You are on page 1of 3

Thẩm định dự án đầu tư Case-study

DỰ ÁN ÁNH DƯƠNG
Ý tưởng hình thành dự án:
Nhu cầu thị trường về máy tính xách tay hiện nay khá cao và mức tăng nhu cầu ước tính lên
đến 20% mỗi năm. Nhận định đây là lãnh vực đầu tư tốt nên một nhà đầu tư đã nghiên cứu dự
án này. Dưới đây là những thông tin liên quan đến dự án.

Sản phẩm, thương hiệu và thị trường:


Sản phẩm của dự án là máy tính xách tay với kích thước trung bình phổ biến hiện nay. Hoạt
động của dự án là lắp ráp để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh. Vì tính kinh tế theo quy mô trong
ngành sản xuất điện tử, các loại linh kiện và bo mạch của máy tính sẽ được đặt hàng sản xuất
từ các công ty điện tử trong nước chứ dự án không tự sản xuất.
Nhà đầu tư quyết định sẽ lấy tên Công ty và thương hiệu sản phẩm là Ánh Dương nếu dự án
này khả thi và tổ chức thực hiện.
Khách hàng mục tiêu mà dự án hướng đến là những người có mức thu nhập trung bình như
giảng viên, giáo viên, viên chức, sinh viên và cả học sinh cấp 3.

Đầu tư:
- Đất đai: Nhà đầu tư dự kiến thuê 4.000 m2 đất ở một Khu công nghiệp tại TPHCM để xây
dựng xưởng và nhà kho. Giá thuê đất sạch đã san lấp là 200 ngàn đồng/m2/năm theo giá năm 0 và
sẽ được điều chỉnh sau mỗi 3 năm theo tỷ lệ lạm phát tích lũy của những năm trước đó. Tiền thuê
đất sẽ phải thanh toán vào cuối mỗi năm. Trong năm xây dựng và năm thanh lý, Ban quản lý Khu
công nghiệp sẽ miễn tiền thuê đất như là một cách thức hỗ trợ đầu tư cho dự án này.
- Nhà xưởng, nhà kho và máy móc thiết bị: sẽ được xây dựng và lắp đặt trong vòng 1 năm (năm
0) và giá trị ước tính lên đến 50 tỷ đồng. Thời gian hữu dụng hay đời sống kinh tế của nhà
xưởng, nhà kho và thiết bị là 10 năm. có khấu hao
- Nhà đầu tư cũng đã đàm phán với đại diện hãng Microsoft tại Việt Nam để được quyền sử
dụng các phần mềm cài đặt của hãng với mức giá ưu đãi và phải trả một lần vào cuối năm 0 là
20 tỷ đồng. Chi phí này sẽ được phân bổ đều trong 8 năm hoạt động dưới hình thức khấu hao
tài sản vô hình. có khấu hao

Lịch đầu tư và vòng đời dự án:


Đầu tư ban đầu như đã nêu trên sẽ được thực hiện trong vòng 1 năm (năm 0). Dự án hoạt động trong
8 năm (năm 1 đến năm 8). Nhà đầu tư dự kiến sẽ thanh lý tài sản và hoàn tất việc giải quyết các công
nợ trong năm 9.

Dự kiến sản lượng:


Công suất thiết kế của xưởng lắp ráp máy tính là 45.000 chiếc/năm.
Sản lựợng sản xuất ở hai năm đầu tiên dự kiến khoảng 80% công suất thiết kế. Ba năm tiếp theo sẽ
đạt 90% và ba năm hoạt động cuối cùng là 95% công suất thiết kế.

Tồn kho thành phẩm:

Đặng Văn Thanh 3/22/22 1


Thẩm định dự án đầu tư Case-study

Tồn kho thành phẩm vào cuối mỗi năm ước khoảng 10% sản lượng sản xuất của năm đó.
Để đơn giản, giả định rằng không có tồn kho linh kiện và nguyên vật liệu.

Giá bán:
Khách hàng mục tiêu mà dự án hướng đến chủ yếu là những người có thu nhập trung bình nên nhà
đầu tư dự kiến mức giá bán rất cạnh tranh, chỉ khoảng 12 triệu đồng/chiếc theo giá năm 0. Mức giá
này sẽ thay đổi hàng năm dưới tác động tổng hợp của hai xu hướng trái ngược nhau. Giá thực sẽ có
xu hướng giảm 6% mỗi năm nhưng giá danh nghĩa sẽ tăng theo tỷ lệ lạm phát trong nước. Đây là
mức giá ròng chưa bao gồm thuế VAT.

Chi phí hoạt động:


- Linh kiện lắp ráp mỗi máy ước tính là 9 triệu đồng/máy. Nhà đầu tư tin rằng những linh
kiện điện tử có xu hướng thay đổi giá giống như giá máy tính.
- Lao động của dự án gồm 2 loại:
Công nhân: 40 người, tiền lương bình quân mỗi người là 10 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư: 20 người, tiền lương bình quân mỗi người là 15 triệu đồng/ tháng.
Các mức lương trên được ước tính theo giá năm 0. Để bảo đảm đời sống của người lao động
và khuyến khích họ gắn bó lâu dài với công ty nhà đầu tư dự kiến sẽ tăng tiền lương thực tế
hàng năm 6%. Ngoài ra tiền lương danh nghĩa sẽ còn điều chỉnh tăng hàng năm theo tỷ lệ
lạm phát trong nước.
- Tiền điện sản xuất và bao bì phụ thuộc vào sản lượng sản xuất và ước khoảng 400 ngàn
đồng/ máy theo giá năm 0 và sẽ thay đổi theo tỷ lệ lạm phát.

Chi phí quản lý và bán hàng (bao gồm rất nhiều hạng mục như lương của bộ phận quản lý và
bán hàng, tiền thuê văn phòng, điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, chi phí giao dịch…) ước
khoảng 15 tỷ đồng/năm theo giá năm 0 và sẽ tăng hàng năm bằng với tỷ lệ lạm phát.
Chi phí quản lý và bán hàng ở năm thanh lý ước bằng 10% của năm trước đó.

Vốn lưu động:


- Khoản phải thu: ước khoảng 6% doanh thu. Riêng số hàng tồn kho được bán trong năm
thanh lý sẽ thu đủ 100% và không để khách hàng nợ.
- Tồn quỹ tiền mặt: ước khoảng 0,2% doanh thu hàng năm để bảo đảm tính thanh khoản
cho các khoản chi nhỏ, đột xuất.
- Khoản phải trả: ước khoảng 5% chi phí mua linh kiện.
Nhà đầu tư đưa ra kế hoạch không có khoản phải thu và phải trả nào quá 12 tháng.

Tài trợ vốn:


Nhà đầu tư dự kiến sẽ vay Ngân hàng thương mại 60% chi phí đầu tư nhà xưởng, nhà kho và thiết bị
vào cuối năm 0 với lãi suất danh nghĩa là 12%/năm. Khoản vay này sẽ phải trả trong 3 năm tiếp theo
với phương thức trả vốn gốc và lãi đều nhau. Phần vốn đầu tư còn lại là của nhà đầu tư. Suất sinh lời
thực của vốn chủ sở hữu (re) là 12%/năm.

Đặng Văn Thanh 3/22/22 2


Thẩm định dự án đầu tư Case-study

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%

Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát dự kiến là 5% mỗi năm trong suốt thời gian hoạt động của dự án.

Thành phẩm tồn kho sẽ được hạch toán theo phương pháp FIFO (vào trước ra trước)

Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (khấu hao đều hàng năm)

Phần 1: Lập báo cáo thu nhập.


Yêu cầu cụ thể phần này là Anh/Chị hãy lập các bảng tính sau:
1. Bảng thông số với các ghi chú đầy đủ, rõ ràng.
2. Lịch khấu hao.
3. Bảng sản lượng sản xuất, tồn kho và tiêu thụ.
4. Bảng tính doanh thu hàng năm.
5. Bảng tính chi phí tiền lương của công nhân và kỹ sư hàng năm.
6. Bảng tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán.
7. Lịch vay và trả nợ vay.
8. Bảng tính thay đổi các hạng mục vốn lưu động (AR, AP, CB, In)
9. Báo cáo thu nhập (kết quả kinh doanh) dự kiến.

Phần 2: Lập báo cáo ngân lưu và đánh giá hiệu quả của dự án
Anh/Chị hãy thiết lập:
1. Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư và tính NPV, IRR, DPP (thời gian hoàn vốn có
chiết khấu) và DSCR (hệ số bảo đảm trả nợ) theo quan điểm này.
2. Báo cáo ngân lưu và tính NPV, IRR theo quan điểm chủ đầu tư.
Anh/Chị hãy đánh giá tính khả thi của dự án này về mặt tài chính.

Phần 3: Phân tích rủi ro


1. Phân tích độ nhạy một chiều với hai biến kết quả NPV và IRR theo từng biến rủi ro là giá
máy tính và giá linh kiện.
2. Phân tích độ nhạy hai chiều với biến kết quả NPV theo hai biến rủi ro là giá máy tính và giá
linh kiện.
3. Phân tích kịch bản với hai biến kết quả NPV, IRR và 6 biến rủi ro là giá máy tính, giá linh
kiện, chi phí quản lý, khoản phải thu, khoản phải trả và tỷ lệ lạm phát.
4. Sử dụng phần mềm Crystal ball, phân tích mô phỏng với hai biến kết quả NPV, IRR và 6
biến rủi ro là giá máy tính, giá linh kiện, chi phí quản lý, khoản phải thu, khoản phải trả và tỷ
lệ lạm phát.

Đặng Văn Thanh 3/22/22 3

You might also like