You are on page 1of 16

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN


CỦA TÂM LÍ HỌC

1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÍ HỌC


1.1.1. Tâm lí học là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người dùng cụm từ “tâm lí” để nói về sự
hiểu biết trong giao tiếp, hay là sự hiểu biết về lòng người, giống như khi họ nói:
“Ông X tâm lí thật, tiếp đãi ai cũng giỏi...”. Có người lại dùng từ tâm lí để nói đến
tính tình, tình cảm, trí thông minh... của con người. Đây là cách hiểu “tâm lí” theo
nghĩa thông thường. Đời sống tâm lí của con người rất phong phú, nó bao hàm
nhiều hiện tượng tâm lí từ đơn giản đến phức tạp như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư
duy cho đến nhu cầu, tình cảm, ý chí, năng lực, lý tưởng...
Trong tiếng Việt thuật ngữ “tâm lí”, “tâm hồn” đã có từ lâu, từ điển tiếng Việt
(1988) định nghĩa: “tâm lí” là ý nghĩ, tình cảm... làm thành đời sống nội tâm, thế
giới bên trong của con người.
Theo ngôn ngữ đời thường chữ “tâm” thường có nghĩa là lòng người, thiên về
mặt tình cảm, nó hay được dùng với những cụm từ như “nhân tâm”, “tâm hồn”,
“tâm địa”... nhìn chung thường để diễn tả tư tưởng, tinh thần, ý thức, ý chí... của
con người.
Trong lịch sử xa xưa của nhân loại, trong các ngôn ngữ phổ biến người ta cũng
đều nói đến “tâm lí” với ý nghĩa là “linh hồn”, “tinh thần”, như trong tiếng Latinh
“tâm lí học” là “Psychologie” trong đó “Plyche” là “linh hồn”, “tinh thần” là
“logos” là học thuyết, khoa học- “Psychologie” chính là khoa học về tâm hồn.
Nói một cách khái quát nhất: tâm lí học là khoa học về các hiện tượng tâm lí.
Trong đó: tâm lí là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con
người, gắn liền và chi phối mọi hoạt động của con người. Các hiện tượng tâm lí
đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống con người, trong mọi hoạt động
của cá nhân, trong quan hệ giữa con người với con người trong xã hội loài
người.
1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của tâm lí học
1.1.2.1. Đối tượng của tâm lí học
Mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vận động của thế giới. Khoa học tự
nhiên phân tích các dạng vận động của thế giới tự nhiên, khoa học xã hội phân tích
các dạng vận động của xã hội. Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển
tiếp trung gian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia được gọi là các khoa
học trung gian, chẳng hạn: lí sinh học, hoá sinh học, tâm lí học... Trong đó tâm lí
học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động xã
hội, từ thế giới khách quan (bao gồm cả tự nhiên và xã hội) vào não con người sinh
ra hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần.
Như vậy đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một
hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não người sinh ra, gọi
chung là các hoạt động tâm lí. Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và
phát triển của hoạt động tâm lí.

1** Expression is faulty ** 1** Expression is faulty **


1.1.2.2. Nhiệm vụ của tâm lí học
Nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lí,
các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lí, cơ chế, diễn biến và thể hiện tâm lí, quy
luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí, cụ thể nó nghiên cứu:
- Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lí người.
- Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí.
- Tâm lí của con người hoạt động như thế nào?
- Chức năng, vai trò của tâm lí đối với hoạt động của con người.
1.2. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ.
1.2.1. Bản chất của tâm lí người
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: tâm lí người là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lí người có bản chất xã hội
lịch sử.
1.2.1.1. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người
thông qua chủ thể
- Tâm lí người không tự nhiên sinh ra, cũng không phải do não tiết ra như gan
tiết ra mật, tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người
thông qua “lăng kính chủ quan”.
- Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc tính không gian, thời gian và luôn
vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật hiện tượng đang vận động.
Nói một cách chung nhất: phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này
và hệ thống khác để lại dấu vết (hình ảnh) ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu
tác động, chẳng hạn:
+ Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và ngược
lại bảng đen làm mòn (để lại vết), trên viên phấn (phản ánh cơ học).
+ Hệ thống khí ô-xi tác động qua lại với hệ thống khí hidrô, đó là phản ánh
(phản ánh hoá học) để lại một vết chung của hai hệ thống là nước (H2O) (H2 + O2 -
> H2O)
+ Cây hoa hướng dương luôn vươn về hướng mặt trời (đây là phản ánh sinh
vật)...
Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hoá lẫn nhau: từ
phản ánh cơ, vật lý, hoá đến phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó có
phản ánh tâm lí.
- Phản ánh tâm lí là một loại phản ánh đặc biệt:
+ Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ thần kinh,
vào bộ não con người- tổ chức cao nhất của vật chất. Chỉ có hệ thần kinh và bộ não
người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trên não
hình ảnh tinh thần (tâm lí) chứa đựng trong vết vật chất, đó là quá trình sinh lí,
sinh hoá ở trong hệ thần kinh và não bộ. Các Mác nói, tinh thần, tư tưởng, tâm lí...
chẳng qua là vật chất được chuyển vào trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có.
+ Phản ánh tâm lí tạo ra “hình ảnh tâm lí” (bản “sao chép”, “bản chép”) về thế
giới. Hình ảnh tâm lí là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não.
Song hình ảnh tâm lí khác với chất so với hình ảnh cơ, vật lý, sinh vật ở chỗ:

2** Expression is faulty ** 2** Expression is faulty **


* Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo. Thí dụ: hình ảnh tâm lí về một
cuốn sách trong đầu một con người biết chữ khác xa về chất với hình ảnh vật lý có
tính chất “chết cứng”, hình ảnh vật chất của chính cuốn sách đó trong gương.
* Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân (hay nhóm
người) mang hình ảnh tâm lí đó, hay nói cách khác hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ
quan về hiện thực khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh tâm lí thể hiện ở chỗ:
mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn
kinh nghiệm, cái riêng của mình (về nhu cầu) xu hướng, tính khí, năng lực, tình
cảm... vào trong hình ảnh đó làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Hay nói
cách khác đi, con người phản ánh thế giới bằng hình ảnh tâm lí thông qua “lăng
kính chủ quan” của mình.
* Tính chủ thể trong phản ánh tâm lí thể hiện ở chỗ: Cùng nhận sự tác động của
thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng những chủ thể khác nhau cho ta
những hình ảnh tâm lí với những mức độ, sắc thái khác nhau. Mặt khác có khi
cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào thời
điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể, trạng thái
tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lí khác
nhau ở chủ thể ấy.
+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể
hiện nó rõ nhất. Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lí khác nhau mà
mỗi chủ thể có thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.
Do đâu mà tâm lí người này khác với tâm lí người kia.
Điều đó do nhiều yếu tố chi phối, trước hết, do mỗi con người có những đặc
điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh
sống khác nhau, điều kiện giáo dục không giống nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân
thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tính cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống,
vì thế tâm lí người này khác với tâm lí người kia.
Từ luận điểm trên chúng ta rút ra một số kết luận thực tiễn:
- Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu, cũng
như khi hình thành, cải tạo tâm lí người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con
người sống và hoạt động.
- Tâm lí người mang tính chủ thể, vì thế trong các lĩnh vực hoạt động, đặc biệt
trong giao tiếp ứng xử phải chú trọng nguyên tắc sát đối tượng (chú ý đến cái riêng
trong tâm lí mỗi người).
- Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động
và giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển của tâm lí con người.
1.2.1.2. Bản chất xã hội của tâm lí người
Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là
kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. Tâm lí con người
khác xa với tâm lí của các động vật cao cấp ở chỗ: tâm lí người có bản chất xã hội
và mang tính lịch sử.
Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lí người thể hiện như sau:
- Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan, mà thế giới khách quan
bao gồm cả mặt tự nhiên và xã hội, trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định.
Ngay cả phần tự nhiên trong thế giới cũng đã được xã hội hoá. Phần xã hội của thế
giới quyết định tâm lí người thể hiện ở các quan hệ kinh tế xã hội, các mối quan hệ
con người-con người từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương khối phố cho đến
các quan hệ nhóm, quan hệ cộng đồng... Các mối quan hệ trên quyết định bản chất
3** Expression is faulty ** 3** Expression is faulty **
con người (theo Các Mác, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội)
vì vậy nó quyết định tâm lí người. Trên thực tế, con người thoát li khỏi các mối
quan hệ xã hội, quan hệ người-người đều làm cho tâm lí mất bản tính người
(những trường hợp trẻ con do động vật nuôi từ bé, tâm lí của những đứa trẻ này
không hơn hẳn tâm lí loài vật).
- Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các
mối quan hệ xã hội. Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa lại là một thực thể
xã hội. Phần tự nhiên ở con người (như đặc điểm về cơ thể, giác quan, thần kinh,
bộ não) được xã hội hoá ở mức cao nhất. Là một thực thể xã hội, con người là chủ
thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách là một chủ thể tích
cực, chủ động, sáng tạo. Tâm lí của con người là sản phẩm của con người với tư
cách là chủ thể xã hội, vì thế tâm lí người mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của
con người.
- Vốn sống, kinh nghiệm, hiểu biết, tình cảm, tính cách... của mỗi người có
được là nhờ quá trình học hỏi tiếp thu các kinh nghiệm của xã hội và lịch sử thông
qua hoạt động và giao tiếp (hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã
hội...) trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của con người và mối quan
hệ giao tiếp của con người trong xã hội có tính quyết định, vì “lăng kính chủ quan”
của con người có bản chất xã hội nên tâm lí người cũng mang bản chất xã hội lịch
sử.
- Tâm lí của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển
của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc- cộng đồng xã hội. Tâm lí mỗi người chịu sự
chế ước của lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng xã hội.
Tóm lại, tâm lí người có nguồn gốc xã hội- lịch sử, vì thế khi nghiên cứu về
tâm lí con người phải nghiên cứu mối trường xã hội, nền văn hoá xã hội, các mối
quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Cần phải tổ chức có hiệu
quả việc giáo dục, cũng như những hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi
khác nhau để hình thành, phát triển tâm lí con người. Trong việc nghiên cứu tâm lý
khách du lịch cũng phải tuân thủ các yêu cầu nói trên, cần phải nghiên cứu môi
trường xã hội, nền văn hoá xã hội (phong tục tập quán, truyền thống, tính cách dân
tộc...) mà khách du lịch sống và hoạt động.
1.2.2. Chức năng của tâm lí
Hiện thực khách quan quyết định tâm lí con người, nhưng chính tâm lí con
người lại tác động trở lại hiện thực bằng tính năng động, sáng tạo của nó thông qua
hoạt động, hành vi. Mỗi hành động, hoạt động của con người đều do “cái tâm lí”
điều hành. Đây chính là chức năng của tâm lí và nó được thể hiện qua các mặt sau:
- Chức năng định hướng: Tâm lí có chức năng định hướng cho hoạt động, ở
đây muốn nói tới vai trò của động cơ, mục đích hoạt động. Động cơ có thể là một
nhu cầu được nhận thức, hứng thú, lý tưởng, niềm tin, lương tâm, danh vọng...
- Chức năng động lực: Tâm lí là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt
động, khắc phục những khó khăn trở ngại vươn tới mục đích đã đề ra.
- Chức năng điều khiển, kiểm tra: Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt
động bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động
làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.
- Chức năng điều chỉnh: Cuối cùng tâm lí giúp con người điều chỉnh hoạt động
cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, đồng thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
thực tế cho phép.
Nhờ các chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nói trên mà tâm lí giúp
con người không chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách quan, mà còn giúp con người
4** Expression is faulty ** 4** Expression is faulty **
nhận thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới, và chính trong quá trình đó con người
nhận thức, cải tạo chính bản thân mình.
Nhờ chức năng điều hành nói trên mà nhân tố tâm lí giữ vai trò cơ bản có tính
quyết định trong hoạt động của con người.
1.2.3. Phân loại hiện tượng tâm lí
(1) Các quá trình tâm lí
(2) Các trạng thái tâm lí
(3) Các thuộc tính tâm lí
- Các quá trình tâm lí: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương
đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta thường phân
biệt ba quá trình tâm lí.
+ Các quá trình nhận thức gồm, cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư
duy.
+ Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng, tức giận, dễ chịu, khó chịu,
nhiệt tình...
+ Quá trình hành động ý chí: là những hành động của con người do ý chí
điều khiển.
- Các trạng thái tâm lí: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương
đối dài, việc mở đầu diễn biến kết thúc không được rõ ràng. Các trạng thái tâm lí
thường đi kèm và làm nền cho các hoạt động và hành vi của con người. Ví dụ như:
chú ý, tâm trạng...
- Các thuộc tính tâm lí: là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, khó hình
thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói
đến bốn nhóm thuộc tính tâm lí cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng
lực. Ngoài ra tình cảm, ý chí là những thuộc tính tâm lí nói lên phẩm chất nhân
cách của cá nhân.
Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí bằng sơ đồ sau:

Tâm lí

Các quá trình tâm lí Các trạng thái tâm lí Các thuộc tính tâm lí

Sơ đồ 1-1: Mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí


1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÍ KHÁCH DU LỊCH
1.3.1. Phương pháp quan sát
Là phương pháp dựa trên việc tri giác có chủ định, nhằm xác định những đặc
điểm của đối tượng thông qua những biểu hiện bên ngoài như: nét mặt, cử chỉ,
hành động, ánh mắt, cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc...
Quan sát có nhiều hình thức: quan sát toàn diện hay quan sát bộ phận, quan sát
có trọng điểm, quan sát trực tiếp hay gián tiếp...

5** Expression is faulty ** 5** Expression is faulty **


- Quan sát toàn diện (quan sát tổng hợp): được thực hiện theo chương trình kế
hoạch, có hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định. Hình thức này khi vận
dụng trong phục vụ du lịch thường dùng để thu thập thông tin và nghiên cứu những
vấn đề lớn như hành vi tiêu dùng của khách du lịch, các trạng thái tâm lí của người
lao động trong thời gian làm việc...
- Quan sát bộ phận (quan sát lựa chọn): chỉ tập trung vào một số sự việc có liên
quan trực tiếp đến vấn đề định nghiên cứu mà bỏ qua những mặt khác. Ví dụ: chỉ
quan sát sở thích tiêu dùng của khách du lịch tại điểm du lịch nào đó.
- Quan sát trực tiếp: là hình thức quan sát mà người nghiên cứu tham gia hoạt
động trực tiếp với đối tượng để tiến hành quan sát. Đây là hình thức quan sát được
vận dụng nhiều nhất trong việc tìm hiểu tâm lí khách du lịch.
- Quan sát gián tiếp: Thông qua các thông tin từ các nguồn khác nhau, như hình
ảnh, nhật kí, bài phát biểu, giọng nói... của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp quan sát có nhiều ưu điểm: cho phép thu thập được những thông
tin cụ thể, khách quan trong điều kiện tự nhiên của đối tượng. Bên cạnh các ưu
điểm nó cũng có một số hạn chế sau: mất nhiều thời gian, tốn công sức, kết quả
nghiên cứu chỉ mang tính định tính khó xác định được nguyên nhân. Ngoài ra nó
đòi hỏi người nghiên cứu phải có những hiểu biết nhất định về tâm lí, và đối tượng
nghiên cứu phải thể hiện trong điều kiện hoàn toàn bình thường.
Muốn quan sát đạt kết quả tốt cần chú ý:
+ Xác định rõ mục đích, nội dung và kế hoạch quan sát.
+ Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
+ Tiến hành quan sát cẩn thận và có hệ thống.
+ Ghi chép và xử lý thông tin khách quan, trung thực.
+ Không để đối tượng được quan sát nhận biết (vì đối tượng có thể có những biểu
hiện trái với tâm lí của họ- dẫn đến kết quả nghiên cứu có thể thiếu sót).
Trong quá trình phục vụ du lịch phương pháp quan sát là phương pháp phổ biến
và thường được áp dụng nhiều nhất. Vì trong quá trình phục vụ luôn có sự giao
tiếp trực tiếp với khách thông qua việc quan sát để xác định những đặc điểm tâm lí
của khách từ đó định hướng cho quá trình giao tiếp, xác định thái độ và cách phục
vụ hợp lý nhằm mang lại sự hài lòng cho khách và xúc tiến việc bán hàng đạt nhiều
lợi nhuận nhất. Để phát triển năng lực quan sát, nhân viên phục vụ phải thường
xuyên rèn luyện cách quan sát của mình bên cạnh đó cần phải tích luỹ vốn hiểu
biết, kinh nghiệm của mình về hành vi, cử chỉ... của con người thông qua các tài
liệu có liên quan và thông qua những kinh nghiệm dân gian, tướng mạo học, kinh
nghiệm của đồng nghiệp và của những người đi trước. (có thể tham khảo ở phụ lục
3: Một số kinh nghiệm để phán đoán tâm lí con người khi tiếp xúc)
1.3.2. Phương pháp đàm thoại (trưng cầu ý kiến trực tiếp, trò chuyện)
Là phương pháp thu thập thông tin và phán đoán, đánh giá những đặc điểm tâm
lí thông qua quá trình đàm thoại với đối tượng cần nghiên cứu.
Về hình thức phương pháp đàm thoại có ba hình thức cơ bản đó là: Tìm hiểu
trực tiếp, tìm hiểu gián tiếp, và hình thức kết hợp cả tìm hiểu trực tiếp và tìm hiểu
gián tiếp.
- Tìm hiểu trực tiếp: đó là dùng câu hỏi trực tiếp để tìm hiểu tâm lí đối tượng.
Trong thực tế việc phỏng vấn, tra hỏi chủ yếu theo hình thức này.

6** Expression is faulty ** 6** Expression is faulty **


- Tìm hiểu gián tiếp: đó là thông qua nội dung câu chuyện, thái độ, hành vi,
giọng nói của đối tượng (không hỏi trực tiếp) để tìm hiểu tâm lí. Thực chất tìm
hiểu gián tiếp luôn gắn với quan sát.
- Tìm hiểu kết hợp: là hình thức kết hợp cả hai hình thức nói trên.
Do sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, thông thường nếu tiến hành đàm thoại
thuận lợi sẽ thu được những thông tin thầm kín, những thông tin có giá trị mà các
phương pháp khác khó có được. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm như mất
nhiều thời gian, đòi hỏi người nghiên cứu phải có hiểu biết về tâm lí, và khó có thể
đánh giá được độ tin cậy của thông tin. Thông thường để khắc phục điều này người
ta thường kết hợp đàm thoại với các phương pháp khác đặc biệt là phương pháp
quan sát.
Để có kết quả tốt trong việc áp dụng phương pháp đàm thoại cần chú ý:
+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu (vấn đề cần tìm hiểu)
+ Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng đàm thoại
+ Tiến hành đàm thoại trong điều kiện bình thường, tự nhiên. Khi tìm hiểu trực
tiếp tránh các câu hỏi mang tính chất tra khảo, chất vấn. Khi tìm hiểu gián tiếp, nên
linh hoạt trong việc “lái hướng” câu chuyện, cần phối hợp với phương pháp quan sát
giọng nói, cử chỉ, ánh mắt... của đối tượng để điểu khiển quá trình đàm thoại và đánh
giá thông tin chính xác hơn.
+ Cũng nên tạo điều kiện cho đối tượng đặt lại câu hỏi để họ bộc lộ bản thân
mình.
Trong quá trình phục vụ khách, khi có điều kiện đàm thoại với khách, nhân
viên phục vụ cũng có thể mềm dẻo vận dụng phương pháp này. Đặc biệt trong việc
giải quyết những phàn nàn của khách, hay trong việc tìm hiểu nguyên nhân để cải
thiện tâm trạng cảm xúc tiêu cực của khách... Ngoài ra phương pháp này thường
được áp dụng trong việc tuyển chọn nhân lực nói chung và nhân viên du lịch nói
riêng, với hình thức phổ biến là phỏng vấn.
1.3.3. Phương pháp điều tra
Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng
nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Có thể trả
lời viết, hoặc có thể trả lời miệng và có người ghi lại.
Thông thường trong hoạt động du lịch, phương pháp điều tra được tiến hành
bằng cách trả lời viết, phương pháp này còn được gọi là phương pháp điều tra
bằng phiếu trưng cầu ý kiến.
Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến có thể điều tra thăm dò chung hoặc điều
tra chuyên đề để đi sâu vào một số khía cạnh nhất định. Các câu hỏi dùng để điều
tra có thể là câu hỏi kín (người trả lời lựa chọn các câu trả lời đã có sẵn), hoặc câu
hỏi mở (người trả lời tự viết ra câu trả lời).
Dùng phương pháp này có thể thu được một lượng thông tin khá lớn trong thời
gian ngắn. Đây cũng là một công cụ phổ biến trong việc thu thập thông tin. Tuy
nhiên mức độ chính xác của phương pháp này không cao, việc soạn thảo các câu
hỏi cần phải chính xác, phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Để tiến hành tốt cần chú ý:
+ Các câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh sự đa nghĩa.
+ Phải phù hợp với mục đích nghiên cứu, các câu hỏi mang tính chất cá nhân
nên để sau cùng.

7** Expression is faulty ** 7** Expression is faulty **


+ Việc điền vào bảng hỏi (trả lời các câu hỏi) cần được hướng dẫn tỉ mỉ.
+ Câu hỏi phải duy trì được sự quan tâm và trả lời của người được hỏi.
+ Cần chuẩn bị đầy đủ và chu đáo trước khi tiến hành.
Thông thường nội dung của một bảng hỏi thường bao gồm các phần sau:
- Phần mở đầu:
+ Tên địa chỉ của chủ thể nghiên cứu.
+ Lời chào, lời đề nghị khách tham gia trả lời (diễn đạt một cách trân trọng,
ngắn gọn, lịch sự)
+ Có thể giới thiệu tế nhị về mục đích nghiên cứu.
- Phần nội dung:
+ Hướng dẫn cách trả lời.
+ Các câu hỏi phải sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ logic
đến cảm xúc. Có cả câu hỏi kín và câu hỏi mở, được bố trí một cách liên hoàn với
nhau.
+ Lời cảm ơn. Có thể có các chi tiết quảng cáo và khuyến mãi (nếu có).
Nhìn chung phương pháp điều tra thường được dùng trong việc thu thập thông tin,
thường dùng vào mục đích định hướng, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, đánh
giá chất lượng sản phẩm dịch vụ trong các khâu của quá trình phục vụ.
Có thể tham khảo một phiếu trưng cầu ý kiến (bảng hỏi) trong du lịch ở phần
phụ lục 2.
1.3.4. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp dựa trên những phép thử bằng hành vi
hay ngôn ngữ để tìm hiểu, đánh giá các đặc điểm tâm lí của đối tượng cần nghiên cứu.
Phương pháp thực nghiệm có hai hình thức cơ bản:
- Thực nghiệm hành vi đó là phương pháp tìm hiểu đánh giá tâm lí dựa trên các
phép thử bằng hành vi.
Thực nghiệm hành vi thường mất nhiều thời gian, có thể gây hiểu lầm, mặt khác
hiệu quả không cao đặc biệt trong những trường hợp đối tượng nhận biết mình đang
bị thử. Thực nghiệm hành vi khó áp dụng trong việc tìm hiểu tâm lí khách du lịch, nó
chỉ chủ yếu được áp dụng trong quá trình đánh giá và tuyển chọn người lao động
trong du lịch. (Ví dụ thông qua quá trình “thử thách” có thể đánh giá được đạo đức,
năng lực của một nhân viên phục vụ…)
- Thực nghiệm ngôn ngữ là phương pháp tìm hiểu đánh giá tâm lí dựa trên các
phép thử bằng ngôn ngữ. Có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết.
Trắc nghiệm (test) là một trong những hình thức thực nghiệm ngôn ngữ phổ biến
nhất.
Phương pháp trắc nghiệm là phương pháp dựa trên những phép thử để “đo lường”
và đánh giá các đặc điểm tâm lí, dựa trên những mẫu câu trả lời bằng ngôn ngữ hay
hành vi của con người, thông qua các tiêu chuẩn đã được chuẩn hoá.
Một văn bản test, thường bao gồm bốn phần cơ bản:
+ Văn bản test
+ Hướng dẫn quy trình tiến hành.
8** Expression is faulty ** 8** Expression is faulty **
+ Hướng dẫn đánh giá.
+ Bản chuẩn hoá.
Trong tâm lí học, thường có nhiều loại test về nhận thức, năng lực, trí tuệ, trí
nhớ, tình cảm, xu hướng...
Những ưu điểm cơ bản của phương pháp này là:
+ Tiến hành đơn giản.
+ Có khả năng làm cho hiện tượng tâm lí trực tiếp bộc lộ.
+ Có khả năng lượng hoá, chuẩn hoá các chỉ tiêu tâm lí.
Tuy nhiên nó có một số nhược điểm:
+ Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hoá.
+ Chỉ cho biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ để đi đến kết quả.
Phương pháp này thường để dùng chuẩn đoán tâm lí con người ở những thời
điểm nhất định.
Nhìn chung, không chỉ riêng thực nghiệm hành vi mà các hình thức thực
nghiệm nói chung khó áp dụng cho việc tìm hiểu tâm lí khách, tuy nhiên phương
pháp thực nghiệm lại thường được sử dụng trong việc tuyển chọn và đánh giá nhân
lực trong du lịch.
1.3.5. Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động
Là phương pháp dựa vào việc phân tích kết quả, sản phẩm vật chất, tinh thần
của con người để nghiên cứu các đặc điểm tâm lí của con người đó. Cơ sở khoa
học của phương pháp này là vì trong sản phẩm của hoạt động của con người luôn
kết tinh những dấu ấn tâm lí của họ.
Trong tục ngữ Việt Nam cũng đã đúc kết “người làm sao của chiêm bao làm
vậy”. Có thể nhận thấy rằng với hai người cùng làm một sản phẩm nhưng với tính
cách khác nhau (ví dụ một người có tính cách cẩn thận, một người có tính cách cẩu
thả) chắc chắn sản phẩm sẽ mang những đặc điểm khác nhau. Trong các sản phẩm
của con người, đặc biệt là những sản phẩm có mang nhiều dấu ấn tinh thần (như
tác phẩm văn học, một bức thư, bài phát biểu…) càng kết tinh những dấu ấn tâm lí
đậm nét hơn.
Phương pháp này khó áp dụng trong việc tìm hiểu tâm lí khách du lịch, tuy
nhiên nó vẫn thường được dùng để đánh giá khả năng, cũng như thái độ của nhân
viên phục vụ du lịch, tuy nhiên khi đánh giá kết quả cần dựa trên điều kiện tiến
hành hoạt động.
1.3.6. Phương pháp phân tích tiểu sử cá nhân
Là phương pháp dựa trên việc phân tích tiểu sử quá trình hoạt động của con
người để có được những thông tin cho việc đánh giá tâm lí.
Vì tâm lí người mang bản chất xã hội-lịch sử, tâm lí người phát triển cùng với
sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử cộng đồng xã hội, do đó việc phân tích
tiểu sử cá nhân cũng có thể mang lại được những thông tin nhất định cho việc
nghiên cứu tâm lí. Tuy nhiên phương pháp này thu được những kết quả thường
mang tính chung chung, thiếu những kết quả mang tính chi tiết cụ thể. Trong quá
trình nghiên cứu tâm lí khách du lịch, phương pháp này thường được dùng để đánh
giá tâm lí của khách dựa trên những đặc điểm về nghề nghiệp, dân tộc, độ tuổi...
1.3.7. Phương pháp đóng vai (phương pháp nhập tâm)

9** Expression is faulty ** 9** Expression is faulty **


Là phương pháp đặt người nghiên cứu vào vai trò, hoàn cảnh, điều kiện… của đối
tượng cần nghiên cứu để phán đoán, đánh giá những đặc điểm tâm lí của đối tượng.
Phương pháp này còn được gọi là “từ bụng ta suy ra bụng người”, hay “phương
pháp suy diễn”, dù những phán đoán mang tính chủ quan tuy nhiên nếu người
nghiên cứu có những hiểu biết tương đối về tâm lí học, nắm được những đặc điểm
của đối tượng, biết “nhập vai” sẽ phán đoán được những đặc điểm tâm lí có độ
chính xác cao hơn. Ngoài ra phương pháp này thường được áp dụng để phán đoán,
dự đoán những đặc điểm tâm lí, sau đó áp dụng những phương pháp khác đánh giá
lại (định hướng mục đích nghiên cứu).
Tóm lại các phương pháp nghiên cứu tâm lí con người khá đa dạng, phong phú.
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Muốn đạt được kết
quả tốt cần chú ý:
- Sử dụng các phương pháp phù hợp với điều kiện tiến hành và mục đích
nghiên cứu. Trong hoạt động du lịch, do điều kiện tiến hành có những hạn chế nhất
định nên thường áp dụng các phương pháp: quan sát, đàm thoại, nhập tâm, dùng
bảng hỏi...
- Cần sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để mang lại kết
quả khoa học, toàn diện.

10** Expression is faulty ** 10** Expression is faulty **


PHỤ LỤC
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ PHÁN ĐOÁN
TÂM LÍ CON NGƯỜI KHI TIẾP XÚC

1. Thông qua việc quan sát điệu bộ, cử chỉ


Điệu bộ cử chỉ chính là “ngôn ngữ cơ thể” về tâm lí con người, tất nhiên với
một điệu bộ cử chỉ có thể là biểu hiện của nhiều hiện tượng tâm lí khác nhau, muốn
phán đoán và đánh giá chính xác phải quan sát có khoa học và hệ thống, ngoài ra
còn phải vận dụng linh hoạt đồng bộ với những phương pháp khác. Kết quả nghiên
cứu thực nghiệm cho thấy:
- Trong khi giao tiếp đôi mày của đối tượng cau lại đó là dấu hiệu của sự
không đồng tình. Mắt nhìn lên trời là dấu hiệu của sự mệt mỏi, chán ngấy vì độ
tin cậy của thông tin không cao. Mặt cúi gằm xuống, hơi đỏ, khép nép, tay mân
mê một cái gì đó là biểu hiện của sự bối rối, e thẹn, xấu hổ. Bĩu môi là biểu hiện
của sự khinh rẻ. Tự nhiên xuất hiện những nếp nhăn ngang trên trán đó là biểu
hiện của sự ngạc nhiên, nếp nhăn dọc là biểu hiện của sự quả quyết.
- Người cười gượng, dáng đứng lom khom, nói ấp a ấp úng, gãi tai, có cái nhìn
né tránh thường là những biểu hiện chứng tỏ họ đang tiếp xúc với những điều gì đó
chưa thật. Cũng có thể theo cách bắt tay mà phán đoán (Theo tiến sĩ Vermon
Colemer) thì: "Cứ nhìn cách bắt tay của một người, nếu họ nắm chặt tay bạn với
lưng bàn tay ở trên thì đó là người muốn chinh phục bạn; Nếu lật ngửa bàn tay lên
khi bắt đó là người thành thật cởi mở. Người hay để bàn tay phía sau gáy và ngửa
đầu lên thì đó là người xốc nổi, tự cao, người nào đó thường nắm chiếc nhẫn cưới
biểu hiện sự băn khoăn về cuộc hôn nhân của họ. Người nói dối thường hay lấy tay
xoa mặt, nhất là xoa quanh mồm. Còn (theo tiến sĩ Davis Levis): "Người nói dối
thường hay gãi cổ mình, gãi năm lần hoặc nhiều hơn, hiếm khi khi ít hơn" .
Một số biểu hiện khác dễ có thể quan sát được ở đối tượng như:
- Nếu đối tượng hít một hơi dài hoặc tìm chỗ đứng cao hơn trong khi nói
chuyện chứng tỏ họ đang lo lắng, sợ sệt.
- Nếu đối tượng bậm môi chứng tỏ không tán thành hoặc đang tập trung tư
tưởng vào một cái gì đó, liếm môi chứng tỏ thần kinh căng thẳng, mắm môi chứng
tỏ tự trách mình.
- Hai mắt nhìn xuống: biểu hiện của sự không an toàn, chạy trốn, bỏ cuộc.
- Hai mắt nhìn trân trân đối phương: một sự uy hiếp, công kích.
- Liếc ngang tỏ sự nghi ngờ, không tin tưởng.
- Gõ nhẹ chân biểu hiện của sự bồn chồn, nóng ruột, buồn phiền, bực mình
- Cắn móng tay: một hành động biểu thị sự khó chịu khi bị người khác phê bình
nhiều về một chuyện gì đó, và họ đang tự trách mình.
- Ngồi dựa lưng về phía sau: chứng tỏ sự thư giãn, tâm hồn đang cảm thấy dễ
chịu, thoải mái.
- Đầu nghiêng về một phía: biểu thị sự đồng tình hoặc chăm chú lắng nghe.
- Hai cánh tay bắt chéo hoặc khoanh tay- đang trong tư thế đề phòng, tự vệ.
- So vai, biểu thị một trọng trách nặng nề, sợ hãi, thất vọng, chán nản.

11** Expression is faulty ** 11** Expression is faulty **


- Khi giao tiếp với ai đó mà họ ngồi theo kiểu "bắt chân chữ ngũ" với nét mặt
không vui thì nên nhanh chóng rút lui...
2. Thông qua hình thể và dáng đi
Theo nhiều nhà nghiên cứu tâm lí, thân thể và dáng đi của con người là một
quyển sách của tâm hồn và quyển sách ấy đã được mở ra, chỉ cần biết cách "đọc"
vào những trang sách ấy.
Căn cứ vào dáng đi:
- Người đi mà ngửa mặt lên: thông minh, sáng suốt.
- Người đi mà giật cục: uẩn khúc trong lòng.
- Người đi ung dung, bệ vệ: Cởi mở, vô tư, nhàn hạ.
- Dáng đi lật đật, hai tay như bơi: vất vả, lận đận.
- Dáng đi lao đầu về phía trước: hấp tấp-vội vàng.
- Dáng đi nặng nề: vụng về, tối trí.
- Dáng đi như chim chính: tháo vát, năng nổ.
- Dáng đi nhanh, vững: tự tin.
- dáng đi nhanh nhưng có vẻ lập cập: hay thay lòng đổi dạ.
- Bước chậm mà dài: Rất quả quyết.
- Bước chậm mà ngắn: rất tỉ mỉ, đắn đo, thận trọng.
- Đi mà quét chân (giầy vẹt má ngoài): rất thích chuyện tình ái.
Căn cứ vào gương mặt:
Gương mặt thường biểu lộ nhiều đặc điểm tâm lí của con người. Trong châm
ngôn của người Việt Nam thường có những câu như: "Xem mặt mà bắt hình dong"
hay "khôn ngoan nó dồn ra mặt"
- Khuôn mặt tròn: Nhiệt tình, nhạy cảm, vui vẻ, dễ xúc động, đa tình, thiếu
cương quyết, dễ bị ảnh hưởng và chiều theo ý người khác.
- Khuôn mặt trái xoan (ô van): hấp dẫn người khác, giàu cảm xúc, hay mơ
mộng, thiếu kiên trì.
- Khuôn mặt hình lục lăng (nhiều góc cạnh): Không thích và không bị người
khác kích động, làm việc theo ngẫu hứng, hơi nhát, tận tâm với công việc, dễ thay
lòng đổi dạ.
- Khuôn mặt chữ điền: Thơ mộng, giàu trí tưởng tượng, nhạy cảm, nhưng ích
kỷ và hay lo lắng.
- Khuôn mặt hình tam giác: nhanh nhẹn, ham hiểu biết, nghị lực phi thường,
quả quyết nhưng gian ngoan, thủ đoạn, hay tự ái và nổi cáu.
- Khuôn mặt hình thang: yêu đời, hay cười, hài lòng về cuộc sống. Thích dùng
và thích mua những vật dụng đắt tiền và rất tự hào về chúng.
Căn cứ vào cặp mắt:
Các nhà tâm lí học, thường ví con mắt là nhật ký của cuộc sống con người, nó
không chỉ nói rõ hiện trạng mà còn có thể chỉ ra những diễn biến trong quá khứ của
họ. Cặp mắt của con người có thể né tránh, nhưng cặp mắt khó có thể lừa dối ai,
chính vì vậy người ta còn nói: "Cặp mắt là cửa sổ tâm hồn", ngay trong tục ngữ, ca
dao của Việt Nam cũng có nhiều câu nói về cách nhìn nhận, phán đoán con người

12** Expression is faulty ** 12** Expression is faulty **


qua đôi mắt, như: "Những người ti hí mắt lươn- Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng
người" hay "Mắt trắng dã, môi thâm xì- Còn gì nhân đức"... Dưới đây là một số
kinh nghiệm phán đoán thông qua cặp mắt.
Theo những quan điểm được gọi là "nhân trắc học" có các loại mắt:
- Mắt chim sẻ (đen và sáng): chân thật, hoà thuận.
- Mắt ếch (sáng và lồi): khéo léo, biết chiều người.
- Mắt rùa (nhỏ và tròn, khi nhìn phải rướn lên): tính nhút nhát, trách nhiệm
không cao, sống lâu.
- Mắt phượng: thông minh, lanh lợi, có nhiều tài năng.
- Mắt hổ (to, lòng trắng nhiều): độc đoán, táo bạo, bất chấp, ham thành đạt.
- Mắt khỉ (đen láy và tinh ranh): khôi hài, thông minh, thiếu quy củ.
- Mắt bồ câu (tròn, đẹp): thuỳ mị, nết na, quyến rũ.
- Mắt chó sói (nhìn hay cau mày và hay cúi xuống): dịu dàng, chăm chỉ và đơn
giản.
- Mắt rồng (đẹp như ngọc, trong như suối): cao thượng, quyền uy.
- Mắt dê (vừa đen, vừa vàng): hám danh và dâm dục.
Căn cứ vào hình dáng của miệng và đôi môi
Miệng rộng: tính thường vui vẻ, miệng dơi (túi rút): hay ăn vặt, miệng loe: xấu
chơi, hay bòn rút của người khác. Người mơ mộng, ít khi mím chặt đôi môi, người
ngốc thì hay há miệng, người thiên về vật dục thì cặp môi dầy và môi dưới hơi sệ.
Người thiên về tinh thần thì cặp môi mỏng. Người hay liếm mép (liên tục) thuộc
loại người ky bo, hà tiện.
Căn cứ vào giọng nói và đề tài khi nói chuyện
- Giọng nói rõ ràng: bình tĩnh, cẩn thận, chắc chắn.
- Giọng nói vang dội: đầy quyền uy.
- Giọng nhỏ mà nhanh: hoà dịu.
- Giọng nhỏ mà khàn: đầy mưu mẹo.
- Giọng nhỏ mà nhẹ: kín đáo.
- Thích nói về mình: nhiều cao vọng.
- Thích chê người thứ ba: hay tò mò, mách lẻo.
- Thích nói về người đối thoại: mưu trí, nghệ thuật giao tiếp cao.
Căn cứ vào nét chữ
Nét chữ và tâm lí của người viết có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chữ
viết thuộc vào hệ vận động, dù người viết cố gắng nắn nót đến đâu, bắt chước chữ
viết của ai, thì cuối cùng những gì thuộc về "chất" trong chữ viết của người đó vẫn
khó có thể thay đổi. Trong cuốn "Nhà hình sự khám phá", giáo sư E.Isencô người
Nga đã cho rằng:
- Người khi viết ấn mạnh nét chữ thì chứng tỏ họ đang sung sức, thể lực tốt và
mức độ ham muốn tình dục cao.
- Nếu khi viết nét chữ không đều, yếu hay lên xuống biểu hiện sự thiếu tự tin,
không kiên quyết.

13** Expression is faulty ** 13** Expression is faulty **


- Nét chữ rời rạc, đứt đoạn người viết là người hay mơ mộng.
- Nét chữ nghiêng đổ là dấu hiệu của người không kiên định.
- Nét chữ thẳng, chứng tỏ kín đáo, kiềm chế tốt.
- Nét chữ to: giàu nghị lực, giao thiệp rộng, thoải mái và ham thành đạt.
- Cuối câu mà các chữ cái được viết to ra: là người cả tin, giàu tình cảm và
chân thực.
- Cuối câu mà chữ nhỏ li ti: là người hay đa nghi, cẩn trọng và khôn ngoan.
- Khi phấn chấn chữ viết có xu hướng đi lên, khi buồn bực chữ viết có xu
hướng đi xuống.
3. Những liên quan giữa màu sắc và mùi vị với tâm lí con người
Màu sắc và tính cách của con người
- Người ưa thích màu trắng: tính tình dễ chịu thoải mái.
- Người ưa thích màu đen (không phải là theo thị hiếu): thường nhìn cuộc sống
bi quan, ít tin tưởng, cuộc sống thường không may mắn và thành đạt.
- Người ưa thích màu xám: dũng cảm nhưng hay nghi ngờ, thường cân nhắc lâu
trước khi đưa ra quyết định, ngại bộc lộ tình cảm của mình với người khác. Màu
xám là màu gợi ý về sức mạnh vì vậy người nhẹ dạ, cả tin ghét màu xám.
- Người ưa thích màu đỏ: thường là người nhẹ dạ, xông xáo nhưng nóng tính và
hay cáu, thường có những quan hệ tình cảm ổn định.
- Người ưa thích màu da cam: thường biểu hiện có những khả năng về linh
cảm (linh tính), hay mơ mộng, hay say mê một điều gì đó. Màu da cam thường làm
cho ai đó có sức mạnh, hấp dẫn về mặt trí tuệ và những người thích màu này
thường có những thành công bất ngờ về tiền bạc.
- Người ưa thích màu nâu: màu nâu tạo vẻ đứng đắn, nghiêm chỉnh, dễ làm cho
người khác tin cậy vào mình. Người ưa thích màu này thường rất thực tế, biết quý
trọng truyền thống gia đình. Những người tự mãn, kiêu ngạo, hợm hĩnh thì rất ghét
màu nâu.
- Người ưa thích màu vàng: màu vàng là màu của sáng tạo và tham vọng cho ai
muốn thành công và giầu có về mặt nghệ thuật. Người yêu màu vàng thường xã
giao tốt. Có tính tò mò cao, bạo dạn và dễ thích nghi với môi trường, dễ thoả mãn,
có sức hấp dẫn mọi người đến với mình.
- Màu đậu cô ve: người ưa thích màu này thường hách dịch, hay tìm cách buộc
người khác phải theo ý mình, sợ bàn bạc trao đổi khó khăn của một vấn đề nào đó.
- Màu hồng: người yêu màu hồng thường là người rất nhạy cảm, nhưng dễ
bùng nổ kích động từ những lí do nhỏ nhất. Người thực dụng thường ghét màu
hồng.
- Màu tím: người yêu màu tím thường có xúc cảm mạnh, tính tình nhẹ nhàng,
phát triển hài hoà, những người thực tế và sống thiên về bổn phận ghét màu tím.
- Màu xanh lam: người ưa thích màu này thường là người sạch sẽ, ngăn nắp, trật
tự có tâm hồn cao thượng, thích sự giản dị, nhưng đa sầu, đa cảm, dễ mệt mỏi. Họ rất
tin yêu và quý mến sự hảo tâm và chắc chắn của người khác. Người ghét màu này
thường là người nhẹ dạ, cả tin đặc biệt trong lĩnh vực tình cảm.
- Màu xanh lá cây: đây là màu của tự nhiên, của bản thân cuộc sống, màu của
tiền bạc. Người thích màu này và thường xuyên mặc quần áo màu này hay gặp
may và giàu có, loại người này thường tích cực tìm cách sống riêng cho mình,
14** Expression is faulty ** 14** Expression is faulty **
không thích phụ thuộc và chịu ảnh hưởng của người khác, độc lập là điều họ quý
nhất. Người ghét màu này là những người rất sợ đối mặt với những khó khăn
thường nhật, hoặc những sự thay đổi trong cuộc sống cũng như sự thay đổi của
môi trường nói chung.
Mùi vị và tâm lí con người
Mùi vị có ảnh hưởng đến tâm lí con người:
- Hương hoa hồng: có tác động trấn an.
- Hương hoa súng: ru ngủ.
- Hương bạch dương: gây hưng phấn.
- Mùi mận chín: hạn chế tính hung dữ...

15** Expression is faulty ** 15** Expression is faulty **


16** Expression is faulty ** 16** Expression is faulty **

You might also like