You are on page 1of 16

Chương 2.

THANH CHỊU KÉO (NÉN) THUẦN TÚY

2.1. KHA I NIE ̣ M


Một thanh chịu kéo (nén) thuần túy khi trên mọi mặt cắt ngang chỉ tồn tại duy nhất thành
phần nội lực dọc trục. Theo quy ước, nếu Nz mang giá trị dương ta nói tại mcặt cắt đó thanh
chịu kéo thuần túy (kéo đơn), khi Nz mang giá trị âm thì tại mặt cắt đó thanh chịu nén thuần
túy (nén đơn).
Như vậy, để một thanh chịu kéo (nén) thuần túy thì điều kiện cần là hợp tất cả các ngoại
tác dụng lên thanh phải nằm trên phương của trục thanh và không gây ra mômen với bất cứ
trục nào trong hệ trục trên mặt cắt ngang. Điều kiện đủ là trục thanh phải là một đường thẳng
(thanh thẳng).
Có thể xác định nội lực trên mặt cắt ngang của thanh chịu kéo (nén) thuần túy bằng việc
sử dụng phương pháp mặt cắt rồi áp dụng bài toán phẳng để viết phương trình cân tĩnh học.
Ngoại lực tác dụng lên thanh có thể là các lực tập trung và các lực phân bố, trong trường hợp
tổng quát, từ phương trình (1 - 7) suy ra:
  
 =   +    (2 − 1)
 
Với Pi và qi là các lực tập trung và các lực phân bố tác dụng trên phần đang xét.
Thành phần nội lực dọc trục trên các mặt cắt ngang khác nhau có thể thay đổi theo những
quy luật nào đó dọc theo chiều dài của thanh. Ta có thể biểu diễn sự thay đổi này bằng
phương pháp vẽ biểu đồ nội lực. Biểu đồ nội lực được xác lập trên một hệ trục trong đó tọa độ
của mặt cắt ngang được biểu diễn theo trục song song với trục thanh, trục còn lại thể hiện giá
trị của Nz tại mặt cắt tương ứng.
Ví dụ 2.1.
Xác định và vẽ biểu đồ nội lực trên cột bê-tông có tiết diện vuông chịu lực như hình 2.1a.
Biết P1=10kN, P2=5kN; vật liệu làm cột có trọng lượng riêng γ =25kN/m3. Đoạn AB cột có
tiết diện không đổi cạnh ao=0,2m; đoạn BC cột có tiết diện thay đổi với cạnh biến thiên theo
quy luật: () =  + 0,1.
Lời giải:
Ngoài hai tải trọng lực tập trung như hình vẽ, cột còn chịu tác dụng bởi hai thành phần
lực phân bố do hợp trọng lượng của vật liệu gây ra dọc theo phương trục của cột:
- Trên đoạn cột có tiết diện không đổi (AB), lực phân bố đều q1 được xác định:
 =  ∙  = 
- Trên đoạn cột có tiết diện thay đổi (BC), lực phân bố q2 được xác định:
=  ∙ () = ( + 0,1)
Nhận xét rằng, trên hai đoạn cột, quy luật thay đổi nội lực dọc trục của chúng là khác
nhau. Do đó, khi dùng phương pháp mặt cắt để xác định nội lực ta phải chia ra làm hai đoạn
riêng biệt để xét.
- Đoạn AB (ao=const): Xét mặt cắt (1 - 1) cắt qua mặt cắt ngang bất kỳ trên đoạn, bỏ
phần phía dưới, xét phần trên như trên hình 2.1b. Thay lực liên kết của phần bỏ đi bằng nội
lực dọc trục Nz1 với chiều giả thiết ban đầu như hình vẽ, áp dụng phương trình (2 - 1):

17
!"
  =  −  ∙ #| !"

 =  −

Tại A (z = 0),  =  = 10%
Tại B (z = 5m),
 =  −   ∙ 5 = 5%
Trên đoạn AB, lực dọc biến thiên giảm phụ thuộc quan hệ bậc nhất theo z từ 10kN tới
5kN do đó trên tất cả các mặt cắt, Nz1 luôn mang giá trị dương nên chiều chọn ban đầu là
chiều đúng. Đoạn cột AB hoàn toàn chịu kéo.
P1 P1 P1
10kN Nz
A
q1
q1
1 1 1 1

Nz1
b)
B 5kN
P2 q2 P2
2 2 2 2

Nz2
C
c) -9,75kN
a) d)
Hình 2.1
- Đoạn BC (a(z)≠const): Dùng mặt cắt (2 - 2) cắt qua mặt cắt ngang bất kỳ trên đoạn, bỏ
phần phía dưới, xét phần trên như trên hình 2.1c. Thay lực liên kết của phần bỏ đi bằng nội
lực dọc trục Nz2 với chiều giả thiết ban đầu như hình vẽ, ta có:
"* "*
 =  −  −  '() −  = − ( + 0,1) 

Hay,
0,01 - "*
 = − #+  + 0,1  +  ./
3
Tại B (z = 0),  = 0%
Tại C (z = 3m),
0,01 -
 = − +  + 0,1  +  . = −9,75%
3
Trên đoạn BC, lực dọc phụ thuộc quan hệ bậc ba theo z. Khảo sát hàm bậc ba Nz2 = f(z)
cho thấy, 2 < 0; 22 < 0 và 22 ≠0 trên tập xác định  ∈ (0 ÷ 3) hàm Nz2 = f(z) nghịch
biến và Nz2 = 0 khi z = 0. Như vậy, đoạn cột BC chịu nén thuần túy, chiều giả thiết ban đầu
của véctơ Nz2 là đúng.
Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi nội lực dọc trục trên các mặt cắt ngang của cột theo chiều
dài cột được thể hiện như trên hình 2.1d.

18
Lưu ý: Cũng có thể giữ lại phần dưới khi dùng phương pháp mặt cắt trên các đoạn cột để
xét nội lực với điều kiện phải xác định trước thành phần phản lực theo phương dọc trục VC tại
ngàm C bằng cách viết phương trình cân bằng tĩnh học hợp ngoại lực theo phương trục z.
2.2. ƯNG SUA# T KHI KE O (NE N) THUA( N TU Y
Xét một mẫu thử là một thanh thẳng tiết diện vuông làm bằng vật liệu đồng nhất, trên bề
mặt của mẫu thử kẻ lưới ô vuông gồm các đường kẻ ngang vuông góc với trục thanh và các
đường kẻ dọc song song với trục thanh (hình 2.2a).
Sau khi chịu tác dụng bởi lực kéo đúng
tâm P đặt tại hai đầu, quan sát cho thấy:
Lưới ô vuông trở thành lưới hình chữ nhật.
Kích thước dài tăng lên, kích thước ngang
giảm xuống. Các đường kẻ dọc vẫn thẳng a)
và song song với trục thanh, các đường kẻ
ngang vẫn thẳng và vuông góc với trục
thanh, khoảng cách giữa các đường kẻ
ngang tăng lên (hình 2.2b).
Coi các đường kẻ ngang đại diện cho b)
các mặt cắt ngang, các đường kẻ dọc đại
diện cho các thớ dọc. Hình 2.2

Trong điều kiện đáp ứng đầy đủ các giả thiết về vật liệu, giả thiết thêm rằng các mặt cắt
ngang sau khi thanh chịu biến dạng vẫn phẳng và vuông góc với trục thanh, giữa các thớ dọc
không có lực tương hỗ với nhau, có thể kết luận:
- Trên mặt cắt ngang của thanh chỉ tồn tại thành phần ứng suất pháp.
- Trên các thớ dọc không phát sinh ứng suất.
2.2.1. Ứng suất pháp trên mặt cắt ngang
Xét mặt cắt ngang (1 - 1) bất kỳ trên thanh, ta biết rằng mặt cắt này tồn tại duy nhất thành
phần nội lực dọc trục Nz. Gọi dNz là hợp nội lực trên phân tố diện tích dF bao quanh điểm M
bất kỳ trên mặt cắt ngang (hình 2.3a) thì véctơ dNz phải cùng phương, cùng chiều với véctơ
hợp nội lực của mặt cắt ngang Nz.
u
N
Nz z α
Mσz dNz α Nz z
Q
σz=const v
dF
a) b)
Hình 2.3
Theo định nghĩa về ứng suất tại điểm M đang xét, ta có:
 = 7  (1)
Tích phân hai vế của phương trình (1) lấy với toàn diện tích F của mặt cắt ngang:

 =  = 7  (2)
8 8
Kết hợp định luật Hooke cho biến dạng dài và giả thiết về mặt cắt ngang, ta có:
7 = 9 ∙ : = ;<=>? (3)
Từ phương trình (2) và (3) suy ra:
19

7 = (2 − 2)

Như vậy, ứng suất pháp phân bố đều trên mặt cắt ngang của thanh chịu kéo (nén) thuần
túy. Véctơ của chúng cùng phương, cùng chiều với hợp nội lực dọc trục Nz trên mặt cắt ngang
đó. Biểu đồ phân bố ứng suất pháp trên mặt cắt ngang được thể hiện trên hình 2.3a.
2.2.2. Ứng suất trên mặt cắt nghiêng
Xét mặt cắt nghiêng (2 - 2) có pháp tuyến u hợp với phương trục z một góc α như trên
hình 2.3b. Gọi Fα là diện tích của mặt nghiêng, ta có thể chiếu véctơ hợp nội lực dọc Nz theo
hai phương:
- Thành phần  =  cos C tác dụng theo phương pháp tuyến u gây ra ứng suất pháp σu
được xác định:
  cos C
7D = = = 7 ∙ cos C (2 − 3)
E / cos C
- Thành phần G =  sin C tác dụng theo phương tiếp tuyến v gây ra ứng suất tiếp τuv
được xác định:
G  sin C 1
JDK = = = 7 ∙ sin 2C (2 − 4)
E / cos C 2 
Hai phương trình (2 - 3) và (2 - 4) được sử dụng để xác định các thành phần ứng suất trên
mặt nghiêng bất kỳ so với mặt cắt ngang. Ứng suất pháp đạt giá trị cực trị tại mặt cắt ngang
(khi α = 0o), ứng suất tiếp đạt cực trị trên mặt nghiêng có pháp tuyến hợp với trục z một góc
45o. Nói cách khác, tại mỗi vị trí cắt của thanh: 7MNO/M = 7 ; JMNO/M = 7 /2.

2.3. BIE# N DẠ NG KHI KE O (NE N) THUA( N TU Y


Xét thanh treo có chiều dài l tiết diện tròn không đổi đường kính d như trên hình 2.4. Lực
kéo P tác dụng tại đầu tự do làm cho kích thước dài tăng lên, đồng thời kích thước ngang của
thanh bị giảm đi. Ta nói, khi chịu kéo (nén), thanh bị biến dạng theo hai phương dọc và
ngang.
2.3.1. Biến dạng dọc
Gọi l1 là kích thước dài của thanh
sau khi bị biến dạng, do tính chất biến
Nz = P
dạng của các thớ dọc là như nhau nên
có thể coi biến dạng của toàn thanh
bằng tổng các biến dạng phân tố. Ta có dz
khái niệm về biến dạng dọc:
l d
- Độ giãn dài tuyết đối của thanh l1 δdz
∆l bằng hiệu giữa kích thước dài trước d1 Nz = P
và sau biến dạng, hay:
∆' = ' − '
Khi thanh chịu kéo thì ∆l > 0,
thanh chịu nén thì ∆l < 0.
- Độ giãn dài tương đối của thanh ∆l
P Hình 2.4
εz bằng tỷ số giữa độ giãn dài tuyệt đối
với kích thước ban đầu, hay:

20
∆' ' − '
: =
=
' '
Để xây dựng công thức xác định biến dạng dọc của thanh ta lấy đoạn phân tố có chiều
dài dz dọc theo phương trục thanh được tạo bởi hai mặt cắt (1-1) và (2-2) như hình 2.4. Gọi
δdz là độ giãn dài tuyệt đối của đoạn phân tố, thì:
Q 
: =

Áp dụng biểu thức của định luật Hooke cho biến dạng dài ta có,
7 
Q  =  =  (4)
9 9
Tích phân hai vế của phương trình (4) trên chiều dài l của thanh thì vế phải chính là biến
dạng dài (độ giãn dài) tuyệt đối của thanh:

  '
∆' =  = (2 − 5)
9 9
Biến dạng dài tương đối được xác định:
∆' 
: = = (2 − 6)
' 9
Tích số EF được gọi là độ cứng của thanh theo phương dọc trục trong đó E đặc trưng cho
vật tiệu làm thanh còn F đặc trưng cho hình học tiết diện mặt cắt ngang.
Trường hợp tổng quát, nếu thanh được chia thành nhiều đoạn có diện tích tiết diện, vật
liệu và nội lực biến đổi theo những quy luật nào đó. Biến dạng dài tuyệt đối của thanh được
xác định theo biểu thức:
 

∆' =   (2 − 7)
9 


Ví dụ 2.2. Tính biến dạng dài tuyệt đối của toàn cột chịu lực như trên hình 2.1 theo ví dụ
2.1 biết vật liệu làm cột có E=2,4×106N/cm2.
Lời giải:
Áp dụng công thức (2 - 7), ta có:
!"
 "*

∆' =  + 
9() 9 ∙ ()
Hay,
0,01
!"
 −   "*  S  + 0,1  + 3  - T
∆' =  + − 
9 9( + 0,1)
Giải các tích phân trên theo biến z rồi thay các đại lượng đã cho trong ví dụ 2.1 với
P1=10kN, γ=25kN/m3, ao=0,2m, lAB=5m, lBC=3m và E=2,4×107kN/m2 ta tính được:
∆' = 390 × 10VW − 28 × 10VW ≈ 362 × 10VW Z
Vậy, tổng chiều cao của cột bị dãn dài ra một lượng 362×10-7m.
2.3.2. Biến dạng ngang
Gọi d1 là đường kính của mặt cắt ngang sau biến dạng, tương tự như biến dạng dọc, ta
cũng có các khái niệm về biến dạng ngang như sau:
21
- Biến dạng ngang tuyệt đối: ∆ =  −
- Biến dạng ngang tương đối:
∆  −
:′ = =

Khi thanh chịu kéo kích thước ngang giảm đi, ∆d < 0; ngược lại khi chịu nén kích thước
ngang tăng lên và ∆d > 0.
Qua thực nghiệm, Siméon Poission (1781 – 1840) chỉ ra rằng, trong giới hạn áp dụng của
định luật Hooke thì tỷ số giữa biến dạng ngang tương đối và biến dạng dài tương đối của một
vật liệu nhất định là một hằng số ký hiệu là µ:
:′
\= = ;<=>? (2 − 8)
:
µ được gọi là hệ số biến dạng ngang hay hệ số Poát-xông (Poission's rate)
Như vậy, các đại lượng E, G và µ đặc trưng cho sự đàn hồi của vật liệu được gọi chung
là những hằng số đàn hồi. Chúng được xác định bằng thực nghiệm và mỗi loại vật liệu khác
nhau chúng là các đại lượng không đổi. Phụ lục 2 thể hiện giá trị của các hằng số vật đàn hồi
đối với một số vật liệu thông dụng.
Trong thực tế, biến dạng dài của một thanh còn có thể xảy ra khi nhiệt độ trong thanh bị
thay đổi. Gọi α (1/oC) là hệ số giãn nở vì nhiệt (lượng giãn dài trên 1 đơn vị chiều dài khi vật
bị nung nóng lên 1oC), biến dạng dài của thanh do sự tăng nhiệt độ được xác định:
∆' = C ∙ ∆? ∙ ' (2 − 9)
Trong đó: ∆t- lượng biến thiên nhiệt độ, oC
l- chiều dài ban đầu khi thanh chưa bị nung nóng.
Ví dụ 2.3. Xét thanh có tiết diện thay
đổi chịu lực như trên hình 2.5a. Biết diện
tích mặt cắt ngang của các đoạn thanh FAB
=10cm2, FB =FCD=20cm2, FDO=30cm2; các
ngoại lực tác dụng lên thanh P1=20kN, a)
P2=100kN.
- Xác định và vẽ biểu đồ nội lực trên
thanh.
- Tìm mặt cắt có ứng suất pháp cực
trị và tính ứng suất tại mặt cắt đó.
- Tính biến dạng dài tuyệt đối và biến
dạng dài tương đối lớn nhất trên thanh biết
vật liệu làm thanh có E=2×104kN/cm2. b)

Lời giải: Hình 2.5

Để xác định nội lực trên thanh trước hết chia thanh thành nhiều đoạn dựa vào điểm đặt
cảu các ngoại lực và vị trí mặt cắt thay đổi tiết diện.
- Với đoạn AB: Xét mặt cắt (1 - 1) bất kỳ, ta có:
 = − = −20%
Nhận xét: Nội lực trên đoạn AB mang giá trị âm và không đổi, đoạn AB chịu nén.
- Với đoạn BC: Xét mặt cắt (2 - 2) bất kỳ, ta có:
22
 = − = −20%
Nhận xét: Nội lực trên đoạn BC mang giá trị âm và không đổi, đoạn BC chịu nén.
- Với đoạn CD: Xét mặt cắt (3 - 3) bất kỳ, ta có:
- = − +  = 80%
Nhận xét: Nội lực trên đoạn CD mang giá trị dương và không đổi, đoạn CD chịu kéo.
- Với đoạn DO: Xét mặt cắt (4 - 4) bất kỳ, ta có:
] = − +  = 80%
Nhận xét: Nội lực trên đoạn DO mang giá trị dương và không đổi, đoạn DO chịu kéo.
Biểu đồ nội lực dọc trục được thể hiện trên hình 2.5b.
Mặt cắt có ứng suất nén cực trị là mặt cắt thuộc đoạn AB:
 20
7M = =− = −2%/;Z
() 10
Mặt cắt có ứng suất nén cực trị là mặt cắt thuộc đoạn CD:
- 80
7MNO = = = 4%/;Z
^_ 20
Biến dạng dài tuyệt đối của toàn thanh:
]
 '  '()  ')^ - '^_ ] '_`
∆' =  = + + +
9 9() 9)^ 9^_ 9_`

Thay số ta được:
1 20 ∙ 40 20 ∙ 40 80 ∙ 40 80 ∙ 40
∆' = +− − + + . = 7,3 × 10V- ;Z
2 × 10 ] 10 20 20 30
Đoạn CD có biến dạng tương đối lớn nhất:
- 80
:MNO = :^_ = = = 2 × 10V]
9^_ 2 × 10] ∙ 20

2.4. MO ̣ T SO# TINH CHA# T CƠ HỌ C CU0 A VA ̣ T LIE ̣ U


Để nghiên cứu khả năng chịu lực và biến dạng của vật liệu, từ đó xác định độ bền và độ
cứng cho chi tiết máy hoặc kết cấu người ta phải tiến hành các thí nghiệm đặc biệt trên các
thiết bị thí nghiệm kéo nén chuyên dụng.
Mẫu vật liệu thường được chế tạo theo tiêu chuẩn tùy từng lĩnh vực, điều kiện sử dụng
vật liệu đó cũng như tiêu chuẩn của thiết bị thí nghiệm.
Các vật liệu được sử dụng phổ biến trong sản xuất thường được chia thành hai loại: vật
liệu dẻo và vật liệu dòn. Vật liệu dẻo là vật liệu bị phá hủy khi biến dạng của nó là khá lớn (Ví
dụ: thép, đồng, nhôm và các hợp kim của chúng; cao su, các chất dẻo có gốc polyme như
PVC, PE, HDPE,…). Ngược lại vật liệu bị phá hủy khi biến dạng còn khá nhỏ người ta coi
chúng là vật liệu dòn (Ví dụ: gạch, đá, bê-tông, gốm, sứ, thủy tinh, gang, …).
2.4.1. Thí nghiệm kéo, nén vật liệu dẻo
Trên hình 2.6 là sơ đồ cấu tạo chung của thiết bị kéo thí nghiệm và mẫu vật kéo có tiết
diện tròn. Với những thiết bị kéo hiện đại có lắp đặt các cảm biến có thể đo được giá trị của
lực kéo và biến dạng của mẫu kéo.

23
Các tín hiệu đo được truyền tới
máy tính cài đặt sẵn phần mềm chuyên Bệ trượt trên
dụng để tính toán và xuất kết quả một Tải trọng
cách trực quan. Trụ đỡ
Mẫu kéo
Để phân tích kết quả đo người ta Mâm cặp
thường xây dựng đồ thị mối quan hệ Bệ trượt dưới
giữa ứng suất và biến dạng khi tăng Vít điều chỉnh
hoặc giảm giá trị của lực kéo. Hình 2.7 Chụp bảo vệ
biểu diễn dạng đặc trưng đồ thị mối
quan hệ giữa ứng suất và biến dạng khi Hộp giảm tốc
chịu kéo của mẫu vật liệu thép hợp Motor điều chỉnh
Khung
kim. Trong quá trình chất tải đến giới
hạn phá hủy của mẫu thử, nhìn chung
vật liệu trải qua ba giai đoạn chính sau: Hình 2.6
- Giai đoạn tỷ lệ: Ở giai đoạn này, khi tăng lực kéo từ 0 đến giới hạn tương ứng khi ứng
suất sinh ra đạt tới giá trị σtl thì mối quan hệ giữa ứng suất và biến dạng là một quan hệ tỷ lệ
bậc nhất (đoạn OA). Khi thôi chất tải, kích thước dài của mẫu được khôi phục hoàn toàn, ta
nói vật liệu làm việc trong giai đoạn này là đàn hồi và tuân theo định luật Hooke. Ứng suất
lớn nhất tương ứng với giới hạn của lực kéo khi kết thúc giai đoạn này được gọi là giới hạn tỷ
lệ σtl.
Trong thực tế, có một số loại vật liệu ở giai đoạn này không hoàn toàn đàn hồi, đồ thị
trên đoạn OA không hoàn toàn thẳng và có xảy ra biến dạng dư khi bỏ tải. Tuy nhiên khi xây
dựng lý thuyết tính toán người ta đặt ra một giới hạn tỷ lệ quy ước theo tỷ lệ phần trăm của
biến dạng dư tương đối: Q = :a ∙ 100%.
- Giai đoạn chảy dẻo: Khi lực kéo đạt tới giới hạn tỷ lệ, tiếp tục chất tải, thì biến dạng
của mẫu tăng lên rất nhanh (đoạn AB) dù lượng chất tải tăng thêm không đáng kể. Giai đoạn
này được gọi là giai đoạn chảy dẻo của vật liệu, tổ chức của kim loại hình thành nên các mặt
chảy gây ra biến dạng dư khá lớn. Giá trị lớn nhất của ứng suất tương ứng với lực kéo giới
hạn kết thúc giai đoạn chảy dẻo được gọi là giới hạn chảy σch.
Với một số kim loại có giai đoạn chảy dẻo không rõ ràng, chẳng hạn như thép không rỉ
và các loại thép cường lực cao, nhôm hợp kim... Người ta cũng đặt ra một giới hạn chảy dẻo
quy ước theo δ(%) của biến dạng dư tương đối.

Hình 2.7
24
- Giai đoạn củng cố: mối quan hệ giữa σ và ε trong giai đoạn này là đường cong BC
được gọi là giai đoạn củng cố (tái bền) của vật liệu. Ứng suất lớn nhất tương ứng với giá trị
của lực kéo giới hạn kết thúc của giai đoạn này được gọi là giới hạn bền của vật liệu σb. Cuối
của giai đoạn này, trên mẫu kéo bắt đầu xuất hiện cổ eo (tại đó, tiết diện mặt cắt ngang của
mẫu kéo bắt đầu giảm nhanh chóng) và biến dạng dài của mẫu lúc này chủ yếu tập trung tại
vùng cổ eo.
Kết thúc giai đoạn củng cố, đồ thị bắt đầu có xu hướng dốc xuống (từ điểm C) và kéo dài
tới điểm D. Tại cổ eo, khi tiết diện giảm nhanh chóng, dù có giảm lực kéo ứng suất vẫn tiếp
tục tăng đến một giới hạn nhất định tương ứng khi mặt cắt nhỏ nhất tại cổ eo có tiết diện F1
thì mẫu kéo bị đứt.
Đối với thí nghiệm nén, thiết bị nén có
thể được thiết kế riêng biệt hoặc kết hợp
cùng trên thiết bị kéo. Nó có nguyên lý cấu
tạo tương tự như thiết bị kéo nhưng thay vì
dùng các mâm cặp người ta sử dụng các tấm
kê và lực tác dụng có xu hướng làm cho các
tấm kê tiến lại gần nhau. Bên cạnh đó, các
mẫu nén cũng được chế tạo theo tiêu chuẩn,
thông thường chúng có dạng khối vuông
hoặc khối trụ có chiều cao tương đối ngắn để a) b)
hạn chế hiện tượng uốn dọc. Hình 2.8
Quá trình nén mẫu vật liệu dẻo, khi kích thước dài giảm xuống thì mẫu có xu hướng
phình ngang tạo thành hình trống (hình 2.8a) do vậy người ta chỉ xác định được giới hạn tỷ lệ
và giới hạn chảy của vật liệu mà không xác định được giới hạn bền (hình 2.8b).
2.4.2. Thí nghiệm kéo, nén vật liệu dòn
Với các thí nghiệm kéo và nén vật liệu dòn, mối quan hệ giữa ứng suất và biến dạng có
dạng đường cong và hầu như không tồn tại giới hạn tỷ lệ và giới hạn chảy mà chỉ có giới hạn
bền (đồ thị hình 2.9a). Tuy nhiên, trong một giới hạn nhất định người ta cũng đưa ra một giới
hạn tỷ lệ quy ước theo tỷ lệ phần trăm của biến dạng dư tương đối.
Qua các thí nghiệm cho thấy, đối với vật
liệu dòn, ứng suất giới hạn bền khi nén (σbn)
thường lớn hơn rất nhiều so với ứng suất giới
hạn bền khi kéo (σbk) do vậy mà khả năng
chịu nén của vật liệu dòn tốt hơn khả năng
chịu kéo. Vật liệu dòn cũng có khả năng chịu
nén tốt hơn so với vật liệu dẻo. Khi chịu nén,
các mẫu nén thường bị phá hủy bởi ứng suất
tiếp cực trị trên các mặt nghiêng so với mặt
cắt ngang một góc 45o (hình 2.9b). b)
Đối với các vật liệu có cấu trúc dạng thớ
chẳng hạn như gỗ, dạng phá hủy của mẫu là
sự tách rời các thớ do ứng suất tiếp theo
phương dọc thớ làm cho các lớp thớ có xu a) c)
hướng trượt so với nhau (hình 2.9c). Hình 2.9
2.4.3. Khái niệm về hiện tượng tập trung ứng suất
Thanh chịu biến dạng kéo (nén) nói riêng và các dạng biến dạng khác nói chung, khi mặt
cắt ngang của thanh có sự thay đổi đột ngột về hình dạng và kích thước thì sự phân bố ứng

25
suất trở nên bất bình thường. Tại những điểm lân cận vị trí thay đổi, ứng suất đột ngột tăng
vọt rồi giảm đi nhanh chóng, hiện tượng này được gọi là hiện tượng tập trung ứng suất. Ứng
suất lớn nhất sinh ra tại đó được gọi là ứng suất tập trung (σtt) hay ứng suất cục bộ.
Trên hình 2.10 minh họa hai trường hợp tập trung
ứng suất của thanh chịu kéo thuần túy. Tại những mặt
cắt ngang không cắt qua lỗ, ứng suất phân bố đều tại
mọi điểm trên mặt cắt, ta gọi ứng suất này là ứng suất
danh nghĩa hay ứng suất trung bình σtb. Tại những mặt
cắt ngang đi qua lỗ, quy luật phân bố ứng suất có sự
thay đổi, trị số của ứng suất tăng dần về phía vị trí lỗ
(vị trí làm thay đổi tiết diện mặt cắt ngang). Mặt cắt
ngang có sự thay đổi tiết diện lớn nhất, tại điểm tiếp
giáp tại vị trí thay, ứng suất sẽ đạt giá trị lớn nhất và Hình 2.10
được coi là ứng suất tập trung σtt = σmax.
Độ lớn của ứng suất tập trung phụ thuộc vào hình dạng cũng như quy luật thay đổi tiết
diện của mặt cắt ngang. Để đánh giá mức độ tập trung ứng suất người ta sử dụng hệ số tập
trung ứng suất αtt được xác định bằng phương pháp lý thuyết:
7MNO
Ccc = (2 − 9)
7cd
Ta thấy rằng, khi tăng lực kéo thì ứng suất tại điểm thay đổi tiết diện mặt cắt ngang đột
ngột tăng lên và sẽ đạt đến giới hạn chảy hoặc giới hạn bền trước tiên. Đối với vật liệu dẻo, ở
trạng thái chảy dẻo trên đồ thị kéo có mặt chảy dài. Điểm có ứng suất lớn nhất đạt tới giới hạn
chảy đầu tiên, nếu tiếp tục tăng lực kéo thì ứng suất này không tăng nữa mà ứng suất tại các
điểm lân cận sẽ tăng để đạt tới giới hạn chảy. Chính vì vậy, khi bị phá hủy hoàn toàn thì ứng
suất tại mặt cắt có tiết diện thay đổi đột ngột được phân bố đều trở lại. Trên thực tế, trong hầu
hết các trường hợp, ứng suất tập trung là điều không mong muốn khi thiết kế và chế tạo.
2.4.4. Ứng suất cho phép và hệ số an toàn
Gọi ứng suất nguy hiểm hay ứng suất giới hạn (ký hiệu là σo) là trị số ứng suất mà khi
đạt tới, vật liệu coi như bị phá hoại. Cùng với đó, biến dạng của thanh đã quá lớn ảnh hưởng
tới khả năng làm việc của thanh.
Điều này có nghĩa rằng, khi một thanh chịu lực, trong bất cứ trường hợp nào thì ứng suất
sinh ra trong thanh cũng không được vượt quá giá trị ứng suất giới hạn của vật liệu làm thanh.
Với vật liệu dẻo, ứng suất giới hạn được xác định theo giới hạn chảy hay σo=σch; với vật liệu
dòn ứng suất giới hạn được xác định theo giới hạn bền hay σo=σb.
Tuy nhiên, trong thực tế người ta không sử dụng ứng suất giới hạn làm điều kiện khi tính
toán bền mà đưa ra một trị số ứng suất cho phép phụ thuộc vật liệu, điều kiện và trạng thái
làm việc của thanh. Ứng suất cho phép ký hiệu là [σ] được xác định:
7
e7f = (2 − 10)
=
Trong đó n ≥ 1 được gọi là hệ số an toàn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như:
sự không đồng nhất của vật liệu; sai số về kích thước trong quá trình chế tạo, thi công; các giả
thiết đưa ra khi tính toán chưa sát với điều kiện làm việc thật; các điều kiện làm việc chưa
được xem xét đầy đủ; quá trình chất tải có thể vượt quá tải trọng thiết kế của thanh; sự thay
đổi tính chất của lực tác dụng; sự ảnh hưởng đến giá trị tài sản hay con người trong quá trình
vận hành và sử dụng; … Mỗi điều kiện đó là một nguyên nhân gây ra sự mất an toàn khi làm
việc của thanh do đó hệ số an toàn chung được xác định bằng tích của các hệ số an toàn khi
xét với từng điều kiện riêng lẻ.
26
Ngoài ý nghĩa về mặt kỹ thuật thì hệ số an toàn cũng mang ý nghĩa kinh tế rất lớn. Nếu
chọn hệ số an toàn cao (n lớn) thì khả làm việc của thanh rất tốt, độ tin cậy cao nhưng đồng
nghĩa với đó có thể sẽ dẫn đến chi phí về vật liệu, công nghệ tăng lên. Việc tính toán, lựa chọn
một hệ số an toàn phù hợp với điều kiện làm việc thật của thanh sẽ giúp tiết giảm được chi phí
sản xuất mà vẫn đảm bảo độ an toàn trong quá trình sử dụng.
Đối với hầu hết các loại vật liệu dẻo thì giới hạn chảy khi kéo và khi nén là như nhau
(σok=σon) do đó ứng suất cho phép được lấy chung một giá trị cho các hai trường hợp là [σ].
Với vật liệu dòn, giới hạn bền khi nén thường lớn hơn rất nhiều giới hạn bền khi kéo
(σbn>>σbk) do vậy ứng suất cho phép trong hai trường hợp khi chịu kéo và chịu nén là khác
nhau, chúng thường được ký hiệu: [σk] và [σn].

2.5. TINH THANH KE O (NE N) THUA( N TU Y


2.5.1. Tính thanh theo điều kiện bền
Điều kiện bền của một thanh chịu kéo (nén) thuần túy được thành lập từ việc tính toán
ứng suất sinh ra trong thanh rồi so sánh với ứng suất cho phép của vật liệu làm thanh.
Phát biểu về điều kiện bền: Ứng suất cực trị sinh ra trong thanh chịu kéo (nén) thuần túy
phải luôn nhỏ hơn hoặc bằng ứng suất cho phép của vật liệu làm thanh.
Trên cơ sở của thí nghiệm kéo (nén) với hai loại vật liệu cũng như phân tích về sự phá
hủy của các mẫu, điều kiện bền cho thanh chịu kéo (nén) thuần túy được xác định theo ứng
suất pháp cực trị sinh ra trong thanh (ứng suất pháp trên mặt cắt ngang). Tương ứng với hai
loại vật liệu khác nhau ta có:
- Với vật liệu dẻo:
| |
Zgh7MNO/M h = ≤ e7f (2 − 11)

- Với vật liệu dòn:
 | |
7MNO = ≤ e7j f; |7M | = ≤ e7 f (2 − 12)
 
Khái niệm về mặt cắt nguy hiểm: Mặt cắt nguy hiểm là mặt cắt ngang mà tại đó trị số của
ứng suất có thể đạt cực trị so với tất cả các mặt cắt ngang còn lại của thanh. Khi chịu tác dụng
bởi ngoại lực, ứng suất trên mặt cắt này có khả năng vượt quá ứng suất cho phép gây ra sự
phá hoại vật liệu làm thanh.
Từ điều kiện bền ta có ba dạng bài toán khi tính toán bền cho thanh:
1) Bài toán kiểm tra bền: Dựa vào biểu đồ phân bố nội lực và sự thay đổi của tiết diện
mặt cắt ngang ta xác định được mặt cắt nguy hiểm. Tính ứng suất pháp tại mặt cắt nguy hiểm
theo công thức (2 - 2), coi ứng suất này là ứng suất cực trị rồi đem so sánh với ứng suất cho
phép của vật liệu làm thanh. Nếu chúng thỏa mãn bất đẳng thức (2 - 11) hoặc (2 - 12) ta nói
thanh thỏa mãn điều kiện bền. Ngược lại, ta nói thanh không đủ bền.
Trong kỹ thuật, khi tính toán điều kiện bền, cho phép sự sai khác giữa ứng suất cực trị và
ứng suất cho phép trong giới hạn ±5%.
2) Bài toán kiểm tra khả năng làm việc của thanh theo điều kiện bền: Đây là bài toán đi
xác định tải trọng lớn nhất có thể tác dụng lên thanh khi đã biết vật liệu và kích thước mặt cắt
ngang của thanh.
Với bài toán dạng này có thể coi nội lực trên thanh là một hàm phụ thuộc vào tải trọng,
hay  = k(). Tính ứng suất tại mặt cắt nguy hiểm rồi áp dụng bất đẳng thức điều kiện bền
để suy ra: k() ≤  ∙ e7f. Giải bất đẳng thức này để tìm ra giá trị Pmax.
27
3) Bài toán xác định kích thước thanh theo điều kiện bền: Trong bài toán này, các dữ kiện
về vật liệu và tải trọng tác dụng được cho trước. Nhiệm vụ đặt ra là cần phải đi xác định diện
tích mặt cắt ngang của thanh để thỏa mãn điều kiện bền.
Tính ứng suất trên mặt cắt nguy hiểm rồi thay vào bất đẳng thức điều kiện bền ta xác
định được:

≥
e7f
Từ bất đẳng thức này ta xác định được diện tích mặt cắt ngang nhỏ nhất có thể (Fmin) mà
thanh vẫn thỏa mãn được điều kiện bền.
2.5.2. Tính thanh theo điều kiện cứng
Tương tự, khi xem xét sự biến dạng trong các thí nghiệm kéo, nén người ta cũng xác định
được các biến dạng giới hạn đối với các loại vật liệu khác nhau để đảm bảo vật liệu không bị
phá hoại. Thông qua hệ số an toàn ta cũng có một biến dạng dài cho phép [ε].
Như vậy, để thanh không bị biến dạng quá lớn gây ra sự phá hoại vật liệu thì điều kiện
cứng được phát biểu: Biến dạng lớn nhất của thanh dưới tác dụng của ngoại lực không được
vượt quá biến dạng cho phép của vật liệu làm thanh. Hay:
h:MNO/M h ≤ e:f (2 − 13)
Trong kỹ thuật, với các chi tiết máy hoặc kết cấu tiêu chuẩn, để thuận tiện cho việc tính
toán thiết kế người ta đưa ra đại lượng biến dạng dài tuyệt đối cho phép [∆l]. Điều kiện cứng
trong trường hợp này được xác định:
∆' ≤ e∆'f (2 − 14)
Với biến dạng dài tuyệt đối thường được tính trong giới hạn đàn hồi.
Trên cơ sở điều kiện cứng này, trong lĩnh vực Cơ học kết cấu người ta đưa ra hai khái
niệm là cường độ tính toán (R) và tải trọng tính toán (N):
m = %mcn ;  = =cn (2 − 15)
Trong đó: Rtc- cường lực tiêu chuẩn của kết cấu,
Ntc- tải trọng tiêu chuẩn của kết cấu,
k- hệ số đồng nhất vật liệu,
n- hệ số tải trọng.
Qua điều kiện cứng ta cũng có 3 dạng bài toán cơ bản khi tính toán độ cứng cho thanh:
- Bài toán kiểm tra điều kiện cứng.
- Bài toán kiểm tra khả năng làm việc theo điều kiện cứng.
- Bài toán xác định kích thước mặt cắt ngang theo điều kiện cứng.
Ví dụ 2.4. Một thanh có cấu tạo gồm hai phần được làm bằng cùng một loại vật liệu đặt
trong rãnh AB (hình 2.11). Phần 1 có F1=10cm2, l1=20cm liên kết cứng với rãnh tại đầu A,
phần 2 có F2=20cm2, l2=20cm tạo khe hở ∆=0,016cm với rãnh tại đầu B.
Thanh chịu tác dụng bởi ngoại lực P=100kN đặt tại mặt cắt tiếp giáp giữa hai phần rồi
tiếp tục bị nung nóng lên một lượng ∆t=20oC.
Giả thiết rằng kích thước rãnh AB là không đổi trong khi thanh bị biến dạng, kiểm tra
điều kiện bền và điều kiện cứng cho thanh biết vật liệu làm thanh có [σ]=8,2kN/cm2, [ε]=10-3,
E=2×104kN/cm2, α=1,2×10-5 1/oC.

28
Lời giải:
Khi chịu tác dụng bởi lực P và nhiệt độ tăng
lên, nếu biến dạng dài của thanh không vượt quá độ
lớn của khe hở ∆ thì bài toán là tĩnh định bởi khi giải
phóng ngàm A, thanh chỉ chịu duy nhất một phản 1 1
lực liên kết VA và ta dễ dàng xác định được phản lực
này bằng cách viết phương trình cân bằng tĩnh học
theo phương thẳng đứng VA=P. Trong trường hợp
này, nội lực sinh ra trên các phần bao gồm:
 = o( =  = 100%
2 2

 = o( −  = 0
Biến dạng dài của thanh trong trường hợp coi
như không có ngàm B được xác định: Hình 2.11
 '
∆' = + C∆?(' + ' ) = 0,0196;Z > ∆
9
Điều này cho thấy thanh sẽ bị chạm vào mặt tựa B của rãnh gây nên phản lực liên kết tại
đây là VB và bài toán sẽ trở thành siêu tĩnh bởi ta chỉ có thể viết được duy nhất một phương
trình cân bằng tĩnh học để xác định nội lực:

 q = o( + o) −  = 0 (1)

Để giải bài toán dạng này ta có thể sử dụng phương trình biến dạng với lưu ý từ giả thiết
của bài toán. Nội lực trên các đoạn thanh được xác định tại các mặt cắt (1-1) và (2-2):
 = o( =  − o) (2)
 = o( −  = −o) (3)
Biến dạng toàn thanh do ngoại lực và nhiệt độ tăng lên phải bằng chính khe hở ∆, hay:
 '  '
+ + C∆?(' + ' ) = ∆ (4)
9 9
Thay phương trình (2) và (3) vào phương trình (4) ta được:
o( ' (o( − )'
+ + C∆?(' + ' ) = ∆ (5)
9 9
Giải hệ phương trình (1) và (5), thay các số liệu ta xác định được:
o( = 76%; o) = 24%
Thay vào các phương trình (2) và (3) xác định được nội lực trên các đoạn thanh:
 = 76%;  = −24%
Như vậy, đoạn 1 chịu kéo còn đoạn 2 của thanh chịu nén. Nếu tính theo ứng suất thì mặt
cắt nguy hiểm là mặt cắt trên đoạn 1, khi đó ứng suất lớn nhất được tính:
 76
7MNO = 7 = = = 7,6%/;Z < e7f
 10
Vậy thanh đảm bảo điều kiện bền.
Để kiểm tra điều kiện cứng, ta đi tính biến dạng dài cho hai đoạn:

29
 '
∆' = + C∆?' = 0,0124;Z
9
 '
∆' = + C∆?' = 0,0036;Z
9
Ta thấy rằng l1=l2, ∆l1>∆l2 nên biến dạng dài tương đối lớn nhất của thanh thuộc đoạn 1 :
∆'
:MNO = : = = 0,00062 < e:f
'
Vậy thanh thỏa mãn điều kiện cứng.

2.6. THE# NA4 NG BIE# N DẠ NG ĐA6 N HO( I TRONG THANH


Xét thanh chịu kéo bởi tải
trọng tĩnh làm việc trong giới hạn
đàn hồi (hình 2.12). Trong quá
trình tăng tải trọng từ 0 đến P,
thanh bị biến dạng dài theo
phương dọc trục, điểm đặt lực P sẽ
di chuyển một lượng ∆l. Ta nói,
lực P thực hiện trên chuyển dời ∆l
sinh ra công A.
Do vật liệu làm việc trong
giới hạn đàn hồi nên giữa ngoại
lực và biến dạng có mối quan hệ
bậc nhất (đồ thị hình 2.12). Nếu
tiếp tục tăng tải trọng lên một số
gia ∆P, thanh tiếp tục biến dạng
Hình 2.12
thêm một lượng δ∆l.
Công sinh ra trên chuyển dời này được xác định:
- Công do lực P sinh ra trên chuyển dời δ∆l:
rt∆
s = uNdd v n =  ∙ Q∆' (2 − 16)
- Công do lực dP sinh ra trên chuyển dời δ∆l:
 ∙ Q∆'
rt∆
as = uNNv n = (2 − 17)
2
Như vậy, công do lực P thực hiện trên chuyển vị ∆l chính là diện tích tam giác Oab được
xác định theo công thức:
 ∙ ∆'
r= (2 − 18)
2
Nếu bỏ qua những tổn thất trong quá trình biến dạng của thanh, theo định luật bảo toàn
năng lượng thì toàn bộ công này được tích lũy trong thanh dưới dạng thế năng. Thế năng này
chính là năng lượng để thanh khôi phục lại hình dạng và kích thước ban đầu khi thôi tác dụng
lực, nó thể hiện tính đàn hồi của vật liệu. Như vậy:
 ∙ ∆'
w=r=
2

30
Thế năng U tích lũy trong thanh khi vật liệu làm việc trong giới hạn đàn hồi, Sức bền vật
liệu gọi đó là Thế năng biến dạng đàn hồi. Theo điều kiện của bài toán thì nội lực trong thanh
được xác định:  =  = ;<=>?; áp dụng công thức (2 - 5) ta có:
 '
w= (2 − 19)
29
Gọi V là thể tích của thanh, ta có khái niệm thế năng biến dạng đàn hồi riêng u là thế
năng biến dạng đàn hồi tích lũy trong một đơn vị thể tích của thanh được xác định theo biểu
thức:
w
x=
o
Trong đó:
(7 ) '
w= ; o = '
29
Do đó,
7 7 :
x= = (2 − 20)
29 2
Trong trường hợp tổng quát, thế năng biến dạng đàn hồi của thanh chịu kéo (nén) thuần
túy được xác định theo công thức:
 

w =   (2 − 21)
29 


Ví dụ 2.5. Một giá ABC treo vật mang C


trọng lượng Q=40kN như trên hình 2.13.
Thanh AB bằng gỗ có tiết diện vuông cạnh
a=17cm, lAB=100cm, Eg=103kN/cm2; thanh
BC bằng thép có tiết diện tròn đường kính
d=3,4cm, Et=2×104kN/cm2, β=30o. Tính β B
chuyển vị theo phương thẳng đứng của B"
điểm B. A B1 B2
N2 y
Lời giải: B'
x
Gọi N1 và N2 là nội lực trên các thanh
AB và BC. Tách nút B, thay liên kết của N1 B
các thanh bằng các nội lực với chiều giả Q Q
thiết như hình vẽ. Xét sự cân bằng của nút: Hình 2.13

 y =  ∙ sin z − G = 0 ⇒  = 80%

 | =  −  ∙ cos z = 0 ⇒  = 69,3%

Kết quả cho thấy N1 và N2 có giá trị dương nên chiều chọn ban đầu là đúng, thanh AB
chịu nén  = −69,3% còn thanh BC chịu kéo  = 80%.
Chuyển vị của điểm B có thể xác định theo hai cách:
- Cách 1: Sử dụng phương pháp đường giao nhau bằng cách tính biến dạng dài.

31
Giả thiết sau khi các thanh bị biến dạng, điểm B di chuyển tới điểm B'. Gọi B1, B2 là hình
chiếu của điểm B' xuống phương AB và BC. Do hai thanh được liên kết bởi các khớp nên
trong quá trình biến dạng, điểm B1 quay quanh A còn điểm B2 quay quanh C, chúng gặp nhau
~~~~~ được xem là chuyển vị tuyệt đối của điểm B, BB1 và BB2 chính là biến
tại B'. Khi đó }}′
dạng dài của thanh AB và BC, hay: ∆'() = −}} ~~~~~ ; ∆')^ = }}
~~~~~. Trong biến dạng đàn hồi,
chuyển vị quay quanh một điểm là chuyển vị vuông góc với phương của các trục thanh.
~~~~~~ . Xét tam giác
Như vậy, chuyển vị theo phương thẳng đứng của điểm B, ) = }′}
vuông B'B1B":
∆')^
) = +|∆'() | + . ∙ cotgz
cos z
Tính biến dạng dài cho các thanh rồi thay số ta được:
| '() |  ')^
) = ‚ + „ ∙ cotgz
9ƒ () 9c )^ ∙ cos z
|−69,3| ∙ 100 80 ∙ 100 ∙ 4
= ‚ + „ ∙ ;<?†30 = 1,43;Z
10- ∙ 17 2 × 10] ∙ … ∙ 3,4 ∙ cos 30
- Cách 2: Sử dụng phương pháp năng lượng bằng cách tính thế năng biến dạng đàn hồi.
Từ công thức (2 - 18) và (2 - 20) ta có:

G ∙ )  '  '()  ')^


= = +
2 29  29ƒ () 29c )^

Hay,
1 69,3 ∙ 100 80 ∙ 100 ∙ 4
) = ‚ + „ = 1,43;Z
40 10 ∙ 17
- 2 × 10 ∙ … ∙ 3,4 ∙ cos 30
]

32

You might also like