You are on page 1of 5

Quản trị rủi ro kinh doanh:

Sử dụng phân tích hoà vốn có thể dùng để đánh giá rủi ro kinh doanh bằng cách cho thấy
sử dụng ảnh hưởng đối với EBIT và điểm hoà vốn khi các điều kiện kinh doanh thay đổi

Phân tích điểm hoà vốn:

Điểm hoà vốn tại đó doanh thu bù đắp toàn bộ các khoản chi phí bỏ ra. Hay điểm hòa vốn
là điểm mà tại đó doanh nghiệp không có lãi nhưng cũng không bị lỗ (lợi nhuận bằng 0).
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận = 0 (doanh thu=chi phí)

Mục đích: để xác định lợi nhuận hoạt động sẽ thay đổi như thế nào so với mức sản xuất
mà tại đó sản xuất thua lỗ chuyển sang có lợi nhuận.

EBIT= Doanh thu – Tổng chi phí

EBIT = DT – TCP = p.Q – (Q. Vu + F)

EBIT = Q x (p- Vu) – F


Q: số lượng đơn vị hàng bán
P: giá bán đơn vị sản phẩm
Vu: biến phí trên mỗi đơn vị sản phẩm
F: định phí
DT: doanh thu hàng bán

Điểm hoà vốn là mức doanh thu tạo ra thu nhập bằng không: EBIT = QB(P – V)F = 0

F
QB là sản lượng tương ứng với điểm hoà vốn QB =
P−V

Ví dụ: Với chi phí biến ban đầu 60VNĐ/sp


Có QB = 25.000sp
Với F = 1.000.000 vnđ
P = 100vnđ và V = 60vnđ
Khi biến phí tăng lên 68vnđ/sp
Thì QB = 31.250sp
Điều đó cho thấy doanh nghiệp phải chịu rủi ro về thua lỗ nếu chỉ bán được dưới 31.250
sản phẩm.
 Phân tích hòa vốn để phân tích những khả năng có thể lựa chọn về dự báo những ảnh
hưởng có thể xảy ra đối với hoạt động kinh doanh
 Phân tích hòa vốn được sử dụng hữu hiệu để đánh giá lợi nhuận của một sản phẩm
mới.
Mặt khác, cần phân tích xác suất xảy ra rủi ro do biến động thị trường và do quyết định
của quyết định đầu tư của nhà quản lý là cơ sở để người quản trị có quyết định phù hợp
với tính cách của mình cũng như của công ty.

Ví dụ: Công ty ALGOR một loại sản phẩm, có tài liệu dự kiến như sau:
Đơn giá bán một sản phẩm 250
Miễn phí một sản phẩm 150
Tổng định phí cả năm 1.000.000
Sản lượng tiêu thụ hàng năm dự kiến như sau

Điều kiện kinh tế Xác suất Sản lượng

Khó khăn 32% 10.000


Bình thường 36 % 15.000
Phát triển 32 % 20.000

Giá 1 cổ phiếu thường là 50


Lãi suất tiền vay 8%
Tổng tài sản 5.000.000
Nợ vay chiếm 30 %
Thuế suất thuế TNDN 25 %
Tính xác suất công ty bị lỗ?

Giải:
Lượng hoà vốn:

1.000.000
Q0 = = 10.000
250−150

Lượng tiêu thụ kỳ vọng cả năm:


Q = 10.000 x 32 % + 15.000 x 36 % + 20.000 x 32 % = 15.000

Độ lệch chuẩn lượng bán:


Q = √ 32 %(10.000−15.000)2 +32 % (20.000−15.000)2 +36 % (15.000−15.000)2 = 4.000

Dưạ biến phân phối chuẩn của lượng bán về phân phối chuẩn hóa:

X−μ 10.000−15.000
Z= = = -1.25
σX 4.000
Tra bảng phân phối chuẩn hay dùng máy tính sẽ tính được P(EBIT<0) = 10.56%.

Hạn chế:

- Kết cấu chi phí phức tạp


- Doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều sản phẩm
- Không quan tâm đến thời giá của tiền tệ
- Giá bán và biến phí có thể thay đổi theo mức sản xuất

 Xây dựng kết cấu chi phí hợp lý, phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của doanh
nghiệp, xu hướng biến động kinh tế trong tương lai
 Kết hợp với đoàn bẩy tài chính tại mức hài hòa về rủi ro và lợi nhuận.

Quản trị rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính

*Rủi ro tài chính:

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sử dụng vốn vay hay nợ vay, một mặt nhằm bù
đắp sự thiếu hụt vốn, mặt khác nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận của chủ sở hữu
(ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS), nhưng đồng thời cũng làm tăng thêm rủi ro
cho doanh nghiệp, đó là rủi do tài chính.

Rủi ro tài chính là sự dao động hay tính khả biến tăng thêm của tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu hoặc thu nhập trên một cổ phần và làm tăng thêm xác suất mất khả năng
thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí cố
định tài chính

Rủi ro tài chính là rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp không có khả năng chi trả các khoản chi
phí tài chính cố định như lãi vay, cổ tức cổ phần ưu đãi, chi phí thuê mua tài chính.

Ruỉ ro tài chính gắn liền với quyết định tài chính của doanh nghiệp hay là hậu quả của
việc sử dụng đòn cân nợ trong cấu trúc tài chính.
Rủi ro tài chính có thể triệt tiêu được nếu trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp được
tài trợ 100 % bằng chủ sở hữu.

You might also like