You are on page 1of 59

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Chương 1
GIAO THOA ÁNH SÁNG
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
§1.1 QUANG LỘ. ĐỊNH LÝ MALUS. HÀM SÓNG ÁNH SÁNG VÀ CƯỜNG ĐỘ SÁNG
§1.2 GIAO THOA TRONG THÍ NGHIỆM HAI KHE CỦA YOUNG
§1.3 GIAO THOA DO PHẢN XẠ. THÍ NGHIỆM VỚI GƯƠNG LLOYD
§1.4 GIAO THOA TỪ CÁC BẢN MỎNG. VÂN CÙNG ĐỘ DÀY
§1.5 GIAO THOA KẾ MICHELSON
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ánh sáng là gì? Câu hỏi này đã làm nhiều nhà khoa học lớn bận tâm. Newton cho rằng ánh
sáng là một dòng hạt, mặc dầu ông thừa nhận điều đó không chắc chắn lắm. Ông đã giải
thích được nhiều hiệu ứng quang học bằng cách dùng lý thuyết hạt của ánh sáng. Christian
Huygens (1629 - 1695), người cùng thời với Newton, lại tin rằng ánh sáng được tạo từ các
sóng. Ông đã khởi xướng ra lý thuyết sóng của ánh sáng, song lý thuyết của ông đã không
thành công, một phần vì ông giả thiết rằng các sóng ánh sáng là sóng dọc. Vào năm 1864,
James Clerk Maxwell đã đưa ra được bằng chứng lý thuyết có sức thuyết phục khẳng định
rằng ánh sáng là một sóng ngang trong điện trường và từ trường. Tính chất sóng của ánh
sáng đã được xác lập bằng thực nghiệm vào năm 1800 bởi Thomas Young (1773 - 1829).
Các thí nghiệm của Young với ánh sáng đã cho thấy các hiệu ứng chỉ có thể được giải thích
bằng giao thoa, hiệu ứng mà chỉ các sóng mới có.

§1.1 QUANG LỘ. ĐỊNH LÝ MALUS. HÀM SÓNG ÁNH SÁNG VÀ


CƯỜNG ĐỘ SÁNG
1. Quang lộ
Thời gian ánh sáng đi được quãng đường d (giữa hai điểm A và B), trong môi trường có chiết
suất n là
d
t= (1.1)
v
trong đó v là vận tốc ánh sáng.
Trong thời gian t đó, ánh sáng đi được quãng đường L trong chân không. L có giá trị là
d
L = ct = c = nd
v
L = nd (1.2)
L được gọi là quang lộ giữa hai điểm A và B.

“Quang lộ giữa hai điểm A, B là quãng đường ánh sáng đi được


trong chân không tương ứng với thời gian ánh sáng đi được quãng
đường AB trong môi trường.”

Nếu ánh sáng truyền qua nhiều môi trường có chiết suất khác
nhau thì quang lộ L được xác định bởi
L = n1d1 + n2d2 + … + nndn (1.3)
ĐÀO TUẤN ĐẠT 1
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Nếu ánh sáng đi trong môi trường có chiết suất biến đổi liên tục từ điểm này sang điểm khác thì
B
L =  nds (1.4)
A

trong đó ds mà đoạn trường trên đó chiết suất của môi trường xem như không đổi.

2. Định lý Malus
Mặt trực giao: Là mặt vuông góc với các tia sáng của một chùm sáng.

Mặt trực giao của chùm sáng đồng quy là những mặt cầu đồng tâm với tâm là điểm đồng quy.
Mặt trực giao của chùm sáng song song là những mặt phẳng song song.

Định lý Malus: “Quang lộ của các tia sáng giữa hai mặt trực giao của một chùm sáng bằng
nhau.”

Chứng minh định lý Malus: trang 14-15, Tập 3 - Phần 1.

3. Hàm sóng ánh sáng


Theo thuyết điện từ ánh sáng là sóng điện từ được đặc trưng bởi vector điện trường E và vector
cường độ từ trường H vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. Nhưng thực tế
cho thấy các hiện tượng quang học xảy ra là do tác dụng của điện trường. Chỉ có thành phần E mới
gây cảm giác sáng nên người ta gọi dao động của vector E được gọi là dao động sáng. Và để đặc
trưng cho sóng ánh sáng, chỉ cần dùng vector E.
Giả sử sóng ánh sáng phát ra từ nguồn S được biểu diễn bởi phương trình
ES = E0cos(ωt + φ) (1.5)
Nếu v là vận tốc ánh sáng trong môi trường chiết suất n, thì tại điểm M cách nguồn một khoảng
d, dao động sáng E có phương trình là
d
E = E0cos[ω(t - )t + φ]
v
d
E = E0cos(ωt - ω + φ)
v
2 dn
E = E0cos(ωt - + φ)
T c
2
E = E0cos(ωt - L + φ) (1.6)

trong đó λ = cT là bước sóng ánh sáng trong chân không, L = nd là quang lộ của ánh sáng trên đoạn
SM.
(1.6) được gọi là phương trình sóng của ánh sáng.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 2


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Nếu ánh sáng truyền theo chiều ngược lại thì phương trình sóng của ánh sáng là
2
E = E0cos(ωt + L + φ) (1.7)

4. Cường độ sáng
Cường độ sáng là đại lượng đặc trưng cho độ sáng tại một điểm.
Cường độ sáng tại một điểm có trị số bằng năng lượng truyền qua một đơn vị diện tích đặt
vuông góc với phương truyền sóng, trong một đơn vị thời gian.
Cường độ sáng tại một điểm tỷ lệ với bình phương của biên độ dao động sáng tại điểm đó
I k E 02
trong đó k là hệ số tỷ lệ. Khi nghiên cứu hiện tượng giao thoa chỉ cần so sánh cường độ sáng tại
các điểm khác nhau mà không cần tính cụ thể giá trị của cường độ sáng nên có thể quy ước k = 1.
Thế nên
I = E 02 (1.8)
Đơn vị của cường độ sáng là W/m . 2

§1.2 GIAO THOA TRONG THÍ NGHIỆM HAI KHE CỦA YOUNG
(Nguồn sáng điểm - vân không định xứ)
1. Thí nghiệm hai khe của Young
Thí nghiệm hai khe của Young cho ta một cách chứng minh đơn giản về bản chất sóng của ánh
sáng.

Trên hình vẽ, ánh sáng đơn sắc đi qua khe chuẩn trực rồi sau đó qua hai khe song song S1 và S2
trước khi đập vào màn quan sát. Bức tranh của ánh sáng trên màn gồm một dãy các miền sáng hơn
xen kẽ với các miền tối hơn. Các miền sáng tối xen kẽ nhau này được gọi là các vân giao thoa. Đặt
màn quan sát ở bất cứ vị trí nào trong vùng giao thoa cũng quan sát được các vân giao thoa nên gọi
loại vân này là vân giao thoa không định xứ.
Giả sử ta che một trong hai khe, chẳng hạn S1 sao cho chỉ có ánh sáng đi qua S2 chiếu sáng
màn quan sát. Khi đó chúng ta thấy các vân đều biến mất và ánh sáng ở gần tâm màn gần như đồng
đều. Xét một điểm cụ thể nào đó trên màn ứng với tâm của một vân tối khi cả hai khe đều mở, điểm
P chẳng hạn. Cường độ sáng ở điểm này trên màn về cơ bản bằng không khi cả hai khe đều mở.
Tuy nhiên, nếu một trong hai khe bị che kín thì khi đó cường độ ở P lại không bằng không nữa.
Sao lại có thể xẩy ra chuyện ánh sáng tới được một điểm trên màn khi chỉ một khe được mở,
thế mà khi hai khe đều mở (ánh sáng đi qua chúng phải tăng gấp đôi) lại không có ánh sáng nào tới
ĐÀO TUẤN ĐẠT 3
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

được điểm này? Ta có thể hiểu được kết quả này bằng cách giả thiết rằng ánh sáng bao gồm các
sóng. Ở vị trí của các vân tối, các sóng đi từ S1 tới ngược pha với các sóng tới từ S2. Khi hai sóng có
cùng cường độ đi tới mà ngược pha ở một điểm thì chúng sẽ giao thoa theo cách khử nhau và sóng
tổng cộng bằng không. Như vậy các vân tối là hệ quả của sự giao thoa huỷ nhau giữa các sóng sáng
đi từ S1 và các sóng đi từ S2. Ở vị trí của các vân sáng, các sóng đi từ S1 tới cùng pha với các sóng
tới từ S2. Kết quả là chúng sẽ giao thoa theo cách tăng cường nhau và sóng tổng cộng khác không.

2. Nguồn kết hợp và sóng kết hợp


Chúng ta chỉ có thể quan sát thấy hiệu ứng giao thoa như trường hợp thí nghiệm hai khe của
Young ở trên khi các sóng tới là các sóng kết hợp. Hai sóng kết hợp có cùng tần số và độ lệch pha
không đổi theo thời gian. Các sóng này được tạo ra từ các nguồn kết hợp.
Có cách nào để tạo ra hai sóng kết hợp? Ánh sáng do các nguyên tử của nguồn sáng phát ra.
Chúng phát ra thành từng đoàn sóng riêng rẽ nối đuôi nhau. Biên độ và pha của các đoàn sóng do
một nguyên tử phát ra ở những thời điểm khác nhau; cũng như do các nguyên tử khác nhau phát ra
ở cùng một thời điểm có thể rất khác nhau. Chúng không có liên hệ gì với nhau, nên pha ban đầu
của chúng luôn thay đổi theo thời gian và có mọi giá trị bất kỳ. Tại điểm M nào đó nhận được các
cặp đoàn sóng do hai nguồn riêng biệt gửi tới, mỗi cặp đoàn sóng sẽ có một độ lệch pha nào đó. Độ
lệch pha này thay đổi hỗn loạn theo thời gian nên không phải là các sóng kết hợp. Nếu bằng cách
nào đó, ta tách sóng phát ra từ một nguồn duy nhất, sau đó lại cho chúng gặp nhau thì độ lệch pha
của hai sóng sẽ không còn phụ thuộc thời gian nữa, lúc đó ta có hai sóng kết hợp. Thí nghiệm hai
khe của Young thành công là bởi vì đã thực hiện theo cách này. Các khe S1 và S2 được chiếu sáng
từ cùng một nguồn điểm S nên các sóng do chúng tạo ra là các sóng kết hợp.

3. Hình dạng và vị trí của vân giao thoa trong thí nghiệm Young
Điều kiện để có cực đại và cực tiểu của cường độ sáng
Giả sử hai nguồn sáng kết hợp cùng pha S1 và S2 có phương trình là
E1 = E01cosωt
E2 = E02cosωt
Phương trình của các sóng ánh sáng tại điểm M là
2
E1M = E01 cos(ωt - L1)

2
E2M = E02 cos(ωt - L2)

Biên độ của dao động tổng hợp tại M là
E02  E01
2
 E02
2
 2E01E02 cos(1  2 )
2 2
với φ1 = - L1 và φ2 = - L2
 
2
Biên độ này phụ thuộc độ lệch pha   (L2  L1 ) hay hiệu quang lộ   L2  L1 .

* Nếu   2k (k = 0, ±1, ±2, …), hay
  L2  L1  k
hai sóng tới cùng pha, chúng tăng cường lẫn nhau và tại M cường độ sáng đạt cực đại
Imax  (E 01  E 02 )2
* Nếu   (2k  1)  (k = 0, ±1, ±2, …), hay

  L2  L1  (2k  1)
2
hai sóng tới ngược pha, chúng hủy nhau và tại M cường độ sáng đạt cực tiểu
Imin  (E01  E02 )2

ĐÀO TUẤN ĐẠT 4


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Hình dạng và vị trí vân giao thoa


Xét trường hợp ánh sáng truyền trong chân không hoặc không khí. Lúc đó
Vị trí các cực đại được xác định bởi:
 = d2 – d1 = k (1.9)
Vị trí các cực tiểu được xác định bởi:

 = d2 – d1 = (2k  1) (1.10)
2
với (k = 0, ±1, ±2, …).

Quỹ tích những điểm sáng là một họ hypeboloit tròn xoay. Quỹ tích những điểm tối cũng như vậy.

Tọa độ của vân sáng, vân tối và khoảng vân:


D
xS  k (1.11)
a
D
x t  (2k  1) (1.12)
2a
D
i (1.13)
a

4. Giao thoa của ánh sáng trắng


Nếu nguồn S phát ánh sáng trắng, gồm mọi ánh sáng có bước sóng từ 0,38 µm - 0,76 µm thì
hình ảnh giao thoa sẽ phức tạp hơn nhiều.

- Mỗi bức xạ đơn sắc sẽ cho một hệ vân riêng. Tất cả các hệ vân này đều có vân sáng chính giữa
tại nên tại đây là một vân trắng.
D
Khoảng vân i  sẽ khác nhau với các bước sóng λ khác nhau. Sóng có bước sóng λ càng
a
dài thì i càng lớn.
- Hai bên vân trắng là hai vân tối hoàn toàn, vì cực tiểu thứ nhất của mọi hệ vân đều trùng nhau
tại đó.
- Tiếp theo là vân sáng thứ nhất của tất cả các hệ, đều không hoàn toàn trùng nhau, chúng tạo
thành một vân sáng mép ở trong viền tím, mép ở ngoài vân đỏ và gọi là vân màu bậc một.
- Ngoài hai vân tối đầu tiên không có vân tối nào khác vì rằng tại chỗ có vân tối ứng với bước
sóng này lại có một vân sáng ứng với một số bước sóng khác chồng lên.
- Vân màu bậc hai cũng tương tự như vân màu bậc một nhưng rộng gấp đôi và màu nhạt hơn.
Phần cuối của vân màu bậc hai chồng lên phần đầu tiên của vân màu bậc ba. Các vân bậc càng cao
chồng lên nhau càng nhiều, do đó có màu bàng bạc và ranh giới không rõ rệt.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 5


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

§1.3 GIAO THOA DO PHẢN XẠ. THÍ NGHIỆM VỚI GƯƠNG


LLOYD
Một hình ảnh giao thoa giống như giao thoa của hai khe Young có thể được tạo ra bằng cách
dùng gương Lloyd. Sự giao thoa là do chồng chất của chùm tia tới trực tiếp từ nguồn sáng điểm S
(1) và chùm tia phản xạ trên mặt gương phẳng (2). Chùm tia phản xạ dường như xuất phát từ S’ là
ảnh của S qua gương. S và S’ được coi là hai nguồn kết hợp.

Trên màn quan sát, điểm M là một cực đại (tâm vân sáng)
ứng với điều kiện

 = d2 - d1 = (2k  1) (1.14)
2
và là một cực tiểu ứng với điều kiện
 = d2 - d1 = k (1.15)

trong đó k = 0, ±1, ±2, …

Điều này chứng tỏ S và S’ là hai nguồn kết hợp ngược pha nhau và trái với suy nghĩ ban đầu của
chúng ta S và S’ là hai nguồn cùng pha (khi đó (1) là điều kiện để M là cực tiểu và (2) để M là một
cực đại).
Như vậy so với trường hợp hai nguồn cùng pha hiệu số pha đã thay đổi một lượng là π tương

ứng với hiệu quang lộ thay đổi một lượng .
2
Vì rằng tia (1) truyền trực tiếp từ S không có gì thay đổi nên kết luận tia phản xạ trên mặt gương

thay đổi một lượng (tương ứng với pha từ S’ thay đổi một lượng là π).
2
Kết luận này cũng đúng cho trường hợp ánh sáng phản xạ trên môi trường có chiết suất lớn hơn
môi trường ánh sáng tới. Trong trường hợp ánh sáng phản xạ trên môi trường có chiết suất nhỏ hơn
pha dao động và do đó quang lộ không thay đổi, hai nguồn S và S’ cùng pha.

§1.4 GIAO THOA TỪ CÁC BẢN MỎNG. VÂN CÙNG ĐỘ DÀY


(Nguồn sáng rộng - vân định xứ)

Một hiệu ứng giao thoa quan sát được dễ dàng là hiệu ứng do phản xạ từ các màng mỏng trong
suốt như các màng xà phòng hay các màng dầu. Các mầu sắc lóng lánh mà bạn thường nhìn thấy
được phản xạ từ các màng như thế là do hiện tượng giao thoa tạo ra.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 6


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

1. Giao thoa từ bản mỏng. Vân cùng độ dày


Sự định xứ của vân
Xét một bản mỏng có bề dày d thay đổi làm bằng chất có chiết suất n. Hai mặt của bản làm với
nhau một góc bé cỡ hàng phút.
Ta quan sát sự giao thoa khi bản mỏng được chiếu sáng bởi một nguồn sáng rộng. Chúng ta biết
rằng trong thực tế nguồn điểm khó thực hiện, trong nhiều trường hợp không thực hiện được. Hơn
nữa trong thiên nhiên hiện tượng giao thoa trên bản mỏng thường xảy ra với nguồn rộng.

Từ điểm S của nguồn:


- Tia SA tới mặt bản bị khúc xạ tại A, phản xạ tại B và ló ra theo phương CR1.
- Ðồng thời từ S, tia SC sau khi phản xạ tại điểm C ở mặt trên của bản cho tia CR2.
Các tia sáng có hiệu quang lộ xác định nên giao thoa với nhau tại C và ta quan sát thấy vân giao
thoa ở ngay mặt bản. Thấu kính L dùng để chiếu ảnh giao thoa lên màn E.
Thí nghiệm cho thấy hình ảnh giao thoa quan sát được rõ nhất chỉ trong một miền không gian
rất hẹp gần mặt bản mỏng và ra khỏi miền đó vân sẽ nhanh chóng biến mất. Vì vậy người ta gọi loại
vân giao thoa này là vân giao thoa định xứ. Tuỳ thuộc vào độ dày, dạng hình học của bản mỏng;
cũng như điều kiện chiếu sáng mà miền định xứ của hệ vân rộng hay hẹp và nằm gần mặt bản nhiều
hay ít.

Tính hiệu quang lộ


Ta đi tính hiệu quang lộ của hai tia SABCR1 và SCR2. Chú ý rằng tại C, sóng phản xạ bị đảo

pha π, quang lộ của tia phản xạ dài thêm . Ta có
2

∆L = L1 – L2 = SA + N(AB + BC) – (SC + )
2
Sau khi biến đổi ta có


∆L = L1 – L2 = 2d n2  sin 2 i -
2

Vì con ngươi của mắt nhỏ nên mắt chỉ nhìn được các tia nghiêng ít với nhau. Mặt khác nguồn ở
rất xa nên các điểm sáng S’ ≠ S đến C có góc tới i không khác nhau bao nhiêu nên trong công thức
trên coi i không đổi. Vậy hiệu quang lộ ∆L chỉ còn phụ thuộc bề dày d của bản.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 7


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Vị trí của vân


+ Vị trí vân sáng: Đó là những điểm có bề dày d thỏa mãn
L1 – L2 = kλ (1.17)
+ Vị trí của vân tối: Đó là những điểm có bề dày d thỏa mãn

L1 – L2 = (2k + 1) (1.18)
2
Các vân ứng với cùng một giá trị xác định của d được gọi là các vân cùng độ dày.

Nếu chiếu bản mỏng bằng ánh sáng trắng thì mỗi ánh sáng đơn sắc sẽ cho một hệ vân màu
riêng. Trên bản mỏng sẽ quan sát được các vân nhiều màu sắc. Đó là màu của bản mỏng.

Giữa hai bản trong suốt đặt chồng lên nhau bao giờ cũng tồn tại một lớp không khí mỏng, nói
chung có độ dày thay đổi từ điểm này đến điểm khác. Lớp không khí này có thể cho ta vân giao
thoa cùng độ dày. Ta sẽ khảo sát hai ví dụ đơn giản sau

2. Vân của nêm không khí


+ Nêm không khí là một lớp không khí hình nêm, giới hạn bởi hai bản thủy tinh đặt nghiêng góc
với nhau một góc nhỏ. Giao tuyến của hai mặt nêm là cạnh nêm.
+ Rọi một chùm sáng đơn sắc, song song, vuông góc với mặt G2. Tia SA tới mặt nêm tách thành
2 tia:
- Tia phản xạ AR tại A (tia SAR).
- Tia truyền qua nêm không khí, phản xạ trên mặt G2, trở về A theo phương cũ và ló ra ngoài tới
S (tia SAMAS).
Như vậy tại A có sự gặp nhau của hai tia phản xạ từ mặt trên và mặt dưới của lớp không khí. Vì
từ một tia tách ra, nên hai tia ló là hai tia kết hợp. Kết quả là trên mặt G1 của nêm sẽ quan sát được
các vân giao thoa.

+ Tính hiệu quang lộ



∆L = L1 – L2 = 2d +
2

Phần là do phản xạ trên mặt G2 gây ra.
2
+ Vị trí vân
Vị trí của vân tối: Những điểm tối thỏa mãn
 
L1 – L2 = 2d + = (2k + 1)
2 2

d=k (1.19)
2

ĐÀO TUẤN ĐẠT 8


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Các điểm có cùng bề dày d là các đoạn thẳng song song với cạnh nêm, do đó các vân tối là
những đoạn thẳng song song với cạnh nêm. Ngay tại cạnh nêm (d = 0) là một vân tối.

Vị trí của vân sáng: Những điểm sáng thỏa mãn


L1 – L2 = 2d + = kλ
2

d = (2k - 1) (1.20)
4
Các vân sáng cũng là các đoạn thẳng song song với cạnh nêm và xen kẽ với vân tối.

Tốt hơn nếu quan sát thêm hình sau

3. Vân tròn Newton


Các vân giao thoa cùng độ dày có thể quan sát từ lớp
không khí mỏng nằm giữa mặt cong của thấu kính phẳng -
lồi và bản thủy tinh phẳng. Bán kính chính khúc R của thấu
kính lớn vài mét đến chục mét.
Rọi lên thấu kính một chùm sáng đơn sắc song song,
vuông góc với bản thủy tinh. Tương tự như nêm không khí,
tại mặt cong của thấu kính sẽ có sự gặp nhau của các tia
phản xạ và xảy ra giao thoa.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 9


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Do tính chất đối xứng của bản mỏng xung quanh trục IO nên các vân giao thoa là các vòng tròn
đồng tâm, có tâm tại O. Các vân đó được gọi là các vân tròn Newton. Càng ra xa tâm các vân tròn
càng sít nhau.

+ Vị trí vân
Vị trí của vân tối:

d=k (1.21)
2
Vị trí của vân sáng:

d = (2k - 1) (1.22)
4
+ Tính bán kính của vân tối thứ k
Gọi rk là bán kính vân tối thứ k, dk là bề dày của lớp không khí tại vân tối thứ k.

Tam giác IMH


rk2  R2  ( R  dk )2  R2  R2  2Rdk  dk2
Vì R>>dk nên
rk2  2 Rd k

M là vân tối thứ k, ta có dk = k , do đó
2

rk2 = 2R.k = kRλ
2
rk = kR (1.23)

ĐÀO TUẤN ĐẠT 10


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

§1.5 GIAO THOA KẾ MICHELSON


Dụng cụ dùng các hiệu ứng giao thoa sóng để thực hiện các phép đo được gọi là giao thoa kế.
Vì bước sóng của ánh sáng nhìn thấy là rất bé, các giao thoa kế quang học có thể được dùng để đo
khoảng cách với độ chính xác cao. Giao thoa kế Michelson, (A.A Michelson, 1852-1931) là một
trong số các dụng cụ đơn giản và quan trọng về mặt lịch sử.
Hình sau trình bầy các đặc điểm chính của giao thoa kế Michelson.

Chùm ánh sáng đơn sắc từ nguồn đập vào gương bán mạ M1/2 dưới góc tới 45 độ. Lớp bạc phủ
trên mặt gương có độ dầy vừa đúng để cho nó phản xạ một nửa chùm tới về phía gương di động M1
(chùm 1), còn nửa kia truyền qua M1/2 và hướng tới gương cố định M2 (chùm 2). Các gương M1 và
M2 sau đó phản xạ các chùm quay về M1/2, ở đó một nửa của mỗi chùm lại được phản xạ và truyền
qua tạo thành tổ hợp truyền tới detector.
Chùm 1 đi quãng đường 2L1 và chùm 2 đi qãng đường 2L2. Hiệu quang lộ của hai chùm là
∆L = 2L1 – 2L2
Vì các chùm 1 và 2 là các chùm kết hợp nên giao thoa với nhau. Hai chùm sẽ giao thoa tăng

cường nhau nếu ∆L = 2L1 – 2L2 = kλ và giao thoa hủy nhau nếu ∆L = 2L1 – 2L2 = (2k + 1) . (Để
2
cho đơn giản ta bỏ qua bề dầy của M1/2). Như thế, cường độ của ánh sáng được đo ở detector phụ
thuộc vào hiệu quãng đường đi này.
Gương M1 có thể dịch chuyển dễ dàng trên các khoảng cách nhỏ dọc theo phương của chùm 1
bằng cách vặn một đinh ốc có ren tinh xảo. Cường độ ánh sáng được đo bằng detectơ có thể được
làm thay đổi từ cực đại sang cực tiểu bằng cách dịch chuyển M1 một khoảng bằng λ/4. Còn khi M1
dịch chuyển λ/2 sẽ có thay đổi cường độ tương ứng với một khoảng vân. Với một detector nhậy, các
khoảng cách nhỏ cỡ một phần trăm bước sóng (khoảng 5nm) là có thể dễ dàng phát hiện được.
Để đo chiều dài một vật ta dịch chuyển gương M1 từ đầu này tới đầu kia của vật. Nếu số vân
dịch chuyển là N thì chiều dài của vật là

L=N (1.24)
2
Vào lúc mà Michelson đã phát triển giao thoa kế của mình, chuẩn độ dài là mét, được xác định
là khoảng cách giữa hai vạch mảnh trên một thanh bạch kim - iridi đặt ở Sevres, nước Pháp. Dùng
giao thoa kế của mình, Michelson đã có thể đo được bước sóng của vạch phát xạ từ nguồn sáng
cadimi với độ chính xác một phần một trăm triệu. Khả năng này cuối cùng đã dẫn đến định nghĩa
mét theo bước sóng của một vạch phổ phát ra từ nguyên tố kripton.

BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG


1.2, 3, 4, 5, 14, 19, 21, 22, 24, 25, 27, 28, 30, 32, 34, 35

ĐÀO TUẤN ĐẠT 11


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Chương 2
NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
§2.1 NGUYÊN LÝ HUYGENS - FRESNEL
§2.2 NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG CHO BỞI SÓNG CẦU
§2.3 NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG CHO BỞI SÓNG PHẲNG
§2.4 NHIỄU XẠ TIA X
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
§2.1 NGUYÊN LÝ HUYGENS - FRESNEL
Cũng giống như hiện tượng giao thoa ánh sáng, sự nhiễu xạ ánh sáng là một bằng chứng chứng
tỏ bản chất sóng của ánh sáng.

1. Hiện tượng nhiễu xạ


Chúng ta đã làm quen với khái niệm ánh sáng được xem là truyền thẳng trong một môi trường
đồng tính về mặt quang hình học. Theo đó một vùng bóng tối hình học được tạo ra bởi một vật chắn
sáng nào đó.

Tuy thế, trong rất nhiều trường hợp, chúng ta có thể quan sát thấy các vân sáng trong vùng bóng
tối này và các vân tối xuất hiện trong vùng ánh sáng hình học.

Đó là bởi vì đã có sự uốn cong của các tia sáng xung quanh mép của màn chắn. Hiện tượng này
gọi là nhiễu xạ.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 12


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Mức độ nhiễu xạ phụ thuộc vào bước sóng, bước sóng càng lớn sự uốn cong của tia sáng càng
đáng kể. Giả thiết cho rằng ánh sáng đi theo đường thẳng vẫn thường đúng vì ánh sáng có bước
sóng rất nhỏ. Nếu ta không nhìn thật gần, nhiễu xạ có thể bị bỏ qua.

Một ví dụ đáng chú ý về hiện tượng nhiễu xạ, được xem là “khác thường” lúc đó là chấm sáng
Arago (đôi khi cũng được gọi là “chấm Poisson”). Một vật có hình đĩa, như một đồng penny chẳng
hạn, được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc phát ra từ một nguồn điểm, một chấm sáng sẽ xuất hiện ở
tâm của vùng tối. Chấm sáng Arago đóng một vai trò lý thú trong việc phát triển quang học sóng.

Năm 1819, A.J. Fresnel (1788 - 1827) đã đưa ra một lý thuyết sóng của ánh sáng để giải thích
hiện tượng nhiễu xạ. Fresnel tiên đoán sẽ có chấm sáng ở tâm của vùng tối. Hoài nghi lý thuyết này,
S.D.Poisson (1781 - 1840) đã chứng minh “lý thuyết của Fresnel cho một kết quả khó tin”. Ông cho
rằng kết quả này đã hạ thấp giá trị của lý thuyết sóng. Song sự phát hiện sau đó về chấm sáng của
D.E.J.Arago (1786 - 1853) đã cho ta một xác nhận đầy ấn tượng về bản chất sóng của ánh sáng.

Nghiên cứu về nhiễu xạ được chia thành 2 loại


- Nhiễu xạ Fresnel: Khoảng cách từ màn chắn đến màn quan sát có thể gần. Các sóng đập vào màn
chắn và màn quan sát là sóng cầu.
- Nhiễu xạ Fraunhofer: Nguồn và màn quan sát ở xa màn chắn vô cùng sao cho các sóng đập vào
màn chắn và màn quan sát là các sóng phẳng (trường hợp riêng của nhiễu xạ Fresnel).

2. Nguyên lý Huygens – Fresnel


Theo Huygens:
“Mỗi điểm ánh sáng truyền tới đều trở thành nguồn sáng thứ cấp phát ánh sáng về phía trước nó.”

ĐÀO TUẤN ĐẠT 13


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Để tính điện trường tại điểm P nào đó, ta tưởng tượng có một mặt sáng thứ cấp và cường độ
sáng tại P do các nguồn điểm trên mặt thứ cấp đó gửi tới. Muốn vậy phải biết biên độ và pha của
các nguồn thứ cấp. Nguyên lý Huygens chưa đề cập đến vấn đề này, do đó Fresnel đã bổ sung
thêm nguyên lý:

“Biên độ và pha của nguồn thứ cấp là biên độ và pha do nguồn thực gây ra tại nguồn thứ cấp
này.”

Fresnel đã đưa ra một phương pháp để có thể tính được thành phần điện trường tại điểm P thông
qua mặt sáng thứ cấp này. Đó là phương pháp đới cầu Fresnel.

3. Phương pháp đới cầu Fresnel


Xét một nguồn sáng điểm O và điểm được chiếu
sáng P.
Vẽ mặt cầu ∑ có tâm O và bán kính R << OP.
Đặt BP = b, từ điểm P vẽ các mặt cầu với bán kính
tương ứng:

b b+ b+2 …

Các mặt , , ... chia mặt ∑ thành các đới cầu


gọi là các đới Fresnel. Với cách chia như vậy các đới
Fresnel có đặc điểm:
+ Diện tích của các đới cầu đều bằng nhau là
Rb
ds   (2.1)
Rb
ĐÀO TUẤN ĐẠT 14
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

+ Bán kính của đới cầu thứ n là


Rb
rn  n (n = 1, 2, 3…) (2.2)
Rb

Theo nguyên lý Huygens xem mỗi đới là một nguồn thứ cấp gửi ánh sáng tới điểm P. Do có
diện tích bằng nhau nên cường độ sáng của mỗi đới là như nhau. Các đới này là các nguồn kết hợp
do đó có sự giao thoa. Điện trường E tại P là tổng hợp các thành phần điện trường do từng đới gửi
tới P.
Gọi là biên độ của dao động sáng do đới thứ n gửi tới P. Khi n tăng, các đới cầu càng xa P,
góc θ tăng và biên độ giảm dần.
> > …
Tuy nhiên vì khoảng cách từ các đới đến P và góc θ tăng rất chậm nên các biên độ cũng giảm
chậm và có thể coi
E  E 0,n 1
E 0n  0,n 1 (2.3)
2

Ngoài ra, các đới cầu đều nằm trên cùng mặt sóng cầu ∑ nên có cùng pha dao động. Khoảng
cách từ hai đới liên tiếp đến P khác nhau nên hai đới liên tiếp sẽ gây ra tại P các dao động sóng có
hiệu pha là:
2 2 
∆φ = L1 – L2) = =
  2
Vậy hai dao động sáng do hai đới liên tiếp gửi tới P ngược pha nhau. Biên độ sóng tổng hợp tại P
là:

… (2.4)

§2.2 NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG CHO BỞI SÓNG CẦU


Bây giờ chúng ta sẽ vận dụng các kết quả ở trên để nghiên cứu nhiễu xạ qua một lỗ tròn và qua
một đĩa tròn.

1. Nhiễu xạ qua một lỗ tròn

Xét sự truyền ánh sáng từ nguồn điểm O tới một điểm P qua lỗ tròn AB khoét trên một màn
chắn. Giả sử số đới cầu Fresnel là n (lỗ chứa n đới). Biên độ của điện trường tại P là:

Lấy dấu (+) nếu số đới là lẻ.
Lấy dấu (-) nếu số đới là chẵn.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 15


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Ta sắp xếp biểu thức trên

+… +

Một số kết luận


+ Khi không có màn chắn hoặc lỗ có kích thước lớn, n = ∞, thì , cường độ sáng tại P là

+ Nếu lỗ chứa số lẻ đới


I= >
> Điểm P sáng hơn so với khi không có màn chắn.

Đặc biệt khi chỉ có 1 đới


= =4
> Độ sáng tại P gấp 4 lần cường độ sáng khi không có màn chắn.

+ Nếu lỗ chứa số chẵn đới


I= <

> Điểm P tối hơn so với khi không có màn chắn.

Đặc biệt khi n = 2 thì do  P tối.

2. Nhiễu xạ qua một đĩa tròn

ĐÀO TUẤN ĐẠT 16


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Giữa O và P đặt một đĩa chắn sáng bán kính . Giả sử đĩa che mất m đới đầu tiên. Khi đó
… +….

Các biểu thức trong dấu ngoặc bằng 0 và số đới lại tiến tới vô cùng nên

Như vậy, dù bị che khuất nhưng tại P vẫn sáng.

Một số kết luận


+ Nếu đĩa tròn nhỏ, m nhỏ, thì không khác bao nhiêu nên cường độ sáng tại P gần
bằng cường độ sáng khi không có đĩa che.
+ Nếu đĩa tròn lớn, tức m lớn, thì 0 và cường độ sáng tại P thực tế bằng 0.

§2.3 NHIỄU XẠ CỦA SÓNG PHẲNG

1. Nhiễu xạ qua một khe hẹp

Chúng ta mô tả hình ảnh nhiễu xạ do một chùm sáng song song tới khe hẹp có bề rộng AB = a.
Khoảng cách từ nguồn và từ màn chắn tới khe lớn hơn rất nhiều độ rộng a của khe.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 17


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Khi đi qua khe các tia sáng bị nhiễu xạ theo nhiều phương khác nhau. Các tia nhiễu xạ theo
phương được xác định bởi góc φ nào đó sẽ song song với nhau nên gặp nhau ở vô cùng hay tại một
điểm P nằm trên mặt phẳng tiêu của thấu kính hội tụ L.

Tùy vào giá trị của φ mà điểm P có thể sáng hoặc tối khi thỏa mãn những điều kiện nhất định.
Bây giờ ta đi tìm sự phân bố cường độ sáng trên màn E.

Điều kiện của các cực đại và cực tiểu


Vẽ các mặt phẳng , , … vuông góc với chùm tia nhiễu xạ và cách nhau một nửa bước
sóng. Các mặt này chia mặt khe thành các khe sơ cấp gọi là các dải, bề rộng mỗi dải là

Số dải trên khe là

n= =

Vì quang lộ từ hai dải kế tiếp đến điểm P khác nhau do đó hai dao động sáng do hai dải kế
tiếp gây ra tại P ngược pha nhau và chúng khử lẫn nhau. Kết quả là:

+ Nếu khe chứa một số chẵn dải (n = 2m) thì các sóng do 2 dải liên tiếp truyền tới P sẽ khử nhau và
P là một điểm tối. Vậy điều kiện của điểm tối là:

(cực tiểu nhiễu xạ)

+ Trường hợp khe chứa số lẻ dải (n = 2m+1) thì sóng do hai dải liên tiếp tại P sẽ khử nhau, nhưng
sóng do dải lẻ thứ 2m+1 gây ra thì không bị khử, do đó P là điểm sáng. Vậy điều kiện để có điểm
sáng là:

(cực đại nhiễu xạ)

Với các tia nhiễu xạ đi theo phương = 0, các tia tới tâm màn F’ đều có cùng một khoảng cách,
do đó các sóng cùng pha với nhau và giao thoa được tăng cường tạo ra một cực đại gọi là cực đại
giữa.

Tóm lại ta có:

 Vị trí của cực đại giữa:

ĐÀO TUẤN ĐẠT 18


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

 Vị trí của các cực tiểu:


 Vị trí của các cực đại:

Sự phân bố cường độ sáng


Giả sử sóng ánh sáng tới mặt khe là E = Có thể tính được biên độ của sóng nhiễu xạ
theo phương gửi tới P là:
=

α=

Do đó cường độ sáng theo phương nhiễu xạ là

Cường độ sáng phụ thuộc vào góc nhiễu xạ , tức là phụ thuộc vào vị trí của điểm quan sát P.
Từ đây ta tìm lại được các công thức xác định vị trí các cực đại và cực tiểu.

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ sáng vào góc nhiễu xạ như hình vẽ. Từ đồ thị ta
thấy:
+ Phần lớn năng lượng ánh sáng đi qua khe đều tập trung ở cực đại giữa (cực đại chính).
+ Năng lượng của các cực đại phụ không đáng kể và giảm nhanh khi xa tâm. Ví dụ:
.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 19


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

2. Nhiễu xạ qua nhiều khe


Khi khảo sát sự nhiễu xạ của sóng phẳng qua một khe ta thấy rằng sự phân bố cường độ sáng
chỉ phụ thuộc vào phương của chùm nhiễu xạ. Điều đó cho thấy, nếu dịch chuyển khe song song
với chính nó trong mặt phẳng chứa khe không làm thay đổi hình ảnh nhiễu xạ. Vì vậy nếu ta đặt
thêm khe thứ 2, thứ 3 có bề rộng a, song song với khe thứ nhất thì ảnh nhiễu xạ của từng khe riêng
rẽ sẽ hoàn toàn trùng nhau. Tuy nhiên ở đây ngoài sự nhiễu xạ của từng khe riêng rẽ còn có sự giao
thoa gây bởi các khe, nên có sự phân bố lại cường độ sáng, làm cho ảnh nhiễu xạ trở nên phức tạp
hơn.

Giả sử có N khe hẹp giống nhau, song song và nằm trong cùng một mặt phẳng. Bề rộng của 1
khe là a và khoảng cách giữa các khe là d.

Khi rọi một chùm tia đơn sắc song song lên các khe, các khe được coi là nguồn kết hợp nên các
chùm nhiễu xạ sẽ giao thoa với nhau. Sự giao thoa của các chùm kết hợp này cho cường độ sáng tại
điểm P là:
I= =

=
là cường độ sáng do 1 khe gây nên, ứng với = 0.

Kể đến sự nhiễu xạ qua mỗi khe nữa thì sự phân bố cường độ sáng trên màn quan sát là

I= (*)
Điều kiện cho các cực đại, cực tiểu
Khảo sát (*) ta có các kết quả sau đây
+ = 0: xác định vị trí của cực đại giữa.
+ sin = : xác định vị trí của cực tiểu
chính.

Xét hai tia sáng xuất phát từ hai khe kế tiếp.


Hiệu quang lộ của hai tia là:

+ Nếu thì tại P là một điểm sáng. Vị trí của các cực đại chính thỏa mãn
sin =
Vì d > a do đó giữa 2 cực tiểu chính có thể có nhiều cực đại chính.
ĐÀO TUẤN ĐẠT 20
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

+ Giữa hai cực đại chính có nhiều các cực tiểu phụ
sin = (m + )
Với n = 1, 2, 3,…, N-1; trừ n = N, 2N, 3N, … ứng với cực đại chính.

+ Giữa 2 cực tiểu phụ kế nhau có một cực đại phụ.

Như vậy giữa 2 cực đại chính kề nhau có (N - 1) cực tiểu phụ và (N - 2) cực đại phụ.

Một số hình ảnh nhiễu xạ do 2, 3, 5 khe

3. Cách tử nhiễu xạ
Là một dụng cụ gồm nhiều khe hẹp giống nhau, song song, cách đều và nằm trong cùng một
mặt phẳng. Khoảng cách giữa 2 khe liên tiếp gọi là chu kỳ của cách tử.
Để chế tạo cách tử có thể tạo ra các rãnh (vết cắt) song song, cách đều trên một mặt phẳng kim
loại (cách tử phản xạ), hay trên một tấm thủy tinh (cách tử truyền qua).
Tấm cách tử có dạng chữ nhật mỗi cạnh kích thước vài cm, chu kỳ cách tử rất nhỏ, cỡ µm và số
khe cỡ 10000.
Chiếu tới cách tử một chùm sáng đơn sắc song song thì trên màn quan sát sẽ thấy một dãy các
vạch sáng song song cách nhau bởi những khoảng tối rộng. Càng ra xa vạch sáng chính giữa các
vạch sáng khác có cường độ giảm dần.

Nếu rọi vào cách tử một chùm sáng trắng song song, mỗi chùm đơn sắc lại cho một hệ vân
riêng, nhưng tại chính giữa là một vân trắng.
Vân sáng của các ánh sáng có bước sóng khác nhau ứng với cùng m tạo thành quang phổ bậc m.
 Khi qua cách tử, chùm sáng trắng bị phân tách thành nhiều quang phổ có bậc khác nhau.
Bắt đầu từ quang phổ bậc hai trở đi, phần đầu quang phổ bậc sau trùng lên phần cuối của quang
phổ bậc trước. Quang phổ bậc càng cao thì hiện tượng trùng lấn càng nhiều. Mặt khác quang phổ
càng cao thì càng rộng và kém sáng hơn.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 21


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

§2.4 NHIỄU XẠ TIA X BỞI CÁC TINH THỂ


Năm 1912, Max Von Laue đã đề xuất một thí nghiệm nhằm kiểm tra bản chất sóng của tia X.
Ông đã chỉ ra rằng nếu tia X có bước sóng gần bằng khoảng cách d giữa các mặt phẳng nguyên tử
trong tinh thể sẽ làm xuất hiện các hiệu ứng giao thoa.
Nhớ lại rằng cách tử truyền qua gồm một dãy đều đặn các khe, đã làm cho các sóng ánh sáng
giao thoa tăng cường mạnh ở một số ít góc đặc biệt và hầu như khử nhau hoàn toàn ở tất cả các góc
còn lại. Để quan sát được hiệu ứng giao thoa này, khoảng cách giữa các khe phải hầu như nhỏ cỡ
bước sóng.
Tương tự chất rắn tinh thể gồm một mạng đều đặn các nguyên tử, khi chùm tia X đập vào tinh
thể, các hiệu ứng giao thoa tăng cường có thể được quan sát dễ dàng nếu bước sóng nhỏ hơn d
chút ít.

Hình vẽ biểu diễn hai chiều của một mạng tinh thể ba chiều.
Các tia X có bước sóng đơn là cùng pha trước khi bị tán xạ từ các nguyên tử trong mặt phẳng A
và B. Để có giao thoa tăng cường nhau của các tia X tán xạ, góc tới phải bằng góc phản xạ. Để tới
được các detector, các sóng tán xạ từ B phải đi quãng đường lớn hơn các sóng tán xạ từ A một
lượng 2dsinθ. Nêú góc θ được xác định bởi:
ĐÀO TUẤN ĐẠT 22
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

2dsinθ = k (k = 1, 2, 3,…)
thì các sóng giao thoa tăng cường nhau và tạo ra cực đại giao thoa. Tương tự giao thoa tăng
cường nhau sẽ xảy ra đối với các sóng tán xạ từ những mặt phẳng nguyên tử khác song song nhau
với A và B.
Hệ thức trên biểu diễn định luật Bragg. Định luật cho phép xác định được d, tức là xác định
được cấu trúc tinhh thể khi biết đo được θ.

BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG


2.3, 5, 6, 8, 14, 20, 22, 23, 26, 27, 30

Chương 3
PHÂN CỰC ÁNH SÁNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
§3.1 ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN VÀ ÁNH SÁNG PHÂN CỰC
§3.2 PHÂN CỰC ÁNH SÁNG QUA BẢN TUAMALIN - ĐỊNH LUẬT MALUS
§3.3 HIỆU ỨNG QUAY MẶT PHẲNG PHÂN CỰC
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giao thoa và nhiễu xạ ánh sáng là các bằng chứng chứng tỏ rằng ánh sáng có tính chất sóng
nhưng chưa cho biết ánh sáng là sóng ngang như thuyết điện từ về ánh sáng đã chứng minh.
Chương này đề cập đến hiện tượng phân cực ánh sáng, hiện tượng chứng tỏ ánh sáng là sóng
ngang như thuyết điện từ về ánh sáng đã tiên đoán, cũng từ đó giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn bản
chất sóng của ánh sáng.

§3.1 ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN VÀ ÁNH SÁNG PHÂN CỰC

1. Ánh sáng tự nhiên


Ta đã biết ánh sáng phát ra từ các nguyên tử riêng rẽ của nguồn sáng dưới dạng các đoàn sóng nối
tiếp nhau. Trong mỗi đoàn sóng vector điện trường E luôn dao động theo một phương xác định,
vuông góc với tia sáng.

Do tính chất chuyển động hỗn loạn bên trong nguyên tử mà phương dao động của vector E của các
đoàn sóng do một nguyên tử phát ra được định hướng một cách ngẫu nhiên. Mặt khác, nguồn sáng
dù có kích thước nhỏ đến đâu cũng bao gồm rất nhiều nguyên tử. Vì thế, vector điện trường E của

ĐÀO TUẤN ĐẠT 23


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

các đoàn sóng phát ra từ một nguồn dao động theo đủ mọi phương vuông góc tia sáng. Ta gọi đó là
ánh sáng tự nhiên.

“Ánh sáng có vector điện trường E dao động với xác suất như nhau theo mọi phương vuông góc với
tia sáng là ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng không phân cực.”

Để biểu diễn ánh sáng tự nhiên ta vẽ trong mặt phẳng vuông góc với tia sáng các vector E có cùng
độ dài phân bố đều đặn xung quanh tia sáng, đầu mút của chúng nằm trên một đường tròn có tâm
trên tia sáng.

2. Ánh sáng phân cực


Ánh sáng phân cực thẳng hay phân cực toàn phần
Chiếu ánh sáng tự nhiên tới môi trường bất
đẳng hướng về mặt quang học, ví dụ tinh thể, trong điều kiện nhất định nào đó, tác dụng của môi
trường khiến cho các vector E chỉ còn dao động theo một phương nào đó nhất định.

“Ta gọi ánh sáng, trong đó vector điện trường E chỉ dao động theo một phương xác định là ánh
sáng phân cực thẳng hay ánh sáng phân cực toàn phần.”

Ta có thể biểu diễn ánh sáng phân cực thẳng bằng các vector E vuông góc tia sáng.

Mỗi đoàn sóng do nguyên tử phát ra là một ánh sáng phân cực toàn phần. Ánh sáng tự nhiên là tập
hợp của vô số ánh sáng phân cực toàn phần dao động đều đặn theo tất cả mọi phương vuông góc
với tia sáng.

Mặt phẳng chứa vector E và tia sáng được gọi là mặt phẳng dao động. Mặt phẳng chứa tia sáng và
vuông góc với mặt phẳng dao động được gọi là mặt phân cực.

Ánh sáng phân cực một phần


Trong một số trường hợp người ta thấy rằng tác dụng của môi trường lên ánh sáng tự nhiên vẫn để
cho vector E dao động theo mọi phương vuông góc tia sáng, nhưng có phương dao động mạnh, có
phương dao động yếu. Đó là ánh sáng phân cực một phần.

“Ánh sáng có vector điện trường E dao động theo mọi phương vuông góc tia sáng, nhưng có
phương dao động mạnh, có phương giao động yếu được gọi là ánh sáng phân cực một phần.”

Biểu diễn ánh sáng phân cực một phần bằng vector E có độ dài khác nhau, vuông góc với tia sáng.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 24


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

§3.2 PHÂN CỰC ÁNH SÁNG QUA BẢN TUAMALIN - ĐỊNH LUẬT MALUS
Trong những điều kiện nào đó, các tinh thể có thể biến ánh sáng tự nhiên thành ánh sáng phân cực.
Tuamalin (hợp chất Alumini Silicoborat) là một trong những tinh thể như vậy.

Tinh thể tuamalin có một phương đặc biệt gọi là quang trục của tinh thể. Thực nghiệm chứng tỏ
rằng bản tuamalin dày 1 mm trở lên chỉ cho ánh sáng có vector E nằm trong mặt phẳng chứa quang
trục và tia sáng đi qua. Còn các ánh sáng có vector E vuông góc với mặt phẳng trên sẽ không đi qua
bản.

Trong hình vẽ dưới đây, ánh sáng chiếu tới vuông góc với bề mặt bản tumalin. Chỉ ánh sáng có
vector E song song với quang trục của bản mới đi qua được.

Thí nghiệm
- Chiếu chùm sáng vuông góc bề mặt của bản tuamalin thứ nhất, gọi là kính phân cực. Quay kính
phân cực xung quanh tia sáng thấy cường độ sáng qua bản không đổi.
- Sau kính phân cực đặt một bản tumalin thứ hai giống hệt bản tumalin thứ nhất, gọi là kính phân
tích. Giữ cố định kính phân cực. Quay kính phân tích xung quanh tia sáng thấy cường độ ánh sáng
qua kính phân tích thay đổi, phụ thuộc góc θ giữa 2 trục quang học.

Khi θ = 0: Cường độ sáng đạt cực đại.


Khi θ = 90: Cường độ sáng đạt cực tiểu bằng 0.

Khi quay kính phân tích đúng 1 vòng, cường độ sáng sau kính 2 lần đạt max và 2 lần đạt min.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 25


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Giải thích
Cơ sở:
1. Ánh sáng là sóng ngang.
2. Bản Tuamalin chỉ cho qua hoàn toàn những sóng ánh sáng có E song song với trục quang học của
nó và giữ lại hoàn toàn những sóng ánh sáng có E vuông góc với trục quang học.
- Ánh sáng tới kính phân cực là ánh sáng tự nhiên nên vector E của các đoàn sóng dao động theo đủ
mọi phương trong mặt phẳng vuông góc tia sáng nên khi quay kính phân cực xung quanh tia sáng,
bao giờ cũng có dao động song song với trục quang học của kính nên cường độ qua kính không bị
thay đổi.
- Khi giữ cố định kính phân cực chỉ có ánh sáng có phương song song với trục quang học mới qua
được bản nên khi quay kính phân tích cường độ sáng thay đổi phụ thuộc góc θ giữa hai trục quang
học.

Định luật Malus


Biên độ dao động sáng sau kính phân tích là
A2 = A1cosθ
Cường độ sáng sau kính phân tích là

I2 = A22  A12 cos2 


I2 = 2
θ

§3.3 HIỆU ỨNG QUAY MẶT PHẲNG PHÂN CỰC

1. Trường hợp các tinh thể đơn trục


Khi rọi ánh sáng phân cực toàn phần theo quang trục của tinh thể (thạch anh, NaClO3…) vector dao
động sáng quay đi một góc α xung quanh tia sáng, do đó mặt phẳng phân cực cũng bị quay đi một
góc α.

Thực nghiệm chứng tỏ rằng đối với một ánh sáng đơn sắc nhất định thì

α = [α]Dd

[α]: hệ số tỉ lệ. Chẳng hạn với ánh sáng vàng Na λ = 0,5893 µm, thạch anh ở 200C có [α] = 21,7
độ.cm3/mm.gam.
D: Khối lượng riêng của bản tinh thể.
d: bề dày của bản tinh thể.

2. Trường hợp các chất vô định hình


Một số chất vô định hình cũng có tác dụng làm quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng. Những chất
đó gọi là những chất quang hoạt. Ví dụ đường, rượu..

Thực nghiệm chứng tỏ rằng đối với một ánh sáng đơn sắc nhất định thì

ĐÀO TUẤN ĐẠT 26


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

α = [α]C

[α]: hệ số tỉ lệ. Chẳng hạn với ánh sáng vàng Na λ = 0,5893 µm, dung dịch đường sacarô ở 200C có
[α] = 66,5 độ.cm3/dm.gam.
C: tỉ số giữa khối lượng chất quang hoạt và thể tích dung dịch.

Ứng dụng hiện tượng quay mặt phẳng phân cực trong một dụng cụ gọi là đường kế dùng để xác
định tỉ lệ phần trăm đường nguyên chất có trong đường do các nhà máy sản xuất ra.

BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG


3.2, 3, 18, 20, 22

Chương 4
TÁN XẠ ÁNH SÁNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
§4.1 ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ TRUYỀN THẰNG & CỦA SỰ TÁN XẠ ÁNH SÁNG
§4.2 TÁN XẠ DO MÔI TRƯỜNG VẨN HAY TÁN XẠ TYNDALL
§4.3 SỰ TÁN XẠ PHÂN TỬ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

§4.1 ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ TRUYỀN THẰNG & CỦA SỰ TÁN XẠ ÁNH SÁNG

Giả sử một chùm tia sáng song song truyền theo phương  qua một môi trường trong suốt, đồng tính
và đẳng hướng. Môi trường đồng tính quang học có nghĩa là chiết suất của môi trường như nhau tại
mọi điểm. Khi một sóng phẳng truyền vào môi trường đồng tính, mặt sóng tịnh tiến song song với
chính nó nên mãi mãi là phẳng. Giả sử  là một mặt sóng như vậy.

Theo nguyên lý Huygens - Fresnel hai điểm A, A’ trên mặt sóng trở thành hai tâm phát sóng cầu
thứ cấp. Các sóng thứ cấp tại mặt  cùng pha và phát đi về mọi phía.

Theo phương φ ≠ 0 hai sóng xuất phát từ A và A’ có hiệu quang lộ


ΔL = AA’.n.sinφ

ĐÀO TUẤN ĐẠT 27


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT


Trên mặt  có thể chọn 2 điểm A và A’ sao cho ΔL = . Vì vậy hai sóng phát đi từ A và A’ ngược
2
pha nhau, giao thoa của hai sóng triệt tiêu nhau. Ta có thể ghép các tâm phát sóng thứ cấp, trên mặt
sóng  thành từng cặp tương tự. Kết quả là theo phương φ không có ánh sáng tán xạ.

Theo phương φ = 0, sóng thứ cấp phát đi từ mọi điểm của  tăng cường lẫn nhau, và ánh sáng
truyền theo phương  có cường độ cực đại (bằng cường độ ánh sáng tới, nếu môi trường không
hấp thụ).

Vậy, môi trường trong suốt, đồng tính không tán xạ ánh sáng. Điều đó hoàn toàn phù hợp với
nguyên lý truyền thẳng ánh sáng. Nhưng nếu môi trường có những chỗ không đồng tính, kích thước
tương đương với bước sóng ánh sáng, thì mặt  không còn là phẳng nữa. Sóng thứ cấp phát đi từ
mỗi phần nhỏ của mặt sóng tăng cường lẫn nhau vì giao thoa theo phương pháp tuyến của phần mặt
sóng đó, khiến cho ánh sáng không chỉ truyền theo phương ban đầu. Ta nói là môi trường tán xạ
ánh sáng.

Vậy môi trường tán xạ ánh sáng nhất thiết phải không đồng tính. Ta cần hiểu thuật ngữ đồng tính
theo nghĩa quang học, tức là chiết suất phải có cùng trị số tại mọi điểm môi trường. Môi trường
đồng tính về quang học lại có thể không đồng tính về cơ học. Chẳng hạn một mẩu thủy tinh nằm
trong một hỗn hợp hai chất lỏng gồm Benzen và cacbon tetraclorua. Ta có thể lựa chọn tỷ lệ hai
chất lỏng để hỗn hợp có chiết suất cùng với thủy tinh. Khi ấy, nếu thả những hạt thủy tinh vào hỗn
hợp, ta được một môi trường đồng tính quang học, không tán xạ ánh sáng, do đó ta không thấy các
hạt thủy tinh trong chất lỏng. Tính chất này được ứng dụng để xác định nhanh chóng chiết suất của
những hạt trong suốt, nhỏ, không có hình thù nhất định.

Dưới đây ta xét một số trường hợp tán xạ ánh sáng mà sự không đồng tính của môi trường có những
nguyên nhân khác nhau.

§4.2 TÁN XẠ DO MÔI TRƯỜNG VẨN HAY TÁN XẠ TYNDALL


Môi trường vẩn là môi trường trong suốt, chứa những hạt nhỏ nổi lơ lửng như khói và sương mù
chẳng hạn. Khói là không khí có lẫn những hạt than nhỏ, sương mù là không khí mang những hạt
nước nhỏ. Ta nhìn thấy khói và sương mù là nhờ môi trường tán xạ mạnh ánh sáng.

Ta có thể nghiệm lại một số tính chất tán xạ ánh sáng trong môi trường vẩn bằng thì nghiệm sau:
chiếu một chùm sáng song song qua một chậu thủy tinh đựng nước đã được lọc sạch. Đặt mắt theo

ĐÀO TUẤN ĐẠT 28


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

phương vuông góc với chùm sáng, ta hầu như không nhận thấy chùm sáng. Nhỏ vài giọt nước hoa
vào chậu, nước bị vẩn đục và trở thành môi trường vẩn. Ta trông thấy rất rõ đường truyền của chùm
sáng, chứng tỏ nước vẩn đục đã tán xạ ánh sáng. Chất hòa tan trong nước hoa khi vào nước đã
chuyển sang một trạng thái đặc biệt, gọi là nhũ tương, gồm những hạt nhỏ nổi lơ lửng trong nước,
có kích thước cỡ phần trăm micrômét. Chúng làm cho môi trường trở thành không đồng tính.
Cường độ sóng thứ cấp được phân bố lại, tức là không chỉ truyền theo phương ban đầu mà còn tán
xạ theo mọi phương.

Một thí nghiệm tương tự

Hiện tượng tán xạ này đã được Tyldall nghiên cứu bằng thực nghiệm, và Rayleigh nghiên cứu bằng
lý thuyết. Hai ông đã thiết lập được 3 định luật sau:

1. Cường độ ánh sáng tán xạ tỷ lệ nghịch với lùy thừa bậc 4 của bước sóng. Gọi Io là cường độ
chùm sáng tới, I là cường độ ánh sáng tán xạ ta có

Io
I b
4
b là một hệ số tỷ lệ phụ thuộc nồng độ, và nhất là kích thước các hạt.

Nếu ánh sáng tới là ánh sáng trắng, thì bức xạ màu tím bị tán xạ mạnh hơn bức xạ màu đỏ nhiều. Do
đó ánh sáng tán xạ có màu lam nhạt.

2. Ánh sáng tán xạ theo phương làm với phương truyền thẳng một góc φ bị phân cực một phần, và

theo phương φ = bị phân cực toàn phần.
2

3. Cường độ ánh sáng tán xạ theo phương φ có trị số.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 29


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

I  I /2 (1  cos 2  )


Trong đó I /2 là cường độ ánh sáng tán xạ theo phương φ = .
2

Ba định luật trên chỉ đúng khi các hạt có kích thước nhỏ hơn bước sóng từ 10 đến 5 lần và là những
hạt tròn, đẳng hướng. Hạt càng to, định luật càng sai lệch nhiều, và lý thuyết hiện tượng càng phức
tạp.

Ở góc độ khác, hiện tượng Tyndall được xem như sự nhiễu xạ ánh sáng trên các cấu trúc không
đồng tính của môi trường.

Hiện tượng Tyndall luôn luôn có mặt trong các dung dịch keo, là phẩm vật của nhiều phản ứng hóa
học. Quan sát màu sắc của ánh sáng tán xạ, có thể ước lượng kích thước của các hạt trong dung
dịch. Nhờ hiện tượng này ta giải thích được ráng đỏ của mặt trời mới mọc hoặc sắp lặn, màu sắc
của các đám mấy chiều và ban mai.

§4.3 SỰ TÁN XẠ PHÂN TỬ

Những quan sát thực nghiệm thận trọng và chính xác cho biết môi trường vật chất hoàn toàn không
hấp thụ, như không khí và nước, khi được làm sạch triệt để vẫn có tán xạ ánh sáng. Song, ánh sáng
tán xạ trong những trường hợp này có cường độ nhỏ hơn nhiều so với trường hợp trên. Muốn quan
sát hiện tượng phải dùng biện pháp phức tạp để loại trừ mọi ánh sáng ký sinh.

Thông thường thí nghiệm được bố trí như hình vẽ.

Ánh sáng từ một nguồn sáng mạnh S (mặt trời, đèn hồ quang), được hội tụ vào giữa ống tán xạ T
chứa chất lỏng hoặc chất khí phải khảo sát. Hai nhánh uốn cong và sơn đen của ống T có tác dụng
hấp thụ ánh sáng tán xạ ký sinh, ánh sáng truyền thẳng, không cho chúng chiếu về phía người quan
sát. Ống được đặt trong một hộp kín ánh sáng H và đặt trong môi trường tối. Sau thấu kính L2 có
thể đặt một nicôn A để đo độ phân cực của ánh sáng tán xạ. Có thể đặt một máy ảnh để chụp đường
đi của ánh sáng trong ống T, thay cho quan sát bằng mắt.

Thí nghiệm cho biết rằng không khí chỉ tán xạ một phần nhỏ, bằng 2,7.10-7 năng lượng ánh sáng
tới. Hydro tán xạ ít hơn 4 lần, nước tán xạ gấp 185 lần, thạch anh tinh khiết tán xạ gấp 7 lần không
khí.
ĐÀO TUẤN ĐẠT 30
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Để giải thích hiện tượng này, ta phải giả sử rằng môi trường sạch là không hoàn toàn đồng tính. Hạt
tán xạ ánh sáng chính là những phân tử của môi trường. Vì vậy, hiện tượng được gọi là tán xạ phân
tử.

Nguyên nhân làm cho môi trường không đồng tính là những tăng giảm có tính chất thống kê trong
sự phân bố các phân tử của môi trường. Khi ta nói mỗi đơn vị thể tích của môi trường chứa N phân
tử, thì N chỉ là một trị số trung bình, tính cho một thể tích lớn. Trong thể tích rất nhỏ đó, do chuyển
động nhiệt hỗn loạn của phân tử, N có thể có những tăng giảm ΔN. Sự tăng giảm ΔN làm cho chiết
suất môi trường thay đổi trở thành không đồng tính.

Người đầu tiên nêu ý kiến đó là Xmolukhovxki (1908) khi ông chỉ ra rằng hiện tượng tán xạ mạnh
ánh sáng của môi trường sạch ở nhiệt độ tới hạn, có liên quan mật thiết đến tính chịu nén rất lớn của
nó.

Trong lý thuyết định lượng về hiện tượng Einstein xây dựng (1910), ông đã chỉ ra rằng, cường độ
ánh sáng tán xạ trong trường hợp này không phụ thuộc vào dấu của ΔN.

Tính toán đầy đủ theo giả thuyết trên, Einstein đã tìm được biểu thức cường độ ánh sáng tán xạ theo
phương φ. Công thức này cho thấy rằng cũng như hiện tượng Tyndall, cường độ ánh sáng tán xạ tỷ
lệ nghịch với lũy thừa bậc 4 của bước sóng. Nhưng khác với tán xạ Tyndall, cường độ ánh sáng tán
xạ phân tử tăng theo nhiệt độ.

Khi phân tử môi trường là dị hướng, thì ngoài thăng giáng mật độ, chuyển động nhiệt còn dẫn đến
thăng giáng thống kê trong sự định hướng của phân tử trong không gian. Sự thăng giáng này cũng
dẫn đến tán xạ ánh sáng.
Hiện tượng tán xạ phân tử giải thích được sự tán xạ ánh sáng trên mặt thoáng của chất lỏng và màu
xanh da trời. Màu xanh da trời là kết quả của sự tán xạ ánh sáng mặt trời bởi một lớp khí quyển rất
dày. Sự giảm các tia phía tím của quang phổ được tích lũy khiến màu lơ rất đậm.

Chương 5
SƠ LƯỢC VỀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
§5.1 CÁC TIÊN ĐỀ CỦA EINSTEIN
§5.2 PHÉP BIẾN ĐỔI LORENTZ
§5.3 CÁC HỆ QUẢ CỦA PHÉP BIẾN ĐỔI LORENTZ
§5.4 KHỐI LƯỢNG VÀ ĐỘNG LƯỢNG TƯƠNG ĐỐI TÍNH
§5.5 HỆ THỨC EINSTEIN VỀ NĂNG LƯỢNG. ỨNG DỤNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ai cũng biết Anhxtanh đã làm được những chuyện kỳ lạ


nhưng rất ít người biết đó là những chuyện gì?

Khi nhận xét về mối quan hệ mật thiết giữa sự mô tả của chúng ta về thế giới tự nhiên và
kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta, Albert Einstein đã viết rằng “Ý tưởng của chúng ta về
thế giới tự nhiên phụ thuộc vào kinh nghiệm của chúng ta cũng giống như quần áo phụ
thuộc vào vóc dáng người mặc. Điều này đặc biệt đúng đối với những quan niệm của chúng
ta về không gian và thời gian". Trực giác của chúng ta dựa trên những kinh nghiệm hàng
ngày, và chỉ hạn chế trong việc quan sát các vật chuyển động chậm có kích cỡ bình thường.
Một vật coi là chuyển động chậm theo nghĩa tốc độ của nó rất nhỏ so với tốc độ ánh sáng

ĐÀO TUẤN ĐẠT 31


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

trong chân không. Chẳng hạn như tốc độ trên quĩ đạo của một vệ tinh nhân tạo của trái đất
nhỏ hơn 104 m/s, giá trị này rất nhỏ so với c = 3.108 m/s. Nếu một vật chuyển động với tốc
độ có thể so sánh được với tốc độ ánh sáng, thì vật đó được gọi là chuyển động tương đối
tính. Hầu hết chúng ta đều chưa có kinh nghiệm đối với các vật chuyển động với những tốc
độ cao như vậy.
Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu vật lý của các vật chuyển động rất nhanh. Khi
chúng ta ngoại suy ra xa ngoài thực tiễn kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, trực giác sẽ
gặp nhiều thách thức và các khái niệm vật lý cơ bản nhất của chúng ta sẽ phải thay đổi. Bạn
hãy chuẩn bị để đón nhận một sự thay đổi sâu sắc trong cách nghĩ của chúng ta về thời gian
và không gian.

§5.1 CÁC TIÊN ĐỀ CỦA EINSTEIN


1. Phép biến đổi Galieo

Có một sự kiện đang diễn ra và một người quan sát O ghi lại bốn tọa độ không - thời gian (x, y,
z, t) của sự kiện này. Một người quan sát khác O' có thể sử dụng một đồng hồ khác và chọn một hệ
toạ độ khác, ghi được kết quả các tọa độ không - thời gian của sự kiện đó là (x', y', z', t') nói chung
khác các giá trị (x, y, z, t) ghi bởi người quan sát O. Giá trị của các toạ độ không - thời gian ấy có
tính tương đối, chúng tùy thuộc vào hệ trục toạ độ và đồng hồ của người quan sát.

Nếu biết quan hệ giữa các hệ qui chiếu của hai người quan sát O và O', chúng ta có thể viết các
phương trình liên hệ giữa các tọa độ của hai hệ với nhau, và đó được gọi là các phép biến đổi.
Chẳng hạn hệ O' chuyển động thẳng đều đối với hệ O với vận tốc v0 dọc theo các trục x trùng nhau
của chúng, phép biến đổi của Galieo là

x = x' + v0t (5.1)


t = t' (5.2)
v = v0 + v' (5.3)

Chúng ta sẽ thấy phép biến đổi này ngầm chứa các quan niệm của Galileo và Newton về các tính
chất của không gian và thời gian.

(5.1) cho thấy tọa độ không gian là tương đối, nhưng khi xét khoảng cách không gian giữa hai sự
kiện ta có
S'12 = x'2 - x'1= (x2 + v0t ) - ( x1 + v0t)= x2 - x1= S12

Theo đó, khoảng cách không gian của hai sự kiện có cùng giá trị đối với hai người quan sát, nó
là một bất biến đối với phép biến đổi. Phép đo độ dài không phụ thuộc vào hệ quy chiếu, điều này
có nghĩa là không gian là đồng nhất.

(5.2) chứa đựng giả thiết về một thời gian tuyệt đối và phổ quát. Theo đó, một đồng hồ chỉ
những khoảng thời gian không phụ thuộc vào chuyển động của nó đối với một đồng hồ khác có kết
cấu giống hệt.

2. Nguyên lý tương đối Galieo


Một trong những nguyên lý căn bản nhất của khoa học là sự tồn tại của thế giới khách quan (thế
giới tự nhiên) có thể mô tả được bằng ngôn ngữ của logic. Và một sự mô tả đó nếu đúng đắn, về
mặt nhận thức sẽ phải độc lập, không tuỳ thuộc vào bất kỳ một người mô tả hoặc người quan sát

ĐÀO TUẤN ĐẠT 32


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

riêng biệt nào. Những ý tưởng đó được chứa đựng trong một phát biểu có tính chất như một tiên đề
gọi là nguyên lý tương đối

“Các định luật của tự nhiên đều có cùng một dạng toán học trong mọi hệ qui chiếu quán
tính.”

Như thế, nguyên lý tương đối khẳng định rằng một định luật có hiệu lực của thế giới tự nhiên
không thể qui bằng bất cứ cách nào về một hệ qui chiếu đặc biệt hoặc riêng biệt nào đó. Chẳng hạn
nếu phương trình của định luật hai của Newton F = ma nghiệm đúng đối với người quan sát O, thì
phương trình F' = ma' cũng nghiệm đúng đối với người quan sát O'. Hay khi ta xét định luật bảo
toàn động lượng của một hệ cô lập. Tổng động lượng P tính trong hệ qui chiếu này có thể khác với
tổng động lượng P' tính trong hệ qui chiếu kia. Nhưng định luật chỉ được phát biểu (và tuân thủ)
dP dP'
theo cùng một cách trong mọi hệ qui chiếu, đó là  0 và  0.
dt dt

Khi ta sử dụng phép biến đổi Galileo để liên hệ các hệ qui chiếu quán tính chuyển động tương
đối so với nhau, thì các định luật của tự nhiên (như ta đã phát biểu trước đây) có cùng một dạng,
nghĩa là hoàn toàn phù hợp với nguyên lý tương đối.

Tầm quan trọng của nguyên lý tương đối đã được thừa nhận trước khi Einstein làm thay đổi các
quan niệm của chúng ta về không gian và thời gian. Vì rằng phép biến đổi Galileo là hiện thân của
những quan niệm sơ khai về không gian và thời gian, nên những quan niệm trước Einstein về
chuyển động tương đối và thuyết tương đối thường được coi là thuyết tương đối Galileo.

3. Các tiên đề của Einstein


Cho đến gần đầu thế kỷ trước người ta vẫn thường nghĩ (nhưng không đúng) rằng thuyết tương
đối Galieo phản ảnh được bản chất của không gian và thời gian. Thực tế thì nó chỉ phù hợp với các
chuyển động tương đối có tốc độ vào cỡ tốc độ của tàu hoả, máy bay và các vệ tinh nhân tạo của
trái đất (trong các trường hợp này v << c ). Năm 1905, Albert Einstein đã đề xuất quan niệm mới về
không - thời gian và một thuyết tương đối mới, mà ngày nay ta thường gọi là thuyết tương đối hẹp.
Thuyết tương đối này gọi là hẹp theo nghĩa là trong đó chỉ xét các hệ qui chiếu quán tính và không
xét tới trường hấp dẫn. Các hệ qui chiếu tổng quát hơn và mối liên hệ với hấp dẫn được xét trong
thuyết tương đối tổng quát hay thuyết tương đối rộng. Thuyết tương đối mới của Einstein sẽ đưa
chúng ta vào một thế giới kỳ ảo và làm đảo lộn những tư tưởng đã bắt rễ hàng bao thế kỷ nay.
Thuyết tương đối của Einstein đã làm rung chuyển các quan niệm chung về không gian, thời gian,
vật chất và năng lượng. Toàn bộ thuyết tương đối dựa trên hai giả thuyết cốt cán, đó chính là hai
tiên đề. Tiên đề thứ nhất là nguyên lý tương đối, có thể coi là luôn có mặt trong mọi lý thuyết vật lý.
Tiên đề thứ hai chính thức thừa nhận sự bất biến của vận tốc ánh sáng trong chân không. (Nhiều
người cho rằng khi phát biểu nguyên lý về sự bất biến của vận tốc ánh sáng, Einstein đã căn cứ vào
kết quả thí nghiệm của Michelson & Morley nhưng đến nay chưa rõ Einstein có biết về thí nghiệm
Michelson-Morley hay không. Có nhiều khả năng là ông đi tới tiên đề thứ hai trên cơ sở niềm tin
vào sự đúng đắn của các phương trình Maxwell).

Tiên đề 1. Các định luật của tự nhiên có cùng một dạng toán học trong mọi hệ qui chiếu
quán tính.

Tiên đề 2. Vận tốc ánh sáng trong chân không là như nhau trong mọi hệ qui chiếu quán
tính.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 33


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Như vậy tốc độ ánh sáng trong chân không độc lập đối với chuyển động tương đối của các hệ qui
chiếu trong đó tiến hành đo tốc độ ấy. Hai người quan sát đo tốc độ ánh sáng sẽ thu được cùng một
giá trị, mặc dù họ có thể chuyển động đối với nhau với tốc độ lớn. Tốc độ của ánh sáng trong chân
không bao giờ cũng là 300.000 km/s dù ở bất kỳ nơi nào trong vũ trụ, bất kỳ thời điểm nào và một
chuyển động như thế nào của nguồn sáng và máy thu ánh sáng. Ánh sáng là thực thể độc nhất trong
vũ trụ không bao giờ biến đổi.

Sự "không đổi" của tốc độ ánh sáng trong mọi hệ qui chiếu quán tính đã làm sụp đổ lý thuyết
tương đối Galileo. Tốc độ ánh sáng là một bất biến, trái với công thức biến đổi vận tốc Galileo.
Chúng ta đi tới kết luận rằng phép biến đổi Galileo và quan niệm của chúng ta về không gian và
thời gian chứa đựng trong phép biến đổi ấy là không đúng. Điều quan trọng cần lưu ý là phép biến
đổi Galileo, mặc dù không đúng, nhưng vẫn cho những kết quả tính toán thoả đáng trong các thí
nghiệm hàng ngày của chúng ta. Chỉ khi nào gặp các tốc độ lớn thì những tính chất không bình
thường của không gian và thời gian mới trở nên đáng kể và khi những tính chất này trở nên đáng
kể, chúng có thể gây ra những kết quả gây chấn động.

§5.2 PHÉP BIẾN ĐỔI LORENTZ


Công việc đầu tiên để phát triển thuyết tương đối hẹp là xác định phép biến đổi liên hệ các hệ qui
chiếu quán tính chuyển động đối với nhau. Phép biến đổi đó sẽ thay thế cho phép biến đổi Galileo
không còn đúng nữa. Tuy nhiên, ta vẫn có thể dựa vào một vài đặc tính của phép biến đổi Galileo vì
phép biến đổi này vẫn thoả mãn đối với các tốc độ nhỏ. Đặc biệt, phương trình của phép biến đổi
đúng phải qui về phép biến đổi Galileo trong trường hợp giới hạn của các tốc độ nhỏ. Phép biến đổi
mới được gọi là phép biến đổi Lorentz, theo tên nhà bác học H. A. Lorentz, người đã tìm cách giải
thích kết quả của thí nghiệm Michelson - Morley qua sự co lại của các độ dài. Nhưng Einstein mới
là người đầu tiên thu được phép biến đổi đó từ hai tiên đề của thuyết tương đối hẹp.

Để đơn giản ta chỉ xét phép biến đổi liên hệ hai hệ qui chiếu chuyển động tương đối dọc theo
trục xx' với tốc độ v không đổi. Một lần nữa ta giả thiết có người quan sát O và O' gắn với hai hệ
qui chiếu đó; t = t' = 0 tại thời điểm hai hệ qui chiếu trùng nhau. Mỗi người quan sát gán các toạ độ
không - thời gian cho các sự kiện. Người quan sát O gán tập hợp (x, y, z, t) cho một sự kiện và O'
gán tập hợp (x', y', z', t') cho cùng sự kiện đó. Chúng ta sẽ tìm phép biến đổi liên hệ hai tập hợp tọa
độ đó đối với một sự kiện bất kỳ.

Vì chúng ta giả thiết không - thời gian là đồng nhất và có sự tương ứng một - một của các sự
kiện đối với hai người quan sát, nên ta chỉ xét các phép biến đổi tuyến tính. Vì gốc toạ độ O' chuyển
động dọc theo chiều dương của x với tốc độ v đối với O nên phương trình biểu thị x' theo những đại
lượng không dấu phảy phải tỉ lệ với x - vt. Theo cách đó, một sự kiện xảy ra tại x' = 0, gốc của hệ
toạ độ có dấu phảy, sẽ xảy ra tại x = vt đối với hệ toạ độ không dấu phảy; như vậy phương trình
biến đổi có thể viết dưới dạng
x' =  ( x - vt ) (5-4)

trong đó γ không phụ thuộc các toạ độ không - thời gian của sự kiện

Một phương trình tương tự 5-4 có thể biểu thị x theo x' và t' dưới dạng
x = g (x' + vt' ) (5-5)
Dấu + giữa x' và vt' có nghĩa là gốc toạ độ của O chuyển động dọc theo chiều âm của trục x' với
tốc độ không đổi v. Đại lượng g phải như nhau ở cả hai phương trình trên. Theo nguyên lý tương
đối, ta không thể có ưu tiên riêng cho một người quan sát này hơn người quan sát kia. Mọi quan sát

ĐÀO TUẤN ĐẠT 34


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

trong các hệ quán tính nhằm mô tả thế giới tự nhiên đều có giá trị như nhau. Giá trị của g không thể
đặc trưng riêng cho một người quan sát nào mà liên quan đến cả hai người quan sát.

Giống như phép biến đổi Galileo, các toạ độ có dấu phảy và không dấu phảy sẽ bằng nhau đối
với các trục toạ độ vuông góc với phương chuyển động tương đối của hai hệ qui chiếu. Điều này
tương ứng với tính đồng nhất và tính đẳng hướng của không gian. Trong trường hợp đang xét, ta có
y' = y
z' = z (5-6)

Phương trình còn lại của phép biến đổi liên quan đến thời gian. Phương trình nào liên hệ t và t'
của một sự kiện? Nó không thể là kết quả của biến đổi Galileo t' = t, vì nếu không sẽ trực tiếp dẫn
về phép biến đổi Galileo. Dạng của phương trình đó có thể tìm được nếu ta tổ hợp hai phương trình
5-4 và 5-5.

Thay x trong phương trình 5-5 bằng biểu thức cho bởi phương trình 5-4, ta nhận được
x = g [g (x - vt ) + vt' ]
hay
x =  [ (x - vt ) + vt' ]

và rút t' ra theo x, t, kết quả là


  2 1 
t '    t  2 x (5-7)
  v 
Hệ 4 phương trình 5-4, 5-6, 5-7 cho ta dạng của phép biến đổi liên hệ các hệ qui chiếu của hai
người quan sát O và O'. Các phương trình đó có chứa đại lượng , vẫn còn chưa được xác định. Giá
trị của nó cần phải phù hợp với tiêu đề 2: cả hai quan sát viên đều nhận giá trị vận tốc ánh sáng
trong chân không bằng c. Vậy nếu x = ct thì x' = ct'.
Thay các biểu thức đó của x và x' vào các phương trình 5-4 và 5-7 ta được
ct' = g ( ct - vt )

 2 1 
t '    t  2 t
  v 
Chia hai phương trình đó cho nhau sẽ khử được t và t', và ta có thể giải để tìm 2:
1
2 
1  v2 c2
Lấy căn bậc hai dương (sao cho hướng dương của trục x và trục x' tương ứng với cùng một
hướng), ta được
1
 (5-8)
1  v2 c2
Từ biểu thức trên của  2 ta có thể tính được giá trị của biểu thức xuất hiện trong phương trình 5-
7 theo v và c
 2 1 v
 2
 2v c
Bây giờ ta có thể xác định phép biến đổi liên hệ hai người quan sát O và O'. Các phương trình
cho các toạ độ không - thời gian có dấu phảy theo các toạ độ không dấu phảy là
x' = g (x - vt )
y' = y (5-9)
z' = z

ĐÀO TUẤN ĐẠT 35


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

 v 
t '   t  2 x 
 c 
Phép biến đổi này gọi là phép biến đổi Lorentz.
Các phương trình của phép biến đổi cũng có thể viết cho các toạ độ không dấu phảy theo các toạ
độ có dấu phảy. Qua các tính toán đại số, ta được
x = g ( x' + vt' )
y = y' (5-9')
z = z'
 v 
t    t '  2 x '
 c 
Đơn giản hơn, kết quả trên đây có thể thu được từ các phương trình 5-9 bằng cách đổi chỗ các
vx
đại lượng có dấu phảy và không dấu phảy đồng thời đổi dấu - trước các số hạng vt và 2 thành dấu
c
+. Sự đổi dấu này tương ứng với hai người quan sát mô tả người này chuyển động đối với người kia
theo hai chiều ngược nhau.

Áp dụng phép biến đổi Lorentz ta có thể mở rộng các hiểu biết về không - thời gian, thấy được
các tính chất trái ngược của không - thời gian so với những kinh nghiệm thông thường của chúng ta.

§5.3 CÁC HỆ QUẢ CỦA PHÉP BIẾN ĐỔI LORENTZ


1. Tính tương đối của sự đồng thời
Trong thuyết tương đối Galileo, thời gian là tuyệt đối như nhau trong hệ qui chiếu (t = t'). Nếu
hai sự kiện xảy ra tại cùng một thời điểm, nghĩa là chúng xảy ra đồng thời trong một hệ qui chiếu
nào đó, thì hai sự kiện đó cũng xảy ra đồng thời trong mọi hệ qui chiếu khác.
Phép biến đổi Lorentz chứng tỏ rằng ý tưởng về một sự đồng thời tuyệt đối là không đúng. Giả
sử có hai sự kiện xảy ra đồng thời trong hệ qui chiếu của người quan sát O. Thí dụ như một hạt
nhân phóng xạ phân rã tại (x1, y1, z1, t1) và một cặp phân tử va chạm nhau tại (x2, y2, z2, t2) với
t2 = t1. Khoảng thời gian Δt = t2 - t1 = 0 có nghĩa là hai sự kiện trên xảy ra đồng thời trong hệ qui
chiếu đang xét.
Trong hệ qui chiếu của người quan sát O' chuyển động đối với O với tốc độ v, hai sự kiện trên
đây có xảy ra đồng thời không? Ta sử dụng phép biến đổi Lorentz để xác định khoảng về thời gian
Δt' = t2' - t1'
 v( x 2  x 1 )   vx 
t '   ( t 2  t 1 )    0  2 
 c 2
  c 
v
t '   2 x (khi t  0 )
c
Điều đó có nghĩa là nếu hai sự kiện xảy ra đồng thời tại hai vị trí khác nhau đối với người quan
sát O thì chúng sẽ xảy ra tại thời điểm khác nhau đối với người quan sát O'. Vậy sự đồng thời có
tính tương đối, tuỳ thuộc người quan sát.
Công thức trên cũng cho thấy dấu của Δt' được xác định bởi dấu của v(x2 – x1). Do đó trong các
hệ quy chiếu quán tính khác nhau (với các giá trị khác nhau của v), hiệu Δt' = t2' - t1' không những
khác nhau về độ lớn, mà còn khác nhau về dấu. Điều đó nghĩa là thứ tự các biến cố có thể bất kỳ.

Tính tương đối của sự đồng thời dẫn tới những hệ quả trong sự so sánh độ dài và khoảng thời
gian đối với những người quan sát khác nhau.

2. Sự co lại của chiều dài


ĐÀO TUẤN ĐẠT 36
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Giả sử có một vật, chẳng hạn như một thanh dài nằm yên trong hệ qui chiếu của K', song song
với trục x', khi đó đo được chiều dài của thanh là L0, được gọi là chiều dài riêng. Đối với người
quan sát K, thanh dài và hệ qui chiếu của K' đều chuyển động dọc theo chiều dương của trục x với
tốc độ v, chiều dài của thanh đo được là L.

Kết quả cho thấy


v2
L  Lo 1  (5-10)
c2
v2
Vì thừa số  = 1  < 1 nên L < Lo, tức là có sự co ngắn độ dài của vật theo phương chuyển
c2
động.

Độ dài dọc theo phương chuyển động của vật trong hệ quy chiếu mà vật chuyển động ngắn hơn
độ dài của vật trong hệ quy chiếu mà vật đứng yên. Nói cách khác, khi vật chuyển động, độ dài của
nó theo phương chuyển động bị co ngắn lại.

Như thế, chiều dài của một vật phụ thuộc vào hệ quy chiếu đứng yên hay chuyển động. Tính chất
của không gian trong các hệ quy chiếu đã thay đổi, không gian có tính chất tương đối.

Theo (5-10) chiều dài của vật tùy thuộc vào tốc độ của vật đó. Khi tốc độ của vật càng lớn, thừa
số  càng nhỏ thì độ dài của vật càng bị co nhiều. Einstein đưa ra ví dụ một đoàn xe lửa dài 1000 bộ
(1 bộ = 1 foot = 30,48 cm) chạy với tốc độ bằng 4/5 tốc độ ánh sáng chỉ còn dài 600 bộ. Một chiếc
gậy dài 1 m, nếu phóng lên không gian với tốc độ 260.000 km/s thì sẽ co lại chỉ còn một nửa. Cũng
với tốc độ này một hình hộp vuông thành hình hộp chữ nhật và một khối cầu có dạng một elipxôit
tròn xoay. Chuyển động quanh mặt trời với tốc độ v  30 km/s. Đường kính riêng của trái đất D0 
12.700 km bị giảm đi một khoảng
 D = D0 - D  12,7 cm.

3. Sự trôi chậm của thời gian


Trong các quan niệm của Einstein về vũ trụ thì quan niệm về thời gian là khó hiểu hơn cả. Theo
đó, thời điểm xảy ra một biến cố tùy thuộc vào người quan sát. Chẳng hạn khi xảy ra một vụ nổ trên
một tinh cầu xa lắc thì hình ảnh của vụ nổ hàng năm mới tới được mặt đất. Vì tinh tú mà ta quan sát
thấy hôm nay chỉ là vì tinh tú của bao nhiêu năm về trước, và có thể vì tinh tú ấy đã tắt.
Cũng như thời điểm, khoảng thời gian có tính chất tương đối. Giả thiết rằng có một linh kiện gắn
vào đồng hồ sao cho cứ sau mỗi khoảng thời gian đều đặn, chẳng hạn cứ mỗi tiếng "tích" của đồng
hồ, lại phát ra một chớp sáng. Khi đồng hồ nằm yên trong hệ K', khoảng thời gian giữa hai chớp
sáng là t0 . Trong hệ qui chiếu của người quan sát K, đồng hồ đó (thuộc về K') chuyển động,
khoảng thời gian giữa hai chớp sáng đo được là t :
t0
t  (5-11)
v2
1 2
c

ĐÀO TUẤN ĐẠT 37


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

v2
Vì thừa số  = 1  2 < 1 nên t > t0 , khoảng thời gian trong hệ quy chiếu đứng yên kéo dài ra.
c
Mọi quá trình vật lý xảy ra trong một hệ chuyển động diễn biến với một tốc độ chậm hơn trong
hệ quy chiếu đứng yên. Nói cách khác đồng hồ chuyển động chạy nhanh hơn (chỉ khoảng thời gian
dài hơn), còn đồng hồ đứng yên chạy chậm đi (chỉ khoảng thời gian ngắn hơn). Hiệu ứng "giãn ra"
của thời gian nói trên của đồng hồ chuyển động được gọi là sự nở của thời gian. Các đồng hồ sinh
học gắn liền với quá trình lão hoá cũng không phải là ngoại lệ đối với hiệu ứng đó.

Như thế, khoảng thời gian phụ thuộc vào hệ quy chiếu đứng yên hay chuyển động. Tính chất của
thời gian trong các hệ quy chiếu đã thay đổi, khoảng thời gian có tính chất tương đối.

Giả sử t0 = 1s. Như thế nghĩa là đồng hồ kêu "tích" sau mỗi giây trong hệ chiếu gắn liền với
đồng hồ (đồng hồ đứng yên). Nhưng đối với người quan sát O khoảng thời gian giữa hai tiếng
"tích" của đồng hồ chuyển động lại lớn hơn 1s. Nếu v = 0,6c thì t = 1,25s. Đối với hai người quan
sát, khoảng thời gian của cùng một sự kiện có giá trị khác nhau!

Nếu bạn đứng yên trên trái đất mà nhìn được cảnh tượng trong một con tàu vũ trụ ra xa trái đất
với vận tốc v = 299.600 km/s (  0,9987c) thì mọi hiện tượng trong con tàu xảy ra chậm hơn 20 lần.
Hai anh em sinh đôi, cậu em ở trên trái đất đã 20 tuổi, thì cậu anh trên con tàu vũ trụ mới được một
tuổi! Các đồng hồ sinh học gắn liền với quá trình lão hoá cũng không phải là ngoại lệ đối với trôi
chậm của của thời gian. (Sự phân tích của chúng ta về sự nở của thời gian hoàn toàn độc lập đối với
cấu tạo của đồng hồ).

§5.4 KHỐI LƯỢNG VÀ ĐỘNG LƯỢNG TƯƠNG ĐỐI TÍNH


Trong đời sống hàng ngày chúng ta không thấy được những hiệu ứng tương đối tính như sự co
của độ dài hoặc sự nở của thời gian. Các vật có kích thước thông thường xung quanh chúng ta
không chuyển động đủ nhanh để các hiệu ứng tương đối tính có thể quan sát được. Chúng ta cũng
chưa bao giờ tiếp xúc với những người quan sát khác chuyển động đối với chúng ta với tốc độ bằng
một phần đáng kể tốc độ ánh sáng. Các vật chuyển động với tốc độ so được với tốc độ ánh sáng là
những hạt có kích thước nguyên tử và dưới nguyên tử. Thí dụ, hạt electron trong đèn hình của TV
được gia tốc đến vận tốc bằng c/2. Khi làm việc với những hạt như vậy, chúng ta cần thay đổi lại
định nghĩa của một vài đại lượng, nếu chúng còn hữu ích đối với chúng ta.
1. Khối lượng tương đối tính
Khối lượng m0 của hạt đôi khi còn gọi là khối lượng nghỉ. Đó là khối lượng của hạt trong hệ qui
chiếu gắn với hạt, nghĩa là trong hệ qui chiếu hạt nằm yên.
Khối lượng của vật, m, trong hệ quy chiếu mà vật chuyển động được gọi là khối lượng tương đối
tính. Khối lượng của vật trong hệ qui chiếu mà vật nằm yên, m0, được gọi là khối lượng nghỉ hay
khối lượng tĩnh. Ta có

m0
m  m0 (5-12)
v2
1
c2

Khi vật chuyển động thì khối lượng của vật tăng. Khối lượng nhỏ nhất của vật là khối lượng
nghỉ. Giá trị của khối lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Nói cách khác, khối lượng có tính tương

ĐÀO TUẤN ĐẠT 38


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

đối. Nếu một vật được bắn lên không với tốc độ bằng 86% tốc độ ánh sáng thì khối lượng của nó
tăng gấp đôi so với khi còn nằm yên dưới đất.

2. Động lượng
Xét một hạt có khối lượng m với vận tốc v trong một hệ qui chiếu nào đó. Định nghĩa mới của
động lượng p của hạt là
m0v
p  mv  (5-12)
v2
1 2
c

Với định nghĩa đó, động lượng sẽ được bảo toàn với các hệ cô lập, và trong mọi hệ qui chiếu
v2
quán tính. Nếu tốc độ của hạt nhỏ so với tốc độ ánh sáng c, khi đó 1 / 1   1 và ta lại nhận được
c2
định nghĩa quen thuộc p = m0v. Tuy nhiên, khi tốc độ v dần tới vận tốc ánh sáng, thì biểu thức căn
bậc hai trong p dần tới 0 và động lượng sẽ tăng vô hạn. Từ đó suy ra rằng không một hạt nào có thể
tăng tốc đến tốc độ ánh sáng; động lượng của một hạt có độ lớn vô hạn là một điều không thể.

§5.5 HỆ THỨC EINSTEIN GIỮA NĂNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG


Chúng ta cũng cần xem lại khái niệm năng lượng và sự bảo toàn năng lượng. Khi xét đến sự bảo
toàn năng lượng, ta phải kể tới mọi dạng năng lượng biến đổi trong hệ. Einstein đã chứng tỏ rằng có
một dạng của năng lượng gắn liền với khối lượng và đã định nghĩa năng lượng toàn phần cuả một
hạt có khối lượng m và tốc độ v là

m0c 2
E = mc2 = (5-13)
v2
1 2
c

Định nghĩa năng lượng toàn phần này của một hạt sẽ đảm bảo sự bảo toàn năng lượng của một
hệ cô lập (Thuật ngữ "năng lượng toàn phần" của một hạt không bao gồm thế năng - đại lượng này
tách riêng và phải cộng thêm vào).
Từ phương trình 5-13, chú ý rằng năng lượng toàn phần của một hạt vẫn khác không khi hạt ở
trạng thái nghỉ. Cho v = 0, ta được

E0 = m0c2 (5-14)

Đó là năng lượng của một hạt ở trạng thái nghỉ và được gọi là năng lượng nghỉ của hạt. Có
những trường hợp tổng khối lượng nghỉ của một hệ cô lập thay đổi. Độ biến thiên  m có thể là
dương hoặc âm tuỳ thuộc vào sự biến đổi năng lượng xảy ra trong hệ. Việc đưa năng lượng nghỉ
vào trong năng lượng toàn phần của hệ là sự tổng quát hoá định luật bảo toàn năng lượng. Thường
dạng tổng quát hoá này được gọi là định luật bảo toàn năng lượng toàn phần. Sự bảo toàn năng
lượng toàn phần trong các quá trình nhiệt hạch và phân hạch đã có những hệ quả to lớn về chính trị,
kinh tế và quân sự đã được bàn cãi và công bố rộng rãi.

Nếu một hệ không cô lập thì năng lượng của hệ biến thiên một lượng  E, thêm vào hoặc bị lấy
đi. Khi đó độ biến thiên khối lượng của hệ là

ĐÀO TUẤN ĐẠT 39


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

 m =  E/c2

Như vậy, nghĩa là sự tăng thêm năng lượng của một hệ tương đương với sự tăng khối lượng
quán tính của hệ đó. Kết quả này thường được gọi là sự tương đương của khối lượng và năng lượng.

Năng lượng nghỉ m0c2 là năng lượng toàn phần của hạt nằm yên. Khi hạt chuyển động thì năng
lượng toàn phần của nó tăng lên. Độ tăng năng lượng mà hạt thu được do nó chuyển động được
định nghĩa là động năng Eđ của hạt. Ta có

Eđ = E – m0c2 =  m  m0  c2
 1 
Eđ  m0c 2   1 (5-15)
2
 1 v 
 2 
 c 

Theo đó, công thức động năng chỉ đúng với những tốc độ nhỏ. Khi tốc độ của hạt tăng lên đến
gần vận tốc ánh sáng, căn số trong phương trình (5-15) dần tới 0 và động năng tăng lên vô hạn. Một
lần nữa ta lại thấy rằng không một hạt nào có thể tăng tốc đến tốc độ ánh sáng, vì khi đó động năng
của hạt tăng vô hạn và điều này là không thể.
1 v2
Với các tốc độ nhỏ (v/c << 1) thì  1 và ta có
v2 2c 2
1 2
c
2 m0 v 2 v2
E đ  m 0c 1  2  1 
 2c  2
và năng lượng toàn phần được viết là

m0 v 2
E  m 0c 2  (5-16)
2

Thông thường ta hay sử dụng hệ thức liên hệ năng lượng toàn phần E và độ lớn của động lượng
p của hạt. Có vài cách khác nhau để được kết quả sau

E p 2c 2  m0 c 4
2
(5-17)

Chương 6
QUANG HỌC LƯỢNG TỬ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
§6.1 SỰ BỨC XẠ NHIỆT
§6.2 CÁC ĐỊNH LUẬT BỨC XẠ CỦA VẬT ĐEN TUYỆT ĐỐI
§6.3 CÔNG THỨC PLANCK
§6.4 THUYẾT PHOTON CỦA EINSTEIN
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

§6.1 SỰ BỨC XẠ NHIỆT

ĐÀO TUẤN ĐẠT 40


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

1. Bức xạ nhiệt là gì
Sự bức xạ của một vật sẽ khiến cho năng lượng của nó giảm đi. Muốn duy trì bức xạ, cần phải
cung cấp cho vật phần năng lượng đã mất. Nếu năng lượng cung cấp dưới dạng nhiệt thì bức xạ của
vật gọi là bức xạ nhiệt.

Bức xạ nhiệt là dạng bức xạ phổ biến nhất. Nó xảy ra ở mọi nhiệt độ, trừ nhiệt độ không tuyệt
đối, nhưng ở nhiệt độ không cao, vật chỉ phát ra bức xạ hồng ngoại là chủ yếu. Khi năng lượng mà
vật nhả ra do bức xạ bằng năng lượng mà vật thu vào do hấp thụ bức xạ thì tính chất vật lý của vật
không đổi, vật ở trạng thái có nhiệt độ không đổi và bức xạ nhiệt trong trường hợp này gọi là bức xạ
cân bằng.

Ví dụ, vật bức xạ được đặt trong một bình chân không kín, có thành cách nhiệt và phản xạ lý
tưởng. Bức xạ do vật phát ra phản xạ ở thành bình rồi lại đập vào vật và bị vật hấp thụ một phần hay
hoàn toàn. Do đó xảy ra sự trao đổi năng lượng liên tục giữa vật và bức xạ chứa trong bình. Đến
một lúc nào đó năng lượng vật phát ra do bức xạ bằng năng lượng vật thu vào do hấp thụ bức xạ
tương ứng thì trạng thái của hệ gồm vật và bức xạ sẽ cân bằng. Sự bức xạ cân bằng chỉ được xác
định bởi nhiệt độ, nó không phụ thuộc vào hình dạng hay vật liệu của vật phát ra bức xạ. Nhiệt độ
của bức xạ cân bằng tại mọi điểm trong bình là như nhau.

Trước khi nghiên cứu các định luật của sự bức xạ nhiệt ta cần tìm hiểu về các đại lượng đặc trưng
cho trạng thái của vật bức xạ.

2. Các đại lượng đặc trưng cho sự bức xạ nhiệt


a. Năng suất phát xạ toàn phần RT và năng suất phát sạ đơn
sắc rλ,T
Ta biết rằng vật bị đốt nóng phát ra bức xạ điện từ có bước
sóng khác nhau. Năng lượng bức xạ tỷ lệ với diện tích mặt ngoài
của vật và khoảng bước sóng. Chúng ta gọi:

“Năng suất phát xạ toàn phần hay độ trưng năng lượng của vật là lượng năng lượng do một
đơn vị diện tích mặt ngoài của vật phát ra theo mọi phương, trong một đơn vị thời gian, ứng
với mọi bước sóng.”

Thực tế năng lượng bức xạ do vật bị đốt nóng phát ra không phân bố đều theo bước sóng.
Chúng ta gọi:

“Năng suất phát xạ đơn sắc là lượng năng lượng do một đơn vị diện tích mặt ngoài của vật
phát ra theo mọi phương, trong một đơn vị thời gian, ứng với một đơn vị khoảng bước
sóng.”

Nếu gọi dRλ,T là độ trưng năng lượng ứng với khoảng bước sóng từ λ đến λ + dλ thì năng suất
phát xạ đơn sắc rλ,T được xác định bởi:
dR  ,T
r ,T  (6-1)
d
Năng suất phát xạ đơn sắc là hàm phân bố năng lượng bức xạ theo bước sóng và nhiệt độ. Độ
trưng năng lượng RT và năng suất phát xạ đơn sắc rλ,T liên hệ với nhau bởi biểu thức:

R T   r ,T d (6-2)
0

b. Hệ số hấp thụ đơn sắc

ĐÀO TUẤN ĐẠT 41


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Giả sử lượng năng lượng của bức xạ điện từ trong khoảng bước sóng từ λ đến λ + dλ gửi tới một
phần tử diện tích bề mặt của vật là dW’λ,T, bị vật hấp thụ một phần là dW’λ,T thì đại lượng đo bằng
tỉ số:
dW ' ,T
a  ,T  (6-3)
dW ,T
được gọi là hệ số hấp thụ đơn sắc ứng với bước sóng λ của vật. Hệ số hấp thụ đơn sắc aλ,T cũng là
hàm của bước sóng và nhiệt độ. Như vậy theo (6-3) thì aλ,T không thể lớn hơn đơn vị.

Nếu aλ,T = 1 với mọi bước sóng và nhiệt độ, có nghĩa là toàn bộ bức xạ điện từ chiếu tới bề mặt
của vật bị hấp thụ và không có phần nào bị phản xạ. Vì không có phần bức xạ nào bị phản xạ bởi bề
mặt của vật nên vật được gọi là vật đen tuyệt đối. Vật đen tuyệt đối chỉ là sự lý tưởng hóa, vì không
có vật nào có aλ,T = 1. Bồ hóng với aλ,T  0,99 được xem gần như là vật đen tuyệt đối, tức là một
phần rất nhỏ ánh sáng tới bề mặt của nó được phản xạ.

Ánh sáng bức xạ qua một lỗ mở nhỏ từ một hốc (ở các nhiệt độ thấp hơn điểm nóng chảy của
vật liệu được dùng để làm vỏ bọc hốc) có thể xem gần đúng như là áng sáng phát ra bởi một vật
đen. Ta hãy xét ánh sáng đi vào hốc qua một lỗ vẽ trên hình. Một phần của ánh sáng bị hấp thụ qua
mỗi lần phản xạ từ vách trong của hốc. Sau nhiều lần phản xạ, gần như toàn bộ năng lượng đi vào
hốc qua lỗ mở đều bị hấp thụ. Bằng cách này, lỗ mở biểu hiện như một vật hấp thụ lý tưởng, một
vật đen. Như vậy, áng sáng từ lỗ mở nhỏ của hốc đi ra ngoài là bức xạ của vật đen. Vì lẽ đó, ta thấy
con ngươi của mắt có màu đen, cửa sổ mở của ngôi nhà không có đèn sáng bên trong cũng có màu
đen khi ta đứng bên ngoài nhìn vào.

3. Định luật Kirchhoff


Giữa năng suất phát xạ đơn sắc và hệ số hấp thụ đơn sắc có
mối liên hệ nhất định. Ta hãy khảo sát mối quan hệ này qua thí
nghiệm sau đây.

Giả sử trong một bình kín cách nhiệt đặt một số vật A, B, C
… khác nhau. Các vật này đồng thời phát xạ và hấp thụ bức xạ
nhiệt. Sau một thời gian nào đó hệ sẽ đạt đến trạng thái cân bằng
nhiệt, mọi vật trong hệ đều có cùng một nhiệt độ. Như vậy rõ
ràng vật hấp thụ mạnh bức xạ nào thì cũng phát xạ mạnh bức xạ đó hay nói cách khác, khả năng
phát xạ và hấp thụ của một vật tỷ lệ với nhau. Nếu không như vậy thì trạng thái cân bằng của vật đó
tự phá hủy không cần tác động của bên ngoài (trái với nguyên lý quán tính của vật lý). Từ nhận xét
đó Kirchhoff đi đến kết luận rằng khả năng phát xạ và khả năng hấp thụ của một vật tỷ lệ thuận với
nhau.

“Tỷ số giữa năng suất phát xạ đơn sắc và hệ số hấp thụ đơn sắc không phụ thuộc vào bản
chất của vật và đối với mọi vật nó là một hàm số của bước sóng và nhiệt độ.”
 r ,T   r,T   r,T 
         ...  f (, T)
 a  ,T A  a ,T B  a ,T C
(6-4)

Hàm f(λ,T) thường được gọi là hàm phổ biến.

Bây giờ giả sử một trong những vật này là vật đen tuyệt đối và ta ký
hiệu năng suất phát xạ đơn sắc của nó là uλ,T. Vì hệ số hấp thụ đơn sắc của vật đen aλ,T = 1, do đó ta
có:

ĐÀO TUẤN ĐẠT 42


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

r,T u ,T
  u ,T  f (, T) (6-5)
a ,T 1
Như thế hàm phổ biến f(λ,T) chính là năng suất phát xạ đơn sắc của vật đen tuyệt đối. Trong bài
tiếp theo ta sẽ khảo sát dáng điệu của hàm này.

“Tỷ số giữa năng suất phát xạ đơn sắc và hệ số thụ đơn sắc của một vật bất kỳ bằng năng
suất phát xạ của vật đen ở cùng bước sóng và nhiệt độ.”

Từ (6-5) có thể suy ra các hệ quả sau đây:


+ rλ,T = aλ,T. uλ,T, nhưng aλ,T < 1 (đối với vật bất kỳ) nên rλ,T < uλ,T. Tức là bức xạ nhiệt của một vật
bất kỳ trong miền quang phổ nào đó luôn bé hơn sự bức xạ nhiệt của vật đen tuyệt đối trong miền
quang phổ đó ở cùng nhiệt độ.

Ví dụ, quan sát một miếng sứ trắng vẽ hình ngôi sao bằng than bạch kim được nung tới nhiệt độ
chừng 20000C trong buồng tối ta thấy hình ngôi sao (được coi là vật đen uyệt đối) phát sáng chói
trên nền sứ còn tối đen. Điều này là bởi vì ở cùng nhiệt độ, vật đen là vật phát xạ mạnh nhất.

+ Muốn một vật bất kỳ phát ra được một bức xạ có bước sóng λ nào đó thì nó phải hấp thụ được
bức xạ đó đồng thời vật đen ở cùng nhiệt độ phải phát ra bức xạ đó.
Ví dụ, ở nhiệt độ bình thường vật đen không phát ra ánh sáng thấy được, nên ở nhiệt độ này một
vật bất kỳ, chẳng hạn như một tấm thủy tinh màu không thể phát ra ánh sáng thấy được mặc dù nó
có thể hấp thụ ánh sáng đó. Một miếng nhôm được đánh nhẵn bóng ở nhiệt độ cao cũng không thể
phát sáng được vì năng suất hấp thụ của nó rất nhỏ cho dù ở nhiệt độ cao vật đen phát sáng mạnh.

§6.2 CÁC ĐỊNH LUẬT BỨC XẠ CỦA VẬT ĐEN TUYỆT ĐỐI
1. Sự phân bố năng lượng bức xạ của vật đen theo bước sóng
Làm thí nghiệm trên các mô hình của vật đen tuyệt đối có thể tìm được dạng đồ thị của năng
suất phát xạ đơn sắc của vật đen uλ,T ở những nhiệt độ khác nhau. Sự phụ thuộc của uλ,T vào bước
sóng λ ứng với các nhiệt độ khác nhau được cho trên hình vẽ, sự phụ thuộc này có tính chất phổ
quát, nó giống nhau với mọi vật đen tuyệt đối.

Hãy chú ý mấy đặc điểm chung sau đây:


+ Ở một nhiệt độ cho trước, năng suất phát xạ đơn sắc có một cực đại. Năng lượng bức xạ phân bố
không đều theo bước sóng. Ở miền bước sóng rất ngắn hoặc rất dài, vật đến hầu như không phát
năng lượng.
+ Khi nhiệt độ tăng lên, năng suất phát xạ đơn sắc đối với mỗi
tần số hay bước sóng tăng. Giá trị cực đại của năng suất phát
xạ đơn sắc tăng rất nhanh theo nhiệt độ.
+ Bước sóng λm ứng với cực đại của năng suất phát xạ đơn sắc
dịch chuyển về phía bước sóng ngắn khi tăng nhiệt độ.

2. Định luật Stefan - Boltzmann


ĐÀO TUẤN ĐẠT 43
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Năm 1879 Josef Stefan (1835-1893) từ việc phân tích các dữ kiện thực nghiệm đã tìm được sự
phụ thuộc của năng suất phát xạ toàn phần của vật với nhiệt độ tuyệt đối của nó. Năm năm sau,
Ludwig Boltzmann tìm ra mối quan hệ này bằng lý thuyết:
R T  T4 (6-6)
trong đó σ = 5,67.10 W/m .K gọi là hàng số Stefan – Boltzmann.
-8 2 4

Biểu thức trên diễn tả định luật Stefan – Boltzmann:

“Năng suất phát xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối tỷ lệ với lũy thừa bậc bốn của nhiệt độ
tuyệt đối của vật ấy.”

3. Định luật dịch chuyển của Wien


Các dữ liệu thực nghiệm cho sự phân bố năng lượng của bức xạ của vật đen tuyệt đối ở 3 nhiệt
độ khác nhau đã cho ở hình vẽ. Năng lượng bức xạ thay đổi theo bước sóng và nhiệt độ. Khi nhiệt
độ của vật đen tuyệt đối tăng lên, năng lượng toàn phần do vật phát ra tăng lên. Ngoài ra, khi nhiệt
độ tăng, bước sóng ứng với đỉnh của đường cong ngắn hơn. Sự dịch chuyển này tuân theo quan hệ
sau đây, và được gọi là định luật dịch chuyển Wien:
λmT = b (6-7)
trong đó hằng số b = 0,2898.10 mK được gọi là hằng số Wien.
-2

“Đối với vật đen tuyệt đối, bước sóng ứng với bức xạ đơn sắc mang nhiều năng lượng nhất
tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của vật.”

4. Công thức Rayleigh - Jeans


Các cách tiếp cận cổ điển đối với bài toán bức xạ vật đen đều không thành công. Lý thuyết
Rayleigh - Jeans, do huân tước Rayleigh (1842-1919) đưa ra và được ngài James Jeans (1877-1946)
sửa đổi cho thấy năng suất phát xạ của vật đen
tuyệt đối tỷ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của nó:
2ckT
u ,T  (6-8)
4
trong đó k là hằng số Boltzmann, có giá trị là k
= 1,38.10-23 J/K.

Công thức trên mang tên công thức


Rayleigh - Jeans. Công thức Rayleigh - Jeans
phù hợp tốt với kết quả thực nghiệm ở vùng
bước sóng dài. Tuy nhiên, vẫn có một sự mẫu
thuẫn lớn ở vùng bước sóng ngắn. Có thể thấy
rõ điều này khi cho λ tiến tới 0, hàm uλ,T cho bởi (6-8) tiến tới vô hạn, trong khi dữ liệu thực nghiệm
cho kết quả là khi λ tiến tới 0, hàm uλ,T cũng phải tiến tới 0. Như thế công thức Rayleigh - Jeans chỉ
phù hợp với thực nghiệm ở các bước sóng dài (tần số thấp), ở các bước sóng ngắn (tần số cao) rõ
ràng nó sai vì tăng không có giới hạn. Dáng điệu toán học này khi bước sóng giảm (tần số tăng) của
công thức Rayleigh - Jeans được gọi là “tai hoại tử ngoại”.

§6.3 THUYẾT LƯỢNG TỬ NĂNG LƯỢNG CỦA PLANCK


1. Thuyết lượng tử năng lượng của Planck
Vào năm 1900 Max Planck (1858-1947) đã dũng cảm vứt bỏ quan niệm cũ về sự phát xạ liên
tục các sóng điện từ và nêu lên một giả thuyết mới về tính chất lượng tử của năng lượng bức xạ,
khai sinh ra lý thuyết lượng tử và đã đánh dấu một giai đoạn mới của vật lý học. Giả thuyết mới của

ĐÀO TUẤN ĐẠT 44


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Planck với tên gọi thuyết lượng tử năng lượng vào thời bấy giờ được xem là không có cơ sở thực tế
và quá đỗi cấp tiến. Giả thuyết này có thể được phát biểu như sau:

1. Các nguyên tử, phân tử phát xạ hay hấp thụ năng lượng của bức xạ điện từ thành những
phần gián đoạn, luôn là bội số nguyên của một lượng năng lượng xác định gọi là lượng tử
năng lượng.
En = nhf (6-9)

trong đó n là các số nguyên dương được gọi là số lượng tử. Các trạng thái năng lượng được
phép gọi là các trạng thái lượng tử. Các nguyên tử, phân tử chỉ phát xạ hay hấp thụ năng
lượng khi nó thay đổi trạng thái lượng tử. Nếu phân tử đang ở một trạng thái lượng tử nào
đó thì sẽ không phát xạ hay hấp thụ năng lượng.

2. Đối với một bức xạ điện từ đơn sắc có tần số bức xạ f (hay bước sóng λ) lượng tử năng
lượng tương ứng bằng:
c
  hf  h (6-10)

Hằng số h liên hệ năng lượng với tần số được gọi là hằng số Planck. Nó được xem là một
hằng số cơ bản, ngang hàng với vận tốc ánh sáng c hay điện tích e của electron. Giá trị hiện
nay của hằng số Planck trong hệ đơn vị SI là: h = 6,626076.10-34J.s.

2. Công thức Planck


Dựa trên sự lượng tử hóa năng lượng Planck đã tìm được biểu thức của năng suất phát xạ đơn
sắc của vật đen, tức là hàm phổ biến và được gọi là công thức Planck.

2f 2 hf
u f ,T  . hf /kT
c 2
e 1
(6-11)
2hc 2
u  ,T  5 hc/ kT
 (e  1)
Công thức Planck giải thích được tất cả các đặc điểm bức xạ của vật đen tuyệt đối, kể cả định
luật Stefan - Boltzmann. Điều này khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết lượng tử. Đồ thị so sánh
giữa lý thuyết của Planck và lý thuyết cổ điển về sự phân bố bức xạ của vật đen được cho ở hình vẽ.
Cái gì làm nên yếu tố cấp tiến trong các giả thiết của Planck? Đó là giả thiết cho rằng năng
lượng bị lượng tử hóa. Năng lượng chỉ có thể nhận các giá trị gián đoạn, và giữa chúng không có
bất kỳ giá trị nào khác. Đối với dao động cơ học cổ điển hay dao động điện, năng lượng được xem
là một đại lượng biến đổi liên tục. Chẳng hạn, năng lượng của một dao động tử điều hòa có khối
1
lượng m và tần số góc ω có thể được biểu thị theo biên độ A của chuyển động: E = mω2A2. Nếu
2
năng lượng bị lượng tử hóa, khi đó, tương tự, biện độ có thể có chỉ các giá trị gián đoạn. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa ai quan sát được tính gián đoạn về biên độ của các dao động tử. Năng lượng (và
biên độ) của các dao động tử có kích cỡ thông thường dường như đúng là một biến liên tục. Điều
này là bởi vì các giá trị lượng tử hóa nằm sít nhau do giá trị nhỏ bé của hằng số Planck h.

§6.4 THUYẾT PHOTON CỦA EINSTEIN


Giả thiết của Planck cho rằng năng lượng bị lượng tử hóa vào thời gian đó chưa tạo được một
cách nhìn mới đối với ánh sáng. Vào năm 1906 Einstein đã mở rộng ý tưởng về lượng tử hóa cho
chính ánh sáng.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 45


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

1. Thuyết photon
+ Bức xạ điện từ cấu tạo bởi vô số các hạt gọi là lượng tử ánh sáng hay photon.
+ Với mỗi bức xạ điện từ đơn sắc nhất định, các photon đều giống nhau và mang một năng lượng
xác định bằng

c
  hf  h (6-12)

+ Trong mọi môi trường các photon đều truyền đi với cùng vận tốc c = 3.108 m/s.
+ Khi một vật phát xạ hay hấp thụ bức xạ điện từ thì có nghĩa là vật đó phát xạ hay hấp thụ photon.
+ Cường độ chùm sáng tỷ lệ với số photon phát ra từ nguồn trong một đơn vị thời gian.

2. Động lực học photon


Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phôtôn ứng với bức xạ đơn sắc có bước sóng  và tần số f có
năng lượng là

hc
  hf 

Theo thuyết tương đối của Einstein


ε = mc2
Suy ra
 hc h
m=   (6-13)
c 2
.c c
2

Phôtôn chuyển động với vận tốc v = c nên khối lượng nghỉ của nó
c2
m0  m 1  0
c2

Động lượng tương đối tính của phôtôn là

 hf
p  mc  
c c
h
p= (6-14)

3. Hiệu ứng Compton
Tán xạ của sóng điện từ bởi một hạt tích điện, như electron trong nguyên tử chẳng hạn, được mô
tả theo ngôn ngữ cổ điển như sau: sóng phẳng tới, với điện trường và từ trường dao động ở tần số f,
tác dụng một lực hình sin lên hạt, làm hạt dao động
với cùng tần số f. Một hạt tích điện dao động với tần
số f sẽ phát ra một bức xạ điện từ cũng với tần số này,
và sóng cầu đi ra đó là sóng tán xạ. Như vậy sóng tới
có tần số f bị tán xạ bởi hạt tích điện và sóng tán xạ có
cùng tần số như sóng tới.

Năm 1923 A.H.Compton (1892-1962) đã tìm thấy


rằng tần số của một số tia X bị tán xạ bởi các electron
không trùng với tần số của các tia X tới. Sự thay đổi

ĐÀO TUẤN ĐẠT 46


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

tần số này trong tán xạ được gọi là hiệu ứng Compton. Compton đã chứng minh được rằng tương
tác này có thể được giải thích như là sự va chạm của hai hạt, một photon và một electron. Động
lượng ban đầu của photon nằm dọc theo trục x của hệ tọa độ, còn electron ban đầu đứng yên. Do va
chạm mà electron giật lùi với xung lượng p dưới góc φ, còn photon tán xạ dưới góc θ so với hướng
tới. Vì electron đã nhận được động năng trong va chạm, nên năng lượng của photon tán xạ hf’ phải
nhỏ hơn năng lượng hf của photon tới. Ta phải dùng các biểu thức tương đối tính cho năng lượng
electron vì vận tốc của nó so được với vận tốc ánh sáng.

Năng lượng ban đầu của hệ bao gồm năng lượng hf của photon cộng với năng lượng nghỉ mc2
của electron, còn năng lượng cuối của hệ bằng năng lượng mới hf’ của photon cộng với năng lượng
toàn phần p 2 c 2  m2 c 4 của electron. Như vậy, định luật bảo toàn cho ta
hc hc
 mc 2   p2 c 2  m2 c 4 (6-15)
 '
c c
ở đây ta đã dùng hệ thức f = và f’ = , vì chúng ta đang đi tìm hệ thức liên hệ các bước sóng.
 '
h
Động lượng theo trục x ban đầu của hệ hoàn toàn chỉ là động lượng của photon có giá trị . Sau

h
khi va chạm, photon bị tán xạ lệch một góc sao cho động lượng của nó theo phương x là cos  ,
'
còn electron chuyển động lệch một góc φ nên động lượng theo phương x của nó là pcosφ. Sự bảo
toàn dọc theo trục x cho ta
h h
 cos   p cos  (6-16)
 '
Tương tự, sự bảo động lượng dọc theo trục y cho ta
h
0 = p sinφ  sin  (6-17)
'
Từ các phương trình 6-15, 6-16, 6-17 suy ra biểu thức của độ thay đổi bước sóng của photon
(λ’ - λ) theo góc tán xạ θ
h
λ’ - λ = (1-cosθ) (6-18)
mc
Bước sóng λ’ của bức xạ tán xạ phụ thuộc vào góc tán xạ θ. Đối với tán xạ theo phương tới
(θ = 0), thừa số (1- cosθ) = 0, và không có sự thay đổi về bước sóng. Ở các góc khác, có sự dịch
chuyển Δλ = λ’ - λ về phía các bước sóng dài hơn. Độ dịch chuyển cực đại λmax khi θ = 1800.
2h
λmax = (6-19)
mc

ĐÀO TUẤN ĐẠT 47


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Chú ý rằng lượng h/mc, có thứ nguyên chiều dài, xác định độ dịch chuyển trong bước sóng đối
với tán xạ ở một góc cho trước. Độ dài này phụ thuộc vào khối lượng của hạt tích điện và được gọi
là bước sóng Compton đối với loại hạt này. Bước sóng Compton đối với electron là
h
λC = = 2,43.10-12 m
mc
Vì giá trị này nhỏ so với các bước sóng trong phổ khả kiến (quanh 450 nm), hiệu ứng Compton
dễ dàng quan sát được chỉ đối với các bước sóng ngắn hơn nhiều, như các bước sóng trong vùng tia
X của phổ.

Hiệu ứng Compton thể hiện rõ nét tính chất hạt của bức xạ điện từ, nói riêng nó chứng minh sự
tồn tại động lượng của các photon.

BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG


4.2, 5, 11, 12, 15, 22, 31, 32, 37, 39, 40, 42, 51, 52, 53, 54, 55

Chương 7
CƠ HỌC LƯỢNG TỬ
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
§7.1 LƯỠNG TÍNH SÓNG - HẠT CỦA HẠT VI MÔ
§7.2 HÀM SÓNG, Ý NGHĨA, ĐIỀU KIỆN
§7.3 PHƯƠNG TRÌNH SCHRODINGER
§7.4 ỨNG DỤNG PHƯƠNG TRÌNH SCHRODINGER

Vật chất bộc lộ cả tính chất sóng lẫn tính chất hạt. Sự kết hợp có tính chất nghịch lý đó của tính chất
sóng và hạt được cô đúc trong cụm từ lưỡng tính sóng - hạt, và là nét cơ bản của môn cơ học lượng
tử được đề cập trong chương này.

§7.1 LƯỠNG TÍNH SÓNG - HẠT CỦA HẠT VI MÔ

1. Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng


Ta biết rằng ánh sáng như một sóng liên tục được đặc trưng bởi tần
số f và bước sóng  . Ánh sáng cũng được cấu tạo bởi các hạt photon
(lượng tử của bức xạ điện từ) có khối lượng nghỉ bằng không, chuyển
động với tốc độ c, mang cả năng lượng lẫn động lượng. Năng lượng ε
và động lượng p của mỗi photon lại được xác định bởi f và  của ánh
sáng đó:

ε = hf (7-1)
h
p= (7-2)

Các phương trình này liên hệ các đại lượng đặc trưng cho hạt ε và p với các đại lượng đặc trưng
cho sóng f và λ. Đó là sự kết hợp thể hiện lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng.

2. Giả thuyết của de Broglie


Bằng cách xem photon như một hạt mang theo năng lượng và động lượng, chúng ta tạo nên
một bức tranh gắn liền photon với một hạt vật chất. Tương tự, một electron chuyển động từ nơi này

ĐÀO TUẤN ĐẠT 48


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

đến nơi khác, nó cũng mang theo năng lượng và động lượng. Việc năng lượng và động lượng được
mang bởi hạt và được định xứ trên hạt là một đặc tính chung cho cả photon của bức xạ và electron
của vật chất. Liệu bức xạ và chất còn có những đặc tính chung nào nữa không? Có lẽ bạn đã cảm
thấy rằng hai phương trình trên - hai phương trình liên hệ các tính sóng và hạt của bức xạ điện từ -
cũng có thể áp dụng được cho các hạt vật chất. Chính Louis Victor de Broglie (1892-1987) đã đưa
ra một đề nghị như vậy vào năm 1924. Ông cho rằng một hạt vật chất, chẳng hạn như electron, cũng
có tính chất sóng. Một hạt có năng lượng ε và động lượng p cũng có tần số f và bước sóng thoả mãn
các phương trình
ε = hf (7-3)
h
p= (7-4)

Giải phương trình (7-4) cho λ - được gọi là bước sóng de Broglie của hạt, ta có:
h
 (7-5)
p
Mặc dù có hình thức giống nhau, sự khác nhau của công thức de Broglie (7-3), (7-4) và công
thức Einstein (7-1), (7-2) thuộc về bản chất của hai lại sóng. Với ánh sáng, trong chân không f = c/λ
(*), còn đối với sóng gắn với chuyển động của hạt theo de Broglie thì không thỏa mãn (*) vì sóng
này không phải sóng điện từ. Khó khăn chủ yếu ban đầu chính là xác định bản chất của sóng de
Broglie vì nó khá xa lạ với khái niệm sóng thông thường mà ta quen gặp trong thế giới vĩ mô. Về
sau những hệ quả của giả thuyết de Broglie đã được xác nhận, dù vấn đề ý nghĩa vật lý của sóng
này vẫn phải tạm thời gác lại.
Một electon chuyển động với vận tốc có v = 2.106 m/s có bước sóng de Broglie xấp xỉ 0,4 nm,
tức là vẫn quan sát được. Nhưng một hạt bụi có khối lượng m = 10 µg, chuyển động với vận tốc
v = 1 mm/s có bước sóng de Broglie là 6,63.10-23m. Hiện không có một phương pháp nào đo được
khoảng cách nhỏ như vậy, nên bước sóng de Broglie của hạt bụi là quá nhỏ, không thể quan sát
được. Để tiện so sánh, lưu ý rằng kích thước của hạt nhân nguyên tử cỡ 10-14 m.

Vào đầu năm 1927, những thí nghiệm được tiến hành bởi C.J.Davison (1881-1958) và
L.H.Germer (1896-1971) ở phòng thí nghiệm Bell Labs, Hoa kỳ đã khẳng định một cách dứt khoát
bản chất sóng của các electron. Một chùm electron được chiếu tới một bia niken. Các electron bị
nhiễu xạ theo các phương khác nhau và được đếm nhờ một đetectơ di chuyển được. Một số cực đại
nhiễu xạ electron từ bia đơn tinh thể đã quan sát được. Dùng định luật Bragg, Davison và Germer
đã kiểm chứng lần lượt giả thuyết về bước sóng de Broglie cho 16 cực đại nhiễu xạ.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 49


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Bản chất sóng của electron cũng đã được khẳng định một cách độc lập bởi G. P. Thomson
(1892-1975) ở Anh. Thomson đã tiến hành thí nghiệm về nhiễu xạ electron bằng cách dùng một lá
đa tinh thể. Trong phương pháp đó, nhiều tinh thể
nhỏ hứng chùm electron. Một số tinh thể nhỏ này
được định hướng đối với chùm sao cho thoả mãn
định luật Bragg. Mỗi một tinh thể đó sẽ tạo ra một
chùm nhiễu xạ. Kết quả là các chùm này tạo nên các
vân nhiễu xạ tròn trên phim và bức tranh đó là đặc
trưng cho khoảng cách giữa các nguyên tử trong cấu
trúc tinh thể. Bức tranh nhiễu xạ electron đối với lá
bạc giống hệt bức tranh nhiễu xạ của các photon tia
X đối với lá nhôm.

Một điều rất thú vị là G.P.Thomson là con trai


của J.J. Thomson. Chính J.J Thomson là người đã
tiến hành thí nghiệm vào năm 1897 để xác nhận electron là một hạt tích điện. Ông đã chỉ ra rằng
chùm electron bị lệch trong điện trường và từ trường đúng như được mô tả bởi các định luật
Newton. Thí nghiệm của G.P.Thomson 30 năm sau lại khẳng định bản chất sóng của các electron.
Hai quan điểm đối lập đó về electron của cha và con thể hiện hố ngăn cách giữa hai thế hệ!

3. Hệ thức bất định Heisenberg


Hệ thức bất định
Với một vật thể vĩ mô điển hình, chẳng hạn như quả bóng ở trên sân có đường kính 100 mm,
thì việc xác định vị trí của nó với độ bất định (hay sai số) Δx = 0,1 mm là đủ chính xác và
chúng ta xem quả bóng như một hạt. Với một hạt vĩ mô như vậy, việc đo đồng thời tọa độ và vận
tốc (động lượng) có thể đạt tới độ chính xác cao tùy ý, miễn là độ chính xác của dụng cụ đo cho
phép. Sở dĩ như vậy là vì phép đo không gây ảnh hưởng đến hệ được đo, trong khi ta biết rằng phép
đo bao giờ cũng cần một lượng năng lượng dùng để truyền đạt thông tin (kết quả đo) lấy từ chính hệ
được đo. Đối với vật vĩ mô thì không thành vấn đề nhưng đối với hạt ở mức nguyên tử năng lượng
này trở thành đáng kể vì nó cùng bậc với chính năng lượng của hệ cần đo, do đó có thể làm thay đổi
trạng thái của hệ. Điều này dẫn đến hệ quả là phép đo đồng thời một số đại lượng vật lý đặc trưng
cho trạng thái của hệ không thể chính xác được, không phải do mức chính xác hạn chế của dụng cụ
đo mà nguyên nhân thuộc về bản chất của đối tượng cần đo.

Ta hãy xét một electron trong nguyên tử. Việc xem electron như một hạt cổ điển với chuyển
động hoàn toàn theo dõi được sẽ dẫn tới chỗ chúng ta có thể xác định được đồng thời cả động lượng
lẫn vị trí của nó đối với những khoảng cách nhỏ hơn rất nhiều so với các vật thể vĩ mô. Ví dụ, độ
bất định Δx của toạ độ có thể cỡ 1 pm hoặc ít hơn vì kích thước của nguyên tử cỡ 100 pm. Đồng
thời, chúng ta cũng có thể xác định được thành phần của động lượng, chẳng hạn px, với độ bất định
Δpx chỉ là một phần nhỏ của px.

Một khía cạnh hoàn toàn mới của tự nhiên sẽ xuất hiện nếu chúng ta có ý định cực tiểu hoá các
độ bất định Δx và Δpx trong các phép đo đồng thời x và px đối với các hạt ở mức nguyên tử. Chính
quá trình này đã tạo ra giới hạn dưới đối với tích Δx.Δpx của các độ bất định đó. Giới hạn này đã
được Werner Heisenberg (1901-1976), một trong số những người sáng lập ra môn cơ học lượng tử,
đưa ra vào năm 1927 và là một trong số các hệ thức bất định Heisenberg. Hệ thức bất định
Heisenberg đối với các thành phần x và px của toạ độ và động lượng là:
1
Δx.Δpx  (7-6)
2

ĐÀO TUẤN ĐẠT 50


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

h
Ở đây   1,05.10-34 Js.
2
Như vậy, tích các độ bất định Δx.Δpx có cận dưới là /2. Nếu vị trí của một electron được xác
định trong một khoảng nhỏ, sao cho Δx là nhỏ, thì độ bất định tương ứng của động lượng sẽ phải
lớn. Ngược lại, nếu Δpx là nhỏ, thì phải có một độ bất định lớn về vị trí. Như vậy, sẽ không thể có
cả Δx lẫn Δpx đều cùng nhỏ tuỳ ý được. Tất nhiên là có những khó khăn về mặt kỹ thuật trong việc
đo chính xác vị trí và động lượng của một hạt như electron hoặc photon. Nhưng thậm chí nếu dùng
cả những dụng cụ tốt nhất đi nữa, thì giới hạn được qui định bởi hệ thức Heisengerg đối với Δx.Δpx
vẫn không thay đổi. Giới hạn này không phụ thuộc vào các chi tiết của một dụng cụ hay một thủ tục
đo nào. Nó là một tính chất cơ bản của tự nhiên và không thể khắc phục bằng một tiến bộ hay đổi
mới công nghệ.

Đối với một hạt cổ điển, ta giả thiết rằng cả Δx lẫn Δpx đều có thể đồng thời bằng không, khiến
cho tích Δx.Δpx cũng có thể bằng không. Nhưng hệ thức Heisenberg phát biểu rằng tích đó tối thiểu
là bằng /2 và không thể bằng không được. Như vậy, quan điểm cố điển về hạt có một phạm vi
ứng dụng hạn chế. Vì /2 là nhỏ, nên hệ thức bất định Heisenberg hầu như không đặt một hạn chế
nào đối với các vật thể vĩ mô. Tuy nhiên, trong thế giới nguyên tử và dưới nguyên tử, quan niệm về
hạt cổ điển cần phải vứt bỏ.

Ví dụ minh họa
Hệ thức (7-6) được minh họa bằng ví dụ sau:

Xét thí nghiệm một chùm hạt electron nhiễu xạ qua một khe hẹp. Trên màn quan sát đặt sau
khe, thu được một ảnh nhiễu xạ gồm một cực đại trung tâm có cường độ tạo bởi phần lớn số
electron của chùm tới (80%) và những cực đại phụ có cường độ nhỏ hơn rất nhiều. Đó là hình ảnh
phân bố của chùm electron đã bị nhiễu xạ sau khi đi qua khe. Ta không thể biết chắc chắn từng
electron khi đi qua khe ở vị trí nào. Nói cách khác, đã có độ bất định về tọa độ của electron vào bậc
kích thước của khe
Δx = d
Mặt khác, trước khi đi qua khe chùm electron có động lượng không đổi. Sau khi nhiễu xạ,
electron chuyển động theo các hướng khác nhau, tức là xuất hiện thành phần p x của động lượng, hạt
có thể rơi vào cực đại giữa hoặc cực đại phụ, nghĩa là px được xác định với độ bất định nào đó.
Thành phần px được xác định với độ bất định nhỏ nhất ứng với trường hợp electron rơi vào cực đại
giữa, nghĩa là
Δpx = psinθ
Vì điểm M ứng với cực tiểu nhiễu xạ thứ nhất nên
h
dsinθ = λ  dsinθ =  dpsinθ = h
p
Vậy ta có
Δx.Δpx = h 
ĐÀO TUẤN ĐẠT 51
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Vì tọa độ x được chọn bất kỳ nên ngoài phương trình 7-6, còn có các hệ thức bất định
Heisenberg cho các thành phần y và z:
y.p y  1
2
z.p z  1
2
Chú ý rằng trong tích các độ bất định ở trên toạ độ chỉ xuất hiện với thành phần động lượng
tương ứng, chẳng hạn Δx với Δpx. Không có tích tối thiểu của các độ bất định đối với toạ độ và
thành phần động lượng vuông góc với nó, chẳng hạn tích Δx.Δpy vẫn có thể bằng không.

Hệ thức bất định cho cặp năng lượng và thời gian


Ngoài các hệ thức trên, còn có các hệ thức bất định đối với cặp các đại lượng khác. Trong số các
hệ thức đó, có một hệ thức quan trọng liên quan đến năng lượng E và thời gian t. Giả sử rằng năng
lượng của hệ được đo với độ bất định là ΔE và phép đo kéo dài trong khoảng thời gian Δt. Khi đó
hệ thức bất định Heisenberg cho cặp đại lượng này là:
1
E.t  (7-7)
2
Nếu phép đo năng lượng diễn ra trong khoảng thời gian Δt, thì độ bất định trong giá trị của năng
lượng ít nhất phải bằng . Như vậy, để đo được một cách chính xác năng lượng của hệ (ΔE = 0),
2t
thì cần phải có thời gian dài vô hạn.

(7-7) có nghĩa là: nếu năng lượng của hệ ở trạng thái nào đó càng bất định thì thời gian để hệ
tồn tại ở trạng thái đó càng ngắn và ngược lại, nếu năng lượng của hệ ở một trạng thái nào đó càng
xác định thì thời gian tồn tại ở trạng thái đó càng dài. Nói cách khác, nếu hệ có năng lượng bất định
là trạng thái không bền. Còn trạng thái có năng lượng xác định là trạng thái bền.

Ý nghĩa
Hệ thức bất định Heisenberg có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, nó phản ánh bản chất của đối tượng vi mô
và gắn với tính chất của hạt. Sở dĩ ta không xác định được chính xác vị trí của hạt là vì chuyển động
của hạt có tính chất sóng.

§7.2 HÀM SÓNG VÀ Ý NGHĨA THỐNG KÊ CỦA HÀM SÓNG

1. Hàm sóng của hạt tự do


Biểu diễn hàm sóng phẳng của ánh sáng qua ε và p

Xét một sóng phẳng đơn sắc. Giả sử dao động sáng tại O có phương trình là
EO cos t

ĐÀO TUẤN ĐẠT 52


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Biểu thức của dao động sáng tại mọi điểm trên mặt sóng đi qua M, cách mặt sóng đi qua O một
khoảng d là
 2 
E  E O cos  t  d
  
Gọi n là vector chỉ hướng đơn vị, ta có:
d  r cos   r.n
Vậy
 2 
E  E O cos  t  r.n 
  
2
Gọi k  n là vector sóng, ta có

E  EO cos t  k.r  
Dưới dạng số phức

E  E O .e  i( t  k.r ) (7-8)

h
Đặt  thì:
2

  hf  2 f  
h 2
p=  k
 
Khi đó có thể viết hàm sóng dưới dạng
i
 ( t  p.r)
E  EOe (7-9)
Hàm sóng của hạt tự do
Theo de Broglie sóng ứng với chuyển động tự do của hạt là sóng phẳng tương tự như sóng
phẳng của ánh sáng đơn sắc
i
 ( t  p.r)
 (r,t)  Ae (7-10)
Hoặc có thể tách thành hai phần riêng phụ thuộc thời gian và phụ thuộc không gian
i i
 t  (xp x  yp y  zp z )
 (r,t)  Ae e (7-11)
Ta chú ý rằng  ( r ,t) là một hàm toán học thuần túy thay thế cho các đại lượng vật lý cụ thể (ví dụ
li độ, điện trường…). Đây chỉ là một cách biểu diễn hình thức một sóng như dạng quen thuộc của
sóng cơ. Vì sóng de Broglie không phải sóng vật chất thông thường gắn với sự lan truyền trong
không gian của một thực thể hay một đại lượng vật lý nào. Vậy ý nghĩa của sóng này là gì? Chính
de Broglie cũng không biết (không khẳng định được).

2. Ý nghĩa của hàm sóng


Đối với ánh sáng, chúng ta đã xem như một sóng và đó là sóng điện từ với điện trường và từ
trường dao động. Đối với bức tranh hạt của ánh sáng, chúng ta xét các photon riêng biệt, có năng
lượng và động lượng gián đoạn.
Vậy những mô tả tương ứng cho electron là gì? Bức tranh hạt của electron được hình dung bằng
cách cho nó một động lượng và năng lượng cùng với bảng liệt kê một số tính chất riêng của nó như
điện tích và khối lượng. Bức tranh sóng của electron khó hình dung hơn. Vấn đề là ở chỗ cái gì là
lượng sóng đối với một electron? Cho đến đây chúng ta đã biết cách xác định bước sóng của sóng
ĐÀO TUẤN ĐẠT 53
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

đó đối với hạt có động lượng p. Nhưng chúng ta chưa đưa ra được dạng toán học của một sóng như
vậy và cũng chưa giải thích ý nghĩa vật lý của nó.
Trở lại với thí nghiệm nhiễu xạ của chùm electron. Hình ảnh quen thuộc của nhiễu xạ thu được
trên màn huỳnh quang. Ở giai đoạn đầu của thí nghiệm, không có một bức tranh rõ rệt được tạo
thành bởi một số ít electron đập vào màn. Chúng ta không có một ý niệm nào về vị trí của các
electron tiếp theo trên màn. Chỉ sau khi có nhiều electron đập vào màn, bức tranh nhiễu xạ đã được
định hình rõ nét. Và điều này cực kỳ quan trọng, sự phân bố của các electron tại các điểm khác
nhau trên màn tuân theo quy luật sóng. Tuy không biết electron sẽ đập vào đâu, nhưng chúng ta có
thể đánh giá được cơ may hay xác suất P để electron tiếp theo đập vào một vùng nhỏ nào đó ở trên
màn. Phỏng đoán tốt nhất là: nếu vùng trên màn ở gần một cực tiểu của bức tranh nhiễu xạ, thì xác
suất chạm vào vùng đó của electron sẽ rất nhỏ. Đối với vùng ở gần một cực đại của bức tranh nhiễu
xạ, xác suất đó sẽ tương đối lớn. Như vậy, chúng ta có thể xem bức tranh nhiễu xạ như một bức
tranh xác suất - xác suất để electron sau khi đi qua khe sẽ đập vào một vùng nào đó đã cho trên
màn.
Việc sử dụng xác suất làm cho sự mô tả electron có tính chất thống kê và là một thành tố then
chốt của cơ học lượng tử. Việc giải thích ý nghĩa vật lý của hàm sóng do công chủ yếu của nhà vật
lý người Đức Max Born (1882-1970) và được thể hiện thông qua xác suất theo cách sau:
Hàm sóng đối với một hạt, chẳng hạn như electron, được ký hiệu bởi (x,y,z). Ta hãy xét một
yếu tố thể tích dV = dxdydz với tâm tại điểm có toạ độ (x,y,z). Xác suất dP để hạt nằm trong yếu tố
thể tích dV được cho bởi:
dP = |(x,y,z)|2dV (7-12)
Ở đây |(x,y,z)| là bình phương môđun của hàm sóng (x,y,z). Vì |(x,y,z)|2 nhân với dV cho xác
2

suất, nên bình phương môđun của hàm sóng |(x,y,z)|2 chính là mật độ xác suất - tức là xác suất để
hạt nằm trong một đơn vị thể tích tại điểm (x,y,z).

Đối với một vùng hữu hạn có thể tích V, lấy tích phân phương trình 7-12 ta sẽ nhận được xác
suất PV để hạt ở trong vùng đó
PV    dV
2
(7-13)
V
Vì hạt ở đâu đó trong toàn không gian là một sự cố chắc chắn, nên xác suất sẽ bằng đơn vị nếu
ta tích phân theo toàn không gian
PV    dV = 1
2
(7-14)
V
và hàm sóng được nói là đã được chuẩn hoá.

Tóm lại trạng thái của một hạt được mô tả bởi hàm sóng  và bình phương môđun của hàm
sóng ||2 biểu diễn mật độ xác suất tìm hạt ở trạng thái đó.
Như vậy hàm sóng không mô tả một sóng thực nào mà chỉ cho ta xác suất tìm thấy hạt ở một
trạng thái nào đó. Nói cách khác, hàm sóng mang tính chất thống kê.

Kết luận: Sóng de Broglie không phải sóng vật chất mà gắn với sự phân bố xác suất tìm
thấy hạt trong không gian. Quy luật phân bố này hoàn toàn tuân theo quy luật sóng.

3. Điều kiện của hàm sóng


Hàm sóng về mặt toán học phải thỏa mãn các điều kiện nhất định để có thể mô tả đúng tính chất
vật lý của hiện tượng. Các tính chất đó là:
- Hàm sóng phải giới nội: để tích phân trong (7-14) giới nội.
- Hàm sóng phải đơn trị: để ứng với mỗi trạng thái chỉ có một giá trị xác suất tìm thấy hạt.
- Hàm sóng và đạo hàm bậc nhất của hàm sóng phải liên tục: vì xác suất phải liên tục, không thể
thay đổi nhảy vọt.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 54


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

§7.3 PHƯƠNG TRÌNH SCHRODINGER


Trong bài trước chúng ta đã giải thích ý nghĩa vật lý của hàm sóng đối với một hạt. Nếu chúng
ta biết hàm sóng (x,y,z) đối với một electron, ta có thể tính được |(x,y,z)|2 tại một điểm và đó
chính là mật độ xác suất tìm thấy hạt tại điểm đó. Nhưng làm thế nào chúng ta tìm được hàm sóng
(x,y,z)? Liệu có một phương trình sóng cho electron tương tự như phương trình sóng đối với ánh
sáng không? Năm 1926, Erwin Schrodinger (1887-1961) đã đưa ra một phương trình như vậy và
giải nó cho một số trường hợp quan trọng. Phương trình đó bây giờ được gọi là phương trình
Schrodinger.
Phương trình Schrodinger không thể được rút ra một cách chặt chẽ. Cũng giống như các phương
trình Maxwell trong điện từ học cổ điển, sự đúng đắn của phương trình Schrodinger dựa trên khả
năng tiên đoán hoặc mô tả đúng kết cục các thực nghiệm của nó.
Đối với một hạt chuyển động trong trường thế U(x,y,z), phương trình Schrodinger có dạng:
2m
(x,y,z)  2  E  U  (x,y,z)  0

 2 2 2  2m
hay  2   
2  (x,y,z)
 2  E  U   (x,y,z)  0 (7-15)
 x y z 
2

Chú ý rằng ở đây ta dùng đạo hàm riêng vì x,y,z là các biến độc lập.

Trong trường hợp hạt chuyển động tự do, U(x,y,z) = 0, phương trình Schrodinger có dạng
 2 2 2  2m
 2   
2  (x,y,z)
 2 E (x,y,z)  0 (7-16)
 x y z 
2

Một khi thế năng U (x,y,z) đã được cho, phương trình Schrodinder cần được giải cho (x,y,z)
với những điều kiện thích hợp đối với (x,y,z) ở biên của vùng không gian. Trong cơ học lượng tử
ta thừa nhận trạng thái của hạt được xác định một cách hoàn
toàn bởi hàm sóng của nó. Nghiệm (x,y,z) của phương trình
Schrodinger xác định hàm sóng của hạt, từ đó có thể xác định
mọi thứ (các đại lượng vật lý) mô tả trạng thái chuyển động của
hạt. kết quả của phương trình Schrodinger cho phép chúng ta
tiên đoán được kết cục của một thí nghiệm. Tất nhiên, tiên đoán
đúng kết quả của một thí nghiệm là trắc nghiệm tối hậu đối với
một lý thuyết.

§7.4 ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG TRÌNH


SCHRODINGER
Trong bài này chúng ta sẽ xem xét một số ví dụ cụ thể về phương
trình Schrodinger và nghiệm của nó.

1. Hạt trong giếng thế năng một chiều


Hàm sóng
Trong thực tế ta thường gặp một hạt có khối lượng m bị giam trong
một vùng một chiều 0  x  L. Trong vùng giữa x = 0 và x=L
hạt chuyển động tự do, điều này tương ứng với thế năng không đổi U
= 0. Các điểm mút của vùng có thế năng rất lớn, có tác dụng như một
“thành” phản xạ làm cho hạt không thể thoát ra ngoài vùng này được.

ĐÀO TUẤN ĐẠT 55


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Hàm thế năng U(x) đối với tình huống mô tả ở trên được vẽ phác trên hình. Hình vẽ gợi cho ta hình
dung hạt như ở trong một cái giếng mà ta gọi là giếng thế năng hay hộp thế năng. Hệ một chiều
này có thể được dùng như một mô hình đơn giản nhưng hữu ích cho một electron ở trong các phân
tử có dạng mạch hay nuclon trong hạt nhân bền.
Từ phương trình 7-15 ta có thể nhận được phương trình Schrodinger cho hạt ở trong giếng bằng
cách đặt U = 0 và lưu ý rằng ở đây chỉ có toạ độ x là có liên quan. Khi đó
d 2  2m
 2 E  0
dx 2
2mE
Đặt k2 = 2
, ta có

d 2
2
 k 2  0 (7-17)
dx
Nghiệm tổng quát của phương trình 7-17có dạng:
(x) = Asin(kx) + Bcos(kx) (7-18)
Ta đòi hỏi hàm (x) phải bằng không ở khắp nơi ngoài giếng, vì xác suất tìm hạt ở ngoài giếng
bằng không. Vì mật độ xác suất |(x)|2 cần phải liên tục nên tại hai điểm mút x = 0 và x = L hàm
sóng cũng phải bằng không.
Đối với x = 0: (0) = 0
Asin(k.0) + B cos(k.0) = A.0 + B.1 = 0  B = 0
Điều này có nghĩa là
(x) = Asin(kx)

Tại x = L đòi hỏi (L) = Asin(k.L) = 0. Vì B = 0 nên ta không thể giả thiết A = 0 vì như vậy
(x) = 0 là một nghiệm tầm thường. Do đó
sin(k.L) = 0
Phương trình trên có thể thoả mãn đối với một số giá trị xác định của k mà ta sẽ ký hiệu là kn.

n
kn  (n = 1, 2, 3...) (7-19)
L
Ta thấy n không thể bằng không vì nếu thế (x) = 0 tại mọi
điểm trong hố thế là điều vô lý. Vậy
 n x 
n(x) = A sin   (n
 L 
= 1, 2, 3 ...)
Giá trị của hằng số A được xác định từ điều kiện chuẩn hoá,
tức là
L

 ( x ) dx  1
2
n
0
Suy ra
2
A=
L
Vậy hàm sóng đối với hạt trong giếng thế là
2  nx 
n(x) = sin   (n = 1, 2, 3…) (7-20)
L  L 
Sự lượng tử hóa năng lượng
Đối với mỗi một giá trị cho phép kn, ta có một hàm sóng n(x). Đây là hàm sóng cho trạng thái
dừng với năng lượng
ĐÀO TUẤN ĐẠT 56
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

2
2 2
En  n (n = 1, 2, 3 ...) (7-21)
2mL2
Như vậy, khác với cổ điển, năng lượng của hạt trong giếng thế đã bị lượng tử hóa, tức năng
lượng chỉ giới hạn trong một tập các giá trị gián đoạn được cho bởi phương trình 7-21.
Một số giá trị năng lượng khả dĩ đối với hạt trong giếng thế được biểu diễn trên sơ đồ mức năng
lượng như hình vẽ. Các mức năng lượng tỷ lệ với n2 (khoảng cách tăng khi n tăng). Chú ý rằng mức
năng lượng thấp nhất E1 > 0, hạt trong giếng thế không thể đứng yên. Trái lại, hạt cổ điển trong
vùng có thế năng U = 0 có thể đứng yên, sao cho E = Eđ + U = 0. Trong cơ học lượng tử, năng
lượng cực tiểu E1 thường được gọi là năng lượng điểm zêrô.

Xác suất tìm thấy hạt trong giếng thế


Hạt ở đâu khi nó nằm trong giếng thế năng? Vật lý cổ điển cho biết vị trí như hàm của thời gian
và câu trả lười là rõ ràng. Tuy nhiên, trong cơ lượng tử, câu hỏi hạt ở đâu khá phức tạp. Tất cả
những điều chúng ta biết chỉ xác suất tìm thấy hạt ở những vị trí khác nhau.
Bình phương môđun hàm sóng |(x)|2 cho ta mật độ xác suất tìm hạt trên một đơn vị dài ở tọa
độ x.
2  nx 
 n   n2  sin 2 
2
 (7-22)
L  L 
Kết quả cho thấy phân bố xác suất tìm thấy hạt khác nhau ứng với các trạng thái năng lượng
khác nhau.
Khi hạt có năng lượng thấp nhất (n = 1) dễ thấy hạt ở tâm của giếng nhất, mật độ xác suất tại đó
là lớn nhất. Trong khi chính nó ở mức năng lượng tiếp (n = 2) lại không bao giờ ở vị trí đó, mật độ
xác suất tại đó bằng không.

Các đặc tính này hoàn toàn tương phản với phân bố xác suất như nhau tại mọi điểm trong giếng
thế đối với một hạt cổ điển. Nếu chúng ta chỉ biết năng lượng của một hạt cổ điển chuyển động tự
do trong giếng, thì mật độ xác suất phải như nhau tại mọi điểm trong giếng. Nhưng đối với trạng
thái có số lượng tử n lớn, hàm sóng n(x) và mật độ xác suất |n(x)|2 biến thiên nhanh theo x. Nếu
chúng ta lấy trung bình mật độ xác suất trên đoạn thẳng chứa một chu kỳ, thì phân bố tìm được sẽ
nhái lại trường hợp cổ điển.

2. Hiệu ứng đường ngầm

ĐÀO TUẤN ĐẠT 57


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

Trên hình vẽ, hạt có năng lượng E từ phía trái đi


tới một hàng rào được biểu diễn bằng hàm thế năng
dạng chữ nhật trong khoảng 0 < x < a. Nếu năng
lượng toàn phần E của hạt nhỏ hơn U thì vùng x >
0 là vùng hạt không thể tới được theo vật lý cổ
điển. Điều này có nghĩa là hạt sẽ bị phản xạ ở hàng
rào tại x = 0 và không thể đi vào vùng x > 0. Nhưng
theo cơ học lượng tử, hàm sóng có thể vươn cả vào
vùng hàng rào thế - nơi mà theo vật lý cổ điển hạt
không thể đến được. Nếu hạt có thể được tìm thấy ở
bên phải hàng rào thế thì nó được mô tả như đã
được “rò qua” hoặc “xuyên đường hầm” qua rào thế. Xác suất xuyên đường hầm nhận được bằng
cách giải phương trình Schrodinger đối với ba miền trên hình. Kết quả cho thấy hàm sóng có dạng
dao động về cả hai phía trái lẫn phía phải của rào thế. Bên trong hàng rào, tức là vùng bị cấm theo
cơ cổ điển, hàm sóng không có dang dao động mà đơn điệu giảm theo x. Vì sự giảm đó mà hàm
sóng ở bên phải của hàng rào thế có biên độ nhỏ hơn so với bên trai. Biên độ này phụ thuộc vào bề
rộng a và độ cao U của rào thế. Nó trở nên rất nhỏ với rào thế cao và rộng.

Sự xuyên hầm đối với một hạt, như electron chẳng hạn, là một hiệu ứng lượng tử chứng tỏ bản
chất sóng của hạt. Không có một tương ứng cổ điển của sự xuyên đường hầm đối với một hạt. Các
đặc tính hoạt động của một số dụng cụ điện tử quan trọng là hệ quả của sự kiện là hàm sóng của
electron vươn cả ra ngoài vùng bị cấm theo vật lý cổ điển. Điốt tunnen (đường hầm) bán dẫn và lớp
tiếp xúc Josephson siêu dẫn là những ví dụ về các dụng cụ đó.

Dùng hệ thức bất định Heisenberg giải thích hiệu ứng đường ngầm:

Trong một khoảng thời gian rất ngắn Δt = độ bất định năng lượng của hạt là:
2U
1
E.t   E   E   E  U
2 2.t 2
2U
Độ bất định này còn lớn hơn cả chiều sâu của giếng thế. Điều này có nghĩa là hạt có thể thoát ra
khỏi giếng trong khoảng thời gian ngắn Δt = , mặc dù nó có năng lượng nhỏ hơn độ sâu của
2U
giếng.

3. Dao động tử điều hòa


Trong vật lý cổ điển, dao động tử điều hoà được dùng như một mô hình cho những dao động cơ
học và dao động điện. Trong cơ học lượng tử, dao động tử điều hoà cũng được dùng như một mô

ĐÀO TUẤN ĐẠT 58


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 3 - PH1131 - ĐÀO TUẤN ĐẠT

hình lý tưởng hoá quan trọng của các hệ thực. Ở đây chúng ta sẽ xét một số đặc tính lượng tử của
một dao động tử điều hoà một chiều.
1
Trong vật lý cổ điển, một hạt có khối lượng m chuyển động trương trường thế U = m 2 x2 là
2
một dao động điều hào với tần số ω.
Đối với dao động tử điều hào này, phương trình Schrodinger của nó là
d 2  2m  1 
 2  E  m2 x 2    o (7-23)
 
2
dx 2
Vì thế năng tăng cùng với x nên đối với một dao động tử điều hòa cổ điển, phạm vi biến thiên
của x là giới hạn (đây là một hệ liên kết). Điều này gợi ý rằng xác suất tìm thấy hạt ở li độ x lớn là
nhỏ. Do đó hàm sóng tiến tới không khi x tiến tới vô cùng.
Khi giải phương trình 7-23, kết quả thu được có một số nét quen thuộc, chẳng hạn năng lượng
của dao động tử điều hòa bị lượng tử hóa

1 1
En  (n  )   (n  )hf (n = 0, 1, 2 ...) (7-24)
2 2

Cũng hệt như với hạt trong giếng thế, mức năng lượng thấp nhất ứng với n = 0 khác không
1 1
E0    hf
2 2

Đối với mỗi mức năng lượng có một hàm sóng đặc trưng

x2

 n (x)  f n (x)e 2a 2
(7-25)

a= có thứ nguyên chiều dài.


m

fn(x) là một đa thức bậc n. Ví dụ, f0 = A0; f1 = A1x; f2 = A2(2x2 - a2)

và ta có thể tìm thấy hạt ở vùng bị cấm theo vật lý cổ điển.

BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG


5.1, 2, 3, 4, 5, 6, 10, 11, 14, 16, 19, 21, 23, 24, 25, 26

ĐÀO TUẤN ĐẠT 59

You might also like