You are on page 1of 6

Sài Gòn, ngày 25/5/2022.

HƯỚNG DẪN SỬA CHỮA TÊN ĐỀ TÀI


VÀ ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN MÔN HỌC

1. SỬA CHỮA TÊN ĐỀ TÀI


1. Giuse Nguyễn Văn Linh: TÌM HIỂU PHONG TỤC ĐÁM TANG
CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO HẠT ĐÔNG THÁP GIÁO
PHẬN VINH => TÌM HIỂU PHONG TỤC TANG LỄ CÔNG GIÁO Ở
GIÁO HẠT ĐÔNG THÁP, GIÁO PHẬN VINH
2. Augustine Chu Mạnh Thái Bình: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI
RĂNG TẠI CẦN THƠ => Lịch sử hình thành có thể được giới thiệu
trong một chương hay mục, nhưng không phải là trọng tâm, nên không
cần đưa vào tên đề tài: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DU
LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG TẠI CẦN THƠ
3. Phêrô Maria Trần Văn Diệm: HÁI LỘC THÁNH TRONG NGÀY
ĐẦU NĂM TẾT NGUYÊN ĐÁN TẠI GIÁO XỨ MÀNH SƠN
HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN => HÁI LỘC THÁNH
TRONG TẾT NGUYÊN ĐÁN TẠI GIÁO XỨ MÀNH SƠN, HUYỆN
QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
4. Hoàng Sỹ Bình: Tìm hiểu về Năm Phụng vụ và Thánh lễ của người
công giáo => Cân nhắc giữa hai tên đề tài, tuỳ theo phạm vi định viết:
Tìm hiểu về Năm Phụng vụ và Thánh lễ của người Công giáo / Tìm hiểu
về Năm Phụng vụ và Thánh lễ của Công giáo Việt Nam.
5. Đặng Công Danh: DÂN CA VIỆT NAM VÀ THÁNH CA CÔNG
GIÁO => Giữ nguyên
6. Giuse Vũ Hoài Vũ: ĐẠO GIÁO VÀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG VIỆT
NAM => Giữ nguyên
7. Fx. Võ Đức Toàn: ĐẠO HIẾU TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT
XƯA VÀ NAY => Giữ nguyên
8. Đào Văn Thắng: ĐỨC TIN CÔNG GIÁO VÀ NIỀM TIN PHẬT
GIÁO: HƯỚNG ĐẾN ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN TẠI VIỆT NAM =>
Giữ nguyên
9. Trần Huy Phương: CẤU NGUYỆN KINH MÂN CÔI CỦA NGƯỜI
CÔNG GIÁO VIỆT NAM => Giữ nguyên
10. An-tôn Nguyễn Bá Tròng: Văn hóa lễ hội đền Cuông ở Nghệ An =>
Giữ nguyên
11. Trần Xuân Thắng: TRIẾT LÝ CHỮ HÒA CỦA NHO GIÁO TRONG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM => Giữ nguyên
12. Antôn. Nguyễn Văn Kiều: GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI CÔNG
GIÁO VỀ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH => Giữ nguyên
13. AnTôn Ngô Văn Anh: THỜ CÚNG ÔNG BÀ TỔ TIÊN, MỘT NÉT
VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI VIỆT => Giữ nguyên
14. Trần Xuân Lộc: ĐÓNG GÓP CỦA KITÔ GIÁO ĐỐI VỚI CÁC TRÒ
CHƠI DÂN GIAN => Giữ nguyên
15. Phêrô Trần Công Lượng: NGẮM ĐỨNG CỦA TRONG CÔNG
GIÁO VIỆT NAM => NGẮM ĐỨNG CỦA CÔNG GIÁO VIỆT NAM
16. Vinhsơn Nguyễn Văn Đông: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO
ĐẾN ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN
NAY => ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TÍN
NGƯỠNG VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY
17. Giuse Nguyễn Tuấn Đức: SO SÁNH THÁNG CÁC LINH HỒN CỦA
NGƯỜI CÔNG GIÁO VÀ THÁNG CÔ HỒN CỦA NGƯỜI PHẬT
GIÁO => SO SÁNH THÁNG CÁC LINH HỒN CỦA CÔNG GIÁO
VÀ THÁNG CÔ HỒN CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM
18. Phêrô Trần Văn Hoàn: TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG LÀNG Ở
HUẾ TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI ĐẠO CÔNG GIÁO VIỆT
NAM => TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG Ở HUẾ TRONG MỐI
TƯƠNG QUAN VỚI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
19. nguyên ngô: SỰ HỘI NHẬP TIN MỪNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ TẬP
TỤC TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM =>
Giữ nguyên
20. Giuse Trần Kim Đồng: HÔN NHÂN CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM
VÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ TRONG CUỘC SỐNG NGÀY NAY / HÔN
NHÂN CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI
VỚI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT NAM => Chọn một trong
hai tên đề tài.
21. Giuse Nguyễn Hùng Cường: ĐẠO HIẾU TRONG VĂN HOÁ VIỆT
NAM VÀ TRONG KI-TÔ GIÁO => Giữ nguyên
22. Phạm Long Huy: THƯ PHÁP CHỮ VIỆT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA HIỆN NAY Ở VIỆT NAM => Giữ nguyên
23. Tuan Mai: Đặc tính cộng đồng của người Việt trong bữa ăn gia đình =>
Giữ nguyên
24. Anh Joseph: ĐẠO MẪU TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA
NGƯỜI VIỆT => Giữ nguyên
25. Phêrô Trần Quốc Dũng: TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG TẠI
NÔNG THÔN VIỆT NAM => Giữ nguyên
26. Nguyễn Vũ Quốc Đạt: THIÊN CHÚA CỦA ĐỨC TIN CÔNG GIÁO
VÀ ÔNG TRỜI (THƯỢNG ĐẾ) CỦA TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
VIỆT NAM => Giữ nguyên
27. Đức Quỳnh: NGƯỜI CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM VỚI VIỆC KÍNH
NHỚ TỔ TIÊN => Giữ nguyên
28. nguyen an: KHÔNG RÕ ĐỀ TÀI (file pdf) => Mail lại đề cương bằng
file Word.
29. Giuse Nguyễn Quốc Trung: HŨ TỤC ĐỐT VÀNG MÃ CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM => Cân nhắc giữa hai tên đề tài, tuỳ theo phạm vi định
viết: HỦ TỤC ĐỐT VÀNG MÃ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM / HỦ TỤC
ĐỐT VÀNG MÃ CỦA NGƯỜI VIỆT
30. Hoàng Văn Huỳnh: HỘI NHẬP TIN MỪNG KI TÔ GIÁO VÀO ĐỜI
SỐNG VĂN HOÁ TÍN NGƯỠNG CỦA SẮC TỘC K’HO TẠI
HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG => Giữ nguyên
31. Nguyễn Văn Huyên: NGHI THỨC TANG LỄ CỦA NGƯỜI CÔNG
GIÁO VIỆT NAM THEO CÁI NHÌN VĂN HÓA (NGHIÊN CỨU TẠI
GIÁO XỨ VĂN HẠNH – HÀ TĨNH) / NGHI THỨC TANG LỄ CỦA
NGƯỜI CÔNG GIÁO TẠI GIÁO XỨ VĂN HẠNH – GIÁO PHẬN
HÀ TĨNH => NGHI THỨC TANG LỄ CÔNG GIÁO TẠI GIÁO XỨ
VĂN HẠNH, GIÁO PHẬN HÀ TĨNH
32. Antôn Nguyễn Văn Truyền: LỄ GIÁNG SINH TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM / THEN CẦU AN CỦA NGƯỜI
NÙNG Ở YÊN BÌNH, HỮU LŨNG, LẠNG SƠN / SỰ BIẾN ĐỔI
CỦA TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
QUỐC TẾ => Chọn lại một trong ba tên đề tài.
33. Antôn Lương Minh Thuật: TÁC ĐỘNG HAI CHIỀU GIỮA VĂN
HÓA CÔNG GIÁO VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM => Giữ nguyên
34. Giuse Nguyễn Minh Quân: MỐI LIÊN HỆ HÔN NHÂN CÔNG
GIÁO VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM => MỐI LIÊN HỆ
GIỮA HÔN NHÂN CÔNG GIÁO VÀ PHONG TỤC HÔN NHÂN GIA
ĐÌNH Ở VIỆT NAM
35. Mrtram Nguyen: ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG
CỦA BAN MỤC VỤ TẠI TỔNG GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH => Giữ nguyên
36. Giuse Trọng Tả Vũ Văn Tính: Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức
người Việt và lòng sùng kính Đức Maria trong đời sống đức tin của
người Công giáo Việt Nam => Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt và
lòng sùng kính Đức Maria của người Công giáo Việt Nam
37. Phêro Maria Nguyễn Hoàng Quân: TỤC “KÉO VỢ” CỦA NGƯỜI
H’MÔNG TẠI VIỆT NAM => Giữ nguyên
38. Nguyễn_Hồng_Ân: THỜ KÍNH TỔ TIÊN CỦA ĐỒNG BÀO CÔNG
GIÁO HIỆN NAY (Trường hợp nghiên cứu tại Cộng đồng người Công
Giáo giáo xứ Hạnh Thông Tây, Phường 11, quận Gò Vấp) => THỜ
KÍNH TỔ TIÊN CỦA ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO HIỆN NAY (Trường
hợp giáo xứ Hạnh Thông Tây, phường 11, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí
Minh)
39. Nguyễn Văn Tấn: TÍNH TRIẾT LÝ TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM => Cân nhắc giữa hai tên
đề tài, tuỳ theo phạm vi định viết: TRIẾT LÝ TRONG VĂN HÓA ẨM
THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM / TRIẾT LÝ
TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
VIỆT
40. JB Nguyễn Văn Thuyên: TÌM HIỂU VỀ NGHI THỨC THỨ SÁU
TUẦN THÁNH TẠI GIÁO XỨ HÀ ĐÔNG THUỘC TỔNG GIÁO
PHẬN SÀI GÒN => Giữ nguyên
41. Phạm Văn Hùng: TRANH LUẬN VỀ VIỆC: THỜ CÚNG HAY TÔN
KÍNH TỔ TIÊN ĐỐI VỚI NGƯỜI THEO ĐẠO CÔNG GIÁO =>
TRANH LUẬN VỀ VIỆC THỜ CÚNG HAY TÔN KÍNH TỔ TIÊN
ĐỐI VỚI NGƯỜI THEO ĐẠO CÔNG GIÁO
42. Gioakim Phạm Văn Vinh: VIỆC KÍNH NHỚ TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI
CÔNG GIÁO DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN TRONG BỐI CẢNH VĂN
HÓA VIỆT NAM => Giữ nguyên
43. Phan Văn Thông: Người Công giáo đón Tết với những độc đáo để thể
hiện đức tin nhưng vẫn phù hợp với văn hóa Việt Nam => Tết Nguyên
Đán của người Công giáo Việt Nam: gìn giữ đức tin và hội nhập văn hóa
44. Phùng Tuấn Anh: Thờ kính tổ tiên của người Công Giáo tại Việt Nam
=> Giữ nguyên
45. Toma Trí Lê: Lòng sùng kính Đức Maria của người Công giáo Việt
Nam => Giữ nguyên
46. Thomas Joseph Trần Hữu Châu: THIỀN MINH SÁT: CON ĐƯỜNG
ĐI ĐẾN AN LẠC => Cân nhắc chọn đề tài khác phù hợp hơn với nội
dung môn học. Hoặc triển khai đề tài này theo hướng gắn tôn giáo tín
ngưỡng, triết học, thần học với văn hoá và văn hoá Việt Nam.
47. Giuse Trần Quang Tiễn: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA BỮA
ĂN GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT NAM => Cân nhắc giữa hai tên đề tài,
tuỳ theo phạm vi định viết: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA BỮA
ĂN GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT NAM / NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CỦA BỮA ĂN GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT.
48. Giuse Vũ Trọng Thiện: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA
LÀNG XÃ ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM (QUA
TRƯỜNG HỢP LÀNG KẺ SẶT – HẢI DƯƠNG) => Giữ nguyên
49. Tôma Trương Lê Tấn Vàng: LỄ HỘI KATE CỦA ĐỒNG BÀO
CHĂM BÀ LA MÔN NINH THUẬN => Cân nhắc giữa hai tên đề tài,
vì Katê ngày nay là lễ hội chung của người Bà Chăm và người Bà Ni
Ninh Thuận: LỄ HỘI KATÊ CỦA ĐỒNG BÀO CHĂM NINH THUẬN
/ LỄ HỘI KATÊ CỦA CỘNG ĐỒNG BÀ CHĂM NINH THUẬN.
2. SỬA CHỮA ĐỀ CƯƠNG / DÀN BÀI
Mở đầu / Dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Chương 1. …………………………………….
1.1. …………………………………………….
1.2. …………………………………………….
1.3. Tiểu kết
Chương 2. …………………………………….
2.1. …………………………………………….
2.2. …………………………………………….
2.3. Tiểu kết
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lưu ý:
- Trên đây phần “cứng” của đề cương. Tức là cái khung sườn tối thiểu
mà tất cả các tiểu luận đều phải thống nhất làm theo.
- Tuỳ theo phạm vi của đề tài, dung lượng của tiểu luận, các tiểu luận có
thể làm mục lục theo cái khung sườn ấy, hoặc có thể mở rộng ra, bổ sung thêm
đề mục. Chẳng hạn, trước Dẫn nhập, bổ sung Lời cảm ơn. Sau Chương 2, bổ
sung thêm Chương 3. Trong các chương, bổ sung thêm mục. Sau Kết luận và
trước Tài liệu tham khảo, bổ sung thêm Phụ lục.
- Chia thân bài thành 2 chương hay 3 chương là tuỳ theo dung lượng
từng chương, sao cho số trang các chương tương đối cân bằng, không chênh
lệch nhau quá lớn.
- Không đặt tên chương mục trùng với tên đề tài.

3. CÁC CHỈ DẪN KHÁC


3.1. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Các phương pháp nghiên cứu cần chọn lại để đưa vào mục “Phương
pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu”: phương pháp điều tra bảng hỏi
(questionnaire survey method); phương pháp phỏng vấn sâu (maieutic method);
phương pháp phỏng vấn tập trung hay phương pháp hội đồng (focused
interview method, council method); phương pháp quan sát khách quan
(objective observation method); phương pháp quan sát - tham dự (observation -
participation method); phương pháp hình ảnh (image method); phương pháp
phân tích - tổng hợp (analysis - synthesis method); phương pháp thống kê
(statistical method); phương pháp phân tích hệ thống - cấu trúc (system-
structure analysis method); phương pháp so sánh (comparative method);
phương pháp suy luận (deducing method).
- Các nguồn tư liệu cần chọn lại để đưa vào mục “Phương pháp nghiên
cứu và nguồn tư liệu”: tư liệu sơ cấp (primitive data); tư liệu thứ cấp
(secondary data).
Lưu ý:
- Chỉ đưa vào mục “Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu” những
phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu thực sự được sử dụng trong tiểu
luận.
- Chỉ nêu tên những phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu được sử
dụng, không cần giải thích về nội dung của từng phương pháp nghiên cứu và
nguồn tư liệu.
3.2. Cách chú nguồn
Chú nguồn cho tất cả những đoạn dẫn ý hoặc trích nguyên văn.
Quy cách chú nguồn: theo quy định của Trung tâm.
3.3. Cách làm Phụ lục
Tuỳ theo đề tài, cân nhắc xem có cần ảnh minh họa hay không.
Có thể chèn ảnh vào chỗ cần minh họa, hoặc làm Phụ lục ảnh.
Chú thích nội dung, nguồn ảnh, và ngày/năm chụp ảnh nếu có.
3.4. Cách lập danh mục “Tài liệu tham khảo”
Đưa vào “Tài liệu tham khảo” tất cả những tài liệu được dẫn ý hoặc trích
nguyên văn trong tiểu luận.
Trong “Tài liệu tham khảo”, chỉ nêu những tài liệu được dẫn ý hoặc
trích nguyên văn trong tiểu luận.
Quy cách trình bày “Tài liệu tham khảo”: theo quy định của Trung tâm.

LÝ TÙNG HIẾU

You might also like