You are on page 1of 3

Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

PHIẾU BÀI TẬP (20)


HIDROCACBON KHÔNG NO
TÍNH CHẤT HÓA HỌC – PHẢN ỨNG CỘNG
Tên học sinh:...............................................................Trường: ........................................

Bài 1: Khoanh tròn câu chọn


Câu 1: Nhận xét nào sau đây sai về cấu tạo của hidrocacbon không no?
A. Chứa liên kết đôi hoặc ba. B. Chứa liên kết π.
C. Có dạng mạch hở. D. Liên kết π rất bền vững, khó bị bẽ gãy.
Câu 2: Cho CH2=C(CH3)CH3 tác dụng với H2 (Ni, to) thu được sản phẩm có cấu tạo là
A. CH3–CH(CH3)–CH3. B. CH3–CH2–CH(CH3)–CH3.
C. CH3–C(CH3)=CH2. D. CH3–CH2–CH2–CH3.
Câu 3: Anken X tác dụng với H2 (Ni, to) thu được CH3–CH2–CH2–CH3. CTCT của X là
A. CH2=CH–CH2–CH3. B. CH3–CH=CH–CH3 hoặc CH2=C(CH3)–CH3.
C. CH2=C(CH3)–CH3. D. CH2=CH–CH2–CH3 hoặc CH3–CH=CH–CH3.
Câu 4: Anken X tác dụng với H2 (Ni, to) thu được ankan có 80%C về khối lượng. CTPT của X là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H8.
Câu 5: Cho but–2–in tác dụng với H2 (Ni, to) thu được sản phẩm có cấu tạo như thế nào?
A. CH3–CH(CH3)–CH3. B. CH3–CH2–CH2–CH3.
C. CH2=CH–CH2–CH3. D. CH  C–CH2–CH3.
Câu 6: Cho các chất có cấu tạo: CH2=C(CH3)–CH3; CH3–CH=CH–CH3; CH2=CH–CH=CH2;
CH  C–CH2–CH3 và CH3–C  C–CH3. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất tác dụng
với H2 (Ni, to) thu được butan?
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 7: Ankin X tác dụng với H2,to thu được propilen. CTCT của X và xúc tác của phản ứng là
A. CH  C–CH3; Ni. B. CH  CH; Ni. C. CH  CH; Pd. D. CH  C–CH3; Pd.
Câu 8: Thực hiện chuỗi phản ứng: X 
 H (xt:Y,t )
 CH  CH 
 H (xt:Z,t )
o o

1:2
2
1:1
T . Nhận xét đúng là
2

A. X là etilen. B. Y là Pd. C. Z là Ni. D. Số CX = số CT = 2.


Câu 9: Ankin X tác dụng với H2 (Ni, to) được sản phẩm có 81,818%C về khối lượng. Số HX là
A. 4. B. 6. C. 8. D. 10.
Câu 10: Anken X tác dụng với dung dịch Br2 thu được 2,3–dibrom butan. CTCT của X là
A. CH2=CH–CH2–CH3. B. CH3–CH=CH–CH3.
C. CH2=C(CH3)–CH3. D. CH2=CH–CH2–CH3 hoặc CH3–CH=CH–CH3
Câu 11: Chất nào sau đây không thể tác dụng tối đa với brom (dư) theo tỉ lệ mol 1:2?
A. but–1–en. B. but–2–in. C. divinyl. D. isopren.

Au–Trang 1
Trường THPT Trần Phú Hóa học 11
Câu 12: Cho butadien tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1, ở 40oC, sản phẩm chính thu được là
A. CH2(Br)–CHBr–CH=CH2. B. CH2(Br)–CH=CH–CH2Br.
C. CH2(Br)–CH2–CH=CHBr. D. CH2(Br)–CH=C(Br)–CH3.
Câu 13: Cho buta–1,3–dien tác dụng với Br2, sản phẩm nào không thể thu được?
A. CH2(Br)–CHBr–CH=CH2. B. CH2(Br)–CH=CH–CH2Br.
C. CH2(Br)–CH2–CH=CHBr. D. CH2(Br)–CH(Br)–CH(Br)–CH2(Br).
Câu 14: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom?
A. CH3–CH(CH3)–CH3. B. CH2=CH–C(CH3)=CH3.
C. CH3–CH=CH2. D. CH3–C  C–CH3.
Câu 15: Anken X tác dụng với Br2 được sản phẩm có 85,106%Br về khối lượng. CTPT của X là
A. C3H6. B. C5H10. C. C2H4. D. C4H8.
Câu 16: Biết 2,8 gam anken X làm mất màu hết dung dịch chứa 8 gam Br2. Số C của X là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 17: Dẫn 8,4 gam hỗn hợp gồm but–1–en và but–2–en đi qua bình đựng dung dịch Br2, khi
kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. Giá trị m là bao nhiêu?
A. 12,5. B. 25. C. 20. D. 30.
Câu 18: Dẫn a mol hỗn hợp gồm metyl axetilen; but–2–in và butadien đi qua bình đựng dung
dịch Br2 dư, khi kết thúc phản ứng thấy có 0,2 mol brom phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 19: Cho 0,15 mol hỗn hợp X gồm etan và etilen đi qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng,
khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Có bao nhiêu mol etan và etilen trong X?
A. 0,05 và 0,1. B. 0,1 và 0,05. C. 0,12 và 0,03. D. 0,03 và 0,12.
Câu 20: Cho 0,25 mol hỗn hợp X gồm CH4 và anken Y đi qua bình đựng dung dịch brom dư.
Sau phản ứng, khối lượng bình tăng 7,28 gam và có 0,12 mol khí bay ra. CTPT của Y là
A. C4H8. B. C5H10. C. C3H6. D. C2H4
Câu 21: Dẫn 0,15 mol hỗn hợp X gồm hai anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình đựng dung dịch
brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT và thành phần phần % về số
mol của anken có số Cacbon nhỏ hơn trong X là
A. C2H4 và 33,33%. B. C3H6 và 33,33%. C. C2H4 và 66,67%. D. C3H6 và 66,67%.
Câu 22: Cho  –butilen tác dụng với HBr thì thu được sản phẩm nào sau đây?
A. CH3–CHBr–CH2–CH3. B. CH2Br–CH2–CH2–CH3.
C. CH3–CHBr–CH2–CH3 là sản phẩm chính, CH2Br–CH2–CH2–CH3 là sản phẩm phụ.
D. CH2Br–CH2–CH2–CH3 là sản phẩm chính, CH3–CHBr–CH2–CH3 là sản phẩm phụ.
Câu 23: Cho propilen tác dụng với HCl, sản phẩm chính thu được là
A. CH3–CHCl–CH3. B. CH3–CHCl–CH3.
C. CH2Cl–CHCl–CH3. D. CH3–CH2–CH2Cl.

Au–Trang 2
Trường THPT Trần Phú Hóa học 11
Câu 24: Cho các chất có CTCT: CH2=C(CH3)–CH2–CH3; CH3–C(CH3)=CH–CH3 và
CH2=CH–CH(CH3)–CH3. Trong số các chất trên, có bao nhiêu chất tác dụng với HCl thu
được sản phẩm chính có tên gọi 2–Clo–2–metyl butan?
A. 0. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 25: Hiđrocacbon X cộng hợp tối đa với HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm 45,223%Cl về
khối lượng. Công thức phân tử của X là
A. C2H4. B. C3H6. C. C2H2. D. C3H4.
Câu 26: Cho divinyl tác dụng với HBr theo tỉ lệ mol 1:1, ở –80oC, sản phẩm chính thu được là
A. CH3–CHBr–CH=CH2. B. CH3–CH=CH–CH2Br.
C. CH2(Br)–CH2=CH–CH2. D. CH2(Br)–CH2–CH=CH2.
 HCl
Câu 27: Thực hiện chuỗi phản ứng: CH4   X  Y
o
1500 C
lam lanh nhanh HgCl ,150o C
2

Biết X và Y là hợp chất hữu cơ. Vậy X và Y lần lượt là


A. C2H4 và CH3CHCl2. B. C2H2 và CH2=CHCl.
C. C2H4 và CH2=CHCl. D. C2H2 và CH3CHCl2.
Câu 28: Cho β–butilen tác dụng với nước (xúc tác H+, to) thu được sản phẩm là
A. CH3–CHOH–CH2–CH3. B. CH2OH–CH2–CH2–CH3.
C. CH3–CHOH–CH2–CH3 là sản phẩm chính, CH3–CH2–CH2–CH2OH là sản phẩm phụ.
D. CH2OH–CH2–CH2–CH3 là sản phẩm chính, CH3–CHOH–CH2–CH3 là sản phẩm phụ.
Câu 29: Khi cho propen tác dụng với khí H2O (xúc tác H+), sản phẩm thu được là
A. CH3–CH(OH)–CH3. B. CH2OH–CH2–CH3.
C. CH3–CHOH–CH3 là sản phẩm chính, CH2OH–CH2–CH3 là sản phẩm phụ
D. CH2OH–CH2–CH3 là sản phẩm chính, CH3–CHOH–CH3 là sản phẩm phụ.
Câu 30: Có hai sơ đồ phản ứng: (1) CH  CH 
 H 2O
HgSO ,80o C
 H 2O
 X; (2) Y 
HgSO ,80o C
 CH3–CO–CH3
4 4

Biết X và Y là hợp chất hữu cơ. Vậy X và Y lần lượt là chất nào sau đây?
A. CH3–CH2OH và CH  C–CH3. B. CH3–CHO và CH2=CH–CH3.
C. CH3–CH2OH và CH2=CH–CH3. D. CH3–CHO và CH2  C–CH3.
Bài 2: 1. Dẫn 0,15 mol hỗn hợp khí X gồm hai hidrocacbon mạch hở (trong số: ankan, anken,
ankadien và ankin) vào bình đựng dung dịch brom (dư). Kết thúc phản ứng, đã có 0,1
mol brom tham gia và khí thoát ra có số mol là 0,05. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng
X trên thì thu được 0,4 mol CO2. Xác định CTPT của các chất trong X.

2. Dẫn 0,3 mol hỗn hợp khí X gồm hai hidrocacbon mạch hở (trong số: ankan, anken,
ankadien và ankin) vào bình đựng dung dịch brom (dư). Kết thúc phản ứng, đã có 0,4
mol brom tham gia và không có khí thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X thì
thu được 0,5 mol CO2. Xác định CTPT của các chất trong X.

Au–Trang 3

You might also like