You are on page 1of 7

1.

4 Chức năng – nhiệm vụ của trường đại học Nông Lâm


- Chức năng
Trường có chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và các trình độ khác; bồi
dưỡng ngắn hạn; nghiên cứu khoa học; chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế. Tư vấn
và cung cấp dịch vụ về đào tạo, khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát
triển nông thôn và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Trường hoạt động theo
Luật Giáo dục Đại học, Điều lệ Trường Đại học
- Nhiệm vụ
+ Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học trong các lĩnh vực: Nông
lâm ngư nghiệp, Cơ khí, Kinh tế, Quản lý, Ngoại ngữ, Sư phạm, Môi trường, Sinh học,
Hoá học, Công nghệ thông tin.
+ Nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài
nước.
+ Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến doanh nghiệp và người sản xuất.
+ Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đào tạo trình độ đại học và sau đại học của
Trường;
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập trình độ đại học và sau đại học của
các bộ môn trong Trường trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Đề xuất, xây dựng nội dung, chương trình, các mã số mới đào tạo hệ đại học, sau đại
học phù hợp với kế hoạch chiến lược phát triển của Trường;
+ Tổ chức, giám sát thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch đào tạo, các quy chế
chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo của các bộ môn trong Trường;
+ Chỉ đạo, quản lý, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy;
+ Phối hợp với Phòng Thanh tra Pháp chế, Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo
dục chỉ đạo các Khoa, Bộ môn đánh giá sinh viên, học viên theo quy chế;
+ Xác định khối lượng giảng dạy thực tế hàng năm cho giáo viên;
+ Phối hợp với phòng Hành chính Tổ chức bố trí sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực
giáo viên trong toàn trường;
+ Trực tiếp quản lý học viên và nghiên cứu sinh (NCS), tổ chức bảo vệ và cấp bằng thạc
sĩ, tiến sĩ;
+ Phối hợp với Phòng Quản trị Phục vụ rà soát, dự trù vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục
vụ công tác đào tạo của các đơn vị trong toàn Trường; quản lý giảng đường và các
phương tiện dạy học khác;
+ Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức biên soạn, thẩm định các giáo trình, tài
liệu giảng dạy, học tập của Trường;
+ Phối hợp với Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội thực hiện tổ chức quản lý đào tạo
hệ không chính quy, đào tạo theo chứng chỉ, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn được Hội
đồng khoa học và đào tạo Trường thông qua;
+ Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực đào tạo;
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo chức năng do Hiệu trưởng giao.
Đại học Nông Lâm là đơn vị dự toán cấp III vì đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực
tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân
sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách
của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (nếu có) theo quy định.
1.5 Tổng chi phí và các khoản thu của trường những năm gần đây
a) Học phí và chi phí năm 2020 và 2021
2020
- Học phí: 4.500.000d/SV/HK 1/2020-2021
- Học phí các lớp chương trình tiên tiến
• Ngành thú y: 16.500.000d/SV/HK
• Ngành CN Thực phẩm: 14.000.000d/SV/HK
- Học phí chương trình chất lượng cao: 13.200.000/SV/HK (tạm thu)
- Chi phí nhập học (làm thẻ sinh viên, sổ tay sinh viên, hồ sơ, tài liệu sinh hoạt đầu
khóa): 131.000d/SV
-Kiểm tra anh văn đầu vào: 50.000d/sv ( ngoại trừ sinh viên thuộc ngành ngôn ngữ
Anh)
2021
- Học phí: 5.000.000d/SV/HK 1/2021-2022 (tuân thủ theo ND86)
- Học phí các lớp chương trình tiên tiến
• Ngành thú y: 17.500.000d/SV/HK
• Ngành CN Thực phẩm: 15.000.000d/SV/HK
- Học phí chương trình chất lượng cao: 14.500.000/SV/HK (tạm thu)
b) Bảo hiểm y tế và khám sức khỏe
- Bảo hiểm y tế: 704.000d/SV/15 tháng (Từ 01/10/2021-3 1/12/2022)
- Bảo hiểm tai nạn: 60.000d/SV
- Khám sức khỏe: 55.000d/SV. Sinh viên thuộc các đối tượng sau đây không phải đóng
BHYT gồm:
Sinh viên thuốc hộ gia đình nghèo; dân tố thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn; đang sinh sống tại xã đảo , huyện đảo
c) Tiền ở ký túc xá (nếu sinh viên đăng ký ở KTX):
- Phòng nhỏ: 750.000d/SV/HK (5 tháng)
- Phông lớn: 1.250.000d/SV/HK (5 tháng)
d) Chính sách miễn giảm học phí
Sinh viên thuộc diện miễn giảm học phí của ngành sư phạm, miễn giảm diện chính sách,
vẫn nộp đủ số tiền trên vào ngày nhập học. Sau khi đã nộp toàn bộ hồ sơ và nhập học,
nhà trường sẽ xét, lập danh sách và thông báo thời gian hoàn trả lại số tiền được miễn
giảm
4.1 Kế toán công cụ dụng cụ
4.1.1. Khái niệm
Công cụ, dụng cụ là tài sản của doanh nghiệp hay chính là những tư liệu lao động tham
gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian sử dụng công cụ dụng cụ cũng bị
hao mòn dần về mặt giá trị giống như tài sản cố định; tuy nhiên do thời gian sử dụng
ngắn và giá trị thấp chưa đủ điều kiện để làm tài sản cố định.
4.1.2. Nhiệm vụ
Theo dõi, ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn kho công cụ, dụng cụ về số lượng, và giá
trị
Tính toán và phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ cho từng bộ phận có liên quan
Kiểm kê công cụ, dụng cụ theo định kỳ để phát hiện thừa hoặc thiếu từ đó có biện pháp
xử lý.
Theo dõi làm sao để không phải thất thoát công cụ, dụng cụ
4.1.4 Quy trình ghi sổ
Khi phát sinh nghiệp vụ mua công cụ, dụng cụ sẽ phát sinh các hoạt động sau:
‣Căn cứ vào nhu cầu sử dụng công cụ, dụng cụ từ các phòng ban, bộ phận trong đơn vị
sẽ làm đề nghị yêu cầu mua sắm CCDC phục vụ công viêc. Khi yêu cầu được phê duyệt
sẽ cử nhân viên Hành chính đi mua sắm công cụ, dụng cụ.
‣ Sau khi công cụ, dụng cụ được mua về, bộ phận Hành chính sẽ ghi chép vào sổ theo
dõi và lập biên bản giao nhận công cụ, dụng cụ với các phòng ban, bộ phận trong đơn vị.
‣ Kế toán trưởng, Giám đốc, người giao, người nhận sẽ ký vào biên bản giao nhận công
cụ, dụng cụ với các phòng ban, bộ phận trong đơn vị.
‣ Kế toán mua hàng nhận hóa đơn mua hàng từ nhân viên mua hàng, ghi sổ kế toán và kê
khai thuế đầu vào.
‣Kế toán CCDC nhận bộ chứng từ về CCDC để ghi sổ CCDC (Bộ chứng từ gồm: Hóa
đơn mua CCDC, hồ sơ kỹ thuật về CCDC (nếu có), biên bản giao nhận CCDC…) và theo
dõi CCDC để phân bổ và quản lý sử dụng.
4.2 Kế toán BHXH
4.2.1. Khái niệm
Các khoản trích theo lương bao gồm các khoản như:
Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT); bảo
hiểm thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp (BHTN, BNN)
Kinh phí công đoàn.
Thuế thu nhập cá nhân.
Các khoản bảo hiểm trích theo lương gồm có: BHXH; BHYT; BHTN; BHTNLĐ-BNN.
Kế toán bảo hiểm là vị trí kế toán đảm nhiệm ghi chép, lưu trữ thông tin, thực hiện, giải
quyết những vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
thai sản của nhân sự trong công ty với cơ quan có thẩm quyền
4.2.2 Nhiệm vụ
Đăng ký hoặc làm bảo hiểm (gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp…) cho những nhận sự mới vào công ty nhận việc hoặc ký hợp động chính;
Giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến bảo hiểm cho người lao động theo chế
độ với cơ quan bảo hiểm;
Thực hiện trích tiền để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện… dựa
trên quỹ tiền lương tháng của nhân sự tham gia;
Thực hiện các loại bảo hiểm của từng người lao động theo quy định và thực hiện chuyển
cùng vào 1 tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH được mở tại ngân hàng hoặc kho
bạc nhà nước;
Đối chiếu bảo hiểm mỗi tháng giữa công ty với cơ quan bảo hiểm;
4.2.3 Quy trình ghi sổ

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN VÀ BÀI TẬP:


Phương pháp hạch toán kế toán CCDC:
a) Rút dự toán mua CCDC:
Nợ 153
Có 366
Có 008
b) Rút tiền gửi
Nợ 153
Có 112
Nợ 337 ( tạm thu )
Có 366 ( các khoản ghi nhận trước khi thu )
Có 012 ( Lệnh chi tiền thực hiện )
Có 018 ( Thu hoạt động khác được để lại )
Phương pháp hạch toán BHXH, BHYT
a) Đơn vị chi tiền ốm đau, thai sản cho cán bộ, công nhân viên và người lao động
trong đơn vị
Nợ 334
Có 111,112
b) Khi đơn vị chuyển tiền nộp kinh phí công đoàn, nộp BHXH, BHTN hoặc mua thẻ
BHYT, ghi
Nợ 332
Có 111,112,511
Có 008 ( Dự toán chi hoạt động )
Có 018 ( Thu hoạt động khác được để lại )
Tại trường đại học, số dư đầu tháng:
Vật liệu: 5.000kg, đơn giá 4.000d/kg
CCDC: 500.000
Tiền lương phải trả cho CNVC : 120.000.000
Có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Nhập kho CCDC dùng cho hoạt động thường xuyên, trả bằng tiền mặt, giá thanh
toán là 1.100.000 trong đó thuế GTGT là 100.000
2. Nhập kho 6.000kg vật liệu để dùng cho HDTX được trả bằng tiền gửi kho bạc, giá
mua 4.200/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển được chi trả bằng tiền mặt
300.000
3. Xuất kho 7.000kg vật liệu dùng cho hoạt động thường xuyên của đơn vị
4. Chi tiền mặt 2.000.000 để mua BHYT cho CNVC
5. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCD theo quy định hiện hành
Giải:
1. Nợ 153 1.100.000
Có 111 1.100.000
2. Nợ 152 27.720.000 ( 6000 x 4200 +( 6000 x 4200 x 10%)
Có 112 27.720.000
Nợ 152 300.000
Có 111 300.000
Nợ 337 28.020.000
Có 36612 28.020.000
3. Giá xuất kho = (4000 x 4000 + 27.720.000 + 300.000) / (4000+6000)= 4402d/kg
Nợ 611 30.814.000 ( 4402 x 7000)
Có 152 30.814.000.000
4. Nợ 3322 2.000.000
Có 111 2.000.000
5. Nợ 611 28.200.000 ( 120.000.000 x 23,5%)
Nợ 334 12.600.000 ( 120.000.000 x 10,5%)
Có 332 40.800.000

You might also like