You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA HÀN QUỐC HỌC
-------------

HỒ MỸ DUY
NGUYỄN PHẠM PHƯƠNG LINH

QUAN HỆ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG


VIỆT NAM - INDONESIA TRONG THẾ KỈ 21

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC


MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ KHU VỰC CHÂU Á

TP. HỒ CHÍ MINH - 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4. Ý nghĩa nghiên cứu
4.1. Ý nghĩa khoa học
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
5.1. Các nghiên cứu ở Indonesia và ngoài nước
5.2. Các nghiên cứu trong nước
5.3. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
6.2. Phương pháp nghiên cứu
7. Bố cục
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG
VIỆT NAM - INDONESIA
1.1. Khái quát tình hình chung thế giới, khu vực
1.1.1. Tình hình thế giới
1.1.2. Tình hình khu vực
1.2. Tình hình ở Việt Nam, Indonesia
1.2.1. Tình hình ở Việt Nam
1.2.2. Tình hình ở Indonesia
1.3. Khái quát lịch sử quan hệ Việt Nam - Indonesia
1.3.1. Quan hệ Việt Nam - Indonesia trước năm 1955
1.3.2. Quan hệ Việt Nam - Indonesia từ 1955 đến năm 2000

1
1.4. Tiểu kết
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - INDONESIA TRONG
THẾ KỶ 21.
2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
2.2. Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại
2.3. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội - du lịch
2.4. Tiểu kết
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ HAI NƯỚC VIỆT
NAM - INDONESIA, ĐỒNG THỜI ĐƯA RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM, DỰ
BÁO TRIỂN VỌNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
3.1. Nhận xét và đánh giá chung cho mối quan hệ Việt Nam - Indonesia
3.2. Cơ hội và thách thức trong mối quan hệ Việt Nam - Indonesia
3.3. Triển vọng và khuyến nghị cho mối quan hệ Việt Nam - Indonesia
3.4. Tiểu kết
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
1. Lý do chọn đề tài :

Ngày 31/12/1955, Indonesia là nước đầu tiên ở Đông Nam Á mà Việt Nam chính
thức thiết lập hệ thống ngoại giao. Thông qua sự thân thiết giữa hai vị lãnh tụ và sự
gần gũi về lịch sử, văn hóa cũng như tư tưởng tự cường dân tộc đã đưa hai nước
gắn bó với nhau.
65 năm qua, quan hệ Việt Nam và Indonesia không ngừng được củng cố và lớn
mạnh. Và chính hệ thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Indonesia đã và đang đóng góp
tích cực cho sự phát triển của mỗi nước nói riêng và đối với hòa bình, thịnh vượng
của khu vực và thế giới nói chung. Năm 2003, Tổng thống Indonesia Megawati đến
thăm Việt Nam, hai bên đã ký Hiệp định quan hệ Đối tác toàn diện, qua đó đã mở
đường cho hợp tác và quan hệ hai nước phát triển trên nhiều lĩnh vực. Đến tháng
6/2013 đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược và Việt Nam đã trở thành đối tác
chiến lược duy nhất của Indonesia tại Đông Nam Á. Qua đó, quan hệ hợp tác nhiều
mặt giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện hơn.

Trong các lĩnh vực hợp tác, quan hệ chính trị được đánh giá là lĩnh vực nổi trội nhất.
Quan hệ chính trị ngày càng gắn kết, đạt mức độ tin cậy cao, tần suất trao đổi, tiếp xúc
cấp cao và các cấp gia tăng. Việt Nam và Indonesia cũng chia sẻ nhiều lợi ích trong
việc thúc đẩy liên kết khu vực và hội nhập quốc tế. Việt Nam và Indonesia đã có
những đóng góp tích cực cho tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết và phát
triển, phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề an ninh khu vực, thúc đẩy quan điểm
ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thể hiện vai trò chủ đạo của ASEAN
trong duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam và
Indonesia cũng thường xuyên phối hợp với nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế
như ASEAN, Liên Hợp Quốc, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Tổ chức thương mại
thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),... Năm
2020, Việt Nam và Indonesia cùng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc. Ngoài ra, hợp tác kinh tế giữa hai nước trong những năm qua đã có
nhiều bước phát triển nhảy vọt, kim ngạch thương mại song phương tăng lên.

Từ đầu năm 2020, trước tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19, lãnh đạo hai
nước đã chủ động trao đổi kinh nghiệm ứng phó đại dịch và các biện pháp thúc đẩy

3
trao đổi thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc
sống cho người dân giai đoạn hậu đại dịch.

Nhìn về tương lai, tiềm năng hợp tác của hai nước còn rất phong phú, được thúc đẩy
manh mẽ bởi nội lực dồi dào của mỗi quốc gia. Theo đó, Việt Nam và Indonesia cần
làm sâu sắc hơn nữa, hiệu quả hơn những mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc
gia.

Vậy cụ thể chính sách hợp tác và phát triển của hai nước là gì ? Các mục tiêu và nội
dung cụ thể ra sao ? Các thuận lợi và khó khăn khi hợp tác với nhau là gì ? Những điều
trên đã tác động đến hai nước Việt Nam – Indonesia cũng như các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á như thế nào ? Đó là những câu hỏi được đặt ra, chúng tôi có nguyện
vọng muốn tìm hiểu kỹ hơn về “Quan hệ hợp tác song phương Việt Nam –
Indonesia trong thế kỷ 21”. Dựa trên những yêu cầu về mặt khoa học và thực tiễn kể
trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của
chúng tôi.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :

2.1. Mục đích nghiên cứu :

Phân tích để làm rõ quan hệ Việt Nam - Indonesia từ năm 2000 đến nay trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và du lịch; đánh giá tác động giữa hai nước với
nhau và tác động đến khu vực Đông Nam Á, dự báo triển vọng quan hệ hai nước
trong những năm tới và đưa ra các khuyến nghị, cũng như giải pháp cho Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu :

Để đạt được mục tiêu trên thì nhiệm vụ của bài tiểu luận là :

Một, tiểu luận tìm hiểu những nhân tố đóng vai trò quan trọng là tiền đề của mối
quan hệ Indonesia - Việt Nam.

Hai, trình bày và phân tích nội dung, các mục tiêu và cách thức triển khai quan hệ
song phương của Việt Nam và Indonesia trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh
tế - thương mại, văn hóa - xã hội - du lịch.

4
Ba, đánh giá thành tựu, hạn chế của quan hệ hai nước (2000 – nay), đồng thời rút ra
những đặc điểm, nêu lên thách thức và triển vọng của mối quan hệ.

5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

3.1. Đối tượng nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu là quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và
Indonesia. Trong bài tiểu luận, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về những hợp tác
giữa hai nước như kinh tế, chính trị, văn hóa và du lịch. Đồng thời chúng tôi cũng
nghiên cứu về những thuận lợi và khó khăn của hai nước gặp phải trong quá trình hợp
tác.

3.2. Phạm vi nghiên cứu :

Về phạm vi không gian, bài tiểu luận tập trung nghiên cứu trong lãnh thổ
nước Việt Nam và Indonesia. 

Về phạm vi thời gian, đề tài nghiên cứu “Quan hệ hợp tác song phương Việt
Nam - Indonesia” được giới hạn trong thế kỷ 21 (khoảng từ năm 2000 đến nay).

Về lĩnh vực nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung việc phân tích các cuộc hợp tác
song phương trong các lĩnh vực chủ chốt như chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương
mại, văn hóa - xã hội - du lịch trong trong thế kỷ 21. 

4. Ý nghĩa nghiên cứu :

   Ý nghĩa khoa học, bài tiểu luận là bài nghiên cứu về “ Quan hệ hợp tác song
phương Việt Nam - Indonesia trong thế kỷ 21” tập trung nghiên cứu các nội dung
trong hợp tác song phương về các lĩnh vực chủ chốt giữa hai nước Việt Nam và
Indonesia. Đồng thời bài tiểu luận có thể đưa ra được các thuận lợi cũng như khó khăn
mà hai nước có khả năng gặp phải. Thông qua đó tìm ra các giải pháp để giải quyết
cũng như rút kinh nghiệm, góp phần cho việc đưa ra các chính sách cũng như kế hoạch
ngày một hiệu quả hơn.

   Ý nghĩa thực tiễn, chúng tôi mong rằng bài tiểu luận này có thể trở thành tài liệu
tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có nguyện vọng tiếp tục nghiên cứu về

6
những đề tài liên quan đến Việt Nam, Indonesia,... Từ đó có thể thông qua những kết
quả mà nhóm tác giả đã đạt được để tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mới hơn.

7
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các vấn đề về chính sách và chiến lược trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam -
Indonesia là một trong những chủ đề được chú ý bởi các học giả, các nhóm nghiên cứu
trong và ngoài nước. Những công trình nghiên cứu này đã được công bố công khai
dưới nhiều hình thức khác nhau từ sách, báo, tạp chí cho đến các bài luận văn, luận án.
5.1 Các nghiên cứu ở Indonesia và ngoài nước
Trong “Hubungan internasional di Asia Tenggara: teropong terhadap
dinamika, realitas, dan masa depan”, (tạm dịch: Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á:
ống nhòm về động lực, thực tế và tương lai) của tác giả Bambang Cipto, xuất bản
2007 đã khái quát lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia từ thời kỳ Chiến tranh
lạnh. Tác giả đã đưa ra được những khó khăn, thách thức của hai nước, cũng như đã
đưa ra những biện pháp khắc phục những khó khăn đó.
Trong “A voice for a just peace” (tạm dịch: Một tiếng nói cho một nền hòa
bình chính đáng) của tác giả Ali Alatas, xuất bản năm 2002 đã đưa ra những khó
khăn của Indonesia, cũng như những hợp tác chính trị, kinh tế, ngoại giao với các
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong “Indonesia, Asia, and the world” (tạm dịch: Indonesia, Châu Á, và
thế giới) của tác giả Ellington Lucien  Education About ASIA 21.1 (2016). Ông đã
đưa ra những nhân tố cho sự phát triển của Indonesia và ông cũng đưa ra những ý kiến
về những chiến lược hợp tác với các nước trên thế giới. Ngoài ra, ông còn đưa ra được
những thông tin, số liệu của Indonesia trong các cuộc hợp tác với các nước trên thế
giới.
Trong “Quan hệ Việt Nam - Indonesia: thương mại và các lĩnh vực khác”
của tác giả Madi Soesstro, do Thư viện Quân đội lược dịch, năm 1985. Tác giả đã
tập trung phân tích khái quát mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Indonesia giai
đoạn 1973-1983. Công trình nghiên cứu được tác giả tập trung vào lĩnh vực thương
mại giữa hai nước trong khoảng thời gian ngắn (chỉ trong 10 năm, từ 1973 đến 1983),
còn các lĩnh vực khác tác giả chỉ sơ lược qua mà chưa đi vào sâu.
5.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Trong “Quan hệ Indonesia - Việt Nam (1991-2011): Thành tựu và triển
vọng” của tác giả Đỗ Thanh Bình, Lê Thị Liên, Việt Nam học - Kỷ yếu hội thảo
quốc tế lần thứ tư, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2013 đã khái quát

8
được tổng quan mối quan hệ giữa Việt Nam - Indonesia từ năm 1991 đến 2011, quan
hệ đối ngoại của hai nước Việt Nam - Indonesia nói riêng và với các nước trong khối
ASEAN nói chung đạt được nhiều hiệu quả trong các tổ chức quốc tế và khu vực.
Ngoài ra, tác giả còn đưa ra được các thành tựu về chính trị, kinh tế,... trong quan hệ
Việt Nam - Indonesia từ năm 1991 đến 2011. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra được các
hạn chế cũng như triển vọng trong tương lai đối với quá trình hợp tác giữa hai nước.
Tuy nhiên, tác giả chỉ khái quát một cách sơ lược các chính sách của Việt Nam và
Indonesia trong các lĩnh vực mà chưa đi cụ thể vào từng lĩnh vực đó.
Trong “Quan hệ Việt Nam - Inđônêxia từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN
đến hết thế kỷ (1995-2000)” của Thạc sĩ Lê Thị Liên, Khoa Sư Phạm, Trường Đại
học An Giang năm 2008 đã khái quát tổng quan mối quan hệ hai nước Việt Nam -
Indonesia từ năm 1995 đến năm 2000 trong khối ASEAN, cho thấy được sự hợp tác và
phát triển của hai nước tăng lên, có góp phần quan trọng đối với sự phát triển của
ASEAN trong thời kỳ đó. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra được các thành tựu mà hai
nước Việt Nam - Indonesia đạt được trong khoảng thời gian 1995 - 2000. Tuy nhiên,
tác giả chưa đưa ra được các hạn chế cũng như những triển vọng trong tương lai đối
với quá trình hợp tác của hai nước, cũng như các thông tin và số liệu của tác giả đưa ra
chỉ dừng lại ở năm 2020.
Trong “Nhìn lại 65 năm quan hệ Việt Nam - Indonesia (1955-2020)” của tác
giả Nguyễn Minh Giang, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 3 (240)-2020 đã tóm
tắt lại mối quan hệ hai nước Việt Nam - Indonesia trong 65 năm qua, đưa ra được thực
trạng hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Indonesia từ năm 1955 đến năm 2020 qua các
quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và hợp tác đầu tư. Ngoài ra, tác
giả còn đưa ra được những hạn chế trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước và những
ảnh hưởng từ các hạn chế đó. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu vào các chiến lược hợp
tác giữa Việt Nam và Indonesia.
Trong “Mối quan hệ “Tiến-Thoái” giữa Việt Nam và các nước ASEAN-4”
của nhóm tác giả Lâm Trí Dũng, Lê Sĩ Trí, Trần Nha Ghi, Tạp chí Khoa học
trường Đại Học Mở TP.HCM số 2 (41) 2015 đã tóm tắt được các đặc trưng trong
quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam và các nước ASEAN-4. Nhóm tác giả đã đưa
ra các mối tương quan giữa Việt Nam và các nước ASEAN-4 bằng cách phân tích các
số liệu GDP bình quân đầu người giai đoạn 1985-2013. Ngoài ra, nhóm tác giả còn

9
đưa ra được những hạn chế mà Việt Nam còn thiếu sót, cũng như những triển vọng mà
Việt Nam có thể mang lại trong tương lai.
Trong “Hợp tác Việt Nam - ASEAN (1995 - 2010)” của Thạc sĩ Nguyễn Thị
Mai, từ trang 52 đến trang 56, Tạp chí lịch sử Đảng số 4/2010. Tác giả nhấn mạnh
mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN, trong đó có Indonesia, từ khi Việt Nam chính
thức gia nhập ASEAN năm 1995 đến năm 2010. Trong bài viết, tác giả đưa ra các việc
hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Indonesia góp việc làm lành mạnh môi trường
kinh doanh, đặc biệt đối với thị trường trong nước Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn đề
cập đến các mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong ASEAN, trong đó có
Indonesia.
5.3 Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu
5.3.1 Những thành công của những tác giả đi trước
Phần lớn các tác giả đã khái quát được mối quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia,
nguyên nhân đã đưa hai nước hợp tác với nhau cũng như lợi ích của các chính sách,
chiến lược đối với sự phát triển của Việt Nam và Indonesia nói riêng và đối với các
nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung. Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu cũng
đưa được những tranh chấp, hạn chế và triển vọng trong sự hợp tác trong tương lai.
5.3.2 Những hạn chế của những tác giả đi trước
Đối với các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước mà chúng tôi tiếp cận
được về vấn đề “Quan hệ hợp tác song phương” giữa Việt Nam - Indonesia được nhiều
tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, có nhiều công trình đã nghiên cứu
một cách toàn diện về các chiến lược cũng như các chính sách hợp tác giữa hai nước.
Tuy nhiên, khi phân tích các chiến lược cũng như chính sách trong mối quan hệ giữa
hai nước thì chỉ tập trung vào kinh tế và chính trị, những vấn đề về lĩnh vực văn hóa,
du lịch thì chưa được nghiên cứu sâu vào và chưa làm rõ được những hạn chế, triển
vọng cho sự hợp tác lâu dài về sau của hai nước.
5.3.3 Những vấn đề tiếp tục đặt ra cho nghiên cứu ở tiểu luận
Dựa trên những thành công của những tác giả đi trước, bài tiểu luận của chúng
tôi sẽ kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây theo một cách có chọn lọc và tiếp
tục nghiên cứu về vấn đề “Quan hệ hợp tác song phương” của Việt Nam và Indonesia.
Chúng tôi sẽ hệ thống lại các mặt của vấn đề và tiếp tục tham khảo từ những nguồn tài
liệu gốc cũng như nguồn tài liệu uy tín để bổ sung những thông tin và số liệu mới cho

10
bài tiểu luận. Để có thể phân tích các chiến lược của Việt Nam và Indonesia trong
“Quan hệ hợp tác song phương” một cách toàn diện thì những vấn đề được đặt ra là:
Một, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ bối cảnh lịch sử quốc tế và khu vực, cũng như
tình hình trong nước của Việt Nam và Indonesia. Từ đó nêu ra được nguyên nhân, cơ
sở hình thành mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam - Indonesia.
Hai, chúng tôi sẽ phân tích, khai thác sâu hơn về các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, du lịch của hai nước trong thế kỷ 21. Làm rõ, đi sâu vào từng lĩnh vực mà cả
hai nước có ảnh hưởng, tác động lẫn nhau để có kết quả tốt nhất, kết nối trong khu vực
ASEAN, tạo thành hiệp hội vững chắc.
Ba, chúng tôi sẽ phân tích từ những thành tựu và kinh nghiệm đạt được, chúng tôi
sẽ rút ra những nhận xét, đánh giá mối quan hệ Việt Nam - Indonesia ngày càng đi lên
từ những triển vọng và thách thức.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
Trong bài tiểu luận, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, lý thuyết quan hệ quốc tế, các quan điểm của Đảng và nhà nước
về quan hệ quốc tế dựa trên tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Trong từng phương
pháp luận sẽ có những góc nhìn khác nhau về đề tài nghiên cứu, chúng tôi sẽ đi vào
từng phương pháp để giải thích rõ hơn về đề tài.
Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng : Indoneisa là nước đầu tiên
ở Đông Nam Á mà Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự hợp tác này ở
cả phương diện song phương và khu vực đều quan trọng vì lợi ích của cả hai dân tộc vì
hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực, thế giới. Hiện nay, Việt Nam và
Indonesia không ngừng củng cố cho sự phát triển của mỗi nước nói riêng và đối với
hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới nói chung. Lãnh đạo của cả hai nước đã
chủ động trao đổi nhiều kinh nghiệm, các biện pháp thúc đẩy cùng phát triển toàn diện.
Hai nước đã đạt được nhiều thành tựu về cả chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua các
chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao, ký nhiều thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, du lịch…Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định
Việt Nam tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng
hóa, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chủ động tích cực hội nhập
quốc tế toàn diện và sâu rộng; khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng, sẽ không ngừng

11
củng cố và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Indonesia. Không thể phủ nhận
rằng quan hệ song phương giữa Việt Nam và Indonesia ngày càng phát triển tốt đẹp,
dựa trên nền tảng vững chắc từ quan hệ kinh tế và giao lưu nhân dân. Lấy ví dụ về
kinh tế, kim ngạch thương mại song phương đã tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2010 lên 9,1
tỷ USD năm 2019. Từ đó cho thấy, quan hệ Việt Nam - Indonesia sẽ phát triển trên
nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy sâu sắc và hiệu quả trong “đối tác chiến lược”, góp
phần duy trì hòa bình, ổn định, xây dựng sự thịnh vượng cho khu vực và thế giới.
Quan điểm của Đảng và nhà nước về quan hệ quốc tế dựa trên tư tưởng
ngoại giao Hồ Chí Minh : Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đã soi sáng chính sách
đối ngoại Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong hơn 90 năm qua. Từ Đại hội XI
(năm 2011), Đảng khẳng định lợi ích quốc gia- dân tộc là mục tiêu cao nhất của đối
ngoại, trong đó lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc thống nhất với nhau
trong lợi ích quốc gia- dân tộc. Người đặt nền móng cho tình hữu nghị hai nước Việt
Nam - Indonesia là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống
Sukarno không chỉ là quan hệ giữa hai nguyên thủ, mà còn là giữa hai nhà dân tộc
chung lý tưởng đấu tranh vì độc lập, tự do cho đất nước, giữa hai nhà tư tưởng lớn
đồng chí hướng của thời đại. Các chuyến thăm cấp cao đã tạo những chuyển biến to
lớn, sâu sắc trong quan hệ song phương. Đến nay, Việt Nam là đối tác chiến lược duy
nhất của Indonesia tại Đông Nam Á, Indonesia là đối tác có vị trí chiến lược quan
trọng đặc biệt đối với Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, mối quan hệ
truyền thống này sẽ phát triển tốt đẹp, phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân hai
nước, đóng góp xứng đáng cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và
trên thế giới.
Phương pháp lý thuyết quan hệ quốc tế : Việc ứng dụng lý thuyết quan hệ
quốc tế trong nghiên cứu rất hữu ích khi giúp lý giải nguyên nhân, điều kiện và tác
động đến sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Indonesia. Phương pháp giúp lý giải tốt
xu hướng hợp tác trong cả an ninh - chính trị và kinh tế và các lĩnh vực khác, xác định
các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình này, và giúp đánh giá vai trò ngày càng
tăng của hợp tác văn hóa và xã hội. Khi vận dụng các lý thuyết về quan hệ quốc tế
trong việc đánh giá mối quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia trên 3 lĩnh vực cơ bản:
quan hệ chính trị; quan hệ kinh tế; quan hệ văn hóa xã hội - du lịch, giải thích được
mối quan hệ giữa hai nước trên từng lĩnh vực.

12
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử - logic: Là phương pháp nhằm thông qua các nguồn tài
liệu, thông tin để nghiên cứu chính xác về đề tài, từ đó nêu ra được cơ sở hình thành
quan hệ song phương giữa Việt Nam và Indonesia. Từ những sự kiện lịch sử đã và
đang xảy ra, chúng tôi có thể phân tích những ảnh hưởng, cơ hội và thách thức của
mối quan hệ Việt Nam và Indonesia.
Phương pháp phân tích quan hệ quốc tế : Là phương pháp thực hiện nghiên
cứu các vấn đề, so sánh số liệu, đánh giá khoa học toàn cục tình hình quan hệ song
phương Việt Nam - Indonesia trong thế kỷ 21.
Phương pháp liên ngành : Là phương pháp có thể kết hợp các chuyên ngành
có liên quan đến đề tài có thể tìm hiểu, góp ý và đưa ra tư duy có hệ thống và cái nhìn
sâu hơn, bao quát về quan hệ song phương giữa Việt Nam - Indonesia.

7. Bố cục
Trong bài tiểu luận của chúng tôi được chia làm ba chương :
Chương 1 : “Cơ sở hình thành quan hệ hợp tác song phương Việt Nam -
Indonesia”. Trong chương này, chúng tôi sẽ đưa ra bối cảnh lịch sử thế giới, lịch sử
khu vực (ASEAN - Châu Á), tình hình trong nước Việt Nam và Indoneisa để làm rõ cơ
sở hình thành mối quan hệ hai nước Việt Nam - Indoneisa. Từ đó, nêu ra được cơ sở
hình thành mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, cũng như phân tích và nêu ra các mục
tiêu, nội dung hợp tác của hai nước Việt Nam - Indoneisa trong thế kỷ 21.
Chương 2 : “Thực trạng quan hệ Việt Nam - Indonesia trong thế kỷ 21”. Ở
chương này chúng tôi sẽ tập trung phân tích, làm rõ thực trạng quan hệ giữa Việt Nam
- Indonesia trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch. Từ những lĩnh vực
trên, chúng tôi sẽ chứng minh được sự phát triển rõ rệt của mối quan hệ hợp hợp tác
giữa hai nước Việt Nam - Indoneisa trên mọi mặt, phát triển đa phương, đa chiều.
Chương 3 : “Nhận xét, đánh giá mối quan hệ hai nước Việt Nam -
Indoneisa, đồng thời đưa ra bài học kinh nghiệm, dự báo triển vọng và khuyến
nghị cho Việt Nam”. Ở chương này chúng tôi tập trung nhận xét, đánh giá những đặc
điểm hợp tác tiêu biểu trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, cùng với những thành
tựu mà hai nước đạt được, những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra các bài học kinh
nghiệm, dự báo triển vọng và các khuyến nghị cho Việt Nam.

13
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG
VIỆT NAM - INDONESIA
1.1. Khái quát tình hình chung thế giới, khu vực
1.1.1. Tình hình thế giới
1.1.2. Tình hình khu vực
1.2. Tình hình ở Việt Nam, Indonesia
1.2.1. Tình hình ở Việt Nam
1.2.2. Tình hình ở Indonesia
1.3. Khái quát lịch sử quan hệ Việt Nam - Indonesia
1.3.1. Quan hệ Việt Nam - Indonesia trước năm 1955
Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Á, có quan
hệ giao lưu khu vực từ sớm. Từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15, dưới thời Đại Việt (nhà Lý -
Trần - Lê sơ) và Java có mối quan hệ từ nhiều hình thức khác nhau, trong đó quan hệ
thương mại là mối quan hệ có phần đậm nét hơn. Sang thế kỷ 16, Indonesia bị Hà Lan
chiếm đóng, mối quan hệ giữa hai nước bị đổi thành hoạt động giao dịch giữa Việt
Nam và chính quyền Hà Lan. Năm 1858, Pháp - Tây Ban Nha nổ súng khởi đầu cho
việc xâm lược Việt Nam, từ đó Việt Nam bị kiểm soát các quan hệ ngoại giao bởi thực
dân, kéo theo đó mối quan hệ hai nước Việt Nam - Indonesia cũng bị hạn chế cho đến
khi giành được độc lập
Cho đến năm 1945, các cuộc đấu tranh chống thực dân của hai nước Việt Nam
(thực dân Pháp), Indonesia (thực dân Hà Lan) và cuộc đấu tranh chống quân phiệt
Nhật của hai nước lại gặp nhau và cùng thành công trong cuộc Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, đánh dấu sự ra đời của hai nước cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á. Tuy
nhiên, sau đó Việt Nam và Indonesia lại cùng đồng hành trong các cuộc kháng chiến
chống lại sự tái chiếm của chủ nghĩa thực dân, cùng nhau bảo vệ độc lập dân tộc của
mình.
Từ năm 1945 đến năm 1954, hai nước luôn dành sự ủng hộ nhau về cả Chính
phủ và các cuộc cách mạng ở mỗi nước. Trong đó có sự kiện Điện Biên Phủ (1954) ở
Việt Nam giành được thắng lợi cũng có sự tác động và giúp đỡ từ Indonesia.
1.3.2. Quan hệ Việt Nam - Indonesia từ 1955 đến năm 2000

14
Từ năm 1954 đến 1964, Việt Nam bị chia cắt hai miền Bắc - Nam, với hai chế
độ xã hội, chính trị khác nhau, tuy nhiên mối quan hệ với Indonesia vẫn không ngừng
phát triển trên nhiều mặt khác nhau. Năm 1955, Hội nghị Á - Phi lần thứ nhất được
đăng cai tại Bandung (Indonesia) và cả hai miền Bắc - Nam Việt Nam đều được đến
tham dự, đây được cho thấy là một biểu hiện tích cực cho mối quan hệ của hai quốc
gia. Cuối năm 1955, cụ thể là ngày 31/12/1955, hai nước Việt Nam - Indonesia đã thiết
lập quan hệ ngoại giao ở cấp Tổng lãnh sự, tạo ra bước ngoặt cho mối quan hệ Việt
Nam - Indonesia sau 10 năm thành lập nhà nước. Năm 1959, chuyến thăm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno đã đặt nền tảng vững chắc cho mối quan hệ
hai quốc gia.
Dựa vào nền tảng chính trị - ngoại giao tốt đẹp, các lĩnh vực khác cũng được
phát triển trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Indonesia, trong đó lĩnh vực
kinh tế - thương mại càng ngày càng được quan tâm, hai bên đã ký Hiệp định thương
mại vào ngày 8/1/1958, hiệp định này không hạn chế các mặt hàng trao đổi giữa hai
nước. Tuy nhiên, việc buôn bán giữa hai nước luôn bị gián đoạn và kéo dài do Chính
phủ hai bên luôn bận rộn đối phó, giải quyết các tình hình trong và ngoài nước.
Ngoài ra, lĩnh vực văn hóa cũng là lĩnh vực được quan tâm phát triển trong mối
quan hệ này, trong đó có Hiệp định trao đổi văn hóa được ký kết ngày 19/12/1960 và
các đoàn văn công của hai nước đã có những chuyến thăm qua lại lẫn nhau.
Năm 1964, Chính phủ Indonesia cùng với chính quyền Việt Nam dân chủ cộng
hòa đã quyết định nâng cấp mối quan hệ hai nước từ Tổng lãnh sự lên cấp thành Đại
sứ quán.
Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại Việt Nam, Indonesia là quốc gia
đã ủng hộ Việt Nam, đã động viên và khích lệ dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến
tranh không cân sức này.
Khoảng thời gian từ 1965 đến 1975 được xem là thời kỳ trầm lắng trong quan hệ
giữa hai nước, khi mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không còn nhận được sự ủng hộ
một cách tích cực từ Indonesia như còn dưới thời Tổng thống Sukarno, tuy nhiên
Chính phủ Suharto vẫn giữ mối quan hệ ngoại giao nhưng trong một chừng mực nhất
định với Việt Nam, đó là sử dụng đường lối đối ngoại “độc lập”, không tham gia hay
liên minh với các tổ chức quân sự chống lại Việt Nam.

15
Năm 1975 đến 1979 được xem là thời kỳ cải thiện mối quan hệ giữa hai quốc
gia Việt Nam - Indonesia, được biểu hiện bằng các cuộc viếng thăm lẫn nhau giữa lãnh
đạo của hai nước.
Trong thời gian “Vấn đề Campuchia” từ năm 1979 đến năm 1991, so với các
nước khác trong ASEAN thì Indonesia đã tỏ ra ôn hòa và đưa ra những gợi ý để giải
quyết vấn đề này một cách tốt đẹp hơn. Qua những năm 90, “Vấn đề Campuchia”
được giải quyết, mối quan hệ với các nước trong ASEAN dần chuyển biến tốt đẹp,
trong đó mối quan hệ giữa Việt Nam - Indonesia được đánh giá cao trong khu vực.
Ngoài ra, quan hệ kinh tế - thương mại trong khoảng thời gian này có bước tiến vượt
bậc, thậm chí vượt xa hơn so với quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác trong
ASEAN cùng thời kỳ. Trong khoảng thời gian này, Việt Nam và Indonesia đã tăng
cường ký các hiệp định quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
của hai quốc gia.
Đầu những năm 90, Việt Nam chưa chính thức gia nhập ASEAN, nhưng mối
quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia ngày càng gắn bó thông gia mối quan hệ Việt
Nam - ASEAN, qua đó Việt Nam nhìn nhận và đẩy mạnh quan hệ với các nước trong
ASEAN, đặc biệt là Indonesia. Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành
viên thứ 7 của tổ chức ASEAN, trong đó có sự ủng hộ tích cực của Indonesia. Trong
giai đoạn này, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam - ASEAN đã được chính
thức đi vào hoạt động, tuy kim ngạch chưa chiếm tỷ lệ cao trong lưu lượng xuất khẩu
của các nước ASEAN nhưng tăng tương đối liên tục. Trong các nước ASEAN thì
Singapore là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, tiếp đó lần lượt là Thái Lan, Indonesia,
Malaysia,...
Qua việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Chính phủ
Indonesia cho thấy đó là cơ hội tốt để tăng cường hợp tác song phương về mọi mặt.
Trong giai đoạn này, Việt Nam và Indonesia đăc biệt quan tâm đến việc phát triển kinh
tế, cụ thể là tính đến năm 1995, hai nước đã ký 8 Hiệp định và 6 thỏa thuận hợp tác
trên nhiều lĩnh vực như thương mại, y tế, nông nghiệp,...
1.4. Tiểu kết
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - INDONESIA TRONG
THẾ KỶ 21.
2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

16
2.2. Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại
2.3. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội
2.3.1. Hợp tác giáo dục
Ngoại trừ chính trị và kinh tế, thì văn hóa và giáo dục cũng giúp quan hệ hữu nghị
và hợp tác giữa hai nước trở nên chặt chẽ hơn. Tháng 8/2019, Việt Nam và Indonesia
đã ký MSP trong lĩnh vực hợp tác giáo dục, là một trong những nền tảng vững chắc
trong Kế hoạch Hành động Thực hiện Quan hệ đối tác chiến lược giai đoạn 2019-
2023.
Tháng 10/2018, các lớp học tiếng Indonesia đã bắt đầu tại Umah Indo, Indonesia
Promo Corner và Đại học Hà Nội tại miền Bắc Việt Nam. Và từ tháng 2/2019, tiếng
Indonesia đã trở thành một trong những môn học của Bộ môn Đông Nam Á, Khoa
Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đầu năm 2020, các lớp học tiếng Indonesia cũng được mở rộng với việc giảng dạy cho
các cán bộ Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Từ 2018-2020, đã có khoảng 486 sinh viên Việt Nam đã theo học tiếng Indonesia, cho
thấy sự quan tâm và yêu thích dành cho Indonesia của người dân Việt Nam. Đồng
thời, cũng đặt ra hy vọng về việc thiết lập quan hệ toàn diện giữa nhân dân hai nước,
mở ra các hợp tác sâu rộng hơn, mà cụ thể là quan hệ đối tác giữa các trường đại học,
trao đổi sinh viên,...
Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam, bao gồm
Học bổng Văn hóa và Nghệ thuật Indonesia, Darmasiswa, và học bổng dành cho các
Đối tác các nước đang phát triển (KNB). Ngoài học bổng Chính phủ, một số trường
đại học ở Indonesia cũng cấp một số học bổng toàn phần dành cho sinh viên Việt Nam
và ngược lại một số trường đại học ở Việt Nam cũng cấp học bổng cho sinh viên
Indonesia.
2.3.2. Hợp tác văn hóa - nghệ thuật
2.3.3. Hợp tác y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Ngày 18/5/2020, tại Trụ sở Bộ Ngoại Giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc
Dũng đã trao tượng trưng số vật tư y tế hỗ trợ phòng - chống dịch COVID-19 (bao
gồm khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang y tế, đồ bảo hộ phòng dịch và sinh phẩm
xét nghiệm virus SAR cho 8 nước Đối tác Chiến lược và Đối tác Toàn diện tại Đông
Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương, trong đó có Indonesia.

17
2.4. Tiểu kết
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT MỐI QUAN HỆ HAI NƯỚC VIỆT NAM -
INDONESIA, ĐỒNG THỜI ĐƯA RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM, DỰ BÁO
TRIỂN VỌNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
3.1. Đánh giá thành tựu và hạn chế cho mối quan hệ Việt Nam - Indonesia
3.1.1. Những thành tựu đã đạt được
3.1.2. Những mặt hạn chế
3.2. Cơ hội và thách thức trong mối quan hệ Việt Nam - Indonesia
3.2.1. Những cơ hội trong tương lai
3.2.2. Những thách thức phải đối mặt
3.3. Triển vọng và khuyến nghị cho mối quan hệ Việt Nam - Indonesia
3.4. Tiểu kết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. IBNU HADI (2020), Indonesia-Việt Nam: Quan hệ Đối tác chiến lược có nền tảng
vững chắc với triển vọng xán lạn, theo Báo quốc tế, https://bitly.com.vn/d2zb9e, truy
cập ngày 01/05/2022

18

You might also like