You are on page 1of 8

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HUẾ.

LỚP: K10B
TÊN: LIỄU NGỌC UYÊN THI
PHÁP DANH: THÁNH LUẬN

BÀI KIỂM TRA


MÔN: KINH HOA NGHIÊM

ĐỀ:
1. Trình bày nguyên lý Tứ pháp giới trong kinh Hoa Nghiêm.
2. Lục tướng là gì? Ni sinh có suy nghĩ gì về tinh thần ứng dụng của nguyên lý
Lục Tướng trong cuộc sống.
BÀI LÀM

1. Trình bày nguyên lý Tứ pháp giới trong kinh Hoa Nghiêm.


Tứ pháp giới trong kinh Hoa Nghiêm gồm: sự pháp giới, lý pháp giới, lý sự vô ngại
pháp giới, sự sự vô ngại pháp giới. Bốn phạm trù này đều là các nguyên lý chi phối sự
hình thành, tồn tại của các pháp.
- Sự pháp giới: các pháp sắc và tâm của chúng sanh mỗi mỗi sai biệt, có giới hạn
phân cách, nên gọi là “sự pháp giới”.
Pháp ở thế gian có rất nhiều, mỗi pháp có tướng trạng, sắc thái, hình thái.. khác
nhau.
-Lý pháp giới: các pháp sắc và tâm của chúng sanh dù có sai biệt, mà đồng một thể
tánh, nên gọi là “lý pháp giới”.
Mối quan hệ tương tác giữa các sự với nhau, tuy các sự vật có vẻ riêng biệt độc lập
nhưng thật ra chúng có quan hệ với nhau về nhân quả, trong bối cảnh không gian và
thời gian chung. Các sự vật trong pháp giới không phải rời rạc vô trật tự mà luôn có
quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Mối quan hệ giữa các sự vật trong tự nhiên được

1
người ta đúc kết thành quy luật, định luật và gọi chung là lý, như vật lý, sinh lý, tâm
lý, nghiệp lý chi phối mọi sự vật, hiện tượng.
Ngoài các nguyên lý đó, đạo Phật còn đề cặp đến nguyên lý tương đối và nguyên
lý tuyệt đối. Nguyên lý tương đối là nguyên lý duyên sinh, nguyên lý của nhân quả.
Nó tiềm tàng sắp xếp mọi trật tự của sự vật, hiện trượng trên thế gian này. Nguyên lý
tuyệt đối là nguyên lý đại đồng, nguyên lý về pháp thân, về pháp tướng, về thật tánh,
về bản thể, các nguyên lý này được xem là nguyên lý trọng tâm, quan trọng bậc nhất
để tạo nên sự vận hành, tồn tại của vũ trụ.
Bên cạnh đó, qua lăng kính kinh Hoa Nghiêm, còn có nguyên lý “như thị, như
thật”, từ đó có thêm Thập như thị: như thị nhân, như thị quả, như thị nghiệp, như thị
báo, như thị tướng, như thị sự…Như vậy, nguyên lý “như thật, như thị” này làm nền
tảng cho các ngyên lý tương đối và tuyệt đối như đã kể trên.
Từ đó, lý pháp giới là yếu tố quan trọng để hình thành sự pháp giới. Tóm lại, lý
pháp giới có ba tầng nghĩa: một, là những nguyên lý bình thường trong cuộc sống;
hai, là các nguyên lý của pháp giới, nguyên lý của pháp thân, nguyên lý đại đồng; ba,
là nguyên lý như thị, như thật, đây là nguyên lý tối thượng.
- Lý sự vô ngại pháp giới: Lý do sự mà hiển bày, sự do lý mà thành tựu, lý sự dung
hợp lẫn nhau nên gọi là “lý sự vô ngại pháp giới”.
Thế giới của lý và sự hoàn toàn dung thông, không mâu thuẫn, không ngăn ngại. Vì
bản chất của sự là huyễn, không có tự tánh riêng biệt, nên sự có thể dung thông với lý.
Nếu bản thân sự có cái tôi, cái ngã bất biến không thể thay đổi, thì không thể dung
thông với lý. Bởi vì chân như, tự tính hay thực thể đều tùy nhân duyên mà hiện khởi,
nên mỗi lý đều là sự. Ở đây, kinh Hoa Nghiêm muốn nói là hiện tượng tức là bản thể,
bản thể tức là hiện tượng, Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Đến đây, tinh thần
kinh Hoa Nghiêm và kinh Bát Nhã có sự gặp gỡ. Như vậy, Lý sự vô ngại pháp giới
chính là giữa lý và sự cùng dung hòa, cùng tùy thuộc vào nhau, cùng nương tựa nhau
để cùng tồn tại.
-Sự sự vô ngại pháp giới: Tất cả giới hạn, phân cách của sự vật xứng với tánh dung
thông, một tức nhiều, nhiều tức một, lớn vào nhỏ, nhỏ vào lớn, trùng trùng vô tận, nên
gọi là “sự sự vô ngại pháp giới”.
Ở đây, chúng ta nói các sự vật, hiện tượng, các pháp thế gian trên phương diện vật
chất và tinh thần. Chúng tồn tại theo một nguyên lý chặt chẽ, vô hình, logic và khoa
học. Sự tồn tại của các pháp là dung thông, hòa hợp, tương tác với nhau. Cho nên, về
không gian có mười phương pháp giới, các cõi giới phàm thánh trong tam giới Dục
giới, Sắc giới, Vô Sắc giới; thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lai. Tất cả đều dung

2
thông với nhau, một dung thông với tất cả, tất cả dung thông với một, “nhất niệm tam
giới”. Tức là, một niệm trong tâm thức của mình có ảnh hưởng đến mọi người xung
quanh, ảnh hưởng đến đất nước mình đang sồng… và tạo nên sự hòa nhịp. Sự hòa
nhịp với nhau từ cái nhỏ với cái lớn, cái trong với cái ngoài, “Càn khôn tận thụy mao
đầu thượng, nhật nguyệt bao hàm giới tử trung”. (Tất cả càn khôn vũ trụ trên đầu một
sợi lông, nhật nguyệt thế gian này ở trong một hạt cải).
Cái nhỏ nhất có thể bao hàm, chứa đựng cái lớn nhất, và cái lớn nhất cũng có thể
thấu nhiếp và trong cái nhỏ nhất. Giữa các pháp có mối tương quan, tương duyên với
nhau, hòa nhập mà không hề có mâu thuẫn hay chống trái. Đó là điều mà khó có thể
hiểu được bằng tri thức thế gian.
Lý sự vô ngại pháp giới được xem là đỉnh cao của triết học, của tư duy con người,
nếu hiểu được lý sự vô ngại pháp giới sẽ thấy được cái thể, cái dụng của sự dung
thông. Còn sự sự vô ngại pháp giới là đỉnh cao của tư duy bậc thánh, là đỉnh cao của
sự giác ngộ viên mãn.
Triết lý về sự pháp giới, lý pháp giới, lý sự vô ngại pháp giới, sự sự vô ngại pháp
giới là cả một nền minh triết có thể soi sáng để ta nhận biết được sự tồn tại của các sự
vật, hiện tượng. Để từ đó, chúng ta phải có tư duy làm sao để vận dụng thành công,
thay đổi những mối nhân duyên trong cuộc sống, để có những thay đổi lớn trong thân
và tâm hòa nhịp vào đại đồng pháp giới.

2. Lục tướng là gì? Ni sinh có suy nghĩ gì về tinh thần ứng dụng của nguyên lý
Lục Tướng trong cuộc sống.
Trong cuộc đời này có hai cái thấy, cái thấy của phàm phu và cái thấy của bậc
thánh. Cái thấy của phàm phu về sự và tướng thường là khiếm khuyết phiến diện, nó
không có được đầy đủ, là cái thấy do nghiệp, do tưởng, do thức, cái thấy chủ quan,
không được trọn vẹn. Ngược lại, cái thấy của một thánh về tướng, về lý, về sự là cái
thấy về các pháp một cách trọn vẹn, mà trong cái thuật ngữ Hoa Nghiêm gọi là lục
tướng viên dung. Đó là cái thấy bao hàm, nó không chỉ là tổng quan, không chỉ là bao
quát mà còn thâm nhập vào trong nội tại trong bản thể, tính chất của các pháp. Cái
thấy như vậy được dựa trên nền tảng của Lục tướng viên dung.
Vì lục tướng viên dung nên các pháp tức là nhất chân Pháp với vô tận duyên khởi, ở
đây Cái nhìn của Kinh Hoa Nghiêm về các pháp không phải là chỉ thấy ở phương diện
là pháp sinh diệt, pháp vô thường, pháp vô ngã, mà còn thấy được trong các pháp có
một yếu tố là “nhất chân pháp giới vô tận duyên khởi”, và các pháp được tồn tại theo
nguyên lý này cũng gọi là “nhất chân pháp giới vô tận của Pháp giới”. Lý viên dung

3
này của vạn pháp được minh chứng, được giải thích, được soi sáng qua cái tư tưởng
lục tướng ở trong kinh Hoa Nghiêm. Cho nên, đây sẽ là một cái tri kiến, cũng là một
cái nhìn rất là đặc thù từ góc độ của kinh Hoa Nghiêm.
Khi nói đến lục tướng, thì chúng ta thấy trong pháp giới mọi pháp đều có đủ 6
tướng gồm có: Tổng hướng, biệt tướng, đồng tướng, dị tướng, thành tướng, hoại
tướng. và tổng thì đối với biệt, đồng đối với dị, thành đối với hoại. Đây là ba cặp
phạm trù về các cái tướng của các pháp ở trong thế giới này.
Đầu tiên là tổng tướng, tổng tướng là cái tướng bao quát toàn thể một sự vật, một
hiện tượng nào đó. Ví dụ ta thấy một con người, và thấy tướng một con người với
đầu, cơ thể, tứ chi. Hoặc thấy mộ ngôi nhà, thì đó là Tổng tướng của một ngôi nhà.
Ngôi nhà có phần mái, phần tường, các phần của ngôi nhà rồi đến nền nhà…Thì cũng
vậy, qua hình ảnh của con sư tử, ta thấy Tổng tướng là có một con sư tử bằng vàng
đang hiện hữu.
Biệt tướng là tướng riêng của mỗi bộ phận cấu thành nên sự vật đó, tức là tướng
chi tiết, tướng cụ thể, tướng riêng biệt trong mỗi phần để hình thành nên tổng tướng.
Ví như, năm căn của con sư tử gồm có mắt tai mũi, lưỡi, thân… là tượng trưng cho
biệt tướng. Còn hình con sư tử nói chung là tổng tướng.
Vậy thì Tổng tướng này là do biệt tướng làm ra, nếu không có biệt tướng thì không
thể có tổng tướng được. Tổng tướng nhờ biệt tướng mà có, các biệt tướng hợp lại với
nhau một cách hoàn hảo, một cách khắn khít mới tạo nên tổng tướng hoàn chỉnh. Bao
nhiêu biệt tướng cộng thành một tổng tướng. Như vậy vai trò của biệt là một thành
phần để cấu thành, góp phần hình thành cái tổng tướng, và một biệt tướng không thể
hình thành tổng tướng mà phải là nhiều biệt tướng. Nếu chúng ta căn cứ vào trong
một lớp học, một khóa học thì chúng ta thấy tổng tướng là cái khóa học có khóa 10,
khóa11, khóa 12, còn biệt tướng là các học viên ở trong khóa học đó. Trong một khóa
học đó thì có người học giỏi, có người học khá, có người học trung bình, có người thì
tiếp thu nhiều, có người tiếp thu ít. Những người như vậy cùng tạo nên khóa học. Như
vậy, biệt tưởng chắc chắn phải có, nhưng cái biệt tướng nào, nó cũng là một yếu tố
cần thiết để tạo thành tổng tướng. Mỗi pháp trong một chỉnh thể đều có một giá trị cao
tột, cho nên đừng xem thường một yếu tố phụ, một yếu tố nhỏ mà cho rằng đó là
không có giá trị. Mỗi biệt tượng nó có giá trị riêng trong một tổng tướng. Không có
biệt tướng nào là không có vai trò, không có giá trị trong việc cấu thành nên tổng
tướng.
Đồng tướng là cái tướng giống nhau của một số sự vật, đó cũng là tính dung hòa,
không ngăn ngại, không chống đối nhau của mọi sự vật. Ví dụ như là sáu căn của con
sư tử là do duyên sanh, nên cùng hình thành và tồn tại hài hòa với nhau. Sáu căn là

4
khác biệt nhưng sáu căn lại có chung một cái điểm giống nhau, có một cái tương đồng
giống nhau đó là do duyên sinh, do nhiều yếu tố cấu thành. Ví dụ như chúng ta thấy
có người Nam, người Bắc, người da trắng, người da đen, người cao người thấp, người
châu Âu và châu Á… So sánh như vậy thì có dị tướng nhưng mà có tướng chung
giống nhau, đó là tướng của loài người. Tướng loài người khác với tướng các loại
chúng sanh khác. Nhưng nếu so sánh thêm nữa, ta lại thấy loài người với các loài
chúng sanh khác cũng do Ngũ uẩn, Tứ đại cùng hòa hợp mà tạo nên, vậy thì đâu có
cái gì khác. Ta lại còn thấy, chúng sanh nào cũng phải chịu sự chi phối của duyên
sinh, của vô thường, ai cũng là nạn nhân của vô minh, của luân hồi khổ đau. Vậy thì
tìm kiếm sự dị tướng, khác biệt để hơn thua, tranh chấp làm chi mà không khởi tâm
đại bi yêu thương đồng cảm, cảm thông cho nhau. Từ đó, tâm vị tha, tâm buông xả,
tâm từ bi của mình sẽ tăng trưởng.
Dị tướng là cái tướng riêng biệt của vật này với vật khác. Ta thấy hình dáng của
con mắt khác với hình dáng lỗ tai, hình dáng của cái miệng khác với hình dáng của cái
mũi…Hình dáng, chức năng, vai trò hoạt động ý nghĩa của cái này khác với cái kia.
Tuy có khác nhau nhưng về mặt lí tính thì không sai khác.Và theo Kinh Hoa Nghiêm
thì không có một sự ngăn ngại mâu thuẫn nào giữa đồng và dị, giữa dị và dị. Dị tức là
sự, là hiện tượng là hình tướng, còn đồng là lý, là nguyên lý, là thể. Đồng là nói đến
cái thể, cái nguyên lý hoặc là cái lý bên trong, còn dị là nói đến cái tướng bên ngoài,
hiện tượng sanh diệt hoặc là cái sự biểu hiện ở bên ngoài. Cho nên dị là tướng của lý,
mà lý là thể của đồng, mà dị tức là tướng của lý. Hai yếu tố này tuy có sự khác biệt
nhưng có sự tương hợp với nhau. Giống như xét về đồng, những người xuất gia đều là
đệ tử Phật, đều học và tu theo giáo pháp giải thoát, đều sống trong đoàn thể của Tăng
già. Còn về dị là mỗi người lựa chọn cho riêng mình một pháp môn khác nhau để tu
tập. Mỗi vị đều có sự khác biệt với nhau, tất cả đều không ngăn ngại, không chống
trái, mâu thuẫn lẫn nhau, đều cùng chung một mục đích giác ngộ, giải thoát mà tu tập
và đều thực hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn. Như vậy, không có gì mà phải bài
xích pháp môn này, tâng bốc pháp môn khác, pháp môn nào cũng đều là phương tiện
đưa đến sự giải thoát.
Dị không phải là cái khác hoàn toàn, dị chỉ là cái khác tạm thời, theo chân lý quy
ước, chân lý tương đối gán cho giữa đồng và dị phải có sự phân biệt. Từ đây, khi đã
thấy được nguyên lý đúng đắn giữa đồng và dị, ta sẽ có được sựu cởi mở, bình đẳng
và tôn trọng nhau hơn, quý mến nhau hơn, bản ngã trong mỗi người dần dần được gội
sạch.
Thành tướng là sự hình thành hoặc là sự thành tựu do sự kết hợp của nhiều sự vật
khác nhau, các pháp, các giác quan tới với nhau làm nên tướng của con sư tử, các bộ
phận, tứ chi, đầu, giác quan…kết hợp với nhau hình thành nên tướng con sư tử. Còn

5
hoại tướng là sự tan rã của một sự vật thành nhiều phần tử nhỏ khi mỗi giác quan ở
chỗ khác nhau hoặc là trở về vị trí của mình, là khi duyên của nó không đầy đủ và hòa
hợp với nhau nữa thì nó sẽ là hoại. Thành tướng tức là một sự kết hợp, nối kết với
nhau để hình thành nên một cái gì đó; còn hoại tướng là sự phân tán, tan rã, không
được gắn kết với nhau.
Khi nói đến thành tướng và hoại tướng là nói đến vấn đề nhân duyên. Duyên đủ thì
thành, duyên thiếu, duyên không hợp nữa thì nó tan. Như vậy, mọi thứ có sanh có
diệt, có tụ có tán, có có rồi có không. Đó là trên bề mặt hiện tượng. Về mặt hiện tượng
ta phải thừa nhận rằng, mọi sự vật, sự việc đều do duyên mà thành, do duyên mà hợp
rồi cũng do duyên mà tan, do duyên mà không, nhưng trên mặt tuyệt đối, dựa trên
nguyên lý nào mà thành, dựa trên nguyên lý nào mà hoại ? Đó là:
Dĩ hữu không nghĩa cố
Nhất thiết pháp đắc thành
Nhược vô không nghĩa giả
Nhất thiết tắc bất thành.
Nghĩa là:
Chính nhờ vào nghĩa không
Mà mọi pháp được thành.
Nếu mà không có không,
Chẳng pháp nào thành lập.
Vì có chân lý về Không, nhờ tự tánh của vạn vật là không, cho nên tất cả các pháp
mới được thành lập, “Không” là nền tảng của mọi pháp, và cũng từ nghĩa không này
mà các pháp hoại diệt, yếu tố để các pháp tan rã cũng từ không mà ra. Hiểu được điều
này, ta sẽ có được sự không dính mắc, có sự vượt thoát.
Ni chúng tại chùa Diệu Đức, hiện đang cùng hội họp chung sống trong một tự
viện, cùng nhau tu học, cùng nhau làm việc, cùng gắn kết yêu thương giúp đỡ nhau.
Nhưng về sau này, mỗi người sẽ lại có những nhân duyên khác nhau, người đi trụ trì,
người sang trú xứ khác tu học, có người ra đi vĩnh viễn…không còn đông đủ như
trước. Đây là nguyên lý tụ và tán, thành và hoại, có và không,..cũng chính là yếu tố
của nhân duyên, mà nếu nhìn sâu hơn nữa là yếu tố của tánh không đã tạo nên hiện
tượng thành-hoại, tụ-tán như thế. Thấy rõ được điều này, khi đang được gắn kết, hòa
hợp với nhau thì nên trân quý, còn khi đã chia xa thì cũng không có gì dính mắc, bận

6
lòng, phải nên làm chủ thân tâm để được tự tại, thanh thản với mọi sự, mọi việc diễn
ra trong cuộc sống.
Như vậy, sáu tướng gồm tổng tướng, biệt tướng, đồng tướng, dị tướng, thành
tướng, hoại tướng là sáu đặc điểm, sáu phương diện của một pháp. Mình không chỉ
thấy trên phương diện là chung và riêng, thấy trên phương diện giống và khác, mà
mình còn phải thấy trên phương diện thành hoại nữa. Có như thế mới thấy một cách
trọn vẹn về mỗi sự vật, hiện tượng dầu là một cái hát cá nhỏ bé, dầu chỉ là giọt nước,
dầu chỉ là giọt sương, dầu chỉ là những phân tử khí và cho đến khi vũ trụ lớn lao, vĩ
đại đều là chung cái tướng này cả cả.
Thành - hoại là quy luật tất yếu của nhân duyên, mọi sự vật trong tổng tướng –
biệt tướng đều trải qua từ dị đến đồng, từ đồng đến thành, từ thành đến hoại. Tức là từ
đồng đến dị, từ tổng đến biệt mà tan rã. mỗi sự vật đều từ cái khác biệt cho đến cái
chung,, từ cái chung đó thì đưa đến với sự hình thành một cái pháp, sau một thời gian
hình thành thì đến giai đoạn hoại. Đây là sự tương quan, tương duyên giữa sáu tướng
và ba cặp phạm trù này
Ba tướng gồm tướng tổng, đồng và thành đều có tính cách viên dung, vô sai biệt,
đều nói về tính chung, bao hàm, tổng thể. Còn ba tướng biệt, dị, hoại thì đều có tính
cách sai biệt, bất bình đẳng và ngăn ngại nhau. Mọi pháp trên thế gian này đều gồm cả
hai tính cách bình đẳng trên mặt bản thể và sai biệt trên mặt hiện tượng. Không một
pháp nào lại không có đủ hai mặt bản thể và hiện tượng, hai lẽ ấy không lúc nào rời
nhau, một ẩn bên trong, một hiện bên ngoài, bao bọc lấy nhau trong ngòai cùng là một
vật. và trên thực tế thì bên ngoài tức là hiện tượng cũng tức là bên trong bản thể, Chân
như tức là vạn pháp, vạn pháp tức là Chân như, lý tức là sự, sự tức là lý theo tư tưởng
bất nhị. Bởi thế nên gọi là sáu tướng viên dung.
Khi trình bày về sáu tướng viên dung này, thì sẽ thấy có một vài điểm chung nhất
của mọi pháp. Bất kỳ pháp nào, hoặc là pháp Tịnh hoặc là pháp nhiễm ở trong cuộc
đời này, nó đều chung một cái thể chung một cái nguyên lý, chung một cái yếu tính
với nhau. Để từ đó, mình thấy cái sự bình đẳng, đồng đẳng giữa các pháp. Giữa các
pháp có sự dung thông, tạo nên cái nhìn đúng, phải vận dụng cả hai, phải cẩn trọng,
phải chú ý cả hai. Chúng ta không thể nhìn bề ngoài, nhìn cái tổng thể, nhìn sự thành
tựu mà vội vàng đánh giá hay kết luận một cách chủ quan. Mà cần xem xét kỹ lưỡng
những yếu tố, chi tiết bên trong, suy nghĩ lâu dài để có cái nhìn, sự nhận thức toàn
diện về một sự vật, một vấn đề nhỏ nhiệm cho đến một hiện tượng lớn lao, kì vĩ. Và
đặt biệt hơn hết là nên gạt bỏ bản ngã để hòa vào đại đồng, nối kết được với tập thể.
Lúc nào cũng dùng đôi mắt có sẵn lăng kính lục tướng viên dung để nhìn nhận cuộc
đời. Nhìn thấy khó khăn, chông gai trong cái yếu tố quyết định thành tựu, nhìn thấy

7
thất bại là những nấc thang đi đến thành công. Từ sự nhơ nhớp của bùn lầy mới có thể
sinh trưởng hoa sen tinh khiết, ngát hương. Chính điều này sẽ tạo nên những bình an,
tự tại, hạnh phúc trong cuộc sống này.

You might also like