You are on page 1of 30

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BỘ MÔN VẬT LIỆU ĐIỆN- ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI: KIM LOẠI DẪN ĐIỆN ĐỒNG

GVHD: Ths. Phạm Xuân Hổ

Thực hiện: Nhóm 7

Huỳnh Thanh Đô 20151083


Nguyễn Thành Hải 20151358
Lê Hữu Đạt 20151350

- Tp Hồ Chí Minh, 4/2022 -


MỤC LỤC
Mở đầu ........................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. .......................................................................................................................... 1
3. Những nội dung chính. ....................................................................................................................... 1
1. Khát quát về sự dẫn điện .......................................................................................................... 2
1.1 Sự dẫn điện trong vật dẫn.................................................................................................................... 2
1.2 Khái niệm dòng điện, độ dẫn điện và điện trở. ................................................................................... 2
1.3 Sơ lược về các kim loại dẫn điện tốt: .................................................................................................. 3
1.3.1 Kim loại Bạc. ............................................................................................................................... 3
1.3.2 Kim loại Đồng. ............................................................................................................................. 4
1.3.3 Kim loại Vàng .............................................................................................................................. 4
1.3.4 Kim loại Nhôm:............................................................................................................................ 5
2. Kim loại đồng. ........................................................................................................................... 6
2.1 Tổng quan về Đồng. ............................................................................................................................ 6
2.1.1 Vị trí trong bảng tuần hoàn. ......................................................................................................... 6
2.1.2 Tính chất vật lí. ............................................................................................................................ 6
2.1.3 Mạng tinh thể của đồng. ............................................................................................................... 6
2.2 Thông số kỹ thuật của đồng. ............................................................................................................... 8
2.3 Công nghệ chế tạo Đồng ngày nay...................................................................................................... 8
2.3.1 Sản xuất đồng tấm cathode........................................................................................................... 8
2.3.2 Sản xuất dây dẫn đồng. .............................................................................................................. 11
3. Ứng dụng của các vật liệu kim loại đồng trong vật liệu dẫn điện hiện nay. ...................... 17
3.1 Ứng dụng của các vật liệu kim loại đồng trong vật liệu dẫn điện hiện nay. ..................................... 17
3.1.2 Làm dây dẫn điện ....................................................................................................................... 17
3.1.2 Bo mạch điện tử. ........................................................................................................................ 17
3.1.3 Tản nhiệt..................................................................................................................................... 18
3.2 Một số sản phẩm đồng có trên thị trường hiện nay. .......................................................................... 19
3.2.1 Dây dây dẫn Đồng. ..................................................................................................................... 19
3.2.2 Cáp đồng .................................................................................................................................... 24
3.2.3 Nam châm điện. ......................................................................................................................... 25
Kết Luận ...................................................................................................................................... 27
Tài liệu tham khảo. ..................................................................................................................... 28
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Xã hội phát triển, những loại máy móc và thiết bị điện ra đời đã đang có những
đóng góp vô cùng lớn, tiết kiệm sức lao động của con người. Thế nhưng để những thiết bị
điện tử này hoạt động thì điện năng là yếu tố quan trọng thiết yếu nhất. Điện năng đã và
đang có những vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất. Tất cả các
ngành nghề hiện nay từ thủ công đến chuyên nghiệp đều cần có sự tham gia của điện
năng. Điện năng hiện nay như một thành phần tham gia vào sản xuất không thể thiếu.
Cho dù ở bất cứ nơi đâu, thành phố hay đồng quê, nông thôn hay thành thị, vùng núi hay
hải đảo thì mạng lưới điện luôn là những điều cần thiết nhất. Cuộc sống của con người sẽ
chẳng được như ngày hôm nay nếu như không có sự tồn tại của điện năng tham gia vào
cuộc sống. Vì sự quan trọng của điện năng như thế thì vấn đề vật truyền tải năng lượng
điện cũng không kém phần quan trọng. Và kim loại Đồng là 1 trong những kim loại có
hiệu suất truyền tải điện năng tốt nhất nên nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài kim
loại đồng để nghiên cứu nhằm hiểu biết sâu hơn về các tính chất vật lí, hóa học cũng như
các thông số làm việc quan trọng.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Hiểu được tính chất vật lí, hóa học và các thông số làm việc của kim loại Đồng.
Song với đó và tìm hiểu về ứng dụng của các vật liệu kim loại Đồng trong vật liệu dẫn
điện hiện nay. Thông tin một số sản phẩm Đồng, có trên thị trường và công nghệ sản xuất
kim loại. Nhằm đưa đến cho người đọc 1 cái nhìn khách quan và sâu sắc về kim loại
Đồng.
3. Những nội dung chính.
Bài tiểu luận về “ Kim loại dẫn điện Đồng ” gồm những nội dung sau: Khái quát
về sự dẫn điện; Kim loại Đồng; Ứng dụng của các vật liệu kim loại Đồng trong vật liệu
dẫn điện hiện nay.
2

1. KHÁT QUÁT VỀ SỰ DẪN ĐIỆN


1.1 Sự dẫn điện trong vật dẫn.
Dẫn điện là khả năng của một môi trường cho phép sự di chuyển của các hạt điện
tích qua nó, khi có lực tác động vào các hạt, ví dụ như lực tĩnh điện của điện trường. Sự
di chuyển có thể tạo thành dòng điện. Cơ chế của chuyển động này tùy thuộc vào vật
chất, hiện tượng dẫn điện được quan sát có những sự khác biệt rất khác nhau. Những
dạng dẫn điện chủ yếu gồm:
- Tính dẫn điện điện tử: Hạt mang điện là những điện tích âm, chính xác hơn
là các điện tử. Tính dẫn điện này là đặc tính dẫn điện của kim loại và bán
dẫn điện tử.
- Tính dẫn điện ion hay phân li: Hạt mang điện là những con, có thể là các
điện tích dương hoặc âm của phân tử hay nguyên tử. Sự chuyển dịch của
các điện tích dẫn đến hiện tượng điện phân.
- Tính dẫn điện điện di (thường thấy ở điện môi lỏng): Vật chất mang điện là
những nhóm điện tích của phân tử (hay molion). Sự tồn tại của dòng điện
trong vật chất dẫn đến hiện tượng điện chuyển.
1.2 Khái niệm dòng điện, độ dẫn điện và điện trở.
Dòng điện là sự chuyển dịch có trật tự của các điện tích dưới tác động của điện
trường. Dòng điện xuất hiện trong vật chất bị ảnh hưởng bởi điện áp, khi đó dưới tác
dụng của lực điện trường sẽ tạo ra các trạng thái chuyển động một cách có trật tự của các
điện tích có trong vật chất
Độ dẫn điện là khả năng của một vật liệu cho phép nhiệt và điện truyền qua nó.
Nó hoạt động với cả chuyển động vật lý của các electron và sự truyền năng lượng giữa
các electron. Độ dẫn điện có thể thông qua nhiệt, điện, chất lỏng, không khí…Các môi
trường trên có độ dẫn điện khác nhau tùy thuộc vào vật liệu dẫn điện. Nó là nghịch đảo
của điện trở suất. Đơn vị SI của nó là siemens / mét. Trong sự dẫn điện, có sự chuyển
động thực của các electron về phía điện cực dương.
Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật đó. Điện
3

trở có một số tính chất tương tự như ma sát trong cơ học. Đơn vị SI của điện trở
là ohm (Ω).
Điện trở suất của một số vật liệu
Vật liệu Điện trở suất(Ωm) Hệ số nhiệt điện trở
Bạc 1,59×10−8 0,0038
Đồng 1,72×10−8 0,0039
Vàng 2,44×10−8 0,0034
Nhôm 2,82×10−8 0,0039
Tungsten 5,6×10−8 0,0045
0,8×10−7 0,0015
Hợp kim Cu-Zn

Sắt 1,0×10−7 0,005


Bạch kim 1,1×10−7 0,00392

Chì 2,2×10−7 0,0039

1.3Sơ lược về các kim loại dẫn điện tốt:


1.3.1 Kim loại Bạc.
Ký hiệu hóa học: Ag
Khả năng dẫn điện: Cao nhất
Tính chất: là kim loại mềm dễ uốn
Công dụng: Bạc có độ dẫn điện tốt nhất trong các kim loại, cao hơn cả đồng,
nhưng do giá thành cao nên nó không được sử dụng rộng rãi để làm dây dẫn điện như
đồng.
4

1.3.2 Kim loại Đồng.


Ký hiệu hóa học: Cu
Tính chất: là kim loại mềm dễ uốn và tạo hình.
Công dụng: Do tính chất dẫn điện tốt, nên nguyên liệu làm dây dẫn điện thường được
làm bằng đồng. Ngoài ra thì đồng còn có khả năng chống bị ăn mòn cao và mềm dẻo dễ
uốn ép theo yêu cầu.

1.3.3 Kim loại Vàng


Ký hiệu hóa học: Au
Tính chất: dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, khó bị oxi hóa và tính thẩm mỹ cao.
Công dụng: vàng là kim loại dẫn điện rất tốt, xếp ở vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng
các chất dẫn điện chỉ sau bạc và đồng, mặc dù bạc và đồng có khả năng dẫn điện tốt hơn
vàng nhưng chúng có thể bị xỉ màu và bị gặm mòn theo thời gian. Đặc biệt vàng rất đắt
và quý hiếm.
5

1.3.4 Kim loại Nhôm:


Ký hiệu hóa học: Al
Tính chất: Là kim loại nhẹ màu trắng bạc, nóng chảy ở nhiệt độ không cao lắm
rất dẻo.
Công dụng: một kim loại có tính dẫn điện tốt, nằm trong top 10 kim loại dẫn điện
tốt nhất. Nó chỉ đứng sau bạc, đồng và vàng. Nhờ đặc tính nổi bật này mà những hợp chất
nhôm có độ tinh khiết lên đến 99,5% và được sử dụng để làm dây dẫn điện. Thế nhưng,
hiện nay người ta thường chủ yếu dùng dây dẫn điện bằng đồng vì tính kinh tế tốt hơn.
6

2. KIM LOẠI ĐỒNG.


2.1 Tổng quan về Đồng.
Đồng, tiếng Anh là Copper, là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên
tố có ký hiệu là Cu, có số hiệu nguyên tử bằng 29.
2.1.1 Vị trí trong bảng tuần hoàn.
Cấu hình e: Cu (Z = 29): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1.
Vị trí: ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB.
Cấu hình e các ion
Cu+ (ZCu = 29): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10.
Cu2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9
2.1.2 Tính chất vật lí.
Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.
Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc). D = 8,98g/cm3; t0nc= 1083oC
Khi có tạp chất thì độ giảm điện của đồng sẽ giảm dần, Các loại hợp kim của đồng
khá ổn
Khi đồng tiếp xúc với không khi thì đồng nguyên chất có màu đỏ cam và có màu
lam ngọc. Màu sắc đặc trưng của kim loại đồng có được là nhờ có sự chuyển tiếp của các
electron giữa phân lớp 3d và 4s.
2.1.3 Mạng tinh thể của đồng.
Đồng có cấu trúc tinh thể là loại lập phương diện tâm. Thông số mạng a=3,61Ao,
số nguyên tử trong 1 ô cơ a bản nv = 4, mật độ nguyên tử N = ne =nv/a3.
7

Mật độ mặt:
Dùng để đánh giá mức độ liên kết của nguyên tử trong mặt đang xét, mật độ mặt
càng lớn thì mặt càng bền vững.

Trong đó:
nS: Số nguyên tử thuộc mặt
S1nt: Diện tích tiết diện (mặt cắt) của nguyên tử thuộc mặt
Smat: Diện tích của mặt tính mật độ mặt.
Mật độ khối:
Tính toán mật độ khối nhằm mục đích phân tích mức độ điền đầy vật chất của kiểu
mạng, do đó có thể cho biết sơ bộ đánh giá khối lượng riêng của vật liệu có kiểu mạng

đó.
Trong đó:
Số nguyên tử trong một ô cơ bản

V1nt: Thể tích của một nguyên tử

Vocoban: Thể tích của một ô cơ bản


Vocoban = a3
Thay vào biểu thức trên ta có:
8

Như vậy, cấu trúc lập phương tâm mặt có hệ số xếp chặt là 74%.
Mật độ nguyên tử: bằng số nguyên tử trong 1 ô cở sở nhân với số ô có trong 1 đơn
vị thể tích: NN = (1/ a) * Số nguyên tử /lô a là hằng số mạng
=> NN = (1/ (0.3615*10-9))*2 =4.233*10^28 ( hằng số mạng của đồng là a =
0.3615nm ) Mật độ e: bằng số 1 trong một nguyên tử nhân với số nguyên tử trong một
đơn vị thể tích :
Ne = No * số e-/ nguyên tử
=> Ne = (4.233*1028) * 1 = 4.233*1028 (Cu, Ag, Au: 1 er/ nguyên tử
Al: 3e/ nguyên tử)
2.2 Thông số kỹ thuật của đồng.
- Nhiệt độ nóng chảy: 1357,77 K (1084,62 °C, 1984,32 °F)
- Độ giãn nở nhiệt: 16,5.10-6 K−1 (ở 25 °C)
-
Độ dẫn nhiệt: 401 W·m−1·K−1
- Điện trở suất ở 20 °C: 16,78 n Ω·m
- Độ cứng theo thang Mohs: 3,0
- Độ cứng theo thang Vickers: 369 MPa
- Độ cứng theo thang Brinell: 874 MPa
- Tính chất từ: Nghịch từ
- Độ cảm từ (χmol): −5.46·10−6 cm3/mol
- Mô đun Young: 110–128 GPa
- Mô đun cắt: 48 GPa
- Mô đun nén: 140 Gpa
2.3 Công nghệ chế tạo Đồng ngày nay.
2.3.1 Sản xuất đồng tấm cathode.
Đồng tấm cathode được sản xuất từ các nhà máy luyện kim, một số công đoạn sẽ
9

khác nhau tùy nhà máy. Đây là qui trình sản xuất tấm đồng từ quặng đồng:
1. Để sản xuất đồng tấm cathode, đầu tiên nhà máy cần khai thác quặng đồng,
nghiền ra và tiến hành nấu chảy quặng.

2. Quặng đã nấu chảy sẽ được loại bỏ tạp chất như sắt và lưu huỳnh, tạo thành
một loại nguyên liệu đồng với độ tinh khiết khoảng 60%.

3. Ngay sau đó, nguyên liệu này sẽ được nung nóng trong nhiệt độ 1200 ° C để
10

loại bỏ silica, đá vôi, oxi sắt và được đổ vào khuôn để thành đồng dạng vỉ.

4. Để đồng vỉ trở thành đồng âm cực (cathode), cần phải đúc thành đồng dương
cực và xử lý điện phân. Lấy một tấm đồng nguyên chất làm cực âm, cực dương
chính là đồng vị, sau đó nhúng cả hai vào bể chứa sunfat và axit sunfuric
(H2S04).

5. Khi dòng điện đi vào, các ion đồng bắt đầu di chuyển đến cực âm, tạo thành
11

đồng cathode với độ nguyên chất gần như tuyệt đối.

Từ những tấm đồng này nhà sản xuất sẽ sản xuất ra các vật liệu đồng phục vụ cho
thị trường.
2.3.2 Sản xuất dây dẫn đồng.
Bước 1: Nguyên vật liêu chính.
Nguyên vật liệu chính cấu thành nên các sản phẩm trên là các vật liệu truyền thống
sử dụng trong công nghệ sản xuất dây và cáp truyền tải điện năng, bao gồm đồng hoặc
nhôm làm ruột dẫn điện, nhựa PVC (Polyvinyl cloride) hoặc XLPE (Cross-link
Polyethylene) làm vỏ cách điện và vỏ bảo vệ.
Các vật liệu phụ khác như: lớp băng quấn bảo vệ bằng thép hoặc nhôm, lớp độn
định hình bằng sợi PP, bột chống dính... sẽ được cấu thành vào sản phẩm tuỳ theo quy
cách kỹ thuật, công nghệ sản xuất của từng sản phẩm đó.
12

Nguyên liệu đồng có độ tinh khiết đến 99,9% được nhập khẩu từ nước ngoài
Bước 2: Kéo ủ liên hoàn.
Dây đồng (nhôm) nguyên liệu mua về thường có đường kính theo quy cách của
nhà sản xuất. Để có các cỡ dây có đường kính phù hợp với mỗi sản, dây đồng (nhôm)
nguyên liệu sẽ được kéo rút để thu nhỏ dần đường kính đồng thời kéo dài chiều dài sợi
qua các máy kéo đồng với công nghệ kéo ủ liên hoàn như sau:
1- Máy kéo thô (máy kéo đại 11 khuôn ) đầu vào là đồng 8.0mm đầu ra sản phẩm
từ 1.6mm - 3.5mm
2- Máy kéo trung (có 17 khuôn ) đầu vào là đồng 2.6mm đầu ra sản phẩm từ
0.4mm - 1.6mm
3- Máy kéo tinh (máy kéo đa đường : 16 đường có 22 khuôn ) đầu vào là đồng
2.0mm đầu ra sản phẩm từ 0.16mm - 0.5mm
Trong quá trình kéo ủ liên hoàn, dây đồng sản phẩm được ủ trong môi trường khí
trơ (Nitơ) làm tăng độ mềm dẻo và sáng bóng trước khi đưa vào sang công đoạn bện hoặc
bọc nhựa. Hệ thống bôi trơn và làm mát giúp giảm nhiệt sinh ra do ma sát và bảo vệ thiết
bị khỏi hư hỏng do nhiệt.
13

Bước 3: Bện.
Bện là công đoạn tạo dây mạch cho quá trình bọc vỏ cách điện hoặc vỏ bảo vệ tiếp
theo
Tùy theo từng nhóm sản phẩm với quy cách kỹ thuật và các bước công nghệ sản
xuất khác nhau, có thể sử dụng các công nghệ bện sau:
- Bện đồng mềm (bện rối): dùng trong sản xuất dây phôi của nhóm sản phẩm dây
điện mềm, sử dụng máy bện nhiều sợi (từ 29 - 75 sợi)
- Bện đồng cứng: dùng trong sản xuất dây phôi của nhóm sản phẩm cáp điện sử
dụng máy bện nhiều sợi (từ 7 - 37 sợi)
- Bện nhóm (vặn xoắn): dùng trong công đoạn bện nhóm, sử dụng máy bện vặn
xoắn 4 bobbin
Tạo nhóm ruột dẫn điện trước khi bọc vỏ bảo vệ đối với nhóm sản phẩm cáp điện
(SP1), trong công đoạn này, các lõi cáp được vặn chặt với nhau với bước xoắn phù hợp
theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời các sợi PP (Polypropylene) sẽ được dùng để định hình
tạo một tiết diện tròn cho lõi cáp. Đối với các sản phẩm cáp điện (SP1) có quấn áo giáp
kim loại bảo vệ thì các lớp băng nhôm hoặc thép cũng được đồng thời cấu thành vào sản
phẩm trong công đoạn này bằng thiết bị quấn băng được thiết kế lắp trong máy bện vặn
xoắn.
14

Bước 4: Bọc cách điện.


Sau công đoạn bện mạch, dây phôi được chuyển sang công đoạn bọc vỏ cách điện:
Sản phẩm Cáp điện lực ruột đồng: có kết cấu CU/XLPE/PVC, điện áp làm việc từ
600V đến 1000V. Nhóm sản phẩm này trước đây thường được cách điện bằng PVC, hiện
nay thường sử dụng vật liệu mới là XLPE.
Sản phẩm dây điện mềm: Nhóm sản phẩm dây điện mềm (SP2) có kết cấu
Cu/PVC/PVC, điện áp làm việc từ 300V - 500V nên vật liệu để làm vỏ bọc cách điện
dùng nhựa PVC. Hai lõi pha của sản phẩm được bọc hai màu thường là đen và trắng để
phân biệt khi sử dụng đấu nối thiết bị.
15

Bước 5: Bọc vỏ bảo vệ.


Bọc vỏ bảo vệ cho dây và cáp điện nhằm mục đích: bảo vệ toàn bộ lõi dây (cáp)
bao gồm cả ruột dẫn và phần cách điện khỏi các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến
chất lượng hoặc giảm tuổi thọ của ruột dẫn, dùng để thể hiện thông tin về sản phẩm (in
tên sản phẩm, quy cách, nhà sản xuất, số mét đánh dấu...), tạo hình thức thẩm mỹ cho sản
phẩm

Bước 6: Đóng gói nhập kho sản phẩm.


Dây & Cáp điện GOLDCUP chỉ được nhập kho và xuất kho cho khách hàng sau
khi tất cả các hạng mục: đường kính và độ giãn dài của sợi đồng, điện trở của lõi dây
điện, đường kính dây điện, độ dày vỏ cách điện…được kiểm tra và đáp ứng được tiêu
chuẩn.
Dây & Cáp điện GOLDCUP được đóng gói thành cuộn bằng máy đóng gói tự
động, chiều dài 100 - 200 mét/cuộn. Bên ngoài được quấn bằng bao Plastic. Dây cáp điện
trước khi bao gói đều được băng đầu bảo quản và có gắn nhãn mác hàng hoá bên
ngoài. Bao bì được kiểm tra đóng gói đảm bảo được làm kín đúng cách, không bị hỏng và
đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn chất lượng.
16
17

3. ỨNG DỤNG CỦA CÁC VẬT LIỆU KIM LOẠI ĐỒNG TRONG
VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN HIỆN NAY.
3.1 Ứng dụng của các vật liệu kim loại đồng trong vật liệu dẫn điện hiện nay.
3.1.2 Làm dây dẫn điện
Lõi dây dẫn điện thường làm bằng đồng vì: Đồng rẻ và nhẹ hơn bạc nên sẽ thuận
tiện hơn cho việc di chuyển.
Ưu điểm: dẫn điện tốt, có độ dãn cao, độ thắt và độ dẻo tốt.
Nhược điểm: dây điện có lõi dẫn điện bằng nhôm lại có ưu điểm vượt trội hơn là:
nhẹ hơn, cứng hơn, rẻ tiền hơn và có đặc tính điện ổn định hơn dây điện có lõi dẫn điện
bằng đồng nên người ta thường dùng dây điện có lõi dẫn điện bằng nhôm nhiều hơn dây
điện có lõi dẫn điện bằng đồng.

3.1.2 Bo mạch điện tử.


Đồng thường được sử dụng làm vật liệu dẫn điện cho bảng mạch, vì đồng có đặc
tính dẫn điện rất tốt. Một lớp hàn phủ lên trên để bảo vệ bảng mạch chống lại quá trình
18

oxy hóa tiếp theo là lớp in lụa để đánh dấu tất cả các linh kiện trên bảng mạch.

3.1.3 Tản nhiệt


Tản nhiệt thường được làm bằng đồng vì:
- Tính dẫn nhiệt cao của vật liệu, dẫn đến truyền nhiệt cao như nhau.
- Độ bền tốt, cho phép thiết bị làm việc trong hệ thống có áp suất cao - lên
đến 16 atm.
- Chống ăn mòn cao.
- Khả năng duy trì chất lượng làm việc ở nhiệt độ nước làm mát lên đến 250
độ.
Nhược điểm:
- Giá thành cao
- Không được phép kết nối đồng thời các thiết bị như vậy với ống thép mạ
kẽm theo hướng chuyển động của môi chất làm việc - phản ứng điện hóa
xảy ra trong trường hợp này có thể gây phá hủy vật liệu.
- Không nên sử dụng pin đồng trong các hệ thống mà chất làm mát chứa một
lượng lớn muối cứng hoặc có độ axit cao.
Ứng dụng: Bộ tản nhiệt được sử dụng để làm mát động cơ đốt trong, chủ yếu trong
ô tô nhưng cũng có trong máy bay có động cơ piston, đầu máy xe lửa, xe máy, nhà máy
phát điện cố định và những nơi khác sử dụng động cơ nhiệt.
19

3.2 Một số sản phẩm đồng có trên thị trường hiện nay.
3.2.1 Dây dẫn Đồng.
Đồng là vật liệu dẫn điện quan trọng nhất vì nó dẫn điện chỉ kém bạc, mà lại dễ
kiếm hơn bạc rất nhiều. Điện trở suất của đồng vào khoảng 0,173 Ω/m đối với đồng mềm
và 0,017 – 0,018 Ω /m đốì với đồng cứng.
Độ bền kéo của đồng khá tốt, bằng 300 – 400 N/mm2 (đồng cứng) và 180 — 220
N/mm2 (đồng mềm). Dây đồng chịu được ảnh hưởng tác động của môi trường.
Đồng được cán và kéo thành sợi, gọi là đồng cứng, được dùng làm dây dẫn trần.
Dây đồng cứng sau khi tôi mềm, dùng làm dây bọc.

Đồng cũng là vật liệu quí, có tính chất hàng chiến lược. Ngoài ứng dụng làm dây
dẫn, đồng còn là vật liệu dùng để tạo nhiều chi tiết máy quan trọng của thiết bị điện, các
20

máy móc và trang bị công nghiệp cũng như quốc phòng.


Vì thế, việc sử dụng đồng làm dây dẫn cần hết sức tiết kiệm. Dây dẫn đồng đa
phần được sử dụng trong dân dụng, trong các thiết bị điện, các hộ gia đình.
Các loại dây điện dân dụng cho hệ thống điện trong nhà
Dây đơn

Dây đơn là loại dây có 1 sợi cứng được làm từ đồng hoặc nhôm. Nó thường được
sử dụng trong hệ thống điện trong nhà. Tiết diện của dây dẫn không quá 10 mm2, được
bọc 1 lớp cách điện bằng PVC, có thể bọc thêm một hoặc 2 lớp vải tẩm nhựa đường.
Dây đơn mềm

Cũng như dây đơn thì dây đơn mềm cũng có vỏ bọc cách điện được làm bằng
PVC hoặc cao su lưu hóa. Ruột dẫn của dây đơn mềm được làm từ nhiều sợi đồng hoặc
nhôm nhỏ với đường kính khoảng 0.2 mm nên nó rất dẻo và mềm.
21

Dây đơn mềm thường được ứng dụng để đi dây trong bảng điện phân phối, làm
đầu ra các thiết bị điện, dây dẫn điện cho ô tô,…
Dây điện đôi

Dây đôi cũng có cấu tạo mềm dẻo, ruột dẫn của dây làm từ các sợi đồng nhỏ có
kích thước 0.2 mm. Vỏ dây được làm từ nhựa PVC hoặc cao su lưu hóa.
Nó thường đươc ứng dụng cho các thì bị điện hay di động, không đặt 1 chỗ cố
định như tivi, tủ lạnh, quạt điện ,..
Dây cáp

Một trong những loại dây dẫn dùng để truyền tải dòng điện đó là dây cáp. Cấu tạo
22

dây cáp gồm nhiều sợi đồng, vỏ cách điện được làm cao su lưu hóa hoặc nhựa PVC.
Dây cáp điện được ưa chuộng trong những xưởng sản xuất, cho doanh nghiệp,
trong khu tập thể, chung cư,… Khi dùng dây cáp người ta thường đặt trong đường ống
hoặc trong buli, khi đó thì dòng điện đi qua dây cáp sẽ giảm đi.
Dây cáp bọc giáp

Dây cáp bọc giáp là loại dây cáp điện nhưng bên ngoài của nó được bọc bởi 1 lớp
giáp chắc chắn như kẽm, nhôm, sắt hoặc buban. Dây cáp bọc giáp có nhiều tiết diện phù
hợp với từng mật độ dòng điện khác nhau để tránh bị sụt áp hay bị nóng lên khi sử dụng.
Tiết diện dây dẫn <5 mm 2: phù hợp với mật độ dòng điện 5A/ mm2
Tiết diện dây dẫn từ 6 – 15 mm2: phù hợp với cường độ dòng điện 4A/ mm2
Tiết diện dây dẫn từ 16 – 50 mm2: phù hợp với cường độ dòng điện 3A/ mm2
Tiết diện dây dẫn từ 51 – 100 mm2: phù hợp với cường độ dòng điện 2A/ mm2
Tiết diện dây dẫn từ 101 – 200 mm2: phù hợp cường độ dòng điện 1.5 A/mm2
Tiết diện dây dẫn trên 200mm2: phù hợp với mật độ dòng điện 1A/mm2
Dây cáp điện bọc giáp thường được ứng dụng để làm dây dẫn điện của các loại
máy, công cụ, được đặt ở những nơi thường xuyên có sự rung chuyển, cần sự bền chắc.
Lưu ý khi lắp đặt: không nên lắp kín dây cáp bọc giáp đi trong tường, đi ngầm
hoặc những chỗ nối thường phải dùng hộp nối. Ngoài ra thì nó cũng không cần phải đi
trong ống.
Dây điện ngoài trời – cáp ngầm 3 pha
23

Để truyền tải điện 3 pha trong thành phố thì cần phải sử dụng tới dây cáp ngầm 3
pha. Nó có cấu tạo gồm:
Lớp trong cùng là lớp ruột cáp đồng
Ngoài lớp ruột cáp được bọc giấy tẩm dầu, nhựa ắc ín cùng sợi dây đai.
Một lớp bọc tổng hợp các lớp ruột bằng giấy tẩm nhựa hắc ín
Ống chì bọc tiếp bên ngoài
Ru ban giấy tẩm nhựa hắc ít
Lớp bảo vệ chống tác dụng của chất hóa học
Lớp bọc giáp 2 lớp ru ban thép để chịu về cơ
Với cấu tạo như trên thì dây cáp ngầm 3 pha phù hợp để đi ngầm qua những nơi
thường xuyên ẩm thấp, dễ bị thấm nước. Khi lắp đặt dây điện thì cần phải xây dựng
đường hầm bê tông chứa đường dây tải điện có hầm nối cáp.
24

Bảng tra cứu các loại dây điện:

3.2.2 Cáp đồng


Cáp đồng là loại cáp được làm bằng dây điện giống như dây điện thoại. Đây là loại
cáp được sử dụng công nghệ truyền internet bằng điện với băng thông tốc độ bất đối
xứng, có nghĩa là độ download và upload không bằng nhau. Cáp mạng đồng thường là
cáp xoắn đôi gồm 4 cặp dây xoắn đôi có các loại phổ thông như cat5e, cat5 hay cat6,…
25

Bảng tra cứu các loại cáp


Cấu trúc
Tên Băng thông Ứng dụng
điển hình

Cáp Ethernet 10BASE-T và


Cat 3 UTP 16 MHz
100BASE-T4

Cat 4 UTP 20 MHz Token Ring 16Mbit/s

Cáp Ethernet 100BASE-TX &


Cat 5 UTP 100 MHz
1000BASE-T

Cáp Ethernet 100BASE-TX &


Cat 5e UTP 100 MHz
1000BASE-T

Cat 6 STP 250 MHz Cáp Ethernet 10GBASE-T

Cat 6a STP 500 MHz Cáp Ethernet 10GBASE-T

Cáp Ethernet 10GBASE-T hoặc


Cat 7 STP 600 MHz
POTS/CATV/1000BASE-T qua cáp đơn

Cáp Ethernet 10GBASE-T hoặc


Cat 7a STP 1000 MHz
POTS/CATV/1000BASE-T qua cáp đơn

Cáp Ethernet 40GBASE-T hoặc


Cat 8/8.1 STP 1600-2000 MHz
POTS/CATV/1000BASE-T qua cáp đơn

Cáp Ethernet 40GBASE-T hoặc


Cat 8.2 STP 1600-2000 MHz
POTS/CATV/1000BASE-T qua cáp đơn

3.2.3 Nam châm điện.


Nam châm điện là loại nam châm có tính chất khác với nam câm vĩnh cửu– loại
26

nam châm tự nhiên. Loại nam châm này được nuôi bằng điện và nó sẽ bị mất ngay tính từ
nếu không có dòng điện chạy qua nó.
Cấu tạo của nam châm điện:
Bao gồm một sợi dây điện dài được làm bằng đồng quấn xung quanh lõi sắt. khi
có một dòng điện chạy qua cuộn dây đó thì sẽ làm cho cuộn dây đó bị nhiễm từ mạng ở
phía bên trong. Do có lõi sắt tích tụ sự từ hóa lại sẽ làm cho nó trở nên mạnh hơn. Tuy
nhiên chỉ cần ta ngắt dòng điện thì lõi sắt sẽ ngay lập tức bị mất tính từ.

Chức năng của nam châm điện:


Trong ngành công nghiệp hiện nay thì nam châm điện được ứng dụng khá nhiều.
Chúng thường được sử dụng trong công nghiệp chế biến sắt thép, sử dụng để tái chế sắt.
Ngoài ra nhiều loại nam châm điện nhỏ xíu được sử dụng trong các phòng thí nghiệm
trong những chiếc máy đo. Loại nam châm này cũng được sử dụng trong các thiét bị ghi
âm, các loa.
Đối với những nam châm điện loại lớn còn được sử dụng nhiều để đặt lên những
chiếc cần cẩu dùng để nâng các vật trong kim loại có trọng tải rất lớn. Sau khi vật đó đã
được đưa đến vị trí cần chuyển thì chúng ta có thể ngắt dòng diện để khử từ tính.
Đối với loại nam châm được sử dụng trong công nghiệp thì đó là những nam châm
cỡ lớn với sức hút từ mạnh và có sức nâng lớn hơn rất nhiều so với những loại nam châm
thông thường khác. Loại nam châm này thường được sửu dụng trong công nghệ sản xuất
sắt thép.
27

KẾT LUẬN
Đồng là kim rất tốt trong việc truyền tải điện năng. Thế nên hiểu được các tính
chất vật lí, tính chất hóa học của nó là công việc cần thiết đối với việc ứng dụng vào quá
trình dẫn điện. Dựa vào các thông số làm việc như điện dẫn suất, nhiệt độ nóng chảy, độ
dẫn từ ,…mà chúng ta sản suất ra những thiết bị, linh kiện hay dây dẫn phù hợp với yêu
cầu công việc. Bởi vì tính chất dẫn điện cực tốt mà các sản phẩm được chế tạo từ Đồng
xuất hiện nhiều trên thị trường giúp ta dễ dàng tiếp cận cũng như sử dụng nó phục vụ
công việc và cuộc sống hằng ngày. Đồng là kim loại có vai trò quan trọng với các ngành
công nghiệp nhưng hiện nay nguồn cung trên thị trường lại đang khan hiếm. Sự phục hồi
sau đại dịch của Mỹ và kế hoạch về cơ sở hạ tầng của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe
Biden càng tạo thêm nhu cầu với kim loại này.Trong báo cáo mới đây với nhan đề: Đồng
là dầu mỏ mới, Goldman Sachs dự báo trong vòng 12 tháng tới, giá đồng trung bình sẽ ở
mức 11.000 USD/tấn. Đến năm 2025, kim loại này có thể được định giá 15.000 USD/tấn,
tăng 66% giá trị. Qua việc tìm hiểu một cách chuyên sâu về kim loại đồng đã cho chúng
ta thấy được những ưu điểm vượt trội song bên cạnh đó còn tồn tại một số khuyết điểm
như là có khối lượng riêng lớn, giá thành đắt… cũng là lí do khiến chúng ta lựa chọn kim
loại dẫn điện khác thay vì Đồng.

Link video tham khảo:


1. Quy trình sản xuất đồng tấm cathode: Từ quặng đồng đến đồng tấm nguyên
chất,
https://www.youtube.com/watch?v=n-BYiY8wDL4
2. Quy trình sản xuất dây điện đồng
https://www.youtube.com/watch?v=uwFvGZcjQME
28

TÀI LIỆU THAM KHẢO.


1. Wikipedia, Đồng, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng .
2. Nam Binh chemical, Ứng dụng của Đồng, http://sieuthidungmoi.com.vn/Tin-tuc/Ung-
dung-cua-ong.aspx
3. Vietchem, Các kim loại dẫn điện tốt nhất là gì? Những thông tin nên biết
https://vietchem.com.vn/tin-tuc/kim-loai-dan-dien-tot-nhat.html
4. Viễn Thông Xanh, So sánh lựa chọn cáp đồng, cáp quang,
https://vienthongxanh.vn/sanh-lua-chon-cap-dong-hay-cap-quang/
5. Standavietnam, So sánh dây Đồng và Nhôm
https://standavietnam.net/so-sanh-day-dong-va-nhom/ .

You might also like