You are on page 1of 67

Hành trình 10 năm tiếp cận

T ¹CON 
NG MUIº,
NHN
NHN DIN M NG L I TRAO I XUÔI-
XUÔI -NG C
NG C
 MIN TRUNG VIT NAM TRONG LCH S

 Nguy#n Ph'(c B+o àn

1. Giới thiệu
Bài viết này ñề cập ñến mạng lưới trao ñổi ñối lưu hàng hoá theo trục
ñông-tây ở miền Trung Việt Nam-một cách gọi khác của mạng lưới buôn
bán xuôi-ngược. Có thể xem ñây như là những tổng kết bước ñầu những vấn
ñề ñã và ñang ñặt ra khi nghiên cứu về lịch sử-văn hoá vùng ñất vốn ẩn chứa
rất nhiều khía cạnh ñặc thù, nhằm lý giải sự phồn thịnh một thời trong lịch
sử, mà tác giả gọi là “tảng nền truyền thống”, trên cơ sở kế thừa nền kinh tế
vốn có của người bản ñịa theo một cách thức rất khác với “truyền thống ñất
Bắc” của nhiều lớp người Việt nam tiến. 1
Hoàn toàn dựa trên lý thuyết “hệ thống mạng lưới trao ñổi ven sông”
mà gần ñây rất nhiều học giả ñã từng ñề cập, bài viết này cùng với những dữ
liệu mang tính minh hoạ cho sự tồn tại của mạng lưới trao ñổi mang tính
phổ quát, xuất hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau, hàm nghĩa nguồn hàng
hoá sở tại mà bản thân mỗi một tuyến, hay phân khúc của mạng lưới bao
chứa và thủ ñắc ở khu vực bắc-trung-nam Trung bộ Việt Nam.
Vào những thập niên cuối của thế kỷ trước, Pierre-Yves Manguin,
Bennet Bronson, Kenneth R. Hall, O. W. Wolters, v. v. những học giả khi
nghiên cứu về hệ thống chính trị-kinh tế của các quốc gia ðông Nam Á hải

1
Tất cả những nghiên cứu về miền núi miền Trung của cá nhân tôi có ñược từ sự hướng
dẫn và trao ñổi ý kiến với Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông-Phân viện trưởng Phân viện
Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế. Những tổng kết trong bài viết này ñược sự giúp ích
từ những nghiên cứu của Lê Anh Tuấn, Trần ðức Sáng, Hoàng Thị Ái Hoa, v. v. thành viên
của Nhóm nghiên cứu Khoa học Trẻ.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
151
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

ñảo ñã ñưa ra mô hình “hệ thống mạng lưới trao ñổi ven sông/riverine
exchange network” như phương cách lý giải sự nổi trội về kinh tế-chính trị
của các quốc gia này trong một khoảng thời gian khá dài, với sự hiện diện
và nắm giữ mấu chốt quan trọng của những tuyến mậu dịch hải thương. 2
Một số nhà nghiên cứu lịch sử-văn hoá miền Trung như Trần Kỳ Phương,
Nguyễn Hữu Thông, v. v. thường diễn giải mô hình này trong mối quan hệ
gắn kết; và cũng là cơ sở lý giải cho sự phồn thịnh của các mandala Chăm
một thời như sau:
. . . “hệ thống mạng lưới trao ñổi ven sông” sẽ có một vùng
duyên hải làm cơ sở cho một trung tâm thương mại thường toạ
lạc ở cửa sông. ðây cũng là trung tâm hải thương quốc tế và là
ñiểm nối kết giữa các cửa sông khác của các vùng lân cận. Cũng
có một trung tâm ở thượng nguồn, ñó là ñiểm tập trung ban ñầu
của các nguồn hàng có xuất xứ ở những nơi xa sông nước.
Những nguồn hàng này ñược sản xuất ở các vùng không họp
chợ bởi các cư dân sống trong các bản làng miền thượng du
hoặc thượng nguồn. Sau ñó, nguồn hàng này ñược tập kết về các
trung tâm ở ven biển v. v. . .3
Tác giả Nguyễn Hữu Thông cho rằng:
Hoạt ñộng trao ñổi hàng hoá thường diễn ra với tính chất và cấp
ñộ không giống nhau. Các thương lái tiếp xúc trực tiếp với phần
lớn dân làng chỉ dừng lại ở hình thức trao ñổi hàng lấy hàng,
nhằm thoả mãn nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh ñó, một
số không nhiều và không phổ biến là những thương nhân chuyên

2
Pierre-Yves Manguin, “Les cités-états de l’Asie du Sud-Est côtière: De l’ancienneté et de
la permanence des formes urbaines,” in Bulletin de l’Ecole Française d’Extrême-Orient,
Tome 871 (2000): 163; Bennet Bronson, “Exchange at the Upstream and Dowstream Ends:
Notes Toward a Functional Model of the Coastal State in Southeast Asia,” in Karl Hutterer,
ed., Economic Exchange and Social Interaction in Southeast Asia: Perspectives from
Prehistory, History and Ethnogaphy (Ann Arbor: Center for South and Southeast Asia
Studies, University of Michigan, 1977): 39-52; xem thêm Kenneth R. Hall, Maritime Trade
and Early State Development in Southeast Asia (Honolulu: University of Hawaii Press,
1985); O. W. Wolters, History, Culture and Region in Southeast Asian Perspectives
(Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1999), v. v. . .
3
Trần Kỳ Phương, “Bước ñầu tìm hiểu về ñịa-lịch sử vương quốc Chiêm Thành (Champa)
ở miền Trung Việt Nam: với sự tham chiếu ñặc biệt vào “hệ thống trao ñổi ven sông” của
lưu vực sông Thu Bồn ở Quảng Nam,” trong Thông tin khoa học, Phân viện Nghiên cứu
Văn hoá Nghệ thuật tại Thành phố Huế, số tháng 3 (2004): 48-49; Rie Nakamura, Cham in
Vietnam: Dynamics of Ethnicity (Ph.D dissertation, University Washington, Department of
Anthopology, 1999), tr. 60.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
152
Hành trình 10 năm tiếp cận

nghiệp có tích luỹ vốn và hàng hoá ñể buôn bán với những mặt
hàng thu ñược ở phía tây với các trung tâm thị tứ và bến cảng”.4
“Hệ thống mạng lưới trao ñổi ven sông”, một mô hình phổ biến ở Khu
vực ðông Nam Á hải ñảo, có thể sẽ khó tìm thấy ñiểm chung ở vùng lục
ñịa, cho dù tất thảy ñều nằm trong khu vực gió mùa, một nhân tố khí hậu
mang sự chi phối rất nhiều ñến con ñường hải thương trên biển, và là căn
nguyên cho sự phồn thịnh của nhiều tiểu quốc nằm trong vùng ảnh hưởng.
Thế nhưng, một phát hiện khá lý thú, rằng, chính bởi ñịa thế và ñiều kiện ñịa
hình của miền Trung Việt Nam, ñã là gợi ý cho sự cô lập, biệt lập và khu trú
như những hòn ñảo tách rời nhau theo trục bắc-nam, mà bản thân mỗi một
con ñèo có khi lại là chướng ngại hơn cả biển ñông trước mặt. 5 ðây cũng
chính là lý do cho nhiều sự ví von với chủ ñề cát cứ, có từ trong tâm thức
của nhiều bộ phận người cư trú dọc trên dải ñất miền Trung eo thắt, trên
quan ñiểm ñịa-sinh thái-văn hoá, hay ít phổ biến hơn: ñịa-chính trị-lịch sử.
Cô lập theo hướng bắc-nam bởi ấn ñịnh của ñiều kiện ñịa lý, nhưng lại ñầy
tính mở theo chiều tây-ñông. Mary Somers Heidhues dẫn lời Denys
Lombard, một Sử gia người Pháp cho rằng “biển không như một thứ rào
chắn mà là một gạch nối, trong khi những con sông lớn trên khu vực này là
những con ñường thiết yếu của việc thông tin liên lạc và giao tiếp văn
hoá.”6 Cũng chính vì thế, việc áp dụng mô hình phát hiện từ những ñảo
quốc vào thềm lục ñịa, với một mặt hướng biển như ở miền Trung Việt Nam
là hoàn toàn phù hợp, tất nhiên, phải có sự thay ñổi góc nhìn, và trên thực tế,
sự thay ñổi này ñã là căn nguyên của rất nhiều biểu hiện sinh ñộng, mang
tính cách vùng miền và ñầy ắp tính kế thừa thích ứng, vốn ñược xem như
thế mạnh hành trang của người Việt miền Trung.
Xứ Ðàng trong: lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, một
công trình nghiên cứu khá nổi tiếng về miền Trung thời các chúa Nguyễn,
Li Tana ñã cho thấy bằng cách nào mà xứ ðàng Trong ñã trở nên giàu có
trong một khoảng thời gian cực ngắn, ñủ tiềm lực lẫn thực lực ñể tồn tại qua
cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn, và song song, xây dựng ñược một vương

4
Nguyễn Hữu Thông, “Tiếp cận vấn ñề nghiên cứu văn hoá làng các dân tộc thiểu số tỉnh
Quảng Nam”, trong Thông tin khoa học, Phân viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật tại
Thành phố Huế, số tháng 3 (2004): 20.
5
Các học giả ñã ñi ñến chỗ tin rằng Champa, vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ về tôn giáo và
nghệ thuật của Ấn ðộ, là một nhóm những khu ñịnh cư giống hải ñảo bị chia tách nhau bởi
những dãy núi, nhưng mở ra biển về phía ðông. Do ñó, dù nằm ở lục ñịa, nó giống với những
nhà nước hải ñảo. Mary Somers Heidhues, người dịch Huỳnh Kim Oanh và Phạm Viêm
Phương, Lịch sử phát triển ðông Nam Á (Hà Nội: Nxb. Văn hoá Thông tin, 2007), tr. 28.
6
Mary Somers Heidhues, Lịch sử phát triển ðông Nam Á, tr. 39.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
153
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

quốc, tiền thân của một quốc gia ðại Nam thống nhất và rộng lớn dưới triều
Nguyễn về sau. Trên cơ sở lĩnh hội, kế thừa, nắm bắt và tận dụng nền kinh
tế bản ñịa vốn có-một biểu hiện cụ thể của mạng lưới trao ñổi ở từng ñịa
phương. 7 Trong thời gian gần ñây, Andrew Hardy cũng ñề cập ñến “mô
hình kinh tế hậu Champa” ñược kế thừa và phát triển dưới thời các chúa
Nguyễn với sự nổi trội của “Nguồn”-một ñơn vị hành chính vùng cao trong
tương quan với Man, ñộng, sách v. v. Một mô hình, hay ñúng hơn là kiểu
dạng/phương thức sinh hoạt kinh tế mang tính dung hợp giữa [1]. Trục bắc-
nam: tâm thức ruộng nước/ñồng bằng của người Nam tiến từ delta sông
Hồng và [2]. Trục tây-ñông: mạng lưới trao ñổi vốn có từ người bản ñịa tiền
trú, những nhân tố quan trọng làm nên bộ mặt miền Trung trong một thời kỳ
lịch sử v. v. 8
Biểu hiện rất ña dạng, ñầy tính kế thừa lẫn thích ứng, một cách ứng xử
linh hoạt và năng ñộng của người Việt miền Trung trong một giai ñoạn lịch
sử, từ việc nhận diện mô hình “hệ thống mạng lưới trao ñổi ven sông” lấy
những mặt hàng thổ sản làm thế mạnh, với những biểu hiện cụ thể ở từng
ñịa phương, sẽ là gợi ý cho việc khơi dậy tiềm năng của vùng ñất, vốn một
thời nắm giữ vai trò thiết yếu trong mạng lưới mậu dịch hải thương.
2. Miền trung Việt Nam: những hằng số ñịa lý-lịch sử-văn
hoá
2.1 Hằng số ñịa lý miền Trung trong sự ñối sánh với hai ñầu
ñất nước
Trong lịch sử Việt Nam, miền Trung luôn là vùng ñất ẩn chứa nhiều
ẩn số hứa hẹn lời giải ñáp thú vị. Trên cái nhìn ñịa-văn hoá, ñây cũng chính
là nơi bao chứa nhiều yếu tố ñặc thù, góp phần làm nên sự thống nhất trong
ña dạng: biển-ñầm phá-ñồng bằng-gò ñồi trước núi và núi rừng, những yếu
tố văn hoá này có thể phân ñịnh một cách khá rạch ròi trên chiều ñông-tây
bằng sự giới hạn của ñặc trưng ñịa lý, nhưng cũng khá mơ hồ và mong
manh bởi khoảng cách ñông-tây quá ngắn. Ngắn ñến tưởng chừng, ở những
nơi, ñôi lúc chỉ thấy ñược rừng và biển cạnh nhau, tương hỗ, gắn kết chặt
chẽ ñến không ngờ.

7
Li Tana, người dịch Nguyễn Nghị, Xứ Ðàng Trong: lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ
17 và 18 (Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Trẻ, 1999).
8
Vấn ñề này, xem thêm: Andrew Hardy, “Nguồn” trong kinh tế hàng hoá ở ðàng Trong,”
trong UBND Tỉnh Thanh Hoá-Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Chúa Nguyễn và Vương
triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI ñến thế kỷ XIX (Hà Nội: Nxb. Thế
Giới, 2008), tr. 55-65.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
154
Hành trình 10 năm tiếp cận

“Xuôi” và “Ngược”, hàm nghĩa của “Biển” và “Rừng” vốn ñược hiểu
như hai cực trái ngược về ñịa lý, của một dạng ñịa hình phổ biến xuôi dần từ
tây sang ñông ở vùng ñất miền Trung. Từ sự ấn ñịnh của ñịa lý, miền núi
miền trung chính là phần rìa ñứt gãy, sụt lún trong quá trình kiến tạo của
khu vực cao nguyên rộng lớn ở phía tây, cũng chính vì thế, với cái nhìn bao
quát, có thể nhận diện Trường Sơn như bức trường thành ngăn cách, và là
tiêu ñiểm của trục ñịa hình vốn ngắn và dốc ñứng về phía ñông, trong khi
ñó, ở về phía tây, khu vực cao nguyên lại thoải dần về phía bờ ñông dòng
Mékong. Ở miền Trung Việt Nam, những cụm từ người miền xuôi/trung
châu/hạ bạn, hay người miền ngược/thượng du/vùng cao/miền thượng cũng
xuất phát từ khái niệm này, căn cứ trên sự so sánh cao ñộ trong ñịa hình cư
trú, hay chính xác hơn là trục không gian.
Cũng chính từ sự phân ñịnh theo trục ñịa hình, tộc danh của nhiều tộc
người ở khu vực miền Trung ñược xác ñịnh không căn cứ trên những tiêu
chí xác ñịnh thành phần tộc người như ở hai ñầu nam, bắc, và các nhóm ñịa
phương của họ cũng ñược phân lập theo ñịa vực cư trú. 9
“Chiếc ñòn gánh uốn cong gánh nặng hai ñầu châu thổ” là hình ảnh ví
von khi nhìn về dải ñất miền Trung ñầy nắng gió. Khu vực ñồng bằng trù
phú châu thổ sông Hồng với hệ sinh thái cảnh quan hoàn toàn khác với
những gì người Việt Nam tiến nhìn thấy ở khu vực miền Trung. Nơi phần
lớn diện tích bị thống trị bởi những dãy núi chạy dọc theo hướng tây bắc-
ñông nam và choãi chân ra tận biển, mà chúng ta quen gọi là Trường Sơn.
Tiếp ñến khu vực Nam bộ, châu thổ Cửu Long Giang màu mỡ, trù phú với
nguyên vẹn sắc thái của vùng hạ lưu dòng Mékong rộng lớn. So với hai ñầu
ñất nước, ñồng bằng miền Trung chỉ mang tính ước lệ, ñược ấn ñịnh bởi
những bãi bồi nhỏ hẹp bên cạnh hệ chi lưu của các dòng chảy ngắn và dốc
theo chiều tây-ñông. Một nghiên cứu về thủy học miền Trị-Thiên cho thấy,
từ Trường Sơn ra ñến biển, hiếm có con sông nào dài quá 100km, lòng sông
nông và nơi khởi nguồn có ñộ cao không quá 900m. ðộ dốc vì thế không
bao giờ vượt quá 9/1.000, nhưng lại lắm ghềnh thác ở thượng nguồn, khi
chảy ñến ñồng bằng chân núi chỉ còn khoảng 15m cao ñộ, mà từ ñấy, chảy
ra ñến biển với ñộ dài chừng 20km, nên phần lớn các con sông ñều ngoằn

9
Vấn ñề này, xem thêm: Nguyễn Hữu Thông, “Vùng ñất bắc miền Trung-những cảm nhận
bước ñầu,” trong Viện Văn hoá Thông tin-Phân viện Nghiên cứu Văn hoá Thông tin tại
Huế, Tiếp cận Văn hoá Nghệ thuật miền Trung (tập 2) (Huế: Phân viện Nghiên cứu Văn
hoá Thông tin tại Huế xuất bản, 2004), tr.39-52.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
155
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

ngoèo và không ñộ dốc. 10 ðặc ñiểm riêng có của hệ thống sông ngòi khiến
việc di chuyển trên nó gặp nhiều chướng ngại, và ñấy là một trong những
nguyên cớ cho sự ra ñời hệ thống chợ phiên với nhiều giá trị ñặc thù ở vùng
ñất miền Trung trong hệ thống mạng lưới trao ñổi, mua bán. Bên cạnh ñó,
xuất hiện một số cù lao/ñảo cận duyên trên biển ở vị trí tiệm cận các cửa
sông lớn như một thứ bình phong che chắn, “một cầu tàu” neo ñậu trên con
ñường hải thương, với ñặc thù của bờ biển nông và rải rác ñá ngầm. Hòn La
(Quảng Bình), Hòn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), hay Cù
Lao Ré/Lý Sơn (Quảng Ngãi), v. v. là những ví dụ cho sự sắp ñặt của tự
nhiên, và về sau, chúng xác lập cho mình những vị trí quan trọng trong
những mối quan hệ, giao lưu với khu vực và quốc tế.
Bổ sung cho sự cắt xẻ ñến manh mún khu vực ñồng bằng vốn ñã rất
khiêm tốn bởi nhiều dòng nước lớn nhỏ, khí hậu khá khắc nghiệt của khu
vực miền Trung ñã là tất cả những gì tạo nên sự khó nhọc cho người nông
dân trong canh tác ruộng ñồng. Hai mùa mưa-nắng với nguyên vẹn ngữ
nghĩa, khi những dãy núi song song của Trường Sơn chính là lối dẫn của gió
Lào bỏng rát và mùa mưa kéo dài cộng với ñặc thù của dòng chảy thường
gây nên ngập lụt. Hạn hán và ngập úng thường là tất cả những gì người
nông dân phải ñối phó trong mùa vụ. Dường như từ ñiểm khởi ñầu, kinh tế
nông nghiệp chưa bao giờ là tiền ñề căn cốt của cộng ñồng cư dân, mà bổ
sung cho nó phải là sinh kế nhiều tiềm năng từ biển và rừng. Tất nhiên, mức
ñộ cải thiện từ biển và rừng vẫn bị chi phối theo nếp nghĩ và tâm thức của
người Việt Nam.
Với cái nhìn mang tính tổng quan, H. Maitre cho thấy một ñặc ñiểm
khác của miền Trung khi ñây là nơi giao cắt của hai khối ñịa hình: khu vực
ñá vôi ở phía bắc và sa thạch, granit ở phía nam, mà con ñường 9 ðông Hà-
Lao Bảo chính là tâm ñiểm phân ranh.11 ðây chính là “nét ñứt gãy tự nhiên
chạy từ Quảng Trị, trên bờ biển Trung Kỳ, tới Savannakhet, trên sông
Mékong; nó vượt qua các dãy núi tại một ngọn ñèo rất thấp, một chỗ trũng
xuống rất ñáng chú ý, ñược biết dưới tên gọi là ñèo Ailao hay Lao Bảo.”12
Giữa vùng rìa của cao nguyên rộng lớn ñây cũng chính là nơi sơn hệ hạ thấp
ñến tận cùng (khoảng chừng hơn 400m) như sự gợi ý của thiên nhiên cho
con người về một con ñường giao thông thuận lợi, nối liền giữa biển và núi

10
Sơn Hồng ðức, “Thuỷ học miền Trị-Thiên,” trong Nghiên cứu Việt Nam (tập 3), (Huế:
Nhà Sùng Chính xuất bản, 1973) tr. 66-88.
11
Henri Maitre, người dịch Lưu ðình Tuân, Rừng người Thượng (Hà Nội: Nxb. Tri Thức,
2008).
12
Ibid.,. 36.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
156
Hành trình 10 năm tiếp cận

rừng, mà khi sử dụng chúng, con người không phải nhọc lòng dụng công,
hay can thiệp một cách thô bạo ñể phục vụ ý ñồ của mình.
Ở vị trí tiếp cận biển ñông, trong ñối sánh với những quốc gia khác
trên bán ñảo ðông Dương, Việt Nam và bờ biển miền Trung nói riêng trở
thành “cái bao lơn,” và là chiếc cầu nối tối quan trọng với biển ñông của
một vùng “hậu ñịa bán ñảo”-những quốc gia ðông Nam Á lục ñịa
(Cambodia, Laos, Thailand, Mianma).
Ở miền Trung Việt Nam, bởi ấn ñịnh của ñiều kiện ñịa lý, các
con ñường tự nhiên thâm nhập vào hinterland (nội ñịa) không
nhiều và vùng nội ñịa trung tâm Nam ðông Dương ñược thiên
nhiên bảo vệ rất tốt. Về phía hành lang ven biển Trung Kỳ, rất ít
thung lũng mở vào Trường Sơn, vốn dựng dãy rào chắn liên tục
của nó cho ñến tận sát biển. Quả là ở phía cực Bắc có khe hở Ai-
Lao, song nếu nó có dẫn thẳng tới sông Mékong qua thung lũng
sông Sé Bang Hien thì về ñường vào hinterland thực thụ, nó chỉ
mở ñược vào Cao nguyên Ta-Hoi, theo thung lũng sông Sé
Tchépôn, và tới ñây thì cụt ñường. Ở phía Nam, suốt hành lang
ven biển chỉ có một số dòng thác không có thung lũng cỡ trung
bình nào, và phải xuống tới tận sông Ba mới tìm thấy ñược một
ñường khác dẫn vào hinterland. Quả thật, theo hành lang ñược
mở ra một cách tuyệt vời này ta có thể vào ñến ñược toàn bộ hệ
thống Cao nguyên Jarai và Darlac, từ ñó, về hướng Bắc, ñổ
xuống thung lũng thượng lưu sông Sé San, và về ở phía Nam,
xuống bình nguyên Médrac. Tuy nhiên, từ phía sông Mékong,
lối vào hinterland lại dễ dàng hơn nhiều, dù ñường ñi thật dài
hơn so với ñường xuất phát từ Trung Kỳ. 13
Những mô tả của H. Maitre cho thấy trên thềm lục ñịa ðông Nam Á,
miền Trung Việt Nam trở thành cửa ngõ kết nối khu vực và vùng miền khi
nhiều trục lộ xuyên sơn, xuyên quốc gia ñược xác lập rất sớm từ những gợi
ý của tự nhiên. Khe hở Ai-Lao/con ñường 9 ðông Hà-Lao Bảo; trục lộ sông
Thu Bồn và hệ chi lưu; ñèo Mang-An Khê; hay con sông Ba là những sinh
lộ mang sức sống ñến cho nhiều vùng miền nằm sâu trong vùng lục ñịa.
Trên dải ñất uốn cong hình chữ S, ñịa thế ưỡn mình hướng biển, tiếp cận với
những luồng hải lưu ñã mang lại cho vùng ñất miền Trung nhiều lợi thế
nhưng cũng lắm thách thức. Một thống kê không ñầy ñủ cho thấy sự chênh
lệch số lượng ñáng kể của hệ thống cửa biển ở miền Trung và Nam Việt
Nam trong ñối sánh với miền bắc: khoảng 98/40. ðiều kiện tối ưu khi nhìn

13
Henri Maitre, Rừng người Thượng, Tlñd, tr. 126-127.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
157
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

về mô hình “hệ thống mạng lưới trao ñổi ven sông,” dẫu rằng, không phải
cửa sông nào cũng có thể trở thành cảng thị của một trung tâm nắm quyền
chi phối những tiểu trung tâm khác trong mô hình cấu trúc mandala thời kỳ
Champa.14
Vị thế nổi trội của vùng ñất miền Trung ñược nhắc ñến từ rất sớm
trong nhiều nguồn tài liệu, vào những thế kỷ ñầu công nguyên, bởi sự hạn
chế khi di chuyển trên vịnh Bắc bộ, một vịnh biển kín và ñầy dẫy ñá ngầm,
một trở ngại lớn của mạng lưới mậu dịch hải thương ñã khiến sự xuất hiện
của một tuyến di chuyển thượng ñạo dưới thời nhà Hán ñể tránh biển gọi là
Tây lộ (con ñường phía Tây) từ Trung Quốc ñến miền Trung Việt Nam. 15
Tuy rằng, ñiểm kết thúc của con ñường này vẫn còn nhiều nghi vấn, có thể
ñấy là trục ñường 8 hiện nay (Quy Hợp-Nghệ An), và cũng có thể ñấy là
trục ñường 9 ðông Hà-Lao Bảo. 16 Nhưng ñiểm mấu chốt, chính từ ñiểm kết

14
Vấn ñề này, xem thêm: Nguyễn Hữu Thông, “Từ mô hình Mandala (Circles of Kings)
nghĩ về cấu trúc xã hội vương quốc Champa,” trong Thông tin khoa học, Phân viện Văn
hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, số tháng 3 (2008): 7-22.
15
Bằng cách dẫn nhiều tài liệu, Li Tana cho rằng: Vịnh Bắc Việt là một phần nối dài và
một phần liên hợp của một khu vực ñược gọi là Giao Chỉ Dương (Jiaozhi yang), một khu
mậu dịch tích cực tọa lạc ngay ở trung tâm của Thông Lộ Tây Dương cổ xưa hơn (Xiyang
Hanglu trong tiếng Hán) cho ñến thế kỷ thứ mười lăm, và thường ñược tới lui bởi các nhà
mậu dịch Hồi Giáo từ phía Nam, Tây và ðông Nam Á. Khu mậu dịch này bao gồm bờ biển
Quảng Tây quay mặt xuống Vịnh Bắc Việt, bờ biển ðại Việt, miền bắc xứ Chàm và ñảo
Hải Nam. . . .
Trái với sự tin tưởng phổ quát rằng Giao Chỉ (miền bắc Việt Nam) ñược nối liền với Trung
Hoa bởi các hải lộ chật hẹp của Vịnh Bắc Việt, cho tới thời nhà ðường, vịnh này vẫn ñược
né tránh khi du hành giữa Giao Chỉ và Trung Hoa bởi có ñá lớn nằm ngầm dọc bờ biển.
ðây là lý do tại sao Mã Viện (Ma Yuan), “Phục Ba Tướng Quân” thời nhà Hán, ñã phải
“mở các lôi ñi xuyên qua núi ñể ”tránh biển” trong chiến dịch của ông ta chống lại Giao
Chỉ hồi thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Trở ngại này chỉ ñược khuất phục vào thế kỷ
thứ chín, khi các khối ñá ngầm ñược tháo gỡ ñi dưới thời quan thái thú nhà ðường nổi
tiếng, ông Gao Pian (Cao Biền trong tiếng Việt). (Li Tana, “A View From The Sea:
Perspectives On The Northern And Central Vietnamese Coast,” in Journal of Southeast
Asian Studies, 37.1 (2006): 83-102, bản dịch của Ngô Bắc, nguồn: http://www.gio-
o.com/NgoBacLitanaBien.htm).
16
Ouyang Xiu và các tác giả khác (1975), Tân ðường thư (Xin Tangshu) (quyển 43)
(Beijing: Zhonghua Shulu), tr. 1151-1152; Maspero nghĩ rằng ñường trên ñất liền ñi ngang
qua ðèo Keo Nua [?] sang Lào, trong khi ðào Duy Anh tin rằng nhiều phần từ khu vực
Quỳ Hợp; Quỳ Hợp là ñiểm tiếp xúc quan trọng nhất giữa Việt Nam và Lào qua nhiều thế
kỷ (xem thêm: ðào Duy Anh, ðất Nước Việt Nam Qua Các ðời (Hà Nội: Nxb. Khoa học
Xã hội, 1964), tr. 198); Roderich Ptak, “Jottings on Chinese sailing routes to Southeast
Asia, especially on Eastern Route in Ming times,” trong quyển China, The Portuguese, and
The Nanyang (Aidershot, Hants: Ashgate, 2004), tr. 109. Một ñiều cần ghi nhớ về vị trí
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
158
Hành trình 10 năm tiếp cận

thúc, tuyến ñường chuyển sang dạng hoành lộ tây-ñông và ñược tiếp nối
bằng những tuyến hải hành trên biển.
2.2 Dòng chảy lịch sử-văn hoá
1069, 1306, 1471, 1558, v. v. những mốc thời gian gắn liền với công
cuộc nam tiến của dân tộc Việt từ châu thổ sông Hồng, và cũng gắn liền với
quá trình mở rộng biên giới quốc gia ðại Việt về phương Nam. Một quá
trình nam tiến kéo dài suốt cả hành trình của dân tộc, xác lập theo thời gian
những vùng miền cụ thể và nhiều ñịa danh ñược Việt hoá dần xuất hiện trên
bản ñồ. Có thể rằng, bằng những trận binh biến can qua, hoặc sự thoả thuận
trong mối quan hệ hoà bình hữu hảo, khúc ruột miền Trung dần ñược nối
dài như một sự hội nhập trở lại với nguyên vẹn những vùng miền thời thuộc
Hán. Nam tiến của người Việt là một quá trình ñầy biến ñộng và ñậm chất
thích ứng, và cũng chính vì thế, miền Trung trở thành dải ñất chứng kiến sự
giao thoa, hội nhập, và có lúc phủ tràn, ñiền thế những biểu hiện của hai nền
văn minh Hoa-Ấn. Một từ trong hành trang của người Nam tiến và một vốn
là sự lựa chọn của cộng ñồng bản ñịa, kết quả của quá trình dài tham gia, tạo
nên sức sống và chia xẻ những mối lợi trong mạng lưới mậu dịch hải
thương.
Hoà nhập dân cư, hội nhập văn hoá, chung vai gánh chịu những thịnh
suy của lịch sử v. V. là những kết quả hiển hiện chúng ta có thể nhìn thấy
tên khu vực ñồng bằng duyên hải, nhưng ở miền núi miền Trung, ñây cũng
là vấn ñề không kém phần phổ biến. Từ bắc ñến nam Trung bộ, với những
ñịa bàn ñược khoanh vùng cụ thể, có thể nhìn thấy sự lấn át của khối người
Mon-Kh’mer trong ñối sánh với cụm Malayo-Polynesie nhỏ nhoi trong bảng
thống kê thành phần tộc người, nhưng lại cư trú trên một ñịa bàn tối quan
trọng trong sự nhận diện chân dung vùng ñất: lưu vực sông Ba/ðà Rằng
(Phú Yên). Vẫn còn nhiều bàn cãi quanh sự xuất hiện của khối người này
trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng quá trình tồn tại của họ dẫn ñến nhiều phát
hiện lý thú: quá trình Mon-Kh’mer hoá người Malayo-Polynesie; hay ngược
lại, ñể rồi ở miền núi miền Trung xuất hiện những tộc người-nhóm tộc
người, trong một lúc gánh trên vai hai hành trang văn hoá. Vấn ñề bản ñịa

của miền trung Việt Nam trên Con ðường phía Tây là sự kiện rằng trong nỗ lực ñầu tiên
của ðế Quốc La Mã ñể thiết lập các sự tiếp xúc hàng hải với Trung Hoa trong thế kỷ thứ
nhì sau Công Nguyên, các quà tặng ñược gửi ñến bởi các sứ giả của Hoàng ðế Marcus
Aurelius Antonious bao gồm “ngà voi, sừng tê giác và mu rùa,” tất cả ñều là các sản vật
tiêu biểu của miền trung Việt Nam vào lúc ñó; Wang Gungwu, The Nanhai Trade: The
Early History of Chinese Trade in the South China Sea (Singapore: Times Academic Press,
1998), tr. 25 v. v. (Dẫn lại: Li Tana, “A View From The Sea: Perspectives On The
Northern And Central Vietnamese Coast”, Tlñd).
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
159
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

hoá người Việt cũng không phải không xảy ra trên dải ñất này, khi từng xuất
hiện bộ phận người có tên gọi Kinh Cựu trong quá khứ, và một số nhóm tộc
người có gốc gác từ người Kinh ở miền núi miền Trung.
Trên cương vực của những tiểu quốc Champa xưa, mỗi một tiểu quốc
ñược ñịnh hình và ñịnh vị trên một trục sông nối kết mang tính thương mại
và thường ñược thiêng hoá. Trong lúc những dòng sông khác ñã xác lập cho
mình một tiểu quốc rõ ràng trên bản ñồ, thì ở nam Trung bộ, khu vực sông
Ba chỉ ñược nhắc ñến với tên gọi Ayaru mù mờ và trống vắng về sử liệu.
Ayaru, khu vực phía nam của Vijaya, phía bắc của Kauthara lừng lẫy một
thời liệu rằng có mối tương quan nào ñến Hoa Anh/Trà Lai/Môn ðộc Quốc
v. v. về sau ñược nhắc nhớ trong sử Việt? Một ẩn số lịch sử khi bước ñường
nam chinh của Lê Thánh Tông chỉ dừng lại ở ngọn núi Thạch Bi (năm
1471), mốc thời gian cho sự xuất hiện của vương quốc Hoa Anh với ñịa vực
trùng khớp với ñịa bàn cư trú của khối người Malayo-Polynesie ở lưu vực
sông Ba. Có thể bằng việc xác lập và công nhận một vương quốc của bộ
phận người có văn hoá khác người Việt, nhận họ làm láng giềng ở phía nam
như một khu ñệm an toàn với vùng ñất sau nó ñang ñặt dưới quyền cai trị
của ñế quốc Kh’mer hùng mạnh, sẽ tạo nên sự bình ổn về chính trị-kinh tế.
Vấn ñề này vẫn gây nên bàn cãi, khi vài thế kỷ sau ñó, công cuộc bình ñịnh
ñất phương Nam dưới thời các chúa Nguyễn, khu vực này vẫn là vùng ñất
khá trống vắng và xuất hiện khá muộn trong sử Việt.
ðan xen, hỗn dung là ñặc ñiểm nổi trội, nhưng nếu nhìn miền Trung-
Tây Nguyên với tư cách là một phần lãnh thổ của quốc gia Việt Nam, việc
nhận ñịnh vấn ñề sẽ trở nên hạn hẹp, bị khuất lấp, bởi trên thực tế, Tây
Nguyên cần phải ñược nhận ñịnh là khu vực cao nguyên phía Tây với góc
nhìn từ biển, và biên giới quốc gia chưa bao giờ trùng lắp với ranh giới tộc
người. 17 Clive J. Christie cho rằng, ñường biên giới giữa các nước ðông

17
Nếu quan sát trên bản ñồ khu vực, Trường Sơn chính là giới hạn cuối cùng về phía ñông
bắc của khu vực cao nguyên rộng lớn, trải dài qua các quốc gia: Lào, Campuchia, Thái,
Miến, Ấn. Nhìn theo kiểu ñiểu khán, có thể hình dung dãy núi ñồ sộ này chính là cái cán
“nhiều màu sắc” của chiếc gáo khổng lồ-khu vực Tây Nguyên-nơi luôn ñược ñề cập với sự
giàu có của vùng ñất, là ñịa bàn sinh tụ của rất nhiều cộng ñồng tộc người.
Tuy ñấy là sự ví von, nhưng từ hình ảnh chiếc gáo, chúng ta thấy rõ rằng, ít nhất về ñịa lý,
Trường Sơn và Tây Nguyên là hai khu vực nối liền, không tách rời, gián cách; là hai vế, hai
cụm từ của một khái niệm, một ñịa danh vốn thống nhất trên nhiều phương diện.
Hiện nay, khi ñất nước bắt ñầu hội nhập, Trường Sơn-Tây Nguyên lại ñặt ra rất nhiều thách
thức, liên quan ñến rất nhiều vấn ñề nhạy cảm như kinh tế, chính trị, tâm lý, ý thức tộc
người v. V. ðiều này liên quan ñến hai xu hướng nhìn nhận về vùng ñất này: [1]. ðây là
thực thể ñộc lập, tách rời cư dân ven biển, và [2]. ñề cao mối quan hệ có tính lịch sử giữa
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
160
Hành trình 10 năm tiếp cận

Dương chỉ là “nét vẻ mỏng manh ñầy ngụ ý, ñược ñịnh hình vào thời hiện
ñại, và hoàn toàn không có tác dụng ñối với những cộng ñồng tộc người cư
trú liền khoảnh, mà cơ cấu chính trị của họ không vượt quá cấp làng.”18
Trên bán ñảo ðông Dương, các tộc người thiểu số miền Trung Việt Nam chỉ
là bộ phận cư trú ở vùng rìa phía ñông của cái cao nguyên rộng lớn bao phủ
nhiều tiểu vùng/bộ phận của một tộc người lớn hơn, vốn là cư dân chủ thể
của các quốc gia láng giềng. 19
Nhộn nhịp trong quá khứ, từng nắm giữ hồn sống của những mối quan
hệ trao ñổi mang tính nội vùng-liên vùng-liên khu vực-quốc tế, nhưng mãi
cho ñến ñầu thế kỷ XX, miền núi miền Trung vẫn là khu vực ít ñược biết
ñến, bởi sự cách trở ñến khắc nghiệt của ñịa hình, và, những thứ thuộc về nó
vẫn nằm trong vòng bí ẩn. Sự quản lý của nhà nước phong kiến, bằng nhiều
lý do, chỉ dừng lại ở sự phiên thuộc với hình thức triều cống, mà ñôi lúc,
phẩm vật chỉ mang tính tượng trưng và sự hiện diện của ñịa danh liên quan
ñến các tộc người cũng ước lệ không kém qua các cụm từ sơn ñộng, man
ñộng, sách, nguồn v. v. . ., những khoảng trống ñáng lưu tâm trên hệ thống
bản ñồ thời phong kiến Nguyễn. 20
Cùng với công cuộc khai thác thuộc ñịa của người Pháp ở Việt Nam,
các tộc người thiểu số khu vực miền Trung dần ñược biết ñến bởi các học

Trường Sơn-Tây Nguyên và miền xuôi, băng qua và làm vô hiệu hoá những ranh giới hay
chủ trương của nhà nước phong kiến, thuộc Pháp và “kể cả hiện nay.”
18
Clive J. Christie, Lịch sử Ðông Nam Á hiện ñại (Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia,
2000), tr. 156.
19
Vấn ñề này, xem thêm: Nguyễn Hữu Thông, “Duyên hải miền Trung-Trường Sơn-Tâ y
Nguyên: một chỉnh thể trong ña dạng,” trong Thông tin khoa học, Phân viện Nghiên cứu
Văn hoá-Thông tin tại Huế, số tháng 9 (2005): 7-16; Nguyễn Hữu Thông, chủ biên, Katu-
Kẻ sống ñầu ngọn nước (Huế: Nxb. Thuận Hoá, 2004); Nguyễn Hữu Thông, chủ biên, Văn
hoá làng miền núi Trung bộ Việt Nam giá trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử
(dẫn liệu từ miền núi Quảng Nam) (Huế: Nxb. Thuận Hoá, 2005); Nguyễn Phước Bảo Ðàn,
“Miền núi Quảng Bình trong bối cảnh khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên,” trong Chia sẻ
nguồn lực thông tin & công bố kết quả nghiên cứu khoa học (Ðồng Hới: Trung tâm tin học
& Thông tin khoa học Công nghệ, 2005) v. v.
20
Vấn ñề này, xem thêm: Nguyễn Hữu Thông, “Bản ñồ các tỉnh miền Trung thời Nguyễn-
tập sử liệu ñáng quan tâm trong công tác nghiên cứu,” trong Văn hoá Nghệ thuật miền
Trung-Vấn ñề và ñịnh hướng nghiên cứu (Huế: Phân viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật
tại Thành phố Huế, 2000); E’cole Francaise d’Extrême-Orient, Ecole Pratique des Hautes
Etudes, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Nhóm chủ biên thực hiện: Ngô Ðức Thọ, Nguyễn Văn
Nguyên, Philippe Papin), Ðồng Khánh Ðịa Dư Chí (Géographie descriptive de l’empereur
Ðồng Khánh) (Hà Nội: Nxb. Thế Giới, 2003); Lê Quang Ðịnh, dịch và chú giải Phan Ðăng,
Hoàng Việt nhất thống dư ñịa chí (Huế: Nxb. Thuận Hoá-Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ
Ðông Tây, 2005) v. v.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
161
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

giả người Pháp (và người Việt ñược ñào tạo theo chương trình giáo dục của
người Pháp ở thuộc ñịa) trên rất nhiều khía cạnh nhìn nhận: văn hoá, ñịa-
chính trị-kinh tế v. v. Dẫu rằng, ñôi lúc, nguồn tư liệu chỉ là tập du khảo hay
bút ký, và dù muốn hay không, chúng ñều ít nhiều phục vụ chính quyền
thực dân và công cuộc khai thác thuộc ñịa, nhưng hết thảy ñều cho thấy
cách nhìn và chủ trương của họ ñối với bộ phận người thiểu số. Các tộc
người thiểu số lúc này ñược nhìn nhận như những bộ phận người dã man,
mông muội và nguyên thuỷ.21
Cao nguyên miền Trung trở thành hạt nhân trong khái niệm của
Pháp về nền kinh tế ðông Dương thống nhất. Rất thiết tha muốn
lôi kéo người Thượng ra khỏi tình trạng lạc hậu của họ, người
Pháp ñã tìm cách bảo vệ văn hoá, phong tục và nền tự trị của
người Thượng. Pháp cố gắng cách ly, không ñể văn hoá Thượng
bị xâm phạm, nhưng chính trong thời kỳ Pháp thuộc, xã hội người
Việt Nam ñịnh cư ñã ñược thiết lập ở Cao nguyên miền Trung.22
Về sau, khi chính quyền cách mạng nhận chân thế và lực của khu
vực này, các tộc người thiểu số ñã thực sự gắn kết vào khối ñại ñoàn kết
dân tộc, góp phần không nhỏ trong việc làm nên chiến thắng qua hai cuộc
kháng chiến.
Với sự thận trọng tối ña, Pháp ñã cố tình tạo ra một khu tự trị
người Thượng trên tư cách là một bộ phận của chiến lược của họ
nhằm làm suy yếu và kiềm chế chủ nghĩa dân tộc Việt Nam; sau
ñó, họ ñã nhanh chóng bỏ rơi nền tự trị của người Thượng khi
họ quyết ñịnh thay ñổi chiến lược. Nhằm tranh thủ sự ủng hộ
của người Thượng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và Nam
Việt Nam, Bắc Việt Nam ñã tuyên truyền hình ảnh một chế ñộ
sẽ tôn trọng quyền và văn hoá người thiểu số. 23

21
Le Pichon, người dịch Vĩnh Tùng, “Les Chasseurs de sang,” in B.A.V.H, No.4 (1938);
Dam Bo (Jacques Dournes), Rừng, ðàn bà, ðiên loạn (Hà Nội: Nxb. Hội nhà văn, 2002);
Dam Bo (Jacques Dournes), Miền ñất huyền ảo (Hà Nội: Nxb. Hội nhà văn, 2002); Dam
Bo, “Tổ chức ñời sống: gia ñình và xã hội chủ nghĩa-tín ngưỡng ở Tây Nguyên” trong Ngok
Linh (chuyên ñề nghiên cứu, sáng tác về miền núi và Tây Nguyên), số 3 (2002): 102-124;
Georges Condominas, Chúng tôi ăn rừng ñá-Thần Gôo (Hà Nội: Nxb. Thế Giới-Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam, 2003); Henri Maitre, Rừng người Thượng, Tlñd; Nguyễn Kinh Chi-
Nguyễn ðổng Chi, Mọi Kontum (Huế, 1937) v. v. . .
22
Clive J. Christie, Lịch sử Ðông Nam Á hiện ñại, Tlñd, tr. 193.
23
Ibid.,. 192.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
162
Hành trình 10 năm tiếp cận

Trong thời kỳ cận-hiện ñại, các tộc người thiểu số khu vực Trường
Sơn-Tây Nguyên dần hiện rõ nguyên vẹn chân dung qua các tập hồi ký của
những cán bộ lão thành cùng chung sống với ñồng bào qua hai cuộc kháng
chiến và sự ñóng góp công lao của họ vào con ñường Hồ Chí Minh huyền
thoại.24 Sau khi ñất nước thống nhất, rất nhiều chủ trương chính sách của
ðảng và Nhà nước ñã ñược thực hiện trong chiến lược ñưa miền núi tiến kịp
miền xuôi, tích hợp các tộc người thiểu số vào tiến trình phát triển kinh tế-
xã hội chung của ñất nước. Thế nhưng, mãi cho ñến hiện nay, những chi
phối của ñiều kiện ñịa lý, sự hiểm trở của các bề mặt ñứt gãy ñột ngột ở phía
ñông Trường Sơn ñã tạo nên sự biệt lập kéo dài, khiến khu vực này mất ñi
cơ hội ñáng kể trong việc tiếp xúc với bên ngoài. 25 Chính vì lẽ ñó, khu vực
núi rừng miền Trung hiện nay vẫn là mảnh ñất hoang sơ, màu mỡ trên nhiều
nghĩa, và ñang còn bảo lưu nhiều yếu tố nguyên thuỷ so với mặt bằng chung
của thế giới và khu vực.
3. “Biển” và “Rừng” miền Trung: từ sự ñối lập chiều không
gian ñến những mối quan hệ mang tính tương hỗ-nhân tố làm nên
bộ mặt/tính cách vùng miền
3.1 Biển và Rừng trong tâm thức người Việt nam tiến
“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”-suy nghĩ của người Việt khi ñề
cập ñến khu vực núi rừng phía tây. ðại ngàn Trường Sơn luôn ñược nhìn
nhận như là nơi chứa ñựng sự huyền bí bởi văn hoá khác lạ của nhiều tộc
người thiểu số, nơi ñầy rẫy lam sơn-chướng khí sẵn sàng quật ngã những
con người không thích nghi phong thổ, và trong một quá khứ chưa xa, ñấy
là nỗi khiếp sợ của người Trung châu (ñồng bằng) bởi cổ tục giết người lấy
máu-một cách gọi khác của “săn máu-trả ñầu” v. v. 26 Thế nên, ñây ñó trong
làng xã Việt ở liền kề chân núi, Am Cửa Truông/ngôi miếu thờ thần rừng
nho nhỏ ñược dựng lên làm nơi gửi gắm niềm tin của người khai thác trước
mỗi chuyến ñi rừng.

24
Xem thêm: Quách Xân, “Giặc mùa,” trong Ngok Linh (chuyên ñề nghiên cứu, sáng tác về
miền núi và Tây Nguyên), số 01 (2002).
25
Những ấn ñịnh của ñiều kiện ñịa lý chẻ vụn manh mún ñịa hình, những trắc trở của quá
trình giao lưu bởi rào cản thiên nhiên ñã tạo sự cô lập rất cao về mọi mặt trong ñời sống các
tộc người thiểu số. Trong cách hiểu nào ñó, yếu tố cô lập là trở lực trên con ñường hội nhập
và phát triển, nhưng nó cũng chính là tác nhân khiến các cộng ñồng tộc người còn bảo lưu
nhiều yếu tố nguyên thuỷ trong cư trú, sinh hoạt kinh tế, tổ chức xã hội, ñặc biệt là hệ tri
thức ứng xử trong quá trình sinh tồn.
26
Về tục lệ săn máu, xem thêm: Le Pichon, “Les Chasseurs de sang,” Tlñd.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
163
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

“Lấy chồng Phú Ốc sợ beo- Lấy chồng Mỹ Á hồn treo cột buồm”-cái
nhìn của cư dân Việt ñối với biển cả bao la trước mặt. Câu ca dao này cũng
là mẫu hình chung cho nhiều biến thể mang tính vùng miền, chỉ ñơn giản
với sự thay ñổi ñịa danh. Không thua kém cực ñối trọng trong so sánh ñịa
hình ở phía tây, biển thậm chí còn hàm chứa nhiều hơn những mối nguy ñe
doạ. Dù rằng, nhiều tài liệu ñề cập ñến kỹ thuật ñóng tàu thuyền ñi biển của
người Việt xuất hiện từ khá sớm, bên cạnh sự khẳng ñịnh Việt Nam là một
trong những quốc gia tiên phong trong khu vực-cái nôi của những phát minh
lớn trong kỹ thuật hàng hải, nhưng ñiều ấy không hề phản ánh một cái nhìn
sắc sảo, mang tính chiến lược về biển trong kinh tế và ngoại thương. 27
Nguyễn Hữu Thông từng ñề cập ñến một nền ngoại thương thụ ñộng dưới
thời phong kiến Nguyễn, một cơ hội bằng vàng ñể Pháp thiết lập quyền cai
trị trên lãnh thổ Việt Nam. 28 Sự e ngại biển phần nào thể hiện qua sự hiện
diện mật tập của hệ thống miếu thờ cá Ông/cá Voi trên bờ biển miền Trung
và Nam Trung bộ; hoặc mãi cho ñến những thập niên 40-50 của thế kỷ XX,
bộ phận ngư dân ở khu vực Khánh Hoà vẫn còn duy trì những lễ tục mang
tính phồn thực trong khai thác biển, một biến thể của cùng loại hình trong hệ
thống tín lễ nông nghiệp, hoặc tiến hành thường xuyên nghi lễ hiến sinh với
vật phẩm là ñồng nam v. v. 29
“Biển”-“rừng” luôn là chướng ngại, luôn là nơi tiềm ẩn nhiều hiểm
nguy, trong ñối sánh với sinh kế nông nghiệp trên ñồng bằng, dù lao khó,

27
Xem thêm: Remote Area Conflict Information Center, Battelle Memorial Institute,
Columbus Laboratories, Blue book of Coastal Vessels South Vietnam (Thanh thư về tàu
thuyền cận duyên miền nam Việt Nam) (Columbus, Ohio, 1967); Hoàng Bảo, “Phương tiện cư
trú của cư dân thuỷ diện sông Hương (hình dáng và kết cấu),” trong Tạp chí Dân tộc học, số 3
(2003); Ngô ðức Thịnh, “Tìm hiểu về thuyền bè truyền thống Việt Nam (ñặt một số vấn ñề
dưới góc ñộ dân tộc học),” trong Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 06 (1984); H.Q.V, “Vịnh Bắc
bộ nơi mở ñầu hàng hải,” trong Tạp chí Xưa và nay, số 131 (2003); Li Tana, “Thuyền và kỹ
thuật ñóng thuyền ở Việt Nam cuối thế kỷ 18 ñầu thế kỷ 19,” trong Tạp chí Xưa và nay, số
131 (2003); Nguyễn ðình ðầu, “Người Ả rập làm chủ Ấn ðộ Dương và thông thạo ñường
biển ðông Nam Á,” trong Tạp chí Xưa và nay, số 131 (2003) v. v.
28
Nguyễn Hữu Thông, “Cây lúa trên lưng và con ñường trước mắt,” trong Thông tin Khoa
học, Phân viện Nghiên cứu Văn hoá Thông tin tại Huế, số tháng 3 (2005): 7-18.
29
Lê Quang Nghiêm, Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hoà (Sài Gòn: Trung tâm Văn thư
Lâm Ấn Thư Quán xuất bản, 1970); Nguyễn Phước Bảo ðàn, “Tục thờ cá voi: một biểu
hiện ñặc thù của văn hoá biển miền Trung Việt Nam,” trong Tạp chí Thông tin Khoa học và
Công nghệ, Huế: Sở khoa học Công Nghệ & Môi trường Thừa Thiên Huế, số 1 (2000), in
lại trong Tạp chí Xưa và Nay, số 75B (2000); Nguyễn Thanh Lợi, “Giao lưu văn hoá Việt-
Chăm, nhìn từ tục thờ cúng cá Ông,” trong Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2 (2003); Phan
Ðình Ðộ, “Tín ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân Lý Sơn,” trong Tạp chí Cẩm Thành, số 33
(2002) v. v.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
164
Hành trình 10 năm tiếp cận

nhưng an toàn và vững bền gốc rễ. Trong cấu trúc làng xã Việt miền Trung,
ngoài khoảng cách nông-ngư như từng ñề cập, nghề sơn tràng-khai thác
rừng, kiếm tìm nguồn lợi từ rừng v. v. luôn là mạt hạng trong hệ thống sinh
nghệ lẫn nếp nghĩ của người nông dân Việt.
Người nông dân Việt Nam ít nhiều vẫn tồn tại cách nhìn thiên
lệch về cư dân sống ở biển ở núi. Dù ñã không còn lý do ñể duy
trì cho ñến ngày nay, nhưng, không ai là không biết ñến từ gọi
cửa miệng, mang chất miệt thị: mọi núi, mọi biển. Khoảng cách
“nông-ngư” vẫn âm thầm tồn tại trong cách phân biệt với những
ñối tượng sống lênh ñênh trên nước (kẻ chài-không ñất) trong
mắt người làm nông. 30
Clive L. Christine nhận ñịnh rằng: “trong công cuộc mở mang xuống
phía nam, người Lào và người Việt ñã tránh né những vùng núi hiểm trở, có
hại cho sức khoẻ và không hấp dẫn về kinh tế ñể ñi theo những ñồng bằng
thấp và những thung lũng sông.”31
Tại sao?
Thật không dễ dàng ñể ñưa ra lời giải, bởi có thể rằng mọi sự giải ñáp
chỉ là một cách giải thích mang tính phiến diện, bị chi phối bởi tâm thức
nông dân và tính cách vùng miền, nhưng sợ biển, sợ rừng cho ñến nay vẫn
là thực tế phổ hiến.
Bằng cái nhìn mang tính tổng quan, Nguyễn Hữu Thông ñã ví von thế
ứng xử trên con ñường Nam tiến của cư dân Việt bằng hình ảnh “Con ngựa
thồ với hai băng che mắt”-gắn liền với chiếc xe thổ mộ, phương tiện giao
thông chuyên chở phố biến ở miền Trung và miền Nam trong quá khứ. 32
Lịch sử nhân loại từng ghi nhận cuộc thiên di ðông tiến của bộ phận
cư dân Việt cổ vào sơ kỳ ñồ ñồng, căn cứ trên sự phân bố những thung lũng
hẹp ven núi-nơi thuận lợi cho canh tác ruộng nước, từ ñông bắc Thái ñến tây
bắc Việt Nam, và ít nhiều lan toả ñến nam Dương Tử Giang.
Nhánh lan toả ñến châu thổ sông Hồng-khu vực lấp ñầy phù sa và
những bồn ñịa trũng nước sau thời kỳ biển lùi, người Việt cổ tìm ñược môi
trường mới rất màu mỡ ñể canh tác và thuần dưỡng cây lúa nước. Tuy
nhiên, với tâm thức của bộ phận cư dân vốn tồn tại và ra ñi từ vùng ñồi núi

30
Nguyễn Hữu Thông, “Cây lúa trên lưng và con ñường trước mắt,” Tlñd, tr. 14.
31
Clive J. Christie, Lịch sử Ðông Nam Á hiện ñại, Tlñd, tr. 155.
32
Xem thêm: Nguyễn Hữu Thông, “Cây lúa trên lưng và con ñường trước mắt,” Tlñd.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
165
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

trung du phía tây-bắc, họ khá e dè trước sự ñe dọa của những khu vực còn
chịu ảnh hưởng của lằn nước thủy triều, buổi con sông Hồng ñang trong lúc
hình thành cho mình vùng châu thổ rộng lớn. Kiến thức về thủy lợi, hệ
thống mương phai, của người Tày-Thái-hành trang của họ nhanh chóng phát
huy tác dụng, mà hệ quả là những ñoạn ñê chắn nước ngắt quãng bao quanh
khu vực cư trú và canh tác-tiền thân của ñê sông Hồng hiện nay. Sự màu mỡ
của châu thổ sông Hồng ñã làm nên cuộc cách mạng thực sự trong năng
suất, khu vực này nhanh chóng trở thành cái nôi lúa nước của nhân loại.
Sinh tụ hàng ngàn năm trên vùng châu thổ Bắc bộ, cây lúa nước
ñã trở thành nguồn sống, chất sống, nuôi lớn thể chất lẫn tinh
thần người Việt. Ruộng ñất trong quan niệm của người Việt, trở
thành vật bảo chứng cho nhiều thứ giá trị, kể cả sự khẳng ñịnh
vai trò và vị trí xã hội của cá nhân, gia ñình hay dòng tộc. Nó trở
thành loại chuẩn mực có trong ý chí lẫn hoài bão của quan lẫn
dân trên bước ñường lập nghiệp. Tất cả ñã khiến người Việt
nhìn ñồng bằng, nhìn các dạng châu thổ phù sa, ñích thực là
vùng “ñất hứa,” không có gì thay thế hoặc tồn tại ngang giá. . . .
Vua quan, binh lính và người nông dân Việt trên con ñường mở
ñất phương Nam, ñã cho hậu thế thấy rằng: họ ñặc biệt ưu ái các
dải phù sa và ñồng bằng có nước. Các ñiểm ñịnh cư sớm trên
vùng ñất mới, bao giờ cũng là nơi hứa hẹn cho những ñồng lúa
vàng trĩu hạt.33
Cái nhìn phiến diện về biển và rừng của cư dân Việt, vô hình trung ñã
xiển dương mô hình ruộng nước trong hành trình Nam tiến. Phương thức
“quai ñê lấn biển” ñể tạo ñất trồng trọt, gần như là mẫu hình tâm ñắc và phổ
biến của nhiều thế hệ tiền nhân, cho dù biển mở ra nhiều cơ hội, nhưng hiệu
quả chỉ dừng lại ở việc vận tải cận duyên, khác thác thuỷ hải sản theo hình
thức “ñi lộng/gần bờ”-hình thức ám chỉ việc khai thác khi ngư dân vẫn còn
nhìn thấy dải cát ven duyên; hoặc những ñỉnh cao Chóp Chài phổ biến ven
biển miền Trung; và làm mắm, muối.
Suốt cả chiều dài lịch sử dân tộc, núi rừng và biển cả với tất cả
những yếu tính vốn có, chỉ là nguồn lợi mang tính thụ ñộng trong cơ cấu
kinh tế của cộng ñồng cư dân Việt. Những gì lấy ñược từ hai thực thể này
thường ñược xem là “ăn cắp của trời”-một cụm từ hàm ẩn một hệ luỵ
mang tính ñánh ñổi. Tuy nhiên trước khi người Việt vào Nam, vùng ñất
miền Trung hẳn ñã là một ñịa bàn nhộn nhịp, bằng các ñầu mối giao

33
Nguyễn Hữu Thông, “Cây lúa trên lưng và con ñường trước mắt,” Tlñd, tr. 10.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
166
Hành trình 10 năm tiếp cận

thương và trao ñổi hàng hoá ở những cửa sông, cảng biển, nối miền núi và
miền xuôi, nối mối quan hệ giữa các vương quốc Nam Ấn, ðông Nam Á
với các châu lục khác. 34
Chúng ta có thể nói một cách hoàn toàn bảo ñảm rằng chính
thương nghiệp ñã làm cho vương quốc mới của Việt Nam, chỉ
trong vòng ít thập niên, trở nên giàu có và ñủ mạnh ñẻ có thể
duy trì ñược nền ñộc lập của mình ñối với phía Bắc và mở rộng
về phia Nam. Không có thương mại, ðàng Trong khó có thể tồn
tại nỗi, cho dù tài nguyên thiên nhiên có dồi dào, vì những khó
khăn vương quốc này phải ñương ñầu. Thiếu nhân lực, thiếu tiền
của, không có sẵn quan hệ với bên ngoài và nhiều khó khăn
khác, nhất là khi lại phải xây dựng trên một vùng ñất mới giành
ñược từ một dân tộc khác có một nền văn hoá khác. Ngoại
thương ñã trở thành yếu tố quyết ñịnh trong tốc ñộ phát triển của
ðàng Trong. Ngoài thương nghiệp không gì khác có thể giúp họ
Nguyễn xây dựng một cách nhanh chóng vùng ñất ít nhân lực ñể
có thể ñương ñầu nỗi với một vùng ñất có số tiềm lực nhiều gấp
ñôi, gấp ba ðàng Trong về mọi mặt. ðối với các nước khác ở
ðông Nam Á, vấn ñề ngoại thương có thể chỉ là vấn ñề làm
giàu, nhưng ñối với ðàng Trong vào buổi ñầu, ñây là một vấn ñề
sống chết.35

34
Do tiếp xúc với nền văn minh Ấn ðộ rất sớm bằng con ñường hải thương, nên vương
quốc Champa tương tự như các vương quốc khác ở ðông Nam Á ñương thời, ñã áp dụng
một thể chế hành chính ảnh hưởng miền Nam Ấn, nghĩa là trong một vương quốc có nhiều
tiểu vương quốc liên kết với nhau. Những tiểu vương quốc này gọi là mandala. Cơ cấu kinh
tế chính của mandala là hoạt ñộng trao ñổi mua bán dọc các cửa sông ñang bày ra dày ñặc ở
ñây. Nguồn hàng bản ñịa chủ yếu là lâm khoáng sản ñể ñổi lấy những nguyên liệu và vật
dụng phục vụ thiết thân nhu cầu của mình. Con ñường nối núi rừng phía Tây và biển cả
chính là huyết mạch làm nên sức sống của vùng ñất này. ðây chính là ñiểm quyết ñịnh sự
dị biệt ñối với kinh tế lúa nước của người Việt. Miền Trung và Nam bộ trong lịch sử mở ñất
của người Việt, ñã mặc nhiên buộc lớp tiền nhân phải tự ứng xử một cách hợp lý trước cảnh
quan biển núi cận kề. Ruộng nước ít ỏi ở miền Trung vốn ñược người tiền trú khai thác từ
trước ở những ñiểm có ñiều kiện thuận lợi: ñó là cư dân Mon-Kh’mer và Malayo-
Polynésie, thần dân của những mandala trong vương quốc Champa. Các nghi lễ cúng ñất và
tá thổ của người Việt ở miền Trung, ít nhiều ñã phản ánh hiện tượng này. Việc kế thừa ñất
canh tác vốn có ñối với họ quan trọng không kém việc khẩn hoang mở rộng ruộng ñất dọc
thềm phù sa, nơi có những dòng chảy dày ñặc, cắt xẻ ñịa hình. Nguyễn Hữu Thông, “Cây
lúa trên lưng và con ñường trước mắt,” Tlñd, tr. 11-13.
35
Li Tana, Xứ Ðàng Trong: lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Tlñd, tr. 85.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
167
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

ðây chính là yếu tố gợi mở, tạo nên bước chuyển ñáng kể cho các chủ
nhân người Việt sau ñó, kế thừa và hình thành những ñiểm nhấn quan trọng,
xác lập những mối quan hệ trong hoạt ñộng ngoại thương, mà việc xác lập
hệ thống thủ phủ trong buổi ñầu vào Nam của Tiên chúa Nguyễn Hoàng,
hay sự nổi trội của ðại Chiêm Hải Khẩu về sau, chính là sự tiếp nối làm nên
sức sống mới cho xứ ðàng Trong thời các chúa Nguyễn.
3.2 Muối từ biển-Lâm sản từ rừng: nhân tố làm nên bộ mặt
vùng miền
Như ñã từng ñề cập, một trong những phương diện ñặc thù của dải ñất
miền Trung chính là sự eo thắt, nhân tố thu hẹp khoảng cách giữa biển và
rừng khiến ñôi lúc, bức tranh thuỷ mặc hiện lên nguyên vẹn trong tầm mắt
nhìn. ðấy cũng là ñiều kiện khiến sản vật từ rừng và phẩm vật từ biển có thể
cùng lúc tồn tại trong một phiên chợ ở nội ñồng, thậm chí là trong một bữa
tiệc khiêm tốn. Khoảng cách ngắn khiến những ranh giới mang tính phân
lập vùng miền trở nên mỏng mảnh và khó phân ñịnh. Tất nhiên, ñể có sự
gặp gỡ như vừa nêu, một mạng lưới trao ñổi xuôi-ngược nhộn nhịp phải
ñược vận hành, và trên thực tế, vốn nó ñã hoạt ñộng êm ả từ quá khứ.
Muối từ biển-một phẩm vật có vẻ tầm thường, nhưng lại phổ biến
trong nhiều chuyện kể của người miền ngược, như phương cách thể hiện
niềm ước vọng.
. . . Ông ấy là chủ nhân của muối/Chúng tôi muốn là bạn của
ông ấy/Vì ông ấy cho chúng tôi trâu ñể ăn/Và việc mua bán sẽ
dễ dàng. . .36
Lúc ñầu chúng tôi không có bát, lớn hay nhỏ, chúng tôi không
có ché, lớn hay nhỏ. Chỉ từ khi có Me Boh Me Bla chúng tôi
mới có bát và ché. Trước ñây chúng tôi cũng không có muối.
Một hôm những người ñang làm rẫy thấy một người ñàn bà có
muối; họ xin bà ấy muối vì cơm ăn với tro chẳng ra sao cả. Bà
ấy không muốn cho; những người ñàn ông ñuổi theo bà. Họ bắt
kịp bà ở một ñồng ruộng, họ làm cho bà bị thương; một ít máu
chảy ra trên mặt ñất, ñất trở nên mặn; vì vậy cho ñến ngày nay
người ta vẫn gọi nơi ấy là: Srê Boh (Ruộng Muối). Me Boh Me
Bla nói với họ: “Ðừng giết tôi; hãy ñi với tôi ñến tận biển, ở ñó
các anh sẽ có muối”. Họ theo bà và tiếp tục ñi ñến biển. Ðến
nơi, Me Boh Me Blah hy sinh; máu của bà chảy ra trên cát làm

36
Lời bài hát của người Katu ở làng Sa-mơ (huyện Giằng/nay là Nam Giang tỉnh Quảng
Nam. Le Pichon, “Les Chasseurs de sang,” Tlñd, tr. 404.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
168
Hành trình 10 năm tiếp cận

thành những cánh ñồng muối. Người ta lấy vú bà làm bát; ñùi bà
làm những chiếc ché to; ñầu gối bà làm những chiếc ché nhỏ.37
Lão M. ñi buôn, lot ka’. Phương thức mua và bán lại của lão
khiến lão trở thành vừa là người giàu nhất vừa là người nghèo
nhất xứ. . . . Bằng những cuộc mua bán ñổi chác khôn khéo, trong
một ngày lão có thể tạo nên cả một gia tài so với người Tây
Nguyên, cái gia tài sẽ chảy tan hết thành rượu chỉ trong một ñêm.
Lão mua mấy ñồng bạc muối ở chợ, và trang bị món hàng ấy,
lão ñi ñến xứ người Mạ, cách ñấy hai ngày ñường, tức khoảng
năm chục cây số. Ðổi muối, lão lấy ñược một tấm chăn bông
ñẹp, do những người Mạ này dệt và thêu. Rồi lão trở về làng. Ở
làng, có người sẵn sàng trả rất ñắt ñể có ñược một tấm chăn như
vậy. M. bán tấm chăn gấp mười lần giá mua. Lão lại trở lên xứ
Mạ, ở ñó lão ñã ñể ý một cái ché rất cổ, mà người chủ lại không
biết rõ giá trị. Lão tậu ñược chiếc ché với giá rất hời và mang ñi
ñổi lại cho một cụ Già làng rất hiểu giá trị của nó, lấy hai mươi
lăm con trâu. Vậy là chẳng phải khó nhọc, lão M. ñã tậu ñược
một gia tài kếch xù.38
v. v. . .
Từ những câu chuyện này, sơ khởi, có thể nhìn thấy vị trí, vai trò, tầm
quan trọng, lẫn sự ngưỡng vọng của người miền Thượng ñối với hạt muối.
Ngoài việc nắm giữ nguồn sống con người, lời bài hát Katu cho thấy người
nắm giữ nguồn muối quyết ñịnh ñến nhiều mối quan hệ ñồng tộc lẫn dị tộc.
Muối làm nên ñiều kỳ diệu cho người biết và tận dụng giá trị của nó qua
việc ñổi chác khôn khéo. Truyền thuyết của người Srê mang ñậm dấu ấn
biển/nguồn muối, muối ñược thiêng hoá trong hình tượng Mẹ Muối, sánh
ngang bằng mẹ Lúa, Sắt, Gốm v. v. và tất nhiên, trong thế giới nhân sinh
quan tộc người, Mẹ Muối là một phần quan trọng của thế giới thần linh, chi
phối, nắm giữ cuộc sống con người, lẫn sự an nguy của cộng ñồng.
Với phương tiện khoa học kỹ thuật hiện ñại hiện nay, trên thế giới
xuất hiện và tồn tại nhiều dạng muối khoáng ñược tạo nên từ những phản
ứng hoá học, ñược sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng hết thảy,
ñều liên quan ñến sức khoẻ, hoặc duy trì cuộc sống con người. Thế nhưng,
trong quá khứ, loài người chỉ biết ñến hai dạng muối, hình dạng, tính chất

37
Huyền thoại của người Srê kể về việc con người ñã lấy sắt từ cơ thể của Me Boh Me Bla,
bà Mẹ của Sắt, Muối và Gốm. Dam bo, Miền ñất huyền ảo, Tlñd, tr. 129, 136.
38
Câu chuyện anh chàng ñi buôn. Ibib.,. 23-24.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
169
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

khác nhau, nhưng cần thiết như nhau: muối biển và muối mỏ. Người Trung
Quốc phân biệt rất rõ hai loại muối này bằng từ Lỗ và Diêm, tuy rằng,
truyền thuyết về Quản Trọng ñời Chu hay Túc Sa-những người phát minh ra
hạt muối (hay phát minh ra cách thức lấy muối) vẫn còn khá mập mờ.39
Có thể khởi ñầu bằng việc nước biển lấp ñầy các hốc ñá ven bờ lúc
triều cường và kết tinh thành hạt muối dưới sức nóng của ánh nắng mặt trời,
con người ñã biết ñến hạt muối bằng cách cạo lấy những gì còn ñọng lại. Dù
là thô sơ và ñầy tính tình cờ, nhưng dần về sau, lịch sử loài người từng biết
ñến hai trong số ít ỏi những con ñường làm giàu nhanh chóng: buôn lậu
muối và rượu-một thứ liên quan ñến cuộc sống vật chất và một thứ liên quan
ñến ñời sống tinh thần, mà bất cứ cá nhân hay cộng ñồng nào cũng cần ñến.
Một quốc gia ở xứ nhiệt ñới, có hơn 3.200km ñường bờ biển với ñặc
ñiểm nổi bật của thềm lục ñịa thoải và kín gió, muối biển, lẽ tất nhiên, với
Việt Nam là không hề thiếu. Có thể nhìn thấy rất nhiều làng muối hiện diện
trên khắp miền duyên hải, từ bắc chí nam, nếu quan sát và ñịnh danh chúng
trên bản ñồ. Và có lẽ, bởi sự ưỡn ra ñầy ngạo nghễ của bờ biển miền Trung-
miền ñất ñầy nắng, gió, lẫn vị trí tiệm cận với nhiều luồng hải lưu, lẫn con
ñường hải thương quốc tế, ñã khiến nơi này trở nên mật tập về số lượng
diêm trường, sản phẩm ñạt tiêu chuẩn về chất lượng, và vai trò cầu nối/cửa
ngõ của lục ñịa ñã mang muối ñến khắp nơi qua hệ thống cảng biển, cùng
một mạng lưới trao ñổi với nhiều cấp ñộ ñặc thù.
Khai thác một nguồn lợi sẵn có của tự nhiên, cách thức làm muối cũng
bị chi phối rất nhiều bởi tự nhiên. ðó ñây trong sử liệu chúng ta bắt gặp
những ghi chép về nghề nấu muối với những dụng cụ ñặc thù trong quá khứ,
từng là ẩn số khó lý giải ñối với ngành khảo cổ học.40 Sự xuất hiện của diêm
ñiền, có thể xem ñã là bước phát triển ñáng kể. Thông thường, những người
tham gia nghề muối là một bộ phận dân cư của một làng biển, bộ phận ấy
không ñủ tài lực ñể bám biển sinh tồn, ñành cam chịu sự khổ nhọc canh phá
ruộng muối, và “bán mặt cho chúng” vào những tháng trời nóng bức nhất

39
Xem thêm: Bình Nguyên Lộc, Lột trần Việt ngữ (Sài Gòn: Nguồn Xưa xuất bản, 1971).
40
Sự xuất hiện mật tập của những chạc gốm ba chân trong những di tích văn hoá Sa huỳnh
ven biển miền Trung ñã ñặt ra rất nhiều giả thiết về chức năng sử dụng, và phải mất một
khoảng thời gian khá dài, người ta mới nhận ra chúng là dụng cụ quan trọng dùng ñể nấu
muối. Xa hơn về phía nam, từ thế kỷ XIII, ghi nhận của Châu ðạt Quan trong Chân Lạp
phong thổ ký cho thấy sự hiện diện của nghề nấu muối và sự tự do của nghề khai thác
muối: “Trong xứ nầy, ngành khai thác ruộng muối không ñược ñặt dưới một sự hạn chế
nào. Dọc theo bờ biển từ Chân-Bồ (Tchen-P'ou) và Ba-Giảng (Pa-Kien), người ta làm muối
bằng cách nấu nước biển.” Châu ðạt Quan, người dịch và chú thích Lê Hương, Chân lạp
phong thổ ký (Tp.HCM: Nxb. Văn Nghệ, 2007), tr. 84).
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
170
Hành trình 10 năm tiếp cận

của thời tiết; hoặc cư dân của một làng ven biển mà ñiều kiện ñịa hình, hay
vị trí ñịa lý của ñiểm tụ cư không cho phép họ ra biển kiếm sống, tất nhiên,
yếu tố thành công của nghề và danh tiếng của ngôi làng họ về sau vẫn còn bị
chi phối bởi tính chất của nước biển. Bởi theo tri thức của diêm dân, ñộ mặn
nước biển càng cao, lượng muối thu hoạch ñược càng nhiều, trong khi ấy,
lúc thuỷ triều lên có ñộ mặn cao nhất và nước biển ít lẫn tạp chất nhất là vào
lúc chính ngọ (12h trưa). Có thể có những lịch thời vụ khác nhau giữa các
vùng miền, nhưng nhìn chung, mùa làm muối và thu hoạch muối thường chỉ
diễn ra từ tháng 4 ñến tháng 7 âm lịch hàng năm.
Làng muối Trung Trinh, Tuyết Diêm, Lệ Uyên (Sông Cầu-Phú Yên);
Tân Diêm (Sa Huỳnh-Quảng Ngãi) hiện nay; Mai Bảng, Mai Hương, Yên
Lương (Can Lộc-Hà Tĩnh); Vạn Phần, ðông Câu, Mỹ Lý (Quỳnh Lưu-Nghệ
An); Tường Vân (Hải Lăng-Quảng Trị); hay Diêm Trường, Phụng Chính
(Phú Lộc-Thừa Thiên Huế), v. V. trong quá khứ, và nhiều, nhiều làng muối
ở khắp các tỉnh thành khác nữa ñều không phải là trường hợp ngoại lệ.
Nhiều người bảo rằng, làm muối là nghề khổ nhọc, sản phẩm ña phần chỉ
ñổi chác hoặc bán buôn với giá rẻ mạt, kể ra cũng thật nghịch lý khi muối
luôn là vật phẩm khó có thể thay thế trong mọi mặt ñời sống con người. Sự
am hiểu về biển, so với ngư dân, diêm dân thực sự không hề thua kém; so
với nông dân, họ có hẳn cả một hệ thống dẫn thuỷ nhập ñiền, ñóng mở theo
thời vụ, ñiều khác, có chăng là hệ thống này dẫn lưu và ñiều phối nước
mặn/ñiều tối kỵ trong canh tác nông nghiệp. 41
Khác với sự tĩnh lặng, vắng vẻ như diện mạo thường thấy ở nhiều làng
biển, làng muối luôn là nơi tấp nập, ñiểm hội tụ của nhiều thương khách,
nậu hàng mua bán-ñổi chác. Và cũng từ ñây, muối theo khắp các ngả ñường,
trên những gánh hàng nhỏ hay chiếc xe ñẩy thô sơ, cùng nhiều vật dụng
khác “mang nặng mùi biển,” ngược lên miền thượng, ñến tận các bản làng
người thiểu số; hoặc ñến các chợ phiên, chợ huyện, các làng nông nghiệp v.
v. . ., muối hiện diện trong ñời sống người dân bằng hình thức tương tự, tuy
rằng, biểu giá trao ñổi lúc này ñã chênh lệch rất rõ ràng.42

41
Cũng khá là ngẫu nhiên khi việc cất giữ và bảo quản muối cũng bị chi phối rất nhiều bởi
“yếu tố biển,” khi những kho, ñụn muối phải dở bỏ ván sàn, lót nhiều lớp lá dừa ñể làm nền
cho muối và ủ lá dừa xung quanh. ðây không những là tri thức dân gian mà còn ñược áp
dụng trong rất nhiều kho muối ở các tỉnh thành thời phong kiến Nguyễn và ñược ghi chép
rất rõ trong sử liệu.
42
Có rất nhiều nguyên nhân cho sự xuất hiện của loại hình chợ khá ñặt thù: chợ phiên, tuy
nhiên, những lý do phổ biến thường ñược ñề cập: [1]. xuất phát từ những khó khăn trong ñiều
kiện giao thông buổi ñầu, [2]. hàng hóa khan hiếm, cần có thời gian ñể tích lũy và vận chuyển
nguồn hàng; [3]. ðiểm giao nối của dòng chảy và trục lộ giao thông thuận tiện; [4]. ðiểm kết
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
171
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

Dải ñất miền Trung tựa núi, sát biển, ngoài nguồn lâm thổ sản dồi dào,
còn ñược biết ñến như là vựa muối lớn nhất ðông Nam Á, nơi có mặt hàng
hứa hẹn sự giàu có cho nhiều thương gia, dẫu rằng, nghịch lý vẫn luôn tồn
tại qua sự nghèo túng, khốn quẫn của nhiều bộ phận diêm dân. Vị trí ñịa lý
thuận lợi, lẫn sự hiện diện của nguồn hàng phong phú khiến nơi này nhanh
chóng trở thành ñiểm tập kết và vận chuyển hàng của những ñoàn thương
thuyền Trung-Ấn trên con ñường mậu dịch hàng hải. Trong quá khứ, hoạt
ñộng trao ñổi buôn bán tất ñã diễn ra từ khá sớm và không kém phần nhộn
nhịp, mà qua rất nhiều sử liệu, có thể nhìn thấy sản vật của vùng hạ bạn-ñiển
hình là muối, và lâm thổ sản miền thượng du là những mặt hàng chính yếu.
Chính bởi vai trò tối quan trọng của loại vật phẩm này ñối với cuộc
sống con người, nên có những thời ñiểm, việc buôn lậu muối diễn ra ở ñây
nhộn nhịp ñến mức các Chúa Nguyễn và các vua Nguyễn về sau, ñã ban
hành nhiều chỉ dụ nhằm hạn chế, hoặc thu thuế và quản lý.43 Hay như sau

thúc của dòng chảy khu gặp phải chướng ngại buộc vấn ñề di chuyển trên sông phải chuyển
hướng lên bộ v. v. Trong quá trình trao ñổi, buôn bán, ñội ngũ thương nhân thường ngầm qui
ñịnh với nhau về thời ñiểm gặp gỡ/lịch họp chợ về sau (trong một tháng [thường tính theo Âm
Lịch]: ngày 5, ngày 10; ngày 6, ngày 16; ngày 4, ngày 9; ngày 2, ngày 7, ngày 3, ngày 8, v. v
ñây cũng chính là khoảng thời gian cần thiết ñể vận chuyển và tập trung hàng ñối lưu). Không
xuất hiện các hiệu buôn lớn như phố thị, hình ảnh chợ phiên thường chỉ là những lều quán
tạm bợ, nhóm họp ở một số vị trí thuận lợi cho cả kẻ bán lẫn người mua, mà ñịa ñiểm của
trung tâm hành chính, khu vực ñông dân cư, hoặc ñiểm giao nhau trong mạng lưới giao thông
thủy, bộ luôn là những chọn lựa mang tính ñiển hình.
43
Tuỳ thuộc vào tình hình chính trị-kinh tế trong nước lẫn những diễn biến trên mặt ngoại
giao với các quốc gia láng giềng, các thuộc quốc, thuộc man, các châu, ñôộng, sách, nguồn
v. v. . ., trong thời gian tồn tại của mình, triều Nguyễn ñã ban hành nhiều ñạo luật, chỉ dụ ñể
quản lý, giới hạn, thu thuế, cấm chỉ việc giao thương, vận chuyển, hoặc cởi bỏ những luật
cấm trước ñó ñối với nguồn lâm thổ sản và nhu yếu phẩm, mà muối luôn là một trong
những lưu ý quan trọng:
- ðiều 6 trong “ðịnh lệ ñiều ngạch thuế cho thuyền buôn Hà Tiên, Xiêm La, Hạ Châu” ban
hành năm Gia Long VIII (1809) ghi rằng: “Vàng, bạc, muối, gạo, tiền ñồng, kỳ nam, trầm
hương ñều cấm không ñược mua bán.” Quốc sử quán triều Nguyễn, ðại Nam thực lục (tập
1) (Hà Nội: Nxb. Giáo dục, 2002), tr. 762.
- Năm Minh Mệnh III (1822): “Sai Hữu ty bàn ñịnh ñiều lệ về việc các nước ñến buôn, làm
thư của Thương bạc bảo cho biết. […] Mua các hàng quý như ñậu khấu, hồ tiêu, nhục quế,
ngà voi, sừng tê, yến sào, gỗ vang, gỗ mun, gỗ hồng sắc, sa nhân mễ, sa nhân quả, ñều cứ
theo giá mua 100 quan thì ñánh thuế 5 quan; mua gỗ làm cột buồm, bánh lái, neo, gỗ ván,
giá mua 100 quan thì ñánh thuế 10 quan, không ñược dùng gỗ lim, kiền kiền. ðến như
vàng, bạc, ñồng tiền, thóc, gạo, muối, kỳ nam, trầm hương và chở trộm nhân dân trai gái
thì ñều cấm.” Quốc sử quán triều Nguyễn, ðại Nam thực lục (tập 2) (Hà Nội: Nxb. Giáo
dục, 2004), tr. 226-227.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
172
Hành trình 10 năm tiếp cận

ñó, khi người Pháp tiến chiếm ðông Dương, muối biển trở thành một trong
những phương tiện ñể họ bình ñịnh khu vực người thiểu số, và thiết lập sự
quản lý của mình trên khu vực ðông Nam Á lục ñịa.
3.3 Những biểu hiện của mạng lưới trao ñổi mang tính phổ
quát, hay lưu ảnh hiện nay trong các cộng ñồng thiểu số
Khác với Li Tana ñã cung cấp một góc nhìn từ biển trong việc nhận
diện chân dung vùng ñất miền Trung, Oscar Salemink ñã nhìn theo chiều

- Năm Minh Mệnh XVI (1835): “Bỏ lệ cấm chở riêng gạo, muối sang bán ở Chân Lạp: Lệ
cấm chở riêng gạo, muối là chỉ nhằm vào những kẻ lén lút giao dịch với nước ngoài ñó
thôi. Còn nước Chân lạp lệ thuộc vào bản ñồ nước ta ñã lâu, cũng là con ñỏ của triều ñình,
thế mà từ trước ñến nay, ñịa phương sở tại nhất khái ngăn cấm, thực có chỗ chưa hợp. Ta
dã cho làm theo lời xin của Trương Minh Giảng và Lê ðại Cương, tạm bỏ lệnh cấm ấy, nay
ñã hết hạn, nhân nghĩ: gạo muối rất quan hệ ñến sự cần dùng hàng ngày của dân, nếu lại
cấm ñi, thì nhân dân hạt ấy trông chờ vào ñâu? Thật trái với ý ta chung một lòng nhân, ñối
ñãi như một. Vậy chuẩn cho từ mồng 1 tháng 4 năm nay trở về sau, bỏ ngay lệnh cấm ấy:
Phàm thuyền buôn người Kinh hoặc người Phiên có chở gạo, muối ñi lại trao ñổi, ñều cho
thông thương, chiếu lệ ñánh thuế, ñến thành Trấn Tây thì thôi. Rồi truyền dụ cho bọn
Trương Minh Giảng và Lê ðại Cương nghiêm ngặt ngăn ngừa hơn nữa, chớ ñể chở lậu ra
xứ ngoài mới ñược.” Quốc sử quán triều Nguyễn, ðại Nam thực lục (tập 4) (Hà Nội: Nxb.
Giáo dục, 2004), tr. 606.
- Năm Tự ðức III (1850): “Chuẩn ñịnh lệ cấm mua bán muối, gạo của phường buôn gian
lậu (Phàm thuyền người nước Thanh ñậu nấp ở các xứ ñảo lớn, ñảo nhỏ, riêng cùng bọn
buôn gian lậu mua giạo và người 6 tỉnh Nam Kỳ ñem muối, gạo ñến cõi Man buôn bán;
kiểm xét bắt ñược, thì thuyền và hàng hoá [của người nước Thanh] gia sản [người buôn
nước ta] tịch thu thưởng hết cho người tố cáo. Người mua bán và kẻ buôn gian lậu xử tội
mãn trượng [100 trượng] ñem ñi lưu. Dân các hạt ñem trộm gạo lẻn ñến Hạ Châu và bán
cho người buôn gian lậu ở nước Thanh, chủ thuyền thì xử tội thắt cổ cho chết nhưng còn
giam lại ñợi xét lại, người bẻ lái và thuỷ thủ xử tội mãn trượng ñem ñi lưu. Viên tấn thủ cố
ý dung túng cũng xử cùng một tội như kẻ can phạm.” Quốc sử quán triều Nguyễn, ðại Nam
thực lục (tập 7) (Hà Nội: Nxb. Giáo dục, 2007), tr. 161.
- Năm Tự ðức IV (1851): “Bỏ lệ cấm bán muối ở Nam Kỳ. Vua dụ rằng: Về khoản muối ăn
ñã bàn nghiêm cấm, nhưng ta nghĩ: quan và dân nước Miên cũng là con ñỏ của triều ñình,
sản xuất muối có ít, nếu cấm bán muối cho thì trông chờ vào ñâu mà dùng ăn hàng ngày,
lòng trấm không nỡ thế. Vậy thừ nay trở ñi phàm nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ, như có người
nào ñem muối tới cõi ñất nước Cao Miên thông thương, thì không cấm nữa.” Ibid.,. 198.
v. v.
Trong toàn bộ những ghi chép của ðại Nam thực lục, có thể thấy rằng những chỉ dụ ñược
ban hành có liên quan ñến muối xuất hiện rất nhiều dưới thời Tự ðức. Có thể ñây là khoảng
thời gian thể chế phong kiến Nguyễn ñang ñứng trước những ý ñồ khai thác thuộc ñịa của
người Pháp, mà muối là mặt hàng mang lại nhiều lợi nhuận. Vấn ñề xin lãnh trưng ruộng
muối bởi người ngoại quốc và tình trạng buôn lậu muối biển bởi thương nhân Trung Hoa
cũng diễn ra phổ biến trong thời kỳ này.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
173
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

ngược lại: một góc nhìn từ núi với sự nổi trội vai trò của cộng ñồng người
miền Thượng trong mạng lưới trao ñổi. 44
Không có nghĩa là không có sự tiếp xúc hay buôn bán, bởi chính
hoạt ñộng thương mại ñã cùng tạo ra liên kết giữa miền núi cũng
như ñồng bằng giống như các mang lưới buôn bán quốc tế. Hoạt
ñộng buôn bán ñường dài ñã kết nối giữa các vùng cũng như các
cộng ñồng dân cư ở miền núi và ñồng bằng, với những tác ñộng
chính trị và văn hoá quan trọng ñối với cả hai khu vực. ðiều này
thể hiện rất rõ thông qua danh sách những lâm sản (vùng cao)
như ngà voi, sừng tê giác, sáp ong, cây lô hội, quế-ñược xuất ra
nước ngoài bởi các nhà nước ở ñồng bằng-ñiều ñã ñược ghi
chép trong các báo cáo và thư tịch cổ về ðông Nam Á lục ñịa.
Tương tự như vậy, ñiều ñó cũng ñược khẳng ñịnh thông qua một
loạt những sản phẩm uy tín ñược “nhập khẩu” như cồng chiêng
bằng ñồng từ Mianma và bình, lọ từ Trung Quốc với vai trò
trọng việc biểu thị uy tín về tâm linh và chính trị ở khu vực miền
núi trên toàn bộ vùng ñất liền và ñông nam á hải ñảo, trong ñó,
mặt hàng ñặc biệt quan trọng là muối (biển), thực phẩm tối cần
thiết ñể duy trì sự sống ở Cao Nguyên. 45
Trên một khu vực cao nguyên rộng lớn và gián cách với bờ biển, từ
bắc chí nam, ít ỏi chúng ta thấy xuất hiện mỏ muối như trong ghi chép của
Châu ðạt Quan.46 Nếu quan sát trên bản ñồ, có thể ñịnh vị bờ biển miền
Trung Việt Nam, khu vực nam Trung Hoa và khu vực vịnh Thái Lan (lưu
vực sông Mékong, Chao Phaya, Irrawady và Salouen) là “nguồn muối” của
người thiểu số. ðịa bàn cư trú không có muối, muối có ñược nhờ trao ñổi
(và luôn luôn là cuộc trao ñổi bất cân ñối), khiến hạt muối trong quá khứ,
trở nên hiếm hoi, quý giá, và càng lúc càng chiếm lĩnh vị trí quan trọng
trong cuộc sống người miền Thượng. Quyền lực giữa kẻ mạnh-người yếu
ñôi lúc ñược thiết lập trên hạt muối, và cũng chính vì thế, trong câu chuyện
của người thiểu số, bao giờ hạt muối cũng gắn với sinh mạng con người, vật

44
Xem thêm: Li Tana, “A View From The Sea: Perspectives On The Northern And Central
Vietnamese Coast,” Tlñd; Oscar Salemink, “Một góc nhìn từ vùng cao: phần lịch sử quan
trọng về mối quan hệ giữa ñồng bằng và miền núi ở Việt Nam,” trong Thời kỳ mở cửa
những chuyển ñổi kinh tế-xã hội ở vùng cao Việt Nam (Hà Nội: Nxb. Khoa học và Kỹ thuật,
2008), tr. 11-36.
45
Oscar Salemink, “Một góc nhìn từ vùng cao: phần lịch sử quan trọng về mối quan hệ
giữa ñồng bằng và miền núi ở Việt Nam,” Tlñd, tr. 17.
46
Châu ðạt Quan, Chân lạp phong thổ ký, Tlñd.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
174
Hành trình 10 năm tiếp cận

phẩm cúng tế không thể thiếu, ñi vào ñời sống văn nghệ dân gian, trở thành
chuẩn mực của luật tục cộng ñồng v. v., và ñể có ñược hạt muối, ñôi lúc
phải ñánh ñổi bằng tính mạng.
Bởi sự chi phối của ñộ dài, lẫn mức ñộ khó khăn của quãng ñường vận
chuyển, giá trị của muối luôn biến thiên. ðây cũng chính là căn nguyên
mang lại quyền lực cho những người sở hữu ñược nhiều muối, khi họ là
thành viên của một xã hội mà quyền lực luôn song hành với sự giàu có.
Sự giàu có trong quan niệm của người miền thượng, ngoài việc sở hữu
những giá trị vật chất (chiêng, ché, nồi ñồng, thóc lúa v. v.), còn ñược ngầm
hiểu là người sở hữu/tập trung nhiều nguồn lực và công sức lao ñộng. Một
cá nhân có ñược nhiều muối ñồng nghĩa với việc anh ta là một phần, hoặc
tham gia vào mạng lưới trao ñổi, và cũng ñồng nghĩa với sự cần cù, chăm
chỉ, lẫn khéo léo trong mua bán. ðấy cũng là hình ảnh sinh ñộng của một
người chịu khó lao ñộng-hình ảnh hứa hẹn sự phồn thịnh của bản làng.
Trong quá khứ, mối quan hệ thống thuộc với triều Nguyễn trong một
thời kỳ dài ñã khiến nhiều bộ phận người Thượng trở nên lệ thuộc, khi
nguồn sống của họ bị quản lý, và ñôi lúc nó lại trở thành vũ khí ñể bình
ñịnh, hoặc ñược mang ra như hình phạt hoặc ân huệ nhằm thiết lập mối
quan hệ quân-thần. Mary Somers Heidhues ghi nhận rằng:
Lãnh thổ của nhà Nguyễn ña sắc tộc cũng mở rộng ñến các dân
tộc miền núi, nguồn cung cấp những lâm sản có giá trị ñể ñổi
lấy muối và những hàng hoá khác. Những thổ sản vùng cao tới
ñược miền ven biển thông qua các chợ ñịa phương. Chúng
ñược bán cho thương nhân nước ngoài tại các trung tâm buôn
bán như Hội An. 47
Và,
Vì một vương quốc ñược ñịnh dạng bởi trung tâm của nó, nên
mối quan hệ với các cộng ñồng xa xôi bên ngoài có thể biến ñổi.
Lý tưởng nhất thì chúng là những chư hầu, cung cấp cống phẩm
chính trị và tham gia vào việc trao ñổi thổ sản miền rừng núi có
giá trị ñể lấy lúa, muối, và nơi nào buôn bán ñược, họ sẽ ñổi lấy
hàng nhập từ nước ngoài. 48
Bên cạnh ñó, rất nhiều trường hợp trong ðại Nam thực lục có thể lấy
làm dẫn chứng:

47
Mary Somers Heidhues, Lịch sử phát triển ðông Nam Á, Tlñd, tr. 122.
48
Ibid.,. 46-47.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
175
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

- Năm Gia Long VIII (1809): Các tù trưởng ở tám sách Man
hoang thuộc Bình Thuận (sách Kiều, sách Dương, sách Lân, La
Thế, Ba Lang, Hà Lung, Ba Ác, La Dao) ñến trấn dâng một cặp
ngà voi, nhân nói các Man ở xa lánh chốn núi sâu, trước không
phải nộp thuế, nay xa thấm ñức hoá của vua, ñem nhau quy
thuận, xin mỗi năm nộp 2 con trâu ñể làm ngạch thuế. Lưu thủ
Phan Tiến Quý cấp áo quần, muối gạo ñể vỗ về. Bọn từ trưởng
ñều mừng, xin chiêu dụ các Man ñến quy thuận.49
- Năm Minh Mệnh XIII (1832): Chiên ðàn (nguồn), tỉnh Quảng
Nam, có hơn 100 tên ác man ñến thú tội ở ñồn Chiên ðàn và xin
cho thông ñồng buôn bán. Hiệp trấn Hoàng Công Tài tâu xin
thân ñi xem xét tình hình thực hay giả ñể xử trí. Vua sai viên
Kiểm thảo ở Nội các là Phan Thanh Giản ñến hội cùng làm. Khi
tới nơi người Man ngờ sợ, ñều chạy trốn từ ban ñêm.
Vua cho là dân Man ấy mang lòng phản trắc, lúc theo lúc bỏ,
chưa thực tình quy phục, bèn sắc cho trấn quan tuân theo chỉ
trước, cấm tiệt không cho trao ñổi với họ các thứ cá, muối và tất
cả mọi ñồ vật khác. Nếu ai trái lệnh thì trị tội. 50
- Năm Tự ðức XXVI (1873): Sai Khâm phái tỉnh Quảng Trị là
Phan Khắc Kiệm ñem biền binh mang ñủ các hạng vải Tây,
muối trắng ñến các châu tổng miền thượng du tỉnh Quảng Trị,
triệu tập thổ tù tuyên bảo và cấp cho (9 tổng thuộc 9 châu, huyện
Thành Hoá, tỉnh Quảng Trị, năm trước Man nước Lào xâm
chiếm 3 châu, các châu khác cũng nhiều người xiêu tán, thổ dân
9 tổng thường bị hoang Man ñánh cướp, ñến nay sai ñến cấp
cho, xét hỏi hiện tình tìm cách phân giải chiêu dụ). 51 v. v.
Thứ ở vùng người Thượng không thể có lại ñầy rẫy ở miền hạ bạn và
ngược lại, tuy nhiên, với người Kinh, nguồn lâm thổ sản chỉ dùng ñể làm
giàu, nhưng với người Thượng, thứ của người Kinh lại là nguồn sống. Có thể
vì thế mà nhiều mối quan hệ bất bình ñẳng dần nảy sinh, mặc dù, việc ñịnh
chuẩn giá trị vẫn còn tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi cộng ñồng cụ thể.

49
Quốc sử quán triều Nguyễn, ðại Nam thực lục (tập 1), Tlñd, tr. 770.
50
Quốc sử quán triều Nguyễn, ðại Nam thực lục (tập 3) (Hà Nội: Nxb. Giáo dục, 2004), tr.
342.
51
Quốc sử quán triều Nguyễn, ðại Nam thực lục (tập 7), Tlñd, tr. 1398.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
176
Hành trình 10 năm tiếp cận

Có thể khẳng ñịnh vai trò của muối trong văn hoá ẩm thực của người
miền Thượng, dùng ñể bảo quản thức ăn, và rất nhiều món ăn phổ biến ñược
tạo nên từ phẩm vật của núi rừng cùng với một gia vị duy nhất là muối
biển.52 Muối cần thiết cho ñời sống con người không thua nước và lúa gạo
trong ñối sánh. Tất nhiên, khi không có muối, hoặc trước khi nếm ñược một
“vị mặn quyến rũ,” người thiểu số phải tìm kiếm rất nhiều những cách thức
thay thế muối, nhằm bổ sung lượng muối cần thiết cho cơ thể (mặc dù,
không ít trong số chúng chỉ ñể nhằm ñánh lừa vị giác), tuỳ thuộc vào vốn tri
thức bản ñịa của từng cộng ñồng và ñiều kiện sinh thái nơi cư trú, mà tro
bếp (ñốt từ tre nứa, lá và rễ tranh), hay nước lọc từ than ống tre v. v. là
những ví dụ ñiển hình. 53 Dù rằng, chính họ vẫn cứ phải thừa nhận cơm ăn
với tro chẳng ra làm sao cả.
Một khía cạnh khác trong ñời sống văn hoá vật chất, hình thức chăn
nuôi của người thiểu số luôn ñược ñề cập dưới hình thức thả rông trong
rừng, mà người chủ không phải nhọc công chăm sóc. Việc ñảm bảo sức
khoẻ (một cách tương ñối nhưng rất cần thiết) cho bầy súc vật, và chọn bắt
một vài trong số chúng khi hữu sự lại có sự liên quan mật thiết ñến muối
biển. Thông thường, trước khi thả súc vật vào rừng, người chủ bốc một nắm
muối trong lòng bàn tay và cho chúng ăn. Vị mặn của muối dường như tạo
nên một “hương vị khó phai” ñến nỗi, mỗi khi cần bắt chúng, người chủ chỉ
cần mang một ít muối ra ñể trên tảng ñá ở bìa rừng, mùi vị lan toả dần trong
không khí sẽ dẫn dắt ñàn gia súc trở về quanh nắm muối. Người thiểu số
bảo rằng, lúc ấy, chúng trở nên thật “ngoan hiền” và “dễ bảo.”54 Tri thức

52
Xem thêm: Tôn Nữ Khánh Trang, “Chuyện ăn uống của người Cơtu-Dẫn liệu từ mộ t
ngôi làng,” trong Thông tin Khoa học, Huế: Phân viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật tại
Huế, số tháng 9 (2002); Trần Nguyễn Khánh Phong, “Ẩm thực Tà ôi,” trong Tạp chí Dân
tộc học, số 4, 136 (2005): 69-72 v. v.
53
Lưu dấu của hình thức này còn có thể nhìn thấy trong nghi thức chia của và cho người
chết ăn lần cuối cùng ở người Mnông Rlăm. Trong nghi thức này, người ta sẽ làm ba ống lồ
ô nấu canh (pai ñât dak tưp), trong ñó gồm có các thứ rau, một ít tôm cá, và nước muối tro
làm gia vị, sau ñó ñem ñốt trên lửa. Nghi thức ñược tiến hành vào ngày thứ sáu trong chu
trình tang ma, khi người ta mang ra nhà mồ, bổ ñôi hai ống, còn lại một ống ñem về nhà bổ
ñôi vào buổi chiều (xem thêm: Y Tuyn Bing, “Diễn biến trong tang lễ cổ truyền của người
Mnông Rlăm ở Uôn Dlei,” trong Nghi lễ và phong tục các tộc người ở Tây Nguyên (Hà
Nội: Nxb. Khoa học Xã hội, 2006), tr. 147-194).
54
Tri thức dùng muối trong chăn nuôi rất phổ biến ở các ở các cộng ñồng người thiểu số,
mà các tộc người cư trú trên khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên chỉ là một trong số ấy. Cảm
ơn Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung Dũng (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam-Viện Phát triển
bền vững vùng Tây Nguyên) về những ý kiến trao ñổi, và tài liệu ñối sánh ở khu vực miền
núi tây-bắc Việt Nam.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
177
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

cộng ñồng ñúc kết trong hạt muối ñã góp phần giải quyết vấn ñề một cách
dễ dàng, khi ña phần những con thú, sau một thời gian thả rông, ñã “trở lại
bản tính hoang dã của núi rừng,” và trở nên khá là hung hãn.
Hạt muối luôn hiện diện trong những nghi thức hiến tế, một phần ñời
sống văn hoá tinh thần của người miền thượng. Với nhiều tộc người thiểu số
ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên, trong nghi thức hiến sinh, những nắm
muối ñược vãi khắp các hướng cùng với gạo, nước muối luôn ñược hắt lên
mình trâu trước khi máu của nó làm nhiệm vụ dẫn chất kết nối với thế giới
thần linh, và hạt muối cũng luôn hiện diện trong những mâm cúng như một
phẩm vật không thể thiếu dành cho các vị thần.55 Ở tộc người Katu, hạt
muối còn là món ăn dành cho tổ tiên trong nhiều lễ thức liên quan. 56 Hay
trong lễ khai tâm của người Srê-nghi lễ cần thiết phải tổ chức trong chu kỳ
ñời người, hạt muối lại ñược khoác thêm một vai trò tối quan trọng: sự hiện

55
Có thể khẳng ñịnh sự hiện hữu của muối trên những mâm cúng dành cho các vị thần trong
quan niệm của người miền Thượng, tuy nhiên, bóng dáng vị thần muối lại khá nhạt nhoà, với
nguồn tư liệu không ñầy ñủ, chúng tôi thấy sự xuất hiện Me Boh Me Bla (bà mẹ của sắt, muối
và gốm) trong truyền thuyết Srê, hoặc hình ảnh của vị thần Lingdeh, thần Mặt Trời trong bài
ca khấn các thần vào lễ mừng năm mới của cùng tộc người. Truyền thuyết của người Mạ,
K’Ho ở Lâm ðồng cho thấy tổ tiên, thần linh ban ñầu của họ hoá thân sáng tạo: Kb’lop thành
cá, Kb’la thành muối, K’los thành sắt v.v… (Dam bo, Miền ñất huyền ảo, Tlñd).
- Trong chu kỳ ñời người của người Êñê Adham, nghi lễ vị thành niên (Ngă yang kơ hñêh
mrâo prong) dành cho ñứa trẻ ñược tổ chức với mâm cúng gồm 3 chén cơm và ñôi ñũa; 3
bát thịt, 3 bát ñồng, 3 chiếc vòng, 3 ly rượu, 2 bầu nước, 1 rổ ñựng ñầu và ñuôi heo, 1 dao
nhỏ và 1 gói muối.
- Trong lễ trưởng thành (Mpuh), lễ vật bao gồm hai mâm cúng: [1]. 5 bát rượu; 5 bát cơm;
5 ñôi ñũa; 5 bát thịt; 5 chiếc vòng; 4 bầu nước; 1 bát ñựng trầu cau, thuốc lá, tẩu thuốc. [2].
1 rổ ñựng khố áo; 1 rổ ñựng ñầu trâu (còn nguyên tai và sừng), ñuôi, bóng ñái, bả vai (còn
giữ nguyên ñôi chân); 1 gói muối, 1 con dao nhỏ.
- Bên cạnh ñó, trong nghi lễ cầu an dành cho những người bị tai nạn hay ñau ốm, lễ mừng
thọ-nghi lễ lớn nhất trong hệ thống nghi lễ súng sức khoẻ, muối cũng là một trong những
vật phẩm không thể thiếu (xem thêm: Ychen Niê, “Nghi lễ vòng ñời của người Êðê Adham
ở buôn Triă,” trong Nghi lễ và phong tục các tộc người ở Tây Nguyên (Hà Nội: Nxb. Khoa
học Xã hội, 2006), tr. 101-146.
56
Trong những lễ cúng ñược thực hiện bởi già làng Katu, hạt muối cũng là vật phẩm không
thể thiếu: “. . . Những người ñàn bà nhảy múa, những tiếng kêu vang lên, tiếng chiêng vang
rền dữ dội và vị trưởng già làng ñến ngồi xổm trịnh trọng làm lễ. Ông cầu nguyện tổ tiên,
mời họ dự lễ rồi bằng một chiếc que, ông vẩy từng giọt rượu về bốn hướng, tiếp ñó là
những nhúm muối và những nhúm cơm. . . . Người trưởng già làng tiếp ñó ñi khắp cả bốn
góc làng, ñem máu trâu hiến cúng cùng với muối, cơm, lòng gà. . . . rồi ông xông hương
con trâu, tạt nước và muối lên mình trâu và giao cái lao cho một dũng sĩ trong làng ñể
người này giết trâu.” Le Pichon, “Les Chasseurs de sang”, Tlñd, tr. 401.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
178
Hành trình 10 năm tiếp cận

diện của nó góp phần tạo nên một người tốt và trung thực, qua nghi thức
thấm môi ñứa trẻ bằng nước muối mặn, ñể nó trở thành một người tốt, luôn
nói ñiều tốt và hiểu biết luật tục.57
Trong các mối quan hệ xã hội nội bộ cộng ñồng hoặc liên làng, hạt
muối còn ñược sử dụng như lễ vật tiếp ñãi khách quý, trở thành một hình
ảnh ẩn dụ trong luật tục.58 Bên cạnh ñó, hình ảnh của hạt muối cũng xuất
hiện phổ biến trong ñời sống văn nghệ dân gian.59
Mặc dù xuất hiện ở nhiều mức ñộ ñậm nhạt khác nhau, tuỳ thuộc vào
quan niệm của mỗi tộc người cụ thể, nhưng hạt muối vẫn luôn là vật không
thể thiếu trong mọi mặt biểu hiện ñời sống cộng ñồng người thiểu số. Việc
nhận thức vai trò tối quan trọng của muối, và có lẽ, việc có ñược muối quá
là khó khăn trong nếp nghĩ, bọc muối cữ, hay gùi muối cữ ñã xuất hiện
trong ñời sống của họ như là phương cách dự phòng cho những trường hợp
thiên tai, ñịch hoạ. Một “lớp áo linh thiêng” với nhiều kiêng kỵ trong luật
tục ñược khoác thêm cho một vật vốn ñã rất quý giá, khi nó chỉ ñược dùng
trong cúng tế và chữa bệnh.60 Tất nhiên, suy cho cùng, muối cữ cũng chỉ là

57
Dam bo, Miền ñất huyền ảo, Tlñd, tr. 248.
58
Người Katu rất hiếu khách. “Khách lạ ñược ñón tiếp tại nhà Gươl. Người ta biếu khách
gạo, muối, gà và mật ong. Khách cũng uống rượu cần và dân làng tụ họp lại ñể hỏi thăm
tin tức về làng của khách, về những vùng mà khách ñã ñi qua. . .” Le Pichon, “Les
Chasseurs de sang”, Tlñd, tr. 400.
Một trong hai bộ luật tục của người Srê, Biduê quy ñịnh về tội hiếp dâm:
“Kẻ nào thấy muối muốn nếm, thấy ngựa hay trâu muốn cưỡi, thấy con gái hay vợ người
giàu, con gái hay vợ của người ta muốn hiếp chẳng có duyên cớ;-nếu nó hiếp vợ người
nghèo, ñền một con lợn;-nếu nó hiếp vợ hay con gái người giàu, ñền một con trâu”;
hoặc hình ảnh ví von của một người làm ra vẻ giàu có hơn là thực:
“Kẻ làm ra vẻ thêu thùa tỉ mỉ cái túi ñựng muối, ñặt hàng cho thẳng các hạt ngô, kẻ tìm
cách lừa người giàu. . .” Dẫn theo: Dam bo, Miền ñất huyền ảo, Tlñd, tr. 279, 285.
59
Tiêu biểu, hạt muối xuất hiện trong một ñoạn của bài ca về Dru Droe của người Srê:
“Chúng ta ở xứ Chàm về/mang về muối và cá ñây này/và các quà này của Người con xứ
Chàm/hãy thức ñêm nay, trắng ñêm nay.” Dam bo, Miền ñất huyền ảo, Tlñd, tr. 200; trong
bài ca Katu: “. . . Ông ấy là chủ nhân của muối/Chúng tôi muốn là bạn của ông ấy/Vì ông ấy
cho chúng tôi trâu ñể ăn/Và việc mua bán sẽ dễ dàng.” Le Pichon, “Les Chasseurs de sang”,
Tlñd, tr. 404); và trong lời dí dỏm, câu ñố của trẻ con Srê: “Kẻ nào giống như người Chàm
mang muối ñến trước bình minh, mang nước khi mặt trời lên, và ñến giữa buổi sáng thì
ngừng không mang nữa?-Sương buổi sớm mai.” Dam bo, Miền ñất huyền ảo, Tlñd, tr. 184.
60
Với người H’rê ở miền tây Quảng Ngãi, trong mỗi gia ñình ñều có bọc muối cữ (nhà giàu
có thì một sọt to nặng chừng 5-6kg, nhà nghèo thì 1-2 kg) treo trên bếp cũ. Muối này chỉ
ñem ra dùng khi trong nhà có việc cúng lễ, tết nhất. Muối ăn thường ngày không bao giờ ñể
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
179
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

dạng muối lâu năm mang nhiều dược tính, nó trở thành phương thuốc hữu
hiệu ñối với những căn bệnh phát sinh bởi tình trạng thiếu muối, mà những
căn bệnh này thường chỉ ñược nhận ra bởi các vị thầy cúng giàu kinh
nghiệm và từng trải.
Trở lại với lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt, như ñã từng ñề
cập, tâm thức ruộng nước mang nặng từ cố hương trong hành trang của
nhiều ñoàn lưu dân, ñã khó có thể phát huy trên vùng ñất mới, nơi thiên
nhiên không hào phóng cho họ những vùng ñồng bằng rộng lớn. Mãi ñến
nhiều thế hệ sau, những người Việt mới nhận ra một vấn ñề cốt tử, ñồng
bằng chỉ mang tính ước lệ, nhỏ nhặt và manh mún, núi và biển mới là nguồn
lợi vô tận, mang lại sự giàu có-ñiều mà các tộc người bản ñịa, từ rất sớm ñã
nhìn thấy và khai thác tối ña.61 Nhận thức này ñã khiến cho xứ ðàng Trong
trở nên phồn thịnh trong một khoảng thời gian ngắn, ñủ nội lực ñể sinh tồn
trong cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn, bằng vào việc tập trung ñiều phối và
quản lý mạng lưới trao ñổi nhộn nhịp mang lại nhiều lợi nhuận, kế thừa từ
lớp người tiền trú-ñiển hình: cá chuồn-măng le/mít non: “Ai về nhắn với
nậu nguồn-măng le/mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên.”62
Trên khắp dải ñất miền Trung, những mặt hàng hiện diện ở các chợ
phiên luôn cho thấy nhu cầu của người miền Thượng. Hình ảnh chiếc xe thồ
cọc cạch chở nặng muối biển, mắm cá, nồi ñất v. v., cùng hành trình của nó

lẫn với muối cử và nếu muối ăn có hết thì phải ñi ñổi hoặc vay chứ không bao giờ lấy muỗi
cữ ra ăn. Xem thêm: Bùi ðình, ðường lên xứ Thượng, (Sài Gòn: Bộ Công Dân Vụ xuất
bản, 1963).
Với người Banah, người ñàn bà sau khi sinh con thường ăn nhiều muối và bóp muối vào
vú cho có nhiều sữa. Xem thêm: Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn ðổng Chi, Mọi Kontum,
Tlñd, tr. 88.
61
Ít nhiều trong sử liệu xuất hiện trường hợp nông dân xin bỏ ruộng ñể canh phá ruộng
muối, có thể nhìn thấy ở ñây sự tranh thủ ñến mức tối ña những rẻo ñất tạm gọi là ñồng
bằng ít ỏi ven biển miền Trung, sau những cuộc binh biến, nguồn nhân lực ly tán và ruộng
ñất bị hoang hoá: “. . . các xã gần cửa biển thuộc huyện Giao Thuỷ, gần ñây nước mặn tràn
ngập nhiều, hiện tình ruộng bỏ hoang, người xiêu tán, khó phần cứu chữa, xin nhân ñó vỡ
thành ruộng muối, khám dần trừ bớt ngạch ruộng, ñể khỏi lưu tán.” Quốc sử quán triều
Nguyễn, ðại Nam thực lục (tập 8) (Hà Nội: Nxb. Giáo dục, 2007), tr. 469.
62
Xem thêm: Trần Quốc Vượng, Việt Nam cái nhìn ðịa-Văn hoá (Hà Nội: Nxb. Văn hoá
Dân tộc-T/c Văn hoá Nghệ thuật; 1998); Li Tana, Xứ Ðàng Trong: lịch sử kinh tế xã hội
Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Tlñd; Nguyễn Hữu Thông, chủ biên, Katu-Kẻ sống ñầu ngọn
nước, Tlñd; Nguyễn Hữu Thông, chủ biên, Văn hoá làng miền núi Trung bộ Việt Nam giá
trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử, Tlñd; Trần Kỳ Phương, “Góp phần tìm hiểu
về nền văn minh của vương quốc cổ Champa tại miền Trung Việt Nam,” trong Tạp chí
Nghiên cứu và Phát triển, số 4, 38 (2002) v. v.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
180
Hành trình 10 năm tiếp cận

ñến các bản làng miền thượng, ñã ít nhiều khẳng ñịnh sự tồn tại của những
con ñường và mạng lưới trao ñổi với những yếu tính ñặc thù. Li Tana ñã
nhận ñịnh: “Buôn bán có lẽ là mối quan hệ lâu ñời nhất giữa người ñồng
bằng và người cao nguyên tại vùng ñất này.”63
Sinh tụ trên ñịa bàn rừng núi, việc kiếm tìm nguồn muối tối quan
trọng cho sự sống ñã thúc ñẩy người miền thượng thực hiện những chuyến
ñi vượt khỏi ranh giới bản làng; và ước vọng về sự giàu có ñã làm tăng phần
tự tin cho người miền xuôi khi bước chân vào núi rừng hiểm trở. Mối quan
hệ giữa “cái ta ñang có” và “cái người ñang cần” ñã làm thành một mạng
lưới, mà mỗi tộc người trong lịch sử ñã thủ ñắc một con ñường muối cho
riêng mình. 64 ðối tác của họ là người Chàm trong quá khứ, vốn rất nổi tiếng
với nghề nấu muối, hoặc người Việt hiện nay, khi trên khu vực này diễn ra
sự ñiền thế (và cũng có thể là hoà trộn) dân cư, sau những biến cố lịch sử.
Nếu ñịnh vị trên bản ñồ miền Trung, từ bắc ñến nam Trung bộ có thể
nhận diện những trục lộ trao ñổi chính:
[1]. Con ñường 9 ðông Hà-Cam Lộ trứ danh trong lịch sử, vốn ñược
rất nhiều tư liệu ñề cập, ñây vốn là trục lộ ñược sử dụng từ rất sớm trọng
lịch sử, một “con ñường muối” tiêu biểu ở khu vực bắc miền Trung.
[2]. Trục sông Ô Lâu.
[3]. Từ duyên hải ñi qua ñồn Tuần ñến khu vực người Pacoh – Tà Ôi,
Katu ở Thừa Thiên Huế. 65

63
Li Tana, Xứ Ðàng Trong: lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Tlñd, tr. 175.
64
Dambo ghi nhận rằng vào buổi ñầu, người Việt không dám mạo hiểm vào khu vực nội
ñịa không có ñường xá, họ không có ñược sự am hiểu núi rừng như người Tây Nguyên và ít
nhiều mang tâm lý sợ sệt “những người hoang dã”. Ngược lại, người Tây Nguyên phải tìm
ñến chỗ người Việt bởi họ cần những thức ăn cần cho ñời sống hàng ngày mà họ không thể
tìm thấy trên khu vực cư trú của mình: muối và cá. Hàng năm, người Tây Nguyên xuống
núi, trả một món thuế cho người Chàm ñể ñược ñi qua và tự do buôn bán ở vùng ven. Dam
bo, Miền ñất huyền ảo, Tlñd, tr. 38). Tuy nhiên, không phải con ñường nào cũng thuận lợi:
“Có những người Mọi phải ñi từ 15 tới 20 ngày tới chợ ñể kiếm ñược muối dùng trong một
hay hai tháng. Về phần những con người khốn khổ này, ñấy là những cuộc ñi lại liên tục
trên những con ñường rất khó khăn, qua những khu rừng ñầy thú dữ, ñêm thường buộc
phải leo lên cây mà ngủ. Tôi ñã nhìn thấy hàng toán những người già, phụ nữ, trẻ em như
vậy ñến nơi, gùi trên lưng, khớp cứng ñờ, kêu lên vì ñau ñớn mỗi lúc ñứng lên ngồi xuống.”
Henri Maitre, Rừng người Thượng, Tlñd, tr. 505.
65
Xem thêm: Nguyễn Phước Bảo ðàn, “Thành Lồi ở Huế: Từ vị trí toạ lạc ñến bối cảnh
Thuận Hoá buổi ñầu (những tư liệu lịch sử và ñiền dã)”, trong Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
số 10, 378 (2007): 37-49.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
181
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

[4]. Con ñường 14.


[5]. Trục sông Thu Bồn (sông Bung, sông Cái, Sông Con) ñến khu
vực người Katu ở miền tây Quảng Nam. 66
[6]. Trục sông Trà Bồng.
[7]. Trục sông Trà Khúc.
[8]. Con ñường khá hẻo lánh, ngoằn nghèo từ Thạch Trụ (Quảng
Ngãi) băng qua ñèo Viôlăk (khu vực người H’rê) ñến Kontum-con ñường
khởi ñầu ñược mở chỉ ñể vận chuyển muối.67

Việc trao ñổi giữa người Katu với người Kinh còn diễn ra ở một số ñiểm khác về phía
ðông, cách hai ngày ñường ñi bộ: Pơ gô, Píc Ria. Pơ gô có nghĩa là lều gỗ, là một ñiểm
trao ñổi nổi tiếng. Ngày trước, người Kinh lên ñây khai thác gỗ và nhiều người còn mang
theo cả muối, vật dụng ñồ sắt ñể ñổi lấy mật ong, mây, trầu, chay. Vai trò giao thương ñó
còn phát huy ñến tận ngày nay, trở thành chợ Nam ðông, thuộc xã Hương Giang, Píc Ria,
theo cách gọi của người Katu ở Quảng Nam có nghĩa là vùng cư trú của người Katu cư trú
lâu ñời ở Nam ðông.
ði xa hơn nữa về phía ðông, người Katu theo con ñường mòn mà nay là tỉnh lộ 14B-ñộc
ñạo nối liền ñồng bằng với vùng núi Nam ðông, ñể ñến ngã ba La Sơn, có chợ Lộc Sơn
(thuộc xã Lộc Sơn, cạnh quốc lộ 1A), với chừng ba ñến bốn ngày ñường ñi bộ. Từ ñây, dọc
theo con ñường thiên lý, sau này trở thành Quốc lộ I, nhờ vị trí thuận lợi, hình thành nên
nhiều trung tâm trao ñổi khác: chợ Truồi, chợ An Nông (Thừa Thiên-Huế). Về phía bắc của
ñiểm cư trú Katu (Nam ðông-Thừa Thiên Huế), dọc theo bờ sông Hương, còn có một ñiểm
trao ñổi quen thuộc của người Katu, nằm bên hữu ngạn sông Hương, là chợ Tuần-vốn là
một tuần ty dưới thời Nguyễn, ñể quản lý miền sơn cước. Hoạt ñộng sầm uất của trung tâm
này ñã ñược ghi lại từ thế kỷ XVIII: “Sách A ra (Ðốc sơ) trở lên ñều là người Man cao ở,
các lái buôn không ñến ñược, chỉ ñến mua bán ở xứ Bãi ðinh, Cây Bông thôi. Các các dân
Man cũng thường ñến ñây ñổi chác hóa vật, cũng như ở nguồn Tả trạch. Ðại khái dân Man
lúc thường lễ tiết hay dùng trâu lợn cùng là thanh la, ñồ ñồng, các vật ấy bán chạy lắm.” Lê
Quý ðôn toàn tập, Phủ biên tạp lục (tập 1) (Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội, 1977), tr. 115.
66
Với tộc người Katu, việc trao ñổi ñược thực hiện bằng ñường thung lũng A-Sap (cao
nguyên Tam-R’chep), A-Tep và A-Vương; hoặc bằng ñường sông Dak-R’gnei, Sa-Mơ, Lê-
Tia; hoặc bằng thung lũng Put với những người Ta-riu. Những cuộc trao ñổi với người
Annam ñược thực hiện ở Bến-Giang và Bến-Hiền, ñiểm cuối ñường thuỷ sông Cái và sông
Con. Họ buôn bán với cư dân ñồng bằng, trước tiên là người Chàm rồi tiếp ñó là người
Annam vì chỉ chính qua trung gian của họ, họ mới có ñủ muối cho nguồn lương thực của
mình. Và việc buôn bán chỉ kết thúc sau khi bàn cãi lâu dài, chỉ dứt khoát khi người bán và
người mua nắm tay nhau chấp thuận. Cuộc giao ước ñược xác lập. Vào ngày ñã hẹn, “các-
lái” lên Bến-Hiền bằng thuyền tam bản ñể chờ người bán. Những người bán cũng không trễ
hẹn chút nào; họ ñi ñến thành hàng dài, ñàn ông và ñàn bà ñi bộ, cong người dưới các gùi
nặng chất ñầy hàng: ngô, trầu, gạo, trái và rễ cây rừng. Họ trở về vào buổi chiều, nhẹ hơn
với muối, vải, ché, hạt cườn, vòng, mũi lao v. v. Le Pichon, “Les Chasseurs de sang”, Tlñd,
tr. 364, 379.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
182
Hành trình 10 năm tiếp cận

[9]. Con ñường ñi qua ñèo Mang-An Khê nối liền Quy Nhơn (Bình
ðịnh) với xứ người Banah lẫn khu vực Tây Nguyên.68
[10]. Trục sông Ba/ðà Rằng/Dairios (Phú Yên) vốn ñược xem là lối
dẫn quan trọng vào cao nguyên.
[11]. Con ñường của người Ê ðê ñi xuống Ninh Hoà (Khánh Hoà)-
một diêm trường nổi tiếng. 69
[12]. Con ñường từ vùng người Noang ñi xuống Phan Rang
[13]. Con ñường người Mạ, người Srê, người Raglay sử dụng ñể
xuống vùng Phan Rang và Phan Thiết.70

67
ðây là con ñường mà các thương lái người Kinh thường gánh hàng ñi trao ñổi với người
miền Thượng. Có thể xem là một trong những con ñường muối (từ Sa Huỳnh), gốm sứ (Mỹ
Thiện-Châu Ổ), và cồng chiêng. Bắt ñầu từ ngã ba Thạch Trụ, con ñường này băng qua ñèo
Viôlăk dài hơn 120km, qua xứ sở H’rê, ñến Kontum. Vào những thập niên giữa thế kỷ
XIX, theo chân những ñoàn người trao ñổi, các nhà truyền giáo ñã lựa chọn nó như là một
lối dẫn ngắn và thuận lợi ñể ñi vào Tây Nguyên. Tài liệu từ cuộc trao ñổi cá nhân với Nhà
nghiên cứu Cao Chư, Nguyễn ðăng Vũ (thành phố Quảng Ngãi-tỉnh Quảng Ngãi).
68
Có thể nhìn thấy tầm quan trọng của tuyến ñường này khi Li Tana cho rằng chỉ có An Khê
mới có thể sánh ñược với Cam Lộ (Quảng Trị) về mức ñộ trao ñổi nhộn nhịp và vai trò là
trung tâm thương mại lẫn cửa ngõ quan trọng. Vào những thập niên 40 của thế kỷ XIX, các
thừa sai người Pháp nói ñến con ñường lên cao nguyên và dẫn ñến chợ An Sơn (An Khê), nơi
tụ họp của các viên chức quan thuế và các kẻ theo ñóm ăn tàn người An Nam (xem thêm: Li
Tana, Xứ Ðàng Trong: lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Tlñd).
69
“Người Ê ðê có thói quen ñi xuống miền xuôi vào mùa khô thành từng nhóm nhỏ, bám
theo ngựa và voi thồ các sản phẩm dùng ñể ñổi lấy các mặt hàng do người Việt chế tạo,
kim khí và nhất là muối quý giá vốn là nguyên cớ ñầu tiên của chuyến ñi. . . . ðường ñi ñến
Ninh Hoà kéo dài ít nhất ba ngày. họ tự trang bị vô số sự phòng ngừa dưới hình thức
những ñiều kiêng kỵ và những lễ hiến sinh nhằm cầu xin ân huệ của các Thần ngự trị ở
những nơi họ ñi qua và bảo vệ họ chống lại cọp. Nhưng niềm kích thích của cuộc phiêu lưu
và sự hấp dẫn của các thứ hàng hoá, tất cả những cái ấy cũng thật ñáng ñể mạo hiểm”. . . .
Việc mở ra con ñường ñi Ninh Hoà vào cùng một thời ñiểm ñó, khiến cho việc ñi xuống
vùng ven biển dễ dàng hơn nhiều, làm tàn lụi việc giao lưu với phía tây (thông thương với
Campuchia, Lào, Thái Lan). Anna de Hautecloque-Howe, Người Ê ðê một xã hội mẫu
quyền (Hà Nội: Nxb. Văn hoá Dân tộc, 2004), tr. 30-31.
70
“. . . mỗi năm 1 lần, người Tây Nguyên ñi xuống biển, vùng duyên hải. Ðến mùa khô, vụ
thu hoạch xong, mọi người, gùi ñeo trên lưng, lên ñường, cả gia ñình, ñàn ông, ñàn bà, trẻ
con. Họ ñi ñến vùng người Mạ, người Srê, người Raglay. . . Họ mang theo những tấm chăn,
da thú vật, heo, mà họ sẽ ñổi lấy quần áo, muối, ché. Họ ñi theo những con ñường truyền
thống xuyên qua vùng Tây Nguyên từ Tây-Bắc xuống Ðông-Nam, vượt qua núi, men theo
các ñỉnh, ñổ xuống ñồng bằng và cuối cùng ñến Phan Thiết, hoặc Phan Rang, hoặc Nha
Trang, ở xứ Việt. Ðấy là những con ñường lớn của một thời, “con ñường của các thủ lĩnh”,
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
183
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

v. v. . .
Có thể rằng vẫn chưa thật ñầy ñủ trong thống kê, nhưng tất cả chúng
ñã làm thành một hệ thống mạng lưới trao ñổi, vận chuyển hàng hoá khá
nhộn nhịp trên vùng ñất miền Trung. Trong ñối sánh giữa hai miền xuôi-
ngược, mỗi một tuyến trao ñổi sẽ bao chứa trên mình nó một nguồn hàng
ñặc thù, ñược ấn ñịnh như thế mạnh của mỗi ñịa phương, và ñược nắm giữ
bởi một bộ phận người cụ thể. ðây chính là mạng lưới trao ñổi nội vùng,
góp phần chi phối và làm nên sức sống cho mạng lưới mậu dịch hải thương,
cơ cấu kinh tế chủ ñạo của nhiều tiểu quốc trong quá khứ.
Các thương nhân ñường biển ngày xưa luôn bám theo ñường bờ
biển, nên Óc Eo chiếm một vị trí chiến lược tại khúc cong của
bán ñảo ðông Dương. Nó là một vùng nội ñịa ñủ xa ñể tạo ra một
cảng trú ẩn, trong khi những vùng lân cận của nó sản xuất ñủ lúa
ñể cung cấp lương thực dữ trữ cho những vị khách ñến. Nó cũng
nằm trên con ñường tơ lụa trên biển, một tuyến ñường nối Trung
Quốc với Ấn ðộ, Cận ðông, và xa nhất về phương Tây là Rome.
Tuyến ñường biển này vào thời ñó không vòng qua bán ñảo
Malaya, mà lại băng qua nó bằng ñường bộ tại eo ñất Kra, nay
thuộc miền nam Thái Lan. Bằng cách mở ra một con ñường khác
thay cho con ñường tơ lụa ñất liền có từ xa xưa qua Trung Á, ñặc
biệt là khi tình trạng bất ổn ở ñó cắt ñứt những thông tin liên lạc
bằng ñường bộ, nó ñã trực tiếp góp phần cho sự hình thành những
nhà nước buôn bán ñầu tiên ở ðông Nam Á.71
Trên khu vực bắc Trung bộ, con ñường 9/khe hở ðông Hà-Lao Bảo,
nổi lên như ñiểm gút của một hệ thống trao ñổi lan toả khắp bán ñảo ðông
Dương. ðấy là “con ñường muối,” “con ñường chiêng ché,” “con ñường hồ
tiêu,” “con ñường cống sứ” và thậm chí là con ñường của buôn bán nô lệ.
“Con ñường muối” ñược nối kết từ ven duyên ñến vùng người
Thượng, lan toả thành mạng lưới chằng chịt ñến từng bản làng và vượt ra
khỏi ranh giới quốc gia. Ðây cũng chính là con ñường làm nên sự giàu có
nhanh chóng cho những cá nhân tham gia vào mạng lưới trao ñổi, bởi giá trị
của muối càng lúc càng tăng theo hướng tỉ lệ thuận với chiều dài ñường ñi.
“Con ñường muối,” ñôi lúc ñược ñánh giá không hề thua kém “Con ñường
tơ lụa,” cả về tính chất lẫn quy mô, bởi trong một số tài liệu, chúng ta biết
rằng muối ñược ñổi ngang bằng với vàng về trọng lượng.

gung Böjai (ñường ñi Phan Thiết), gung Phöri (ñường Phan Rí).” Dam bo, Miền ñất huyền
ảo, Tlñd, tr. 63.
71
Mary Somers Heidhues, Lịch sử phát triển ðông Nam Á, Tlñd, tr. 26-28.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
184
Hành trình 10 năm tiếp cận

Một số người Tà Ôi ở khu vực A Lưới (Thừa Thiên Huế), chủ nhân
vùng ñất này, và cũng là ñối tượng chính tham gia vào sự nhộn nhịp của
tuyến ñường 9. Họ ñổi muối từ người Việt bằng các sản vật từ rừng, ñể lấy
một số hàng hoá khác (cá khô, bạc, chiêng, ché, nồi ñồng, thanh la v. v.).
Trên những ñoàn voi, ngựa thồ, con ñường trao ñổi của họ bắt ñầu theo
hướng Quảng Trị ñến với người Bru, từ ñấy, với con ñường 9, một kho sản
vật phong phú mở ra trước mắt họ ở Lào, và có thể, ñịa bàn trao ñổi còn mở
rộng hơn thế, khi thời gian của cuộc hành trình kéo dài ñến ñơn vị năm.
Chính việc khai thông qua nhiều tuyến giao lưu, trong ñó có cửa ải Ai
Lao qua ñường 9, người Lào, một thời gian dài trong qúa khứ ñã bán ñược
các thứ hàng hoá truyền thống của mình: lợn, ngựa, trâu, ngà voi, tê giác,
thuốc phiện, xương hổ, xương khỉ, sáp ong, nhựa thông, trầm hương, tốc
hương, sa nhân, sợi móc làm nón, gấm ñịa phương, gạo, ngô v. v . và mua
của Việt Nam: muối, vải, dao rựa, ñồ sắt, lưỡi cuốc, nồi ñồng, mâm thau,
lụa, giấy mực viết, thuốc men v. v. cùng nhiều loại hàng hoá cao cấp phục
vụ tầng lớp trên.
Từ trục lộ trao ñổi vốn có, ñường 9 nhanh chóng trở thành chiếc cầu
nối quan trọng giữa vùng duyên hải miền Trung Việt Nam với các quốc gia
Lào, Cambodia, Thái, Miến v. v.
Con ñường thương mại quan trọng nhất ở Ðàng trong vào buổi
ñầu chạy qua ñèo Ai Lao, từ sông Mêkông ñến bờ biển gần
Quảng Trị. Tập trung ở thị trấn Cam Lộ, con ñường này xuôi
xuống cảng Cửa Việt và kéo lên Lao Bảo. Ðây là con ñường
thương mại nhộn nhịp nhất trong vùng Thuận Hóa. . . . Từ ñây
người ta có thể dễ dàng ñến Savanakhet ở phía tây, hay
Khemmart ở tây-nam hay Mukdahan phía tây-bắc. Rất có thể ñây
cũng là con ñường Vientian sử dụng ñể ñến Huế triều cống.72
Ðây là một trong những tuyến ñường quan trọng vào bậc nhất ở xứ
Ðàng Trong buổi ñầu, bởi nhờ nó, về sau, khi ñã ổn ñịnh ở vùng ñất mới,
các chúa Nguyễn có thể dễ dàng kiểm soát toàn bộ khu vực núi rừng phía
tây. Mà những ñộng thái can thiệp vào các cuộc xung ñột giữa người Lào,
Thái, Kh’mer hay ở những tộc người thiểu số khác trong một số thời ñiểm
lịch sử của ðại Việt, luôn ẩn hiện sau nó bóng dáng của con ñường này.
Từ rất sớm, con ñường 9 có lẽ là trục lộ ñược các thương nhân ấn Ðộ
sử dụng phổ biến ñể vận chuyển hàng hoá. Cardamom (Bạch ñậu khấu-hạt
dùng làm gia vị) thuộc miền Ðông Ấn là mặt hàng thương mại chiến lược ở

72
Li Tana, Xứ Ðàng Trong: lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Tlñd, tr. 175.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
185
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

ñây, ñi về phía cao nguyên Boloven của Lào, ñông bắc Thái Lan dễ dàng.
Vùng này là ñịa bàn cư trú của người Bru và các nhóm ñịa phương (local
groups) của họ. Một công trình nghiên cứu cho biết ở ñây, có một con
ñường quan trọng xuyên qua ñèo Ai Lao và chính quân ñội Mông Cổ ñã
từng sử dụng nó ñể ñến ñất Lào và Kh’mer từ năm 1282. 73 Người Việt cũng
thường sử dụng con ñường này ñể ñi vào Kh’mer và Lào.74 Người Pháp sau
này, nhờ vậy ñã rất chú ý ñến tầm quan trọng chiến lược ñó sau khi hoàn tất
việc bình ñịnh vùng ñất này vào năm 1897 nhằm thiết lập một tuyến thương
mại quan trọng.
Tiếp nhận vùng ñất mang quá nhiều nét khác biệt so với cố hương ñất
Bắc, các chúa Nguyễn, dù muốn hay không vẫn buộc phải “ñối diện với rất
nhiều vấn ñề nội tại của khu vực,” và phương pháp “giải quyết” nó luôn
mang ñầy ắp tính “kế thừa truyền thống”-chí ít là trong giai ñoạn ñầu cần
bình ổn và xây dựng thực lực ở xứ ðàng Trong. Việc xứ ðàng Trong trở
nên phồn thịnh trong một thời gian ngắn, ñủ nội lực ñể ñối chọi với ðàng
Ngoài, Li Tana cho rằng có không ít lý do là sự kế thừa nền tảng kinh tế vốn
có của người bản ñịa. 75 ðấy là việc tập trung ñiều phối và quản lý một mạng
lưới trao ñổi nhộn nhịp mang lại nhiều lợi nhuận. Hẳn nhiên, vai trò của con
ñường 9 lúc này rất nổi bật, bởi dựa vào nó, quyền lực thống trị của ðàng
Trong ñã lan tỏa ñến lưu vực sông Sé Bang-Hiên.
. . . triều ñình Huế ñã nhanh chóng mở rộng quyền thống trị của
họ tới lưu vực sông Sé Bang-Hien và liên tiếp lập ra các huyện
Nong, Phalane, Xieng-Hom, Phabang và M. Phin; các quan Pou-
Thai phải ñóng thuế. Việc chiếm giữ con ñường tự nhiên dẫn tới
sông Mékong này, ñược thiết lập một cách thật thuận lợi và hòa
bình trong thế kỷ 18, ñược vị vua mới hoàn thành nốt; quân lính
của ông mang cờ trướng tới tận sông con Sông Lớn và sự thống

73
Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng ñề cập ñến sự kiện này, nhưng khác về thời ñiểm: “Ất
Dậu, [Thiệu Bảo] năm thứ 7 [1285]: Nguyên soái Toa Ðô ñem 50 vạn quân từ Vân Nam
qua nước Lão Qua (tức nước Lào ngày nay [c.t]), thẳng ñến Chiêm Thành, hội với quân
Nguyên ở châu Ô Lý (tức vùng nam tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay
[c.t]), rồi cướp châu Hoan, châu Ái (châu Hoan: vùng Nghệ Tĩnh ngày nay, châu ái: là tỉnh
Thanh Hoá ngày nay [c.t]), tiến ñóng ở Tây Kết. . .” Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Ðại
Việt sử ký toàn thư (dịch theo bản khắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697) (tập II), (Hà Nội:
Nxb. Khoa học Xã hội, 1998), tr. 55.
74
Michael C. Howard & Kim Be Howard, “Textiles of Central Highland of Vietnam”, in
Studies in the Material Cultures of Southeast Asia (Bangkok, Thailand: White Lotus. Press,
2002), tr. 37.
75
Li Tana, Xứ Ðàng Trong: lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Tlñd.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
186
Hành trình 10 năm tiếp cận

trị của Huế mở rộng dọc theo sông Mékong, từ vĩ tuyến 160 Bắc
tới vĩ tuyến 170 Bắc, tức là trên toàn bộ lưu vực sông Sé Bang-
Hien, vùng Savannakhet hiện nay và trên sông Sé Bang-Fay.
Sông Sé Bang-Hien trở thành mạch máu giao thương giữa Trung
Lào và bờ biển, và con ñường lớn xuyên ðông Dương từ Quảng
Trị tới Kemmarat rất ñông người qua lại. . . 76
Ðầu năm 1891, người Pháp ñẩy mạnh quá trình khảo sát từ Việt Nam
lên vùng Lào, Cambodia, trục lộ giao thông quan trọng này ñược sử dụng ñể
giải quyết các xung ñột giữa các tộc người, hay bình ñịnh khu vực cư trú
của người Xiêm. 77 Một nhóm khởi hành từ Huế do M. Garnier phụ trách,

76
Henri Maitre, Rừng người Thượng, Tlñd, tr. 227-228.
77
Trước việc mở rộng quyền lực ảnh hưởng của người Xiêm trên lưu vực sông Sé Bang-
Hiên, người Pháp ñã có những hành ñộng quân sự ñể bình ñịnh khu vực này. Con ñường 9
ñược sử dụng trong việc hành quân, và sau ñó, nó trở thành con ñường rất thuận lợi cho các
phái ñoàn thám sát khu vực ñông Mékong:
- “Ngày 26-11-1890, ñại úy Malglaive rời Huế, vượt qua Trường Sơn ở phía Bắc cụm núi
Atouat, nhưng tại ñầu nguồn sông Sé Khong, ông ta phải lùi lại trước sự thù ñịch của thổ
dân và quay trở lại Huế ngày 16-12, tìm một ñoàn hộ tống cần thiết; ông ñược trao 20 lính
dưới bảo an sự chỉ huy của thanh tra Odend'hal. ðoàn lên ñường ngày 22, tới Dout nơi de
Malglaive ñã ñể lại hành lý; ngày 1-1-1891, các nhà thám hiểm vào lưu vực sông Sé
Tchépôn và tới Lao Bảo. Người Xiêm ñã tràn ra khắp vùng và dân chúng rất lo lắng và bất
bình; ñồn Lao Bảo, chiếm năm 1887, sau ñó quân ta triệt thoái, là mục tiêu của người
Xiêm. Pháo ñài này do người An Nam xây dựng trước ñây, năm 1877 họ ñặt trấn giữ ở ñó
một binh ñội 15 người lính do một viên ñội chỉ huy; vào thời kỳ ñó, lo ngại về những mưu
toan của người Xiêm, triều ñình Huế thậm chí ñã phái thêm quân tăng viện tới vùng này và
cho xây dựng pháo ñài trên các ñỉnh núi; ñặc biệt ñèo Tân Sở ñã nhận ñược 92 khẩu ñại
bác về sau ñược chuyển về Cam Lộ. Trước các cuộc ñột kích của quân Xiêm và người Ta-
Hoi, người An Nam không dám hay không thể chống cự. Ngày 7-1, hai viên sĩ quan tiếp tục
ñi tới Saravan, men theo rìa Tây cao nguyên Ta-Hoi, tới lưu vực sông Sé Don, nhưng, ngày
12, tại La-Tiang ở chân cao nguyên Ta-Hoi, cách Saravan hai ngày ñường, de Malglaive
ñột ngột chuyển hướng; quả là các khaluong Xiêm ở Saravan ñang chuẩn bị thâm nhập vào
vùng người Kon-Tu ở sông Sé Khong và de Malglaive quyết ñịnh chặn ñường họ lại; người
Mọi rất phấn khởi vì sự hỗ trợ mang ñến cho họ chống lại người Xiêm: do vậy hành trình
khá dễ dàng. . . .
Trong khi ñại úy Trumelet Faber chuẩn bị rời Quảng Nam ñi Saravan thì, ngày 15-2-1891,
de Malglaive lại lên ñường và từ Quảng Trị theo ñường lên Lao Bảo; ngày 27, ông tới ñồn
của người Xiêm ở Houé San lúc này binh ñội ñã tăng lên hơn gấp ñôi; từ ñiểm này ông
xuôi theo sông Sé Tchépôn, rồi theo sông Sé Bang-Hien, ngày 5-3 tới Song Khône. Từ ñây,
ông ñi về hướng sông Sé Don và tới Wapi trên sông này và ngược sông; ngày 13-3, ông vào
Saravan, nơi một viên khâm sai người Xiêm tên là Luong Kham Nôn vừa mới ñến ñóng ñể
tổ chức một cánh quân chống lại người Ta-Hoi. Sau khi ñã ñi giáp vòng hành trình trước
ñây của mình, nhà thám hiểm quay lại Wapi và ñến Kam-Tong, ở hạ lưu sông Sé Don, từ
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
187
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

một nhóm khác của De Malglaive và Tunnelet-Faber từ Quảng Trị. Năm


1893, một lữ ñoàn bảo an do Garnier chỉ huy từ Quảng Trị ñã ñánh bật
người Xiêm ở Sé Tchépon, Sé Bang-Hien. 78
Bắt ñầu cuộc Khai thác Ðông Dương lần thứ nhất (1897-1902), người
Pháp nhìn thấy triển vọng hết sức to lớn của tuyến ñường này, ngoài những
thuận lợi về thiên nhiên, nó còn là ñầu mối giao thông thuỷ-bộ, tạo ñiều kiện
ñi sâu vào bán ñảo Ðông Dương, dải rút của hầu bao kinh tế v. v. Chính vì
thế, tuyến ñường nhanh chóng ñược nâng cấp, xây dựng và hoàn thành vào
năm 1923 với việc thiết lập hệ thống ñồn bốt nhằm kiểm soát hành lang
ñông-tây và mạng lưới giao thương, buôn bán. 79
Với một cái nhìn khá toàn diện, người Pháp ñã nhận chân ñược vấn ñề
khi bắt ñầu ý ñịnh làm chủ khu vực Ðông Dương: khai thác giá trị nhiều mặt
của con ñường 9. Trục lộ vốn có bề dày lịch sử, tồn tại qua nhiều thế kỷ,
ñược nhiều lớp chủ nhân kế thừa, là ñầu mối của nhiều mối quan hệ giao
lưu, và là cửa ngỏ kinh tế của cả khu vực.
Sau thời kỳ Pháp thuộc, việc xác lập nhiều căn cứ quân sự của chính
quyền Mỹ-Nguỵ Sài Gòn trên trục ñường này càng cho thấy tầm chiến lược
quan trọng của nó. Với ñường 9, người Mỹ nắm quyền kiểm soát vùng ñất
phía tây và cả khu vực rộng lớn hơn, mà trung Lào chỉ là một trong số ñó.
Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của dân tộc Việt Nam ñã làm xuất hiện
những dịa danh nổi tiếng, liên quan hoặc liên kết với trục lộ này: Khe Sanh,
Lao Bảo, Làng Vây, Tà Kơn v. v. Ðặc biệt, chiến dịch Lam Sơn 719 của
quân ñội Sài Gòn diễn ra trên ñất Lào với bộ ñội giải phóng trong cuộc
chiến tranh chống Mỹ. Ðiều ñấy càng cho thấy, ñường 9, thực sự không chỉ
của riêng tỉnh Quảng Trị, hay Việt Nam nói chung.

ñó, ông ñi về Kemmarat trên hữu ngạn sông Mékong. . .” Henri Maitre, Rừng người
Thượng, Tlñd, tr. 312-314.
- “Năm 1869, d'Arfeuille và Rheinart thám sát một phần sông Sé Don; từ 19-2 tới 1 – 4-
1877, bác sĩ Harmand từ Bassac tới sông Sé Khong; từ Attopeu, ông ngược sông Sé Katam,
leo và vượt qua cao nguyên Boloven từ ðông sang Tây; từ 16-4 tới tháng 8, ông ngược
sông Mékong tới tận Lakhône, từ ñây, ông quay xuống Song-Khône theo ñường bộ, ngược
sông Sé Bang-Hien một thời gian, và từ Song Khône ñi theo ñường bộ tới Tchepône, từ ñây,
qua ñèo Lao Bảo tới Quảng Trị và Huế.” Ibid.,. 344.
78
NyO, “La pénétration Francaise dans les pays Mois,” in B.S.E.I, tome XII, No.2 (1937):
59.
79
Có thể xem thêm: Phương Văn, “ðường chín, dòng chảy từ quá khứ vào tương lai,” trong
Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật, số 9 (1995): 59.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
188
Hành trình 10 năm tiếp cận

Trên cơ sở vốn có, tuyến giao thông ñông-tây rất nhộn nhịp này nhanh
chóng ñược nhà Nguyễn kế thừa và xây dựng trở thành huyết mạch quan
trọng trên nhiều phương diện, liên quan ñến các vấn ñề chính trị, kinh tế,
văn hoá, sự lan toả ảnh hưởng quyền lực lẫn an ninh quốc gia v. v. Trên trục
lộ này, ải Ai Lao ñược ñặc biệt chú ý xây dựng thành dinh Ai Lao ngay dưới
thời các Chúa.80 Nơi ñây ñược xem như tiền ñồn phên dậu ở mặt tây của
dinh phủ ñóng ở vùng Huế và một chiến lược nhu viễn theo kiểu ky my
ñược thực hiện nhằm thắt chặt sự quản lý ñối vùng ñất quan trọng này.81
Cửu châu ky my ñược ñịnh vị trên bản ñồ: Mường Vang, Mường Bổng, Na
Bôn, Thường kế, Tầm Bồn, Ba Lan, Tả Ban, Xương Thịnh, Làng Thìn 82, do

80
“Tân Dậu, năm thứ 8 [1621] (Lê Vĩnh-tộ năm 3, Minh Thiên-khải năm 1), mùa hạ, tháng
4, bọn thổ mục Lục-hoàn (tức Lạc-hòn) thuộc Ai-Lao thả quân qua sông Hiếu sang cướp
bóc biên thuỳ. Chúa sai Tôn Thất Hoà ñi ñánh. Hoà chia quân phục ở các ñường trọng yếu,
khiến những lái buôn mua bán ñể nhử. Quả nhiên bọn người Man ñến cướp, kéo vào của
ñộng, phục binh nổi dậy nắt hết ñem về. Chúa muốn lấy ân tín vỗ về người ñất xa, sai cởi
hết trói ra và cấp cho quần áo lương thực, răn dạy rồi thả về. Quân Man cảm phục, từ ñấy
không làm phản nữa.
Nhâm Tuất, năm thứ 9 [1622], chúa cho rằng sông Hiếu xã Cam Lộ, giáp giới với ñất Ai-
lao, các bộ lạc Man Lục-hoàn, Vạn-tượng, Trấn-ninh, Quy-hợp ñều có ñường thông ñến
ñấy, bèn sai ñặt dinh, mộ dân chia làm 6 thuyền quân ñể coi giữ, gọi là dinh Ai-lao” (Quốc
sử quán triều Nguyễn (2002), ðại Nam thực lục (tập 1), Tlñd, tr. 40-41).
81
Trần Ðình Hằng (2005), “Người Pháp với vấn ñề thế mạnh của miền Trung-Tâ y
Nguyên”, trong Thông tin khoa học, Phân viện Nghiên cứu Văn hoá-Thông tin tại Huế, số
tháng 3, tr. 133-148.
82
“Tổ chức hành chính của vùng này, khởi sự từ thời Gia Long, ñược tiếp tục tới năm
1827, dưới thời Minh Mạng. Lúc ñó người Pou-Thai (tên một tộc người quan trọng ở Lào,
cư trú chủ yếu ở Phông Xaly, Luồng Nậmtha, Luồng Phabăng, Xiên Khoảng, Vien Chăng,
Khăm Muộn, Savanakhẹt, Saravan và Champasak, [t.g]) và người Tiêm, một tộc Pou-Thai
gốc Lào, ñược chia thành chín châu (còn gọi là mường) là:
Tên An Nam Tên Lào
Châu Lang-Thin Mường Phin
Châu Na-Bon Mường Tchépone
Châu Thương-Khê Mường Nong
Châu Vang Mường Vang
(với một ñồn binh ở Mường Chang)
Châu Ta-Bang Mường Phabang
Châu Xương Thanh Mường Xieng-Hom
Châu Ba Lan Mường Phalan
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
189
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

các thổ quan ñứng ñầu, thuộc vào huyện Thành Hóa83-ñạo Quảng Trị và
triều cống hàng năm theo lệ ñịnh. 84 Ngược lại, triều Nguyễn cũng có những
quy ñịnh cụ thể nhằm khoảng ñãi, vỗ yên các thổ ty. 85

Châu Nam-Nau Mường Bong


Châu Tam-Bong Mường Phong
Về phần các làng người Thượng, họ ñược quy tụ thành chín tổng (Song hay Tong), thống
thuộc vào phủ Cam Lộ, nơi ngoài ra còn là một chợ quá cảnh lớn.
Chín tổng ñó là:
Ogiang Lang-Ha
Tam-Linh Lang-Thuan
La Miet (hay Lambui) Adi
Lang-Sên (hay Lang Liên) Tam-Thanh
Viên-Kiêu
Theo lệnh của phủ Cam Lộ, một huyện sở ñược thành lập thoạt tiên ở Na-Bon, sau ñó ở
Lao Bảo, từ ñó lại chuyển về Lăng Cô. Chín tổng trên gồm 67 làng và ấp. Từ ñó trở ñi,
hàng năm người Mọi phải nộp cống vật cho triều ñình Huế, lệ này chỉ bị bãi bỏ sau khi
người Xiêm xâm nhập. Ngoài ra, các ñồn trong dãy Trường Sơn còn phải giám sát việc
buôn bán gỗ và thu thuế ñánh vào nghề buôn này khá nhiều.
Ai-Lao (hay Lao Bảo) còn ñược dùng làm nơi ñặt các nhà tù của An Nam. Một con ñường
rộng từ hai tới bốn mét nối Cam Lộ với sông Mékong, một ngả qua Mailanh, Lao Bảo và
Na-Bon, một ngả qua Lambui, Lang-Sên và Xương-Thanh” (Henri Maitre, Rừng người
Thượng, Tlñd, tr. 228-229.
83
Huyện Thành Hóa, Ðồng Khánh Ðịa Dư Chí chú rằng: “Từ ñời Lê trước thuộc ñất nguồn
Cam Lộ, có hai châu Sa Bôi và Thuận Bình. Thuận Bình sau ñổi là Tĩnh An (có lẽ vào thời
Tây Sơn). Ðầu ñời Gia Long là ñạo Cam Lộ. Năm Minh Mệnh 3 (1822) lấy ñất 4 sách Viên
Kiệu, Tầm Linh, Làng Tổng và Làng Liên (Sen) ñặt làm châu Hướng Hóa. Năm Minh Mệnh
12 (1831) ñổi ñạo Cam Lộ làm phủ Cam Lộ; năm thứ 15 (1834) ñổi châu Hướng Hóa làm
huyện Hướng Hóa. Năm Tự Ðức 6 (1853) bỏ cấp phủ Cam Lộ, chỉ còn là một ñơn vị là
huyện Thành Hóa. Năm 1903 lấy lại tên huyện Hướng Hóa. Nay là huyện Hướng Hóa tỉnh
Quảng Trị.” E’cole Francaise d’Extrême-Orient, ðồng Khánh ðịa Dư Chí, Tlñd, tr. 1392-
1393.
Thành Hóa là ñịa bàn của cửu châu ky my thời phong kiến, Ðồng Khánh Ðịa Dư Chí cũng
chép rất rõ trong 9 châu, có 3 châu “xiêu dạt ở ngoài” (Châu Tầm Bồn, Ba Lan, Mường
Bổng) còn lại 6 châu (trong tầm kiểm soát trực tiếp của triều ñình phong kiến [t.g]) (Mường
Vang, Na Bôn, Thượng Kế, Tá Ban, Làng Thìn, Xương Thịnh). Ðây cũng là nơi nhà
Nguyễn thiết lập ñến ba ñồn Tuần (Tuần môn: trạm kiểm soát biên giới) do nha Khâm phái
ñặt lính cơ phòng thủ, quản lý việc giao thương ñi lại: Tuần Hiếu Giang, Ngưu Cước và
Mậu Hòa; và một trấn Lao Bảo với chỉ dẫn: “Cách huyện về phía tây nam 3 ngày ñi ñường,
ñịa giới tiếp giáp Lào, ñường núi ở chỗ ñịa ñầu xung yếu hiểm trở ñặt ñồn binh trú phòng,
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
190
Hành trình 10 năm tiếp cận

lấy người ñịa phương ở các nơi xa tỉnh nguyện ñến ñồn trú lâu dài, gọi là thú binh (lính
thú).” (E’cole Francaise d’Extrême-Orient, ðồng Khánh ðịa Dư Chí, Tlñd, tr. 1392-1393.
Hệ thống ñường sá của huyện Thành Hóa ñược nhắc ñến với phần lớn là “ñường nhỏ núi
gò,” do là nơi hiểm trở nhiều hổ báo nên khó sửa chữa, chia thành nhiều tuyến khác nhau:
[1]. Một ñường từ huyện lỵ ñi về phía ñông, qua ñường quan báo tổng Cam Ðường ñến
ñường quan báo tổng An Lạc, ñi khoảng hai giờ thìn.
[2]. Một ñường quan báo từ bến ñò Trúc Khê tổng An Lạc ñi về phía nam, ñến bến ñò An
Lạc, ñi 2 ngày ñường
[3]. Một ñường từ ñường quan báo ở huyện lỵ ñi về phía nam qua tổng Cam Ðường, ñến
chợ trao ñổi hàng hóa (Mậu dịch trường) của Nha Khâm phái, ñi nửa giờ thìn.
[4]. Một ñường nhỏ từ huyện lỵ ñi về phía bắc qua tổng Cam Ðường ñến tổng Bái Ân, giáp
ñịa giới huyện Do Linh, ñi nửa ngày ñường.
[5]. Một ñường từ nha Khâm phái ñi về phía tây, ñến tuần sông Hiếu, ñi nửa ngày ñường.
[6]. Một ñường nhỏ từ tuần sông Hiếu ñi về phía tây, qua miền thổ dân (người thiểu số) ở
hai tổng Viên Kiều và Làng Thìn, ñến trấn Lao Bảo ñi hai ngày ñường.
[7]. Một ñường nhỏ từ trấn Lao Bảo ñi về phía bắc, qua châu Mường Vanh, chuyển sang
phía tây ñến châu Làng Thìn, ñi 4 ngày ñường.
[8]. Một ñường nhỏ từ huyện lỵ ñi về phía tây nam, qua hai tổng Cam Ðường, Mai Lộc,
chuyển về phía nam, ñến tuần Chân Trâu (Ngưu Cước), ñi 1 ngày rưỡi.
[9]. Một ñường nhỏ ñi từ tuần Chân Trâu qua tổng Liên Kiều (Viên Kiều [t.g]), ñến miền
thổ dân ở châu Làng Thuận, ñi 1 ngày ñường.
[10]. Mộ ñường nhỏ từ huyện lỵ ñi về phía tây bắc, qua tổng Cam Ðường, ñến tuần Mậu
Hòa, ñi 2 giờ.
[11]. Một ñường tiểu lộ ñi từ tuần Mậu Hòa qua vùng thổ dân ở các tổng Ô Giang, Tầm
Linh, Làng Sen v.v… ñến châu Xương Thịnh ñi mất 4 ngày rưỡi. Ibid.,. 1397-1398.
Giữa những cung ñường trên, chúng tôi cho rằng, rất có thể tuyến số [3], [5], [6] là một
phần của trục lộ ñường 9, bởi con ñường ngày xưa trong ký ức của người cao niên không
hoàn toàn giống với hiện nay. ðường 9 ngày xưa nối từ chợ Soòng, qua sông Ðuồi, ñến chợ
phiên Cam lộ và ngược về hướng tây ñến trấn Lao Bảo; ñường 9 hiện nay, một ñoạn về
phía ñông ñược người Pháp xây dựng từ ðông Hà ñến km thứ 12.
84
Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Ðại Nam nhất thống chí (tập I) (Huế: Nxb. Thuận Hoá,
1997), tr.103-109;
“Năm 1803, 5 Mường ở man Sái Nguyên thuộc ñạo Cam Lộ dâng tiến sản vật ñịa phương.
Lệ cống hàng năm, năm Nhâm Tuất: ñạo Mường Vang: 1 con voi ñực, 3 cỗ tê giác, 2 cái
chiêng ñồng, sáp ong cân nặng bằng 10 quan tiền, vải trắng 40 ñoạn, 2 chiếc ngà voi, 1
con trâu ñen, dao ñánh lửa 30 chiếc, ñá lửa 2 sọt” (Nội các triều Nguyễn, Khâm ñịnh Ðại
Nam hội ñiển sự lệ (tập VIII) (Huế: Nxb. Thuận Hoá, 1993), tr. 471.
85
“Năm thứ 8 cống man ñạo Cam Lộ dâng ñồ cống, ñoàn Quảng Trị ñem thuyền mành
nhân viên quân lính tới bến Cam Lộ ñón tiếp ñến công ñường ở ty sở, 1 viên quan hộ tống
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
191
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

Việc ñi lại trên tuyến ñường này ñược miêu tả rất kỹ:
Từ xã Cam Lộ này, người ta ñi một ngày ñường thì ñến phường
Khang Yên, có ñồn tuần ñược gọi là ñồn Ba Trăng, cũng ñược
gọi là ñồn Hiếu Giang. Theo lệ, khách buôn hoặc các người
lãnh-trưng phải ñến ñồn xin cấp giấy ñể lên Thượng Nguyên
mua ban các hàng hoá và vật dụng, mỗi năm mỗi người phải nạp
110 quan tiền.
Từ ñồn Ba Trăng ñi hai ngày rưỡi thì ñến ñịa giới nước Ai-lao,
ở bên sông Ðại Giang, nhà Nguyễn cho thiết lập dinh ñồn, có
sáu thuyền binh ñóng ở nơi ñây. Dinh này gọi là dinh Ai-lao.
Ở về phía bên hữu sông thuộc xã Cam Lộ, có ñồn tuần Cây Lúa.
Lệ ở ñồn tuàn này cũng như lệ ở ñồn tuần Hiếu Giang, thuế
hàng nam, các khách buôn cứ ñem vào ñây ñăng nạp. Từ ñây,
người ta ñi thông tới miền Nam Vang và miền Vạn Tượng. 86
Ðường 9 chính là trục lộ nắm giữ vai trò quan trọng, tạo ñiều kiện
thuận lợi cho nhà Nguyễn trong việc khống chế và khai thác tiềm năng to
lớn của cả khu vực phía tây: nơi bao chứa rất nhiều lâm thổ sản quý hiếm
lẫn nguồn dược liệu phong phú.
Ngoài việc là con ñường triều cống của các vùng ñất phiên thuộc, con
ñường này cũng thường ñược các sứ bộ của các quốc gia lân bang sử dụng
trong việc tiếp kiến, bang giao. Tất nhiên, việc lựa chọn một “lối ñi” phù
hợp giữa rất nhiều con ñường dạng hoành lộ xuyên qua dãy Trường Sơn
ñược mở ra giữa hai nước như từng ñề cập, tình hình an ninh chính trị và sự
thuận lợi của ñiều kiện tự nhiên v. v. trong từng thời ñiểm vẫn mang tính
quyết ñịnh. Lịch sử từng ghi nhận việc vua A Nụ Vôông nước Lào lên
ñường ñến Phú Xuân (Huế) ñể xin Việt Nam sang giúp Viên Chăn ñánh
ñuổi quân Xiêm với rất nhiều ẩn số về lộ trình, mà tuyến ñường Sé pon-Lao
Bảo-Quảng Trị-Phú Xuân-Huế là một trong những giả thiết ñáng tin cậy.87

sứ bộ ñến Kinh. Khi sứ bộ ấy trở về, Doanh Quảng Trị ñem 5 chiếc thuyền mành, 1 cán
viên, 20 binh dinh hộ tống ñến xã Phương Lan. Doanh Quảng Trị ñem nhân vien quan
chính tiếp hộ ñến bến ñò Lavi, lại ñem thuyền mành hộ tống ñến chợ Cam Lộ thì thôi.” Nội
các triều Nguyễn, Khâm ñịnh Ðại Nam hội ñiển sự lệ (tập VIII), Tlñd, tr. 398.
86
Lê Quý ðôn, người dịch Lê Xuân Giáo, Phủ biên tạp lục (tập II) (Sài Gòn: Tủ sách cổ
văn, Ủy ban dịch thuật, Phủ Quốc vụ khanh ñặc trách Văn hóa xuất bản, 1973), tr. 14.
87
Institute for Southeast Asian Studies-Institute for Lao Cultural Research, Historic
Relationship between Laos and Viet Nam through the Quy Hop Docunents (XVII-XIX
Centuries) (Quan hệ lịch sử Việt-Lào qua Tư liệu Quy Hợp [T.K XVII-XIX]) (Vientiane,
2000), tr. 26.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
192
Hành trình 10 năm tiếp cận

Sự hiện diện của không ít chợ phiên ñóng vai trò tập trung nguồn hàng
hoá, và phân khúc một cách ñầy ý nghĩa các tuyến ñường trao ñổi: chợ Ba
ðồn, Di Lộc, Xuân Kiều. . . (Quảng Bình); Cam Lộ (Quảng Trị); chợ Tuần,
La Sơn (Thừa Thiên Huế); Bến Giằng, Bến Hiên, chợ Trung Phước, Túy
Loan, Hội Khách, Dùi Chiêng, Tí Sé, Ái Nghĩa, (Quảng Nam) v. v. Người
miền núi, không ít trong số họ, khi có ñược món hàng mong muốn ñã trở
thành bộ phận trung gian, mang ñi trao ñổi với các tộc người miền ngược-
căn cứ vào toạ ñộ cư trú của họ theo chiều ñông-tây, nhằm thoả mãn nhu
cầu, và bù ñắp vào những khoảng trống của cuộc sống tự cung tự cấp.88
Người Srê sắp thành những ñoàn lữ hành dài, ñi mua muối ở bờ
biển và bán rong muối ñến tận xứ người Mạ, người Mạ, ñổi lại
cung cấp cho họ hàng hoá dệt. Vải Mạ nổi tiếng gần xa và giúp
làm căn bản cho mọi sự trao ñổi; với muối, các chiêng, ché,
ñồng, thau và các kim thí [khí ?] khác tràn tới xứ người Mạ. 89
Trong mạng lưới này, tỉ giá trao ñổi luôn biến thiên theo từng thời
ñiểm khác nhau, lệ thuộc vào những sự kiện có tính chất hành chính liên
quan, nhưng suy cho cùng, kẻ ñắc lợi vẫn là thương lái miền xuôi, khi cái họ
ñang có là nhu cầu tối thiểu của cuộc sống người Thượng, và cái họ nhận về
là lâm sản quý hiếm mang lại nhiều cơ hội ñể làm giàu: “Thủa trước người
Annam ta buôn bán với Mọi lời lắm: một hộp diêm ñổi lấy một cặp gạc
nhung, một bát muối ñổi lấy một con heo.”90
Dọc trên trục ñường 9, chợ phiên Cam Lộ (họp buổi sáng các ngày
mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28 âm lịch hàng tháng) nổi lên như ñiểm tập kết hàng
hoá giữa hai miền xuôi-ngược khi việc di chuyển trên sông Hiếu gặp phải
chướng ngại ở ngay ñịa ñiểm này. Từ thế kỷ XVII, khu chợ này ñã ñược mô
tả trong Phủ biên tạp lục:
. . . ở thượng lưu sông ðiếu giang (sông Hiếu), phía dưới thông
với cửa Việt hải (cửa Việt), phía trên tiếp giáp với các sách
thuộc vùng Sái Nguyên nước Ai Lao. Người man ñều theo con
ñường này mà ñi. Qua các vùng như nước Lạc Hòn (thuộc Thái

88
Xa hơn về phía tây, khu vực sông Sé-Tchépone, vào những năm 1877, ba Mường
(Mường Phin, Mường Tchépone và Mường Wang) của người Pou-Thai vẫn còn phụ thuộc
vào triều ñình Nguyễn, việc quan hệ buôn bán với An Nam còn khá mạnh, người Pou-Thai
ñã ñóng giữ vai trò trung gian giữa người Lào và Việt, họ trao ñổi trâu, bò, voi, các loại lâm
sản ñể nhận lấy nước mắm, cá, muối, và nhất là nồi, gươm, giáo. Henri Maitre, Rừng người
Thượng, Tlñd, tr. 486.
89
Jean Boulbet, Xứ người Mạ lãnh thổ thần linh (Tp.HCM: Nxb. ðồng Nai, 1999), tr. 123.
90
Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn ðổng Chi, Mọi Kontum, Tlñd, tr. 15.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
193
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

Lan), Vạn Tượng (Vientiane, Lào), phủ Trấn Ninh, giáp giới với
nước Ai Lao. . . . Người Mán cũng có chuyên chở các hàng hóa
và vật hạng xuống xã Cam Lộ ñể bán chác. Một con voi có thể
chở ñược 30 gánh gạo, mỗi gánh chừng 20 bát gạo. . . Cũng có
phiên chợ, họ lùa tới 300 con trâu ñến bán, mỗi con trâu trị giá
không quá 10 quan tiền (222 gam bạc vào những năm 70 của thế
kỷ XVIII), còn một con voi trị giá 2 thoi bạc (756 gam bạc).91
Từ ñó, hàng hoá có thể dễ dàng theo ñường bộ lên mạn ngược, từ các
bản làng ñổ về Cam Lộ, theo sông Hiếu xuôi về cảng cửa Việt.92 Góp mặt
vào khu chợ này còn có sự hiện diện của những thương nhân người Lào:
ðến ngày phiên người Lào về ñông lắm, họ dùng voi thồ nếp,
gạo, heo, bò, trâu, ngà voi, tê giác, sáp ong, nhựa thông, trầm
hương, tốc hương, sa nhân, sợi móc làm nón, v. V. tập trung tại
góc chợ phía Tây Nam của làng Nghĩa An, ñợi ñến phiên chợ
sớm ñổi/ mua những vật hạng cần thiết. Sản phẩm mang về chủ
yếu cá khô, muối, vải, dao rựa, ñồ sắt, lưỡi cuốc, nồi ñồng v. V.
cùng nhiều loại hàng hoá cần thiết khác.93
Thậm chí, sau những phiên chợ, thương lái người Kinh còn thâm nhập
vào các bản làng ñể trao ñổi :

91
Lê Quý ðôn, Phủ biên tạp lục, Tlñd, tr. 13-15.
92
ðặc ñiểm của sông Hiếu vùng Cam Lộ ñược mô tả: “Nhánh bắt nguồn từ núi Tá Linh,
chảy qua tuần sông Hiếu, chảy ñến sông xã Cam Lộ gần huyện, xuôi xuống ñổ vào giang
phận xã An Dã huyện ðăng Xương. ðoạn sông phía trên nông, hẹp, thuyền bè không ñi lại
ñược, chỉ từ Cam Lộ xuống giang phận xã An Dã, dài hơn 17 dặm, lòng sông rộng trên
dưới 1 trượng; triều lên, sâu từ 2-3 thước ñến 7-8 thước; triều xuống sâu từ 1 ñến 5-6
thước.” E’cole Francaise d’Extrême-Orient, ðồng Khánh ðịa Dư Chí, Tlñd, tr. 1397. Song
song với tuyến ñường bộ (ñường 71) và ñường thủy, ở phía bên kia bến ðuồi, xuôi về ngã
tư Sòng ñể ñến vùng biển Cửa Việt, ñã sớm ñược sử liệu ñề cập: “Tháng 3 năm Bính Thân
(1776) mới ñến ñây, nghe nói ñốc Lĩnh Dinh võ hầu tiến công ngụy ñảng Miên ñức hầu
Chu Mỹ ở vùng rừng núi huyện Hải Lăng. Sợ giặc trốn ñi theo ñường núi từ Cam Lộ sang
Ai Lao, muốn ñón lõng ñịch, tôi từ chợ Sòng ñi về tây nam, qua các xã An Xuân, An Bình,
Phú Ngạn, Cam Dường, Lâm Lang, ðình Tổ Hạ, Khang Mỹ, qua sông ñến Cam Lộ nghỉ
một lát. Rồi từ Cam Lộ theo bờ sông ñi xuống qua các xã Thượng ðô, Bích Giang, Thuận
ðức, Thiết Trường ñường thật hiểm dốc, bên phải con ñường ñều là rừng núi, trèo non lội
suối ñến nửa ngày thì ñến xã ðông Hà mới thấy ñất bằng, có ñông dân cư.” Lê Quý ðôn
toàn tập, Phủ biên tạp lục, Tlñd, tr. 108.
93
Theo lời bà Hoàng Thị Chút, 82 tuổi, Cam Lộ-tư liệu ñiền dã của Hoàng Thị Á Hoa,
ngày 30/04/2008.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
194
Hành trình 10 năm tiếp cận

Từ bên trái ñồn Hiếu Giang ñi ngược trở lên, có các ñộng sách,
người Man cư trú ở ñây cày cấy, chăn nuôi rất nhiều. Những
người khách buôn ở các nơi khác thường thường chuyên chở
muối, nước mắm, cá khô, các ñồ sắt, nồi ñồng, hột bạc, thoa,
xuyến cùng các tạp vật khác, ñến các ñộng sách người Man ở ñể
ñổi chác lấy thóc, gạo, gà, trâu, gai, sáp ong, mây, vỏ cây gió (ñể
làm giấy), vải man, màn man, các hóa vật,. . . rồi họ thuê voi
chở về xã Cam Lộ.94
Những hàng hoá ngược lên vùng cao, ngoài những nhu yếu phẩm nội
ñịa như cá khô, mắm, ñường mía, vải, ñồ ñồng, chiêng ché v. v. còn ñược bổ
sung một số mặt hàng nhập khẩu như gốm, mã não, thuỷ tinh, bạc v. v. Và,
ñương nhiên, muối luôn là mặt hàng mang tính chiến lược không thể không
nhắc ñến trong hệ thống mua bán ở ñây.
Trong một cách hiểu nào ñó, muối là một thứ “tiền trắng” có giá trị
cao của người Kinh. Giá trị ấy có ñược không chỉ bởi sự thiếu thốn hạt muối
biển của các cộng ñồng miền ngược, mà còn bởi những tộc người này có thể
dễ dàng khai thác nguồn lâm thổ sản có sẵn của núi rừng. Bằng việc thiết
lập hệ thống ñồn tuần và chính sách thuế dọc các tuyến buôn này, nhà
Nguyễn cũng ñã thu ñược nguồn lợi chẳng nhỏ. Vào thời các Chúa Nguyễn,
riêng tuyến buôn Cam Lộ cũng ñã có ñến 3 ñồn tuần: [1]. Hiếu Giang, [2].
Cây Lúa, [3]. Ngưu Cước. Chủ trương chú trọng phát triển thương nghiệp
về phía Tây ñược tiến hành thuận lợi, vì thế, không thể không nhờ vào vị thế
của hạt muối ở miền núi quý giá như nước ở ñảo giữa biển.
Như hầu hết các mặt hàng khác ở Cam Lộ, trong buổi ñầu, muối ñược
trao ñổi theo nguyên tắc vật ñổi vật ñơn giản theo thoả thuận. Giá trị của hạt
muối, vì thế, ñược nhìn nhận thông qua số lượng lâm thổ sản ñổi ñược trên
một ñơn vị khối của muối (lâu, chén, loong). Tuy nhiên, cũng không dễ
dàng ñể có một bản tỷ giá ñầy ñủ về muối qua các thời kỳ lịch sử, nhất là
khi mà hầu như không có một sử liệu nào ghi chép chính xác về vấn ñề này.
Có chăng, chỉ có thể nhờ vào thông tin do các thương lái hành nghề lâu năm
trong vùng cung cấp, nhưng ký ức của họ cũng chỉ cho chúng ta một ñộ lùi
rất hạn chế về thời gian.

Thời gian Tỷ giá trao ñổi


ðầu thế kỷ XX 1 con gà 1 = ½ chén muối
1 con trâu = 4 gùi muối

94
Lê Quý ðôn, Phủ biên tạp lục, Tlñd, tr. 14.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
195
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

Từ 1945-1975 1 nghìn lá thuốc lá = 10 chén muối


1 con gà = 2 chén muối
Những năm 80 1 nghìn lá thuốc lá = 25 chén
1 con gà = 5 chén muối
Những năm 90 2 bao gai ñu ñủ = 15 chén muối
1 bao gai sắn = 15 chén muối
1 gùi nếp = 30 chén muối
3000 ñồng = 1 kg muối 95
(Tỉ giá trao ñổi muối và một số mặt hàng
ở chợ phên Cam lộ, nguồn: Hoàng Thị Ái Hoa, tư liệu ñiền dã 5/2008)
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy sự “rớt giá” của muối diễn ra rất
rõ rệt. Cụ thể hơn, giá trị của muối giảm dần theo sự cạn kiệt của nguồn lâm
thổ sản núi rừng. Muối luôn là nhu yếu phẩm gắn liền với sự sống, nhưng
muối không thể “hái lượm săn bắn” từ núi rừng như mật ong, da nai, ñuôi
công, sừng tê, ngà voi v. v. Muối, vì thế, không ñược ño bằng công sức lao
ñộng bỏ ra mà ño bằng sự tồn tại của chính bản thân những con người ñược
mẹ rừng cung cấp mọi thứ, trừ vị mặn. Họ ñã sẵn sàng bỏ ra những món rất
hời ñối với người Kinh ñể ñổi lấy muối. Song, mỗi khi bầu sữa của người
mẹ rừng cạn kiệt dần thì không chỉ người Thượng mà chính người Kinh
cũng phải chấp nhận thu hẹp nguồn lợi nhuận của mình. Từ chỗ ñổi ñược
trâu-cả cơ nghiệp ñối với người nông dân Việt, muối chỉ có thể ñong ñếm
bằng những thứ ít giá trị hơn (gà, thuốc, sắn v. v.).96 Hình thức trao ñổi sơ
khai hàng-hàng cũng dần thay thế bằng hàng-tiền, khi mà nguồn sản vật ñịa
phương ñã không còn là thế mạnh của người miền ngược, họ cũng ñã nhận
ra sự tiện dụng khi sử dụng ñồng tiền.
ðây có lẽ cũng là khung cảnh về giá trị của muối trong những giai
ñoạn trước ñó. ðiều này có thể suy luận thêm qua sự biến ñổi của cơ cấu
nguồn hàng ở chợ phiên Cam Lộ qua các thời kỳ lịch sử. 97

95
Giá gốc ở ñồng bằng là 500 ñồng = 1 kg muối.
96
Theo lời bà Hồ Thị Thín, 83 tuổi, Tân Tường, Cam Thành, Cam Lộ-tư liệu ñiền dã ngà y
01/05/2008.
97
Qua sự hệ thống các nguồn tài liệu: Dương Văn An, phiên dịch Bùi Lương, Ô châu cận
lục (Sài Gòn: Văn hoá Á Châu xuất bản, 1961); Lê Quý ðôn, Phủ biên tạp lục, Tlñd; Quốc
sử quán triều Nguyễn, ðại Nam thực lục (tập 2), Tlñd; Quốc sử quán triều Nguyễn, ðại
Nam thực lục (tập 5), Tlñd; tư liệu ñiền dã, tháng 5/2008 v. v.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
196
Hành trình 10 năm tiếp cận

Các mốc thời gian Hàng hoá miền ngược Hàng hoá miền xuôi
Ngà voi, lông ñuôi trĩ, trầm mắm, muối, cá khô, nước
hương, hương nén, da trâu, sáp mắm, nồi ñồng, chiêng,
ong, mật ong, sừng trâu, sừng ché, gốm, mã não, bạc,
Nhà Nguyễn tê, nhựa thông, da hươu, nhung thoa, xuyến, rìu, rựa, dao,
hươu, lông ñuôi công, tộc cuốc
(1558- 1945) hương, hồ tiêu, sa nhân, ñậu
khấu, mây, song, ngựa, trâu, vải
hoa làm màn, bạch mộc hương,
gai, da thú, cùng các thứ thổ
cẩm hoa trắng, vải bông trắng,
vải bông xanh, lá nón, bí xanh,
nếp, thóc ñen v. v.
Chiến tranh (Pháp- Mây, song, tre, măng, lá nón, mắm, muối, cá khô, nước
Mỹ) mai rùa, nhung hươu, mật ong, mắm, nồi ñồng, chiêng,
sáp ong, gạc nai, trâu, nếp, tiêu, ché, rìu, rựa, dao, cuốc, áo
(1945-1975)
ớt, bí ñao, bí ngô, thuốc lá, bạc, quần, trang sức, chén bát,
heo, gà, trâu, ñồng nát soong nồi nhôm, rượu, bật
lửa
1975 ñến nay Mây, măng, nấm meo, nếp, mắm, muối, cá khô, nước
bắp, bí ñao, bí ngô, thuốc lá, mắm, mì tôm, rìu, rựa,
mật ong, cà tím, ớt, ñu ñủ, liềm, dao, cuốc, áo quần,
chuối, mít, sắn, phế liệu giày, dép, trang sức (ñồng
hồ, vòng, cườm, khuyên,
kẹp, cài), mỹ phẩm, thuốc
gói, chén bát, soong nồi,
rượu, bật lửa, ñồ nhựa,
thuốc tây, dầu thắp , áo
mưa v. v.

Thống kê trên ñây cho thấy, chủng loại và mức ñộ quý hiếm của các
mặt hàng từ miền núi về ngày càng vơi dần; nhiều lâm sản quí hiếm ñã hoàn
toàn biến mất, thay vào ñó là những sản vật thời kỳ trước chưa ñược chú ý
khai thác. Cơ hội ñổi lấy những mặt hàng có giá trị cao của muối, theo ñó,
cũng giảm dần theo từng mốc thời gian, dù nó luôn là mặt hàng ñược người
Thượng ưu tiên lựa chọn:
ðể kịp phiên chợ, hàng hóa ñược người Thượng gùi về chiều
hôm trước, nghỉ lại một ñêm tại nhà người quen (trong ñó có
gia ñình tôi), sáng sớm hôm sau về chợ. Họ thường gùi ớt
tươi, cà tím, mật ong, thuốc lá, nếp v. V. về chợ ñổi các nhu
yếu phẩm cần thiết như muối, mắm, rựa, áo quần, cá khô,
ñường bánh v. V. Số sản vật phần lớn dành ñể ñổi muối, sau
ñó mới là các thứ khác. Trọng lượng muối ít nhiều tùy theo

Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
197
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

khả năng gùi của mỗi người. Số muối mua ñược sẽ chia cho
anh em họ hàng mỗi người vài loong, dè xẻn ñủ ăn trong một
thời gian ngắn, ñể rồi tiếp tục cuộc hành trình trong những
phiên chợ sau. 98
Ngược lại, ngoài muối và các nhu yếu phẩm, ñể ñáp ứng nhu cầu ngày
càng phong phú của người miền ngược, người Kinh cũng phải thay ñổi cơ
cấu hàng hoá theo hướng ngày càng ña dạng hơn.
Từ nửa cuối những năm 80 của thế kỷ XX, muối và các nhu yếu phẩm
truyền thống không còn là khó khăn lớn ñối với các tộc người thiểu số, nhất
là trong bối cảnh hệ thống giao thông ñi lại ñược nâng cấp, xây dựng. Muối
ñã ñược mang ñến tận các bản làng, thậm chí ñược chính phủ cấp miễn phí.
Tuy vậy, tâm lý sợ thiếu muối vẫn còn hiện hữu trong cách nghĩ của họ:
“muối ñược người Thượng ñến các ñại lý mua lần một ñến hai tạ, ñể sẳn
trong nhà. Họ sợ thiếu muối lắm.” 99
Có thể hình dung sự biến thiên của cơ cấu nguồn hàng và tỷ giá trao
ñổi muối tại chợ phiên Cam Lộ qua biểu ñồ sau:

35
30
25 Hàng miền
ngược
20
15 Hàng miền xuôi
10
Tỉ giá
5
0

Liền kề phía Nam của trục trao ñổi giàu truyền thống này chính là
trục sông Ô Lâu nổi tiếng. Con sông này hiện ñược lấy làm ranh giới ở
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, tuy rằng không lớn, nhưng lại là dòng chảy
khá quan trọng khi hệ chi lưu của nó lan toả ñến các bản làng miền
thượng, và mang một tên gọi khác là Pahy-tên của nhóm tộc người thuộc
tộc người Pacoh-Tà Ôi cư trú ở vùng thượng nguồn. Trong lịch sử, người

98
Theo lời bà Hồ Thị Thín, 83 tuổi, Tân Tường, Cam Thành, Cam Lộ-tư liệu ñiền dã của
Hoàng Thị Ái Hoa ngày 01/05/2008.
99
Theo lời bà Hồ Thị Liễu, 74 tuổi, thương nhân người Kinh, Cam Lộ Thượng, tư liệu ñiền
dã của Hoàng Thị ái Hoa, ngày 02/05/2008.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
198
Hành trình 10 năm tiếp cận

Pahy từng là bộ phận cư dân năng ñộng, góp phần ñáng kể vào sự nhộn
nhịp của mạng lưới trao ñổi trên khu vực này, khi họ ñóng vai trò trung
gian, và trực tiếp buôn bán với người ñồng bằng lẫn người vùng cao; hoặc
trở thành những “thông dịch viên” trong những cuộc ngã giá giữa kẻ mua-
người bán. “Trao ñổi lao ñộng” là mặt hàng phổ biến ở tuyến sông này. Sự
tinh ranh trong hoạt ñộng trao ñổi giúp người Pahy thu ñược nhiều nguồn
lợi lớn, “cán cân thương nghiệp” luôn chiếm tỉ lệ cao trong ñối sánh với
“nông nghiệp hoả canh”, chính vì thế, nhiều bộ phận người Pahy ñã dành
hẳn mối quan tâm ñến việc tìm kiếm nguồn hàng hoá lẫn thị trường, và
dùng lợi nhuận thu ñược thuê mướn nhân công lao ñộng trên nương rẫy
của họ.
Trên khu vực trung Trung bộ, trục trao ñổi dọc sông Thu Bồn nối
liền khu vực núi rừng phía Tây về cảng thị Hội An và ðại Chiêm Hải
Khẩu trở thành ñầu mối quan trọng của nguồn hàng ñổ về cửa ngõ khu vực
bắc Tây Nguyên.
Ở tuyến trao ñổi này, các sản phẩm có nguồn gốc từ núi rừng phía tây
rất ña dạng và phong phú: từ những thứ phổ biến như lúa, ngô, quả, củ, mây,
cau, ñót, trầu, lá nón v. v. ñến những sản vật quý hiếm có giá trị xuất khẩu
như hồ tiêu, quế, nhựa thông, trầm hương-“gỗ của các vị thần,” tốc hương,
bạch mộc hương, tô nhũ hương, biện hương, mật ong, sừng tê, ngà voi, da
trâu, sừng trâu, nhung nai, da hươu cái, lông ñuôi chim công, lông ñuôi
chim trĩ, thổ cẩm trắng, thổ cẩm xanh, v. v. những ñặc sản xuất khẩu của
vương quốc Champa qua trao ñổi với các tộc người miền núi. 100 Các loại
sản vật này sau khi “ngưng tụ” tại các ñiểm trao ñổi, chợ, chợ phiên, v. v.
theo dòng Thu Bồn và các chi lưu lớn nhỏ, tập trung về các trung tâm cảng
thị. Có thể nói, ñó là cơ sở ñể cư dân ñồng bằng, ven duyên, thiết lập nên hệ
thống buôn bán ngoại thương vào thời kỳ thịnh ñạt với sự góp mặt của các
thương nhân ấn ðộ, Hoa, Nhật Bản, Ả Rập, Tây phương v. v. ở khắp cảng
thị miền Trung, ñặc biệt là Hội An.
Chúng ta có thể hình dung con ñường trao ñổi hàng hoá xuôi-ngược như
sau:

100
Lê Quý ðôn toàn tập, Phủ biên tạp lục, Tlñd; Quốc Sử Quán triều Nguyễn, ðại Na m
Nhất Thống Chí (tập 2) (Huế: Nxb. Thuận Hoá, 1992).
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
199
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

B
T Â
N
Thæång
laïi

CHÅÜ ÂÁÖU MÄÚI


CHÅÜ PHIÃN

CHÅÜ THË
CAÍNG

Thæång
laïi Chuï thêch:
: Tuyãún xuáút kháøu
: Tuyãún nháûp kháøu
: Trao âäøi âäúi læu
: Trao âäøi træûc tiãúp åí chåü

Sơ ñồ trên cho thấy, trên một ñịa vực cư trú rộng lớn-khu vực phía tây
tỉnh Quảng Nam, hiện tượng trao ñổi diễn ra không ñồng ñều giữa các làng
mà phụ thuộc vào vị trí và tính năng ñộng của từng thành viên trong mỗi
làng cụ thể.
Những hàng hoá ngược lên vùng cao, ngoài cá, mắm khô, muối,
ñường mía, vải, chiêng, ché, sản phẩm ñúc-rèn v. v. còn ñược bổ sung một
số mặt hàng nhập khẩu như lấy các mặt hàng vải sợi, gốm, mã não, thuỷ
tinh, ñồ ñồng, bạc v. v.101 Trong ñó muối, mắm, cá khô ñược xem là mặt
hàng thủ ñắc của thương nhân ven duyên, mang tính chất sống còn ñối với
ñịa bàn này miền núi, ñặc biệt là muối. Sự phổ biến và quan trọng của muối
ñến mức nó ñược ñưa vào sử dụng như vật trao ñổi trung gian. Hơn nữa,
tính chất sống còn của “con ñường muối” ñối với hầu hết các tộc người
thiểu số, cho thấy hoạt ñộng trao ñổi ở ñây xuất hiện từ rất sớm, một “tảng
nền truyền thống” và có tầm chiến lược.
Cùng với chiêng, ché, trâu luôn là mặt hàng trao ñổi quý giá ñối với
các cộng ñồng cư trú ở ñây. ðầu thế kỷ XX, mỗi làng Katu ñều có chăn nuôi
trâu nhưng không phục vụ ñủ nhu cầu ñời sống tín ngưỡng cho nên phải giải
quyết qua trao ñổi. Những năm làng tổ chức nhiều lễ lớn, già làng phải huy

101
Hầu hết, những sản phẩm kim loại (dao, rựa, kiềng, nồi, chiêng v. v. . .) trong trao ñổi
xuôi ngược ñều có nguồn gốc từ các làng ñúc-rèn nổi tiếng ở miền Trung như làng Phước
Kiều (ðiện Phương, ðiện Bàn), Gia Cát (Quế Phong, Quế Sơn) ở Quảng Nam; Phường
ðúc (Tp. Huế), Hiền Lương (Phong Hiền, Phong Hiền) ở Thừa Thiên Huế; Phước Tuyền
(Cam Lộ, Quảng Trị) v. v.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
200
Hành trình 10 năm tiếp cận

ñộng toàn bộ nhân lực vào rừng khai thác sản vật về trao ñổi trâu cho lễ hiến
sinh. So với những mặt hàng khác, sự di chuyển của “con ñường trâu” ñược
hình thành từ ba nguồn chính là từ Lào qua, dưới ñồng bằng lên và Tây
Nguyên sang.
Trong tuyến trao ñổi hàng hoá ñông-tây, trên từng vị trí cụ thể, quy
mô và tính chất trao ñổi mua bán của từng bản làng diễn ra không ñồng ñều
và không giống nhau. Những bản làng toạ lạc trên vị trí cực tây-phía núi
rừng hoặc xa tuyến trao ñổi [A], quy mô và tính chất trao ñổi sẽ khác so với
những bản làng ở gần ñồng bằng hoặc gần tuyến trao ñổi [B]. Ở những bản
làng [A], hình thức vật ñổi vật sẽ diễn ra phổ biến và mỗi cá nhân tự trao ñổi
vật phẩm tương ứng, cần thiết với nhu cầu của mình. ðiều này khác biệt với
bản làng có toạ ñộ cư trú thuận lợi [B] khi nơi ñây bắt ñầu xuất hiện những
nậu hàng-những người ñứng ra tập trung, tích cóp vật phẩm dành cho những
ñợt trao ñổi quy mô trong phạm vi làng hoặc ở chợ phiên. Và tất nhiên, tính
cộng ñồng trong trao ñổi ở những làng [A] bao giờ cũng lớn hơn làng [B],
khi từng ñoàn người cùng nhau ñi ñổi hoặc chia sẻ cho nhau những phẩm
vật cần thiết trong thời gian chờ ñợi lần trao ñổi tiếp theo.
Trong tuyến trao ñổi này, bản làng của các tộc người thiểu số là ñiểm
trên cùng và vẫn là hoạt ñộng phi thương nghiệp, hay ñúng hơn là yếu tố
thương mại giảm dần và mất hẳn trong hành trình ñi về phía tây, nơi vốn
ñược xem là hậu phương rộng lớn của thương cảng Hội An.
Tuy nắm giữ nguồn hàng quan trọng và cần thiết, nhưng tính chất trao
ñổi ở những bản làng người thiểu số chỉ dừng ở mức ñộ vật ñổi vật, ñiều này
cũng ñồng nghĩa với việc trong bản làng không hề tồn tại yếu tố kinh tế
thương nghiệp và không có bản làng nào giàu lên từ thương nghiệp. Vị trí của
người dân làng/người thiểu số cũng chỉ dừng lại ở mức thoả mãn nhu cầu của
cá nhân và cộng ñồng bản làng mình ñang sống chứ không phổ biến loại
thương lái chuyên nghiệp luôn tính toán tích luỹ và lợi nhuận từ sự chênh lệch
giá cả hay giá trị hàng hoá. Tất nhiên, trong bản làng vẫn tồn tại người có
nhiều phẩm vật qua trao ñổi, nhưng ñiều này cũng không làm cho họ giàu lên.
Sự phân hoá cũng không diễn ra gay gắt trong bản làng ở những người thực
hiện việc trao ñổi mua bán với người phi thương nghiệp bởi sự chi phối của
tính cộng ñồng. Những cái trao ñổi ñược, người có hoặc sẽ cùng chia sẻ cho
những người khác khi túng thiếu với tinh thần tương trợ; hoặc sẽ là “của
người khác trong tương lai” qua các cuộc hôn nhân, ñáp lễ giữa các cá nhân
khác làng trong các mối quan hệ cá nhân. Bởi sự giàu có ñược tính trên chuẩn
số lượng chiêng, ché, chuỗi cườm, nồi ñồng, con trâu hay vòng bạc, v. v.
những vật phẩm dùng trong nghi lễ hay những dịp quan trọng, nhiều hơn là
trên nhu cầu cái ăn, cái mặc thường nhật.

Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
201
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

Chúng ta có thể nhìn thấy rõ ñiều này qua bảng thống kê sản vật trao
ñổi của cộng ñồng tộc người Katu ở miền tây Quảng Nam.
Cấp Hoạt ñộng trao ñổi
ñộ Hàng hóa ðối tượng ðịa ñiểm Hình thức Mục ñích Tính chất
Sản vật- ðồng bào Quán gió, Sản vật Sử dụng Trao ñổi
lương thiểu số sân làng, khai thác: nhu cầu
1
thực, (không Gươl vật trao ñổi (phi
muối, chuyên trung gian thương
dụng cụ nghiệp) nghiệp)
sản xuất
Sản vật- ðồng bào Ngã ba, Sản phẩm Sử dụng Trao ñổi
chiêng thiểu số ñiểm dừng sản xuất: và trao ñổi giá trị (phi
2
ché, mã (chuyên chân, chợ vật trao ñổi thương
não nghiệp) phiên trung gian nghiệp)
v.v...
Sản vật- Người Bến sông, Tiền vốn: Buôn bán, Trao ñổi
vàng, tiền miền xuôi chợ vật trao ñổi tích lũy giá trị
3
(thương trung gian kiếm lời (bán
nhân trong thương
nước) nghiệp)
Hàng hoá Người Cửa biển Tiền thặng Buôn bán, Thương
xuất-nhập miền xuôi (cảng, dư: vật trao tạo ra nghiệp
4
khẩu (thương phố, chợ ) ñổi trung thặng dư
nhân trong gian
ngoài
nước)

Ở người Katu, hệ thống các vật phẩm trao ñổi rất phong phú, tuy
nhiên, chủ yếu vẫn là các sản vật từ thiên nhiên như mật ong, trầm hương,
sừng tê, ngà voi, lông chim, lúa, ngô, quả, củ, mây, ñót, mật, cau, hồ tiêu,
gỗ, vàng, bạc. . . và vắng bóng sản phẩm thủ công như vải dệt, gùi ñan bởi
chính sức sống của nó.
MỘT SỐ MẶT HÀNG PHỔ BIẾN
TRONG HOẠT ðỘNG TRAO ðỔI XUÔI-NGƯỢC

TT Xuôi Công dụng Ngược Công dụng


1. Muối, Gia vị, thực phẩm, chữa Mật ong Gia vị, thực phẩm,
mắm bệnh, bảo quan thức ăn chữa bệnh
2. Chiêng Lễ vật cưới, sinh hoạt
cộng ñồng
3. Rìu Chặt cây phát rẫy,làm Sáp ong Chữa bệnh
nhà

Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
202
Hành trình 10 năm tiếp cận

4. Rựa Phát cây, cắt, chặt Mật gấu Thuốc chữa bệnh
5. Lao ðâm trâu, săn thú Ngà voi Trang trí
6. Kiềng Nấu bếp Lông chim Trang trí
7. Ché ðựng rượu, ñồ dùng; lễ Kỳ nam Vị thuốc
vật cưới
8. Trâu Cúng tế, cưới, nộp phạt, Hồ tiêu Gia vị
hội hè
9. Mã Trang sức Quế Vị thuốc
não
10. Hạt Trang sức Chay Phụ gia
cườm
11. Vòng Trang sức Trầu, cau Chữa bệnh, ăn
bạc
12. Nồi Nấu, ñựng Mây ðan lát, lợp nhà
ñất
13. Nồi Nấu, dựng, lễ vật Lá nón ðan nón
ñồng
14. Vải Làm viền áo Nấm, măng Thực phẩm
trắng
15. Chiếu Gia dụng, lễ vật cưới ðót ðan chổi
16. v.v... Lòn bon Trái cây ăn
17. Sản phẩm dệt Trang phục, gia dụng
18. v.v...
(Nguồn: Lê Anh Tuấn, tư liệu ñiền dã, tháng 8/2004)
Trên lộ trình giao thương ñông-tây, hoạt ñộng trao ñổi hàng hoá diễn ra
với tính chất và cấp ñộ không giống nhau. Ở vùng cao, các thương lái tiếp xúc
trực tiếp với phần lớn dân làng hoặc qua trung gian, chỉ dừng lại ở hình thức
trao ñổi hàng lấy hàng, nhằm thoả mãn nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Bên
cạnh ñó, một số không nhiều và ít phổ biến những thương nhân chuyên
nghiệp người thiểu số có tích luỹ vốn và hàng hoá ñể buôn bán những mặt
hàng thu ñược ở phía tây với các trung tâm thị tứ và bến cảng. Hình thức giao
thương này phản ánh yếu tố thương nghiệp ñã không trở thành phổ biến hoặc
tạo nên nhân tố thúc ñẩy sự phát triển kinh tế ở các làng bản vùng cao.
Nếu ở vùng thấp, mọi hoạt ñộng trao ñổi, mua bán ñều thông qua vật
trung gian là tiền (hàng-tiền-hàng), thì hình thức trao ñổi chính ở vùng cao
là hàng ñổi hàng trực tiếp, bằng phương thức thoả thuận và quy ước với

Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
203
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

nhau. Trong trao ñổi, mua bán, nếu người Tây Nguyên mới biết ñến bạc,
tiền trong thời gian gần ñây. Ngày xưa cả thuế cũng ñược ñóng bằng hiện
vật (da súc vật, lợn v. v.). Mọi việc mua bán, ñến hiện nay vẫn vậy, ñều tiến
hành bằng trao ñổi hiện vật, thì ở các tộc người bắc Trường Sơn cũng ở tình
trạng tương tự.
Với cơ cấu hàng hoá như ñã trình bày, ñội ngũ thương lái có thể tạo
nên sự trao ñổi sòng phẳng trên mặt nhu cầu, nhưng về giá trị kinh tế thì
hoàn toàn ngược lại. ðiều này ñã tạo nên sự biến thiên về tỉ giá hàng hoá
trao ñổi ở vùng cao so với các bến, cảng. 102 Hơn nữa, không có chuẩn giá trị
trao ñổi cố ñịnh giữa các loại hàng hoá, giữa các vùng (xa/gần), và thay ñổi
theo mùa vụ (trữ lượng hàng hoá) cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. 103
Chính vì thế, trong trao ñổi ở vùng cao, vật trao ñổi trung gian là sản vật
khai thác; ở vùng giữa, trong cơ cấu vật trao ñổi trung gian ñã bắt ñầu xuất
hiện sản phẩm sản xuất; ở vùng thấp, với sự xuất hiện thương lái, vật trao
ñổi trung gian ñã có sự thay ñổi lớn, ñó là tiền như với tư cách là vốn; ở các
cảng thị, tiền với tư cách là giá trị thặng dư ñã thực sự phổ biến trong các
hoạt ñộng giao thương. 104

102
Trong ñiều kiện khai thác khó khăn, và nguồn lâm sản ngày càng cạn kiệt, việc xác ñịnh
ranh giới sở hữu các vùng sản vật là vấn ñề tối quan trọng. ðó cũng là nguyên nhân nảy
sinh mâu thuẫn, tranh chấp, xung ñột về quyền lợi giữa các bản làng, bên cạnh những mâu
thuẫn về quyền lợi trong buôn bán, ñổi chác. ðây chính là căn nguyên của những lầm ñụng
ñộ giữa các nhóm tộc người vùng cao, trung và thấp; giữa dân làng Liatiăh và Padấu, giữa
làng Liatiăh và Aró (Avương); giữa người Kinh và Thượng v. v. Tục lệ săn máu, dần về sau
có thể là cách người Katu tạo ra uy thế cho mình trên hoạt ñộng trao ñổi, bởi rong những
nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của tục săn ñầu, trả ñầu, yếu tố kinh tế luôn chiếm tỉ lệ
cao. Các ñịa ñiểm thương lái người Kinh hay bị trả ñầu như thác Bà ðen, thác Cạn, dọc
sông Bung, Khe Tre, Phường Giữa là một ví dụ. Quách Xân, “Giặc mùa”, Tlñd.
103
Kết quả khảo sát cho thấy, nếu ở vùng thấp, ñổi 1 cái rựa lấy 1 ống mật, nhưng lên vùng
cao, 1 cái rựa có thể ñổi ñược 3 ống mật. Tương tự, nếu vùng thấp, con trâu 6 gang chỉ ñổi
ñược 1 tấm tút, thì ở vùng cao là từ 2 ñến 3 tấm (ở Lào, con trâu 6 gang ñổi ñược 1 tấm tút
có halung [trang trí hạt cườm bằng chì] rất giá trị). Mặt khác, do ảnh hưởng từ yếu tố thời
vụ khai thác, nhiều thương lái Kinh ñã phải linh ñộng hơn trong phương thức trao ñổi với
ñồng bào, như “cho mượn”, trao ñổi “nợ” v. v. cho ñến chuyến ñi tiếp theo sẽ thu lại.
104
Một trong những nguyên nhân phản ánh ñặc ñiểm của các hoạt ñộng trao ñổi diễn ra ở
ñây là hệ thống ñơn vị ño lường ñơn giản trong hoạt ñộng sản xuất và trao ñổi của ñồng
bào. ðương thời, các tộc người ở Trường Sơn không biết cách tính trọng lượng (nặng/nhẹ),
mà chỉ có các ñơn vị tính dung lượng (nhiều/ít), kích thước (ngắn/dài, lớn/nhỏ) mang tính
ước lượng. Tuy nhiên, ñồng bào có sự vận dụng hết sức linh hoạt, thể hiện tính chất ña
dụng trong việc sử dụng ñơn vị tính-công cụ ño lường, trao ñổi, tính toán. Mặt khác, việc sử
dụng một số dụng cụ như là những ñơn vị ño lường, phản ánh tư duy trực quan của họ.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
204
Hành trình 10 năm tiếp cận

Trong mối giao thương ñông-tây/miền xuôi-ngược, chúng ta có thể


hình dung mạng lưới trao ñổi với những cấp ñộ khác nhau như sau:

CÁÚP ÂÄÜ IV CÁÚP ÂÄÜ III CÁÚP ÂÄÜ II CÁÚP ÂÄÜ I

B
T Â
N

CAÍNG BIÃØN
Chuï thêch: Trao âäøi âäúi læu
Trao âäøi læûa choün
Xuáút — nháûp kháøu

MIÃÖN NUÏI TRUNG DU ÂÄÖNG BÀÒNG DUYÃN HAÍI

Trong mạng lưới này, bản làng người thiểu số chính là ñơn vị cơ sở cung
cấp hàng và nhận vật trao ñổi từ thương lái, hay nói cách khác ñịa ñiểm trao ñổi
diễn ra trong phạm vi bản làng. Trong trường hợp ñiểm trao ñổi ngoài làng, sẽ
xuất hiện những người trực tiếp mang hàng ñi, nhưng ñó thường là cá nhân ñại
diện cho nhu cầu và sự chung góp của cả làng trong những phẩm vật mang
theo. Người ñược uỷ nhiệm ñại diện thường có khả năng giao tiếp, hiểu ñược
những ngôn ngữ khác.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, giá trị trao ñổi có sự biến
thiên giữa các loại hàng hoá, giữa các vùng (xa/gần), theo mùa vụ (trữ lượng
hàng hoá) và nhu cầu (ñối tượng) v. v.; nghĩa là không có chuẩn giá trị trao
ñổi cố ñịnh, nó bị quy ñịnh bởi vật trao ñổi trực tiếp.

Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
205
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

Trong sinh hoạt, sản xuất và trao ñổi, người thiểu số thường sử dụng
các ñơn vị cơ bản và phổ biến như gang tay, cánh tay, sải chân, các loại gùi
v. V. ñể ño kích thước trọng lượng của vật dụng, con vật, lương thực v. V.
Người Katu dùng gang tay (Tr'pang têi) ño kích thước gia súc, vật dụng;
dùng dụng cụ arây ñể tính khối lượng và diện tích rẫy; dùng dụng cụ ô hoặc
chờ rõ ñể ñong muối; dùng ống tre ñể ñong mật ong; dùng ñơn vị muôn,
thin ñể tính số lượng mây, trầu, lá nón, ñót v. v.; khoảng cách xa gần ñược
tính bằng thời gian ñi/buổi hoặc ngày v. v.18 Ngoài ra, người thiểu số còn sử
dụng các ñơn vị tính của người Kinh làm trung gian.
TỈ GIÁ VÀ ðƠN VỊ TRAO ðỔI MỘT SỐ MẶT HÀNG
Ở VÙNG TÂY GIANG (QUẢNG NAM)
Mặt Chiêng Ching Chiếu Kiềng Muối Trâu Rựa Rìu Khuyên Ché
hàng (cái) (cái) (cái) (cái) (ô) (gang) (cái) (cái) tai (cái)
(ðVT) (ñôi)
Mật ong 50=1 10=1 1=2 3=1 1=3 60=6 2=1 5=1
(ống)
Sáp ong 2=1 2=1
(khối)
Chay 1=1
(khoanh)
Lợn 2=1 3=1
(gang
tay)
Gà (con) 1=1
Trầu 2=1 250=1 300=1 200=1
(thin)
Tút (sải 1=6
tay)
v.v...
(Nguồn: Lê Anh Tuấn, tư liệu ñiền dã, tháng 8/2004)

18
Arây là một loại gùi cỡ nhỏ, ñan bằng mây, hình trụ (15-20x25cm) ñược người Katu sử
dụng phổ biến trong sinh hoạt cũng như sản xuất, chứa một trọng lượng tương ñương
10kg. Ô và Chờ rõ là những dụng cụ ñựng, cao 10 cm, ñường kính khoảng 12-15cm,
ñựng khoảng 0,25 kg. Cụ thể, chúng ñược quy ñổi như sau: 1 ñâl (gùi lớn) = 2 apớ
(thúng) = 12 arây =120 chờ rõ (gùi nhỏ); 1 arây = 10 ô (gùi nhỏ) = 10 kg (Tây Giang,
Quảng Nam; Nam ðông, Huế) v. v.
Muôn là một ñơn vị tính khá thông dụng ở người Katu vùng cao (xã Avương, Lăng), với
các tỉ lệ tính ñổi như sau: 20 lá trầu = 1 xâu, 5 xâu = 1 thin, 10 thin = 1 muôn = 1000 lá;
100 sợi mây = 1 gút (bó), 10 gút = 1 muôn = 1000 sợi mây; 100 muôn = 1 vạn v. v.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
206
Hành trình 10 năm tiếp cận

Mạng lưới trao ñổi trên trục sông Thu Bồn ñược mở rộng theo ñiều
kiện thuận lợi của giao thông thuỷ, bộ, từ thượng nguồn về ñên hạ lưu. Dọc
theo các lưu vực sông, một thị trường trao ñổi chằng chịt ñược thiết lập, với
nhiều ñịa danh ñã ñi vào lịch sử ở miền trung như bến Giằng, bến Hiên, chợ
Trung Phước, Tuý Loan, Ái Nghĩa, chợ Tam Kỳ [chợ Man] (Quảng Nam);
các thung lũng bằng phẳng giữa các ngọn núi, nơi gặp gỡ của những lối mòn:
ðại Lộc, Mỹ Lược, Túy Loan; các chợ ở Hà Tân, An Mỹ, Hà Nha thu hút
nhiều người ñến buôn bán.105 Thu Bồn ñược xem là dòng chảy của sự trao ñổi
ñông và tây trong thời kỳ cực thịnh và mà Katu là một trong những tộc người
ñược xem quan trọng trong việc tạo dựng mô hình “hệ thống mạng lưới trao
ñổi ven sông”.
Bên cạnh nhân tố tự nhiên, sự lựa chọn ñịa ñiểm trao ñổi theo xu
hướng giao thông tiện lợi (hơn là chú ý ñến giá trị) của các tộc người thiểu
số, ñã chi phối ñến sự hình thành mạng lưới trao ñổi nội vùng. Các hoạt
ñộng trao ñổi diễn ra giữa các tộc người cận cư như Katu, Tà Ôi, Ve, Triêng
v.v... (Quảng Nam); Katu, Pacoh, Tà Ôi, Vân Kiều (Trị-Thiên); các ñiểm
trao ñổi ở vùng cao thường ñược thiết lập tự do, không theo ñịnh kỳ, vừa cố
ñịnh vừa không cố ñịnh, sao cho thuận tiện với mùa vụ, với thời tiết, với hạt
ñộng săn bắn, khai thác rừng của chính họ hơn là ñáp ứng nhu cầu của
thương nhân miền xuôi. Có lẽ vì thế, ở miền Trung nói chung và vùng
thượng nguồn nói riêng, xuất hiện nhiều ñiểm trao ñổi, chợ phiên.
Từ nguồn Ô Gia [Vu Gia] ở Giằng chảy xuống là sông Bung, còn gọi
là sông Cái, từ Hiên chảy xuống là sông Vàng còn gọi là sông Con...
Sông Bung và sông Vàng gặp nhau tại ñò Ba Bến ở Hà Tân và bao
bọc Hà Tân ở giữa. Làng Hà Tân giống như một lá cờ xéo gọi là tam
giác châu. ðây là một ñiểm quan trọng giữa ngã ba sông và ngã ba
ñường bộ [ñường xuống huyện lỵ ðại Lộc và ñường lên Hiên-Giằng].
Từ trong nam ra bắc, ñi ñường trên ñều ra chỗ này cả. ðây cũng là
ñường chiến lược số 14 [thời Pháp thuộc mới làm ñến ñó]. 106
Tất cả, ñều xuôi về cảng thị Hội An.

105
Người Katu vùng cao (xã Lăng, A Vương) thường ñi dọc sông Bhua (sông Con), nghỉ ở
bến Pic arâng hay xuống tận vùng Cà Dăng, An ðiềm, ðại Lãnh (ðại Lộc) khoảng ba ngày
ñường, theo lộ trình: Lăng-Ma coi-Bà Lừa-A Xờ-Cà Dăng. Hoặc ñi lên vùng cao, sát biên
giới (A Xan, Ch'um); hoặc ñi sang vùng Ria (Pic ria) phía bắc (vùng Nam ðông, Thừa
Thiên Huế).
106
Nguyễn Q. Thắng, Quảng Nam ñất nước nhân vật (Hà Nội: Nxb. Văn hoá, 1996), tr. 63-
64.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
207
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

ðối với thị trường “ngoại vùng,” trong thực tế, mạng lưới trao ñổi có
thể mở rộng ñến những ñịa bàn xa xôi như Tây Nguyên, sang tận Lào, Thái
Lan, Cambodia trong những thế kỷ trước, mà ngày này ta có thể nhận diện
qua dấu tích của sự hiện diện của các “con ñường muối,” “con ñường hồ
tiêu,” “con ñường trầm hương,” v. v. trong ký ức các thương gia. ðịa bàn
cung cấp, trao ñổi hàng hoá trong quá khứ không bị ràng buộc bởi biên giới
quốc gia, nên ñã hình thành nên hệ thống các ñiểm trao ñổi và tầng lớp
thương lái ở nhiều cấp ñộ khác nhau.107
Các hoạt ñộng trao ñổi kinh tế nơi ñây không phải chỉ dừng lại ở mức
thoả mãn nhu cầu sinh hoạt ñời sống hằng ngày của các cộng ñồng dân cư
mà còn là tiền ñề cho các tiểu quốc ven biển thời cổ ñại hình thành các trung
tâm cung cấp lâm thổ sản cho thương thuyền nước ngoài. Như vậy, có thể
nói, chính mối quan hệ giao thương ñông tây ñược hình thành khá phổ biến
và rất phát triển, là cơ sở thiết lập nên “hệ thống mạng lưới trao ñổi ven
sông,” mô hình kinh tế thương nghiệp ñặc trưng vùng Trung bộ thời kỳ tiền
Việt. Rất nhiều làng mạc, các trung tâm trao ñổi ñược hình thành dọc các
con sông ra ñến cửa sông rộng lớn mà ở ñó, các trung tâm thương mại hay
cảng thị ñược hình thành, có quan hệ với các tiểu vùng khác bằng ñường
biển, vừa là ñầu mối giao dịch hải thương quốc tế.

montagnes

F *
F *
E
E

*
D

D
D

C C
*
D

*
C C
* C
C

*
B

B
*
A
A

MER
E cha nges avec l ’exteïr leur

(Nguồn: Pierre-Yves Manguin, “Les cités-états de l’Asie du Sud-Est côtière: De


l’ancienneté et de la permanence des formes urbaines,” Tlñd).

107
Những tay thương lái nổi tiếng khu vực như Kon Dunốp với hàng trăm con voi hoạ t
ñộng trên một thương trường xuyên quốc gia ở Tây Nguyên; hay sự có mặt của những
chiếc cồng chiêng gốc Myanmar trong bộ nhạc gõ A Ráp ở Ayunpa; các loại mã não, cườm
có gốc từ Tây Á v. V. ñã nói lên bối cảnh trao ñổi thương mại ñương thời.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
208
Hành trình 10 năm tiếp cận

ðiểm trao ñổi nổi tiếng ñược nhắc ñến nhiều trong thương lộ ñông-
tây Quảng Nam là chợ phiên Hội Khách, ở về phía tây huyện ðại Lộc với
sự góp mặt của nhiều tầng lớp thương nhân (Hội: tụ họp; Khách: người nơi
khác ñến). ðây là một thung lũng nhỏ nằm cạnh sông Vu Gia, sông Con và
sông Bung chảy từ Hiên qua Giằng, có hệ thống giao thông thuỷ-bộ thuận
lợi, nối vùng ñồng bằng với 2 huyện miền núi (Nam Giang và ðông
Giang), rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao ñổi buôn bán. Mỗi tháng 2
phiên, ñồng bào gùi lâm thổ sản xuống ñể ñổi muối, công cụ, vải và một số
hàng thiết yếu khác. 108
Khác với vùng Tây Nguyên chủ yếu sử dụng voi trong vận chuyển
hàng hoá, hay thi thoảng như ở vùng Cam Lộ-Ai Lao, ở ñịa hình tây
Quảng Nam lại dựa vào hệ thống thuỷ lộ. Phương tiện vận chuyển của các
thương nhân là thuyền trong những chuyến ñi xa với khối lượng hàng hoá
lớn. ðối với ñồng bào thiểu số, họ thường ñi bộ gùi hàng theo các lối mòn,
với từng nhóm nhỏ khoảng hai ñến ba người có họ hàng. Khi về nếu hàng
hoá nhiều họ thuê một số người giúp. Hình ảnh từng ñoàn người thiểu số
gùi hàng ñi trao ñổi như ở các tộc người Tây Nguyên là rất ít. Vì thế, ngoài
tâm lý sợ lạ và nhu cầu trao ñổi, phương thức di chuyển này khiến ñồng
bào thường không ñi ñược xa. ðó là một trong những nguyên nhân góp
phần hình thành nên mạng lưới trao ñổi với ñội ngũ trung gian ñông ñảo.
Xung quanh trục sông Thu Bồn, con ñường trao ñổi dọc sông Trà
Bồng, Trà Khúc (Quảng Ngãi) với cá, mắm, muối, chiếu v. V. là nguồn
hàng phổ biến trên những chiếc ghe buôn. Chợ ðồng Ké (Tịnh Giang –
Sơn Tịnh-Quảng Ngãi) ñược xem là khu chợ rất lớn ñối với người thiểu số
miền Tây Quảng Ngãi. Trên tuyến trao ñổi này, mục tiêu của những
thương thuyền của người Hoa là ñặc sản của những làng quê nằm trong
lưu vực sông và biến chúng thành những mặt hàng xuất khẩu quan trọng:
ñường phổi, phèn, cát nổi tiếng và hạt cau ñược dùng làm thuốc bắc.
Ngoài ra, nguồn lâm sản là củi ñốt cũng ñóng vai trò quan trọng trong
tuyến trao ñổi này. Củi rừng ñược khai thác bởi người H’rê, chở theo
ñường sông ñến chợ Củi, ñây chính là ñầu mối cung cấp nguồn chất ñốt
cho ñịa phương và khu vực.
Xa hơn về phía nam, một tuyến ñường bộ khác hình thành không căn
cứ trên dòng chảy làm trục lộ, trục lộ nối liền ðồng Ké-Sơn Hà- Sơn Tây-
Kon tum mang dáng dấp của con ñường giao lưu và giao thoa văn hoá khi
nó là tuyến trao ñổi biển-ñồng bằng – núi ñặc trưng của khu vực này, và

108
Quách Xân, “Giặc mùa”..., Tlñd.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
209
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

tộc người H’rê, Ca Dong trở thành trung gian trao ñổi với những tộc người
sống cao hơn.
Mắm, muối, rượu ở miền xuôi ñược bày bán tại chợ ðồng Ké, khi có
ñược nguồn hàng này, người H’rê mang trao ñổi với người Ca Dong lấy
trâu, bò, mây, trầu v. v. Người Ca Dong lại ñem mắm, muối, rượu lên trao
ñổi ở Kon tum và mua chiêng, ché, khố v. v. của người Ja rai, bởi chiêng
của người Ja rai tiếng hay hơn chiêng mua từ ñồng bằng. Mối quan hệ trao
ñổi này dựa trên quan hệ họ hàng, qua sự thăm hỏi và ñánh tiếng những
mặt hàng cần thiết. Chính vì thế, hành trình mang hàng trao ñổi thường
diễn ra trong thời ñiểm giữa năm hoặc cuối năm-những thời ñiểm kết thúc
vụ mùa sản xuất.
Trong bất kỳ một tuyến trao ñổi nào, muối luôn là mặt hàng ấn
tượng, những người từng trao ñổi ở vùng H’rê nói rằng: “ði ñến vùng núi
có người H’rê, có muối thì họ rất quý và ñổi ñược nhiều gạo hơn, một ang
muối ñổi ñược ba ang lúa.”109
4. “Tảng nền truyền thống” và những hệ luỵ mang tính lịch
sử
Trong mối tương quan giữa “biển” và “rừng”, dù rằng mỗi một ñịa
vực thủ ñắc cho mình một lợi thế, và khó có thể so sánh, nhưng nếu nhìn
từ “muối biển”, sự kém thế ở khu vực phía tây miền Trung Việt Nam là
vấn ñề dễ dàng nhìn thấy.
ðịa bàn cư trú của các tộc người miền núi miền Trung lẫn các quốc
gia ðông Nam Á Lục ñịa, từ ấn ñịnh của ñịa lý, dù muốn hay không vẫn bị
bao bọc bởi một “vành ñai muối” trải dài khắp bờ biển Việt Nam với rất
nhiều diêm trường một thời nổi tiếng. 110 Trong lịch sử, các bộ phận người
tiền trú-cư dân của các tiểu quốc Champa, và sau ñó là các lớp người Việt
ñã ñiều phối, nắm lấy sự cương toả của vành ñai này, trong mối tương
quan rằng muối mỏ là thứ rất hiếm trên khu vực lục ñịa, hoặc, nếu có, sự
khai thác cũng hữu hạn. 111 Chính vì thế, từ rất sớm, trên ñịa bàn miền

109
Tài liệu từ cuộc trao ñổi với Nhà nghiên cứu Trần Hoài, cộng tác viên Trung tâm Việ n
Viễn ðông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội.
110
Xem thêm: Nguyễn Thăng Long, “Tìm hiểu các diêm trường ở miềm Trung qua thư
tịch,” trong Thông tin Khoa học, Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, số tháng
3 (2008): 72-85.
111
Muối, tài nguyên của nước Lào, là ñối tượng của một nền nội thương mãnh liệt.
Chuyên chở trên sông hay bằng ñường bộ, ñược giao tại các chợ miền cao hay trong
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
210
Hành trình 10 năm tiếp cận

Trung ñã diễn ra mối quan hệ khá ñặc thù giữa biển và rừng, khi cư dân ở
hai khu vực này ñều cần lẫn nhau những thứ vốn ñược xem là “trời cho”
trên ñịa bàn cư trú. Tuy rằng, sự chông chênh trong quan niệm lẫn cách
nhìn vẫn hiện hữu: người miền núi cần muối biển ñể duy trì sự sống, trong
mối quan hệ với người ñồng bằng cần lâm thổ sản ñể làm giàu v. v. ðấy
chính là căn nguyên của mạng lưới trao ñổi ở miền Trung Việt Nam, khi
người miền núi buộc phải mạo hiểm bước ra khỏi phạm vi cư trú của cộng
ñồng ñể kiếm tìm nguồn sống bằng cách trao ñổi, và như một quy luật, tất
cả các hướng ñi ñều miền Trung Việt Nam, nơi hiện diện rất nhiều vựa
muối lẫn cảng thị.
Vùng duyên hải miền Trung Việt Nam là lối ra biển của phần
phía ñông ðông Nam Á lục ñịa. Vì vậy, mà con ñường giao
thông ven biển trong thời kỳ này (thế kỷ thứ I) có thể ñược
xem như tuyến bổ sung cho tuyến giao thông ñường bộ. Từ thế
kỷ thứ II, khi mà cuộc sống ñô thị của cả hai thế giới ñã trở nên
hưng thịnh và ngành hàng hải Ấn ðộ ñã phát triển, hai thế giới
trở nên xích lại gần nhau hơn. Những thành thị ven bển như
Adaman và các cảng thị nam Trung Quốc ñã có những liên hệ
khá mật thiết thông qua bán ñảo Malacca. Dọc theo bờ biển
bán ñảo Malacca và bờ phía ñông vịnh Thái Lan ñã từng hình
thành những ñô thị ñầu tiên và sau ñó, vương quốc Phù Nam
ñã nối thông hai tiểu trung tâm liên thế giới ñó bằng ñường
hàng hải. Những hàng hoá ñến và ñi từ Phù Nam tới Trung

các làng mạc người Bolovén (?), nó là tiền tệ trao ñổi giữa các thương gia người Lào và
con buôn ñịa phương. . . .
Tại miền Trung Lào, cách Viên chăn 60 km về phía Bắc, gần làng Ban Keun, tại Ban
Bo, một số lớn các giếng nước mặn ñược ñào xuống ñất như ñột bằng một cái ñột lỗ.
Các giếng này ñược cung cấp nước từ các mạch nước mặn, bên trên có một giàn bằng
tre: những cái bơm2 và mương nước ñưa một thứ chất lỏng màu lục nhạt và ñặc vào
trong các nồi nấu rất lớn. Sau khi ñun sôi và bốc hơi, muối ñược thu lại và ñóng gói tại
làng. Ở trên một ụ ñất, nằm cao hơn vùng ñất có ñào giếng, có dựng một cái nhà sàn,
gọi là “Ho Bo”, nhà ở của các thần mỏ muối. Xem thêm: Charles Archaimbault, “Une
Cérémonie en l’honneur des génies de la mine de sel de Ban Bo (Moyen Laos)
(Contribution à l’étude du jeu de Ti-K’i),” in Bulletin de l’École francaise d’Extrême-
Orient, Paris, Tome 48 No.1 (1956): 221-232. Bản dịch của Nguyễn Thị Thuý Vy “Một
nghi lễ dành cho thần mỏ muối tại bản Bó (Trung Lào) gắn liền với nghiên cứu trò choi
Ti-K’i,” trong Thông tin Khoa học, Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế,
số tháng 3 (2008): 158-175.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
211
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

Quốc ñược trung chuyển qua Lâm Ấp nằm trên vùng duyên hải
miền Trung của Việt Nam. 112
Lệ thuộc bởi muối, và như một hệ luỵ tất yếu, trở nên lệ thuộc luôn
những kẻ nắm giữ nguồn muối. Vấn ñề này không phải không diễn ra
trong lịch sử, và trên thực tế, không nằm ngoài ý ñồ của người thủ ñắc thế
mạnh của mình. Mối quan hệ song phương giữa “rừng” và “biển” ñôi lúc
diễn ra yên ả bằng những cuộc ñiều ñình và thoả thuận trên tư cách cá
nhân lẫn cộng ñồng, nhưng cũng có lúc, những lúc bất ñồng, xung ñột
không phải là không nảy sinh bởi sự ñộc quyền và tỉ lệ trao ñổi bất hợp lý
giữa kẻ có-người cần. Sự hiện diện của rất nhiều thành luỹ cổ dọc các trục
sông-trục giao thông-giao thương-giao lưu văn hoá trên ñịa bàn miền
Trung, hay sự xuất hiện của Tĩnh Man Trường Luỹ ở phía Tây Quảng
Ngãi, có thể xem là phương cách cần thiết ñể ñiều tiết, cũng như giải quyết
hiệu quả vấn ñề này. 113
Như ñã ñề cập, trước khi những ñoàn lưu dân Việt bước qua dãy
Hoành Sơn, miền Trung ñã là ñịa bàn của những mối quan hệ trao ñổi
nhộn nhịp, ñiều kiện cốt yếu mang lại sự phồn thịnh cho những cộng ñồng
người bản ñịa trong một giai ñoạn lịch sử. Với ñiều kiện ñịa lý ñặc thù, dù
muốn hay không, một bộ phận không nhỏ người Việt nam tiến ñã phải kế
thừa, tiếp biến và nhận lấy những nền tảng thương mại vốn có như một
phương thức kiếm tìm sinh kế. Li Tana ghi nhận về quan hệ này như một
ví dụ trong mối tương quan giữa Việt-Chăm:
Ngựa là một trong những mặt hàng quan trọng nhất của người
Champa ñược lấy từ Việt Nam […] Mặt hàng phổ biến nhất mà
người Việt trao ñổi là ñổi ngựa lấy muối. Cuốn Lingwaidaida
ñã ghi nhận rằng: người Fan (một thuật ngữ khác ñể chỉ người
man rợ) ñã bán ngựa cho triều ñình hàng năm ñể ñổi lấy một số
mặt hàng như muối và bò. 114
Và,

112
Sakurai Yumlo (1996), “Thử phác dựng cấu trúc lịch sử của khu vực ðông Nam Á
(thông qua mối quan hệ giữa biển và lục ñịa)”, trong Tạp chí Nghiên cứu ðông Nam Á, số
04, trang 43.
113
Nguyễn Phước Bảo ðàn, “Thành Lồi ở Huế: Từ vị trí toạ lạc ñến bối cảnh Thuận Hoá
buổi ñầu (những tư liệu lịch sử và ñiền dã),” Tlñd.
114
Li Tana, “A View From The Sea: Perspectives On The Northern And Central
Vietnamese Coast”, Tlñd, tr. 6.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
212
Hành trình 10 năm tiếp cận

Các tiểu quốc thời Champa sống ở vùng ven duyên hải miền
Trung không phải ñược nhấn mạnh ở hoạt ñộng nông nghiệp,
mà chủ yếu là kinh tế biển qua khai thác hải sản, vận tải và ñặc
biệt là trao ñổi thương nghiệp. 115
Tiếp nhận vùng ñất và thiết lập sự quản lý trên bức tranh xen cư giữa
người Việt và bản ñịa tiền trú, nguồn lợi to lớn từ những trục lộ trao ñổi
vốn có, ngay từ lúc ñầu ñã ñược các chúa Nguyễn lưu tâm và chú tâm khai
thác. Một giả thiết ñược ñặt ra với vị trí của hệ thống dinh phủ thời Tiên
chúa Nguyễn Hoàng trên vùng ñất Quảng Trị, nơi nổi trội vị thế của cảng
Cửa Việt/Cửa ðại An, bộ mặt của tiểu quốc Amaravati một thời, ñể rồi sau
ñó, chính sách ky my ñối với vùng núi rừng phía tây xuất hiện trong chính
sách thượng vụ nhằm quản lý nguồn lợi có từ trao ñổi, trong tư thế kẻ
thống trị ở phía ñông ñộc quyền và toàn quyền chi phối những sản vật từ
biển. 116 Những phương sách nhằm quản lý nguồn muối ñộc quyền cũng
ñược ñặt ra, và muối biển trở thành một trong những tặng phẩm ñầy ân
sủng của các chúa Nguyễn dành cho các thổ quan nếu những vị này cai
quản tốt các dân Man và thực hiện ñầy ñủ thuế lệ quy ñịnh:
Bốn Man (Cha Bôn, Thượng Kế, Trầm Bồn và Xương Khâm
thuộc hai châu Sa Bôn và Thuận Bình, hằng năm phải nạp ñủ
thuế lệ, thì nhà nước phát cho ba quan cổ tiền (tiền ñồng xưa),
một tấm ñoạn hồng cẩm, hai tấm lụa thuế, tiền quản tượng một
quan, một con heo ñược thay thế tiền là ba quan, nước mắm ba
tĩn, gạo hai bao, muối hai lâu. Nếu nơi nào không nạp ñủ số
thuế, thì không ñược cấp phát những vật hạng kể trên. . . .
Lệ ñịnh ở ñạo Man Vanh tương tự: nếu hằng năm nạp ñủ thuế
lệ thì ñược phát tiền mười quan, một tấm ñoạn hồng cẩm, hai
tấm lụa thuế, một tấm sa màu dương liễu, một quan tiền quản
tượng, một con heo ñược thay thế bằng một quan tiền, năm tĩn
nước mắm, hai tĩn rượu, hai lâu muối và hai bao gạo. 117

115
Xem thêm: Nguyễn Hữu Thông (2004), “Văn hoá miền Trung Việt Nam: từ một các h
tiếp cận”, trong Kỷ yếu Hội nghị Thông báo Khoa học lần I, Huế: Phân viện Nghiên cứu
Văn hoá Nghệ thuật tại Thành phố Huế & Khoa Lịch sử Trường ðại học Khoa học Huế,
tháng 2.
116
Thành Thế Vỹ ghi nhận rằng, cảng Cửa Việt dưới thời chúa Nguyễn có năm cập bến ñế n
42 thuyền của Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ ðào Nha, Champa, Philippin, Mã Lai. . . Thành
Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVI-XVII-XIX (Hà Nội: Nxb. Sử Học, 1961).
117
Lê Quí ðôn, Phủ biên tạp lục, Tlñd, tr. 12.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
213
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

Thế nhưng, không phải cứ ñến thời chúa Nguyễn, mạng lưới trao ñổi
ở miền Trung Việt Nam mới ñược lưu tâm quản lý. Nguyên Hoà năm thứ
14 (1546), sau khi làm trấn thủ Quảng Nam, Bùi Tá Hán ñã thực thi nhiều
chính sách mềm dẻo ñối với biên cương và vùng ñất xa, trong ñó:
Lập các nơi giao dịch, những ñịa phương có dân Kinh và
Thượng sống gần nhau thì mở chợ phiên cách nhật, ñể cho
người Thượng cũng như người Kinh ñem thổ sản, lâm sản hàng
hoá tới buôn bán, trao ñổi. 118
Những chủ trương ñược thực hiện dưới thời Bùi Tá Hán cho thấy
tầm quan trọng của mối quan hệ trao ñổi xuôi-ngược. Dưới thời các chúa
Nguyễn, với ý ñồ cát cứ, quyết tâm tận dụng những nguồn lợi vốn có từ
mạng lưới này ñể gầy dựng thực lực, thực hiện hoài bão của mình, công
cuộc dịch chuyển dần hệ thống thủ phủ về phía nam ñã khiến tầng lớp lãnh
ñạo xứ ðàng Trong tiếp cận gần hơn với những diễn biến sôi ñộng ñang
hiển hiện từ trục sông Thu Bồn, Hội An, ðại Chiêm Hải Khẩu v.v.
Chúng tôi cho rằng, trên khu vực nam Hải Vân, khi chứng kiến sự
nhộn nhịp của thương cảng Hội An, hẵn các chúa Nguyễn ñã nhìn thấy sâu
xa nguồn sinh lực của nó và ý thức rất rõ “thế mạnh của mình”. Nhiều kế
sách ñược tiến hành nhằm phong toả, quản lý, ñiều tiết nguồn lợi lâm thổ
sản qua “chiếc chìa khoá-muối”, và gần như tất cả mối lợi thu ñược ñều
ñược quy ñổi thành súng ñồng-phương tiện chiến tranh khá hiếm hoi,
nhưng thường mang lại hiệu quả quyết ñịnh trong quan hệ buôn bán với
Hà Lan. 119 Việc cử Nguyễn Cư Trinh làm Tuần phủ Quảng Ngãi, hay việc

118
Phủ tập Quảng Nam ký sự (Tư liệu thư tịch và di tích về nhân vật lịch sử Bùi Tá Há n
[1496-1568]) (Quảng Ngãi: Sở Văn hoá Thông tin Quảng Ngãi xuất bản, 1996), tr. 29.
119
Trong lịch sử, muối là một mặt hàng chiến lược ở ñồng bằng ven biển miền Trung, trở
thành nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước: “Ven biển trấn Thuận Hoá ñều có
ruộng muối, ñều tuỳ lò hiện có, theo lệ 1 lò 1 sào thì thu 1 sọt, nửa sào thì thu muối 1
mủng, không ñầy nửa sào thì thu nửa mủng. Một lò mà 2 sào thì thu 1 sọt trở lên thì thu
dần lên, ñó là thuế diêm ñiền (ruộng muối). Hai xã Diêm Trường, Phụng chính huyện Phú
Vang, theo ngạch cũ hàng năm 56 sọt mà ruộng tam bảo thì miễn cả; xã Xuân Mỵ huyện
Minh Linh theo ngạch cũ hàng năm 168 sọt, lễ 15 sọt, sọt ñều mặt ruộng một thước, cao 1
thước 7 tấc.” Lê Quý ðôn toàn tập, Phủ biên tạp lục, Tlñd, tr. 228.
Năm 1776, Lê Quý ðôn ñã ghi lại rất nhiều loại thuế thu trên bộ phận thương nhân và lực
lượng những người tham gia vào mạng lưới trao ñổi, căn cứ vào ñấy, bộ phận những
ngườinày phải chịu rất nhiều loại thuế khác nhau: thuế thổ ngơi, thuế ñồn, thuế thu trên vốn
buôn bán v.V. Ví như, một thớt Voi ñi qua ñồn Tuần Ba Trăng phải chịu 2 quan tiền thuế
ñồn, 2 quan tiền công phác, 1 quan 4 tiền thuế thổ ngơi, 2 tiền 24 ñồng tiền ñầu quan, cộng
tất cả là 4 quan 6 tiền 24 ñồng. Từ nguồn thu này, Lê Quý ðôn cho rằng “nếu giảm nhẹ
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
214
Hành trình 10 năm tiếp cận

bồi ñắp những thành luỹ có từ thời Bùi Tá Hán là những ñộng thái ñể quản
lý nguồn sản vật, mở cho chúng lối ñi duy nhất về cảng thị Hội An. 120
Bởi sự nhộn nhịp của mạng lưới trao ñổi, nguồn lợi to lớn của nguồn
hàng lâm thổ sản, nhằm quản lý và thu thuế các bộ phận “Man thuộc”,
triều Nguyễn ñã ñặt ra chức vụ Thuoc- lai (thuộc lại?), Thu-ngu (Thủ-
ngữ), tong- dich / thong- dich (thông dịch), phu- trương (?), tông/tong-
nguôn (tổng nguồn ?), lãnh mãi v. v. Những tên gọi này thay ñổi qua từng
thời kỳ và có lúc bị bãi bỏ. 121 Việc có toàn quyền, và ñủ lý do ñể ñộc
quyền nguồn muối cùng hệ thống sản vật miền xuôi, ñã khiến không ít
những viên quan này tranh thủ thu lợi cho mình, tạo nên sự hà khắc ñối
với người miền Thượng, ñây cũng chính là nguyên nhân của nhiều cuộc
nổi loạn từ người thiểu số. 122 Ví như tỉ lệ % lợi nhuận từ muối-mặt hàng
chính trao ñổi ở Nha Trang cho thấy các thuộc lại lãi từ 50%-60%, nhiều

thuế tuần và thu thuế ñầu Voi thì có thể lấy Voi của nước Ai Lao ñến ñể dùng vào việc biên
giới, cũng thu ñược nhiều hàng quý và súc vật”. Ibid.,. 207.
120
Trong mô tả về Tĩnh Man Trường Luỹ ở miền tây Quảng Ngãi, ngoài chính sử triề u
Nguyễn; công trình nghiên cứu của Nguyễn ðức Cung (Nguyễn ðức Cung, Lịch sử vùng
cao qua Vũ man tạp lục thư, Tlñd), còn có những ghi chép sau:
“Luỹ ñoạn trường hay ñoạn trường luỹ: luỹ này ñi từ An Khang ñến Phú Khương miền tây
nam giáp ñất Mọi Minh Long, do ông Tả quân Lê Văn Duyệt ñắp năm Gia Long 18 ñể ngăn
Mọi. . . .
Về ñoạn trường luỹ, căn cứ theo tên gọi, bởi nó ñược ñắp thành những bảo riêng không
liền nhau dưới thời Bùi Tá Hán, ñến năm 1819 Lê Văn Duyệt tâu xin ñắp theo cái ñoạn
trường luỹ của ông Bùi Tá Hán một thành ñất dài, nam giáp phủ Bồng Sơn (Bình ðịnh),
bắc giáp Tam Kỳ (Quảng Nam). Dọc theo luỹ có hào trồng tre, phía trước luỹ là cõi Mọi,
phía sau là 115 sở bảo, rồi lựa dân thượng hạng các huyện ñặt làm 27 lân, có chánh phó
lân ñể hiệp với sáu cơ canh giữ và vỡ ruộng công trại cày cấy lấy lúa nuôi quân. Thành ấy
gọi là “Tĩnh Man trường luỹ,” tục thường gọi là Thành Mọi.” Nguyễn Bá Trác - Nguyễn
ðình Chi (chủ trương biên soạn), Khiếu Hữu Kiều, Nguyễn Trân, Phan ðình Thi (phụng
biên tập), Quảng Ngãi tỉnh chí, Nam phong tạp chí (1933), tr. 20, 36.
Câu chuyện về trường luỹ này kéo dài trong suốt thời Nguyễn về sau với sự xuất hiện của
Lê Văn Duyệt, ðỗ ðặng ðệ, hay Nguyễn Tấn v. v. cho thấy tầm quan trọng trong việc quản
lý của triều ñình phong kiến ñối với khu vực núi rừng phía tây miền Trung, tất nhiên, trong
lịch sử, vấn ñề kinh tế luôn song hành với an ninh quốc gia.
121
“Man thuộc” hay “Mọi thuộc” là từ dùng ñể những bộ phận người thiểu số ñã thiết lập
ñược mối quan hệ thống thuộc với triều Nguyễn, khác với “Mọi hoang”-ý chỉ những bộ
phận chưa lệ thuộc, còn “hoang dã,” “chưa thấm nhuần ñức ý” và “Mọi buôn”-bộ phận
người thiểu số tham gia vào mạng lưới buôn bán.
122
Xem thêm: Nguyễn ðức Cung, Lịch sử vùng cao qua Vũ Nam Tạp Lục Thư
(Philadelphia, Pennsylvania: Nhật Lệ xuất bản, 1998).
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
215
Nhận thức về miền Trung Việt Nam

hơn một ít so với vải bông 50%, ñồ sắt rèn 50%. 123 Hàng hóa ñổi lấy lợn,
trầu không, ngô, gạo, nhưng nhất là dây mây và sáp ong-những mặt hàng
giá trị trong xuất khẩu.
5. Thay lời kết luận
Vị trí ñịa lý ñã khoác lên cho miền Trung Việt Nam vai trò cửa ngõ
khu vực Ðông Nam Á lục ñịa và một phần nào ñó của cả châu Á nói
chung. Chính vì thế, nhiều huyết mạch giao thông xuyên sơn, xuyên quốc
gia bên cạnh hệ thủy lộ ñã ñược xác lập từ lâu ñời. Những “con ñường
muối” như từng ñề cập chính là hình ảnh sinh ñộng của các mối quan hệ
trao ñổi trên phạm vi ñịa phương lẫn liên vùng, liên quốc gia, khu vực và
quốc tế. Mạng lưới trao ñổi này vốn ñược ñề cập ñến trong rất nhiều sử
liệu, ñược nhiều “thế lực” kế thừa và phát triển, kể cả việc chấp nhận hao
tổn ñể tranh giành nó, khi manh nha ý ñịnh làm chủ vùng ñất này. ðấy
thực sự là “tảng nền truyền thống” khi nhận chân những thế mạnh của dải
ñất miền Trung.
Miền trung Việt Nam thường ñược nhắc ñến với nhiều khía cạnh ñặc
thù, một trong số ấy là hai dạng ñịa hình vốn rất xa lạ trong tâm thức
người nông dân Việt: “biển” và “rừng.” Hình ảnh của ñồng bằng cùng
những miền ñất phù sa phủ ñầy tâm thức khiến biển và rừng trở thành trở
lực trong việc sinh tồn. Nhiều thế hệ người Việt nam tiến ñã phải mặc
nhiên “thừa nhận,” và “chung sống” với nền tảng kinh tế vốn có ở vùng
ñất này, vốn ñược nhìn nhận như là xung lực tạo nên sự phồn thịnh một
thời. Nền thương nghiệp bản ñịa nhanh chóng ñược kế thừa, và phát triển
theo cách của người Việt.
Nhìn trên bản ñồ ðông Dương, nơi kết thúc của mọi ngả ñường cũng
chính kho muối khổng lồ, mà rất nhiều thế lực khi ñứng chân trên vùng ñất
này ñã nhanh chóng thâu tóm, quản lý nó ñể gầy dựng, xác ñịnh, và lan toả
quyền lực của mình. Của hiếm thường là của quý, những ñiều khó có thể
có, hay những cái phải nhọc nhằn lắm mới có thể có ñược, thường trở nên
vô cùng quý giá. Núi rừng lạ lẫm trong tâm thức, luôn bao chứa nhiều
hiểm hoạ, khiến nhiều sản vật từ nó trở nên hiếm hoi, nhưng lại mang lại
nhiều giá trị lợi nhuận trong mua bán. Từ bao ñời nay, kẻ thủ ñắc nguồn
lợi từ rừng luôn là người giàu có, mặc dù người Việt ñã ñúc kết rất chân
xác bằng câu nói “ăn của rừng-rưng rưng nước mắt.” Người miền
Thượng cũng không là ngoại lệ. Biển với họ chỉ tồn tại trong thần thoại và
những câu chuyện kể. Sự trắc trở về ñịa hình khiến hạt muối biển trở nên

123
Henri Maitre, Rừng người Thượng, Tlñd, tr. 500.
Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế
216
Hành trình 10 năm tiếp cận

hiếm hoi, và hơn thế, việc liên quan ñến nguồn sống ñã khiến hạt muối trở
nên quý giá trong thực tế cuộc sống, lẫn quan niệm của cộng ñồng.
Biển/muối-lâm sản/rừng: hai cực của con ñường/mạng lưới trao ñổi
nếu tính theo trục ñông-tây, và hai vùng trung gian/trung chuyển, nếu mở
rộng ra trên ñịa bàn nam-bắc. Vùng ñất bao chứa nguồn hàng ñược gọi tên
theo loại hàng hoá như cách ñịnh danh của người miền thượng. Những con
ñường trao ñổi ñược nhận diện theo tên loại hàng mà họ mang nặng trên
lưng. Lúc này, những ñơn vị hành chính thôn, xã, huyện v. v. trở nên lạ
lẫm, mà “xứ sở của muối,” “vùng muối,” hay “con ñường muối,” “con
ñường trầm hương,” “con ñường hồ tiêu,” “chiêng ché,” chỉ là một phần
trong một mạng lưới chằng chịt, lưu thông hàng hoá từ “kẻ có” ñến “người
cần,” một thời từng làm nên sức sống mãnh liệt cho dải ñất miền Trung.
N.P.B.ð

Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt nam tại Huế
217

You might also like