You are on page 1of 350

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T Ế TP.

HCM
KHOA KINH T Ế PHÁT TRIỂN

TRẦN TIẾN KHAI

PHƯỚNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KINH TỄ
KIẾN THỨC cd BẢN

THƯ VIỆN
Ạ1 HỌC NHA TRANG

Đ
330.072
Tr 121 Kh

-٠ ٠ . .2 . ١
‫؛‬.. n v ٩١٠١١٠ ٠ ٩ ،· ٠ ١

٠> H H À MUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ H ội vA


. .٠ ! l ١٠. . .» ٠
١٠٠٠ ٠A
٠٠٠٦ ١. ■
١ ٠٠
> í ٠
٠١ ٠
•. .٠ .٠. . . ٠
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. H ổ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

TRẦN TIẾN KHAI

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu


KINH TẾ KIẾN THỨC Cơ BẢN

[ ‫ ؛‬f<‫؛‬./‫؛‬٠u;b r)Ại ^‫؛‬ọc ::haĩn‫؛‬,mũỊ


ị~ị’ '.'J r r ٠T ~ r ٠ ~٨ 7
I
H .٩ ?
" ٠‫؛ ؛‬٠ ١‫؛‬.. ٠
٠١. ;
V
, " ! ;
!,٠ ٠ ị J
1 í

10022909
NHÀ XUẤT BẲN LAO ĐỘNG XÃ HỘI
HOAN NGHÊNH BẠN DỌC
GÓP Ý PHÊ BÌ.NH
Mục lục

MỤC LỤC
LỜI NÓI Đ Ẩ U _________________ ^_________________________ 7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN cứu KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU KINH T Ế _________^______________11
1.1 CÁC KHÁI NIỆM Cơ BẢN VỀ NGHIÊN CÚU KHOA HỌC_ 12
1.1.1 Định nghĩa______________________ ___________ 12
1.1.2 Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học ___________14
1.1.3 Vai trò của nghiên cứu khoa học ___________15
✓ _ ١ _ ٨ ✓ ٠ _

1.2 CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. ___________ 16


1.2.1 Phân loại theo OECD_________________ __________ 16
1.2.2 Phân loại theo tính ứng dụng, mục tiêu và phương thức điều
t r a __________________________________________________ 17
1.2.3 Các cách phân Icại khác ___________ 19
1.3 NGHIÊN CỨU KINH T Ế __ ___________ 21
1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY KHOA HỌC ___________24
1.4.1 Tư duy diễn dịch __________________ ___________25
1.4.2 Tư duy quy nạp. 27
1.5 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG, NGHIÊN cử u ĐỊNH TÍNH VÀ
٨^ ٠.

PHÔI HỢP 29
1.5.1 Nghiên cứu định tính _ 30
1.5.2 Nghiên cứu định lượng 35
1.5.3 Nghiên cứu phối hợp_ 35
1.5.4 Khác biệt giữa nghiên cứu định tính và định lượng. 36
1.6 CÁC HÌNH THỬC TỔ CHƯC NGHIÊN CÚU _______ 40
1.6.1 Đề tài nghiên cứu 40
1.6.2 Dự án khoa học _ 41
1.6.3 Chương trình khoa học. 42
1.6.4 Đề án khoa h ọ c _____ 43
1.7 QUY TRÌNH NGHIÊN CỬU_________________ 43
1.7.1 Quy trình nghiên cứu là gì? ______________ 43
1.7.2 Các bước của quy trình nghiên cứu_________ 47

CHƯƠNG 2
XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ VẤN ĐỂ NGHIÊN c ứ u . 61
2.1 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỬU__________ 62
Mục lục

2.1.1 Vấn dề nghiên cứu là gl? _____________________ .62


2.1.2 Làm sao tim dược vấn dề nghiên cứu? - ^63
2.1.3 Như thế nào là một vấn dề nghiên cứu tốt? - ^68
2.1.4 Cách thức xác định và chọn lựa vấn dề nghiên cứu ^70
2.1.5 Các tiêu chi đánh giá vấn dề nghiên cdu ^76
2.2 XÁC ĐỊNH MỤC TlEU NGHIÊN c ứ u - ^77
2.2.1 Định nghla________________________________ ‫ ا‬77
2.2.2 Tại sao cần phải phát triển mục tiêu nghiên cứu?_ ‫ ؛‬79
2.2.3 Phát biểu mục tiêu nghiên cứu như thế nào? - ^79
2.3 XÁC LẬP CÂU HỎI NGHIÊN c u u - '_8Ũ
2.3-1 Câu hỏi nghiên cựu là gì?____________________ ^8٥
2.3.2 Làm sao dể xác lập dược câu hỏi nghiên cứu?. ^81
2.4 XÁC LẬP GIẢ THUYẾT NGHIÊN c ư u - 8‫ح‬
2.4.1 Định nghla về giả thuyết nghiên cựu - 8
2.4.2 Quan hệ giữa giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu8í
2.4.3 Làm sao xây dựng giả thuyết nghiên cựu 9C
2.4.4 Phân loại giả thuyết -_____________________________ 9t
2.4.5 Vai trò c‫ ؛‬a giả thuyết_____________________________ 9‫؛‬
2.5 DẶT TÊN DỀ TÀI__________________________ _ 9‫؛‬

CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU -9‫؛‬
/ ‫ ؛‬٨١
3.1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 10 (

3.1.1 Khái niệm______________________ ^10(


3.1.2 Mục dích của tổng quan tài liệu ^10‫؛‬
3.1.3 Một 50‫ ا‬lưu ý
٠ ١ ٠ ٠)_ . „
: ‫ ا‬0‫؛‬
3.2 VAI TRÒ CỦA TỔNG QUAN TÀI LIÊU :‫ ا‬0‫؛‬
3.3 THẾ NÀO LÀ MỘT TỔNG QUAN TÀI LIỆU TỐT _ : ‫ ا‬0‫؛‬
3.4 CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC THÔNG TIN DỮ LIỆU. ^10،
3.5 NGUỒN THÔNG TIN, DỮ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ _ : ‫ ا‬0‫ا‬
3.5.1 Các cấp độ của thông tin dữ liệu ____________ : ‫ ا‬0'
3.5.2 Các dạng nguồn thông t i n __________________ lOi
3.5.3 Các cân cứ dể đánh giá giá trị của các nguồn và nội dung
của tài liệu tham k h ả o _ ______________________________ ‫ا ا ا‬
3.6 CACH ^ Ế T TRÍCH DẨN VÀ GHI TÀI LIỆU THAM KHẢO 11:
3.6.1 Các hình thức trích dân

II
Mục lục

3.6.2 Cách ghi tài liệu tham khảo (theo ISO 690, APA và thông lệ
quốc tế)____________________________________________ 117

CHƯƠNG 4
PHÁT TRIỂN KHUNG LÝ THUYẾT, KHUNG KHÁI NIỆM
VÀ KHUNG PHÂN TÍCH_________ ______________ ^ 127
4.1 GIỚI THIỆU VỀ KHUNG LÝ THUYẾT, KHUNG KHÁI NIỆM
١ ________________ ________ _________ ٨ _ ___ ____ ± _______ _

VÁ KHUNG PHAN TICH 128


4.2 KHUNG LÝ THUYẾT 128
4.3 KHUNG KHÁI NIỆM 130
4.4 KHUNG PHÂN TÍCH 134

CHƯƠNG 5
ĐO LƯỜNG VÀ THANG ĐO __________________141
5.1 BẢN CHẤT CỦA VIỆC ĐO LƯỜNG. __________________ 142
5.2 THANG ĐO____________________ __________________ 145
5.2.1 Thang đo danh nghĩa __________________ 146
5.2.2 Thang đo thứ bậc___ __________________ 148
5.2.3 Thang đo khoảng___ __________________ 149
5.2.4 Thang đo tỷ số __________________ 150
5.3 ÁP DỤNG THANG ĐO TRONG NGHIÊN c ú u KINH T Ế _ 150
5.3.1 Mục tiêu nghiên cứu_____________________________ 151
5.3.2 Các kiểu trả lời _________________________________ 152
5.3.3 Tính chất của dữ liệu______ __________________ 152
5.3.4 Sô lượng hướng đo________ __________________ 153
5.3.5 Cân xứng hoặc bất cân xứng_ __________________ 153
5.3.6 Bắt buộc hay không bắt buộc __________________ 154
5.3.7 Sô lượng điểm đo_________ __________________ 154
5.3.8 Sai số do người đánh giá gây ra ___________________ 155
5.4 ÚNG DỤNG CÁC THAN(‫ ؛‬ĐO CHO ĐlỂM KHI THIẾT KẾ
CÂU HỎI ĐIỀU TRA____________________ _ 156
5.4.1 Thang đo thái độ giản đơn 156
5.4.2 Thang đo Likert________ 157
5.4.3 Thang đo trắc biệt______ 160
5.4.4 Thang đo Số/Thang đo danh sách cho điểm 162
5.4.5 Thang đo Stapel_____________________ 163

III
Mục lục

5.4.6 Thang đo tổng-hăng số _ .164


5.4.7 Thang đo cho điểm đồ thị. 165
5.5 ÚNG DỤNG CÁC THANG ĐO XẾP HẠNG KHI THIẾT KẾ
CÂU HỎI ĐIỀU TRA_________________ ^__________________166
5.5.1 Thang đo so sánh c ặ p _____ .166
5.5.2 Thang đo xếp hạng bắt buộc T67
5.5.3 Thang
٠^
đo so sánh T67
5.6 SAI SỐ TRONG ĐO LƯỜNG VÀ N G U ổN SAI s ố 168

CHƯƠNG 6
PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XÁC ĐỊNH cỡ MẪU _ 1 7 5
6.1 BẢN CHẤT CỦA VIẸC CHỌN MẪU___________________ 176
6.1.1 Tại sao phải chọn m ẫu ___________________________ 176
6.1.2 Thế nào là một mẫu t ố t ___________________________178
6.1.3 Các kiểu thiết kế chọn mẫu________________________ 179
6.2 CÁC BƯỚC THIẾT KẾ CHỌN MẪU___________________ 183
6.2.1 Tổng thể nghiên cứu là gì?_________________________ 183
6.2.2 Các chỉ tiêu cần quan tâm là gì? ___________________ 184
6.2.3 Có khung mẫu hay không?_________________________ 185
6.2.4 Phương pháp chọn mẫu nào là phù hợp?_____________ 186
6.2.5 Cần cỡ mẫu bao nhiêu là vừa?______________________ 187
6.3 CHỌN MẨU XÁC SUẤT_____________________________ 188
6.3.1 Chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản_____________ 188
6.3.2 Chọn mẫu hệ thống______________________________ 190
6.3.3 Chọn mẫu phân tầng_____________________________ 192
6.3.4 Chọn mẫu theo nhóm ____________________________ 197
6.3.5 Chọn nr.ẫu nhiều giai đoạn_________________________ 200
_____ __ ' ٨■
^
___ ________________________________ ____ _ ٠

6.4 CHỌN MẦU PHI XAC SUÀT. _______________________205


6.4.1 Chọn mẫu thuận tiện. _______________________207
6.4.2 Chọn mẫu theo phán đoán _________________________________ 20‫؟‬
6.4.3 Chọn mẫu hạn ngạch____ _________________________________ 210
6.4.4 Chọn mẫu quả cầu tuyết _________________________________ 211
6.5 XÁC ĐỊNH Cỡ MẨU _ _ _ __________________________ 212
6.5.1 Các khái niệm căn bản liên quan đến chọn mẫu và xác định
cỡ m ẫu______________________________________________ 212
6.5.2 Xác định cỡ mẫu đối với giá trị trung bình___________ 214

IV
Mục lục

6.5.3 Xác định cỡ mẫu theo tỷ lệ - 217


CHƯƠNG 7
VIET DỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU_ 225
7.1 DỀ CƯƠNG NGHIÊN c ứ u LÀ GÌ? 225
7.1.1 Dề cương nghỉên cơu 226
7.1.2Λ Vai trố của\ dề ‫ ع‬cương nghiên cứu, 227
‫ا‬ / Ί
7.2 NỘI DUNG VÀ CẤU TR٧ C CỦA DÊ C٧)ƠNG NGHIÊN cưu
_______________228
7.2.1 Dặt vấn d ề - 229
7.2.2 Mục tiêu nghiên cứu 233
7.2.3 Câu hỏi nghiên cứu_ 234
7-2-4 Phạm vi và dơn vi nghiên cứu . 236
7.2.6 Phương pháp luân nghiên cứu _ _ _ _ 239
7.2.7 Cấu trUc dự kiên của báo cáo kết quải 245
7.2.8 Các nội dung khhc 245

CHƯƠNG 8
THU THẬP DỮ LIỆU 251
8.1 NGUỒN. Dữ L I Ệ U _ 251
8.1.1 Dữ liệu thứ c ấ p _ 252
88.1.2
1 2 Dữ liệu sơ câp__________________
cấp ______________ 255
8.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU ,sơ CẤP - 255
8.2.1 Khác biệt trong thu thập dữ liệu giửía hai phương pháp
nghiên cứu định tinh và định lương 255
8.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu_____________________ 258
8.3 BẢNG HỎI - - - 263
8.3.1 Các cdch khác nhau trong việc áp dựng bảng hỏi trong thu
tháp số liệu, thông t i n _______________________________ 263
8.3.2 Các dạng câu h ỏ i_______________________________ 264
8.3.3 ưu nhược điểm của câu hỏi m ỏ____________________ 266
8.3.4 ưu nhược điểm của câu hỏi dOng___________________ 266
8.3.5 Một số chu ý khi dặt câu h ỏ i______________________266
8.3.6 Bốn bước cơ bản dể dặt câu hỏi d U n g „ 268
8.3.7 Trật tự của các câu h ỏ i . _ 271
8.3.8 Kiểm tra và diều chỉnh bảng câu h ỏ i - 271
8.3.9 Lựa chọn giữa phỏng vấn và bảng hỏi_______________ 272
Mục lục

8.4 TỔ CHÚC ĐIỀU TRA KHẢO SÁT 273


8.4.1 Tập huấn phỏng vấn viên____ 273
8.4.2 Tổ chức khảo sát___________ ^274
8.4.3 Các công cụ khảo sát. 274

CHƯƠNG 9
NHẬP VÀ XỬ LÝ Dữ LIỆU. .279
9.1 NHẬP SỐ LIỆU__________ .280
9.1.1 Cách bố trí dữ liệu trên máy tính .280
9.1.2 Cách nhập liệu .281
9.2 THANH LỌC DỮ LIỆU__________ _________________ 287
9.2.1 Phát hiện giá trị dị biệt trong dữ liệu sử dụng Excel___288
9.2.2 Phát hiện giá trị dị biệt trong dữ liệu sử dụng SPSS__ 290
9.3 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ______________________ 294
9.3.1 Phân tích thống kê mô tả cho các biến định lượng. _296
9.3.2 Phân tích thống kê mô tả cho các biến định tính „3 0 2
·í
9.4 PHÂN TÍCH KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT so SÁNH GIÁ TRỊ
________>١ _ _ ____ ________ ___________ _________ _____________________ ? ____________________^ ___ __ _ _ ________

TRUNG BÌNH____________________ ^____________________ 305


9.4.1 Kiểm định giả thuyết so sánh giá trị trung bình____ .305
9.4.2 Quy trình kiểm định thống kê ___________________ 308
9.5 PHÂN TÍCH Dữ LIỆU sơ KHỞI___________________ 309
9.5.1 Các kiểm định tham sô_________________________ 310
9.5.2 Các kiểm định phi tham số _ 316

CHƯƠNG 10
VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU .326
10.1 CẤU TRÚC BÁO CÁO NGHIÊN cữu .326
10.1.1 Cấu trúc một bài báo khoa học___ 327
10.1.2 Câu trúc một luận vàn hoặc báo cáo khoa học .328
10.2 CÁCH VIẾT NỌI DUNG ______________ _ .330
10.2.1 Cách viết bài báo khoa học ‫؛‬330
10.2.2 Cách viết luận văn, báo cáo khoa học. ‫؛‬333
10.3 HÌNH THÚC VlÌẾT________________ _ 340
TÀI LIÊU THAM KHẢO
٠ ' '
346

VI
LỜI NÓI ĐẦU

Trong chương trình đào tạo đại học của các chuyên ngành kinh tế,
môn Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế ngày càng được các trường
đại học chú trọng. Môn học này không chỉ cung cấp các kiến thức và
kỹ năng cần thiết để sinh viên có thể áp dụng để thực hiện luận văn
tốt nghiệp, mà thực sự còn cung cấp các phương pháp tư duy mang
tính khoa học để giúp sinh viên định hướng giải quyết các vấn đề
nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng hoặc hàn lâm.
Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh hết sức chú trọng đến
chiến lược xây dựng đại học nghiên cứu, mà bắt đầu là đào tạo cho
sinh viên tư duy nghiên cứu khoa học. Vì vậy, môn học Phương Pháp
Nghiên Cứu Kinh Tế dần được đưa vào các chương trình đào tạo chính
quy, văn bằng hai ở cấp độ cử nhân, và là môn học bắt buộc ở bậc cao
học và nghiên cứu sinh tiến sĩ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung các kiến thức căn bản cho sinh
viên khối ngành kinh tê ở bậc cử nhân, cũng như bậc cao học đối với
các học viên chưa từng học môn này, và làm phong phú nguồn tài liệu
tham khảo cho giảng viên và sinh viên chuyên ngành, Khoa Kinh tê
Phát triển đã đặt ra yêu cầu biên soạn giáo trình Phương Pháp
Nghiên Cứu Kinh Tế, dùng làm tài liệu nền để giảng dạy cho sinh
viên các chuyên ngành kinh tế trong phạm vi của Khoa và của
Trường.
Giáo trình Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế được biên soạn
trong bối cảnh như trên. Giáo trình này được người biên soạn viết,
dựa trên kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu khoa học mang tính cá
nhân, kinh nghiệm giảng dạy môn học này, kinh nghiệm hướng dẫn
và chấm luận văn đối với sinh viên cử nhân thực hiện khóa luận tốt
nghiệp và học viên cao học thực hiện luận văn tốt nghiệp. Giáo trình
7
này cũng có một sô nội dung được tham khảo từ nhiều tài liệu quốc tế
về phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu kinh
tế, phương pháp nghiên cứu kinh doanh. Các tài liệu được tham khảo
chủ yếu là các ấn phẩm của các tác giả Berg B.L. (2009), Cooper D.R.
và Schindler p. s. (2006), Creswell J. w. (2003), và Kumar R. (2005).
Giáo trình nhằm giúp cho sinh viên đạt được kiến thức căn bản
và tổng quát về nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa
học ứng dụng cho khoa học kinh tế, với thời lượng 3 tín chỉ. Giáo
trình cũng hướng đến phát triển kỹ năng tư duy, phân tích, đánh giá
mang tính khoa học cho sinh viên. Vì vậy, giáo trình bao gồm một sô
nội dung cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng trong
khoa học kinh tế, nhằm làm nền tảng cho sinh viên cử nhân kết hợp
với các môn học về thống kê, và các môn học chuyên ngành kinh tế
để có một tập hợp kiến thức và kỹ năng áp dụng được cho công việc
nghiên cứu ở cấp độ sơ khởi.
Giáo trình được viết theo lối ứng dụng, giúp sinh viên vừa hiểu
được những kiến thức lý thuyết cơ bản nhất của nghiên cứu khoa học
và phương pháp nghiên cứu, vừa biết cách áp dụng cho các nghiên cứu
cụ thể. Ngoài ra, giáo trình cũng được viết cụ thể, dễ hiểu, và có minh
họa cụ thể để người đọc tự học được.
Giáo trình Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế được cấu trúc
thành mười chươpg. Các chương bao gồm (1) Tổng quan về nghiên cứu
khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế; (2) Xác định và mô tả
vấn đề nghiên cứu; (3) Tổng quan tài liệu; (4) Phát triển khung lý
thuyết, khung khái niệm và khung phân tích; (5) Đo lường và thang
đo; (6) Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu; 7) Viết đề cương
nghiên cứu; 8) Thu thập dữ liệu; 9) Nhập và xử lý dữ liệu; và 10) Viết
báo cáo nghiên cứu. Cấu trúc và trình tự các chương nhằm giúp sinh

8
viên và người đọc nắm được tuần tự các kiến thức cơ bản được phát
triển theo quy trình thực hiện một nghiên cứu khoa học.
Mặc dù cá nhân người biên soạn giáo trình đã hết sức cô" gắng
biên soạn, chỉnh sửa nhiều lần nhưng chắc chắn là còn nhiều sai sót.
Người biên soạn chịu trách nhiệm về các sai sót trong giáo trình này.
Bản thảo của giáo trình này đã được Hội đồng thẩm định giáo
trình của trường Đại học Kinh Tê TP. Hồ Chí Minh thông qua. Người
biên soạn xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, TS.
Nguyễn Hoàng Bảo, PGS.TS. Nguyễn Trọng Hoài, TS. Hoàng Thị
Phương Thảo, ThS. Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Đại học Kinh Tế TP. Hồ
Chí Minh), TS. Phạm Ngọc Thúy (Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí
Minh), và TS. Nguyền Minh Kiếu (Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh) đã
có những ý kiến đóng góp sâu sắc cho người biên soạn để chỉnh sửa
giáo trình được chính xác hơn và tốt hơn.
Xin bạn đọc vui lòng gởi các góp ý chỉnh sửa đối với giáo trình
này về Khoa Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh,
địa chỉ lA Hoàng Diệu, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

Trân trọng
Người biên soạn
TS. Trần Tiến Khai

Khoa Kinh Tê Phát Triển, Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
lA Hoàng Diệu, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Chương /; Tổng quan về nghiên cứu khoa họic II hihương pháp nghiên cứu kinh tế

Chựgỉỉti
1
ĩdnG dUHDỂ GGHÌn Clíu
HHonnọcuÀPHiniGPHnp
nGHlSDCÉ HmHTỄ

MỤC TIÊU CHƯƠNG


Chương này nhằm mục tiêu giới thiệu icác vấn đề cơ bản của
phương pháp nghiên cứu và khả năng ứng đụing của các kiên thức liên
quan về phương pháp nghiên cứu vào việc hiọc tập, nghiên cứu khoa
học, thực hiện các khóa luận, luận văn tốt nfglhiệp của sinh viên ở bậc
đại học cũng như cao học trong phạm vi ngàmh khoa học kinh tê.

11
Chương 1: Tổng quan vế nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh t ế

1.1 CÁC KHÁI NIỆM Cơ BẢN VỀ NGHIÊN cứu KHOA HỌC


1.1.1 Định nghĩa
Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia định nghĩa: “Nghiên cứu
(research) là sự tìm kiếm kiến thức, hoặc như là sự điều tra mang tính
hệ thống, với suy nghĩ rộng mở, không thành kiến, để xây dựng các
sự kiện thực tế mới lạ, thường sử dụng một phương pháp khoa học.
Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu là khám phá, giải thích, và phát triển
các phương pháp, hệ thống, nhằm vào sự tiến bộ của kiến thức nhân
loại về một phạm vi rộng lớn của các vấn đề khoa học của thê giới
chúng ta và vũ trụ.”
Trong đời sống cũng như trong xử lý công việc hàng ngày, ta
thường xuyên đặt ra nhưng câu hỏi cho những vấn đề mà ta chưa hiếu
bản chất hoặc chưa hiểu một cách toàn vẹn về bản chất của chúng. Ta
thường có thói quen tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm cách trả lời
bằng cách tìm kiếm thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức liên quan từ
nhiều nguồn thông tin khác nhau, ví dụ như trong thực tiễn đời sống,
trong kho tàng tri thức sẵn có của nhân loại, từ kinh nghiệm của
những người khác hoặc chính từ những quan sát và chiêm nghiệm của
cá nhân ta.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tê OECD (20(J2), nghiên
cứu và phát triển (R&D) bao gồm các hoạt động sáng tạo dược thực
hiện dựa trên nền tảng mang tính hệ thống nhằm gia tăng nguồn
kiến thức, bao gồm kiến thức về con người, văn hóa và xã hội, và việc
sử dụng nguồn kiến thức này nhằm tới mục tiêu ứng dụng.
Kumar (2005) cho rằng: “Nghiên cứu là một trong những cách đế
tìm ra các câu trả lời cho những câu hỏi.” Ciĩng theo Kumar, khi nói
đến khái niệm nghiên cứu, ta hàm ý đây là quá trình (1) được thực
hiện trong một khuôn khổ của một bộ các triết lý; (2) sử dụng các quy
trình, phương pháp và kỹ thuật đã được kiểm định về tính hiệu lực và
12
______ ChifOng 1: Tong quart ve nghien cJu khoa hoc phhi/hng ph^p nghiin aJfu kinh te

tin cay; va (3) diiofc thiet ke de tranh tinh tirang thien lech va chu
quan.
Nghien cufu cung diiqc dinh nghia la “qua trinh thu thap va phan
tich thong tin mot each he thong nhdm tang aifdng sU hieu biet cua ta
ve mot hien tiipng. Nghien cufu la chiic namg cua nha nghien cufu
nh^m dong gop sq hieu biet ve hien tiiong vat truyen ba sq hieu biet
do cho ngiidi khac‫”؛‬.
Qua cac dinh nghia tren, ta c6 the hieu khai niem “nghien cdu
khoa hoc” theo cac khia canh sau:
Muc tieu; nhhm vao viec tim kiem kien thde, sq hieu biet ve
mot sq vat, hien tiiqng nao do; de tra 16'i cho cac can hoi ch’Ja
diiqc giai dap; de kham pha, giai thich ve ban chat cua sq vat,
hien ti/qng can nghien cdu.
Hanh dong: la mot qua trinh thu thapj thong tin, dd lieu phu
hop va phan tich, danh gia chung.
Ket qua phai dat: la c6 doqc kien thde, nhan thde va nang Iqc
hieu biet ve sq vat, hien toqng nghien cdu va de xuait cac hanh
dong phu hop.
NhO vay, nghien cdu khoa hoc khong phai luon luon la nhdng
boat dong phde tap, mang tinh ky thuAt, Lliorig ke va tinh toan bdng
phOOng tien may tinh. Nghien cdu vAn c6 the la nhCing hanh dong
don gian doqc thiet ke de tra lOi nhOng cau hoi don gian lien quan
den cac boat dong hang ngay cua chinh ta.

' Theo Pearson Education, Inc,. Pearson Prentice Hall.


http://wps.prenhall.eom/chet_leedy_practical_8/0%2C9599%2C1569572-%2C00.html
13
Chucing V. тбпд quan về nghiên cứu khoa học và phUdng pháp nghiên cữu kinh tẽ'

1.1.2 Các dặc điểm của nghiên cứu khoa học


Theo Kumar (2005), để nghiên cứu dạt dược chất lượng tốt, quá
trinh nghiên cứu phải có dược các dặc điểm như: dược kiểm soát, có
tinh nghiêm ngặt, có tinh hệ thống, có tinh hiệu lực và kiểm chứng
dược, có tinh thực nghiệm và phê phán. Các dặc điểm này dược giải
thích cụ thể như sau:
Được kiểm soát: trên thực tế, có rất nhiều yếu tố tác dộng dến
một kết quả nào dó. Rất hiếm khi một kết quả xảy ra chỉ do tác dộng
của một yếu tố dơn lẻ nào dó. Nhất là dối với khoa học xa hội và khoa
học kinh tế, vốn nhằm giải thích mong muốn và hành vi của con
người nói chung về các vấn dề kinh tế - xã hội, các yếu tố này là hết
sức phức tạp. Mặc dù ta cần làm rõ bản chất quan hệ cUa các yếu tố
nguyên nhân và kết quả nhưng các quan hệ này quá phức tạp và lại
có thể tác dộng lẫn nhau, nên lại làm cho quan hệ nhân - quả càng
trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, ta cần phải dơn giản hóa các quan hệ
nhân - quả bằng cách xem xét tác dộng của một vài yếu tố cần
nghiên cứu trong khi kiểm soát các yếu tố khác. Trong lĩnh vực khoa
học tự nhiên, các nhà ,nghiên cứu có thể kiểm soát các yếu tố này
bằng cách thiết lập các thi nghiệm có kiế'm soát chặt chẽ dế bảo dảm
chỉ có các yếu tố dược nghiên cứu mới có thế' tác dộng dến dối tượng
nghiên cứu. Ngược lại, ta không thế’ kiểm soát chặt chẽ СЙС yếu tố tổc
dộng dến kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, và vl
thế, cần đánh giá tác dộng của chUng dến kết quả nghiên cứu một
cách cẩn thận.
Có tinh nghiêm ngặt: ta phải luôn luôn bảo dảm rằng các quy
trinh dược áp dụng dể trả lời các câu hỏỉ phải thích dáng, phù hợp và
kiểm chứng dược. Vì tinh chất phức tạp của các vấn dề khoa học kinh
tế và xã hội so với khoa học tự nhiên, mức độ nghiêm ngặt trong
nghiên cứu cUng thay dổi rất nhiều giữa các loại hình này.

14
______ Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế

Có tính hệ thống: tính chất này ngụ ý là quy trình nghiên cứu cần
phải được bảo đảm thực thi theo một trình tự lô-gic. Ta không thể tùy
tiện thay đổi trật tự các bước nghiên cứu.
Có tính hiệu lực và kiểm chứng được: tính chất này ngụ ý là các
kết luận của ta phải dựa trên các phát hiện trong quá trình nghiên
cứu và đúng đắn, đồng thời có thể được người khác hay chính ta kiểm
chứng lại.
Có tính thực nghiệm: điều này có nghĩa là bất kỳ kết luận nào rút
ra được từ nghiên cứu đều phải dựa trên các thông tin thu thập được
từ kinh nghiệm và quan sát thực tiễn.
Có tính phè phán: quy trình nghiên cứu và các phương pháp được
sử dụng cũng phải được phê bình, chỉ trích. Vì vậy quy trình nghiên
cứu phải chặt chẽ để bảo đảm đứng vững trước các phê bình, chỉ trích.

1.1.3 Vai trò của nghiên cứu khoa học


Nghiên cứu khoa học có mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm câu trả lời
cho các câu hỏi đặt ra, nói cách khác là tìm kiếm kiến thức và sự hiểu
biết. Tuy nhiên, nếu ta có thể chia xẻ, phổ biến thông tin, kiến thức
và sự hiểu biết mà ta có được thông qua nghiên cứu sẽ có hiệu quả cao
hơn rất nhiều. Nói cách khác, bản chất của nghiên cứu khoa học là
một quá trình vận dụng các các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp
khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự
báo các sự vật, hiện tượng trong thê giới khách quan. Nghiên cứu có
nghĩa là trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc thực tiễn;
làm hoàn thiện và phong phú thêm các tri thức khoa học; đưa ra các
câu trả lời để giải quyết thực tiễn.
Với cách nhìn như trên, nghiên cứu khoa học còn có vai trò làm
thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của người đọc, thuyết phục người đọc
tin vào bản chất khoa học và kết quả thực nghiệm nhằm đưa người
15
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế _____

đọc đến quyết định và hành động phù hợp để cải thiện tình hình của
các vấn đề đặt ra theo chiều hướng tốt hơn.

1.2 CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN cứu KHOA HỌC


Có nhiều cách phân loại các loại hình nghiên cứu khoa học theo
các tiêu chí khác nhau. Phần dưới đây trình bày một vài cách phân
loại mang tính chính thống, hoặc phổ biến về các loại hình nghiên
cứu.

1.2.1 Phân loại theo OECD


Theo OECD (2002), nghiên cứu và phát triển (Research and
Expermental Development - R&D) bao gồm ba dạng hoạt động: nghiên
cứu cơ bản (basic research, fundamental research, pure research),
nghiên cứu ứng dụng (applied research) và phát triển thực nghiệm
(experimental development).
Nghiên cứu cơ bản là các công việc mang tính lý thuyết hoặc thực
nghiệm được thực hiện chủ yếu để đạt được các kiến thức mới mang
tính nền tảng của các hiện tượng và các sự kiện thực tế quan sát
được, mà không nhằm đến bất kỳ ứng dụng cụ thể nào hoặc sử dụng
theo dự định nào.
Nghiên cứu ứng dụng cũng là các nghiên cứu mang tính nguyên
gốc (original) nhằm đạt các kiến thức mới, nhưng nó định hướng đến
một mục tiêu thực tế cụ thể nào đó.
Phát triển (experimental development) là công việc mang tính hệ
thống, được rút ra từ kiến thức có được từ nghiên cứu và / hoặc kinh
nghiệm thực tiễn, định hướng đến việc sản xuất ra vật liệu mới, sản
phẩm hay công cụ mới, để áp dụng các quy trình, hệ thống và dịch vụ

16
ChUdng 1: Tong quan về nghien củu khoa nọc 4‫ﻵ‬١ ffitoutidng pháp nghiên cúu kinh tế

mới, hoặc dể cải t‫؛‬ến một cách chắc chắn nhùĩmg gì dã dược sản xuất
và áp dụng.
Ha‫ ؛‬cơ quan thống kê ức (Austra‫؛؛‬an Bureísu of Statistics - ABS)
và New Zealand (Statistics New Zealand - Staftiistics NZ) da phat trỉển
hệ thống phân loại nghiên cứu tiêu chuẩn A)\ỊZSRC (Australian and
New Zealand Standard Research Classificaticn،, 2008) dựa trên phân
loại của OECD. Theo hệ thống phân loại nà٢, lloại hình nghiên cứu cơ
bản dược tách ra làm hai dạng là nghiên cứu cơ bản thuần tUy (pure
basic research) và nghiên cứu cơ bản chiếm lược (strategic basic
research). Nghiên cứu cơ bản thuần tUy là cáic công việc mang tinh
thực nghiệm hoặc ly thuyết nhằm dạt dược kúến thức mới mà không
tim kiếm các lợi ícli dài hạn nào khác hơn lầ phát triển kiến thức.
Nghiên cứu cơ bản chiến lược là các công việíc thực nghiệm hoặc lý
thuyết dược tiến hành nhằm dạt dược kỉến t‫؛‬hức mới có định hướng
vào những lĩnh vực cụ thế' với kỳ vọng khám plha thực tiễn.

1.2.2 Phân loại theo tính ứng dụng, mục tiêu và phương thức
điều tra
Kumar (2005) phân loại nghiên cứu theo ba cách khác nhau: 1)
tính ứng dụng; 2) mục tiêu và 3) phương thức thu thập dữ liệu.
Phân loại theo tính ứng dụng
Theo cách này, có hai hình thức nghiên cứu là nghiên cứu cơ bản
(pure research) và nghiên cứu ứng dụng (applied research). Nghiên cứu
cơ bản cũng là loại hình nghiên cứu nhằm mục tiêu phát triển, thử
nghiệm, kiểm chứng các phương pháp, quy trình, kỹ thuật và công cụ
nghiên cứu nhằm cải thiện bản thân phương pháp luận nghiên cứu.
Nghiên cứu ứng dụng là loại hình nghiên cứu sử dụng các lý thuyêt,
phương pháp luận, phương pháp, công cụ kỹ thuật, quy trình nghiên
cứu đã được biết đế thu thập, xử lý và phân tích thông tin nhằm hình

17
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh t ế _____

thành chính sách, cách thức quản lý mới hoặc cải thiện sự hiểu biết
đối với một sự vật hiện tượng.
Phân loại theo mục tiêu nghiên cứu
Theo cách phân loại này, có các hình thức nghiên cứu sau đây.
Nghiên cứu mô tả (descriptive research) là loại hình nghiên cứu
nhằm tìm hiểu bản chất của sự vật hiện tượng thông qua cách thức
mô tả chi tiết một tình huống, một vấn đề.
Nghiên cứu khám phá (exploratory research) được áp dụng khi
nghiên cứu những vấn đề mới mẻ, chưa được hiểu biết sâu sắc, hoặc
cần đánh giá khả năng nghiên cứu sâu. Đây cũng là dạng nghiên cứu
khả thi (feasibility studyH hoặc là nghiên cứu thử nghiệm (pilot
study). Mục tiêu của loại hình nghiên cứu này là khám phá các đặc
điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu, từ đó xem xét tính cần thiết
và khả năng nghiên cứu sâu ở các giai đoạn kế tiếp.
Nghiên cứu tương quan (correlational research) nhằm tìm hiểu
mối quan hệ, sự phụ thuộc qua lại giữa các sự vật hiện tượng.
Nghiên cứu giải thích (explanatory research) nhằm làm sáng tỏ
bản chất của mối quan hệ giữa hai sự vật, hiện tượng.
Phân loại theo phương thức thu thập dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin dữ liệu đế phân
tích và trả lời câu hỏi là một bước tất yếu phải được thực hiện. lữii
thu thập thông tin, nhà nghiên cứu có thể chọn lựa một trong hai
cách tiếp cận là có cấu trúc (structured) hoặc là không có cấu trúc
(unstructured). Với cách tiếp cận cấu trúc, ta có loại hình nghiên cứu
định lượng (quantitative research), là cách thức mà toàn bộ quá trình
nghiên cứu, từ việc xác lập mục tiêu, thiết kế nghiên cứu, chọn mẫu
và định hình các câu hỏi thu thập thông tin đều được quyết định

18
ChUCng V. TổĩìQ quan về nQhiên cau khoatxoc \ầ\v>xì\\?u*jn9 phàp ngh\ẽn củu kinh tẽ

trước. Ngược lại, nghiên cứu định tinh (qualíitíattive research) cho phép
có sự linh động rất lớn trong mọi bước cUa quáí 1trinh nghiên cứu.
Thông thường, nghiên cứu định tinh c;ũm۶g dược coi như là loại
hình nghiên cứu nhằm mô tả sự vật, hiện 'hưựng mà thông tln thu
thập chủ yếu là thông tin dưới dạng thang dlo danh nghĩa (nominal
scale) hay là thang do thứ bậc (ordinal 3ca.le)J. Loại hình nghiên cứu
này cũng không quan tâm dên sự biến thiên ٠ciủa dối tượng nghiên cứu
và cUng không nhằm lượng hóa sự biến thiên mày. Vì vậy, không nhất
thiết phải ấp dụng các công cụ thống kê trong nghiên cứu dinh tinh.
Trong khi dó, nghiên cứu định lượng là l(oại hình nghiên cứu mà
ta muốn lượng hóa sự biến thiên của dối tượng nghiên cứu. Vi thế,
thống kê là công cụ dược ứng dụng cho việc llượng hóa các thông tin
của nghiên cứu định lượng.
Mặc dù phân loại theo hai hình thức định tinh và định lượng như
trên trong thực tế ta vẫn thường phối hợp hai loại hình này với nhau
theo các mức độ khác nhau tùy theo mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu.

1.2.3 Các cách phân loạỉ khác


Còn có nhiều cách phân loại nghiên cứu khác ở các tài liệu khác
nhau. Dầu tiên là cách phân loại dựa trên phương thức nghiên cứu,
chU trọng dến phương thức mà nha nghỉến cứu áp dụng trong quá
trinh nghiên cứu. Theo cách phân loại này, có hai loại hình nghiên
cứu là:
Nghiên cứu thực nghiệm (empirical research) liên quan dến các
hoạt dộng của dời sống thực tê. Loại hình nghiên cứu này chủ yếu thu
thập thOng tin, dữ liệu, chứng cứ thực tê thống qua thực nghiệm hay
quan sát thực tiễn. Nghiên cứu thực nghiệm có thể dược tiến hành
dưới dạng nghiên cứu hỉện tượng thực tế (thOng qua khảo sát thực tế)

19
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cửu kình t ế

hoặc là nghiên cứu hiện tượng trong điều kiện có kiểm soát (thông
qua tổ chức thí nghiệm).
Nghiên cứu lý thuyết (theoretical research) là hình thức nghiên
cứu chủ yếu thông qua sách vở, tài liệu, các học thuyết và tư tưởng. Có
thể có hình thức nghiên cứu lý thuyết thuần túy, tức là các nghiên cứu
để bác bỏ, ủng hộ, hay làm rõ một quan điểm hay lập luận lý thuyết
nào đó; hoặc là nghiên cứu lý thuyết định hướng ứng dụng. Thông
thường lý thuyết là cơ sở cho hành động. Nghiên cứu loại này sẽ giúp
tìm hiểu các lý thuyết được áp dụng như thế nào trong thực tế, các lý
thuyết có ích như thế nào cho việc làm nền tảng cho nghiên cứu ứng
dụng.
Thông thường một nghiên cứu sẽ liên quan đến cả hai khía cạnh
lý thuyết và thực nghiệm. Cách thức phân loại này có tính tương tự
khá cao so với cách phân loại theo khả năng ứng dụng của nghiên
cứu.
Ngoài ra, còn có một vài hình thức phân loại nghiên cứu khác
như;
Nghiên cứu quá trình: tìm hiểu lịch sử của một sự vật hiện
tượng hoặc con người.
Nghiên cứu đánh giá: tìm hiểu và đánh giá theo một hệ thống
các tiêu chí.
Nghiên cứu chuẩn tắc: đánh giá/dự đoán những việc sẽ xảy ra
nếu thực hiện một sự thay đổi nào đó.
Nghiên cứu mô phỏng: đây là kỹ thuật tạo ra một môi trường
có kiểm soát để mô phỏng hành vi/sự vật hiện tượng trong
thưc tế.

20
Chương V. Tổng quan về nghĩên cOu khoa hoc ٠ phương phâp nghiên cựu kinh

1.3 NGHIÊN CỨU KINH TÊ


Trong phạm V‫ ؛‬khoa học kinh tế, lý thưy^ết kinh tê' học cho rằng
kinh tế học là việc nghiên cứu xem xã hội ٩iJ.١.yết định sản xuất cái gì,
sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai (B.egg, 2005). Dây là những
câu hỏi nền tảng của kinh tế học, và nhấn mạnh yếu tố xã hội mà
trong dó, vai trò và hành vi của con người đối với việc ra các quyết
định kinh tế. VI vậy, khoa học kinh tế đượ.c coi là một bộ phận của
khoa học xã hội, chuyên nghiên cứu và giải thích hành vi kinh tế của
con người. Kinh tế học nhằm chủ yếu tim ki^m những câu trả lời hoặc
những giải thích về hành vi của con người trong bối cảnh dung hòa
các mâu thuẫn giữa mong muốn cá nhân về c.hiếm hữu hàng hóa, dịch
vụ và sự khan hiếm các ng‫ذا‬ồn lực dể sản xu.â't các bàng hOa, dlch vụ
này (Begg, 2005). Todaro và Smith (2009) cho rằng kinh tế học truyền
thống (traditional economics) chủ yếu quan tầm dến việc phân bố các
nguồn lực sản xuất khan hiếm một cách có hiệu quả và ít tốn kém chi
phi nhất, và quan tâm dến sự tàng trưởng tối ‫ ﻟﻌﺎ‬của các nguồn lực
này theo thời gian theo cách mà có thể tạo ra diíợc hàng hóa và dịch
vụ ở quy mô Idn hơn. Kinh tế học theo nghla nầy nhấn mạnh dến tinh
hoàn hảo cUa thị trường, vai trò tối thitợng của người tiêu dUng, sự
diều chỉnh gia tự dộng trên thị trương, cách thức ra qiíyết định dựa
trên nguyên tắc lợi ích biên, V.V.
Các câu hỏi nền tảng của kinh tế học truỉ^ền thống có thể dược
phân chia thành hai nhOm cơ bản tùy thuộc vào góc nhìn của nhà
nghiên cứu. Với góc nhìn từ nền kinh tế, ta bản khoăn về hoạt dộng,
cấu trUc, hành vi và quá trinh ra quj’ết định của cả nền kinh tế ở các
cấp độ quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu. Dây là những câu hỏi nền
tảng của kinh tế vĩ mô. Với góc nhin cUa từng gia dinh hoặc công ty,
ta dặt ra câu hỏi về hành vi của các cá nhân trong xã hội về việc ra
quj^ết định phân bổ các nguồn lực khan hiếm và cung, cầu dối với

21
Chương 1: Tổng quan vể nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế

hàng hóa và dịch vụ trong quan hệ với giá của hàng hóa và dịch vụ
đó. Kinh tế vi mô có nhiệm vụ giải đáp các câu hỏi này.
Trong khi đó, kinh tế phát triển, với cách tiếp cận tổng hợp, hệ
thống, nghiên cứu các vấn đề phát triển kinh tế và sự vận động của
nền kinh tế trong mối quan hệ tương tác qua lại với các vấn đề xã
hội. Các vấn đề nghiên cứu cơ bản của kinh tế phát triển là tăng
trưởng và phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và phúc lợi
cho con người bao gồm nghèo đói và bất bình đẳng, gắn chặt với việc
sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên và tri thức của con người.
Todaro và Smith (2009) quan niệm kinh tế phát triển, ngoài các khía
cạnh phân phối hiệu quả các nguồn lực, còn chú trọng đến các vấn đề
kinh tế, xã hội, chính trị và thể chế, cả ở các khía cạnh công và tư.
Với các điểm xuất phát như trên, ta có thể đưa ra hàng loạt câu
hỏi liên quan đến các vấn đề kinh tế ở các cấp độ khác nhau, ví dụ
như:
Tại sao ở Việt Nam, ta phải mua xe ô-tô với giá rất cao so với
nhiều nước khác trên thế giới?
Chính sách thuế nhập khẩu hiện nay đối với xe ô-tô tác động
như thế nào đến hành vi của người tiêu dùng và cầu đối với xe
ô-tô nhập khẩu?
Tại sao trong những năm gần đây, lạm phát có xu hướng
nghiêm trọng hơn ở Việt Nam?
Liệu xu hướng phát triển kinh tế hiện nay có tác động tiêu cực
đến tính bền vững về môi trường tự nhiên và bền vững về xã
hội hay không?
Ngành nông nghiệp Việt Nam phải được điều chỉnh như thế
nào để có thể tự vệ tốt hơn và tăng cường khả năng cạnh tranh
trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới?

22
ChUdng V. Tổng quan về nghiẽn cứu khoa học và phudng pháp nQhiẽn cúu kinh tẽ'

Vì sao Dồng Bằng Sông Cửu Long, nơi có nhiều diều kiện thiên
nhiên ‫ ﻟﻌﺎ‬dãi, lại có trinh độ dân tri thấp và tỷ lệ hộ gia dinh
nghèo khá cao so với mức trung binh của cả nước?
Ta có thể tim thấy hàng ngàn, hàng vạn câu hỏi tương tự như
trên từ người tiêu dUng, công chUng trong xã hội, từ nhà sản xuất,
doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, và các nha làm chinh sách. Các
câu hỏi nhií thế chỉ có thể diíỢc trả lời cụ thể dựa trên các nền tảng lý
thuyết kinh tế, các bằng chứng thực nghiệm hoặc quan sát thực tế
thông qua các biện pháp xử ly thông tin, dữ liệu một cách dUng dắn
và tin cậy.
Muốn vậy, ta phải hiểu rõ bản chất của nghiên cứu khoa học và
phương pháp nghiên cứu kinh tế.
Trong khuôn khổ nghiên cứu kinh doanh, một bộ phận của khoa
học quản trị. Cooper và Schindler (2006) cho rằng: “Nghiên cứu kinh
doanh là một diều tra mang tinh hệ thống nhằm cung cấp thông tin
dể hiíơng dẫn cho các quyết định quản ly. Nghiên cứu kinh doanh là
một quá trinh lập kế hoạch, thu thập, phân tích và phổ biến các
thông tin, dữ liệu phù hợp và sự hiểu biết sâu sắc cho cốc nhà hoạch
định chinh sách theo cách thức mà nó huy dộng tổ chức dể thực thi
các hành dộng thích hợp, nhằm tối da hóa cấc kết quả hoạt dộng kinh
doanh”.
ư ng dụng vào khoa học kinh tế, có thể hiểu nghiên cứu kinh tế là
quả trình thu thập thông tin, dữ liệu, chứng cứ, vận dụng cấc kiến
thức và công cụ phân tích xử ly thông tin dữ liệu nhằm dạt dược sự
hiểu biết về vai trò và hành vi của từng cá nhân, hộ gia dinh, công ty,
quốc gia hoặc là tổng thể nền kinh tế dối với việc ra quyết định dưa
ra các quyết định kinh tế trong một bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể.

23
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế _____

1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY KHOA HỌC


Nghiên cứu về bản chất là quá trình phân tích và xử lý thông tin.
Đây chính là quá trình tư duy của nhà nghiên cứu theo các bước một
cách lô-gic. Cho dù vấn đề nghiên cứu hay lĩnh vực nghiên cứu có
khác biệt đến đâu đi nữa thì cách thức mà ta tư duy đều giống nhau
một cách phổ quát. Cách thức tư duy để phân tích và xử lý thông tin
còn được gọi là lập luận hay lý lẽ (reasoning). Có hai cách tiếp cận cơ
bản trong tư duy phân tích, được gọi là cách tiếp cận hay phương pháp
quy nạp (inductive method) và cách tiếp cận hay phương pháp diễn
dịch, còn gọi là phương pháp suy diễn (deductive method).
Phương pháp diễn dịch liên quan đến các bước tư duy sau:
1. Phát biểu một giả thuyết (dựa trên lý thuyết hay tổng quan
nghiên cứu).
2. Thu thập dữ liệu để kiểm định giả thuyết.
3. Ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết.
Phương pháp quy nạp có ba bước tư duy:
1. Quan sát thế giới thực.
2. Tìm kiếm một mẫu hình để quan sát.
3. Tổng quát hóa về những vân đề đang xảy ra.
Trên thực tế, nghiên cứu khoa học thường ứng dụng bao gồm cả
hai cách tiếp cận quy nạp và diễn dịch (Hình 1.1) Phương pháp quy
nạp đi theo hướng từ dưới lên (bottom up) rất phù hợp để xây dựng
các lý thuyết và giả thuyết; trong khi phương pháp diễn dịch đi theo
hướng từ trên xuống (top down) rất hữu ích để kiểm định các lý
thuyết và giả thuyết (Hình 1.2).

24
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và ipthương pháp nghiên cứu kinh tế

Mầu

Quy nạp Diễn dịch

Hình 1.1 Vòng tròn nghiên cứu và hai cách tiếp cận tư duy

N s iiồ n : Trochim, 200B

Hình 1.2 Hai phương pháp tư duy khoa học

1.4.1 Tư duy diễn dịch


Tiếp cận nghiên cứu theo lôi diễn dịch là một hình thức lập luận
mà mục đích của nó là đi đến kết luận, và kết luận nhất thiết phải đi
theo các lý do cho trước. Các lý do này dển đến kết luận và thể hiện
qua các minh chứng cụ thê. Để một suy ljận mang tính diễn dịch là
đúng, nó phải đúng và hợp lệ:

25
ChUdnQ V. тбпд quan về nghiên сйи khoa học và phưdng phàp nghiên cứu kinh tế

Tiền dề (lý do) cho trước dối với một kết luận phải dJng với
thế giới thực (dUng).
Kết luận nhất thiết phải di theo tiền dề (hợp lệ).

V íd ụ 1.1
Việc phỏng vấn các hộ gia dinh trong khu phố cổ là khó khăn và
tốn kém (Tiền dề 1)
Cuộc diều tra này liên quan dến nhỉều hộ gia dinh trong khu phố
cổ (Tiền dề 2)
Việc phỏng vấn trong cuộc diều tra này là khó khăn và tốn
kém (Kết luận)

Thông thường, hầu hết các nghiên cứu dều dược phát triển theo
cấch tư duy diễn dịch. Diều này dễ hiểu vì hầu hết ta khi nghiên cứu
dều dựa trên những lý thuyết sẵn có và dược thừa nhận như là quy
luật chung, mang tinh phổ quát trên toàn thế giới. Một khi dã thừa
nhận tinh dUng dắn gần như tuyệt dối của ly thuyết, ta thường có xu
hướng ‘diễn địch’ ly thuyết vào trong bối cảnh mà nghiên cứu và áp
dặt tinh dUng này dể giải thích sự vật, hiện tượng mà ta dang
nghiên cứu.
Ví dụ, dựa vào lý thuyết kinh tế vi mô, chUng ta tin rằng mức cầu
của người tiêu dUng dối với một loạỉ hàng hóa, dịch vụ nào dó sẽ tảng
lên khi giá của hàng hóa, dlch vụ dó giảm di; và ngược lại. Khi nghiên
cứu hành vì của người tiêu dUng ở một thị trường cụ thể nào dó, cho
một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể nằo dó, ta có xu hướng diễn dịch
theo dUng tinh thần lý thuyết trên dể giải thích sự thay dổi về mức
cầu của họ theo giấ.
Tuy nhiên, cần suy xét cẩn thận về kết luận có thể rút ra từ cách
tíếp cận này, vì ta không chắc rằng liệu ly thuyết có dUng tuyệt dối

26
ChUdng 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa hQC và phương pháp nghiên cửu kinh tế

trong mọi hoàn cảnh nghiên cứu hay không. Nhất là trong khoa học
kinh tế và khoa học xã hội. tinh phức tạp của vấn đề nghiên cứu rất
cao và kết quả nghiên cứu thường chịu tác dộng bởi rất nhiều yếu tố
khác nhau mà ta không biết dược toàn bộ, hoặc là lý thuyết không thể
bao quát toàn bộ mọi khía cạnh của vấn dề nghiên cứu. Nhà nghiên
cứu cần phải kiểm chứng xem liệu kết quả nghiên cứu có phù hợp với
thực tiễn hay không trước khi rUt ra kết luận cuối cUng. Ngoài ra,
cUng cần 1é ý là cách tiếp cận nghiên cứu kinh tế theo các mô hình
kinh tế chuẩn tắc thường dựa trên các giả định mang tinh ly thuyết,
ví dụ thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin minh bạch, các quyết
định kinh tế dều dựa trên tinh duy ly, Ѵ .Ѵ , mà trên thực tế, các giả
định này thường bị vi phạm trong bối cảnh cụ thể của nghiên cứu, dặc
biệt dối với các quốc gia có nền kinh tế chuyển dổi.
Chinh vì vậy, nếu tiếp cận diễn dịch một cách khiên cưỡng và thỉếu
suy xét, ta có thể dễ dàng mắc phải sai lầm khi kết luận nghiên cứu.
Theo cUng hình thức ví dụ về suy luận trên (Ví dụ 1.1), ta có thể xem
xét một trường hợp diễn dịch sai lầm như sau:

Ví dụ 1.2
Chim là loài vật biết bay (Tiền dề 1)
Doi cUng là một loài vật biết bay (Tiền dề 2)
Dơi la một loài chim (Kết luận)

1.4.2 Tư duy quy nạp


Cách tiếp cận quy nạp không gO bó nhà nghiên cứu trong các
khuôn khổ ly thuyết, mà cho phép nhà nghiên cứu quan sát vấn dề
nghiên cứu, sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu trong thế gidi thực,
hoặc là toàn bộ hoặc thông qua một mẫu hình cụ thể. Từ các quan sốt,
ghi nhận, mô tả, phân tích sâu sắc mà nhà nghiên cứu có thể dUc rUt,

27
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kirh t ế

tồng quát hóa (quy nạp) ra các quy luật vận động, phát triển của đôì
tượng nghiên cứu. Nếu có khả năng tổng hợp cao và quy nạp sâu sắc,
nhà nghiên cứu có thể xây dựng và phát triển các lý thuyết mới.
Trong khoa học tự nhiên, có rát nhiều điển hình về các nhà
nghiên cứu, các nhà bác học sử dụng tiếp cận quy nạp đế phát minh,
phát hiện ra các lý thuyết hoặc kiến giải khoa học vĩ đại, ví dụ như
nhà bác học Issac Newton và Định luật Vạn vật hấp dẫn, nhà bác học
Archimedes với Định luật Archimedes.
Trong lĩnh vực khoa học kinh tế, các học giả kinh tế nổi tiếng
trên thế giới như Adam Smith, David Ricardo, John Maynard Keynes,
Arthur Lewis và nhiều nhà khoa học khác đã xây dựng nên các lý
thuyết và mô hình lý thuyết khác nhau và đặt nền móng cho khoa học
kinh tế.
Phương pháp quy nạp hoàn toàn khác với diễn dịch. Trong quy
nạp, không có các mối quan hệ chặt chẽ giữa các lý do và kêt quả.
Trong quy nạp, ta rút ra một kết luận từ một hoặc hơn các chứng cứ
cụ thể. Các kết luận này giải thích thực tế, và thực tế ủng hộ các kết
luận này. Như vậy, tiếp cận quy nạp chú trọng đến các chứng cứ thực
tiễn và khả năng giải thích của các chứng cứ thực tiễn này đối với
vấn đề nghiên cứu.

Ví dụ 1.3
Một địa phương thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo cho
người dân, nhưng sau ba năm thực hiện thì tỷ lệ hộ nghèo vẫn không
giảm. Tại sao tỷ lệ hộ nghèo không giảm? Kết luận có phải là chính
sách xóa đói giảm nghèo sai hay không?
Các giải thích có thể là:
1. Chính quyền địa phương chọn sai đối tượng để thực thi chính
sách xóa đói giảm nghèo.
28
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học vằ ữhiU('ơrnp pháp nghiên cứu kinh tế

2. Vốn đầu tư của chính sách này nhằm ١hiỗ' t٢ợ, kích thích hoạt
động kinh tế của người nghèo quá ít, không đtủ ổlế‫ ؛‬tạo ra sự thay đổi.
3. Thị trường hàng hóa, dịch vụ ở địa phưc"‫؛‬r,ig phát triển chưa đủ
mạnh để tạo ra cơ hội mới cho người nghèo tiếp (cận và hưởng lợi.

Trong nghiên cứu kinh tế, ta thường kết hcfp) cả hai cách tiếp cận
quy nạp và diễn dịch. Với cách tiếp cận quy nạp, ta thường mô tả sự
vật, hiện tượng nghiên cứu thông qua quan sát thực tiễn và cố gắng
phát hiện ra các quy luật vốn có bằng lý luận hoặc bằng các công cụ
phân tích thống kê mô tả. Với cách tiếp cận diễn dịch, chúng ta
thường xây dựng khung phân tích và mò hình phân tích kinh tế lượng
dựa trên các mô hình lý thuyết và thực nghiệm có sẵn để giải thích
quan hệ tương quan hoặc nhân quà cho vấn đề nghiên cứu. Hai cách
tiếp cận này không mâu thuẫn nhau mà thực sự bổ sung cho nhau để
làm sáng tỏ bản chất của vấn đề nghiên cứu. Cách tiếp cận diễn dịch
cho phép ta có một nền tảng lý thuyết vững chắc cho nghiên cứu.
Trong khi đó, cách tiếp cận quy nạp lại cho ta khả năng hiểu sâu sắc
vấn đề nghiên cứu trong một bôi cảnh nghiên cứu cụ thể thông qua
các chứng cứ thực tiễn và giúp ta khám phá những tính chất đặc thù
của vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh riêng của nó mà lý thuyết chưa
bao quát hết.

1.5 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG. NGHIÊN c ứ u ĐỊNH TÍNH VÀ


PH Ố IH Ợ P

Tiếp cận theo cách nhìn liên quan đến phương thức thu thập dữ
liệu, hoặc bản chất của mục tiêu nghiên cứu, có thể chia phương pháp
nghiên cứu thành ba phương pháp nghiên cứu khoa học tổng quát là
nghiên cứu định tính (qualitative research methods), nghiên cứu định

29
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế _____

lượng (quantitative research methods) và nghiên cứu phối hợp٤ (mixed


research methods). Phần này sẽ trình bày các kiến thức căn bản về
các phương pháp trên cũng như các khả năng ứng dụng chúng vào
nghiên cứu kinh tế.

1.5.1 Nghiên cứu định tính


Thông thường, nghiên cứu định tính được coi như là loại hình
nghiên cứu nhằm mô tả sự vật, hiện tượng mà thông tin thu thập chủ
yếu là thông tin dưới dạng thang đo danh nghĩa (nominal scale) hay là
thang đo thứ bậc (ordinal scale). Loại hình nghiên cứu này cũng
không quan tâm đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và cũng
không nhằm lượng hóa sự biến thiên này. Vì vậy, không nhất thiết
phải áp dụng các công cụ thống kê trong nghiên cứu định tính.
Berg (2009) cho rằng nghiên cứu định tính hướng đến ý nghĩa,
khái niệm, định nghĩa, đặc điểm, tính ẩn dụ, biểu tượng, và sự mô tả
các đối tượng nghiên cứu. Cooper và Schindler (2006) cho rằng, khi
nghiên cứu, trong nhiều trường hợp ta cần phải hiểu tại sao vấn đề
nghiên cứu xuất hiện và vì lý do nào. Nếu ta chỉ cần biết cái gì xảy
ra, xảy ra thường xuyên hay không, thì tiếp cận theo nghiên cứu định
tính sẽ phù hợp. Nhưng để hiểu các ý nghĩa tại sao con người có
những hành vi, hành động khác nhau, ta cần phải biết và áp dụng các
kỹ thuật nghiên cứu phù hợp nhằm khám phá ra sự lý giải, hiểu biết
và động lực ẩn giấu của họ. Vì vậy, nghiên cứu định tính nhằm vào
việc cho ta biết như thế nào (quá trình diễn ra) và tại sao (ý nghĩa)
mà sự vật, hiện tượng nghiên cứu xảy ra.
Cooper và Schindler (2006) cũng cho rằng nghiên cứu định tính
thường được áp dụng trong các lĩnh vực nhân chủng học, xã hội học,
tâm lý học, ngôn ngữ học, truyền thông, kinh tế học và ký hiệu học.

^ ở một số tài liệu tiếng Việt, thuật ngữ này có thể được dịch tương đương là ‘nghiên
cứu hỗn hợp’.
30
Chương ì: ĩổng guan về ngh١èn cứu Khoa học và ọhương pháp nghiSn cựu Kinh te

Theo ha‫ ؛‬tác giả này, nghiên cứu định tinh rất phù hỢp trong các bối
cảnh cụ thể sau:
Sử dụng cẩn thận kê't quả tổng quan ta‫ ؛‬liệu dể xây dựng các
câu hỏi thăm dò;
. Xem x é t k ỹ lư ỡ n g d ể c h ọ n lự a p h ư ơ n g p h á p lu ^

Thực h iệ n phương pháp lu ậ n n g h iê n cứu th e o cá

(nghiên cứu thực dịa) thay vì theo cách dược kiểm soát chặt chẽ
(phOng thi nghiệm);
- C h ọ n m ẫ u p h ù h ợ p v ớ i v ấ n dề n g h iê n cứu th a y v ì c

d ạ t t i n h d ạ i d i ệ n c h o t ổ n g t h ế ';

Phát triển c h c caii hỏi m ang tinh n g o ạ i lệ , v ư ợ t ra khỏi kh^


khổ cUa nguyên tắc hay lý thuyêt;
- Xử ly dữ liệ u từ n h iề u n g u ồ n và tro n g n h ữ n g bối cả

nhau;

. Tổ chức việc đánh g‫؛‬á chuyên gia về kết quả nghiên cứu dể có
thêm dược sự rõ ràng, hiểu biết sâu sắc và giảm thiên lệch.
Với bản chất như vậy, nghiên cứu dinh tinh bao gồm một chuỗi
các kỹ thuật diễn giải nhằm mô tả, giải mã, dlch nghĩa và tương tự dể
hiểu dược ý nghĩa.
Mặt khác, khi cần h‫؛‬ế'u biê't một khái niệm hay hiện tượng bởi vì
hầu như người ta chưa thực hiện nghiên cứu nào về khái niệm hay
hiện tượng dó, thi cách tiếp cận định tinh dáng dược sử dụng. Nghiên
cứu định tinh mang tinh khảo sát và hữu ích khi nhà nghiên cứu chưa
biết những biến số quan trọng dể xem xét. Cách tiếp cận thuộc loại
này có thể cần thiết bởi vì dề tài còn mới mẻ, dề tài chưa bao giờ
dược xử ly với một mẫu hay nhOm người nhất định, hay các ly thuyết

31
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kntì tế _____

hiện hữu không áp dụng được với mẫu hay nhóm đặc biệt dang được
nghiên cứu (Morse, 1991, trích bởi Creswell, 2003).
Nghiên cứu định tính thường sử dụng phương pháp chọn mẫu có
mục đích, thu thập dữ liệu mở, phần tích văn bản hay hình ảnh, trình
bày thông tin bằng hình và bảng, và giải thích có tính cá nhân các
kết quả tìm thấy.
Nghiên cứu định tính thường được áp dụng ở cả giai đoạn thu
thập dữ liệu và phân tích dữ liệu, ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các kỹ
thuật định tính thường được áp dụng bao gồm phỏng vấn nhóm (focus
group), phỏng vấn chuyên gia (individual depth interview), nghiên cứu
tình huống (case studies), lý thuyết nền (grounded theory), nghiên cứu
hành động (action research), và quan sát (observation).
ở giai đoạn phân tích, nghiên cứu định tính sử dụng các kỹ thuật
phân tích nội dung (content analysis) đối với các bản ghi chép hay là
bản ghi âm, thu hình từ các đối tượng quan sát, từ quan sát hành vi,
cũng như các chứng cứ, sự kiện hiện hữu.
Nghiên cứu định tính sẽ là lý tưởng nếu ta muốn khám phá cảm
giác, tình cảm, cảm nhận, mong muốn của con người, hay là hành vi
của họ.
Nghiên cứu định tính lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao
gồm :

Con người (cá nhân hay nhóm người)


Cơ quan hay tổ chức
Văn bản (được in ấn, công bố, bao gồm cả dạng ảo)
Vật thể, đồ vật tạo tác, sản phẩm truyền thông (dạng văn
bản/thị giác/cảm giác và vật chất ảo)

32
______ Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế

Sự kiện và hiện tượng (dạng văn bản/thị giác/cảm giác và vật


chất ảo).
Các phương pháp định tính được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực
quản trị. Sau đây là một vài ví dụ về bối cảnh áp dụng.

Bảng 1.1 Các trường hỢp sử dụng phù hỢp đối với phương
pháp định tính trong lĩnh vực quản trị

Khu Câu hỏi cần trả lời


vực
quyết
định
Phân Tại sao một nhóm người này sử dụng loại sản phẩm cụ
khúc thị thể nào đó nhiều hơn nhóm khác?
trường Khách hàng của ta là ai, và họ sử dụng sản phẩm của ta
như thế nào?
Văn hóa ảnh hưởng gì đến sự lựa chọn sản phẩm?

Phát Ta nên dùng hình ảnh gì đế nối kết với khách hàng mục
triển tiêu của ta?
khái
niệm
quảng
cáo
Phát Thị trường hiện thời của ta nghĩ gì về một ý tưởng sản
triển phẩm mới?
sản Chúng ta cần các sản phẩm mới, nhưng nên là những sản
phẩm phẩm gì đế có lợi thế?
mới Khách hàng của ta sẽ cảm nhận như thế nào về một công
nghệ mới áp dụng trong căn nhà của họ? Họ dự định gì
33
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế

Khu Câu hỏi cần trả lời


vực
quyết
định
trong tương lai?
Phân Tại sao khách hàng trung thành của ta lại không mua
tích bán hàng nữa?
hàng

Cải Ta nên làm gì để thúc đẩy năng suất làm việc của công
thiện nhân?
năng
suất
Thiết kế Khách hàng của ta sử dụng bao bì sản phẩm như thế nào?
bao bì Liệu những dự định cải tiến về bao bì có ảnh hưởng gì
đến cảm nhận và sử dụng của họ về sản phẩm của chúng
ta?
Hình Hình ảnh thương hiệu của ta so như thế nào với hình ảnh
ảnh thương hiệu của đối thủ cạnh tranh? Ta có thế làm gì đế
thương tạo ra.sự khác biệt nhiều hơn? Cái gì làm tăng giá trị cho
hiệu thương hiệu của ta?

Thiết kê Khách hàng thích mua sắm trong cửa hàng của ta như
bán lẻ thế nào? Họ mua sắm với mục tiêu định trước, hay là có
những động cơ nào dẫn dắt?
Hiểu Lau một sàn gỗ trải qua những bước nào? Sản phẩm của
quá ta được cảm nhận hay liên quan như thê nào đên quá
trình trình này?

Nguồn: Cooper và Schindler (2006)


34
Chương 1: Tông quan vê nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế

1.5.2 Nghiên cứu định lượng


Nghiên cứu định lượng là loại hình nghiên cứu mà ta muôn lượng
hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu. Vì thế, thống kê là công
cụ được ứng dụng cho việc lượng hóa các thông tin của nghiên cứu
định lượng.

Các phương pháp định lượng bao gồm các quy trình thu thập dữ
liệu, phân tích dữ liệu, giải thích (diễn giải), và viết ra các kết quả
của một công trình nghiên cứu. Các phương pháp chuyên biệt được
phát triến cho các loại hình nghiên cứu dựa trên điều tra/khảo sát
cũng như cho hình thức nghiên cứu trong điều kiện có kiểm soát (tổ
chức thực hiện thí nghiệm). Các phương pháp chuyên biệt này đều
liên quan đến việc xác định mẫu và tổng thể, nêu rõ chiến lược điều
tra, thu thập và phân tích dữ liệu, trình bày các kết quả, đưa ra lời
giải thích và viết nghiên cứu theo cách thức ph(j hợp với một công
trình nghiên cứu tùy theo loại hình của nó.
Nghiên cứu định lượng rất hữu ích và phù hợp nếu vấn đề ta cần
nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến một kết quả nào đó,
tác động của việc can thiệp vào một vấn đề nào đó bằng chính sách
kinh tế, hay là phân tích dự báo sự xuất hiện của sự vật hiện tượng
theo những điều kiện cho trước. Cách tiếp cận định lượng cũng là cách
tiếp cận tốt nhất cho việc kiổ'm định một lý thuyê't hay cách
giải thích.

1.5.3 Nghiên cứu phôi hỢp

N g h iên cứu theo phương pháp phôi hỢp sử dụng các k h ía cạ n h của
cả các phương pháp định lượng lẫn định tín h . T rên thực tế, n g h iên
cứu phôi hỢp cả phương pháp định tính và định lượng lại k h á phố
biên trong n g à n h khoa học xã hội nhân văn, trong đó có n g à n h kinh
tê và quản trị.

35
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế _____

Thông thường, trong nghiên cứu ta thường dựa trên một quan sát
với cỡ mẫu đủ lớn để kết quả có mức tin cậy cần thiết. Ta cũng thường
mong muôn dùng số liệu, thông tin của mẫu để ước đoán sô liệu, thông
tin của tổng thể nghiên cứu. Vì vậy, việc áp dụng các phân tích định
lượng là hiển nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, ta cũng
muốn hiểu rõ thêm bản chất của sự vật, hiện tượng nghiên cứu bằng
cách áp dụng một số kỹ thuật định tính như phỏng vấn nhóm, phỏng
vấn chuyên gia hoặc mô tả quá trình hình thành, phát triển của sự
vật, hiện tượng nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu cũng có thể muốn đạt cả hai kết quả, vừa tổng
quát hóa các kết quả được tìm thấy và vừa mô tả chi tiết về ý nghĩa
của một hiện tượng hay khái niệm cho các cá nhân. Trong nghiên cứu
này, trước hết nhà điều tra khảo sát sơ khdi để biết những biến nào
cần nghiên cứu và sau đó nghiên cứu các biến này bằng cách sử dụng
một mẫu lớn đạt yêu cầu thống kê định lượng. Hoặc là nhà nghiên
cứu có thể trưởc tiên khảo sát một số lứn cá nhân, sau đó tiến hành
tiếp việc khảo sát với một ít cá nhân để biết được quan điểm và ý
kiến cụ thể của họ về vấn đề đang được nghiên cứu.
Vì vậy, thiết kế nghiên cứu theo phương pháp phối hợp hữu ích
trong việc nắm bắt những gì tốt nhất của cả hai cách tiếp cận định
lượng và định tính. Trong những tình huống này, lợi thế của việc thu
thập cả dữ liệu định lượng dưới dạng câu hỏi đóng (close-ended) lẫn
dữ liệu định tính dưới dạng câu hỏi mở (open-ended) tỏ ra là có lợi để
hiểu được tốt nhất vấn đề nghiên cứu.

1.5.4 Khác biệt giữa nghiên cứu định tính và định lượng
Nghiên cứu định lượng có các đặc điểm cơ bản sau đây:
Cô gắng đo lường chính xác sự vật hiện tượng;

36
Chưdng ì: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phoong phảp nghiên cứu kinh ‫ ا‬ể

Trong nghiên cứu kinh doanh, kinh tế: do lường hành vi, kiến
thức, ý kiến và thái độ của của con người nói chung hay khách
hàng nói riêng;
Trả lời các câu hỏi liên quan dến; bao nhiêu, thường xuyên như
thế nào, khi nào, và ai;
Chủ yếu sử dụng phương pháp diều tra;
Thường áp dụng kiểm dinh lý thuyết;
Đòi hỏi nhà nghiên cứu duy tri một khoảng cách với dối tượng
quan sát dể tránh thiên lệch kết quả;
Thông tin thu thập bao gồm các trả lời của ngươi dược diều tra
mà chUng dược mã hóa, phân loại, số hóa dể có thể thực hiện
các phân tích thống kê;
Trong khi dó, nghiên cứu định tinh có các dặc điểm chủ yếu sau:
Nhằm dến phat triển sự hiểu biết thông qua mô tả
thường thiên về xây dựng ly thuyết hơn là kiểm định lý thuyết;
Dữ liệu thường ở dạng văn bản;
Mô tả chi tiê't các sự kiện, tinh huống, tươ^
lời nói hay hình ảnh cấu thành dữ liệu;
Cỡ mẫu nhỏ cho phép tim kiếm kết quả nhanh;
Một số khác biệt cơ bản giữa nghiên cứu định tinh và nghiên cứu
định lượng là:
Mức độ can dự của nhà nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
Quá trinh thu thập dữ liệu
Chuẩn bị cho người tham dự

37
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế

Can dự của nhà nghiên cứu và nhà tài trợ


Loại dữ liệu và cách chuẩn bị
Phân tích dữ liệu và thời gian
Quá trình tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc và ý nghĩa
Mức độ an ninh dữ liệu
Các khác biệt trên được tóm lược ở bảng 1.2 sau đây:
Bảng 1.2 Khác biệt gỉữa nghiên cứu định tính và định lượng

Định tính Định lượng


Tiêu điểm của Hiểu và diễn dịch Mô tả, giải thích và dự báo
nghiên cứu

Can dự của nhà l\lhà nghiên cứu là xúc tác Bị hạn chế, kiểm soát để
nghiên cứu tránh thiên lệch

Mục tiêu nghiên Hiểu sâu sắc, xây dựng lý Mô tả hoặc dự báo, xây
cứu thuyết dựng hoặc kiểm định lý
thuyết

Chọn mẫu Phi xác suất, có mục đích Xác suất

Cỡ mẫu Nhỏ Lớn

Thiết kế nghiên Có thể được điều chỉnh trong Oược .quyết định trước khi
cứu quá trình thực hiện nghiên cứu. bắt đầu nghiên cứu

Thường sử dụng phối hợp nhiều Sử dụng một hay phối hợp
phương pháp đổng thời hay theo nhiều phương pháp
thứ tự. Tiếp cận thời điểm hay lâu
Không kỳ vọng vào sự nhất dài
quán

Chuẩn bị cho Thường có sự chuẩn bị trước Không chuẩn bị trước để


người tham dự tránh thiên lệch của người

38
Chưdng 1: Tổng guan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghièn cứu kinh tế

Định tinh Định iượng


tham dự

Kiểu dữ ‫ ؛ ا ا‬٧ và Mô tả bằng !di nói hay hlnh Mô tả lời nOi


chuẩn b! ảnh lượng hóa dữ liệu bằng
lọc dữ liệu bằng công cụ nnã cách mã hóa dể phân tích
hóa lời nối (dôi khi có trỢ giUp thống kê bàng mày tinh
của máy tinh)

Phân tích dữ Phân tích con người; chủ yếu Phân tích bằng máy tinh -
ІІПп ph!-dịnh lượng Các phưdng phắp toàn và

Nhà nghiên cứu phải nhìn thấy thOng kê la chủ dạo


bCi cảnh cíia hiận tượng nghiOn Phân tích cO thể diễn ra
cứu - khác biệt giữa thực tê' và suốt quá trinh nghiên cứu
sự phán xét ít rO ràng Duy tri sự khác biệt rõ ràng
luôn tiếp tục suổt guá trinh giữa thực tế và phán xét
nghiên cứu

Thấu hiểu và ý Thấu hiểu la chuẩn mực, dược Bị hạn chê' vì không có khảo
nghĩa guyẽ.t định bồi loại và số lượng sát thăm dO và chất lượng
các câu hỏi trả lời tự do của công cụ thu thập dữ liệu
‫ﺍ‬
i
Tham gia của nhà nghiên cứu Sự thấu hiểu di theo sau thu
trong guả trinh thu thập dữ liệu thập dữ liệu và nhập dữ liệu,
cho phép hình thành và kiểm ít cO khả năng tải phỏng
định sự thấu hiểu suOt quá trinh vấn người tham dự

Can dự của nhà CO thể tham gia bằng cách Hiê'm khi tham gia trực tiê'p
tài trợ quan sát nghiên cứu trong thOi hay giắn tiếp với người tham
gian thực hoặc bằng phỏng vấn dự
ghi âm

Thông tin phản CO mẫu nhỏ cho phép thu thập C8 mẫu lởn kéo dài thOi gian
hồ! dữ liậu nhanh hdn thu thập

39
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tê'

Định tính Định lượng


Sự thấu hiểu cho phép rút ngắn Sự thấu hiểu chỉ phát triển
quá trình phân tích dữ liệu sau quá trình thu thập và
nhập dữ liệu, thời gian
nghiên cứu dài

An ninh dữ liệu Khá chặt chẽ. tiếp cận dữ liệu Mọi hoạt động nghiên cứu
hạn chế đều có thể bị đối thủ cạnh
tranh biết được; sự hiểu biết
có thể bị rò rỉ

Nguồn: Cooper và Schindler (2006)

1.6 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC NGHIÊN c ứ u


Nghiên cứu được thực hiện thông qua một tiến trình cụ thể được gọi là
quy trình nghiên cứu. Tuy nhiên, theo cách hiểu phổ biến về quản lý
khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay, về phương diện hình thức
tổ chức thực hiện nghiên cứu, thường có bốn loại hình sau đây:
Đề tài nghiên cứu khoa học;
Dự án khoa học;
Chương trình nghiên cứu khoa học;
Đề án nghiên cứu khoa học.
Phần tiếp theo sẽ giải thích chi tiết hơn về các hình thức này.

1.6.1 Đề tài nghiên cứu


Là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học phổ biến. Đề tài
nghiên cứu có một nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra để giải quyết, và do
một cá nhân hay một nhóm người thực hiện.
40
ChUdng V. TonQ quan về nghiên cửu khoa học và phương phầp nghíên cứu kinh tế

Dề tài nghiên cứu khoa học nhằm vào trả lời những câu hỏi mang
tinh học thuật hoặc thực tiễn, làm hoồ,n thiện và phong phu thêm các
tri thức khoa học và dưa ra các câu trả lời để giải quyết thực tiễn.
Nói cách khác, dề tài nghiên cứu khoa học là một nghiên cứu cụ
thề' có mục tiêu, nội dung, phương pháp rõ ràng nhằm tạo ra các kết
quả mới dáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất hoặc làm luận cứ xây
dựng chinh sách hay cơ sỏ cho các nghiên cứu tiếp theo.
Sau dây là một số ví dụ về dề tài nghiên cứu dược trinh bày dể
minh họa các khái niệm trên:
Tinh trạng nghèo dOi ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhâ
giai phdp
Tim hiểu các khó khăn về hoạt dộng xuất nhập khẩu lương
thực - thực phẩm của Việt Nam khi gia nhập WTO
Tim hiế'u nhu cầu và sự chọn lựa của khách hàng dối với sản
phẩm sữa
Tác dộng của quan hệ hợp tác kinh tế của Vỉệt Nam với Trung
Quốc dối với tinh trạng nhập siêu của Việt Nam
Hệ thống các dề tài nghíên cứu khoa học do Nhà nước quản ly và
tài trợ thường dược chia thành các cấp độ khác nhau do các cấp cơ
quan quản ly khác nhau. Dề tài cấp Nhà nước do Bộ Khoa học và
Công nghệ trực tiếp quản ly, dề tài cấp Bộ do các Bộ chuyên ngành
quản lý, dề tài cấp co" sở do các tổ chức khoa học công nghệ tự quản
ly, dề tài dịa phương do các Sở Khoa học và Công nghệ quản ly.

1.6.2 Dự án khoa học


Là một loại dề tài dược thực hiện nhằm mục dích ứng dụng, có
xác định cụ thể về hiệu quả kinh tế - xã hội. Dự án có tinh ứng dụng
cao, có ràng buộc thò'i gian và nguồn lực.
41
Chưdng 1; тбпд quan về nghiên cứu khoa học và phoong phầp nghiên cứu kinh tế

Một dạng dặc biệt của dự án khoa học là dự án sản xuất thử
nghiệm. Dây là dạng hoạt dộng ứng dụng kết quả triển khai thực
nghiệm dể sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ
mới, sản phẩm mới trước khi dưa vào sản xuất và dời sống.
Một số ví dụ về dự án khoa học như sau:
Dự án xây dựng thi điểm mô hlnh phat tri
Dự án xây dựng thi điểm mô hình hợp tác 1
trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa nông sản

1.6.3 Chương trinh k h .a học


Là một tập hợp các dề tài hay dự án có cUng mục dích xác định.
Trong một chương trinh khoa học, các dề tài dự án trực thuộc mang
tinh dộc lập một cách tương dối, nhưng các nội dung của chUng trong
chương trinh có tinh dồng bộ, hỗ trỢ lẫn nhau.
Vì vậy, chương trinh cũng dược hiểu dưới góc độ quản ly. Với cách
hiểu này, chương trinh khoa học là một nhOm các dự án, dề tài dược
quản ly một cách phối hợp và nhằm dạt dược một số mục tiêu chung
(mục tiêu chương trinh) dã định ra trước.
Một số ví dụ về chương trinh khoa học dã dược triển khai ở Việt
Nam trong giai đoạn 2006-2010 la:
Nghiên cứu, phat triển và ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông" Mã số: КС.01/06-10.
Những vấn dề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam dến
năm 2020”. Mã số: 1 1 0 -01/06.‫ﻳ ﻪ‬
Xây dựng con người và phat triển văn hoá Việt Nam trong tiên
trinh dổi mới và hội nhập quốc tế”. Mã số: I « . 03/06-10.

42
Chương 1: Tổng quan vể nghiên cứu khoa hoc '/à phương pháp nghiên cứu kinh tế

1.6.4 Đề án khoa học


Đề án khoa học là một loại vãn kiện được xây dựng để trình cấp
quản lý cao hơn hoặc gởi cho cơ quan tài trỢ. Đề án nhằm đề xuất xin
thực hiện một công việc nào đó như thành lập một tổ chức, tài trợ cho
một hoạt động nghiên cứu, cải thiện cơ chế quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học, đề xuất các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa
học, v.v.
Ví dụ:
Đề án cải thiện chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học ở
trường Đại học Kinh Tê TP. Hồ Chí Minh
Đề án nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Viêt Nam

1.7 QUY TRÌNH NGHIÊN c ứ u

1.7.1 Quy trình nghiên cứu là gì?


Nghiên cứu không chỉ đơn giản là một hành động đơn lẻ, mà là
một chuỗi các hành động diễn ra theo trình tự và gắn liền với nền
tảng kiến thức cũng như các bước tư duy lô-gic. Chuỗi các hành động
nàv được gọi là quy trình nghiên cứu (research procedure hoặc là
research process), thế hiện một chuỗi các bước tư duy và vận dụng
kiến thức về phương pháp nghiên cứu và kiến thức chuyên ngành khởi
đầu từ việc xác định vấn đề nghiên cứu cho đến bước cuôi cùng là tìm
ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra.
Các bước tuần tự trong quá trình nghiên cứu thay đổi tùy thuộc
vào vấn đề và cách nhìn của nhà nghiên cứu. Mặc dù vậy, trình tự
nghiên cứu chung có tính thống nhất khá cao. Bảng 1.3 kê tiêp tóm

43
Chương 1: Tổng quan vê nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế

lược một vài cách phác họa quy trình nghiên cứu khác nhau (Kumar,
2005; Cooper & Schindler, 2006; Berg, 2009).
Nhìn chung, các quy trình nghiên cứu được đề xuất đều giống
nhau ở hai điểm: 1) giai đoạn khởi đầu là xác định vấn đề nghiên cứu
và 2) giai đoạn thực hiện bao gồm các bước thu thập dữ liệu, phân tích
dữ liệu và viết báo cáo. Trong khi đó, quan niệm về các bước chuẩn bị
cho nghiên cứu, tức là thiết kế nghiên cứu lại khá khác biệt nhau. Sự
khác biệt này chủ yếu do việc lựa chọn các thành phần của thiết kê
nghiên cứu khác nhau. Ví dụ, Kumar (2005) cho rằng viết đề cương
nghiên cứu là một bước trong quy trình nghiên cứu trong khi các tác
giả khác chỉ coi đề cương là một sản phẩm có được trong quá trình
thiết kế nghiên cứu mà thôi.
Nhìn chung, mặc dù có những khác biệt nhất định, nhưng ta có
thế thấy quá trình nghiên cứu bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Giai
đoạn một là giai đoạn mà nhà nghiên cứu phải tìm kiếm, phác họa
vấn đề nghiên cứu, hay nói cách khác là xây dựng ý tưởng nghiên cứu.
Các ý tưởng này có thể bao gồm việc xác lập vấn đề nghiên cứu, mục
tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Điều này cũng có nghĩa mục tiêu của giai
đoạn một là trả lời các câu hỏi: ta nghiên cứu vấn đề gì? Tại sao? Và
đế làm gì?
Giai đoạn thứ hai là quá trình mà nhà nghiên cứu tập hỢp tất cả
ý tưởng lại, và cụ thể hóa các ý tưởng và kiến thức có liên quan để
xác lập một kế hoạch nghiên cứu chi tiết và cụ thể. Kế hoạch nghiên
cứu này được hiểu như là một thiết kê nghiên cứu (research design),
hay còn được gọi là một đề cương nghiên cứu (research proposal). Nói
cách khác, mục tiêu của giai đoạn hai là trả lời các câu hỏi; ta dự định
thực hiện nghiên cứu như thế nào? Bằng những cách thức nào? Cách
thức nào là hợp lý nhất so với bôi cảnh nghiên cứu và nguồn lực của
chính ta?

44
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa hoc và phương pháp nghiên cứu kinh tê

Giai đoạn thứ ba là việc tổ chức vá tiến hành nghiên cứu, có


nghĩa là thực hiện tất cả các việc thu thập dữ liệu thông tin cần thiêt,
xử lý và phân tích dữ liệu có được, trả lời các câu hỏi nghiên cứu,
kiếm định các giả thuyết đặt ra, kết luận vấn đề, viêt và báo cáo kêt
quả nghiên cứu.
Tùy theo cách nhìn và quan điểm riêng của các nhà nghiên cứu mà
các giai đoạn này bao gồm các hoạt động cụ thể tương đồng hay khác
biệt nhau. Ví dụ, Kumar (2005) xem việc tổng quan cơ sở lý thuyết và
các nghiên cứu không phải là một bước trong quá trình nghiên cứu mà
là kiến thức trung gian cần có (xem Hình 1.3). Trong khi đó, Berg
(2009) coi việc này là một bước trong quá trình nghiên cứu (xem
Bảng 1.3).
Dựa trên các kinh nghiệm quốc tế, cũng như các vấn đề thực tiễn
nảy sinh trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học phổ biến hiện
nay trong bối cảnh Việt Nam, ta có thế vận dụng để xây dựng một
quy trình nghiên cứu khoa học mang tính tham khảo và phù hợp cho
sinh viên bậc đại học và sau đại học ở Việt Nam. Quy trình nghiên
cứu bao gồm một loạt các bước cần thiết để thực hiện một nghiên cứu
được thế hiện một cách tổng quát như Hình 1.3.

Bảng 1.3 Các bước của quá trình nghiên cứu

Kumar (2005) Wikipedia Cooper& Berg (2009)


(2010) Schindler
(2006)
Bước Xác định vấn đề Xác định vấn đề Xác định vấn đề Xây dựng ý
1 nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu tưởng

Bước Xác định khung Xây dựng giả Xây dựng đề Tổng quan lý
2 khái niệm cho thuyết cương nghiên thuyết
thiết kế nghiên cứu
cứu

45
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế

Bước Xây dựng công Xây dựng khung Xây dựng chiến Thiết kế
3 cụ để thu thập khái niệm lược thiết kế nghiên cứu
thông tin nghiên cứu

Bước Chọn mẫu Xây dựng khung Thu thập và Thu thập dữ
4 hoạt động chuẩn bị dữ liệu liệu

Bước Viết đề cương Thu thập dữ liệu Phân tích và Phân tích dữ
5 nghiên cứu diễn giải dữ liệu liệu

Bước Thu thập thông Phân tích dữ Viết báo cáo Phổ biến kết
6 tin dữ liêu liêu quả

Bước Xử lý dữ liệu Kiểm định giả


7 thuyết

Bước Viết báo cáo Kết luận


8 nghiên cứu

Nói chung các bước trong quy trình nghiên cứu phải tuân theo một
trình tự nhất định. Tuy nhiên quá trình nghiên cứu không phải đơn
giản bắt đầu ở bước 1 và kết thúc ở bước 7 mà là một quá trình lặp đi
lặp lại quy trình trên. Ví dụ, việc tìm hiểu khái niệm, lý thuyết và
những nghiên cứu trước đây sẽ giúp làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu và
đôi khi bắt buộc chúng ta phải xem xét lại vấn đề nghiên cứu. Ngoài
ra, các bước trong quy trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ,
các thành phần của thiết kê nghiên cứu và đề cương của chúng ta sẽ
quyết định cần phải thu thập những dữ liệu gì, thu thập như thế nào
và cả phương pháp phân tích dữ liệu. Sau đây là mô tả khái quát về
các bước trong quy trình nghiên cứu.

46
Chưdng ١: Tong guan về nghiên cứu khoa học và phoong phảp nghiẽn cứu kinh tế

1.7.2 Các bước của quy trinh nghỉên cứu


Bước 1 - Xác định vấn dề
Xác dỊnh vấn dề nghiên cứu là bước đầu tiên của quy trinh nghiên
cứu. Ta không thế’ thực hiện nghiên cứu nếu ta không biết sẽ nghiên
cứu vấn dề gì. Thông thường, xác định vấn dề nghiên cứu la một việc
khó khăn, ngay cả dối với các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm. Dôi
với sinh viên dại học hoặc sau dại học, việc này càng khó khăn
hơn nhiều.
Dầu tiên, người nghiên cứu phải xác định dược lĩnh vực nghiên
cứu mà anh ta quan tâm, từ dó thu hẹp lại thành một vấn dề nghiên
cứu cụ thể. Dây là một bước hết sức quan trọng, dòi hỏi nhà nghiên
cứu phải am hiểu vấn dề nghiên cứu và những khái niệm liên quan.
Do vậy nha nghiên cứu cUng phải dồng thời thực hiện bước thứ hai:
tim hiế'u các khai niệm, lý thuyết và những nghiên cứu trước dây về
những vấn dề tương tự dể làm rõ thêm vấn dề nghiên cứu, xác định có
nên tiếp tục với vấn dề này hay không.
Công việc này có thế' phải lặp di lặp lại nhiều lần, sau mỗi lần thi
vấn dề nghiên cứu trở nên cụ thể hon. v a kết thUc giai đoạn này
chún.g ta sẽ có dược một vấn dề nghiên cứu rõ ràng, cụ thể và khả thi.
Dồng thời, ỏ bước này, ta cũng xổc lập mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi
nghiên cứu nhất quán và phù hỢp với vâ'n dề nghiên cứu.
Cần lưu ý rằng việc xác định vấn dề nghiên cứu sẽ quyết định loại số
liệu cần thu thập, những mối liên hệ cần phân tích, loại kỹ thuật
phân tích dữ liệu thích hợp và hlnh thức của báo cáo cuối cUng.
Cốc nội dung chi tiết của bước 1 sẽ dược trinh bày chi tiết hơn ở
chương 2.

47
48
______ Chương 1: Tổng quan vể nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế

Bước 2 - Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước


Bước này đòi hỏi chúng ta phải tổng quan lại tât cả những lý
thuyết và nghiên cứu trước đây có liên quan có thể giúp chúng ta giải
quyết vân đề nghiên cứu. cần nhớ rằng ơ bước một, chúng ta đã có
thế phải đọc rất nhiều lý thuyết đế làm rõ vấn đề nghiên cứu. Nhưng
ở bước thứ hai, khi vấn đề nghiên cứu đã được xác định rõ, chúng ta
chỉ sử dụng những lý thuyết thật sự liên quan và phù hỢp có thế giúp
giải quyết vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, ta cũng phải tham khảo rất
nhiều báo cáo nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu đặt ra đế
học hỏi kinh nghiệm từ việc thiết kê và tố chức thực hiện các nghiên
cứu này, cũng như các phát hiện, các kết quả đã được chứng minh.
Kinh nghiệm có được từ bước này sẽ giúp chúng ta có nền tảng kiến
thức lý thuyết và thực tiển dê xác định và xây dựng các thành phần
cần thiết cho thiết kế nghiên cứu.
Nguồn dữ liệu, thông tin về lý thuyết và các nghiên cứu trước mọi
lĩnh vực của khoa học kinh tê thường rất phong phú, có rất nhiều ở
thư viện hoặc trên internet nhưng hầu hết là sách tiếng Anh. Do vậv,
nhà nghiên cứu cần chuẩn bị một vôn tiêng Anh đủ tôt để đọc các loại
tài liệu này.
Nội dung chi tiết về tống quan cơ sỏ’ lý thuyết và nghiên cứu trước
được trình bày chi tiết ở chương 3.

Bước 3 - Xác định các thành phần cho th iết k ế nghiên cứu
Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu lý thuyết, chúng
ta phải xác định các thành phần cho thiết kê nghiên cứu. Các thành
phần này chính là các ý tưởng và công cụ cần thiết giúp chúng ta cụ
thế hóa tiến trình nghiên cứu và là các nội dung cốt lõi của đề cương
nghiên cứu.

49
Chương 1: Tổng quan vế nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế _____

Các thành phần này bao gồm khung khái niệm, khung phân tích,
chọn lựa các thông tin, dữ liệu, biến sô cần thiết phục vụ cho quá
trình nghiên cứu, và xác định các công cụ phù hỢp để thu thập, và
phân tích thông tin dữ liệu.
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu (research hypotheses) có phải là
một thành phần ở bước này hay không vẫn chưa thật sự rõ ràng. Một
sô báo cáo nghiên cứu có khuynh hướng đặt nội dung này ở bước xác
định vấn đề nghiên cứu, ngay sau khi thiết lập tên đề tài, mục tiêu và
câu hỏi nghiên cứu. Một số báo cáo nghiên cứu khác lại đặt nội dung
xây dựng giả thuyết nghiên cứu ở bước 3 với lý lẽ cho rằng ta chỉ có
thế xây dựng giả thuyết nghiên cứu sau khi đã khảo sát qua cơ sở lý
thuyết và các nghiên cứu trước.
Với kinh nghiệm từ bước 2, ta mới có đầy đủ cơ sở lý thuyết và thực
nghiệm để xác định được giả thuyết nghiên cứu. Tài liệu này ủng hộ
cách thứ hai.

Bước 4 - Viết đề cương nghiên cứu


Đề cương nghiên cứu là một văn bản chỉ ra lý lẽ để thực hiện
nghiên cứu và cách thức mà ta sẽ tiến hành tổ chức thực hiện nghiên
cứu. Có thế coi đề cương nghiên cứu là một bản kê hoạch chi tiết, tổng
hợp tất cả các nội dung mang tính kế hoạch mà ta sẽ thực hiện khi
thực thi đề tài nghiên cứu.
Chính vì ■vậy, đề cương nghiên cứu được trình bày như là một “báo
cáo nghiên cứu khả thi” của nghiên cứu, thế hiện kết quả của các bước
ta đã đạt được trong quá trình tìm kiếm ý tưởng và chuẩn bị kê
hoạch, bao gồm lý do chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi
nghiên cứu, phạm vi, đôi tượng nghiên cứu, các lý thuyết liên quan và
giả thuyết nghiên cứu, đồng thời trình bày kê hoạch tiếp theo để giải
quyết vân đề nghiên cứu.

50
Chương 1: Tổng guan về ngh‫؛‬ên ‫ ﻻ ﻷح‬khoa học và phương phàp nghiên cứư kinh tế

Một dề cương nghiên cứu thông thường bao gồm các nội dung sau:
- Dặt vấn dề;
- Mục tiêu nghiên cứu;
- Câu hỏi nghiên cứu;
- Phạm vi, dối tượng nghiên cứu;
- Sơ lược về các cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước
dây (những khái niệm, lý thuyết và nghiên cứu liên quan);
- Khung khái niệm (nếu có);
- Giả thuyết nghiên cứu (nếu có);
- Khung phân tích (nếu có): từ các khai n‫؛‬ệm và ly thuyết liên
quan, tim ra các biến số thực tế tương ứng dể kiểm định giả
thuyết;
- Phương pháp nghiên cứu;
" Thông tin, dữ liệu cần thu thập;
٠ Nguồn của thông tin, dữ liệu;
« Kỹ thuật thu thập và phân tích số liệu: cách thức dể thu
thập thông tin, dữ liệu. Nếu là dữ liệu sơ cấp thi cần xác
định các chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể cần phải thu thập,
phương pháp chọn mẫu, xác định cỡ mẫu phu hợp, thiết kế
bảng câu hỏi (nếu cần);
‫ا‬ Kỹ thuật xử ly và phân tích số liệu thích hợp đế’ kiểm định
dược giả thuyết nghiên cứu hoặc tim ra câu trả lời cho vấn
dề nghiên cứu, và những kiểm định nhằm bảo dảm độ tin
cậy của kết quả nghiên cứu;

51
Chương 1: Tổng guan về nghiên cứu khoa học và phương phảp nghiẽn cứu kinh tế

- Trinh bày cấu trúc dự kiến của báo cáo cuối cUng, bao gồm các
chương mục. Dây chỉ là dự kiến và có thể thay dổi trong quá
trinh thực hiện;
- Lịch trinh dự kiến: trinh bày các bước tiếp theo cần phải thực
hiện dể hoàn thành nghỉên cứu và thời gian cần thiết dể thực
hiện;
- Kế hoạch kinh phi cho thực hiện nghiên cứu (nếu dược yêu cầu);
- Giới thiệu người tiến hành nghiên cứu, có thể là cá nhân hoặc
nhOm, tóm tắt tiểu sử và quá trinh học tập nghiên cứu (nếu
dược yêu cầu);
- Tài liệu tham khảo, bao gồm những tài liệu dã sử dụng dể xây
dựng dề cương nghiên cứu và những tài liệu dề nghị tham khảo
tiếp theo cho quá trinh nghiên cứu;
- và Phụ lục (nếu có).
Dề cương nghiên cứu, với vai trò là bản kế hoạch nghiên cứu la cơ
sở quan trọng dể các cơ quan quản lý và tổ chức tài trỢ nghiên cứu
xem xét và phê duyệt và cho phép tài trỢ thực hiện nghiên cứu. Vì
vậy, viết và dâng ký dề cương cho phê duyệt là một thủ tục bắt buộc
của các nhà quản ly, nhà tài trợ dối với nhà nghiên cứu.
Mẫu dề cương nghiên cứu có thể thay dổi tùy theo quy định cUa
các cơ quan quản lý và tổ chức tài trợ nghiên cứu. Dối với trương hợp
này, nhà nghỉên cứu cần phải viết dề cương theo mẫu quy định dể
dược xem xét, đánh giá và phê duyệt.
Việc xét duyệt dề cương có thể dược tiến hành nhiều vOng, và
thương thi nhà nghiên cứu phải sửa di sửa lại dề cương nghiên cứu
nhiều lần dể dược Hội dồng phê duyệt chấp nhận. Sau khi dề cương
nghiên cứu dược chấp thuận, nhà nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu

52
Chương ١-, Tổng guan vế nghSèn cứu khoa học và phương pháp nghtẽn cứu kinh tế

theo kế hoạch dã dược hoạch định. Bước tiếp theo sẽ là thu thập và
phân tích dữ liệu.
Lưu ý rằng trong quá trinh này, người nghiên cứu vẫn phải tiếp
tục tham khảo thêm các tài líệu liên quan de tiếp tục diều chỉnh các
bước tiếp theo và nhằm chuẩn bị cho việc viết báo cáo cuối cUng.
Bước 5 - Thu thập dữ lỉệu
Tùy vào vấn dề nghiên cứu mà chUng ta sẽ phải thu thập loại dữ
liệu thích hợp. Nói chung có hai loại dữ liệu: thứ cấp và sơ cấp. Dữ
liệu sơ cấp là loại thông tin, dữ liệu dược thu thập trực tiếp từ dối
tượng nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp là loại thông tin, dữ liệu sẵn có từ
nhiềư ng‫ذا‬ồn líhác nhau cO thể phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
Dối với số liệu thứ cấp, tùy vào lĩnh vực nghiên cứu mà chUng ta
sẽ phải tim nguồn cung cấp thích hợp. Thông thường là các niên giám
thống kê, số liệu tổng hợp của các ngành và số liệu tổng hợp của các
cơ quan chức ndng, hoặc thông tin dữ liệu có dược từ các nghiên cứu
trước.
Dữ liệu sơ cấp thường dược nhà nghiên cứu tổ chức thu thập trực
tiếp từ dối tượng nghiên cứu thông qua nhiều hình thức thu thập khác
nhau, ví dụ như quan sát, phỏng vấn, diều tra. Có thể thu thập bằng
cách như:
Tự quan sát các hiện tượng.
Thông qua phỏng vấn lấy ý kiến cá nhân.
Phỏng vấn theo bảng câu hỏi. co nhiều hình thức như phỏng
vấn qua diện thoại, qua thư hoặc phỏng vấn trực tiêp. Dây là
một quy trinh phức tạp và tốn kém dồi hỏi phải Có sự chuẩn bị
cẩn thận.

53
Chucsng ١: Tổng диап về nghtèn cứu khoa học và phưong phẳp nghiên cứu kinh lế

Cần lưu ý rằng khi xác dinh vấn dề nghiên cứu, ta phả‫ ؛‬cân nhắc
trước về khả nâng thu thập dược dữ hệu cần thiết. Vấn dề nghiên cứu
có thể rất hay và có ý nghĩa, nhưng nếu ta không có khả năng thu
thập dược dữ hệu cần thiết thi nghiên cứu của ta sẽ không khả th‫؛‬. va
diều này là khá phổ biến trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam
hiện nay.
Bước 6 - Phân tích dư liệu
Tùy vào loại dữ liệu và giả thuyết nghiên cứu mà ta phải lựa chọn
kỹ thuật phân tích dữ liệu thích hợp. Có thể là phân tích định tinh
hoặc hoặc phân tích định lượng hoặc phối hợp. Thông thường công
việc này sẽ dOi hỏi chUng ta phả‫ ؛‬có kiến thức cơ bản về thống kê,
kinh tế lượng và các kỹ thuật thống kê da biến khác. Dĩ nhiên là đế'
phân tích tốt, nhà nghiên cứu cần phả‫ ؛‬có nền tảng kiến thức về kinh
tế học và các môn học chuyên ngành khác.
Bước 7 - Giải thích kết quả và viết báo cáo
Từ kết quả phân tích dữ liệu, ta phải giải thích ý nghĩa cUa nó về
mặt kinh tế. Những câu hỏi cần phải trả lời là: (1) kết quả phân tích
cho phép kết luận như thế nào về g‫؛‬ả thuyết nghiên cứu; trả lời như
thế nào cho câu hỏi nghiên cứu? (2) Các kết luận có ý nghĩa gì dối với
vấn dề nghiên cứu ở cả hai khía cạnh học thuật và thực tiễn? Ta phải
tự hỏi liệu nghiên cứu của chUng ta có giá trị gì dối với những người
nghiên cứu tiếp theo không (ý nghĩa học thuật)? Nó có giUp những
nhà hoạt dộng thực tiễn cải thiện dược gì về vấn dề mà chUng ta
nghiên cứu không (ý nghĩa thực tiễn)?
Viết báo cấo cuối cUng là một công v‫؛‬ệc không quá kho khân,
nhưng dOi hỏi người viết kiên tri và dĩ nhiên, phải có kiến thức cơ
bản về cách thức viết báo cáo. Nhìn chung, báo cáo cuối cUng sẽ theo
cấu trUc mà ta dã dề nghị trong dề cương nghiên cứu nếu không có
những phat sinh ngoài dự kiến về nội dung nghiên cứu buộc phải dẫn
54
ChUdnQ V. Tong quan về nghien cửu khoa học và phưdng pháp nQhiẽn cữu kinh tế

đến thay đổi cấu trUc báo cáo. Tuy nh‫؛‬ên cũng không nhất thiết phải
tuân thủ nghiêm ngặt cấu trUc báo cốo định sẵn. Ta có thể thay dổi
cấu trUc này cho hợp lý hơn, miễn sao nêu bật dược:
Vấn dề nghiên cứu
Cơ sỏ" ly thuyết và kết quả nghiên cứu trước liên quan dế
nghiên cứu
Khung phân tích; Phương pháp nghiên cứu
Kết quả phân tích và giả
Kết luận, dề xuất, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.

55
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế

TÓM Lược CHƯƠNG 1

Chương 1 giới thiệu các vấn đề tổng quát về nghiên cứu khoa học
và ứng dụng trong nghiên cứu kinh tế.
Nghiên cứu khoa học là hoạt động tư duy, sáng tạo của con người,
nhằm tìm kiếm kiến thức để khám phá, giải thích bản chất của sự vật
hiện tượng, tạo ra sự tiến bộ về nhận thức của con người, đồng thời
cũng hướng đến ứng dụng các kiến thức này để giải quyết các vấn đề
mang tính thực tiễn trong xã hội.
Nghiên cứu khoa học được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
Theo cách phân loại phổ biến nhất, có hai loại hình nghiên cứu là
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản hướng
đến việc làm giàu kho tàng tri thức của nhân loại, phát triển các lý
thuyết, phương pháp luận. Trong khi đó, nghiên cứu ứng dụng dựa
trên nền tảng các lý thuyết và phương pháp luận, các công cụ nghiên
cứu sẵn có để giải quyết các vấn đề mang tính thực tiễn. Nghiên cứu
khoa học cũng còn được phân loại theo tính ứng dụng, mục tiêu
nghiên cứu, và phương thức thu thập dữ liệu.
Khoa học kinh tế là một bộ phận của khoa học xã hội, hướng đến
việc giải thích hành vi của cá nhân, tổ chức và xã hội trên phương
diện các quan hệ kinh tế. Nghiên cứu kinh tế là quá trình thu thập
thông tin, dữ liệu, chứng cứ, vận dụng các kiến thức và công cụ phân
tích xử lý thông tin dữ liệu nhằm đạt được sự hiểu biết về vai trò và
hành vi của từng cá nhân, hộ gia đình, công ty, quốc gia hoặc là tổng
thể nền kinh tế đối với việc ra quyết định đưa ra các quyết định kinh
tế trong một bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể.
Nghiên cứu khoa học được thực hiện theo hai cách tiếp cận là quy
nạp và diễn dịch. Cách tiếp cận diễn dịch dựa trên những lý thuyết

56
Chương 1: Tổng guan về nghiên cứu khoa họơ và phương pháp nghiên CÛU kinh tế

sẵn có và dưọc thừa nhận như là quy luật chung, mang tinh phổ quát
trên toàn thế giới và diễn dịch lý thuyết vào trong bối cảnh mà
nghiên cứu và áp dặt tinh dUng này dể giải thích sự vật, hiện tượng
mà ta dang nghiên cứu. Ngược lại, cách t‫؛‬èp cận quy nạp dOi hỏi nhà
nghíên cứu quan sát sự vật hiện tượng và tổng quát hóa các quy luật
chi phối sự vật hiện tưọ'ng dó.
Nghiên cứu khoa học cUng dưọ'c tiếp cận theo các phương pháp
định lượng, định tinh và phối hợp. Phương pháp định lượng quan tâm
dến việc do lường các tinh chất của sự vật hiện tượng và lượng hóa sự
biến thiên của dối tượng nghiên cứu dựa trên công cụ thống kê, nhằm
tóm lược bản chất của sự vật híện tượng. Nghiên cứu định tinh nhằm
vào việc hiểu dược ý nghĩa, khai niệm, định nghĩa, dặc dỉểm, tinh ẩn
dụ, biểu tượng, và sự mô tả các dối tượng nghiên cứu mà không nhất
thiết phảỉ do lường dược các dặc điểm này. Trên thực tế, phương pháp
phối hợp, sử dụng cả hai cách định lượng và định tinh dược áp dụng
nhiều trong nghiên cứu.
Về hình thức tổ chức, hoạt dộng nghiên cứu khoa học dưọc chia
thành các loại hlnh phổ biê'n như dề tài, dề án, dự án, chương trinh
nghiên cứu.
Chương 1 cũng trinh bày về quy trinh nghiên cứu khoa học mang
tinh tổng quát. Quy trinh này là một tiến trinh mà nhà nghiên cứu
phải theo đuổi và thực hiện theo từng bước mang tinh nguyên tắc, và
theo trinh tự nhất định, dể dạt dược kết quả cuối cUng.

57
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu kinh tế

Thuật ngữ
Nghiên cứu ứng dụng Applied research
Nghiên cứu cơ bản Pure research, basic research
Nghiên cứu thực nghiệm Empirical research
Nghiên cứu lý thuyết Theoretical research
Nghiên cứu mô tả Descriptive research
Nghiên cứu so sánh Comparative research
Nghiên cứu tương quan Correlational research
Nghiên cứu giải thích Explanatory research
Nghiên cứu định lượng Quantitative research methods
Nghiên cứu định tính Qualitative research methods
Nghiên cứu phối hợp Mixed research methods
Phương pháp quy nạp Inductive method
Phương pháp diễn dịch Deductive method
Quy trình nghiên cứu Research process
Thiết kê nghiên cứu Research design
Đề cương nghiên cứu Research proposal

58
Chưdrvg 1: Tổng guan về nghiến cứu khos hot và phương phầp nghiên cứu kinh tế

CÂU h Oi ớn tập

1. Nghiên cứu là gì? Mục tiêu cUa nghiên cứu là gì?


2. Nghiên cứu được phân loại theo nhừng tiêu chuẩn nào?
3. Khác biệt giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng là gì?
4. Nghiên cứu định tinh khác nghiên cứu định lượng như thế nào?
5. Khác biệt giữa tiếp cận quy nạp và diễn dịch là gì?
6. Quy trình nghiên cứu là gì?
7. Quy trinh nghiên cứu có các bước chU yếu nào?
8. Tại sao nói quy trinh nghiên cứu có tinh chất vOng lặp?

59
Chương 2: Xấc ٥tnh và mô tả vẩn đề nghiên cứu

Chương
2
хйсеіпнийтОтй
٠

uíneỄnGHiẼnÉ

MỤC TIÊU CHƯƠNG


Chương này nhằm thảo luận về tầm quan trọng của việc xác áịnh
vấn đề nghiên cứu và cách thức đánh giá thế nào là một vấn dề
nghiên cứu tốt và phù hợp. Chương này cũng dề cập dến việc thiết lập
mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, la những thành phẳn
không thể thiếu trong quá trinh xây dựng ý tưởng nghiên cứu và thiết
kế nghiên cứu.
Sinh viên cUng sẽ dược giới thiệu về sự khác biệt và trật tự thang
bậc giữa các dạng câu hỏi nghiên cứu, câu hỏi diều tra, câu hỏi do
lường và cách ứng dụng chUng vào trong một nghiên cứu.

61
Chương 2: Xác định và mõ tả vấn đề nghiên cứu

2.1 XẤC ĐỊNH VẤN ĐỀ n g h iê n c ứ u


2.1.1 Vấn đề nghiên cứu là gì?
Vấn đề nghiên cứu (research problem) là vân đề mà nhà nghiên
cứu đặt ra như là một bức xúc, một khó khăn, một vấn nạn cần được
giải quyết. Như vậy, để tìm được vấn đề nghiên cứu, ta phải tự hỏi
liệu có vấn đề gì gây ra bức xúc, lo ngại, quan ngại cho cá nhân ta hay
cho mọi người, hay là cho xã hội.
Ta biết rằng còn rất nhiều vấn đề mang tính lý thuyết hoặc ứng
dụng mà khoa học chưa giải quyết được. Sự thiếu hụt về kiến thức, sự
hiếu biết này được gọi là khoảng trống kiến thức (gaps of knowledge).
Nếu phát hiện được các khoảng trông kiến thức này trong lĩnh vực
chuyên môn của mình, nhà nghiên cứu có thể định hướng ý tưởng
nghiên cứu nhằm giải quyết khoảng trống kiến thức này.
Trong phạm vi khoa học kinh tế, vấn đề nghiên cứu là những tồn
tại, khó khăn, vướng mắc trong quan hệ kinh tê của người và người
trong xă hội.
Đối với kinh tê học vi mô, vấn đề nghiên cứu chính là các câu hỏi
về hành vi của các cá nhân trong xã hội về việc ra quyết định phân
bổ các nguồn lực khan hiếm và cung, cầu đôi với hàng hóa và dịch vụ
trong quan hệ với giá của hàng hóa và dịch vụ.
Đôi với kinh tê học vĩ mô, thông thường ta băn khoăn, lo lắng về
các bất Ổn về kinh tế vĩ mô, ví dụ như vấn đề lạm phát, chính sách
tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách tài khóa, đầu tư và hiệu quả đầu
tư cho các hoạt động kinh tế quốc gia, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế,
vấn đề th ất nghiệp, tiền lương, v.v. Các vấn đề dạng này thường tạo
ra tâm lý bức xúc và bất ổn của tất cả các thành phần trong xã hội và
được rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm.

62
Chương 2: Xác đinh và mô tả vấn dề nghlèn cứư

Các vấn đề của kinh tê' phát tr‫؛‬ển thường có tinh bao quát rất cao
và gắn chặt với các vấn áề xã hội, văn hóa và thể chế. Các vấn dề về
tăng trưởng và phat triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao
dộng, phân bố' phUc lợi và công bằng xã hội như nghèo dOi và bất
binh dẳng, sử dụng hỢp ly cắc nguồn lực tự nhiên và tri thức của con
người cho tăng trưởng và phat triển bền vững thường dược quan tâm
nghiên cứu.

2.1.2 Làm sao tim dưỢc vấn dề nghiên cứu?


Dể tiến hành một dề tài nghiên cứu mang tinh ứng dụng, việc dầu
tiên cần làm là xác định một vấn dề cụ thể mà nghiên cứu của chUng
ta tập trung vào. Nói cách khác, ta cần có ý tưởng nghiên cứu. Các
bước tiếp theo trong nghiên cứu sẽ thay dố'i tùy thuộc vào vấn dề mà
chUng ta lựa chọn.
Ý tưởng nghiên cứu có thể sinh ra t ừ nhiều nguồn khốc nhau. Dầu
tiên, ta có thể tim thấy ý tưởng nghiên cứu từ hệ thống quản ly
nghiên cứu khoa học chinh thống của Nhà nước. Thông thường, theo
kế hoạch 5 nàm, Nhà nước thường công bố chiến lược, chương trinh
mục tiêu, chương trinh hành dộng và kế hoạch phat triển của từng
ngành, lĩnh vực. Cân cứ vào các vân bản định hướng này, nhà nghiên
cứu có thế' tim thấy các vấn dề nghiên cứu mà Nhà nước quan tâm và
dề xuất các dề cương nghiên cứu phù họ'p. Với dặc trưng của hệ thống
qukn ly khoa học - công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ
và các bộ chuyên ngành là những dầu mối quản lý và tài t r Ợ cho
nghiên cứu khoa học với dOng ngân sách Nhà nước. Hàng nãm, dựa
trên dề xuất ý tưởng của cộng dồng khoa học, các cơ quan này công bố
danh mục các chương trinh, dề tàỉ, dự án nghiên cứu cấp Nhà nước
hoặc cấp bộ dã dược phê duyệt, dưa ra các mục tỉêu, nội dung nghiên
cứu cơ bản và yêu cầu dầu ra phải dạt dược, dể các nhà nghiên cứu

63
Chương 2: Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu

tham gia đấu thầu thực hiện. Các đề tài nghiên cứu kinh tê thường
năm trong nhóm chủ đề khoa học xã hội - kinh tế.
Nguồn thứ hai về ý tưởng nghiên cứu là từ các tố chức quản lý,
nhà tài trự. Các cơ quan trợ giúp phát triển quốc tế như CIDA (Cơ
quan Phát triển Quốc tê Canada - Canadian International
Development Agency), SIDA (Cơ quan Phát triển Quốc tê Thụy Điển -
Swedish International Development Agency), USAID (Cơ quan Phát
triển Quôc tế Hoa Kỳ - United States Agency for International
Development), AusAID (Cơ quan Phát triển Quôc tê úc Châu - The
Australian Agency for International Development), BTC (Cơ quan
Phát Triển Vương quốc Bỉ - Belgian Development Agency), DFID (Bộ
Phát triển Quốc tê Anh quô"c - UK Department for International
Development), JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tê Nhật Bản - Japan
International Cooperation Agency), hoặc các tổ chức khác như Ngân
hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB -
Asian Development Bank) thường là các cơ quan tài trợ cho các hoạt
động nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực kinh tế, thông qua hợp tác
với các cơ quan chính phủ Việt Nam, mà chủ yếu là các bộ ngành. Các
nhà tài trợ quốc tế thường đề xuất chủ đề chung của từng chương
trình tài trợ tùy theo mức độ ưu tiên của họ mà nhà nghiên cứu phải
tuân thủ.
Nguồn thứ ba về ý tưởng nghiên cứu có thể từ các đề xuất của cơ
quan quản lý chuyên ngành, doanh nghiệp, địa phương, ban quản lý
các dự án phát triển, đơn vị nghiên cứu - đào tạo, tố chức và cá nhân,
hiệp hội và các hội khoa học, các hội đồng khoa học thông qua các hội
thảo, hội nghị chuyên đề.
Nguồn thứ tư chính là các phương tiện thông tin đại chúng. Hàng
ngày, qua các kênh thông tin này, ta có thể thấy cuộc sống xung
quanh chúng ta đầy rẫy các vấn đề mà xã hội quan tâm, lo ngại hoặc

64
Chưdng 2: Xác đinh và mô tả vấn âề nghiên cứu

bức xúc. Ta cũng có thể phát hiện vấn dề nghiên cứu thông qua dọc
tài liệu nghiên cứu hoặc quan sát từ thực tiễn, với sự nhạy cảm cá
nhan.
Nguồn ý tưởng thứ năm la các bài báo khoa học, các báo cáo khoa
học dược công bố. Khi dọc các tài liệu khoa học này, người nghiên cứu
cO thế’ phát híện ra những khoảng trống kiến thức cOn tồn tại, những
câu hỏi nghiên cứu chưa dược trả lờỉ hoặc chưa dược trả lờỉ xác dáng,
những ý tưởng, phat hiện khoa học còn dang tranh luận. Từ những
phat hiện này, người nghiên cứu có thế' nhận diện các ý tưởng chinh
vả xdc định dược vấn dề nghiên cứu cụ thể có tiềm nảng.
Nguồn thứ sáu la dề xuất cá nhân của chinh người có mong muốn
nghiên cứu, bằng cách vận dụng ý tưởng có dược thông qua kinh
nghiệm bản thân, rUt ra các vấn dề còn tồn tại, chưa giải quyết dược
từ các nghiên cứu của bản thân hay cộng dồng khoa học.
Các chủ dề thuộc các lĩnh vực kinh tế thường dược nghiên cứu là:
Kinh tê' học sản xuất
Kinh tế nông nghiệp
Sinh kế và sinh ke' nông thôn
Toản cầu hóa
Phat triển nông thôn
Dầu tư trực tiếp nước ngoài
Phát triển công nghỉệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nghèo dói và bất binh dẳng
Các vấn dề về giáo dục
Các vấn dề về giới
65
Chưdng 2: Xác đinh và mô tả vấn đề nghiên cứu

Các vấn dề về y tế
Vốn nhân lực
Thị trường lao dộng, và
Các vấn dề khác
Ta thử quan sát và suy nghĩ về một vài vấn dề nghiên cứu kinh tế
sau dây. Các vấn dề này thuộc những lĩnh vực khoa học kinh tế nào?
Liệu ta có thể tim thấy các vấn dề tương tự từ phương tiện thông tin
dại chUng hay không?

Ví dụ 2.1
Giám dốc của một doanh nghiệp ngành nhựa tiết lộ rằng hiện
nay, toàn ngành dang gặp khó khăn. Giá cả nguyên liệu nhập
khẩu ngày càng tăng, và lao dộng có cUng xu hướng tăng giá.
Rất nhiều nhà quản ly trong ngành dang dối mặt với bài toán
phân bổ nguồn lực sản xuất, bao gồm vốn và lao dộng như thế nào
cho hợp ly trong phạm vi doanh nghiệp dể dạt hiệu quả sản xuất
tốt nhất trong bối cảnh giá hàng hóa dầu vào và lao dộng cùng
tăng nhưng với các nguyên nhân và tốc độ tăng giá khác nhau.

Ví dụ 2.2
Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lOn thứ hai trên thế giới, hàng
năm xuất từ 5-6 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, một thực tế diễn ra là
lợi nhuận của việc sản xuất - xuất khẩu gạo thấp, và dời sống của
nông dân trồng lúa không dược cải thiện. Hiện nay có rất nhiều
tranh luận trong xã hội về cơ chê tổ chức sản xuất - xuất khẩu lúa
gạo và phân phối lợi ích cho các bên liên quan.

Ví dụ 2.3

66
Chương 2: Xầc ٥‫؛‬nh và mô tả vâ.n ớề nghlèn cứu

Trong vài năm gần dây, từ giai đoạn suy thoái kinh tế thế giới
2008, lạm phát với mức độ cao dã quay trỏ lại Việt Nam. Việc
ngan chặn lạm phat dường như là một nhiệm vụ bất khả thi. Tiền
lương thực tế của giới viên chức, công chức và người lao dộng làm
công ăn lương suy giảm dáng kể. Sự lo lắng của xã hội dối với vấn
dề lạm phat ngày càng tăng, dặt ra áp lực rất lớn cho chinh phủ
về cốc chinh sách vĩ mô có thế' k‫؛‬ềm giữ lạm phát ở mức độ chấp
nhận dược.
Ví dụ 2.4
Trong thời gian gần dây, tiền dồng Việt Nam có xu hướng mất
giá so với dô-la Mỹ và tâm ly cho rằng có sự khan hiếm ngoại tệ
trên thị trường càng thUc dẩy xu hướng này. Chênh lệch tỷ giá
giữa thị trường chợ den và tỷ giá chinh thức ngày càng nới rộng
ra. Sự thiếu niềm tin vào nội tệ càng thUc dẩy người dân thu gom
cất giữ dô-la Mỹ, và tạo ra tầm ly quan ngại trong xã hội về tinh
phu hỢp của chinh sách tỷ giá.

Ví dụ 2.5
Trong hon một thập niên gần dây, dầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào Việt Nam ngày càng tãng. Tuy nhiên, không phải tỉnh,
thành phố nào cũng hưởng lợi trực tiếp từ FDI vì sự thiên lệch về
tiếp nhận dầu tư gỉữa các địa phương.
Nhìn trên tổng thể, sự sai biệt này rất lớn giữa các vùng, miền
và giữa cốc tỉnh, thành phố. Lãnh dạo các tỉnh ít nhận dược FDI lo
lắng trước tinh hình này và mong muốn cải thiện dược môi trường
dầu tư đế' tăng cường thu hUt FDI.
Ví dụ 2.6
Dồng bằng sông Cửu Long la vUng dất phi nhiêu, có nhiều diều
kiện thiên nhiên ‫ ﻟﻌﺎ‬dai và là vUng sản xuất hàng hóa nông nghiệp
67
Chương 2: Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu

lớn nhât nhì của quốc gia. Mặc dù vậy, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng này
khá cao so với mức bình quân của cả nước. Vấn đề này gây nên bức
xúc cho cộng đồng xă hội và các nhà nghiên cứu.
Ví dụ 2.7
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tố chức
Thương mại Thế giới (WTO). Dỡ bỏ hàng rào thuế quan đôi với
hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình là việc phải được thực hiện.
Theo tiến trình giảm thuế nhập khẩu, hàng hóa nông sản nước
ngoài tràn vào thị trường nội địa ngày càng nhiều hơn, và gây ra
nhiều khó khăn cho người sản xuất các mặt hàng tương tự. Nông
dân sản xuất một sô mặt hàng nông sản có tính cạnh tranh thấp
có nguy cơ phá sản vì không thể đương đầu với nông sản nhập
khẩu giá rẻ.

2.1.3 Như thê nào là một vấn dề nghiên cứu tô١?


Khi xác định vấn đề nghiên cứu, thường ta có tâm lý nhắm đến
những vấn đề nghiên cứu quan trọng, được xã hội quan tâm, có tầm
ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh tế - xã hội. Dĩ nhiên là cách nhìn
như vậy có những khía cạnh hợp lý của nó. Tuy nhiên, một vấn đề
nghiên cứu được gọi là “tốt” đối với xã hội lại chưa chắc là “tốt”, hoặc
phù hỢp đối với nhà nghiên cứu. Khi chọn lựa một vấn đề nghiên cứu,
nhà nghiên cứu buộc phải suy nghĩ xem liệu có đủ năng lực giải quyết
vân đề đặt ra hay không.
Vì vậy, khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu ta nên có các lưu ý sau:
Ta cần phải thích thứ với vấn đề. Nghiên cứu là một hành vi
mang tính tự nguyện rất cao, và hiêm khi nào nhà nghiên cứu buộc
phải tham gia thực hiện một nghiên cứu mà họ không quan tâm,
không thích thú. Sự dam mê của nhà nghiên cứu tạo ra động lực cho
nghiên cứu. Vì ta sẽ phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc đế
68
Chưdng 2'. ^ấc điníì và mồ tả vẩn đề nghỊèn cứu

thực hiện dề tài nên việc chọn một vấn dề ta quan tâm sẽ giúp ta có
dộng cơ theo đuổi dến cUng.
V â n d è p ١iả i có ‫ ﻵ‬ngliXa tliực tiễ n υά p ١iả i cO dO ng g ó p d ố i υάί cộng
Ta sẽ phi thời gian nếu thực hiện một dề tài
đ ồ n g k h o a h ọ c và x ã h ộ i.
mà người khác dã làm, hoặc sẽ chẳng có ai dọc. ít nhất dề tài của ta
phải dOng góp diều gì dó về lý thuyết hoặc chinh sách, hoặc dem lại
những hiểu biết nhất định cho người dọc. vấn dề càng có ý nghĩa thực
tiễn và dược xã hội quan tâm thường dược chú ý nhiều hơn, và dề xuất
nghiên cứu cUng dễ dược phê duyệt hơn.
tương tlitcli gtữ.a tầ ١n cơ của υαη d ề nglitèn cứư υά klid ndng
Si.í
giải quyết của nhà nghiên cứu là một vấn dề rất quan trọng, cần dược
cân nhắc cẩn thận, vấn dề của ta nên cụ thể, không quá rộng về
phạm vi và không quá khó về học thuật so với kiến thức và khả năng
giải quyết của ta.
Nguồn lực của ta cố đủ dề gidi quyết uấn đề ngldCn cứu Iray
không. Cần nhớ rằng nghiên cứu cần rất nhiều nguồn lực khác nhau
như nhân lực, tài lực, vật lực, quỹ thời gian và thậm chi cần các kỹ
nâng quản lý, diều phối của ngươi lãnh dạo nghiên cứu. Các nguồn lực
nồy thay dổi tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô cda các vấn dề nghiên
cứu khác nhau và khả năng cung dng nguồn lực của nha nghiên cứu
hoặc tổ' chức nghiên cứu. Vi vậy, chỉ nên chọn những vấn dề nghien
cứu phù hỢp với nguồn lực của ta, hoặc nên thu hẹp phạm vi nghiên
cứu ớ quy mỏ phù hỢp nhất.
،‫إﻟﻢ‬,'. Diều này cO nghĩa la ta
V ấn đ ể n g h iê n CIÍU p h ả i có tín ìi kh ả
cần phải bảo dảm là có thể thu thập dược những thông tin, dữ liệu
cần thiết dể tiến hành nghiên cứu. Nguồn dữ liệu cho nghiên cứu là
vấn dề mang tinh thực tế. Rõ ràng là dù vấn dề nghiên cứu có quan
trọng, có y nghĩa dến mức nào di nữa, nhưng ta không thể thu thập

69
Chương 2: Xác ƠỊnh và mô tà vấn ơề ngh'١ên cứu

dược thông tin dữ liệu liên quan thi ta không thể giảỉ quyết dược vấn
dề nghiên cứu.
Ta plidi bào đảm la có tliề rút ra kết luận hoạc bai Irọc tư nghlCn
cứu của minh. Các kết luận và bài học này là cơ sở dể dề xuất các
giải pháp mới dể giải quyết vấn dề tồn tại. Có như vậy thi việc
nghiên cứu mới tạo ra tinh hữu ích và ứng dụng thực tiễn.

2.1.4 Cách thức xác định và chọn lựa vấn dề nghiên cứu
Dể xác định dược vấn dề nghiên cứu, ta cần thực hiện các bước
sau:
1. Xác định lĩnh vực quan tâm và ưư tiên
2. Tim hiểu tầm quan trọng của vấn dề
3. Đánh giá sơ bộ mức độ ảnh hưởng của vấn dề cần nghiên cứu
dến xã hội
4. Sự bức thiết của nhu cầu hiểu biết và các kiến thức đế' giải
quyết vấn dề
Nhà nghiên cứu cần dựa trên kinh nghiệm cá nhân, quan sát thực
tiễn, các nguồn thông tin, mức độ nhạy cảm cUa vấn dề mà chọn lựa
ra những vấn dề nghiên cứu phù hợp.
Trong toàn bộ tiến trinh trên, cần áp dụng nguyên tắc: di từ rộng
dến hẹp, từ tổng qudt dến cụ thể, nói cách khác là thu hẹp vấn dề
nghiên cứu dần dần cho dến khi dạt dược một vấn dề cụ thể, rõ ràng,
và có thể giải quyết dược.
Hãy quan sát và suy nghĩ về một ví dụ chọn lựa vấn dề nghiên
cứu trong lĩnh vực kinh tế bất dộng sản sau dây. Giả sử rằng có một
nhóm nghiên cứu quan tâm dến chủ dề bất dộng sản, nhà dất nói
chung. Khảo sát sơ bộ về chU dề nghiên cứu, có thể thấy dây là một
lĩnh vực rất rộng, bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau (Bảng 2.1).
70
Chương 2: Xác định và mõ tả vấn đề nghiên cứu

Đây là lĩnh vực còn thiếu thông tin chính sách và dữ liệu thực tiễn,
đồng thời cũng rất khó tiếp cận đến nguồn thông tin, dữ liệu. Mặc dù
vậy, bất động sản là lĩnh vực đang được xã hội quan tâm, nhất là khi
bất động sản khan hiếm, giá cao so với khả năng chi trả của người
dân, nhưng nhu cầu sở hữu bất động sản của cá nhân, hộ gia đình và
doanh nghiệp luôn luôn rất cao.
1. Xác định lĩnh vực quan tâm và ưu tiên: bất động sản, nhà đất.
2. Tầm quan trọng của vấn đề: là vấn đề mang tính thời sự, được
nhiều người quan tâm.
3. Mức độ ảnh hưởng đến xã hội: tồn tại nhiều vấn đề về chính
sách, quản lý, thị trường, khách hàng.
4. Chọn lựa góc độ nghiên cứu: chính sách, quản lý, thị trường,
doanh nghiệp, người tiêu dùng...
5. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có thể chọn lựa nhiều góc độ
để nghiên cứu như cung, cầu, giá cả, chính sách quản lý, vốn
đầu tư. Ta thích và có thể nghiên cứu lĩnh vực nào? Hãy cân
nhắc và chọn một trong những lĩnh vực có thể chỉ ra được (xem
cột 1, Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Lựa chọn vâ.n đề nghiên cứu trong lĩnh vực bất
động sản

Chủ để chung: Bât Chủ để cụ thể: Giá bất Các vấn để liên quan
động sản động sản
Cầu bất động sản? Loại sản phẩm bất động Căn hộ chung cư, nhà
sản nào? độc lập, hay đất nền?

Cung bất động sản? Loại khách hàng bất Giàu, trung lưu, thu
động sản nào? nhập trung bình, thu
thập thấp?

71
Chương 2: Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu

Giá cả trên thị trường Giá và cân bằng cung Thừa, thiếu ở đâu? Hiện
bất động sản? cầu thị trường? trạng ra sao?

Chính sách quản lý bất Chính sách tương ứng? Chính sách của doanh
động sản? nghiệp hay của Nhà
nước?

Vốn đầu tư bất động Vốn đầu tư cho một loại Mức đầu tư, các yếu tố
sản? bất động sản cụ thể ảnh hưỏng?

Các chủ đề khác Khác Khác

6. Giả sử rằng ta chọn lựa lĩnh vực giá cả thị trường bất động
sản. Kết quả phát triển ý tưởng cũng cho thấy lĩnh vực này còn
khá rộng, chứa rất nhiều thông tin phải chọn lọc (xem cột 2 và
3, Bảng 2.1). Có hàng loạt vấn đề đặt ra như: ta sẽ nghiên cứu
cho loại hình bất động sản nào? Cho nhóm người thuộc nhóm
kinh tê - xă hội nào? Thị trường bất động sản cụ thể ở đâu?
Thành thị hay nông thôn? Địa bàn cụ thể nào? Nếu tiếp cận
nghiên cứu chính sách thì nên chọn lựa góc nhìn của doanh
nghiệp hay của chính phủ?
Từ việc co hẹp từ chủ đề nghiên cứu chung đến một vấn đề nghiên
cứu cụ thể, ta có thể phát hiện ra rất nhiều vấn đề tiềm năng. Ví dụ
như các chủ đề nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu về giá thị trường của sản phẩm càn hộ chung cư
chất lượng trung bình và khách hàng tiềm năng;
Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của giới trung lưu đối với nhà
và đất ở;
Nghiên cứu về quan hệ cung, cầu của sản phẩm căn hộ chung
cư cao cấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

72
Chương 2: Xấc định và mô tả vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu chính sách của Nhà nước về xây dựng nhà ở cho
người lao động có thu nhập trung bình và thâp;
Các vấn đề nghiên cứu khác.
Quá trình tìm kiếm thông tin về vấn đề nghiên cứu cũng cung cấp
cho ta rât nhiều cơ sở lý luận, sự so sánh về tầm quan trọng của vấn
đề ta chọn lựa và những lý lẽ thuyết phục ta chọn lựa. Các thông tin
này cho phép ta trình bày lập luận và tính hỢp lý của vấn đề được
chọn vân đề một cách rõ ràng, chính xác và ngắn gọn. Phần trình bày
này bắt buộc phải được ghi trong đề cương nghiên cứu, và thường được
gọi là ‘Đặt vấn đề’ (Problem statement).
Sau đây là các hướng dẫn, gợi ý rất hữu ích cho ta trong quá trình
tìm kiếm vân đề nghiên cứu của Pellegrini (2010). Các gợi ý này giúp
ta có những ý tưởng phù hợp theo một trình tự lô.gic, bảo đảm ta có
thế tìm thấy được vân đề nghiên cứu.
(1) Điều quyết định
- Đừng tránh né ý tưởng. Ta thường sợ những không gian
trông rỗng, những trang giấy trắng! Giấy trắng là một thứ
đáng sợ!
- Hãy viết ra điều gì đó! Đừng nói rằng bạn sẽ đọc một bài
báo nghiên cứu khác và sẽ bắt đầu viết vào ngày mai.
(2) Khởi đầu như thê nào?
- Hãy lập ra một kế hoạch.
- Kế hoạch giúp bạn rất thực tế.
- Bạn có hạn chê về thời gian và nguồn lực. Bạn có thế đạt
được gì với thời gian và nguồn lực đó?
- Ta bắt đầu với một kế hoạch và rồi thích ứng với kế hoạch
đó cho nghiên cứu. Đừng là nô lệ của kế hoạch.

73
Chương 2: Xác đlnh và mô tả vấn ٥ề ngh '‫؛‬ẽn cứu

(3) Va‫ ؛‬trồ của việc xác định vấn dề nghiên cứu
- Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất la xác định “vấn
dề hoặc câu hỏi có thế' nghiên cứu dược”.
- Một khi bạn xác định dược việc này, coi như dã di dược nữa
đoạn dường rồi!
- Một chủ dề và một câu hỏi nghiên cứu cho ta sự tập trung.
- ChUng cho bạn khả năng xác lập một ranh giới.
- Bạn phải biết bạn cần biết cái gì.
(4) Trong quá trinh...
- Ranh giới, ranh giới và ranh gió'i
٥ Vấn dề
o Chứng cứ
o Phân tích
- Bạn cần phải dừng ở dâu dó.
(5) Tim kiếm một chủ dề
- Làm thế nào bạn quyết dinh một chủ dề nào dó mà nó có
thể dẫn dến một câu hỏi nghiên cứu tiềm năng?
- Quan tâm: bạn to mò về chuyện gì?
- Chủ dề: lĩnh vực tổng quát cho nghiên cứu của bạn.
- Xác định các khía cạnh của chủ dề mà bạn muốn dặt kê'
hoạch diều tra.
- Di từ một chủ dề dến một câu hOi nghiên cứu dược xác định
rõ là một công việc tinh tế.
(6) Trong quá trinh...
- Từ một quan tâm dến một chủ dề:
o Các vấn dề gì bạn thấy quan tâm, thích thu?

74
Chưũng 2: Xác định và mô là vấn đề ngh‫؛‬èn cứu

o Hãy bắt dầu VỚI cál mà bạn quan tâm nhất,


o L‫؛‬ệt kê 4-5 lĩnh vực mà bạn muốn tim hiểu,
o Nhặt lấy một lĩnh vực mà nó có tiềm năng sinh ra một
chU dề nhiều nhất.
٥ Dọc bài báo, thông tin với các nghiên cứu trong lĩnh vực
rộng này, suy nghĩ về kinh nghiệm của riêng bạn, dọc các
bài báo liên quan dê'n chủ dề bạn chọn,
o Suy nghĩ mang tinh thực tiễn.
o Khả nàng của dữ liệu, thời gian, vật liệu, tham vấn.
(7) Thu hẹp...
- Xác định sự quan tâm của bạn.
- Thu hẹp mối quan tâm thành một chủ dề cụ thể.
- Dặt câu hỏi cho chủ dề này từ nhiều góc nhi
- Xác định ly lẽ/dộng lực cho mong muốn nghiên cứu của bạn.
- Câu hỏi có dáng hỏi hay không?
- Vấn dề tồn tại có dáng dược giải quyết hay không?
- Liệu những người khác thấy nó có ích lợi gì không?
- Có phù hựp với chinh sách không?
- Liệu nó sẽ hấp dẫn sự chú ý cUa người khác không?
(8) Cảm hứng
- Nói với người khác về suy nghĩ của bạn.
- Dộng não cUng với gia dinh, bạn bè, dồng nghiệp, thầ
gíáo.
- Tim híểu xem liệu chủ dề này, câu hỏi này có dược quan tâm
rộng rãí hay không?
- Xem báo chi, tạp chi khoa học, sách, Ѵ .Ѵ .

75
Chương 2: Xác định và mô tả vẩn ơề nghiên cứư

2.1.5 Các tiêu chi đánh giá vấn đề nghiên cứu


Phần này giúp chUng ta đánh giá vấn dề nghỉên cứu. Ta có thể
xem xét có nên theo đuổi một vấn dề nghiên cứu cụ thể nào do hay
không bằng cách trả lời những câu hỏi sau dây:
Về tầm quan trọng của đề tài
CO phải là một vấn dề quan trọng không?
CO trUng lặp với dề tài nghiên cứu nào triíớc dâ
CO dU cụ thế' không?
CO ý nghĩa về chinh sách không?
Có ý nghĩa về ly thuyết không?
CO ý nghĩa về phưong pháp không?
Có phù hợp với chuyên ngành mà chUng ta theo học hay 1
vực mà ta có chuyên môn sâu hay không?
Về sở thícìi cá nìiân
ChUng ta có quan tâm và hứng thú với vấn dề này không?
CO giUp chUng ta thăng tiến trong học tập/nghề nghiệp không?
CO thu hút sự quan tâm của người dọc không?
Có dược chấp nhận trong lĩnh vực mà chUng ta dang học
tậpdàm việc không?
Về tlrili klia till của đề tai
Có phu hợp VỚ I kiến thức của chUng ta không?
CO phu hợp với nguồn tài liệu/dữ liệu mà chUng ta có thế' có
hoặc thu thập không?

76
Chương 2: Xác định và mõ tả vấn đề nghiên cứu

Có thể được xây dựng dựa trên lý thuyết, kiến thức và kinh
nghiệm mà chúng ta có không?
Có thể tiến hành trong điều kiện những hạn chế về thời gian,
nguồn lực và tiền bạc CLÌa chúng ta không?

Khi đã chọn vấn đề nghiên cứu và trình bày lý do tại sao ta chọn,
bước tiếp theo là xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.

2.2 XÁC ĐỊNH MỰC TIÊU NGHIÊN c ứ u


2.2.1 Định nghĩa
Mục tiêu nghiên cứu (research objectives) là phát biểu tống quát
về kết quả mà ta mong muôn đạt được sau quá trình nghiên cứu. Đế
làm rõ bản chất của mục tiêu nghiên cứu, ta đặt ra các câu hỏi như
sau:
Tại sao ta phải thực hiện nghiên cứu này?
Qua nghiên cứu này, ta hy vọng đạt được gì?
Mục tiêu nghiên cứu có quan hệ rât chặt chẽ với việc đặt vấn đề
nghiên cứu. Ví dụ, nếu vấn đề nghiên cứu là lợi tức của gạo xuất khẩu
thâp và phân phối thiếu công bằng cho nông dân (Ví dụ 2.2), thi mục
tiêu nghiên cứu có thế là xác định các nguyền nhân của hai vân đề
trên và tìm kiếm các giải pháp.
Mục tiêu nghiên cứu thường được phân chia thành hai loại là mục
tiêu tống quát và mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, Kumar (2005) lại phân
loại bằng cách chia ra hai loại mục tiêu là mục tiêu chính (main
objectives) và mục tiêu phụ (sub-objectives).
Mục tiêu tổng quát (general/overall objectives) là phát biểu về kỳ
vọng mà nhà nghiên cứu mong muốn đạt được khi nghiên cứu theo ý
nghĩa tổng quát nhất. Nói cách khác, mục tiêu tổng quát là kỳ vọng
77
Chương 2; Xấc định và mô tả vấn đề nghiên cứu

chung về tác động của nghiên cứu. Mục tiêu tổng quát được chia nhỏ
ra và cụ thế hóa thành những mục tiêu chi tiết hơn, liên kết với nhau
một cách hỢp lý, được gọi là mục tiêu cụ thể (specific objectives).
Mục tiêu cụ thể nên chỉ ra một cách hệ thông các khía cạnh khác
nhau của nghiên cứu, vôn đă được xác định trong quá trình xác định
vấn đề nghiên cứu, và là những yếu tô chủ yếu được giả định gây ra
ảnh hưởng hoặc tác động tới vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu cụ thể cũng
là những mục tiêu mà ta phải đạt được khi kết thúc quá trình nghiên
cứu.
Mục tiêu cụ thể nên phát biểu về (1) ta sẽ nghiên cứu chuyện gì
(what), nghiên cứu ở đâu (where) và nghiên cứu để làm gì (for what
purpose).
Ta hãy xem xét một vài ví dụ gợi ý sau đây:

Ví du 2.8
Vấn đề - Sự nghèo đói của đồng bào dân tộc ít người ở Tây
nghiên cứu Nguyên
Mục tiêu - Tìm hiểu thực trạng nghèo đói của đồng bào dân tộc
nghiên cứu ít người ở Tây Nguyên.
- Tìm hiểu các nguyên nhân (yếu tố ảnh hưởng đến)
của sự nghèo đói của đồng bào dân tộc ít người ở Tây
Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình.

Ví dụ 2.9
Vấn đề - Đời sống của hộ gia đình phải tái định cư cho các
nghiên cứu vùng quy hoạch phát triển khu công nghiệp gặp
nhiều khó khăn sau khi tái đinh cư

78
Chưdng 2: Xác định và mô tà vấn ٥ề nghiên cứu

- Tìm hiểu quá trinh công nghiệp hóa và dô thị hóa ở


vUng nghiên cứu.
- Tim hiểu quá trinh áp dụng các chinh sách thu hồi
dất, giải tỏa, dền bù và tái định cư ở vUng nghiên
cứu.
- Mô tả, phân tích, so sánh tinh hình dời sống của hộ
gia dinh trước và sau quá trinh tái định cư.
- Đánh giá tác dộng của việc áp dụng các chinh sách
thu hồi dất, giải tỏa, dền bù và tái định cư dến dời
sống hộ gia dinh ở vUng nghiên cứu.

2.2.2 Tại s a . cần phảỉ phát ti‘iển mục tiêu nghiên cứu?
Phat triển mục tiêu nghiên cứu giUp ta các việc sau dây:
Tập trung sâu vào nghiên cứu, thu hẹp vấn dề nghiên cứu dến
mức cần thiết;
Tránh thu thập các dữ liệu, thông tin không thật sự cần thiết
cho nghiên cứu và giải quyết vấn dề nghiên cứu; và
Tổ chức nghiên cứu một cách rõ ràng theo những phầ
những giai đoạn cụ thể, có nghĩa là hình thành dược tiến trinh
nghiên cứu một cách cụ thể.
Nếu dược hình thành một cdch dUng dắn, mục tiêu cụ thể sẽ làm
cơ sở cho quấ trinh phất triển phương phấp luận nghiên cứu và sẽ
dinh hướng việc thu thập, phân tích, diễn dịch và sử dụng dữ liệu.

2.2.3 Phát biểu mục tiêu nghiên cứu như th ế nào?


Đế' phat biểu mục tiêu nghiên cứu một cách dUng dắn, ta cần chú
ý các yếu tố sau của các phát biểu:

79
Chương 2: Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu

Bao quát các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu và
các yếu tố đóng góp vào vấn đề theo một cách mạch lạc, chặt
chẽ và theo một trình tự lô-gic;
Được viết thành câu một cách rõ ràng với các từ hành động,
chỉ ra một cách chính xác ta sẽ làm gì, ở đâu và cho mục đích
nào;
Mang tính thực tê có xem xét đến các điều kiện cụ thế của
nghiên cứu; và
Sử dụng các động từ hành động một cách đủ cụ thể đế được
đánh giá. Một vài ví dụ cho các động từ hành động như: để
quyết định, để kiểm chứng, đế tính toán, để thiết lập. Tránh
dùng các động từ mập mờ như; để hiểu, để nghiên cứu.
Ta phải luôn nhớ rằng khi nghiên cứu được đánh giá, kết quả luôn
được so sánh với mục tiêu. Nếu các mục tiêu không được phát biểu rõ
ràng, cụ thể, không thể đánh giá nghiên cứu một cách chính xác.

2.3 XÁC LẬP CÂU HỎI NGHIÊN cứu


2.3.1 Câu hỏi nghiên cứu là gì?
Nghiên cứu một vân đề là tìm ra câu trả lời cho vấn đề đó. Do
vậy đặt câu hỏi là cách tốt nhất đế xác định vấn đề nghiên cứu.
Ngược lại, một khi ta đã xác định được vấn đề nghiên cứu thì ta đặt
ra câu hỏi để trả lời vấn đề nghiên cứu đó. Đây chính là cách thức có
thế vận dụng để xác lập câu hỏi nghiên cứu (research questions). Câu
hỏi nghiên cứu rất quan trọng vì chúng chính là điếm khơi đầu của
nghiên cứu. Bản chất của câu hỏi nghiên cứu liên quan đến các hành
động sau: khám phá, mô tả, kiểm định, so sánh, đánh giá tác động,
đánh giá quan hệ, đánh giá nhân quả. Từ đó, có thể phân loại một số
loại câu hỏi nghiên cứu như sau:
80
Chương 2: ^ấc ƠỊnh và mô ìả vấn ứề nghiên cứu

Câu hỏi nhằm mô ta của sự vật, hỉện tượng nghiên cứu;


Câu hỏi nhằm so sánh các sự vật, hiện tượng với nhau;
Câu hỏi nhằm tim hiế'u quan hệ giữa các dặc tinh (biến) của sự
vật, hỉện tượng nghiên cứu;
Câu hOi nhằm tỉm h‫؛‬ế'u quan hệ nhân quả giữa các dặc tinh
(biến) của sự vật, hiện tượng;
Ngoài ra, ta cUng có thể dặt câu hỏi về các giải pháp, ý kiến hoặc
dề xuất chinh sách có tinh khả thi. Câu hỏi dạng này cho biết ta
mong muốn xác lập và dề xuất dược các giải pháp cho vấn dề nghiên
cứu. Thông thường, một cách mặc định, nhà nghiên cứu dều muốn
thực hiện d‫؛‬ều này vi dây chinh là dOng góp thực tế của họ cho xã hội.
Tuy nhiên, chinh vì mang tinh mặc định nên ta không nhất thiết phải
phát biểu câu hỏi nghiên cứu tương ứng.

2.3.2 Làm s a . dê' xác lập dưỢc câu hỏỉ nghiên cứu?
Câu hOi có thế’ rUt ra tr^fc tiếp từ vẳ'n dề nghiên cứu. co thế’ có
một câu hOi duy nhất hoặc cO vài câu hỏi cho vấn dề nghiên cứu. Sau
dây 1;1 một vài gợi ý dề thiết lập câu hỏi nghiên cứu cho các ví dụ trên
(từ 2.1 dến 2.7).

c a c gỢi ý d ặ t câu hỏỉ n g h íên cứ u


Ví dụ 2.1 - Vấn dề ngdnh nhựa: Trong ngắn hạn, doanh nghiệp
nên thay dố'i cơ cấu vOn và lao dộng như thế nào? Trong dàí hạn,
liệu việc thay đố’i công nghệ sản xuất có giUp doanh nghiệp tăng
hiệu quả hay không?
Ví dụ 2.2 - Vấn dề lUa gạo: Việc gì dang xảy ra? Làm thế nào
đế' cải thiện tinh hình trên?
Ví dụ 2.3 - Vốn dề lạm phat: Nguyên nhân nào làm cho mức độ
líỊm phat cao như vậy xdy ra? Tác dộng cUa vấn dề này dến nền

81
Chương 2'. Xác định và mô tà vắn ơề ngh'١ẽn cứu

kinh tế như thế nào? Làm sao khắc phục dược vấn dề này?
Ví dụ 2.4 - Vấn dề dầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): hiện
tượng này thực sự có lợi hay có hại? Có cần thỉết phải có cơ chế bảo
dảm sự dầu tư cân bằng giữa các dla phương hay không? Dịa phương
có thế' làm gì dể nâng cao khả năng thu hút FDI?
Ví dụ 2.5 - Vấn dề tỷ giá: Việc duy tri chinh sách tỷ gia hối
đoái có kiểm soát hiện nay của Chinh phU dược đánh giá là đánh
gia cao giá trị của tiền dồng so với giá trị thực của nó. Liệu một
chinh sách thả nổi tỷ giá vào thời điểm này có tác dộng lợi và hại
như thế nào dến nền kinh tế? Nếu cần thiết phải diều chinh tỷ gia,
mức độ diều chinh nên như thế nào?
VI dụ 2.6 - Vấn dề nghèo dói: ChUng ta hiểu như thê nào về
bản chất của tinh trạng nghèo dói ở Dồng bằng sông Cửu Long và
các nguyên nhân của tinh trạng này? Các chinh sách sản xuất, lao
dộng, dầu tư, giáo dục cần phải thay dổi như thế nào dể cải thiện
tinh hình này?
VI dụ 2.7 - Vấn dề tác dộng của việc gia nhặp WTO: Các mặt
hàng nông sản nào của Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi thuế nhập
khẩu các mặt hàng tương tự giảm di? Nguyên nhân nào làm cho các
mặt hàng này không có tinh cạnh tranh? Ta nên làm gì trong tương
lai: tăng cường nang lực cạnh tranh hay chọn lựa các mặt hàng
khác cho sản xuât?

Từ câu hỏi nghiên cứu, ta sẽ cụ thể hóa và diễn giải chi tiết thành
câu hỏi diều tra nhằm thu thập thông tin, dữ liệu, va dể có dược các
thông tin, số liệu cụ thể, ta cần có các cầu hỏỉ do lường. Sau dây la
hình minh họa sự phần chia thang bậc của vấn dề nghiên cứu và câu
hỏi nghiên cứu (Hình 2.1). Áp dụng hệ thống thang bậc này, ta có thể
xét đoán tinh lô-gic và nhất quán của dề tài nghiên cứu. Di theo chiều
từ bậc thang dầu tiên dến bậc thang cuối cùng, ta triển khai dần ý
82
Chương 2: Xác đi.nh và mồ tà vấn đề nghiên cứu

tưởng nghiên cứu từ tổng quát đến chi tiết. I)ựa trên vấn đề nghiên
cứu đã xác áịnh, ta thiết lập mục tiêu nghiỄn cứu và câu hỏi nghiên
cứu. Từ câu hỏi nghiên cứu, ta có thể triển khai chi tiết hơn thành
những câu hỏi diều tra rất chi tiết và da dạng nhằm thu thập thông
tin cho nghiên cứu. Câu hỏi điều tra cUng có thể dược phân chia chi
tiết hơn nữa thành câu hỏi do lưò.ng, nhằm do lường các thông tin, dữ
liệu ma ta cần thu thập.
ơ chiều ngược lại, có thể thấy nếu ta thu thập dược thông tin nhò'
vảo các câu hỏi diều tra thi ta mới có thể trả lời dược câu hỏi nghiên
cứu. Một khi các câu hỏi nghiên cứu dã dư‫'؟‬c trả 10.1 trọn vẹn, ta sẽ dạt
dưọ.c mục tiêu nghiên cứu cụ thể, và góp phần dạt dược mục tiêu tổng
qudt. Đạt dược mục tiêu nghièn cứu, vi vặy, cUng có nghĩa là ta giải
quyết dược vấn dề tồn tại.
H ình 2.1 Các thang bậc vấn đề - câu hỏi nghiên cứu

Quyếl đinh
giải pháp
6 Hành động nảo dược khưyếr
nghi, dựa trên các khám
phá ?
Cảu hòi
do !ưởng
5 ThOng tin, dữ liệu cần biết nên dược
do lường như thế nảo?
Càu hỏi
d ١ếu tra 4 Ta cần biết các vấn dề gí dể trả lởi câu hốl nghie
cưu? ThOng tin nào, dữ liệu nầo? Biến số nầo cầ
thu thâp٠ quan sát?

Câu hỏi nghién ٦ Bản chất của vấn dế nghiẻn cứu là gi? Các quan hệ nội
cứu tại của vấn dể nghiẻn cứu là như thế nảo? Diếu gì gây ra
vấn dể? Hành dộng náo có thể giUp giải quyết vấn dế?
Vấn
dé lòn Muc liẽu
2 Tại sao ta phải thực hiện nghiên cưu này?
tai nghiên cứu
Qua nghièn cưu này. ta hy vpng dạt dược gí?

Ị Các vấn dể gì gày ra sự quan tàm. lo


ngai?

Nsưồti: phỏng theo Cooper và Schindler (2006)

83
Chương 2: Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu

Đế minh họa cho việc xác lập mục tiêu nghiên cứu, ta quay lại với
hai ví dụ 2.8 và 2.9. Một vài câu hỏi nghiên cứu được gợi ý như sau:
Vấn đề Sự nghèo đói của đồng bào dân tộc ít người ỏ’ Tây
nghiên cứu Nguyên
Mục tiêu - Tìm các yếu tố ảnh hưởng đến sự nghèo đói và
nghiên cứu mức độ
- Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình
Câu hỏi Đồng bào dân tộc ít người ở Tây Nguyên có nghèo
nghiên cứu đói hay không?
Các yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội, nhân
chủng, dân tộc nào ảnh hưởng đến sự nghèo đói
của đồng bào dân tộc ít người ở Tây Nguyên?
Các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến sự
nghèo đói?
Vấn đề Đời sông của hộ gia đình ở các vùng quy hoạch
nghiên cứu phát triển khu công nghiệp
Mục tiêu Tìm hiếu quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
nghiên cứu ở vùng nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình áp dụng các chính sách thu
hồi đất, giải tỏa, đền bù và tái định cư ở vùng
nghiên cứu.
Mô tả, phân tích, so sánh tình hình đời sống của
hộ gia dinh trước và sau quá trình tái định cư.
Đánh giá tác động của việc áp dụng các chính
sách thu hồi đất, giải tỏa, đền bù và tái định cư
đến đời sống hộ gia đình ở vùng nghiên cứu.

84
Chương 2: Xác đirh và mô tả vấn đề nghiên cứu

Câu hỏi Các chính sách thu hc‫؛‬i c3ât, giải tỏa, đền bù và tái
nghiên cứu định cư nào được áp dụng ở vùng nghiên cứu?
Đời sông của hộ gia đình trước và sau quá trình
tái định cư có thay đổi hay không? Thay đổi như
thế nào?
Các chính sách thu hồi đất, giải tỏa, đền bù và tái
định cư được áp dụng ở \'ùng nghiên cứu tác động
như thế nào đến đời sống hộ gia đình?

2.4 XÁC LẬP GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU


2.4.1 Định nghĩa về giả thuyết nghiên cứu
Có nhiều định nghĩa về giả thuyết nghiên cứu (research
hypothesis). Theo Wikipedia‫؛؛‬, giả thuyết là một giải thích được đề
nghị cho một hiện tượng quan sát. Giả thuyết cũng được hiểu như là
một sự tiên đoán của một đề xuất. Theo Pellegrini (2010), giả thuyết
là một sự phỏng đoán hợp lý (một phỏng đoán mang tính linh cảm
hoặc là dựa trên kiến thức) về bản chất của mối quan hệ giữa hai hay
nhiều hơn các biến, được trình bày dưới dạng một phát biểu có thể
kiếm chứng được. Nói cách khác, giả thuyết ám chỉ đến một ý tưởng
mang tính tiên đoán mà nó cần phải được đánh giá, có nghĩa giả
thuyêt đòi hỏi nhà nghiên cứu phải làm việc để xác nhận nó hoặc là
bác bỏ nó. Kumar (2005) sau khi đúc rút ý tưởng của nhiều tác giả
khác đã cho rằng giả thuyết là một nhận định thăm dò mà tính hợp
lệ của nó chưa được xác định, và trong hầu hết các trường hợp, giả
thuyêt chỉ ra một quan hệ giữa hai hay nhiều biến.

'‫ ؛‬http://en.wikipeclia.org/wiki/Hypothesis
85
Chương 2: Xác ƠỊnh và mồ tả vẵn ơề nghiên cứu

Như vậy, có thể áịnh nghĩa giả thuyết nghiên cứu là một giả định,
được xây dựng trên cơ sở của vấn dề nghiên cứu và những ly thuvết
liên quan, dể thông qua nghiên cứu có thể kiểm định tinh hợp ly hoặc
những hệ quả của nó. Giả thuyết dược xây dựng dựa trên kinh nghiệm
cUa ta dối với vấn dề nghiên cứu nhằm dể giải thích cho vấn dề
nghiên cứu, và giả thuyết cần phải dược kiểm chứng.
VI vậy, ta có thể và nên xây dựng những giả thuyết dể bổ sung
cho mục tiêu nghiên cứu.
Giả thuyết nghiên cứu, với cách nhìn phân tích định lượng, dOi
hỏi ta phải chứng minh thông qua các kiểm định thống kê, hoặc phân
tích mô hình kinh tế lượng. Ví dụ, ta có thể phát biểu các giả thuyết
nghiên cứu sau dây:
Dầu tư trực tiếp nước ngoài có tác dộng tốt cho tăng trưởng.
Toàn cầu hóa làm tảng bất binh dẳ
Da dạng hóa nông nghiệp làm tăng thu nhập nông thôn.
Chi phi giáo dục tâng làm giảm khả năng dến trường của trẻ
em, và làm tâng lao dộng trẻ em.
vanhiệm vụ của nhà nghiên cứu trong trường hợp này la chứng
minh tinh dUng dắn của các giả thưyết này.

2.4.2 Quan hệ gỉữa giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi


nghiên cứu
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu là một bước quan trọng vì nó sẽ
giUp chUng ta xác định tiêu điểm của vấn dề nghiên cứu. Theo nghĩa
này, giả thuyết gỉúp ta thiết lập quan hệ với câu hỏi nghiên cứu bằng
cách dưa ra một phát biểu mà ta phải tim ra quan hệ giữa các biến và
phải kiểm định lại phat biểu dó. Diều này có nghĩa la mọi công việc
trong quá trinh nghiên cứu tiếp theo sẽ xoay quanh vấn dề này. Và
86
Chương 2: ^ầc ٥ '‫؛‬nh và mô tả vắn ٥ề nghiên cứu

mục dích của cả quá trinh nghiên cứu sẽ là kiểm định tinh hỢp lý của
giả thuyết.
Dặt trong quan hệ này, giả thuyết có liên quan mật thiết với câu
hỏi nghiên cứu. Hãy quan sát các ví dụ sau dây:

Ví dụ 2.10
Một dề tài nghiên cứu về tác dộng của dầu tư trực tiếp nước
ngoải dến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố phía
Nam của Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu chinh là: liệu dầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác dộng dến tâng trưởng kinh tế
(thông qua chỉ tiêu giá trị GDP) của các tỉnh, thành phố này
hay không? v a tác dộng như thế nào? Mặc dù ta chưa biết 0
các tinh thành nghiên cứu, thực tế diễn ra như thế nào, nhưng
can cứ trên lý thuyết kinh tế phat triển, ta biết rằng FDI có
tác dộng dến GDP, và dUng quy luật là tác dộng thuận. Ml vậy,
ta có thể dặt ra giả thuyết là; dầu tư trực tiếp nước ngoài có
tác dộng thuận cho tâng trưởng kinh tế của các tinh, thành
phố phía Nam. Nhiệm vụ của ta trong quá trinh nghiên cứu là
dựa trên hệ thống thông tin, dữ liệu và chứng cứ khác dể minh
cliứng tinh dUng (hoặc sai) của giả thuyết này.
Ví dụ 2.11
Một dề tài nghiên cứu về tinh trạng dói nghèo và nguyên
nhân gây ra dOi nghèo, hay nói cách khác là các nhân tố tác
dộng dến tinh trạng dói nghèo, của hộ gia dinh ở khu vực
nông thôn Dồng bằng sông Cửu Long. Câu hỏi nghiên cứu
chinh là; các yếu tố nào tác dộng dến tinh trạng dói nghèo của
hộ gia dinh ở khu vực nông thôn Dồng bằng sông Cửu Long?
Dựa trên lý thuyết kinh tế phat triển và các nghiên cứu trước
dây, ta biết rằng có nhiều nguyên nhân dẫn dến nghèo dói, ví

87
Chương 2: Xácđịnh và mô tả vấn đề nghiên cứu

dụ như trình độ học vấn, sô người phụ thuộc, giới tính của chủ
hộ, tình trạng đau ốm, bệnh tật, dân tộc ít người, diện tích đất
canh tác, tài sản có giá trị, nghề làm việc, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, v.v.
Bằng kinh nghiệm cá nhân và quan sát thực tiễn ở Đồng
bằng sông Cửu Long, kết hỢp với lý thuyết và các nghiên cứu
đã có, ta có thế có niềm tin là sẽ có một số nguyên nhân nào
đó mang tính đặc thù cho vùng nghiên cứu này. Ta có thế xây
dựng giả thuyết như sau: trình độ học vấn của chủ hộ và lao
động trong hộ gia đình, tỷ lệ người phụ thuộc, dân tộc Kh’mer,
đất canh tác lúa, loại nghề làm việc (nông nghiệp hoặc phi
nông nghiệp), sự sẵn có của hệ thống giao thông đường bộ và
khả năng tiếp cận đến thị trường là các yếu tô tác động đến
tình trạng nghèo đói của hộ gia đình ở khu vực nông thôn
Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệm vụ của ta trong quá trình
nghiên cứu là dựa trên hệ thông thông tin, dữ liệu và chứng cứ
khác đế minh chứng tính đúng (hoặc sai) của giả thuyết này.

Với hai ví dụ trên, ta có thể thấy rằng, một trong những cách xây
dựng giả thuyết nghiên cứu là chuyến đổi câu hỏi nghiên cứu thanh
giá thuyêt nghiên cứu. Điều này có nghĩa là ta chuyển dạng một câu
hỏi thành một câu khẳng định, và định hướng trước hướng trả lời
(khẳng định) là có hoặc không, tùy theo niềm tin hoặc giả định
cùa ta.
Trường hợp 1:
Câu hỏi nghiên cứu: liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có
tác động đến tăng trưởng kinh tế hay không?

88
Chương 2; Xác đinh và mô là vấn đề nghiên cứu

Glả thuyết: Dầu tư trựt tiếp nước ngoà‫( ؛‬FDI) có tác dộng thuận
đến tăng trưỏng kinh tế.
Trường hợp 2:
Câu hỏi nghiên cứu: liệu da dạng hóa hoạt dộng sả
dộng thu nhập của hộ gia dinh nông thôn hay không?
. Giả thuyết; da dạng hóa hoạt dộng sản xuất giUp tảng thu
nhập của hộ gia dinh nông thôn.
Tuy nhiên, không phải lUc nào ta cUng có thể chuyển dổi câu hỏi
nghiên cứu thành giả thuyết nghiên cứu dược, nhất là khi câu hỏi
nghiên cứu không phản ảnh quan hệ nhân quả giữa các biến nào dó.
Ví dụ:
Quá trinh da dạng hứa hoạt dộng sản xuất cUa hộ nông thôn
Dồng bằng sông Cửu Long diễn ra ra sao?
Các chinh sách thu hồi dất, giải tỏa, dền bù và tái định cư dược
áp dụng ở vUng nghiên cứu tác dộng như thế nào dến dời sống
hộ gia dinh?
Một gia thuyết nghiên cứu có thể sẽ không phù hỢp hoặc khó
thiết lập nếu:
Ta không có niềm tin, linh cảm hoặc tiên d
thuyê't nào dối với một tinh hưông cụ thể nào dó.
Ta không xác lập dược một bộ biên số có quan hệ nhân quả
với nhau.
Ta muốn mô tả một kinh nghiệm, một vấn dề nào dó.
Ta so sánh giữa hai tinh huOng hay vấn dề kinh tê với nhau.
VI vậy, giả thuyết nghiên cứu có phù hợp hay không còn tùy thuộc
vào bản chất cUa nghiên cứu. Phần lớn giả thuyết dược thiết lập dể

89
Chương 2: Xấc định và mô tả vấn đề nghiên cứu

diễn tả quan hệ giữa các biến, và nếu câu hỏi nghiên cứu của ta thuộc
dạng này thì việc thiết lập giả thuyết nghiên cứu là phù hợp và hữu
ích. Cũng tùy vào bản chất của nghiên cứu mà ta có thế thiết lập giả
thuyết hay không cần thiết lập. Kumar (2005) cho rằng lập giải
thuyết là việc quan trọng và mang lại tính trong sáng, tính đặc thù và
sự tập trung cho một vân đề nghiên cứu, nhưng không phải là cần
thiết một cách bắt buộc cho một nghiên cứu.

2.4.3 Làm sao xây dựng giả thuyết nghiên cứu


Chúng ta có thể thực hiện những công việc sau đây để xây dựng
giả thuyết:
Thảo luận vởi bạn bè, đồng nghiệp và các chuyên gia trong
lĩnh vực nghiên cứu về vân đề nghiên cứu, nguồn gốc của nó và
mục tiêu cụ thế của việc tìm ra lời giải đáp.
Khảo sát những thông tin, dữ liệu sẵn có về vấn đề nghiên cứu.
Khảo sát những nghiên cứu trước đây về những vấn đề liên
quan, hoặc những nghiên cứu tương tự đã được thực hiện ở
những địa phương/quốc gia khác.
Thông qua quan sát và phán đoán của riêng chúng ta về vấn đề
nghiên cứu, hoặc qua việc lấy ý kiến của các chuyên gia trong
lĩnh vực nghiên cứu.

2.4.4 Phân loại giả thuyết


Giả thuyết có thể được phát biểu theo các cách khác nhau. Thông
thường, giới nghiên cứu thường phân loại giả thuyết nghiên cứu thành
ba loại: i) giả thuyết mô tả; ii) giả thuyết tương quan; và iii) giả
thuyết nhân quả.
Giả thuyết mô tả (descriptive hypotheses) phát biểu về sự tồn tại,
kích thước, dạng hình, hoặc phân phối của một biến nào đó. Thường
90
Chương 2: Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu

các giả thuyêt mô tả được chuyến thành dạng câu hỏi nghiên cứu. Ví
dụ;

Giả thuyết mô tả Câu hỏi nghiên cứu


ơ TP. HCM, doanh nghiệp tư Khả năng tạo ra công ăn việc làm
nhân tạo ra 70% việc làm cho của khu vực doanh nghiệp tư
người lao động. nhân ở TP. HCM như thế nào?
Các đô thị Việt Nam đang trải Có phải là các đô thị Việt Nam
qua thời kỳ thâm hụt ngân đang trải qua thời kỳ thâm hụt
sách. ngân sách hay không?

Giả thuyết tương quan (correlational hypotheses) phát biểu mô tả


quan hệ giữa hai biến hoặc phát biểu rằng một số biến xuất hiện cùng
với nhau theo một cách nào đó nhưng không có nghĩa là biến này là
nguyên nhân của biến kia. Quan hệ tương quan là quan hệ hai chiều,
biếu thị sự tác động qua lại giữa hai biến quan sát. Ví dụ:
Chính sách thuế bất động sản hiện nay có quan hệ với giá nhà
ở trên thị trường bất động sản.
Giả thuyết giải thích - giả thuyêt nhân quả (explanatory causal
hypotheses) cho phép ám chỉ rằng sự hiện diện hoặc thay đổi của một
biến gây ra hoặc dẫn đến sự thay đồi của một biến khác. Biến nguyên
nhân được gọi là biến độc lập (independent variable - IV) và biến còn
lại gọi là biến phụ thuộc (dependent variable - DV). Quan hệ nhân quả
là quan hệ một chiều, biểu thị sự tác động của một biến này đến một
biến khác mà không có chiều ngược lại. Ví dụ:
Một sự gia tăng về thu nhập của hộ gia đình (IV) dẫn đến một
sự gia tăng về tỷ lệ tiền thu nhập tiết kiệm được (DV).

91
Chương 2: Xác ƠỊnh và mô tả vắn ٥ề nghlèn cứu

Tinh minh bạch của chinh sách cUa một địa phương (IV) sẽ tạo
ra niềm tin cho cộng dồng doanh nghiệp (DV) dối với đỊa
phương dó.

2.4.5 Vai trò của giả thuyết


Trong nghiên cứu, giả thuyết dOng một số vai trồ quan trọng như
i) hướng dẫn, định hướng nghiên cứu; ii) xác minh các sự kiện nào là
phù hợp, và không phù hỢp với nghiên cứu; iii) dề xuất các dạng
nghiên cứu thích hợp nhất; và iv) cung cấp khung sườn dể định ra các
kết luận về kết quả nghiên cứu.
Như thế nào là một giả thuyết tốt? Một giả thuyết tốt thỏa mãn
dầy đủ cổc diều kiện sau dây: i) phù hợp với mục tiêu cUa nó; 11) có thể
kiểm định dược và ill) tốt hơn các giả thuyết cạnh tranh khác.
Về cách viết, giả thuyết nên dược viết dưới dạng một câu khẳng
định, dơn giản, cụ thể và rõ ràng về khai niệm. Đế' dễ dàng kiế'm
định, gia thuyết nên bao hàm chỉ một ý tưởng duy nhất, mang tinh
dơn hướng (unidimentional), có nghĩa là chỉ phát biế'u về một quan hệ
duy nhất giữa các biến số. Phát biểu của giai thuyết thường phải phù
hợp với ly thuyết hoặc phù hỢp với quy luật chung mà ta quan sổt
thấy trên thực tiễn trong trường hợp không có ly thuyết nền. Giả
thuyè't cUng phải tạo ra khả nàng kiế'm định dược thông qua quá trinh
thu thập dừ liệu và phân tích dữ liệu. Chinh vi vậy, các khai niệm mà
giả thuyết dưa ra phải có khả năng do lường dể có thể áp dụng các
kiế'm định thống kê cần thiê't.

2.5 DẶT TÊN DỀ TÀI


Mỗi nghiên cứu dều có tên của nó. Tên của dề tài nghiên cứu la sự
tóm lược một cách chinh xác vấn dề mà ta quan tâm nghiên cứu. Đặt
tên dề tai nghiên cứu là một việc hiế'n nhiên dối với nhà nghiên cứu.
92
Chương 2: Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu

Tên đề tài được ghi vào trang bìa của đề cương nghiên cứu và báo cáo
nghiên cứu. Trong phần viết Đặt vấn đề nghiên cứu, sau khi giới thiệu
và lý luận về lý do và tầm quan trọng mà ta chọn lựa vấn đề nghiên
cứu, nhà nghiên cứu cũng thường đề xuất ngay tên đề tài.
Thông thường, tên đề tài là một cụm từ, ngắn, súc tích, rõ nghĩa,
dùng thuật ngữ chính xác. Trong một vài trường hợp, tên đề tài cũng
được viết dưới dạng một cầu hỏi nghiên cứu hay là một nghi vấn.
Tên đề tài chỉ được xem là tôt khi mà ta đọc tên đề tài và hiểu
ngay tác giả muốn nghiên cứu vấn đề gì, nghiên cứu để làm gì, nghiên
cứu ở đâu và không còn điều gì phải hỏi hay làm rõ thêm. Để đạt
được, cần lưu ý các vấn đề sau khi đặt tên đề tài:
1. Tên phải ngắn, gọn
2. Phải thể hiện vấn đề nghiên cứu (Nghiên cứu vấn đề gì -
what?)
3. Phải thế hiện mục tiêu nghiên cứu (Nghiên cứu để làm gì - for
what purpose?)
4. Phải thể hiện đơn vị nghiên cứu (Đơn vị nghiên cứu là gì?)
5. Phải thế hiện phạm vi nghiên cứu (Nghiên cứu ở đâu? Phạm vi
không gian nào? Phạm vi thời gian nào? Phạm vi lĩnh vực
nghiên cứu nào?)
Hãy xem xét ví dụ sau về một đề xuất nghiên cứu;

Vân đề nghiên cứu Tình trạng nghèo đói của hộ gia đình
đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Nguyên

Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự
nghèo đói
Đề xuất giải pháp xóa đói giảm nghèo

9:
Chương 2: Xàc ƠỊnh và mô tả vấn đề nghiên cứu

Dơn vị nghiên cứu Hộ áồng bào dân tộc

Phạm vi nghiên cứu Dồng bào dân tộc, các tỉnh Tây Nguyên

Tên dề tài nghiên cứu tương ứng có thể là: "Tim hiểu các yêu tố
ảnh hưởng dến tinh trạng nghèo dOi của hộ gia dinh các dân tộc ít
người ở các tỉnh Tây Nguyên”.

Ta có thể quan sát một số dề tàỉ có tên sau dây, và thử suy nghĩ
xem việc dặt tên cho các dề tài này dã hợp ly hay chưa? Có ngắn gọn,
dầy đủ và rõ ràng, cụ thể hay không?

Các yếu tố tác dộng dến việc thu hút FDI và tác dộng của FDI
dến tảng trưởng kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Các giải pháp cho thị trường Bất dộng sả

Khảo sát và phân tích quan hệ giữa tâng trưởng và công bằng
xã hội trong việc giải quyết nha ở cho người có thu nhập thấp ở
TP. HCM

Các yếu tố tác dộng dến thu nhập của hộ sau khi bị giải tỏa
trên dịa bàn hưyện Châu Thành, tỉnh Long An

Vấn dề việc làm và thất nghiệp ở TP.HCM.

94
ChUdng 2: Xàc định và mồ tà vấn ٥ề nghiên cứu

TÓM Lược CHƯƠNG 2

Xác định vấn dề nghiên cứu luôn là việc khó khãn dối với người
bắt dầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của
việc xác dỊnh vấn dề nghiên cứu chinh là xác định khoảng trống kiến
thức ở cả hai khía cạnh lý thuyêt và thực tiễn. Dối với loại hình
nghiên cứu cơ bản, khoảng trống kiến thức chinh là những khoảng
trống mà các lý thuyết hiện có chưa đủ tầm bao quát, hoặc chưa dU
sức giải thích các sự vật hiện tượng nghiên cứu. Dối với loại hình
nghiên cứu ứng dụng, khoảng trống kiến thức là những yêu cầu thực
tiễn hoặc chinh sách cần dược dáo ứng mà ta chưa biết cách
giải quyết.

Dể tim thấy ý tưởng nghiên cứu phù hợp, người nghiên cứu cần
phải dọc ly thuyết, tim hiểu các vấn dề kinh tế xã hội dược yêu cầu
giải quyết từ các cơ quan quản lý, tổ chức kinh tế - xã hội, các nhà tài
trỢ phát triển, và thông tin dại chUng.

Ý tưởng nghiên cứu dược hình thành nhờ quá trinh tư duy theo
nguyên tắc thu hẹp dần qua các bước 1) xác định lĩnh vực quan tâm và
É tiên; 2) phát hiện vấn dề nghiên cứu và tim hiểu tầm quan trọng
của vấn dề nghiên cứu; 3) đánh giá sơ bộ mức độ ảnh hưởng của vấn
dề nghiên cứu; và 4) đánh giá sự bức thiết về nhu cầu hiểu biết và
kiến thức dể giải quyết vấn dề.

Nhà nghiên cứu phải trinh bày lập luận và tinh hợp ly của vấn dề
dược chọn vấn dề một cách rõ ràng, chinh xác và ngắn gọn trong dề
cương nghiên cứu, và báo cáo nghiên cứu, và thường dược gọi là phần
'Dặt vấn dề'.

Nhà nghiên cứu cũng phải xác lập mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết
nghiên cứu phù hợp với vấn dề nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu là kết
95
Chương 2: ^ấc ƠỊnh và mô tả vâ'n ơề nghSên cứu

quả mà ta mong muốn dạt dược khi kết thUc nghiên cứu. Mục t‫؛‬êu
nghiên cứu thường dược chia thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ
thể, hoặc mục tiêu chinh và mục tiêu phụ. Mục tiêu nghiên cứu sẽ làm
cơ sở cho quá trinh phát triển phương pháp luận nghiên cứu và sẽ
định hướng việc thu thập, phân tích, diễn dịch và sử dụng dữ liệu.

Câu hỏi nghiên cứu phản ảnh sự thiếu hụt về kiến thức mang tinh
lý thuyết hoặc thực tiễn mà thực tế dặt ra cho nha nghiên cứu. Câu
hOi nghiên cứu rất quan trọng vì chUng chinh là điểm khởi dầu của
nghiên cứu. Bản chất của câu hỏi nghiên cứu liên quan dến các hành
dộng sau: khám phá, mô tả, kiểm định, so sánh, đánh giá tác dộng,
đánh giá quan hệ, và đánh giá nhân quả.

Giả thuyết nghiên cứu là một giả dinh, dược xây dựng trên co sở
của vấn dề nghiên cứu và những lý thuyết liên quan, đế' thông qua
nghiên cứu có thể kiểm định tinh hỢp ly hoặc những hệ quả của nó.
Giả thuyết dược xây dựng dựa trên kinh nghiệm của ta dối với vấn dề
nghiên cứu nhằm dể giải thích cho vấn dề nghiên cứu, và giả thuyết
cần phải dược kiểm chứng.

Có sự liên quan chặt chẽ và mang tinh nhất quán giữa vấn dề
nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu. sự nhất quán
này phải dược thể hiện trong dề cương hoặc báo cáo nghiên cứu.

96
Chương 2: Xác định và mô tả vấn đề nghiên cứu

Thuật ngữ

Chủ đề nghiên cứu Research topic


Vấn đề nghiên cứu Research problem
Đặt vấn đề Problem statement
Mục tiêu nghiên cứu Research objectives
Mục tiêu tổng quát Overall/General objectives
Mục tiêu cụ thể Specific objectives
Câu hỏi nghiên cứu Research question
Giả thuyết nghiên cứu Research hypothesis
Đơn vị nghiên cứu Research unit
Tên đề tài Research title

97
СЬйбпд 2: ^ấc ÛS.nh và mô tả vắn đề nghSên cứu

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

1. Viết ra mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi ng^


theo các ví dụ từ 2.1 dến 2.7.

2. Xác lập các giả thuyết nghiên cứu cho các vấn dề theo ví dụ từ 2.1
dến 2.7.

3. Dặt tên dề tài nghiên cứu cho các ví dụ từ 2.1 dến 2.7.

4. Xem xét tinh nhất quán giữa tên dề tài


thuyết nghiên cứu vừa mới dược xác lập cho từng vấn dề.

98
Chương 3: Tổng quan tài liệu

3
Chưafầtff

ĩ،nG Qunn ĩằ LIỆU

MỤC TIÊU CHƯƠNG


Chương này được thiết kế nhằm trình bày tổng quát về tổng quan
tài liệu đối với nghiên cứu. Các nội dung liên quan bao gồm khái niệm
về tổng quan tài liệu, mục tiêu và quá trình nghiên cứu tài liệu.
Chương này cũng trình bày chiến lược khai thcác dữ liệu mà nhà
nghiên cứu cần có đế có thể đạt được thông tin dữ liệu cần thiết, các
cách thức tìm kiếm tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu và
đánh giá giá trị của nguồn dữ liệu thứ cấp. Một phần quan trọng của
chương nói về cách thức ghi trích dẫn và tài liệu tham khảo theo một
vài tiêu chuẩn quốc tế phổ biến nhằm hướng dẫn cho sinh viên biết
cách ghi đúng quy định khoa học cho bài viết nghiên cứu của mình.

99
Chương 3: Tổng quan tài liệu

3.1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3.1.1 Khái niệm
Khi đã xác lập xong vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi và giả
thuyết có liên quan, coi như ta đã xây dựng nền móng về ý tưởng cho
một nghiên cứu. Bước kê tiếp là suy nghĩ và tìm kiếm thông tin có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu và cách thức tổ chức thực hiện
nghiên cứu này.
Nếu có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, sau khi
hoàn thành bước một của quy trình nghiên cứu, ta bắt đầu hình dung
được các thông tin liên quan và cách thức giải quyết vấn đề một cách
tổng quát nhất. Tuy nhiên, kiến thức của ta về chủ đề nghiên cứu, về
các phương pháp nghiên cứu có thế áp dụng được là luôn luôn có giới
hạn. Ta không thế’ chắc chắn là ta biết một cách đầy đủ và hoàn hảo
về thông tin và phương pháp nghiên cứu liên quan. Đôi với sinh viên
đại học và cao học, kiến thức này còn bị giới hạn rất nhiều, và thường
chỉ mang tính lý thuyết, thiếu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn.
Ta có thế phải đặt ra các câu hỏi cho chính mình như sau:
Ta có hiểu biết một cách đầy đủ về vấn đề nghiên cứu
hay chưa?
Liệu đã có các nhà lý thuyết nào, các nhà nghiên cứu nào đ،ã đề
cập về vấn đề này?
Có những lý thuyết kinh tê nào đã được thiết lập và làm nền
tảng cho vấn đề nghiên cứu mà ta đặt ra? Nếu có, các lý thuyêt
này phát biểu gì? Giải thích như thế nào về vấn đề ta
quan tâm?
Đã có ai thực hiện các nghiên cứu liên quan, tương tự hoặc
trùng với vấn đề ta nghiên cứu hay chưa?

100
Chương 3: Tổng quan tài liệu

Nêu có, họ dựa vào các nền tảng lý thuyết nào? Họ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu nào? Họ rút ra được các kết luận gì về
vấn đề nghiên cứu?
Liệu ta có thể học hỏi được gì từ các kinh nghiệm của các tác
giả đó để vận dụng vào chính nghiên cứu của chúng ta?
Đê trả lời cho các câu hỏi này, ta phải tìm kiếm và đọc rât nhiều
lý thuyết kinh tê liên quan cũng như các nghiên cứu tương cận với chủ
đề nghiên cứu đã được thực hiện. Khi đọc các tài liệu này, ta buộc
phải chắt lọc những thông tin hữu ích và có liên quan để nâng cao sự
hiểu biết mang tính nền tảng của ta về vấn đề nghiên cứu. Việc này
chính là tổng quan (literature review, overview) tài liệu. Tổng quan tài
liệu, bao gồm cả việc tổng quan các lý thuyết liên quan và các nghiên
cứu trước đây có vai trò rất quan trọng, cho phép ta kết luận vấn đề
mình đang nghiên cứu có đáng để thực hiện và có khả năng thực hiện
hay không.
Một sô tài liệu dùng thuật ngữ ‘tổng kết lý thuyết’, nhằm nhấn
mạnh mục tiêu cơ bản nhất của việc tổng quan là phát hiện cho được
khoảng trống kiến thức về mặt lý thuyết đối với loại hình nghiên cứu
cơ bản.
Khi đọc và chọn lọc thông tin cần thiết, ta ghi các thông tin này
lại dưứi dạng vãn bản, mô tả chi tiêt đế chỉ ra rằng những lý thuyết
nào sẽ được nói đến và sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình,
cũng như kinh nghiệm lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và các phát
hiện từ các đề tài nghiên cứu trước đây. Văn bản tổng hợp này được
gọi là tổng quan tài liệu.

101
Chương 3: Tong guan tài l\ệu

3.1.2 Mục dích của tổng quan tài íiệu


Khi tổng quan tài liệu, ta nhắm dến việc tóm lược các kiến thức
và sự hiểu biết mà cộng áồng khoa học đã công bố liên quan đến vấn
dề nghiên cứu nghiên cứu của ta. Các tóm lược này thể hiện sự cải
thỉện về hiểu biết và kiến thức của ta dối với vấn dề nghiên cứu và
cách thức có thể áp dụng dể giải quyết vấn dề. Như vậy, có thể nói
tổng quan tài liệu nhằm dến việc chọn lọc những thông tin ly thuyết
và kinh nghiệm thực tiễn hên quan và hữu ích dể áp dụng cho vấn dề
nghiên cứu của ta.

3.1.3 Một số lưu ý


về cách viết, tổng quan tài liệu không phải là một bản danh sách
liệt kê hay miêu tả những tài liệu, ly thuyết có sẵn hoặc tập hỢp các
kết luận rút ra từ các nghiên cứu trước dây. Tổng quan tài liệu phải là
một văn bản tóm lược và đánh giá có mục dích của ta về những thông
tin có tinh tham khảo.
Chất lượng của một bản tổng quan tài liệu sẽ thể hiện kỹ năng
của người làm nghiên cứu ở hai khía cạnh là (1) khả nàng tim kiếm
thông tin, dữ liệu và (2) khả nàng đánh giá vấn dề một cách sâu sắc
và khách quan.

3.2 VAI TRÒ CỦA TỔNG QUAN TÀI LIỆU


Tổng quan tài lỉệu có vai trò hết sức quan trọng trong quá trinh
thiết kế nghiên cứu. Trưởc tiên, tổng quan tài liệu cung cấp nền tảng
ly thuyết cho v‫؛‬ệc nghiên cứu cũng như định hướng cho nghiên cứu.
Chinh nhờ dó mà khả nàng phương pháp luận của ta dược tăng cường
và ta có thể mở rộng tầm hiểu biết trong lĩnh vực ta dang nghiên cứu.
Qua việc này, ta cũng cố thể xốc định dược có nên theo đuổi thực hiện
vấn dề nghiên cứu này hay không. Tổng quan tài liệu giUp ta có dược
102
Chương 3: Tổng quan tài liệu

kinh nghiệm từ những gì đã được nghiên cứu trước đó, từ đó giúp ta


chọn lọc được phương pháp nghiên cứu phù hợp với bối cảnh nghiên
cứu của ta và giúp tập trung và làm rõ ràng hơn vấn đề nghiên cứu,
tránh sự tản mạn, lan man, thiếu định hướng, lạc đề. Vì vậy, tổng
quan tài liệu giúp làm giảm thiểu các sai lầm trong quá trình nghiên
cứu. Tổng quan tài liệu cũng cho phép chúng ta xác lập được định
hướng nghiên cứu, chọn lọc các thông tin, dữ liệu và các biến sô liên
quan, cho ta kinh nghiệm đối với việc chọn mẫu, việc tìm số liệu và
thiết lập bảng câu hỏi về sau.
Kết quả cụ thể của tổng quan tài liệu là ta có đủ thông tin cần
thiết để xây dựng khung khái niệm, và khung phân tích cho vấn đề
nghiên cứu của ta, là các sơ đồ liên kết tất cả khía cạnh từ vấn đề
nghiên cứu cho đến mục tiêu, phương pháp luận, phương thức thu thập
và phân tích dữ liệu.

3.3 THẾ NÀO LÀ MỘT TỔNG QUAN TÀI LIỆU TốT


Một tổng quan tài liệu chỉ được coi là tôt đạt được mục tiêu và vai
trò mà nó phải có. Tống quan tài liệu sẽ không có giá trị nếu không
chi ra được nền tảng lý thuyết và kinh nghiệm về phương pháp luận
học hỏi từ những nghiên cứu trước đây để áp dụng cho vấn đề nghiên
cứu của ta. Nói một cách cụ thể, tổng quan tài liệu nên đạt các yêu
cầu sau đây:
Được viết theo một trình tự hợp lý, bắt đầu từ các khái niệm,
định nghĩa, cách thức đo lường các khái niệm, định nghĩa này,
mô hình lý thuyết, các mô hình ứng dụng, kết quả đạt được từ
các nghiên cứu thực nghiệm cho đến cuối cùng là bài học kinh
nghiệm mà ta tự rút ra.

103
Chương 3: Tổng quan tài liệu

Chỉ ra được các thông tin, dữ liệu quan trọng cần phải thu thập
đế giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Chỉ ra được phương thức thu thập dữ liệu.
Chỉ ra được phương thức xử lý và phân tích dữ liệu.
Có đủ thông tin nền tảng giúp xây dựng phiếu điều tra cần
thiết cho nghiên cứu của ta.

3.4 CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC THÔNG TIN DỮ LIỆU


Việc khai thác các nguồn thông tin dữ liệu thứ cấp có thể được
thực hiện ở tất cả các giai đoạn nghiên cứu, nhưng hầu hết tập trung
ở các giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu, nhằm có cơ sở
chuyến từ vấn đề nghiên cứu đến các câu hỏi nghiên cứu cụ thế. Việc
xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu cũng là một bộ phận quan
trọng trong khai thác thông tin dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu.
Trong giai đoạn này, mục tiêu cần hoàn thành là:
Mở rộng sự hiểu biết và nhận thức về vấn đề nghiên cứu.
Tìm kiếm các cách thức đã được sử dụng để giải quyết vấn đề
nghiên cứu hoặc câu hỏi nghiên cứu tương tự.
Tập hợp các thông tin nền về chủ đề nghiên cứu đê tinh lọc lại
các câu hỏi nghiên cứu.
Xác định các thông tin có thể được tập hợp đế hình thành các
câu hỏi điều tra.
Xác định các dạng câu hỏi có thế sử dụng để thu thập dữ liệu
theo các thang đo khác nhau.
Xác định nguồn và các khung sườn có thể ứng dụng được đế xác
định phương thức lấy mẫu.
104
{Phương 3: Tổng quan tài liệu

Đế thực hiện việc tổng quan tài liệiu c‫؛‬ó' hiệu quả, ta có thể thực
hiện các bước sau“.:
Bước 1. Thu thập tài liệu lý thuyết và (các bài báo khoa học liền
quan
Thu thập từ các nguồn có thế
Đánh giá nguồn
Đọc từ các nguồn quan trọng, có chất lượng
Bước 2. Quản lý tài liệu
Phát triển một cách thức ghi nhận nguồn (tên tác giả, năm,
tên bài báo, sách, v.v.)
Lập một danh sách các tài liệu liên quan
Ghi chú lại, đánh dấu lại các nội dung quan trọng khi đọc
Bước 3. Đọc các lý thuyết, bài báo khoa học về chủ đề quan tâm
Đọc và phát hiện các tranh luận khoa học.
Phân tích các tranh luận khoa học này khi đọc và tổng hợp để
xây dựng cho tranh luận của chính ta.
Đọc một cách có tinh thần chỉ trích, có nghĩa là có đánh giá
cẩn thận và có suy nghĩ.
Viết lại các chỉ trích này.
Bước 4. Tổng quan
Viết tống quan như một văn bản đánh giá, phê bình, chứ
không chi đơn giản là tóm lược các lý thuyết, bài báo có sẵn.
Nên tổng quan các bài báo khoa học đăng trong các tạp chí
khoa học tử tế, nghiêm túc, nổi tiếng.

Phát triển dựa trên ý tưởng của Pellegrini, 2010.


105
Chương 3; Tổng quan tài liệu

Tổng quan các vấn đề có liên quan, có tính cách phê bình đánh
giá, và sâu sắc.
Có thể tóm lược các thông tin.
Nhận thức và xử lý thông tin trong quá trình tổng quan: suy
nghĩ, so sánh, đánh giá.
Khi đọc tài liệu và viết tổng quan, ta nên luôn đặt ra các câu hỏi
mang tính đánh giá như sau:
Liệu câu hỏi nghiên cứu của bài báo khoa học có rõ ràng
hay không?
Các phương pháp được áp dụng có tin cậy hay không?
Cấu trúc của mô hình phân tích có phù hợp hay không?
Chất lượng của dữ liệu có đạt yêu cầu hay không?
Các phát hiện có đáng tin cậy hay không?
Các lý giải có tốt hay không? Có thể có cách lý giải khác tốt
hơn hay không?
So sánh với các bài báo khoa học khác, có các khác biệt gì? Có
các tranh luận hay không đồng ý nào không? So với các bài
báo khoa học đang đọc, nghiên cứu ta dự định có vị trí như
thê nào?
Cũng cần ghi nhớ là khi người khác đọc bài nghiên cứu của ta, họ
cũng sẽ hỏi các câu hỏi này!

3.5 NGUỒN THÔNG TIN, DỮ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ


Trong hầu hết các trường hỢp, nghiên cứu bắt đầu với việc tìm
kiếm các tài liệu liên quan. Có rât nhiều nguồn thông tin dữ liệu mà
ta có thể tiếp cận và sử dụng cho tổng quan tài liệu. Ngày nay, số
106
[Chương 3: Tổng quan tài liệu

lượng nguồn thông tin, dữ liệu rất phong ]P>hú và có quy mô rất lớn,
trong khi ta không có đủ thời gian và cônỊg sức để đọc hết tất cả. Vì
vậy, cần biết cách tìm những nguồn thôn.g Itin tốt, biết cách chọn lọc
và phát hiện những tài liệu tin cậy và phủ hỢp. Phần này cung cấp
cách thức tham khảo mà ta có thể áp dụng để thực hiện tìm kiếm tài
liệu và đánh giá chúng.

3.5.1 Các cấp độ của thông tin dữ liệu


Các nguồn thông tin thường được chia theo ba cấp độ: (1) sơ cấp;
(2) thứ cấp và (3) tam cấp.
Dữ liệu sơ cấp (primary data) là các kết quả nguyên thủy của các
nghiên cứu hoặc các dữ liệu thô chưa được giải thích hoặc phát biểu
đại diện cho một quan điểm hoặc vị trí chính thức nào đó. Dữ liệu sơ
cấp hầu hết có căn cứ đích xác vì các thông tin này chưa được lọc hoặc
diễn giải bởi một người thứ hai.
Nguồn dữ liệu sơ cấp thường là các số liệu ghi nhận trong nghiên
cứu, các sô liệu cá nhân, các bảng sô liệu thô được mua, các bảng, biểu
đồ số liệu thống kê.
Dữ liệu thứ cấp (secondary data) là các thông tin diễn dịch, giải
thích của các dữ liệu sơ cấp. Trên thực tế, hầu hết các dữ liệu tham
khảo đều thuộc nhóm này.
Dữ liệu tam cấp (tertiary sources) cũng có thể là các thông tin
diễn dịch, giải thích của các dữ liệu thứ cấp, nhưng thông thường là
các thông tin chỉ ra nguồn của các thông tin khác. Các loại dữ liệu
tam câp thường thấy là các chỉ mục (indexes), danh mục tài liệu tham
khảo (bibliographies, references), và các công cụ trợ giúp tìm kiếm
thông tin khác, ví dụ các trang Web tìm kiếm thông tin trên mạng
internet (internet search engine).

107
Chương 3: Tổng quan tài liệu

3.5.2 Các dạng nguồn thông tin


Có 5 dạng nguồn thông tin quan trọng thường được các nhà
nghiên cứu sử dụng.

Các Chỉ mục và Danh mục tài liệu tham khảo


Là nguồn tìm kiếm thông tin thư viện chủ yếu vì chúng có thể
giúp ta xác định được một quyển sách hoặc một bài báo đơn lẻ có liên
quan trong hàng triệu tài liệu ấn bản. Danh mục tài liệu tham khảo
đơn lẻ quan trọng nhất là catalog trực tuyến (online catalog). Danh
mục này rât cần thiết giúp tìm kiếm tác giả, tựa sách theo chủ đề
quan tâm.
Danh mục tài liệu tham khảo của các bài báo khoa học hoặc sách
cũng là một nguồn quan trọng giúp ta đỡ mất công sức tìm kiếm các
tài liệu liên quan. Nếu được ghi chính xác, danh mục này cung cấp cho
ta tên tác giả, tên bài viết, năm xuất bản, và thậm chí đường dẫn
(path) nếu tài liệu này được công bô trên internet.
Tự điển chuyên ngành (Dictionaries) hoặc Tự điển Bách
Khoa Toàn thư (Encyclopedias)
Ta sử dụng tự điển chuyên ngành để tìm kiếm và hiểu các thuật
ngữ hoặc định nghĩa của các thuật ngữ chuyên môn. Ngoài các tự điển
chuyên ngành được in ấn, hiện nay có rât nhiều các tự điển và các chú
giải thuật ngữ (glossaries) trực tuyến trên Internet.
Ví dụ: Glossaries of Financial Terms của Federal Reserve Bank of
Chicago (http://www.chicagofed.org/publications/glossary/index.cfm);
Dictionary of Business and Management.
Nên sử dụng Tự điển Bách Khoa toàn thư để tìm kiếm thông tin
nền (background) hoặc thông tin lịch sử của một chủ đề nào đó, hoặc
của một thuật ngữ, tên gọi nào đó. Tự điển Bách Khoa toàn thư còn

108
Chương 3: Tổng quan tài liệu

cho phép ta mở rộng tìm kiếm khi chỉ raicáí‫■؛‬- nguồn thông tin khác có
liên quan.

Sách và và sách chuyên khảo


Sách (text books) chuyên ngành kinh ttêt là một nguồn thông tin lý
thuyết hết sức quan trọng cho nghiên cứui. Hầu hết các lĩnh vực kinh
tế chuyên ngành đều có sách do các tác g:iaí là các nhà khoa học hoặc
giáo sư đại học nổi tiếng viết. Sách chuvẽn ngành cung cấp cho ta cơ
sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu,, bao gồm khái niệm, định
nghĩa, các chỉ tiêu kinh tê và cách đo lườnig;, mô hình lý thuyết v.v.
Sách chuyên khảo cung cấp cho ta những thông tin sâu về lĩnh
vực nghiên cứu. Thông thường, sách chuyên khảo là tập hợp các công
trình nghiên cứu sáu hoặc các kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm lý
thuyết của các nhà khoa học có bề dày trong lĩnh vực liên quan.
Các báo cáo nghiên cứu khoa học trong linh vực liên quan cũng là
một nguồn tài liệu chuyên khảo quan trọng.

Kỷ yếu khoa học


Kỷ yếu khoa học (proceedings) là tập hợp những bài báo, bài tham
luận khoa học được viết đế trình bày tại các hội nghị, hội thảo khoa
học chuyên đề do các nhà khoa học tham gia viết và trình bày. Thông
thường, cơ quan tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học thường có một
ban biên tập chuyên ngành đế đánh giá, chọn lọc và cho in ân các bài
nghiên cứu tham gia vào kỷ yếu khoa học. Chính vì vậy, kỷ yếu khoa
học thường mang tính chuyên sâu rất cao và là nguồn tài liệu tham
khảo quý cho các nhà nghiên cứu.

Tạp chí khoa học


Tạp chí khoa học (scientific journals) là những tạp chí xuất bản
định kỳ phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học mới trong nhiều
lĩnh vực khoa học khác nhau. Có hàng ngàn tạp chí khoa học trên thê
109
Chương 3; Tổng quan tài liệu

giới, và hầu hết có tính chất chuyên môn hóa rất cao. Các tạp chí
khoa học chứa đựng các bài báo khoa học đã được kiểm định chuyên
môn, nhằm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng của tạp chí và tính khoa
học của bài báo. Trong lĩnh vực khoa học kinh tế, có rất nhiều tạp chí
quốc tế. Sinh viên có thể tham khảo tên của các tạp chí này trong
lĩnh vực khoa học kinh tế thông qua đường dẫn internet sau:
http://www.oswego.edu/~economic/journals.htm.

3.5.3 Các căn cứ để đánh giá giá trị của các nguồn và nội
dung của tài liệu tham khảo
Có 5 yếu tố được dùng để đánh giá giá trị của các nguồn và nội
dung của dữ liệu. Các yếu tố này có thể áp dụng được cho bất kỳ dạng
nguồn dữ liệu nào, kể cả dữ liệu in ấn hoặc điện tử.
Mục tiêu - Purpose (là gì?)
Giới hạn phạm vi - Scope (như thế nào?)
Tác giả - Authority (là ai?)
Người đọc - Audience (là ai?)
Định dạng - Format (như thế nào?)

Mục tiêu
Mục tiêu của nguồn dữ liệu là điều mà tác giả muốn hoàn thành.
Một khi ta có thể xác định được mục tiêu của nguồn, ta có thể biết
được nguồn thông tin này có bị thiên lệch hay không, và thiên lệch
như thế nào. Chúng ta hy vọng rằng các nguồn thông tin từ các tổ
chức độc lập là cân bằng hơn, thể hiện cả các thông tin có lợi (tốt) và
thông tin bất lợi (xấu) về các chủ đề nghiên cứu, không thiên vị.

Giới hạn phạm vi


Gắn chặt với mục tiêu là giới hạn phạm vi.

110
xQhưdng 3: lo n g guan tài ỉlệu

Ngày xuất bản, công bố: về nguyên tă'íc, tà ‫ ؛‬liệu có ngày công bố
càng gần với hiện tại thi càng nên điược É tỉên dọc. Tuy nhiên,
nêu nghiên cứu của ta mang tinh :‫؛‬chi sử, thi thời gian công bố
của tài liệu càng xa về ٩uá khứ lại l.à càng tốt.
Độ sâu của chủ dề: bằng kinh nghiệm cá nhân, ta có thể biết
dược tài liệu tham khảo dược viết sâ.u hay không, và có giá trị
tham khảo nhiều hay ít.
Tầm bao quát của chU dề: ta cần xom tầm bao quát của chủ dề
nghiên cứu cUa tài liệu tham khảo ờ mức độ nào (dịa phương,
quốc gia, quOc tế); và ưu tiên dọc những tài liệu có tầm bao
quát phù hợp với vấn dề nghiên cứu của chUng ta.
Mức độ toàn diện: díều này cũng tùy thuộc vào khả nâng phat
hiện của người dọc. Mức độ toàn diện cao sẽ cho cái nhìn tổng
quát trong khi ngược lại, những tài liệu có tinh chuyên sâu lại
cO giá trị cho những vấn dề cO tinh chuyên môn cao, trong
những lĩnh vực chuyên sâu.
Nếu chUng ta không biết giới hạn phạm vi của nguồn thông tin,
chUng ta có thế’ mất thông tin vì dựa trên các nguồn không hoàn hảo.

Tác giả
Một trong những vấn dề quan trong ‫ اأ؛ام‬bất kỳ người sử dụng
thông tin nào la tác giả của nguồn thông tin. Tác giả và nhà xuất bản
là những chỉ tiêu thể h‫؛‬ện cho tác giả. về nguyên tắc, ta ưu tiên dọc
tài liệu của những tác giả nổỉ tiếng, hoặc các nhà xuất bản có uy tin
chuyên xuất bản sách, tài liệu trong lĩnh vực kinh tế. Dĩ nhiên là việc
chọn lựa này cồn tùy thuộc vào trinh độ chuyên môn của chinh ta.
Ta có thế' tham khảo tên của các nhà xuất bản chuyên ngành về
kinh tê' theo dường dẫn sau dây:

11 )
Chương 3: Tong guan tài ‫ﺍﺍ‬ệ ‫ﻻ‬

http://www.publlshersgl٠ bal.com/directory/publishers-by-
subject.asp?publishers-of=Econom‫؛‬cs.

N gười dọc

Cần phải h‫؛‬ểu người dọc mà cốc ta‫ ؛‬liệu, nguồn thông tin dược
xuất bản hướng tới là ai. Diều này rất quan trọng và có ràng buộc
chặt chẽ với mục tiêu của nguồn dữ liệu. Tác giả có thể hướng dến các
nhOm người dọc khác nhau, như nhóm người dọc dại chUng, nhOm
người dọc có trinh độ chuyên môn ở các cấp độ khác nhau. Vì vậy, độ
khó và cách thức trình bày về chuyên môn của các tài liệu rất khác
biệt nhau. Dể có thể dọc và hiểu dược các tài liệu, ta cần biết ta thuộc
nhóm người dọc nào, dể tim và dọc và tài liệu phù hợp với trinh độ
chuyên môn của ta.

Định dạng
Yếu tố định dạng khác biệt nhau tùy theo nguồn thông tin. Vấn
dề cần quan tâm là cách thức trinh bày thông tin và việc tim kiếm
các mảnh thông tin dặc thù có dễ dàng hay không. Thông thường, các
tài liệu xuất bản dưới dạng vàn bản in không cho phép ta sử dụng dễ
dàng. Ngược lại, tài liệu phổ biến dưới dạng vàn bản diện tử cho phép
ta lưu trữ, tham khảo và trích dẫn một cách tiện lợi.

3.6 CÁCH VIẾT TRÍCH DẪN VÀ GHI TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dây là bước kha quan trọng và không thể thiếu trong dề tài
nghiên cứu, nó thể hiện sự trung thực của người làm nghiên cứu, sự
tôn trọng dối với các tác giả khác, cũng như giUp cho dề tài nghiên
cứu mang tinh thuyết phục cao hơn.

112
Chương 3: Tổng quan tài liệu

3.6.1 Các hình thức trích dẫn


Trích dẫn nguồn trong văn bản tổng quan và xuyên suốt báo cáo
nghiên cứu là việc bắt buộc phải thực hiện. Thông thường, ta phải
trình bày tên của tác giả và năm xuất bản của tài liệu trong dấu
ngoặc đơn, cách nhau bởi dấu phẩy và đuỢc trình bày ngay sau đoạn
trích dẫn hoặc cuối câu chưa đựng trích dẫn đó. Tuy nhiên, cũng có
thế trích dẫn dùng tên của tác giả như là chủ từ hoặc túc từ của câu.
Đối với trường hợp này, chỉ đặt năm xuất bản trong dấu ngoặc đơn.
Nhớ rằng, tên tác giả phải luôn luôn đi kèm với năm, và không bao
giờ chỉ có năm mà không có tên tác giả.
Tất cả các thông tin chi tiết của nguồn được trích dẫn phải được
ghi đầy đủ ở mục Tài liệu tham khảo đặt ở cuối văn bản tổng quan.
Thường thì danh mục tài liệu tham khảo được chia làm hai nhóm.
Nhóm một gọi là ‘References’ chỉ chứa đựng thông tin về các tài liệu
đưỢc đọc và trích dẫn trong bài viết hoặc báo cáo. Nhóm thứ hai, gọi
là ‘Bibliography’ cho phép ghi thông tin của cả những tài liệu mà ta có
đọc nhưng không có trích dẫn trong văn bản tổng quan.
Thông thường, trích dẫn được ghi theo các cách sau: (1) trích dẫn
trực tiếp, nguyên văn; (2) trích dẫn gián tiếp, hay là diễn đạt gián
tiếp theo sự hiếu biết của mình.
Phần sau đây mô tả cách thức ghi trích dẫn theo nguyên tắc của
hệ thống APA (American Psychological Association).

Trích dẫn trực tiếp


Nguyên tắc ghi: (Tên tác giả, Năm, số trang). Ví dụ;
Trong một báo cáo nghiên cứu gần đây, Smith (2004, trang 69) đã
kết luận rằng: “FDI góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh
tê ở Việt Nam trong mười năm qua”.

113
Chương 3: Tổng quan tài liệu

Một bào cáo nghiên cứu quan trọng đã chỉ ra rằng “FDI góp phần
quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong mười nàm
qua” (Smith, 2004, trang 69).
Trích dẫn gỉán tiếp
Một tác giả
Nguyên tắc ghi: (Tên tác giả, Năm) nếu đặt cuối câu trích dân;
Tên tác giả (Năm) nếu tên tác giả đặt đầu câu như là một chủ từ. Ví
dụ:
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng FDI góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam (Smith, 2005).
Smith (2005) khám phá rằng FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam.
Hai tác giả
Nguyên tắc ghi; tên hai tác giả được ghi theo trật tự như xuất
hiện ở tài liệu tham khảo. Nếu tên của hai tác giả được cùng đặt
trong dấu ngoặc đơn, dùng dấu để nối kết. Nếu tên hai tác giả
không được đặt trong dấu ngoặc đơn, dùng chữ “và” để nối kết. Ví dụ:
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng FDI góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tê ở Việt Nam (Smith & Lee, 2005).
Smith và Lee (2005) khám phá rằng FDI góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tê ở Việt Nam.
Từ ba đến năm tác giả
Nguyên tắc ghi: trích dẫn lần đầu tiên phải ghi đầy đủ tên của tất
cả các tác giả. Các trích dẫn tương tự theo sau chỉ cần ghi tên tác giả

114
Chương 3: Tổng quan tài liệu

chính và cụm từ “et al.”^ Tên của tất cả c;á(C tác giả phải xuất hiện ở
mục Tài liệu tham khảo. Ví dụ:
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng pnoi góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam (Smith, Lee, & Guo, 2005).
Smith, Lee, và Guo (2005) thực hiện một nghiên cứu và khám phá
rằng FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Smith et al. (2005) khám phá rằng FD'I góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tê ở Việt Nam.
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng FDI góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tê ở Việt Nam (Smith et al., 2005).
Từ sáu đến bảy tác giả
Nguyên tắc ghi: (Tên tác giả đầu tiên et al., Năm) hoặc Tên tác
giả đầu tiên et al. (Năm), ở phần Tài liệu tham khảo, phải ghi tất cả
tên của các tác giả. Ví dụ:
Brown et al. (2005) khám phá rằng FDI góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tê ở Việt Nam.
Từ tám tác giả trở lên
Nguyên tắc ghi: từ lần trích dẫn đầu tiên trở đi, chỉ ghi Tên tác
giá đầu tiên et al. (Năm) hoặc (Tên tác giẩ đầu tiên et al., Năm), ở
phần Tài liệu tham khảo, ghi tên sáu tác giả dầu tiên rồi dấu ba chấm
(...) và tên tác giả cuối cùng. Ví dụ:
Brown, A. B., Johnson, c., Laird, K., Howard, 0. p., Evans, S.,
Gregory, T. S., . . . Pritchard, J. (2004)......
Nhiều ấn phẩm, cùng tác giả

Hiện nay, chưa có sự thống nhất về cách ghi thuật ngữ ngày bằng tiếng Việt. Một số
tài liệu thường dùng cụm từ tương đương là “và ctv.” (và cộng tác viên) hoặc “và cs.”
(và cộng sự).
115
Chương 3; Tổng quan tài liệu

Nguyên tắc ghi: nếu tác giả ta trích dẫn có nhiều ấn phẩm mả ta
muốn trích cùng một lúc, sử dụng dấu phẩy để phân cách các năm
xuất bản theo thứ tự thời gian (từ xa nhất cho đến gần đây nhất). Nếu
các xuất bản này cùng năm, nên ghi với hậu tố (suffix) a, b, c. Nhớ
rằng các ký tự này cũng phải được ghi ở Tài liệu tham khảo, và tài
liệu tham khảo phải được xếp theo thứ tự chữ cái theo tên của tài liệu.
Ví dụ:
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng FDI góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tê ở Việt Nam (Smith, 2004, 2005a, 2005b).
Smith (2004, 2005a, 2005b) thực hiện nhiều nghiên cứu và khám
phá rằng FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tê ở Việt Nam.
Nhiều ấn phẩm, nhiều tác giả
Nguyên tắc ghi; sử dụng dấu chấm phẩy để phân cách các tài liệu
khác nhau. Nên ghi trích dẫn theo trình tự chữ cái, và trình tự thời
gian cho từng tác giả. Ví dụ:
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng FDI góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Alford, 1995; Smith, 2004, 2005;
Sirkis, 2003).
Trích dẫn thông qua nguồn trung gian
Đôi khi ta đọc và trích dẫn không từ nguồn tài liệu do trực tiếp
tác giả được trích dẫn xuất bản, mà đọc và trích dẫn thông qua một
nguồn trung gian. Khi trích dẫn, phải ghi rõ nguồn mà thực tê ta đọc
được.
Nguyên tắc ghi: (Tên tác giả, Năm, trích bởi Tên tác giả trung
gian, Năm) hoặc Tên tác giả (Năm) và (Trích bởi Tên tác giả trung
gian, Năm) nếu tên tác giả đặt đầu câu như là một chủ từ. Ví dụ:

116
Chưdng 3: Tổng guan tài liệ

Một nghiên cứu gần dây chỉ ra rằng PdDI góp phần thúc dẩy tản:
trưởng kinh tê' ở v‫؛‬ệt Nam (Smith, 20.5, trích bởi Alford, 2009).

Smith (2005) khám phá rằng FDI góp phần thUc dẩy tảng trưởn,
kinh tế ỏ Việt Nam (trích bỗi Alford, 2009‫) ا‬.

Đế' tránh tinh trạng thông tin tham khảo không chinh xác d
trích dẫn qua nguồn trung gian nhiều lần, thông lệ chung quy ước ch
nên trích dẫn thông qua tối da một nguCn trung gian duy nhất.

Trích dẫn bảng số liệu, biểu dồ, hì.nh ảnh


Khi trích dẫn bảng số liệu, biểu dồ hoặc hình ảnh từ các ấ:
phẩm, ta phải ghi nguồn ngay bên dưới của cấc bảng, biểu và hìn:
ảnh dó. Cách ghi tên các tác giả và năm tuân theo nguyên tắc nh
trên. Ví dụ:

Tên bảng số liệu.

Nội dung bảng số liệu.

Nguồn; (Smith, 2005)

3.6.2 Cách ghi tài liệu tham khảo (theo ISO 690, APA và thôn
lệ quốc tế)
CO nhíều chuẩn khác nhau cho việc ghi các thông tin chi tiết V

các tác giả và tài liộu trong mục Tài liệu tham khảo. Các chuẩ
thường dược áp dụng là ISO 690, APA, Chicago, Harvard, v.v, V

thông lệ do các tạp chi quốc tế sử dụng. Ta có thể chọn áp dụng m(


trong những chuẩn trên. Tuy nhiên, cần lưu ý khi viết bài bấo khc
học hoặc báo cáo nghiên cứu dể dẳng ở một tạp chi hay một tổ cht
khoa học nào dó, ta cần tuân thủ quy định về định dạng ghi tài 11‫؛‬
tham khảo của họ. Nếu sinh viên ở Việt Nam viết luận vân, cần thỉ
quy định của Bộ Giáo dục vầ Bào tạo hoặc trường dại học về cdch vií
trích dẫn và ghi nguồn.
11
Chương 3: Tổng quan tài liệu

Đối với sách


Các thành phần bắt buộc phải ghi đối với sách;
Tên tác giả
+ Nước ngoài: họ, chữ viết tắt của tên và chữ lót
+ Trong nước: tên, chữ viết tắt của họ và chữ lót
Năm xuất bản
Tên sách
Tên nhà xuất bản
Tên địa danh nơi nhà xuất bản tọa lạc
Lần tái bản (nếu có)
Các thành phần này được ghi theo trình tự và cách ghi (trong
ngoặc, chấm, phẩy, in nghiêng, in thẳng, v.v.) tùy theo chuẩn áp dụng.
Ví dụ:
ISO 690
٠ Gall, J.C. Paléoécologie. Paysages et environnements disparus.
2è éd. Paris; Masson, 1998. 239р. ISBN 2-225-83084-3

АРА
• Sheril, R. D. (1956). The terrifying future: Contemplating color
television. San Diego, CA: Halstead.
Một số cách khác
• Gall, J-C. (1998). Paléoécologie. Paysages et environnements
disparus. 2e éd. Paris: Masson.
• Aigner, D. J: Basic Econometrics, Prentice Hall, Englewood
Cliffs, N.J., 1971.

118
iChương 3: Tổng quan tài liệu

• American National Standards Insitiitiute, Inc. 1969. American


n a t i o n a l S t a n d a r d for the abbreviadiion of titles of periodicals.

ANSI Z39.5-1969. American Nationail Standards Institute, Inc.,


New Y o r k .
Một chương trong một quyển sách có chủ biên, một bài
đưỢc viết trong một kỷ yếu
Các thành phần bắt buộc phải ghi:
Tên tác giả
+ Nước ngoài; họ, chữ viết tắt của tên và chữ lót
+ Trong nước: tên, chữ viết tắt của họ và chữ lót
Năm xuất bản
Tên chương, bài viết
Tên của sách hoặc kỷ yếu
- Tên người chịu trách nhiệm biên tập
Tên nhà xuất bản
Tên địa danh nơi nhà xuất bản tọa lạc
Số trang của chương hay của bài viết

ISO 690
• McDonalds, A. Practical methods for the apprehension and
sustained containment of supernatural entities. In G. L. Yeager
(eds.), Paranormal and occult studies: Case studies in
application. London, England; OtherWorld Books, 1993, p. 42—
64

119
Chương 3: Tổng quan tài liệu

Troxler, W.L. Thermal desorption. In Kearney, P. and Roberts,


T. (eds). Pesticide remediation in soils and water. Chichester,
UK: Wiley, 1998, p.105.128

APA
٠ McDonalds, A. (1993). Practical methods for the apprehension
and sustained containment of supernatural entities. In G. L.
Yeager (Ed.), Paranormal and occult studies: Case studies in
application (pp. 42-64). London, England: OtherWorld Books.

Một sô cách khác


٠ Troxler, W.L. (1998). Thermal desorption. In Kearney, p. and
Roberts, T., eds. Pesticide remediation in soils and water.
Chichester, UK; Wiley, p.105-128
٠ Hugon, p., 1985. "Le miroir sans tain. Dépendance alimentaire
et urbanisation en Afrique: un essai d'analyse mésodynamique
en termes de filières", in Altersial, CERED & M.S.A. (eds.),
Nourrir les villes, L’Harmattan, pp. 9 46.
• Suhariyanto, K., Lusigi, A., Thirtle, c., 2001. Productivity
growth and convergence in Asian and African agriculture. In;
Lawrence, p., Thirtle, c. (Eds.), Africa and Asia in Comparative
Economic Perspective. Palgrave, New York.
Đô4 với bài báo đăng trong tạp chí khoa học
Các thành phần bắt buộc phải ghi đôi với một tài liệu là bài báo
đăng trong tạp chí khoa học:
Tên tác giả
Năm xuất bản

120
Chương S: Tong guan ‫ﺍ‬à ‫ﺍ‬ ‫ﻻ؛ﺍﺍ‬

T ên b à ‫ ؛‬viết

T ên tờ báo hoặc tạp chi

- S ố, kỳ

N g à y th á n g xuất bản và số trang

Ví dụ:

ISO 690
٠ D eleu, M e / ٠ ;. Apercu des techniques d'analyse
conform ationelle des macromolecules biologiques.
B iotechnologie, Agronomie, Société e t E n viron n em en t, 1998,
vol 2. n o 4 , p.234-247

APA
٠ R ottw eiler, F. T., & Beauchemin, d. L. (1987). D etro it and
N arnia: Two foes on the brink of d estru ction .
C andtan ‫ ﺍ‬American Studies Journal, 54, .146- 6،‫؟‬
٠ K ling, K. c., Hyde, j . s.. Showers, c. ‫ل‬.‫ا‬ & B u sw ell, B. N.
(1999). Gender differences in self-esteem : A m eta -a n a ly sis.
P sychological B u lletin , 125, 4 7 0 -5 0 0 . d o i:10.1037/0033-
2 9 0 9 .1 2 5 .4 .4 7 0

Một so cách khác


٠ D eleu M., W atheler B., Brasseur R., Paquot M. (1998). Apercu
d es techniques d'analyse conform ationelle d es m acrom olecules
biologiques. Bioteclinol. Agron. Soc. E n v ir o n . 2(4), 2 3 4-247
٠ M cGirr, c. j . 1973. Guidelines for ab stractin g. T ech. Comm un.
25(2):2-5.

٠ R osner, j . L. 1990. Reflections on scien ce as a product. N ature


345:108.

121
Chương 3: Tổng quan tài liệu

٠ K ap lin sk y, R. (1999). "Globalisation and U nequ alization: W hat


Can Be L earned from Value Chain A nalysis." Journal o f
D ev elo p m en t S tu d ies 37(2): 117-146.

Đôi với luận văn khoa học


ISO 690
٠ M cD onalds, A. Practical d issertation title (U n p u b lish ed doctoral
d isserta tio n ). U n iv ersity of Florida, G a in esv ille, FL, 1991

APA
٠ M cD onalds, A. (1991). P ractical d isse rta tio n title (U n p ub lish ed
doctoral d isserta tio n ). U n iversity of Florida, G a in esv ille , FL.

Đôi với nguồn từ Internet


- T ên tác giả

- N ăm xu ất bản

- T ên b ài v iế t

- T ên tra n g w eb ch ín h

- Đường dẫn chi t iế t của bài v iết

- N g à y th á n g n ăm truy cập

Ví dụ:

ISO 690-2
• A sh by J .A et a l. In v estin g in Farm ers as R esearch ers. C iat
publication n ٥ 3 1 8 [online]. Cali, Colombia: CIAT, 2 0 0 0 [ref. on
J an 2 0 ،٠١ 200 2 ). A vailable on World W ide Web:
http://w w w .ciat.cigiar.org/dow n load s/p df/In vestin g_farm ers.p d f

122
[Chương 3: Tổng quan tài liệu

APA
٠ M cD onald, c ., & Chenoweth, L. (20'09‫؛‬٠). Leadership; A crucial
in g red ien t in unstable tim es. Social W o r k & S o ciety , 7.
R etrieved from
http;//w w w .socw ork.neư2009/l/articl(e‫؛‬s/m cdonaldchenow eth

٠ P ara d ise, s ., Moriarty, D., Marx, c ., L ee, 0 . B., H a ssel, E.,


T h ym e, E. J., . . . Bradford, J. (1957„ Ju ly). P ortrayals o f
fiction al characters in reality-based piDpular w riting: Project
update. O ff th e Beaten Path, 7. R etrieved from
http://w w w .new sletter.offthebeatenp.ath.new s/otr/com plaints.ht
ml

Một sô cách khác


• A sh by J.A ., Braun A.R., Gracia T., D el P ilar Guerrero L.,
H ern an d ez L.A., Quiros C.A., Roa J.I. (2000). I n v e s tin g in
F a rm e rs as R esearchers. Ciat p u b lica tio n n ٥ 3 1 8 [on lin el. C ali,
Colom bia: CIAT, 2000. Available on W orld W ide Web:
<http://w w w .ciat.cigiar.org/dow nloads/pdf/Investing_farm ers.pdf
>, C onsulted Jan 20 ٤٠١ 2002

123
Chương 3: Tổng quan tài liệu

TÓM Lược CHƯƠNG 3

Tổng quan tài liệu, bao gồm cả việc tổng quan các lý thuyết liên
quan và các nghiên cứu trước đầy có vai trò rất quan trọng, cho phép
ta kết luận vấn đề mình đang nghiên cứu có đáng để thực hiện và có
khả năng thực hiện hay không. Tổng quan tài liệu, còn được gọi là
‘tổng kết lý thuyết’, nhằm nhấn mạnh mục tiêu cơ bản nhất của việc
tổng quan là phát hiện cho được khoảng trống kiến thức về mặt lý
thuyết đôi với loại hình nghiên cứu cơ bản. Nói chung, tổng quan tài
liệu là một văn bản tóm lược và đánh giá có mục đích của ta về những
thông tin có tính tham khảo liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Tống quan tài liệu có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
thiết kê nghiên cứu. Tổng quan tài liệu cung cấp nền tảng lý thuyết
cho việc nghiên cứu cũng như định hướng cho nghiên cứu. Tổng quan
tài liệu giúp ta có đủ thông tin cần thiết để xây dựng khung khái
niệm, và khung phân tích cho vấn đề nghiên cứu của ta, là các sơ đồ
liên kết tất cả khía cạnh từ vấn đề nghiên cứu cho đến mục tiêu,
phương pháp luận, phương thức thu thập và phân tích dữ liệu. Tổng
quan tài liệu được coi là tôt khi chỉ ra được nền tảng lý thuyết và kinh
nghiệm về phương pháp luận học hỏi từ những nghiên cứu trước đây
để áp dụng cho vấn đề nghiên cứu của ta.
Đế có thể có một bản tổng quan tốt, nhà nghiên cứu phải có chiến
lược khai thác thông tin, dữ liệu phù hợp, và đánh giá được chất lượng
của thông tin cần tổng quan. Có nhiều nguồn tài liệu cho tổng quan
như chỉ mục. danh mục tài liệu tham khảo, tự điển chuyên ngành
hoặc tự điển bách khoa toàn thư, sách giáo trình và sách chuyên
khảo, báo cáo khoa học, kỷ yếu khoa học, tạp chí khoa học.

124
Chuong 3: Tong quan tai lieu

De bao dam van ban tong quan va bar.) cao ket qua nghien cufu the
hien sq trung thqc cua ngLibi lam nghien a.ifu, sq ton trong dbi vdi cac
tac gia khac, cung nhii giup cho de tai n.glhien cdu mang tinh thuyet
phuc cao hon, nha nghien cdu phai trich d,4n nguon va ghi day du tai
lieu tham khao. Co nhieu dinh dang each ghi trich dan nguon va tai
lieu tham khao ditqc ap dung, tuy theo to chde khoa hoc. Nha nghien
cdu phai chon Iqa mot tieu chuan phu hop tuy theo muc dich cong bb
mot tap chi hay mot to chde khoa hoc nao do, ta can tuan thu quy
dinh ve dinh dang ghi tai lieu tham khao cua hq. Cac chuan thodng
ddqc ap dung la ISO 690, APA va thong le do cac tap chi qude te sd
dung. Neu sinh vien d Viet Nam viet luan van, can theo quy dinh cua
Bo Giao due va Dao tao hoac tnidng dai hoc ve each viet trich dan va
ghi nguon.

T h u at nguf

Chi muc Index


Td dien bach khoa toan thd Encyclopedias
Dd lieu so cap Primary data
Dd lieu thd cap Secondary data
Dd lieu tarn cap Tertiary data
Ky yeu hoi thao khoa hoc Proceeding
Nghien cdu thqc nghiem Empirical study
Sach Text book
Tai lieu tham khao Reference / Bibliography
Tap chi khoa hoc Scientific journal
Tong quan tai lieu Literature review
Trich dan Citation

125
Chương 3: Tổng quan tài liệu

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tổng quan tài liệu là gì?


2. Tại sao phải cần tống quan tài liệu khi thực hiện một nghiên cứu
khoa học ?
3. Có thể tìm thấy nguồn thông tin, dữ liệu cần thiết cho tống quan
tài liệu ở đâu ?
4. Làm sao đánh giá giá trị của thông tin, dữ liệu tham khảo?
5. Có liên hệ gì giữa trích dẫn và tài liệu tham khảo ?

126
Chương 4: Phát triển khung lý thuyết, khung khái niệm và khung phân tích

Chứứìng
4
PHliĩ Ì R É KHUnG LV THUVẾT.
KHURG HHlii niỆm llA
KHUnG PHAn ĨÌGH
MỤC TIẾU CHƯƠNG
Mục đích của chương này là trình bày về việc áp dụng kết quả
tổng quan tài liệu để phát triển ý tưởng nghiên cứu và xây dựng
khung khái niệm và khung phân tích. Từ đó, có thể phác họa được
một cách cụ thể các loại thông tin dữ liệu cần phải thu thập, quan hệ
giữa các thông tin dữ liệu này và tiến trình phân tích một cách hợp lý
nhất. Nói cách khác là xây dựng khung sườn cho nghiên cứu, hay là
thiết kế nghiên cứu.
Kết quả của các chương trước phối hợp với kiến thức của chương
này sẽ là nền tảng cho xây dựng đề cương nghiên cứu.

127
Chương 4: Phất triển khung lý thuyết, khung khái niệm và khung phẫn tích________

4.1 GIỚI THIỆU VỀ KHUNG LÝ THUYẾT, KHUNG KHÁI NIỆM


VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

Sau khi đã xác định được vân đề nghiên cứu, mục tiêu và cáu hỏi
nghiên cứu, bước tiếp theo là tổng quan tài liệu. Tổng quan tài liệu
cho phép ta hiểu và tóm lược các lý thuyết có liên quan đến nghiên
cứu của ta, cũng như các bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu tương
tự đã được thực hiện.
Việc tổng quan tài liệu cũng giúp ta định dạng rõ hơn cách tiếp
cận cho vấn đề nghiên cứu của ta là quy nạp hay diễn dịch, hay là
phối hợp. Hơn nữa, qua tổng quan, ta cũng hiểu rõ hơn liệu nên áp
dụng các phương pháp phân tích nào, định tính, định lượng hay phôi
hợp vào trong vấn đề và bôl cảnh nghiên cứu của ta.
Phối hợp các kiến thức trên, ta dần định hình các lý thuyết cụ
thể, các khái niệm, các biến số liên quan đến nghiên cứu, cách thức đo
lường chúng, quan hệ nội tại giữa các biến số này và quan hệ giữa các
biến số và vấn đề ta quan tâm. Đến đây, ta cần phải tóm lược tất cả
những kiến thức liên quan để áp dụng vào nghiên cứu của ta, theo
hình thức sơ đồ. Kết quả sơ đồ hóa sẽ là (i) khung lý thuyết
(theoretical framework); (ii) khung khái niệm (conceptual framework);
(iii) và khung phân tích (analytic framework). Phần tiếp theo sẽ trình
bày về các khung này.

4.2 KHUNG LÝ THUYẾT

Khi tổng quan tài liệu, ta thường phải đọc qua khá nhiều lý
thuyết kinh tế. Ta cũng có thể phát hiện ra rằng, vấn đề nghiên cứu
đă được luận giải hay đề cập tới ở những lý thuyết nào đó với những
góc độ khác nhau. Các lý thuyết này có thể có liên quan trực tiếp hay

128
Chương 4 : P hát triển khung lý thuyết, khLintgỉ ‘kh á i niệm và khun g p h ẫn tích

gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Tu٣٠f rihúiên, cũng có khá nhiều lý
thuyết gần như không liên quan gì đến vâ"m (đề nghiên cứu.
Vì vậy, khi tống quan tài liệu, ta phảii chú ý chọn lọc những lý
thuyết liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp có thể sử dụng làm nền tảng
lý thuyết cho nghiên cứu của ta. Để thực ln;iện được điều này, ta phải
sắp xếp các tài liệu được tống quan theo cá.C' chủ đề và lý thuyết, đánh
giá các tranh luận của các tác giả. Ta cũng nên mạnh dạn không sử
dụng những lý thuyết kinh tê không có liên quan gì đến vấn đề
nghiên cứu.
Ví dụ 4.1 Một minh họa về khung lý thuyết - Áp dụng cho chủ
đề nghiên cứu động thái phát triển của chi phí canh tác lúa ở Đồng
bằng sông Cửu Long

Lý thuyết Chủ đề đưỢc đề cập đến


Lý thuyết Kinh tê hộ nông Hộ nông dân (farm household)
dàn (Theory of farm Nguồn lực sản xuất của hộ nông dân
household economics)
Quá trình ra quyết đinh của hộ nông
dân
Lý thuyết Hành vi thích Các yếu tố ánh hưởng đến quá trình
ứng (Adaptative behavior) ra quyết định (không điều chỉnh được,
diều chỉnh trong ngắn hạn, điều chỉnh
trong dài hạn)
Lý thuyết Kinh tê học sản Lợi thế nhờ quy mô
xuất (Production
Thay đổi kỹ thuật
economics)
Chi phí sản xuất
Lợi nhuận

Ví dụ 4.2 Một minh họa về khung lý thuyết - Áp dụng cho chủ


đề nghiên cứu đói nghèo ở hộ gia đình

129
Chương 4: Phát triển khung lý thuyết, khung khái niệm và khung phân tích

Lý thuyết Chủ đề đưỢc đề cập đến


Lý thuyết về Định nghĩa về bản chất của đói
đói nghèo nghèo
Đo lường đói nghèo
Các nghiên cứu Các yếu tô" ảnh hưởng đến tình
thực nghiệm trạng đói nghèo của hộ gia đình

Đế phát hiện các lý thuyết có liên quan trực tiếp và gián tiếp,
cách tôt nhất là xây dựng một khung lý thuyết (theoretical
framework) cho vấn đề nghiên cứu. Khung lý thuyết là sự tóm lược
ngắn gọn các ý tưởng chủ đạo của các lý thuyết mà ta có thể vận dụng
làm nền tảng cho nghiên cứu của mình. Dựa trên khung lý thuyết, ta
có thể chọn lọc và giữ lại các lý thuyết cần thiết, liên quan trực tiếp
đế làm nền tảng cho nghiên cứu, cũng như loại bỏ những lý thuyết
không liên quan.
Như vậy, việc sử dụng khung lý thuyết có hai vai trò chính: (i)
giúp rút ngắn thời gian tổng quan tài liệu vì tránh được việc đọc các
tài liệu không liên quan; và (ii) tóm lược các ý tưởng chủ yếu của các
lý thuyết mà ta có thề dựa vào đế giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, khung lý thuyết còn giúp chỉ ra các khái niệm liên quan
đến vân đề nghiên cứu, các biến sô liên quan đến nghiên cứu, cách
thức đo lường chúng, và từ đó, hình thành khung khái niệm và khung
phân tích.

4.3 KHUNG KHẨI NIỆM

Kumar (2005) cho rằng khung khái niệm (conceptual framework)


sinh ra trực tiếp từ khung lý thuyết và chỉ tập trung vào một phần
của khung lý thuyết mà phần này chính là nền tảng của nghiên cứu.

130
________ Chương 4: Phát triển khung lý thuyết, ikhuinig Ị^hái niệm và khung phân tích

Khung lý thuyết bao gồm tất cả các lý thiu١y'ết hay vấn đề mà nghiên
cứu của ta có liên quan. Còn khung khái iniệm chứa đựng các khía
cạnh ta chọn lọc từ khung lý thuyết để hì.n.h thành nền tảng nghiên
cứu của ta. Nói cách khác, khung khái niệT.n là nền tảng của vấn đề
nghiên cứu.
Một khung khái niệm được mô tả như là một bộ các ý tưởng và
nguyên lý bao quát rút ra từ các lĩnh vực nghiên cứu liên quan và được
sử dụng để cấu trúc một ý tưởng kế tiếp (Reichel & Ramey, 1987, trích
bởi Smyth, 2004). Khi các thành phần ý" tưởng và nguyên lý được
khớp nối với nhau một cách rõ ràng, khung khái niệm có khả nàng
hữu ích như là một công cụ để hình thành khung sườn cho nghiên cứu,
và vì vậy, hỗ trỢ nhà nghiên cứu hiểu được ý nghĩa của các phát hiện.
Khung khái niệm có vai trò như là một điểm khởi đầu cho suy nghĩ, tư
duy về nghiên cứu và bối cảnh của nó.
Có thế nói, khung khái niệm là một dạng lý thuyết trung gian do
ta xây dựng và có tiềm năng nối kết tất cả mọi khía cạnh của nghiên
cứu như xác định vấn đề, mục tiêu, tổng quan, phương pháp, thu thập
và phân tích dữ liệu. Nếu được sơ đồ hóa, khung khái niệm giống như
là một bản đồ ý tưởng kết dính các yếu tố hình thành nghiên cứu.
Trong trường hựp này, ta có bản đồ khái niệm (concept map).
Khung khái niệm liên kết chặt chẽ với mục tiêu nghiên cứu cụ thể
(khám phá, giải thích, đo lường, ra quyết dịnh, giải thích, dự báo).
Một khi mục tiêu và khung khái niệm dã gắn chặt với nhau thì các
khía cạnh khác ta cần có đối với một nghiên cứu thực nghiệm như là
lựa chọn phương pháp nghiên cứu (điều tra, phỏng vấn, phân tích dữ
liệu thứ cấp, quan sát trực tiếp, phỏng vấn nhóm, v.v) và các kỹ thuật
phân tích thống kê sẽ trở nên rõ ràng, cụ thể.
Nếu được xây dựng tốt, khung khái niệm (i) cung cấp những mối
liên kết rõ ràng từ tổng quan tài liệu đến mục tiêu và câu hỏi nghiên

131
Chương 4: Phát triển khung /ý thuyết, khung khái niệm và khung phân tích________

cứu; (ii) giúp hình thành ý tưởng về thiết kế nghiên cứu; và (iii) cung
cấp các điểm thảo luận về lý thuyết, phương pháp luận và phương
thức phân tích dữ liệu. Từ đó đóng góp vào sự tin cậy của nghiên cứu
(Sm5dh, 2004). Khung khái niệm cũng giúp ta phác họa được các hành
động hoặc cách tiếp cận xử lý một nghiên cứu một cách có hệ thống.
Với tính chất này, khung khái niệm giúp nối kết các khái niệm với hệ
thống các phương pháp, các chức năng, môi liên hệ của vấn đề nghiên
cứu.
Dưới đây là hai minh họa về khung khái niệm liên kết với ví dụ
4.1 và 4.2 ở trên.

Hình 4.1 Khung khái niệm: Các yếu tố tác động đến sự thay đổi
về chi p h í sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

132
________ Chương 4: Phát triển khung lý thuyết, Ịfi'/ĩmnig;Ị/c/?á/ niệm và khung phân tich

Hình 4.2 Khung khái niệm: Các yếu tố ticàc động đên tinh trạng
đói nghèo ở Đồng bằng sôìĩiịg! Cửu Long

Đ'0 Iiư،amg dối nghèo:


- Níghiè.o tuyệt đối
. N.gtnèo tương đối
٠ Đ/o lưởng theo chuẩn quốc tế và chuẩn

qiuốic gia
٠ Đio lường SỪ dụng đơn tiêu chí hay đa

tiiêui chí

Bối cảnh kinh tế ٠ xã hội cùa qiuổ‫؛‬c gia

i
Các yếu tố ảnh hưỏng đến tình trạmg đói nghèo

í
C á c yỗ'u t ٥' hộ gia Các yếu t٥' cơ Yếu tồ.^ùng. Yỗ'u t ٥' chính
đình: sở hạ tẩng kỹ m iỉn : sá c h ;
- Nhân khẩu thuật và hạ ٠ Thành thị - Xóa đói giảm
٠ SỐ lao động tầng xã h .i: ٠ Nổnig thồn nghèo
٠ Số người phụ ٠ Giao thông - Vùng miến núi - Phát triển
thuộc ٠ Thủy lợi ٠ Vùng kinh tế nông thổn
- Giới tính cùa chù ٠ Thương mại - Phát triển cồng - Trợ giúp đặc
hộ ٠ Y tế nghiệp, thương biệt cho vùng
٠ Thành phấn dân ٠ Giáo dục mại khó khăn
tộc - Phát triển
٠ Tuổi chủ chủ hộ
cồng nghiệp
- Học vấn của chù địa phương
hộ - Chính sách
٠ Học vấn của
lao động
٠ Chính sách
thành viên trong
hộ tín dụng
٠ Chính sách
٠ Nghé nghiệp

٠ Tài sản có giá trị


khác
٠ Dất canh tác

133
Chương 4: Phát triển khung lý thuyết, khung khái niệm và khung phân tích________

4.4 KHUNG PHÂN TÍCH


Sau khi xây dựng xong khung khái niệm, ta bắt đầu thiết lập
khung phân tích (analytic framework). Từ khung khái niệm, ta chọn
lọc lại các khái niệm trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu và
diễn giải chi tiết ra dưới dạng các biến sô hay các chỉ tiêu cần phải
quan sát, thu thập. Quan hệ tương quan hay nhân quả giữa các biến
số, chỉ tiêu này với nhau và quan hệ tương quan, nhân quả giữa các
biến sô, chỉ tiêu này với vấn đề nghiên cứu cần phải được chỉ rõ.
Khung phân tích là một hình thức sơ đồ hóa tất cả các quan hệ
này, theo bản chất và trình tự của chúng. Từ đó, ta có thế mô tả trực
quan cách thức mà ta phải phân tích vấn đề nghiên cứu. Như vậy,
khung phân tích giúp ta hình dung được bản chất của dữ liệu, nguồn
của dữ liệu, tiến trình thu thập dữ liệu, và phương thức xử lý dữ liệu
để trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Khung phân tích cũng được phân loại thành các dạng khung phân
tích cố định (fixed frame), lỏng lẻo (fluid frame) hay mềm dẻo (flexible
frame).
Khung phân tích cô định có đặc tính không thay đổi trong quá
trình áp dụng vào nghiên cứu. Loại hình này thường được áp dụng
phổ biến trong nghiên cứu định lượng, và thường được dùng để kiểm
định nhằm chứng minh hay bác bỏ một giả thuyết.
Khung phân tích mềm dẻo thường được sử dụng phố biến trong
nghiên cứu so sánh vì ta có thể thấy các yếu tô nào phù hợp hơn đôi
với bối cảnh nghiên cứu, giúp ta khám phá vấn đề nghiên cứu mà
không nhất thiết phải xây dựng giả thuyết cụ thể.

134
Chương 4: Phà‫ ﺍ‬h‫؛‬ển khung ‫ ﺯ'ﺍ‬lhu'jiế\,4^utn١g khàl niệm và khung phân hch

Khung phân tích lỏng lẻo (lược áp ởụnig.‫ ؛‬khi nhà nghiên cứu muốn
gíới hạn sự ảnh hưởng của các lý thuy&t Iniiện có. Khung phân tích có
thế' thay dổi nhiều ít tùy thuộc vào thực t.ế' Ikhi nghiên cứu. Loại khung
phân tích này thường dược áp dụng trong )phân tích định tinh.
Dể minh họa, ta xem xét hai ví dụ về !.chung phân tích cố định và
khung phân tích mềm dẻo sau dây, dựa trfên hai ví dụ 4.1 và 4.2.

Hình 4.3 Khung phân tích các yếu tô tác động đến tinh trạng
dói nghèo ‫ ﺓ‬Dồng bằng sOng Cửu Long (hhung cố d ‫؛‬nh)

135
Chương 4: Phát triên khung lý thuyết, khung khái niệm và khung phân tích

Môi trường kỉnh tế ٠xã hội và chính sách

Hình 4.4 Khung phân tích các yếu tố tác động đến sự thay đổi
về chi phí sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (khung
mềm dẻo)
136
Chương 4: Phát triển khung lý thuyết, ktìuinio' niệm và khung phân tích

TÓM Lược CHƯƠNG 4

Chương 4 thảo luận về các khái niệm khung lý thuyêt, khung khái
niệm, và khung phân tích, đồng thời trlr.h bày phương thức xây dựng
các khung này cũng như cách áp dụng chúng vào một đề tài nghiên
cứu cụ thế.
Khung lý thuyết là sự tóm lược ngắn gọn các ý tưởng chủ đạo của các
lý thuyết mà ta có thể vận dụng làm nền tảng cho nghiên cứu của
mình. Dựa trên khung lý thuyết, ta có thể chọn lọc và giữ lại các lý
thuyết cần thiết, liên quan trực tiếp để làm nền tảng cho nghiên cứu,
cũnp■ như loại hỏ những lý thuyết không liên quan.
Kkhung khái niệm sinh ra trực tiếp từ khung lý thuyết và chỉ tập
trung vào một phần của khung lý thuyết, chứa đựng các khía cạnh ta
chọn lọc từ khung lý thuyết để hình thành nền tảng nghiên cứu của
ta. Nói cách khác, khung khái niệm là nền tảng của vấn đề nghiên
cứu. khung khái niệm có khả năng hữu ích như là một công cụ để
hình thành khung sườn cho nghiên cứu có vai trò như là một điểm
khởi đầu cho suy nghĩ, tư duy về nghiên cứu và bối cảnh của nó.
Khung khái niệm giúp nối kết các khái niệm với hệ thống các phương
pháp, các chức năng, mối liên hệ của vấn đề nghiên cứu.
Khung phân tích chi tiết hóa các khái niệm được chỉ ra ở khung
khái niệm, và diễn giải các khái niệm này dưới dạng các biến số hay
các chi tiêu cần phải quan sát, thu thập, và cũng chỉ ra các mối quan
hệ tương quan, nhân quả giữa các biến số và các chỉ tiêu này. Khung
phần tích sơ đồ hóa tất cả các quan hệ này, theo bản chât và trình tự
của chúng, giúp ta mô tả trực quan cách thức mà ta phải phân tích
vấn đề nghiên cứu. Như vậy, khung phân tích giúp ta hình dung được

137
Chương 4 : P h á t triển khun g lý thuyết, khung khái niệm và khung phẫn tích

bản chất của dữ liệu, nguồn của dữ liệu, tiến trình thu thập dữ liệu, và
phương thức xử lý dữ liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Việc xây dựng các khung lý thuyết, khung khái niệm và khung
phân tích là hết sức cần thiết đôd với nhà nghiên cứu. Đối với sinh
viên cao học và nghiên cứu sinh, đây là các công việc gần như bắt
buộc trong tiến trình xây dựng đề cương nghiên cứu.

138
Chương 4: Phát triển khung lý thuyết, khunìgi khái niệm và khung phân tích

Thuật ngữ
Qualitative research method ?hưr:íng pháp nghiên cứu định
únh
Quantitative research method Phiiíơng pháp nghiên cứu định
lượ n‫؛‬g'
Mixed research method Phưiơing pháp nghiên cứu phối
hỢp
Theoretical framework Khung lý thuyết
Conceptual framework Khung khái niệm
Analytic framework Khung phân tích
Fixed frame Khung cô định
Fluid frame Khung lỏng lẻo
Flexible frame Khung mềm dẻo
Focus group Phỏng vấn nhóm
Individual depth interview Phỏng vấn chuyên gia
Case study Nghiên cứu tình huống
Grounded theory Lý thuyết nền
Action research Nghiên cứu hành động
Observation Quan sát

139
Chương 4: Phát triên khung /ý thuyết, khung khái niệm và khung phân tích

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khung lý thuyết là gì?


2. Khung khái niệm là gì?
3. Khung phân tích là gì?
4. Khung phân tích có các loại hình cụ thể nào?
5. Khung phân tích có vai trò gì đối với một đề tài cụ thể?

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Hãy chọn một trong các ví dụ từ 2.1 đến 2.7 và phát triển các
khung lý thuyết, khung khái niệm và khung phân tích tương ứng.
Thảo luận với bạn cùng lớp về kết quả của mình.

140
(Pnương 5: Đo lường và thang đo

Chựtútg
5
A o u rà n e u ỉin e e o

GIỚI THIỆU CHƯƠNG


Chương này nhằm trình bày về bản chất của việc đo lường và các
dạng thang đo thường được áp dụng trong thu thập và đo lường đối
tượng nghiên cứu. Phần đầu của chương mô tả sự khác biệt giữa việc
đo lường đối tượng nghiên cứu, các đặc điểm và các chỉ tiêu đại diện
cho các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Phần kế tiếp tập trung
trình bày về bốn dạng thang đo cơ bản là thang đo định danh, thang
đo thứ bậc, thang đo khoảng và thang đo tỷ số. Sinh viên cũng được
hướng dẫn về các tiêu chí đánh giá thang đo, các yếu tố ảnh hưởng
đến việc chọn lựa một thang đo phù hợp. Phần cuối của chương giới
thiệu một sô mẫu thang đo ứng dụng trong thiết lập câu hỏi điều tra
như thang đo cho điểm, thang đo xếp hạng, thang đo trật tự và các
thang đo thường sử dụng khác.
Chương này cũng trình bày các quy trình giúp chúng ta hiểu được
các thang đo để áp dụng vào việc chọn lựa hoặc thiết kế các cách thức
đo lường nhằm thu thập dữ liệu một cách tốt nhất cho nghiên cứu
kinh tế.
141
Chương 5: Đo lường và thang đo

5.1 BẢN CHẮT CỦA VIỆC ĐO LƯỜNG

Việc đo lường gắn kết với nghiên cứu có nghĩa là gán các con số
cho các sự kiện thực nghiệm, các đôi tượng nghiên cứu hoặc các tính
chất, hoặc các hành động theo các nguyên tắc nhất định. Định nghĩa
này hàm ý rằng việc đo lường là một quá trình ba bước:
1. Chọn lựa các sự kiện thực nghiệm có thể quan sát được.
2. Phát triển các nguyên tắc để gán các con số hoặc biểu tượng đế
thể hiện các khía cạnh khác nhau của sự kiện được đo lường.
3. Áp dụng các nguyên tắc trên cho các quan sát tương ứng với
từng sự kiện.
Mục tiêu của đo lường là cung cấp các dữ liệu, thông tin có chất
lượng tốt nhất, ít sai sót nhất để kiểm định giả thuyết, để phỏng
định, tiên lượng hoặc mô tả.
Chúng ta có thể đo lường cái gì? Thông thường, trong nghiên cứu
chúng ta sẽ nhắm đến đối tượng nghiên cứu (objects) và cố gắng hiểu
các tính chất (properties) của chúng băng cách quan sát các biến sô
(variables) đại diện cho các tính chất này.
Đối tượng (objects) nghiên cứu là một khái niệm rộng, ám chỉ tới
chủ thể mà chúng ta đang tiến hành nghiên cứu. Trong khoa học kinh
tế, đối tượng nghiên cứu có thể là cá nhân, hộ gia đình, nhóm người,
các chủ thể kinh tế, khu vực kinh tế, v.v. Thông thường, ta không trực
tiếp đo lường được đôi tượng nghiên cứu mà ta diễn giải đối tượng
nghiên cứu thông qua các tính chất, đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu.
Tính chất (properties) là các đặc tính của đối tượng, ví dụ như:
Các tính chất thực thể (physical properties); chiều cao, cân nặng,
tuổi tác, v.v.

142
C'hiươnQ 5: Đo lường và thang đo

Các tính chất tâm lý (psychological pircOỊperties); thái độ, sự thông


minh, tình cảm, v.v.
Các tính chất kinh tế (economic prope'rtti(es): thu nhập, chi tiêu, chi
phí đầu tư, mua sắm, tiết kiệm, v.v.
Các tính chất xã hội (social properties): khả năng lãnh đạo, quan
hệ cộng đồng, v.v.
Các tính chất này cũng có ý nghĩa tương đương với thuật ngữ khái
niệm (concept). Trên thực tế, ta thường không đo lường được các đôì
tượng nghiên cứu cũng như các tính chất (hoặc khái niệm), mà ta chỉ
đo lường được các chỉ số/chỉ tiêu đại diện (indicants; indicators) cho
đối tượng hoặc tính chất. Các chỉ số/chỉ tiêu có thể đo lường được này
chính là các biến (variables). Ngoài ra, ta cũng rất khó đo lường các
tính chất tâm lý hoặc xã hội, trong khi lại có thể đo lường được các
tính chất thực thể hoặc kinh tế.
Trong nghiên cứu kinh tế, ví dụ, nghiên cứu về tình trạng nghèo
của hộ gia đình, chủ thể nghiên cứu trực tiếp của ta là hộ gia đình.
Đây chính là đối tượng (object). Tuy nhiên, ta không thể đo lường trực
tiếp tình trạng nghèo của hộ gia đình, mà chỉ có thể dựa vào các
thuộc tính nhân khẩu học, kinh tế, xã hội, khả năng tiếp cận đến cơ
sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội của hộ. Ta phải dùng các chỉ tiêu cụ
thể có thể đo lường được như số nhân khẩu, số người phụ thuộc, thu
nhập bình quân đầu người, v.v để qua đó, hiểu được tình trạng nghèo
của hộ.
Ví dụ 5.1 Khác biệt giữa đối tượng nghiên cứu, tính chất và
biên sô
Đối tượng Tính chất, Khái Chỉ tiêu, Biến số
nghiên cứu, niệm
Đơn vị nghiên
cứu
143
Chương 5: Đo lường và thang đo

Tình trạng Nhân khẩu học Số nhân khẩu của hộ


nghèo Số người phụ thuộc
Hộ gia đình Tỷ lệ người phụ thuộc so với
lao động chính
Tình trạng dân tộc của hộ
Tình trạng tôn giáo của hộ

Kinh tê Thu nhập của hộ trong nàm


Chi tiêu của hộ trong năm
Thu nhập bình quân đầu người
Giá trị tài sản sinh hoạt
Giá trị phương tiện sản xuất
Diện tích đất sản xuất
Giá trị vốn vay trong năm

Xã hội Chức vụ xã hội của chủ hộ


Trình độ học vấn trung bình
của thành viên
Tham gia các hội đoàn, tổ chức

Tiếp cận đến cơ sở Sự sẵn có của hệ thông giao


hạ tầng kỷ thuật thông bộ, thủy
và xã hội Tình trạng có hoặc không có
điện
Tình trạng có hoặc không có
nước sạch
Số máy điện thoại cố định, di
động
Có chợ, trung tâm thương mại...

144
C.\-,\ưcin9 5: Do ìưồng và thang đo

Tương tự trên, khi nghiên cứu kinh tế vĩ mô, ta phải hiểu rO dối
tượng, tinh chất và biến số cần quan sốt và do lường. Ví dụ, khi
nghiên cứu về sự liên quan giữa chinh sác".n tiền tệ và lạm phat, ta
cần biết là chinh sách tiền tệ và lạm phát là các tinh chất, hay là
khai niệm phản ảnh dối tượng nghiên cứu la nền kinh tế quốc gia. Ta
không thể do lường lạm phat, mà chỉ có thể hiểu dược lạm phat thông
qua một chỉ tiêu kinh tế là chỉ số giá tiêu dUng. Chỉ tiêu này có thể do
lường dược. VI vậy, dây chinh là biến quan sát trong nghiên cứu này.

5.2 THANG DO

lữiĩ do lương, chUng ta đưa ra cấc nguyỗn tắc do, và sau dó, diễn
giải các quan sát của chUng ta về các chỉ số dại diện cho các tinh chất
của dối tượng nghiên cứu theo các nguyên tắc do này. Có nhiều thang
do (measurement scales) có thể áp dụng dược, và chUng ta sẽ phải
chọn cốc thang do phù hợp nhất tùy theo chUng ta xây dựng các
nguyên tắc như thế nào.
Trong nghiên cứu, ta phải thu thập dữ liệu dể hiểu dược và mô tả
dược các khái niệm nghiên cứu. Như dã nói ở trên, trong nghiên cứu
kinh tế, có nhiều khái niệm có thể do lường dược thông qua các biến
định lượng, hay nói cách khác, bản thân các khai niệm này có dạng
số lượng, và giUp nhà nghiên cứu dinh lượng dược. Tuy nhiên, vì khoa
học kinh tế phản ảnh hành vi kinh tế của con người, cho nên việc do
lường các khai niệm liên quan dến các chủ thể của hành vi này như
tinh trạng dịa vi xã hội, học vấn, thai độ và các trạng thai cá nhân
khíic cũng cần dược thực hiện. Kho khăn là các khai niệm này tự thân
nó không ở dạng định lượng, mà ở dạng định tinh. Vì vậy, cần thiết
phíii lượng hóa các tinh chất định tinh này thông qua việc sử dụng
dUng các thang do.

145
Chương 5: Đo lường và thang đo

Đo lường có bốn đặc tính:


1. Phăn loại (Classification). Sử dụng các con số đế chia nhóm
hoặc sắp xếp các câu trả lời. Không sắp xếp theo trậ t tự thứ
bậc.
2. Thứ bậc (Order). Các con số được sắp xếp theo trật tự thứ bậc.
Một con số phải lớn hơn, nhỏ hơn hoặc ngang bằng với một con
sô khác.
3. Khoảng cách (Distance). Sự chênh lệch, sai biệt giữa các con số
được xếp theo thứ bậc. Sai biệt giữa bất kỳ một cặp số liệu nào
đều phải lớn hơn, nhỏ hơn hoặc ngang bằng với một con sô
khác với sự sai biệt của một cặp sô bât kỳ khác.
4. Sô gốc (Origin). Các dãy số liệu có một số gốc duy nhất là sô
không.
Sự kết hợp của các đặc tính phân loại, thứ bậc, khoảng cách và
gôc sẽ cho chúng ta 4 thang đo được sử dụng phổ biến là (1) thang đo
danh nghĩa (nominal scale); (2) thang đo thứ bậc (ordinal scale); (3)
thang đo khoảng (interval scale) và (4) thang đo tỷ số (ratio scale).
Hầu hết các khái niệm kinh tế đều có thể đo lường thông qua các
chỉ tiêu, biến số định lượng ở dạng thang đo tỷ số. Các khái niệm ở
dạng định tính thường được đo lường thông qua việc sử dụng các
thang đo có tính châ't định tính như thang đo danh nghĩa, thang đo
thứ bậc và thang đo khoảng.

5.2.1 Thang đo danh nghĩa


Thang đo danh nghĩa (nominal scales) đôi khi còn được gọi tương
đương là thang đo định danh. Thang đo danh nghĩa ứng dụng đặc tính
phân loại của đo lường. Trong nghiên cứu kinh tế và quản trị, thang
đo danh nghĩa được áp dụng rất phổ biến. Với thang đo này, chúng ta

146
Chương 5: ٥٥ ١ư٥ng và hang do

thu thập thông t‫؛‬n của một biến nào dó mà theo một cách thức tự
nhiên hoặc dược thiết kế, biến dó dược chia thành hai loại/nhóm hoặc
nhiều hơn.
Với thang do này, chUng ta chỉ có thế' có dược thông tin duy nhất
là số dếm hoặc tỷ lệ các thành viên có trong mỗi nhOm. Nê'u chUng ta
sư dụng các biề'u tượng dạng số theo nguyên tắc mà chUng ta dặt ra
dể xắc định và biểu thị các nhOm, thi các con số này chỉ dược hiểu là
các nhãn (labels) một cách thuần túy, và không hề có giá trị định
lượng nào hết.
Bởi vì ta chỉ có thể lượng hóa con số dếm của các thành viên
trường hợp có trong mỗi nhOm (phân phối tần suất), ta chỉ có thể sử
dụng chỉ số mode mà không thể sử dụng chỉ số giá trị trung binh như
la một chỉ tiêu do lường xu hướng trung tâm. Tương tự như vậy, ta
cUng không thể do lường độ phân tán của dữ liệu khi áp dụng thang
do danh nghĩa.
Mặc dù thang do danh nghĩa không mạnh về khả năng thống kê,
nhưng chUng vẫn rất hữu ích. Nếu không thể áp dụng thang do nào
khác, chUng ta vẫn có thể phân loại một bộ các tinh chất thành một
bộ các nhOm tương dương. Thang do danh nghĩa rất có giá trị cho các
nghiên cứu khám phá khi mà mục tiêu nghiên cứu la tim hiểu các
quan hệ hơn la bảo dảm các con số do lường chinh xác. Thang do danh
nghĩa cUng dược dUng phổ biến trong diều tra và các loại hinh nghiên
cứu khác khi cần phải phân loại dữ liệu theo các nhOm phụ cUa tổng
thê' diều tra. Thông thường, trong nghiên cứu kinh tế hoặc nghiên cứu
khoa học xã hội, thang do danh nghĩa dược áp dụng dể phân loại các
dặc diế'm cá nhân của một nhóm người nào dó, ví dụ như giới tinh,
tinh trạng gia dinh, học vấn, thái độ chinh trị, Ѵ .Ѵ .

147
Chương 5: Đo lường và thang đo

Ví dụ 5.2 Một vài ví dụ về thang đo danh nghĩa

Giới tính: 0. Nữ; 1. Nam

Dân tộc: 1. Kinh; 2. Hoa; 3. Kh’Mer; 4. Khác

Nghề nghiệp: 1. Công chức; 2. Viên chức; 3. Tiểu thương; 4. Doanh


nhân; 5. Khác

5.2.2 Thang đo thứ bậc


Thang đo thứ bậc (ordinal scales), đầu tiên có các tính chất của
thang đo danh nghĩa, cộng với tính chất chỉ thị thứ bậc. Ý nghĩa của
thang đo thứ bậc là có thể chỉ ra khái niệm “lớn hơn”, “nhỏ hơn” mà
không cần phải nói chính xác lớn hơn bao nhiêu, nhỏ hơn bao nhiêu.
Thang đo thứ bậc cũng có thể biểu thị được các trạng thái “cao hơn”,
“tốt hơn”, “tệ hơn”, “kém hơn”, “quan trọng hơn” hoặc “kém quan
trọng hơn”.
Thang đo thứ bậc cũng được ứng dụng khi chúng ta cần đo lường
nhiều hơn một tính chất mà chúng ta quan tâm. Chúng ta có thể xếp
hạng tổng hợp bằng cách hoặc là xếp hạng dựa trên sự tổng hợp các
tính chất của một đối tượng nào đó, hoặc bằng cách xây dựng một
bảng xếp hạng tổng hợp dựa trên các xếp hạng riêng lẻ dựa trên từng
tính chất đơn lẻ.
Bởi vì các con số sử dụng trong thang đo thứ bậc chỉ có ý nghĩa
xếp hạng, giá trị trung vị (median) là con số phù hợp để đo lường xu
hướng trung tâm của dãy số biểu thị.
Khi thống kê các dữ liệu có được từ thang đo danh nghĩa hay
thang đo thứ bậc, chúng ta có thể dùng các loại thống kê phi tham số
(nonparametric tests) vì có nhiều loại kiểm định thống kê mạnh, áp

148
iC'hương 5: Đo lường và thang đo

dụng một cách đơn giản, dễ tính toán và k;hi5ng đòi hỏi nhiều giả định
như là thống kê tham số (parametric tests).

Ví dụ 5.3 Một vài ví dụ về thang đo thứ b>ậc


Đánh giá trình độ học vấn:
0. Mù chữ; 1. Cấp 1; 2. Cấp 2; 3. Cấp 3; 4. Cao đẳng; 5. Đại học
Đánh giá kinh nghiệm chuyên mòn:
1. Kém; 2. Trung bình; 3. Khá; 4. Tốt
Đánh giá về chính sách xuất khẩu lương thực hiện hành:
1. Không phù hợp; 2. Phù hợp; 3. Rất phù hỢp

5.2.3 Thang đo khoảng


Thang đo khoảng (interval scales) có các đặc tính của thang đo
danh nghĩa và thang đo thứ bậc, cộng thêm khả năng so sánh các
khoảng cách giữa các cặp số (ví dụ khoảng cách sai biệt về thang đo
giữa cặp sô 1 và 2 tương đương với sai biệt giữa cặp sô 2 và 3). Thang
đo khoảng cũng có tính chất là gốc 0 không có ý nghĩa.
Có rất nhiều ứng dụng cụ thể đối với thang đo khoảng mà chúng
ta sẽ thấy ở phần tiếp theo. Khi thang đo có tính chất khoảng và dữ
liệu tương đối cân đôi với một giá trị mode, ta có thể sử dụng giá trị
trung bình toán học như là giá trị đo lường xu hướng trung tâm. Và vì
vậy, ta có thể dùng giá trị độ lệch chuẩn {standard deviation) để đo
lường sự phân tán của dữ liệu.
Khi phân phối các điểm số rút ra được từ thang đo khoảng cách bị
thiên lệch về một hướng (lệch trái hoặc phải), chúng ta có thể sử dụng
giá trị trung vị median để đo lường xu hướng trung tâm, và khoảng
cách phân vị {interquartile range) để đo lường độ phân tán.
149
Chương 5: Во ١ường và thang ơ٥

Ví dụ 5.4 Một vài ví dụ về thang do khoảng


Đánh giá chinh sách A:
1. Rất không phù hợp; 2. Không phù hợp; 3. Binh thường;
4. Phù hợp; 5. Rất phù hợp

Làm giấy tờ nhà, dất ở: 1. Quá khó khăn; 2. Khó khăn; 3. Binh
thường; 4. Dễ; 5. Rất dễ

5.2.4 Thang do tỷ số
Thang do tỷ số (ratio scales) có tất cả các dặc điểm của ba thang
do trên, cộng với dặc điểm có giá trị gốc là số không có ý nghĩa.
Thang do tỷ số thể hiện giá trị thực của một biến định lượng.
Trong nghiên cứu kinh tế, chUng ta áp dụng thang do tỷ số cho
rất nhiều loại dữ liệu dạng số thực, ví dụ như giá trị tổng sản phẩm
nội dịa, thu nhập, năng suất, sản lượng, Ѵ .Ѵ .

5.3 ÁP DỤNG THANG DO TRONG NGHIÊN c ứ u KINH TẾ

Việc hiểu và áp dụng các thang do vào thực tế nghiên cứu trong
lĩnh vực kinh tế là hết sức cần thiê't. Khi thực hiện nghiên cứu, ta
luôn dựa vào hệ thống thông tin, dữ liệu sẵn có hoặc thông qua việc
thu thập dữ liệu dể có dược bộ số liệu dầy đủ và phù hợp cho phân
tích. Khó khăn thương xảy ra khi thu thập dữ liệu sơ cấp cho nha
nghiên cứu là phải thiết kế dược phiếu diều tra phù hợp đế' thu thập
dữ liệu, bao gồm các khía cạnh i) bao hàm dầy đủ các khái nỉệm liên
quan, và các chỉ tiêu - biến số phù hợp dể dại diện cho các khái niệm
dó; ii) cấc chỉ tiêu - biến số phải dược thu thập chinh xác và hợp ly
thông qua các câu hỏi diều tra; iii) thang do của các chỉ tiêu - biến số

150
Cìhaong δ: Do lưỡng và thang do

phải dược dự đoán trước dể có thể thiẽ t k،ế‘ icác câu hỏi diều tra hợp lý
cho mục tiêu ghi nhận dữ liệu; iv) thang đio của các chỉ tiêu - biến số
phải giUp lượng hóa dược các thông tin Cllnh tinh của các chỉ tiêu -
biến số; và V ) dữ liệu dược lượng hóa ph‫اج‬i phù hợp dể có thể áp dụng
các công cụ thống kê khi tinh toán.
Đế' thiết kế các câu hỏi diều tra tốt, ta cần phải chu ý xác định
dến các yếu tố ảnh hưởng dến thông tin diì liệu cần thu thập. Cốc yếu
tố này liên quan dến:
Mục tiêu nghiên cứu
Các kiểu trả lời
'Tinh chất của dữ liệu
Số lượng hướng hay là thuộc tinh (dimensions) cầ
Cân xứng hay bất cân xứng
Chọn lựa bắt buộc / không bắt buộc
Số lượng điểm do
Sai số do người đánh giá gây ra

5.3.1 Mục tiêu nghiên cứu


Nhà nghiên cứu phải dối mặt với hai dạng mục tiêu nghiên cứu
liên quan dến việc lập thang do:
Mục tiêu nhằm do lường các dặc điểm của người th
nghiên cứu dưới góc độ là ngươi trả lời phỏng vấn.
Mục tiêu nhằm yêu cầu ngươi tham gia d^
tượng nào dó.
Thông thường, trong nghiên cứu kinh tế, chUng ta thường kêt hợp
cả hai mục tiêu này vào trong một cuộc nghiên cứu. Nhà nghiên cứu

151
Chương 5: Đo lường và thang đo

thường đặt ra các thang đo để ghi nhận các đặc điểm cá nhân hoặc
của gia đình, tầng lớp xã hội, v.v của người tham gia vào nghiên cứu,
và cũng đồng thời, hỏi họ các ý kiến đánh giá về các đôi tượng nghiên
cứu mà nhà nghiên cứu quan tâm, ví dụ như yêu cầu họ cho biết ý
kiến cụ thể về một chính sách nào đó.

5.3.2 Các kiểu trả lời


Nhà nghiên cứu cũng phải liệu định trước cách thức mà họ muốn
người được phỏng vấn (người tham gia) trả lời. Các cách thức trả lời
thường rơi vào một trong bốn kiểu phổ biến sau; cho điểm, xếp hạng,
phân loại và sắp xếp thứ tự. Tương ứng với mỗi kiểu trả lời, ta có một
nhóm thang đo được thiết kế phù hợp.
Thang đo cho điểm (Rating scale) là loại thang đo mà người tham
gia sẽ cho điểm một đối tượng hoặc một chỉ tiêu nào đó mà không cần
phải so sánh trực tiếp với một đối tượng khác.
Thang đo xếp hạng (Ranking scale) đòi hỏi người tham gia phải so
sánh và quyết định trật tự thứ bậc giữa hai hoặc nhiều hơn các tính
chất (hoặc các chỉ tiêu) hoặc các đôi tượng.
Thang đo phân loại (Categorization) yêu cầu người tham gia phải
tự phân loại chính họ hoặc các chỉ tiêu, các tính chất vào các nhóm,
các loại khác nhau.
Thang đo sắp xếp thứ tự (Sorting) yêu cầu người tham gia sắp xếp
các thẻ (đại diện cho các khái niệm nào đó) thành những nhóm khác
nhau áp dụng các nguyên tắc phân loại do nhà nghiên cứu đưa ra.

5.3.3 Tính chất của dữ liệu


Khi quyết định sử dụng thang đo nào, nhà nghiên cứu thường xem
xét đến các tính chất của dữ liệu có thể có được theo từng loại thang
đo: danh nghĩa, thứ bậc, khoảng và tỷ số. Thông thường, các khái
152
c'hadng 5: Do lường và thang do

niệm kinh tế dược dạ‫ ؛‬d‫؛‬ện bdi các c:h.ỉ ti‫؛‬ê٧‫ ؛‬J hoặc các biến số có thang
do tỷ sô'. Dối với các biê'n dỊnh tinh, nh.à r.igỊhiên cứu phả‫ ؛‬chọn lựa các
thang do danh nghía, thứ bạc hoặc thamgí do khoảng một cách hỢp
lý nhất.

5.3.4 Số lượng hướng do


Thang do cO thế' hoặc là dơn hưán.g (w„t'-dimensionaD hoặc da
hướng (niulti-dimensional). Với một thang do dơn hướng, người ta tim
cách do lường chỉ một thuộc tinh nào đ(3 c:ủa người tham gia hoặc dối
tượng nghiên cứu. Với một thang do da hướng, người ta mong muốn
mô tả kỹ lưỡng hơn một dối tượng nào ‫ ة‬0‫ ا‬vơi nhiều chiều khác nhau
hơn là chỉ một chiều duy nhất. Khi thiẽt kế câu hOi diều tra, nhà
nghíẾn cứu phải chU ý bảo dảm các câư hồi diều tra chỉ ghi nhận một
thuộc tinh duy nhất nào dó, việc này có nghĩa là một câu hỏi dược
thiê't kế một cách chinh xác dể ghi nhận một thuộc tinh duy nhất nào
dó. Diều này cUng có nghta là câu hỏi diều tra phải dơn giản, cụ thể,
dơn nghĩa, ám chỉ dến một thuộc tinh duy nhất. Nha nghiên cứu
không dược thiết kế các câu hỏi mơ hồ, da nghĩa, vì sẽ làm cho người
tham gia không thế' trả 10‫ ؛‬chinh xác.

5.3.5 Cân xứng hoặc bất cân xứng


Khi thiết kế câu hỏi diều tra, ta cUng cần chu ý dến tinh chất cân
xứng hay bất cân xứng của các hạng mục trả lời. Một thang do cho
d‫؛‬ểm cân xứng một điểm giữa, và có số lượng các hạng mục phân
hạng bằng nhau về phía trên hoặc phía dưới của điểm giữa này.
Ví dụ: rất tệ - tệ - trung binh - tốt - rất tốt
Một thang do cho d‫؛‬ểm bất cân xứng có số lượng các cơ hội chọn
lựa không cân bằng với nhau so với điểm giữa.
Ví dụ: tệ - khá - tốt - rất tốt - tuyệt vời

153
Chương 5: Đo lường và thang đo

Thông thường, chúng ta chỉ áp dụng thang đo cho điếm bất cân
xứng khi chúng ta biết trước là hầu hết người đánh giá sẽ thiên về
một hướng này hoặc hướng khác, hoặc bản chất của đánh giá là
không cân xứng.

5.3.6 Bắt buộc hay không bắt buộc


Ta nên lưu ý áp dụng tính chất bắt buộc hay không bắt buộc vào
từng câu hỏi điều tra. Thang đo không bắt buộc luôn cho người trả lời
một cơ hội để bày tỏ là họ không có ý kiến khi mà họ không thế
quyết định chọn lựa bất kỳ một mục trả lời nào. Ví dụ “không ý kiến”,
“không quyết định được”, “không biết”, “không chắc chắn”. Một thang
đo cho điểm bắt buộc đòi hỏi người trả lời phải chọn một trong những
mục chọn đề nghị.
Ta cần lưu ý là khi phải hỏi những câu mang tính nhạy cảm hoặc
gây rủi ro cho người trả lời, ta không nên áp dụng câu hỏi bắt buộc
mà phải tạo cho người trả lời một cơ hội để không bày tỏ chính kiến.
Chẳng hạn, ta không nên thiết lập dạng câu hỏi sau đây: “Bạn có cho
rằng chính sách A gây thiệt hại cho thu nhập của bạn? Trả lời: Có ;
Không”. Trong trường hỢp buộc phải hỏi như vậy, ta nên thêm một
phương án trả lời là “Không có ý kiến” để bảo đảm cho người trả lời
có thể chọn cách không trả lời trực diện, và dễ dàng chuyển nhanh
sang câu hỏi khác.

5.3.7 Sô lượng điểm đo


Đối với các biến định tính, ta thường áp dụng các thang đo giúp
lượng hóa các cấp bậc của các tính chất cần đo lường. Câu hỏi nảy ra
là ta cần bao nhiêu điểm đo là vừa? Bao nhiêu điểm đo là lý tưởng?
Câu trả lời mang tính thực tế; một thang đo nên phù hợp với mục tiêu
của nó. Đế cho một thang đo mang tính hữu ích, thang đo đó nên phải
phù hợp với các thông tin có thể rút ra được tỷ lệ với mức độ phức tạp
154
(Chương 5: Đo lường và thang đo

của tính chất, đối tượng hoặc khái niènn imà ta đang nghiên cứu. Do
đó, .số lượng điểm phản ảnh tính chất p)hức tạp của đối tượng hoặc
khai niệm mà chúng ta có thế’ hiểu đưỢ'C.. Nếu số lượng điểm đo càng
nhiều, mức độ biểu thị về chi tiết càng tiăin‫؛‬g, và ta có thế diễn giải sâu
hơn các tính chât phức tạp của khái niệr.n. Tuy nhiên, khi số lượng
điểm quá nhiều, ta có thế không phán b.iệt được một cách rõ ràng
ranh giới, hoặc sự khác biệt giữa các mức độ của tính chất, khái niệm.
NgưỢc lại, nếu số lượng điểm đo quá ít, tthì ta không thể phản ảnh
đầy đủ bản chất phức tạp của tính chất, đối tượng hoặc khái niệm
nghiên cứu.
Số lượng điểm đo có thế là 3, 5 hoặc nhiều hơn. Thông thường,
người ta thường áp dụng thang đo 5 điểm hoặc 7 điểm.

5.3.8 Sai sô do người đánh giá gây ra


Giá trị của các điểm số đo lường còn dựa trên giả định là người
đánh giá sẽ có thể đưa ra phán quyết tốt. Tuy nhiên, chúng ta cũng
nôn xem xét lại liệu người đánh giá có xu hướng cho điểm lệch về một
phía nào hay không.
Một dạng là người đánh giá ngại đưa ra các phán quyết mang
tính đối cực, nên có xu hướng cho điểm xoay quanh giá trị điểm giữa.
Lỗi này được gọi là lỗi theo xu hướng trung tâm (error of central
tendency). Người đánh giá cũng có tllế là người cho điểm quá khó,
hoặc cho điếm quá dễ, và lỗi này được gọi là “lỗi khoan dung” (error of
leniency).

155
Chương 5: Đo lường và thang đo

5.4 ỨNG DỤNG CÁC THANG ĐO CHO ĐIỂM KHI THIẾT KÊ


CÂU HỎI ĐIỀU TRA
5.4.1 Thang đo thái độ giản đơn
Thang đo thái độ giản đơn (simple attitude scales) được thiết lập
nhằm ghi nhận sự đánh giá hoặc chọn lựa của người tham gia về một
tính chất hay đối tượng nào đó. Thang đo này bao gồm một sô loại
phụ như sau:
Thang đo thái độ giản đơn (simple category scale - dichotomous
scale) có hai lựa chọn đơn giản (ví dụ, có/không; đồng ý/không
đồng ý; quan trọng/không quan trọng).
Thang đo nhiều lựa chọn, một trả lời (multiple choice, single­
response scale): nhiều mục lựa chọn; chỉ có một trả lời.
Thang đo nhiều lựa chọn, nhiều trả lời (multiple-choice,
multiple-response scale - checklist): cho phép người trả lời chọn
nhiều lựa chọn.
Thang đo thái độ giản đơn có tính chất là dễ thiết lập, có tính
chuyên biệt cao, cung cấp thông tin hữu ích và phù hợp nếu có kỹ
năng thiết lập.

Ví dụ 5.5 Các ví dụ về thang đo thái độ giản đơn

Thang đo phân loại giản Bạn có kế hoạch thay đổi việc làm trong vòng 12
đơn tháng tới hay không?

(lưOng phân) □ Có

Thang đo: danh nghĩa □ Không

156
c^hương 5: Đo lường và thang đo

Thang đo nhiều lựa chọn, Bạn dọc thông tin W h tế chủ yếu ở tờ báo nào?
một trả lời ٠ Thanh Niêr
Thang đo; danh nghĩa
□ Tuổi Trẻ

٥ Thời Báo Kinh ĩê ' Sài Gòn

٥ Người Lao Dộngi

٠ Khác, (ghi rõ ;............................ )

Thang đo nhiểu lựa chọn, Đánh dấu các nguồn thông tin mà bạn tham vấn khi
một trả lời tìm hiểu giá thị trường của bất động sản?

(checklist) ٥ Dich vụ môi giới bất động sản

Thang đo: danh nghĩa □ Thông tin từ tạp chí của Hiệp hội Bất động
sản

٥ Các nhà tư vấn bất động sản độc lập

٠ Các sàn giaodịch bấtđộng sản của các nhà


phát triển bất động sản

٥ Nhà xây dựng

٠ Kiến trúc sư

□ Khác (ghi rõ:................................)

5.4.2 Thang đo Likert


Thang đo Likert (Likert scales), được Rensis Likert phát triển vào
năm 1932, là loại thang đo được sử dụng rất nhiều như là thang đo
cho điểm có tính chất cộng điểm được (summated rating). Thang đo
này bao gồm một phát biểu thể hiện một thái độ ưa thích hay không
ưu thích, tốt hay xấu về một đối tượng nào đó.

157
Chương 5: ٥٥ ١ường và thang ٥٥

Ngườ‫ ؛‬tham dự dược hỏ‫ ؛‬dể trả lời dồng ý hay khOng với từng câu
phat biểu. Mỗi trả lời dược cho 1 điểm số phdn ảnh mức độ ưa thích,
và các diế'm số có thể tổng hợp dược dể do lường thái độ chung của
người tham dự. Thang do Likert có thể là 5, 7 hoặc 9 điểm.
Thang do Likert có các lợi thế sau dây:
Thiết lập các câu hỏi diều tra áp dụng thang
dễ dàng và nhanh chOng.
CO độ tin cậy cao hơn và cung cấp nhiều lượng thông tin hơn
nhiều loại thang do khác.
Dữ liệu dạt dược ỏ dạng thang do khoảng.
Cách thiết lập thang do Likert cụ thể di theo các bước như sau:
Chọn một số lượng lớn phát biểu có hai tinh chất; (1) phù hợp
với thái độ dược nghiên cứu; (2) phản ảnh vị tri của thái độ ưa
thích hay không ưa thích.
Người tham dự dọc từng phat biểu và cho điểm, sử dụng thang
do 5 điểm. Giá trị (1) có nghĩa thái độ rất không ưa thích. Giá
trị (5) có nghĩa rất ưa thích.
Các trả lơi của mỗỉ người dược cộn^
Xếp dãy các điểm tổng dể chọn các phần có điểm tổng cao nhất
và thấp nhất (10 - 25% số có điểm cao nhất và thấp nhất).
Hai nhOm có điểm tổng cao nhất và thấp nhất dược đánh giá
theo từng câu trả lời riêng lẻ.
Tinh các giả trị trung binh của từng nhOm có diế'm cao nhất và
thấp nhất, rồi kiế.m định sự khác biệt dUng t test.
Sau khi kiểm dinh ٤ cho từng phát biểu, xếp hạng cá
trung binh, rồi chọn các phat biểu có giá trị t cao nhất.

158
lClhương 5: Đo lường và thang đo

Chọn 20 - 25 mục có giá trị t cao nihất để gộp vào điểm cuối
cùng.

Ví dụ 5.6 Áp dụng thang đo Likert


Các bạn sẽ trả lời bằng cách khoanh tròn vào một trong
các con sô (và chỉ một thôi!) từ 1 đến 5 được in bên cạnh
phát biểu. Con sô được khoanh tròn là con số thể hiện rõ
nhất cảm nhận cá nhân của các bạn về mức độ đúng của
câu phát biểu đó. Trong đó mức độ đồng ý của các bạn đối
với phát biểu được quy ước như sau:
-----------------1
1 2 3 4 5
Hoàn
Hoàn toàn Không ý
Phản đối Đồng ý toàn
phản đôi kiến
đồng ý

Trường mà tôi theo học là trường đại học


1 có danh tiếng 1 2 3 4 5

Trường mà tôi theo học cho phép suy nghĩ,


2 sáng tạo 1 2 3 4 5
Trường mà tôi theo học là một trường đại
3 học rất đáng tin cậy 1 2 3 4 5

Trường mà tôi theo học có quan hệ mật


thiết với các Doanh nghiệp, các tô chức xã
4 hội 1 2 3 4 5

Trường mà tôi theo học thích ứng một


5 cách dễ dàng với sự phát triển của xă hội 1 2 3 4 5

159
Chương 5: Bo ١ường và ١hang ơ٥

Thang đo Likert Chính sách thắt chặt tién tệ CÓ tấc động tết ổn định th! t ٢ ường bất động sản.

Cho điểm có thể Rất phản đôì Phản đối Khồng đổng ý & Ồ ng ý Rất đồng ý

cộng hỢp được KhPng phản đối

(1) (2) (3) (4) (5)


Thang đo: khoảng

5.4.3 Thang đo trắc biệt


Thang đo trắc biệt (semantic differential scales - SD) nhằm đo
lường ý nghĩa tâm lý của một đánh giá về đối tượng nghiên cứu băng
cách sử dụng 2 tính từ đôì cực. Thang đo này thường được dùng để
đánh giá hình ảnh thương hiệu. Thang đo này bao gồm một bộ các
điểm đánh giá về 2 cực, thường sử dụng thang đo 7 điểm.
Thang đo trắc biệt dựa trên giả định là một đối tượng có thể có
nhiều chiều để đo lường ý nghĩa. Các ý nghĩa được định vị trong một
không gian đa chiều, gọi là “không gian ý nghĩa” (semantic space).
Trên thực tế, khi áp dụng thang cho điểm, đôi lúc ta gặp khó
khăn trong việc tìm từ ngữ mô tả tính chất mà ta cần đo lường ở các
mức độ khác nhau. Để tránh việc khó khăn này, ta có thể áp dụng
thang đo trắc biệt vì không cần phải mô tả chi tiết các mức độ trạng
thái nữa, mà chỉ cần chỉ ra tên của tính chất đó và một cặp từ mô tả
hai trạng thái đối cực của tính chất đó.
Lợi thế của thang đo trắc biệt là:
Có hiệu quả và dễ dàng để đo lường thái độ từ một mẫu lớn.
Có thể đo lường theo cả hướng (direction) và độ tập trung
(intensity).
Bộ tổng của các trả lời cung cấp một bức tranh sâu sắc về ý
nghĩa của một đối tượng và sự đo lường của người đánh giá, cho
điểm.

160
Chương 5: Đo lường và thang đo

Là một kỹ thuật chuẩn hóa, dễ lăp lạỊÌ và không bị bóp méo.


Cho dữ liệu ở thang đo khoảng.
Khi xây dựng thang đo trắc biệt, ta thự('c hiện các bước sau đây:
1. Chọn khái niệm: danh từ, nhóm d;anh từ, hoặc các phác họa
hình ảnh. Các khái niệm được chọn sau khi xem xét, đánh giá
và bằng khả năng phản ảnh bản chất của câu hỏi điều tra.
2. Chọn các cặp từ hoặc cụm từ đòi cực phù hỢp theo nhu cầu (là
các tính từ).

3. Tạo ra hệ thống tính điểm có trọng số. Hầu hết thang đo SD có


7 điểm.

Ví dụ 5.7 Thang đo trắc biệt Semantic


Thang đo trắc biệt Khả năng giao hàng cùa dịch vụ phát chuyển nhanh TNT
Semantic Differential
CHẬM .......: ......: ......:......:...... :٠— :...... NHANH
Scale
CHẤT .LƯỢNG — - : ..... : — ........CHẤT LƯỢNG
Thang đo: khoảng THẤP CAO

Thang đo trắc biệt Bạn đánh giá như thế nào vé tinh hợp lý khi áp dụng thuế suất thuế
Semantic Dìtterential thu nhập cá nhân mới đối với người lầm công ăn lương?

Scale
Không hợp lý -— :......:......:— :....... Hợp lý
Thang đo; khoảng
Bạn đánh giá như thế nào khà nỉng áp dụng thuê' suất thuê' thu nhập
cá nhân mới đôi với người làm công ăn lương?

Khó ấp dụng — - Dễ áp dụng

Bạn đánh giá như thế nầo vé mức tăng thu ngân sách tương ứng khi
áp dụng chính sách thuê' mới này?

ít .... ; ....; . . . :
٠ .... Mhigu

161
Chương 5: Đo lường và thang đo

5.4.4 Thang đo Số/Thang đo danh sách cho điểm


Các thang đo số và thang đo danh sách cho điểm
(numerical/multiple rating list scales) có các khoảng cách tương đương
chia theo 5 hoặc 7 hoặc 10 điểm.
Người tham gia cho điểm bằng cách viết điểm kế bên mục chọn.
Nếu các câu hỏi cùng thể hiện tính chất của một khái niệm nào đó,
thì thang đo có thế cung cấp cả kết quả đo lường tuyệt đối về mức
quan trọng và kết quả đo lường tương đối (xếp hạng) của các mục chọn
khác nhau phản ảnh tính chất đó.
Lợi thế của thang đo số/danh sách cho điểm là có tính tuyến tính,
có tính giản đơn và tạo ra dữ liệu thứ bậc hoặc khoảng cách.
Thang đo danh sách cho điểm cũng tương tự như thang đo số,
nhưng có hai điểm khác biệt là: (1) cho phép người đánh giá tự
khoanh tròn mục sô chọn lựa; và (2) hình thức thể hiện của thang đo
này cho phép chúng ta hình tượng hóa kết quả. Dựa vào đó, chúng ta
có thể xây dựng một bản đồ trí tuệ về sự đánh giá của các người tham
gia để nghiên cứu sâu hơn.
Ví dụ 5.8 Thang đo số và thang đo danh sách cho điểm
Thang đo sO' Bạn hãy cho biết bạn hài lòng như thê' nào vể các chinh sách đển
bù, hỗ trợ tái định cư cùa chính quyển địa phương theo thang đo dưới
Numerical Scale
đây?
Thang đo: thứ bậc hoặc
Rất không hài lòng 1 2 3 5 Rất hài lòng
khoảng
Tính toán đẩy đù các thiệt hại vặt chất:

Mức giá đến bù so với giá thị trường:

Chất lượng cùa nhă tái định cư:

162
ữ hương 5: Đo lường và thang đo

Thang đo danh sách cho Vui lòng chỉ ra các thành p)h٠
٠
ân١(CỦa chính sách đến bù. hỗ trợ và tái
điểm định cư quan trọng nhưthếỉnàio để bảo đảm sinh kế của hộ dâ sau
khi thu hổi đất cho các dự ;án p)h;át triển?
Multiple Rating List Scale
KHÔNG QUAN TRC)N1G QUAN TRỌNG
Thang đo: khoảng
Mức giá đển bù phù hcp 1 2 3 4 5 6 7

Dển bù đúng đối tượng 1 2 7

Chi trả tiển đển bù kịp thời 1 2 3 4 5 6 7

Mức giá hỗ trợ di dời phù hợp 1 2 3 4 5 6 7

Có bố trí tái định cư tốt 1 2 3 4 5 6 7

Có nhiéu phương án tái định cư 1 2 3 4 5 6 7

5.4.5 Thang đo Stapel


Thang đo Stapel được sử dụng như là một phương pháp thay thế
cho thang đo trắc biệt, nhất là khi ta không thể tìm được một cặp
tính từ đối cực phù hợp hỢp câu hỏi điều tra.

Ví dụ 5.9 Thang đo Stapel


Thang đo stapel (Tẽn cỗng ty)
+5 +5 +5
stapel Scale
+4 +4 +4
Thang đo: thứ bậc hoặc +3 +3 +3
khoảng +2 +2 +2
+1 +1 +1
oẫn đẩu vể công nghệ Sản phẩm thú vị Danh tiếng
.1 -1 -1
-2 -2 -2
-3 .3 -3
-4 .4 .4
-5 .5 .5

163
Chương 5: ٥٥ ١ư٥ng và hang Ơơ

Với thang do này, ta thường dùng thang do số 5 điểm. Dô‫ ؛‬khi


thang do ít dlểm trả lờ‫ ؛‬hơn cũng dược áp dụng. Người tham gia sẽ
chọn một con số dể mô tả dặc d‫؛‬ểm của dối tượng. Nếu sự mô tả càng
chinh xác, thi lựa chọn con số dương càng có giá trị lớn. NgưỢc lại,
nếu sự mô tả càng kém chinh xác, thi lựa chọn con số âm có giá trị
tuyệt dối lớn. Thông thường, điểm số sẽ dao dộng trong khoảng từ +5
dến -5, và ngườ‫ ؛‬tham gia sẽ lựa chọn một con số nào dó dể mỗ tả các
trạng thái từ rất chinh xác dên không chinh xác.
Giống như thang do Likert, trắc biệt và số, thang do Stapel cho dữ
l‫؛‬ệu ở dạng thang do khoảng.

5.4.6 Thang d . tổng.hằng số


Thang do tổng-hằng số (constant-sum scales) cho phép nhà nghiên
cứu phat h‫؛‬ện các tỷ lệ của các thuộc tinh khác nhau trong đánh giá
một dối tượng nào dó. Thang do này yêu cầu người cho điểm phải
phân phối các d‫؛‬ế'm số cho nhiều thuộc tinh khác nhau và tổng của
các điểm số này phải là một hằng số, ví dụ 100 hoặc 10.
ưu điểm của thang do này là:
Tương thích vơi hệ thống tỷ lệ phần trăm, và có thế' do lường
mức độ khác biệt theo tầm quan trọng của các thuộc tinh so với
nhau.
Thường dược sử dụng đế' ghi nhận thái độ, hành vi và các dự
định hành vi.
Tạo ra dữ l‫؛‬ệu khoảng cách.

164
Chiương 5: Đo lường và thang đo

Ví dụ 5.10 Thang đo tổng hằng số


Thang 00 tổng hằng sô Hãy cho điểm các dặc tính c:ùai mhà cung cấp và xem xét tới chi phí.
Loại nào (đặc tính và chi phí) là tường đối quan trọng với bạn? (tổng
Constant-Sum Scale
điểm là 100)
Thang đo; tỷ số

Nhà cung cấp có chi phi thấp

Các tính chất khác cùa nhà cung cấp

Tổng 100

5.4.7 Thang đo cho điểm đồ thị


Thang đo cho điểm đồ thị (graphic rating scales) được tạo ra
nhằm tạo điều kiện cho nhà nghiên cứu khám phá các sự khác biệt
cực nhỏ. Về lý thuyết, có thế áp dụng một con số không xác định các
điếm số đế cho điểm nếu người tham gia đủ nhạy cảm để phát hiện sự
khác biệt và ghi nhận chúng.
Người tham gia sẽ đánh dấu điểm trả lời của họ ở bất kỳ điểm
nào dọc theo một cột liên tục. Thông thường, điểm số sẽ được xác định
bằng cách đo độ dài của nó (tính bằng mi-li-mét) tính từ điểm khởi
đầu. Kết quả cho dữ liệu khoảng cách. Khó khăn trong việc áp dụng
thang đo này là mã hóa và phân tích.

Ví dụ 5.10 Thang đo cho điểm đổ thị


Thang đo cho điểm đổ
thị -Graphic Rating Scale

Thang đo: thứ bậc, R ấ t có thê' Rất khống có thể


khoảng hay tỷ số

165
Chương 5: Đo lường và thang đo

5.5 ỨNG DỤNG CÁC THANG ĐO XẾP HẠNG KHI THIẾT KẾ


CÂU HỎI ĐIỀU TRA
Đối với thang đo xếp hạng (ranking scales), người tham gia so
sánh trực tiếp hai đôi tượng hoặc nhiều hơn với nhau và phải chọn lựa
giữa chúng với nhau. Thông thường, người tham gia được yêu cầu chọn
lấy một đôi tượng được coi là “tốt nhất” hoặc “được ưa thích nhât”. Khi
chỉ có hai đối tượng được so sánh thì cách tiếp cận này rất dễ thực
hiện, nhưng khi có nhiều hơn hai đối tượng so sánh thì rất khó có
được kết quả chính xác.

5.5.1 Thang do so sánh cặp


Sử dụng thang đo so sánh cặp (paired-comparison scales), người
tham gia có thể bảy tỏ thái độ rõ ràng bằng cách chọn lựa một trong
hai đối tượng.
Số lượng cặp so sánh được tính theo công thức [(n)(/r-l)/21, với n là
số lượng các đối tượng phải so sánh với nhau.
So sánh cặp có rủi ro là người tham gia sẽ quá mệt mỏi và không
thể cho trả lời đúng, hoặc từ chối tiếp tục đánh giá. Người ta cho răng
nếu người tham gia còn phải trả lời các câu hỏi khác thì 5 - 6 đối
tượng so sánh là quá nhiều rồi. Ngược lại, nếu dữ liệu cần thu thập
chỉ bao gồm các so sánh cặp, thi có thế thiết kế câu hỏi với 10 đối
tượng so sánh.
Thang đo so sánh cặp cho dữ liệu thứ bậc.

Ví dụ 5.11 Thang do so sánh cặp


Thang đo so sánh căp Xin cho biết trong hai phương án tái định cư sau đây, ông/bà cho
phương ấn nảo phù hợp hơn với gia đình?
Paired-Comparison Scale
....... Nhận tién đén bù, tự chọn nơi tái định cư
Thang đo: thứ bậc
....... Nhận căn hộ chung cư tái định cư

166
Chương 5: Do ١ương và thang đo

5.5.2 Thang đo xếp hạng bắt buộc


Thang đo xếp hạng bắt buộc (forced-ranking scales) liệt kê danh
sách các thuộc tính mà chúng có thế được xếp hạng một cách tương
đôi so với nhau. Phương pháp này cho kế١t quả nhanh hơn, dễ sử dụng
hơn và khuyến khích người tham gia n h iề 'U hơn trong việc đánh giá.
Với 5 đối tượng hoặc hạng mục, ta sẽ có đến 10 cặp so sánh, trong
khi nếu xếp hạng 5 đối tượng, công việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Tương
tự như trên, luôn có câu hỏi là số lượng đôi tượng hoặc hạng mục so
sánh bao nhiêu là vừa. Nếu xếp hạng 5 đôi tượng thì dễ dàng, nhưng
nếu có 10 đối tượng trở lên, kết quả có thể không chính xác và người
tham gia có thổ xếp hạng không cẩn thận.
Ngoài ra, thang đo xếp hạng cho dữ liệu thứ bậc, vì ta không rõ
khoảng cách giữa các khác biệt là bao nhiêu, và có bằng nhau hay
không.

Ví dụ 5.12 Thang đo xếp hạng bắt buộc


Thang đo xếp hạng bắt Xếp hạng càc dặc tinh của chinh sách A theo cảc dặc tinh trinh bày
buộc dưới dăy:

Forced Ranking Scale Số 1: thích nhất: sổ 2: kế tiêp...

Thang đo: thứ bậc CO Igi cho người sản xu،١'t

— CO lợ‫ ؛‬cho doanh nghiệp kinh doanh

— Minh bạch về thưế

— CO tinh khả thi cao

Phù hdp với trinh độ kinh tê' hiện nay

5.5.3 Thang đo so sánh


Sử dụng một điểm, một đối tượng quy ước, thang đo so sánh
(comparative scale) sẽ là lý tưởng nếu người tham gia đã quen thuộc

167
Chương 5: Do ١ương và thang ٥ơ

với một tiêu chuẩn nào đó. Thang do này dOi hỏi ngườ‫ ؛‬tham gia so
sánh một đố‫ ؛‬tượng hoặc các thuộc tinh của dối tượng với một dối
tượng dược co‫ ؛‬là chuẩn mực.
Về dạng dữ liệu, một vài nhà nghiên cứu cho là thang do so sánh
có thế' cho dữ liệu khoảng cách khi điểm số phản ảnh sự khác biệt có
tinh khoảng cách giữa tiêu chuẩn và dối tượng quan sát. ChUng ta
cUng có thể coi dữ liệu có tinh thứ bậc trừ phi chứng minh dược có sự
tuyến tinh g‫؛‬ữa các biến dược hỏi.
Ví dụ 5.13 Thang d . xếp hạng bắt buộc
Thang .0 ٠
5 sánh Hãy so sánh mức sổng h!ện hay của g!a dinh so vớ! mức sống írước
khi thu hối dất và tai định cư:
Comparahve Sca!e
KÉM HƠN TƯƠNG ĐƯƠNG TỔT HƠN
Thang do: thứ bậc

1 2 3 4 5

5.6 SAI SỐ TRONG DO LƯỜNG VÀ NGƯồN SAI s ố

Một nghiên cứu lý tưởng nên dược thiết kế và kiểm soát tốt dể
dạt dược độ chinh xác khi do lường các biến. Nhiíng rõ ràng, không
nghiên cứu nào có thể dạt dược sự k‫؛‬ểm soát hoàn hảo, nên sai số
luOn luôn xảy ra. Hầu hết sai số có tinh hệ thống (là kê't quả từ sự sai
lệch - bias), và phần còn lại là sai số ngẫu nh‫؛‬ên (xảy ra một cách bất
thường). CO bốn nguồn sai số chủ yếu gây ảnh hưởng xấu dến kết quả
nghiên cứu, là từ: (1) người trả lời, (2) yếu tố tinh huống, (3) người
phỏng vấn, quan sát, do lường, và (4) công cụ thu thập dữ liệu.

Người trả lời

Sự sai biệt về ý kiến ảnh hưởng tới kết quả do lường xuất phẩt từ
cổc dặc điểm tinh cách của n^Tời trả lời. Các dặc d‫؛‬ểm này thế' h‫؛؛‬n

168
cmương 5: Do ١ường và thang đo

các đặc trưng của tinh trạng nghề nghiệp,, dân tộc, tầng lớp xã hội,
Ѵ .Ѵ . Người trẳ lời có thể:

do dự, không muốn bày tỏ cảm nghi" itích cực hoặc tiêu cực;
bày tỏ thái độ một cách có chủ dích là họ cảm nhận sự việc
khác với người khác;
có ít hiểu biê't về vấn dề dược hỏi;
bị tác dộng bởi các các yếu tố tạm thời như mệt mỏi, chán
chường, giẫn dữ, bực tức, mất kiên nhẫn, các trạng thái tinh
cảm khác.

Yếu tố tinh huống


Bất kỳ diều kiện nào gây ra sự căng thẳng cho cuộc phỏng vấn
hay là quá trinh do lương dều cO các ảnh hưởng nghiêm trọng dối với
mối liên hệ giữa người phỏng vấn và ngươi trả lời.

Người p h ỏn g vấn, quan sát, do lường

Người phỏng vấn có thể làm méo mó các trả lời bằng cách sửa từ,
diễn giải dài dOng, hay là ghi nhận sai tliOng tin. Từ dó, sinh ra sai
sô'. Ngoài ra, các trường hợp xử ly kỹ thuật thiếu cẩn thận như mã
hơa sai, lập bảng tinh sai, tinh toán sai cUng gây ra nhiều sai số khác.
Công cụ ghi nhận dư liệu
Công cụ ghi nhận dữ liệu.bị thiếu sót cũng có thể gây ra sự bóp
méo dữ liệu theo hai cách. Thứ nhất là gây ra sự lẫn lộn. Nghiêm
trọng hơn nữa là chọn lựa các thông tin một cách nghèo nàn, dơn
giản so νό'Ι tổng thế’ các vấn dề cần quan tâm.

169
Chương 5: Đo lường và thang đo

TÓM Lược CHƯƠNG 5

Nhận diện các khái niệm, tính chât và đo lường được các khái
niệm, tính chất này của đôi tượng nghiên cứu là vấn đề quan trọng
trong nghiên cứu khoa học. Thông thường, ta không trực tiếp đo lường
được đối tượng nghiên cứu mà chúng ta diễn giải đôi tượng nghiên cứu
thông qua các tính chất, đặc điểm của đôi tượng nghiên cứu. Tuy
nhiên, ta cũng không đo lường được các tính chất (hoặc khái niệm),
mà chúng ta chỉ đo lường được các chỉ sô7chỉ tiêu đại diện cho đối
tượng hoặc tính chất mà thôi. Các chỉ số/chỉ tiêu có thể đo lường được
này chính là các biến. Ngoài ra, chúng ta cũng rất khó đo lường các
tính chất tâm lý hoặc xã hội, trong khi lại có thể đo lường được các
tính chất thực thể hoặc kinh tế.
Trong nghiên cứu kinh tế, có nhiều khái niệm có thể đo lường
được thông qua các biến định lượng. Mặc dù vậy, cũng có nhiều khái
niệm mà tự thân chúng không ở dạng định lượng, mà ở dạng định
tính. Vì vậy, cần thiết phải lượng hóa các tính chất định tính này
thông qua việc sử dụng đúng các thang đo.
Có bốn thang đo là thang đo danh nghĩa, thang đo thứ bậc, thang
đo khoảng và thang đo tỷ số. Ba thang đo đầu tiên được áp dụng để
đo lường các tính chất có dạng định tính, và giúp nhà nghiên cứu
lượng hóa được các tính chất của đối tượng nghiên cứu, và áp dụng các
công cụ thống kê để xử lý.
Để thu thập dữ liệu, nhà nghiên cứu có thể áp dụng các câu hỏi
điều tra được thiết kế phù hợp với mục tiêu đạt được cách thức trả lời
phù hợp. Các cách thức trả lời thường rơi vào một trong bốn kiểu phổ
biến là cho điếm, xếp hạng, phân loại và sắp xếp thứ tự. Tương ứng
với mỗi kiểu trả lời, ta có một nhóm thang đo được thiết kê phù hợp.

170
vC,١h
<ưdng 5: Oo lường và thang đo

Ta cần vận dụng tốt các thang do cho dliíể١m٠xếp hạng, phân loại và
sắp xếp thứ tự đế' dạt dược kết quả t.ố't ml.iât khi thiết kế phiếu diều
tra và thu thập dữ liệu.

171
Chương 5: Đo lường và thang đo

Thuật ngũ.

Đo lường Measurement
Đối tượng Objects
Thang đo khoảng Interval scale
Thang đo danh nghĩa Nominal scale
Thang đo thứ bậc Ordinal scale
Thang đo tỷ số Ratio scale
Tính chất Properties
Thang đo Scale
Thang đo cho điếm Rating scale
Thang đo xếp hạng Rating scale
Thang đo so sánh Comparative scale
Thang đo Likert Likert scale
Thang đo xếp hạng cân xứng Balanced rating scale
Thang đo nhiều lựa chọn, nhiều Multiple-choice, multiple-response
trả lời scale
Thang đo nhiều lựa chọn, một Multiple-choice, single-response
trả lời scale
Thang đo trắc biệt Semantic differential (SD) scale
Thang đo tổng - hằng số Constant-sum scale
Lập thang đo Scaling
Phân loại Categorization
Thang đo đa hướng Multidimensional scale
Thang đo đơn hướng Unidimensional scale
Thang đo phân loại giản đơn Simple category scale
Thang đo Stapel Stapel scale

172
Chương 5: Đo lường và thang đo

Thang đo cho điểm tống hợp S‫؛‬ummaited rating scale


Thang đo cho điểm bất cân xứng UnbaJainced rating scale
Thang đo cho điểm không bắt Ur.forc.e d-choice rating scale
buộc
Thang đo cho điểm danh sách Multip'le rating list scale
Thang đo sô" Numerical scale
Thang đo so sánh cặp Paired-comparison scale
Thang đo xếp hạng P،anking scale

173
Chương 5: Đo lường và thang đo

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy cho biết đặc điểm của thang đo danh nghĩa. Cho ví dụ minh
họa.
2. Hãy cho biết đặc điểm của thang đo thứ bậc. Cho ví dụ minh họa.
3. Hãy cho biết đặc điểm của thang đo khoảng. Cho ví dụ minh họa.
4. Hãy cho biết đặc điểm của thang đo tỷ số. Cho ví dụ minh họa.
5. Hãy so sánh các đặc điểm của thang đo khoảng (interval scale) và
thang đo tỷ sô (ratio scale). Cho ví dụ minh họa.
6. Hãy thiết lập các câu hỏi điều tra sử dụng các thang đo cho điểm
(rating scale) gồm (1) thang đo phân loại giản đơn; (2) thang đo
nhiều lựa chọn - một trả lời; (3) thang đo nhiều lựa chọn - nhiều
trả lời; (3) thang đo Likert; (4) thang đo trắc biệt (SD - Sementic
Differential Scale). Tương ứng với mỗi thang đo, cho một câu hỏi
điều tra (không sử dụng các ví dụ trong tài liệu giảng dạy).
7. Hãy thiết lập bộ câu hỏi điều tra nhằm thu thập các thông tin sau
của các sinh viên trong khoa; 1) Họ và tên sinh viên; 2) Giới tính;
3) Quê quán; 4) Chuyên ngành; 5) Học lực; 6) Mức độ ưa thích môn
Phương pháp nghiên cứu kinh tế; 7) Ý kiến về mức độ quan trọng
của môn Phương pháp nghiên cứu kinh tế; và 8) Điểm trung bình
học kỳ trước. Hãy chỉ ra thang đo mà bạn thu được tương ứng với
từng câu hỏi điều tra trên.

174
Chương 6: Phương p/iáíp) (Chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

PHIIOnG PHHP cuonĨÊi


Q âxÁ C B ỊnH C ỉm ãu

GIỚI THIỆU CHƯƠNG


Chương này tập trung vào chủ đề chọn mẫu và xác định cỡ mẫu
cho nghiên cứu. Nội dung đầu tiên được thảo luận là bản chất của việc
chọn mẫu và lý do mà ta phải chọn mẫu trong quá trình nghiên cứu
và các tính chất mà một mẫu tốt cần có. Nội dung kê tiêp trình bày
về các đặc điểm thể hiện tính đúng đắn và tính chính xác để đo lường
mức độ hiệu lực của mẫu. Sau đó, chương hướng dẫn các nguyên tắc
cần thiết khi phát triển một kê hoạch chọn mẫu, chỉ ra hai nhóm kỹ
thuật chọn mẫu và các phương pháp cụ thể. Phần cuối của chương tập
trung vào hai phương pháp xác định cỡ mẫu là xác định theo giá trị
trung bình và theo giá trị tỷ lệ.
175
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6.1 BẢN CHẤT CỦA VIỆC CHỌN MẪU


Chọn mẫu (sampling) là việc chọn lấy một sô phần tử của một
tổng thể (population), và từ đó, có thế rút ra các kết luận về chinh
tổng thế đó. Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu một tống thể nghiên
cứu nào đó, ta không nghiên cứu toàn bộ tổng thể mà chỉ một bộ phận
của tổng thể, và cách thức mà ta chọn ra bộ phận đó, chính là
chọn mẫu.
Mẫu bao gồm một sô" phần tử của tổng thể. Một phần tử của tổng
thế (population element) là một cá thể của đối tượng nghiên cứu hoặc
một cá nhân người tham gia nghiên cứu mà nhà nghiên cứu sẽ tiến
hành các đo lường. Đây chính là đơn vị nghiên cứu (unit of study).
Như vậy, nói ngược lại, một tổng thể bao gồm tất cả các phần tử của
tổng thể mà ta muốn nghiên cứu.
Thông thường ta không thực hiện nghiên cứu trên toàn bộ phần
tử của tổng thể. Tuy nhiên, ở cấp độ quốc gia, đôi khi các nhà nghiên
cứu vẫn tiến hành điều tra tổng thể. Một điều tra tổng thế (census) là
một nghiên cứu thực hiện trên tất cả mọi phần tử của tổng thể.
Khi chọn mẫu, thường ta phải dựa vào khung mẫu. Khung mẫu
(sample frame) là một danh sách chưa đựng các thông tin cơ bản của
tât cả các đơn vị nghiên cứu (các phần tử của tổng thể) mà dựa vào đó
chúng ta rút ra mẫu. Klũ chuẩn bị chọn mẫu nghiên cứu ta cần luôn
lưu ý là có thể tìm được khung mẫu hay không.

6.1.1 Tại sao phải chọn mẫu


Khi thực hiện nghiên cứu, chúng ta rất hiếm khi điều tra tổng
thể, vì lý do cơ bản là hết sức tốn kém và tô"n râ"t nhiều thời gian,
công sức. Trong khi đó, nếu chúng ta chỉ điều tra chọn mẫu, thì có
nhiều lợi thế. Thứ nhất, dĩ nhiên là chi phí nghiên cứu thấp. Thứ hai,
ta có thế đạt tốc độ thu thập dữ liệu nhanh mà vẫn đạt được mức
176
Chưong δ: Fhüdn‫ ؟‬٠١h'ấự١ chon таи và xác định cồ mầu

chinh Х Й С cần có của kết ٩٧a. Cuối cùng lài ta có thể dễ dàng có dược
các dơn vị nghiên cứu sẵn có cho nghiên c:ứíui.
Chọn mẫu cho phép có ch‫ ؛‬phi nghiên ciJfiJ thấp. Rõ ràng là diều tra
nghiên cứu trên một mẫu nào dó của tổn‫؛‬g t.hể sẽ có lợi thế về chi phi
nhiều hơn là diều tra tổng thể. Biều này ỉà. hiển nhiên.
Chọn mẫu dUng cách vẫn cho phép ta d.ạt dược mức chinh xác cần
có của kết quả. Thậm chi chất lượng của một nghiên cứu thực hiện
diều tra chọn mẫu hoặc nghiên cứu trên mẫu vẫn thường dạt kết quả
tốt hơn so với thực hiện diều tra tổng thể hoặc nghiên cứu tổng thể vì
nhà nghiên cứu có thể phỏng vấn tốt hơn, điều tra nhiều hơn, sâu hơn
về các thông tin nghi ngờ, sai sót và xử lj' thông tin tốt hơn. Chỉ khi
nào tổng thế' nghíên cứu quá nhỏ, dễ tiếp cận, và biến dộng nhiều thi
diều tra tổng thế' mới có thể dạt độ chinh xốc cao hơn diều tra mẫu.
Chọn mẫu cho phép ta dạt tốc độ thu thập dữ liệu cao hơn. Tốc độ
thực hiện nhanh giUp làm gỉảm thời gian giữa giai đoạn chuẩn bl các
thông tin cần thiết và giai đoạn thu thập t.hông tin. Tốc độ thu thập
dữ liệu cao cũng có nghĩa là ta có thể hoàn thành việc nghiên cứu sớm
trong phạm vi giới hạn thời gian cho trưởc.
Tinh sẵn có của các phần tử tổng thể cũng là lợi thế của chọn
mẫu. Thông thường, một số phần tứ tổng thế' luôn có sẵn, và chUng ta
có thê chọn lựa đế' thực hiện lấy mẦu đế' điều tra, nghiên cứu.
Nếu phdi so sdnh hiệu quả giữa nghiên cứu chọn mẫu và diều tra
tồ'ng thế, ta thấy lợi thê' của diều tra mẫu so với diều tra tổng thể sẽ
mất di nếu tổng thế' nhỏ và có tinh biến dộng cao. Có hai diều kiện
làm cho việc nghiên cứu tổng thế' phù hợp hơn: (1) có tinh khả thi khi
tổng thể nhỏ và (2) cần thiê't khi mà mỗỉ cá thể dều rất khác bỉệt
nhau.

177
Chương 6: Phương phấp chọn mẫu và xác định cở mẫu_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

6.1.2 Thế nào là một mẫu tốt


Nghiên cứu dựa trên mẫu đòi hỏi cách chọn mẫu phải hết sức cẩn
trọng để chọn ra được mẫu tốt. Một mẫu được coi là tốt khi nó có thể
đại diện cho các tính chất của tổng thể mà nó được rút ra. Nói theo
thuật ngữ đo lường, nó phải có giá trị (validity). Giá trị của mẫu tùy
thuộc vào hai tính chất: tính đúng đắn (accuracy) và tính chính xác
(precision).
Tính đúng đắn (accuracy) của mẫu là mức độ mà mẫu tránh được
các thiên lệch (bias). Khi mẫu được rút ra đúng cách, thì các các tính
chất của một số phần tử nào đó của tổng thể sẽ được thể hiện ít hơn
mức độ thực có của chúng. Ngược lại, sẽ có một số phần tử khác sẽ
được thể hiện nhiều hơn mức độ thực có của chúng. Kết quả là, các
biến số này của các phần tử sẽ bù trù lẫn nhau, và dẫn đến việc giá
trị của mẫu sẽ gần với giá trị của tổng thể.
Tuy nhiên, để hiệu quả bù trừ này xảy ra, mẫu của chúng ta phải
có đủ sô lượng các phần tử, và chúng phải được rút ra từ tổng thể một
cách đúng đắn để không gây ra sự thiên lệch.
Một mẫu đúng (không thiên lệch) là một mẫu mà các sai số được
đánh giá quá cao hay quá thấp không bù trừ lẫn nhau. Và do đó,
phương sai hệ thống (systematic variance) được định nghĩa như là
biến động trong đo lường do các ảnh hưởng biết được hay không biết
được gây ra làra cho các điểm số bị thiên lệch về một phía nào đó.
Tăng cỡ mẫu (sample size) có thể làm giảm được phương sai hệ thống
như là một nguồn sai số. Tuy nhiên, dù có tăng cỡ mẫu thì phương sai
hệ thông vẫn có thể xảy ra nếu khung mẫu mà ta dựa vào để rút mẫu
đã bị thiên lệch.
Tiêu chuẩn thứ hai đế thiết kê một mẫu tôT là tính chính xác của
các ước lượng. Các nhà nghiên cứu đồng ý với nhau là không có mẫu

178
Chương 6: Phương pháịp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

nào có thế đại diện một cách đầy đủ tổnig‫ ؟‬thể của nó ở mọi phương
diện, mọi khía cạnh. Tuy nhiên, để diễn giiãi các phát hiện của nghiên
cứu, chúng ta cần phải đo lường mức độ ‫؛‬mà mẫu thể hiện được tổng
thế chính xác tới mức nào. Các biên số mô tả mẫu có thể khác với
tống thế do sai sô ngẫu nhiên sinh ra trong quá trình chọn mẫu. Sai
số này được gọi là sai số chọn mẫu (sampl ing error) hay là sai số chọn
mẫu ngẫu nhiên (random sampling error)., và nó phản ảnh ảnh hưởng
của cơ hội rút ra các thành viên của mẫu.
Tính chính xác được đo lường bằng sa.i số chuẩn của ước lượng. Sai
số chuẩn càng nhỏ có nghĩa là độ chính xác càng cao, và ngược lại.
Một thiết kế chọn mẫu được coi là lý tưởng khi nó tạo ra sai số chuẩn
của ước lượng nhỏ. Tuy nhiên, không phải là tất cả các kiểu thiết kế
mẫù đều tạo ra các ước lượng cho mức độ chính xác, và các mẫu có cỡ
mẫu bằng nhau có thể sinh ra các mức độ sai sô khác nhau.

6.1.3 Các kiểu thiết kế chọn mẫu


Khi thiết kế chọn mẫu (hay là chọn lựa các phương thức chọn mẫu
- types of sample design), các nhà nghiên cứu phải trả lời nhiều vấn
đề (Hình 6.1). Quá trình ra quyết định chọn mẫu phụ thuộc vào nhiều
yếu tố. Có thể kế đến như bản chất của câu hỏi nghiên cứu và các câu
hỏi điều tra cụ thể được rút ra từ các câu hỏi nghiên cứu. Ngoài ra, các
yếu tố khác ảnh hưởng đến thiết kế mẫu còn là các yêu cầu của dự án
nghiên cứu và mục tiêu của nó, mức độ rủi ro mà các nhà nghiên cứu
chấp nhận, ngân sách nghiên cứu, quỹ thời gian, các nguồn lực có thể
có và văn hóa vùng miền, dần tộc.
Các phần tử trong một mẫu được chọn ra theo một trong hai kiểu
chọn mẫu cơ bản: xác suất hay phi xác suất. Chọn mẫu phi xác suất
(non-probability sampling) có tính chất là tùy ý và có mục tiêu
(purposive). Khi chúng ta chọn mẫu có mục tiêu, chúng ta thường chọn

179
Chương 6: Phương phấp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

mẫu theo một kê hoạch định trước, và mỗi đơn vị nghiên cứu đưỢc rút
ra từ tổng thể không có cơ hội được chọn ngang bằng nhau.
Sự khác biệt căn bản giữa chọn mẫu phi xác suất và chọn mầu
xác suất là tính chất xác suất của mẫu được chọn. Chọn mẫu xác suất
(probability sampling) dựa trên các phần tử được chọn với cơ hội lựa
chọn cho trước khác không. Chọn mẫu xác suất cho phép chúng ta xác
định được các ước lượng về mức chính xác, và cho chúng ta cơ hội để
tổng quát hóa các phát hiện cho các tổng thể nghiên cứu dựa trên
tống thể mẫu. Trong khi các nghiên cứu khám phá không đòi hỏi
nhiều về việc này, nhưng các nghiên cứu giải thích, mô tả và nhân
quả lại đòi hỏi điều này. Trong khi đó, với chọn mẫu phi xác suất, ta
không biết trước xác suất để chọn một phần tử nào đó vào mẫu, đơn
giản là vì ta không cần quan tâm đến xác suất này.
Để bảo đảm có thể tính được xác suất chọn mẫu, dĩ nhiên là ta
phải biết cỡ mẫu (n) và số phần tử của tổng thể nghiên cứu (N). Xác
suất chọn mẫu chính là tỷ số n/N. Nếu tổng thể nghiên cứu là không
xác định thì ta không thể tính được xác suất chọn mẫu. Chính vì vậy,
phương pháp chọn mẫu xác suất đòi hỏi phải có tổng thể nghiên cứu
xác định để có thể biết chắc chắn số phần tử của nó. Khi tổng thể
nghiên cứu là không xác định thì rõ ràng ta không thể áp dụng
phương pháp chọn mẫu xác suất.
Ngoài ra, nếu tổng thể nghiên cứu là xác định thì một điều kiện
khác cần được làm rõ là ta có thể có được khung mẫu hay không. Việc
có khung mẫu bảo đảm cho ta có cơ sở để chọn các phần tử của tổng
thề vào mẫu. Chọn phần tử của tổng thề để đưa vào mẫu là một việc
đòi hỏi có sự chuẩn bị và lựa chọn nghiêm túc để bảo đảm tính đúng
đắn của mẫu. Các phần tử của mẫu được chọn theo từng cá thể và trực
tiếp từ tổng thể, dựa trên khung mẫu (Hình 6.1).

180
Chương 6: Phương P'te'p; chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Mỗi nhóm phương pháp chọn mẫu xác: suất và chọn mẫu phi xác
suất có nhiều kiểu thiết kê chọn mẫu kh.áic nhau (Hình 6.2). Các kiểu
chọn mẫu xác suất bao gồm các kiểu chon mẫu ngẫu nhiên đơn giản
(simple random sampling), chọn mẫu hệ thiông (systematic sampling),
chọn mẫu phân tầng (stratified sampling), chọn mẫu phân nhóm
(cluster sampling), và chọn mẫu nhiề'U giai đoạn (multistage
sampling). Các kiểu chọn mẫu phi xác su.ất bao gồm chọn mẫu thuận
tiện (convienience sampling), chọn mẫu theo phán đoán (judgment
sampling), chọn mẫu hạn ngạch (quota sampling), và chọn mẫu quả
cầu tuyết (snowball).
ở hai kiểu chọn mẫu phân tầng và hạn ngạch, mỗi kiểu lại có hai
kiểu phụ là chọn mẫu theo tỷ lệ (propotionate sampling) và không
theo tỷ lệ (dispropotionate sampling).

Hình 6.1 Thiết k ế chọn mẫu trong phạm vỉ quả trình


nghiên cứu

181
Chương 6: Phương phấp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Hình 6.2 Các thiết kê chọn mẫu xác suất và p h i xác suât

182
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

6.2 CÁC BƯỚC THIẾT KÊ CHỌN MẪU


Khi lựa chọn cách chọn mẫu phù hợp nhất cho nghiên cứu, chúng
ta phải trả lời một số câu hỏi đặt ra. Các câu hỏi này cũng chính là
các nguyên tắc, hay là các bước mà chúng ta phải theo. Các câu hỏi đi
theo một trình tự nhất định. Tuy nhiên, để trả lời tôT một câu hỏi, ta
phải xem xét lại câu hỏi và câu trả lời trước đó.
1. Tổng thể nghiên cứu là gì?
2. Các chỉ tiêu (parameters) cần quan tâm là gì?
3. Có khung mẫu hay không?
4. Phương pháp chọn mẫu nào là phù hợp?
5. Cần cỡ mẫu bao nhiêu?

6.2.1 Tống thê nghiên cứu là gì?


Thông thường, khi chúng ta xác định vấn đề nghiên cứu và đặt ra
câu hỏi nghiên cứu thì chúng ta đã biết tổng thể nghiên cứu là gì rồi.
Tuy nhiên, cũng có khi chúng ta vẫn chưa rõ ràng về tổng thể nghiên
cứu. Nếu chúng ta không biết rõ mục tiêu nghiên cứu thì rất khó chọn
mẫu phù hợp.
Trong nghiên cứu kinh tế, đối tượng quan sát chủ yếu là con
người. Tuy nhiên, chủ thê này cũng có thể bao gồm cá nhân hoặc các
tố chức của con người. Vì vậy, nếu chúng ta vẫn nhầm lẫn hoặc không
biết chắc chắn là tồng thể bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, gia đình
hoặc là kết hỢp các loại này thì khó có thế quan sát đúng đôi tượng.
Rõ ràng là đôi với một nghiên cứu kinh tê thì việc xác định phần tử
là một cá nhân hay là một hộ gia đình hay là một tố chức dạng khác
sẽ đưa đến các kết quả hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, cần chú ý là ta
phải xác định rõ khung phân tích, và khung hành động đế chọn lựa
I đúng tổng thể liên quan.
183
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Ví dụ 6.1 Khi nghiên cứu về vấn đề nghèo đói, ta phải hiểu tổng
thể nghiên cứu của ta là gì. Nếu nghiên cứu theo góc độ vùng địa giới
hành chính, tổng thể nghiên cứu có thể bao gồm các vùng hành chính
như tỉnh, quận huyện, xã phường. Nếu ta nghiên cứu theo góc độ hộ
gia đình thì tổng thể nghiên cứu lại bao gồm các hộ gia đình. Trên
thực tế, các phần tử cơ bản của tổng thê nghiên cứu này chính là hộ
gia đình được phân bô theo các vùng địa giới hành chính. Vì vậy, các
phần tử mà ta phải chọn lựa bao gồm cả vùng địa giới hành chính và
hộ gia đình.
Ví dụ 6.2 ở ví dụ 2.5 (chương 2), ta quan tâm đến vấn đề cải
thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) của các tỉnh thành ở Việt Nam. Hãy xem tổng thể nghiên
cứu của ta là gì? Thứ nhất, chắc chắn tổng thể nghiên cứu phải bao
gồm tất cả các tỉnh và thành phô trực thuộc trung ương của Việt
Nam. Tuy nhiên, ở từng tỉnh và thành phố, ta phải chọn các phần tử
nào cho nghiên cứu? Liệu ta nên chọn các cá nhân là quan chức quản
lý của địa phương đó hay là chọn các doanh nghiệp nước ngoài hay
các doanh nghiệp trong nước đang đầu tư sản xuất kinh doanh tại
tỉnh? Rõ ràng là việc chọn lựa này không dễ dàng chút nào.

6.2.2 Các chỉ tiêu cần quan tâm là


Các chỉ số thể hiện cho tổng thể là các chỉ tiêu mô tả tổng hợp (ví
dụ giá trị trung bình, phương sai, v.v.) của các biến số của tổng thể
mà chúng ta quan tâm.
Các chỉ số thống kê mẫu (sample statistics) là các chỉ tiêu mô tả
cùng các biến số trên, nhưng không phải của tổng thể mà là của mẫu.
Các chỉ số thống kê mẫu được dùng để ước lượng các chỉ số thống kê
của tổng thể. Các chỉ số thống kê mẫu chính là cơ sở để chúng ta
tham chiếu cho các chỉ sô thông kê của tổng thể.
184
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Tùy thuộc vào cách mà chUng ta đặt ra câu hỏi do lường như thế
nào (xem lại Hình 2.1, Chương 2), mỗi câu lại có thể thu thập dữ liệu
ở các mức độ khác nhau. Mỗi mức độ khác biệt của dữ liệu lại sinh ra
sự khác biệt về thống kê mẫu. Vì vậy, việc chọn lựa các chỉ tiêu cần
quan sát sẽ thực tế quyết định kiểu chọn mẫu và cỡ mẫu.
Khi các biến số dược do lường với kiểu dữ liệu khoảng hay tỷ số,
chUng ta sẽ sử dụng giá trị trung binh mẫu dể ước lượng trung binh
tố'ng thể, và độ lệch chuẩn của mẫu dể ước lượng độ lệch chuẩn của
tố'ng thế'.
Khi các biến số dược do lường ở dạng thang do danh nghĩa hoặc
thứ bậc, chUng ta sẽ sử dụng các tỷ lệ của mẫu dể ước lượng các tỷ lệ
của tổng thể, và dUng tlch số pq dể ước lượng phương sai của tổng thể.
Trong trường hợp này, tỷ lệ của tổng thể sẽ bằng số lượng phần tử có
trong tổng thể thuộc về một loại nào dó chia cho tổng số phần tử của
tổng thể. Các do lường theo tỷ lệ như thế này rất cần thiết cho dữ liệu
danh nghĩa và dược sử dụng rộng rãi cho các do lường khác nữa.

6.2.3 Có khung mẫu hay không?


Khung mẫu có hên quan rất gần với tổng thể. Dó chinh là danh
sách của tất cả các phần tử có trong tổng thể mà từ dó chUng ta sẽ
rUt mẫu ra. Một khung mẫu ly tưởng chinh là một danh sách hoàn
thiện, dầy đủ và dUng tất cả các thành viên của tổng thế'.
Tuy nhiên, trên thực tế, khung mẫu thương rất khác biệt với tổng
thể ly thuyết.
Thường là chUng ta chấp nhận một khung mẫu bao gồm cả các
người hoặc các trương hợp mà chUng ta không quan tâm. Nhưng
chUng ta có thể giải quyết vấn dề này dễ dàng bằng cách rút một mẫu
từ một tổng thể lơn hơn, và rồi sử dụng một quy trinh lọc dể loại bỏ

185
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

các trường hợp mà chúng ta không quan tâm, hoặc không phải là
thành viên của nhóm mà chúng ta muốn nghiên cứu.
Khả năng tìm kiếm được khung mẵu hay không là vấn đề phải
tính đến khi chuẩn bị chọn mẫu. Có những tổng thể nghiên cứu mà
khung mẫu là sẵn có, ví dụ tổng thể sinh viên của một trường đại học,
cư dân của một vùng hành chính nào đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ
của một thành phô" nào đó. Tuy nhiên, có những tổng thể nghiên cứu
mà các phần tử của nó là không xác định, do đó ta không thể nào có
được khung mẫu. Ví dụ như tổng thể những người ưa thích chính sách
A và không ưa thích chính sách B, tổng thể những người đang sử
dụng diện thoại di động nhãn hiệu Nokia, tổng thể những người buôn
bán nhỏ không đăng ký chẳng hạn. Ngoài ra, còn có những tổng thể
nghiên cứu xác định về nguyên tắc, và có tồn tại khung mẫu, nhưng vì
những lý do đặc biệt nào đó mà ta không thể có được khung mẫu, ví
dụ như tổng thể những người nhiễm HIV-AIDS, tổng thể những người
đang sử dụng xe máy thuộc một thương hiệu nào đó. Ta không thể
hoặc rất khó có danh sách khung mẫu của các tổng thể này vì các vấn
đề quản lý hành chính (ví dụ danh sách người đăng ký xe máy tại cơ
quan quản lý phương tiện giao thông) hoặc tính chất nhạy cảm của
tổng thể nghiên cứu (ví dụ danh sách người bị nhiễm HIV-AIDS).

6.2.4 Phương' pháp chọn mẫu nào là phù hỢp?


Nhà nghiên cứu phải đôi mặt với một lựa chọn căn bản: chọn mẫu
xác xuất hay phi xác suất. Với cách chọn mẫu xác suất, nhà nghiên
cứu có thế đạt được các ước lượng cho nhiều chỉ tiêu nghiên cứu khác
nhau dựa trên sự tin cậy về xác suất. Trong khi đó, chọn mẫu phi xác
suất không cho được điều này.
Tuy nhiên, chọn mẫu xác suất có một vài hệ quả. Nhà nghiên cứu
buộc phải theo các quy trình phù hợp mà phỏng vấn viên, điều tra
viên không thể chỉnh sửa sự chọn lựa đã có. Khi chọn mẫu, chỉ có các
186
Chương 6: Phương plỊìấip^ chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

phần tử được chọn từ khung mẫu gốc miớ'i được tính tới. Trong quá
trình chọn mẫu để thu thập thông tin, t‫؛‬a không thể thay thế phần tử
này bằng phần tử khác ngoại trừ khi có c.;ác chỉ dẫn cụ thể theo các
nguyên tắc định trước.
Ngược lại, chọn mẫu phi xác suất dù không có tính đại diện cao
cho tổng thể, nhưng lại dễ dàng áp dụng trong thực tế vì hầu hết các·
trường hợp ta không thể có được khung mẫu. Đồng thời, nhiều nghiên
cứu có mục đích chuyên biệt, không cần tĩhiết phải đại diện cho toàn
bộ tổng thể nghiên cứu.
ở phần 6.3 và 6.4, ta sẽ hiểu thêm sự khác biệt giữa hai nhóm
thiết kế chọn mẫu này.

6.2.5 Cần cỡ mẫu bao nhỉêu là vừa?


Cỡ mẫu chính là sô đơn vị nghiên cứu mà ta cần có trong một
mẫu khi rút ra từ tống thể nghiên cứu. Thông thường, nhiều người có
quan niệm không chính xác về cỡ mẫu. Họ thường cho rằng, thứ nhất,
một mẫu phải đủ lớn, nếu không nó sẽ không đại diện cho tổng thế’.
Thứ hai là một mẫu phải tương ứng với một tỷ lệ nào đó so với kích
cỡ của tổng thể mà nó được rút ra. Trên thực tế, cả hai quan niệm này
đều không chính xác.
Với mẫu phi xác suất, các nhà nghiên cứu khẳng định là số lượng
nhóm phụ, các nguyên tắc lựa chọn và hạn chế về ngân sách là các
yếu tô quyết định cỡ mẫu. Với cách chọn mẫu xác suất, cỡ mẫu phụ
thuộc vào sự biến thiên của các chỉ số thống kê của tổng thể và mức
độ chính xác của kết quả mà ta muốn có.
Một sô nguyên tắc ảnh hưởng đến việc xác định cỡ mẫu là:
Tống thế càng biến thiên nhiều thì cỡ mẫu phải càng lớn để
đat tính chính xác.

187
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Độ chính xác mong muốn càng tăng thì cỡ mẫu phải cảng lớn.
Phạm vi sai số càng nhỏ thì cỡ mẫu phải càng lớn.
Mức độ tin cậy của ước lượng càng cao thì cỡ mẫu càng phải
lớn.
Khi tổng thể có nhiều nhóm phụ, thì cỡ mẫu phải lớn để cỡ
mẫu của từng nhóm phụ phải đạt yêu cầu tói thiểu
Các hạn chế về ngân sách cũng ảnh hưởng đến cỡ mẫu, cách chọn
mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu. Hầu hết các nghiên cứu đều bị
giới hạn ngân sách, và điều này thúc đẩy các nhà nghiên cứu áp dụng
các phương pháp chọn mẫu phi xác suất.
Các công thức tính cỡ mẫu tổng quát được trình bày chi tiết ở
phần 6.5 trong chương này.

6.3 CHỌN MẪU XÁC SUẤT


Một mẫu được coi là có hiệu quả hơn về phương diện thống kê là
một mẫu mà nó có thể cho kích cỡ mẫu nhỏ hơn với một mức độ chính
xác cho trước (dựa trên sai sô chuẩn của trung bình hoặc của tỷ lệ).
Một mẫu được coi là có hiệu quả về phương diện kinh tế là một mầu
có thể đạt được một mức độ chính xác cho trước với chi phí thấp, ớ
các phần dưới đây, ta sẽ thảo luận về thiết kế chọn mẫu ngẫu nhiên
đơn giản, và sau đó bốn cách thức chọn mẫu xác suất phức tạp
(complex probability sampling) có khả năng thay thế nhau là: (1) chọn
mẫu hệ thống; (2) chọn mẫu phân tầng; (3) chọn mẫu theo nhóm hoặc
phân tổ; và (4) chọn mẫu nhiều giai đoạn.

6.3.1 Chọn mẫu xác suât ngẫu nhiên đơn gỉản


Là một phương pháp chọn mẫu không hạn chế, phương pháp chọn
mẫu xác suâ١ ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling) là hình
188
Chương 6: Phương plììáịp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

thức đơn giản nhất, thuần nhất của cách c:họn mẫu xác suất. Khi mà
tất cả các mẫu xác suất đều phải chọn lự‫؛‬a từng cá thể (đơn vị nghiên
cứu) với một xác suất khác không cho trước thì phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn giản được coi là m‫؛‬ộit trường hỢp đặc biệt vì mỗi
một cá thế đều được lựa chọn với một xác s‫؛‬uất biêt trước và hoàn toàn
ngang bằng nhau.
Xác suât chọn lựa = n/N = cỡ mẫiu/kích cỡ của tổng thể (%)
Đế thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, việc đầu tiên là
chúng ta phải có khung mẫu, hay chính lả danh sách tất cả các cá thể
(thành viên) của tổng thể nghiên cứu. Dựa trên danh sách này, làm
sao có thế’ rút mẫu ra mà vẫn bảo đảm xác suất rút mẫu hoàn toàn
bằng nhau? Giả sử ta chọn mẫu với cỡ mẫu là 200 từ một tổng thế’
nghiên cứu chứa 2.500 cá thế’. Điều này có nghĩa là xác suất rút mẫu
phải bảo đảm bằng 200/2.500, tức là 8%. Xác suất ra rút mẫu lần đầu
tiên sẽ là 1/2.500. Xác suất rút mẫu lần thứ hai sẽ là 1/2.499, và sau
đó, xác suất rút mẫu sẽ thay đổi tương tự như vậy. Hiển nhiên là
bằng cách này, ta không bảo đảm xác suất rút mẫu là bằng nhau và
bằng với xác suất dự định ban đầu. Đây là hệ quả của cách chọn mẫu
không có thay thế (sampling without replacement). Nếu thay thế phần
tử đã được chọn bằng một phần tử khác trong tổng thể, ta có thể giữ
cho xác suất rút mẫu không thay đổi (sampling with replacement).
Khi rút mẫu, ta sẽ đánh số và sử dụng bảng ngẫu nhiên để chọn
lựa ra các cá thế (rút mẫu) để bảo đảm mọi cá thế đều có xác suất
được chọn như nhau. Ta cũng có thế dùng các phần mềm máy tính hỗ
trỢ để xác định mẫu với một xác suất cho trước nào đó. Với phần mềm
Excel, một công cụ bảng tính phổ biên, ta có thể sử dụng lệnh
Randbetween

189
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Ví dụ 6.3
Giả sử ta xác định cỡ mẫu cần có cho một nghiên cứu là n = 200. Với
danh sách khung mẫu cho trước, ta biết tổng thể có N = 2.500 cá
thể. Như vậy, xác suất chọn mẫu là 8%. Ta lập danh sách khung
mẫu, mỗi cá thể của tổng thể được đánh số thứ tự từ 1 đến 2.500.
Với phần mềm Excel, dùng lệnh Randbetween(l;2500), ta sẽ có được
một giá trị ngẫu nhiên được chọn ra từ danh sách chứa 2.500 cá thể.
Copy công thức bằng cách kéo chuột đi để có đúng 200 ô. Kết quả là
ta sẽ có một danh sách chứa 200 cá thể được chọn một cách ngẫu
nhiên và với xác suất chọn lựa hoàn toàn bằng nhau là 8%.

Ta cũng có thể dùng cách này để lập một vài danh sách dự phòng.
Khi bị mất một cá thể quan sát bất kỳ trong danh sách chuẩn đầu
tiên, ta có thể lựa chọn một cá thể bất kỳ trong danh sách dự phòng
để thay thê mà vẫn bảo đảm tính chất ngẫu nhiên và với xác suất
hoàn toàn bằng nhau.
Ta chỉ nên áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
khi ta chỉ quan tâm đến các tính chất chung nhất của tổng thể, mà
không quan tâm đến các tính chất khác biệt nhau giữa các nhóm phụ
của tổng thể, hoặc trong trường hợp tổng thể có tính đồng nhất khá
cao. Trong trường hợp ta quan tâm đến sự khác biệt của từng nhóm
phụ của tổng thể, thì ta nên chọn phương pháp chọn mẫu phân tầng.

6.3.2 Chọn mẫu hệ thống


Với thiết kế chọn mẫu hệ thống, ta chọn lấy các phần tử thứ k'.’
trong tổng thể, bắt đầu với một con số khởi điểm ngẫu nhiên trong
phạm vi từ 1 đến k. Phần tử thứ k‘٠١ , còn gọi là bước nhảy (skip
interval), được tính bằng cách chia kích cỡ của tổng thể cho cỡ mẫu.
k = bước nhảy = N/n = kích cỡ của tổng thể/cỡ mẫu

190
Chương 6: Phương phăỉp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Chúng ta cũng phải có khung mẫu chií‫؛‬nh xác và hoàn thiện để có


thể tiến hành các bước chọn mẫu. Thủ tụ(C để tiến hành chọn mẫu hệ
thống theo các bước sau:
Xác định, lập danh sách và đánh s<ố các cá thể của tổng thể
Xác định bước nhảy (k)
Xác định con số khởi đầu một cách، ngẫu nhiên
Rút mẫu bằng cách chọn tất cầ các cá thể theo các bước
nhảy k،^

Ví dụ 6.4 Ta có tổng thể bao gồm 2.000 phần tử đã đánh số thứ tự.
Với cỡ mẫu 70, bước nhảy k bằng 28,57, làm tròn là 29. Giả sử ta
chọn điểm khởi đầu là phần tử có số thứ tự 12, phần tử được chọn
kế tiếp sẽ là 41 (12+29). Tương tự như vậy, ta sẽ chọn các phần tử
70, 99, 128, 157, 186, 215, 244, 273, 302, 331, v.v.

Phương pháp chọn mẫu hệ thống có ưu điểm là đơn giản và mềm


dẻo. Tuy vậy, phương pháp này cũng có thể sinh ra các thiên lệch khó
thấy. Đầu tiên là tính chất chu kỳ của tổng thể có thể xảy ra song
song với tỷ lệ mẫu (bước nhảy). Ngoài ra, các cá thể của tổng thể có
thể đã được sắp xếp theo một trật tự đơn chiều nào đó. Trong nghiên
cứu kinh tế, các tổng thế thường được sáp xếp theo trậ t tự sẵn có. Ví
dụ, ta có danh sách các cá nhân, hoặc hộ gia đình sắp xếp từ nghèo
đến giàu, hoặc ngược lại; hoặc danh sách các hộ nông nghiệp sắp xếp
theo quy mô tăng dần về diện tích đất canh tác, v.v. Chính vì vậy, khi
chọn cá thể, ta có thể bị thiên lệch về một phía nào đó của dãy số
liệu.
Để tránh tình trạng thiên lệch như vậy, ta nên:
Sắp xếp ngẫu nhiên tổng thể trước khi chọn mẫu

1fì1
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Chọn con sô khởi điểm một cách ngẫu nhiên vài lần khi bắt
đầu chọn mẫu
Lặp lại cách chọn mẫu như vậy cho các mẫu khác.
Nếu thực hiện tốt, phương pháp này cho hiệu quả thống kê cao
hơn phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.

6.3.3 Chọn mẫu phân tầng


Hầu hết các tổng thể đều bao gồm các nhóm cá thể khác nhau.
Các nhóm như vậy chính là các nhóm phụ của tổng thể
(subpopulation), hay là các tầng (strata). Quá trình chọn mẫu mà các
cá thể được chọn lựa theo từng nhóm như vậy được gọi là chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling). Phương pháp
chọn mẫu phân tầng có hiệu quả thống kê cao hơn phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Lý do rất rõ ràng là ta có thế tăng cường
tính đại diện của mẫu đối với tổng thể nghiên cứu nếu tất cả các
nhóm phụ của tổng thể đều có những đại diện của chúng trong mẫu.
Tại sao chúng ta chọn phương pháp chọn mẫu phân tầng này?
Phương pháp này cho chúng ta nhiều lợi ích như;
(1) Tăng hiệu quả thống kê của mẫu;
(2) Cung cấp dữ liệu phù hợp để phần tích từng nhóm phụ của
tổng thể (tầng), và
(3) Cho phép sử dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích
khác nhau cho các nhóm phụ khác nhau của tổng thể.
Nếu phân tầng một cách lý tưởng, ta sẽ có sự đồng nhất trong nội
bộ từng nhóm và có sự dị biệt giữa các nhóm. Nếu phân tầng càng
nhiều thì ta càng có thể tối đa hóa sự khác biệt giữa các nhóm và tối
thiểu hóa sự biến thiên trong nội bộ từng nhóm.

192
Chương 6: Phương ptììẳịp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Tuy nhiên, chi phí cũng là một yếu tô đáng quan tâm. Nếu tăng
sô nhóm nghiên cứu lên (số tầng) thì chi phí cũng tăng theo vì chi phí
đi đôi với mức độ chọn mẫu chi tiết. Ngoài ra, cũng phải chú ý đến
các yếu tố sau; (1) kích cỡ tổng mẫu cần có và (2) tổng mẫu được phân
bổ như thế nào giữa các tầng. Hai vấn đề này quan trọng vì chúng
quyết định sô" lượng đơn vị nghiên cứu cần có ở từng tầng.
Giả sử ta có hạn chế ngân sách nên chỉ có thể chọn cỡ mẫu tối đa
là 250. Nếu ta chọn cách chia tổng thể làm 5 nhóm tổng thể phụ khác
nhau, với tỷ lệ tương đương nhau, thì sô lượng đơn vị nghiên cứu cần
quan sát của mỗi mẫu phụ (tương ứng với mỗi nhóm tổng thể phụ, hay
là từng tầng) là 50, tương đương với tỷ lệ 20% tổng mẫu. Số lượng 50
đơn vị này có thể bảo đảm mức độ tin cậy về phân tích thống kê.
Nhưng nếu chúng ta muốn chia tổng thể làm 10 nhóm tổng thể phụ,
thì kích cỡ của mẫu phụ chỉ là 25. Sô lượng đơn vị nghiên cứu có trong
1 mẫu phụ này có thể không bảo đảm tin cậy về phân tích thông kê.
Đối với cách phân bố mẫu cho các nhóm phụ (tầng) khác nhau, có
hai cách là theo tỷ lệ (proportionate) và không theo tỷ lệ
(disproportionate).

193
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Đôi với cách chọn mẫu phân tầng theo tỷ lệ (proportionate


stratified sampling), cỡ mẫu của mỗi mẫu phụ (tầng) theo đúng tỷ lệ
của các phần tử có trong từng tổng thể phụ so với tổng tổng thể. Cách
chọn mẫu phân tầng theo tỷ lệ phổ biến bởi vì:
có hiệu quả thống kê cao hơn phương pháp ngẫu nhiên đơn
giản
dễ thực hiện hơn các phương pháp phân tầng khác
cung cấp một mẫu trọng số tự định (self-weighting sample); giá
trị trung bình tổng thể hoặc tỷ lệ tổng thể có thể được ước
lượng một cách dễ dàng.
Quy trình chọn mẫu phân tầng bao gồm các bước sau đây:
Bước 1. Quyết định các biến sô' dùng để phân tầng.
Trong nghiên cứu kinh tế - xã hội, các biến định tính thường được
dùng để phân chia tổng thể thành các tổng thể phụ. Thông thường là
các biến nhân khẩu học (ví dụ độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học
vấn, v.v) hoặc các biến thể hiện sự khác biệt về vị thế kinh tế (ví dụ
các nhóm nghèo, cận nghèo, trung bình, khá, giàu), cần chú ý là ta
phải xem xét liệu các biến định tính được dùng để phân chia tổng thể
thành các tổng thể phụ có ý nghĩa gì đối với mục tiêu nghiên cứu của
ta, có tác động gì đến biến số quan trọng nhất mà ta cần đo lường.

Ví dụ 6.5 Khi nghiên cứu về thu nhập của người lao động, ta
xem xét liệu các biến định tính nào có thể dùng để chia tổng thể
nghiên cứu thành những nhóm phụ có thu nhập chênh lệch nhau.
Liệu giới tính có thể dẫn đến sự khác biệt về thu nhập hay không?
Liệu trình độ học vấn có dẫn đến sự khác biệt hay không? Liệu
ngành nghề hay các hình thức tổ chức của doanh nghiệp (ví dụ sở
hữu nhà nước, tư nhân, liên doanh, nước ngoài), có ảnh hưởng đến

194
Chương 6: Phương pháp) c / ? ọ n mẫu và xác định cỡ mẫu

thu nhập hay không?


Ví dụ 6.6 Khi nghiên cứu về nhu cầu sử dụng máy tính xách tay
của sinh viên, ta cần xác định xem có các‫ ؛‬yêu tô nào ảnh hưởng đên
nhu cầu này. Liệu giới tính của sinh viên hay ngành học quan trọng
hơn? Liệu sinh viên ở các năm học khác nhau có nhu cầu khác nhau
hay không? Nếu ta cho rằng ngành học là một yếu tó quan trọng
ảnh hưởng đến nhu cầu này (giả sử như là sinh viên ngành toán cần
sử dụng máy tính thường xuyên hơn sinh viên ngành ngữ văn), và
sinh viên các năm cuối phải sử dụng thường xuyên hơn sinh viên
nhm thứ nhất thì ta có thể lựa cho hai biến định tính này để phân
tầng, thay vì dùng biến giới tính.

Bước 2. Xác dịnh tỷ lệ của từng nhóm tổng thể phụ so với tổng
thể chung. Để làm được việc này, rõ ràng là chúng ta phải có được
khung mẫu của tổng thể tổng thể, và các khung mẫu của các tổng thể
phụ dựa trên các biến danh nghĩa mà chúng ta dùng để phân chia.
Bước 3. Ta chọn lựa cách phân tầng theo tỷ lệ hoặc không theo tỷ
lệ tùy theo nhu cầu thông tin nghiên cứu và các rủi ro có thể xảy ra.
Bước 4. Thiết lập các khung mẫu của các tổng thể phụ. Mỗi khung
mẫu (phụ) thể hiện một tầng (nhóm phụ của tổng thể).
Bước 5. Trộn các phần tử trong khung mẫu. Để bảo đảm tốt hơn
tính châ١ ngẫu nhiên, không thiên lệch khi chọn mẫu, ta nên trộn
ngẫu nhiên các phần tử (cá thể, đơn vị nghiên cứu) trong từng khung
mẫu của từng tầng.
Bước 6. Rút mẫu cho các tầng bằng cách rút mẫu ngẫu nhiên hoặc
hộ thống.

195
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Tổng thể

Hình 6.4 Minh họa về cách rút mẫu từ tổng th ể đối với phương
ph áp chọn mẫu phân tầng

Ví d ụ 6.7 Minh họa chọn mẫu phân tầng để có mẫu nghiên cứu
về nhu cầu sử dụng máy tính xách tay của sinh viên.
Bước 1. Chọn biến ngành để phân tầng. Tổng thể sinh viên sẽ
được chia làm nhiều tổng thể phụ khác nhau theo ngành học.
Bước 2. Xác định tỷ lệ sinh viên từng ngành học so với tổng sô
sinh viên. Ta quyết định áp dụng chọn mẫu theo tỷ lệ để bảo đảm
cấu trúc mẫu phản ảnh đúng như cấu trúc của tổng thể nghiên cứu.
Bước 3. Thiết lập các khung mẫu cho sinh viên của từng ngành
học khác nhau. Trên thực tế, khung mẫu này chính là danh sách sinh
viên của từng ngành học. Ta có thể nhập dữ liệu cơ bản của danh
sách này vào một file Excel để làm cơ sở rút mẫu.
Bước 4. Ta trộn danh sách khung mẫu nhiều lần để bảo đảm phá
vỡ mọi quy tắc sắp xếp đã có của danh sách này.
Bước 5. Rút mẫu ở từng khung mẫu theo tỷ lệ so với cỡ mẫu đã
định sẵn. Dùng lệnh Randbetween của Excel để rút mẫu theo cách
ngẫu nhiên đơn giản hoặc dùng phương pháp hệ thống để rút mẫu
theo bước nhảy k. Kết quả là ta có các mẫu phụ, mỗi mẫu phụ tương
ứng với một nhóm phụ của tổng thể (theo ngành học). Nếu gộp tất cả

196
Chương 6: Phương plìáỊP chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

các mẫu phụ lại với nhau, ta có mẫu ng^hitêin cứu, bao gồm nhiều mẫu
phụ, theo tỷ lệ biết trước.

6.3.4 Chọn mẫu theo nhóm


Trong một mẫu ngẫu nhiên, mỗi phần tử của tổng thể được chọn
lựa theo từng cá thể. Tổng thể cũng có thể được chia thành nhiều
nhóm chứa đựng các phần tử cá thể mà có thể, một số nhóm như vậy
đưỢc chọn ngẫu nhiên cho nghiên cứu. Đó chính là nguyên tắc của
phương pháp chọn mẫu theo nhóm.
Ta có thể hình dung sự khác biệt giữa chọn mẫu phân tầng và
chọn mẫu theo nhóm như sau. Giả sử hai tổng thể 1 và 2 đều chứa
đựng các cá thể khác biệt, nhưng có thể chia làm ba nhóm chính, thể
hiện bằng các ký tự X , # và 0 (Hình 6.5).
Dựa trên tính chất khác biệt này, chúng ta có thể chọn mẫu theo
hai cách khác biệt nhau. Cách thứ nhất là chúng ta chia tổng thể
thành 3 nhóm tổng thể phụ theo các đặc tính X , # và 0 .
Điều này cho phép chúng ta có 3 nhóm phụ của tổng thể (còn gọi
là tầng - stratum) bảo đảm sự đồng nhất trong nội bộ từng nhóm và
có sự dị biệt giữa các nhóm. Ngược lại, chúng ta cũng có thể chia tổng
thể thành 3 nhóm phụ của tổng thể mà mỗi nhóm đều có các phần tử
cá thể đa dạng với các đặc tính X , # và 0 . Kết quả là, ta có 3 nhóm
phụ của tổng thể (clusters) và có thể bảo đảm sự đa dạng hay dị biệt
trong nội bộ từng nhóm và có sự đồng nhất giữa các nhóm.
Cách thứ nhất chính là chọn mẫu phần tầng. Cách thứ hai là chọn
mẫu theo nhóm.

197
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

X XX #ệ # 0 0 0
### X XX X XX
0 0 0 0 0 0 ## #
X X ‫ ﺍﻻ‬# ## # 0 0 0
## 0 X XX X XX
00 0 0 0 ## #
X XX ệ # # 0 0 0

Tổng thể 1 được chia thảnh cảc nhOm Tồng thế 2 dưọc chia thảnh cảc nhOm
tổng thể phụ (táng) ‫ اﻻ‬b‫؛‬ẹt nhau dựa trên tổng thể phụ (nhbm) bao gồm cấc cá thể
các đặc t(nh riêng biệt cùa cấc cá thể có tinh da dạng như nhau (X, # và 0 dẽu
(chia nhbm X. # vầ 0 r‫؛‬ỗng biệt). có mặt trong từng nhbm).

Hình 6.5 Minh họa sự khác hiệt giữa chọn mẫu phân tầng
và theo nhóm
Hiệu quả thống kê của chọn mẫu theo nhóm thường thấp hơn
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản vì thông thường, các nhóm lại không
có sự khác biệt cần thiết, mà lại có sự đồng nhất.
Hầu hết các nghiên cứu kinh tế đều liên quan đến các tổng thể
mà chúng có thể chia theo các vùng địa lý, hoặc địa giới hành chính.
Ví dụ khi nghiên cứu tình trạng nghèo đói, ta có thể thấy ở bất kỳ
quô"c gia nào (trên thế giới) hoặc ở bất kỳ vùng, miền, tỉnh nào (trong
phạm vi một quốc gia) đều có người nghèo, giàu khác nhau. Như vậy,
khi nghiên cứu, ta có thể chọn lựa một vài vùng miền đại diện nào đó
cho nghiên cứu, và khi nghiên cứu ở các vùng như trên, ta vẫn bảo
đảm có được các cá thể giàu, nghèo khác biệt nhau.
Khi ta có thể chia tổng thể theo vùng địa lý hay địa giới hành
chính như vậy thì rõ ràng ta có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu
theo nhóm. Cách thức chọn mẫu như vậy còn được gọi là chọn mẫu
theo vùng (area sampling), và có thể áp dụng ở mức độ quốc gia, vùng
miền, thậm chí các đơn vị theo địa giới hành chính ở quy mô nhỏ hơn.

198
Chương 6: Phương phiỊP chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Bảng 6.1 So sánh hai phương pháp «chọn mẫu phân tầng và
theo nhóm

Chọn mẫu phân tầng Chọm mẫu theo nhóm -


Stratified Sampling Cluster Sampling
1. Ta chia tổng thể thành một số 1. T'a chia tổng thể thành
ít nhóm phụ nhiều nhóm phụ
Mỗi nhóm phụ chứa rất Mỗi nhóm phụ chứa rất
nhiều phần tử. ít phần tử.
Các nhóm phụ được chọn Các nhóm phụ được
lựa theo các tiêu chí liên chọn lựa theo các tiêu
quan đến các biến số chí đễ dàng hoặc có tính
nghiên cứu. sẵn có để thu thập dữ
liệu dễ hơn.

2. Ta cô gắng bảo đảm tính đồng 2. Ta cố gắng bảo đảm tính dị


nhất {homogeneity) trong nội bộ biệt {heterogeneity) trong nội
từng nhóm phụ. bộ từng nhóm phụ.

3. Ta cố gắng bảo đảm tính dị 3. Ta cố gắng bảo đảm tính


biệt {heterogeneity) giữa các đồng nhất {homogeneity) giữa
nhóm phụ. các nhóm phụ.

4. Khi rút mẫu, ta chọn lựa ngẫu 4. Khi rút mẫu, ta chọn lựa
nhiên các phần tử trong từng ngầu nhiên một số nhóm phụ
nhóm phụ. để chúng ta nghiên cứu sâu.

Khi áp dụng thiết kế chọn mẫu theo nhóm, kể cả chọn mẫu theo
vùng, chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Các nhóm đồng nhất với nhau như thế nào?

199
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

2. Chúng ta tìm các nhóm có kích cỡ bằng nhau hay khác nhau?
3. Chúng ta sẽ chọn nhóm có kích cỡ bao nhiêu?
4. Chúng ta sẽ áp dụng phân nhóm một giai đoạn (single-stage
cluster) hay nhiều giai đoạn (multi-stage cluster)?
5. Kích cỡ của mẫu bao nhiêu là vừa?

Ví dụ 6.8 Minh họa chọn mẫu theo nhóm


Ta muốn nghiên cứu về hoạt động của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ (SMEs) trên phạm vi cả nước. Vì không đủ nguồn lực để
nghiên cứu ở từng tỉnh thành, ta chỉ có thể chọn mẫu đại diện, và
quyết định chọn mẫu phân nhóm theo vùng địa lý. Đầu tiên, ta
chọn một số tĩnh, thành phố đại diện cho bảy vùng kinh tế - xã hội
là Đồng bằng sông Hồng, Miền núi và trung du Bắc bộ, Bắc Trung
bộ, Duyên hải Nam Trung bộ , Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long. Ta chắc chắn rằng ở mỗi tỉnh, thành phô đại
diện đều có đầy đủ các dạng, loại hình SMEs.
Ta cũng biết rằng ta không thể điều tra toàn bộ các SMEs có trên
địa bàn hành chính của tỉnh, thành đã chọn. Vì vậy, ta tiếp tục
chọn một số đơn vị hành chính đại diện cho vùng thành thị và
nông thôn của từng tỉnh thành, ví dụ mỗi tỉnh thành chọn một
huyện (đại diện vùng nông thôn) và một thành phố/thị xã (đại diện
cho vùng thành thị).

6.3.5 Chọn m ẫu nhiều giai đoạn


Trong nghiên cứu thực tế, người ta thường áp dụng phương chọn
mẫu nhiều giai đoạn (double sampling, sequential sampling,
multiphase sampling, multistage sampling). Phương pháp này cho

200
Chương 6; Phương pháíp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

phép chúng ta sử dụng các thông tin có (được từ các cuộc nghiên cứu
ban đầu để làm cơ sở cho việc chọn mẩu ở các bước tiếp theo.
Trong nghiên cứu kinh tế, đôi khi chùng ta tiến hành nghiên cứu
theo nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên la nghiên cứu khám phá, là
giai đoạn mà ta cần tìm hiểu các thôn‫؛‬g tin cơ bản của tổng thể
nghiên cứu thông qua mẫu. Dựa trên các thông tin cơ bản này, ta có
thế hiểu về cấu trúc của tổng thể, và có tihể phát hiện sự dị biệt cũng
như tương đồng trong nội bộ tổng thể thông qua các chỉ tiêu thống kê
ghi nhận được. Từ đó, chúng ta có thể tiẽp tục rút ra các mẫu phụ từ
mẫu mà chúng ta đã có đế tiếp tục nghiên cứu ở các giai đoạn sau
(nghiên cứu sâu).
Loại hình chọn mẫu nhiều giai đoạn thường đư ợc áp dụng trong
nghiên cứu kinh tế - xã hội. ở giai đoạn đầu, người ta thường chọn
mẫu có cỡ mẫu lớn, thiết kế nội dung nghiên cứu đơn giản nhằm tìm
hiểu các thông tin cơ bản của tổng thể nghiên cứu. Sau đ ó , tùy theo
mục tiêu nghiên cứu, người ta thiết kê các nghiên cứu sâu với các nội
dung rất chi tiết, nhưng cần số đơn vị nghiên cứu ít hơn. Kết quả
nghiên cứu trước cho phép rút ra các tiêu chí phân nhóm phù hợp
cũng như bảo đảm khả năng rút các mẫu phụ chứa đựng các đơn vị
nghiên cứu phù hợp từ mẫu đã nghiên cứu.
Thông thường, phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn kết hợp
nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau, ví dụ như chọn mẫu phân
tầng, chọn mẫu theo nhóm, chọn mẫu hệ thông.
Ta hãy xem xét một ví dụ minh họa về chọn mẫu nhiều giai đoạn,
áp dụng cho một nghiên cứu về hoạt động của doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam. Với ví dụ 6.9 này, ta thấy nhà nghiên cứu có thể lựa
chọn và áp dụng nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau cho các giai
đoạn nghiên cứu khác nhau. Tât nhiên là các phương án chọn lựa còn
tùy thuộc rất nhiều vào mục tiêu nghiên cứu, tổng thể nghiên cứu, các

201
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

chỉ tiêu cần thu thập, khả năng có được khung mẫu, sự dễ dàng, thuận
tiện trong nghiên cứu, và khả năng tài chính đáp ứng cho nghiên cứu.

Ví dụ 6.9 Minh họa về chọn mẫu nhiều giai đoạn

Nghiên Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và
cứu: nhỏ (SMEs) thuộc các ngành da giày - dệt may, cơ
khí, và điện tử
Phạm vi Việt Nam
nghiên
cứu:
Nghiên cứu Áp dụng phương pháp chọn mẫu theo vùng (area
sơ khởi: sampling, một dạng của cluster sampling):
• chọn ra 1-2 hai thành phố đại diện cho các thành
phố lớn ở Việt Nam
٠ hoặc chọn ra 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng miền
kinh tê ở Việt Nam
ở mỗi tỉnh, thành phố, chọn doanh nghiệp SME để
phỏng vấn sơ khởi. Có thể áp dụng kết hợp xác suất
như chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay chọn mẫu hệ
thống dựa trên danh sách (khung mẫu) do cơ quan
như Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công Thương hoặc
Phòng Công nghiệp & Thương mại Việt Nam cung
cấp.
Nghiên cứu Dựa trên các thông tin ghi nhận được từ người tiêu
sâu: dùng trong phỏng vấn sơ khởi và sự sẵn lòng của họ,
tiến hành nghiên cứu sâu.
Áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng (stratified
sampling) theo tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ dựa trên
các đặc điểm khác biệt về ngành sản xuất ở từng
tỉnh, thành phố đã chọn.
Rút mẫu từ mẫu nghiên cứu đă có.

202
Chương 6: Phương phiáịp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Như vậy, có nhiều phương pháp chọn imẫu xác suất khác nhau, với
các ưu điểm và hạn chế của chúng. Tùy thiuộc vào mục tiêu của nghiên
cứu, bản chất của tổng thể nghiên cứu (đồng nhất hay đa dạng, dị
biệt), phân bổ của các phần tử trong tổng thể theo không gian và giới
hạn về cỡ mẫu nghiên cứu mà ta có tlhể chọn lựa một trong các
phương pháp chọn mẫu xác suất một cách phù hợp nhất với điều kiện
riêng của ta.
Bảng 6.2 giúp tóm tắt đặc điểm chính, ưu điểm và hạn chế của
từng phương pháp chọn mẫu xác suất.
Bảng 6.2 So sánh các phương pháp chọn mẫu xác suất

Kiểu Mô tả ưu điểm Hạn chê٨'..


Ngẫu nhiên Mỗi phần tử của Dễ áp dụng, Đòi hỏi danh
đơn giản tổng thể đều có nhất là với sách khung
Simple cơ hội được lự cách phỏng mẫu.
Random chọn ngang vấn quan Tốn nhiều thời
bằng nhau. điện thoại do gian để thực
Chi phí: Cao máy quay số
Mẫu được rút ra hiện.
Áp dụng: bằng cách sử ngẫu nhiên.
Trung bình Cần cỡ mẫu
dụng bảng số Có thể áp
lớn. ٠
ngẫu nhiên dụng hệ
hoặc phần mềm thông trả lời Tạo ra nhiều
sai số.
tạo bảng số tự động.
ngẫu nhiên.
Hệ thống Chọn ra một Thiết kế đơn Tính chu kỳ
Systematic phần tử tổng giản. của tổng thể
thể khởi đầu Dễ áp dụng có thể làm
Chi phí:
một cách ngẫu hơn chọn méo, sai lệch
Trung bình
nhiên, dùng mẫu ngẫu mẫu và kết
Áp dụng: bước nhảy k‘‫؛‬. quả.
nhiên đơn
Trung bình để chọn các giản. Nếu tổng thể
phần tử khác. Dễ tính toán có xu hướng
trậ t tự đơn
203
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Kiểu Mô tả ưu điểm Hạn chê


phân bố mẫu chiều, có thể
của giá trị sinh ra kết
trung bình quả thiên
hoặc tỷ lệ. lệch.
Phân tầng Chia tổng thể Nhà nghiên Tăng sai số
Stratified thành các tổng cứu kiểm nếu các
thể phụ (tầng) soát cỡ mẫu nhóm phụ
Chi phí: Cao
và áp dụng trong các được chọn ở
Áp dụng: chọn mẫu ngẫu tầng. các tỷ lệ
Trung bình nhiên đơn giản khác nhau.
Tăng hiệu quả
cho từng tầng. thống kê. Đắt đỏ nếu
Kết quả có thể Cung cấp dữ phải tạo ra
tính theo trọng liệu đại diện nhiều tầng
số và kết hợp và phân tích khác nhau.
đươc. nhóm phụ.
Cho phép sử
dụng nhiều
phương pháp
phân tích
khác nhau
cho từng
tầng.
Theo nhóm Tổng thế được Cung cấp các Thường có hiệu
Cluster chia làm nhiều ước lượng quả thống kê
nhóm phụ dị không thiên thấp do các
Chi phí:
biệt trong nội lệch nếu nhóm phụ có
Trung bình
bộ. Chọn ngẫu được thực xu hướng
Áp dụng: nhiên một sô hiện đúng đồng nhất
Cao nhóm để cách. hơn là dị
nghiên cứu sâu. Hiệu quả kinh biêt.
tế cao hơn
chọn mẫu
ngẫu nhiên

204
Chương 6: Phương plìiáỊP chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Kiểu Mô tả ưu điiếm Hạn ch ế


đơn giản.
Chi phí thấp
nh.ất, đặc
biệt khi chia
nhóm theo
vùng địa lý.
Dễ làm, không
cần danh
sách khung
mẫu.
Nhiều giai Quá trình bao Có thể làm Tăng chi phí
đoạn gồm việc thu giảm chi phí nếu được áp
(Double, thập dữ liệu từ nếu kết quả dụng không
sequential một mẫu đã giai đoạn phân biệt.
được xác định đầu cho đầy
or
trước. Dựa trên đủ dữ liệu để
m ultiphase)
các thông tin có phán tầng
Chi phi: được, chọn ra hoặc chia
Trung bình mẫu phụ cho nhóm tổng
Áp dụng; các nghiên cứu thể.
1 Trung bình tiếp.
i_____________

6.4 CHỌN MẪU PHI XÁC SUẤT


Với cách tiếp cận có mục đích như chọn mẫu phi xác suất, ta
không nhất thiết phải biết được xác suât lựa chọn các đơn vị nghiên
cứu (phần tử của tổng thể). Hoặc ngược lại, trong trường hợp mà tổng
thể nghiên cứu là không xác định thì rõ ràng ta không thể biết được
xác suất rút mẫu. Trường hợp khác, khi ta không thể lập được khung
mẫu, thì ta cũng không thể có cơ sở để rút mẫu theo xác suất đã tính
được. Trong hai trường hợp này, bắt buộc ta phải lựa phương pháp
chọn mẫu phi xác suất.
205
Chương 6; Phương pháp ctỉọn mẫu và xác định cỡ mẫu_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Chọn mẫu phi xác suất cho phép ta có nhiều cách dể chọn lựa cốc
cá nhân hoặc cấc trường hợp quan sắt có trong mẫu theo mục tiêu cho
trước. Thường chUng ta hay cho phép các phỏng vấn viên lựa chọn
người cần phỏng vấn. Khi diều này xảy ra, rõ ràng là các thiên lệch
có thể phát sinh ra và làm méo mó kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, có
những lý do thực tiễn mà người ta lựa chọn các phương pháp kém
chinh xác hơn so với các phương pháp chọn mẫu xác suất như vậy.
ChUng ta có thể sử dụng các quy trinh chọn mẫu phi xác suất vì
các lý do sau:
ChUng có thể thỏa yêu cầu chọn mẫu có mục tiêu.
Nếu không có mong muốn hoặc không cần thiết phải tổng quát
hóa cấc kết quả nghiên cứu cho tổng thể tổng thể thi ta không
quan tâm lắm dến việc liệu là mẫu có dại diện dầy dU cho tổng
thể hay không. Diều này dUng với các nghiên cứu khám pha
khi mà chUng ta có thể chỉ muốn gặp những cá nhân, những
trường hợp không điển hình, không ai giống ai.
Chọn mẫu phi xác suất ít tốn kém chi phi và thơi gian so với
chọn mẫu xác suất.
Trong khi chọn mẫu xác suất có vẻ lý tưởng và rất tốt về lý
thuyết, thi khi áp dụng vào thực tiễn, lạỉ có nhiều khó khản và
thất bại. Ngay cả khi chUng ta áp dụng cẩn thận các bước chọn
mẫu ngẫu nhiên dơn giản thi chất lượng nghiên cứu vẫn còn
tùy thuộc vào mức độ áp dụng cẩn thận hay không cẩn thận
của các ngươi liên quan, ví dụ diều tra viên. VI vậy, các phương
pháp chọn mẫu xác suất ly tưởng lại chỉ có thể không thành
công do lỗi xảy ra trong tiến trinh diều tra.
Chọn mẫu phi xác suất có thể là cách thay thế duy nhất. Trong
nhiều trường hợp trường hợp, có thể ta không biết tổng thể

2 .6
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xấc định cỡ mẫu

nghiên cứu, hoặc ta không thể có rỉược khung mẫu vì nhiều lý


do khác nhau. Và vì vậy, ta không thể có khung mẫu hoặc có cơ
sở để chọn mẫu xác suất.
Theo một nghĩa khác, chính những người tham gia nghiên cứu
(đối tượng nghiên cứu) có thể tự chọn chính mình để tham gia.
Điều này cũng có nghĩa là nhà nghiên cứu không thể bảo đảm
sự ngang bằng về cơ hội chọn lựa các đơn vỊ nghiên cứu.
Thông thường, có một sô kiểu thiết kế chọn mẫu phi xác suất
được áp dụng rộng rãi, kể cả cho nghiên cứu định tính lẫn nghiên cứu
định lượng. Đó là chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu theo phán đoán,
chọn mẫu hạn ngạch và chọn mẫu quả cầu tuyết. Phần kế tiếp trinh
bày về các thiết kế chọn mẫu này.

6.4.1 Chọn mẫu thuận tiện


Chọn mẫu thuận tiện có đặc trưng là nhà nghiên cứu dựa trên sự
thuận tiện cho chính họ để tiếp cận đến tổng thể nghiên cứu. Lý do
chính là các nhà nghiên cứu hoặc các điều tra viên, có quyền tự do
chọn lựa bất kỳ ai họ muốn, vì thê được gọi là “thuận tiện”. Đây là
các mẫu có mức tin cậy ít nhất, nhưng thường là rẻ nhất và dễ tiến
hành nhất. Phương pháp chọn mẫu này khá phổ biến trong nghiên
cứu thị trường. Các cuộc thăm dò ý kiến khách hàng hầu hết được
thực hiện một cách thuận tiện. Phương pháp này cũng thường được áp
dụng trong điều tra khảo sát cho nghiên cứu kinh tế khi ta có tổng
thể không xác định, không có khung mẫu và/hoặc khó tiếp cận với các
đơn vị nghiên cứu chọn trước.
Trong khi chọn mẫu thuận tiện không có kiểm soát như thế có
thế không bảo đảm tính chính xác, nhưng vẫn là một phương pháp
hữu ích. Thường thì ta có thế áp dụng một mẫu như vậy để kiểm tra
các ý tưởng hoặc để có được các ý tưởng về đối tượng nghiên cứu. ớ

207
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

các giai đoạn đầu của nghiên cứu khám phá, khi ta tìm kiếm hướng
đi, ta có thể áp dụng cách tiếp cận này. Các kết quả có thể rõ ràng
đến mức không cần thiết phải áp dụng các phương pháp chọn mẫu
phức tạp.

Ví dụ 6.10 Chọn mẫu thuận tiện


Trong điều tra nghiên cứu kinh tế nông nghiệp hoặc ở các lĩnh vực
phát triển, ta thường không có tổng thể xác định hoặc không có
được danh sách khung mẫu của các hộ điều tra. Với trường hợp này,
cán bộ địa phương thường giúp chọn các hộ có tính chất phù hỢp với
yêu cầu nghiên cứu, nhưng phải dễ tiếp cận và thu thập thông tin.

6.4.2 Chọn mẫu theo phán đoán


Chọn mẫu có mục đích (purposive sampling) là hình thức chọn
mẫu phi xác suất mà nhà nghiên cứu muốn theo những tiêu chí nào
đó. Có hai phương pháp chọn mẫu có mục đích là chọn mẫu theo phán
đoán (judgment sampling) và chọn mẫu hạn ngạch (quota sampling).
Chọn mẫu theo phán đoán xảy ra khi nhà nghiên cứu chọn các
đơn vị nghiên cứu theo các tiêu chuẩn nào đó. Thông thường, các nhà
nghiên cứu chọn mẫu phán đoán là họ nên tiếp cận với nhóm người
nào có thông tin tốt nhất để đạt mục tiêu nghiên cứu. Nhà nghiên cứu
chỉ tiếp xúc với những người này để có thông tin cần thiết. Phương
pháp này phù hợp khi được sử dụng vào các giai đoạn đầu của nghiên
cứu khám phá. Khi ta muốn chọn một nhóm thiên lệch nào đó nhằm
mục tiêu thanh lọc dữ liệu thì chọn mẫu theo kinh nghiệm cũng là
một phương pháp tốt.

208
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Ví dụ 6.11 Chọn mẫu theo phán đoán


Một công ty chọn nhân viên của chính họ để đánh giá những
sản phẩm mới trước khi đưa ra thị trường. Nếu thất bại, thì các
sản phẩm này khó có triển vọng đưa vào thị trường.
Một trường hợp khác, ta muốn nghiên cứu về thị trường xe ô tô
gia đình ở Việt Nam. Dĩ nhiên là chúng ta phải chọn các đối tượng
nghiên cứu là người ở tầng lớp trung lưu trở lên, và phải là người
có kinh nghiệm sử dụng xe ô tô gia đình.
Một nhóm nghiên cứu thị trường muốn nghiên cứu về việc chọn
mua sữa bột dành cho trẻ em dưới 3 tuổi. Nhóm nghiên cứu biết
rằng thường chính là các bà mẹ đang nuôi trẻ là người mua sữa và
thông hiểu nhất về lý do tại sao mà họ chọn lựa loại sản phẩm này
chứ không phải là loại sản phẩm khác. Nhóm quyết định chỉ tiếp
cận đối tượng nghiên cứu này.
Một nhóm nghiên cứu muốn khảo sát về mức giá sẵn lòng trả
của nông dân trồng lúa cho bảo hiểm nông nghiệp. Nhóm biết rằng
nông dân ở quy mô canh tác nhỏ có thu nhập ròng từ canh tác lúa
rất thấp, và thường không muốn mua bảo hiểm. Trong khi đó, nông
dân có quy mô canh tác lớn thường quan tâm nhiều đến rủi ro
trong sản xuất - kinh doanh, và sẵn lòng mua bảo hiểm với mức
giá hợp lý vì họ có khả năng tài chính để thực hiện. Nhóm nghiên
cứu quyết định chỉ khảo sát ở các hộ nông dân có quy mô canh tác
lớn.

209
ChUdng б: Phuong pháp chon тац và xác định cồ mầu____________________

6.4.3 Chọn mẫu hạn ngạch


Chọn mẫu hạn ngạch® (quota samphng) cũng là một là kiểu chọn
mẫu có mục dích. ChUng ta áp dụng dể cải thiện tinh dại diện. Lý do
chủ yê'u la tổng thể có thể có các nhOm phụ và chọn mẫu theo hạn
ngạch có thể mô tả dược các nhOm phụ này.
Trong chọn mẫu hạn ngạch, nhà nghiên cứu phải chỉ ra các nhóm
phụ. Mỗi nhóm phụ phải thỏa mãn hai diều kiện: (!) có một phốn
phối trong tổng thể dể chUng ta có thể ước lượng và (2) thích hỢp với
chủ dề nghiên cứu. Dể minh họa, ta quan sát các tổng thể nghiên cứu
theo hướng dược chia thành các nhOm phụ như sau:
Gidi tinh: hai nhOm phụ có thuộc tinh khác nhau - nam, nữ
Trinh độ học vấn: hai nhóm phụ có thuộc tinh khác nhau -
học, trung học.
Khoa ngành trong trường dại học.
Tôn gido: bốn nhdm phụ có thuộc tinh khdc nhau - Phậ
Thiên chUa gido, Tin lành, khác.
Thành viên hiệp hội: hai nhóm phụ có thuộc tinh khác nhau -
thành viên, không phải thành viên.
Tầng lớp kinh tế - xã hội: ba nhOm phụ có thuộc tinh khác
nhau; giau, trung binh, nghèo.
Tương tự như chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu hạn ngạch có thể
theo tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ.
Chọn mẫu hạn ngạch có vài hạn chế. Thứ nhất, không có gì bảo
dảm mẫu sẽ dại diện cho các biến cần nghỉên cứu. Thứ hai, vỉệc chọn
lựa dơn vị nghiên cứu tùy thuộc vào diều tra viên, và tùy thuộc vào

‫ ﺀ‬Một số tà ‫ ؛‬liệu khác cO thể dùng thuật ngữ “Chọn mẫu định mức" dể chỉ phương
p h á p này.
210
Chương 6: Phương p háp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

kinh nghiệm của chính họ. Vì vậy, họ có thể chọn những người thân
thiết, bạn bè quen thuộc đế dễ thực hiện công việc.
Tuy vậy, nhìn chung là chọn mẫu hạn ngạch có ít rủi ro về thiên
lệch hệ thống, và thường thỏa mãn được các yêu cầu dự đoán nói
chung.

Ví dụ 6.12 Chọn mẫu hạn ngạch


Một công ty nghiên cứu thị trường muốn tìm hiểu hành vi lựa
chọn xe gắn máy của người tiêu dùng ở thành phố Hồ Chí Minh.
Với nguồn thống kê thương mại, họ biết rằng thị phần trung bình
của xe Honda là 50%, Yamaha là 30%, SYM là 15% và các nhãn
hiệu khác là 5%. vơi cỡ mẫu nghiên cứu dự tính là 200 cá nhân
người tiêu dùng, công ty quyết định phân bố mẫu theo tỷ lệ thị
phần trên. Như vậy, mẫu bao gồm 100 người dùng xe Honda, 60
người dùng xe Yamaha, 30 người dùng xe SYM và 10 người dùng
xe các nhãn hiệu khác.
Một nhóm nghiên cứu muốn xét đoán về chi phí sản xuất và
thu nhập của người trồng xoài ở tĩnh A. Họ không biết tổng thể
có bao nhiêu hộ trồng xoài, và cũng không có khả năng lập được
khung mẫu. Vì vậy, họ quyết định áp dụng phương pháp chọn
mẫu phi xác suất, mà cụ thế là chọn mẫu định mức. Họ quyết
định chia nhóm phụ theo tỷ lệ diện tích trồng xoài theo cấp
huyện. Cỡ mẫu ở từng huyện sẽ theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ của
diện tích trồng xoài ở huyện đó so với diện tích trồng xoài của cả
tỉnh.

6.4.4 Chọn mẫu quả cầu tuyết


Kiểu chọn mẫu quả cầu tuyết (snowball sampling) còn được gọi là
chọn mẫu mở rộng. Phương pháp này được áp dụng khi ta khó xác

211
Chương 6: Phương phấp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

định các người trả lời và khó tiếp cận được họ. Cách này rất phù hợp
cho các nghiên cứu định tính và đối với các nhóm người đặc thù, có
những tính chất nào đó mà ta khó tiếp cận.
Nguyên tắc là, ở giai đoạn đầu tiên, ta cần phải phát hiện một
vài cá nhân cần tìm hiểu và thu thập thông tin từ họ. Rồi sau đó ta
yêu cầu các cá nhân này chỉ cho ta những người khác có các đặc điểm
tương tự như họ hoặc là những thành viên khác. Ta sẽ tiếp tục tiếp
cận, thu thập thông tin rồi lại hỏi các thành viên khác. Cứ tiếp tục
như thế, nhà nghiên cứu sẽ được các người trả lời chỉ cho những người
khác và mở rộng mẫu nghiên cứu cho đến lúc đạt được cỡ mẫu cần
thiết hoặc ta có đủ thông tin cần thiết cho nghiên cứu.
Phương pháp này khá phù hợp cho những nghiên cứu mà đối
tượng là những nhóm người đặc thù, ví dụ như cộng đồng các doanh
nhân trong một ngành nào đó, cộng đồng các nghệ sĩ nổi tiếng, hoặc
đối tượng là những nhóm người thuộc cộng đồng xã hội có tính nhạy
cảm nào đó, như cộng đồng người nghiện ma túy chẳng hạn.

6.5 XÁC ĐỊNH Cỡ MẪU


6.5.1 Các khái niệm căn bản liên quan đến chọn mẫu và xác
dinh
٠ cỡ mẫu
Giá trị trung bình (X) của mẫu rút ra từ một tổng thể cho trước là
một giá trị ước lượng điểm và là thông số tốt nhất dùng để ước lượng
giá trị trung bình chưa biết của tổng thể, p.
Chúng ta không thể coi trung bình mẫu là trung bình tổng thể.
Tuy nhiên, chúng ta có thể ước lượng khoảng tin cậy mà trung bình
tổng thể p rơi vào. Ta có thể áp dụng công thức tính sai sô chuẩn
{standard error of the mean) - Xs hay là se.

212
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

ơ\ =
rn
với
ơx = sai số chuẩn của giá trị trung bình hay là độ lệch chuẩn của
tất cả giá trị trung bình Xs có thể có.
ơ = độ lệch chuẩn của tổng thể
n = cỡ mẫu
Độ lệch chuẩn của mẫu được sử dụng như là ước lượng không
chệch cho độ lệch chuẩn của tổng thể.

ơx = —=
y jn

với
s = độ lệch chuẩn của mẫu n
Giả sử ta có:
Ui = 10, X| = 3,0 và Sị = 1,15

ơx =
5
— Ị= =
1.15
---- = 0,36
I

vĩo
Giá trị trung bình của tổng thể, ụ, có thể được ước lượng theo
công thức sau:
|i = X ± ơx
Bởi vì chúng ta không điều tra tổng thể nên ta chưa biết giá trị p
và ó. Tuy nhiên, ta có thể áp dụng công thức p = X ± ٠x. Theo ví dụ
trên, p = X ± ơx٠= 3,0 ± 0,36
Tuy nhiên, vì sai số chuẩn có tính chất như các thông số thống kê
khác, ta chỉ có thể có mức tin cậy 68% về giá trị ước lượng này. Điều

213
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

này có nghĩa là một sai số chuẩn chỉ chứa đựng ± 1Z hay là 68% diện
tích dưới đường phân phối chuẩn.
Ta sẽ sử dụng chỉ sô" thông kê khoảng tin cậy {confidence
interval). Để tăng độ tin cậy lên 95%, ta phải nhân sai số chuẩn với ±
1,96 (Z), khi 1,96 (Z) bao phủ 95% diện tích dưới đường phân phối
chuẩn. Tương tự như vậy, để nâng độ tin cậy lên 99%, ta phải nhân
sai sô chuẩn với ± 3,0 (Z), khi 3,0 (Z) bao phủ 99% diện tích dưới
đường phân phối chuẩn.
Do đó, khoảng tin cậy của giá trị trung bình tổng thể, p sẽ là;
ở mức tin cậy 68%: 2,64 - 3,36 (p = 3,0 ± 0,36)
ở mức tin cậy 95%: 2,29 - 3,71(p = 3,0 ±0,71)
ở mức tin cậy 99%: 1,92 - 4,08(p = 3,0 ± 1,08)

6.Ỗ.2 Xác định cỡ mẫu đối vởi gỉá trị trung bình
Đối với nhiều nghiên cứu, mục tiêu đo lường của ta là tìm kiếm
các giá trị định lượng của các biến sô đại diện cho các đặc tính quan
trọng của tổng thể nghiên cứu. Với trường hợp này, ta có thể dựa trên
một biến định lượng quan trọng nào đó để làm cơ sở cho xác định cỡ
mẫu, và ta có thể tính được cỡ mẫu dựa trên giá trị trung bình.
Trước khi tính cỡ mẫu mong muốn, ta hãy coi lại các thông tin
cần thiết:
1. Mức chính xác mong muốn và làm thế nào để lượng hóa nó:
a. Mức tin cậy {confidence level) mà ta muốn đạt được.
b. Độ lớn của khoảng tin cậy {size of the interval estimate),
hay nói cách khác là độ lớn của sai số, hay là mức chính
xác {level o f precision) mà ta muôn đạt được.
2. Độ biến thiên kỳ vọng của tổng thể.

214
Chưdng δ: p‫؛‬iư٠ng pY^àtp ctìọn mầu và xác định cồ mầu

Ta phải xác định rõ mức tin cậy monjg muốn. Thường thi mức tin
cậy 95% dược áp dụng rộng rãi, tuy nhiê‫؛‬n chUng ta vẫn có thể tâng
hay g‫؛‬ảm mức tin cậy mong muOn tUy tlneo từng nghiên cứu cụ thể.
Khi dã xác định dược mức tin cậy có nghĩs، là ta xác định dược hệ số z
cần tinh ỏ mức tương ứng.
Tương tự như vậy, ta cUng cần xác d:ịnh độ Idn của sai số mà ta
muốn có nhằm tiên dơán các chỉ số của t(ẩng thể dựa trên dữ liệu rút
ra từ mẫu.
Yếu tố kế tiếp ảnh hưởng dến cỡ mẫu với mức tin cậy cho trước là
mức độ biến thiên của tổng thể. Mức độ biến thiên càng nhỏ thi cỡ
mẫu ta cần cũng càng nhỏ. Ngược lại, mức độ biến thiên càng lớn thi
cỡ mẫu sẽ phải càng lớn. Tuy nhiên, khOng phải lúc nào ta cUng có
các chỉ số thể hiện mức độ biến thiên của tổng thể như phương sai
hay độ lệch chuẩn. Tuy nhiên, ta có thể biết dược mức độ biến thiên
của tổng thể nhờ vào:
Sứ dụng kết quả tinh phương sai hay độ lệch chuẩn từ các
nghiên cứu trước dây có cUng chii dề, hoặc
Tinh phương sai và độ lệch chuẩn dựa trên kết quả
thử nghiệm (pilot survey) trên một mẫu nhỏ rút ra từ tổng thể,
Sau khi có dược cả ba thông số cần thiết (mức tin cậy, độ lớn của
sai số, phương sai hay độ lệch chuẩn), ta có thể tinh dược cỡ mẫu theo
công thức (6.3) dưới dây:

s
σχ = f "- (6.1)
n

‫اد‬
(6.2)
ơx

215
Chương 6; Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

n= (6.3)
ơx

Ví dụ 6.13 Tính cỡ mẫu cho nghiên cứu thu nhập của hộ gia
đình tại một địa phương (đơn vị tính: triệu đồng/tháng)
Bước 1. Chọn mức độ chính xác mong muốn:
Mức tin cậy (confidence level): 95% (Z=l,96)
Độ lớn của khoảng tin cậy, hay là mức sai số của giá trị
thu nhập mà ta muốn đạt được qua nghiên cứu; ± 0,25
(tr.đồng/tháng) = z*se, suy ra s.e = 0,25/Z
Bước 2. Xác định độ biến thiên kỳ vọng trong tổng thể
(expected dispersion in the population): dựa trên các kết quả
nghiên cứu gần đây về thu nhập của hộ gia đình ở khu vực lân
cận, hoặc của huyện, tỉnh, ta có giá trị độ lệch chuẩn tham khảo
= 0,7 (tr.đồng/tháng)
Bước 3. Phỏng định sai số chuẩn:
se = 0,25/Z = 0,25/1,96 = 0,127
Bước 4. Xác định cỡ mẫu

n = s^/ơx^ = 0,7^/0,127^ = 30,38 = 30


Nếu ta muốn nâng mức độ chính xác mong muôn từ 95% lên
99%, thì z thay đổi từ 1,96 đến 3,0. Áp dụng vào công thức tính
ta có:
Phỏng định sai số chuẩn: se = 0,25/3,0 = 0.083

- Cỡ mẫu n = 0,7^/0,083^ = 71,02 = 71


Như vậy, khi tăng mức tin cậy từ 95% lên 99%, trong trường
hợp này, chúng ta phải tăng cỡ mẫu lên 2,4 lần.

216
ChUdng 6: PhuonQ chon m lu và xác định сб mầu

Nêu ta muốn giảm độ lớn của Jíh(oảng tin cậy (tâng mức
chinh xác cUa nghiên cứu) xuống còn ιΟ,,Ι triệu đồng/tháng thay
vì 0,25 triệu áồng/tháng, và vẫn giữ mức tin cậy 95%. Áp dụng
vào cOng thức tinh, ta có:
Phỏng định sai số chuẩn: se = 0,1/1,96 = 0.051

- Cỡ mẫu n = 0,72/0,05188 = 188,38 = 2‫ا‬


Như vậy, khl giảm độ lớn của khoảng tin cậy xuống 2,5 lần,
cỡ mẫu phải tầng 6,3 lần trong trường hợp này.

6.5.3 Xác đinh


٠ cổ mẫu theo tv
٠‫ ص‬lê

BOi với một số trường hợp nghiên cứu. ta mong muốn biết dược tỷ
lệ chinh xác cUa một tổng thể phụ trong một tổng thể có một thuộc
tinh cho trước thay vì xác dinh giá trị trung binh của tổng thể. Giả sử
ta muốn nghiên cứu xem tỷ lệ sinh viên của một trường dại học nào
dó sỏ hữu máy tinh xách tay là bao nhiOu phần tràm: tỷ lệ của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn thua lỗ trong nàm tài chinh vừa qua;
tỷ lệ người chấp nhận hoặc không chấp nhận một chinh sách kinh tế
nào dó. Với các trường hợp này, dĩ nhiên mục tiêu của ta không phải
là tim giố trị trung binh về sỏ hữu máy tinh xấch tay trong sinh viên
hay là giấ trị trung binh của các doanh nghiệp bị thua lỗ. Ngoầi ra,
cắc khai niệm trung binh này cũng không tồn tại vì cấc biến ta cần do
lường la các biến định tinh, với thang do dữ liệu là thang do danh
nghla.
Với cách xác định cỡ mẫu theo tỷ lệ, ta phải xác định tỷ lệ của
tổng thể mà chUng có một thuộc tinh cho trước, tỷ lệ này gọi là p. v a
thay vì sử dụng độ lệch chuẩn, độ bỉến thiên của dân trong trương
hợp này dược xác định bằng p X q , trong dó ợ là tỷ lệ của tổng thể
không có thuộc tinh dó, tức là ợ = (1 - p). Tương tự như vậy, sai số
217
ChUdng 6: PhUdng phap chon mlu va xác định ca mẫu

chuẩn của trung binh dược thay thế bằng sai số chuẩn của tỷ lệ, óp. Ta
có công thức sau:

ơ p:ι β (6.4)

n : pq2 (6.5)

Với pq tò chỉ thị của độ biến thiên của mẫu, dược dUng như la một
ước lượng của độ biến thiên của tổng thể; óp là sai số chuẩn của tỷ lệ;
và n là cỡ mẫu;
Áp dụng công thức (6.5) ta có thể tinh dược cỡ mẫu cần thiết. Sau
dây là một ví dụ minh họa:

Ví dụ 6.14 Ta cần nghiên cứu về sự thay dổi dời sống sau


khi tái định cư của các hộ gia dinh thu hồi dất. Giả sử, qua
khảo sát sơ bộ ở một nhóm hộ, ta biết tỷ lệ hộ gia dinh có dời
sống tốt hơn là p = 30%. Ta quyết định ước lượng tỷ lệ thực
dUng của tổng thể trong phạm vi sai số 10% (p = 0.30 ± 0.10),
vdi mức tin cậy của nghiên cứu là 95%.
Cách tinh dược thực hiện như sau:
Khoảng tin cậy mong muốn mà ta kỳ vọng tỷ lệ tổng thể
dạt dược (quyết định mục tiêu) = ± 0.10.
Mức tin cậy dể ước lượng khoảng tin cậy mà ta kỳ vọng tỷ
lệ tổng thể dạt dược là 95%. VI vậy, z bằng 1,96, và ta có 0.10
bằng 1.96 X óp . Suy ra, óp bằng sal số chuẩn của tỷ lệ có giá trị
là 0.051 (0,10/1,96).

218
Chương 6: Phương phẩíp^ chọn mẫu và xác định cờ mẫu

Bảng 6.3 Tóm lược các bước xác định C ĩd mẫu với các ví dụ

Ví dụ
Các bước xác định Theo trung Theo tỷ lệ
cỡ mẫu bình
1. Độ chính xác mong muốn và
làm sao để lượng hóa nó:
a. Mưc tin cậy mong muốn 95% (Z=1.96) 95% (Z=1.96)
b. Độ lớn của khoảng tin ± 0,25
± 0,10 (10 %)
cậy cần có

2. Đo lường độ biến thiên


■ Độ lệch chuẩn 0.7
■ Độ biến thiên của tổng pq = 0,30 X

thể 0,70 = 0,21


3. ước lượng sai sô chuẩn của
tổng thể
■ Sai số chuẩn của trung 0,25/1,96 = 0,127
bình
٠ Sai sô chuẩn của tỷ lệ 10/1,96 = 0,051
4. Cỡ mẫu n = 30 n = 81

219
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

TÓM Lược CHƯƠNG 6

Trong nghiên cứu kinh tế, việc thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp
thường được tiến hành thường xuyên nhăm đáp ứng yêu cầu nghiên
cứu, nhất là khi các bộ dữ liệu thống kê sẵn có không phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu. Do đó, việc tổ chức điều tra, thu thập dữ liệu là
việc hết sức quan trọng. Vì vậy, nhà nghiên cứu cần phải hiểu một
cách cơ bản về các phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu cần
thiết.
Thông thường, ta không đủ năng lực để quan sát, nghiên cứu tổng
thể, mà chỉ có thể nghiên cứu một bộ phận nhỏ các phần tử của tổng
thể, gọi là mẫu. Chọn mẫu có nghĩa là chọn ra một số các phần tử của
tổng thể để nghiên cứu. Dĩ nhiên nghiên cứu trên mẫu sẽ giúp giảm
chi phí, rút ngắn thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là
phải có độ tin cậy nhất định trong việc dùng ước lượng của mẫu để
phỏng đoán tổng thể. Chọn mẫu đúng cách, có nghĩa là áp dụng
phương pháp chọn mẫu phù hợp với bản chất của tổng thể và có cỡ
mẫu đủ lớn, sẽ bảo đảm độ tin cậy và tính chính xác của kết quả.
Có hai nhóm phương pháp chọn mẫu là nhóm chọn mẫu xác suất
và phi xác suất. Nhóm phương pháp chọn mẫu xác suất dựa trên
nguyên tắc các phần tử của tổng thể được chọn mang tính ngẫu nhiên
với một xác suất định trước, và đo đó, áp dụng khi ta có tổng thể xác
định và có thể có được khung mẫu. Nhóm phương pháp chọn mẫu phi
xác suất không quan tâm đến xác suất mà một phần tử của tổng thể
được chọn ra, và thường việc chọn mẫu có tính mục đích, nhằm vào
một nhóm đối tượng cụ thể nào đó. Nhóm phương pháp này không đòi
hỏi tổng thể phải xác định, và cũng không cần có được khung mẫu.

220
Chudng б: P١١ưong p\iĩ\'táp ctìon m lu và xác định cồ mẫu

C á c p h ư ơ n g p h á p c h ọ n m ẫ u t h u ộ c n ،h i ó m x ắ c s u ấ t t h ư ờ n g d ư ợ c s ử

dụng là chọn m ẫu ngẫu n h iê n d ơ n giả.n،, c h ọ n m ẫu hệ th ố n g , c h ọ n

m ẫ u p h â n t ầ n g , c h ọ n m ẫ u p h â n n h ó m v‫؛‬à c h ọ n m ẫ u n h i ề u g i a i d ơ ạ n .

C ác phương phổp chọn m ẫu p h i x á c s .u iấ t t h ư ờ n g gặp là chọn m ẫu

t h u ậ n t i ệ n , c h ọ n m ẫ u t h e o k i n h n g h i ệ m , 'C h ọ n m ẫ u h ạ n n g ạ c h v à c h ọ n

m ẫ u q u ả c ầ u tu y ế t.

Đế' bảo dảm tinh chinh xác cUa ước lượng thống kê và độ tin cậy
của nghiên cứu, ta phải xác định cỡ mẫu phù hỢp. Cỡ mẫu là số lượng
các phần tử của tổng thể dược chọn vào mẫu. Cỡ mẫu phụ thuộc vào
mức độ biến thiên của tổng thể, và mức chinh xác của do lương mà ta
muốn có. Ngoài ra, cỡ mẫu cUng phụ thuộc vào sự phức tạp của tổng
thể. Có hal phương pháp tinh cỡ mẫu cơ bản là tinh cỡ mẫu theo giá
trị trung binh và tinh cỡ mẫu theo tỷ lệ.

221
Chương 6: Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

T h u ật ngữ
Chọn mẫu Sampling
Phần tử của tổng thể Population element
Đơn vị nghiên cứu Unit of study
Điều tra tổng thể Census
Khung mẫu Sample frame
Chọn mẫu phi xác suất Nonprobability sampling
Chọn mẫu xác suất Probability sampling
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Simple random sampling
Chọn mẫu ngẫu nhiên phức tạp Complex random sampling
Chọn mẫu hệ thống Systematic sampling
Chọn mẫu theo nhóm Clustering sampling
Chọn mẫu phân tầng Stratified sampling
Chọn mẫu nhiều giai đoạn Double, sequential, multiphase
sampling
Chọn mẫu thuận tiện Convenience sampling
Chọn mẫu có mục đích Purposive sampling
Chọn mẫu theo phán đoán Judgment sampling
Chọn mẫu hạn ngạch Quota sampling
Chọn mẫu quả cầu tuyết, mở Snowball sampling
rộng

222
Chương 6: Phươnig pitìáp) chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

CÂU HỎI ÔN TTẬP

1. Hãy cho biết sự khác biệt giữa phương pháp chọn mẫu xác suất và
chọn mẫu phi xác suất. Cho ví dụ minh họa sự khác biệt trên.
2. Phương pháp chọn mẫu phân tầng có các đặc trưng như thế nào?
Cho một ví dụ và diễn giải minh họa.
3. Khi nào ta nên dùng phương pháp chọn mẫu phi xác suất? Cho 1 ví
dụ minh họa.
4. Khác biệt căn bản giữa phương pháp chọn mẫu phần tầng
(stratified sampling) và chọn mẫu phân nhóm (cluster sampling) là
gì? Cho ví dụ minh họa.
5. Một nhóm sinh viên muốn nghiên cứu nhu cầu sử dụng máy tính
xách tay của sinh viên khoa Kinh tê phát triển. Nhóm cho rằng
nhu cầu sử dụng máy có thể khác biệt giữa .các sinh viên thuộc các
niên khóa khác nhau. Nhóm muốn áp dụng phương pháp chọn mẫu
phân tầng. Hãy chỉ ra các bước chọn mẫu theo các nội dung trên.

223
Chìương 7: Viết đề cương nghiên cứu

Chựiứtg
7
UẾĨBẾCUiniGDGHIÊnClhl

MỤC TIÊU CHƯƠNG


Chương này trình bày các nội dung thành phần và cấu trúc của
một đề cương nghiên cứu. Cách thức viết cũng được chỉ dẫn tương ứng
từng thành phần nội dung, nhằm giúp sinh viên hiểu được các viết và
biết các nguyên tắc áp dụng khi bắt tay vào việc viết một đề cương
nghiên cứu.

7.1 ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN c ứ u LÀ GÌ?


Đến đây, ta đã khảo sát qua các cách thức phát triển các thành
phần chủ yếu cho việc lập thiết kê nghiên cứu, bao gồm nhiều vấn đề
khác nhau như xác định vân đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu (chương 2), cách thức tống quan tài
liệu (chương 3), phát triển khung khái niệm và khung phân tích
(chương 4), bản chất của đo lường dữ liệu và xác lập các thang đo cần

225
Chương 7: Viết đề cương nghiên cứu

thiết để thu thập dữ liệu (chương 5), và các phương pháp chọn mẫu
cũng như cách thức xác định cỡ mẫu (chương 6). Nếu kết hợp các nội
dung đã nghiên cứu trên trong một chủ đề nghiên cứu cụ thế nào đó,
coi như là ta đã có khá đầy đủ các nguyên liệu để bắt tay vào việc viết
một đề cương nghiên cứu (research proposal). Vậy đề cương nghiên cứu
là gì?

7.1.1 Đề cương nghiên cứu


Đề cương nghiên cứu là một văn bản chỉ ra lý lẽ để thực hiện
nghiên cứu và cách thức mà ta sẽ tiến hành tổ chức thực hiện nghiên
cứu. Có thể coi đề cương nghiên cứu là một bản kế hoạch chi tiết, tổng
hợp tất cả các nội dung mang tính kế hoạch mà ta sẽ thực hiện khi
thực thi đề tài nghiên cứu.
Chính vì vậy, đề cương nghiên cứu được trình bày như là một báo
cáo nghiên cứu khả thi của nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu phải thể
hiện kết quả của các bước ta đã đạt được trong quá trình tìm kiếm ý
tưởng và chuẩn bị kế hoạch, bao gồm lý do chọn vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, đôi tượng nghiên cứu, các lý
thuyết liên quan và giả thuyết nghiên cứu, đồng thời trình bày kê
hoạch tiếp theo để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Thông thường, nếu coi tiến trình nghiên cứu là một quá trình
xuyên suốt từ việc tìm kiếm ý tưởng nghiên cứu cho đến báo cáo công
bô kết quả nghiên cứu (quy trình nghiên cứu, hình 1.3), thì việc hoàn
thiện đề cương nghiên cứu là bước kết thúc giai đoạn thứ hai của quá
trình này. Đề cương nghiên cứu là sản phẩm cuối cùng của giai đoạn
một và giai đoạn hai của quá trình nghiên cứu. Khi đã hoàn thiện đề
cương nghiên cứu, coi như ta đã hoàn thành một phần rất quan trọng
trong tiến trình nghiên cứu, hoàn tất mọi lý lẽ cho nghiên cứu, và biết
rõ sẽ phải thực hiện nghiên cứu như thê nào. Giai đoạn kê tiếp chỉ
tập trung vào việc tổ chức, thực hiện nghiên cứu.
226
СУлцЮпд 7: Viê't đề cUdng nghiên cứu

7.1.2 Vai trò của d ề cương ngh‫؛‬ên CTÍU


Dề cương nghiên cứu, với vai trO là hẳ'.n kế hoạch nghiên cứu là cơ
sở quan trọng dể các cơ quan quản lý vèi tổ chức tài trỢ nghiên cứu
xem xét và phê duyệt và cho phép tai trỢ thực hiện nghiên cứu. Dối
với sinh viên trong trường dại học hoặc nghiên cứu sinh, dề cương
nghiên cứu là sản phẩm bắt buộc họ phải trình nộp cho giảng viên
hướng dẫn hoặc hội dồng khoa học dể dược xem xét chấp thuận cho
thực hiện dề tài, luận văn. Vì vậy, viết và dâng ky dề cương dể dược
phê duyệt là một thủ tục bắt buộc không chỉ của các nhà quản ly, nha
tài trỢ dối với nhà nghiên cứu mà cOn là thủ tục bắt buộc trong dào
tạo dại học.

ThOng thường, cac cơ quan quản lý và tổ chức tài trợ sẽ cung cấp
mẫu dề cựơng nghiên cứu thống nhất cho cá nhân hay nhóm nghiên
cứu. Mẫu dề cương nghiên cứu có thể thay dổi tùy theo quy định của
các cơ quan quản ly và tổ chức tài trợ nghien cứu. Dối với trường hợp
này, nhà nghiên cứu cần phải viết dề cương theo mẫu quy định dể
dưỢc xem xét, đánh giá và phê duyệt.

Việc xét duyệt dề cương có thể dược tiến hành nhiều vOng, và
thường thi nhà nghiên cứu phải sửa di sửa lại dề cương nghiên cứu
nhiều lần đế' dược hội dồng phê duyệt chấp nhận. Sau khi dề cương
nghien cứu dược cha'p thuận, nha nghiên Clíu sẽ tiến hành nghiên cứu
theo kế hoạch da dược hoạch định. Giai đoạn tiếp theo sẽ la thu thập,
xử ly và phân tích dữ liệu và phân tích.

Lưu ý rằng trong quá trinh này, người nghiên cứu vẫn phải tiếp
tục tham khảo thêm các tài liệu liên quan dể tiếp tục diều chỉnh các
bước tiếp theo và nhằm chuẩn bị cho việc viết bấo cấo cuối cUng.

227
Chương 7: \‫ﱂ‬
1‫ ﺍ'ﺝ‬ơề cương nghiên cứu

7.2 NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CỦA DỀ c ư ơ n g NGHIEN c ứ u


Một dề cương nghiên cứu mang tinh chuẩn mực thông thường bao
gồm các nội dung theo trinh tự cấu trUc như sau:
Dặt vấn dề;
Mục tiêu nghiên cứu;
Câu hỏi nghiên cứu;
Phạm vi và dơn vị nghiên cứu;
Sơ lược về cấc cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước dây
(những khái niệm, ly thuyết và nghiên cứu liên quan);
Khung khái niệm (nếu có);
Giả thuyết nghiên cứu (nếu có);
Khung phân tích (nếu có): từ các khái niệm và ly
tim ra các biến số thực tế tương ứng dể kiểm định giả thuyết;
Phương pháp nghiên cứu:
" Thông tin, dữ liệu cần thu thập;
٠ Nguồn của thông tin, dữ liệu;
■ Kỹ thuật thu thập và phân tích số liệu: cồch thứ^
thập thdng tin, dữ liệu. Nếu là dữ liệu sơ cấp thi cần xấc
định cấc chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể cần phải thu thập,
phương phdp chọn mẫu, xấc định cỡ mẫu phù hỢp, thiết kế
bảng câu hỏi (nếu cần);
" Kỹ thuật xử lý và phân tích số liệu thích hợp dể kiểm định
dược giả thuyết nghiên cứu hoặc tim ra câu trả lơi cho vấn
dề nghiên cứu, và những kiểm định nhằm bảo dảm độ tin
cậy của kết quả nghiên cứu;

228
cti'mng 7 ; Viết đề cương nghiên cứu

Trình bày cấu trúc dự kiến của báo cáío cuối cùng, bao gồm các
chương mục. Đây chỉ là dự kiến và cỏ thể thay đổi trong quá trình
thực hiện;
Lịch trình dự kiến: trình bày các bước tiếp theo cần phải thực hiện
để hoàn thành nghiên cứu và thời gian cán thiết để thực hiện;
Kê hoạch kinh phí cho thực hiện nghiêr. cứu (nếu được yêu cầu);
Giới thiệu người tiến hành nghiên cứu, có thể là c á nhân hoặc
nhóm, tóm tắt tiểu sử và quá trình học tập nghiên cứu (nếu được
yêu cầu);
Tài liệu tham khảo, bao gồm những tài liệu đã sử dụng để xây
dựng đề cương nghiên cứu và những tài liệu đề nghị tham khảo
tiếp theo cho quá trình nghiên cứu;
và Phụ lục (nếu có).
ở phần tiếp theo sau đây, ta sẽ xem xét nội dung và cấu trúc của
đề cương nghiên cứu và cách trình bày từng phần. Mẫu đề cương đề
xuất dưới đây mang tính phổ quát, và có thể áp dụng được trong phần
lớn các trường hợp mà nhà nghiên cứu không bắt buộc phải áp dụng
một mẫu cho trước. Mẫu đề cương này bao gồm bảy phần chủ yếu là 1)
Đặt vấn đề; 2) Mục tiêu nghiên cứu; 3) Câu hỏi nghiên cứu; 4) Phạm
vi và đơn vị nghiên cứu; 5) Tổng quan tài liệu; 6) Phương pháp nghiên
cứu; và 7) Cấu trúc dự kiến của báo cáo nghiên cứu.
Ta sẽ xem xét nội dung và cách trình bày của từng thành phần
của một đề cương nghiên cứu ở các mục kế tiếp.

7.2.1 Đặt vấn đề


Đặt vấn đề chính là phần đầu tiên của đề cương. Phần này có thể
được đặt tiêu đề khác nhau, ví dụ như Đặt vấn đề (Problem
statement), Giới thiệu (Introduction), Tính cấp thiết (Rationale). Nội
229
Chương 7: \‫ﱂ‬
1‫ ﺍ'ﺝ‬ơề cương ngh ٠
١ên cứư

dung cơ bản của phần này là trinh bày ly do tại sao ta chọn dề tài
này dể nghiên cứu mà không chọn vấn dề khác.
Thông thường thi phần này bắt dầu với một đoạn văn giới thiệu và
dược viết theo nguyên tắc víết rộng về lĩnh vực nghiên cứu, sau dó
viết co hẹp lại dần tập trung vào vấn dề nghiên cứu (xem lại chương
2, phần xác định vấn dề nghiên cứu). Dể làm tốt việc này, chắc chắn
là ta phải dựa trên kiến thức và thông tin có dược từ tổng quan tài
liệu và chọn lọc lại những thông tin liên quan chặt chẽ với vấn dề
nghiên cứu và làm nền tảng cho lý lẽ chọn vấn dề nghiên cứu. Dặt
vấn dề tập trung vào những khía cạnh liên quan dến vấn dề nghiên
cứu, và dặc biệt nhấn mạnh dến việc xác định các khoảng trống về
kiến thức (gaps of knowledge), xác dinh một vài câu hỏi chưa dược trả
lời.
Cần 1é ý là ta có thể tiếp cận theo góc độ ly thuyết hoặc thực
tiễn dể dặt vấn dề. Nếu nghiên cứu của ta thuộc dạng nghiên cứu cơ
bản, hàn lâm thl các khoảng trống về kiến thức sẽ liên quan dến
phương pháp, dến ly thuyết của lĩnh vực ta dang quan tâm. Dối với
các dề tài ứng dụng thi các khoảng trống về kiến thức cần có dể hiểu
và giải quyết khó khản thực tiễn chinh là nền tảng, là lý lẽ cho
nghiên cứu của ta.
ở phần dặt vấn dề, ta nên tóm lược một số tinh hình nghiên cứu
lý thuyết hoặc thực tiễn cUa dời sống kinh tế - xã hội thông qua các
thông tin tổng quát, số liệu thống kê dể nêu bật tinh cấp thiết của
việc phải thực hiện nghiên cứu dể lấp dầy khoảng trống về kiến thức.
Diều này cũng có nghĩa là ta phải nêu lên dược tầm quan trọng của
vấn dề nghiên cứu về khía cạnh ly thuyết hoặc thực tiễn. Dể viết tốt,
dĩ nhiên là ta phải có kiến thức liên quan dến vấn dề nghiên cứu
thông qua dọc tài liệu lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, hoặc
thông tin về tinh hình, bối cảnh kinh tế - xã hội liên quan. Trong

230
ChưJơng 7: Viết đề cương nghiên cứu

phần đặt vấn đề nghiên cứu, sau khi trìnih bày tổng quát về lĩnh vực
nghiên cứu, ta co hẹp lại dần để thể hiện chủ đề nghiên cứu cụ thể, và
sau đó là vấn đề nghiên cứu với các lý lẽ (cho việc chọn lựa.
Sau đoạn này, ta có thể nêu bật lém tên đề tài được chọn. Cần
nhớ là tên đề tài phải thế hiện được vấn đề, mục tiêu, đơn vị nghiên
cứu và phạm vi nghiên cứu.
Trong một số trường hỢp, nhà nghiêm cứu có thể viết thêm một
đoạn văn để trình bày những lợi ích về ■học thuật hoặc thực tiễn mà
đề tài có thể mang lại nếu được thực thi.
Sau đây là ví dụ minh họa về cách đặt vấn đề của đề cương nghiên
cứu, với một chủ đề mang tính nghiên cứu ứng dụng (ví dụ 7.1), và
một chủ đề mang tính hàn lâm (ví dụ 7.2). Các ý tưởng cơ bản được
trình bày tiếp theo.

Ví dụ 7.1 Nghiên cứu tình trạng nghèo của hộ gia đình ở nông
thôn Đồng bằng sông Cửu Long - Đặt vấn đề
- Đói nghèo là một lĩnh vực nghiên cứu của kinh tế phát
triển.
- Đói nghèo là chủ đề quan trọng, được nhấn mạnh ở tầm
quốc tế, châu lục, khu vực và tất cả các quốc gia, kể cả
các nước đã phát triển.
- Tầm quan trọng của vấn đề đói nghèo đặc biệt quan
trọng ở các nước đang phát triển, đông dân và có nền
tảng dựa trên kinh tế nông nghiệp. Vấn đề phát triển
bền vững: giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và công
bằng.
- Nhận thức và định hướng chính sách của nhà nước Việt
Nam về vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo, cũng

231
Chương 7: Viết đề cương nghiên cứu

như một sô chương trình xóa đói giảm nghèo cụ thể.


- Tình trạng nghèo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
trong bối cảnh quốc gia và so sánh với các vùng miền
khác. Minh họa bằng một vài số liệu thông kê chính
thức.
- Mâu thuẫn, hay là khoảng trống kiến thức cần giải quyết:
một vùng dồi dào tiềm năng về nông nghiệp, điều kiện tự
nhiên thuận lợi, giáp ranh TP. Hồ Chí Minh và vùng
động lực kinh tế phía Nam nhưng tỷ lệ nghèo khá cao.
Tại sao?
- Một vài lý lẽ cụ thể làm nền tảng cho nghiên cứu tình
trạng nghèo ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nêu lên tên đề tài.
- Lợi ích mà đề tài này có thể mang lại, về khía cạnh học
thuật và thực tiễn, xây dựng chính sách kinh tế - xã hội.

Ví dụ 7.2 Nghiên cứu phân loại tình trạng nghèo đa hướng - Đặt
vấn đề
- Tình trạng nghèo giàu của hộ gia đình thường được thể
hiện thông qua những khái niệm thiên về kinh tế hơn là
xã hội. Hộ có thể được phân loại về tình trạng nghèo
giàu theo thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người so
với ngưỡng nghèo chung (nghèo tuyệt đôl) hoặc được phân
loại thành nám nhóm khác biệt về thu nhập dựa trên
ngũ phân vị (nghèo tương đối).
- Cách phân loại trên chỉ dựa vào yếu tố kinh tê thông qua
biến thu nhập, hoặc chi tiêu. Trong khi đó, nghèo giàu
không chỉ đơn giản là thu nhập và chi tiêu, mà còn là

232
ChvücOng 7: V'iê't đề сабпд nghiên cứu

vấn dề tiếp cận, sở hữu các yếu tố kinh tế, xã hội và vân
hóa khác, phản ảnh chất lượng cuộic sOng của hộ gia dinh.
Nhiều dề tài nghiên cứu về lĩnh rụĨc nghèo dói hiện nay
tiếp cận chủ yêu theo tinh trạng giàu nghèo của hộ gia
dinh thuần tUy dựa trên cách phâri loại về thu nhập hoặc
chi tiêu.
Cần có một cách nhln khác về tinh trạng nghèo của hộ,
dựa trên tinh trạng sở hữu, tiếp cận nguồn lực và các
diều kiện sống khác của hộ gia dinh. Cách tiếp cận này
dOi hỏi sự toàn diện, quan tâm dến cả khía cạnh vật chất
và phi vật chất của tài sản của hộ gia dinh.

7.2.2 Mục tiêu nghiên cứu


Ngay sau phần dặt vấn dề là đoạn viết về mục tiêu nghiên cứu.
Cách xác định mục tiêu nghiên cứu dã dược trình bày ở chương 2.
Đoạn vàn nầy phải nói lên cho dược mục tiêu mà dề tài nhằm dến.
Thông thường mục tiêu tổng quát sẽ dược trình bày trước, kế tiếp là
mục tiêu cụ thể. Diều cần lưư ý là mục tiêu nghiên cứu phải nhất quấn
vớỉ vấn dề nghiên cứu, và vdi tên dề tài.
Nhớ là mục tiêu nghiên cứu cần được vỉết một cdch cụ thể và rõ
nghĩa. Mỗi một mục tiêu cụ thể chỉ dề cập tdi một vấn dề cụ thể mà
thôi. Nếu mục tiêu cụ thể dược viết theo dạng nhằm dể kiểm định giả
thuyết thi cần phải viết dUng cách và tương ứng vdi giả thuyết dặt ra.

Ví dụ 7.1 (tiếp theo) Nghiên cứu tinh trạng nghbo của hộ gia
dinh ở nông thôn Dồng bằng sông Cửu Long - Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quất: hiểu dược bản chất của tinh trạng
nghồo và các yếu tố ảnh hưởng dến tinh trạng nghèo của

233
Chương 7: Viết đề cương nghiên cứu

hộ gia đình ở vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long.
Mục tiêu cụ thể:
o Tìm hiểu các đặc trưng về nhân khẩu học, kinh tế, xã
hội của hộ nghèo ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu
Long.
o Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo
của hộ gia đình ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu
Long.
o Gợi ý các định hướng chính sách xóa đói giảm nghèo
cho nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long.
Ví d ụ 7.2 (tiếp theo) Nghiên cứu phân loại tình trạng nghèo đa
hướng - Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: đề tài này nhắm đến việc đánh giá,
hiểu được bản chất của tình trạng nghèo giàu với một
cách nhìn toàn diện thông qua các chỉ tiêu kinh tế và phi
kinh tế.
- Mục tiêu cụ thể:

o Chỉ ra các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội có th ể


làm chỉ th ị cho tình trạng giàu nghèo của hộ.
o Phân loại tình trạng giàu nghèo của hộ dựa trên các
yếu tố kinh tế, xã hội và so sánh với cách phân loại
theo ngưỡng nghèo tuyệt đối và tương đối.

7.2.3 Câu hỏỉ nghiên cứu


Sau đoạn viết về mục tiêu nghiên cứu sẽ là trình bày câu hỏi
nghiên cứu. ở một số trường hợp, nhà nghiên cứu không đưa ra câu

234
CtìLKpng 7: viết đề cương nghiên cứu

hỏi nghiên cứu mà chí ngừng lại ở việc 'diề xuất mục tiêu nghiên cứu
mà thôi. Thông thường thì các câu hỏi ngh.ien cứu vẫn được ghi ra.
Câu hỏi nghiên cứu cũng cần phải nháít quán với mục tiêu nghiên
cứu, và được viết theo nguyên tắc cụ thể, rỗ ràng.

Ví dụ 7.1 (tiếp theo) Nghiên cứu tinh trạng nghèo của hộ gia
đình ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long - Câu hỏi nghiên cứu
- Hộ nghèo ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long có
những đặc trưng nào về nhân khẩu học, kinh tê, xã
hội?
- Liệu sô người phụ thuộc, trình độ học vấn của các
thành viên trong hộ, quy niô đất đai sản xuất nông
nghiệp, mức độ đa dạng hóa thu nhập và cơ sở hạ tầng
kỹ thuật của địa phương có phải là các yếu tố ảnh
hưởng đến tình trạng nghèo của hộ ở nông thôn Đồng
bằng sông Cửu Long hay không?
Ví d ụ 7.2 (tiếp theo) Nghiên cứu phân loại tình trạng nghèo đa
hướng - Câu hỏi nghiên cứu
- Ngoài biến thu nhập hoặc chi tiêu, các biến đại diện
cho tài sản sinh kế như vốn nhân lực, vốn xã hội,
nguồn lực tự nhiên, tài sản và vốn Lài chính của hộ gia
đình có thể là chỉ thị cho tình trạng nghèo giàu của hộ
hay không?
- Tình trạng nghèo giàu của hộ sẽ thay đổi như thê nào
khi được đánh giá áp dụng phương pháp phân loại đơn
hướng (theo thu nhập hoặc chi tiêu) và phân loại đa
hướng (theo các tài sản sinh kế)?

235
Chương 7: Viet ơề cương nghlèn cứư

7.2.4 Phạm vi và dơn vị nghiên cứu


ở mục này, ta cần phải trinh bày rõ phạm vi và đơn vị nghiên
cứu. Nhớ là phạm vi nghiên cứu bao gồm ba khía cạnh: không gian,
thời gian, và phạm vi chuyên môn. Thông thường, phạm vi không
gian nghiên cứu dược trinh bày cụ thể theo dơn vị hành chinh hoặc
một khu vực không gian dược xác định nào dó. Dối với phạm vi thời
gian, nếu nghiên cứu dề cập dến một giai đoạn thơi gian cụ thể nào
dó trong quá khứ thi ta cần phải ghi ra thật cụ thể. Nếu không dề cập
dến, có nghĩa là ta nghiên cứu ở phạm vi thơi gian hiện tại hoặc vừa
mới tức thi xảy ra.
Phạm vi chuyên môn thường ít dược chú ý, nhưng lại hết sức cần
thiết và quan trọng. Các vấn dề nghiên cứu kinh tế - xã hội thường
rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác dộng mà nhà
nghiên cứu không lường hết dược. Ngoài ra, nếu áp dụng các ly thuyết
hoặc các mô hình kinh tế, thường ta phải chú trọng dến các giả định
ban dầu mà các lý thuyết hoặc các mô hình này dặt ra. Ta phải luôn
dặt vấn dề nghiên cứu trong một bối cảnh giả định nào do về sự dộc
lập, không tác dộng của một số các yếu tố, các biến nào dó dến vấn dề
nghiên cứu. Dôi khi, phạm vi chuyên môn còn liên quan dến khả năng
xử lý thông tin, Nếu nhà nghiên cứu buộc phải sử dụng cốc dữ liệu thứ
cấp, hoặc các dữ liệu sơ cấp của các cuộc nghiên cứu khác, các hạn chế
về khả nàng cung cấp thông tin và sự tương thích của cốc dữ liệu này
dối vơi vấn dề nghiên cứu của ta cũng là một việc cần phải chu ý.
Ta cũng nên ghi ra dơn vị nghiên cứu mà ta sẽ tập trung vào. Dơn
vị nghỉên cứu chinh là dối tượng cụ thể mà ta sẽ phải quan sất, ghi
nhận và thu thập thông tin dữ liệu liên quan dến vấn dề nghiên cứu.

Ví dụ 7.1 (tiếp theo) Nghiên cứu tinh trạng nghèo của hộ gia
dinh ở nông thôn Dồng bằng sông Cửu Long - Phạm vl và dơn vị
nghiên cứu
236
vChuiơng 7: Viê't đề cương nghiên cứu

- Phạm vi không gian: dựa trên bộ dữ liệu trích cho vùng


Dồng bằng sông Cửu Long từ d.ữ liiệu Diều tra mức sống
hộ gia dinh Việt Nam 2006 (VHLSíS 2006) của cả nước.
- Phạm vi thOi gian: dựa trên bộ <dữ liệu trích cho vUng
Dồng bằng sông Cửu Long Diều tra mức sống hộ gia dinh
Việt Nam 2006 (VHLSS 2006), như vậy, thời gian nghiên
cứu nằm trong giai đoạn 2005-2007.
- Phạm vi chuyên môn: các quan sồt dược ghi nhận từ hộ
gia dinh ở khu vực nông thôn, và bị hạn chế bởi nội dung
diều tra của bộ dữ liệu VHLSS 20C)6. Số liệu tổng hợp chỉ
có giá trị dại diện cho vUng, không có giấ trị dại diện cho
từng tinh riêng lẻ ở Dồng bằng sông Cửu Long.
Ví dụ 7.2 (tiếp theo) Nghiên cứu phân loại tinh trạng nghèo da
hướng - Phạm vi và dơn vị nghiên cứu
- Phạm vi không gian: dề tài thực hiện một nghiên cứu
thực tiễn tại khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chi
Minh. Không gian nghiên cứu bao gồm hai huyện dặc
trưng cho vUng nông thôn là huyện Củ Chi và huyện
Binh Chánh.
- Phạm vi thời gian: dề tài dược tiến hành từ thdng 3/2011,
và dữ liệu nghiên cứu phản ảnh tinh hình kinh tế - xã
hội cUa hộ gia dinh trong giai đoạn 2010-2011.
- Phạm vi chuyên môn: cốc quan sát dược ghi nhận từ hộ
gia dinh ở khu vực nông thôn bị hạn chế bởi nội dung
diều tra. Có thể không có một số biến quan sát dại diện
dầy đủ cho các tài sản sinh kế. Ngoài ra, nghỉên cứu chỉ
mang tinh 'tĩnh' vì chỉ dựa trên số liệu chéo thu thập tại
một thời điểm.

237
Chương 7: Viết đề cương nghiên cứu

7.2.5 Tổng quan tài liệu


Kumar (2005) cho rằng, phần viết tóm lược về tổng quan tài liệu
này nên bao gồm các khía cạnh sau đây của lĩnh vực nghiên cứu;
- Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu;
- Sơ lược về các khía cạnh mạng tính lịch sử liên quan đến lĩnh
vực nghiên cứu;
- Những vấn đề triết lý hoặc hệ tư tưởng liên quan đến chủ đề
nghiên cứu;
- Xu hướng phổ biến, nếu phù hợp;
- Các lý thuyết chủ yếu, nếu có;
- Các vấn đề chính, và các tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu;
- Các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên
cứu cốt lõi;
- Các phát hiện trước đây liên quan đến vấn đề cốt lõi.
Để việc tổng quan giúp cho xây dựng khung khái niệm và khung
phân tích một cách cụ thể và chi tiết, đồng thời chỉ ra được cách thức
đo lường dữ liệu, ta cũng cần chú ý thêm một số việc sau. Khi tổng
quan các lý thuyết, ta cần chú trọng đến các khái niệm, các định
nghĩa, cách thức đo lường các biến, các chỉ tiêu áp dụng cho các khái
niệm và định nghĩa cốt lõi liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Kế tiếp,
ta chú trọng đến các mô hình lý thuyết vì các mô hình này có thế chỉ
ra cho ta các quan hệ tổng quát nhất giữa các biến có liên quan, và
giúp ta định hướng chọn lọc các biến phù hợp cho nghiên cứu. Khi
tổng quan các kết quả nghiên cứu tương tự đã được thực hiện trước
đây, ta cần chú trọng vào khía cạnh ứng dụng và thực tiễn, nhất là
kinh nghiệm mà ta có thể học hỏi được từ các nghiên cứu này, mà chủ

238
Ch ương 7: Viết đề cương nghiên cứu

yếu là mô hình thực nghiệm và hệ thống biến số cần phải thu thập,
quan sát.

7.2.6 Phương pháp luận nghiên cứu


Phần phương pháp luận nghiên cứu (methodology of research)
chính là phần lập luận về cách thức mà ta lựa chọn để giải quyết vấn
đề nghiên cứu. Phần này bao gồm nhiều nội dung khác nhau, và
thường được viết theo trình tự sau:
Giả thuyết nghiên cứu
ở nội dung này, ta trình bày các giả thuyết cốt lõi của nghiên cứu.
Cần nhứ là có những tình huống mà ta không thể hoặc khó xây dựng
giả thuyết vì không chí ra quan hệ nhân quả giữa các biến sô nghiên
cứu. Xem lại chương 2 về việc xây dựng giả thuyết.
Ta có thể xem ví dụ sau về cách viết giả thuyết nghiên cứu:

Ví dụ 7.1 (tiếp theo) Nghiên cứu tình trạng nghèo của hộ gia
đình ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long - Giả thuyết nghiên cứu
Trình độ học vấn của chủ hộ và lao động trong hộ gia đình, tỷ
lệ người phụ thuộc, dân tộc Kh’mer, đất canh tác lúa, loại nghề
làm việc (nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp), sự sẵn có của hệ
thống giao thông đường bộ và khả năng tiếp cận đến thị
trường là các yếu tô tác động đến tình trạng nghèo đói của hộ
gia đình ở khu vực nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại sao phần giả thuyết nghiên cứu được đặt ở vị trí này? Ta có
thế thấy, ở giai đoạn một của quy trình nghiên cứu, việc xác định vấn
đề nghiên cứu, xác lập mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu có ý nghĩa như
là ta đặt ra một bài toán cần phải giải quyết, nhưng rõ ràng là ta
chưa biết được phương pháp giải bài toán và chưa biết hướng mà kết

239
Chương 7 ; Viết đề cương nghiên cứu

quả có thể xảy ra. Chỉ sau khi tổng quan tài liệu thi ta mới có thể có
đủ kiến thức để hình dung định hướng (giả thuyết nghiên cứu) và cách
thức (phương pháp) dể giải bài toán này.
Khung khái niệm và phân tích
Nếu khung khái niệm và khung phân tích dược xây dựng cho
nghiên cứu, chUng sẽ dược trinh bày ở dây. Cần ỈÉ ý là phải viết
bằng một cách nào dó dể thể hiện dược sự liên lạc, kết dinh chặt chẽ
giữa các nội dung cốt lõi của tổng quan tài liệu và khung khái niệm,
khung phân tích mà ta xây dựng. Ngoài ra, khung phân tích cũng nên
đủ chi tiết dể thể hiện mô hình phân tích và tiến trinh thực hiện,
cUng như cho phép hình dung dược tiến trình thu thập dữ liệu cần
thiết cho phân tích.

Ví dụ 7.2 (tiếp theo) Nghiên cứu phân loại tình trạng nghèo đa
hướng - Khung khái niệm
Đề tài tiếp cận hộ gia đình theo quan niệm sinh kế bền vững
(sustainable livelihood) do DFID phát triển năm 1999. Các tài
sản sinh kế (livelihood assets) bao gồm vốn con người (human
capital), vốn xã hội (social capital), vốn tự nhiên (natural
capital), vốn vật chất (physical capital) và vốn tài chính
(financial capital) sẽ được dùng để làm các biến số chỉ thị cho
tình trạng nghèo giàu của hộ gia đình.

Dữ liệu cần thu thập c h . nghiên cứu


ở mục này, ta trinh bày nguồn dữ liệu và cách thu thập. Dối vơi
số liệu sơ cấp, ta phải thuyết minh về nguồn, dơn vị nghiên cứu, cách
thức chọn mẫu dể thu thập dữ liệu, cỡ mẫu và cách xác định cỡ mẫu.
Các phương pháp thu thập dữ liệu dự kiến sẽ dược áp dụng trong

240
Chương 7: Viết đề cương nghiên cứu

nghiên cứu như điều tra, phỏng vấn, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn
nhóm, v.v. cũng phải được trình bày.

Ví dụ 7.1 (tiếp theo) Nghiên cứu tình trạng nghèo của hộ gia
đình ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long - Nguồn dữ liệu
Đề tài sử dụng bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình
Việt Nam năm 2006 do Tổng Cục thông kê tiến hành điều
tra trong cả nước. Mẫu điều tra thu nhập và chi tiêu gồm
9.189 hộ sống trong 3.100 xã/phường với đầy đủ 8 nội dung
điều tra và phần mở rộng về giáo dục và y tế, đại diện cho
cả nước, thành thị nông thôn và 8 vùng sinh thái.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài rút trích dữ liệu của các
hộ gia đình sống trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
bao gồm ... hộ (số hộ), thuộc ... tỉnh (số tỉnh), ... (tên các
tỉnh), ...

Ví dụ 7.2 (tiếp theo) Nghiên cứu phân loại tình trạng nghèo đa
hướng - Nguồn dữ liệu
Đề tài thực hiện tại một sô xã đại diện cho hai huyện Củ
Chi và Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu thứ
cấp bao gồm các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội
của hai huyện, thông tin tổng hỢp kết quả điều tra nông
thôn của thành phố Hồ Chí Minh trong các nàm gần đây.
Dữ liệu sơ cấp bao gồm thông tin kinh tế - xã hội của hộ
gia đình nông thôn thu thập thông qua phỏng vấn điều tra
bằng bảng câu hỏi.
Phương pháp chọn mẫu dự kiến áp dụng là chọn mẫu
nhiều giai đoạn, với giai đoạn một là theo nhóm (cluster
sampling) để chọn các xã đại diện cho hai huyện và các
thôn âp đại diện cho các xã được chọn. Giai đoạn hai là

241
Chương 7: Viết đề cương nghiên cứu

chọn hộ điều tra bằng phương pháp phân tầng theo tỷ lệ


theo tình trạng kinh tê - xã hội của hộ (nghèo, trung bình,
khá, giàu) do người địa phương chỉ ra theo kinh nghiệm và
thước đo tại địa phương. Mẫu được rút ra bằng phương
pháp hệ thống.
Cỡ mẫu được xác định dựa trên biến chi tiêu bình quân
đầu người của hộ có được từ phỏng vấn thử 30 hộ dân tại
mỗi huyện, và bảo đảm cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm hộ
tai một xã là 30 hộ.

Kê tiếp, ta cần trình bày chi tiết các biến số mà ta cần phải thu
thập. Việc trình bày chi tiết giúp cho ta hiểu được bản chất của dữ
liệu, nguồn để thu thập và định hướng rất rõ ràng cách thu thập dữ
liệu, đồng thời giúp ta soạn thảo phiếu điều tra một cách đầy đủ,
không thiếu sót, nếu cần phải tổ chức điều tra. Ta nên chỉ rõ dữ liệu
nào, thông tin nào, biến sô nào thuộc nhóm dữ liệu thứ cấp và thuộc
nhóm dữ liệu sơ cấp.

Ví dụ. 7.1 (tiếp theo) Nghiên cứu tình trạng nghèo của hộ gia
đình ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long - Các biến sô phân tích
Đề tài phân tích các biến số chủ yếu sau đây; chi tiêu bình
quân đầu ng\/ời của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và lao
động trong hộ gia đình, tỷ lệ người phụ thuộc, dân tộc Kh.mer,
đất canh tác lúa, loại nghề làm việc (nông nghiệp hoặc phi
nông nghiệp), sự sẵn có của hệ thống giao thông đường bộ, loại
đường, sự sẵn có của chợ khu vực, khoảng cách từ nhà hoặc nơi
sản xuất đến chợ, v.v.

Các biến được rút trích từ bộ dữ liệu VHLSS 2006, cụ thể là: ...

242
Chíưcơng 7: Viết đề cương nghiên cứu

Phương pháp phân tích xử lý sô liíệu


Phần này trình bày cách thức mà ta dự kiến sẽ áp dụng để phần
tích, xử lý dữ liệu thu thập được (analysis methods). Các phương pháp
phân tích nên được chỉ ra một cách cụ thể, chi tiết để bảo đảm người
đọc và phê duyệt đề cương có đầy đủ thônig tin để nhận xét. Mục tiêu
áp dụng của từng phương pháp phân tích nên được làm rõ, và kèm
theo là trình bày các kỹ thuật thông kê, các kiểm định thông kê sẽ
được áp dụng.
Cuối cùng, ta cũng nên chỉ ra công cụ tính toán nào sẽ được áp
dụng, ví dụ tên của các phần mềm thống kê được dCmg cho phân tích.

Ví dụ 7.1 (tiếp theo) Nghiên cứu tình trạng nghèo của hộ gia
đình ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long - Phương pháp phân
tích dữ liệu
Đề tài kết hợp phân tích thống kê mô tả và phân tích mô hình
hồi quy đa biến.
Tình trạng nghèo của hộ sẽ được mô tả chi tiết thông qua các
biến sô kinh tê - xă hội. Các đặc trưng của hộ nghèo sẽ được so
sánh với hộ giàu và các nhóm hộ khác. Các kiểm định thống
kê T-test, F-test, phân tích xếp hạng Duncan (One-way
ANOVA) sẽ được áp dụng để kiểm định khác biệt giá trị trung
bình. Kiếm định chi-square sẽ được áp dụng cho một số biến
định tính. Phân tích tương quan cũng được thực hiện để phát
hiện quan hệ giữa các biến định lượng.
Mô hình hồi quy đa biến logit được dùng để đánh giá ảnh
hưởng của các yếu tố kinh tê - xã hội đến tình trạng nghèo của
hộ gia đình.
Sô liệu sẽ được phân tích và trình bày dựa trên kết quả thông
kê có được từ phần mềm SPSS 17.0.

243
Chương 7: Viết đề cương nghiên cứu

Ví dụ 7.2 (tiếp theo) Nghiên cứu phân loại tình trạng nghèo đa
hướng - Phương pháp phân tích dữ liệu

Bước 1. Xác định tương quan giữa tình trạng nghèo thể
hiện bằng thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người của
hộ) với các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội (tài sản sinh
kế).
Bước 2. Xác định các cụm biến đại diện cho các yếu tố kinh
tế, văn hóa, xã hội (tài sản sinh kế), từ đó chuẩn hóa các
biến có thể đại diện cho tình trạng sinh kế và nghèo đói.
Áp dụng phân tích thành phần chính (Analysis of
Principal Components).
Bước 3. Phân loại tình trạng nghèo giàu của hộ gia đình
dựa trên các cụm biến đại diện cho các yếu tô kinh tế, văn
hóa, xã hội (tài sản sinh kế). Áp dụng phân tích Clustering
Analysis.
Bước 4. So sánh cách phân loại tình trạng nghèo giàu của
hộ gia đình dựa trên các cụm biên đại diện cho các yếu tố
kinh tế, văn hóa, xã hội (tài sản sinh kế) với cách phân
loại nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Áp dụng thống kê
mô tả và phân tích phương sai.
Bước 5. Đánh giá các nhân tố sinh kế ảnh hưởng đến tình
trạng giàu nghèo của hộ theo các cách phân loại khác
nhau. Áp dụng các mô hình hồi quy đa biến OLS (thu
nhập), logit (nghèo tuyệt đối), multinomial logit (nghèo
tương đối).

244
cmioing 7: Viet đề cUdng nghiên cứu

7.2.7 Cấu trUc dự kiến của báo cáo kế‫؛‬t' quả


ớ mục này, ta cần trinh bày một cách ‫؛‬sơ lược cấu trúc dự kiến của
báo cáo kết quả nếu dề tài dược thực hiệ:n và báo cáo. Thông thường,
cấu trUc của một báo cáo nghiên cứu có năir.n phần rõ rệt như sau:
Dặt vấn dề
Tổng quan tài liệu
Phương pháp nghiên cứu
Kết quả và thảo luận
Kết luận và dề nghị
và sau đO là tàí lỉệu tham khảo và phụ lục hình ảnh, số liệu thống
kê và các vân bản khác (nếu có).

7.2.8 Các nội dung khác


Ngoài bảy nội dung mà một dề cương nghiên cứu khoa học kinh tế
cần phải thể hiện như trên, dề cương cồn có thể bao gồm thêm một số
nội dung khác, tùy theo yêu cầu trình bày của tổ chức, cơ quan quản ly
nghiên cứu khoa học hoặc nhà tài trợ. Thông thường, nhà nghiên cứu
dược yêu cầu thể hiện cắc nội dung sau:
Lịch trinh dự kiến■, trinh bày các bước tiếp theo cần phải thực
hiện dể hoàn thành nghiên cứu và thời gian cần thiết dể thực hiện.
Lịch trinh này dược thể hiện dưới dạng một sơ dồ biểu thị từng hạng
mục công việc chi tiết và tiến độ thờí gian tinh bằng tuần hoặc bằng
tháng.
^ê' hoạcỉi kinh phi cho thực hiện nghiên cứu (nếu dược yêu cầu);
trinh bày dự kiến chi tiêu cho từng loại hoạt dộng, công việc và cấc
loại chi tiêu khác theo quy định của cơ quan quản ly hoặc nhà tài trợ.

245
Chương 7: ١‫ﱂ‬1‫ ﺍ' ﺝ‬ơề cương ngh'١ên cứu

Thông thương, nhà nghiên cứu phải tuân thủ cấc quy định này, với
một hạn mức kinh phi trần được cho biết trước.
NhOm nghiên cứu cũng có thể dược yêu cầu bổ sung các hồ sơ của
cá nhân và tổ chức đăng ký nghiên cứu, chU yếu là giới thiệu người
tiến hành nghiên cứu, có thể là cá nhân hoặc nhOm, tóm tắ t tỉểu sử
và quá trinh học tập, nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn (nếu dược
yêu cầu).
Phần cuối của dề cương cUng nên dược bổ sung danh sách các tài
liệu tham khảo, bao gồm những tài liệu dã sử dụng dể xây dựng dề
cương nghiên cứu và những tài liệu dề nghị tham khảo tiếp theo cho
quá trinh nghiên cứu.
Cuối cùng là phụ lục những thông tin sơ bộ nhưng có liên quan
dến nghiên cứu dự kiến (nếu có).

246
Clhiương 7: Viết đề cương nghiên cứu

TÓM Lược CHƯƠNG 7

Đề cương nghiên cứu là một văn h‫؛‬ả n chỉ ra lý lẽ để thực hiện


nghiên cứu và cách thức mà ta sẽ tiến hà nh tổ chức thực hiện nghiên
cứu. Có thể coi đề cương nghiên cứu là n:)ột bản kế hoạch chi tiết, tổng
hợp tất cả các nội dung mang tính kế hoạch mà ta sẽ thực hiện khi
thực thi đề tài nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu phải thể hiện kết quả
của các bước ta đã đạt được trong quá trình tìm kiếm ý tưởng và
chuẩn bị kế hoạch, bao gồm lý do chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu,
câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, các lý thuyết liên
quan ١'à giả thuyết nghiên cứu, đồng thời trình bày kế hoạch tiếp theo
để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Đề cương nghiên cứu là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý
và tổ chức tài trợ nghiên cứu xem xét và phê duyệt và cho phép tài
trọ' thực hiện nghiên cứu, để các hội đồng khoa học xem xét chấp
thuận cho thực hiện đề tài, luận văn trong trường đại học.
Một đề cương nghiên cứu mang tính chuẩn mực thông thường bao
gồm các nội dung theo trình tự cấu trúc như sau: i) Đặt vấn đề; ii)
Mục tiêu nghiên cứu; iii) Câu hỏi nghiên cứu; iv) Phạm vi và đơn vị
nghiên cứu; v) Sơ lược về các cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên
cứu trước đây (những khái niệm, lý thuyết và nghiên cứu liên quan);
vi) Khung khái niệm (nếu có); vii) Giả thuyết nghiên cứu (nếu có); viii)
Khung phân tích (nếu có); ix) Phương pháp nghiên cứu; x) Cấu trúc dự
kiên của báo cáo. Ngoài ra, đề cương nghiên cứu còn có thể có một số
hạng mục viết khác nữa như lịch trình, kê hoạch kinh phí, v.v.
Cách thức viết từng nội dung phải bảo đảm thể hiện đúng với yêu
cầu phải đạt của từng nội dung, dùng văn phong khoa học, súc tích,
ngắn gọn, diễn đạt chính xác, trong sáng.

247
Chương 7: Viết đề cương nghiên cứu

T h u ật n ểữ
Đề cương nghiên cứu Research proposal
Đặt vấn đề Problem statement, background
rationale
Mục tiêu nghiên cứu Research objectives
Mục tiêu tổng quát Overall, general objectives
Mục tiêu cụ thể Specific objectives
Câu hỏi nghiên cứu Research questions
Phạm vi nghiên cứu Scope of research
Đơn vị nghiên cứu Research unit
Tổng quan tài liệu Literature review, overview
Phương pháp luận Methodology of research
nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên Research hypotheses
cứu
Khung khái niệm Conceptual framework
- Khung phân tích Analytic framework
Nguồn dữ liệu Data sources
Thu thập dữ liệu Data collection
٠ Phương pháp chọn Sampling
mẫu
- Phân tích dữ liệu Data analysis

248
CMƠỈÌQ 7'■ Viết đề cương nghiên cứu

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy cho biết cấu trúc cơ bản của đề cưiơng nghiên cứu?
2. Cho biết tại sao phần tổng quan tài liệu được trình bày trước phần
phương pháp luận nghiên cứu?
3. Trong một đề cương nghiên cứu, phần phương pháp luận nghiên
cứu bao gồm các nội dung nào?

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Hãy viết đề cương nghiên cứu cho một vấn đề nghiên cứu mà bạn đă
chon.

249
Chương 8: Thu thập dữ liệu

Chựđầig
8
ĨUUĨHỆPDÌỈLIỆU

MỤC TIÊU CHƯƠNG


Mục tiêu của chương này là hướng dẫn sinh viên các phương pháp
thu thập dữ liệu định tính và định lượng. Cụ thể là giúp sinh viên
hiểu được các loại dữ liệu, nguồn của dữ liệu và làm thế nào để thu
thập được dữ liệu phù hợp cho các loại nghiên cứu và các vấn đề
nghiên cứu khác nhau.

8.1 NGUỒN DỮ LIỆU


Nhớ là ta có hai loại nguồn dữ liệu cơ bản cho nghiên cứu là (1)
dữ liệu thứ cấp và (2) dữ liệu sơ cấp. Những định nghĩa cơ bản về hai
loại dữ liệu này đã được trình bày ở chương ba. Trước tiên, ta nhắc lại
một số tính chất cơ bản của hai loại dữ liệu này.

251
Chương 8: Thu thập dữ liệu

8.1.1 Dữ liệu thứ cấp


Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho
các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của ta. Dữ liệu
thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ
liệu đã xử lý. Như vậy dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu
trực tiếp thu thập.
Có nên đánh giá thấp nguồn dữ liệu thứ cấp có sẵn hay không?
Ta nên xem xét sự hợp lý của nguồn dữ liệu thứ cấp đối với vấn đề
nghiên cứu của chúng ta trước khi tiến hành thu thập dữ liệu của
chính mình. Các cuộc tổng điều tra về tổng thể, nhà ở, điều tra doanh
nghiệp, điều tra mức sống dân cư, điều tra kinh tê xã hội hộ gia đình,
v.v do chính phủ yêu cầu thường là những nguồn dữ liệu rất quan
trọng cho các nghiên cứu kinh tê xã hội.
Ngoài ra, một số nguồn dữ liệu dưới đây có thể là quan trọng cho
các nghiên cứu của chúng ta bao gồm:
Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan
thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất
nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dữ liệu của các công ty về báo
cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị
trường, v.v;
Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học;
Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên
ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan;
Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến
vấn đề nghiên cứu;
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các bài báo
cáo nghiên cứu khoa học, các luận văn của các sinh viên khác
(khóa trước) trong trường hoặc ở các trường khác.
252
Chương 8: Thu thập dữ liệu

ưu điểm của việc sử dụng dữ liệu thíứ cấp là tiết kiệm tiền, thời
gian.
Tuy nhiên, nếu một nghiên cứu chỉ chú trọng sử dụng dữ liệu thứ
cấp thì cũng khó có thể đạt được kết quả mong muốn và khó tạo ra
kết quả mới. Hai nhược điểm căn bản trong sử dụng nguồn dữ liệu thứ
cấp là:
Số liệu thứ cấp này đã được thu thập cho các nghiên với các
mục đích khác và có thể hoàn toản không hỢp với vấn đề của
chúng ta, khó phân loại dữ liệu, các biến số và đơn vị đo lường
có thể khác nhau.
Dữ liệu thứ cấp thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được
mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.
Trách nhiệm của người nghiên cứu là phải đảm bảo tính chính
xác của dữ liệu, phải kiểm tra xem các kết quả nghiên cứu của người
khác là dựa vào dữ liệu thứ cấp hay sơ cấp. Vì vậy điều quan trọng là
phải kiểm tra dữ liệu gốc.
Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu cũng thay đổi theo dạng
dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp. Với dữ liệu thứ cấp, ta thường dùng
phương pháp nghiên cứu tài liệu. Với dừ liệu sơ cấp, ta thường dùng
ba phương pháp thu thập là quan sát, phỏng vấn, và điều tra bằng
bảng câu hỏi. Các phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu được trình
bày qua sơ đồ 8.1 dưới đây.

253
‫?‬
‫·«<‬
‫يﺀ‬
‫ي‬
‫ي‬
‫ء‪I‬‬
‫ؤ‬
‫‪٠٠‬‬
‫‪١‬‬‫‪٠‬‬‫‪٥‬‬

‫ع‬
‫ه‬

‫‪I‬‬
‫م‬
‫‪٠٠‬‬
‫ﻻ‬
‫ة'‬
‫ة‬
‫‪со‬‬
‫ع‬
‫‪٠‬‬
‫ﺓ‬
‫‪/й‬‬

‫ت‬
‫‪٠‬ي ‪0‬؟‬

‫‪٠٠‬‬
‫‪٠٠‬‬
‫‪٠‬ا‬ ‫ا‬

‫‪٠٠‬‬

‫;لؤ ‪254‬‬
‫ﺑﺎ‬
Chương 8: Thu thập dữ liệu

8.1.2 Dữ liệu sơ câp


Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoậ(C không thể giúp trả lời các
câu hỏi nghiên cứu của chúng ta, chúng ta cần phải tự mình thu thập
dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứiu đặt ra. Các dữ liệu tự thu
thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp. Hay nói cách khác dữ liệu sơ cấp
là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập.

8.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU s ơ CẤP


8.2.1 Khác biệt trong thu thập dữ liệu giữa hai phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng
ở Chương 4, ta đã khảo sát sự khác biệt giữa nghiên cứu định
tính và định lượng. Sự khác biệt này còn thể hiện trong phương thức
thu thập dữ liệu cho nghiên cứu. Các khác biệt được thể hiện qua
nhiều tính chất khác nhau như mục tiêu nghiên cứu, cách trình bày dữ
liệu, phương pháp chọn mẫu, cách đặt câu hỏi điều tra và công cụ
dùng để phỏng vấn. Các khác biệt cơ bản giữa hai phương pháp về thu
thập dữ liệu được trình bày ở bảng 8.1.
Mục đích
Nghiên cứu định lượng nhắm đến việc lượng hóa vấn đề nghiên
cứu bằng cách mô tả sự kiện bằng những con số, làm tiền đề cho việc
phân tích và xử lý áp dụng thông kê. Ngoài các biến định lượng chủ
yếu được đo lường bằng thang đo tỷ sô, nhà nghiên cứu thường cô"
gắng lượng hóa các biến định tính mà chủ yếu là các biến thể hiện
nhận thức, thái độ, hành vi của con người bằng cách áp dụng các
thang đo thái độ. Dữ liệu thường được ghi nhận dưới dạng các thang
đo danh nghĩa, thứ bậc hoặc là khoảng.

255
Chương 8: Thu thập dữ liệu

Trong khi đó, nghiên cứu định tính không nhằm đến việc lượng
hóa và nhằm vào việc hiểu sâu sắc và mô tả sự vật, hiện tượng
nghiên cứu bằng lời.
Trình bày
Ngôn ngữ trình bày trong nghiên cứu định lượng là ngôn ngữ của
chính bản thân nhà nghiên cứu. Với góc nhìn độc lập, khách quan,
không tác động đến vấn đề nghiên cứu, nhà nghiên cứu cố gắng trình
bày vấn đề nghiên cứu thông qua sự hiểu biết, quan điểm, cảm nhận
và ngôn ngữ của chính mình. Trong khi đó, nghiên cứu định tính lại
yêu cầu trình bày kết quả từ góc độ quan điểm và ngôn ngữ của người
tham dự, nhằm thông tin lại kết quả nghiên cứu dưới dạng nguyên
bản, giúp nhà nghiên cứu hiểu được vấn đề từ góc nhìn của người
trong cuộc.
Chọn mẫu
Như đã trình bày ở Chương 1 và Chương 6, nghiên cứu định lượng
mong muốn hiểu được tổng thể nghiên cứu thông qua mẫu nghiên cứu.
Vì vậy, một trong những yêu cầu quan trọng để chọn mẫu định lượng
là mẫu phải có tính đúng đắn, có nghĩa là mẫu phải mang tính đại
diện cho tổng thể. Ngược lại, nghiên cứu định tính không nhắm đến
việc tìm hiểu toàn bộ tổng thể nghiên cứu, mà chỉ nhằm vào những
mục đích cụ thể nào đó trong nghiên cứu được phản ảnh qua những
phần tử cụ thể nào đó của tổng thê nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu
định tính thường áp dụng các phương pháp chọn mẫu có mục đích mà
không quan tâm đến tính đại diện của mẫu đối với tổng thể.
Câu hỏi
Xuất phát từ sự khác biệt về mục đích giữa nghiên cứu định tính
và định lượng mà cách thiết kế câu hỏi điều tra giữa hai phương pháp
nghiên cứu cũng khác nhau. Nghiên cứu định lượng thường áp dụng

256
Chương 8: Thu thập dữ liệu

những câu hỏi soạn sẵn, và định trước cắc phương án trả lời, thang đo
của dữ liệu và phương thức xử lý sau khi thu thập. Các phương án kết
quả cho trước cũng được mã hóa sẵn để chuyển đổi thông tin định
tính thành thông tin định lượng, phục vụ cho việc xữ lý thông kê.
Trong khi đó, nghiên cứu định tính quan tâm nhiều hơn đến việc tìm
hiếu, khám phá bản chất của vấn đề nghiên cứu nên không ràng buộc
người trả lời với những phương án ghi sẵn, mà luôn tạo điều kiện cho
người tham dự trình bày hết mọi khía cạnh của vấn đề. Vì vậy,
nghiên cứu định tính thường dùng dàn ý phỏng vấn, dùng câu hỏi mở
đế khơi gợi vân đề và đi sâu vào thảo luận.

Bảng 8.1 Khác biệt nghiên cứu định lượng và định tính

STT Tính chất Định lượng Định tính

1 Mục đích Mô tả sự kiện bằng Xác định ý nghĩ, quan


những con số điểm, cảm xúc, xu
hướng bằng lời

2 Trình bày Quan điểm, ngôn ngữ Quan điểm, ngôn ngữ
của nhà nghiên cứu của người được nghiên
cứu
11
3 Chọn mẫu Ngẫu nhiên hoặc ngẫu Có mục đích
nhiên có phân tầng

4 Câu hỏi Đóng, trắc nghiệm, câu Mở, câu trả lời tự do
trả lời định sẵn. không định sẵn.

5 Phỏng vấn Cấu trúc. Bảng hỏi được Bán cấu trúc. Bảng hỏi
soạn sẵn theo một cấu chỉ mang tính chất gợi
trúc cố định, không ý. Các câu hỏi được
được thay đổi. phát triển từ trả lời của
người được phỏng vấn.

257
Chương 8: Thu thập dữ liệu

Hình thức phỏng vấn


Nghiên cứu định lượng, với các yếu tô" trên, luôn đòi hỏi nhà
nghiên cứu chuẩn bị sẵn sàng các câu hỏi điều tra được biên soạn kỹ
lưỡng, và phân bố theo một cấu trúc cố định để phục vụ cho việc xử lý
dữ liệu. Phiếu điều tra (bảng câu hỏi) là công cụ phổ biến nhất để thu
thập thông tin. Ngược lại, nghiên cứu định tính chủ yếu xác định dàn
ý của các câu hỏi điều tra, bảng câu hỏi chỉ mang tính chất gợi ý, và
cho phép nhà nghiên cứu phát triển thêm các câu hỏi bất kỳ trong
suốt quá trình diều tra, thu thập thông tin.

8.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu


Có ba phương pháp phổ biến thường được sử dụng trong lĩnh vực
nghiên cứu kinh tế là quan sát, phỏng vấn và điều tra qua bảng hỏi.
Hai phương pháp đầu thường được áp dụng nhiều trong nghiên cứu
định tính, và điều tra qua bảng hỏi là phương thức thu thập thông tin
dữ liệu sơ cấp chủ yếu của nghiên cứu định lượng.

Phương pháp quan sát


Có hai phương thức quan sát là quan sát có tham dự và không có
tham dự.
Quan sát có tham dự (nhập vai) cho phép nhà nghiên cứu xuất
hiện như là một thành viên tham dự trong cuộc nghiên cứu, và có thế
cho phép người tham dự biết được hay không biết được sự hiện diện
của nhà nghiên cứu. Ví dụ nhà nghiên cứu đóng vai là hành khách đi
xe buýt công cộng để tìm hiểu chất lượng phục vụ hoặc đánh giá mức
độ hài lòng của người sử dụng.
Quan sát không có tham dự (không nhập vai) không cho phép nhà
nghiên cứu cùng hiện diện với người tham dự, mà nhà nghiên cứu chỉ

258
Chương 8: Thu thập dữ liệu

đóng vai là một người quan sát độc lập, khách quan, không tác động
vào bối cảnh nghiên cứu. Ví dụ nhà nghiiên cứu quan sát và đếm các
loại phương tiện qua cầu, qua chót giao thông; quan sát người công
nhân trong dây chuyền sản xuất để làm định mức lao động; quan sát
địa bàn nơi sẽ tiến hành khảo sát (nhà cửa, đường sá, các cơ sở vật
chất kỹ thuật, chợ búa, trường học, cách đi lại giao tiếp của người dân
trong cộng đồng), v.v.
Những trở ngại khi sử dụng phương pháp quan sát là:
(1) Đối tượng thay đổi hành vi khi cảm thấy bị quan sát theo
hướng tích cực hoặc tiêu cực.
(2) Thiên lệch chủ quan của người quan sát.
(3) Diễn giải khác nhau cho cùng một quan sát giữa những người
quan sát khác nhau.
(4) Quan sát phiến diện hoặc ghi chép thiếu. Quan sát kỹ, ghi
chép thiếu hoặc quan sát thiếu nhưng ghi chép kỹ chú tâm
quan sát quên ghi chép và ngược lại.
Phương pháp quan sát thường được vận dụng trong nghiên cứu
marketing (quan sát hành vi người tiêu dùng), hoặc quan sát bấm giờ
trong nghiên cứu tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tính định mức lao
động hoặc một số nghiên cứu tố’ chức hệ thống giao thông vận tải,
đếm lượng xe lưu thông qua cầu, phà, v.v.

Phương pháp phỏng vấn


Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dữ liệu rất thông
dụng. Trong cuộc sống đời thường chúng ta thu thập thông tin thông
qua các dạng khác nhau của việc giao tiếp với người khác. Bất kỳ giao
tiếp nào giữa hai hay nhiều người với mục đích định trước gọi là
phỏng vẩn. Một mặt, phỏng vấn có thể rất linh hoạt, uyển chuyển khi
phỏng vấn viên tự do đặt câu hỏi xung quanh vân đề cần khảo sát,
259
Chương 8: Thu thập dữ liệu

mặt khác, phỏng vấn có thể không linh hoạt khi phỏng vân viên bám
sát theo các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Do đó phỏng vấn được
phân loại tùy vào mức độ linh hoạt như trình bày trong sơ đồ dưới
đây:
Các dạng phỏng vấn: (1) cấu trúc; (2) không cấu trúc và (3) bán
cấu trúc.
Trong phỏng vấn cấu trúc có trình tự (trật tự, cấu trúc) phỏng
vấn, nội dung phỏng vấn và câu hỏi phỏng vấn cùng với những câu từ
trong đó đều được định sẵn. Ngược lại, trong phỏng vấn không cấu
trúc thì trật tự phỏng vấn, nội dung phỏng vấn cũng như các câu hỏi
phỏng vấn đều linh hoạt, có thể thay đổi tùy hoàn cảnh, tình huống
cụ thể. Phỏng vấn bán cấu trúc là sự kết hợp của hai loại phỏng vấn
trên.

Phỏng vấn không cấu trúc


Một số dạng phỏng vấn không cấu trúc thường được sử dụng là:
phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm mục tiêu,
tường thuật và truyền miệng.
Phổ biến nhất hiện nay là phương pháp kết hợp khảo sát định
lượng (phỏng vấn cấu trúc thường bằng các câu hỏi đóng, phiếu điều
tra) với khảo sát định tính bằng phương pháp đánh giá nhanh có sự
tham dự PRA (participatory rapid appraisal). Phương pháp này áp
dụng phỏng vấn bán cấu trúc bằng câu hỏi mở, thảo luận nhóm mục
tiêu, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn cá nhân với sự tham dự của
các đối tượng nghiên cứu và phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn sâu (in-depth interview) là phỏng vấn trực tiếp trên cơ
sở hiểu biết tin tưởng lẫn nhau (thường là phỏng vấn lặp lại). Người
được phỏng vấn trình bày những nhận thức, hiểu biết, kinh nghiệm
và hoàn cảnh sống của họ bằng ngôn ngữ của chính họ. Phỏng vấn

260
Chương 8: Thu thập dữ liệu

sâu thường sử dụng trong các nghiên cứu tìình huông, nghiên cứu điển
hình.
Phỏng vấn nhóm mục tiêu (thảo luận nhóm mục tiêu): tương tự
như phỏng vấn sâu nhưng người phỏng v‫؛‬ấn trao đổi với một nhóm,
còn người được phỏng vấn làm việc với cá nhân. Chủ đề phỏng vấn
được phát triển rộng bởi người phỏng vấn hoặc nhóm. Những vấn đề
chính sẽ được phát hiện quan thảo luận nhóm và các thành viên, chia
xẻ nhận thức, quan điểm của họ về cùng nhhững vấn đề quan tâm.
Người phỏng vấn cần ghi chép lại một cách trung thực ý kiến của
nhóm. Tốt nhất nhờ thư ký hoặc ghi âm, ghi hình vì người phỏng vấn
cần tập trung làm tốt vai trò người hướng dẫn thảo luận, sau đó cần
kiểm tra lại những thông tin đã ghi chép. Chú ý khi bắt đầu vào thảo
luận cần phải có thời gian để các thành viên trong nhóm tự giới thiệu
về mình. Thư ký nên đánh sô thứ tự cho các thành viên và khi họ
phát biểu chỉ cần ghi lại số thứ tự đó (vừa ghi chép nhanh vừa đảm
bảo khách quan hoặc bảo mật thông tin cá nhân cho người tham gia
thảo luận).
Phỏng vấn chuyên gia và những người chủ chốt (key persons):
tương tự như phỏng vấn sâu nhưng đối tượng phỏng vấn là những
chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và những người am hiểu cộng
đồng, am hiểu địa bàn nơi tiến hành khảo sát (kỹ sư, giám đốc các cơ
quan, cán bộ địa phương các cấp, lão nông tri điền, ...).
Tường thuật là phương pháp mà nhà nghiên cứu nghe người trong
cuộc tường thuật lại những gì đã xảy ra trong cuộc sống của họ. Nhà
nghiên cứu chỉ lắng nghe, thỉnh thoảng sử dụng các kỹ thuật để
khuyên khích người nói hứng khởi hơn, ví dụ dùng những tiếng đệm
như: “à há”, “đúng rồi”, v.v, vào những thời điểm thích hợp. Cơ bản là
để cho người nói nói một cách tự nhiên, không được cắt ngang câu
chuyện làm họ mất cảm hứng. Tường thuật là một phương pháp thu

261
Chương 8: Thu thập ơữ liệu

thập thông tin dữ liệu rất hữu hiệu đặc biệt với những vấn đề nhạy
cảm. Nhà nghiên cứu đề nghị những người đã trải qua chuyện đó
tường thuật lại kinh nghiệm đã qua và họ bị tác động như thế nào.
Giống như phỏng vấn nhóm, cần chọn cách ghi chép thật thích hợp.
Sau khi nghe tường thuật câu chuyện xong nhà nghiên cứu phải ghi
chép lại một cách tỉ mỉ, trung thực và phải đưa lại cho người tường
thuật xem để kiểm tra tính chính xác của thông tin.
Truyền miệng gần giông như phương pháp tường thuật. Phương
pháp truyền miệng sử dụng cả hai cách lắng nghe thụ động và chủ
động. Phương pháp này thường áp dụng để nắm bắt những sự kiện
lịch sử đã xảy ra trong quá khứ hay để hiểu biết văn hóa, phong tục
tập quán hoặc những cáu chuyện đă xáy ra trong quá khứ từ thế hệ
này qua thế hệ khác. Nếu như tường thuật là kể lại câu chuyện của
bản thân người đó thì truyền miệng là kể lại sự kiện lịch sử, xã hội
hoặc văn hóa.
Thu thập thông tin dữ liệu bằng phỏng vấn không cấu trúc cực kỳ
hữu ích trong trường hợp cần những thông tin sâu hoặc chưa hiểu biết
nhiều về vùng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu. Sự linh họat giúp
người phỏng vấn khai thác được nhiều thông tin phong phú trước khi
tiến hành phỏng vấn cấu trúc. Tuy nhiên phỏng vấn không cấu trúc
hạn chế khả năng so sánh và dễ bị thiên lệch trong quá trình thu
thập thông tin. Do đó cần thiết phải có hướng dẫn phỏng vấn như là
một phương tiện để thu thập dữ liệu. Phương pháp này cũng đòi hỏi
người phỏng vấn phải có kỹ năng rất cao, cao hơn so với sử dụng
phương pháp phỏng vấn cấu trúc.

Phỏng vấn cấu trúc


Trong phỏng vấn cấu trúc, nhà nghiên cứu hỏi một loạt các câu
hỏi xác định trước theo một trật tự nhất định trong bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi gồm các câu hỏi đóng hoặc mở được chuẩn bị sẵn cho

262
Chương 8: Thu thập dữ liệu

phỏng vấn viên. Thường là dùng hình thức sử dụng các câu hỏi đóng
có các phương án trả lời khác nhau để người được phỏng vấn lựa
chọn. Tuy nhiên thông thường bao giờ cũng có câu trả lời khác. Bảng
câu hỏi là phương tiện còn việc phỏng vấn là phương pháp thu thập
thông tin dữ liệu, ưu điểm chính của phỏng vấn cấu trúc là cung cấp
thông tin có khả năng so sánh. Phỏng vấn cấu trúc không đòi hỏi kỹ
năng phỏng vấn cao như trong phỏng vấn bán cấu trúc.

8.3 BẢNG HỎI


Bảng hỏi hay là phiếu điều tra (questionnaire) là bảng liệt kê các
câu hỏi điều tra mà người được phỏng vấn tự trả lời bằng cách tự viết
vào. Khác nhau giữa phỏng vấn và bảng hỏi là người phỏng vấn có
thể hỏi, giải thích nếu cần và ghi lại câu trả lời còn bảng câu hỏi là
do chính người trả lời ghi vào. Bảng hỏi cần phải có câu hỏi rõ ràng,
dễ đọc, dễ theo dõi, dùng ngôn ngữ phổ biến như văn nói giao tiếp
thông thường mà người được phỏng vấn cảm thấy quen thuộc. Những
câu hỏi nhạy cảm thường kèm theo sự giải thích rõ ràng. TôT nhất là
dùng phông chữ khác để phân biệt với câu hỏi khác.

8.3.1 Các cách khác nhau trong việc áp dụng bảng hỏi trong
thu thập số liệu, thông tin
Có hai cách sử dụng bảng hỏi là thư tín và thu thập trực tiếp.
Phương thức thư tín là nhà nghiên cứu gởi bảng hỏi cho người tham
dự qua bưu điện, và sau khi trả lời, ngirời tham dự sẽ gởi chuyển lại
bảng hỏi đã có thông tin. Tuy nhiên cần phải có địa chỉ của người
được phỏng vấn. Cần gởi kèm theo bì thư ghi địa chỉ phản hồi và dán
sẵn tem đê họ gởi lại sau khi điền câu trả lời. cần có thư ngỏ đính
kèm với bảng hỏi để giới thiệu cho người tham dự biết những thông

263
Chương 8: Thu thập dữ liệu

tin cơ bản về cuộc nghiên cứu và nhóm tác giả. Phương pháp này có
hạn chê quan trọng là tỷ lệ thu hồi bảng hỏi rất thấp.
Phương thức thứ hai là thu thập tại nơi hội họp, học tập hoặc nơi
công cộng như sinh viên, học viên các chương trình, trung tâm mua
sắm, y tế, bệnh viện, trường học, quán ăn, câu lạc bộ giải trí và các
nơi phù hợp mà ta có thể gặp được người tham gia phỏng vấn.
Thư ngỏ đặc biệt quan trọng khi sử dụng bảng hỏi. Khi sử dụng
thư ngỏ, ta cần lưu ý đến các nội dung của thư ngỏ, chủ yếu gồm các
mục:
(1) giới thiệu cơ quan tổ chức mà bạn đại diện;
(2) mô tả mục tiêu chính của nghiên cứu (2-3 câu);
(3) giải thích tầm quan trọng của nghiên cứu;
(4) những hướng dẫn chung;
(5) xác nhận rằng việc tham gia trả lời bảng hỏi là tự nguyện nếu
người được hỏi không muốn trả lời họ có quyền trả lời;
(6) bảo đảm nguồn thông tin là do chính họ cung cấp;
(7) cung cấp cho họ số điện thọai, địa chỉ liên lạc trong trường hợp
họ cần trao đổi thắc mắc hay hỏi lại những điều chưa rõ;
(8) địa chỉ gởi lại bảng trả lời và thời gian;
(9) cảm ơn vì sự hợp tác.

8.3.2 Các dạng câu hỏi


Có 2 dạng câu hỏi chính là câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Trong câu
hỏi mở câu trả lời không được đưa ra trước để lựa chọn mà đối tượng
phải tự trả lời theo cách của họ. Trong câu hỏi đóng thường có sẵn các
phương án trả lời cho lựa chọn và thường có câu trả lời khác kèm theo
đề nghị giải thích.
264
Chương 8: Thu thập dữ liệu

Ví dụ 8.1
C âu hỏi đóng C âu hỏi mở
1. Vui lòng đánh dấu vào ô thích ĩ. Hiện nay bạn bao
hợp tuổi của bạn nhiêu tuổi?
Dưới 15 □ từ 15-19 □ từ 20-24 nu
2. Bạn làm việc ở đâu?
Cơ quan hành chính □ 2. Dạng tổ chức của cơ
Doanh nghiệp Nhà nước □ quan bạn làm việc là
Doanh nghiệp tư nhân □ gì?
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài □
Việc tự doanh □
3. Thu nhập trung bình hàng năm
của bạn là bao nhiêu?
Dưới 10 tr □ 3. Thu nhập trung bình
□ hàng năm của bạn là
Từ 10 - dưới 20 tr
bao nhiêu (triệu
Từ 20-dưới 30tr □
đồng/năm)?
Từ 30-dưới 40tr □
Từ 40 tr trở lên □
Hoặc tự xếp loại thu nhập hàng năm
của bạn
Trên trung bình □
Trung bình □
Dưới trung bình □

265
Chương 8: Thu thập dữ liệu

8.3.3 ưu nhưỢc điểm của câu hỏi mở


Câu hỏi mở cung cấp thông tin sâu, nhất là khi người phỏng vấn
có kinh nghiệm. Thông tin phong phú nhưng xử lý thông tin và phân
tích dữ liệu khó hơn. Nhà nghiên cứu cần phân tích nội dung thông
tin để làm rõ dữ liệu.
Câu hỏi md tạo cho người trả lời sự tự do diễn đạt ý tưởng của họ
chứ không trả lời theo một khuôn mẫu định sẵn. Tuy nhiên một sô
người không có khả năng trả lời một sô câu hỏi sẽ dẫn đến kết quả
thiếu thông tin.
Câu hỏi mở giúp tránh được thiên lệch từ phía người hỏi nhưng có
thể bị thiên lệch từ phía người trả lời.

8.3.4 ưu nhưỢc điểm của câu hỏi đóng


Sử dụng cầu hỏi đóng có ưu điểm lớn nhất là thông tin dữ liệu thu
thập được dễ dàng phân tích và xử lý, nhưng có một số hạn chê quan
trọng. Câu hỏi đóng do được biên soạn sẵn và hạn chế khả năng trả
lời tự do nên thiếu thông tin sâu và ít có sự khác biệt trong trả lời.
Câu hỏi đóng cũng dễ gây ra thiên lệch do các câu trả lời đã được
định sẵn, và thiên lệch đến từ ý tưởng của người đặt câu hỏi. Do câu
trả lời định sẵn nên kết quả có thể không phản ánh đúng ý kiến cửa
người được hỏi, trả lời thiếu động não.

8.3.5 Một số chú ý khi đặt câu hỏi


Khi đặt câu hỏi điều tra, nhà nghiên cứu phải chú ý đến nhiều
khía cạnh khác nhau đế bảo đảm việc thu thập thông tin tôt hơn và
thông tin được sử dụng hiệu quả. Các khía cạnh cần lưu ý là:
Câu hỏi phải được thiết lập đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, sử
dụng ngôn từ bình thường hàng ngày và phù hợp với ngôn ngữ

266
Chương 8: Thu thập dữ liệu

địa phương để bảo đảm người thaim dự hiểu rõ và trả lời chính
xác.
Cần xem xét trình độ, kiến thức củ.a đối tượng được hỏi liệu họ
có trả lời được câu hỏi đặt ra không.. Điều này cũng có nghĩa là
nội dung điều tra phải phù hợp với trình độ và kiến thức của
người trả lời.
Cách biên soạn câu hỏi phải đủ rỗ để bảo đảm là người được
hỏi phải hiểu câu hỏi như là người đặt ra câu hỏi. Đồng thời,
cũng cần phải chắc chắn rằng bất cứ người nào cũng hiểu được
câu hỏi với cùng một ý nghĩa giống hệt nhau, tức là mỗi người
đều hiểu ý nghĩa như nhau cho cùng một câu hỏi. Ví dụ câu hỏi
“công việc của bạn có gặp trử ngại vì bạn có con nhỏ không?”
Phương án trả lời: Có; Không. Câu này dẫn đến hai trường hợp
trả lời không; 1) người trả lời không có con nhỏ hoặc 2) người
trả lời có con nhỏ nhưng không ảnh hưởng tới công việc.
Mỗi câu hỏi chỉ liên quan đến một ý nghĩa, một khía cạnh duy
nhất (đơn hướng - unidimension), không được đặt câu hỏi mơ
hồ, ghép nhiều ý, chứa đựng nhiều ý, nhiều ngữ nghĩa. Đừng
hỏi những câu có hai ý hay nhiều ý cùng một lúc. Ví dụ “Bạn có
thường đến thư viện không và mỗi lần đến khoảng bao lâu? Để
làm gì?”
Với các câu hỏi nhạy cảm, gây khó khăn cho người trả lời, ta
cần chú ý thiết kê câu hỏi có lối thoát để tránh cho người trả
lời rơi vào tình thê khó khăn, ví dụ như các phương án trả lời
như “không biết” hay “không bình luận”, v.v.
Các câu hỏi được hình thành cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự và
mềm dẻo như: xin ông/bà vui lòng cho biết, v.v.

267
Chương 8: Thu thập dữ liệu

Đừng hỏi những câu có định hướng trả lời trước, ví dụ “ở TP.
Hồ Chí Minh, tình trạng thất nghiệp đang tăng lên đúng
không?” “Bạn có nghĩ hút thuôc là có hại cho sức khỏe không?”.
Đừng hỏi những câu dựa trên giả định chủ quan, ví dụ như
“Một ngày bạn hút bao nhiêu điếu thuôc?”.
Các câu hỏi phải được sắp xếp từ câu hỏi tổng quan đến cụ thể.
Cần ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đồng nghiệp cho bảng
hỏi.
TỔ chức điều tra thử để xem xét, chỉnh sửa câu hỏi, bảng hỏi
trước khi hoàn tất bảng hỏi và tiến hành điều tra chính thức.

8.3.6 Bốn bước cơ bản để đặt câu hỏi đúng


Nguyên tắc chung là câu hỏi điều tra đặt ra phải gắn với mục tiêu
nghiên cứu của ta. Nhớ là câu hỏi điều tra nhằm thu thập thông tin
để trả lời câu hỏi nghiên cứu. Và câu hỏi nghiên cứu phải giúp đạt
được mục tiêu nghiên cứu. Do đó xác định rõ mục tiêu đóng vai trò cực
kỳ quan trọng. Mỗi câu hỏi điều tra đặt ra đều xuất phát từ mục tiêu,
câu hỏi hoặc những giả thuyết nghiên cứu. Khi thiết lập câu hỏi điều
tra, ta nên chú ý đến các bước đặt câu hỏi sau:

Bước 1. Xác định lại thật rõ mục tiêu, liệt kê ra tất cả mục tiêu
cụ thể, các câu hỏi nghiên cứu hoặc các giả thuyết (nếu có).

Ví dụ 8.2 Nhận dạng chủ đề nghiên cứu sinh kế của hộ gia


đình ở một khu vực nông thôn
Liệt kê các khía cạnh của chủ đề nghiên cứu
Các vốn (tài sản) sinh kế, bao gồm:
o Vốn con người

268
Chương 8: Thu íhặp ơ٥ ‫ﺍ‬1‫ﻻﺅ‬

٥ Vốn tự nh ‫؛‬ên

٥ Vốn vật chất

o Vốn tàl chinh

o Vốn xã hội

Hoạt dộng kinh tê' - xã hội và mức độ giàu nghèo của hộ


gia dinh.
Chiến lược sinh kê' của hộ gia dinh
Xác định mục tiêu chung: tim hiểu thực trạng về sinh kế của
hộ gia dinh và chiến lược sinh kế của hộ
Mục tiêu cụ thể:
Tim hiểu thực trạng nguồn lực kinh tế - xã hội của hộ
gia dinh thông qua vốn (tài sản) sinh kế.
Đánh giá ảnh hưởng của vốn (tài sản) sinh kế dến tinh
trạng kinh tế - xã hội và mức độ giàu nghèo của hộ gia
dinh
Đánh giá ảnh hưởng cda vốn (tài sản) sinh kế dến chiến
lược sinh kế của hộ gia dinh

Bước 2 ٠ Với mỗi mục tiêu/câu hOi nghiên cứu, liệt kê tất cả những
câu hỏi có liên quan mà bạn muốn trả lời thông qua nghiên cứu của
bạn.

Ví dụ 8.2 Nhận dạng chủ dề nghiên cứu sinh kế của hộ gia


dinh ở một khu vực nông thôn
Dặt câu hỏi
Các vốn (tài sản) sinh kế cụ thể của hộ gia dinh tại dịa
điểm nghỉên cứu dược thể híện bằng những loại vốn (tài

269
Chương 8: Thu thập dữ liệu

sản) cụ thể nào?


Mức độ sở hữu các vốn (tài sản) sinh kê ảnh hưởng như
thê nào đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm của hộ gia đình?
Sự khác biệt về (vốn) tài sản sinh kế giữa các hộ giàu,
nghèo như thế nào?
Chiến lược sinh kế của hộ gia đình cụ thể là gì? Có khác
biệt gì giữa các hộ giàu, nghèo?

Bước 3. Với mỗi câu hỏi liệt kê ở bước 2, liệt kê các yêu cầu
thông tin, chỉ số đo lường, đánh giá để trả lời câu hỏi đó.

Ví dụ 8.2 Nhận dạng chủ đề nghiên cứu sinh kế của hộ gia


đình ở một khu vực nông thôn
Thông tin yêu cầu/chỉ số đo lường:
Các thông tin liên quan đến vốn (tài sản) sinh kế: tình
hình nhân khẩu, tình trạng sức khỏe của thành viên,
trình độ học vấn, loại nghề nghiệp, kinh nghiệm nghề
nghiệp, tình trạng sở hữu đất sản xuất, vốn lưu động,
tiền gửi, vốn tiết kiệm gởi ngân hàng, v.v.)
Những thông tin về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, cơ cấu
thu nhập, cơ câu chi tiêu... của thành viên và cả hộ gia
đình
Những thay đổi về chiến lược sinh kế, những dự định về
nghề nghiệp trong tương lai

Bước 4. Thiết lập câu hỏi đế đạt được thông tin yêu cầu

Ví dụ 8.2 Nhận dạng chủ đề nghiên cứu sinh kê của hộ gia

270
Chương 8: Thu thập dữ liệu

đình ở một khu vực nông thôn


Số nhân khẩu của hộ gia đình: ..........(người)
Số thành viên là lao động chính; ............(người)
Số người phụ thuộc:..-.............. ......(người)

Chú ý: trong trường hợp một thông tin yêu cầu hoặc một chỉ số
có thể có nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau nhưng chỉ nên chọn một
cách nào hợp lý nhất.
8.3.7 Trật tự của các câu hỏi
Trật tự của các câu hỏi trong bảng questionnaire hay trong phỏng
vấn là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mức độ tham gia cũng như
thái độ của người trả lời và do đó ảnh hưởng đến chất lượng thông
tin, dữ liệu thu thập được. Có hai quan điểm trong việc sắp xếp trật tự
các câu hỏi: (1) theo trậ t tự ngẫu nhiên và (2) sắp xếp có hệ thống dựa
trên mục tiêu nghiên cứu. Quan điểm thứ 2 cho rằng việc sắp xếp có
hệ thống các câu hỏi sẽ dần dần giúp người trả lời đi vào vấn đề cần
nghiên cứu, bắt đầu từ các câu hỏi dễ, đơn giản đến các câu hỏi khó
và phức tạp hơn. Bằng cách hỏi như vậy sẽ tạo hứng thú cho người trả
lời và họ không cảm thấy quá khó hoặc quá phức tạp. Tuy nhiên quan
điểm sắp xếp câu hỏi ngẫu nhiên rất phù hợp trong các nghiên cứu
mà người nghiên cứu muốn người trả lời trình bày sự đồng thuận hoặc
không đồng thuận của họ với những khía cạnh khác nhau của vấn đề
nghiên cứu. Trong trường hợp đó việc sắp xếp câu hỏi có hệ thông có
thể tạo điều kiện cho người trả lời xuôi theo ý tưởng chủ quan của
người đặt câu hỏi.

8.3.8 Kiểm tra và điều chỉnh bảng câu hỏi


Đây là một khâu rất quan trọng trong thu thập dữ liệu. Sau khi
soạn bảng câu hỏi hoàn chỉnh cần thiết phải điều tra thử để kiểm tra

271
Chương 8: Thu thập dữ liệu

lại tính hợp lý của câu hỏi, sử dụng ngôn từ có đơn giản dể hiểu
không? Người trả lời có hiểu sai câu hỏi không, có trả lời được không?
Độ dài của bảng câu hỏi đã phù hợp chưa? sắp xếp các phần nội dung
có hợp lý không?

8.3.9 Lựa chọn giữa phỏng vấn và bảng hỏi


Lựa chọn giữa phỏng vấn và bảng hỏi là rất quan trọng, cần cân
nhắc kỹ ưu điểm của hai phương pháp có thể ảnh hưởng đến tính
chính xác, độ tin cậy của các kết quả.
Có ba tiêu chí để lựa chọn
(1) Bản ch ất của điều tra
Nếu vấn đề nghiên cứu làm cho đôl tượng cảm thấy lưỡng lự, do
dự khi trả lời trực tiếp với phỏng vấn viên thì sử dụng bảng hỏi là
thích hợp hơn. Ví dụ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến xã hội
như nghiện ngập, uống rượu, vấn đề tình dục, hành động tội phạm
hoăc vấn đề tài chính cá nhân.

Phỏng vấn Bảng hỏi


ưu - thích hợp cho các nghiên - ít tốn kém
điểm cứu tình huống phức tạp - thông tin chính xác,
- hữu ích trong thu thập người trả lời không e
thông tin sâu, chi tiết ngại.
- có nhiều thông tin bổ trỢ
thông qua quan sát
- có thể giải thích câu hỏi
- áp dụng rộng rãi phổ
biến cho mọi đối tượng.
Nhược - tốn kém (thời gian và chi - hạn chế áp dụng
điểm phí) - tỉ lệ thu hồi thấp
- chất lượng dữ liệu phụ - có thiên lệch, có thể trả
thuộc vào quá trình lời theo tư vấn của người
272
Chương 8: Thu thập dữ liệu

Phỏng vấn Bảng hỏi


phỏng vấn, quan hệ giữa khác
người hỏi và người trả ' thiếu cơ hội làm rõ vấn
lời, kỹ năng của ngươi đề, có thể không hiểu
hỏi đúng câu hỏi
chất lượng dữ liệu có thế - thiếu các thông tin bổ
khác nhau khi có nhiều trợ (quan sát).
người cùng thực hiện
phỏng vấn
có thể thiên lệch.
Tuy nhiên trường hợp sử dụng phỏng vấn để điều tra các vấn đề
nhạy cảm lại thu thập được thông tin tốt hơn. Điều đó tùy thuộc vào
cộng đồng và kỹ năng của người phỏng vấn.

(2) Độ phân tán của đối tượng dược nghiên cứu


Nếu đối tượng sống quá phân tán, rải rác thì không có cách lựa
chọn nào khác hơn là dùng bảng hỏi vì phỏng vấn là vô cùng tô"n
kém.

(3) Loại đối tượng nghiên cứu


Nếu người trả lời là người mù chữ hoặc còn quá nhỏ, quá già, bị
tàn tật, người dân tộc thiểu số không sử dụng thông thạo ngôn ngữ
chính thức, v.v, thì bắt buộc phải phỏng vấn.

8.4 TỔ CHỨC ĐIỀU TRA KHẢO SÁT


8.4.1 Tập huấn phỏng vấn viên
Trong hầu hết các nghiên cứu có điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp,
bản thân nhà nghiên cứu không thế nột mình thực hiện hết tất cả
việc phỏng vấn mà bắt buộc phải nhờ vào đội ngũ phỏng vấn/điều tra
viên (có thể là sinh viên, cán bộ địa phương, các cộng tác viên). Do đó

273
Chương 8: Thu thập dữ liệu

việc tập huấn phỏng vấn viên là rất cần thiết để đảm bảo tính chính
xác, trung thực của thông tin dữ liệu.
8.4.2 Tổ chức khảo sát
Đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ với các kịch bản, kê hoạch rõ ràng.
Thời gian, địa điểm, quan hệ với địa phương, thông báo đến tận các
đối tượng điều tra. Đặc biệt cần làm tốt công tác tiền trạm, chọn địa
bàn khảo sát. cầ n phải phối hợp chặt chẽ giữa nhóm nghiên cứu và
địa phương nơi tiến hành khảo sát. Chuẩn bị tài chính, hậu cần, văn
phòng phẩm, ăn ở , phương tiện đi lại...tổ chức phối hợp các nhóm
điều tra, kiểm tra lại thông tin dữ liệu thu thập được sau mỗi ngày
điều tra để kịp thời bổ sung chỉnh sửa rút kinh nghiệm.

8.4.3 Các công cụ khảo sát


Có rất nhiều công cụ khảo sát. Tùy điều kiện và mục tiêu điều tra
cũng như những yêu cầu thông tin mà chọn các công cụ cho thích hợp.
Thông thường có các công cụ sau (1) Vẽ sơ đồ/bản đồ theo không gian,
theo mặt cắt (2) Lịch thời vụ/ quá trình diễn biến sự việc theo thời
gian (3) Bảng xếp hạng (4).

274
Chưdng 8: Thu thập d ٥ liệu

TÓM Lược CHƯƠNG 8

Chương này giUp bạn hiểu dược các phương pháp thu thập dữ liệu
khác nhau. Nguồn thông tin dữ liệu về tinh huống, hiện tượng, vấn dề
hay nhóm người có thể phân thành 2 loại chinh (!) nguồn sơ cấp và
(2) nguồn thứ cấp.
Phỏng vấn, quan sát và sử dụng bảng hỏi là 3 phương pháp chủ
yếu dUng dể thu thập dữ liệu sơ cấp. Tất cả những thông tin, dữ liệu
có sẵn như tài liệu cUa chinh phU, các báo cáo, nghiên cứu trước...dều
là nguồn thứ cấp.
Việc chọn phương pháp cụ thể nào dể thu thập dữ liệu phụ thuộc
vào mục tiêu nghiên cứu, loại thông tin dữ liệu cần thu thập, nguồn
thông tin dữ liệu sẵn có, kỹ năng của bạn trong việc sử dụng phương
pháp thu thập dữ liệu cụ thể cũng như dặc trưng kinh tế, xã hội,
nhhn chUng học của dối tượng nghiên cứu. Mỗi phương pháp dều có
những ưu nhược dỉểm của nó và mỗi phương pháp chỉ thích hợp cho
những tinh huống nhất định. Việc chọn phương pháp thu thập dữ liệu
cụ thế' nào là rất quan trọng dảm bảo chất lượng và độ tin cậy của
thông tin, dữ liệu. Không một phương phap thu thập dữ liệu nào dược
cho là chinh xác 100%. Chất lương thông tin, dữ liệu bạn thu thập
dược phụ thuộc vào phương pháp luận, những yếu tố liên quan dến dối
tượng nghiên cứu (người trả lời câu hỏi, người cung cấp thông tin), dến
hohn cảnh và khả nàng của người nghiên cứu trong việc kiểm soát
hay giảm thiểu dược những yếu tố ảnh hưởng trong quá trinh thu thập
dữ liệu.
Việc dUng câu hỏi dOng hay câu hỏi mở tùy theo từng tinh huống,
hoàn cảnh. Cả hai loại câu hỏi dó dều có những ‫ ﻟﻌﺎ‬nhiíỢc điểm của nó,
bạn cần cân nhắc xem xét việc áp dụng chUng cho những tinh huống

275
Chương 8: Thu thập d . l.iệu

thích hợp. Các câu hỏi trong bảng hỏl hay trong phỏng vấn thường có
nhiều vấn đề cần phải lưu ý vi chUng trực tiếp liên quan dên mục tiêu
nghiên cứu của bạn và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cUng như
kết quả nghiên cứu.

Thuật ngữ

Thu thập dữ liệu Data collection


Dữ liệu thứ cấp Secondary data
Dữ liệu sơ cấp Primary data
Quan sát Observation
Quan sát có tham dự Participant observtion
Quan sát không tham dự Non-participant observation
Phỏng vấn Interview
Phỏng vấn cấu trúc Structured interviews
Phỏng vấn không cấu Unstructured interviews
trúc
Phỏng vấn sâu In-depth interviews
Phỏng vấn nhóm mục Focus group interviews
tiêu
Phiếu điều tra - Bảng hỏi Questionnaires
Tường thuật Narrative
Truyền miệng Oral histories
Câu hỏi mở Open-ended questions
Câu hỏi đóng Closed-ended question

276
Chưdng 8: Thu thập d٥ iiệu

CẨU HỎI ỒN TẬP

1. Phân biệt dữ bệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cho ví dụ minh


họa.

2. Phân biệt câu hỏi dóng và câu hỏi mở. Cho ví dụ dể minh họa.

3. Phân biệt giữa câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi diều tra. Cho ví
dụ minh họa.

4. CO các hình thức phỏng vấn nào?

5. Khi nào thi nên áp dụng hlnh thức phỏng vấn, khi nào thi nên
áp dụng hình thức dUng bảng hỏi?

277
Chương 9: Nhập và xử lý dơ liệu

Chựgỉhg
9
nHỆPUHXửLVIIIỈLIỆU

MỤC TIÊU CHƯƠNG


Chương này được thiết kế nhằm hướng dẫn sinh viên cách thức
nhập liệu, xử lý và phân tích dữ liệu dưới góc độ ứng dụng các kiến
thức liên quan đến thống kê và sử dụng một phần mềm thống kê khá
phổ biến là SPSS. Các kỹ thuật phân tích thô.ng kê mang tính nền
tảng này thường không được sinh viên hiểu đầy đủ và áp dụng tốt
trong tiến trình phân tích dữ liệu ban đầu. Ngoài ra, sinh viên thường
có thói quen đi thẳng đến các phương pháp phân tích dữ liệu cao cấp,
mang tính chuyên ngành sầu, trong khi chưa có khả năng, hoặc không
biết áp dụng các thông kê mô tả đơn giản nhưng lại có thể giúp hiểu
được bản chất của bộ dữ liệu. Vì vậy, chương này tập trung ôn lại một
số kiến thức nền tảng về thống kê mô tả và các kiểm định thống kê
thường dùng.
Phần đầu của chương giới thiệu các kỹ thuật phân tích thống kê
mô tả và xử lý dữ liệu cơ bản áp dụng cho các biến định lượng và các
279
Chương 9: Nhập và xử lý ơữ liệu

biến định tính. Phần cuối của chương sẽ trình bày về các phương pháp
thống kê kiểm định giả thuyết phổ biến tương ứng với phân tích
thống kê mô tả. Các ứng dụng thống kê được minh họa băng kết quả
tính toán từ phần mềm SPSS. Sinh viên được yêu cầu tự học hoặc đọc
sách hướng dẫn sử dụng phần mềm SPSS để áp dụng‫؟‬.

9.1 NHẬP SỐ LIỆU


9.1.1 Cách hố tri d . liệu trên máy tinh
Sau khi thu thập dữ liệu, nhất là dữ liệu sơ cấp có dược từ phỏng
vấn, diều tra có sử dụng bảng câu hỏi, thi' việc dầu tiên nhà nghiên
cứu phải thực hiện là nhập dữ liệu và 1‫ا‬Λ‫ ل‬trữ dữ liệu. Ngày nay, với sự
phat triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, máy tinh cá nhân và
các phần mềm tinh toán, phần mềm thống kê chuyên dUng thi việc
nhập và lưư trữ dữ liệu không còn là diều khó khản như trước dây
nữa. Việc áp dụng máy tinh và các phần mềm thống kê cho phép ta
có thể nhập và lưu trữ dữ liệu dễ dàng, dồng thời giUp ta xử ly dữ liệu
rất nhanh chOng và có thể tinh toán các thuật toán thống kê phức
tạp.
VI vậy, ta phải biết cdch sử dụng mấy tinh cá nhân, các phần
mềm bdng tinh như Excel và cắc phần mềm thống kê chuyên dUng, ví
dụ như SAS, STATA, SPSS, Eviews, Minitab, Stat Graphics, v.v dể
giUp tảng tốc độ xử lý và phân tích dữ liệu, dồng thời có kết quả
thống kê chinh xấc. Mục tiêu của việc sử dụng mấy tinh cho nhập liệu

’’Sinh viên nên đọc tham khảo hoặc tự học một số tài liệu hướng dẫn sử dụng phần
mềm SPSS. Có thể chọn lựa sách tiếng Việt như Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS; hoặc nếu đọc được tiếng Anh,
quyển George A. Morgan, Nancy L. Neech, Gene w. Gloeckner, Karen c. Barrett.
(2004). SPSS for Introductory Statistics - Use and Interpretation. Second edition.
Lawrence Erlbaum Associates, Publishers. Mahwah, New Jersey, London.
280
Chương 9: Nhập và xử lý ơữ liệu

là tạo điều kiện thuận tiện va ít tốn kéiin thời gan cho việc nhập liệu
và chuẩn bỊ sẵn sàng cho việc thanh lọt 'V ià xử lý, phân tích dữ liệu.
Nguyên tắc chung cho việc nhập dữ liệu là sử dụng phần mềm
bảng tinh dể nhập liệu. Sử dụng các cột ciua bảng tinh dữ liệu dể chứa
thông tin của các biến số, mỗi một tương ứng với một biến số. ở dOng
dầu tiên của bảng tinh, ta dặt tên biè'ni một cách ngắn gọn, và nên
viết tắt (nên sử dụng tiếng Việt không d.ấu hoặc sử dụng tiếng Anh).
Tên biến nên dược dặt theo quy luật và trinh tự của bảng câu hỏi hay
nội dung khảo sát. Sử dụng các dOng cUa bảng tinh dể chứa thông tin
của các quan sát, mỗi dOng chứa thông tin của một quan sát tương ứng
với một dơn vị nghiên cứu.
Nếu nhập và 1é trữ bằng phần mềm bảng tinh Excel, ta có thuận
lợi la dễ thao tác và chỉnh sửa, nhưng có nhược điểm la không gian
lưu trữ hạn chế, công cụ thống kê và kinh tế lượng phat triển chưa
dầy đủ cho nhu cầu phân tích thống kê chuyên sâu. VI vậy, chỉ có thể
sử dụng các hàm số thống kê dơn giản. Lé trữ dữ liệu bằng phần
mềm Excel cũng giUp ta có thể lập các biểu dồ, dồ thị minh họa rất
nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra, hầu hết các phần mềm thống kê
dều tương thích với phần mềm Excel, vl thế ta có thể dễ dàng xuất dữ
liệu từ tập tin Excel sang định dạng tập tin của cấc phần mềm thống
kê dể tinh toán.
Lé trữ bằng phần mềm SPSS có ‫ ﻟﻌﺎ‬điểm là không gian 1‫ ﻟﻌﺎ‬trữ
gần như không hạn chế, công cụ thống kê và kinh tế litợng phát triển
khá dầy đủ cho nhu cầu phân tích. Nhimg nhiíỢc điểm là dOi hỏi việc
khai báo dữ liệu mất nhiều thời gian hơn.

9.1.2 Cách nhập liệu


Khi nhập liệu, dối với dữ liệu định liíợng dưới dạng thang do tỷ
số, ta nhập dUng giá trị ghi nhận diíỢc trong bảng câu hỏi, và thao tấc

281
Chương 9: Nhập và xử lý d . l‫؛‬ệu

bằng các phim tại ô số trên bàn phim. Dôi với dữ liệu định tinh, ta
cần phải mã hóa dữ liệu trước và nhập dữ liệu dã dược mã hóa. Cần
nhớ là với các biến định tinh, ta sử dụng các thang do danh nghĩa,
thang do thứ bậc và thang do khoảng và thiết lập các hệ thống điểm
do dể ghi nhận dữ liệu (xem lại Chương 5). Thông thường, dể tiện lợi
cho việc nhập dữ liệu mã hóa, thay vì phải lập bảng mã hóa riêng,
nhà nghiên cứu nên ghi mã cho từng biến tương ứng với các câu hỏi
diều tra dã in trong bảng câu hỏi và ghi mã trực tiếp vào từng phương
án trả lời. Hãy quan sát ví dụ 9.1 sau dây.
V íd ụ 9.1
Bạn có kế hoạch thay dổi việc làm trong vOng 12 tháng tới hay
không?

^ông
Hãy đánh dấu các nguồn thông tin mà bạn tham vấn khi tim hiểu
giá thị trường của bất dộng sản theo danh sách dưới dây:
Dịch vụ môi giới bất dộng sản
Thông tin từ Tạp chi của Hiệp hội Bất dộng sản
Cấc nhà tư vấn bất dộng sản dộc lập
Cốc sàn giao dịch bất dộng sản của các nhà phát triển bất
dộng sản
Nhà xây dựng
6 Kiến trUc sư
Khác (Xin vui lOng ghi rõ):........_.

Bạn đánh giá như thế nào về tinh hợp ly khi áp dụng
thuế suất thuế thu nhập cá nhân mới dối với người làm
công ăn lương?

282
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

Không hỢp l ý ...... ; ; :---- :---- :— :---- Hợp lý


Bạn đánh giá như thê nào khả nă ng áp dụng thuế suất
thuê thu nhập cá nhân mới đối với người làm công ăn
lương?
Khó áp dụng —٠: —٠; —٠; — :— : — Dễ áp dụng
Bạn đánh giá như thê nào về mức tăng thu ngân sách
tương ứng khi áp dụng chính sách thuế mới này?
ít — : — -—: — ; — :— : — Nhiều

Hãy cho biết ý kiến của bạn về trường mà bạn đang theo
học, bằng cách chọn lựa mức độ đồng ý của các bạn đối với
phát biểu dưới đây, theo quy ước như sau:
1 2 3 4 5
Không đồng
Hoàn toàn Hoàn
Không đồng ý cũng
không Đồng ý toàn
ý không phản
đồng ý đồng ý
đối

Trường mà tôi theo học là trường ĐH có


danh tiếng
Trường mà tôi theo học là nơi của những suy
nghĩ mới, sáng tạo
Trường mà tôi theo học là một trường đại học
rất đáng tin cậy

Trường mà tôi theo học có quan hệ mật thiết


với các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-xã
hôi

283
Chương 9: Nhập và xử lý ơữ liệu

Trường 'mà tOl theo học thích ứng một cách


dễ dàng với sự phát triển của xã hộl
Ta có các nguyên tắc dơn g‫؛‬ản sau dây:
Ghi mã dữ liệu vào từng phương án trả lời dối với các biến
dinh tinh dược ghi nhận dưới dạng câu hỏi dóng. Trường hợp
câu hỏi diều tra ở dạng thang do thái độ dơn giản, thông lệ ghi
nhận dữ liệu là mã hóa bằng giá trị 1 cho phương án trả lời
'CO' và mã hóa bằng giá trị 1 cho phương án có trả lời ‘Không'.
Dối với biến giới tinh, thông lệ là mã hóa giá trị nhãn 'Nam'
bằng 1, và giá trị nhãn 'Nữ' bằng 0. Trường hợp có từ ba lựa
chọn trở lên nhưng chỉ có một khả nẫng trả lời (dạng thang do
nhiều lựa chọn, một trả lời), ta sử dụng các giá trị 1, 2 và 3
tương ứng theo câu trả lời. Trường hợp có từ ba lựa chọn trở
lên và có ít nhất hai khả nàng chọn cUng một lúc trỏ lên (dạng
thang do checklist), ta nhập liệu bằng cách tạo ra n biến tương
ứng với „ phương án trả lơi, mỗi biến là một lựa chọn và sử
dụng giá trị 0 và 1 dể lưư thông tin, lựa chọn nào dược đánh
dấu trong bảng câu hỏi thi biến tương ứng sẽ có gia trị 1, nếu
không dược chọn thi đánh số 0.
Dối với thang do thứ bậc và thang do khoảng, các giá trị số
dược ghi theo hướng từ 1 trỏ lên. Giá trị số càng thấp về phía
giá trị 1 biểu thị cho hướng tiêu cực, ngược lại giá trị số càng
cao về phía giá trị điểm do cao nhất của thang do biểu thị cho
hướng tích cực.
Dối với câu hỏi mở, trước tiên ta phải nhập chinh xác câu trả lời
ghi trong bảng câu hỏi, sau dó dọc kỹ, phân nhóm câu trả lời, nếu
nhận thấy có các phương án trả lời dược lặp lại nhiều lần thi cố gắng
mã hóa cho từng phương án, và sau dó nhập liệu như là với câu hỏi
dOng, áp dụng thang do danh nghĩa.

284
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

Nếu cẩn thận, ta nên phải tạo một tập tin riêng để chứa tên và
giải thích ý nghĩa của các biến có trong dữ liệu để thuận tiện cho việc
phân tích và kê thừa dữ liệu.
Sau khi nhập dữ liệu, bước tiếp theo Là định nghĩa các thuộc tính
của các biến theo quy định của phần mềm SPSS.
Hình 9.1 - 9.3 dưới đây minh họa việc nhập và khai báo dữ liệu
khi sử dụng phần mềm SPSS 17.0. Ví dụ rút ra từ một bộ dữ liệu điều
tra sinh kế ở một xã ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh.
Trên hình 9.1, ta quan sát thấy một tập tin dữ liệu dạng Excel. Các
biến nhập vào theo cột như Ap (ấp), Ho (hộ), Ten (tên), Nhankhau (số
nhân khẩu của hộ gia đình), v.v. Dòng đầu tiên của bảng tính Excel
dùng để đặt tên biến. Các dòng còn lại là các số liệu ghi nhận, mỗi
dòng là một quan sát.
Ta cũng có thể nhập trực tiếp dữ liệu vào một tập tin SPSS, hoặc
dùng thanh công cụ File\Open để rút dữ liệu từ tập tin Excel sang
SPSS.
Bước tiếp theo là định nghĩa các thuộc tính của các biến nhập vào.
Ta chọn cửa số Variable View của SPSS đê định nghĩa biến theo quy
định. Cần chú ý khai báo cẩn thận giá trị nhãn (Label) của biến để có
thông tin chi tiết về biến, khai báo giá trị dữ liệu của biến (Values)
trong trường hợp ta có các giá trị ứng với các thang đo định danh,
thang đo thứ bậc và thang đo khoảng. Cũng phải khai báo đúng dạng
thang đo của dữ liệu của từng biến ở cột thang đo (Measures). SPSS
quy định 3 loại thang đo: định danh (Nominal), thứ bậc (Ordinal) và
tỷ lệ (Scale). Thang đo tỷ lệ (Scale) bao gồm thang đo khoảng
(Interval) và thang đo tỷ số (Ratio).

285
Chương 9: Nhập và xử lý ơữ liệu

5c !‫ﻻﺀﺍﻩ ﻻﺀﺍ‬tr. íinh keTenNhiji ỊCcmpatibilit·, f.lcdc) ٠ Micrcscft Eicel

tj
‫ا *اا ذ‬ ,١" , ' ١ . . . :‫ﻝ‬- ■.‫ﻭ؛‬: ,‫ ؛‬٠' Gíncííl
'‫ات‬٠‫ل‬
‫ر‬-..-‫ ﺀاة‬١ B ; 2 ‫د‬ ‫ﺀ‬ I 1 ‫أرة‬ :‫ﺀوا;ل‬ ‫'؛ا‬٠‫ﻳﻲ‬٠. : ‫ ؛‬r‫؛‬rí٠ ٠ ‫رد‬ ‫ﺀ‬ ٩٠‫ة‬
‫و ء‬ .

D26 Ĩ- \gijyènVảr,Rỏ
0

STT A: Hc Ten Nhan/hau ٣ ..'na- T.nu ‫ ؛‬claodcng Lacdongna‫ ؟‬Laodcngnu Phuíhuoc


‫ ا‬4‫ة‬ 3 3 ỉlguyln Tbi Lung 2 1 1 2 1 1 0
146 3 3 Huynh Thi Hàng ٦
‫غ‬ 1 1 2 1 1 0
14 ۶ 3 3 Nguyen Thi Banh ‫؛‬ 3 2 3 2 1 2
145 3 3 llguyin Khãc Truông 4 2 2 2 1 1 2
14‫ﻵ‬ 3 2 Thai Thi Tliac 4 2 2 2 1 1 2
‫ﻻةا‬ 3 3 Huynh Ki7١Kit 6 3 3 ‫ة‬ 3 2 1
1‫ ة‬1 3 3 Tran Ki t Thanh ‫؛‬ í٠٦ 1 3 ٠١
‫غ‬ 1 0
‫ ذا‬2 3 3 Tran Thi Mé 3 3 4 3 1 2
‫ ةا‬3 3 3 Mai Vản Túng ‫و‬ ‫ة‬ 4 3 1 2 6
1^ 3 2 Lẽ Vân Ba 4 2 2 3 2 1 1
13‫ة‬ 3 2 0Ỗ Vân Pho 6 3 3 3 0 3 3
١‫ ة‬6 3 2 Cuong Thi Manh 5 2 3 3 1 2 ٠١
í
‫آ ةا‬ ‫ذ‬ 2 Nguyẻn KiT Sang 4 2 ‫ذ‬ 3 2 1 1
7
1‫ ة‬5 3 2 Nguyln .ân Tu ‫؛‬1 4 ‫ة‬ 4 3 2
‫ﻵﻧﺎ‬ 3 2 nguyln Ván ...ung 3 3 2 1 1 4
‫ ا‬6‫زآ‬ 3 2 Nguyen Tan Húng 5 ‫ذ‬ 4 6 3 3 2
1‫ذا‬1 3 2 lé .ãn sau 3 3 3 ‫؛‬ 1 3
162 3 2 Lè Vãn lá." ‫ؤ‬ 1 4 ‫ة‬ 1 1 3

HÌTiK 9.1 Các^ nhập dữ liệu vào bảng ttnb Excel

Tj 2 ۴٠- ‫ ا ا‬- ‫ أ ا ؟ د‬٠‫ ﻷ‬٠.‫أ‬: ‫ ؟ ؟أ ﺀ ذ‬٠‫ ﺀ د ؛ ﺀ ﻓ ﺬ د‬٠ ‫ ة‬٠٠‫ا ي‬ ٠ .. .‫د‬, ivW


‫؛‬ ‫ص‬ ٥٠. Liir ١٠٠on■ ‫ﺳ ﺎ‬ ۶ ٠٠١٠ P M ‫ﺳ ﺪ‬ ١‫س ﺀه‬ »٠

‫ ة‬: C ٠١ ١ ti ‫آ‬ M ٠٠ , ٠1٠ ٠٠ ‫ؤأ‬ ‫ج‬


٦‫ا‬٠٣٠‫ه‬ ‫ا‬,‫ه‬ '

.‫ﺀه‬ Ho Ten N hankKau TVnem T ٠nu S o ia o đ o n . L» ٠٥٠٠٠ m Láng nu


١ 1 ‫ذ‬ ١V ? V i n S » u 3 2 1 3 2 ١
١
،٦ 2 1 v> T^’ G ư .n g 6 4 2 4 3 1
3 3 1 Mu7nh 2 ٠‫رل‬١ ‫ ﻫﻬﺎ‬١‫و‬ 2 2 ٥ 2 2 ٠
4 4 2
:
2 Tf’ n ٧4 n lư 4
3‫ا‬ 1‫ا‬
1
‫ا‬
٠
١ ٥
‫؛‬ ‫؛‬ 1 ١٠‫"راﻻو‬ Sew 5 4 4 0
‫ج‬ 6 2 2 N ‫ ؟‬uy7n v ự 6 ١ 4 4 1 3
7 7 3 3 N‫؟‬uy7n B ’ nh Chjn^ 4 2 ٦ 2 ١ ‫ا‬
8 8 2 2 l í ٧ỉn N٠' 8 6 2 ‫؛‬ 3 2
‫و‬ ? 2 2 ١٠ ١ ۶Em 6 3 3 5 3 2
10 ‫ا‬٠ ٦ T 2, ‫ ؟‬n Ohuft, Đ ?nh 4 3 1 2 1 ‫ا‬
١‫ا‬ 11 2 IPhwVinTm 5 ١ 4 2 ١ ١
1? ‫ا‬2 3 1 P h ۶m Th? Kim H’ n , 6 2 3 2 1 ‫ا‬

‫ا‬3 ‫ا‬3 3 2 ‫ ﺀا‬TH7 Nguyen 6 4 2 4 3 1

14 14 ٦ 3 T , ١n VinTủn 4 2 2 3 1 2

‫ا‬5 ١‫؛‬ 3 ١ N9 ٧y 7 n V ỉn M » n q ‫ة‬ 3 3 2 2 0

١‫ع‬ ‫&ا‬ 2 I H ’ j H u n q C u ’ nq 7 1 ‫ع‬ 5 2 3


‫ا‬7 17 2 Ph an N 2 ‫ ?؟‬٧ ٩ 0Ty 3 ‫ﻵ‬ 3 3 ٥ 3

‫ا‬6 18 2 3 P h , m N ‫ ? ؟‬t B ٠oh 5 2 3 5 2 3

‫وا‬ ‫وا‬ 2 1 P h ‫؟‬m ^ 7 N ، 5 ٦ 3 ٦ 0 2

Hình 9.2 Cách nhập dữ liệu vào bảng tính SPSS


286
Chương 9: Nhập và xù lý dữ liệu

2 ‫ل‬٠ . ‫ ا‬٠١٠ ‫ا‬ 1 It. :٠


.1‫اد‬.٠
‫ ﻵ‬. ‫ ؛‬: ‫ ؛‬S ‫ "ﺃ‬٠ ‫ ; ﺍ ﺍ‬١ ‫ ﺩ ﺍﺀ‬. · · ‫ﺀﺍﺍﻝ■؛‬٠

‘‫ ر‬،‫م‬ V ... ٥٠ .· I" »١


٠fo" . ‫<ام‬‫س‬‫ﻻ‬٠ ‫ئ‬٠‫ح‬٠ ‫ا " س‬ ‫ ءﻟ ﺊ‬- «Ỳ p

H ‫ ذا‬٠
١ ٠ -٠ . ٠٠ X ■
‫;ﺀ‬
N»m· T٢ p ٠ W
idth f )٠، im ٠1i .►٠! ٧‫ ا‬1‫ﻻ‬٠‫ا‬ ...wng Align ^ . ٠٧( .
í ‫ ﻭ‬Num.fic Nhjn. Non . m R'9w ‫ﻷ ﰎ‬،.'.
Af> Nom .nc ‫ا‬،( ،‫ﺀ‬ N(^n٠ Non . ٠ Right ٠ Nomm . 1
Nurrienc Tmh t(i،,g «inh 1. h ، |1 ngh.oỊ Non . S Right ٥ ٠ inl,i 0
‫■؛‬.Irino t ٠r ، h u ٦ r Non . ٠ l
.«)١ ٠ Nomm . 1
.} ) . Nifr ١٧ ('1 ‫ (ا‬, ، ‫ ا‬. » ٧ ‫ ﺀ ﻻ( ل'ا‬٠‫د‬ ١
١,‫ﺩ‬ Nor ,. M Right ‫ ء ة ﺗ م‬٠ ‫ءا‬

Nurrifiif ١
٠١h rtPrt)lunng l ، j ٠
١٠rn ١، f،h «Non ، ٠ Right ‫ ﺗ م‬5 ‫ ء‬٠ ‫ءا‬

NiiCr.tif ١
٥l٧٧٩g thinh n،n n،j ١٠٠
»، n Non . ٠ Right ‫ ﰎ‬5 ‫ ﺀ‬٠ ‫ﺍ‬٠

s ‫ ﻻ ﺓ‬: ٠ ‫ﻯﻷ‬٧ ‫ﻻ> ﺍ‬ ،Nlfr٠rli ١


٧!٠
٧g ،tiinh,)J ٧ ، Nun Non « M Right ‫ ﺗ م‬5 ، ٠ ‫ا‬٠

‫و‬ , ííc ín n g r.ir NufTiiiic ١


٠liO dong n,m ...n ، ٠ Right ‫ ة ﺗ م‬، ٠ ‫ءا‬

10 N،i(n٠íin ١
٥‫ا‬٠
٧dung nu . Non Non . ٠ Right ‫ ة ﺗ م‬،‫اا‬٠

11 ? ‫ﺀ‬١‫أﻻ‬٩‫ﻻ‬٠‫ﺀ‬ ،,). Num ١


٠، . nguoi phu thu . N oh Non . ٠ Right ‫ ﺗ ﻢ‬5 ‫ﺀ‬٠‫ا‬٠
*' ٩٠gf١٠ Slririg ngh. n g h i., chmh Non. S L«g ٠ Nomm . 1
13 ''،ghechinh Num edt ngh، chinh ، ٧
٠ho (1‫ﺍ‬٠m'uon Non . m Right ٠ Nomiml
|‫ع‬ Songní ،,)» Num ١
٠ngh ، ، ٧
٠ho ،Non N^ ٠ ٠ Right ‫ ﺗ ﻢ‬5 ‫ ﺀ‬٠‫ا‬٠
1‫>ﺀ‬ UTchuho ،,). Num gioi linh chu ho h٠m١ 1 | Non . m Right ٠ Nommil
16 ‫ ﻻ ﺁ‬0 ‫ﺍ‬٢ 1١‫ ﺍﺍﻻ‬0 ، ,). Num luoi ، ٧
٠chu ht Non، Non . m Right ‫ﺯ‬ S c. .
Non
17

1٤‫ا‬
‫ﻭﺍ‬
‫ﺀﻻﺓ‬٠‫ﻡ‬٠‫ﺀ‬
H o c v ír
g٠١í ^‫؛‬:.huho
^ ) . Num
،,)، Num
،,)، Num
linh Ir.ng ١

ngh ، ، ٧
٧r،n ٥
*
l(,nh Oe hu، v .r ، ٧
٠thu h .
٠Chu ho
|1!«(
Non
| ٥ khong ٥ ,
، Non Non
«
.
.
S Right
٠ Right
M Right ٠
٠ONidmin,nill
‫آ‬ 'O t.m .l

٠ ٠

5or،gr ١éph،j Num,٠ ( i، H٥h٠ Non . .R ig h t ٠ Nomm^


٠ P١r١M - .٠‫م‬١‫ء‬٢١٠‫ء‬١٠١‫ا‬
‫رم‬
Hình 9.3 Cách định nghĩa các thuộc tính của các biên số định
tính và định lượng

9.2 THANH LỌC DỮ LIỆU


Khi nhập và lưu dữ liệu xong, ta dã có dược một tập tin dữ liệu dể
áp dụng các xử lý phân tích thống kê. Tuy nhiên, trước khi xử lý dữ
liệu, ta nên cẩn thận xem xét lại bộ dữ liệu của ta dể phat hiện các
sai sót về dữ liệu. Ta không thể chắc chắn la bộ dữ liệu là hoàn hảo
và sẵn sàng cho việc tinh toán, co thể có những sai sót mắc phải vì
nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất, trong quá trinh diều tra thu thập dữ
liệu ta có thể mắc lỗi trong việc ghi chép thông tin, dữ liệu vào trong
bảng câu hỏi ở dạng ghi sai dơn ٧‫ إ‬tinh, ghi nhầm lẫn cấc số, ghi
không rõ và khi dọc cho kết quả khác. Thứ hai, sai sót cũng có thể
xảy ra trong quá trinh thao tác nhập dữ liệu vào máy tinh, nhất là
khi dUng máy tinh xách tay không có bàn phim số chuyên biệt. Thứ
ba, sai số cũng có thể dến từ người trả lơi câu hỏi, do nhầm lẫn, nhớ
không chắc chắn hoặc cố ý cho số liệu không chinh xấc. Ngoài ra, còn
có thể xuất hiện những giá trị quá lớn hoặc quá nhỏ so với dám dông
vl chọn mẫu không dại diện.
Chinh vi vậy, ta cần phải thanh lọc dữ liệư (data screening), hay
còn gọi la ‘làm sạch' dữ liệu, mà mục tiêu là phát hiện và loại bỏ các
287
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

số liệu bất thường, để bảo đảm có bộ sô liệu tốt cho xử lý và phân tích
thống kê. Ta có thể dùng vài kỹ thuật khác nhau để phát hiện và xử
lý các giá trị dị biệt (các giá trị quá lớn hay quá nhỏ một cách bất
thường).

9.2.1 Phát hiện giá trị dị biệt trong dữ liệu sử dụng Excel
Với Excel, ta có thể phát hiện các giá trị dị biệt bằng cách dùng
hàm Min, hàm Max để tìm xem liệu có những giá trị dữ liệu quá lớn
hay quá nhỏ xuất hiện một cách không hợp lý trong bộ dữ liệu hay
không.
Ta cũng có thể dùng công cụ Filter để khảo sát nhanh từng biến, xem
có những giá trị bất thường này hay không.
Cũng có thể dùng biểu đồ scatter để phát hiện những điểm dị biệt
bằng cách quan sát các điểm phân bố theo hai giá trị X và y. Các giá
trị dị biệt có xu hướng tập trung ở bốn góc của đồ thị, thể hiện giá trị
một trong hai biến hoặc cả hai biến ở mức cao hoặc thấp bất thường.
r . ٥ ٠ . . ٠‫= ؛‬ Sc lieu dieutra Sinh ke T.n Mhut ỊCcmpatibiỉit·, McdeJ ٠ M itrcscít Eicel

، tC' ١‫؛‬ ỉn j ‫ ؛‬rt ‫؛‬.i o ‫ ؛‬i ٥'i í ١‫؛‬٠t FcrmulS '. : ' ٥! ٥ r><
‫·؛‬٠·■.'‫>؛‬٠٠ V iĩ ١v

Icr’-;ícti.r.; ,٠
/ ٠ ·. ٠ ■
٠: .c
- - · ٠. ٠ ■"
M !٠.ĩ :r;g .;.( I . . · ' s - i r Ị ;■. ^ ‫ !؛‬l r I ٠ ٠ >‫ ؟‬r . . K --W ٠ f .· ١
. . . ٠. ,■n n r ■..،. i ;. -'1 V · «‫ ؛‬J ،٠ ,،) ٢· I ■ · ...! r . .il . ١. ٠
, ,

A .9 ٠ Á i8

r -

S ■ • Ho ٠ T .n nhan<h T٦.٠n . Sob od o Lp o d o n jo . Lío clo n y k٠٠lH،t٠Hi


1 2 1 ١ .;i i'Jlt Sn-S íll.ít t ‫ ؛‬Liig tít
2 2
S٥ I ١ Lii t '.١ SniiM.ít
3 2 ỉ ‫؛؛؛‬
4 Soq D. Cíio i
2 2 1
‫؛‬٠ 5 2 1 1
6 2 2 r
: 7 3 3 r
8 2 2 1
t٠ur‫؛‬١b،i tille o .f C.U.I
،١ 2 2 ١ ٠٠ :s e c t Ai’ ٠ u^c .'Ti Not í ،٠l
10 2 2 1 2
•٦ ii.ístíl Trsn
11 C 1 ĩ ٠٠ ٩
12 3 1 F V ٠ ١ n i f .G ríS.Í' ĩ r ‫؛‬ ٣‫؛‬
13 3 2 l ^ 5 l*■‘ Tn.n
14
1i
2
3
3 1
1 f
٠٠ 6
^ 7
l# TsnC'f I!،l r
١' ٦ .١,

1 ị ٠٠ 3 6 ít، .í ٠ l٦
16 L
٩ ٠٠ 9
1" 2 f I.p ، ٠‫؛‬
0 3 2 3 ỉ

H ìn h 9.4 D ù n g c ô n g cụ í
g i á tr ị d ị h iệ t tro n g bộ d ữ liệ u

288
Chương ‫ج‬.' Nhập và xử lý dữ liệu

Standard Types Custom Types

Chart type: Chart sub-t٠yp'e:


l ، l Column
٠ Bar
y x Line

Area
Doughnut
^ Radar
^ Surface
• ٠ Bubble

Scatter. Compares pairs of values.

Press and Hold to View Sample

0 Cancel Next > Finish

H inh 9.5 Cong ‫ ﻻﺀ‬đổ thị Scatter trong Excel


Tương tự như vậy, ta có thể dùng công cụ vẽ dồ thị của Excel dể
thể hiện phân bố của dữ liệu bằng các biểu dồ thanh (Bar chart), biểu
dồ bánh (Pie chart) và phat hiện các điểm dị biệt. Các điểm dị biệt
này thường thể hiện dưới dạng cột dữ liệu thấp một cách bất thường
và nằm về hai phía có giá trị theo trục X rất thấp hoặc rất cao dôi với
biểu dồ thanh, hoặc có tỷ phần rất nhỏ trong biểu dồ bánh.

'☆ ☆

☆ ☆

‫آﻧﻲ‬ ☆

289
Chương 9: Nhập và xử %ý dữ ١iệu

H ln h 9.6 P h á t hiện g iá tri d i b iệt b d n g biểit d ồ s c a tte r


và biểu đổ bánh

9.2.2 Phát h iện giả trị dị biệt trong dữ liệu sử dụng SPSS
Ta cũng có thể dùng các công cụ vẽ biểu dồ của SPSS dể vẽ các
biểu dồ scatter, biểu dồ thanh, biểu dồ bánh và phát hiện các giá trị
dị b‫؛‬ệt nếu có. Ngoài ra, SPSS cung cấp cho ta một b‫؛‬ểu dồ hết sức
hữu ích cho tóm lược thông tin của dữ liệu, minh họa trực quan phân
phối của dữ liệu và phat hiện các giá trị dị biệt nếu có là biểu dồ hộp
(Boxplot).
Biểu dồ hộp, hay còn gọi là biểu dồ hộp-và-râu ibox-and-ivhisker
plot), cho ta một hình ảnh trực quan khác về vị tri, độ phân tán, dạng
hình, độ dài đuôi và các giá trị dị biệt (outliers) của phân phối.
Biểu dồ hộp thể hiện tóm tắt 5 giá trị thống kê của một phân
phối là trung vị (median), hai tứ phân vị trên và dưới (the upper and
lower quartiles), và các giá trị quan sát lớn nhất và nhỏ nhất. Các
thành phần chủ yếu của biểu dồ hộp là:
1. Hộp hình chữ nhật chứa dựng 50% các giá trị dữ liệu.
2. Dường thẳng ở trung tâm hộp là giá trị trung vị.
3. Hai lề của hộp thể hiện hai giá trị tứ phân vị thứ 1 và thứ 3
(tương ứng với gia trị thứ 25% (25‫ ﻻﺀ‬percentile) và giá trl thứ
75% (75‫اﺀ‬١percentile) của dãy số liệu.
4. Các “râu" kéo dài tư lề phía trên và phía dưới của hộp thể hiện
giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Các giấ trị này nằm trong
khoảng tối da 1,5 lần khoảng cách giữa cốc tứ phân vị tinh từ
lề của hộp.
Khi quan sát dữ liệu, diều quan trọng là phải tách biệt các giá trị
dị biệt sinh ra từ các lỗi do lường, hiệu dinh, mã hóa và nhập dữ liệu.

290
Chương 9: Nhập và xủ Ịý dữ liệu

Các giá trị dị biệt này (outliers) vượt quiá '1,5 lần khoảng cách tứ phân
vị. Nếu vượt quá 3 lần, ta gọi là giá trị cực doan (extremes).

Các giá tri lớn hơn 3 liần so với độ dài của hộp
tính từ giá tri tứ phân ./ị thứ 3 (75.^ percentile)
(extremes)

0 Các giá trị lớn hơn 1.5 lần so với độ dài của hộp
tính từ giá trị tứ pnân vị thứ 3 (75.^ percentile)
Giá trị lớn nhất quan sát được không phải là giá
trị bất thường

Tứ phân vị thứ 3 (75'" PERCENTILE)

50% trường
hợp quan < Trung vỊ (MEDIAN)
sát có giá trị
nằm trong
hộp
Tứ phân ٧ ‫ ا‬thứ 1 (25." PERCENTILE)

Giá trị nhồ nhất quan sát dược khổng phẩỉ lả giá
trỊ dl biệt
0 Cấc giá trị lởn hơn 1.5 lần so vdl độ dải của hộp
tinh tư gia tri tư phân vị thư 1 (25." percentile)
☆ (outliers)

Các giấ trị Idn hơn 3 lần so vdi độ dải của hộp tinh
tư giá trị tư phán vị thư 1 (25^ percentile)
(extremes)

H ìn h 9.7 B iểu đồ hộp và các chỉ số mô tả bộ d ữ liệ u

Quan sát ví dụ minh họa 9.2. Ta vẽ biểu dồ hộp cho biến số nhân
khẩu của hộ gia dinh cho bộ dữ liệu ví dụ, chia theo ấp diều tra. ở
biểu dồ boxplot về biến số nhân khẩu của hộ gia dinh ở ấp 2, phát
hiện một giá trl dị biệt tương ứng với số quan sát thứ 78 trong bộ dữ
liêu.

291
Chương 9: Nhập và xử lý ơữ liệu

t .n ٠p

Ví dụ 9.2 Bỉểu đồ hộp và giá trị dị biệt của biến số nhân khẩu
của hộ gia đinh ở xã điều tra, phân bố theo ấp
Các dữ liệu tương tự có thể được thể hiện dưới dạng biểu đồ thanh
(Bar chart) và biểu đồ bánh (Pie chart). Quan sát hai biểu đồ thanh
và biểu đồ bánh dưới đây (Ví dụ 9.3), ta có thể phát hiện điểm giá trị
dị biệt là quan sát có giá trị lớn, có tần suất rất thấp so vứi các quan
sát khác trong biểu đồ thanh, có tỷ lệ rất nhỏ trong biểu đồ bánh.

nr٠nkt\٠،. l(W
١gh
o

Q*
■ ٠

Q
□t*

j
· o nl ٠٠n kh ٠ u tro n g ho

Ví dụ 9.3 B iểu đồ thanh, biểu đồ bánh và gỉá trị dị biệt của


biến số nhân khẩu của hộ gỉa đinh à ấp 2
Biểu đồ histogram là một giải pháp quy ước dùng để thể hiện các
dữ liệu có thang đo tỷ sô hoặc thang đo khoảng. Biểu đồ histogram
được sử dụng để phân nhóm các giá trị dữ liệu của các biến sô

292
Chương 9: Nhập và xử / ý ƠQ liệu

(variable) thành các khoảng cách dưới dạng các thanh thể hiện giá trị
dữ liệu và tần suất xuất hiện của các giá trị. Biểu đồ histogram còn có
đường phân phối chuẩn kèm theo để ta có thể tìm hiểu một cách trực
quan về phân phối của dữ liệu.
Biểu đồ histogram rất hữu dụng cho việc: (1) thể hiện tất cả các
khoảng cách trong một phân phối (distribution), và (2) kiểm định
dạng hình của phân phối như độ méo (skewness), độ nhọn (kurtosis).
Chú ý là biểu đồ histogram không dùng được cho các biến danh
nghĩa.
Với ví dụ 9.4, ta có thể thấy có những quan sát phân bố lệch ra
ngoài phạm vi của đường phân phối chuẩn, và lệch về phía giá trị lớn.
Đây có thể là các quan sát có giá trị dị biệt.

v* ، su
..r . 4 ‫ ؛‬2
٥٠ ١ •١ ‫؛‬0«
N . 77 Ví dụ 9.4 Phân
phối số nhân khẩu
của hộ gia đình tại
ấp 2

Biểu đồ Thân-và-Lá (Stem-and-Leaf Displays) là một loại biểu đồ


đặc thù khác mà SPSS cung cấp. Mỗi dòng của biểu đồ được gọi là
một thân; và mỗi quan sát thể hiện trên một thân gọi là một lá. Khi
biểu đồ thân-và-lá được quay trái 90., nó sẽ có dạng hình tương tự
như biểu đồ histogram.
Biểu đồ thân-và-lá biểu thị các số liệu có trong dãy số theo thân
và lá. Tương ứng với từng thân, biểu đồ chỉ rõ từng quan sát (lá) có ở
mỗi thân và giá trị sô của chúng.

293
ChifOng 9 : Nh$p va XLi ly dO lieu

Vdfi vi du so nhan khau cua ho d ap 2 (Vi du 9.5), y nghia cua


dong (than) thuf nhat la c6 5 quan sat (ho gia dinh) c6 so nhan khau
la hai ngiidi; 17 quan sat c6 so nhan khau la ba ngiidi, v.v.
Bleu do nay cung chi ra mot quan sat c6 gia tri cifc doan bhng
chin.
so nhan khau trong ho Stem-and-Leaf Plot for
Ap= 2

Frequency Stem & Leaf

5,00 2 . 00000
17,00 3 . 00000000000000000
21,00 4 . 000000000000000000000
15,00 5 . 000000000000000
11,00 6 . 00000000000
3, 00 7 . 000
4,00 8 . 0000
1,00 Extremes (>=9,0)

Stem width: 1
Each leaf: 1 case(s)
Vi du 9.5 Bieu do than-va-la cua bien sd nhan khau cua hp
gia dinh d ap 2

9.3 PHAN T ic H t h 6'n g KE m6 TA

Sau khi thanh loc duf lieu va khao sat so bo d . lieu bhng cac cong
cu thich hop, ta c6 the chinh sufa duf lieu (neu c6 sai sot trong qua
trinh nhap lieu) ho^c quyet dinh loai bo mot sd triidng hop gia tri di
biet hoac cOc doan de khong lam anh hodng den cac ket qua tinh toan
cua bo duf lieu. Budc dau tien cua qua trinh phan tich d٥ lieu nen thoc
hien cac cong cu thong ke mo ta.

294
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

Phần tích thống kê mô tả cho phép ta quan sát cẩn thận từng
biến quan trọng, hiểu rõ bản chất dữ liệu của chúng, và qua đó, hiểu
được và tóm lược được sự vật, hiện tượng nghiên cứu thông qua các
biến này. Để hỗ trỢ cho công cụ thông ké mô tả, ta nên dùng các biểu
đồ minh họa và thể hiện trực quan bộ dữ liệu. Một khi hiểu được bản
chất của bộ dữ liệu thông qua thống kê mô tả, ta có thể phát hiện các
quan hệ tiềm ẩn giữa các biến, định hướng phân tích, áp dụng các kỹ
thuật phân tích xa hơn như so sánh, tương quan, hồi quy, v.v để khai
thác tốt nhất bộ dữ liệu.
Tiến trình phân tích dữ liệu được minh họa bằng Hình 9.8 sau
đây.

H ình 9.8 Các hước khảm phả, kiểm định và p h â n tích tron g
quá trình nghiên cứu
295
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

9.3.1 Phân tích thống kê mô tả cho các biến định lượng


Khi phân tích thống kê mô tả cho các biến định lượng, ta có thể
sử dụng công cụ Descriptives Statistics trong chức năng Data Analysis
ở phần mềm Excel. Đối với SPSS, ta sử dụng công cụ Descriptives, và
Explore trong chức năng Descriptive Statistics của SPSS.
Trước khi giới thiệu sử dụng các công cụ thống kê mô tả cho phân
tích dữ liệu, cần thiết hệ thống hóa lại những khái niệm cơ bản về
thống kê.
Phân phốỉ bình thường
Phân phối bình thường là mô hình phân phối của một bộ dữ liệu
theo dạng dường cong hình quả chuông. Đường phân phối chuẩn có
các đặc tính sau:
Đường cong tập trung ở phần trung tâm và giảm đều về hai
bên. Điều này có nghĩa dữ liệu ít có xu hướng có các giá trị bất
thường.
Hình chuông cân đối, có nghĩa là xác suất lệch khỏi giá trị
trung bình (mean) là bằng nhau kể cả về hai phía.

Hình 9.9 Đường phàn ph ối chuẩn và các đặc tính

296
Chương 9: Nhập và xử lý ơữ liệu

Các chỉ tiêu thống kê mô tả


Phân tích thống kê mô tả chỉ ra các đặc điểm về xu hướng trung
tâm, tính biến thiên và dạng hình phân phối của dữ liệu.
Đo lường xu hướng trung tà m (M easures o f C en tra l
Tendency)

Các chỉ tiêu đo lường xu hướng trung tâm bao gồm giá trị trung
bình (mean), trung vị (median) và mode.
٠ Giá trị tru n g bình {mean) là tổng tất cả giá trị của các dữ liệu
chia cho số lượng của dữ liệu.

-
r :::
.‫ا ' ل‬ ‫ا‬ .‫• ■؛‬2 ‫ا‬ - - - ‫ا‬ .,'. ١ - i f

٠ v L ٠r ٠
‫ل‬١ ‫ذ‬-‫ا‬

٠ Trung vị (median) là giá tri của sô liệu có vị tri nằm giữa bộ


số liệu sắp xếp theo trật tự. Bầy chinh là điểm giữa của phân
phối. Khi số quan sắt là chẵn, trung vị là giá trị trung binh của
hai quan sát ở vị tri trung tâm.
" Mode là giá trị của quan sát có tần suất xuất hiện nhiều nhất
trong bộ dữ liệu.

٠ K hoản g cách (range) là giá trị khấc biệt giữa con số lớn nhất
(max) và nhỏ nhất (min) trong bộ dữ líệu.
Do lưòrng tínH bicn th iên (Measures o f V a r i ẫ l ì t (٥

‫ا‬ Phương sa i (Variance; 0‫ )ل‬là trung binh tổng các sai số binh
phương giữa các giá trị của các quan sất và giá trị trung binh.
" ỉệch chuốn (Standard deviation; SD; ó) do lường mức độ
phân tán của số liệu xung quanh giá trị trung binh.

297
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

1 ١^
ơ
V S ( · '■ ' :f)- ٠
\‫؛‬A١· ; l

■ S ai sô chuẩn của giá trị trung bình (Standard error of the


mean; s.e.) do lường phạm vi mà giá trị trung bình của tổng thể
(p) có thể xuất hiện với một xác suất cho trước dựa trên giá trị
trung bình của mẫu (mean).
Đo lường d ạ n g hình của p h â n p h ố i (M easures o f Shape)

■ Độ méo (skewness) đo lường độ lệch của phân phối về một


trong hai phía. Phân phối méo trái (negative skew, left-
skewed) khi đuôi phía trái dài hơn, và phần lớn sô liệu tập
trung ở phía phải của phân phối. Phân phối méo phải (positive
sknew, right-skewed) khi đuôi phía phải dài hơn, và phần lớn
số liệu tập trung ở phía trái của phân phối. Khi lệch phải, giá
trị sknewness dương; khi lệch trái, giá trị skewness âm. Độ
méo càng lởn thì giá trị sknewness càng lớn hơn 0.

(n) Negatively skewed (b) Normal (no skew) (c) Positively skewed
Merin

represents a perfectly
symn ١elrio<il dlstritxjtior)

H ình 9.10 Các d ạ n g p h â n p h ố i lệch tr á i và lệch p h ả i so với


p h â n p h ố i b ìn h th ư ờ n g

298
Chương 9: Nhập và xử lý ơ٥ hệu

t/
ị ; ٠
'٠۶ ' 4>\

H ình 9.11 Các d ạ n g p h â n ph ối nhọn và b ẹt so với


pHân pK ối binh tKưỉmg

Độ nhọn (kurtosls) do lường mức độ nhọn hay bẹt của phân


phối so với phân phối binh thường (có độ nhọn bằng 0). Phân
phối có dạng nhọn khi giá trị kurtosis dương và có dạng bẹt
khi giá trị kurtosis âm.
Với phân phối binh thường, giá trl của độ méo và độ nhọn
bằng 0. Càn cứ trên tỷ số giữa giá trl skewness và kurtosis và
sai số chuẩn của nó, ta có thể đánh giố phân phối có binh
thường hay không (khi tỷ số này nhỏ hơn -2 và lớn hơn +2,
phân phối là không binh thường).

299
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

Thôíng kê mô tả

D ùng côn g cụ D escriptives tron g SPSS


2 Tan Nh،٠t 1 sav [DataSetl] ٠ SPSS Statistics Data Editor

File Edit View Data Transform - Analyze Graphs Utilities Add-ons Wndow Help

Reports ^ Ti
1 :STT 1.0 Descriptive Statistics Frequencies 173... ‫؛‬
٠٠'. ٠^ ٢٠٠٠* ٠٠' ٠J٠ti٠w٠r.‘ l
Compare Means ٠ Ơ Qescriptives... ٢
sn Nhankhau
1 ^eral Linear Model ٩ Explore... I
3
2 2 Correlate X 'Crosstabs... Ị. 6
Regression Ratio 17... ‫؛‬
3 3 2
4 4 Classify P-P Plots... I
4
5 5 dimension Reduction Q-QPlots... ‫؛‬
5
6 6 Scale Nguyen Th 2‫ ؟‬Ư
٢ 5
7 7 Nonparametric Tests Nguy 3‫؟‬n B?nh Chánh 4
8 8 Forecasting I 2 lê Vân Nơi 8
9 9 Mdliple Response Ị 2 V? Th? Em 6
10 10 ^Wy Control ị 2 Tr?n Chung 0?nh 4
11 11 ٥ ROC Curve... j 1 Phan Vân Tín 5
12 12 3 Ph 1‫؟‬m Th‫ ؟‬Kim H7ng 5
13 13 3 Lê TH7 Nguyên 2 6
14 14 2 Tr?n Vân Tu?n 3 4
15 15 3 Nguy?n Vãn Màng 1 6
16 16 2 H?a Hùng Cư?ng 1 7
17 17 2 Phan Ng?c Tuy^t 2 3
18 18 2 Ph 3‫؟‬m Nq‫؟‬c Bích 5

H ình 9.13 Các chức n ăng thông kẽ mô tả củ a công cụ


D escriptives

Dùng công cụ thống kê mô tả cho biến số nhân khẩu của hộ ở xã


điều tra, ta có kết quả như thể hiện ở bảng dưới đây. Bảng kết quả
này chỉ ra một loạt các chỉ tiêu thống kê mô tả quan trọng như
khoảng cách, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, trung bình, sai số
chuẩn của giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai, độ méo, độ
nhọn. Với các chỉ tiêu này, ta có thể tóm lược thông tin về biến trên,
và mô tả được nó.
300
Chương 9: Nhập và xử lý ơữ liệu

Ví dụ 9.6 Thống kê mô tả b‫؛‬ê'n số nhân khẩu của hộ gia


dinh ở xã diều tra

Statistic std. Error

SO nhan khau trong ho N 169


Range 7
M!nlmum 2
Maximum 9
Mean 4,69 0,120
std. Deviation 1,559
Variance 2,431
Skewness 0,554 0,187
Kurtosis 0,223 0,371
Va!ld N (!!stwlse) N 169

D ung cOng cụ Explore trong SPSS

COng cụ Explore rất thich hợp dể thống kê mô tả chi tiết các biến
số phân nhóm theo một biến phần loại khác (fector variable). Cùng ví
dụ trên, giả sử ta muốn mô tả số nhân khẩu của hộ gia dinh theo từng
ấp khác nhau. DUng công cụ Explore ta có kết quả minh họa ở Ví dụ
9.7.
SPSS sẽ giUp tinh toán các chỉ tiêu thống kê mô tả của biến dưa
vào tinh. Các chỉ tiêu bao gồm giá trị trung binh và sai số chuẩn của
nó, khoảng tin cậy cho giá trị trung binh tổng thể, giá trị trung binh
loại trừ 5% các quan sát có giá trl cao nhất và 5% các quan sát có giá
trị thấp nhất, trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất,
giá trị lớn nhất, V . V .

301
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

9.3.2 Phân tích thống kê mô tả cho các biến định tính


Khi phân tích thông kê mô tả cho các biến định tính, ta sử dụng
công cụ tần suất (Frequencies) và bảng chéo (Crosstabs) trong chức
năng Descriptive Statistics của SPSS. Lư١j ý là khi sử dụng các biến
định tính, ta đã mã hóa dữ liệu tương ứng với các thang đo danh
nghĩa, thang đo thứ bậc hoặc thang đo khoảng. Vì các giá trị mã hóa
này đại diện cho các nhãn giá trị của biến, ta chủ yếu xem xét cơ cấu
phân bố các quan sát có từng thuộc tính (nhãn giá trị) khác nhau
trong bộ dữ liệu.
Để mô tả phân phôi của một biến định tính đơn lẻ, ta dùng công
cụ tần suất. Khi mô tả phân phối của một biến định tính này theo
một biến định tính khác, ta dùng công cụ bảng chéo.

Ví dụ 9.7 Thống kê mô tả biến sô nhân khẩu của hộ gia


đình ở xã dỉều tra, chia theo ấp

Std.
ten ap Statistic Erro r
so nhan khau 2 M ean 4 ,5 2 0,181
trong ho 9 5 % Confidence Interval Low er Bound 4 ,1 6
for Mean Upper Bound 4 ,8 8
5 % Trim m ed Mean 4 ,4 5
M edian 4 ,0 0
V ariance 2 ,5 1 6
Std. Deviation 1,586
M inim um 2
M axim um 9
Range 7
Interquartile Range 3
S k e w n e ss 0 ,6 7 4 0 ,2 7 4
Kurtosis 0,141 0,541

302
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

Mean 4 ,8 3 0 ,2 1 5
9 5% Confidence Inteni'a. Low er Bound 4 ,4 0
for Mean Upper Bound 5 ,2 6
5% Trim m ed Mean 4 ,7 7
Median 5 ,0 0
Variance 2,451
std . Deviation 1 ,5 6 6
M inim um
M aximum
Range
Interquartile Range
S k e w n e ss 0,511 0 ,3 2 7
Kurtosis 0 ,9 3 4 0 ,6 4 4

Bảng tan suất (Frequency Tables)


Bảng tần suất là một công cụ đơn giản để mô tả dữ liệu chi tiết
của biến định tính. Nó giúp sắp xếp dữ liệu theo số đếm, tỷ lệ phần
trăm, phần trăm có hiệu lực (phần trăm sau khi điều chỉnh số liệu
mất), và phần trăm cộng dồn. Với các tùy chọn của công cụ này, ta có
thể chọn vẽ các biểu đồ thanh, biểu đồ bánh và biểu đồ histogram để
mô tả trực quan phân phối của dữ liệu.

Ví dụ 9.8 Bảng tần suất vể nghể nghiệp chính của các hộ


gia đình dưỢc khảo sát
nghe chinh cua ho
Cum ulative
Frequency Percent Valid P ercen t Percen t
Valid lam ruong 85 50,3 5 0 ,3 5 0,3
chan nuoi 10 5,9 5 .9 5 6,2
thuy sa n 8 4,7 4 .7 6 0 ,9
buon ban 10 5,9 5 .9 6 6 ,9
tho 9 5.3 5 .3 7 2 ,2

303
Chương 9: Nhập và xử lý dơ liệu

CNVNN 15 8,9 8,9 81,1


CN V Cty 5 3 ,0 3 ,0 8 4 .0
cong nhan 14 8.3 8.3 9 2 ,3
kinh doanh 3 1,8 1,8 94.1
lam muon 6 3,6 3,6 9 7 .6
nghe khac 4 2.4 2.4 100,0
Total 169 100,0 100,0

Sử dụng công cụ Bảng chéo (Cross-Tabulation)


Bảng chéo là một kỹ thuật dùng để khảo sát phân phối của các
quan sát từ hai hoặc nhiều hơn biến định tính. Bảng chéo sử dụng các
bảng có các cột và dòng thể hiện các mức độ hoặc các giá trị mã hóa
của từng biến phân loại hoặc danh nghĩa.
Bảng chéo là bước đầu tiên để xác định các quan hệ giữa các biến
dựa trên việc xem xét phân phối các quan sát theo hai hoặc nhiều hơn
biến định tính.
Ví dụ ta muốn khảo sát phân phối của biến trình độ học vấn của
chủ hộ theo nghề nghiệp chính, ta lập bảng chéo của hai biến này.
Ví dụ 9.9 Bảng chéo của hai biến trình dộ học vấn của chủ hộ
và tình trạng kỉnh tế của hộ

Tinh trang kinh te ho * trinh do hoc van cua chu ho


Crosstabulation
trinh do hoc van cua chu ho
cao
khong dang -
di hoc cap 1 cap 2 cap 3 dai hoc Total
Tinh ngheo % w ithin Tinh trang 1 7 ,0 % 7 1 ,7 % 1 1 ,3 % 1 0 0 ,0 %
trang kinh te ho

304
Chương 9: Nhập và xừ lý ơ٥ llệư

kinh % within trinh do 75,0% 42,7% 12 ,2 % 31,4%


te ho hoc van cua chu ho
% of Total 5,3% 22,5% 3,6% 31,4%
trung /o wlthin Tinh trang
٥ 2,4% 49,4% 34,1% 12,9% 1 ,2 % 100,0%
binh kinh te ho
% within trinh do 16,7% 47,2% 59,2% 78,6% 20, 0% 50,3%
hoc van cua chu ho
% 01 Tota! 1 , 2% 24,9% 17,2% 6,5% ,6 % 50.3%
giau % w ithln Tinh trang 3,2% 29.0% 45,2% 9,7% 12,9% 100, 0%
k!nh te ho
٠/٠ w ‫؛‬th!n trinh do 8,3% 10 . 1 % 28,6% 21,4% 80,0% 18,3%
hoc van cua chu ho
٠/٠ ot Tota! ,6 % 5,3% 8,3% 1, 8% 2,4% 18,3%
Total % w ithin Tinh trang 7,1% 52,7% 29,0% 8,3% 3,0% 100, 0%
kinh te ho
% vvithin trinh do 100,0% 100,0% 100, 0% 100 , 0 % 100, 0% 100, 0%
hoc van cua chu ho
٠/٠ of Tota! 7,1% 52,7% 29,0% 8,3% 3,0% 100, 0%

9.4 PHÂN TÍCH KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT s o SÁNH GIÁ TRỊ
TRUNG BÌNH

9.4.1 Kiểm định giả thuyết so sánh giá trị trung bình
Mục tiêu của kiểm định giả thuyết là nhằm quyết định tính chính
xác của giả thuyết dựa trên các dữ liệu thu thập được từ mẫu quan sát.
Ta đánh giá tính chính xác của các giả thuyết bằng cách áp dụng các
kỹ thuật thống kê; và đánh giá tầm quan trọng của sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Cách tiếp cận cố điển hay là lý thuyết lấy mẫu thể hiện cách nhìn
mục tiêu theo xác suất dựa trên phân tích dữ liệu mẫu. Một giả thuyết
305
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

được xây dựng, nó sẽ bị bác bỏ hoặc chấp nhận dựa trên mẫu dữ liệu
thu thập.
Tùy theo mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu và ta chọn
lựa các hướng khác nhau cho phân tích thống kê dữ liệu và kiểm định
giả thuyết (Bảng 9.1).

Bảng 9.1 Quan hệ giữa mục tiêu nghiên cứu và các hướng
phân tích thống kê dữ hệu nghiên cứu

Mục tiêu chung ĩim hiểu guan hệ g!ữa các b‫؛‬ến Mô tả các biến

Mục t!ễu cụ thể So sánh khấc b!ệt Đánh glắ mức độ Tóm lược dữ liệu
giữa cắc nhOm !lên guan giữa các
biê'n

Kiểu câu tiỏi/giả Khác biệt, SO sánh tiên guan Mô tả


thuyết

Kiểu kiểm d!nh kiểm d!nh sư khác kiểm sư liên guan Thống kê mô tả
thống kê biệt (ví d٧ T-Test, (ví dư tưong guan, (các giá trị thOng kẽ
ANOVA) hổi quy) mồ tả, tắn suẫ't)

Dể chọn lựa dUng các kiểm dinh thống kê phù hợp cho mục dích
so sánh giá trị trung binh, ta cần chọn loại kiểm định tham số
(parametric tests) hay phi tham số (non-parametric tests). Kiểm định
tham số là công cụ xử ly các dữ lỉệu có thang do khoảng hay thang do
tỷ số, do dó chủ yếu áp dụng cho các biến định lượng. Kiểm định phi
tham số là công cụ xử lý các dữ liệu có thang do danh nghĩa và thứ
bậc.
Kiểm định tham số dOi hỏi một số diều kiện ban dầu như sau:
Các quan sát phải dộc lập với nhau.

306
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

Các quan sát phải dược rút ra ‫ ﻹﻷ‬các dân số phân phối binh
.thường chuẩn
.Các dân số nên có phương sai tươ:ng dương
Thang do khoảng hay tỷ số dể các tinh toán có
.dược
Kiểm định phi tham số ‫؛‬:t dOi hỏl các diều kiện ban dầu
Không dOi hỏ ‫ ؛‬các quan sát phả‫ ؛‬dược rút ra từ các dân số phân
phố ‫ ؛‬.bỉnh thường chuẩn
Không dOi hỏi các dân số phả ‫ ؛‬.có phương sai tương dương
Là cách duy nhất dể xử ‫؛‬ý dư ‫؛؛‬.ệu ở thang do danh nghĩa
Là cách dUng dắn dể xử ly dữ liệu ở thang do thứ bậc, mặc dù
,kiểm định tham số vẫn có thể áp dụng dược
Dể chọn một kiểm định thống kê phù hợp, ta phả ‫ ؛‬trả lời 3 câu
hỏi:
1. Trắc nghiệm liên quan dến 1 mẫu, 2 mẫu phụ hay nhiều hơn 2
mẫu pliụ (k)?
2. Nếu có 2 mẫu phụ hay nhiều hơn 2 mẫu phụ ik), chUng có dộc
lập với nhau hay không?
3. Dữ liệu có thang do thuộc loại nằo (danh nghĩa, thứ bậc,
khoảng, tỷ số)?
Bảng 9.2 sau dây tóm lược một số loại kiểm định thống kê phổ
b‫؛‬ến dược dUng dể phân tích dữ l‫؛‬ệu ở cấp độ cơ bản nhất như: 1)
kiểm định so sánh giá trị trung binh của mẫu với một giá trị chuẩn;
2) kiểm định so sánh giá trị trung binh hoặc sự liên quan giữa hai
mẳu phụ, dộc lập hoặc không dộc lập với nhau; 3) kiểm định so sánh
gia trl trung binh hoặc sự l‫؛‬ên quan giữa k mẫu phụ, dộc lập hoặc

307
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

không độc lập. Các loại kiểm định thông kê này cũng được phân
nhóm ứng với loại thang đo của dữ liệu: danh nghĩa, thứ bậc, khoảng
hay tỷ số.

Bảng 9.2 Các kỹ thuật kiểm định thống kê so sánh giá trị
trung bình nên dùng chia theo loại thang đo và bản chất của
mẫu

Thang Kiểm định Kiểm định cho 2 mẫu Kiểm định cho ilr-mẫu
đo dành cho
một mẫu Các mẫu Các mẫu Các mẫu Các mẫu
không độc độc lập không độc độc lập
lập lập

Danh Binomial McNemar Fisher exact Cochran Q for k-


nghĩa test samples
one-
sample test two-
sample test

Thứ Kolmogorov- Sign test Median test Friedman Median


bậc Smirnov Wilcoxon Mann- two-way extension
one-sample Whitney u ANOVA
matched- Kruskal-
test
pairs test Kolmogorov- Wallis one­
Runs test Smirnov way ANOVA

Wald-
Wolfowitz

Khoảng T-test T-test for T-test Repeated- One-way


và tỷ z test paired measured ANOVA
z test
số samples ANOVA N-way
ANOVA

9.4.2 Quy trình kiểm định thống kê


Kiểm định ý nghĩa thống kê đi theo một trình tự 6 bước tương đối rõ
ràng:

308
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

1. Phát biểu giả thuyết


2. Chọn loại kiểm định thống ké phù hợp
3. Chọn mức ý nghĩa mong muốn
4. Tính toán giá trị kiểm định
5. So sánh giá trị kiểm định tính toán với giá trị chuẩn ở mức ý
nghĩa mong muốn
6. Đi đến quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết
Hiện nay, do công cụ phần mềm thống kê được phát triển và sử
dụng phổ biến, ta không phải tính toán các giá trị kiểm định nữa, và
cũng không nhất thiết so sánh giữa giá trị tính và giá trị chuẩn lập
sẵn ở các bảng thống kê. Các phần mềm thống kê sau khi tính toán
giá trị kiểm định, đều cung cấp mức ý nghĩa p. Mức ý nghĩa p (p-
value) là mức xác suất xác định một sự kiện chắc chắn không xảy ra,
với điều kiện cho trước là giả thiết Ho là đúng.
Sau khi tính và có được giá trị tính của kiểm định thống kê, ta so
sánh giá trị p value do phần mềm cung cấp với mức ý nghĩa
(significant level - á) chuẩn chọn trước, và dựa trên kết quả này để
quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết.
Nếu giá trị p value nhỏ hơn mức ý nghĩa, bác bỏ giả thuyết Ho (p
value < á, bác bỏ giả thiết Ho).
Nếu giá trị p value bằng hoặc lớn hơn mức ý nghĩa, chấp nhận giả
thuyết Ho (p value > á, không bác bỏ giả thiết Ho).

9.5 PHẨN TÍCH DỮ LIỆU sơ KHỞI


ở phần này, ta sẽ dùng một số ví dụ tính toán để minh họa cho
các hướng phân tích dữ liệu khác nhau mang tính cơ bản mà một

309
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

nghiên cứu kinh tế nên chú trọng áp dụng để bảo đảm độ tin cậy về
thống kê cho các kết luận được rút ra, trong trường hợp liên quan đến
so sánh giá trị trung bình.
Các ví dụ dùng minh họa các kiểm định thống kê tham số và phi
tham số dành cho 1 mẫu, 2 mẫu và k mẫu.

9.5.1 Các kiểm định tham số


Kiểm định tham số dành cho 1 mẫu
Ta áp dụng kiểm định tham số dành cho 1 mẫu khi cần so sánh
giá trị trung bình của mẫu quan sát có khác biệt có ý nghĩa thông kê
với một giá trị chuẩn cho trước nào đó hay không.
Ví dụ 9.10 Nghiên cứu sinh kế hộ gia đình ở một xã vùng ven
thành phố, ta đặt ra câu hỏi; liệu quy mô nhân khẩu trung bình của
các hộ khảo sát có tương đương với quy mô nhân khẩu trung bình của
thành phố hay không? Giả sử quy mô nhân khẩu trung bình toàn
thành phố là 5 người/hộ.
Đặt giả thuyết Hq: Không có sự khác biệt giữa quy mô nhân khẩu
trung bình của các hộ khảo sát và quy mô nhân khẩu trung bình của
thanh pho (Hq; Pquy mô nhân khẩu ٠ ^)٠
Xác định mẫu: 1 mẫu
Xác định loại thang đo: thang đo tỷ sô
Áp dụng công cụ Analyze\Compare Means\One-Sample T Test,
chọn Test value bằng 5.

One-Sample Statistics
std. Error
N Mean std. Deviation Mean
so nhan khau trong ho 169 4,69 1,559 0,120

310
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

One-Sample Test
sOv nhan Test Value -2,615
khau 5 df 168
trong ho
Sig. (2-tailed) 0,010
Mean Difference -0,314
95% Confidence Interval Lower -0,55
of the Difference Upper -0,08

Giá trị p value (sig. 2-tailed) = 0,01 < á = 0,05


Quyết định: bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết đối lập.
Phát biểu: quj' inô nhân khẩu trung bình của các hộ khảo sát thấp
hơn quy mô nhân khẩu trung bình của thành phố có ý nghĩa thông kê
ở mức tin cậy á=0,05, hay ở xác suất 95%.
Kiểm định tham số dành cho hai mẫu
Kiểm định này được áp dụng khi ta muốn so sánh giá trị trung
bình của hai mẫu phụ độc lập hoặc có liên hệ với nhau. Biến quan sát
được so sánh là một biến định lượng, được tách làm hai nhóm quan
sát dựa trên một biến định tính nào đó.
Ví dụ 9.11 Cũng với đề tài trên, ta đặt ra câu hỏi: liệu quy mô
nhân khẩu trung bình của các hộ nghèo có tương đương với quy mô
nhân khẩu của các hộ không nghèo hay không?
Đặt giả thuyết Ho". Không có sự khác biệt giữa quy mô nhân khẩu
trung bình của các hộ nghèo và hộ không nghèo (Hq: Pquy mô nhân khẩu hộ
‫ ؛‬nghèo “ l-٤quy mô nhân khẩu hộ không nghèo).
‫؛‬ Xác định mẫu: 2 mẫu phụ (hai nhóm hộ nghèo và không nghèo),
t ٠

‫ ؛‬độc lập với nhau


Xác định loại thang đo: thang đo tỷ số
311
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

Áp dụng công cụ Analyze\Compare MeansMndependent-Samples


T Test, chọn biến Quy mô nhân khẩu vào mục Test variable; biến
Tình trạng nghèo vào mục Grouping variable. Ta có kết quả như sau:

Group Statistics
Tinh trang std . E rror
ngheo N Mean std. Deviation Mean

so nhan khau khong ngheo 115 4,72 1,609 0,150


trong ho
ngheo 53 4,62 1,471 0,202

Independent Samples Test

Equal Equal
variances variances not
assumed assumed

so nhan khau so nhan khau


trong ho trong ho

Levene's Test for Equality of F 0,904


Variances
Sig. 0,343

t-te st for t 0,381 0,394


Equality of
df 166 109,936
Means
Sig. (2-tailed) 0,704 0,694

Mean Difference 0,099 0,099

std. Error 0,260 0,252


Difference

95% Lower -0,415 -0 ,4 0 0


Confidence
Upper 0,613 0,598
Interval of the
D ifference

312
ChUOng 9: Nh$p va xii ly d9 lieu

Gia tri p value (sig. 2-tailed) cua t timhi = 0,704 > a = 0,05
Quyet dinh: chap nhan gia thuyet Ho, bac bo gia thuyet ddi lap
Phat bieu: quy mo nhan khau trung binh cua cac ho ngheo tiiOng
doong vdi ho khong ngheo d mufc tin cay a =0,05, hay d xac suat 95%.
Kiem dinh tham so danh cho k mau
Khi ta muon so sanh gia tri trung binh cua tCf ba mdu phu doc lap
vdi nhau trd len, ta ap dung kiem dinh tham so danh cho k mlu. Bien
quan sat (bien phu thuoc) dope so sanh la mot bien dinh liipng, difpc
tach lam nhieu hon hai nhom quan sat dpa tren mot bien dinh tinh
(bien doc lap) nao do.
Vi du 9.12 Cung vdfi de tai tren, ta dat ra cau hoi: lieu so ngudi
phu thuoc trong hp gia dinh c6 khac nhau giiia ede hp c6 tinh trang
kinh te khac nhau hay khong?
Dat gia thuyet. Hq! KhPng c6 sii khac biet ve so ngiidi phu thupc
ciia mpt hp giufa cac nhom hp c6 tinh trang kinh te khac nhau (Hq: p
so ngirdi phu thupc hp ngh،o ~ P so ngu٥ i phu thupc hp trung b'lnh — P sp ngitdi phu thupc hp giiiu)

Xac dinh mau: 3 mau phu (ba nhom hp ngheo, trung binh va
giau), dpc lap vdi nhau.
Xac dinh loai thang do: thang do ty so.
Ap dung cong cu Analyze\Compare Means\One-Way ANOVA,
chon bien So ngPdi phu thupc vao muc Dependent List; bien Tinh
trang ngheo vao muc Factor. Ta c6 ket qua nhP sau:

ANOVA
so nguoi phu thuoc
Sum of
Squares Df Mean Square F Sig.

Between Groups 14,142 2 7,071 4,955 0,008


W ithin Groups 236,876 166 1,427

313
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

ANOVA
so nguoi phu thuoc
Sum of
Squares Df Mean Square Sig.

Between Groups 14,142 7,071 4,955 0,008


W ithin Groups 236,876 166 1,427
Total 251,018 168

Giá trị p value (sig. 2-tailed) của F tính = 0,008 < á = 0,05
Quyết định: bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết đối lập
Phát biểu: số người phụ thuộc trong hộ gia đình khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các nhóm hộ có tình trạng kinh tế khác nhau ở
mức tin cậy á=0,05, hay ở xác suất 95%.
Tuy nhiên, kết quả này chỉ khẳng định có sự khác biệt về sô
người phụ thuộc giữa các nhóm hộ gia đình mà không cho ta biết cụ
thể sự khác biệt như thê nào giữa từng nhóm so với nhau. Muốn biết
kết quả, ta cần phải thực hiện thủ tục Phân tích sâu cho so sánh đa
đoạn sâu (Post Hoc multiple comparisons). Giả sử ta chọn hai loại
kiểm định LSD٥ và Duncan. Kết quả phân tích đa đoạn LSD cho thấy
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy á=0,05 về số người
phụ thuộc giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa hộ giàu và hộ trung bình;
trong khi không có sự khác biệt giữa hộ nghèo và hộ trung bình.
Kết quả phân tích so sánh đa đoạn Duncan cũng cho thây có thể
chia làm hai nhóm phụ về sô người phụ thuộc trong hộ. Nhóm hộ giàu
(nhóm phụ 1) có số người phụ thuộc trung bình là 1,13 người/hộ, và
thấp hơn số người phụ thuộc ở nhóm phụ 2, bao gồm hai nhóm hộ
trung bình và nghèo, 1,84 và 1,92 người/hộ. Sự khác biệt này có ý

Least Significant Difference


314
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa á=0,05. Sự khác biệt giữa hai nhóm hộ
trung bình và nghèo không có ý nghĩa thiống kê ở mức ý nghĩa á=0,05.
Kết luận: (1) số người phụ thuộc ở nhóm hộ giàu thấp hơn hộ
trung bình và nghèo; 2) số người phụ thiưộc ở nhóm hộ trung bình và
nghèo tương đương nhau.

Multiple Comparisons
Dependent Variable:so nguoi phu thuoc
95% Confidence

(I) Tinh (J) Tinh Mean Interval

trang kinh trang kinh Difference std . Low er Upper


te ho te ho (l-J) Error Sig. Bound Bound

LSD nghèo trung binh 0,089 0,209 0,670 -0,32 0,50

giau 0,795. 0,270 0,004 0,26 1,33

trung binh ngheo -0,089 0,209 0,670 .0 ,5 0 0,32

giau 0,706’ 0,251 0,005 0,21 1,20

giau ngheo -0,795. 0,270 0,004 -1,33 -0,26

trung binh -0,706' 0,251 0,005 -1,20 -0,21

*. The mean difference is significant at the 0.05 level,


so nguoi phu thuoc
I
I
Tinh trang Subset for alpha = 0.05

kinh te ho N 1 2

Duncan ."‫؛؛‬ giau 31 1.13

trung binh 85 1,84

nghèo 53 1,92

Sig. 1,000 0,716

Means for groups in homogeneous subsets are


displayed.
a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 47,702.

315
Chương 9: Nhập và xử !ý ơư ‫ﻻ؛ﺍﺍ‬

Multiple Comparisons
Dependent Variable:so nguoi phu thuoc
95% Conhdence

( !) T in h ( ‫ ) ل‬T!nh Mean !nterva!

trang k!nh t ٢ang k!nh Difference std . Lower Upper


te ho te ho (l-J) Error Sig. Bound Bound

LSD ngheo trung binh 0,089 0,209 0,670 -0,32 0,50

g!au 0,795' 0,270 0,004 0,26 1,33

trung binh ngheo -0,089 0,209 0,670 -0,50 0,32

glau 0,706' 0,251 0,005 0,21 1,20


glau ngheo -0,795' 0,270 0,004 -1,33 -0,26

trung binh -0,706' 0,251 0,005 - 1,20 - 0,21


b. The group sizes are unequal. The harmonic mean
of the group sizes is used. Type I error levels are
not guaranteed.

9.5.2 Các kiểm định phi tham số

Kiểm định phi tham số dành cho 1 mẫu


Ta áp dụng kiểm định phi tham sô khi giá trị thang đo của biến
quan sát thuộc thang đo danh nghĩa hoặc thang đo thứ bậc. Kiểm định
Chi-Square được sử dụng cho trường hợp này.
Ví dụ 9.13. Ta muốn tìm hiểu liệu phân phôi về nghề nghiệp
chính của hộ có đồng đều hay không.
Đặt giả thuyết Hq: Tất cả các nghề nghiệp chính đều có cơ hội
được các hộ gia đình lựa chọn như nhau
Xác định mẫu: 1 mẫu
Xác định loại thang đo: thang đo danh nghĩa.

316
Chương 9: Nhập và xử lý ơữ liệu

Áp dụng công cụ Nonparametrict testsXChi-Square, chọn biến


Nghề chính của hộ vào mục Test Variable List; chọn mục All
categories equal. Ta có kết quả như .sau;

nghe chinh cua ho


Observed l\l Expected N Residual
lam ruong 85 15,4 69,6
chan nuoi 10 15,4 -5.4
thuy san 8 15,4 -7.4
buon ban 10 15,4 -5.4
tho 9 15,4 -6.4
CNVI\ll\l 15 15,4 -0,4
CNVCty 5 15,4 -10,4
cong nhan 14 15,4 -1.4
kinh doanh 3 15,4 -12,4
lam muon 6 15,4 -9,4
nghe khac 4 15,4 -11,4
Total 169
Test Statistics
nghe chinh cua
ho
Chi-Square 356,722.
df 10
Asymp. Sig. 0,000

a. 0 cells (,0%) have expected frequencies


less than 5. The minimum expected cell
frequency is 15,4.

317
Chương 9: Nhập và xử / ý ơữ liệu

Với tổng sô quan sát 160 hộ gia đình, và tổng cộng 11 nghề
nghiệp chính khác nhau, nếu nghề nào cũng có cơ hội lựa chọn như
nhau thì mỗi nghề sẽ có cơ hội được 15,4 hộ lựa chọn.
Giá trị p value (sig. 2-tailed) của Chi-Square = 0,000 < á = 0,05
Quyết định: bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết đối lập
Phát biểu; Trên thực tế, nghề nghiệp không có cùng cơ hội được
lựa chọn, và sự sai biệt giữa kỳ vọng và thực tê có ý nghĩa thông kê ở
mức tin cậy á=0,05. Trên số hộ gia đình được quan sát, có những nghề
nghiệp được lựa chọn nhiều, có những nghề nghiệp được ít lựa chọn
hơn.

Kiểm định phỉ tham số dành cho 2 mẫu


Khi các điều kiện giả định ban đầu cho t-test bị vi phạm, ví dụ
biến quan sát có phân phối không bình thường, hoặc có thứ bậc, ta áp
dụng kiểm định phi tham số. Vì vậy, khi giá trị thang đo của biến
quan sát thuộc thang đo thứ bậc, ta nên nghĩ ngay đến việc chọn các
kiểm định phi tham sô phù hợp. Ta có thể áp dụng kiểm định Mann-
Whitney u để so sánh hai mức độ phân phối của một biến quan sát có
thang đo thứ bậc.
Ví dụ 9.13 Ta muốn tìm hiểu liệu trình độ học vấn của chủ hộ
giữa hai nhóm hộ nghèo và không nghèo có tương đương với nhau hay
không.
Đặt giả thuyết Hq: Trình độ học vấn của chủ hộ hai nhóm hộ
nghèo và không nghèo là tương đương nhau.
Xác định mẫu: 2 mẫu
Xác định loại thang đo: thang đo thứ bậc
Áp dụng công cụ Nonparametrict tests\2 Independent Samples,
chọn biến Tình trạng học vấn của chủ hộ vào mục Test Variable List;
318
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

chọn biến Tình trạng nghèo vào mục Grouping variable. Ta có kết quả
như sau:

Mann - Whitney Test


Ranks
Tinh trang
ngheo N Mean Rank Sum of Ranks
trinh do hoc van cua chu khong ngheo 115 97,55 11218,50
ho ngheo 53 56,18 2977,50
Total 168

Test Statistics“
trinh do hoc
van cua chu ho
Mann-Whitney u 1546,500
Wilcoxon w 2977,500
z -5,633
Asymp. Sig. (2-tailed) 0,000
a. Grouping Variable: Tinh
trang ngheo

Giá trị p value (sig. 2-tailed) của Mann-Whitney u test (hệ sô Z) =


0,000 < á = 0,05
Quyết định: bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết đôi lập
Phát biểu; Trên thực tế, trình độ học vấn của chủ hộ ở các hộ
nghèo thấp hơn các hộ không nghèo có ý nghĩa thống kê ở mức tin
cậy á=0,05.

319
Chương 9: Nhập và xử lý ơữ liệu

Kiểm định phi tham số dành cho k mẫu


Tương tự như trường hợp áp dụng kiểm định phi tham sô dành
cho k mẫu, khi các điều kiện giả định ban đầu cho F-test bị vi phạm,
ví dụ các mẫu quan sát có phương sai không tương đương, hoặc dữ liệu
có thang đo thứ bậc, ta áp dụng kiểm định phi tham số. Nếu có k mẫu
phụ, từ ba trở lên, ta có thể áp dụng kiểm định Kruskal-Wallis H để
so sánh nhiều hơn 2 mức độ phân phối của một biến quan sát có
thang đo thứ bậc.

Ví dụ 9.13. Ta muốn tìm hiểu liệu trình độ học vấn của chủ hộ
giữa các nhóm hộ nghèo, trung bình và giàu có tương đương với nhau
hay không.
Đặt giả thuyết Hq; Trình độ học vấn của chủ hộ các nhóm hộ
nghèo, trung bình và giàu là tương đương nhau.
Xác định mẫu: 3 mẫu phụ
Xác định loại thang đo: thang đo thứ bậc
Áp dụng công cụ Nonparametrict testsXK Independent Samples,
chọn biến Tình trạng học vấn của chủ hộ vào mục Test Variable List;
chọn biến Tình trạng nghèo vào mục Grouping variable. Ta có kết quả
như sau;

Kruskal- Wallis Test


Ranks
Tinh trang
kinh te ho l\l Mean Rank
trinh do hoc van cua chu ngheo 53 56,24
ho trung binh 85 93,65
giau 31 110,45
Total 169

320
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

Test S tatistics"’.’
trinh do hoc van cua chu
ho
Chi-Square 35,433
df 2
Asymp. Sig. 0,000
a. Kruskal Wallis Test
b. Grouping Variable; Tinh trang
kinh te ho
Giá trị p value (sig. (2-tailed)) của Kruskal-Wallis H test = 0,000 <
á = 0,05
Quyết định; bác bỏ giả thuyết Hn, chấp nhận giả thuyết đối lập
Phát biểu: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy
á=0,05 về trình độ học vấn của chủ hộ ở các nhóm hộ có tình trạng
kinh tế khác nhau.

321
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

TÓM Lược CHƯƠNG 9

Nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu là việc mà bất kỳ nhà nghiên cứu


nào cũng phải thực hiện. Hiện nay, với sự hỗ trợ của các công cụ phần
mềm thống kê phổ biến trong lĩnh vực thống kê tổng quát, hoặc
chuyên biệt, nhà nghiên cứu có thế nhanh chóng nhập và lưu trữ dữ
liệu, và đáp ứng được nhu cầu phân tích thống kê từ đơn giản đến
phức tạp.
Việc nhập dữ liệu trên các phần mềm thống kê tuân theo các quy
luật chung. Các cột của bảng tính dùng để bố trí cho các biến số, và
các hàng của bảng tính chứa các dữ liệu thu thập được từ các quan sát.
Khi nhập dữ liệu, phải lưu ý đến các giá trị thang đo của các biến số.
Đối với các biến số có thang đo tỷ số, ta chỉ cần nhập vào giá trị quan
sát, đo lường được. Đô với các biến định tính, bằng cách áp dụng
thang đo phù hợp và mã hóa dữ liệu đúng, ta sẽ có các giá trị đại diện
cho các quan sát ở các biến sô tương ứng. Sau khi nhập dữ liệu, ta
cũng phải cẩn thận khai báo các thuộc tính của các biến số theo yêu
cầu của phần mềm.
Sauk hi hoàn thành bước nhập dữ liệu, ta cần thực hiện việc kiểm
tra và thanh lọc dữ liệu để bảo đảm sự tin cậy của dữ liệu trước khi
bắt tay vào việc tính toán, xử lý thống kê. Có thể áp dụng nhiều công
cụ biếu đồ như biểu đồ scatter, biểu đồ thanh, biểu đồ bánh, biểu đồ
hộp, biểu đồ histogram, biểu đồ thân-và-lá để phát hiện các điểm dị
biệt trong bộ dữ liệu. Cũng có thể áp dụng các hàm max, min và công
cụ Filter của phần mềm bảng tính Excel để phát hiện các giá trị dị
biệt.
Trước khi áp dụng các kỹ thuật phân tích thống kê chuyên sâu,
việc sử dụng các thống kê mô tả đơn giản cũng hết sức cần thiết để

322
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

nhà nghiên cứu có thể h‫؛‬ế'u dược bản ctiất của bộ dữ liệu. Tùy theo
biến định lượng hay định tinh mà ta có thể áp dụng thống kê mô tả,
bảng tần suất hay bảng chéo. Ngoài ra, cUng cần chu trọng áp dụng
các kiểm định thống kê so sánh giá trị trung binh dUng cách dể có các
căn cứ thống kê hỗ trỢ cho việc binh luận kết quả. Dể chọn kiểm định
thống kê tham số hay phi tham số phu hợp, ta cần biết số mẫu phụ
cần so sánh, tinh dộc lập hay phụ thuộc lẫn nhau giữa các mẫu phụ và
thang do của biến số cần tinh toán.

323
Chương 9: Nhập và xử lý dữ liệu

Thuật ngữ
Bảng chéo Cross-tabulation
Bảng tần suất Frequency table
Biến kiểm soát, biến đối chứng Control variable
Biểu đồ hộp Boxplot
Biểu đồ histogram Histogram
Biểu đồ thân và lá Stem-and-leaf display
Các giá trị cực đoan Extremes
Các giá trị dị biệt Outliers
Khoảng cách phân vị Interquartile range
Kiểm định tham sô Parametric tests
Kiểm định phi tham số Non-parametric tests
Phân tích dữ liệu xác nhận Confirmatory data analysis
Phân tích dữ liệu khám phá Exploratory data analysis
Thống kê mô tả Descriptive statistics

324
Chương 10: Viết báo cáo nghiên cứu

C hứtútg

10
UIẾĨ вйо CHO HGHlSn cứu

MỤC TIÊU CHƯƠNG

Chương này trình bày cách thức viết báo cáo khoa học dưới các
hình thức phổ biến như bài báo khoa học, báo cáo nghiên cứu và luận
văn khoa học. Sinh viên được hướng dẫn về cấu trúc của từng loại
hình và cách thức viết của từng chương mục trong báo cáo khoa học.
Ngoài ra, một số kinh nghiệm viết và những lỗi thường gặp cũng được
thảo luận để giúp sinh viên viết được báo cáo khoa học một cách hoàn
chỉnh nhất theo tiêu chuẩn được quôc tê áp dụng.

10.1 CẤU TRÚC BÁO CÁO NGHIÊN cứu


Báo cáo nghiên cứu khoa học nói chung thường được yêu cầu viết
theo một cấu trúc có trình tự lô-gic. Mặc dù hiện nay có vài cấu trúc
khác nhau có khởi nguồn từ vài trường phái hoặc phong cách khác
nhau, nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn và khoa học
kinh tế, nhưng cấu trúc được sử dụng phổ biến nhất trong cộng đồng
326
c\١١ương 10: Viè't bào cấo nghiên cứu

khoa học thế giới là cấu trUc viết !M'.RAD (Introduction, Methods,
Results, and Discussion). Cấu trUc này đòi hỏi một báo cáo khoa học
phổi cO tối thiểu 4 n ộ i d u n g : c ‫؛‬ớ i t h iệ 'U , Phương pháp, Kết quả và
Thảo luận.
Tương tự như nội dung của dề cương nghiên cứu, lô-gic của cấu
trUc này có thể dược định hình từ các mẫu câu hỏi sau: v ấ n dề gì cần
dược nghiên cứu (Giới thiệu)? vấn dề này nên dược nghiên cứu như
thê' nào (Phương pháp)? Các phát hiện của nghiên cứu là gì (Kết quả)?
Các phat hiện này hàm ý gì (Thảo luận)?
Mặc dù các hình thức viè't báo cáo khoa học dược da dạng hóa
theo những yêu cầu công bố khác nhau như bài báo khoa học, báo cáo
nghiên cứu, luận vãn khoa học, v.v nhưng cấu trUc chuẩn mực cốt loi
này vẫn dược tuân thủ nghiêm tUc.

10.1.1 Câu trUc một bài báo khoa học


Nên viết bài báo khoa học theo một cấu trUc phổ biến mang tinh
chuẩn mực quốc tế. Ta có thể quan sát các tạp chi khoa học quốc tế dể
tham khảo thêm. Thông thường, một bài báo khoa học có cấu trUc
tố'ng quát như sau:
Tiêu dề, Tên bài bao, Tên dề tài (Title)
TOm lược (Summary, Abstract)
Dẫn nhập, Giới thiệu. Dặt vấn dề (Introduction)
Phương pháp (Methods)
Kết quả nghiên cứu (Results)
Thảo luận (Discussion)
Kết luận (Conclusions)
Tài liệu tham khảo (References, Literature cited)
327
Chương 10: Viết báo cáo nghiên cứu

Lời cảm tạ (Acknowledgements)


Phụ lục - nếu có (Appendices)
Cũng có cấu trúc tương đôi phổ biến là kết hợp cả hai phần Kết
quả và Thảo luận với nhau thành một phần, gọi là Kết quả và Thảo
luận. Ngoài ra, ta cũng có thể viết thêm phần Khuyến nghị/Hàm ý
chính sách (Recommendation/Policy Implication) như là một phần
riêng biệt ngay sau Kết luận, hoặc viết kết hợp chung với phần Kết
luận, gọi là Kết luận và Khuyến nghị (Conclusion and
Recommendation).

10.1.2 Cấu trúc một luận văn hoặc báo cáo khoa học
Cấu trúc một luận văn khoa học (ví dụ luận văn thạc sĩ, luận vàn
tiến sĩ) và báo cáo khoa học thường được đòi hỏi phải chi tiết hơn so
với bài báo khoa học về mặt cấu trúc. Ví dụ, ở bài báo khoa học, nội
dung Tổng quan tài liệu lý thuyết và các nghiên cứu trước (Literature
review) thường được viết lồng ghép d phần Đặt vấn đề, trong khi lại
bắt buộc phải viết thành một chương riêng ở luận văn hoặc báo cáo
khoa học.
Câu trúc điển hình của luận vàn, báo cáo khoa học như sau:
Trang tiêu đề: trang bìa, có ghi tên báo cáo, luận văn, tên đề
tài (Title page)
Tóm lược (Summary, Abstract)
Lời cảm tạ (Acknowledgements)
Mục lục, danh mục bảng số liệu, biểu đồ và hình ảnh
(Contents)
Danh mục thuật ngữ viết tắt và tên riêng viết tắt
(Abbreviation and Acronym)

328
ctuiơng 10: Viết báo cáo nghiên cứu

Chương 1: Nền tảng và Bối cảnh nghiên cứu hoặc là Đặt vấn
đề (Background and contexưlntroduiction)
Chương 2; Tổng quan tài liệu (Literature review)
Chương 3: Phương pháp luận nghiên cứu (Research
Methodology)
Chương 4; Kết quả nghiên cứu và Thảo luận (Results and
Discussion)
Chương 5: Kết luận và Khuyến nghị (Conclusions and
Recommendation)
Tài liệu tham khảo (References, Bibliography)
Phụ lục - nếu có (Appendices)
Tuy nhiên, cũng có sự linh động nhất định về cấu trúc của chương
4 và 5. Có trường hợp tách chương Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
thành hai chương riêng biệt, hoặc tách chương Kết luận và Khuyên
‫ ؛‬nghị thành hai chương riêng biệt, Kết luận riêng và Khuyến nghị
I riêng.
‫؛‬
Số chương cũng không nhất thiết cố định, ở các luận văn tiến sĩ,
chương Kết quả và thảo luận thư&ng được tách riêng thành nhiều
chương, mỗi chương trình bày kết quả và thảo iuận cho một nội dung
nghiên cứu có tính độc lập tương đối so với nhau. Trong khi đó, luận
văn thạc sĩ thường chỉ có một chương kết quả và thảo luận vì nội
' dung nghiên cứu đơn giản hơn so với luận văn tiến sĩ.
ớ luận văn tiến sĩ hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học, các chương
; trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận thường cũng được đặt tên
‫ ؛‬theo nội dung chủ yếu của chúng, mà không nhất thiết phải lấy tên là
‫“ ؛‬Kết quả và Thảo luận”.

329
Chương 10: Viết báo cáo nghiên cứu

Sô trang của từng chương cũng không nhất thiết phải bằng nhau
hoặc gần tương đương với nhau. Độ dài của từng chương tùy thuộc vào
nội dung cần thiết của nó.
Cũng không có quy định cụ thể về tổng số trang bắt buộc cho luận
văn tiến sĩ hoặc báo cáo khoa học. Tuy nhiên, luận văn thạc sĩ thường
có quy định cụ thể về số trang tối đa (chỉ tính nội dung chính), thông
thường không quá 60 trang, tùy theo trường đại học.

10.2 CÁCH VIẾT NỘI DUNG

10.2.1 Cách v iế t bài báo khoa học


Tóm lư ơc
٠

Phần tóm lược của bài báo khoa học thường là một đoạn văn ngắn
và súc tích, ước lượng từ 150-200 chữ. Đoạn văn này nên chứa 4 thành
phần: 1) mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu; 2)
phương pháp nghiên cứu; 3) các phát hiện chủ yếu; và 4) kết luận.
Nên viết ngắn gọn, không dông dài, dùng câu ngắn, cụ thể, rõ
nghĩa. Tập trung tóm lược các kết quả, các phát hiện của nghiên cứu.
Hạn chế trình bày về bối cảnh nghiên cứu.
Các nội dung viết trong phần tóm lược phải nhất quán với nội
dung của bài báo.

Giới thiệu/Đ ặt vấn đề


Phần giới thiệu không nên viết quá dài, không nên vượt quá 2
tiang. Nội dung cơ bản của phần này nhăm thuyết phục người đọc về
tầm quan trọng của nghiên cứu. Nếu đề tài nghiên cứu mang tính hàn
lâm, học thuật thì ta cần tập trung thảo luận về khoảng trống kiến
thức còn tồn tại, cần phải được giải quyết. Nếu đề tài nghiên cứu

330
CbüÎüng 10: Viê't báo cáo nghiên cứu

mang tinh ứng dụng, ta nên tập trung vảo những tồn tại, khó khăn
trong thực tiễn chinh sách kinh tế cần phải giải quyết.
Vì bài báo khoa học bỊ hạn chế về sô trang so với luận văn hay
báo cáo khoa học, nên khi trinh bày phần dặt vấn dề, ta dưa cả thông
tin về bối cảnh nghiên cứu, tổng quan ІѴ thuyết và kết quả của các
nghiên cứu vào. Diều này giUp ta minh chứng sự tồn tại của khoảng
trống kiến thức hàn lâm học thuật hay thực tiễn, và từ dó, tạo ra ly lẽ
đế' sự cần thiê't của nghiên cứu.
ở các đoạn vàn cuối của phần nội dung này, ta trinh bày mục tiêu,
câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.

Phương pháp nghỉên cứu


Dối với bài báo khoa họ, phần này tập trung thể hiện nội dung về
phương pháp nghiên cứu, và dữ liệu dUng dể tinh toán.
Thông thường, phần này trinh bày các ly thuyết nền tảng của dề
tài nghiên cứu, trinh bày các mô hình lý thuyết và các mô hình thực
nghiệm dược vận dụng dể xây dựng mô hình nghiên cứu. Kế tiếp, ta
trinh bày mô hình thực nghiệm, cấu trUc của nó, ly lẽ lựa chọn các
thành phần của mô hình, diễn giải các quan hệ kinh tế kỳ vọng giữa
các biến hay các thành phần của mô hình, và kết quả kỳ vọng. Sau
dó, ta trinh bày sơ lược về các kiểm định thống kê sẽ áp dụng dể
kiểm định độ tin cậy của mô hình nghiên cứu.
Nội dung kế tiếp cần dược trinh bày là dữ liệu, nguồn và phương pháp
thu thập.
Kết quả và Thảo Luận
Mục tiêu của nội dung này là trinh bày các phat hiện chủ yếu của
dề tài nghiên cứu, và thảo luận về các phát hiện này.

331
Chưdng 10: ١‫ ﺍﻏﺎ'ﺭ‬bấo cào nghiên cứu

Tùy theo cách viết mà hai nội dung này có thể dược trinh bày
chung trong một phần hoặc tách riêng thành hai phần riêng biệt
nhau. DU viết chung hay tách riêng thi cách viết thông thường vẫn là
trinh bày kết quả nghiên cứu dưới dạng vãn bản, tóm lưọ'c kết quả
bằng bảng số liệu, biểu dồ, hình ảnh, Ѵ.Ѵ trước, sau dó diễn giải, thảo
luận, binh luận các kết quả. Các kết quả cần phải dược xác nhận sự
tin cậy thống kê thông qua việc áp dụng các kiểm định thông kê cần
thiết, nếu dề tài thiên về các phương pháp dinh lượng.

Khi thảo luận, ta cần chu trọng viết dạt độ sâu cần thiết dể diễn
giải, thảo luận, binh luận về các phát hiện của dề tài. Các ly lẽ dUng
dể diễn giải, giải thi ch kết quả phải có lô-gic, phù họ'p với ly thuyết
hoặc phù hợp với quan sát thực tiễn, hoặc có lập luận hợp ly. Khi có
các kết quả không như mong dợi, cố gắng lý giải xem chuyện gì xảy
ra.

Nhớ là luôn luôn gắn kết các binh luận, giải thích này với các giải
thuyết, mục tiêu, và câu hỏi nghiên cứu. cần so sánh các phát hiện từ
nghiên cứu vơi các phat hiện của các tác giả khác ở những vấn dề
nghiên cứu tương tự, và có binh luận, so sánh, đánh giá, nhận xét.

Kết luận
Phần cuối bài báo khoa học là kết luận, ở nội dung này, các kết
luận nhấn mạnh các phát hiện chủ yếu của dề tài nghiên cứu, ý nghĩa
của các phat hiện này và các hàm ý chinh sách của chUng.

Cần lưư ý là cách viết phần kết luận phải thể hiện sự nhất quán
với phần dặt vấn dề về mục tiêu, câu hỏi và gỉả thuyết nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo


Trinh bày danh sách tất cả các tài liệu dược trích dẫn trong bài
báo khoa học. Viết cẩn thận và dUng hình thức viết tài liệu tham
khảo như dã dề cập tới ở Chương 3, Mục 3.6.

332
CViUdng 10: Viê't bào cáo nghiên cứu

10.2.2 Cách vỉết luận văn. báo cáo khoa học


Tóm lược

Phần tóm lược thường dược viết ở trang dầu tiên của luận văn hay
báo cáo dể người dọc có thế' dọc lướt qua và hiểu ngay nội dung co bản
của bài viết. Phân tóm lược thường rất ngắn, và có cấu trUc từ 2 dến 4
đoạn vân. Cũng có khi tóm lược dược viết liền mạch, không phân định
ra các đoạn văn khác nhau. Nếu chia làm 4 đoạn văn, ta có: 1) một
đoạn vàn dầu tiên nói về viêc xác dinh vấn dề nghiên cứu và mục tiêu
nghiên cứu; 2) môt đoạn văn nói về phương pháp; 3) một đoạn văn nói
về các phat hiện; và 4) một đoạn vàn nói về kết luận và khuyến nghị.

Rộ dài của phần tóm lược thường dược quy định không vượt quá
250-350 từ theo tiêu chuẩn của các trường dại học.

Chương 1. Dặt vấn dề


Chương 1 viết tập trung về định hướng tổng quát nhất cho toàn
bộ các phần tiếp theo của báo cáo khoa học hay luận văn. Nội dung
các chương kế tiếp phải dược thể hiện chi tiết và nhất quán với
chương 1.

Chương 1 tập trung thảo luận về khoảng trống kiến thức và thu
hẹp dần cho dến khi chỉ ra dược chủ dề nghiên cứu và sự cần thiết
phẩi nghiên cứu.

Chương 1 thường có cấu trUc như sau:

Đoạn văn gỉới thiệu, ở đoạn vẫn này, ta phát bỉểu về lĩnh vực
quan tâm, và kết thUc bằng một câu nói về chủ dề chung của dề tài
nghiên cứu. Dừng dể người dọc phải chờ dợi xem ta sẽ nghiên cứu về
j vấn dề gì.

Bối cảnh nghiên cứu. Phần này ta viết về các phát hiện chU
yếu liên quan dến khoảng trống kiến thức. Mục tỉêu là chứng minh

333
Chương 10: Viết báo cáo nghiên cứu

rằng chủ đề ta quan tâ, chưa được nghiên cứu, do đó chỉ ra sự cần
thiêt phải nghiên cứu. Theo kinh nghiệm phổ biến, không nên viết
quá nhiều trang cho phần này, chỉ cần từ 3-4 trang tối đa là đủ. Khi
trích dẫn các nguồn thông tin, cần chọn lọc các thông tin không quá
cũ, tôt nhất trong phạm vi 5 năm trở lại. Các đoạn văn viết phải chỉ
ra được các vấn đề tồn tại chưa được giải quyết, các phát hiện mang
tính xung đột, các tranh luận khoa học đang diễn ra, các vấn đề liên
quan ở phạm vi trong nước, ngoài nước. Các thông tin này nhằm
chuẩn bị cho việc phát biểu vân đề nghiên cứu ở phần kê tiếp. Đôi với
những nghiên cứu mang tính chuẩn mực cao, người ta đòi hỏi phải có
từ 2 đến 3 trích dẫn tham khảo ở mỗi đoạn văn.

Phát biểu vấn đề nghiên cứu. Từ nền tảng của phần Bối cảnh
nghiên cứu, ta phát biểu một cách chính xác về khoảng trống kiến
thức mà ta buộc phải nghiên cứu. Khoảng trống kiến thức này chính
là “linh hồn” của toàn bài luận văn hay báo cáo khoa học.
Mục tiêu nghiên cứu. Ta cần viết một đến hai đoạn văn đế chỉ
ra mục tiêu nghiên cứu mà ta nhắm đến, mà thực chất là giải quyết
khoảng trống kiến thức đã phát hiện.
Câu hỏi nghiên cứu. Trình bày các câu hỏi tống quát nhất mà
ta phải trả lời để giải quyết được vấn đề nghiên cứu, khoảng trống
kiến thức. Chú ý là khi ta thực hiện xong nghiên cứu, các đóng góp
khoa học của ta chính là các trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu này.

Giả thuyết. Như đã thảo luận ở mục 2.4, giả thuyết nghiên cứu
thường được đặt ra ở các nghiên cứu định lượng, mà chủ yếu là định
hướng các quan hệ nhân quả có thể xảy ra và cần phải kiểm chứng.
Mỗi câu hỏi nghiên cứu nên có một giả thuyết nghiên cứu kèm theo.
Tuy nhiên, việc đặt giả thuyết nghiên cứu ở Chương 1. Đặt vấn đề
hay Chương 3. Phương pháp luận vẫn chưa thực sự được thống nhất,
như đã đề cập ở mục 2.5.
334
Chưổng 10: Viê't báo cáo nghiên cứu

Tất cả các phần trên dây dều phải dược viết thu hẹp dần, từ tổng quát
dê'n cụ thể dể chỉ ra khoảng trống kiến th.ức. Sử dụng cUng giọng vàn,
cUng phong cắch viết xuyên suốt trong toan bộ các phần trên.
Ý nghĩa của nghiên cứu. Ta phát biểu lý do vì sao nghiên cứu
này quan trọng, và giả định là nghiên cứu này dược thực hiện thi ta
sẽ có thể dOng góp gì vào ly thuyết, thực tiễn hoặc chinh sách trong
lĩnh vực nghiên cứu.
Thiết k ế nghiên cứu. Ta có thể trinh bày rất tóm lược về bản
chất của phương pháp nghiên cứu ở dây như là đoạn vân giới thiệu
cho Chương 3. Ta nên nói về: 1) dơn vị nghiên cứu2 ‫ )؛‬phạm vi không
gian và thời gian của nghiên cứu; 3) các công cụ dược dUng dể thu
thập dữ liệu; và 4) quy trinh nghiên cứu.
Các gỉả định. Ta trinh bày các giả định nền tảng của nghiên
cứu. Ví dụ, ta giả dinh là chất lượng thông tin thu thập dược là dạt
yêu cầu, người trả lời phỏng vấn trung thực và chinh xấc, Ѵ .Ѵ .

Giới h ạ n ^ ạ n chế của dề tài. ở phần này, ta trinh bày các giới
hạn/hạn chế mà dề tài vấp phải, ví dụ các hiện tượng thiên lệch, vượt
tầm kiểm soát của nhà nghiên cứu, và các cách thức mà ta áp dụng dể
khắc phục các giới hạn/hạn chế này.
Trên thực tế, cơ quan quản ly khoa học, trường dại học, các khoa,
‫ ا‬bộ môn hay các người hướng dẫn có thể có những yêu cầu khác hơn so
với cấu trUc trên dây. Tuy nhiên, nền tảng của Chương 1 vẫn dược giữ
nguyên.

ị Chương 2. Tổng quan tài liệu


‫؛‬ Mục tiêu của Chương 2 là chứng minh một cdch chi tiế
‫ ؛‬trống kiến thức dã phat hiện ở Chương 1 chưa dược giải quyết, cần
‫ ؛‬nhớ là ta phải luận bàn về cả khía cạnh ly thuyết và nghiên cứu thực
‫ إ‬nghiệm. Dặc biệt, dối với các nghiên cứu thực nghiệm, khi tổng quan
335
Chương 10: Viê't bào cấo nghSèn cứu

ta phải chú trọng đề cập dến khoảng trống kiến thức, và chĩ ra rằn
các kết quả nghiên cứu tham khảo chưa giả‫ ؛‬quyết dược khoảng trốn
kiến thức dó.
Nhiệm vụ của người v‫؛‬ết là phải chỉ ra các kết luận chủ yếu, cá
phát hiện, và các vấn dề về phương pháp luận hên quan dến khoản
trống kiến thức. Ta nên trích dẫn các nghiên cứu trong phạm vi
năm trở lại dây, và viết dẫn dắt dến các ý tưởng nghiên cứu. Ta nê
mô tả ai dã nghiên cứu, nghiên cứu ở dâu, khi nào, tiếp cận như th
nào, áp dụng phương pháp luận, công cụ và các phân tích thống k
nào dể dạt dược các kết quả.
Về cách viết, ta không nên tổng quan theo từng tác giả của C i
bài nghiên cứu dược trích dẫn, mà tổng quan theo nhOm vấn dề cầ
dề cập. Mỗi nhóm vấn dề dược viết ở một phần tổng quan, ở dầu m،
phần nên có một câu dẫn nhập dể nối kết giữa phần trước và phần lí
tiếp. Khi kết thUc phẩn tổng quan, ta nên có một kết luận nhằm cl
rõ là, dựa trên tổng quan ly thuyết và nghiên cứu thực nghiệm liê
quan, khoảng trống kiến thức chưa dược giải quyết.
Nếu ta không có nhiều tài liệu dể tổng quan, cố gắng viết mô 1
tóm lược từng bài mà ta có dược. Chỉ ra mục tiêu của nghiên cứ
phương pháp luận, các phát hiện, và các kết luận. Mô tả về bối cảr
thời gian, không gian của nghiên cứu dó. Ngược lạ‫؛‬, nếu có rất nhit
ta ‫ ؛‬I‫؛‬ệu dể tổng quan, ta chỉ cần sử dụng các ta‫ ؛‬l‫؛‬ệu dược hoàn thàr
gần dây nhất.
Cuối cUng, ta cần tố'ng kết lạ‫ ؛‬về mặt phương pháp luận, lỉệu
rUt ra dược kinh nghiệm gì từ các ly thuyết và các nghiên cứu thi
nghiệm trước dây, nhằm xây dựng nền tảng cho phương pháp luận C I
ta dể áp dụng vào nghiên cứu, mà cụ thể là xây dựng khung ly thuyi
và khung phân tích.

336
C h iU d n g 10'■ V iê 'Î b á o c á o n g h i e n c ủ u

Chương 3. Phương pháp luận


Mục tiêu của chương này là trinh bà}·; phương thức thu thập thông
tin và xử lý vấn dề nghiên cứu. Chương này bao gồm các phần chinh
sau dẳy:
Mục tiêu nghiên cứu. co thế' nhắc lại ngắn gọn các mục tiêu
nghiên cứu ở dơạn vàn dầu tiên.
Tiếp cận nghiên cứu. Chỉ ra cách tiếp cận dể giải quyết vấn dề
nghiên cứu. Áp dụng tiếp cận quy nạp hay diễn dịch, lịch sử so sánh,
hệ thống, phương pháp nghiên cứu định tinh hay định lượng, hay phối
hợp, càng cụ thế' càng tốt.
Giả thuyết nghiên cứu. Nếu ta không trinh bày các giả thuyết
(nếu có) ở Chương 1, thi ta nên trinh bày các giả thuyết ở phần này.

Khung lý thuyê't và khung phân tích. Chỉ ra nền tảng ly


thuyết mà ta sẽ vận dụng vào dề tài. Chỉ ra các khái niệm cần phân
tích, các biến dại diện cho các khá‫ ؛‬niệm này, quan hệ mang tinh so
sánh, tương quan, nhân quả giữa các biến và biến dại diện cho vấn dề
nghiên cứu. Khung phân tích có thể dược xây dựng dưới dạng một
giản dồ mô tả trực quan các quan hệ này. Các quan hệ này chỉ ra định
hướng kê't quả mà ta dã nhắm tới khi xây dựng các giả thuyết.

Thiết k ế nghiên cứu. Chỉ ra một cách cụ thể các biến dộc lập,
biến phụ thuộc, các biến phân loại, Ѵ.Ѵ. Nếu là nghiên cứu định lượng
và ốp dụng các mô hlnh kinh tê' lượng, phân tích dự báo ta cUng cần
chỉ rõ dơn vị do lường của các biến, cách thức thiết lập các biến này
trong mô hình, và dự đoán kỳ vọng xảy ra.
Dơn vị nghiên cứu. Chỉ rõ dối tượng mà ta quan sát, do lương,
thu thập thông tin dữ liệu cho nghiên cứu. Chỉ rõ phạm vi không gian
và thời gian mà ta thu thập thông tin từ những dơn vị nghiên cứu
nby.
337
Chương 10: ١‫ﺟﺎﱂ‬١ bào cáo nghlèn củư

Công cụ thu thập thông tin. Nếu ta thu thập thông t‫؛‬n bằng
phiếu álều t r ể ả n g hỏl, thi có thể mô tả tóm lược nội dung công cụ
này. Tuy nhiên, toàn bộ phiếu diều tra/bảng hỏi nên dược dặt vào
phần phụ lục.
Quy trinh thu thập thông tin. Mô tả dầy đủ, chi tiết phương
pháp chọn mẫu nghiên cứu, cỡ mẫu nghiên cứu, quy trinh tiến hành
trên thực tế.
Xử lý và phân tích dữ liệu. Cần trinh bày dầy đủ và chi tiết
phương thức mà ta dUng dể phân tích dữ liệu nghiên cứu.
Các vấn dề dạo dức trong nghiên cứu. cần phat biểu một
cách chuẩn mực về các biện pháp mà ta dUng dể bảo vệ người tham
dự hoặc các cơ quan, tổ chức mà ta nghiên cứu. Trong bối cảnh hoạt
dộng nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam hiện nay, vấn dề này chưa dược
chu ý và bắt buộc viết vào báo cáo hoặc luận vàn.

Chương 4. Kết quả và thảo luận


Mục tiêu của chương này là trình bày tóm lược về các thông tin,
dữ liệu thu thập dược và kết quả phân tích. Trình tự viết thông
thường di từ các thông tin tổng quát, mô tả vấn dề nghiên cứu cho
dến các kết quả phân tích dựa trên thông tin, dữ liệu thu thập dược.
Nếu chương này dược viết gắn kết hai nội dung kết quả và thảo luận,
ta phải trinh bày các phát hiện chinh của nghiên cứu, và thảo luận về
chUng.
Theo trinh tự viết, ở dầu chương, ta nên trinh bày lại một cách
ngắn gọn vấn dề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu. Sau do, ta
bắt dầu trinh bày các kết quả nghiên cứu dạt dược, nhấn mạnh các
kết quả nổi bật, và thể hiện kết quả dưới các dạng bảng số liệu, biểu
dồ, hình vẽ, hoặc vãn bản. Nên chU ý kết hợp phong phU các hình
thức thể hiện khác nhau dể tránh làm cho ngươi dọc nhàm chán. Ta

338
Chưdng 10: Viê't bào cáo nghiên cửu

nên chú ý chọn cẩn thận các thOng t‫؛‬n, dữ hệu trinh bày. Chỉ chọn
các thông tin quan trọng, cụ thể, chinh xác và ngắn gọn, làm nổi bật
các kết quả mới, chc phát hiện của nghiên cứu. Các thông tin chi tiết,
dữ liệu thô cần dọc nhưng có tầm quan trọng kém hơn nên dược dưa
vào phụ lục.
Tránh cách viết hoàn toàn theo lối kể chuyện, hoặc kể lể dài dOng
dối với những vấn dề hiế'n nhiên mà người dọc chỉ cần dọc qua là hiểu
rõ. Tên bảng số liệu, biều dồ, hình ảnh phải đủ rõ nghĩa dể người dọc
hiểu ngay nội dung và thông tin ta muOn chỉ ra. Các kết quả nghiên
cứu nên dược kiểm định bằng các thống kê cần thiết dể bảo dảm mức
độ tin cậy.
Khi viết thảo luận, mục tiêu của ta là binh luận, giải thích các kết
quả, các phát hiện của nghiên cứu. Vì vậy, ta luôn luôn gắn kết các
binh luận, giải thích này với các giải thuyết, mục tiêu, và câu hỏi
nghiên cứu. Ta cố gắng đánh giá ý nghla và mức tin cậy của các kết
quả dạt dược, và diễn giải. Ta nên so sánh các phat hiện từ nghiên
cứu với các phát hiện của các tác giả khác ở những vấn dề nghiên cứu
tương tự, và có binh luận, so sánh, đánh giá, nhận xét. Trong quá
trinh diễn giải, cần phải tránh thổi phồng kết quả.
TUy theo quy định riêng mà chương này có thể dược yêu cầu viết
tách biệt giữa phần kết quả và thảo luận.

Chương 5. Kết íuận và Khuyến nghị


Kết luận: các kết luận phải gắn liền một cdch nhất quán với cấc
mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Khi ta dặt ra cấc mục tiêu nào thi
phai khẳng định dã dạt dược các mục tiêu dó hay chưa. Ta phải trả lời
cho từng câu hỏi nghiên cứu dặt ra. Nê'u có các câu hỏi nghiên cứu
dược dặt ra mà ta chưa giải quyết dược, cUng phải chỉ rõ. Phần kết
luận này thể hiện sự dOng góp của ta vào kiến thức chung, bằng cách
giải quyết vấn dề nghiên cứu, lấp dầy khoảng trống kiến thức dã dược
339
Chương 10: Viết báo cáo nghiên cứu

chỉ ra. Đây cũng là nội dung nghiên cứu được viết tổng quát hóa, khái
quát hóa toàn bộ kết quả đạt được.
Khuyên nghị: ta nên viết hai loại khuyên nghị khác nhau. Một là
các khuyên nghị dành cho các nghiên cứu kế tiếp. Dựa trên kết quả
nghiên cứu, ta nhận thức được các hạn chê của đề tài, giới hạn của các
phát hiện, các mục tiêu chưa đạt, các câu hỏi nghiên cứu chưa được trả
lời. Từ đó, ta đưa ra các khuyên nghị mang tính học thuật, chỉ ra
những nội dung nghiên cứu cần thiết tiếp theo. Dạng khuyên nghị thứ
hai là các khuyến nghị chính sách, nhằm chỉ ra các thay đổi cần thiết
để khắc phục vấn đề. Chú ý là các khuyên nghị cần được rút ra trực
tiếp từ kết quả nghiên cứu. Không kết luận, không khuyến nghị
những nội dung mà ta không nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo
Viết cẩn thận và đúng hình thức viết tài liệu tham khảo như đã
đề cập tới ở Chương 3, Mục 3.6.

Phụ lục
ớ phần Phụ lục, ta tập hỢp các thông tin quan trọng, nhưng
không cần thiết đến mức phải đưa vào phần nội dung báo cáo. Các
loại tài liệu đưa vào phụ lục thường thấy là:
Phiếu điều tra (nếu có)
Các bảng sô liệu thô quan trọng
Các kết quả thống kê chi tiết

10.3 HÌNH THỨC VIẾT


Để một bài viết khoa học hoặc một luận văn khoa học có hình
thức dễ coi về mặt hình thức, ta cần chú ý các vân đề sau đây về mặt
hình thức viết:
340
Chương 10: Viết báo cáo nghiên cứu

Chọn các font chữ chuẩn mực, cỡ chữ 12, như Times, Times
New Roman.
Chừa khoảng trông đủ lớn giữa các dòng chữ. Tùy theo cách
chọn, khoảng cách giữa các dòng từ 1,2 đến 1,5 là vừa.
Đánh số trang liên tục. Cách đánh số trang tùy thuộc vào các
phần nội dung của luận văn, báo cáo. Thông thường, một luận
văn, báo cáo khoa học được chia làm 3 phần cấu trúc: 1) Phần
thông tin chung như lời cảm ơn, mục lục, danh sách bảng, biểu,
hình ảnh, danh mục chữ viết tắt, v.v; 2) Nội dung chính của
báo cáo kể từ phần Đặt vấn đề đến hết Danh mục tài liệu tham
khảo; và 3) Phụ lục. Ba phần chính này nên được đánh số
trang riêng biệt. Nên đánh sô La Mã đối với phần nội dung
thứ nhất, đánh số Ả Rập đối với phần nội dung thứ hai. Phần
Phụ lục nên được đánh sô Ả Rập lại từ đầu, nhưng kèm theo
tiền tô chỉ phụ lục trước số trang, để phân biệt rõ phần Phụ lục
và nội dung chính của báo cáo.
Luôn cố gắng bắt đầu một nội dung quan trọng mới và tiêu đề
của nó bằng một trang mới.
Nếu in giấy 2 mặt, một chương mới nên được bắt đầu ở trang
lẻ.
Chú ý tránh những lỗi thường gặp sau đây;
Đặt tiêu đề của một đoạn văn ngay cuối trang, và phần nội
dung của nó lại bắt đầu từ trang kê tiếp.
Tương tự như vậy, đặt tên của bảng hoặc biểu đồ nằm ở một
trang, và thân bảng hoặc biểu đồ lại nằm ở trang kế tiếp. Chú
ý chọn các lọc thông tin cần thiết để trình bày trong bảng, và
tốt nhất là bảng hoặc biểu đồ nằm gọn trong phạm vi một
trang trở lại.

341
Chương 10: Viết báo cáo nghiên cứu

Đánh sô" trang ô phần mục lục sai so với sô trang trong thân
bài.
Khi viết, cần chú ý các quy tắc về cách viết mà ta thường mắc lỗi.
Các quy tắc phổ biến là:
Luôn luôn tập trung vào chủ đề nghiên cứu, không viết lan
man, lạc ra các vấn đề khác.
Sử dụng mỗi đoạn văn (paragraph) cho từng điểm nội dung
riêng lẻ (không áp dụng cho phần Tóm lược), sau khi xuống
dòng là ta đã chuyển sang một điểm nội dung khác.
Thể hiện các luận điểm theo đúng trật tự lô-gic.
Viết với văn phong khoa học: ngắn gọn, cụ thể, đúng thuật ngữ
và dễ hiểu. Tránh dCmg các câu dài và phức tạp. Tránh dùng
những thuật ngữ cầu kỳ, xa lạ. Chú ý cách viết để nêu bật lên
được ý tưởng một cách chính xác và lô-gic.
Tuyệt đối tránh dùng các từ ngữ phi chính thức, từ phi khoa
học, tiếng lóng, từ thậm xưng.
Sử dụng câu ở thì hiện tại để chỉ các sự kiện phổ biến, mang
tính quy luật.
Sử dụng câu ở thì quá khứ để mô tả các kết quả đặc thù.
Nên dùng các mẫu câu vô nhân xưng. Nếu viết bằng tiếng Anh,
chú trọng sử dụng thể bị động (passive voice)
Tránh dijng các hình ảnh không cần thiết, chỉ dùng các hình
ảnh minh họa trực tiếp nội dung trình bày.
Gõ chữ thụt vào ở dòng đầu tiên của đoạn văn mới (tùy theo
hình thức và quy định riêng). Trong trường hợp không gõ chữ
thụt vào, ta nên chọn khoảng cách xuống dòng (Spacing,
before, after trong MS.Word) rộng hơn khoảng cách giữa các
342
Ch ương 10: Viết báo cáo nghiên cứu

dòng (line spacing trong MS.Wo'rd) để người đọc có thể tách


biệt rõ ràng các đoạn văn khác nh.au.
Sử dụng chữ sô ở bảng, biểu đồ, trong đoạn văn: luôn luôn viết
đúng quy định theo kiểu mẫu tiêng Việt khi viết bằng tiếng
Việt, theo kiểu mẫu tiếng Anh khi viết bằng tiếng Anh. Nên
dùng dấu chấm (theo kiểu tiếng Việt), hoặc phẩy (theo kiểu
tiếng Anh) đế thế hiện cách ly đơn vị 1.000.
Các chữ số trong bảng số liệu phải được canh lề phải, và chọn
số chữ sô" lẻ phù hợp với đơn vị tính. Các số liệu của cùng một
chi tiêu nên được trình bày với cùng số chữ sô lẻ như nhau để
dễ quan sát, so sánh.
Bảng, biểu đồ, hình ảnh đều phải có tên, và có sô thứ tự. Tên
bảng luôn được viết ngay phía trên của bảng sô liệu. Tên biểu
đồ, hình ảnh được viết ngay phía dưới của biểu đồ, hình ảnh
đó.
Không dùng cùng lúc bảng số liệu và biều đồ minh họa cùng
một vấn đề. Chọn một cách hợp lý nhất, hay nhất trong các
cách có thê đê trình bày và minh họa một kết quả nghiên cứu.

343
Chương 10: Viết báo cáo nghiên cứu

TÓM Lược CHƯƠNG 10

Sau khi tiến hành nghiên cứu, việc viết báo cáo nghiên cứu là một
công việc hiển nhiên, mang tính bắt buộc để nhà nghiên cứu công bố
kết quả. Tuy nhiên, viết báo cáo nghiên cứu không hề dễ dàng vì phải
tuân thủ hình thức khoa học cũng như đạt chuẩn mực về văn phong,
cách viết khoa học.
Báo cáo nghiên cứu có thể được trình bày dưới một sô thế loại
khác nhau như bài báo khoa học, báo cáo nghiên cứu, luận văn khoa
học, v.v và mỗi thể loại lại có sự khác biệt tương đối về hình thức
trình bày. Nhìn chung, cấu trúc chung của một báo cáo nghiên cứu
theo chuẩn IMRAD (Introduction, Methods, Results, and Discussion).
Cấu trúc này đòi hỏi một báo cáo khoa học phải có tối thiểu 4 nội
dung: Giới thiệu, Phương pháp, Kết quả và Thảo luận.
Ngoài hình thức phải tuân thủ, người viết báo cáo phải bảo đảm
tính chuẩn mực về nội dung, tính đặc thù của từng phần, đồng thời
tránh những lỗi văn phong, cách viết.
Nhà nghiên cứu cũng phải chú ý đến các quy định về hình thức,
câu trúc và cách viết theo chuẩn mực riêng của các tổ chức khoa học
công nghệ, nơi mà nhà nghiên cứu dự định công bố kết quả nghiên
cứu của mình.

344
Chương 10: Viết báo cáo nghiên cứu

Thuật ngữ
Dẫn nhập, Giới thiệu, Đặt Introduction
vân đề
Hàm ý chính sách Policy Implication
Kết luận Conclusions
Kết quả nghiên cứu Results
Khuyến nghị Recommendation
Lời cảm tạ Acknowledgements
Phụ lục Appendices
Tài liệu tham khảo References, Literature cited
Thảo luận Discussion
Tiêu đề, Tên bài báo, Tên đề Title
tài
Tóm lược Summary, Abstract
Phương pháp Methods

345
о
'ü‫ت‬
‫ء‬
CL

h-

NHÀ SÁCH ί(٠ ΝΗ TÊ'TUÂ'N N‫ ﺍ ﺍ‬NH


Địa chi: 23 Dào Duy Từ
P .5 -Q .1 0 TP.hGm
٠

DT: 08.38531424 - 0918976920


Emai!: !uudan!ho@yahoo.com
PHƯƠNG PHÁP NGHIẾN cứu KINH TỂ
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tác giả: THẦN HÍ:N khai

NHÀ XUẤT BẢN LAO DỘNG - XÃ HỘI


Ngỗ Hòa Binh 4٠Minh Khai - Hai Bà T rư ng - Hà nội
DT: 04. 36246913 - 04. 36246917; Fax: 04. 36246915
★ ★★

Cliìu trácli nliiệin xudt bdn


NGUYẺN HOÀNG CẦM

Bôi tác l‫؛‬ên kê't: Nha sách kinh tế Tuấn Minh


Số 23 Bào Buy Từ, P.5, 0.10, TP.HCM
BT: (08).38531424

Clvìu trách nlũệm nội dung


t h .‫ ؛‬n t i ! n kiiai

Biên tỤp
CAO THỊ THU

Trìtili bày bia và nội dung


NGl^ỀN KÍMÂU
BT: 0906660798

Mã Số: 123-18
01.02

In 1000 cuốn khổ' 16 X 24cm. số dâng ký KHXB; 143-


2012/CXB/123 - 18/LĐXH, quyct định xuă'l bản số: 217 /QĐ-
NXBLBXH. In tạl Công ty XNK Nghành in, Nộp và lưu chiểu quý
111/ 2012 .

You might also like