You are on page 1of 10

SINH LÝ

SINH LÝ TẾ BÀO
1. Màng tế bào là màng đôi lipid dày 5nm.
2. Các chuỗi acyl kỵ nước thường dài 14 đến 20 carbon có thể no hoặc không no.
3. 50% lipid của màng là cholesterol.
4. Khoảng 50% thành phần của màng là protein.
5. Tỉ lệ số lượng protein : lipid màng là 1:50.
6. Chất mang được phân loại thành hơn 50 nhóm, đến nay khoảng 400 protein
vận chuyển đặc hiệu.
7. Chất mang được chia thành ba nhóm tuỳ thuộc vào phương thức vận chuyển:
độc lập (GLUT-1 hoặc SLC2A1), cùng chiều (NKCC2 hoặc SLC12A1),
nghịch chiều (NHE-1 hoặc SLC9A1).
8. Hai nhóm protein vận chuyển phụ thuộc ATP: protein vận chuyển ion ATPase
và protein vận chuyển dạng hộp gắn ATP(ABC).
9. Định lượng sự tương tác giữa của phân tử với màng đôi: beta
● Beta=1: tan như nhau trong nước và trong màng đôi lipid.
● Beta>1: tan dễ dàng hơn trong màng đôi lipid.
● Beta<1: tan ít hơn trong màng đôi lipid.
10. Ở cơ đang giãn, khoảng cách trung bình giữa sợi cơ và mao mạch vào khoảng
40 micromet.
11. SGLT-1 có thể tạo ra độ chênh glucose gần 10000 lần.
12. Hệ số phản xạ (hệ số thẩm thấu): đo khả năng tương đối của phần tử vượt qua
màng tế bào
● Hệ số phản xạ =0: không có áp suất thẩm thấu hiệu quả được tạo ra.
● Hệ số phản xạ =1: chất tan không thể vượt qua màng tế bào (chất thẩm thấu
hiệu quả).
13. Áp suất keo có giá trị bình thường từ 26 đến 28 mmHg.
14. Có 5 loại hormone và chất dẫn truyền thần kinh:
● Protein vận chuyển.
● Enzyme chuyển hoá.
● Protein điều hoà gen.
● Protein khung xương tế bào.
● Protein chu kỳ tế bào.
15. Khi đề cập đến phạm vi gần hoặc xa và sự tiếp xúc giữa các tế bào trong sự liên
lạc tế bào, tín hiệu liên lạc chia thành 5 loại:
● Kiểu phụ thuộc sự tiếp xúc.
● Kiểu cận tiết.
● Kiểu tự tiết.
● Kiểu nội tiết.
● Kiểu synapse.
16. Nhóm thụ thể nhân bao gồm hơn 30 gen, được phân chia thành hai phân
nhóm dựa trên cấu trúc và cơ chế hoạt động:
● Thụ thể hormone steroid.
● Thụ thể gắn vào acid retinoic, hormone tuyến giáp (iodothyronine) và vitamin
D.
17. Thụ thể có thể chia thành 4 lớp cơ bản dựa trên cấu trúc và cơ chế hoạt động:
● Kênh ion kiểm soát cổng nhờ phối tử.
● Thụ thể gắn protein G.
● Thụ thể liên kết với enzyme.
● Thụ thể nhân.
18. Protein G tam dị thể gồm alpha(16 loại), beta(5 loại), gamma(11 loại).
19. Protein G đơn thể có kích thước 20 đến 40kDa.
20. Protein G đơn phân phân thành năm nhóm: Ras, Rho, Rab, Ran, Arf.
21. Bốn nhóm thụ thể có hoạt tính enzyme hoặc liên kết mật thiết với protein có
hoạt tính enzyme:
● Thụ thể điều hoà đáp ứng tế bào với peptide natri lợi niệu tâm nhĩ(ANP) và
nitric oxide(có thụ thể guanylyl cyclase).
● Yếu tố tăng trưởng beta chuyển dạng(có thụ thể của kinase threonine/serine).
● EGP, yếu tố phát triển nguồn gốc tiểu cầu(PDGF) và insulin(có thụ thể tyrosine
kinase).
● Interleukin(có thụ thể liên kết với tyrosine kinase).

SINH LÝ MÁU
1. Máu là một dịch quánh có khối lượng chiếm 1/13 (7-9%) trọng lượng cơ thể;
lượng máu thay đổi tuỳ theo trạng thái sinh lý của cơ thể
2. pH máu người bình thường: 7.35 – 7.45 (trung bình 7.4)
● pH < 7.35: nhiễm toan mất bù 🡪 hôn mê, chết
● pH > 7.45: nhiễm kiềm mất bù 🡪 co giật, chết
⇨ pH được ổn định nhờ hệ thống đệm ở thận và phổi.
3. Thể tích máu bình thường ở người trưởng thành:
● Nam: 5-6 lít
● Nữ: 4-5 lít
4. Thành phần của máu:
● Huyết tương: 54%
◊ Cao nhất là H20
◊ Thứ 2: Protein
◊ Các thành phần còn lại
● Huyết cầu: 46%
=> chỉ số Hct (có thay đổi theo giới: Nam 42-46%; Nữ 38-42%)
5. Áp suất thẩm thấu của huyết tương: 7.5 atm (tương đường dung dịch NaCl
0.9% or glucose 5% 🡪 dung dịch đẳng trương với máu)
6. Protein toàn phần (Protein huyết tương): 68-72 g/L gồm:
● Albumin: có 45 g/L, trọng lượng phân tử 68 000 => tham gia chính tạo
áp suất keo lòng mạch (cùng với muối NaCl or ion Na+ và Cl-), là chất
chuyên chở các chất khác (cholesterol, acid béo, ion Ca, Mg,…)
● Globulin: có 25 g/L, trọng lượng phân tử 140 000 => chia làm 4 thành
phần:
◊ 1 globulin (3-5%): thực hiện chức năng chuyên chở
(triglycerid, phospholipid, hormon steroid,..)
◊ 2 globulin (7-10%): thực hiện chức năng chuyên chở
(triglycerid, phospholipid, hormon steroid,..)
◊  globulin (10-14%):thực hiện chức năng chuyên chở
(triglycerid, phospholipid, hormon steroid,..)
◊  globulin (14-18%): bảo vệ cơ thể, là những globulin miễn dịch
(Ig G, Ig A, Ig M, Ig D, Ig E)
⇨ Có chức năng chuyên chở các chất, miễn dịch, đông máu (yếu tố I,
II, V, VII, IX, X thuộc globulin do gan sản xuất)
● Fibrinogen: có 3 g/L, trọng lượng phân tử 400 000 => tham gia vào quá
trình đông máu
7. Lượng carbohydrat trong máu (chủ yếu là glucose) khoảng 0.8 – 1.2 g/L
8. Acid lactic trong máu khoảng 0.1 -0.2 g/L lúc nghỉ ngơi, lúc cơ vận động mạnh
tăng từ 10-20 lần bình thường
9. Lipid trong huyết tương: 5-8 g/L gồm: cholesterol (180 mg/ 100 mL huyết
tương), phospholipid (160 mg/ 100 mL huyết tương), triglyceride (160 mg/ 100
mL huyết tương), lipoprotein (200 mg/ 100 mL huyết tương)
10. Tuỳ theo thành phần triglyceride chia lipid thành 3 loại:
● -lipoprotein / lipoprotein tỉ trọng cao HDL: chuyển chol dư thừa từ mô
về gan
● -lipoprotein / lipoprotein tỉ trọng thấp LDL: chuyển chol từ máu về

● Pre− lipoprotein / lipoprotein tỉ trọng rất thấp VLDL: chuyển
triglyceride từ gan ra máu
11. Số lượng hồng cầu trung bình: 3.8 triệu/mm3-4.2 triệu/mm3
12. Ở trẻ sơ sinh số lượng hồng cầu: 5 triệu/mm3
13. Đường kính hồng cầu: 7.5 – 8 m
14. Thành phần cấu tạo màng hồng cầu:
● Protein: 50%
● Lipid : 40% gồm
◊ Phospholipid 65%
◊ Cholesterol: 25%
◊ Lipid khác: 10%
● Carbohydrate : 10%
15. Hemoglobin (Hb) là thành phần chính của hồng cầu, chiếm 95% trọng lượng
HC gồm 2 thành phần:
● Heme (5%) gồm 1 vòng porphyrin (4.66%) và chính giữa là
Fe2+(0.34%) , 1 phân tử huyết cầu có 4 heme.
● Globin (95%) gồm 4 chuỗi polypeptide gồm 2 chuỗi  và 2 chuỗi 
16. Các loại Hb:
● HbA: 2 chuỗi (mỗi chuỗi 141 aa), 2 chuỗi  ( mỗi chuỗi 146 aa)
● HbA2: 2 chuỗi  và 2 chuỗi 
● HbF: 2 chuỗi  và 2 chuỗi 
17. Nồng độ Hb trong máu người bình thường: 12-16 g/dL (trung bình 15g trong
100mL máu)
18. Trong 100 mL máu có 15 g Hb có thể vận chuyển tối đa 20mL oxy
19. CO2 được vận động ra ngoài qua động tác hô hấp nhờ máu khoảng 20%, còn
lại do muối kiềm vận chuyển.
20. Khi pCO = 0.7 mmHg sẽ gây chết người => khi ngộ độc CO, cho BN ngửi O2
nồng độ cao hay điều chỉnh bằng oxy cao áp để phân ly HbCO
21. Khi nồng độ MetHb > 1.5% BN bị tím do Hb chuyển thành methemoglobin
không có khả năng vận chuyển oxy.
22. Hb thực hiện chức năng điều hoà cân bằng kiềm toan trong cơ thể, có khả năng
đệm khoảng 70% tác dụng đệm của máu toàn phần.
23. Sau 20 tuổi, Hb chỉ được sinh ra ở tuỷ xương dẹt (xương chậu, xương ức,
xương sọ, xương sườn,..) được gọi là tuỷ đỏ của xương.
24. Hồng cầu lưới ở máu ngoại vi so với Hb trưởng thành khoảng 0.7 -1%
25. Fe trung bình trong cơ thể khoảng 4g:
● 65% tham gia tổng hợp heme
● 30% dự trễ ở hệ thống võng nội mô
● 4 % trong myoglobin
● 1% gắn với transferrin máu
26. Đời sống trung bình của Hb trong máu ngoại vi khoảng 100-120 ngày
27. Lượng bạch cầu ở máu ngoại vi: 7000 ± 700/mm3 ở nam, 6200 ± 550/mm3 ở
nữ
62-68%
Bạch cầu
trung tính
KT: 10-15μm

Bạch cầu ưa
có hạt 9-11%
acid

0-1%
Bạch cầu ưa
baso
KT:10-15μm
Bạch cầu

20-25%
Bạch cầu
lympho KT: 8μm or
20-25μm
không hạt
2-3%
Bạch cầu
mono
KT: 15-21μm
28.
Lympho T Lympho B

biệt hoá ở tuyến biệt hoá ở tuỷ


ức xương

tham gia miễn


Miễn dịch tế bào
dịch dịch thể

tạo kháng thể


Tạo Tế bào T Chiếm 20% protein huyết tương
hoạt hoá Ig G chiếm 75%
Ig E chiếm thấp nhất -> qtrong bệnh dị ứng
29.
30. Tốc độ lắng máu phụ thuộc vào acid sialic ở lớp ngoài hồng cầu.
31. Tế bào T gồm 3 loại:
● Tế bào T hỗ trợ : chiếm ¾ tổng số TB T điều hoà toàn bộ hệ thống
miễn dịch thông qua các lymphokin (IL-2;3;4;5;6; GM-CSF; interferon)
● Tế bào T gây độc tế bào (TB giết)
● Tế bào T trấn áp: ức chế chức năng lympho T hỗ trợ và TB độc 🡪 điều
hoà hoạt động của các tế bào khác
32. Tiểu cầu có đường kính 2-3 m
33. Số lượng tiểu cầu trong máu 150 000 – 300 000 TB/mm3 với 2/3 trong máu
ngoại vi, 1/3 trong lách.
34. Trung bình mỗi ngày có khoảng 75 000 tiểu cầu mới được thành lập
35. Thời gian hoá sẹo của vết thương không nhiễm khuẩn là từ 5-7 ngày
36. Trường hợp truyền máu khác nhóm, không được truyền quá 250 ml máu và
phải truyền chậm
37. Kháng thể tự nhiên xuất hiện sau khi sinh (trẻ dưới 1 tuổi), hiệu giá tăng cao
nhất ở lứa tuổi từ 5-10 tuổi, ổn định và giảm dần lúc về già.

SINH LÝ TUẦN HOÀN


1. Phát xung động:
● Nút xoang nhĩ: 60-100 lần/phút
● Nút nhĩ thất: 50-60 lần/phút
● Bó His: 30-40 lần/phút
2. Tốc độ dẫn truyền:
● Nút nhĩ thất: 0,3m/s
● Bó nhĩ: 1m/s
● Mạnh Purkinje: 1,5 - 4m/s
● Sợi cơ thất: 0,3 đến 0,5m/s
3. Điện thế nghỉ:
● TB nút xoang: -50 đến -60 mV
● Sợi cơ thất: -85 đến -90 mV
4. Thời gian dẫn truyền:
● Từ bề mặt nội mạc của cơ thất đến bề mặt thượng tâm mạc: 0,03s
● Mạng Purkinje trong cơ thất: 0,03s
5. Pha bình nguyên kéo dài: 0,1 đến 0,2s
6. Định luật Einthoven: II = I + III
7. Cách mắc điện cực của Goldberger: điện thế đo đc tăng 50%
● aVR = 3/2 VR
● aVL = 3/2 VL
● aVF = 3/2 VF
8. Điện tâm đồ: P-QRS-T
● Sóng P: Khử cực 2 nhĩ: 0,08- 0,1s
● Khoảng PR: bắt đầu khử nhĩ đến bắt đầu khử thất: 0,16s (0,12 đến 0,2). Lớn
hơn 0,2s gây cản trở dẫn truyền nhĩ thất
● Phức hợp QRS: khử cực 2 thất: 0,06 đến 0,1s. Lớn hơn 0,1s: giảm dẫn truyền
trong thất hay có ổ phát nhịp bất thường
● Khoảng QT: bắt đầu QRS đến cuối sóng T: 0,35s (0,2 đến 0,4s)
● Đoạn ST: cuối QRS đến bắt đầu sóng T (giai đoạn bình nguyên)
● Sóng T: tái cực 2 thất (sóng dương): 0,15s
9. Góc vecto trung bình của thất khoảng: 59 độ

10. 6 chuyển đạo trước ngực:


● V1: bờ phải xg ức và liên sườn 4
● V2: bờ trái xg ức và liên sườn 4
● V3: giữa V2 và V4
● V4: điểm gặp giữa đường giữa xg đòn với liên sườn 5
● V5: điểm gặp giữa đường nách trước và liên sườn 5
● V6: điểm gặp giữa đường nách giữa và liên sườn 5
300 60
11. Nhịp tim = =
𝑠ố ô 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜ả𝑛𝑔 𝑅𝑅 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜ả𝑛𝑔 𝑅𝑅

12. Tim bình thường với áp suất tâm trương của tâm thất khoảng 0 – 7 mmHg thì
chiều dài của đơn vị tơ cơ trung bình là 2,2µm
13. Chu kỳ tim:
13.1 Tâm thu:
● Nhĩ thu:
🡪 Thời gian: 0,1s
🡪 Máu từ nhĩ xuống tạo tiếng tim thứ 4 trên tâm thanh đồ
🡪 Đẩy thêm 20% lượng máu xuống thất
● Thất thu: 0,3s
🡪 Giai đoạn co đồng thể tích (co cơ đẳng trường):
● Van nhĩ thất đóng gây tiếng tim thứ 1 trên tâm thanh đồ
● Thời gian: 0,02 – 0,03s
🡪 Giai đoạn co cơ đẳng trương: khoảng 60% máu trong tâm thất cuối kỳ tâm
trương đc bơm vào ĐM trong kỳ tâm thu và khoảng:
● 70% chảy vào ĐM trong 1/3 đầu (giai đoạn tim bơm máu nhanh)
● 30% chảy vào ĐM trong 2/3 sau (giai đoạn tim bơm máu chậm)
🡪 Mỗi lần tâm thu, tim bơm máu ra đm lượng máu từ 70-90ml, thể tích còn lại
trong tâm thất khoảng 50ml, gọi là thể tích cuối kỳ tâm thu
13.2 Tâm trương: 0,4s. Đầu thời kỳ tâm trương là van tổ chim đóng lại
🡪 Giai đoạn dãn đồng thể tích (dãn đẳng trường): van ĐM chủ và van ĐM phổi
đóng lại tạo tiếng tim thứ 2 trên tâm thanh đồ
🡪 Giai đoạn máu về tim:
● Máu chảy về tim nhanh: 80% lượng máu chảy về thất trong giai đoạn
này. Khi máu về thất chạm vào thành thất gây tiếng tim thứ 3 trên tâm
thanh đồ
● Máu chảy về tim chậm:
🡪 Trong thời gian tâm trương, máu chảy về mỗi thất khoảng 110-120ml
14. Lưu lượng tim:
● Khi nghỉ ngơi khoảng 4 – 6 lít/phút
● Khi vận động gắng sức mạnh có thể tăng đến 4-7 lần

𝑇ℎể 𝑡í𝑐ℎ 𝑚á𝑢 𝑡𝑖𝑚 𝑏ơ𝑚 𝑟𝑎 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 1 𝑙ầ𝑛 𝑐𝑜 𝑏ó𝑝


15. Phân suất tống máu: = (%)
𝑇ℎê 𝑡í𝑐ℎ 𝑚á𝑢 𝑐𝑢ố𝑖 𝑡â𝑚 𝑡𝑟ươ𝑛𝑔
Bình thưởng khoảng 50-70%

𝐿ư𝑢 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑚


16. Chỉ số tim: = 𝐷𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ 𝑐ơ 𝑡ℎể (L/m2/phút)

17. Khi kích thích mạnh TK phó GC qua dây X, tim đập chậm lại và có thể ngừng đập
trong vài giây, nhưng sau 1 lúc tim đập lại với nhịp khoảng 20-40 nhịp/phút trong khi
vân tiếp tục kich thích => thoát ức chế của tim vì TK X phân bố nhiều đến nhĩ nhưng
phân bố ít ở thất
18. Nồng độ K+ từ 8-12 mEq/L làm cơ tim suy yếu nặng, loạn nhịp và tử vong
19. Vận tốc dòng máu v = Q/A
● Q: lưu lượng máu
● A: thiết diện cắt ngang cm2
𝜋(𝑃𝑖 − 𝑃𝑜)𝑟4
20. Định luật Poiseuille: Q= 8𝜂𝑙
● 𝑃𝑖 − 𝑃𝑜 : độ trên áp suất đầu vào và ra
𝑃𝑖 − 𝑃𝑜 8𝜂𝑙
21. Kháng lực mạch máu- Định luật Ohm: R= 𝑄 = 𝜋𝑟4
● Rnt = R1+R2+R3
● Rss = R1 /3
22. Tổng kháng lực ngoại biên: TPR= (PA-PB)/Qt
23. Huyết áp = Lưu lượng tim x Tổng kháng lực ngoại biên
24. Huyết áp trung bình = huyết áp tâm trương + 1/3 hiệu số huyết áp
25. Hiệu số huyết áp = huyết áp tối đa – tối thiểu
26. Trọng lực:
● Huyết áp trung bình của ĐM ngang tim là 100mmHg
● ĐM cao hơn tim 1cm thì huyết áp giảm 0,77mmHg
● ĐM thấp hơn tim 1cm thì huyết áp tăng 0,77mmHg
27. Phản xạ nhĩ: khi tăng thể tích trong nhĩ, tác động:
● Trực tiếp kéo căng nút xoang => tăn nhịp tim khoảng 15%
● Gián tiếp lên thụ thể nhĩ theo dây hướng tâm lên hành não và từ dây ly tâm
theo dây TK giao cảm làm tăng nhịp tim 40-60%
28. Lợi niệu áp suất:
● Huyết áp ĐM 50mmHg, lượng nước tiểu bằng 0
● Huyết áp ĐM 100mmHg, lượng nước tiểu bình thường
● Huyết áp ĐM 200mmHg, lượng nước tiểu tăng 6 đến 8 lần
29. Hệ thống Renin – angiotensin – aldosterone:
● Renin tồn tại trong máu: 30phut đến 1h
● Angiotensin II: 1 đến 2 phút
30. Mạch đập:
● Huyết áp tâm thu: 120mmHg, tâm trương: 80mmHg
● Tốc độ mạch:
🡪 ĐMC: 3-5m/s
🡪 Nhánh ĐM lớn: 7-10m/s
🡪 ĐM nhỏ: 1-35m/s
31. Tĩnh mạch: chứa 65% tổng lượng máu trong hệ tuần hoàn
Áp suất thủy tĩnh trong các tiểu TM: 20mmHg, giảm xuống 0mmHg trong các
TM chủ trong lồng ngực và nhĩ phải
32. Khi chuyển tư thế nằm ngửa sang đứng khoảng 300-800ml máu sẽ dồn xuống
chân
33. Mao mạch:
● Chứa khoảng 5% máu của hệ tuần hoàn
● Tốc độ: 1mm/s
● Áp suất thủy tĩnh trong lòng mao mạch: đầu tiểu ĐM: 32mmHg và đầu tiểu
TM: 15mmHg
● Bình thường Áp suất thủy tĩnh trong mô kẽ xấp xỉ bằng 0 mmHg
34. Áp suất thẩm thấu:
● Áp suất thẩm thấu của huyết tương tạo ra bởi tất cả các chất tan trong huyết
tương khoảng 6000mmHg
● Áp suất keo của huyết tương khoảng 25mmHg
● Áp suất keo của dịch mô kẽ 0,1-5 mmHg
35. Cân bằng áp lực thủy tĩnh – áp lực keo:
● 90% dịch lọc sẽ đc hấp thu trở lại mao mạch
● 10% dẫn về tuần hoàn thông qua hệ bạch huyết
36. Hệ bạch huyết: lượng dịch dẫn lưu về hệ bạch huyết 2-3 lít ngày
37. Lượng protein của dịch bạch huyết:
● ở gan: 6g/dL
● ruột: 3-4
● mô: 2
● Ống ngực: 3-5g/dL
38. Ngưỡng huyết áp ghi nhận có xung:
● Thấp nhất: 50mmHg
● Cao nhất: 200mmHg

CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG


1. ATP chứa liên kết photphate giàu NL, cung cấp:
- 7,3 Cal ở điều kiện tiêu chuẩn
- 12 Cal ở điều kiện sinh lý
- tạo NL trong liên kết peptide : 500- 5000 cal trong 1 mole
2. Creatine Photphate chứa cầu nối photphate NL cao, >= 8 lần NL trong ATP,
cung cấp:
- 8,5 Cal ở điều kiện tiêu chuẩn
- 13 Cal ở 37 độ C
- 1 mol Creatine Photphate NHIỀU HƠN 1 mol ATP khoảng 1000- 1500
cal → dùng để tạo pứ giữa Crea P và ADP
3. Khi thiếu oxy cấp: 1 lượng nhỏ oxy dự trữ trong phổi và hemoglobin trong HC
chỉ đủ cho quá trình chuyển hóa cơ thể trong 2 phút
4. Khi hoạt động thể chất mạnh:
- Lượng ATP trong TB cơ khoảng 5mmol/L → 1 giây co cơ
- Crea P trong TB → 5-10 giây co cơ
- Ly giải glycogen ( qtr yếm khí) → 10-120 giây co cơ
- KO có qtr ái khí: vì chậm
5. Khi chuyển hóa thức ăn: 35% NL này tạo nhiệt, TB chỉ sử dụng <= 27% lượng
NL
6. 1 Calorie = 1 kilocalorie = 1000 calorie
7. ở người trưởng thành, NL hằng ngày đc cung cấp từ:
- 60% glucide
- 15% protein
- 25% lipide
8. Chuyển hóa cơ sở ( CHCS): sử dụng 50- 70% tổng NL trong 1 ngày của người
ngồi nhiều , ít vận động thể chất → người hay vận động sử dụng >70% NL
- Ở Nam, 70 kg: sử dụng 65-70 calorie/ giờ
- Trạng thái nghỉ ngơi: cơ sử dụng 20-30% tổng CHCS → giữ trương lực

- ĐƠN VỊ: calorie/ giờ/ m2 da cơ thể
9. các yếu tố ảnh hưởng đến CHCS:
- Tuổi
- Giới
- Hormone Tuyến giáp khi tiết tối đa → TĂNG 50-100% CHCS trên mức
bình thường
- Hormone sinh dục nam: TĂNG 10-15%
- Hormone tăng trưởng: TĂNG 15-20%
- Ngủ: GIẢM 10-15%
- Dinh dưỡng kém trong tgian dài: GIẢM 20-30%
- Sốt: nhiệt độ cơ thể TĂNG thêm 1 độ C → CHCS sẽ TĂNG 12%
10. Phương pháp đo Chuyển hóa năng lượng GIÁN TIẾP: tính chuyển hóa NL
toàn bộ cơ thể TỪ lượng oxygen đã sử dụng
- Glucose + 1 lít Oxy → 5,01 cal
- Tinh bột + 1 lít Oxy → 5,06 cal
- Chất béo + 1 lít Oxy → 4,70 cal
- Protein + 1 lít Oxy → 4,60 cal
Thực tế, NL giải phóng cho 1 lít Oxy = 4,825 cal → TƯƠNG ĐƯƠNG
NL OXY
11. Nhiệt độ trung tâm cơ thể rất HẰNG ĐỊNH, dao động khoảng 0,6 độ C
12. Khi 1 người bình thường ko mặc quần áo có thể tiếp xúc nhiệt độ 13 - 55 độ C
mà thân nhiệt vẫn ổn định trong 1 khoảng tgian
13. Ở người khỏe mạnh:
- Nhiệt độ trung tâm: 36,6- 37,1 độ C
- Miệng, nách: thấp hơn bt 0,5 độ C
-
14. Nhiệt độ cơ thể có thể:
- Cao nhất: 38-40 độ C
- Thấp nhất: dưới 36 độ C
15. Tỷ lệ trọng sinh nhiệt: CAO → THẤP
- Khi nghỉ ngơi: Tạng 56% > Da và cơ 18% > Não 16% > Khác 10%
- Khi VĐ thể chất: Da và cơ 90% > Tạng 8% > Não = Khác = 1%
16. Cơ chế thải nhiệt từ da của cơ thể:
- Bức xạ nhiệt: 1 người ko mặc quần áo, nhiệt mất từ da = 60%
- Truyền nhiệt trực tiếp: 3% nhiệt dc truyền từ cơ thể qua vật rắn
- Truyền nhiệt đối lưu: 15%
- Bốc hơi nước từ bề mặt da cơ thể: 1g nước khi bốc hơi lấy đi 0,580 cal
- Bốc hơi từ da và phổi: 600-700 mL/ ngày → làm mất 16-19 cal/ giờ
17. Thành phần mồ hôi nguyên phát:
- Na = 142 mEq/L
- Cl = 104 mEq/L
18. Khi tiết ít mồ hổi: Na và CL chỉ còn 5mEq/L trong mồ hôi
19. Khi tiết nhiều mồ hôi: Na và CL có khoảng 50-60 mEq/L trong mồ hôi
20. Khi nhiệt độ cơ thể TĂNG trên 37 độ C: tăng tiết mồ hôi
21. ĐIỂM ĐIỀU NHIỆT: 37,1 độ C

You might also like