You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


***

TIỂU LUẬN
Môn: TRIẾT HỌC MARX-LENIN

Đề tài: Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Họ tên SV: Đỗ Khánh Ngân


Mã SV: 2112340607
STT: 41
Lớp: TRIE114(GD1+2-HK2-2122CLC.4
Khoá: 60
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Tùng Lâm

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2022

MỤC LỤC
Mục Trang
CHƯƠNG 1: LỜI GIỚI THIỆU.............................................................................................3
1.1............................................................................................................................................... Lý do chọn
đề tài.....................................................................................................................................3
1.2............................................................................................................................................... Mục đích
nghiên cứu...........................................................................................................................4
1.3............................................................................................................................................... Đối tượng
nghiên cứu...........................................................................................................................4
1.4............................................................................................................................................... Phạm vi
nghiên cứu...........................................................................................................................4
1.5............................................................................................................................................... Phương
pháp nghiên cứu..................................................................................................................4
1.6............................................................................................................................................... Đóng góp
nghiên cứu...........................................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA K.MARX VỀ TÍCH LUỸ TƯ BẢN.......................5
2.1. Nguồn gốc tích luỹ tư bản.................................................................................................5
2.2. Bản chất tích luỹ tư bản....................................................................................................5
2.3. Các nhân tố tác động quy mô tích luỹ..............................................................................5
2.4. Mối quan hệ giữa tích luỹ tư bản – tich tụ tư bản – tâp trung tư bản..........................6
2.5. Các hệ quả tích luỹ tư bản................................................................................................7
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN TÌNH HÌNH TÍCH LUỸ TƯ BẢN TRONG KINH DOANH
VIỆT NAM ...............................................................................................................................8
3.1. Khái quảt quá trình tích luỹ tư bản tại Việt Nam.............................................................9
3.2. Những hệ quả đạt được từ quá trình tích luỹ tư bản tại Việt Nam.................................10

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
....................................................................................................................................................11

KẾT LUẬN................................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................14
CHƯƠNG 1: LỜI GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thế giới mà ta đang sống, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng vận hành theo
một cách phức tạp. Thông qua việc nghiên cứu các quy luật chung nhất của thế giới,
triết học Mác – Lênin đã tìm ra mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên. Hệ sinh thái là
một mạng lưới chỉnh thể, hữu cơ, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa đất, nước
không khí và cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Nếu như trong một bước nào đó, tồn
tại sự bất ổn định sẽ gây ra hệ quả nghiêm trọng trong hệ thống. Con người và xã hội
xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Nhờ quá trình lao động, con
người khai thác, bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên, nhưng cũng trong quá trình đó, con
người có xu hướng gây tổn hại hay phá hoại chính môi trường sống của mình.

Trong thời kỳ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, với sự cải tiến
đột phá của khoa học kĩ thuật, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng
được nâng cao. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng ấy một mặt cải thiện đời
sống con người, mặt khác lại tạo áp lực lên môi trường tự nhiên. Các tác
động tiêu cực của đời sống xã hội lên môi trường tự nhiên là sự đánh đổi của
con người để lấy về sự phát triển nhất định về mặt kinh tế. Sự phát triển vượt
bậc nhờ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã gây ra những tác động
đáng kể đối với môi trường. Chính vì vậy mà trái đất - ngôi nhà chung của
chúng ta hiện nay với gần 8 tỷ người đang sinh sống, đang phải oằn mình
gánh chịu những hệ quả nặng nề do tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường
ngày càng gay gắt.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này nằm ở ý thức của con người. Dường như mọi người
đã quên mất rằng các mối quan hệ diễn ra giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới mà ta
đang sống luôn vận hành rất phức tạp. Chính vì vậy mà trong tiểu luận này, em đã chọn đề
tài “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện
nay” nhằm chỉ ra quan điểm của Mác- Lênin trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa tự
nhiên và xã hội để phân tích vấn đề môi trường và tác động của nó đối với sự phát triển
của nước ta hiện nay. Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Cô Nguyễn Thị Tùng Lâm đã giảng dạy
tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng vào bài tiểu luận này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu
luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến
đóng góp từ phía giảng viên để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng, em xin kính
chúc cô nhiều sức khỏe và thành công trên con đường giảng dạy.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:


- Chỉ ra chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội và có cái nhìn
toàn cảnh hơn về bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp góp phần thúc đẩy
nâng cao hiệu quả việc tích luỹ tư bản, sử dụng vốn trong sản xuất của các doanh nghiệp Việt
Nam.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
“Quan hệ giữa xã hội và tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường tại Việt Nam”
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng và hoạt động
thực trạng bảo vệ môi trường tại Việt Nam
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống hoá tài liệu
1.6. Đóng góp của đề tài
- Đòng góp về mặt lý luận: củng cố thêm hệ thống lý luận hiện có; làm phong phú thêm hệ thống lý
luận
- Đóng góp về mặt thực tiễn: trình bày, đánh giá, chỉ ra được các vấn đề của thực trạng.
- Đề xuất các giải pháp giải quyết được vấn đề tồn đọng của thực trạng…

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Mối liên hệ giữa tự nhiên và xã hội đã được con người quan tâm suốt hàng nghìn
năm qua, cho đến nay những quan niệm, ý kiến về vấn đề này ngày càng được chú
trọng hơn và đã trở nên hoàn thiện hơn bao giờ hết.
1. Khái niệm tự nhiên và xã hội
1.1. Khái niệm tự nhiên

• “Tự nhiên” nếu hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô
tận. Ở tầm vi mô, tự nhiên là thế giới bao gồm các loài sinh vật và các yếu tố sự
sống, là điều kiện cho sự ra đời, tồn tại và phát triển củta xã hội; chính vì vậy
mà xã hội loài người cũng là một bộ phận của tự nhiên. Ở tầm vĩ mô, tự nhiên
là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan
Con người người và xã hội loài người là một bộ phận cụ thể của tự nhiên.
Con người có nguồn gốc từ tự nhiên và sống trong tự nhiên. Quá trình tiến hóa
của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và tuân theo quy luật tiến hóa, trong những
điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động vật. Cũng như mọi sinh vật
khác, con người sống trong giới tự nhiên bởi con người là một sinh vật của tự
nhiên.
Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Không chỉ vậy, tự nhiên còn cung cấp cho con người môi trường sống, các
điều kiện thiết yếu để tồn tại và phát triển. Ngoài ra, thiên nhiên chứa đựng
những vật chất giúp con người tham gia vào hoạt động sản xuất nhằm duy trì
sự sống, nâng cao nhận thức, vốn hiểu biết của con người.

1.2. Khái niệm xã hội


• “Xã hội” là một bộ phận của tự nhiên, là hình thức vận động cao nhất của vật
chất.
 Theo quan điểm duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin, hình thái vận
động này lấy mối quan hệ gắn bó, ràng buộc của con người và sự tác động lẫn
nhau giữa người với người làm nền tảng.
 “Xã hội không phải gồm các cá nhân mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên
hệ và những quan hệ của những cá nhân đối với nhau’’- theo quan điểm của Mác.
 Bởi thế, xã hội tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào đều là sản phẩm của sự tác
động qua lại giữa các cá thể. Phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố
vô thức và bản năng tác động qua lại lẫn nhau còn trong xã hội, nhân tố
hoạt động của con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi
những mục đích nhất định.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội


Tự nhiên và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời.

2.1. Xã hội – bộ phận đặc thù của tự nhiên


 Theo định nghĩa, tự nhiên là thế giới vật chất tồn tại khách quan, do đó con
người và xã hội loài người là một phần của thế giới vật chất ấy, hay nói cách
khác là một bộ phận của tự nhiên.
 Nguồn gốc của con người là tự nhiên. Quá trình phát triển của tự nhiên đã
sản sinh ra sự sống và dựa theo quy luật tiến hóa, con người có xuất thân từ
động vật như các loài vượn, tinh tinh cổ. Con người cũng sống trong giới tự
nhiên như mọi sinh vật khác, ngay cả bộ não con người - một trong những cơ
quan lớn nhất và phức tạp nhất trong cơ thể con người, khiến con người trở
thành sinh vật thông minh nhất hành tinh cũng chính là sản phẩm cao nhất của
vật chất. Hay nói cách khác, chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát
triển của con người và xã hội loài người.
 Sự hình thành của con người đi kèm với sự hình thành của các quan hệ giữa
người với người, cộng đồng người dần dịch chuyển, thay đổi từ một cộng
đồng mang tính bầy đàn sang một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó
là xã hội. Đây cũng là quá trình biến từ vận động sinh học thành vận động xã
hội.
 Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấy mối quan
hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng.
Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với
nhau, là “sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con người”
Vậy xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên. Song bộ phận này có tính đặc thù thể
hiện ở chỗ: phần còn lại của tự nhiên chỉ những yếu tố vô thức và bản năng tác
động lẫn nhau; còn trong xã hội, nhân tố hoạt động là của con người có ý thức, có
hành động, có suy nghĩ và theo đuổi những mục tiêu nhất định chứ không phải
trong vô thức. Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính mình
mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên.
2.2. Tự nhiên – nền tảng của xã hội
 Xã hội và tự nhiên thống nhất nên có tương tác với nhau. Đây là một mối
quan hệ biện chứng hai chiều. Trước hết, ta hãy bàn về chiều thứ nhất: tác
động của tự nhiên lên xã hội loài người.
 Tự nhiên vô cùng quan trọng đối với xã hội bởi vì:
- Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội được hình thành
trong sự tiến hóa của thế giới vật chất.

Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự
nhiên đã cung cấp những điều kiện cần thiết như: nơi trú ẩn, thức ăn,
nước uống cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới có
thể cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản
xuất xã hội.
- Theo Mác, con người không thể tự sáng tạo ra bất cứ điều gì nếu
nhưng không có giới tự nhiên, hay nói cách khác nếu không có thế giới
hữu hình bên ngoài.
Tóm lại, tự nhiên đã cung cấp tất cả mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ mà
lao động của con người cần. Mà chính lao động đã tạo ra con người và xã hội,
do đó vai trò của tự nhiên đối với xã hội là vô cùng to lớn. Tự nhiên có thể tác
động gây thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hầu hết các hoạt động của con
người như sản xuất, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội.
2.3. Tác động của xã hội đến tự nhiên

 Tự nhiên tác động đến xã hội bao nhiêu thì xã hội cũng tác động lại tự nhiên
bấy nhiêu.
 Vì xã hội là một bộ phận của tự nhiên nên khi xã hội thay đổi thì tự nhiên
cũng thay đổi và ngược lại. Bên cạnh đó xã hội còn tương tác với những bộ
phận khác của tự nhiên một cách mạnh mẽ. Sự tương tác này thông qua các
hoạt động thực tiễn của con người trước hết là quá trình lao động sản xuất. Bởi
lao động là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình mà
trong đó con người làm trung gian, con người bằng hoạt động của chính
mình điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa mình và tự nhiên.
 Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở: tự nhiên cung cấp cho
con người điều kiện vật chất để tồn tại và tiến hành những hoạt động sản xuất.
Cũng chính trong quá trình sử dụng nguồn cung cấp của tự nhiên này,
con người đã tác động và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường xung quanh
mình. Hoạt động sinh sống và lao động sản xuất của con người trong xã hội
vô cùng phong phú và đa dạng, vừa có thể tác động tích cực tới tự nhiên
(trồng cây xanh, dọn dẹp phố xá) vừa có thể tác động tiêu cực (chặt phá rừng,
xả rác).
• Thực tế, xã hội luôn có tác động tới tự nhiên. Đặc biệt, với sức mạnh của khoa
học kĩ thuật công nghệ hiện đại, với một lượng dân số khổng lồ, sự tác động
này ngày càng trở nên mạnh mẽ. Mấu chốt ở đây là trong quá trình tác động,
con người cần biết điều chỉnh những hành vi của mình, điều tiết việc khai
thác, bảo quản những nguồn vật chất của tự nhiên, nếu không sẽ dẫn đến
sự mất cân bằng tự nhiên – xã hội.
2.4. Tự nhiên – con người – xã hội nằm trong một thể thống nhất

 Theo nguyên lí về tính thống nhất của thế giới thì mặc dù thế giới vô cùng phức
tạp và đa dạng vì được cấu thành từ nhiều những yếu tố khác nhau nhưng cuối
cùng thì bản chất, cốt lõi, ba yếu tố cơ bản nhất là tự nhiên, con người và xã
hội. Ba yếu tố này thống nhất với nhau trong một hệ thống, bởi chúng là môi
trường sống, có quan hệ với mọi chất trong vận động, không thể tồn tại mà
thiếu một trong ba.
 Thế giới vật chất luôn vận động và xoay vòng theo những quy luật, tất cả các
quá trình trong tự nhiên, con người và xã hội đều chịu sự chi phối của những
quy luật phổ biến nhất định. Chính các quy luật đó đã nối liền các yếu tố
muôn màu muôn vẻ của thế giới thành một chỉnh thể thống nhất vĩnh viễn
không thể tách rời, và luôn phát triển liên tục không ngừng trong cả không gian
và thời gian.
 Trong đó, con người chính là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên và
xã hội vì con người chính là sản phẩm của tự nhiên. Để trở thành một con
người đích thực, con người cần được sống trong môi trường xã hội, trong mối
quan hệ qua lại giữa người với người. Con người mang trong mình những
bản tính riêng của tự nhiên và bản chất của xã hội.

Con người là hiện thân của sự thống nhất.

 ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔI TRƯỜNG

1. Môi trường là gì?


1.1. Khái niệm

• Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhằm tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người và có ảnh hưởng tới đời sống sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người, thiên nhiên.
• Môi trường được tạo ra bởi các yếu tố (hay còn gọi là thành phần môi trường) sau
đây: không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh
vật, hệ sinh thái, các khu sản xuất, khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các Trong đó:
- Không khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái... là các yếu
tố tự nhiên (các yếu tố này xuất hiện, đồng thời tồn tại không phụ thuộc vào ý chí
của con người)

- Khu sản xuất, khu dân cư, di tích lịch sử… là yếu tố vật chất nhân tạo
(các yếu tố do con người tạo ra, tổn tại, phát triển phụ thuộc vào ý chí của
con người)

1.2. Phân loại môi trường

• Môi trường tự nhiên là tất cả những gì bao gồm tài nguyên thiên nhiên, bề mặt
đất, núi, đồng bằng, nước, đất, sa mạc, bão, lốc xoáy, núi lửa, đại dương, các
yếu tố khí hậu, v.v.
• Môi trường nhân tạo là một môi trường được tạo ra do con người để điều
chỉnh và giám sát các điều kiện môi trường nhất định.
1.3. Vai trò của môi trường
Môi trường có vai trò hỗ trợ cuộc sống và những hoạt động kinh tế của con người:
• Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống
và cách hoạt động sản xuất của con người.
• Môi trường là nơi chứa các chất thải và ô nhiễm từ những hoạt động sản
xuất và sinh sống của con người.
• Môi trường cung cấp các dịch vụ môi trường hoặc hệ sinh thái (như ổn định
khí hậu, toàn vẹn hệ sinh thái, đa dạng sinh học và ngăn cản bức xạ tia cực tím)
giúp hỗ trợ những sự sống trên Trái Đất mà không cần bất kỳ hành động nào
của con người.
•Có giá trị tâm lý, giải trí, thẩm mỹ, và tinh thần

2. Ô nhiễm môi trường là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường?
2.1. Ô nhiễm môi trường là gì?

• Là sự ô nhiễm của những thành phần vật lý và sinh học của hệ thống
Trái Đất hay bầu khí quyển đến mức các chức năng, hoạt động của môi
trường bị ảnh hưởng xấu.
•Các loại ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường nước
- Ô nhiễm môi trường không khí
- Ô nhiễm môi trường đất

- Ô nhiễm môi trường biển

2.2. Tại sao phải bảo vệ môi trường?

 Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta vì vậy việc giảm
thiểu
 Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta vì vậy việc giảm
thiểu sự phá hủy đến các hệ sinh thái là điều vô cùng cần thiết. Đó là nghĩa vụ
của mỗi cá nhân để bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm và các hoạt động khác
dẫn đến suy thoái môi trường.
 Hiểu rõ bảo vệ môi trường là gì, chúng ta có thể giảm nhẹ ô nhiễm. Một
trong những yếu tố nguy hiểm gây ảnh hưởng đến môi trường. Nó ảnh hưởng
đến chất lượng của thực phẩm dẫn đến việc chúng ta sẽ ăn phải các chất độc
hại.
 Môi trường còn có những tác dụng giúp bảo vệ hệ sinh thái. Những thay đổi
ảnh hưởng đến hệ sinh thái khiến cho nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng đòi hỏi
chúng ta phải bảo vệ môi trường.
 Bảo vê ̣môi trường là cách tốt nhất để bảo vê ̣thế hê ̣con cháu tương lai.

Không chỉ mang lại lợi ích cho con người cho nhiều thế hệ hiện tại; bảo vê ̣môi
trường cũng sẽ có lợi cho con cháu của bạn trong nhiều thế hệ tới. Hành tinh
này chính là di sản của chúng ta để lại cho thế hệ tương lai.

 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM


1. Thực trạng

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2021, Việt Nam
đang trong thời điểm vàng của quá trình phát triển đô thị, mức độ tăng trưởng
kinh tế nhanh trong giai đoạn 2016 – 2021 đã thúc đẩy phát triển đô thị cả về
lượng và chất. Bên cạnh những tác động tích cực mà quá trình đô thị hoá mang
lại, chúng ta đang gặp phải nhiều thách thức như: tình trạng quá tải trong sử dụng
hạ tầng; ùn tắc giao thông; úng ngập; đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường và
các tác động của BĐKH.
Phát triển đô thị nước ta có sự không đồng đều giữa các vùng và chênh lệch lớn
giữa các khu vực khác nhau về đặc điểm địa lý. Tình trạng quy hoạch các khu đô
thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng
nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường
đang ở mức báo động.
• Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên
60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
• Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ
sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng
được các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
• Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hoá phẩm,
thuốc nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên.
Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp Công ty TNHH gang
thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển làm gây chết hàng loạt hải
sản, đây là vụ gây ô nhiễm thu hút nhiều nhất sự chú ý của truyền thông năm
2016.

2. Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
 Ý thức của người dân
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều
người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi
trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà
nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã
bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không
ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ
- Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách
nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận,
không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô
nhiễm môi trường đáng kể.

- Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa
hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra
sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.
- Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý
bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại
môi trường.
- Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần
không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
• Đối với môi trường không khí
- Thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái đất nóng lên,
làm cho hiện tượng tan băng khiến nước biển dâng cao ảnh hưởng đến
cuộc sống của một số khu vực trên thế giới.
- Các hiện tượng ô nhiễm không khí khác như: Ô nhiễm khói bụi, khí thải ,…
làm sinh ra các bệnh đường hô hấp, ung thư da, …
•Đối với môi trường nước
- Nguồn nước bị ô nhiễm tùy theo mức độ có thể hủy diệt một phần hoặc
hoàn toàn các sinh vật sống trong đó.
- Nguồn nước bị ô nhiễm gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của con
người.
- Nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.
•Đối với môi trường đất
- Các loại cây trồng, hoa màu được trồng trên đất bị ô nhiễm sẽ không có
năng suất cao ảnh hưởng đến kinh tế hoặc có thể bị nhiễm bệnh, con người
ăn vào cũng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Môi trường đất bị ô nhiễm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm, thiếu nước
dùng cho sinh hoạt.
- Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ thu hẹp môi trường sống của nhiều loài động,
thực vật bị.
4. Giải pháp giải quyết vấn đề môi trường ở Việt Nam
 Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ
môi trường.
 Tăng cường quản lí nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường.
 Trồng cây xanh, trồng rừng tăng diện tích rừng phòng hộ.
 Xây dựng bể xử lí chất thải từ các khu dân cư, nhà máy.
 Xây dựng hệ thống hút bụi tại các khu công nghiệp.
 Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên.
 Bảo tồn đa dạng sinh học.
 Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ về bảo vệ
môi trường.
 Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

 Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.


KẾT LUẬN
 Qua bài tiểu luận trên, ta có thể rõ mối liên hệ mật thiết giữa xã hội loài
người và môi trường sinh thái. Môi trường và tự nhiên luôn có mối quan
hệ chặt chẽ, không thể tách rời và luôn tác động ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau. Môi trường sinh thái đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của
nhân loại và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người. Ngược lại, nhân
loại cũng có những tác động lớn đến môi trường, có khả năng thay đổi, cải
tiến hay tàn phá môi trường. Chính vì sự tác động qua lại này nên con người
càng phải có trách nhiệm bảo vệ, phục hồi và gây dựng môi trường cho ngày
càng tốt hơn. Vì bảo vệ môi trường cũng chính là con người đang giúp
cho sự phát triển, tồn tại của bản thân.

 Để bảo vệ môi trường Việt Nam nói riêng, và toàn thế giới nói chung, việc
tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân là vô cùng cần thiết. Ngoài ra,
các cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc, nghiêm chỉnh đề ra những luật
nghiêm khắc hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường.
 Mỗi người đều có thể góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào công
cuộc bảo vệ môi trường sống của chúng ta bằng những hành động giản
đơn như tái chế, sử dụng bình nước cá nhân hay di chuyển bằng các phương
tiện công cộng.
 Với tất cả những sự cố gắng từ phía chính quyền, từ doanh nghiệp và
quan trọng nhất là những cá nhân, môi trường sống của chúng ta sẽ ngày
càng được cải thiện, góp phần xây dựng xã hội phồn vinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Giáo trình ‘’Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin’’
2. Giáo trình logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học
3. Trang thông tin điện tử hội đồng lý luận trung ương
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/mot-so-van-de-ve-moi-
truong-o-viet- nam-hien-nay--thuc-trang-va-giai-phap.html

14

You might also like