You are on page 1of 23

3.

PHÂN TÍCH NGÀNH F&B - AN + VY +  LINH - DEADLINE 20/3 - 12H

3.3. Bản chất của các doanh nghiệp trong ngành.


3.3.1 Phân biệt ngành F&B với ngành dịch vụ
F&B và ngành dịch vụ là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Ngành dịch vụ là
một khái niệm tổng quát, đề cập đến lĩnh vực phục vụ, bao gồm các ngành dịch vụ
sản xuất và phi sản xuất. Cụ thể, ở nước ta, ngành dịch vụ được chia làm 3 nhóm
là: 
● Dịch vụ kinh doanh như: Thông tin liên lạc, kinh doanh bất động sản, vận tải,
ẩm thực – ăn uống, bảo hiểm, tài chính,… 
● Dịch vụ tiêu dùng như: hoạt động bán buôn, các dịch vụ cá nhân (giáo dục, y
tế,…
● Dịch vụ công như: hoạt động đoàn thể, hành chính công,… 
Còn F&B chỉ là một ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng và quầy ăn uống. F&B
được coi là một tệp con của ngành dịch vụ. 
3.3.2 Vai trò của ngành F&B
❖ Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng
Đây là vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực F&B. Trong
tháp nhu cầu Maslow, ăn uống là nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất của con
người. Dịch vụ ăn uống là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mỗi nhà hàng/
khách sạn. Không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ mà đây còn là một trong
những yếu tố hàng đầu đưa vị thế của khách sạn lên cao cũng như góp phần làm
tăng doanh thu. Đó là lý do mà việc đáp ứng các nhu cầu ăn uống, giải trí ngày một
tăng cao của khách hàng là vai trò hàng đầu của những người làm ngành hàng F&B.
❖ Giúp thúc đẩy doanh thu
Thực tế trong khách sạn, bên cạnh việc tập trung tối ưu phòng, họ còn cố gắng
tăng thêm doanh thu bằng cách gia tăng thêm các dịch vụ như quầy bar, nhà hàng,
cung cấp đồ ăn tận phòng,… cho khách hàng. 
Với các quán cafe, quán bar hay nhà hàng độc lập bên ngoài cũng vậy, họ luôn
nghĩ đến việc phải bán thêm loại thức uống nào hay sáng tạo ra các món ăn mới
thay vì chỉ tập trung bán những đồ ăn quen thuộc cho khách hàng. 
❖ Nâng cao hình ảnh thương hiệu
Dịch vụ F&B hiện nay chính là vũ khí sắc bén để “marketing truyền miệng” cho
doanh nghiệp, nhà hàng. Một hình thức marketing “0 đồng”, không tốn phí mà lại
đạt hiệu quả kinh doanh rất cao đến bất ngờ, thậm chí tăng giá trị thương hiệu
một cách vô hình.
F&B đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng nhận diện thương
hiệu và giúp nhà hàng/khách sạn giữ chân khách hàng lâu dài. Khách hàng sẽ dễ
dàng quay lại một nhà hàng nếu không gian ở đó tốt, giá cả hợp lý và chất lượng
dịch vụ thì tuyệt vời. Thậm chí còn quay lại nhiều lần.
Đồ ăn còn là thứ rất dễ kích thích con người muốn chụp ảnh check-in, quay
video clip để khoe, rất dễ để các reviewer ẩm thực (người chuyên đi ăn và đánh giá
về ẩm thực) làm video quảng cáo, và nó cũng chiếm 30-40% các chủ đề mà con
người nói chuyện hàng ngày.

F&B giúp mang lại đạt hiệu quả kinh doanh rất cao cho doanh nghiệp
❖ Tạo phễu khách hàng
Dịch vụ F&B thực sự sẽ là một quân cờ chiến lược nếu bạn kinh doanh khách
sạn hoặc bạn là doanh nghiệp kinh doanh tổ hợp nhiều dịch vụ khác nhau. Với
chiến lược “làm no bụng” khách hàng, tiền của họ sẽ chi tiếp vào những thứ mà
bạn mong muốn.
Một dịch vụ F&B xuất sắc sẽ khéo khách hàng tới khách sạn, nhà hàng của bạn.
Và với sự yêu thích sẵn có, họ có thể sẽ muốn thử nghiệm dịch vụ spa, karaoke,
thuê phòng ở hoặc mua sắm tại trung tâm thương mại,… của bạn.
❖ Tăng trải nghiệm chăm sóc khách hàng
Ăn và uống là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của con người trong
tháp nhu cầu của Maslow. Bởi vậy, việc tập trung vào giải quyết thật tốt các nhu
cầu này sẽ tăng vị thế của nhà hàng, khách sạn của bạn lên một tầm cao mới.
3.3.3 Mức độ rủi ro ngành F&B
Cơ cấu của chi phí F&B thì có đặc thù phần lớn chi phí là cố định. Trong
một nhà hàng hay quán ăn thì thông thường chi phí cố định có thể chiếm tới 50%-
60% tổng chi phí. Việc chi phí cố định cao như vậy sẽ dẫn đến điểm hòa vốn, tức là
mức sản lượng tối thiểu mà một nhà hàng phải đạt được để có thể đạt được mức
lợi nhuận hòa vốn là rất cao. Chi phí cố định thể hiện các chi phí mà nhà hàng sẽ
phải phát sinh cho dù có phục vụ khách hàng nào hay không. Các chi phí cố định
bao gồm: chi phí mặt bằng, chi phí điện nước, chi phí nhân viên (đối với nhân viên
chính thức), chi phí internet, chi phí thuế và có thể là chi phí lãi vay ngân hàng…
Đối với các doanh nghiệp F&B, cần phải có được những vị trí đắc địa, những
nơi mà thu hút được ánh nhìn và tiếp xúc được với nhiều người thì đòi hỏi phải bỏ
ra những phần chi phí lớn để có được những vị trí đó. Lấy ví dụ là Highland Coffee,
chi phí thuê mặt bằng đã chiếm đến 40% doanh thu và là chi phí cố định. Với mặt
bằng hơn 200m2 ở trung tâm thành phố thì chi phí thuê hàng tháng phải lên đến
gần 400 triệu đồng/tháng. Điều đó có nghĩa là quán café phải bán ít nhất 400 ly
café để có thể hòa vốn dựa trên cấu trúc chi phí điển hình của một cửa hàng café.
Ngoài ra, chi phí mặt bằng quá cao đang khiến cho việc gánh chịu chi phí cố
định trong 2-3 tháng là khó khăn với phần lớn các doanh nghiệp F&B ở Việt
Nam.  Khi chi phí mặt bằng cao, doanh nghiệp sẽ cố gắng chuyển phần lớn chi
phí mặt bằng vào bên trong giá của sản phẩm, qua đó đẩy giá trị của các sản phẩm
lên cao rất nhiều so với khả năng có thể thanh toán của người dân. Khi chi phí mặt
bằng cao như vậy và khả năng thanh toán của người dân thấp thì các doanh nghiệp
F&B chỉ có thể hoạt động ở mức công suất thấp. Họ có thể đạt được mức rất cao
trong giai đoạn đầu khi mà sản phẩm mới có nhiều thị hiếu nhưng càng về sau thì
khách hàng vẫn sẽ quan trọng giá trị sản phẩm mang lại so với giá họ bỏ ra. Càng
ngày số lượng khách hàng sẽ không đủ để bù đắp cho chi phí cố định đó.
Biểu đồ: Chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn và lợi nhuận của các trung tâm
thương mại
Con số 5.91% có ý nghĩa là nếu mặt bằng được mua với giá 10 tỷ thì tiền thuê
một năm ở mặt bằng năm vào khoảng 590 triệu, tương đương với gần 50 triệu
đồng/tháng. Bạn sẽ có thể thấy mức chi phí mặt bằng này rất phổ biến ở các trung
tâm thành phố.

3.4. Các yếu tố để thành công.

1. Động lực để khởi sự kinh doanh: Đó là một điều bắt buộc cho một doanh nhân
để có một tầm nhìn lớn và mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn.

2. Xác định được tư duy về Quản trị (tầm nhìn và trị kỹ), tư duy Quản lý (tính hệ
thống, sự nhất quán về vận hành, kiểm soát, áp dụng chặc chẽ PDCA...), trong khi
02 Tư duy trên hoàn toàn khác nhau, không thể thay thế hoặc giẫm đạp, chồng
chéo lên nhau, nhưng luôn cần được bổ trợ/hỗ trợ cho nhau. Nói một cách dễ hình
dung, một Bếp trưởng giỏi rất khó để trở thành một Ông chủ lớn của ngành FnB
(rất hiếm người làm tròn vai cả 2 vị trí), một Ông chủ lớn ... không biết nấu ăn cũng
là chuyện rất bình thường. Nhưng khi cả 2 gặp nhau và cùng hợp tác tốt với nhau
thì sự thành công của Thương hiệu, hệ thống ... là điều phổ biến.

3. Hiểu được Bản chất lẫn Bản sắc của ngành FnB. Người ta không thể thành công
khi mơ hồ hoặc không hiểu đúng và đủ về bất cứ ngành nghề nào. Ngành FnB là
một ngành nghề khó, bởi vừa phải giữ được bản sắc của nó, vừa phải biết thay đổi
khi thị trường thay đổi, vừa phải tuân thủ các tiêu chuẩn của ngành, nhưng lại phải
có các ý tưởng sáng tạo mới để thu hút khách hàng.
4. Hiểu được nhu cầu thị trường và đáp ứng được đúng nhu cầu của thị trường
( bán thứ khách hàng muốn - không bán thứ mình thích). Đồng thời phải phán
đoán được xu hướng thay đổi của thị trường. Điều quan trọng là đảm bảo chiến
lược và kế hoạch kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu thị trường cụ thể một cách
hiệu quả và tối ưu.

5. Mô hình kinh doanh cạnh tranh, lập kế hoạch kinh doanh, doanh ngiệp phải biết
rõ mình sẽ phải cạnh tranh bằng gì? Chiến lược giá? Chiến lược sản phẩm? Yếu tố
dịch vụ? Yếu tố trải nghiệm? Yếu tố khác biệt / tính duy nhất? Và bản kế hoạch
kinh doanh sẽ giúp chủ doanh nghiệp trong việc ra quyết định mỗi khi gặp khó
khăn với rủi ro đã được tính toán trước.

6. Địa điểm kinh doanh, phương thức kinh doanh. Khi Thế giới đối diện với đại
dịch, hành vi tiêu dùng của Khách hàng dần thay đổi, kinh doanh online càng ngày
càng phát triển mạnh mẽ, nên tương lai - việc áp dụng các giải pháp công nghệ
phục vụ cho phương thức kinh doanh online sẽ lên ngôi.

7. Dịch vụ Trải nghiệm khách hàng: Khái niệm Customer Service ngày càng mờ
nhạt bởi sự thay thế của khái niệm Customer Experience, bởi khi thị trường ngày
càng cạnh tranh khốc liệt thì trải nghiệm khách hàng là yếu tố quan trọng đối với
sự thành công của doanh nghiệp. Khi bạn làm khách hàng hài lòng cũng chính là
tăng khả năng họ trở thành khách hàng trung thành. Điều này giúp bạn tăng doanh
thu hơn bao giờ hết khi niềm tin đã được xây dựng của khách hàng dành cho
thương hiệu.

8. Chiến lược nguồn nhân lực: Dù thế giới có phát triển đến đâu đi nữa, bao ngành
nghề có thể tự động hóa, thì với ngành FnB là một Ngành dịch vụ trải nghiệm
Khách hàng, nên mọi hệ thống máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng không thể
thay thế con người, đặc biệt: Thái độ và Kỹ năng là chìa khóa để chinh phục khách
hàng.

9. Tầm nhìn và tiếp thị: Sản phẩm và dịch vụ tốt đến đâu, doanh nghiệp khó có thể
thu hút được khách hàng mục tiêu trừ khi họ biết về nó. Vì vậy cần hiểu được
ngành F&B cần được marketing như thế nào, xây dựng cho mình chiến lược
marketing ngay từ đầu.  Chiến lược về doanh số là các chiến lược trung và ngắn
hạn. Còn các chiến lược về thương hiệu luôn là chiến lược dài hạn giúp định vị
thương hiệu trong lòng khách hàng.

4. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG - CẨM + VY + QUỲNH DEADLINE 20/3 - 12H


4.2 Đối thủ cạnh tranh
4.2.1 Các quán cà phê 24/24
Các quán cà phê luôn là sự lựa chọn lý tưởng cho sinh viên và cả những người
đi làm khi có nhu cầu tập trung cao độ, không gian yên tĩnh để hoàn thành công
việc của mình, với nhu cầu cao cũng như sinh viên là một thị trường to lớn, ngày
càng có nhiều quán cà phê 24/24 mở ra để thu hút khách hàng. Đây là những đối
thủ cạnh tranh chính mà ta cần nghiên cứu, cũng như học hỏi các yếu tố tạo nên
sự thành công của các thương hiệu này. Một số quán được khách hàng yêu thích
và đánh giá cao như:
● Thức coffee – Quán cafe mở đêm Sài Gòn
Thức Café được biết đến là quán cafe mở đêm Sài Gòn đầu tiên được các bạn
trẻ rất yêu thích. Nơi đây là điểm đến của các cú đêm với đồ án, luận văn. Vì không
gian ở đây thư thái, nhạc nhẹ nhàng cùng ánh đèn vàng ấm cúng.
Menu đa dạng; giá hợp lý; không gian nhẹ nhàng, nhân viên là những ưu điểm
của Thức coffee
● Quán cafe mở đêm Opera Tea Club
Ban ngày Opera Tea Club là địa điểm lui tới quen thuộc của dân văn phòng.
Ban đêm nơi đây là điểm trú ngụ quen thuộc của những “cú đêm”. Không chỉ học
tập, trò chuyện với bạn bè, bạn thậm chí có thể ngủ luôn tại quán. Opera Tea Club
chuẩn bị rất nhiều gối, nếu khách hàng mệt có thể nghỉ ngơi tại chỗ.

Không gian yên tĩnh tại Opera Tea Club


Quán tạo điểm nhấn với thiết kế theo phong cách vintage, tận dụng những
món đồ cũ để decor, ánh đèn vàng chan hòa mang lại không gian thư thái cho
khách hàng. Quán tuy nhỏ nhưng sức hút khá lớn. Không chỉ có không gian bắt mắt
mà menu đồ uống vô cùng chất lượng.
● To Go Coffee and Tea
To go Coffee and Tea được biết tới là quán cafe có view đẹp nhất trong các
quán cafe mở đêm ở Sài Gòn. Nơi đây có không gian yên tĩnh, wiffi tốc độ cao thích
hợp cho các bạn học sinh, sinh viên học tập và dân văn phòng làm việc.

To Go Coffee & Tea nằm ngay trung tâm Sài Gòn, có view đẹp, không gian khá
yên tĩnh. 
To Go Coffee and Tea có không có không gian quá rộng, nhưng đồ uống ở đây
cực kỳ chất lượng với menu đa dạng. Đồ uống được pha chế theo công thức riêng
nên hương vị cực kỳ độc đáo. Khó có thể tìm thấy ở bất kỳ quán café nào.
4.2.1 Circle K - cửa hàng tiện lợi yêu thích của giới trẻ
Ngoài các quán cà phê, với sự đa dạng về đồ ăn thức uống, trang bị không gian
quán rộng rãi và phục vụ nhiệt tình 24/7, cửa hàng tiện lợi cũng nằm trong những
lựa chọn hàng đầu của sinh viên, dân văn phòng khi muốn thức đêm, chạy
deadline. Đây cũng là một sự thay thế đầy tính cạnh tranh đối với các quán cà phê
24/24.
Đối với giới trẻ Circle K có lẽ là cái tên không còn quá xa lạ. Circle K xuất hiện
tại Việt Nam vào cuối năm 2008. Tính đến nay đã có hơn 400 cửa hàng có mặt trên
thị trường. Điểm nổi bật của cửa hàng chính là sự kết hợp bán các mặt hàng tiêu
dùng hàng ngày cùng đồ ăn, thức uống được chế biến tại chỗ.
Bên cạnh đó cửa hàng còn chú trọng không gian ngồi thoải mái với các dịch vụ
tiện lợi như: mở cửa hàng 24/24; có không gian riêng biệt cho việc học tập, đọc
sách. Có chỗ nghỉ ngơi và khách hàng có thể qua đêm tại đây. 

Circle K đang dần trở thành "điểm đến yêu thích" của giới trẻ

Không gian bên trong một cửa hàng tiện lợi Circle K
4.2.2 Chuỗi cửa hàng Ministop
Ministop là cửa hàng tiện lợi thuộc tập đoàn AEON (Nhật Bản). Được xây dựng
với sứ mệnh mang nụ cười cùng sự tiện lợi, độc đáo, tươi ngon đến với khách
hàng. Mô hình chính của cửa hàng chính là sự kết hợp giữa thức ăn nhanh và đồ
dùng thường ngày.
Cũng như bao cửa hàng khác, tại đây cũng có chế biến thức ăn nhanh ngay tại
chỗ. Giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian thưởng thức, nghỉ ngơi tại không
gian thoáng mát, thoải mái. Đồng thời bạn cũng có thể tìm thấy các mặt hàng thiết
yếu cho cuộc sống hàng ngày tại đây. Các loại mặt hàng đa dạng, giá thành hợp lý
giúp bạn tiết kiệm thời gian của mình.

Ministop từ lâu vốn đã là nơi dừng chân quen thuộc của nhiều đối tượng khách
hàng khác nhau
4.2.3 Family Mart – Cửa hàng tiện lợi 24h của Nhật Bản
Family Mart là thương hiệu hệ thống cửa hàng tiện lợi 24/7 đến từ Nhật Bản.
Mục tiêu của cửa hàng này chính là luôn tạo cho khách hàng một cảm giác thoải
mái, thân thiện, hòa đồng như chính thành viên trong gia đình mình. Các món ăn ở
đây rất được người dân ưa chuộng. Đặc biệt, yếu tố đảm bảo vệ sinh và chất lượng
dinh dưỡng là hai thế mạnh của thực phẩm mà Family Mart cung cấp.
Family Mart là chuỗi Cửa hàng tiện lợi 24/7 nổi tiếng đến từ Nhật Bản

→ Có thể thấy, các cửa hàng tiện lợi, quán cà phê ngày nay đều chú trọng vào
không gian sáng sủa, yên tĩnh. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng xây dựng những
đặc trưng của không gian, đồ ăn hay thức uống trở thành điểm độc đáo thu hút
khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Mỗi đối thủ cạnh tranh đều có những điểm độc
đáo trong bài trí cũng như có sự đầu tư trong menu món ăn, thức uống của mình,
phong cách phục vụ, nỗ lực mang lại cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời khi tới.
Thế mạnh này của các cửa hàng tạo ra áp lực lớn cho những ai mới bắt đầu, vì
thế việc nghiên cứu kỹ lưỡng và chiến lược xây dựng thương hiệu, hình ảnh trong
tâm trí khách hàng là yếu tố không thể thiếu.
6. ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ VÀ CƠ CẤU CÔNG TY - AN + QUỲNH + CẨM + VY DEADLINE
20/3 - 12H

8. DỰ TOÁN TÀI CHÍNH - AN + NHƯ + QUỲNH + LINH + CẨM + VY DEADLINE 21/3 -


12H
Bảng cân đối kế toán mẫu.
HÌNH NÀY ĐỂ TRÊN PP CHO GỌN K CẦN CHI TIẾT
TÀI SẢN MÃ SỐ THUYẾT MINH SỐ CUỐI QUÝ SỐ ĐẦU NĂM
1 2 3 4 5
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 100
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110
1. Tiền 111
2. Các khoản tương đương tiền 112
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120
1. Chứng khoán kinh doanh 121
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 122
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131
2. Trả trước cho người bán 132
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn 135
6. Phải thu ngắn hạn khác 136
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139
IV.Hàng tồn kho 140
1. Hàng tồn kho 141
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149
V. Tài sản ngắn hạn khác 150
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 153
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 154
5. Tài sản ngắn hạn khác 155

B – TÀI SẢN DÀI HẠN 200


I. Các khoản phải thu dài hạn 210
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212
3. Phải thu nội bộ dài hạn 213
4. Phải thu về cho vay dài hạn 214
5. Phải thu dài hạn khác 215
6. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219
II. Tài sản cố định 220
1. Tài sản cố định hữu hình 221
– Nguyên giá 222
– Giá trị hao mòn luỹ kế 223
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224
– Nguyên giá 225
– Giá trị hao mòn luỹ kế 226
3. Tài sản cố định vô hình 227
– Nguyên giá 228
– Giá trị hao mòn luỹ kế 229
III. Bất động sản đầu tư 230
– Nguyên giá 231
– Giá trị hao mòn luỹ kế 232
IV.Tài sản dở dang 240
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn 241
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 242
V. Đầu tư tài chính dài hạn 250
1. Đầu tư vào công ty con 251
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 252
3. Đầu tư khác vào công cụ vốn 253
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn 254
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 255
VI.Tài sản dài hạn khác 260
1. Chi phí trả trước dài hạn 261
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262
3. Tài sản dài hạn khác 268
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270

C – NỢ PHẢI TRẢ 300


I. Nợ ngắn hạn 310
1. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 311
2. Phải trả người bán ngắn hạn 312
3. Người mua trả tiền trước 313
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314
5. Phải trả người lao động 315
6. Chi phí phải trả ngắn hạn 316
7. Phải trả nội bộ ngắn hạn 317
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318
9. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 319
10. Phải trả ngắn hạn khác 320
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 321
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322
13. Quỹ bình ổn giá 323
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 324
II. Nợ dài hạn 330
1. Phải trả người bán dài hạn 331
2. Chi phí phải trả dài hạn 332
3. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 333
4. Phải trả nội bộ dài hạn 334
5. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 335
6. Phải trả dài hạn khác 336
7. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 337
8. Trái phiếu chuyển đổi 338
9. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 339
10. Dự phòng phải trả dài hạn 340
11. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 341

D – VỐN CHỦ SỞ HỮU 400


I. Vốn chủ sở hữu 410
1. Vốn góp của chủ sở hữu 411
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 413
4. Vốn khác của chủ sở hữu 414
5. Cổ phiếu quỹ 415
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417
8. Quỹ đầu tư phát triển 418
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 419
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối- LNST chưa phân 421
phối lũy kế đến cuối kỳ trước- LNST chưa phân phối 421a
kỳ này
421b
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 422
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
1. Nguồn kinh phí 431
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 432
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440

Dự kiến dòng tiền.


HÌNH ĐỂ PP

Bắt đầu Thg1 18 Thg2 18 Thg3 18 Thg4 18 Thg5 18 Thg6 18


Tiền mặt (đầu tháng)   0 0 0 0 0 0
 
BIÊN LAI THU TIỀN Thg1 18 Thg2 18 Thg3 18 Thg4 18 Thg5 18 Thg6 18
Doanh thu bằng tiền mặt              
Lợi nhuận và các khoản phụ cấp              
Tuyển tập các khoản phải thu              
Lãi, thu nhập khác              
Tiền cho vay              
Đóng góp của chủ sở hữu              
TỔNG BIÊN LAI THU TIỀN   0 0 0 0 0 0
Tổng tiền sẵn dùng 0 0 0 0 0 0 0
               
TIỀN ĐÃ THANH TOÁN Thg1 18 Thg2 18 Thg3 18 Thg4 18 Thg5 18 Thg6 18
Quảng cáo              
Tiền hoa hồng và phí              
Hợp đồng lao động              
Các chương trình phúc lợi của nhân
viên              
Bảo hiểm (trừ bảo hiểm sức khỏe)              
Chi phí lãi vay              
Tài liệu và văn phòng phẩm (trong
COGS)              
Ăn uống và giải trí              
Lãi suất thế chấp              
Chi phí văn phòng              
Chi phí lãi vay khác              
Gói lương hưu và chia sẻ lợi nhuận              
Mua để bán lại              
Tiền thuê hoặc cho thuê              
Tiền thuê hoặc cho thuê: phương
tiện, thiết bị              
Sửa chữa và bảo trì              
Văn phòng phẩm (không có trong
COGS)              
Thuế và giấy phép              
Đi lại              
Tiện ích              
Tiền lương (trừ các khoản tín dụng)              
Chi phí khác              
Chi phí khác              
Chi phí khác              
Khác              
TỔNG PHỤ   0 0 0 0 0 0
TIỀN ĐÃ THANH TOÁN Thg1 18 Thg2 18 Thg3 18 Thg4 18 Thg5 18 Thg6 18
Thanh toán khoản vay gốc              
Mua hàng bằng vốn              
Chi phí khởi nghiệp khác              
Để dự trữ và/hoặc ký quỹ              
Rút tiền của chủ sở hữu              
TỔNG SỐ TIỀN ĐÃ THANH TOÁN   0 0 0 0 0 0
Tiền mặt (cuối tháng) 0 0 0 0 0 0 0
               
DỮ LIỆU HOẠT ĐỘNG KHÁC Thg1 18 Thg2 18 Thg3 18 Thg4 18 Thg5 18 Thg6 18
Doanh số bán hàng (đô la)              
Số dư tài khoản phải thu              
Số dư nợ xấu              
Hàng tồn kho              
Số dư tài khoản phải trả              
Khấu hao              
https://pasgo.vn/blog/fandb-la-gi-kien-thuc-co-ban-ve-nganh-fandb-moi-chu-nha-
hang-can-biet-4421#:~:text=F%26B%20l%C3%A0%20vi%E1%BA%BFt%20t%E1%BA
%AFt%20c%E1%BB%A7a,l%E1%BB%8Bch%20v%C3%A0%20qu%E1%BA%A7y
%20%C4%83n%20u%E1%BB%91ng.
https://marketingai.vn/fb-la-gi/
https://www.bancasaophe.com/2021/10/10-yeu-to-thanh-cong-quan-trong-khi-
lam-nganh-fnb.html
https://www.howvietnamchange.com/dang-sau-viec-hang-loat-doanh-nghiep-fb-
vo-tran-he-lo-nhung-van-de-kinh-te-vi-mo
https://planmarketingaz.com/lam-sao-de-thanh-cong-trong-nganh-f-b/
https://blog.abit.vn/cua-hang-tien-loi-24h/
https://digifood.vn/blog/quan-cafe-mo-dem-sai-gon/

You might also like