
Start=1 GHz Temp=16.85 StabFact1 MaxGain1
Stop=2 GHz Tnom=16.85 StabFact1=stab_fact(S) MaxGain1=max_gain(S)
Step=0.025 GHz V_RelTol=
V_AbsTol=
I_RelTol=
I_AbsTol=
GiveAllWarnings=yes
MaxWarnings=10

V_DC
R R R SRC1
R3 R2 R1 Vdc=5 V
R=39.626809 Ohm R=335.373191 Ohm R=25 Ohm

DC_Feed
DC_Feed1 DC_Feed
DC_Feed2

L
L2
L=Ls nH
R=
G S2

ATF
Term DC_Block 54143
Term1 DC_Block1 L
Num=1 L1 S1 D Term
Z=50 Ohm L=Ls nH ATF54143_dt Term2
DC_Block
R= X1 Num=2
DC_Block2 Z=50 Ohm

Hình 3.20. Mạch phối hợp thêm cuộn cảm hồi tiếp

  66
 
 
 
 
m1 m2
freq=1.575GHz freq=1.575GHz
StabFact1=0.625 StabFact1=0.518

0.8 0.65

0.60

0.7
0.55
m2
m1
0.50

StabFact1
StabFact1

0.6
0.45

0.40
0.5
0.35

0.30
0.4
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0
freq, GHz
freq, GHz

Hình 3.21a. Hệ số ổn định khi có hồi tiếp đạt Hình 3.21b. Hệ số ổn định khi chưa
StabFact1 = 0.625 <1 có hồi tiếp StabFact1 = 0.518 < 1

Sau khi hồi tiếp sử dụng thêm cuộn cảm, ta thấy độ ổn định của mạch chưa đạt yêu
cầu > 1 do đó sử dụng công cụ Simulate > Tuning để chọn giá trị cuộn cảm đạt độ
ổn định mong muốn.
Tại Ls đạt giá trị 1.5nH ta được độ ổn định StabFact1 = 1.001 và độ khuếch đại cực
đại Gmax = 17.08 tần số 1.575GHz
m1
freq=1.575GHz
StabFact1=1.002

1.02

m1
1.00

0.98
StabFact1

0.96

0.94

0.92
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz

Hình 4.22. Hệ số ổn định StabFact1 = 1.002 sau khi sử dụng turning

  67
 
 
 
 
m2
freq=1.575GHz
MaxGain1=17.080
21

20

19
MaxGain1

18
m2
17

16

15
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz

Hình 4.23. Hệ số khuếch đại giảm Maxgain= 17.08dB sau khi sử dụng turning

Ta nhận thấy rằng để tăng cường độ ổn định của mạch buộc phải giảm hệ số khuếch
đại, hệ số khuếch đại giảm từ 21dB xuống 17dB. Sau khi tiến hành hiệu chỉnh độ
khuếch đại và độ ổn định của mạch ta tiếp tục thay thế các linh kiện lý tưởng bằng
các linh kiện chủ động, thay thế DC_feed bằng cuộn cảm điều chỉnh được của hãng
Murata ta được sơ đồ sau điều chỉnh:

  68
 
 
 
 
Var
Eqn
VAR
NETLIST INCLUDE VAR1
Ls=1.5 {t}
MURATAInclude
muRata

S-PARAMETERS OPTIONS DC
StabFact MaxGain
DC
S_Param Options
SP1 Options1 StabFact MaxGain DC1
Start=1 GHz Temp=16.85 StabFact1 MaxGain1
Stop=2 GHz Tnom=16.85 StabFact1=stab_fact(S) MaxGain1=max_gain(S)
Step=0.025 GHz V_RelTol=
V_AbsTol=
I_RelTol=
I_AbsTol=
GiveAllWarnings=yes
MaxWarnings=10

V_DC
R R R SRC1
R3 R2 R1 Vdc=5 V
R=39.626809 Ohm R=335.373191 Ohm R=25 Ohm

LQP03TN
LQP03TN
L3
L4
PartNumber=LQP03TN22NH02
PartNumber=LQP03TN22NH02
L
L2
L=Ls nH
R=
G S2

ATF
Term DC_Block 54143
Term1 DC_Block1 L
Num=1 S1 D Term
L1
Z=50 Ohm L=Ls nH ATF54143_dt Term2
DC_Block Num=2
R= X1 DC_Block2 Z=50 Ohm

Hình 4.24. Sơ đồ mạch sau khi sử dụng thay thế linh kiện

Sau khi thay thế, tăng cường được hệ số ổn định, tuy nhiên độ khuếch đại của mạch
giảm

  69
 
m1 m2
freq=1.575GHz freq=1.575GHz
StabFact1=1.081 MaxGain1=15.645

1.14 19

1.12 18

1.10 17

MaxGain1
StabFact1

m1
1.08 16 m2

15
1.06

14
1.04
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0
freq, GHz
freq, GHz

Hình 4.25a. Hệ số ổn định tăng sau khi Hình 4.25b. Hệ số khuếch đại giảm sau
thay thế linh kiện khi thay thế linh kiện

Tiếp tục thay thế cuộn cảm L1, L2 tại chân nguồn S1, S2 bằng Micro-strip theo công
thức xấp xỉ đối với cuộn cảm:
.
l=

Trong đó:
l là chiếu dài (inch) MSub
L cảm kháng cuộn dây MSUB
εr tấm đế tiêu chuẩn FR4 MSub1
H=1.6 mil
Er=4.4
Mur=1
Cond=1.0E+50
Hu=3.9e+034 mil
T=0.0035 mm
TanD=0.01
Rough=0 mm
Bbase=
Dpeaks=

Sử dụng Tuning điều chỉnh tham số TL1 và TL2, ta thu được mạch và tham số
StabFact và MaxGain như sau:

  70
 
 
 
 
DC
StabFact MaxGain
Var
Eqn
VAR DC
NETLIST INCLUDE VAR1 StabFact MaxGain
DC1
Ls=1.5 {t} StabFact1 MaxGain1
MURATAInclude
L=8.693 {t} StabFact1=stab_fact(S) MaxGain1=max_gain(S)
muRata

S-PARAMETERS OPTIONS MSub

S_Param Options MSUB


SP1 Options1 MSub1
Start=1 GHz Temp=16.85 H=1.6 mil
Stop=2 GHz Tnom=16.85 Er=4.4
Step=0.025 GHz V_RelTol= Mur=1
V_AbsTol= Cond=1.0E+50
I_RelTol= Hu=3.9e+034 mil
I_AbsTol= T=0.0035 mm
GiveAllWarnings=yes TanD=0.01
MaxWarnings=10 Rough=0 mm
Bbase=
Dpeaks=

V_DC
R R R SRC1
R3 R2 R1 Vdc=5 V
R=39.626809 Ohm R=335.373191 Ohm R=25 Ohm

LQP03TN
LQP03TN
L3
L4
PartNumber=LQP03TN22NH02
PartNumber=LQP03TN22NH02
MLIN
TL2
Subst="MSub1"
W=0.5 mm
G L=L mm
S2

GQM22 ATF
Term 54143
C1
Term1
PartNumber=GQM22M5C2H470GB01 S1
Num=1 D Term
Z=50 Ohm MLIN ATF54143_dt GQM22 Term2
TL1 X1 C2 Num=2
Subst="MSub1" PartNumber=GQM22M5C2H470GB01 Z=50 Ohm
W=0.5 mm
L=L mm

Hình 3.26. Mạch sau khi thay thế linh kiện lý tưởng

  71
 
 
 
 
m1 m2
freq= 1.575GHz freq= 1.575GHz
StabFact1=1.032 MaxGain1=18.104

1.10 23

22
1.05 m1
21

20
1.00
StabFact1

MaxGain1
19
m2
0.95
18

17
0.90
16

0.85 15
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0 1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz freq, GHz

Hình 3.27. StabFact và MaxGain sau khi thay thế linh kiện lý tưởng

 Nhiễu và phối hợp trở kháng

m3
freq=1.575GHz
NFmin=0.399

0.46

0.45

0.44

0.43
NFmin

0.42

0.41
m3
0.40

0.39
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz

Hình 3.28. Hệ số NFmin = 0.399 tần số f=1.575GHz

Để tính toán phối hợp trở kháng đầu vào/ra và ảnh hưởng đến NF ta cần xây dựng
các phương trình hỗ trợ xác định trở kháng tối ưu đầu vào và ra.

  72
 
 
 
 
Eqn indx=find_index(SP.freq,indep(m1)) (3-1)
circleData = ns_circle(NFmin[indx]+{0,0.1,0.2}, NFmin[indx],
(3-2)
Sopt[indx], Rn[indx]/50, 51)
Eqn GaCircle=ga_circle(S[indx],MaxGain1[indx]-{0, 0.5, 1, 2,
(3-3)
3},51)

Trong đó (3-1) trả về giá trị tần số tại điểm m1, cho (3-2) và (3-3) Sử dụng đồ thị
Smitch để xác định giá trị phối hợp trở kháng tại Nfmin và MaxGain ta tìm được
Zopt phối hợp trở kháng vào:

m5
indep(m5)= 51
circleData=0.327 / -170.377
ns figure=0.398940
impedance = Z0 * (0.510 - j0.062)
m4
indep(m4)= 51
GaCircle=0.850 / 176.558
gain=18.104216
impedance = Z0 * (0.081 + j0.030)

m4
circleData

m5
GaCircle

cir_pts (0.000 to 51.000)

Hình 3.29. Trở kháng tối ưu đầu vào trên đồ thị Smith

  73
 
 
 
 
DA_SingleStubMatch1_S_parameter_4
DA_SingleStubMatch1
Sử dụng công cụ và Matching Utility để tính toán phối
hợp trở kháng vào và ra thu được mạch sau phối hợp trở kháng. Sử dụng công cụ
Tuning để điều chỉnh góc E_eff ta thu được mạch tối ưu:

Hình 3.30. Công cụ Matching Utility

  74
 
NETLIST INCLUDE
DC
MURATAInclude Var
Eqn
VAR Stab Fact
M axGain
muRata VAR1 DC
StabFact
Ls=90.01 {-t} MaxGain DC1
StabFact1
L=8.693 {t} MaxGain1
StabFact1=stab_ fact(S)
MaxGain1=max_ gain(S)

S-PARAMETERS OPTIONS MSub

S_ Param Options MSUB


SP1 Options1 MSub1
Start=1 GHz Temp=16.85 H=1.6 mil
Stop=2 GHz Tnom=16.85 Er=4.4
Step=0.025 GHz V_ RelTol= Mur=1
V_ AbsTol= Cond=1.0E+50
I_ RelTol= Hu=3.9e+034 mil
I_ AbsTol= T=0.0035 mm
GiveAllWarnings=yes TanD=0.01
MaxWarnings=10 Rough=0 mm
Bbase=
Dpeaks=

V_DC
R R R SRC1
R3 R2 R1 Vdc=5 V
R=39.626809 Ohm R=335.373191 Ohm R=25 Ohm

LQP03TN
L4 LQP03TN
PartNumber=LQP03TN6N8H02 L5
PartNumber=LQP03TN22NH02
MLIN
TL2
Subst="MSub1"
W=0.5 mm
G L=L mm
S2

GQM22 TLIN TLIN ATF


C1 TL4 54143
TL3
PartNumber=GQM22M5C2H4R7BB01 Z=50 Ohm Z=50 Ohm MLIN
Term S1 D Term
E=207.241 {t} E=48.31 {t} TL1
Term1 TLIN GQM22 Term2
F=1.575 GHz F=1.575 GHz Subst="MSub1"ATF54143_ dt TLIN
Num=1 W=0.5 mm X1 TL6 C2 Num=2
Z=50 Ohm Z=50 Ohm TL5 PartNumber=GQM22M5C2H470GB01 Z=50 Ohm
L=L mm
E=45.344 {t} Z=50 Ohm
F=1.58 GHz E=137.78 {t}
F=1.58 GHz

Hình 3.31. Mạch sau phối hợp trở kháng

  75
 
 
 
 
m8
freq=1.575GHz
dB(S(2,2))=-11.494
m1
freq=1.575GHz
dB(S(1,1))=-11.419
0

-2

-4
dB(S(2,2))
dB(S(1,1))

-6

-8

-10
m1
m8
-12
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz

Hình 3.32. Hệ số phản xạ cửa vào và ra < - 10dB


m3
freq=1.575GHz
dB(S(2,1))=16.348
20 m3

10

0
dB(S(2,1))

-10

-20

-30
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz

Hình 3.33. Hệ số khếch đại S21 ~ 16.3dB

  76
 
 
 
 
m5
freq=1.575GHz
nf(2)=1.044
14

12

10

8
NFmin
nf(2)

2 m5

0
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz

Hình 3.34. Hệ số nhiễu Nfmin và nf(2)


m6
freq=1.575GHz
StabFact1=1.037
30

25

20
StabFact1

15

10

5
m6
0
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz

Hình 3.35. Hệ số StabFact = 1.037

  77
 
 
 
 
 Quy đổi sử dụng Microstrip line
Sử dụng công cụ LineCalc để chuyển đổi giá trị sang độ dài vật lý sử dụng
Microstrip line theo bảng giá trị:
Độ dài vật lý (mm)
Góc (độ)
W (mm) L (mm)
TL3 207.2410
TL4 48.310
TL5 137.780
TL6 45.3440

Hình 3.36. Menu truy cập công cụ LineCalc

  78
 
 
 
 
Thay đổi các tham số mặc định trong LineCalc để tính toán:

Hình 3.37. Menu truy cập công cụ LineCalc

Kết quả tính toánđộ dài Microstrip line


Độ dài vật lý (mm)
Góc (độ)
W (mm) L (mm)
TL3 207.2410 0.485954 60.0323
0
TL4 48.31 0.485954 13.9942
TL5 137.780 0.485954 39.9113
TL6 45.3440 0.485954 13.135

  79
 
Var
VAR
NETLIST INCLUDE Eqn
VAR1 DC
Ls=90.01 {-t} Stab Fact MaxGain
MURATAInclude L=0.52 {t} DC
muRata StabFact MaxGain
DC1
StabFact1 MaxGain1
StabFact1=stab_fact(S) MaxGain1=max_gain(S)

S-PARAMETERS OPTIONS MSub

MSUB
S_Param Options
MSub1
SP1 Options1
H=1.6 mm
Start=1 GHz Temp=16.85
Er=4.4
Stop=2 GHz Tnom=16.85
Mur=1
Step=0.025 GHz V_ RelTol=
Cond=1.0E+50
V_ AbsTol=
Hu=3.9e+034 mm
I_RelTol=
T=0.0035 mm
I_AbsTol=
TanD=0.01
GiveAllWarnings=yes
Rough=0 mm
MaxWarnings=10
Bbase=
Dpeaks=

V_ DC
R R R SRC1
R3 R2 R1 Vdc=5 V
R=39.626809 Ohm R=335.373191 Ohm R=25 Ohm
LQP03TN
L4 LQP03TN
L5
PartNumber=LQP03TN6N8H02
PartNumber=LQP03TN22NH02

MLIN
TL2
Subst="MSub1"
W=0.5 mm
G S2 L=L mm

Term GQM22 MLIN ATF


Term1 C1 TL8 54143
Num=1 PartNumber=GQM22M5C2H4R7BB01 Subst="MSub1"
S1 D Term
Z=50 Ohm W=0.485954 mm MLIN
MLOC MLIN GQM22 Term2
L=13.9942 mm TL1 ATF54143_ dt
TL7 TL10 C2 Num=2
X1
Subst="MSub1"
Subst="MSub1" Subst="MSub1" PartNumber=GQM22M5C2H470GB01 Z=50 Ohm
W=0.485954 mm W=0.5 mm
W=0.485954 mm
L=60.0323 mm L=L mm L=13.135 mm MLOC
TL9
Subst="MSub1"
W=0.485954 mm
L=39.9113 mm

Hình 3.38. Mạch khuếch đại tạp âm thấp sử dụng ATF-54143

  80
 
 
 
 
3.3. Kết quả mô phỏng.
Mạch thiết kế hình 3.28 sử dụng transistor ATF-54143 thiết kế cho bộ khuếch đại
nhiễu thấp máy thu GNSS đáp ứng được các yêu cầu thiết kế đặt ra.
m8
freq= 1.575GHz
dB(S(2,2))=-11.494

m2 m1
freq= 1.575GHz freq= 1.575GHz
dB(S(1,2))=-22.317 dB(S(1,1))=-11.419
-20
m2 0

-2
-30

-4
-40
dB(S(1,2))

dB(S(2,2))
dB(S(1,1))
-6

-50
-8

-60
-10
m1
m8
-70 -12
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0 1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz freq, GHz

Hình 3.39. Kết quả mô phỏng S11, S22 và hệ số phản xạ S12

m5 m6
freq= 1.575GHz freq= 1.575GHz
nf(2)=1.044 StabFact1=1.037
14 30

12 25

10
20

8
StabFact1
NFmin
nf(2)

15
6

10
4

2 m5 5
m6
0 0
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0 1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz freq, GHz

Hình 3.40. Kết quả mô phỏng hệ số tạp âm và hệ số ổn định StabFact

  81
 
 
 
 
m3
freq=1.575GHz
dB(S(2,1))=16.348
20 m3

10

0
dB(S(2,1))

-10

-20

-30
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz

Hình 3.41. Kết quả mô phỏng hệ số khuếch đại S21

m4
freq=1.575GHz
MaxGain1=18.153
22

20 m4
18

16
MaxGain1

14

12

10

4
1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0

freq, GHz

Hình 3.42. Kết quả mô phỏng hệ số khuếch đại cực đại của mạch

  82
 
 
 
 
3.4. Kết luận
Chương III mô tả chi tiết các bước tiến hành thiết kế bộ khếch đại tạp âm
thấp dành cho máy thu GNSS. Kết quả mô phỏng đã thể hiện đúng ý đồ thiết kế và
đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật bài toán đặt ra cũng như tính toán các yếu tố nhiệt độ
môi trường thực tế. Môi trường hoạt động siêu cao tần các yêu cầu độ ổn định thiết
bị tại tần số công tác và độ khuếch đại tín hiệu của thiết bị luôn được tính toán kỹ
lưỡng, bảo đảm độ ổn định cao nhất và độ lợi đủ lớn cho các khâu xử lý tín hiệu
phía sau. Ở đây ta nhận thấy không thể thỏa mãn độ ổn định cao nhất và độ lợi
khếch đại lớn nhất, nếu tăng cường độ ổn định thì độ lợi khếch địa của thiết bị sẽ bị
giảm. Ngoài ra, khi sử dụng đến các linh kiện chủ động luôn có sai số và tạp âm
nhiệt do thiết bị sinh ra trong quá trình hoạt động, công suất nguồn điện áp cũng ảnh
hưởng đến chất lượng bộ khuếch đại.
Bộ khuếch đại đáp ứng được các yêu cầu đối với dải tần số 1.45GHz đến
1.8GHz bảo đảm thiết bị hoạt động ổn định và độ lợi >15dB, hệ sỗ NF <1.5dB.
Ngoài ra có thể mở rộng dải tần và nâng cao độ ổn định, độ lợi thiết bị khi sử dụng
các linh kiện có độ ổn định cao, nâng cao dải điện áp và dòng điện phân cực
transistor cho phép hệ thông đạt độ khếch đại lớn hơn và ở dải tần rộng hơn cho các
ứng dụng khác.

  83
 
 
 
 
KẾT LUẬN
 

Sau khi hoàn thành luận văn, cùng với nghiên cứu tài liệu và làm quen với kiến
thức thực tế đã giúp em hiểu rõ hơn về hệ thống dẫn đường qua vệ tinh GNSS
(Global Navigation Satellite System). Việc nghiên cứu thiết kế và mô phỏng bộ
khuếch đại nhiễu công suất thấp LNA cho máy thu GPS/GNSS là rất cần thiết nhằm
phát triển các ứng dụng phần cứng cũng như phần mềm cho các thiết bị thu nhận và
định vị ứng dụng vệ tinh. Qua nghiên cứu lý thuyết luận văn đã thực hiện được:
 Tìm hiểu tổng quan về hệ thống định vị dẫn đường GNSS
 Tìm hiểu về nguyên tắc, cấu trúc và hoạt động hệ thống dẫn đường GNSS.
 Ứng dụng hệ thống định vị dẫn đường GNSS.
 Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng bộ khuếch đại tạm âm thấp cho máy thu
GNSS.
 Ứng dụng phần mềm thiết kế mạch siêu cao tần chuyên nghiệp.
 Định hướng thiết kế, ứng dụng cho sản xuất chế tạo thực tế LNA.

Hướng nghiên cứu tiếp theo:


- Ứng dụng với các thế hệ transistor mới trong thiết kế và xây dựng bộ khuếch
đại LNA.
- Mở rộng dải tần phục vụ cho phép tương thích với các dịch vụ khác nhau của
hệ thống GNSS.
- Nâng cao độ ổn đinh, độ khuếch đại.
- Tối ưu hóa thiết kế mạch giảm tiêu hao năng lượng và kích thước vật lý
trong các ứng dụng thiết bị di động.
- Nghiên cứu các ứng dụng phần mềm thiết kế, mô phỏng trong công tác thiết
kế mạch siêu cao tần cho các ứng dụng khác nhau.

  84
 
 
 
 
Em xin chân thành cảm ơn TS. Hà Duyên Trung, người đã trực tiếp hướng dẫn,
cung cấp các tài liệu, định hướng thiết kế và đóng góp ý tưởng trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng 03 năm 2014

Nguyễn Đức Minh

  85
 
 
 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Kiều Khắc Lâu, Cơ sở kỹ thuật siêu cao tần, NXB Giáo dục, 2007

Tiếng Anh
1. D.M. Akos, The role of Global Navigation Satellite Systems (GNSS) software
radios inembedded systems, GPS solution, vol. 7, no. 1, May 2003.
2. David M. Pozar, Microwave Engineering, John Wiley & Sons pp571-585.
3. Jaizki Mendizabal Samper, Roc Berenguer Pérez, Juan Meléndez Lagunilla,
GPS & Galileo: Dual RF Front-end Receiver and Design, Fabrication, and
Test, McGraw-Hill.
4. Rohde, U., Whitaker, J., Communications Receivers. Principles and Design,
McGraw-Hill, 2001.
5. Reinhold Ludwig, Pavel Bretchko, RF citcuit design theory and applications,
Prentice hall Inc
6. Galileo receivers for Mass Market, http://gpsworld.com .
7. Các nguồn tài liệu tham khảo khác từ internet.

  86
 
 
 
 

You might also like