You are on page 1of 108

QUẢN TRỊ CHUỖI

CUNG ỨNG
ThS. VÕ THỊ NGỌC LINH
NỘI DUNG

• Khung tiếp cận chiến lược để hiểu về chuỗi cung ứng


• Thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng
• Nhu cầu và cung ứng trong chuỗi cung ứng
• Hàng tồn kho
• Quản trị phương tiện vận chuyển
• Ứng dụng công nghệ thông tin
NỘI DUNG

• 45 tiết
• 50%-50%
• Tài liệu tham khảo:
• Quản lý chuỗi cung ứng – Nguyễn Công Bình, NXB Thống kê
• Slide bài giảng
CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ
CHUỖI CUNG ỨNG

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
KHÁI NIỆM CHUỖI CUNG ỨNG

• Chuỗi cung ứng (supply chain) bao gồm tất cả các bên có liên
quan (liên quan trực tiếp hay gián tiếp) đến việc thực hiện (thỏa
mãn) yêu cầu của khách hàng
• Ngay cả khách hàng cũng được tính vào chuỗi cung ứng
• Tại một doanh nghiệp, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức
năng liên quan đến việc nhận và hoàn thành yêu cầu của khách
hàng
KHÁI NIỆM CHUỖI CUNG ỨNG

• Chuỗi cung ứng là khái niệm động bao gồm các dòng chảy ổn
định của thông tin, sản phẩm và các dòng ngân quỹ (funds) giữa
các mắt xích của chuỗi (stage)
• Thuật ngữ:
• Chuỗi cung ứng (supply chain)
• Mạng lưới cung ứng (supply network/ supply web)
KHÁI NIỆM CHUỖI CUNG ỨNG

• Xét về mặt tổng quát, một chuỗi cung ứng thường bao gồm các
thành phần sau:
• Khách hàng
• Nhà bán lẻ
• Nhà bán buôn/ nhà phân phối
• Nhà sản xuất
• Nhà cung cấp nguyên liệu thô hoặc linh kiện
MỤC TIÊU CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

• Tối đa hóa giá trị được tạo thành


• Giá trị được tạo thành trong chuỗi cung ứng (value hoặc supply
chain surplus) được xác định bằng chênh lệch giữa:
• Giá trị của sản phẩm cuối cùng trong nhận thức của khách hàng
• Chi phí phát sinh trong toàn bộ chuỗi để thực hiện yêu cầu của khách
hàng
• Chuỗi cung ứng chuỗi giá trị giá trị gia tăng
Người nông dân
-
Trung tâm thu mua vinamilk 6k

- 6k
Nhà máy 12k

- 3k
Phân phối 15k
- 3k
Bán sỉ 18k
- 5k
Bản lẻ 23k

- 9k
Khách hàng 32k
TẦM QUAN TRỌNG

• Các quyết định liên quan đến việc thiết kế, lập kế hoạch và vận
hành chuỗi cung ứng đóng vai trò sống còn đối với thành công
của một doanh nghiệp
• Để duy trì lợi thế cạnh tranh, chuỗi cung ứng cần thích nghi
được với sự thay đổi đến từ công nghệ và sự kỳ vọng của khách
hàng
BA NHÓM QUYẾT ĐỊNH

• Xây dựng chiến lược/ thiết kế chuỗi cung ứng


• Lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng
• Vận hành chuỗi cung ứng
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC/ THIẾT KẾ CHUỖI
CUNG ỨNG
• Doanh nghiệp cần xác định cấu trúc/ cách thiết kế chuỗi cung
ứng trong vòng vài năm sắp tới
• Các quyết định cụ thể:
• Cấu hình cụ thể của chuỗi
• Cách phân bổ các nguồn lực
• Các qui trình trong mỗi nhóm quyết định
• Thuê ngoài hay tự sản xuất
• Địa điểm sản xuất, các kho hàng
• Phương tiện vận chuyển
• …
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC/ THIẾT KẾ CHUỖI
CUNG ỨNG
• Các thông số của chuỗi cung ứng cần đảm bảo phù hợp với các
mục tiêu chiến lược và tạo ra thặng dư
• Các quyết định trong giai đoạn này có ảnh hưởng trong dài hạn
và rất tốn kém để thay đổi
• Doanh nghiệp cần dự trù những biến cố bất ngờ của môi
trường sẽ diễn ra trong tương lai
LẬP KẾ HOẠCH CHUỖI CUNG ỨNG
• Xác định một chuỗi các quyết định, chính sách liên quan đến
các hoạt động ngắn hạn
• Bị chi phối bởi các quyết định của giai đoạn trước (bước xây
dựng chiến lược)
• Khởi đầu bằng việc dự đoán nhu cầu của năm kế tiếp
LẬP KẾ HOẠCH CHUỖI CUNG ỨNG
• Các quyết định chính:
• Các thị trường cụ thể sẽ được cung ứng từ các địa điểm nào
• Các quyết định xây dựng nơi trữ hàng hóa
• Tìm kiếm các nhà thầu phụ, các địa điểm dự phòng
• Các chính sách liên quan đến hàng tồn kho
• Thời điểm và quy mô thưc hiện khuyến mãi cho từng thị trường
LẬP KẾ HOẠCH CHUỖI CUNG ỨNG
• Cần xem xét đến các yếu tố:
• Sự biến động bất ngờ của sức cầu
• Tỷ giá hôi đoái
• Đối thủ cạnh tranh
VẬN HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG
• Được thực hiện hàng ngày hoặc hàng tuần
• Các quyết định có liên quan đến từng đơn đặt hàng cụ thể
• Đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động
• Khá ổn định, ít biến động bất ngờ
Decision Phases in a Supply Chain
TIME FRAME TYPE TYPICAL DECISIONS

•Supply chain network design (How many plants?


Location and capacities of plants and warehouses?)
years Strategic •Supply chain strategies (Sell direct or through
retailers? Outsource or in-house? Focus on cost or
customer service?)
•Product mix at each plant

•Workforce & Production planning


•Inventory policies (safety stock level)
3 mo.- 1year Tactical •Which locations supply which markets
•Transportation strategies

•Production scheduling
daily Operational •Decisions regarding individual orders
•Place replenishment orders
CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
• Đạt được sự phù hợp về mặt chiến lược (strategic fit)
• Chiến lược là gì:
• Chiến lược là đường hướng và phạm vi hoạt động mang tính dài hạn
• Giúp doanh nghiệp xây dựng lợi thế thông qua việc phân bổ nguồn lực
nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thực hiện kỳ vọng của các
bên có liên quan (fulfill stakeholder expectations)
CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
• Chiến lược cạnh tranh (competitive strategy)
• Được xác định bằng một tập hợp các nhu cầu của khách hàng mà
doanh nghiệp nhắm đến để thỏa mãn
• Việc xác định cần đặt trên cơ sở so sánh với các đối thủ cạnh tranh
• Thường được xác định dựa trên việc khách hàng xếp thứ tự ưu tiên
đối với các yếu tố như chi phí mua sản phẩm, thời gian giao hàng, sự
đa dạng và chất lượng của sản phẩm
CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
• Chiến lược của doanh nghiệp được xác định trong sứ mệnh của
doanh nghiệp (mission statement)
• Chiến lược cạnh tranh: được xây dựng và phát triển bởi những
người làm marketing
CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
• Để thực hiện chiến lược cạnh tranh tổng quát của doanh
nghiệp, các bộ phận chức năng thực hiện việc xây dựng chiến
lược cho riêng mình
• Để đảm bảo sự thành công, chiến lược của chuỗi cung ứng cần
phù hợp (fit) với chiến lược cạnh tranh
CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
• Walmart:
• Everyday low prices
• Owns its infrastructure and distribution network
• Dell:
• Custom-made computer systems at a reasonable cost
• Online ordering, no middle man
BÁNH MÌ NHƯ LAN
LÀM SAO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC STRATEGIC
FIT?
• 3 nội dung:
• Hiểu rõ sự không chắc chắn (uncertainty) trong nhu cầu của khách
hàng và chuỗi cung ứng
• Hiểu rõ khả năng của chuỗi cung ứng
• Xây dựng strategic fit
SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TRONG NHU
CẦU
• Nhu cầu của khách hàng thay đổi do sự thay đổi đối với các yếu
tố như:
• Số lượng sản phẩm
• Thời gian phản hồi
• Sự đa dạng của sản phẩm
• Số lượng kênh phân phối của sản phẩm
• Tốc độ đổi mới
• Yêu cầu về chất lượng dịch vụ
SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TRONG HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG
• Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các giai đoạn trong chu kỳ sống
của sản phẩm
• Phụ thuộc vào:
• Tần suất xảy ra sự cố
• Chất lượng của chuỗi cung ứng nói chung
• Sự linh hoạt của chuỗi cung ứng
• Quy trình sản xuất
• …
KHẢ NĂNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
• Khả năng/ năng lực (capacity) của chuỗi cung ứng được xác
định bởi:
• Mức độ phản hồi (responsiveness)
• Hiệu quả/chi phí của chuỗi
CÁC THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC ĐẠT ĐƯỢC
STRATEGIC FIT
• Doanh nghiệp bán nhiều sản phẩm khác nhau cho những phân
khúc khác nhau
• Chu kỳ sống của sản phẩm nhìn chung ngày càng ngắn
• Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao
• Sở hữu (ownership) trong chuỗi cung ứng ngày càng bị chia nhỏ
• Xu hướng toàn cầu hóa và sự thay đổi trong cạnh tranh
TẠO RA GIÁ TRỊ CHO KHÁCH HÀNG
• Customer value
• Vai trò lớn nhất của quản trị chuỗi cung ứng là đáp ứng
(respond) nhu cầu (các yêu cầu) của khách hàng, cụ thể như
việc giao hàng, tiến độ sản xuất,…
• SCM tác động đến giá bán của sản phẩm thông qua chi phí
• Giá trị mà khách hàng mong muốn xác định chuỗi cung ứng
TẠO RA GIÁ TRỊ CHO KHÁCH HÀNG
• Sự phù hợp (tương thích) với nhu cầu của khách hàng
• Số lượng các lựa chọn (chủng loại sản phẩm)
• Giá bán và thương hiệu
• Các dịch vụ giá trị gia tăng
• Các mối quan hệ và trải nghiệm
SỰ TƯƠNG THÍCH
• Tăng hiệu quả (theo hướng rút ngắn) chuỗi truyền thông giữa
các bên
• Các thành viên trong chuỗi hoạt động nhịp nhàng (tương thích
về mặt tốc độ)
• Ưu tiên đầu tư để tăng tính linh hoạt của chuỗi
SỐ LƯỢNG CÁC LỰA CHỌN
• Gia tăng số lượng các lựa chọn hoặc giảm các lựa chọn
• Đa dạng hóa đồng nghĩa với khó khăn trong việc quản trị nguồn
cung ứng và dự đoán nhu cầu
• Yêu cầu về sự đa dạng tùy thuộc vào loại hàng hóa
SỐ LƯỢNG CÁC LỰA CHỌN
• 3 xu hướng:
• Chuyên cung ứng một chủng loại sản phẩm (Starbucks)
• Mega store và one-stop shopping (Walmart)
• Mega store tập trung vào một lĩnh vực (Home Depot)
GIÁ BÁN VÀ THƯƠNG HIỆU
• Ở một số địa phương, quốc gia, đối với một số sản phẩm không
thể dùng giá để tạo sự khác biệt
• Thương hiệu trở thành một sự bảo chứng cho chất lượng
CÂU HỎI THẢO LUẬN
• Các giải pháp về chuỗi cung ứng để nâng cao giá trị cho khách
hàng (customer value)?
5 LĨNH VỰC CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG
• Các doanh nghiệp tham gia một chuỗi cung ứng bất kỳ đều phải
đưa ra quyết định với tư cách cá nhân và tập thể liên quan đến
hoạt động của mình trong 5 lĩnh vực sau:
• Sản xuất
• Hàng hóa lưu kho
• Địa điểm
• Vận tải
• Thông tin
SẢN XUẤT
• Sản xuất đề cập đến công suất chế tạo ra và dự trữ sản phẩm
của chuỗi cung ứng
• Phương tiện sản xuất bao gồm các nhà máy và kho chứa
• Câu hỏi: làm sao để cân bằng tối đa giữa khả năng phản ứng
linh hoạt và hiệu quả sản xuất
SẢN XUẤT
• Các nhà máy được xây dựng nhằm phục vụ một trong hai mục
đích sản xuất:
• Tập trung vào sản phẩm
• Tập trung vào chức năng
• Các kho chứa hàng được xây dựng theo 3 hướng tiếp cận:
• Theo đơn vị phân loại hàng tồn kho
• Phân lô theo tính chất công việc
• Crossdocking (Walmart)
HÀNG HÓA LƯU KHO
• Hàng hóa lưu kho giúp doanh nghiệp hoặc toàn bộ chuỗi có thể
phản ứng linh hoạt với những biến động của thị trường
• Để đảm bảo tính hiệu quả, chi phí lưu kho cần đạt mức thấp
nhất có thể
• 3 quyết định lưu kho:
• Lưu kho theo chu kỳ (giữa các lần mua hàng)
• Lưu kho chú trọng độ an toàn
• Lưu kho theo mùa
ĐỊA ĐIỂM
• Là khu vực địa lý được chọn để đặt các nhà máy, địa điểm phân
phối của chuỗi cung ứng
• Những quyết định về địa điểm đều mang tính chiến lược vì ảnh
hưởng trực tiếp đến doanh số và doanh thu, chi phí và hiệu
suất của chuỗi cung ứng
• Sau khi xác định được kích thước, số lượng và địa điểm của các
nhà máy, điểm phân phối, doanh nghiệp sẽ xác định được các
tuyến đường để vận chuyển/chuyển giao sản phẩm
VẬN TẢI
• Vận tải chỉ việc vận chuyển mọi thứ từ nguyên liệu thô cho đến
thành phẩm giữa các địa điểm khác nhau trong một chuỗi cung
ứng
• Tính linh hoạt và năng suất phụ thuộc và phương tiện vận tải
lựa chọn
• 6 phương tiện vận tải cơ bản:
• Tàu biển - Xe tải
• Đường sắt - Máy bay
• Đường ống - Phương tiện vận tải điện tử
THÔNG TIN
• Thông tin là nền tảng để đưa ra các quyết định liên quan đến
bốn động cơ chi phối chuỗi cung ứng
• Thông tin được sử dụng nhằm hai mục đích sau:
• Phối hợp các hoạt động thường ngày
• Dự đoán và lên kế hoạch
THÔNG TIN
• Trong phạm vi một công ty riêng lẻ:
• Cân nhắc lợi ích của một thông tin và chi phí để có
được nó
• Trong phạm vi chuỗi:
• Một doanh nghiệp cân quyết định xem cần chia sẻ và giữ lại cho riêng
mình những thông tin nào
ĐIỀU CHỈNH CHUỖI CUNG ỨNG
• Để điều chỉnh chuỗi cung ứng cho phù hợp với chiến lược kinh
doanh, công ty cần thực hiện 3 nội dung:
• Am hiểu thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia
• Xác định chức năng trọng tâm của doanh nghiệp
• Phát triển những năng lực cần thiết của chuỗi cung ứng
AM HIỂU THỊ TRƯỜNG
• Đặt câu hỏi về khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ giúp
doanh nghiệp ra những quyết định như:
• Số lượng sản phẩm trong mỗi lô hàng
• Quỹ thời gian của khách hàng
• Mức độ đa dạng của sản phẩm
• Mức độ dịch vụ
• Giá bán
• Tốc độ cải tiến sản phẩm
XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG TRỌNG TÂM CỦA DOANH
NGHIỆP
• Xác định vai trò thích hợp nhất của doanh nghiệp trong từng
chuỗi cung ứng
• Một doanh nghiệp có thể phục vụ đồng thời nhiều thị trường/
khúc thị trường khác nhau
• Khi phục vụ đa phân khúc/đa thị trường, doanh nghiệp cần tìm
kiếm cách để thúc đẩy năng lực cốt lõi của mình
PHÁT TRIỂN NHỮNG NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA
CHUỖI
• Phát triển những năng lực cần thiết để hỗ trợ cho 2 bước trên
• Quy trình phát triển này được định hướng bởi các quyết định
liên quan đến 5 nội dung cơ bản của chuỗi cung ứng
• Mỗi nội dung có thể được tập trung xây dựng theo hướng chú
trọng vào độ nhanh nhạy (linh hoạt) hay hiệu suất tùy thuộc vào
từng hiệu quả của quá trình kinh doanh
CHƯƠNG 2
CÁC QUY TRÌNH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG:

HOẠCH ĐỊNH
VÀ THU MUA
GHI CHÚ
• 5 thành phần -- Quyết định mô hình và năng lực của chuỗi cung
ứng
• Trong phạm vi ảnh hưởng của 5 yếu tố này, chuỗi cung ứng
thực hiện nhiệm vụ của mình bằng việc tiến hành các hoạt động
mang tính thường nhật
• Sử dụng mô hình SCOR (mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi
cung ứng đơn giản hóa)
MÔ HÌNH SCOR
• Bao gồm 4 quy trình:
• Hoạch định
• Tìm kiếm nguồn hàng (thu mua)
• Sản xuất
• Phân phối
DỰ BÁO NHU CẦU VÀ LẬP KẾ HOẠCH
• Hoạt động dự báo là nền tảng cho kế hoạch sản xuất nội bộ và
hợp tác của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường
• Bốn biến số chính cần phối hợp:
• Nguồn cung
• Lượng cầu
• Đặc điểm sản phẩm
• Môi trường cạnh tranh
DỰ BÁO NHU CẦU VÀ LẬP KẾ HOẠCH
• Bốn phương pháp cơ bản:
• Định tính (trực giác, ý kiến chủ quan)
• Nhân quả
• Chuỗi thời gian
• Mô phỏng
• Lập kế hoạch:
• Kế hoạch tổng hợp (hoạch định tổng thể)
• Lập kế hoạch cụ thể (định giá sản phẩm, quản lý hàng tồn kho,..)
LẬP KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
• Mục đích: thỏa mãn nhu cầu thị trường theo hướng tối đa hóa
lợi nhuận của doanh nghiệp
• Kế hoạch tổng thể thiết lập những điều kiện tối ưu cho sản xuất
và lưu kho trong 3 đến 18 tháng tiếp theo
• 3 biến số cơ bản:
• Tổng công suất sản xuất
• Mức độ tối ưu hóa công suất sản xuất
• Tổng lượng hàng hóa lưu kho cần vận chuyển
LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ
• Định giá sản phẩm
• Các doanh nghiệp cùng toàn thể chuỗi cung ứng có thể tác động đến
nhu cầu bằng cách sử dụng công cụ giá
• Mối quan hệ giữa cơ cấu chi phí và việc định giá
LẬP KẾ HOẠCH CỤ THỂ
• Quản lý hàng tồn kho
• Mục tiêu: giảm tối đa chi phí lưu kho trong khi vẫn duy trì được mức
độ dịch vụ mà khách hàng yêu cầu
• Nguồn thông tin chính là dự báo về nhu cầu và giá cả của chúng
• 3 hình thức lưu kho:
• Lưu kho hàng hóa theo chu kỳ
• Lưu kho hàng hóa theo mùa
• Lưu kho hàng hóa chú trọng sự an toàn
TÌM KIẾM NGUỒN HÀNG - THU MUA
• Chức năng thu mua có thể được phân thành 5 công đoạn chính:
• Mua hàng
• Quản lý việc tiêu dùng
• Tuyển chọn nhà cung cấp
• Đàm phán hợp đồng
• Quản lý hợp đồng
• Ngoài ra còn hoạt động tín dụng và thu nợ
CHƯƠNG 3

CÁC QUY TRÌNH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG:


SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI
Supply Chain: The Potential
• P&G’s estimated savings to retail customers of $65 million through logistics
gains

• Dell Computer’s outperforming of the competition in terms of shareholder


value growth over more than two decades by over 3,000% using:
• Direct business model
• Build-to-order strategy
• Wal-Mart transformation into the world’s largest retailer by changing its
logistics system:
• highest sales per square foot, inventory turnover and operating profit of any
discount retailer
SẢN XUẤT
• Thiết kế sản phẩm
• Lập trình sản xuất
• Quản trị nhà máy sản xuất
THIẾT KẾ SẢN PHẨM
• Mục tiêu: thiết kế ra các sản phẩm có cơ cấu đơn giản và được
tạo thành từ những cụm bộ phận lắp ráp giống nhau được phân
phối bởi một nhóm nhà cung cấp chuyên trách
• Hàng hóa lưu kho có thể được lưu trữ tại các địa điểm thích
hợp trong chuỗi cung ứng dưới hình thức các cụm bộ phận lắp
ráp đồng loại
• Doanh nghiệp thường không tích trữ thành phẩm cồng kềnh
trong kho
THIẾT KẾ SẢN PHẨM
• Mỗi sản phẩm được tạo hình từ bản thiết kế đều đòi hỏi phải có
một chuỗi cung ứng thích hợp
• Thiết kế sản phẩm quyết định hình thức của chuỗi cung ứng và
ảnh hưởng đến chi phí và khả năng sẵn có của sản phẩm
• 3 thành phần quan trọng: nhà thiết kế, người thu mua và nhà
sản xuất cần phối hợp trong quá trình sản xuất (thiết kế) sản
phẩm
LẬP LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT
• Lịch trình sản xuất phân bổ nguồn lực sẵn có (trang thiết bị,
nhân công, nhà xưởng) để tiến hành công việc
• Là quá trình tìm kiếm sự cân bằng giữa nhiều mục tiêu thay thế
bao gồm:
• Tần suất hoạt động cao
• Mức lưu kho thấp
• Chất lượng dịch vụ khách hàng cao
• Môn “Quản trị vận hành”
LẬP LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT
• Lập kế hoạch vận hành:
• Quyết định kích cỡ lô hàng đạt hiệu quả kinh tế nhất cho từng đợt sản
xuất của từng sản phẩm
• Thiết lập chuỗi các đợt sản xuất cho từng sản phẩm
• Kiểm tra số lượng hàng lưu kho so với nhu cầu thực tế để điều chỉnh
QUẢN TRỊ NHÀ MÁY SẢN XUẤT
• Phương pháp phổ biến nhất là sử dụng địa điểm sẵn có và tập
trung vào việc khai thác triệt để công suất của nó do chi phí
đóng cửa hay xây mới một nhà máy là vô cùng tốn kém
• Bao gồm 3 quyết định:
• Vai trò của mỗi nhà máy sản xuất
• Phân bổ nguồn lực thế nào cho mỗi nhà máy sản xuất
• Phân bổ nhà cung cấp và thị trường cho từng nhà máy sản xuất
PHÂN PHỐI
• Quản trị đơn đặt hàng
• Lập lịch trình giao hàng
• Quy trình trả hàng
QUẢN TRỊ ĐƠN ĐẶT HÀNG
• Là quá trình chuyển tải thông tin đơn hàng từ khách hàng đến
chuỗi cung ứng, từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối để phục vụ
cho nhà cung cấp và nhà sản xuất
• Bao gồm việc truyền đi các thông tin về ngày giao hàng theo
đơn đặt hàng, các sản phẩm thay thế và thông qua chuỗi cung
ứng, trả lời đơn hàng của khách hàng
• Phần lớn dựa trên việc sử dụng điện thoại và các chứng từ giấy
và điện tử
QUẢN TRỊ ĐƠN ĐẶT HÀNG
• Một số nguyên tắc cơ bản:
• Nhập dữ liệu đơn hàng chỉ một lần duy nhất
• Tự động hóa công tác quản lý đơn hàng, hiển thị thông tin về tình
trạng đơn hàng rõ ràng cho khách hàng và các đại lý dịch vụ
• Liên kết hệ thống quản lý đơn hàng với các hệ thống khác có liên quan
để duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu
LẬP LỊCH TRÌNH GIAO HÀNG
• Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các quyết định liên quan đến
phương tiện vận chuyển và phương thức vận tải
• Hai hình thức giao hàng:
• Giao hàng trực tiếp
• Giao hàng theo lộ trình định sẵn
GIAO HÀNG TRỰC TIẾP
• Là phương thức giao hàng được thực hiện từ địa điểm xuất
phát đến địa điểm nhận hàng
• Chỉ cần chọn con đường ngắn nhất giữa hai vị trí này làm tuyến
đường
• Bao gồm: quyết định về số lượng hàng sẽ giao và tần suất giao
hàng ở từng địa điểm
GIAO HÀNG THEO LỘ TRÌNH ĐỊNH SẴN
• Là việc giao hàng được tiến hành nhằm mang sản phẩm từ một
địa điểm xuất phát duy nhất đến nhiều địa điểm nhận hàng
khác nhau
• hoặc từ nhiều địa điểm xuất phát khác nhau đến một địa điểm
nhận hàng duy nhất
• Phức tạp hơn
CÁC QUYẾT ĐỊNH GIAO HÀNG THEO LỘ TRÌNH
ĐỊNH SẴN
• Số lượng hàng cần giao của các sản phẩm khác nhau
• Tần suất giao hàng
• Lịch trình và tuần tự thu gom và giao hàng
NGUỒN HÀNG PHÂN PHỐI
• Hàng được giao cho khách từ hai nguồn sau:
• Những địa điểm cung cấp sản phẩm riêng lẻ
• Các trung tâm phân phối
QUY TRÌNH TRẢ HÀNG
• Tất cả chuỗi cung ứng đều phải xử lý trường hợp trả hàng
• Đây là quy trình khó khăn và không hiệu quả
• Nguyên nhân phổ biến:
• Giao hàng không đúng
• Sản phẩm bị hư hỏng hoặc bị khiếm khuyết
• Giao hàng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng
• --> Đều phát sinh từ sự kém hiệu quả của chuỗi cung ứng
CHƯƠNG 4

ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NHỮNG KHUYNH HƯỚNG MỚI
• Bốn công nghệ mới được ứng dụng:
• Công nghệ nhận dạng tần số bằng sóng vô tuyến (RFID)
• Quản trị quy trình kinh doanh (BPM)
• Giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh (BI)
• Mô hình mô phỏng
KẾT HỢP CÁC CÔNG NGHỆ
• Tiềm năng thực sự của các công nghệ chỉ được phát huy khi sử
dụng kết hợp chúng với nhau (ứng dụng tổ hợp khác nhau của
bốn quy trình)
KẾT HỢP CÁC CÔNG NGHỆ
• RFID tạo luồng dữ liệu ổn định để theo dõi từng món hàng
• BPM kết hợp dữ liệu để tạo ra bức tranh toàn cảnh về sự luân
chuyển
• PM cập nhật thông tin tức thời
• BM và các phần mềm phân tích để khảo sát các tình huống cụ
thể
• Mô hình hóa những thay đổi bằng hệ thống mô phỏng
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CÔNG NGHỆ VÀ HỆ
THỐNG
• Khi đánh giá những hệ thống khác nhau dùng để hỗ trợ chuỗi
cung ứng, điều quan trọng là phải ghi nhớ mục đích và lý do sử
dụng chúng
• --> Khách hàng muốn nhận được sản phẩm, dịch vụ tốt với giá
cả hợp lý
• Công nghệ tự nó chỉ là phương tiện hỗ trợ cho các công ty trong
việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CÔNG NGHỆ VÀ HỆ
THỐNG
• Công nghệ chỉ là phụ trợ, không được tách rời khỏi mục đích và
lý do sử dụng công nghệ
• Thay vì lúng túng với các công nghệ tinh vi, doanh nghiệp nên
học cách vận dụng thành thục những công nghệ sẵn có, đơn
giản
KINH DOANH ĐIỆN TỬ VÀ SỰ TÍCH
HỢP CHUỖI CUNG ỨNG
• Sự bùng nổ của kinh doanh điện tử do việc các doanh nghiệp có
thể kết nối Internet dễ dàng với chi phí không đáng bao nhiêu
• Khả năng chia sẻ dữ liệu rất hiệu quả cho dù sự khác biệt trong
hệ thống thông tin nội bộ của từng doanh nghiệp
KINH DOANH ĐIỆN TỬ VÀ SỰ TÍCH
HỢP CHUỖI CUNG ỨNG
• Bốn điểm tác động chính của thương mại điện tử đối với khả
năng tích hợp của chuỗi:
• Tích hợp thông tin
• Đồng bộ hóa quá trình hoạch định
• Điều phối dòng chảy công việc
• Những mô hình kinh doanh mới
CHƯƠNG 5

HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HIỆU


SUẤT HOẠT ĐỘNG CHUỖI
CUNG ỨNG
MÔ HÌNH CHO THỊ TRƯỜNG VÀ
CHUỖI CUNG ỨNG
• Chuỗi cung ứng được tạo ra nhằm mục tiêu nâng đỡ thị trường
mà nó phục vụ
• Để nhận diện được hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng,
doanh nghiệp cần đánh giá được thị trường mà nó phục vụ
• Dựa trên hai thành phần cơ bản là cung và cầu, thị trường chia
làm 4 loại cơ bản
BÃO HÒA ỔN ĐỊNH
CUNG VƯỢT CẦU THỊ TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC
HÌNH THÀNH, CUNG CẦU
ĐẠT CÂN BẰNG

ĐANG PHÁT TRIỂN TĂNG TRƯỞNG


THỊ TRƯỜNG VỚI NHỮNG CẦU VƯỢT CUNG
SẢN PHẨM MỚI, CUNG
CẦU ĐỀU THẤP
ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG
CỦA THỊ TRƯỜNG
• Hai mục tiêu của chuỗi cung ứng:
• Khả năng đáp ứng nhanh
• Tính hiệu quả
• Đánh giá hiệu suất bằng 4 thước đo:
• Dịch vụ khách hàng
• Hiệu quả hoạt động nội bộ
• Khả năng phản ứng linh hoạt trước biến động cầu
• Phát triển sản phẩm
DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

• Có hai hệ thống đo lường dịch vụ khách hàng tùy theo mục đích
của công ty hay chuỗi cung ứng
• Sản xuất theo lượng hàng tồn kho (Build to Stock - BTS)
• Sản xuất theo đơn đặt hàng (Build to Order - BTO)
SẢN XUẤT THEO LƯỢNG HÀNG LƯU
KHO (BTS)
• Các sản phẩm hàng hóa phổ biến được cung cấp cho một nhóm
khách hàng hoặc một thị trường có quy mô rộng lớn
• Khách hàng mong muốn nhận được sản phẩm bất cứ lúc nào
mà họ cần
• Chuỗi cung ứng phải trữ đầy đủ hàng hóa trong kho để có thể
phục vụ khách hàng ngay lập tức
SẢN XUẤT THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG (BTO)

• Sản phẩm được tạo ra và cung ứng theo yêu cầu cụ thể của
khách hàng
• Danh nghiệp cần theo dõi khoảng thời gian đáp ứng yêu cầu
khách hàng và tỷ lệ hoàn thành đúng hạn
• Thời gian đáp ứng cần tương thích với tầm vóc. chức năng hoạt
động và chiến lược cạnh tranh của công ty
HOẠT ĐỘNG NỘI BỘ

• Là khả năng của một doanh nghiệp hay một chuỗi cung ứng
trong việc sử dụng tài sản của mình để tạo ra mức lợi nhuận tối
đa trong thời gian ngắn nhất có thể
• Tài sản là những giá trị hữu hình
• Một số thước đo phổ biến:
• Giá trị hàng tồn kho
• Vòng quay hàng tồn kho
• Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu
• Vòng quay tiền mặt
KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG LINH HOẠT

• Mô tả mức độ đáp ứng những yêu cầu mới về số lượng và


chủng loại sản phẩm một cách nhanh chóng của doanh nghiệp
• Thang đo:
• Thời gian của chu kỳ hoạt động
• Khả năng gia tăng độ linh hoạt
• Tính linh hoạt bên ngoài (sản phẩm nằm ngoài nhóm thường được
cung cấp)
CHƯƠNG 6

ĐIỀU PHỐI
CHUỖI CUNG ỨNG
KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
• Đo khả năng của một doanh nghiệp hay chuỗi cung ứng trong
việc thiết kế, phát triển và tạo ra những sản phẩm mới phục vụ
thị trường mục tiêu trong bối cảnh các thị trường này biến đổi
không ngừng theo thời gian
• Doanh nghiệp và chuỗi cung ứng cần bắt kịp tốc độ của thị
trường mục tiêu, bám đuổi song song với nhịp độ biến động
của thị trường
HIỆU ỨNG ROI DA - BULLWHIP
• Những thay đổi nhỏ (thường là tăng) về nhu cầu của người tiêu
dùng tại đầu vào của chuỗi cung ứng sẽ bị diễn giải ngày càng
sai lệch và ngày càng bị thổi phồng khi đến với các doanh
nghiệp ở sâu bên trong chuỗi cung ứng
• Mỗi doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng phải đối mặt với
những tình huống riêng liên quan đến nhu cầu của thị trường --
> phá vỡ mối quan hệ hợp tác giữa các bên trong chuỗi cung
ứng
HIỆU ỨNG ROI DA - BULLWHIP
• Các doanh nghiệp ứng phó theo nhiều cách, trước hết sẽ tạo ra
sự thiếu hụt hàng hóa và sau đó lại dẫn đến tình trạng dư thừa
nguồn cung sản phẩm
• Đặc biệt tác động đến các ngành công nghiệp hoạt động trong
thị trường đang phát triển và thị trường tăng trưởng nơi mà
nhu cầu có thể bất ngờ tăng cao
• Rất khó để các doanh nghiệp đơn lẻ nhận thấy nguồn cung đã
vượt cầu
ĐỀ TÀI NHÓM
• Các bạn hãy đánh giá những thay đổi của sản phẩm khẩu trang, nước
rửa tay, dụng cụ đo thân nhiệt trong thời gian tháng 3/2020 đến
03/2021?
Bullwhip Effect
Figure 16.3
Demand

Initial Final Customer


Supplier

Inventory oscillations become progressively


larger looking backward through the supply chain
5 NGUYÊN NHÂN CỦA BULLWHIP
• Các yếu tố này tương tác trong các tổ hợp khác nhau tùy theo
từng chuỗi cung ứng
• Tác động cuối cùng là gây ra những xáo trộn trong nhu cầu và
khiến cho việc vận hành một chuỗi cung ứng hiệu quả trở nên
vô cùng khó khăn
5 NGUYÊN NHÂN CỦA BULLWHIP
• Dự báo nhu cầu
• Đặt hàng theo lô
• Phân bổ sản phẩm
• Định giá sản phẩm
• Động lực gia tăng năng suất
ĐẶT HÀNG THEO LÔ
• Dự báo nhu cầu dựa trên những đơn đặt hàng thay vì số liệu về
lượng cầu của người sử dụng cuối cùng sẽ cho ra những kết quả
có độ chính xác giảm dần khi tiến sâu vào chuỗi cung ứng
• Các công ty bị tách khỏi mối liên hệ với người tiêu dùng cuối
cùng có thể mất khả năng nhận thức về nhu cầu thực sự của thị
trường nếu như chỉ thực hiện đơn hàng cho những khách hàng
trực tiếp
ĐẶT HÀNG THEO LÔ
• Giải pháp:
• Các doanh nghiệp chia sẻ với nhau một tập hợp thống nhất các số liệu
về nhu cầu được sử dụng cho việc thực hiện dự báo
• Nguồn số liệu chính xác nhất là thành viên có quan hệ gần nhất với
người tiêu dùng cuối cùng
• Chia sẻ số liệu thu được tại điểm bán hàng (POS-Point of Sales)
PHÂN BỔ SẢN PHẨM
• Đây là giải pháp các nhà sản xuất lựa chọn khi đối mặt với lượng
cầu cao hơn khả năng đáp ứng của mình
• Doanh nghiệp phân bổ nguồn cung sản phẩm sẵn có đồng đều
(theo một tỷ lệ % nhất định) cho tất cả các đơn hàng nhận được
--> Các nhà phân phối và bán lẻ giả vờ tăng số lượng đặt hàng
để nhận được nhiều sản phẩm hơn
--> Phóng đại quá mức lượng cầu sản phẩm
PHÂN BỔ SẢN PHẨM
• Giải pháp:
• Phân bổ lượng hàng cung ứng dựa trên lượng hàng mẫu đã đặt trong
quá khứ chứ không quan tâm đến đơn hàng hiện tại
• Doanh nghiệp nên cảnh báo trước cho khách hàng của mình khi nhận
thấy lượng cầu vượt xa cung
---> để khách hàng không bất ngờ trước tình trạng khan hiếm sản phẩm
để hoạt động mua hàng bớt hỗn loạn
ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM
• Việc định giá sản phẩm làm cho giá cả sản phẩm biến động dẫn
đến những méo mó trong lượng cầu sản phẩm
• Những đợt bán hàng đặc biệt và giảm giá sản phẩm khiến khách
hàng mua sản phẩm sớm hơn và nhiều hơn, khi giá cả quay về
mức bình thường, nhu cầu sẽ sụt giảm
ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM
• Giải pháp:
• Xoay quanh khái niệm “giá rẻ mỗi ngày”
• --> Khách hàng mua hàng dựa trên nhu cầu thực sự mà không cân
nhắc bất cứ yếu tố nào khác
ĐỘNG LỰC GIA TĂNG NĂNG SUẤT
• Các doanh nghiệp thường có cơ cấu khuyến khích lực lượng
bán hàng dựa trên doanh số bán hàng hàng tháng hoặc hàng
quý
• --> Nhiều sản phẩm không có nhu cầu thực sự bị đưa vào chuỗi
cung ứng

You might also like