You are on page 1of 6

IV.

TÍNH TOÁN THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG CHỮA CHÁY


BẰNG NƯỚC
4.1 Tính toán lưu lượng của hệ thống.

Lưu lượng của hệ thống đối với các tầng khác nhau có công năng sử dụng khác nhau
thì sẽ có yêu cầu tính toán riêng. Cụ thể như bảng dưới đây
Lưu lượng
Stt Tên hệ thống chữa cháy Tiêu chuẩn áp dụng
yêu câu (Q)
TCVN 2622-1995 và
1 Chữa cháy ngoài nhà 20 (l/s)
QC 06:2021
TCVN 2622-1995
2 Chữa cháy họng nước trong nhà 20 (l/s)
QC 06:2021
3 Chữa cháy tự động Sprinkler bằng nước 14,4 (l/s) TCVN 7336-2021

a. Lựa chọn điểm tính toán:


Vì việc cấp nước và tạo áp cho mạng đường ống chữa cháy của toàn bộ hệ thống
chữa cháy được thiết kế với 01 tổ hợp bơm nên việc tính toán thủy lực của hệ thống cũng
được lựa chọn nơi có nguy hiểm cháy nổ cao nhất
a, Cơ sở tính toán:
Công năng chính của công trình là nhà kho thành phẩm, theo phụ luc A TCVN
7336 - 2003 là cơ sở thuộc nhóm nguy cơ cháy trung bình loại III. Thuộc hạng sản xuất
C: Tra bảng 2 TCVN 7336-2021 ta có các thông số sau:
QBể = QNN+ QVách tường + QSprinkler
Trong đó:
-Tra bảng 14 TCVN 2622:1995 công trình cần 4 họng phun tới 1 đám cháy
* QVách tường = nl.ql
Trong đó: nl – số lượng lăng chữa cháy phun cùng một lúc.
                 ql – lưu lượng nước của một lăng.
Theo bảng 12 QCVN 06:2020/BXD
QVách tường = 4 x 5 = 20 (l/s).
* QNN= 30(l/s).
Theo bảng 9 QCVN 06:2020/BXD, lưu lượng chữa cháy ngoài nhà là 20 l/s
* Hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động:
Công trình thuộc nhóm III các cơ sở có nguy cơ cháy trung bình trong quá trình
sản xuất do đó căn cứ vào TCVN 7336:2021, ta có:
+ Cường độ phun : 0, 12 /s.m2
+ Diện tích bảo vệ : 120 m2
+ Diện tích bảo vệ của 1 đầu phun: 12 m2
+ Khoảng cách tối đa giữa các đầu phun: 3 m
+ Lưu lượng yêu cầu : 0,12 x 120 = 14,4 l/s
Vậy QSprinkler = 14,4 l/s
 Xác định áp lực cần thiết đối với hệ thống
Số lượng vòi phun trong từng nhánh đường ống phụ thuộc vào đường kính của đường
ống cung cấp và áp lực trong ống. Để thuận tiện cho việc tính toán chúng ta có thể sử
dụng (bảng 3-1) tính sẵn số vòi phun phụ thuộc vào đường kính ống cung cấp và áp lực
trong đường ống.
Bảng 3-1
Đường kính đường ống, mm 18 25 32 40 45 57 76 89 114 140 150
Khoảng cách cực đại giữa các trụ
đỡ ( TCVN 7336:2003 ) 2.5 3 3.5 4 4.5 5 6 6 6 7 8

* Xác định đường kính ống:

v - vận tốc dòng chảy trong đường ống (Lấy theo vận tốc hạn chế hoặc vận tốc
kinh tế) với v ≤ 10m/s, Q = 74 l/s
Qua tính toán ta có:
Đường ống chính: D = 150mm;
Đường ống chính cấp nước từ trụ: D =125 mm
Đường ống thông tầng cấp cho các nhánh: D = 100mm
Đường ống chính cấp nước ra họng chữa cháy: D =65 mm;
Đường ống nhánh: D = 32 mm;
Đường ống nhánh: D = 25 mm;
b. Hệ thống chữa cháy vách tường và phương tiện chữa cháy ban đầu.
1. Cách bố trí họng nước vách tường:
Họng nước chữa cháy trong nhà được bố trí cạnh lối ra vào, hành lang, nơi dễ nhìn
thấy dễ sử dụng.
2. Tính toán chiều cao cột áp và lựa chọn máy bơm:
1.1. Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường của Công trình được thiết kế như sau:
- Mạng đường ống chữa cháy được sử dụng là ống thép tráng kẽm chịu áp lực các
loại.
- Số họng nước chữa cháy cần dùng cho Công trình: Căn cứ điều 10. 14 TCVN
2622 - 1995 (Bảng 14): mỗi điểm cháy bất kỳ trong công trình phải có 2 lăng (họng)
phun tới
* Các bước tính toán thuỷ lực hệ thống đường ống.
- Xác định lưu lượng và số lăng chữa cháy: Theo bảng 12 QCVN 06:2020/BXD.
- Lưu lượng nước chữa cháy trong nhà: QCCT = nl.ql
Trong đó: nl - số lượng lăng chữa cháy phun cùng một lúc.
ql - lưu lượng nước của một lăng.
 QCT1 = 4 x 5,0 = 20 l/s.
+ Lưu lượng cần thiết của hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà: Qvách tường
= 10 l/s
+ Lưu lượng cần thiết của hệ thống họng nước chữa cháy ngoài nhà
•    Qngoài nhà =30 l/s
+ Vậy lưu lượng cần thiết của hệ thống chữa cháy:  Qct= Q vách tường + Q ngoài nhà+
Q Sprinkler = 20+20+14,4 = 54,4 = 195,8m3/h. Chọn Qct = 194,4m3/h.
+ Áp lực cần thiết của nguồn cung cấp nước chữa cháy là áp lực tối thiểu tại đầu vào của
mạng đường ống cấp nước khi hệ thống đang phun nước chữa cháy, được tính theo công
thức :
Hnc = Hcd + 1,2Hd +Hvan (m.c.n)
Hcd - áp lực vòi phun chủ đạo.
 Hcd = (Fv. Ib)²/ K² ≥ Hmin.
Hmin – áp lực cho phép nhỏ nhất của vòi phun chủ đạo.
Hmin – lấy theo bảng 5 TCVN 7336-2021
Fv - Diện tích phun nước của 1 vòi phun, ta chọn Fv = 12m²
Ib – Cường độ phun nước chữa cháy, 1/s.m²; (Ib = 0.3 l/m².s)
K là hệ số lưu lượng qua vòi phun (1/s.m²/2)
Theo bảng 5 TCVN 7336-2021 ta có:
Đường kính trong đầu phun Hệ số K
Sprinkler
d =12 0.448
d = 15 Nội suy K=0.48+(0.92-0.448)/(17-12)*(15-
12) = 0.73
d=17 0.92
Qua tính toán nội suy ta có với đầu phun đường kính trong là d = 15 thì hệ số K
=0.73
 Hcd = (12*0.3)² / 0.73² = 24 (m.c.n)
Hvan - Tổn thất cột áp ở van kiểm tra mở máy (m.c.n)
Hvan = S. q²ct.
S - Hệ số đặc tính của van , đối với van BC -150 thì S = 0.002269.
qct - Lưu lượng nước cần thiết, vì công trình 3 đường ống cấp nước nên lưu
lượng mỗi đường ống 143/2 = 71,5
 Hvan = 0,002269 x 71,5² = 11,5(m.c.n)
Z – Là chiều cao của vòi phun chủ đạo so với trục bơm, Z = 9m
Hd = Q² x L/ Kt.
Hd – Tổn thất cột áp theo chiều dài đường ống (m.c.n)
Q, L – Lưu lượng và độ dài đoạn ống tính toán tương ứng (m3/s ; m)
Kt – Đặc tính ma sát của đoạn ống. Giá trị này phụ thuộc theo bảng 6 TCVN 7336-
2003.
H150 = 71,52 x 130 x 0,00003395 = 22,5
Vì công trình sử dụng 2 đường ống cấp nước nên lưu lượng mỗi đường ống =
71,5/2 =35,75
H125 = 35,752 x 72 x 0,00008623=8
Khi vào các tay nhánh trong, có tất cả 21 tay nhánh cấp cho Sprinkler, ta tính cho
tay nhánh xa nhất và bất lợi nhất, lưu lượng tại các tay nhánh là: 35,75/21=1,7
H32 = 1,72 x 4 x 0,09386 = 1
H25= 1,72 x 3 x 0,4367 = 7,5
Hd = 22,5+8+7.5+1=39
Qua tính toán ta được Hd = 39 (m.c.n).
1,2 – Hệ số tổn thất cột áp (có tính đến tổn thất cục bộ bằng 10% tổn thất dọc
đường.
Vậy cột áp yêu cầu của nguồn cung cấp là :
 Hnc = 24 + 1,2x39 + 11,5= 82,3 m.c.n.
 Vậy cột áp cần thiết 85 (m.c.n)
3. Tính toán chiều cao của tia nước đặc:
Theo 5.2.7 QCVN 06:2020/BXD chiều cao của tia nước đặc tối thiểu bằng chiều cao của
công trình, ở đây điểm cao nhất của công trình là 12,5m. Với lưu lượng của lăng phun đã
tính toán ở trên là 5 l/s thì chiều cao của tia nước đặc là lớn hơn 12,5m (Theo bảng 13
QCVN 06:2021/BXD). Như vậy chiều cao của tia nước đặc đã được đảm bảo.
 Từ cơ sở tính toán thuỷ lực hệ thống chữa cháy ta chọn:
- Thông số kỹ thuật của máy bơm chữa cháy chính ( 2 máy bơm động cơ điện)
của công trình hiện hữu như sau:
Q = 30m3/h, H = 120 m.c.n
- Thông số kỹ thuật của máy bơm chữa cháy dự phòng ( 3 máy bơm động cơ
diesel):
Q = 270m3/h, H = 106 m.c.n
- Thông số kỹ thuật của máy bơm bù áp lực:
P=3,5 kw, Q = 1,2-12 m3/h, H = 90 m.c.n
Dung tích bể nước phòng cháy chữa cháy
Tính cho 1 đám cháy bất lợi nhất có thể xảy ra với lưu lượng lớn nhất:
VSprinkler = 14,4 x 1 x 1 x 3,6 = 51,84 m3/h
VVT= 20 x 3 x 3,6 = 216 m3/h
VNN = 20 x 3 x x 3,6 = 216 m3/h
- Dung tích bể nước chữa cháy:
V = 483,84m3 . Hiện tại công trình đã trang bị 2 bể nước PCCC có dung tích:
30000 m3/ 1 bể để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước chữa cháy.
Thời hạn phục hồi nước dự trữ chữa cháy là công trình công nghiệp hạng sản xuất
là Hạng C theo quy định mục 10.23 TCVN 2622 :1995. Thời gian phục hồi không quá
24h cho dung tích 2 bể 30000 m3.
Vậy suy ra: 24h : 60000 m3)  1h : 60000 /24 = 2500 (m3)
 1s : 2500 /3600 = 0.6944( m3 ) = 694,4( l )
Như vậy trong 1s: Đường ống đấu nối cấp nước của khu công nghiệp vào bể dự
trữ phòng cháy chữa cháy là 694,4 (l/s) là đạt yêu cầu về thời gian phục hồi nước dự trữ
chữa cháy.
V. CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN
1. Bãi đỗ xe chữa cháy:

+ Chiều rộng bãi đỗ xe chữa cháy: Theo bảng 16 QCVN 06:2021/BXD thì chiều cao của
công trình là 13.7 m, thì không yêu cầu chiều rộng tốt thiểu của bãi đỗ xe chữa cháy, do
vậy thiết kế chiều rộng bãi đỗ xe chữa cháy là 10 m nằm phía bên công trình dọc theo
trục Y13.

+ Chiều dài bãi đỗ xe chữa cháy, theo bảng 16 QCVN 06:2020/BXD, công trình có khối
tích >56.800 m3 và <85.200 m3 có trang bị hệ thống chữa cháy sprinkler thì chiều dài
bãi đỗ xe chữa cháy là 1/4 chu vi, với chu vi công trình là 445.6 m, chiều dài bãi đỗ xe là
115 m.

Vậy thiết kế bãi đỗ xe chữa cháy có kích thước rộng 10 m , dài 115 m nằm cạnh đường
cho xe chữa cháy ở phía bên nhà xưởng. Ở hai đầu có biển chỉ dẫn đặt cao 1,5 m với
chiều cao chữ là 100 mm. Xung quanh bãy đỗ xe được sơn phản quang đứt đoạn cách
nhau 5 m.

You might also like