You are on page 1of 11

BẠCH CẦU CẤP

Câu 1. Lơ xê mi cấp là (ngoại trừ)


a. Sự tăng sinh một loại tế bào non chưa biệt hoá hoặc biệt hoá rất ít (tế bào
blast)
b. Tế bào non nguồn gốc tại tuỷ xương và hạch (không có hạch)
c. Sự tăng sinh và tích luỹ các tế bào ác tính
d. Sinh máu bình thường bị giảm sút
e. Các tế bào ác tính lan tràn ra máu, thâm ngấm vào các cơ quan
Câu 5. Hội chứng thiếu máu trong Lơ xê mi cấp, ngoại trừ
a. Xảy ra nhanh
b. Nặng dần
c. Mức độ thiếu máu thường không cân xứng với tình trạng xuất huyết
d. Cơ chế chủ yếu gây thiếu máu ở đây là giảm tổng hợp hồng cầu trong tủy
xương.
e. Phần lớn ít có triệu chứng lâm sàng khi nhập viện
Câu 6. Hội chứng thiếu máu trong Lơ xê mi cấp, ngoại trừ
a. Xảy ra chậm
b. Xảy ra nhanh
c. Nặng dần
d. Mức độ thiếu máu thường không cân xứng với tình trạng xuất huyết
e. Cơ chế chủ yếu gây thiếu máu ở đây là giảm tổng hợp hồng cầu trong tủy
xương.
Câu 12. Đặc điểm tủy đồ trong bệnh Lơ xê mi cấp, ngoại trừ
a. Là xét nghiệm quyết định chẩn đoán
b. Hình ảnh thường gặp là tăng cao một loại tế bào non ác tính có hình thái khá
đồng nhất.
c. Chẩn đoán xác định LXM cấp với quy định tỷ lệ tế bào non ác tính ≥20%
các tế bào có nhân trong tủy xương.
d. Số lượng tế bào tuỷ thường giảm (có thể bình thường, ít khi tăng)=> thường
tăng, ít giảm
e. Các dòng hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu bị lấn át bởi tế bào non ác
tính.
Câu 17. Xét nghiệm miễn dịch phát hiện dấu ấn của tế bào non - ác tính trong bệnh
Lơ xê mi cấp:
a. Các tế bào lơ-xê-mi thuộc dòng tủy sẽ phản ứng dương tính với CD33 hoặc
CD14. ( có thể có thêm CD2-CD19
b. Các tế bào thuộc dòng lympho B dương tính vối CD19, CD20, CD10
c. Các tế bào thuộc dòng lympho B dương tính với CD2, CD3, CD5=> lympho
T
d. Các tế bào thuộc dòng lympho B dương tính với CD4, CD8, CD10.=>
LYMPHO T
e. Tất cả câu trên
Câu 22. Phân loại FAB về bệnh Lơ xê mi cấp
a. LXM cấp được chia ra thành LXM tủy cấp, lympho cấp và LXM cấp tế bào
gốc. => bỏ cái cuối
b. LXM tủy cấp có 7 thể (M1-M7). => 8 thể M0-M7
c. LXM lympho cấp có 3 thể (L1-L3).
d. LXM tủy cấp có 7 thể và LXM lympho cấp có 3 thể=> 8 thể
e. Tất cả câu trên đều sai
Câu 29. Tiêu chuẩn lui bệnh hoàn toàn trong điều trị bệnh LXM cấp
a. Neutrophil >1 x109/LM=> 1.5
b. Số lượng tiểu cầu >150 x 109/L => 100
c. Mật độ tế bào tủy gần bình thường
d. Tỷ lệ BC non trong tủy <50% các tế bào nhân trong tủy => <5%
e. Tất cả câu trên
Câu 36. Những nguyên nhân tăng nguy cơ xuất huyết trong bệnh bạch cầu cấp là
a. Tiểu cầu giảm
b. Tăng bạch cầu quá mức
c. Nhiễm trùng
d. Câu a và b
e. Tất cả câu trên

HEMOPHILIA
Câu 1. Đặc điểm bệnh hemophilia, ngoại trừ
a. Yếu tố VIII và IX sản xuất từ 1 gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
b. Bệnh hầu như chỉ gặp ở nam giới.
c. Tỷ lệ 11/10.000 người => 1/10.000
d. Tỷ lệ hemophilia A/B: 4-5/1
e. Việt Nam có khoảng 1/2 bệnh nhân được phát hiện
f. 1/3 do đột biến
Câu 6. Tính chất chảy máu của bệnh hemophilia
a. Chảy máu khó cầm ở nhiều bộ phận của cơ thể
b. Máu chảy khó cầm ở vết thương: đứt tay, chân, nhổ răng, bầm tụ máu khi bị
ngã.
c. Thường xuất hiện nhiều lần có tính lặp lại ở một cơ, một khớp.
d. Mức độ, độ tuổi bắt đầu xuất hiện chảy máu tùy theo mức độ bệnh
e. Tất cả câu trên
Câu 12. Bệnh hemophilia A, ngoại trừ
a. Thiếu yếu tố IX=>VIII
b. Chiếm gần 15% các trường hợp hemophilia => 85%
c. Có tỷ lệ khoảng 1/5000 trẻ trai
d. Câu a và b
e. Câu a, b, c
Câu 18. Liệu pháp thay thế trong hemophilia, sản phẩm nào có nồng độ yếu tố VIII
từ 2 đến 5 đơn vị /ml
a. Huyết tương tươi đông lạnh=> 0.6-0.8
b. Tủa lạnh yếu tố VIII
c. Yếu tố đông máu VIII, IX cô đặc.
d. Yếu tố VIII tái tổ hợp
e. Tất cả đều sai
Câu 25. Điều trị dự phòng bệnh nhân hemophilia, chỉ định
a. Người bệnh Hemophilia mức độ nặng <15 tuổi, sau khi có chảy máu khớp
lớn nhiều
b. Người bệnh Hemophilia có chảy máu tái phát trên 3 lần tại 1 khớp trong
vòng 6 tháng (khớp đích)
c. Người bệnh mới bị xuất huyết não, màng não
d. Câu b, c
e. Câu a, b, c
Câu 29. Nghiên cứu phả hệ bệnh nhân hemophilia
a. Dùng phương pháp lần theo dấu vết của bệnh nhân
b. Lập sơ đồ phả hệ ít nhất là 2 thế hệ=> 3
c. Xác định người mang gen và người có khả năng mang gen, không tìm được
bệnh nhân mới.=> Tìm dc bn mới
d. Câu a, b
e. Câu a, b, c.
Câu 34. Cơ chế di truyền bệnh hemophilia, nếu bố bị bệnh, mẹ mang gen
a. 100% con gái mang gen, 50% con trai bình thường, 50% con trai bị bệnh.
b. 100% con trai thì con hoàn toàn bình thường, 100% con gái mang gen bệnh.
c. 50% con gái bình thường, 50% con gái mang gen bệnh; 50% con trai bình
thường, 50% con trai bị bệnh.
d. 50% con gái bị bệnh, 50% con gái mang gen, 50% con trai bình thường,
50% con trai bị bệnh.
e. 50% con gái bị bệnh, 50% con gái mang gen, 100% con trai bị bệnh.

RL SINH TUỶ
Câu 5. Sinh lý bệnh của rối loạn sinh tủy
a. Tạo ra các nhóm tế bào non ác tính về hình dạng ở trong tủy xương và ở
trong máu.
b. Sự chết theo chương trình của tế bào được gia tăng ở giai đoạn muộn của
quá trình biệt hóa tủy
c. Tủy tạo máu rất hiệu quả
d. Tăng các dòng tế bào máu ngoại biên.
e. Chuyển thành suy tủy cấp.
Câu 6. Bất thường nhiễm sắt thể trong rối loạn sinh tủy nguyên phát chiếm
a. 40-70%
b. 95%
c. 65%
d. 45-55%
e. Tất cả đều sai
Câu 14. Chẩn đoán và phân loại rối loạn sinh tủy
a. Phụ thuộc vào xét nghiệm hình thái tế bào ở máu ngoại biên và trong tủy
xương
b. Có 10 đến 20% bất thường trên 1 dòng tế bào
c. Được củng cố bằng những bất thường về nhiễm sắc thể và đột biến gen.
d. Câu a, b, c
e. Tất cả đều sai
Câu 20. Mục tiêu điều trị rối loạn sinh tủy cho bệnh nhân trung bình - 2 và có nguy
cơ cao
a. Cải thiện công thức máu và đảm bảo chất lượng liên quan đến tuổi của cuộc
sống.
b. Cải thiện công thức máu và trì hoãn sự tiến triển bạch cầu.
c. Kéo dài sự sống và đảm bảo chất lượng liên quan đến tuổi của cuộc sống.
d. Kéo dài sự sống và trì hoãn sự tiến triển bạch cầu.
e. Tất cả câu trên
Câu 21. Điều kiện ghép tế bào gốc tạo máu trong bệnh rối loạn sinh tủy
a. Tuổi trẻ
b. Người cho tương đồng HLA
c. Không có bệnh đi kèm đáng kể
d. Câu a, b
e. Câu a, b, c

SUY TUỶ
Câu 1. Đặc điểm của suy tủy xương, ngoại trừ
a. Chiếm tỷ lệ 1/10.000 người
b. Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ là tương đương nhau.
c. Bệnh gặp ở tất cả các lứa tuổi
d. Chủ yếu ở hai nhóm tuổi 15-20 và 65-70.
e. Chiếm xuất độ thứ ba trong các bệnh lý về máu và hệ tạo máu
Câu 8. Đặc điểm cận lâm sàng trong suy tủy, ngoại trừ
a. Hồng cầu lưới thấp, có tương xứng với tình trạng thiếu máu.=> ko t.xứng
b. Nồng độ các yếu tố tăng trưởng tạo máu tăng.
c. Nồng độ sắt huyết thanh cao, độ thanh thải sắt kéo dài.
d. Mật độ tế bào tủy giảm theo nhiều mức độ khác nhau.
e. Tủy hút điển hình chứa nhiều hạt tủy với khoang trống chứa mỡ và rất ít các
tế bào máu.
Câu 9. Đặc điểm cận lâm sàng trong suy tủy, ngoại trừ
a. Nồng độ sắt huyết thanh cao, độ thanh thải sắt kéo dài.
b. Mật độ tế bào tủy giảm theo nhiều mức độ khác nhau.
c. Tủy hút điển hình chứa nhiều hạt tủy với khoang trống chứa nhiều tế bào và
rất ít mỡ.=>nhiều
d. Sinh thiết tủy là xét nghiệm bắt buộc để chẩn đoán xác định.
e. Sinh thiết tủy với tủy nghèo tế bào, nhiều mô mỡ và mô liên kết.
Câu 15. Suy tủy kèm điều kiện nào dưới đây là suy tủy không nặng, Máu ngoại vi
có ít nhất 2/3 tiêu chuẩn sau:
a. BCTT <0,2 G/l, TC < 20 G/l, HC luới < 20 G/ l.
b. BCTT 0,2-0,5 G/l, TC < 20 G/l, HC luới < 20 G/ l.
c. BCTT 0,1-0,2 G/l, TC < 20 G/l, HC luới < 20 G/ l.
d. BCTT 0,5-1,5 G/l, TC 100-150 G/l, Hb < 100 g/ l.
e. BCTT 0,5-1,5 G/l, TC 20-100 G/l, Hb < 100 g/ l.
Câu 20. Tác dụng của ATG, ngoại trừ
a. Có tác dụng ức chế các tế bào lympho T sản xuất IL-2 và ngăn chặn sự lan
rộng của các tế bào T gây độc tế bào.
b. Có tác dụng ức chế tế bào lympho T độc.
c. Liều lượng: 40 mg/kg/ngày, truyền tĩnh mạch, trong 4 ngày.
d. Điều trị phối hợp với prednisolon với liều 40 – 60 mg/ngày, kéo dài 2 tuần
để tránh các phản ứng của thuốc.
e. Tác dụng phụ gây phản ứng như sốt, mẩn mày đay, ngứa, ban đỏ, đau khớp,
sốc phản vệ.
Câu 27. Chăm sóc chống nhiễm trùng cho bệnh nhân suy tủy, ngoại trừ
a. Nằm phòng sạch, thoáng, đảm bảo nhiệt độ phù hợp
b. Hạn chế nằm ghép
c. Nên đeo khẩu trang khi ra môi trường bên ngoài.
d. Nên ra ngoài trời
e. Không có câu ngoại trừ

THIÊU MÁU TAN MÁU


Câu 5. Xét nghiệm chứng tỏ tủy tăng tạo máu trong thiếu máu tan máu
a. Tiêu bản máu ngoại vi: xuất hiện các mảnh vỡ hồng cầu 
b. Hồng cầu lưới: tăng
c. Bilirubin gián tiếp huyết thanh: tăng
d. Urobilinogen nước tiểu: tăng
e. LDH: tăng
Câu 6. Huyết đồ có nguyên hồng cầu có nhân và ưa bazơ có thể gặp trong
a. Thiếu máu tan máu kháng thể ấm => HÌNH CẦU
b. Bệnh huyết sắc tố => HÌNH BIA BẮN
c. Thiếu G6PD => THỂ HEINZ/ HÌNH BỊ CẮN
d. Thalassemia thể nặng
e. Bệnh gan => GAI
Câu 9. Nguyên nhân kháng thể lạnh trong tan máu tự miễn
a. Dùng thuốc: methydopa, penicillin ..=> NÓNG
b. Bệnh lý tổ chức liên kết như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì…=> NÓNG
c. U đặc, tiêm vaccin, truyền máu. => NÓNG
d. Nhiễm trùng (bạch cầu đơn nhân, cytomegalovirus ) OR U LYMPHO
e. Câu a, b, c
Câu 10. Đặc điểm kháng thể nóng trong tan máu tự miễn, ngoại trừ
a. Phổ biến nhất chiếm 70-75% trường hợp
b. Thường xảy ra ở nữ giới hơn nam giới
c. Gặp ở mọi lứa tuổi.
d. Kháng thể lạnh IgM hoạt động tốt ở nhiệt độ dưới 200C
e. Ổn định với nhiệt, hoạt động tối đa 370C
Câu 11. Đặc điểm kháng thể trong tan máu tự miễn, ngoại trừ
a. Kháng thể IgG cố định lên màng hồng cầu, và hồng cầu gắn kháng thể sẽ bị
phá huỷ tại lách.
b. Hồng cầu gắn IgG bắt buộc phải hoạt hoá dãy bổ thể mới dẫn đến gây vỡ
màng tế bào hồng cầu.=> KO BẮT BUỘC
c. Kháng thể lạnh IgM hoạt động tốt ở nhiệt độ dưới 200C và khoảng nhiệt độ
hoạt động giao động 40C-320C.
d. Kháng thể lạnh IgM bắt buộc phải kết hợp với bổ thể mới gây ra được hiện
tượng phá hủy hồng cầu.
e. Kháng thể nóng có thể hoặc không kết hợp với bổ thể.
Câu 22. Thuốc điều trị thiếu máu tan máu tự miễn do kháng thể lạnh
a. Corticoid
b. Cắt lách
c. Rituximab => KHI U LYMPHO NONHODGKIN
d. Ức chế miễn dịch
e. Gama globulin tĩnh mạch
THIẾU MÁU
Câu 3. Phân loại thiếu máu ngoại vi và tại tủy xương là phân loại thiếu máu theo
a. Theo mức độ
b. Theo diễn biến
c. Theo nguyên nhân 
d. Theo các đặc điểm của dòng hồng cầu
e. Tất cả câu trên đều sai
Câu 8. Để phân biệt hồng cầu bình sắc hay nhược sắc, dựa vào
a. Hb và MCV
b. MCV và MCH
c. MCH và MCHC
d. MCHC và RDR
e. RDW và Hb
Câu 13. Khi thiếu máu cơ thể có nhiều sự điều chỉnh để đảm bảo nhu cầu oxy cho
mô, ngoại trừ
a. Tăng ái lực của Hb với oxy giảm
b. Điều chỉnh sự phân bố máu
c. Tăng lưu lượng tim
d. Tăng cường hô hấp
e. Tăng sinh hồng cầu
Câu 1. Đặc điểm u lympho, ngoài trừ
a. Tỷ lệ gặp ở người cao tuổi có xu hướng gia tăng.
b. Thường biểu hiện tại hạch chiếm trên 60% trường hợp.
c. Có thể biểu hiện ngoài hạch ở vị trí, cơ quan khác nhau trong cơ thể
d. Có hai loại chính là U lympho Hodgkin và U lympho không Hodgkin.
e. Do sự tăng sinh có kiểm soát của tế bào bạch cầu lympho
Câu 7. Nhóm tiến triển chậm trong u lympho, ngoài trừ
a. Lơ xê mi kinh dòng lympho/ u lympho tế bào nhỏ
b. U lympho thể nang (giai đoạn I, II);
c. U lympho vùng rìa (hạch, lách, thể MALT)
d. hội chứng Sezary/ Mycosis fungoides; u lympho da nguyên phát tế bào T
lớn kém biệt hóa.
e. U lympho tế bào B lớn lan tỏa, u lympho Burkitt’s
Câu 14. Đặc điểm của U lympho Hodgkin, ngoại trừ
a. Khu trú ở một nhóm hạch đặc hiệu
b. Có xu hướng lan tràn dần dần theo thứ tự, kiểu kế tiếp nhau
c. Không thường gặp xâm nhập ngoài hạch
d. Thường các thể tiên lượng tốt
e. Giai đoạn khi chẩn đoán thường giai đoạn tiến triển
Câu 19. U lympho không Hodgkin, điều trị ở giai đoạn III, IV
a. Xạ trị đơn thuần
b. Hóa trị 4-6 đợt MOPP hoặc ABVD và xạ trị trường chiếu nhỏ vào vùng tổn
thương
c. Hóa trị 6-8 đợt MOPP hoặc ABVD ± xạ trị trường chiếu nhỏ vào vùng tổn
thương
d. Hóa trị CHOP, CVP, R-bendamustine…tùy theo thể
e. Hóa chất 6-8 đợt kết hợp xạ trị vùng

XUẤT HUYẾT GIẢM TC MD

Câu 4. ITP người lớn khác với trẻ em


a. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, phần lớn tự khỏi
b. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, phần lớn chuyển sang mạn tính
c. Phần lớn tự khỏi, đa phần là cấp tính
d. Tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, phần lớn chuyển sang mạn tính
e. Phần lớn tự khỏi, đa phần là mạn tính
Câu 12. Vị trí xuất huyết trong ITP là
a. Có thể ở mọi nơi, ít phổ biến dưới da toàn thân, thường là không có tính chất
đối xứng ở hai chi.=> phổ biến toàn thân
b. Vị trí dưới da thường là thể vừa, thường gặp ở mặt trong đùi-cẳng chân, mặt
trong cánh tay và mặt gấp cẳng tay.=> thể nhẹ
c. Vị trí niêm mạc thường là thể nặng=> thể vừa
d. Xuất huyết não, màng não là nguy hiểm nhất, thường nguyên nhân phổ biến
dẫn đến tử vong
e. Xuất huyết dưới da thường là thể vừa => thể nhẹ
Câu 19. Chỉ định xét nghiệm tủy đồ trong ITP
a. Có tế bào non trên máu ngoại vi hoặc giảm bạch cầu hạt hoặc bệnh nhân
không đáp ứng với điều trị sau 6 tháng.
b. Có tế bào non trên máu ngoại vi hoặc tăng bạch cầu hạt hoặc bệnh nhân
không đáp ứng với điều trị sau 6 tháng.
c. Có tế bào non trên máu ngoại vi hoặc giảm bạch cầu hạt hoặc bệnh nhân có
đáp ứng với điều trị sau 6 tháng.
d. Có tế bào non trên máu ngoại vi hoặc tăng bạch cầu hạt hoặc bệnh nhân có
đáp ứng với điều trị sau 6 tháng.
e. Không có tế bào non trên máu ngoại vi hoặc giảm bạch cầu hạt hoặc bệnh
nhân không đáp ứng với điều trị sau 6 tháng.
Câu 26. Dựa vào thời gian bệnh chia ITP làm 3 giai đoạn
a. Bệnh cấp tính: Trong thời gian 3 tháng từ khi chẩn đoán
b. Bệnh dai dẳng: Bệnh kéo dài từ 6-12 tháng => 3-12th
c. Bệnh mạn tính: Bệnh kéo dài trên 6 tháng => >12th
d. Bệnh dai dẳng: Bệnh kéo dài từ 3-6 tháng
e. Bệnh cấp tính: Trong thời gian 2 tháng từ khi chẩn đoán
Câu 31. Thuốc điều trị trong ITP có tác dụng chẹn thụ thể Fc trên bề mặt các tế bào
của hệ võng nội mô
a. Corticosteroid
b. Globulin miễn dịch đường tĩnh mạch (IVIG)
c. Chất chủ vận với thụ thể của Thrombopoietin => kt tạo tc
d. Cắt lách
e. Rituximab => ức chế CD20/LYMPHO B
Câu 35. Truyền tiểu cầu trong ITP (chọn câu sai)
a. Hạn chế truyền tiểu cầu do bị kháng thể phá huỷ nhanh và đời sống tiểu
cầu kéo dài.
b. Nên hạn chế truyền tiểu cầu do bị kháng thể phá huỷ nhanh và đời sống tiểu
cầu ngắn.
c. Dùng khi có xuất huyết vừa và nặng.
d. Dùng khi có xuất huyết nặng hay chảy máu đe doạ tính mạng mà không nên
phối hợp với các phương pháp điều trị khác.
e. Dùng khi có xuất huyết nặng hay chảy máu đe doạ tính mạng cùng lúc với
các phương pháp điều trị khác.
Câu 39. Điều trị ITP cấp tính
a. Số lượng tiểu cầu <50G/l thì cần nhập viện, điều trị thuốc
b. Số lượng tiểu cầu 20-30G/l thì không cần điều trị, chỉ định điều trị cho bệnh
nhân có chảy máu hoặc có nguy cơ cao. => <30 = nhập viện đ.trị
c. Số lượng tiểu cầu 20-30G/l thì chỉ định điều trị khi bệnh nhân có chảy máu
hoặc có nguy cơ cao. => <30 = nhập viện đ.trị
d. Số lượng tiểu cầu > 30G/l thì không cần điều trị, cần theo dõi bệnh nhân và
có thể trải qua các thủ thuật ngoại khoa=> 30-50= ko đ.trị - đ.trị khi có n.cơ
cao
e. Số lượng tiểu cầu > 50G/l thì không cần điều trị, cần theo dõi bệnh nhân và
có thể trải qua các thủ thuật ngoại khoa

You might also like