You are on page 1of 30

ÔN TẬP TUẦN 2 ( 80 câu )

1. Chủ thể chủ yếu của Luật thương mại là cá nhân ?


Sai . vì : thương nhân mới đc xem là chủ thể chủ yếu của luật tm
Thương nhân được xem là chủ thể chủ yếu của Luật Thương mại: bởi sự
xuất hiện của chủ thể này trong nhiều trường hợp: Thương nhân là chủ thể
đầu tư, góp vốn đề thành lập doanh nghiệp; là chủ thể thực hiện các hoạt
động thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại,
xúc tiến thương mại,…(hoạt động này nhằm mục tiêu lợi nhuận); là chủ thể
thực hiện các hoạt động đăng ký kinh doanh; và là chủ thể thực hiện các
hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp (hợp nhất, sáp nhập, chia, tách,
chuyển đổi doanh nghiệp), thực hiện rút khỏi thị trường (giải thể, phá
sản);cuối cùng là chủ thể của tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương
mại.
2. Các chủ thể khác có quan hệ pháp lý với thương nhân trong quá trình thành lập,
hoạt động thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại của thương nhân là
tổ chức cá nhân không có đăng ký kinh doanh ?

3. Hoạt động thương mại là là hoạt động mua bán hàng hóa?
Đúng . vì
Khoản 1 điều 3 Luật thương mại quy định “Hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác.” Theo đó, có hai lĩnh vực chủ yếu là mua bán hàng hóa và cung ứng
dịch vụ
4. Điểm khác nhau giữa hành vi thương mại và hành vi dân sự là hành vi dân sự ra
đời muộn hơn và ổn định hơn hành vi thương mại?
Sai
Xét về mặt lịch sử, hành vi dân sự ra đời từ rất sớm trong lịch sử xã hội
loài người, từ khi con người tạo ra những sản phẩm dư thừa và có nhu
câu ữao đổi lấy những sản phẩm khác loại của người khác với mục đích
thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mình
5.Hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường và nhằm mục đích sinh lời ?
Đúng
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005:
6. Hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp, do cá nhân thực
hiện.?
Đúng
Thương mại là hành vi mang tính nghề nghiệp có nghĩa là chủ thể của
hành vi khi tham gia thương trường thực hiện sự phân công lao động xã
hội. Các hành vi này được chủ thể tiến hành thường xuyên, liên tục, thể
hiện tính chuyên nghiệp cao và mang lại thu nhập chính cho chủ thể thực
hiện hành vi.

7. Hành vi thương mại thuần túy là những hành vi có bản chất dân sự nhưng do
thương nhân thực hiện theo nhu cầu nghề nghiệp hay nhân lúc hành nghề và do
đó được coi là hành vi thương mại.( đây là khái niệm của hành vi thương mại
phụ thuộc )
Sai:
Hành vi thương mại thuần túy: là hành vi thương mại vì bản chất của nó
thuộc về công việc buôn bán hoặc vì hình thức của nó được pháp luật coi là
tiêu biểu cho hành vi thương mại
8. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên.
Sai:
Tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 xác định: “Thương nhân bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh
9. Trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp
(thương nhân), theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp (thương nhân) chịu trách
nhiệm về các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp
vào doanh nghiệp
Sai:
trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp, theo đó chủ
sở hữu doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình, kể cả những tài sản không được
huy động vào kinh doanh của doanh nghiệp (thương nhân)

10. Trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp, theo đó chủ sở hữu doanh
nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài
sản của mình, kể cả những tài sản không được huy động vào kinh doanh của doanh nghiệp
(thương nhân)
Sai;
Trách nhiệm hữu hạn trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp (thương nhân),
theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp (thương nhân) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp

11. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn


Đúng:
theo khoản 1 điều 188 luật DN 2020

12. Thành viên công ty hợp danh chịu trách nhiệm hữu hạn
Sai: phải là chịu trách nhiệm vô hạn
Điểm b khoản 1 điều 177 luật dn 2020
13. Cổ đông công ty cổ phần chịu trách nhiệm vô hạn.
Sai: phải là chịu trách nhiệm hữu hạn
tại điểm c, khoản 1 điều 111 luật dn năm 2020 quy định, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào
doanh nghiệp.

14. Công ty TNHH A có vốn điều lệ 10 tỷ đồng ( ông B góp 5 tỷ, ông C góp 3 tỷ, ông D góp 2 tỷ
). Công ty kinh doanh thua lỗ nợ 20 tỷ đồng. Ông B, C, D chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
bao gồm cả tài sản không góp vào công ty.
Sai:
vì các thành viên của công ty này (B, C, D) được hưởng quy chế TNHH cho nên họ
chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty TNHH A, cụ thể: B chịu
trách nhiệm trong phạm vi 5 tỉ đồng; C chịu trách nhiệm trong phạm vi 3 tỉ đồng và
D chịu trách nhiệm trong phạm vi 2 tỉ đồng
14. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu
Sai
Khoản 1 điều 188 luật DN 2020 :  Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm
chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
15. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Đúng:
Theo điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân
khi có đủ các điều kiện sau đây: 
  Được thành lập hợp pháp
  Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản đó.
 Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
=> Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì không có đủ bốn điều 
kiện trên cụ thể là;
+ Tài sản của DNTN không độc lập với tài sản của chủ doanh nghiệp, không tách
bạch được với tài sản cá nhân
+ DNTN không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, vì chủ doanh nghiệp có toàn quyền
điều hành doanh nghiệp, có quyền định đoạt đối với tài sản của doanh nghiệp cũng như
toàn quyền quyết định việc tổ chức quản lí doanh nghiệp.

17. Doanh nghiệp tư nhân được phép phát hành chứng khoán để huy động vốn.
Sai. Căn cứ khoản 2 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Doanh nghiệp tư nhân không
được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Như vậy doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, nếu
như chủ doanh nghiệp vẫn muốn kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân khác để phát triển
kinh doanh thì có thể lựa chọn giải pháp thay đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH
hoặc công ty cổ phần.

18. Chủ DNTN thuê người khác quản lý thì chủ DNTN không phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian thuê giám đốc.
Sai. Căn cứ khoản 2 Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 quy định “Chủ doanh nghiệp tư nhân có
thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt
động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân”.

19. Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung gọi là thành viên góp vốn
Sai. Theo điểm a K1 Đ177 LDN 2020 quy định : .

1.Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh
dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công
ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

20. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn là thành viên bắt buộc phải có trong công
ty hợp danh.
Sai. Căn cứ K1 Đ 177 LDN 2020
Thành viên hợp danh là thành viên bắt buộc trong công ty hợp danh và phải chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Còn thành viên góp vốn có thể có
hoặc không và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam
kết góp vào công ty.

21. Chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân hoặc tổ chức.
Sai. Theo K1 Đ 74 LDN 2020 quy định :
“Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân
làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”
=> Sửa : “là một cá nhân hoặc một tổ chức”.
22. Hội đồng thành viên có quyền triệu tập hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm
hữu hạn 2 thành viên trở lên họp bất thường.
(chưa làm đc )

23. Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thông qua
quyết định bằng phương thức lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công
ty quy định.
Sai. K1 Đ 98.
24. Tài sản góp vốn của các thành viên công ty hợp danh không phải chuyển quyền sở hữu
cho công ty
Sai. Theo K1 Đ 17
“Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty”.
25. Thành viên hợp danh được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của
mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác khác nếu không được sự chấp thuận của các
thành viên hợp danh còn lại
Sai. Theo K3 Đ 180 LDN 2020
Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại
công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh
còn lại.

26. Thành viên hợp danh được làm chủ DNTN; không được làm thành viên hợp danh của
công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn
lại.
Sai . Theo K1 Đ 180 LDN 2020
Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên
hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh
còn lại.
27. Hội đồng thành viên không có trong cơ cấu tổ chức của mô hình công ty TNHH 1 thành
viên
Sai.

Theo Đ 79 LDN 2020 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do tổ chức làm chủ sở hữu thì HĐTV nằm ở mô hình thứ 2.

=> Còn Hội đồng thành viên không có trong cơ cấu tổ chức của mô hình công ty TNHH 1
thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu. (Đ 85 LDN 2020)

28. Thành viên góp vốn được tham gia quản lý công ty, tiến hành công việc kinh doanh
nhân danh công ty.
Sai.
Theo điểm b K2 Đ 187 LDN 2020
2.Thành viên góp vốn có nghĩa vụ sau đây:
b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh
công ty;

29. Công ty TNHH hai thành viên trở lên được phép phát hành các loại chứng khoán để
huy động vốn.
Sai.
Công ty TNHH hai thành viên có thể huy động vốn bằng những phương thức như sau:

 Huy động vốn bằng cách tăng vốn điều lệ; ( Đ 68 LDN 2020 )

 Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu.( Đ 46 LDN 2020 )

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền
và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
=> Công ty TNHH hai thành viên trở lên được phép phát hành 1 loại chứng khoán là trái
phiếu để huy động vốn.

30. Chủ sở hữu công ty TNHH chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Sai.
Điều 74. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân
làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
=> Bổ sung : Chủ sở hữu công ty TNHH 1 TV…..

31. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên không được chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác
Sai.
Vì theo đặc điểm về chuyển nhượng vốn công ty TNHH 1 thành viên : “Chủ sở hữu công ty
được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.”
(hoặc Theo K5 điều 77 LDN 2020)
(5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã
góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan
phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.)

32. Anh A góp chiếc ô tô vào công ty TNHH 2 thành viên B nhưng không chuyển quyền sở
hữu cho công ty. Ông A đương nhiên trở thành thành viên của công ty B.
Sai. Theo điểm b K1 ,K3 điều 35 LDN 2020.
Điều 35. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần
phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng
việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông
qua tài khoản.

3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài
sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
 TH này anh A không chuyển giao quyền sở hữu cho công ty nên anh A không được coi
là thành viên công ty B.

33. Vốn điều lệ của công ty TNHH chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
Đúng . vì :
+ căn cứ điểm a khoản 1 điều 111 luật DN 2020
34. Mọi công ty cổ phần đều phải có vốn pháp định.
Sai . vì :
Theo nghị quyết mơi Nguồn vốn pháp định không áp dụng đối với các loại hình
doanh nghiệp mà chỉ quy định cho một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định,
35. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết được phép chuyển nhượng cổ phần của
mình.
Sai . vì :
+ căn cứ theo khoản 3 điều 116 luật DN 2020 : Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu
quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển
nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế
36. Công ty cổ phần chỉ quyền phát hành cổ phần ưu đãi cổ tức để huy động vốn.
Sai. vì :
+ căn cứ theo khoản 3 điều 111 luật DN 2020 : Công ty cổ phần có quyền phát hành
cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
37. Công ty cổ phần phải có Ban kiểm soát
Sai . vì :
+ căn cứ điểm a khoản 1 điều 137 luật DN 2020 : Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có
dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công
ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
38. Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần ưu đãi cổ tức
Sai . vì :
+ căn cứ vào điều 114 luật DN 2020 : thì cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc
phải có trong loại hình doanh nghiệp cổ phần. Còn cổ phần ưu đãi là không bắt buộc
phải có.
39. Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong thời gian 1 năm,
kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sai . vì :
+ căn cứ vào khoản 1 điều 116 luật DN 2020 : . Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập
có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu
quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty.
Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần
phổ thông.
40. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần được thông qua bởi giám đốc (hoặc Tổng giám
đốc)
Sai . vì ;
+ Căn cứ Tại điểm g khoản 2 Điều 55 Luật doanh nghiệp 2020  và Tại điểm e khoản 2
Điều 138 Luật doanh nghiệp 2020: thì báo cáo tài chính hàng năm phải được hội đồng
thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn và đại hội đồng cổ đông của công ty cổ
phần thông qua
41. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức KHÔNG có quyền xem xét, tra cứu, trích lục
hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội
đồng cổ đông.
Sai . vì :
+ căn cứ Điểm đ và e Khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020
Cổ đông ưu đãi cổ tức có quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh
sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ
đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
42. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại
hội đồng cổ đông thường niên.
Sai . vì :
+ căn cứ khoản 4 điều 135 luật DN 2020 ; . Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong
thời hạn 06 tháng kể từ ết thúc ngày khọp Đại hội đồng cổ đông thường niên
43. Đại hội đồng cổ đông không giới hạn số cổ đông.
Đúng . vì
+ căn cứ Khoản 1 điều 111 luật DN 2020 : Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số
lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa
44. Quyền của Đại hội đồng cổ đông không bao gồm thông qua định hướng phát triển của
công ty
Sai. Vì :
+ căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 138 luật DN 2020 : Đại hội đồng cổ đông có quyền
và nghĩa vụ Thông qua định hướng phát triển của công ty
45. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên được tiến hành mỗi năm một lần
Đúng . vì
+ căn cứ khoản 1 điều 139 luật DN 2020
46. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có quyền triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ
đông
Đúng. vì
+ căn cứ điều 140 luật DN 2020 ( hội đồng quản trị , ban kiểm soát và Cổ đông hoặc
nhóm cổ đông có quyền triệu tập họp bất thường )

_47. Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp
KHÔNG được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông.
Sai . vì
+ căn cứ điểm b khoản 3 điều 144 luật DN 2020 : Ủy quyền cho cá nhân,
tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
48. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông có thể bị hủy bỏ bởi cơ quan Hội
đồng quản trị
Sai . vì :
+ căn cứ điều 151 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định hai cơ quan có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ là Tòa án và Trọng tài

49. Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông
Sai. vì
Theo k1 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
trong số các thành viên Hội đồng quản trị.

50. Cuộc họp Hội đồng quản trị họp định kì ít nhất mỗi tuần 1 lần
Sai.vì
Theo khoản 3 điều 153 luật DN 2020 : Cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ
tịch Hội đồng quản trị triệu tập khi xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít
nhất một lần
51. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có bao nhiêu thành viên
dự họp có từ ½ tổng số thành viên tham dự
Sai. vì :
theo k8 Đ157 LDN 2020
Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành
viên trở lên dự họp. Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định tại khoản
này không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai
trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, trừ trường hợp Điều lệ
công ty quy định thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp này, cuộc họp được tiến
hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.DN 2020

52. Hình thức nào dưới đây KHÔNG được coi là có tham dự và biểu quyết tại
cuộc họp Hội đồng quản trị gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư
điện tử
53. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần từ 3 đến 5 thành viên
Sai.vì
Khoản 1 điều 154: Số lượng thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần từ 3-11
thành viên
54. Trưởng Ban kiểm soát của công ty cổ phần do các kiểm soát viên bầu
Đúng. Vì
Theo Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: - Trưởng Ban kiểm soát do Ban
kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
theo nguyên tắc đa số. 
55. Tiền lương và quyền lợi khác của Kiểm soát viên được quyết định bởi Đại
hội đồng cổ đông
Đúng. Vì
Theo khoản 1 điều 172 LDN 2020:
1. Kiểm soát viên được trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác theo quyết
định của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổng mức tiền
lương, thù lao, thưởng, lợi ích khác và ngân sách hoạt động hằng năm của Ban
kiểm soát;
56. Cuộc họp của hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên được tiến hành khi ít nhất ½ thành viên dự họp.
Sai vì . Theo k5 Đ80 LDN 2020
“Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số
thành viên Hội đồng thành viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy
định khác thì mỗi thành viên Hội đồng thành viên có một phiếu biểu quyết có giá
trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua nghị quyết, quyết định theo
hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.”

57. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên muốn chuyển
nhượng một phần hoàn toàn bộ phần vốn của mình cho người khác phải chào bán
phần vốn đó cho các thành viên còn lại của công ty.
Đúng. Theo k1 Điều 52 LDN 2020:
- thành viên công ty TNHH có quyền chuyển nhượng một phần hay toàn bộ
phần vốn góp của mình, nhưng phải chào bán cho thành viên trong công ty
trước và có thể chuyển nhượng cho người ngoài trong trường hợp thành
viên công ty không mua hoặc mua không hết
58. Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Giám đốc
công ty bổ nhiệm.
Sai. Theo k1 Điều 56 LDN 2020:
- Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng
thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

59. Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên do chủ sở
hữu bổ nhiệm
Sai. Theo k1 Điều 56 LDN 2020:
- Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng
thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

60. Mọi cá nhân , tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp theo qui định của
pháp luật.
Đúng. Theo quy định tại k1 Điều 17 của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì “Tổ
chức, mọi cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp
tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này”.
61. Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền tự do lựa chọn tất cả ngành nghề kinh
doanh để thành lập doanh nghiệp.
Sai. Theo k2 điều 17 LDN 2020 và k6 điều 16
K2 điều 17: các đối tượng không có thẩm quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
gồm: các cán bộ và lãnh đạo ở trong các cơ quan của nhà nước và vị trí thuộc quân
đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, các cá nhân chưa thành niên hoặc bị mất/ hạn
chế năng lực hành vi dân sự và các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì cũng
không có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp. Những cá nhân, đối tượng đang bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù hoặc quyết định xử lý hành
chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc cũng không được
quyền thành lập doanh nghiệp.
k6 điều 16: Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh
ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh
doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh
doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư
kinh doanh trong quá trình hoạt động.
_62. Chia doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó, một doanh
nghiệp được chia thành hai hay nhiều doanh nghiệp mới và không chấm dứt sự tồn
tại của doanh nghiệp bị chia
Sai. Theo điều 198 LDN: Chia doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp,
theo đó, một doanh nghiệp được chia thành hai hay nhiều doanh nghiệp mới và
chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị chia

63. Tách doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo đó, một doanh
nghiệp được tách thành hai hay nhiều doanh nghiệp mà không chấm dứt sự tồn tại
của doanh nghiệp bị tách.
Đúng. Theo khoản 1 điều 199:

64. Hợp nhất doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo đó, chấm
dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp cũ - doanh nghiệp bị hợp nhất.
Đúng. Vì : Theo khoản 1 điều 200 LDN

65. Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, không
chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
SAI
Khoản 2 Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 định nghĩa như sau: “Sáp nhập doanh
nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt
hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.”

66. Chia, tách doanh nghiệp không áp dụng với công ty hợp danh
ĐÚNG
Theo quy định tại Điều 198 (Chia doanh nghiệp) và Điều 199 (Tách doanh
nghiệp) Luật Doanh nghiệp 2020, việc tổ chức lại doanh nghiệp thông qua các
hình thức chia doanh nghiệp, tách doanh nghiệp được áp dụng thực hiện đối với
doanh nghiệp thuộc các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
 Đồng nghĩa, các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty hợp danh, doanh nghiệp
tư nhân thì không được thực hiện tổ chức lại thông qua các hình thức chia
doanh nghiệp, chia doanh nghiệp.
67. Doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục giải thể trong trường hợp doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh kém hiệu quả
Sai / vì ;
trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả khồng nằm trong
điều 207 luật DN 2020 : Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

68. Giải thể doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. (Giải thể là
việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để
tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện
các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan
của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp)
Bài làm:
SAI
Khoản 31 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “31. Tổ chức lại doanh nghiệp
là việc chia (K1-198), tách (K1-199), hợp nhất (K1-200), sáp nhập (K1-201) hoặc
chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (202=>205).”

69. Lý do giải thể công ty TNHH hai thành viên trở lên là chỉ có 1 thành viên
là tổ chức.
ĐÚNG
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020: “c) Công ty không
còn đủ số lượng thành viên tối thiểu (ở trường hợp này là 2 thành viên) theo quy
định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển
đổi loại hình doanh nghiệp”
70. Mọi doanh nghiệp giải thể đều do ý muốn của chủ sở hữu doanh nghiệp

71. Doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đã đến hạn thanh toán.

Sai. vì :
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”
72 Chủ nợ không có bảo đảm KHÔNG có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản doanh nghiệp?
Sai . vì :
Khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định: “Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ
có bảo đảm  một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản  khi hết thời
hạn 03 tháng kể từ ngày khoản  nợ đến hạn mà  doanh nghiệp, hợp tác
xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán”
73. Chủ nợ có bảo đảm KHÔNG có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản doanh nghiệp

Đúng , vì :
Theo Khoản 1 Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định: “Chủ nợ không có bảo đảm,
chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi
hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.
 Như vậy, các chủ nợ có bảo đảm thì không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã đã mất khả năng thanh toán. Vì về cơ
bản, các chủ nợ này đã có tài sản bảo đảm, nên nếu công ty không thể thanh
toán được khoản nợ thì chủ nợ có quyền thanh lý tài sản bảo đảm đó.
 Chỉ có các chủ nợ không có bảo đảm hoặc chỉ được bảo đảm một phần mới có
quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Điều này
nhằm mục đích giúp các chủ nợ lấy lại tài sản đã cho doanh nghiệp vay và bảo
vệ lợi ích của họ.
74. Cơ quan có quyền tuyên bố Doanh nghiệp, Hợp tác xã phá sản là cơ quan
đăng ký kinh doanh (105-106-107)

Sai . vì :
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014: “2. Phá sản là tình trạng của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định
tuyên bố phá sản.”

75. Luật Phá sản không áp dụng với liên hiệp hợp tác xã

sai . vì :
Theo Điều 2 Luật phá sản 2014 quy định: Đối tượng áp dụng của Luật phá sản là:
“Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau
đây gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật”
76. Tòa án nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố
phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Sai . vì :
Theo Khoản 2 Điều 8 Luật phá sản 2014 quy định: “2. Tòa án nhân dân cấp huyện
có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính
tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều này”
77. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp, hợp tác xã.
SAI . VÌ :
- Theo Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: Trọng tài thương mại
có thẩm quyền giải quyết:
o Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
o Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động
thương mại;
o Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng
trọng tài.
- Theo Khoản 2 Điều 8 Luật phá sản 2014 quy định: “2. Tòa án nhân dân cấp
huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có
trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này”
78. Tất cả các cơ sở kinh doanh có tư cách pháp nhân là đối tượng chịu sự điều
chỉnh của Luật phá sản.
79. Khi quyết định thanh lý tài sản của doanh nghiệp có hiệu lực thì tài sản
của doanh nghiệp sẽ phải ưu tiên trả trước cho khoản nợ thuế trong thủ tục
phá sản.
Sai . vì : chi phí phá sản sẽ phải ưu tiên trả trước
Căn cứ khoản 1 điều 54 luật phá sản 2014 : thứ tự ưu tiên phân chia tài sản
a) Chi phí phá sản; 
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế đối với người
lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã
ký kết; 
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; 
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho
chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do
giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

80. Những người tham gia thủ tục phá sản không bao gồm chủ nợ.
Sai . vì Theo Khoản 10 Điều 4 Luật phá sản 2014 quy định: “10. Người tham gia
thủ tục phá sản là chủ nợ; người lao động; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán; cổ đông, nhóm cổ đông; thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành
viên của liên hiệp hợp tác xã; người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã và
những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá
sản”

ÔN TẬP TUẦN 3 40 câu Đ/S

1 Chủ nợ được doanh nghiệp cam kết trả nợ sau 01 tháng kể từ ngày giao hàng là
chủ nợ không bảo đảm.
2 Thẩm phán không được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên trong thủ tục phá
sản.
3 Công ty TNHH 1 thành viên được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong thủ
tục phá sản.
Sai . vì :
Căn cứ khoản 1 điều 13 luật phá sản 2014 : Các loại doanh nghiệp sau đây được
hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản:
a) Công ty hợp danh;
b) Doanh nghiệp tư nhân.
4 Luật sư được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong thủ tục phá sản.
Đúng . vì ;
+ Căn cứ vào điều 12 luật phá sản 2014 : luật sư đc hàng nghề quản tài viên
+ căn cứ vào điều 11 luật phá sản 2014 : quản tài viên được hành nghề quản lý,
thanh lý tài sản trong thủ tục phá sản
 Luật sư đc hành nghề quản lý , thanh lý tài sản thủ tục phá sản

5 Lập bảng kê tài sản của doanh nghiệp không thuộc quyền của quản tài viên trong
thủ tục phá sản.

6 Quyền, nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đề xuất với Tòa
án tên của Thẩm phán phụ trách việc phá sản

7. Khi người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì kèm theo đơn phải
có đề xuất chỉ định quản tài viên
Sai . vì : căn cứ theo khoản 2 điều 27 luật phá sản 2014 : Đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
c) Tên, địa chỉ của người làm đơn;
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Khoản nợ đến hạn.
Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.

8. Quản tài viên đã được chỉ định của doanh nghiệp đang giải quyết phá sản không
thể bị thay đổi
Sai . vì :
Theo Khoản 1 Điều 46 Luật Phá sản năm 2014, Quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một
trong các trường hợp sau:
- Vi phạm nghĩa vụ, cụ thể nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản được quy định Điều 16 Luật Phá sản năm 2014.

- Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ.

- Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản không thực hiện được nhiệm vụ.

9. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động bình thường
Đúng , vì :
Điều 47 Luật Phá sản năm 2014:  Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh
nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám
sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

10. Kèm theo giấy đòi nợ, chủ nợ phải gửi cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản
lý, thanh lý tài sản chứng cứ chứng minh về khoản nợ đó theo quy định của Luật
phá sản
Đúng , vì : căn cứ khoản 3 điều 66 luật phá sản 2014 : Kèm theo giấy đòi nợ là
tài liệu, chứng cứ chứng minh về khoản nợ đó. Giấy đòi nợ phải do chủ nợ hoặc
người đại diện hợp pháp của chủ nợ ký tên.
11. Danh sách chủ nợ trong thủ tục phá sản được lập bởi chủ doanh nghiệp
Sai . vì :
Căn cứ điều 67 luật phá sản 2014 :  danh sách chủ nợ được lập bởi Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Thời hạn lập danh sách chủ nợ là 15 ngày
kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ.

12 Tất cả các chủ nợ có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ theo quy định Luật phá
sản.
Sai . vì :
Căn cứ điều 77 của Luật phá sản năm 2014 thì : Những người sau đây có quyền
tham gia Hội nghị chủ nợ:
1. Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản
cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa
vụ như chủ nợ;
2. Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền;
trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa
vụ như chủ nợ;
3. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo
đảm.

13. Hội nghị chủ nợ có thể được hoãn 1 lần theo quy định của Luật phá sản.
Đúng , vì :
+ Căn cứ theo khoản 1 điều 80 luật phá sản 2014 : Hoãn Hội nghị chủ nợ
1. Hội nghị chủ nợ được hoãn nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều
79 của Luật này; trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán lập biên bản và
ghi ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ. Thẩm phán phải thông báo ngay
trong ngày hoãn Hội nghị chủ nợ cho người tham gia thủ tục phá sản về việc hoãn
Hội nghị chủ nợ.
+ căn cứ điều 79 luật phá sản 2014 : Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ

1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.
Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho
Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những
nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham
gia Hội nghị chủ nợ.
2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
14 Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là việc làm của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của Luật phá sản.

15.Doanh nghiệp phải báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh theo định kì 3 tháng 1 lần theo quy định Luật phá sản.
Sai . vì :
Căn cứ Khoản 2 đều 93 luật phá sản 2014 :
Sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải lập báo cáo về tình hình thực
hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cho
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ
nợ
16 Doanh nghiệp phải báo cáo định kì về tình hình thực hiện phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh cho quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản,
chủ nợ theo quy định Luật phá sản.
Đúng . vì : căn cứ điều 93 luật phá sản 2014
1. Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp
tác xã mất khả năng thanh toán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh
lý tài sản, chủ nợ giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác
xã.
2. Sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải lập báo cáo về tình hình
thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp
tác xã cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo Thẩm
phán và thông báo cho chủ nợ
17 Hợp đồng thương mại được ký kết nhằm mục đích lợi nhuận.
Đúng . vì :
+Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận. Xuất phát từ mục đích của
hoạt động thương mại là nhằm sinh lợi nên khi các thương nhân tham gia ký
kết một hợp đồng thương mại suy cho cùng cũng đều vì lợi ích lợi nhuận.
+Theo Khoản 3 Điều 1 Luật thương mại năm 2005, đối với những hợp đồng
giữa thương nhân với chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm
mục đích sinh lợi, việc có áp dụng Luật thương mại để điều chỉnh quan hệ
hợp đồng này hay không là do bên không có mục đích lợi nhuận quyết định.
18 Hợp đồng tặng cho tài sản không phải là Hợp đồng thương mại

19 Hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại chỉ được điều chỉnh bởi Luật
thương mại
  Sai.. vì :
Ngoài Luật thương mại thì BLDS cũng điều chỉnh. Một số vấn đề như hiệu lực
của hợp đồng, biện pháp bảo đảm… Không được Luật thương mại điều chỉnh
nên những vấn đề này sẽ do BLDS điều chỉnh.

20. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng đặc biệt của hợp
đồng mua bán tài sản.
Đúng . vì :
Luật thương mại không đưa ra định nghĩa về HĐ mua bán hàng hóa trong
thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm HĐ mua bán tài sản trong luật
dân sự để xác định bản chất của HĐ mua bán hàng hóa.
Theo Điều 428 Bộ luật dân sự 2015, HĐ mua bán tài sản là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận
tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
Hàng hóa được hiểu là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai,
và các vật gắn liền với đất. Như vậy, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi
hẹp hơn tài sản.
 Như vậy HĐ mua bán hàng hóa trong thương mại một dạng cụ thể của
HĐ mua bán tài sản
21 Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là hợp đồng có ít nhất một bên
chủ thể là thương nhân.
22 Một trong 2 bên chủ thể của quan hệ đại diện cho thương nhân đều phải có
thương nhân
23 Các bên tham gia hợp đồng môi giới thương mại phải là thương nhân và kí kết
hợp đồng môi giới thương mại nhằm mục đích kinh doanh.
Sai. Vì:
Pháp luật hiện hành không quy định bên được môi giới có nhất định phải là thương
nhân hay ko. Và mục đích của hoạt động môi giới là các bên được môi giới giao kết
hợp đồng với nhau. Trong đó mục đích của bên môi giới khi kí hợp đồng môi giới là
nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận

24. Ủy thác thương mại khác với đại lý thương mại ở chỗ bên đại lý nhân danh
chính mình trong quan hệ với người thứ ba, trong khi bên nhận ủy thác nhân danh
bên ủy thác.
Sai . vì
+ Bên nhận ủy thác không nhân danh ủy thác
+ Ủy thác thương mại chính là một ví dụ của đại diện cho thương nhân  Vì đại
diện nhân danh bên giao đại diện còn uỷ thác nhân danh chính mình

25. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa
26. Thương nhân được phép khuyến mại đối với mọi hàng hóa thuộc quyền kinh
doanh của mình
Sai. Vì.

Theo điều 100, một số hàng hóa thuộc quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhưng
không được sử dụng để khuyến mại dưới mọi hình thức như thuốc lá, rượu cồn từ
30 độ trở lên
27. Các bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại có quyền
tự do thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng, không bị giới hạn mức phạt tối
đa
Sai. Vì:
+ Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại là=> Sự thỏa thuận giữa các bên ký kết,
theo đó bên làm dịch vụ thực hiện quảng cáo thương mại cho bên thuê quảng cáo,
bên thuê quảng cáo trả tiền công cho bên làm dịch vụ. Hợp đồng quảng cáo chính
là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó nó có những đặc điểm của hợp đồng dịch vụ
và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ. Trong đó có quy
định về thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng.
+ Tuy nhiên nhằm tránh việc các bên thỏa thuận mức phạt quá cao sẽ ảnh hưởng
tới lợi ích hoạch toán của bên vi phạm, – Điều 301.luật TM 2005 quy định “Mức
phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm
do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ
hợp đồng bị vi phạm. , trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này

+ Như vậy, theo quy định của Luật thương mại thì hai bên có quyền thỏa thuận về
mức phạt vi phạm, tuy nhiên mức thỏa thuận này không được quá giới hạn tối đa
cho phép. Do đó khẳng định trên l=> Nhận định này Sai.
28. Mục đích trực tiếp của hoạt động này là giới thiệu các thông tin về hàng
hóa để từ đó kích thích nhu cầu mua sắm, xúc tiến cơ hội bán hàng.

29. Hội chợ, triển lãm khác trưng bày giới thiệu hàng hóa về địa điểm, thời
gian tổ chức trưng bày.

30. Mọi thương nhân đều có thể kinh doanh dịch vụ logistics.
Sai . vì : căn cứ điều 234 luật TM 2005

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.
31 Hợp đồng nhượng quyền thương mại được lập bằng lời nói
Sai. vì :

Căn cứ điều 285 luật TM 2005 : Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được
lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

32. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng của bên vi phạm được miễn
trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng không còn tài sản.
Sai. vì :

Việc bên vi phạm hợp đồng không còn tài sản không nằm trong điều 294 luật
TM 2005 : Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp
sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp
đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách
nhiệm.

33. Chế tài xử lý hình sự có thể được áp dụng trong quan hệ hợp đồng kinh
doanh thương mại.
Sai vì

Chế tài xử lý hình sự không nằm trong điều 292 luật TM 2005 :
Các loại chế tài trong thương mại
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

34. Bên A không giao hàng đúng thời gian cho bên B được vì không mua đủ
nguyên liệu đầu vào là trường hợp được miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng
Sai . vì:

+ Trường hợp của bên A k nằm trong điều 294 luật TM 2005 quy định các trường
hợp đc miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng
+ Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp
đồng.

35. Khi thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại, các bên có thể
thỏa thuận mức phạt tối đa là 8% hợp đồng.
Đúng . vì : căn cứ theo điều 301 luật TM 2005

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi
phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần
nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này

36 Việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc
dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải
chịu chi phí phát sinh là biện pháp buộc bồi thường thiệt hại.
Sai . vì :

Căn cứ theo khoản 1 điều 297 luật TM 2005 : Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi
phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện
và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

37. Khi hợp đồng bị tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng vẫn
còn hiệu lực
Sai . vì :

+ Căn cứ khoản 1 điều 309 luật TM 2005 : Khi hợp đồng trong thương mại bị tạm
ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực 
+ căn cứ khoản 1 điều 311 luật TM 2005 :  Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp
đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải
tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên
kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

+ căn cứ vào khoản 1 điều 134 luật TM 2005 : Trừ trường hợp quy định tại Điều
313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm
giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp
đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết
tranh chấp.

38. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thể thao KHÔNG phải là phương
thức giải quyết tranh chấp thương mại?
Sai. vì : căn cứ theo điều 317 luật TM 2005 . Hình thức giải quyết tranh chấp

1. Thương lượng giữa các bên.


2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa
thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến
hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.
39. Thỏa thuận trọng tài phải được lập trước khi phát sinh tranh chấp.
Đúng , vì :
Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:  tranh chấp được giải quyết bằng Trọng
tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi
xảy ra tranh chấp.

40. Tranh chấp giữa công ty Vedan và các hộ dân liên quan đến ô nhiễm sông
do chất xả thải gây ra là tranh chấp thương mại
Sai . vì : Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Còn hành vi trên là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

You might also like